PDA

View Full Version : Phóng Đồ Tình Hình Chiến Sự Vùng III & Vùng lV Chiến Thuật Của Không Quân VNCH



SVSQKQ
01-27-2016, 04:21 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/C47_VNAF22_1453870265.jpg

http://youtu.be/o7T6wqyXdZ4
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/C47_VNAF1_1453956777.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/C47_VNAF28_1453956810.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/C47_VNAF18_1453956842.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/C47_VNAF8_1453956874.jpg
Trở lại với cuộc chiến Việt Nam. Tháng 11/1965, Phi Đoàn 4 Cảm Tử bắt đầu bước vào hoạt động. Các phi cơ AC-47 của phi đoàn lấy danh hiệu vô tuyến là “Spooky” (Bóng Ma), đặt căn cứ tại Đà Nẵng, Pleiku, Nha Trang và Bình Thủy.

Nhược điểm duy nhất của AC-47 (và của AC-119 sau này) là vì bay chậm và bay ở một cao độ tương đối thấp khi yểm trợ, phi cơ dễ trở thành mục tiêu cho phòng không địch. Trong tháng 12/1965, Phi Đoàn 4 Cảm Tử đã mất 2 chiếc AC-47, một tại Phan Rang, một trên không phận Lào. Tháng 3/1966, một AC-47 khác bị bắn rớt trong lúc yểm trợ trại Lực Lượng Đặc Biệt A-Shau.

Bù lại, các AC-47 đã đạt được nhiều thành tích rất đáng nể, khiến Không Quân Hoa Kỳ đã gấp rút cải biến, trang bị thêm nhiều phi cơ để thành lập thêm các phi đoàn khác. Kể từ năm 1966, các “gunship” đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại hầu hết các căn cứ không quân ở Đông Dương. Một vài thành tích điển hình của AC-47 được ghi lại như sau:
- Ngày 15/7/1966, giải vây cho một đồn nghĩa quân ở Phong Dinh, giúp 32 Nghĩa Quân + Nhân Dân Tự Vệ giữ vững được đồn trước sức tấn công của 3 đại đội Việt Cộng.
- Ngày 11/10 cùng năm, AC-47 đã bắn 43.500 viên đạn, thả 96 hỏa châu để giữ vững một đồn Địa Phương Quân tại Kiến Phong.
- Ngày 23/8/1968, một lực lượng gồm 4.000 bộ đội CSBV tấn công trại LLĐB Đức Lập, bốn phi cơ AC-47 đã thực hiện tổng cộng 228 giờ bay trên khu vực để thả hỏa châu và bắn trên 700.000 viên đạn, yểm trợ cho lực lượng bạn giữ vững trại.

Ngoài ra, vào đầu năm 1968, các AC-47 đã đóng góp công sức không nhỏ vào trận Khe Sanh, với khả năng tấn công đêm và hỏa lực hùng hậu, đã phá vỡ các cuộc tập trung lực lượng địch, gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị chính quy Bắc Việt.

2- Hỏa Long

Trước sự hữu hiệu của các gunship AC-47 “Spooky”, vào đầu năm 1967, cùng thời gian với chương trình thay thế vận tải cơ C-47 của Phi Đoàn 413 Vận Tải của KQVN bằng vận tải cơ C-119, Bộ tư lệnh Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề nghị cải biến 10 chiếc C-47 của phi đoàn này thành AC-47 để tiến tới việc thành lập một đơn vị vận tải võ trang cho KQVN.



Đề nghị được chấp thuận, và theo dự trù, công việc cải biến 10 phi cơ nói trên sẽ hoàn tất vào tháng 9/1967, tiếp theo là 6 chiếc khác vào tháng 1/1968. Theo kế hoạch của Đệ Thất Không Lực, những chiếc AC-47 này sẽ được trang bị bằng các ổ súng minigun kiểu SUU-11A lấy từ 16 chiếc AC-47 của Hoa Kỳ khi những phi cơ này được trang bị kiểu súng mới hơn (MXU-470/A).

Rất tiếc, công việc đã không thể tiến hành theo lịch trình dự trù vì nguyên nhân sau đây: từ giữa năm 1967, việc Việt Cộng gia tăng mạnh mẽ các cuộc tấn công vào các căn cứ đã đòi hỏi sự yểm trợ tối đa của các AC-47, trong khi đó việc cung cấp các ổ súng SUU-11A vốn đang thiếu hụt vì sản xuất đình trệ lại phải dành ưu tiên cho các phi cơ C-119 Flying Boxcar đang được cải biến thành vận tải võ trang AC-119 “Shadow” (cũng được trang bị SUU-11A).

Bên cạnh đó, cũng phải nói tới sự thiếu sốt sắng của một số giới chức trong Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ đối với việc biến cải C-47 thành AC-47 cho KQVN; theo một số tác giả, nguyên nhân của “sự thiếu sốt sắng” này là vì người Mỹ muốn giữ độc quyền ngành vận tải võ trang!

Phải đợi tới tháng 12/1968, khi tướng George Brown, Tư lệnh Đệ Thất Không Lực, người đặc trách công việc “Việt Nam hóa chiến tranh” trong ngành Không Quân, đích thân ra lệnh thay vì chờ cải biến các C-47 của Phi Đoàn 413, sẽ thiếp lập ngay kế hoạch bàn giao các AC-47 hiện hữu của KQHK cho KQVN để thành lập một phi đoàn vận tải võ trang trong thời hạn ngắn nhất.
Ngay sau đó, một số phi hành đoàn VN đã được huấn luyện và thực tập trên các AC-47 của Hoa Kỳ. Sáu tháng sau, họ đã sẵn sàng để tiếp nhận các gunship.

