PDA

View Full Version : Trận Long Tân 17-18 tháng 8 1966



Longhai
12-22-2015, 02:41 AM
Trận Long Tân 17-18 tháng 8 năm 1966


Trần Lý


Hàng năm vào những ngày 17 và 18 tháng 8, các Cựu chiến binh Úc thường tổ chức Ngày Long Tân để kỷ niệm chiến thắng quan trọng của Quân đội Hoàng Gia Úc trong thời gian tham chiến tại VNCH. Các Cựu chiến binh VNCH tại Úc cũng tham dự các cuộc diễn hành bên cạnh các cựu chiến binh Úc.

Chiến thắng Long Tân được ghi trong Quân sử Úc và được xếp ngang hàng với chiến tháng lẫy lừng Agincourt của Quân lực Hoàng Gia Anh.

Trận Long Tân đã được viết lại với nhiều chi tiết rất tỉ mỉ từ các bản báo cáo ‘hậu hành quân’ của các đơn vị Úc tham chiến, ghi rõ ràng con số thương vong của binh si Úc, cùng với con số thiệt hại của CSBV, số lượng võ khí bị tịch thu... Nhưng nếu dựa trên ‘Quân sử‘ của CSBV thì... họ chiến thắng và tiêu diệt toàn bộ... quân Úc đóng trên địa bàn Núi Đất (Phước Tuy) !? Và cho đến tháng 4/2015 , vẫn còn những bài báo trên ‘Quốc Phòng VN’... viết lại những sự kiện tưởng tượng theo kiểu ’... đồng chí Lê Tấn Tào súng AK, B40... bắn chết tại chỗ 36 tên Úc thu nhiều súng !!!

* Những sự kiện liên quan :

Sau khi chính thức đưa quân vào tham chiến tại Nam VN, và để chứng tỏ HK không phải là Quốc gia duy nhất chống lại sự xâm lăng VNCH của CSBV, tháng 4 năm 1964 TT Lyndon Johnson đã kêu gọi ‘more flags’ vận động các Đồng Minh tham gia gửi quân đến VN... Úc (ngay từ 1962 đã có những cố vấn chống chiến tranh du kích tại VN), năm 1965 đã gửi 1400 binh sĩ chiến đấu đến VN (con số binh sĩ Úc cao nhất, vào năm 1967 là 7672 binh sĩ)

Lực luợng Hoàng Gia Úc đã chính thức nhận nhiệm vụ hoạt động độc lập tại Tỉnh Phước Tuy từ tháng 4 năm 1966. Tất cả các đơn vị Úc tại VN (trừ các đon vị KQ và HQ) được tổ chức thành Lực lượng Đặc nhiệm Úc Số 1 (1st Australian Task Force). Lực lượng này do Chuẩn tướng O.D Jackson chỉ huy gồm 2 TĐ 5 và 6 BB yểm trợ bởi hai Phi đoàn (PĐ 35 vận tải Caribou và PĐ 9 Trực thăng UH-1), một Trung đoàn Pháo binh 105mm gồm các Pháo đội 161 Tân Tây Lan, Pháo đội 103 Úc, một chi đoàn Thiết quân vận M113...

Lực lượng Đặc nhiệm Úc chọn Núi Đất (Phước Tuy) làm nơi đóng quân. Núi Đất nằm cách Thị xã Bà Rịa 8 km về hướng Bắc. Về phương diện địa danh Quân sự có 3 địa điểm được ghi là Núi Đất :

- Căn cứ Úc (Núi Đất 1) NuiDat Basecamp YS 436-6767, nằm trên Đường 2, cách Saigon 60 km Đông Đông-Nam; 8 km Đông-Bắc Bà Rịa, trong một khu vực đồn điền cao su, trên một đồi cao 100m , rộng 800 m x 600 m.

- Núi Đất 2, cao chừng 160 m, cách Đất Đỏ 9km về phía Bắc.

- Núi Đất 3, cách Núi Đất 1 16 km về phía Đông, khoảng 2 km Bắc/Tây-Bắc Xuyên Mộc.

Long Tân, nơi xảy ra trận đánh nằm về phía Bắc Đường 52, khoảng 6 km Đông/Đông-Nam Núi Đất 1 (cách Vũng Tàu 30 km về Đông-Bắc và khoảng 5 km Bắc Đất Đỏ...

