PDA

View Full Version : Chuyện dài Vi Xi



Phạm Văn Bản
04-30-2018, 05:11 AM
43 năm qua mà cơ quan tuyên truyền của Vẹm vẫn như cũ, cứ việc nói mà không cần biết người nghe nghĩ về Vẹm như thế nào. Theo VnExpress ngày 30 tháng 4 năm 2018: "O du kích nhỏ" là tác phẩm ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh). Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, hai tay bồng súng, áp giải một phi công Mỹ to lớn hơn cô rất nhiều. Cả hai bước đi, phi công bị còng tay, đầu cúi thấp


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1525063889-o-du-kich-nho-1-8218-1524816374 - Copy.jpg

Nhìn vào bộ quân phục này tôi không nghĩ ông Robinson là phi công... không lẽ khi máy bay bị bắn rớt ông chui vào mây để thay đồ bay mà mặc đồ thường... và không lẽ ông bay ra trận mà còn gói theo đồ lính? Rồi lại có cả thơ Tố Hữu bán nước:

"O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!"

Xạo Hết Chỗ Nói!

Nguyen Huu Thien
05-02-2018, 04:11 PM
TỐ HỮU – nhà thơ vong bản



https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1525350748-hcm-tohuu.jpg

Nhân nhắc tới Tố Hữu (1920-2002), xin có đôi dòng về thân thế, sự nghiệp của “nhà thơ vĩ đại nhất” của CSVN và tác phẩm để đời của ông ta – bài thơ khóc bạo chúa Stalin.

Tố Hữu (TH) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Gia nhập Đoàn Thanh Niên Dân Chủ của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 16 tuổi, tới khi xảy ra cuộc “Cách Mạng Tháng 8”, TH được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.

Sau khi chế độ cộng sản được thiết lập tại miền Bắc, TH lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc phủ Thủ tướng (1952), Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền (1954).

Năm 1958, TH cầm đầu cuộc thanh trừng văn nghệ sĩ phản kháng ở miền Bắc, thường được gọi là phong trào “Nhân Văn giai phẩm”. Nghe kể lại ngày ấy “thi sĩ” TH - người thường tự sánh mình với Tố Như tiên sinh, tức thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều - đã thượng cẳng tay hạ cẳng chân với nhạc sĩ Văn Cao trong một buổi kiểm thảo!

Sau khi cộng sản chiếm miền Nam năm 1975, TH trở thành một trong những khuôn mặt nổi đình đám nhất, được xưng tụng là người có công khai sáng “nền văn học cách mạng”, là niềm hãnh diện vô biên của người dân Thừa Thiên – Huế (theo cộng sản).

Tại Đại Hội Đảng IV (1976), TH trở thành Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng.

Năm 1980, TH trở thành Ủy viên chính thức Bộ Chính trị. Năm 1981, thăng chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) đặc trách kinh tế.

Từ đó, trong dân gian mới có câu vè “Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng”

[Sau khi bị hạ bệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người suốt đời chỉ mơ được phong “Thống chế” - đã bị phe Lê Đức Thọ làm nhục bằng cách cho đặc trách chương trình hạn chế sinh đẻ, khuyến khích phụ nữ đặt vòng tránh thai, trở thành trò cười cho trăm họ: “Ngày xưa đánh Pháp công đồn, ngày nay quản lý cái l... chị em”]

Trong cương vị Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế, TH chủ trương (ngu dốt) cho in tiền thả cửa để... “dân giàu nước mạnh”, dẫn đưa tới lạm phát cả ngàn phần trăm. Vì thế, năm 1986, sau khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư, TH đã bị truất tất cả mọi chức vụ và cho làm “nghị gật” tại Quốc Hội!

Trong số những bài thơ nổi tiếng của TH, có nhiều bài ca tụng các chế độ, các lãnh tụ cộng sản quốc tế, như Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro... một cách trơ trẽn, lố bịch (chẳng hạn gọi bom nguyên tử của Trung Cộng là “bom đạo đức”). Chính vì tính cách vong bản trong các tác phẩm của TH, hiện nay, trước sự sụp đổ của Liên Xô, trước thái độ thù nghịch của bá quyền phương Bắc, một số cơ sở văn hóa giáo dục trong nước đã âm thầm loại bỏ tên ông ta ra khỏi giáo trình. Về phần bài thơ khóc bạo chúa Stalin của ông ta một thời học sinh phải học thuộc lòng, nay không còn được quảng bá nữa. Phiên bản chúng tôi gửi tới độc giả sau đây được trích từ thư khố của đài BBC.

ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười

Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!

Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười

Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có Người mới có ít nhiều vui tươi

Ngày xưa đói rách tơi bời
Có Người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày

Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người

Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.

(5-1953)

Theo một số bình luận hiện được phổ biến trên các trang mạng của người trong nước, ngày còn sống Hồ Chí Minh trong khi trọng dụng Tố Hữu chưa bao giờ xem đương sự là đàn em thân thiết, chỉ vì nhà thơ đã dám đặt Stalin ngang hàng với “Bác” (trong khi họ Hồ thường sánh mình với Karl Marx, Lenin):

Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người

Nhưng TH không chỉ vong bản mà còn khát máu – cái khát máu đã được thể hiện phần nào qua bài thơ về Cải Cách Ruộng Đất sau đây:


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1525309759-TO HUU CAI CACH RUONG DAT.jpg