SVSQKQ
04-18-2018, 06:24 AM
c3820-ZABuA
Đoạn video clip SVSQKQ đã quay lại một chuyện đâu lòng đứa con của một phi công VNCH, mòn mõi đợi cha từ lúc chưa được một tuổi cho đến bây giờ. Mẹ và 2 đứa con đến thăm anh một lần ở trại cải tạo Suối Máu (Biên Hòa), sau chuyễn ra miền Bắc và trở lại trại tù Bù Gia Mập rồi biền biệt mất tin, Hy vọng đọan video clip này gia đình và con cháu sẽ mãi nhắc nhớ về anh. Anh đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do và thân xác anh nằm hiu quạnh trên rừng hoang. Hồn anh có linh thiên xin chỉ dẫn cho gia đình mang anh về với gia đình và bạn bè.
* * *
Chương trình thành lập các phi đoàn vận tải C-7A cho KQVN cũng tiến hành tương tự các phi đoàn vận tải C-123 trước đó. Mùa hè 1971, 48 hoa tiêu nòng cốt lấy từ hai Phi Đoàn 415, 417 được gửi sang căn cứ không quân Dyess, Texas, để xuyên huấn trên C-7. Các hoa tiêu phụ được tuyển thẳng từ các khóa huấn luyện phi hành.
Sau khi trở về VN, các hoa tiêu mới tốt nghiệp được đưa tới Không Đoàn Quân Vận 483 (483th Troop Carrier Wing) tại Phan Rang để huấn luyện nâng cấp. Các chuyên viên kỹ thuật cũng được đưa tới Không Đoàn này để học bảo trì C-7A. Tháng 1/1972, trung tâm huấn huyện tại Phan Rang đóng cửa và di chuyển ra Phù Cát, công việc huấn luyện được tiếp tục và hoàn tất tại địa điểm mới.
Sau đó, các hoa tiêu được đưa tới bay hành quân chung với các phi hành đoàn của các Phi Đoàn Không Vận Chiến Thuật (Tactical Airlift Squadron) 459, 535 và 537 của KQHK để lấy kinh nghiệm và chuẩn bị tiếp nhận phi cơ.
Phi đoàn C-7A đầu tiên của KQVN là Phi Đoàn 427 “Thần Long”, được thành lập tại căn cứ không quân Phù Cát vào tháng 3/1972. Phi đoàn trưởng: Trung tá Phạm Văn Cần.
Tháng 7/1972, phi đoàn C-7A thứ hai được thành lập, cũng tại Phù Cát, Phi Đoàn 429 “Sơn Long”. Phi đoàn trưởng: Trung tá Cung Thăng An.
Tháng 9/1972, Phi Đoàn 427 di chuyển ra Đà Nẵng, và tại Phù Cát phi đoàn C-7A thứ ba và cũng là phi đoàn cuối cùng được thành lập, Phi Đoàn 431 “Phương Long”. Phi đoàn trưởng: Trung tá Nguyễn Viết Xương.
Sang đầu năm 1973, hai Phi Đoàn 429 và 431 về đồn trú tại Tân Sơn Nhất.
Ba Phi Đoàn C-7 Caribou của Không Lực VNCH được gọi là các “Phi Đoàn Không Vận Chiến Thuật”, từ danh xưng tiếng Anh “Tactical Airlift Squadron”, vì khả năng đặc biệt, tính cách đắc dụng của loại phi cơ này trong việc chuyển quân, tiếp tế cho binh sĩ và dân chúng ở những vùng xa xôi hẻo lánh, địa thế hiểm trở.
Rất tiếc, tới giữa năm 1974, do việc viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa bị Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm tới mức tối đa, vì thiếu phụ tùng thay thế cũng như để tiết kiệm nhiên liệu, KQVN đã phải cho đình động 224 phi cơ sử dụng động cơ nổ (piston), trong số đó có tới 52 chiếc C-7A Caribou. Từ đây, ngành vận tải của Không Lực VNCH lệ thuộc phần lớn vào các phi cơ C-130 Hercules.
