PDA

View Full Version : Cuộc thoát hiểm ly kỳ



chimtroi
08-30-2009, 08:43 PM
CUỘC THOÁT HIỂM LY KỲ CỦA
TRUNG ÚY PHI CÔNG NGUYỄN CHÍ LONG.

TRƯƠNG MINH HÒA, 21/08/2009

-Xin được ghi lại cuộc thoát hiểm ly kỳ của trung úy hoa tiêu trực thăng Nguyễn Chí Long, người viết bài nầy có cơ hội gặp anh trong trại tù Vườn Đào, trại lao động Mộc Hóa. Câu chuyện về cuộc thoát hiểm nầy được một số bạn bè trong tù biết. Người viết không phục vụ trong Không Quân, nên chỉ ghi theo những gì được nghe, trong tinh thần nhớ một người bạn tù thân thiết, nhằm vinh danh một chiến sĩ can trường, chớ không có ý "tìm chút mặt trời trong ly nước lạnh"-


Người tù tên Nguyễn Chí Long, trông bề ngoài, anh nhu mì, ít nói và hay nở nụ cười khi gặp mặt nhau; nhưng có ai ngờ, anh là một chiến sĩ can trường trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc binh chủng Không Quân, một thời "lướt gió tung mây" trong những công tác đặc biệt, táo bạo và rất nguy hiểm trên chiến trường Việt Nam trước 1975. Trung Úy phi hoa tiêu trực thăng Nguyễn Chí Long, một sĩ quan trẻ, quê ở tỉnh Vĩnh Long, sau khi gia nhập quân đội, binh chủng không quân, được đưa sang Hoa Kỳ huấn luyện. Khi tốt nghiệp, trở về phục vụ tại phi đoàn 219, một đơn vị mà hầu hết các hoa tiêu kính phục qua những phi vụ rất nguy hiểm, như bài hát "một chuyến bay đêm" của Song Ngọc; địa bàn hoạt động là vùng Trường Sơn, nhiệm vụ là thả các toán biệt kích trên đường mòn Hồ Chí Minh.

Theo lời kể của anh Long, thì các phi cơ trực thăng mướn của công ty Panan, của Hoa Kỳ, sơn toàn màu đen để ngụy trang trong các công tác rất đặc biệt nầy. Có lần, chính anh đáp xuống, cắt một đoạn ống dẫn dầu, có đề nơi sản xuất "made in France" mang về làm bằng chứng; tuy nhiên, điều nầy không ai ngạc nhiên, vì nước Pháp từ chính phủ của tổng thống Charles De Gaule, do Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không quân nên bị thua trận Điện Biên Phủ năm 1954, thế là Pháp tức giận, thường hay bí mật giúp cho Cộng Sản Bắc Việt một số mặt hàng cần dùng, như ống dẫn dầu, phim ảnh, được Việt Cộng tiết lộ trong phim GẠO RAN (Grill Rice) sau nầy được trình chiếu tại các đài truyền hình Tây Phương. Mặc dù Hoa Kỳ và các nước đồng minh như Nam Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân... đã đổ tiền, mạng người vào miền Nam để ngăn chận làn sóng đỏ, cũng là bảo vệ an ninh khu vực, giao thương....trong có có quyền lợi của nước Pháp; nhưng vì lòng ích kỷ mà nhiều thời tổng thống Pháp đã đâm sau lưng đồng minh qua việc giúp cho Việt Cộng, dành mọi dễ dàng trong vài lãnh vực ngoại giao. Do đó, sau tết Mậu Thân 1968, hội đàm Paris mở ra, chính phủ Hoa Kỳ và miền Nam đã chọn nơi nầy, bị thất lợi khá nhiều qua phong trào phản chiến khuynh tả, trong đó có cả người Việt thuộc khối Ấn Quang là đại đức Thích Nhất Hạnh, cư sĩ, Võ Văn Ái, gây ồn ào trong các cuộc đàm phán, là hành động "núp bóng từ bi đâm sau lưng chiến sĩ", rõ ràng như "đèn chánh điện trong chùa Phật trong ngày vía".

