Log in

View Full Version : Giáo Đường Im Bóng



KiwiTeTua
12-25-2016, 06:33 AM
Giáo Đường Im Bóng - Nhạc Nguyễn Thiện Tơ - Quỳnh Dao

<iframe width="800" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/B7ydTV_iKrk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Giáo Đường Im Bóng - Nhạc Nguyễn Thiện Tơ - Hồ Trung Dũng & Thanh Ngọc

<iframe width="800" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/BiYZzjfijBc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Nguyen Huu Thien
12-25-2016, 11:51 AM
Lời 2 của Giáo Đường Im Bóng

Theo nhà báo Hoài Nam – người đã thực hiện chương trình “70 Năm Tình Ca trong Tân Nhạc Việt Nam” (SBS Radio, Australia, 2008-2010), ca khúc Giáo Đường Im Bóng mà hiền huynh KiwiTetua vừa post lên HQPD, cả nhạc lẫn lời là của Nguyễn Thiện Tơ:

Ɲhớ tới đêm đầу ánh sáng Hương trong gió tràn mênh mang Giâу phút như ngừng thôi rơi Tiếng kinh muôn lời Ɗáng xinh xinh bao tiên kiều quỳ ngân Thánh kinh ban chiều Trong giáo đường đêm Ɲoel ấу ngàn đời tôi mến уêu Tiếng A men đều âm u Hòa theo gió vàng đêm thu làm xao xuуến tâm hồn quá Thời khắc mơ Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm Ɲơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huуền mơ.

Chỉ sau khi ca khúc Giáo Đường Im Bóng đã trở nên nổi tiếng, tác giả Phi Tâm Yến mới đặt thêm lời 2 như sau:

Tới chốn xưa nàng vắng bóng, Tôi mơ mắt huуền nhung trông. Ɓao phút vui thần tiên qua, Thấу đâu bâу giờ. Lá êm rơi trên gương hồ, Hình như mối duуên xa mờ. Ɲaу đến làm tôi xao xuуến, Hồi đời tươi sáng êm. Ѕóng rung rinh hồ xưa đâу, Hồn tôi nhớ nàng mê saу. Ɲgàу xa ấу u trầm quá, Và chóng qua. Ɓiết đến đâu tìm kiếm, Ɲối dâу tình duуên, Và sóng mắt mơ huуền còn biết đâu tìm. Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng. Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huуền mơ.

Trong chương trình nói trên, Hoài Nam đã gửi tới thính giả bản Giáo Đường Im Bóng do Mai Hương hát cả lời 1 lẫn lời 2.

Như vậy, phần ghi chú trong video clip thứ hai (do Hồ Trung Dũng & Thanh Ngọc song ca) ghi “Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ - Lời: Phi Tâm Yến” là thiếu chính xác, bởi Phi Tâm Yến chỉ là người đặt lời 2. Hơn nữa, trong video clip này, Hồ Trung Dũng & Thanh Ngọc chỉ hát lời 1 (của Nguyễn Thiện Tơ), cũng giống như Thái Thanh trong video clip 1.

NHT

KiwiTeTua
12-25-2016, 11:44 PM
Lời 2 của Giáo Đường Im Bóng
...........
Chỉ sau khi ca khúc Giáo Đường Im Bóng đã trở nên nổi tiếng, tác giả Phi Tâm Yến mới đặt thêm lời 2 như sau:

NHT

Thank you anh Thiện đã chú thích thêm chi tiết về bản nhạc hay này.

Lúc đầu cứ tưởng đây là một bản Thánh Ca nhưng nhạc sí Nguyễn Thiện Tơ đã lồng vào bản nhạc những giai điệu "đầy chất thơ", gói ghém tâm tư về một cuộc tình thật đẹp nhưng nhiều gian nan trắc trở của ông với cô Vũ Hà Tiên, một thiếu nữ Công Giáo xinh đẹp thuộc giáo xứ Thành Nam, Hà Nội cúa thập niên '30....

