PDA

View Full Version : Pleiku



khongquan2
12-20-2016, 05:52 PM
Pleiku

Thơ: Chương Hà
Nhạc: Mai Đằng
Trình bày: Mai Trâm

<iframe width="800" height="500" src="https://www.youtube.com/embed/pQEloidJIL0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

ducquany
12-20-2016, 06:49 PM
Tôi đố bạn KiwiTeTua và Khongquan2 tên PLEIKU có nghĩa là gì?

Nguyen Huu Thien
12-21-2016, 01:21 AM
“Em lê cu...”

Vì là dân KQ “lê-cu”, tôi xin phép được trả lời thay KiwiTetua và Khongquan2 như sau:

Trong tiếng Thượng (của người Jrai, tức Gia-rai), “plei” có nghĩa là “làng”, cũng như “dak” có nghĩa là sông, suối.

Từ đó, người Kinh có hai cách giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa của chữ “Pleiku”:

1- Một nhà nghiên cứu trong nước (CSVN) căn cứ vào việc thực dân Pháp thành lập tỉnh “Plei-Kou-Derr” ở cao nguyên Trung Phần năm 1905 để suy diễn nguồn gốc chính là chữ “plei-kơ-đư” trong tiếng Jrai, có nghĩa là làng ở hướng bắc, hoặc ở phía trên.

2- Theo tài liệu sưu tầm được Ty Thông Tin tỉnh Pleiku (thời Việt Nam Cộng Hòa) công bố vào đầu thập niên 1960, nguồn gốc của chữ “pleiku” là do truyền thuyết sau đây:

Nhân một ngày hội lớn, người Jrai quần tụ quanh nhà rông để tộc trưởng cúng Giàng (trời). Giữa lúc dân làng đang vui mừng nhảy múa quanh con trâu cúng, thì xảy ra một cuộc xô xát giữa hai người con trai của tộc trưởng: họ tranh nhau cái đuôi trâu, bởi theo phong tục của người Jrai, nếu ai chiếm được đuôi trâu để tế Giàng là một vinh dự lớn.

Cuối cùng, người con chiếm được đuôi trâu được lưu lại vùng đất này và đặt tên làng là Aku (cái đuôi) với dụng ý đề cao chiến thắng của mình. Người không chiếm được đuôi trâu phải bỏ đi lập làng mới.

Vì trong tiếng Jrai, nguyên âm “a” phát âm rất nhẹ cho nên làng “Plei-Aku” đọc nhanh sẽ thành “Plei-Ku”, mà người Kinh viết liền thành “Pleiku”.

Đa số người đóng góp ý kiến trên báo chí và các trang mạng đều nghiêng về cách giải thích thứ hai (thời VNCH).

Vì tiếng Việt không có phụ âm kép “pl”, cho nên đại đa số dân chúng thường phát âm “Pleiku” thành “Lê Cu”; chẳng hạn trong bài “Còn một chút gí để nhớ”, Sĩ Phú đã hát “Em lê cu má đỏ môi hồng...”

Riêng trong quân chủng KQ/VNCH, nhiều người lại phát âm thành “play-cu”, khiến các bà các cô biết đôi chút tiếng Anh nghe phải đỏ mặt (nhưng trong bụng thì rất thích).

Thiên Lôi Miệt Dưới

ducquany
12-21-2016, 02:52 AM
“Em lê cu...”

Vì là dân KQ “lê-cu”, tôi xin phép được trả lời thay KiwiTetua và Khongquan2 như sau:

Trong tiếng Thượng (của người Jrai, tức Gia-rai), “plei” có nghĩa là “làng”, cũng như “dak” có nghĩa là sông, suối.

Từ đó, người Kinh có hai cách giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa của chữ “Pleiku”:

1- Một nhà nghiên cứu trong nước (CSVN) căn cứ vào việc thực dân Pháp thành lập tỉnh “Plei-Kou-Derr” ở cao nguyên Trung Phần năm 1905 để suy diễn nguồn gốc chính là chữ “plei-kơ-đư” trong tiếng Jrai, có nghĩa là làng ở hướng bắc, hoặc ở phía trên.

2- Theo tài liệu sưu tầm được Ty Thông Tin tỉnh Pleiku (thời Việt Nam Cộng Hòa) công bố vào đầu thập niên 1960, nguồn gốc của chữ “pleiku” là do truyền thuyết sau đây:

Nhân một ngày hội lớn, người Jrai quần tụ quanh nhà rông để tộc trưởng cúng Giàng (trời). Giữa lúc dân làng đang vui mừng nhảy múa quanh con trâu cúng, thì xảy ra một cuộc xô xát giữa hai người con trai của tộc trưởng: họ tranh nhau cái đuôi trâu, bởi theo phong tục của người Jrai, nếu ai chiếm được đuôi trâu để tế Giàng là một vinh dự lớn.

Cuối cùng, người con chiếm được đuôi trâu được lưu lại vùng đất này và đặt tên làng là Aku (cái đuôi) với dụng ý đề cao chiến thắng của mình. Người không chiếm được đuôi trâu phải bỏ đi lập làng mới.

Vì trong tiếng Jrai, nguyên âm “a” phát âm rất nhẹ cho nên làng “Plei-Aku” đọc nhanh sẽ thành “Plei-Ku”, mà người Kinh viết liền thành “Pleiku”.

Đa số người đóng góp ý kiến trên báo chí và các trang mạng đều nghiêng về cách giải thích thứ hai (thời VNCH).

Vì tiếng Việt không có phụ âm kép “pl”, cho nên đại đa số dân chúng thường phát âm “Pleiku” thành “Lê Cu”; chẳng hạn trong bài “Còn một chút gí để nhớ”, Sĩ Phú đã hát “Em lê cu má đỏ môi hồng...”

Riêng trong quân chủng KQ/VNCH, nhiều người lại phát âm thành “play-cu”, khiến các bà các cô biết đôi chút tiếng Anh nghe phải đỏ mặt (nhưng trong bụng thì rất thích).

Thiên Lôi Miệt Dưới

HT Thiên Lôi Miệt Dưới biết và trả lời chính xác, PLEIKU tức là làng đuôi trâu, cũng có nguồn hơi khác một tý là ngọn đồi của bộ tộc chiến thắng bắt các bộ tộc khác phải cống nộp số trâu tế lể chiến thắng, và số đưôi trâu cống vật kết thành chùm biểu trưng của vinh quang, chử DAK là sông, IA là suối, CHU là núi...những năm 66, 67 theo ông già lên miệt này tôi chán Pleiku vô cùng, bùn đất đỏ mưa như nắng, các cô gái thượng cũng không đẹp như các cô gái thượng vùng KONTUM, da trắng mũi cao mắt xanh( đa phần lai Pháp ) vì KONTUM là thành phô do các Cố Đạo Pháp lập ra, và người Pháp sinh sống rất đông.Thích nhất là mùa Hè ra suối Paradise vùng Phương Hòa, Phương Quý, Phượng Nghĩa Kontum xem các cô Thượng tắm suối.Khi đó Kontum còn an bình lắm ,bên kia sông Dakla còn Trại B.15 BK Mỹ ,đêm ngũ có khi còn nghe cọp gầm ngoài bìa rừng.