PDA

View Full Version : Mùa Xuân trong lòng



loibangTQLC
09-15-2009, 08:10 PM
Mùa Xuân trong lòng
Chinh Nguyên


San Jose giữa tháng 10 trời mới thực sự vào thu, hàng cây trên lối đi đường Tully lá đã ngả màu vàng, gió lất lây gây lạnh, thỉnh thoảng có vài trận mưa nhẹ trong đêm, và sáng dậy sẽ thấy vài chiếc lá vàng bên cửa như nhắc nhở thu về.
Ánh sáng sớm mang hơi lạnh len lỏi vào nhà xe dần theo cánh cửa thiếc với bốn tấm từ từ cuốn lên. Nắng ban mai nhạt nhoà làm những chiếc lá vàng trên thảm cỏ xanh trước nhà thêm màu sắc, óng ánh bởi những giọt sương còn đọng trên lá, và cỏ ướt mềm như tóc thiếu nữ đi trong mưa bụi.
Làn gió nhẹ thổi qua, làm những chiếc lá vàng màu hoa cúc rải rác nằm trên cỏ động đậy, như mời gọi những chiếc lá vừa lìa cành lả tả bay trên không.
Tôi chợt nghĩ tới đời người như bốn mùa đi qua.
Mùa xuân của thế hệ mộng mơ 16- 30 đã bộc phát những khát vọng một trời yêu thương, những gói ghém thầm kín qua sách vở, và đôi mắt luôn nhìn lên bầu trời rộng đầy mơ ước cho tương lai.
Mùa hạ nóng như bầu nhiệt huyết của lứa tuổi trưởng thành 31-50 với công danh, sự nghiệp hoà lẫn với những thất bại đắng cay trong tình người và suối đời đã chảy dần vào thu, để tàn cho lá về cội.
Mùa thu của tuổi nửa đời vàng vọt như lá dần lìa cành, nhìn về dĩ vãng, buồn như cây chỉ còn cành trơ vơ chờ gió đông ùa tới, giống như những cánh tay muốn níu kéo lại dòng đời, muốm ôm vào tất cả kỷ niệm, và như muốn trống lại một mùa đông đang dần ập tới để đời người sẽ nằm xuống yên lặng dưới nấm mộ hoang.
Đông về giá lạnh mang cho lòng người nỗi nhớ băn khoăn, để nhìn vào đời mình thực sự đã tàn và nhớ về cội nguồn hạnh phúc xưa…
Tôi chợt nghĩ tới cặp tình nhân trẻ Dũng Nguyệt, Dũng hơn Nguyệt ba tuổi. sanh tại Sài Gòn và qua Mỹ theo diện HO. Họ quen nhau chỉ vì cùng chuyến bay bỏ lại quê hương và vô tình hai gia đình lại về cùng nơi định cư, sau đó lại gặp nhau tại đại học San Jose state.
Tôi gặp Dũng Nguyệt trong những buổi họp Ban Xã Hội Công Giáo, và với nhiệt huyết của tuổi trẻ đang vươn họ đã xung phong làm những công việc bác ái không sợ mệt nhọc và chẳng cầu danh. Co’ lần tôi nói với Dũng.
- Cháu còn trẻ mà đi làm chuyện của mấy ông già, cháu thấy sao ?
Dũng nhìn tôi thoáng nhanh bằng đôi mắt ngạc nhiên.
- Cháu đâu có thấy khác giữa già với trẻ trong việc làm đâu, việc nào cũng giúp người giúp đời mà bác. Đã huy sinh thì không nên nghĩ tới mệt nhọc hay khó khăn.
- Bác không biết anh Dũng rồi, việc gì anh cũng muốn làm hết, miễn là anh thấy vui với cái vui của người nhận giúp. Nguyệt nhìn Dũng nói xen vào.
- Ồ , thì ra là thế.
Tôi thân với Dũng hơn Nguyệt, hai bác cháu thường hay ngồi uống cà-phê trong những buổi đi sớm ngồi đợi họp nên vô tình không hẹn mà gặp nhau.
Một lần tôi tới phòng họp sớm nhưng sau Dũng, thấy Dũng hơi buồn với mái tóc trẻ bồng bềnh không trải, ngồi cúi đầu và hai bàn tay ôm lấy hai má, trong khi ly cà phê đã nguội còn đầy để trước mặt. Tôi tiến lại gần lấy tay xoa vào vai Dũng, và kéo ghế ngồi bên cạnh Dũng tôi hỏi.
- Bộ hôm nay cháu có gì buồn à ?
Dũng vẫn giữ tư thế cũ, nhưng trả lời tôi bằng giọng chán nản, nhát gừng.
- Đâu có gì bố….! Con… vẫn thường như thế.
- Cháu suy nghĩ gì vậy ? Thất tình hả ?
Dũng quay mặt nhìn tôi ngạc nhiên.
- Bố nói gì lạ vậy ? Con không có gì như bố nghĩ đâu. Nguyệt với con là bạn thân tình, chẳng có gì cả. Tụi con trong sạch mà..!
Tôi gật đầu, và nói .
- Ồ.. thì ra là thế.
- Bố nói gì con không hiểu ?
- Tôi nói - Ồ.. Thì ra là thế.
Dũng quay mặt nhìn thẳng vào tôi với nét mặt không vui.
- Con muốn hỏi trong ý nghĩ của bố chứ không phải câu nói vừa rồi của bố.
Tôi cưới xòa cố làm cho Dũng vui.
- Ý tôi là đời có vui, có buồn, cái gì cũng có nguồn gốc cả, vả lại câu Ồ..thì ra là thế, chỉ là tôi nói quen miệng thôi. À.. quen Dũng lâu rồi mà không biết gì về ông già của Dũng, Ông khỏe chứ ?
Dũng lắc đầu.
- Ba cháu yếu lắm, không làm được gì cả. Ở nhà.
Tôi ái ngại nhìn Dũng, nói trong sự an ủi.
- Chắc ông thân sinh Dũng là quân đội VNCH nên bị đi cải tạo. Người nào HO qua Mỹ cũng chết cả nửa đời, bệnh tật do đòn thù làm sao còn hơi sức. Thôi phó mặc cho chúa lo đi.
- Cháu cũng nghĩ vậy, nhưng không được ! đầu óc cháu cứ suy nghĩ về chuyện đau yếu của ba chau hoài à. Mỗi tháng đi bác sĩ ba bốn lần, người hom hem như cái que.
- Má cháu có đi làm không ?