Trong một phi vụ bốc một toán lính biệt kích xuống đường mòn Hồ Chí Minh vào chiều hôm ấy, sau khi công tác hoàn thành. Phi cơ trực thăng của trung úy hoa tiêu Nguyễn Chí Long phát giác ra bên dưới có 2 toán biệt kích, ở hai địa điểm khác nhau, cách nhau không xa, cũng mặc giống nhau và cả hai đều cho mật khẩu y như nhau. Phân vân, không biết toán nào là thật, giả... sau vài vòng lượn quanh hai toán để quan sát; nếu đáp lầm địa điểm có toán của Việt Cộng giả dạng, thì nguy hiểm vô cùng; tuy nhiên, Trung Úy Long không thể nào bỏ các chiến hữu của mình đang chờ được đưa về, nên cố gắng nhận dạng ra quân ta; rồi bỗng anh nhớ đến lúc đổ quân, trong toán biệt kích, có một anh lính rách vai áo, thì đoán là thật, bèn đáp xuống. Trong lúc trực thăng ở độ cao chừng 10 thước, bỗng bên dưới, toán lính giả ( chắc là Việt Cộng) bắn lên, khiến cho hoa tiêu phó, là một thiếu úy, quê cũng ở Vĩnh Long, là con trai của một bác sĩ, đã hy sinh ngay trong phát đạn đầu tiên. Phi cơ bị trúng đạn, không thể bay được và rơi từ độ cáo xuống đất, may mà không bị thương vong. Trung Úy Long cùng với anh xạ thủ nhanh chóng tháo khẩu đại lên, và Việt Cộng nhào tiến đánh, lục soát. Sau khi bắn trả, người xạ thủ chết vì quân Việt Cộng khá đông và trung úy Long cũng bị thương ở chân, nên anh dùng băng cá nhân cầm máu và ém trong rừng. Tình hình nầy rất bi đát, trời sụp tối, nên anh Long trốn trong rừng lá, trong lúc đó, Việt Cộng dùng đèn pin soi, đi tìm, anh cho biết là phải nín thở để chúng không khám phá ra.

Đêm đen, sau một hồi tìm không ra, Việt Cộng bỏ đi, từ đó, anh Long không còn đi được nữa, nên phải bò trong rừng, từ đường mòn Hồ Chí Minh, may ra tìm được cái sống trong cái chết trước mắt. Tại hậu cứ, chiếc phi cơ không trở về, rồi sau đó, báo cáo mất tích, gia đình anh Long lãnh tiền tử, lập bàn thờ, tưởng đâu đã chết mất xác trong rừng. Sau khi thoát khỏi vùng Việt Cộng, trung úy Long chỉ có khả năng bò trong rừng suốt 3 tháng, vết thương có giòi và anh cố gắng sống bằng cách ăn các loại củ hoang, lá cây trong rừng để cầm hơi. Khi bò gần một đồn Biên Phòng của quân lực VNCH, lính thấy động bèn bắn ra, tưởng đâu là đặc công Việt Cộng, anh Long la lớn, thế là họ ngưng bắn, ra xem, thấy mặc bộ đồ bay, nên mang võng ra khiêng vào đồn, đoạn báo cáo về, sau đó, trực thăng đến mang về, may mắn là được đưa ra hạm đội 7, chữa trị nên không cưa chân. Trong thời gian điều trị ở hạm đội, các bác sĩ Mỹ ngạc nhiên khi thử máu, thấy có nhiều chất kháng sinh và anh Long cho biết là tình cờ ăn nhằm các loại củ, lá cây, không ngờ có dược tính, nên vết thương không lan nhanh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trung úy Nguyễn Chí Long trở về nhà, dọc đường bị bắt, vì anh vẫn mặc quân phục, bị đưa lên trại tù Chi Lăng, rồi Vườn Đào.

Trong tù, trung úy Long là người giữ vững tinh thần, kín đáo, chỉ nói chuyện với những người thân thiết và tôi là một trong số các bạn thân của anh. Sau khi thả tù, mỗi người một nơi, anh Long về quê và sau đó được gia đình bảo lãnh qua Úc theo diện đoàn tụ. Người gặp trung úy Long trong những ngày cuối cùng còn ở Việt Nam là thiếu úy V.N. Thử ( hiện định cư ở Hoa Kỳ), cũng là bạn thân của chúng tôi. Năm 2007, Anh Thử liên lạc được với tôi, nên đã nhờ đăng tin tìm Nguyễn Chí Long trên tuần báo Saigon Times ở Sydney. Xin cám ơn Hữu Nguyên đã lưu lại phần nhắn tin nầy một thời gian. Nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy anh Long ở đâu, do đó, nếu anh Nguyễn Chí Long đọc được bài nầy, xin liên lạc ngay cho anh em, qua Tinparis, hoặc có ai biết anh ở đâu, xin giúp dùm.

