PDA

View Full Version : Thơ già và Tình già .



loibangTQLC
06-26-2009, 07:01 PM
1. -- THƠ GIÀ

Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
Tivi dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon
Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi chú, bác có phiền hay không ?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ 'Mời ông cứ ngồi'
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa
Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Xuốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
'Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào'
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, 'chuyện ấy' ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi
Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi 'Bác thế nào? Khoẻ không?'
Cell Phone thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu ?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài
Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì
Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già!

Bùi Phạm Thành (7/17/2008)


2. -- TÌNH GIÀ

"Cô Đơn"

Cô đơn có ý nghỉa của nó là đơn chiếc một mình, một mình hiu quanh buồn tanh. Tuy ở giữa đô thành, nhưng lòng vẩn cảm thấy cô đơn. Đứng trước một vài trăm người, đọc một bài diễn văn, lòng của người diển thuyết thật là cô đơn. Nếu mất bình tỉnh, người này có thể sợ hải và tay chân rung rẩy. Hai chữ này có thể hiểu với ảnh hưởng vấn đề tâm lý. Hằng trăm cập mắt đang nhìn vào dáng điệu, thân thể của một người đứng trước đám đông. Người này cảm thấy cô đơn, mặc dù đang đứng trước hằng trăm người khán giả. Một người dù đang đứng trước đám đông, không cô độc, nhưng lòng cảm thấy cô đơn. Những Ca Sỉ lúc còn nỗi tiếng được tôn vinh ca ngợi trước hàng triệu người trên thế giới, nhưng lúc về già ngồi một mình cảm thấy cô đơn.

"Cô Độc"

Chỉ có một mình, không có ai bên cạnh. Không có ai sống chung với mình trong nhà. Thân cô độc không biết nhờ cậy ai. Nhiều người chỉ có một mình, không có ai bên cạnh, cô độc nhưng có thể không cô đơn.
Họ sống như hòn đảo hoang vắng ngoài biển cả mênh mông, mỗi ngày họ nói chuyện một mình, đọc sách, nghe tiếng chim kêu, mở TV hay Radio để tiếng của người nói chuyện.
Cô thế lẻ loi của người ở một mình, không người giúp sức. Ca dao: "Dây bên này có anh trùm vạn, dây bên kia có chị cấy công. Một mình tôi cô thế giữa vòng, dầu thiếu hơi ngắn giọng, cũng quyết lòng hò theo."

"Còn sống ngày nào, loài người không thể chấm dứt tình thương yêu."

Hai người vẩn hơn một người, một người ngả có người khác giúp đở. Chúng ta không thể sống như "con chàng bè" trong rừng hoang vắng. Đời sống có ý nghỉa, khi có tình yêu thương trước khi rời bỏ đời sống tạm bợ và ngắn ngủi này. Món quà quí giá mà Thiên Chúa ban cho, Món quà có ý nghỉa khi được chia sẻ với người khác. Mặc dù trong lúc tuổi già, răng long tóc bạc, dù già hết xí quách, dù cho già cúp bình thiết, những người bạn già vẩn còn tiếp tục tìm kiếm và yêu thương nhau. Ngày nào hay ngày đó, mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy nhau, tình nghỉa hai bên vẩn mặn nồng. Ca Dao: "Bồng em đi dạo vườn cà, Cà non chắm mắm cà già làm dưa. phận già cơm hẩm rau dưa, Già quen việc nặng già ưa nâu sòng."

"Dục tình thay đổi khi tuổi đã già"

Lúc cà non thì chắm mắm, nhưng khi cà đã già rồi, vẩn còn làm dưa. Dưa cà vẩn còn ngon, vấn đề dục tình để thụ thai, sanh con cái rất hiếm có xảy ra với những vợ chồng già, nhưng không đúng sự thật khi nói rằng tuổi già không thích làm tình dục. Những người già còn vui hưởng ăn uống, còn hưởng thụ khi nghe tiếng hát lời ca "mình ơi! Anh, em tình nghỉa đôi ta", còn thích nhìn bông hoa đua nở, còn hưởng những ánh nắng ấm áp của buổi sáng mặt trời mọc, là dỉ nhiên còn thèm muốn yêu thương dục tình. Tâm thì muốn, nhưng thể xác già yếu đuối. Những người già vẩn còn nhu cầu gần gủi, an ủi và đụng chạm tình thương yêu xác thịt, cũng giống như lúc thời thiếu niên. Và trong những năm cuối cùng của tuổi già, sự sung sướng tình dục vẩn có thể xảy ra giữa đàn ông và đàn bà.
Khoa học cho biết rằng bộ phần làm tình dục của đàn ông tuổi già và của đàn bà tuổi già bị thay đổi. Bộ phận của dàn ông thì teo đi, còn của đàn bà thì khô khan, nên vấn đề thỏa mản bị chậm đi. Cũng có nhiều người, tuổi càng già, dục tình lại càng gia tăng mạnh hơn, gọi là "Tuổi hồi xuân", tuỳ thuộc vào sức khỏe. Tuy già, nhưng vẩn còn phong độ.
Nhận xét không đúng nói rằng, già rồi không như trẻ, không con ham muốn tình dục nữa.
Những chuyện chế nhạo vui cười giữa vợ chồng, những chuyện tiếu lâm, chọc để vui cười giữa những bạn già, hay những người thân, như "Già rồi mà vẩn còn dê.", "dirty old man". Câu trả lời vui cười: "Già mà không dê sao được? Già cấm con trẻ: "Nam nử thọ thọ bất thân, nay già rồi cũng không kiềm chế, cấm được chính mình, chớ nên tự lừa dối lòng mình." Trong tình yêu thương dù trẻ hay già, không có điều gì xấu hổ, e thẹn khi yêu thương, dù cái hôn nhau giữa chợ, giữa đám đông với nhiều con mắt nhân chứng của tình yêu thương.
Những câu chuyện tiếu lâm kể ra để mọi người vui cười, đở buồn, sau khi làm việc vất vả trong một ngày, trong lúc ở tù cải tạo, trong lúc lái xe hàng dậm đường xa..
hành trình cuộc đời của mỗi người.