Dũng gật đầu, với giọng buồn nước mắt
- Có, nhưng mẹ cháu vất vả lắm ! Mẹ cháu làm giống như người ở ! Mẹ cháu được một gia đình người Việt có tiền thuê nuôi bố mẹ già trong nhà.
- Ồ, thế cũng được. Miễn là mình làm ăn đàng hoàng.
- Khổ lắm bố à…! Mẹ cháu phải làm như người ở bên Việt Nam vậy đó.
- Tối có được về nhà không ? Tôi nhìn Dũng hỏi.
- Có. Dũng gật đầu, và nói tiếp. Nhưng sáng phải dậy sớm lo cơm nước cho cha cháu. Sau đó đi tới nhà người ta để lo cho bố mẹ của người chủ ăn uống, Giặt quần áo cho cả nhà, nấu cơm, quét dọn nhà cửa và tắm cho ông bà gìa.. Khi về tới nhà là 5 giờ chiều. Mẹ cháu lại phải vào bếp nấu cơm cho cha cháu ăn.
Tôi bỗng chợt thở dài và nói với Dũng.
- Đời mà cháu ! Có lên có xuống như hình sin ! lên voi xuống chó là thường tình. Hồi tôi qua đây năm 75, sáng sớm đi quét rác, xúc tuyết giữa mùa đông trên miền bắc Mỹ. Tôi đã nhiều lần đứng trên lối xe ra vào trước của nhà người bản xứ bảo trợ, cầm cán chổi chống vào cằm mà nhìn tuyết rơi tự nhiên nước mắt ứa ra và lòng mình cảm thấy lạnh hơn băng giá trong nỗi buồn phiền nhớ quê đầy ắp trong lòng. Tôi cũng rửa cầu tiêu cho nhà hàng, nhưng rồi tất cả cũng qua đi. Cố gắng học đi cháu. Ba cháu làm gì trước 75 ? Tôi hỏi.
Dũng lắc đầu.
- Cháu chẳng biết ba cháu làm gì trước 75, vì khi ba cháu đi tù cải tạo thì cháu mới sanh đươc hai năm. Chỉ biết qua mẹ cháu nói là ba cháu trung úy quân cảnh tại Sài Gòn. Sau ngày 30 tháng tư ba cháu bị anh bán xe cà rem trước nhà, lúc đó đã trở thành đại úy công an thành phố dẫn đi luôn tám năm mới được thả về với xác bọc da.
- Đúng đó cháu. Đã có một số lớn cán bộ Cộng Sản sâm nhập vào thành phố trước 75, ban ngày họ làm đủ mọi nghề để theo dõi những người mà họ muốn theo dõi, ban đêm họ đi phá hoại. Chính sách chiêu hồi nhân đạo một chiều của VNCH cũng bị tụi Cộng Sản lợi dụng xua những phế binh của họ ra đầu thú, hoặc những cán bộ nồng cốt giả bộ chiêu hồi để chúng dưỡng quân hầu tiết kiệm lương thực.
À, ba cháu đi tù ở đâu ?
Dũng lắc đầu vẻ buồn phiền.
- Cháu chẳng biết tù ở trại nào. Nhưng cháu chỉ nghe loáng thoáng là họ mang ba cháu ra bắc, và nhốt vào trại tù trong rừng miền thương du, tù nhân tự làm lấy lều để ở, và mỗi lều khoảng mấy chục người sống dưới nắng mưa giá lạnh.
Ba cháu có trách nhiệm đi đổ phân và trồng rau. Nghe ba cháu kể với mấy người bạn về chuyện đổ phân mà ghê sợ, vì đôi khi phải dùng tay múc phân loãng của mấy ông bạn tù mắc bệnh ỉa chảy bỏ vào thùng phân rồi gánh ra ruộng rau, đôi khi trời mưa trơn té cả thùng phân chụp vào người. Nếu không làm sẽ bị giám thị trại giam đánh tới chết.
Tôi thở dài nghĩ lại những thằng bạn chết bỏ xác trong trại cải tạo, chắc chúng nó cũng chịu khổ sở không kém gì ba của Dũng.
Có lần tôi được nghe anh Phương kể rằng, trong trại tù thằng nào cũng đói, đói đến nỗi xé ruột cộng thêm cái lạnh của rừng nên dễ bị bệnh sốt rét. Do đó mỗi khi đi làm là thằng nào thằng đó nhìn ráo rác gặp con vật nào động đậy trong bụi cây cũng nhẩy vào chụp đại. Co’ khi bắt được con chuột, cào cào, hay cóc nhái cũng phải bóp chết dấu kỹ trong cạp quần, hay đâu đó. Tối về nấu nướng trộm qua loa chưa chín đã bỏ vô miệng nuốt chửng vì sợ cai tù nhìn thấy, nên nhiều khi có thằng ăn khoai nướng nhiều bột bất chợt thấy cai tù tới nên nuốt chửng bị nghẹn gục đầu chết tại chỗ, trong khi anh em tù nhìn thấy chỉ còn lắc đầu quay đi rồi làm dấu thánh gía, hoặc tụng kinh phật thầm cho kẻ vừa qua đời. Nhưng người chết trước khi bó lá chuối rồi khiêng đi chôn cũng chẳng được an thân. Mảnh quần áo rách hơn rẻ cũng bị anh em bạn tù lột nhanh mất để mặc, và củ khoai còn ăn dở cầm trong tay cũng bị bạn tù chộp vội cho vào miệng nhai ngấu nghiến.
Anh Phương đã kể, một hôm anh ta phải leo lên đồi chặt nứa chung với một nhóm tù bạn, chỉ tiêu mỗi người tù là phải hai chục cây nứa dài không bỏ ngọn, nếu không đủ sẽ bị cắt một nửa chén cơm. Thân xác chỉ còn da với xương, phần ăn một ngày không đủ một chén cơm đầy làm sao vác nổi mười mấy cây nứa ! Cho nên tất cả nhóm bàn nhau chặt xong bó lại rồi cho lao xuống đồi theo rạch nước cạn dọc theo đỉnh đồi. Tất cả đồng ý và đã làm như bàn luận với nhau, nhưng trước khi cho từng bó nứa lao xuống đồi thì phải hô lớn để mọi ngưòi phải chạy ra khỏi cái mương cạn.
Ai ngờ anh trung tá Tài đã chạy được lên bờ mương, nhưng anh lại vô tình trông thấy con rắn mối, anh quay lại chụp và xẩy chân ngả xuông đường mương cạn, cả mấy chục bó nứa đang lao xuống đã không ngừng được nữa liên tiếp lao vào anh
trước mặt mọi người. Khi tất cả chạy xuống chỗ anh thì xác anh đã nát ra từng mảnh vì nứa cắt, chúng tôi đành gom lại và nhặt đá chồng lên làm mộ cho anh, chứ sức đâu mà đào được cái hố bằng dao chặt nứa có lẫn sỏi đá trong đất.