Ngày 2/7/1969, tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, Hoa Kỳ đã chuyển giao 5 chiếc AC-47 của Phi Đoàn 4 Đặc Nhiệm cho KQVN để thành lập Phi Đoàn 817 “Hỏa Long”, nguyên là Phi Đoàn Vận Tải 417 (các phi đoàn vận tải võ trang của KQVN được phía Hoa Kỳ gọi là “Combat Squadron”, viết tắt là CS).

Tiếp theo, Phi Đoàn 4 Đặc Nhiệm đã lần lượt chuyển giao tất cả số phi cơ còn lại cho KQVN. Ngày 20/8/1969, Phi Đoàn 817 đã nhận đủ 16 chiếc AC-47 theo bảng cấp số, và bắt đầu hoạt động vào ngày 31/8 – một tháng sớm hơn dự liệu của kế hoạch chuyển giao.

Phi Đoàn 817 đặt căn cứ tại Tân Sơn Nhất và biệt phái 6 phi cơ xuống phi trường Bình Thủy để yểm trợ chiến trường Vùng 4 Chiến Thuật. Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Phi Đoàn là yểm trợ cho lực lượng Địa Phương Quân & Nghĩa Quân đang được phát triển mạnh. Bởi vì trong trường hợp các đồn bót xa xôi hẻo lánh hay thôn ấp bị địch bị tấn công, các “Hỏa Long” sẽ là lực lượng tiếp viện nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Nhiệm vụ kế tiếp là tăng cường cho các phi đoàn vận tải võ trang của KQHK trong việc bảo vệ các căn cứ trước các cuộc tấn công của địch.

Ngay trong 6 tháng đầu tiên, Phi Đoàn 817 đã đạt được những thành tích rực rỡ, được các cố vấn Hoa Kỳ hết lời ca ngợi. Việc đa số nhân viên phi hành của của phi đoàn đã có kinh nghiệm hàng ngàn giờ bay (con số quá cao so với các nhân viên phi hành Mỹ) cùng với sự hiểu biết địa hình, quen thuộc địa thế đã giúp các vận tải võ trang của KQVN xác định mục tiêu một cách mau lẹ và tấn công với những kết quả được mô tả là thần sầu quỷ khốc.

Hai trở ngại duy nhất là (1) đa số phi hành đoàn VN chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu về ban đêm, và (2) sự bỡ ngỡ của các xạ thủ với các ổ súng MXU-470/A (kiểu mới).

Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn rút kinh nghiệm, các phi hành đoàn VN đã hóa giải được những trở ngại nói trên. Riêng các nhân viên kỹ thuật bảo trì thì họ đã quá quen thuộc với những chiếc C-47, loại phi cơ vận tải sử dụng trong KQVN từ ngày người Pháp bàn giao, cho nên hầu như không bao giờ có một chiếc AC-47 nào bị nằm ụ vì lý do kỹ thuật.

Tới tháng 12/1969, Phi Đoàn 817 đã đảm trách 28% tổng số phi vụ của ngành vận tải võ trang (KQHK + KQVN). Tới năm 1971, ngoài biệt đội đồn trú tại phi trường Bình Thủy, Phi Đoàn còn có các biệt đội tại hai căn cứ không quân Đà Nẵng và Pleiku, để yểm Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật. Các biệt đội này đã thay thế các đơn vị vận tải võ trang AC-47 của Hoa Kỳ đang chuyển đổi sang loại AC-119G Shadow.

Tới cuối năm 1971, sau khi phi đoàn vận tải võ trang thứ nhì của KQVN được thành lập tại Tân Sơn Nhất, Phi Đoàn 817 Hỏa Long được đưa ra Nha Trang, trở thành đơn vị cơ hữu của Không Đoàn 62 Chiến Thuật, Sư Đoàn 2 KQ; Phi đoàn trưởng cuối cùng: Trung tá Huỳnh Quang Tòng.

Có thể nói chương trình trang bị AC-47 cho KQVN đã thành công ngoài sức mong muốn, và đó cũng là nguyên nhân khiến các giới chức Không Quân Hoa Kỳ tiến hành ngay chương trình bành trướng ngành vận tải võ trang của KQVN bằng cách thành lập thêm một phi đoàn, sẽ được trang bị AC-119G.

3- Hắc Long & Tinh Long:

Trở lại với thời gian đầu, hơn một năm sau ngày các vận tải võ trang AC-47 “Spooky” bước vào hoạt động, tháng 1/1966, Không Quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm việc sử dụng loại phi cơ này vào việc tấn công các đoàn xe tiếp vận của CSBV trên đường mòn Hồ Chí Minh trong lãnh thổ Lào. Kết quả cho thấy đạn 7 ly 62 bắn từ phi cơ trên cao độ 2.500 bộ chỉ có thể gây thương vong cho người chứ không thể phá hủy các xe vận tải. Chưa kể nhược điểm bay chậm của AC-47 còn khiến phi cơ dễ trở thành mục tiêu của phòng không địch. Trong thời gian nói trên, Phi Đoàn 4 Cảm Tử đã bị mất 6 chiếc AC-47 trên không phận nam Lào - trung bình cứ hai tháng mất một chiếc!