* Thành phần tham chiến :

Vào thời điểm xẩy ra Trận Long Tân, thành phần tham chiến giữa Úc và CSBV đuợc ghi nhận :

- Phía Úc :

- 1 ATF (First Australian Task Force) gồm 2 Tiểu đoàn BB : 5 RAR và 6 RAR; các đon vị yểm trợ gồm 1 Chi đoàn APC (Thiết vận xa), Trung đoàn 1 Pháo binh dã chiến Hoàng gia gồm 2 pháo đội Úc và 1 Pháo đội Tân Tây Lan trang bị đại bác 105 mm; các phi đội 3rd SAS, phi đội quan sát 161 st trang bị phi cơ Cessna 180 và trực thăng Sioux H-13... Phi đội trực thăng gồm 8 chiếc UH-1 của Phi đội 9 RAAF được đặt tại Vũng Tàu. Riêng Căn cứ Núi Đất còn đuợc yểm trợ trực tiếp bởi Pháo đội A (6 đại bác 155) của Tiểu đoàn Pháo binh 2/35 th Hoa Kỳ

Trong trận Long Tân: Đại Đội C (106 người) của 6 RAR là đơn vị trực tiếp đụng độ với Cộng quân.

Các ĐĐ A và B là những đơn vị tiếp ứng. ĐĐ A là đơn vị tiếp cứu dùng Thiết vận Xa để đến chiến trường.

- Phía CSBV:

Hoạt động trong khu vực Phước Tuy là các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 CSBV gồm 2 đon vị chính là các Trung đoàn 274 và 275. (Tr/Đ 274 là đon vị đa tham dự Trận Bình Giả-1965). SĐ 5 CSBV đặt căn cứ tại Mật Khu Mây Tào Tr Đ 274 gồm 3 TĐ D800, D 265 và D 308 , có khoảng 2000 quân, hoạt động chính quanh Mật khu Hát Dịch. Tr Đ 275, ở Mây Tào gồm các TĐ H 421, H 422 và H425, quân số khoảng 1800 người. Các đơn vị yểm trợ gồm TĐ Súng nặng/Pháo binh trang bị các loại SKZ 75 mm, Cối 82mm, và Súng máy, 1 TĐ truyền tin, 1 TĐ công binh, 1 TĐ Đặc công cùng các đơn vị Y tế, hậu cần...

Lực lượng địa phương gồm TĐ Co động Tỉnh Bà rịa D 445 gồm 3 ĐĐ BB C1-C2 và C3 cùng ĐĐ súng nặng C4, lực lượng khoảng 550 người. Ngoài ra còn khoảng 400 du kích địa phương hoạt động trong vùng...

Lực lượng chính trực tiếp trong Trận Long Tân là 3 TĐ thuộc Tr/Đ 245 Chính quy và TĐ 445 (địa phương) cùng các đơn vị dân công, y tế...

Tổng số quâm tham chiến : khoảng 1000 nguời.

* Diễn tiến trận đánh : (tóm lược)

Tác giả Nguyễn Đức Phương trong ‘Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập (trang 318) đã tóm lược diễn tiến trận đánh như sau (phần trong ngoặc là do Trần Lý bổ xung)

2 giờ 30 sáng ngày 17.8.1966 CS đa pháo nhiều đạn súng cối và súng không giật vào Căn cứ Núi Đất. Pháo binh Úc đã phản pháo với tất cả 480 đạn trước khi CS ngừng pháo kích. Một pháo thủ Úc tử thương cùng 23 binh sĩ khác bị thương. Thiệt hại vật chất tương đối nhẹ (Trước khi xẩy ra các cuộc pháo kích, QĐ Úc qua các tin tức tình báo, và theo dõi các cuộc điện đàm của CQ, đã ghi nhận được sự có mặt của một lực lượng quan trọng của CS tập trung trong vùng. Các toán tuần tiễu Úc đa đuợc gửi đi thám sát nhung không gặp quân CS.)

Thiếu tá H. Smith, đại đội truởng ĐĐ D/ TĐ 6 đuợc lệnh càn quét vùng nghi ngờ đặt súng của quân CS. Quân số của ĐĐ gồm 108 người, phần lớn là binh sĩ quân dịch, ĐĐ được chia thành 3 Trung đội 10, 11, và 12.