Nghĩ tới cái cảnh hàng chục bó nứa lao vào người tù nhân với thân cây nứa chặt chéo sắc như những mũi dao nhọn, làm tôi rùng mình đứng dậy định đi lấy ly cà phê trong khi Nguyệt cũng vừa mở cửa phòng họp bươc vào. Nguyệt vừa nhìn thấy Dũng đã hô lên.
- A.. anh Dũng đi tới đây mà không gọi em hả..! lần sau đừng hòng em gọi anh.
Dũng quay nhìn Nguyệt đang bước vào.
- Em gọi gặp mẹ anh ? Dũng hỏi .
- Không , em gặp bắc trai.
- Ba tôi nói sao ?
- Bác trai buồn lắm, bác nói anh muốn làm Linh Mục nhưng bác không chịu, vì bác chỉ có mình anh mà thôi…! Bác thật tội nghiệp…! Giọng nói trong phone buồn so a`…!
Vừa nghe Nguyệt nói tới hai tiếng linh mục tôi quay phắt lại nhìn Dũng rồi nhìn Nguyệt. Tôi im lặng nhưng trong lòng tôi cũng tự hiểu cho Dũng, vì tôi cũng có một lần quyết định như Dũng, cũng có lần chối bỏ, trốn chạy tình yêu thủa học trò để đi tìm cho mình một lý tưởng khác, một lý tưởng mà tôi nghĩ rằng đó cũng là tình yêu, nhưng tôi đã thất bại, tôi đã bỏ dòng tu sau mấy năm trong nhà tập, và khi về người tình cũng đã sang sông.
Tôi nghe tiếng Nguyệt và Dũng đối đáp với hai giọng nói pha sự buồn phiền.
- Bộ anh có ý định làm linh mục thực sao ?
- Chưa biết nữa, tôi còn lưỡng lự.
- Nhưng sao anh để bác biết ? Bác buồn lắm đó .
- Tôi biết chứ. Chính vì thế tôi mới khó sử.
- Anh nên nhớ hai bác chỉ có mình anh thôi đó nghe.
- Tôi biết.
- Thôi không nói với anh nữa. Anh gàn như cua. Anh chẳng để ý tới ai hết.
Tôi trố mắt nhìn trộm Nguyệt với câu nói vừa phát ra. Tôi hiểu ngay rằng Nguyệt đã yêu Dũng rất thiết tha. Tình yêu của Nguyệt có lúc đằm thắm nhưng cố đè nén để ôm một khối tình câm, có khi bộc lộ như câu nói ẩn ý vừa rồi. Tôi nhìn qua Dũng để dò xét, trong khi Dũng trả lời cũng bằng một lời tình sâu ẩn ý, nhưng dường như có sự giằng co giữa tình yêu chúa và tình đôi lứa. Dôi khi Dũng muốn ôm tắt cả vào vòng tay, nhưng co’ lúc Dũng muốn cắt đứt sợi giây luyến ái để quên đi nỗi buồn phiền đang dày vò trong lòng. Cuối cùng Dũng đã nói.
- Tôi là thế, tôi yêu người, yêu đời và yêu chính tôi nhưng lòng tôi lại muốn tách xa tất cả để vào dòng tu, chính cái mấu thuẫn này đã làm tôi do dự tới hôm nay mới dám nói ra với cha me.
Nguyệt nói giọng thật buồn.
- Hai bác buồn lắm đó. Có lần bác gái kể với em về thời gian ba anh đi tù.
Bác phải bán nhà ở Bùi Phát Sài Gòn, mang anh về quê ngoại trên Ban-Mê-Thuột, rồi bỏ anh cho ngoại để đi tìm cha anh. Tìm cha anh không được lại hết tiền, bác gái phải đi buôn ca-phê lậu từ Ban-Me-Thuột mang xuống Nha-Trang, Sài Gòn bán để nuôi anh và bà ngoại anh. Bác còn kể những ngày bị bắt tù vì đồ lậu bị khám phá. Cuối cùng chẳng còn gì nên bác đã có lần bán máu để nuôi anh đó.
Dũng bật đứng dậy ngạc nhiên nhìn Nguyệt.
- Sao em biết chuyện này của gia đình tôi ?
- Thì bác thương em như con nên bác tâm sự . Nguyệt nói với giọng thật buồn và rất nhỏ dường như chỉ để cho Dũng nghe.
- Thôi em đừng nói nữa.
- Vâng. Em mặc kệ anh đó ! anh làm sao cho phải thì làm..!
Dũng đứng dậy rời ghế cho tới khi tan cuộc họp tôi cũng không thấy Dũng trở lại, rồi mấy buổi họp kế tiếp trong năm Dũng và Nguyệy đều vắng mặt…!

*********************







Chín năm sau tôi gặp Nguyệt trong buổi tiệc sinh nhật của đứa cháu nội người bạn. Nguyệt bây giờ đã khác Nguyệt của những ngày là người tình của Dũng, những ngày của Ban Xã Hội hội họp bàn chuyện vá trời giúp đỡ người nghèo, phong cùi và khuyết tật bên quốc nội.
Nguyệt kín đáo có vẻ như một mệnh phụ giầu có, chững chạc, đằm thắm và ít cười, nên sự ăn nói có tính cách xã giao hơn là tình thân, và nụ cười của nàng đôi chút chợt hé mở nhưng đã vội vàng vụt tắt.
Nguyệt nhìn tôi bằng đôi mắt ngạc nhiên thân thiện nhưng cố che dấu một điều gì chất chứa ở trong lòng. Nàng cúi đầu chào với giọng nói thật nhỏ chỉ để mình tôi nghe trong khi gặp nhau trên lối đi trong nhà.
- Bác cũng cũng quen với chủ nhà này ?
- Phải. Tôi đáp thật nhanh. – Cô cũng quen ?
- Dạ. Nguyệt khẽ gật đầu trả lời.
Trong khi rót ly nước cam, tôi hỏi Nguyệt.
- Cô Nguyệt uống gì nào ?
Nguyệt nhẹ nhàng bước tới, cầm cái ly giấy và liếc nhìn tôi thật nhanh.
- Da, bác cứ tự nhiên. Để cháu làm lấy .
Tôi vừa nói vừa nhếch miệng cười.