------------ -- Original message from "Tran Thien Huu" <tranthien@sympatico .ca>: ------------ --










Tình Già (Huy Phương)






Tuần qua, giữa những tin buồn, tôi đã đọc được một tin vui. Trong hai chuyên tang, hôn, “hôn” chẳng vui là gì. Ðó là chuyện ông cụ Ebemezer Rose 93 tuổi vừa kết hôn với bà Monica Hayden, 89 tuổi ở West Palm Beach , Florida. Lý do đơn giản họ đưa ra là, “Chúng tôi đều cô đơn, vì sao không nghĩ đến việc lấy nhau?”

Người qua đường nghe chuyện này có người nói, “Già hết xí- quách rồi, lấy nhau làm chi nữa?” hay về phía cô dâu chú rể, người ta cũng có thể bình luận, “lấy nhau về để đổ bô cho ông (hay bà) ấy hay sao?” Mỗi lần mở đài phát thanh nghe các nhà thuốc Tây quảng cáo bán nào ống dẫn tiểu, túi dựng phân, tã lót, xe lăn, gậy chống... nghe đã lạnh người, cứ tưởng tượng ra đem một ông già hay bà lão về để phục vụ, rồi lo “hậu sự” đã đủ khiếp. Ở đây hai ông bà già, chỉ mới biết nhau hai mươi năm về trước, không tình mà cũng chưa đủ nghĩa, lấy nhau tất nhiên phải có lý do. Ðó là hai tâm hồn cô đơn tìm đến với nhau trong những ngày cuối đời, cũng có lý lắm chứ!

Hình như tình yêu của người Tây phương kéo dài lâu hơn tình yêu của người Á Ðông. Chúng ta thấy những ông bà cụ già cầm tay nhau đi trong công viên, thủ thỉ bên nhau, hôn nhau dịu dàng là chuyện thường tình, trong khi các ông bà cụ của chúng ta, thường già trước tuổi, bà cụ má»›i vừa tắt kinh đã đỏ mặt khi đụng chạm với ông cụ, cứ giẫy nẩy lên, sợ lũ trẻ nó cười, sợ già mà “không nên nết.” Vì vậy chúng ta lại cũng thường khắt khe đối với những người lớn tuổi chết vợ, mất chồng mà còn “bước qua dư luận” tục huyền hay tái giá. Văn chương bình dân thì mỉa mai chuyện “bà già đã tám mươi tư, ngồi trong cửa sổ viết thư tìm chồng”, hay kể chuyện “bà già ra chợ Cầu Ðông, xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!” thật là “kỳ thị” hết chỗ nói.

Các cụ xưa thường đùa rằng, âlœCàng già càng dẻo càng dai, càng gãy chân chõng càng sai chân giường.” Nhưng theo các nhà y học, thì nói như vậy là trái với khoa học, có lẽ các cụ tiếc của trời, nói cho sướng miệng thế thôi. Nhưng bao nhiêu tuổi mới gọi là già, chưa nghe ai ấn định cho rõ ràng. Vả lại vợ chồng lấy nhau lúc trẻ, sống với nhau vì tình, về già nếu không còn tình, thì sống với nhau vì nghĩa, đâu phải cần đến chuyện chăn gối mà hạnh phúc vẫn vững bền, miễn là đừng bao giờ dập tắt sự chiều chuộng thương yêu.

Cuộc hôn nhân lâu bền nhất trên trái đất này thuộc về ông bà Arrowsmith ở Hereford, Anh Quốc. Ông cụ Percy Arrowsmith vừa mất hồi Tháng Sáu 2005 khi ông được 105 tuổi, và vợ ông 100 tuổi sau khi họ tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm hôn nhân hai tuần lễ trước đó. Bí quyết của đôi vợ chồng già kỷ lục này họ không bao giờ cãi nhau lúc lên giường và thường hôn hay cầm tay nhau trước khi đi ngủ. Mới đây nhất thì hồi Tháng Năm 2009, cũng tại Anh Quốc, ông cụ Frank Milford 100 tuổi và bà Anita 99, vừa ăn mừng hôn lễ thứ 80. Họ cũng tiết lộ là họ luôn luôn hôn nhau trước khi đi ngủ (không nghe nói trước hay sau khi tháo răng giả).