11 giờ sáng ngày 18, ĐĐ D bắt đầu di chuyển về phía Đông, với Tr/đ 12 tiến truớc. Một giờ sau ĐĐ B bàn giao vùng trách nhiệm lại cho ĐĐ D. Sau đó ĐĐ D đi vào rừng cao su Long Tân với Tr/đ 10 bên cánh trái, Tr/đ 11 bên cánh phía trước và Tr/đ 12 phía sau. Đến 3 giờ 40 chiều, 6 VC xuất hiện phía trước Tr/đ 11, Tr/đ nổ súng, bắn bị thương 1 VC, khiến các cán binh VC bỏ chạy, Tr/đ 11 tiếp tục truy lùng các cán binh CS này. ( Trung đội 11 đi đầu (do Trung úy (quân dịch) Gordon Sharp chỉ huy) đụng độ với một toán CQ, toán CQ này bỏ chạy sau khi để lại một xác chết. Toán tuần tiễu tiếp tục tiến ) Gần 2 giờ sau đó (khoảng 4 giờ 08) quân CS tác xạ mạnh vào Tr/đ 11 gây tử thương tức khắc 2 khinh binh (CQ tấn công rất mạnh dùng hỏa lực gồm cả súng cối, lẫn đại liên) Tr/đ 10 bên cánh trái tiến xuống để giải vây, cũng đụng mạnh với quân CS. Th/tá Smith ra lệnh cho các Tr/đ thu hẹp tuyến phòng thủ duới hỏa lực rất mạnh của quân CS. Tuy nhiên Tr/đ 11 không thể lui quân vì đang bị bao vây : Tr/đ trưởng đã tử thương, cả Tr/đ chỉ còn khoảng 10 binh sĩ đủ khả năng chiến đấu. (Duới con mua tầm tã, Lực luợng Úc chống trả bằng hỏa lực co hữu và đuợc pháo binh từ Núi Đất (cách noi đụng độ khoảng 5 km về huớng Tây) yểm trợ. Không yểm cung đuợc yêu cầu nhung không thực hiện đuợc do điều kiện thời tiết, không thể xác định mục tiêu để oanh kích chính xác). Đến 6 giờ chiều, pháo binh ngưng tác xạ để các trực thăng có thể tiếp tế và tải thương Quân CS lợi dụng tình thế đã gửi TĐ D445 sang phía Tây để bao vây hoàn toàn ĐĐ D. (Đến 5 giờ chiều, Thiếu tá Harry Smith, Đại đội truởng ĐĐ D đa nhận đuợc yêu cầu tiếp tế đạn cho các đon vị đang đụng trận. 2 trực thăng UH-1 của Không lực Úc đa bay sát ngọn cây trong đem để thả các thùng đạn xuống các vị trí yêu cầu (2 trực thăng này truớc đó đa đua các toán hòa nhạc đến biểu diễn tại Căn cứ Núi Đất) Sự phối hợp hỏa lực giữa các đon vị thuộc ĐĐ D cùng với sự yểm trợ Pháo binh từ Núi Đất là ngăn chặn đuợc cuộc tấn công của CQ, nhung CQ vẫn còn bao vây các toán quân Úc đang cố thủ).

ĐĐ A thuộc TĐ 6 RAR cùng với chi đoàn Thiết vận trên đường đến cứu viện đã đụng độ mạnh với TĐ D 445 VC này. (Một ĐĐ khác của 6RAR đa đuợc lệnh tiếp viện để giải tỏa áp lực của CQ. Đoàn quân tiếp viện đa dùng các thiết vận xa của Chi đoàn 1st TQV vuợt các khe suối và đụng độ với toán CQ phục kích. 2 Trung đội của ĐĐ A đa rời xe và phản kích đánh tan đon vị CQ. Đon vị giải cứu đa bắt tay đuợc với ĐD D vào lúc 6 giờ 55 chiều, tuy CQ còn lẩn quất trong vùng. Quân Úc lập vị trí phòng thủ đêm dưới thời tiết mưa-lạnh và di tản thương binh dưới ánh đèn của các TV xa) Đơn vị tăng viện của Úc đã bắt tay được với Bộ chỉ huy ĐĐ D. ĐĐ B cùng với Tiểu đoàn truởng TĐ 6 cung đa đến chiến truờng. Quân CS bắt đầu rút lui.

Sáng 19 2 Đ D/5 và D/6 Úc cùng với các Thiết vận xa bắt đầu lục soát chiến trường.