- Dũng vắng không tới thì để bác rót cho đâu có sao.
Nguyệt trố mặt nhìn tôi, nàng lắc đầu sau tiếng thở dài, nhưng giọng nói có vẻ thân mật hơn.
- Bác không biết gì về anh Dũng sao ? Nguyệt hỏi.
- Không, Dũng bây giờ ra sao?
- Anh Dũng bây giờ là Linh Mục ! Bác không gặp Linh Mục Phê-Rô Dũng sao ?
Tôi ngạc nhiên nhìn Nguyệt.
- Ủa, thật sao ?
Một giọng nói thật buồn, mà tôi không ngờ phát ra từ trong lòng người phụ nữ trẻ, có nhiều tương lai sự nghiệp sau chín năm vừa gặp lại.
- Cháu nói dối bác làm gì ! Anh bỏ cháu chín năm rồi, anh yêu chúa hơn yêu cháu…! Anh Dũng làm lễ mở tay linh mục cách đây ba năm tại nhà The peace Our Lady, bác không biết a`…?
Tôi nhìn quanh, kéo tay Nguyệt ra ngoài sân, trong khi đi tôi nói với Nguyệt.
- Cháu hơi xúc động rồi đó nghe. Đừng để ai biết chuyện này.
Nguyệt bước theo tôi như một con cừu non theo chân chúa, nàng quấn quít bên tôi như gặp được thâm tình để nàng tâm sự như hồi còn ba ba con con trong Ban Xã Hội Công Giáo San Jose.
- Cháu biết chứ, nhưng mỗi khi nhắc tới anh Dũng là cháu cầm nước mắt không được.
- Sao vậy, chả lẽ hai cô cậu thương nhau như keo sơn mà bỏ nhau dễ vậy
sao ? Tôi không ngờ mỗi người mỗi lý tưởng khác nhau..!
Tôi nghĩ tới Dũng, người con trai vừa tuổi đôi mươi nhiều tài năng và đức khiêm nhường đã thật là Linh Mục…! Tôi hiểu Dũng qua những lần tâm sự, Dũng sống nội tâm, ít khi nghĩ tới chính bản thân mình. Dũng luôn nghĩ tới những người bạn đang đói khát bên Viêt Nam. Đầu óc Dũng không quên những ngày lang thang trên đường phố với đám trẻ mồ côi xin ăn khi chàng vừa 10 tuổi, trong khi mẹ Dũng đau yếu không tiền mua thuốc. Ngày cha Dũng được thả tù trở về lại là ngày bà ngoại Dũng qua đời, không tiền mua quan tài phải bó chiếu đem chôn. Những ngày cha mẹ Dũng gặp lại nhau cũng là những ngày mẹ Dũng phải cực khổ thêm, vì cha đã không còn làm gì được với thân xác chỉ còn da bọc xương, bước đi lom khom không vững như một thây ma vì bệnh sốt rét. Mẹ Dũng lam lũ luôn vắng nhà để buôn từng túm cà phê lậu mang từ BanMeThuột xuống SàiGòn, đôi khi bị bắt hết vốn và vào tù. Ra tù mẹ Dũng lại mượn tiền còm của các chị em bạn hàng, rồi lại đi buôn lậu như cũ. Thân xác mẹ Dũng cũng ốm đau vì đói lạnh và còm cõi như cách vạc ăn đêm với nhiều cay đắng, nhọc nhằn để kiếm chút tiền nuôi chồng con.
Dũng qua Mỹ theo cha bằng chương trình HO và từ đó Dũng cố gắng học hành, và cũng từ đó đời Dũng có nhiều khúc mắc giữa lòng hiếu thảo với mẹ cha, tình yêu và lòng hy sinh trước sự khốn khó của con người. Dũng đã dứt khoát bỏ đi để làm linh mục. Linh Mục Phêrô Dũng.
- Bác nghĩ gì vậy ? Nguyệt hỏi tôi.
Tôi nhìn Nguyệt để quay về hiện tại.
- Tôi nghĩ tới Linh mục Dũng. Cậu Dũng của chín năm trước can đảm năng động, vui tính nhưng hay trầm tư, bây giờ đã là linh mục, cha người ta…! Tôi cũng phải gọi bằng cha…! Đời thay đổi nhanh quá…!
Nguyệt kéo hai chiếc ghế ra sân sau cho tôi và nàng ngồi, Nguyệt ngồi sát bên tôi như cần một sự che chở thông cảm.
- Bác biết không, trước ngày anh Dũng đi, hai đứa cháu cùng ôm nhau khóc mỗi khi gặp nhau trên sân trường đại học San Jose state. Cháu cố níu kéo anh về với cháu, nhưng anh lại níu chặt một tình yêu khác. Cháu bàn với anh ngày ra trường hai đứa sẽ thành hôn và sinh con trong một gia đình hạnh phúc bên hai bên bố mẹ già. Lúc đầu anh xiêu lòng gật đầu, nhưng qua ngày sau anh lắc đầu phủ nhận. Anh làm cháu đôi khi điên lên để đến nỗi hai đứa to tiếng với nhau hàng giờ. Ấy vậy mà anh Dũng không xiêu lòng đó bác.
Tôi thở dài, chợt nghĩ tới chính tôi. Cái ngày mà tôi bỏ người yêu nhỏ bé tuổi học trò để vào nhà tập dòng Lasan do cha mẹ tôi đặt để, chứ tôi không có quyết tâm đi tu như Dũng. Tôi cũng hùng dũng chia tay với em rồi xách vali bước đi không quay lại, trong khi ngươì tình nhỏ lúc đó đã chạy theo sau và vội dúi vào tay tôi tờ giầy mỏng có chữ mực tím. Sau khi vào nhà tập và quen chỗ ăn nằm, tôi mở tờ giấy mỏng ra và chỉ đọc ngấu nghiến một lần thật nhanh rồi bỏ trôi theo nước cầu tiêu vì sợ sư huynh bề trên bắt gặp.
Tôi nhớ bài thơ, tôi nhớ nét chữ Diễm Diễm viết. mặc dầu tóc đã bạc, nhưng mỗi lần chợt thoáng buồn tôi lại ngồi lâm râm đọc lại những vần thơ của cô bé ngày xưa.

Thôi chẳng yêu thương và hứa hẹn
Anh đi đi đừng nhắc lại tên tôi
Chuyện thế gian tôi đã chán lắm rồi
Chữ trung thủy bảo tôi làm gì nữa
Tôi không giám oán than đời ngang trái
Nhưng vẫn buồn không biết tại vì sao !