Vậy thì những ông già chết vợ, những bà lão góa chồng, nếu cảm thấy trống lạnh trên cõi đời này, chẳng có ai hôn mình trước khi đi ngủ, sao lại không có quyền bước thêm bước nữa.

Ở ngoài nước này hay trong nước, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe dư luận chê trách những cái đám cưới mà ông cũng “thất thập cổ lai hy”, bà cũng “lục thập đắc nhĩ thuận” và cho đó là chuyện bất thường, nhưng nếu không là người trong cuộc, làm sao hiểu nỗi chuyện của họ. Lúc về già, vợ hay chồng mất sớm, con cái đều lập gia đình, ra ở riêng, ông hay bà thui thủi cô đơn, “lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh” cũng buồn lắm chứ, sao không kiếm về một nửa bên kia của ai đã bỏ lại trên đời này, để ráp nối lại chiếc phi thuyền cuối đời bay về... cõi chết. Nếu không rồi đây“khi rượu sớm, khi trà trưa, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” lấy ai mà đối ẩm, lấy ai mà tri kỷ.Bạn thử nghĩ rồi đây, sáng thức dậy, bên ly cà phê nhỏ những giọt cô đơn, đọc một câu chuyện vui cũng chỉ biết cười một mình như thằng điên, buồn nỗi thế sự cũng không biết chia xẻ với ai, nghe một chuyện bất bình không có trái cam mà bóp nát trong tay, lấy ai làm người tri kỷ để chuyện trò, tâm sự.

Gần đây, hải ngoại quả thật có nhiều cụ, để trả thù những ngày cơ cực, tù đày, áp bức đã qua, làm những cuộc hôn nhân bước thêm bước nữa với những cô con gái còn quá trẻ, nhưng không biết lượng sức mình, đến nỗi “tinh khô, lực kiệt”, trở về trên chiếc xe lăn để người đời dè bỉu, châm biếm, mà con cháu cũng xấu hổ chê cười.

Những mối tình này được kết hợp một bên là thèm khát dục vọng, một bên là đồng đô la, không thể gọi là tình yêu được. Vì vậy, người đời hay khắt khe châm biếm những ông già mà lấy vợ trẻ, lại mỉa mai “trâu già mà thích gặm cỏ non” trong lúc chính các cụ răng yếu, vẫn thường lựa thức ăn mềm mà ăn thì chẳng ai nói gì.

Thầy Mạnh Tử cho rằng đại trượng phu là phải “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.” Trong ba thứ “bất năng” này, thứ bất năng đầu tiên coi bộ khó giữ, vì thấy ở phương Tây này, các ông tỷ phú già thì lại hay lấy vợ sexy như người mẫu hay là vũ nữ thoát y. Tỷ phú Joe Hardy 84 lấy người mẫu Kristin Georgi 23, tỷ phú J. Howard Marshall 89 còn lấy cô vũ nữ playboy Anna Nicole Smith 26 tuổi, chỉ 14 tháng sau là “đứt bóng”, gây nên một vụ án chia gia tài khá ồn ào.

Nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã hát rằng, “Khi người ta yêu nhau , yêu trong lúc hai mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng được bao lâu...”, “Khi người ta yêu nhau, yêu trong lúc bẩy mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng còn bao lâu....â€

Cho nên, bây giờ nếu các bạn nghe tin một ông cụ 90 mà lấy một bà lão 85, mặc dầu “chẳng còn bao lâu”, nhưng chắc chắn là không phải vì tiền rồi. Không phải vì tiền thì chỉ có một đường là vì tình, tình này bạn muốn hiểu là “tình cao thượng”, “tình trong sáng”, hay “tình cuối”, “tình già” sao cũng được.

Khi người ta lập gia đình năm hai mươi hay hai mươi lăm tuổi, có thể vì tình yêu xốc nổi, vì bồng bột, nhưng ở tuổi bảy mươi, sau khi đã qua tuổi “tri thiên mệnh” đã hai mươi năm, việc cưới một người về chung sống phải là việc suy nghĩ, chín chắn không ai có thể chê trách hay nghi ngờ vào đâu được.

Chưa ai biết ai đổ bô cho ai, chứ đêm nay trời trở lạnh, có hơi người cũng ấm, sống một mình, có người gãi lưng giùm cũng đỡ khổ. Trên giường có hai người bạn già nương tựa vào nhau, thì trong cái ly nước trên bàn ngủ, hai hàm răng giả cũng đang ngụp lặn bên nhau. “Ðời còn vui không có răng mô!” (Ðời còn vui, không có sao đâu!)

Xin chúc mừng!