Diễn tiến trận đánh được ‘Quân sử CSBV’ của Lực lượng võ trang QK 7 ghi lại nhu sau :

- ‘ Theo chỉ thị của SĐ, Tr/đoàn 5 (275) đã tổ chức tiến công quân Úc ở Núi Đất. Tháng 8/1966 đoàn cán bộ Sư doàn và Tr/Đ 5 do đồng chí Trần Minh Tâm SĐ phó đã về Long Tân bám địa bàn, nắm quy luật hoạt động của quân Úc và bàn kế hoạch hiệp đồng tác chiến với lực lượng địa phương... Ban chỉ huy trận đánh gồm TM Tâm và Đặng Hữu Thuấn (Tỉnh đội trưởng Bà Rịa ) tiến hành phương án vận động phục kích để diệt quân Úc tại khu vực Long Tân.

Vè lực luợng, ta sử dụng TR/Đ 5 (245) và TĐ 445 (Bà Rịa) tổ chức trận địa phục kích tại đoạn đuờng số 52 khu sở cao su Long Tân (còn gọi là sờ “đất gai”) trên một chính diện dài 2 km. TĐ 2 /Tr Đ 5 và một ĐĐ của TĐ 445 được tăng cường B40, DKZ 57, bố trí phía Nam và Tây - Bắc của Ngã 3 đường bò và đường 52 làm nhiệm vụ chặn đầu địch. TĐ 3 bố trí phía Tây-Bắc đường 52 khoảng 800 m làm nhiệm vụ đột phá chính diện tại chùa Thất. TĐ 1, tăng cường thêm 2 ĐĐ của 445, bố trí ở 800 m Đông - Bắc đường 52, làm nhiệm vụ khóa đuôi’

Theo quân sử CS thì đây là một trận phục kích có kế hoạch để ‘diệt’ quân Úc. Tuy nhiên cứ theo những lời kể tiếp thì ... hoàn toàn không phù hợp với các diễn tiến kể trên, chưa kể những chi tiết tưởng tượng như ‘quân Úc lọt ổ phục kích... bị bắn chết cả đoàn, bỏ chạy tán loạn, Thiết giáp bị bắn cháy... Quân Úc có cả... hải pháo yểm trợ !?

* Tổng kết thiệt hại của 2 bên tham chiến :

Theo ghi nhận chính thức của Quân lực Úc :

- Úc 17 binh sĩ tử trận tại chiến trường, một binh sĩ khác chết do vết thương quá nặng sau khi được di tản. 24 binh sĩ bị thương. (Trong số binh si hy sinh 17 nguời thuộc ĐĐ D; 1 thuộc Thiết đoàn 1st APC) Tỷ lệ khoảng 1/3 quân số (106 nguời) tham chiến lúc đầu. Phần lớn binh si hy sinh và bị thuong là những binh si quân dịch, đua đến một số chỉ trích tại Úc về vấn đề sử dụng lính quân dịch trên chiến truờng.

- Phía CQ (bao gồm Cán binh BV và quân địa phương ) : 245 xác để lại trên chiến trường, một số thương vong mang đi khi rút chạy (Úc ước lượng khoảng gần 350 cán binh), gần như quân số của 2 Tiểu đoàn CQ. Khoảng 50 % thương vong do pháo binh, số còn lại do súng nhỏ tại chiến trường. Võ khí bị tịch thu gồm : 33 AK-47 ; 5 súng trường SKS ; 7 trung liên nhẹ RPD ; 4 súng phóng Rocket RPG-2; 2 súng không giật 57 mm; 2 carbine M1, 1 tiểu liên PPSh-41 ; 1 đại liên, 1 Garand M1 và 1 tiểu liên Thompson. Trên 10,500 viên đạn súng nhỏ đủ loại; 300 lựu đạn; 40 đạn súng cối; 22 quả đan SKZ và 28 đạn RPG-2...3 Cán binh bị thương bị bắt sống.

Kết quả trận đánh theo CSBV thì là một thảm bại của Quân Úc ! :

- Truyền đơn của ‘Quân Giải phóng’ ghi ‘’đã diệt được 700 lính Úc, đánh tan một tiểu đoàn và 2 Đại đội, phá hủy 2 chi đoàn thiết giáp Úc ‘ (!?). Tin này được loan báo trên Đài Phát thanh Hà Nội ngày 27 tháng 8 năm 1966 và sau đó được Đai Bắc Kinh loan tiếp !