Theo như anh Thiện cho biết, nhà báo Hoài Nam nói rằng nhạc sỉ Nguyễn Thiện Tơ viết "lời 1" còn nhà thơ Phi Tâm Yến chỉ viết "lời 2" thôi. Nhưng theo bài viết dưới đây, nhạc sỉ Nguyễn Thiện Tơ đã nhờ nhà thơ Phi Tâm Yến, một người bạn thân của nhạc sỉ, viết lời cho cả bản nhạc.

Thôi thì ai viết cũng được, bản nhạc hay với những lời nhạc du dương tình tứ là Kiwi đê mê, thả hồn theo mây khói rồi....

Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi trôi
.....
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
Quỳ ngân Thánh Kinh ban chiều
...
Tới chốn xưa nàng vắng bóng,
Tôi mơ mắt huyền nhung trông.

Mèn đét.... Oh là la.... So với những bài thơ "trần tục, tội lổi" của KiwiTeTua, nhất là thơ của Firebird24, một trời một vực như Thiên Đàng và Địa Ngục!

Ôi xấu hổ vô cùng....... Mai mốt mần thơ tiếp....... :04:


___________________________


Ca Khúc “Giáo Đường Im Bóng” và Một Chuyện Tình Đầy Trắc Trở
Thiên Vy

Tôi vẫn nghĩ tác giả của ca khúc Noel này phải là một người Công Giáo, nhưng không ngờ, nhạc sĩ là một người ngoại đang yêu một thiếu nữ Công Giáo xứ Thành Nam, Hà Nội. Chuyện tình của họ rất đẹp nhưng cũng thật gian nan trắc trở.



http://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1482709085-1.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ

Người viết “Giáo Đường Im Bóng” ấy là nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Ông sinh năm 1921 tại Hà Nội, là một nhạc sĩ tiền chiến với 19 ca khúc, trong số đó có những ca khúc được nhiều người biết đến như “Giáo Đường Im Bóng” và “Qua Bến Năm Xưa” (VW 2011). Chẳng những thế, ông còn là người thầy uy tín của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh (LH 2009).

“Giáo Đường Im Bóng,” một trong những tác phẩm Giáng Sinh mang chất tình ca đạo đời đầu tiên của Việt Nam những năm 30, ra đời trong giai đoạn tình yêu chín muồi giữa nhạc sĩ và cô Vũ Hà Tiên, một tình yêu đẹp như những bông hoa hồng nở đón chào mùa Xuân, nhưng hồng cũng đầy những gai nhọn.


http://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1482709152-2.jpg
Cô Vũ Hà Tiên


Bình Nguyên Trang đã phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và ông kể lại: “Tôi gặp nàng trong một buổi biểu diễn từ thiện Hướng Đạo Sinh. Khi ấy tôi là nghệ sĩ chơi đàn guitar Hawaii, còn nàng thì hát rất hay. Tôi đàn nàng hát. Nhan sắc yêu kiều, quý phái của nàng đã khiến tôi bần thần vì xúc động. Ngay từ phút giây ấy tôi nhận ra mình đã yêu mất rồi” (BNT 2009). Sự hiền thục, có duyên và tài ca hát của cô Hà Tiên lúc đó, không chỉ làm cho nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ say đắm mà cả nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô, chính tình yêu ấy đã thôi thúc Lê Thương viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên (TMP 2011).

Suốt thời gian yêu nhau, kể từ những ngày đầu thương trộm nhớ thầm cho đến lúc gia đình hai bên nhận ra tình yêu của họ, cả hai bắt đầu nếm trải những sóng gió của phận người. Và trong những giây phút đau khổ ấy, tác phẩm “Giáo Đường Im Bóng” đã ra đời. Một điều lý thú ở đây là “ngay cả khi bài hát ra đời và được các ca sĩ cùng thời hát ở một vài phòng trà Hà Nội, người con gái xứ đạo Thành Nam Vũ Hà Tiên vẫn không hề biết đó là bài hát dành tặng cho mình” (BNT 2009).