Có lẽ vì bao chuyện đớn đau
của bạn hữu đã làm tôi run sợ
Đừng nhắc lại tên tôi thêm lần nữa
Đừng yêu tôi và đừng trách tôi gàn
Cũng đừng cho rằng tôi qua khô khan
Bởi tôi đã thiết tha nên sợ hãi.

Những lời thơ thật mộc mạc và chân tình đó cứ theo tôi trong tâm tưởng, để rồi một ngày với một tâm trang hoang mang giữa tình yêu thiên chúa, con người, và cuộc sống, tôi đã bỏ nhà tập dòng Lasan ra về trong sự ngạc nhiên của mẹ.
Tôi tìm Điễm Diễm, nhưng nàng đã qua thuyền khác, Nàng đã nhu chiếc diều đã bay cao trên trời xanh có nắng ấm, có mây trắng lờ trôi, và có dấu yêu cho trọn vẹn xuân tươi. Mình tôi bơ vơ giữa chợ đời may rủi, giữa cuộc sống bon chen vàng thau lẫn lộn, và danh vọng đói khát phù du. Khi tôi muốn quay trở lại với lời kinh nguyện sớm tối, với những giọng hát vang vang trong thánh đường trong mỗi buổi lễ thì cửa thiên đường bình yên đã đóng.
Nhưng Linh mục Dũng khác tôi, Dũng đã quyết tâm trở thành Linh Mục !
Tôi nhìn Nguyệt .
- Cũng tại cháu, trước khi Dũng đi, cháu không dúi cho Dũng một món quà tặng nào, để anh ta bám vúi vào đó để quay về.
Nguyệt lăc đầu, trong khi tay nàng xoa lên đôi mắt để dấu giọt lện vừa chợt rơi ra khỏi đôi mắt buồn phiền.
- Bác còn nói cháu không tặng anh cái gì nữa đây..! Cháu cho anh hết cả tình yêu của cháu, cả đời cháu, cháu còn không tiếc. Có cái gì mà cháu không tặng cho anh ấy đâu !
Tôi chột dạ khi nghe những câu Nguyệt nói. Tôi nhìn nàng thật kỹ như muốn dò hỏi một điều gì sâu kín trong hồn nàng. Sự mất mát của đời con gái, hay là sự dâng tặng tình yêu một chiều để về tay không ? Nhưng Nguyệt vẵn thản nhiên kể như không hề có chuyện trai gái mềm lòng khi gần nhau.
- Đêm cuối cùng hai đứa cháu ngồi bên nhau tới sáng tại phòng khách nhà cháu. Cha mẹ anh ấy, cha mẹ cháu và cháu đã nói với anh hết lời, nhưng vẫn không lay chuyển được lòng anh Dũng. Trước khi anh bước ra khỏi cửa nhà cháu, Chúng cháu đã ôm nhau và hai đứa đã hôn nhau thật lâu, nhưng sự hôn nhau này là cháu tự nguyện tặng anh ấy. Thú thực với bác cháu yêu anh Dũng tha thiết nên cháu đã ôm chặt anh ấy như không muốn rời ra, cháu hôn anh ấy bằng cả hồn mình, nhưng anh Dũng thì không, anh hôn cháu như hôn để mà hôn, một cái hôn chẳng đặng đừng, anh ôm cháu nhưng lòng anh dửng dưng, anh hôn cháu nhưng nụ hôn chẳng có hồn, và đó cũng là lần đầu anh ôm và hôn cháu. Tuy nhiên cháu cũng đã nói với anh Dũng.
- Thôi anh cứ đi theo tiếng yêu thương của lòng anh, sự yêu thương anh mang trong lòng cao xa hơn em. Nhưng nếu một ngày nào đó anh nhớ tới em và quay về, em sẽ mãi chờ anh để được làm là vợ anh. - Bác biết anh Dũng trả lời cháu ra sao không ?
Tôi lắc đầu không trả lời câu hỏi của Nguyệt nhưng tôi nhìn nàng như dò hỏi.
Trong khi Nguyệt tiếp tục.
- Anh trả lời cháu bằng cái gật đầu, rồi lặng lẽ bỏ đi, mặc cháu khóc ròng chạy vào phòng bỏ ăn mất mấy ngày. Anh đi luôn không tin tức…!
- Thì Dũng đã quyết đi tu. Dũng làm như vậy là đúng rồi, và cũng chứng tỏ rằng Dũng cũng yêu cô. Tôi vỗ vai Nguyệt an ủi.
Nguyệt cúi mặt vẻ buồn phiền, bỗng nhiên nàng cười một cách vui vẻ như không có chuyện gì sẩy ra cho nàng.
Tôi tự nghĩ, chắc cô bé nửa chừng xuân này đã trút được bầu tâm sự, một gánh nặng ngàn cân nên đã vui trở lại.
Nếu đó là thực cũng tốt cho nàng, Nguyệt sẽ quên cuộc tình này và sẽ gặp cuộc tình khác để đi hết cuộc đời thanh xuân của nàng. Tình yêu chỉ để tặng, không phải để cho và cố công tìm kiếm cũng chẳng gặp. Nó tới rồi đi để cho con người mơ hồ quanh quẩn và ngẩn ngơ nuối tiếc một thời vàng son yêu dấu. Dù tình yêu ở trong trạng thái xót xa hay ngọt ngào, nó vẫn là một cuộc tình đã khắc sâu trong lòng nhau một kỷ niệm khó quên.
Có ai nắm chặt bàn tay mình mãi đâu, hãy mở cửa lồng chim lòng mình và hãy để cho con chim bay theo ý nó muốn, đó mới là tình yêu thật sự mà minh đã mang tặng cho người mình yêu. Đừng buộc tình yêu bằng sợi xích sắt, vì sợi xích sắt sẽ đứt nếu hai người yêu nhau cùng không sợ đứt để kéo căng sợi xích mỗi ngày, một đốt xích sắt bị ma sát lâu dần sẽ gẫy đôi. Nên cột tình yêu bằng một sợi dây tơ, vì cả hai kẻ yêu nhau sẽ sợ dợi dây tơ dứt nên họ sẽ cố ý làm chùng sợi tơ lại, và tự nó sẽ không bị đứt lìa ra vì sợi dây tơ chẳng bao giờ bị kéo căng ra cả hai phía.
Tôi nhìn Nguyệt trong khi nàng đã trở nên vui vẻ hoàn toàn.