Sau 1975, dù chiến tranh VN đã chấm dứt, những nhà viết ‘Lịch sử QĐND’ của CSBV vẫn giữ nguyên quan điểm : ‘Lịch sử để phục vụ CS Chủ nghĩa’ nên tiếp tục đưa ra những bài tuyên truyền, đối nghịch nhau về Trận đánh này.

- ‘Lịch sử SĐ 5 BB (VC) ‘ ... Lực lượng ta lại thương vong lớn, hy sinh 32, bị thương 60 đồng chí...Tuy vậy, trận đánh quân Úc tại Long Tân có ý nghĩa rất quan trọng : lần đầu tiên trên chiến trường ta tiêu diệt 1 Đại đội lính Úc...(!?)..’

- Quân sử (!) của ‘Lực lượng võ trang QK 7’ còn ghi ‘chiến tích’... ghê gớm hơn : ...’Là trận đầu tổ chức vận động phục kích tiêu diệt quân Úc, có ý nghĩa rất quan trọng : ...ta đánh thiệt hại nặng 1 Tiểu đoàn Quân đội Hoàng gia Úc, trong đó diệt gọn một đại đội lính Úc, bắn cháy 2 xe Thiết giáp, giết và làm bị thương hàng trăm lính Úc. Đồng chí Lê Tấn Tào dùng súng AK, B40 bắn chết tại chỗ tên, thu nhiều súng(!)…(Bài này...không nói đến thiệt hại của quân BVCS ?)

Thậm chí TĐ Cơ động D 445 (dù sau đó phải giải tán) còn được thuởng ‘Huân chương Đơn vị Anh hùng của Quân Giải Phóng’!

Nhận xét và Tổng kết :

Trên phương diện quân sự Long Tân là một chiến thắng không thể chối cãi của Quân đội Úc tại VNCH. Ký giả Úc Terry Smyth gọi là ‘ chiến thắng của Úc trong một trận đánh quan trọng của một cuộc chiến mà Hoa Kỳ đa thất bại’

Tác giả Nguyễn Đức Phương ghi : ‘Trận Long Tân đã gây thiệt hại nặng cho TĐ D 445 VC và Tr/Đ 275 CSBV. Khoảng 1 năm sau đó, CS muốn lập TĐ D 440, nhưng không tìm được quân số tại địa phương, nên thành phần hoàn toàn do cán binh xâm nhập từ miền Bắc. Tình báo cho biết nhiều bất đồng Nam - Bắc nên CS phải cho giải tán TĐ này vào cuối năm 1970. Đầu năm 1971 TĐ D 445 chỉ còn khoảng 80 binh sĩ, nên phải phân tán thành những toán nhỏ...15 nguời...’

Tướng Westmoreland trong ‘A Soldier Report’ (trang 258) đã nhận xét về Trận Long Tân như sau : ‘ Trận đánh dữ dội nhất liên quan đến quân Úc xẩy ra vào mùa Hè năm 1966, khi 1 ĐĐ quân Úc càn quét khu rừng cao su đụng trận với một lực lượng CS gồm 1500 quân Trong 3 tiếng đồng hồ chạm súng dưới cơn mưa mùa tầm tã Không quân không thể yểm trợ; một ĐĐ với hơn 100 binh sĩ đã chống trả lại các đợt tấn công biển người. Khi quân Úc cạn đạn, các phi công Úc đã can đảm liều mình bay trong đêm và dưới mưa để đem đạn tiếp tế. Cũng nhờ mưa bão át tiếng động nên 2 ĐĐ Thiết vận xa đã đến được chiến trường trước khi quân CS kịp phát giác. Lực luợng tiếp cứu đa đánh tan đuợc cuộc bao vây của CS, buộc chúng phải rút lui bỏ lại 265 xác...’

Mãi đến năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Úc, Nguyễn Minh Ninh, nguyên TĐ phó của TĐ Địa phương D 445 mới chịu nhận ‘ Úc đã thắng trận Long Tân’ nhưng còn có thêm là ‘VC đã thắng trận chiến’ (!)



Trần Lý (8-2015)


Tài liệu sử dụng :

- Chiến tranh Việt Nam Toàn tập (Nguyễn Đức Phuong)
- The Battle of Long Tân (Mc Neill)
- Where We Were in VietNam (Michael Kelly)
- Australia Armour in Viet Nam (Simon Dunstan)
- Vietnam Anzacs (Kevin Lyles)