Ca từ của “Giáo Đường Im Bóng” đầy chất thơ, diễn tả tình yêu khắc khoải chờ đợi của một chàng trai yêu một cô gái Công Giáo. Những lời ấy không phải của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ, mà của nhà thơ Phi Tâm Yến, người bạn thân của ông.

“Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi trôi
Tiếng kinh muôn đời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
Quỳ ngân Thánh Kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
ngàn đời tôi mến yêu.”

Đọc ca từ của Phi Tâm Yến, chúng ta nhận ra ngay những khoảng khắc đã qua rồi và bây giờ đang sống lại trong tâm trí của nhạc sĩ. Sự lạc quan đầy sức sống của chàng trai đang yêu trong một đêm Noel đầy ánh sáng và hương gió, lấp ló đâu đó để nhìn cô Hà Tiên. Nàng thì quỳ trong nhà thờ cầu nguyện sốt sắng và đang nâng tâm hồn lên tới Chúa. Tôi không biết nhạc sĩ lúc đó đang đứng ở chỗ nào, nhưng chắc chắn ông sẽ chọn chỗ tốt nhất để có thể nhìn ngắm người mình yêu rõ nhất.

“Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.”

Tôi đọc đi đọc lại đoạn này nhiều lần để xem nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và nhà thơ Phi Tâm Yến muốn nói gì. Những lời này bộc lộ tình yêu của tác giả với tâm trạng buồn, nhưng không phải là thất vọng và đau khổ. Vậy thì hơi khó hiểu! Tôi google tìm thêm ca từ của ca khúc này để đọc xem có gì lạ. Ghé vào Diễn Đàn Hội Ngộ, tôi đã tìm được lời 2, mà theo tôi nó diễn tả rõ hơn tâm trạng của nhạc sĩ.

“Tới chốn xưa nàng vắng bóng,
Tôi mơ mắt huyền nhung trông.
Bao phút vui thần tiên qua,
Thấy đâu bây giờ.
Lá êm rơi trên gương hồ,
Hình như mối duyên xa mờ.
Nay đến làm tôi xao xuyến,
Hồi đời tươi sáng êm.
Sóng rung rinh hồ xưa đây,
Hồn tôi nhớ nàng mê say.
Ngày xa ấy u trầm quá,
Và chóng qua.
Biết đến đâu tìm kiếm,
Nối dây tình duyên,
Và sóng mắt mơ huyền còn biết đâu tìm.
Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng.
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ.” (NTT 2011).

Ca từ mộc mạc, có nét đặc trưng của cách dùng tiếng Việt lúc bấy giờ, có thể hôm nay chúng ta ít sử dụng. Lời ca bộc lộ rõ sự thất vọng và trắc trở trong tình yêu của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và cô Vũ Hà Tiên. Theo bạn, những thách đố trong tình yêu của họ là gì? Với tôi, thử thách lớn nhất khi hai người đến với nhau chính là quan niệm về người nghệ sĩ trong văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ và nhất là cách trở về mặt tôn giáo.

Ở Việt Nam đời Vua Lê Thánh Tôn (TK 15) đã cấm những người nhạc sĩ và diễn viên không được tham gia các kỳ thi và làm quan trong triều, họ bị khinh rẻ bởi tầng lớp quý tộc. Chính vua Tự Đức (TK 19) cũng nói: “Xướng ca vô loài” để tỏ ý coi thường những người làm nghề ca hát, cái thứ “lẳng lơ, nghèo kiết xác.” Thời những năm 30 ở miền Bắc Việt Nam, quan niệm này vẫn không thay đổi bao nhiêu. Tôi nghĩ, gia đình cô Hà Tiên, một gia đình Công Giáo truyền thống, chắc chắn rất phân vân khi biết người yêu cô là một nhạc sĩ.

Cách trở về tôn giáo chính là nguyên nhân làm cho hai người đau khổ nhiều nhất. Những gia đình Công Giáo truyền thống thời đó hầu như không gả con hay cho lấy những người bên lương, và ngược lại, những gia đình Phật Giáo và văn hóa truyền thống cũng không muốn gả con hay cho lấy người Công Giáo. Tại sao lại có chuyện như thế?