Trung úy Nguyễn Chí Long là một trong rất nhiều trường hợp can trường trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do, đem thân nơi chiến địa, đương đầu với bao hiểm nguy. Như trường hợp của anh Đổ Văn Phúc, thương phế binh 70 %, máu của anh đã đổ trên chiến trường, góp phần bảo quốc an dân, trong đó có cả gia đình của NANCY BÙI và luật sư Trần Mộng Vinh.

Sau 1975, anh Phúc bị kẻ thù hành hạ 10 năm tù đày, trong khi đó, những người như Nancy Bùi, Trần Mộng Vinh và gia đình vẫn bình an, nương theo làn sóng đi tìm tự do, ra đi sớm nhất. Rồi khi Hoa Kỳ xã vận, Nancy Bùi lại quay về thành lập công ty làm ăn tại Gò Vấp ( Saigon) mà không hề hấn gì, không bị Việt Cộng trù dập, mạng sống nguy hiểm, như cái lý do rời Việt Nam, ai muốn đi định cư phải khai là: "không sống dưới chế độ Cộng Sản, nên phải bỏ nước ra đi tìm tự do". Ở hải ngoại, lập hội bảo tồn văn hóa và nhất là Trần Mộng Vinh đã ca tụng "quân hại nhân dân", nhưng tại sao lại không trở về ở Việt Nam luôn?

Chính những kẻ như Nancy Bùi, Trần Mộng Vinh....phải mang ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa như Đổ Văn Phúc, mới là người "có học", có lương tri, trái lại, khi Đổ Văn Phúc nói lên sự thật, thì Nancy Bùi ỷ có tiền nhiều là nhờ làm ăn ở Việt Nam, mướn luật sư thưa. Đây là thái độ vô ơn bạc nghĩa, dùng tiền để trấn áp những ai nói lên sự thật, là vi phạm nguyên tắc truyền thông dân chủ. Do đó, vụ Nancy Bùi đã bị phản ứng mạnh của người Việt hải ngoại, nhất là các cơ quan truyền thông, nên cái tên Triều Giang từ nay trở thành ý nghĩa: "cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Tiền không thể mua được danh dự, và tiền như một phương tiện nhằm làm cho kẻ lợi dụng nó để làm chuyện bất chính, trấn áp người khác, mưu đồ dùng đồng tiền để "dập tắt công lý" tại các nước dân chủ, ắt không thể thuyết phục được dư luận; cho nên cái bản án xử khiếm diện cũng không phải là điều làm cho người ra ngạc nhiên; nếu Nancy Bùi đòi 10 triệu, tòa án cũng dám gõ búa, vì đâu có người bị kiện ra tòa đối chất....

Hệ thống pháp đình Hoa Kỳ hay các nước dân chủ mang tính cách công bằng, do đó, Đổ Văn Phúc kháng cáo, đưa ra chứng cớ và bị "vu khống, chụp mũ", thì phía Nancy Bùi không thể yên mà "ăn mừng chiến thắng" như tòa án nhân dân tại Việt Nam, và Đổ Văn Phúc có quyền đòi bồi thường ngược lại do bị thiệt hại vật chất, cũng như tinh thần do Nancy Bùi, cấu kết với luật sư gây ra trong vụ kiện. Nên nhớ là ở các nước dân chủ, cái nơi luật sư làm việc cũng chỉ là " tiệm luật", nhưng vì ngành nầy có quan hệ đến tòa án, thế là nhiều người không hiểu luật mà ngán, nên" nâng cấp "thành" văn phong luật sư"; do đó, một số luật sư thiếu lương tâm, cứ lầm tưởng là "ta đây là người đứng trên luật pháp" mà tha hồ lam theo yêu cầu của thân chủ, bất kể đúng sai để lấy tiền. Ở các nước dân chủ, không ai đứng trên luật pháp, tổng thống, thủ tướng, chánh án....nếu vi phạm luật cũng bị chế tài; nên luật sư nào hành nghề không theo luật định, cũng không thể tránh được sự trừng phạt, cũng từ hệ thống luật trong tinh thần công bằng và tôn trọng quyền tự do cá nhân, được bảo vệ bởi luật pháp, nên luật sư không thể dùng luật hù dọa hoặc ăn tiền thân chủ mà " khủng bố" tinh thần người khác bằng "vũ khí bằng giấy". Nancy Bùi nên hiểu rõ chuyện nầy, là người làm chủ "tịt" một hội bảo tồn văn hóa, có phó chủ tịt là một luật sư, chẳng lẽ lại không biết nguyên tắc "Cao Bồi" bắn hụt là chết và trong luật là: thưa trật là lãnh đủ án phí và bồi thường đấy./.

Trương Minh Hòa
19.08.2009