- Cháu hãy để cho cách hoa nở rộ trong nắng hồng, với bướm, với gió, như vậy cách hoa sẽ rung rinh và hương hoa sẽ tỏa ra. Nếu cháu so sánh với một cách hoa để trưng trong nhà, cái nào đẹp hơn ? cái nào có sức sống viên mãn hơn ?
Nguyệt quay nhìn tôi với nụ cười nhỏ nhẹ thật tươi.
- Dĩ nhiên là cách hoa thiên nhiên kia sẽ phô cái đẹp trọn vẹn của nó giữa không gian rộng..!
- Ồ thì ra thế…! Cháu đã hiểu.
- Cháu hiểu từ khi anh Dũng bỗng nhiên về nhà thăm cha mẹ anh hai ngày trước khi đi Rome thụ phong linh mục . Anh kể nhiều chuyện sảy ra cho anh trong lúc anh sống ở tỉnh Calcuta chỗ Mẹ Teresa ở Ấn Độ.
- Ủa Dũng đi Calcuta và ở trong nhà dòng của mẹ Teresa ? Tôi cắt ngang lời Nguyệt.
- Da. Nguyệt gật dầu, và kể tiếp.
Khi anh Dũng về lại San Jose thăm cha mẹ với chiếc áo dòng thày sáu. Cháu được mẹ anh gọi điện cho biết, cháu đã phải năn nỉ vị giáo sư, xin ông cho cháu thi trễ để lái xe từ Tucson Arizona về San Jose bất ngờ để gặp anh Dũng.
- Ủa… sao cháu lại học ở Tucson/Arizona ?
- Phải cháu học y khoa tại trường U. of A. trường này nổ tiếng về khoa mổ timvà đang tập sự tại bệnh viện Kino.
- Vậy bây giờ cháu đã là bác sĩ rồi ?
- Da….Khoa tai mắt mũi họng
- Một xúc động trong tôi chợt ùa ra, ồ thì ra Nguyệt học y khoa là tại vì Dũng. Dũng làm linh mục để theo chân chúa cứu linh hồn người, Nguyệt học y khoa để cứu chữa xác thân người, hai hướng đi nhưng cùng chung một mục đích còn gì đẹp hơn, tình đôi khi đưa con người lên đỉnh danh vọng, nhưng tình cũng có thể dìm con người xuống biển sâu, nếu con người biết sử dụng đúng cái sức mạnh của tình yêu này thì hạnh phúc biết bao.
- Bác tủm tỉm cười chê cháu dại dột phải không ?
- Ồ đâu dám chê cô bác sĩ chớ..!
- Bác lại khách sáo rồi..! Hãy coi cháu như cháu bé của bác cách đây chín năm trước đi.
- Đâu có được. Tôi lắc đầu trong khi nói tiếp. Hơn nữa cháu đã lớn rồi.
- Thì bác tóc cũng trắng cả đầu rồi. À quên con phải gọi bác bằng ba như xưa
mới phải ! Bác bằng lòng cho cháu gọi là ba hay không ?
- Tùy… Sao cũng được..!
Nguyệt kể tiếp về linh mục Dũng.
- Bác có biết không tánh tình anh Dũng đã thay đổi hoàn toàn. Trông anh đạo mạo nghiêm trang, nói năng từ tốn và luôn có nụ cười rất thánh thiện với mọi người. Nhưng khổ nỗi sau khi nhìn cái dáng dấp ấy, cháu lại yêu anh nhiều hơn, lòng cháu lại tha thiết hơn, mà chính cháu cũng không hiểu tại sao !
Tôi nhìn Nguyệt mỉn cười và hiểu được rằng : Trái cấm chúa treo trên cành cây táo, và Nguyệt đã trông thấy, nàng muốn hái. Nhưng trái cấm lại ở trên cành quá cao, nàng không thể trèo lên cây và cũng không có vật dụng gì khả dĩ cho nàng dùng để hái trái, nàng chỉ đứng nhìn trái táo và ao ước cứ thế dâng đầy. Thật tội nghiệp…!
Nguyệt nhìn tôi nói trong nụ cười nhí nhảnh mà chỉ mình tôi biết. Ngày đó thật nhanh, chín năm trong đời người tôi chẳng làm được gì cho tôi ! Trái lại tôi đã già và càng không thể bước nhanh hoặc làm những gì tôi ao ước, dù rằng những ao ước đã nẩy mầm từ thời tuổi trẻ. Cô bé Nguyệt bây giờ đã ba mươi..! Cô bé Nguyệt 20 của chín năm trước thơ ngây trong tình yêu, mộng mị với ước mơ nhỏ nhoi là được làm vợ Dũng, và ưa làm nũng với tôi.
Nếu có chuyện không bằng lòng với Dũng là cô bé đến bên tôi tâm sự, sau đó tôi lại phải đứng ra hoà giả cho hai đứa. Ngược lại, mặc dù tôi ao ước có một đứa con như Dũng hoặc Nguyệt, nhưng cả đời tôi vẫn cô dơn với cảnh vợ chồng gìa đơn lẻ, nên tôi thương cặp trai gái này như con mình và mỗi lần gặp chúng là tôi được gọi tiếng ba ba, tôi nghe cũng thấy ấm lòng…!
Tôi nhìn Nguyệt hỏi về Dũng.
- Vậy trong khi Dũng về thăm cha mẹ cháu không nói gì với Dũng sao ?
- Cháu nói gì với anh ấy ? Nguyệt lắc đầu, trong khi nnàg tiếp tục nói. - Trong khi anh ấy chỉ coi cháu như mọi người, mấy năm xa cách cháu vẫn yêu anh ấy hơn xưa, nhưng anh Dũng đã hoàn toàn trở thành con người khác. Con người Linh Mục bác biết không…!
- Thật vậy sao ?
- Bác co’ biết không, khi cháu chợt nhìn thấy anh Dũng là cháu òa khóc, cháu chạy tới vội vã ôm lấy anh trước mặt cha mẹ anh ấy, nhưng vòng tay anh ấy không ôm cháu như xưa, hai tay anh ấy buông thõng trong vài giây rồi đẩy cháu ra. Anh cười và còn chê cháu là mít ướt . Cử chi? đó đã làm cháu biết anh đã thay đổi.
Tôi trầm tư một vài giây rồi nói với Nguyệt.
- Mấy năm xa cách rồi…! Xa mặt cách lòng, hơn nữa Dũng đã chọn một con đường khác, cháu có chờ cũng vô vọng thôi.
Giọng nói của Nguyệt chứa chất nhiều buồn phiền, trong khi nhìn tôi.
- Cháu biết chư’, nhưng cháu vẵn yêu anh ấy, và còn yêu thương anh ấy nhiều hơn trước. Trong bữa ăn tiễn đưa anh đi Rome, anh kể rằng : Sau khi anh quyết đinh chọn chủng viện thánh Giu-Se ở Lot Altos để tu, và sau khi được cha bề trên gọi lên văn phòng nói chuyện thì mấy tháng sau anh sách một cái túi nhỏ đi Calcuta để tập yêu người ngay tại nhà dòng của Mẹ Teresa.
Theo anh Dũng kể thì tỉnh Calcuta là nơi người nghèo khổ, bần cùng lan tràn trên đường phố, họ làm nghề ăn xin và chết trên đường phố, do đó mỗi sáng xe cảnh sát chở những người nghèo với đủ bệnh tật, hoặc những người sắp chết đổ vào nhà dòng, mà nhà dòng của mẹ Terasa thì luôn mở cửa đón tiếp những kẻ khốn khó bần cùng này..!
- Tôi đọc báo mấy năm trước về Mẹ Terasa nên cũng hiểu được chút tin này.
Nguyệt nhìn tôi, nàng kể tiếp.
- Anh Dũng nói rằng, lần đầu tiên anh bước xuống phi trường của tỉnh Calcuta, thì được một bà sơ tên Maria mặc áo dòng lam lũ, lái chiếc xe Jeep cũ cọc cạch ra đón, và đưa anh về dòng, sau đó chỉ cho anh một cái phòng hẹp chỉ vừa cái gường một người nằm với lối đi nhỏ. Bà nói với anh – Đây là phòng của anh, nghỉ đi rồi mai làm việc. sau khi đã cho anh vài sự hướng dẫn về lối ra vào của dòng, cùng vài điều lệ cần thiết, cũng như cầu tiêu phòng tắm ở đâu, rồi bà Maria vội vã quay đi như không để ý gì tới người khách mới đến.
Trong khi dọn quần áo từ túi nhỏ ra ngoài, anh cố ý nhìn qua cửa sổ để quan sát và thấy các sơ làm việc rất cẩn trọng, nhanh nhẹn và im lặng. Ngoài sân sau chỉ có vài người quần áo rách bẩn thỉu ngồi tụm năm tụm ba nói chuyện trong bóng mát của hàng cây sao.
Anh Dũng cứ tưởng như thế là xong nên anh đánh một giấc ngủ mê mệt sau khi ăn cơm chiều rất thanh đạm như một bữa ăn của nhà nghèo không thịt cá dư thừa, và sau một chuyến hành trình dài.
Sáng sớm hôm sau, anh đã dậy sớm như lời bà sơ quản lý nhà dòng dặn. Sau khi mở cửa bước ra khỏi phòng, anh đã được một bà sơ vẫy anh. Sau khi anh ttới gần bà ta, bà ta không cần giới thiệu tên tuổi, nhưng trao cho anh hai cái khăn tắm lớn, một cây cạo râu và ra hiệu cho anh đi theo.
Trong đầu anh Dũng lúc đó có rất nhiều câu hỏi về những vật dụng anh cầm trong tay dùng để làm gì. Anh không hiểu tại sao bà sơ này lại đưa cho anh những vật dụng này rồi ra hiệu cho anh theo sau không nói một lời nào để giải thích. Trong khi anh cũng vâng lời đi theo bà sơ như một cái bóng, và dừng lại trước một cánh cửa lớn.
Khi cánh cửa được mở ra… - Cháu đố bác co’ cảnh gì bên trong không đó ?
Nguyệt nhìn tôi với nét mặt trịnh trọng, nàng hỏi.
- Không tôi chịu thua, có đến đo đâu mà biết.
- Theo anh Dũng kể cho gia đình và cháu nghe, Nguyệt lắc đầu kể tiếp. - Một
Mùi hôi thúi nồng nặc ùa ra cửa làm anh chùn bước đứng lại, trong khi bà sơ lấy giải mũ chụp trên đầu cột che mìệng mũi rồi thản nhiên bước vào trong. Anh Dũng đành phải theo sau trong bóng tối mờ ảo và hôi thúi đó.
Sau khi bước vào phòng cánh cửa đã được khép lại và phòng chỉ có một một bóng đèn điện mờ không đủ công suất để cho cháy sáng. Trong cái không khí hôi thối và mờ ảo như dịa ngục đó, anh Dũng đã nhìn thấy vài bà sơ đang ngồi tắm rửa và cạo tóc cho mấy người bệnh sắp qua đời mà cảnh sát đã chở vào nhà dòng từ ngoài đường phố hay ngỏ hẻm của tỉnh Calcuta.
Mấy bà sơ này đã săn sóc những kẻ khốn cùng bằng tình thương chân thật phát ra từ tâm thiện, như người chị, người me hoặc người em lo cho chính gia đình mình.
Mấy bà làm viuệc siêng năng chăm chỉ, không một lời than van, trái lại mấy bà còn vui vẻ cẩn trọng lo cho từng người trong ơn chúa ban cho họ.
Anh Dũng nói rằng, anh đã đứng nhìn vòng quanh khắp cả phòng và nhìn những món vật dụng trong tay anh vài giây, trong khi đó bụng anh cồn cào muốn nôn ra mấy lần, cũng như anh đã ngồi xuống để cố nén cho tiếng ọe mửa khỏi phát ra lớn làm mấy sơ chú ý.
Những lúc anh đứng lên ôm bụng ngồi xuống vì cơn nôn thì mắt anh bất chợt nhìn thấy xác ông già đang nằm không động đậy ở một góc tối không ai săn sóc. Anh đã lấy lại bình tĩnh quyết định bước tới chỗ xác ông già. Khi tới bên ông, và nhìn kỹ vào xác ông anh đã phải rùng mình, vì trên những vết thương của ông có chỗ đã có ròi và ruồi đậu đầy trên người ông bay ra như đàn ong.
- Tình cảnh sao mà ghê rợ quá vậy ? Tôi ngắt lời Nguyệt, nhưng nàng đường như đang say mê về câu chuyện của Linh Mục Dũng, nàng miên man nói tiếp.
- Bác biết không, Anh Dũng đã nói rằng, anh đã đứng bật lên và quay bước định bỏ đi, trong khi các bà sơ vẵn không để y’ tới hành động của anh. Anh nhìn thấy các bà sơ vẫn cặm cụi với công việc lau vết thương và tắm cho những người hấp hối hoặc những xác đã chết đang nằm trên nền xi-măng lạnh. Anh quay lại nhìn ông già mấy lần, cuối cùng anh đánh bạo, đi lấy xô nước ấm, nhúng khăn tắm và lau sạch các vết thương cho ông ta. Hai cái khăn trở thành màu đen của bùn và hôi thối, thỉnh thoảng có mấy con ròi rơi ra khỏi khăn.