Tôi bỏ qua vấn đề lịch sử phát triển khi đạo Công Giáo đặt chân đến Việt Nam và trải qua hơn 200 năm bắt đạo, khốc liệt nhất dưới ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Tôi chỉ bàn tới cái nhìn của người bên lương mỗi khi cho con lấy người Công Giáo mà thôi. Họ cho rằng, cho con lấy người Công Giáo là coi như mất con vĩnh viễn, vì con họ sẽ bỏ đạo ông bà tổ tiên để trung thành theo Chúa và Giáo Hội. Gay gắt nhất là đối với những người con trưởng, có nhiệm vụ đại diện cho gia tộc cúng giỗ và nhang khói cho ông bà.

Với những người Công Giáo, vấn đề nghi thức tôn kính ông bà tổ tiên cũng là một vấn đề lớn được bàn cãi ở Rôma cả trăm năm. Phải nói là sau Công Đồng Vatican II (1965), Giáo Hội mới chính thức cho phép và công nhận việc tôn kính ông bà tổ tiên (Ancestor Veneration) là truyền thống văn hóa không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước Á Châu nói chung và niềm tin nơi ông bà tổ tiên không có gì xung khắc với đức tin của người Công Giáo. Chính vì thế, hiện nay, hầu như gia đình Công Giáo Việt Nam nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên.

Chúng ta cứ tưởng tượng xem gia đình cô Vũ Hà Tiên ở thời điểm đó, liệu cha mẹ cô cho phép cô lấy một người lương chăng? Rất khó xử cho gia đình và dòng tộc bởi người Công Giáo thấy rằng họ bị ràng buộc một cách sâu đậm với luật Giáo Hội. Cha mẹ phải có nhiệm vụ chăm sóc đức tin cho con cái từ tấm bé đến khi trưởng thành vào đời. Nếu con cái của họ sống đạo không tốt thì họ sẽ phải trả lời trước mặt Chúa về việc thiếu trách nhiệm trong bổn phận làm cha làm mẹ. Tôi nghĩ tới bốn giải pháp mà cha mẹ cô Hà Tiên có thể đã đặt ra.

- Ngăn không cho hai người lấy nhau là tốt nhất, giữ được truyền thống cho cả gia đình hai bên.
- Nếu muốn thành hôn, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ phải trở thành người Công Giáo. Điều này khả thi, ông chỉ cần học đạo và sẽ được rửa tội.
- Nếu lấy nhau mà đạo ai nấy giữ thì không thể được, vì luật Giáo Hội thời đó chưa cho chuẩn hôn nhân khác đạo.
- Nếu hai người bỏ nhà trốn đi một nơi nào đó để xây dựng tổ ấm, thì cha mẹ cô Hà Tiên và gia đình dòng họ chỉ còn nước lấy mo mà đeo vào mặt.

Người xưa thường nói: “Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.” Chàng Tơ và nàng Tiên đã long đong lận đận suốt hơn 6 năm trường để vượt qua biết bao chông gai cách trở. Cuối cùng họ đã nên vợ nên chồng sau khi nhạc sĩ Nguyễn Thiên Tơ học giáo lý và được rửa tội. Tình yêu nồng nàn thắm thiết của họ đã làm cho Chúa động lòng. Ngài đã cho họ 8 người con và thêm một người con tinh thần rất nổi tiếng mà nhiều người Việt Nam biết đến, đó là “Giáo Đường Im Bóng.” Nhạc sĩ tâm sự: “Mỗi bài hát gắn với một kỷ niệm, mỗi bài hát có riêng một số phận… Tôi thấy có hai ca sĩ hát (Giáo Đường Im Bóng ) thành công nhất là Khánh Ly và Nga My. Khánh Ly hát như một bài hát trữ tình đượm thánh ca, còn Nga My thì lại hát như một bài thánh ca đượm chất trữ tình” (BNT 2009).