Đoạn video clip SVSQKQ đã quay lại một chuyện đâu lòng đứa con của một phi công VNCH, mòn mõi đợi cha từ lúc chưa được một tuổi cho đến bây giờ. Mẹ và 2 đứa con đến thăm anh một lần ở trại cải tạo Suối Máu (Biên Hòa), sau chuyễn ra miền Bắc và trở lại trại tù Bù Gia Mập rồi biền biệt mất tin, Hy vọng đọan video clip này gia đình và con cháu sẽ mãi nhắc nhớ về anh. Anh đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do và thân xác anh nằm hiu quạnh trên rừng hoang. Hồn anh có linh thiên xin chỉ dẫn cho gia đình mang anh về với gia đình và bạn bè.
* * *
Chương trình thành lập các phi đoàn vận tải C-7A cho KQVN cũng tiến hành tương tự các phi đoàn vận tải C-123 trước đó. Mùa hè 1971, 48 hoa tiêu nòng cốt lấy từ hai Phi Đoàn 415, 417 được gửi sang căn cứ không quân Dyess, Texas, để xuyên huấn trên C-7. Các hoa tiêu phụ được tuyển thẳng từ các khóa huấn luyện phi hành.
Sau khi trở về VN, các hoa tiêu mới tốt nghiệp được đưa tới Không Đoàn Quân Vận 483 (483th Troop Carrier Wing) tại Phan Rang để huấn luyện nâng cấp. Các chuyên viên kỹ thuật cũng được đưa tới Không Đoàn này để học bảo trì C-7A. Tháng 1/1972, trung tâm huấn huyện tại Phan Rang đóng cửa và di chuyển ra Phù Cát, công việc huấn luyện được tiếp tục và hoàn tất tại địa điểm mới.
Sau đó, các hoa tiêu được đưa tới bay hành quân chung với các phi hành đoàn của các Phi Đoàn Không Vận Chiến Thuật (Tactical Airlift Squadron) 459, 535 và 537 của KQHK để lấy kinh nghiệm và chuẩn bị tiếp nhận phi cơ.
Phi đoàn C-7A đầu tiên của KQVN là Phi Đoàn 427 “Thần Long”, được thành lập tại căn cứ không quân Phù Cát vào tháng 3/1972. Phi đoàn trưởng: Trung tá Phạm Văn Cần.
Tháng 7/1972, phi đoàn C-7A thứ hai được thành lập, cũng tại Phù Cát, Phi Đoàn 429 “Sơn Long”. Phi đoàn trưởng: Trung tá Cung Thăng An.
Tháng 9/1972, Phi Đoàn 427 di chuyển ra Đà Nẵng, và tại Phù Cát phi đoàn C-7A thứ ba và cũng là phi đoàn cuối cùng được thành lập, Phi Đoàn 431 “Phương Long”. Phi đoàn trưởng: Trung tá Nguyễn Viết Xương.
Sang đầu năm 1973, hai Phi Đoàn 429 và 431 về đồn trú tại Tân Sơn Nhất.
Ba Phi Đoàn C-7 Caribou của Không Lực VNCH được gọi là các “Phi Đoàn Không Vận Chiến Thuật”, từ danh xưng tiếng Anh “Tactical Airlift Squadron”, vì khả năng đặc biệt, tính cách đắc dụng của loại phi cơ này trong việc chuyển quân, tiếp tế cho binh sĩ và dân chúng ở những vùng xa xôi hẻo lánh, địa thế hiểm trở.
Rất tiếc, tới giữa năm 1974, do việc viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa bị Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm tới mức tối đa, vì thiếu phụ tùng thay thế cũng như để tiết kiệm nhiên liệu, KQVN đã phải cho đình động 224 phi cơ sử dụng động cơ nổ (piston), trong số đó có tới 52 chiếc C-7A Caribou. Từ đây, ngành vận tải của Không Lực VNCH lệ thuộc phần lớn vào các phi cơ C-130 Hercules.