Anh Dũng nói rằng, không biết tại sao lức đó anh Dũng dường như đã không còn sợ mùi hôi và dơ bẩn nữa, anh đã cởi cả áo anh ra để lau khô cho ông già, và ôm ông vào lòng cạo râu và tóc cho ông ta.
Khi anh vừa cạo xong tóc cho ông già, anh cảm thấy ông ta còn sống, vì chính lúc đó ông già đã quay đầu nhìn anh mỉm cười, một nụ cười mãn nguyện sung sướng rồi ngả đầu ra đi vĩnh viễn trong vòng tay anh Dũng.
Từ đó anh Dũng đã suy nghĩ rất nhiều về điều chúa dạy : Hãy cho người nghèo đói ăn, cho kẻ khát uống và cho kẻ rách rưới ăn mặc …!
Tôi nhìn Nguyệt gật đầu và nói với nàng.
- Chúa đã chọn Dũng làm Linh Mục rồi, cháu có chờ mãi cũng thế thôi, cái ơn kêu gọi lòng nhân yêu nguời từ khi Linh Mục Dũng gặp ông già ăn mày đó cháu biết không ?
Nguyệt cúi đầu nói rất nhỏ.
- Cháu biết. Nhưng nghe anh kể cháu không phục anh chút nào.
- Tại sao vậy ? Cháu nghi ngờ chuyện Linh Mục Dũng kể cho gia đình và cháu nghe ?
- Không. Nguyệt lắc đầu, nàng nói tìép. Bởi vì anh ấy có cơ hội, và chả lẽ đi tới đó rồi quay về. Nhưng điều anh làm cho cháu phục anh là khi cháu gặp anh ấy ở Việt Nam.
- Lại chuyện gì sảy ra ở Việt Nam ? Tôi ngạc nhiên hỏi Nguyệt.
- Dạ, anh Dũng đã làm những điều mà cháu chưa bao giơ nghẽ tới.
- Linh mục Dũng đã làm gì ở Việt Nam ? Cháu bắt gặp ?
Nguyệt gặt đầu.
- Cháu bắt được quả tang mới chết cháu chứ…!
- Chuyện gi`.
Nguyệt nắm lấy tay tôi nàng kể :
- Anh làm Linh Mục ở Atlanta, nơi đó giáo dân toàn người Mỹ nhà giầu, họ cho tiền nhà thờ rất rộng rãi, và đôi khi còn tặng riêng anh Dũng tiền vì họ biết anh Dũng cần tiền để làm một việc thiện giúp trẻ mồ côi tàn tật tại Viêt Nam.
Anh Dũng đã gom những số tiên tặng này và mỗi năm anh mang về việt nam cho vào nơi từ thiện để nuôi trẻ mồ côi, và khuyết tật.
Năm 2002 cháu về Viêtnam trong nhóm bác sĩ thiện nguyện, sau giờ khám bệnh và mổ mắt cho bệnh nhân và mấy em mồ côi trong bệnh viện Sùng Chính, nay là Chấn Thương Chỉnh Hình, đường Trần Hưng Đạo trong chợ lơn. Cháu mệt mỏi bước ra khỏi phòng mổ thì gặp mấy em bé đói rách ngồi bên góc tường nói chuyện với nhau, chúng nhắc tới tên Dũng và còn nói là linh mục Việt Kiều nên làm cháu chú y’ lắng nghe.
- Ây mày anh Linh mục Dũng Việt kiều ra sao rồi ?
- Ông ấy hết tiền rồi, nên chỉ mổ mắt được cho mấy thằng chột một mắt mà thôi.
- Anh nói, kỳ sau anh về sẽ đưa thằng long đi sửa lại đôi chân để cho nó khỏi phải lết trên lối đi phải không mày ?
- Phải…
Trong khi cháu đang nghe tụi nhỏ nói chuyện thì có tiếng reo phiá sau.
“A.. tụi mày, anh linh mục Việt Kiều đến đắt tụi mình đi ăn, hôm nay ăn thả cửa nghe tụi mày”
Cháu quay nhanh lại thì đúng là anh Dũng của cháu, nhưng anh không mặc áo linh mục mà mặc áo thường dân như kẻ nghèo nàn để hoà đồng với những trẻ mồ côi nghèo nàn.
Cháu chạy lại ôm lấy anh và khóc dòng, nhưng anh đã đẩy nhẹ cháu ra và nói.
- Nguyệt ..! Mỗi người mỗi lý tưởng… cô nên làm chuyện cô đang làm thì tốt hơn và sẽ tìm được niềm vui trong lòng.
- Vậy cháu nói sao với Linh Mục Dũng. Tôi ngắt lời Nguyệt.
Với vẻ mặt rất bình thản, nguyệt nhìn tôi kể tiếp.
- Cháu ôm anh ấy thật chặt và hôn lên môi anh, rồi bước lùi lại một bước để cháu nhìn kỹ vào mặt anh ấy, để cháu biết, và hiểu anh ấy hơn. Sau đó cháu sợ người chung quanh nghe và hiểu được ý cháu muốn nói gì với anh Dũng, nên cháu đã nói một câu bằng tiếng anh mà chỉ mình anh Dũng biết “ I knew you now… I do love you fore ever and always”. rồi cháu quay đi và bước thật nhanh như chạy trốn trước những cặp mắt tò mò đang đăm đăm nhìn cháu. Lòng cháu tự nhiên thanh thản và rất nhẹ nhõm, cháu như bay bổng và tuyệt nhiên không nghĩ tới tình yêu Dũng nữa.
Tôi nhìn Nguyệt, nhìn vào ngọn đền nến lung linh cháy giữa cái bánh sinh nhật của cháu nội người bạn.
Tôi thầm nghĩ : Ánh sánh của nến tuy nhỏ, nhưng đã có thế soi sáng một khoảng của con con đường hầm mà Nguyệt đang đi tìm trong tình yêu người và đời sống.
Ồ ra là thế…! Dũng đã tìm thấy mùa xuân trong đời làm Linh Mục, và Nguyệt đã tìm được mùa xuân cho lòng mình, một mùa xuân không có hoa nở, bướm bay và nắng hồng, nhưng có những nụ cười chân tình trọn vẹn nở trên môi và trong lòng người.

Viết theo lời kể của anh chị Báu về một vị Linh Mục.
San Jose Oct. 28, 2005