Tài liệu tham khảo
* Bình Nguyên Trang. Mùa Noel nhớ Giáo Đường Im Bóng. 12 27, 2009.http://www.baomoi.com (Truy cập 12 7, 2011).
* Lê Hữu. Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Một Mùa Thu Nào Lãng Mạn. 7 11, 2009.http://hoctroviet.blogspot.com (Truy cập 12 7, 2011).
* Nguyễn Thiện Tơ. Diễn Đàn Hội Ngộ. 2011. http://www.hoingo.org (Truy cập 12 7, 2011).
* Trần Minh Phi. Nhạc Sĩ Lê Thương. 3 4, 2011. http://www.vnmusic.com.vn(Truy cập 12 7, 2011).
* VW – Vi.Wkipedia. Nguyễn Thiện Tơ. 2011.http://www.vi.wikipedia.7val.com (Truy cập 12 7, 2011).

Thiên Vy

Nguyen Huu Thien
12-26-2016, 01:08 AM
Hiền huynh KiwiTeTua viết:

“Mèn đét.... Oh là la.... So với những bài thơ "trần tục, tội lỗi" của KiwiTeTua, nhất là thơ của Firebird24, một trời một vực như Thiên Đàng và Địa Ngục!”

Tại hạ xin phép không đồng ý. Thơ “thanh” hay thơ “tục” đều có giá trị, đều có cái hay riêng, và đều là... món ăn tinh thần cho một số thành phần đối tượng nào đó. Chẳng hạn với cá nhân tại hạ thì bài thơ “Công Già Không Ngủ” của hiền huynh Firebird24 post trên HQPD cách đây mấy tháng phải được xem là một tuyệt tác.

Tại hạ dẫu là “con chiên Chúa”, không dám lộng ngôn phạm thượng, nhưng cũng xin được bàn loạn như sau:

Lẽ ra trong giáo huấn “Tám mối phúc thật” – còn được gọi là “Bài giảng trên núi”, Chúa Jesus Christ phải thêm “mối phúc” thứ 9 nữa, đó là:

“Phúc cho những ai làm cho kẻ khác vui cười, bởi chính họ sẽ được cười vui trên nước Thiên Đàng vậy!”

Amen

KiwiTeTua
12-26-2016, 10:44 PM
Hiền huynh KiwiTeTua viết:

Lẽ ra trong giáo huấn “Tám mối phúc thật” – còn được gọi là “Bài giảng trên núi”, Chúa Jesus Christ phải thêm “mối phúc” thứ 9 nữa, đó là:

“Phúc cho những ai làm cho kẻ khác vui cười, bởi chính họ sẽ được cười vui trên nước Thiên Đàng vậy!”

Amen

8 Mối Phúc thật (original) Matthew 5.2-12 ghi lại:

1. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ.
2. Phúc cho những ai than khóc, vì sẽ được an ủi.
3. Phúc cho người khiêm nhường, vì sẽ hưởng đất hứa làm gia nghiệp.
4. Phúc cho những ai đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.
5. Phúc cho người hay thương xót, vì sẽ được xót thương.
6. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì sẽ được gặp Thiên Chúa.
7. Phúc cho người hoà giải, vì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa.
8. Phúc cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước thiên đàng thuộc về họ.
(Matthew 5.2-12)

Nguyen Huu Thien ghi thêm Mối Thứ 9:

9. Phúc cho những ai làm cho kẻ khác vui cười, bởi chính họ sẽ được cười vui trên nước Thiên Đàng vậy!
(Nguyen Huu Thien 6.1-2)

Firebird24 tiếp theo Mối Thứ 10:

10. Phúc cho ai đi nhảy đầm thường xuyên - mổi tuần đi thì thật phúc đức. Còn cứ 2 tuần hay mổi tháng đi 1 lần, cũng tốt vậy.
(Firebird24 6.2-2)

Amen!
Bảo đảm 2 thầy Firebird24 & Nguyen Huu Thien sẽ có 2 chổ đứng vững vàng trên Thiên Giới lúc mai sau... :nhacvn: