PDA

View Full Version : Terror in little saigon



Trần Hòa
11-04-2015, 11:44 PM
PHIM: TERROR IN LITTLE SAIGON
Nguồn: PPS (KCTS9)

LGT: “Little Sài Gòn” trong cuốn phim là tên gọi của vùng Nam CALIFORNIE, nơi được xem là trung tâm của cộng đồng người Việt quốc gia chống cộng tại Mỹ (vì số dân cư người Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ); Cũng nơi đây đã có những cơ quan truyền thông được làm việc với một số ký giả, nhà văn VN có tên tuổi từ trước năm 1975 tại miền Nam VN. - Trong quá khứ, từ năm 1981 đến 1990, có năm (5) ký giả Mỹ-Việt đã bị ám sát và cũng có một số người bị đe dọa , uy hiếp. Những nổi kinh hoàng đã xuất hiện trên đất nước Hoa Kỳ vào thời kỳ đó cho một cộng đồng quá nhỏ vừa mới thoát chạy khỏi cộng sản. Các án mạng này hầu như đã chìm vào quên lãng, vì cảnh sát HK đã không điều tra tận tình, manh mối. Tổ chức FRONTLINE và ProPublica (A.C. Thompson and Richard Rowley began looking into the unsolved 1981-1990) đã theo dõi gia đình của các nạn nhân, cũng như cơ quan thực thi pháp luật thời đó để làm sáng tỏ các trường hợp kinh hoàng trên. Sự điều tra của họ đã phát hiện dấu vết của khủng bố từ Houston, San Francisco đến các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á. Một vài cựu thành viên của một tổ chức có tên gọi “Mặt Trận” đã xác nhận rằng họ hoạt động trong một đội ám sát bí mật tại Mỹ.

PBS đã cho chiếu cuốn phim hôm qua ngày 11/03/2015 . Xin mời xem sau đây cuốn phim: "TERROR IN LITTLE SAIGON" trực tiếp chiếu từ nguồn PPS (KCTS9).

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/moviePPS_1446682176.jpg (http://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/terror-in-little-saigon/)
.

Trần Hòa
11-05-2015, 03:57 AM
Bên trong việc làm ra phim "Kinh hoàng tại Sàigon Nhỏ" (Terror in Little Saigon)
Điền Phong phỏng dịch Interview with A.C. Thompson and Richard Rowley - 2015-11-04

Ba muơi năm trước, một cựu sĩ quan hải quân của Miền Nam Việt Nam đã cố tái khởi động Chiến Tranh Việt Nam với một quân đội du kích đặt căn cứ tại Thái Lan. Ông lôi kéo sự ủng hộ và gây quỹ tại Hoa Kỳ cho những nổ lực đó. Về sau, nhóm của ông lại dính dáng đến điều mà ngưòi ta cho là cái chết của một toán người trên đất Mỹ để làm câm miệng những ký giả đang chỉ trích sứ mạng của quân du kích, hoặc có tiếng nói theo quan điểm thiên Cọng.

Chuyện nghe giống như kiểu chiến tranh lạnh giả tưởng. Nhưng đến khi các ông A.C. Thompson và Richard Rowley bắt đầu đưa mắt nhìn vào các vụ ám sát xảy ra vào những năm 1981-1990 của 5 người ký giả Mỹ gốc Việt tại các thành phố suốt nước Mỹ thì đúng là lúc câu chuyện đã bắt đầu lòi mặt.

Ông Thompson, một người thắng giải Ký Giả ProPublica của cơ quan George Polk và cũng là thông tín viên của loạt phim phóng sự (Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder), và ông Rowley một giám đốc phim tài liệu (Dirty Wars, Zapatista) người được đề cử lãnh giải Oscar, đã bỏ thì giờ trong hai năm qua để đào sâu vào các vụ thảm sát các ông Lê Triết và Đỗ Trọng Nhân tại Virginia, ông Phạm văn Tập tại Garden Grove- California, ông Nguyễn Đàm Phong tại Houston, và ông Dương Trọng Lâm tại San Francisco.
Tất cả các ký giả bị giết chết đó đã làm việc cho một tờ báo nhỏ tiếng Việt phục vụ cho dân tỵ nạn cư trú tại Hoa Kỳ sau khi Sàigòn thất thủ năm 1975 - và những tờ báo đó đã chỉ trích một tổ chức bán quân sự có tên gọi là Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoặc nói tắt là Mặt Trận, và mục tiêu của nó là tái chiếm Việt Nam.

Việc tìm kiếm lời giải thích cho các vụ giết người đó và về Mặt Trận của hai ông Thompson và Rowley đã đưa họ đi xuyên các thành phố từ Houston, San Francisco cho đến các vùng rừng núi của Đông Nam Á cũng như đến tận các hành lang quyền lực tại Washington - và tất cả những nổ lực đó đã đưa đến sự thành hình phim phóng sự "Kinh Hoàng tại Sàigòn Nhỏ" với sự cọng tác mới mẻ nhất của các cơ quan truyền thông đa diện FRONTLINE and ProPublica.

FRRONTLINE đã ngồi xuống làm việc với các ông Thompson và Rowley để trò chuyện về lý do tại sao họ lại cảm thấy có trách nhiệm phải phanh phui câu chuyện không được nói đến này và cái gì đã khiến họ kinh ngạc suốt câu chuyện.

Đây là đoạn viết lại được chỉnh sửa từ cuộc đàm thoại diển ra ngày 29 tháng 10 năm 2015:
Khi phim "Kinh Hoàng tại Sàigòn Nhỏ" làm sáng tỏ câu chuyện, thì trước đó một dòng truyền thông chính đã nói về những vụ giết người và tấn công khi chúng vừa xảy ra. Làm thế nào mà hai ông lần đầu tiên biết được câu chuyện này ?

Thompson: Mấy năm trước đây, khi tôi đang làm một loạt phóng sự về cái chết của một ký giả tại Oakland tên Chauncey Bailey, tôi đã gặp được một nhà làm phim người Mỹ gốc Việt tên Tony Nguyễn, ông ta nói với tôi : "Hey, chuyện này thực ra đã xảy đến với cộng đồng người Việt, xảy ra hoài mãi, và không ai ở ngoài cộng đồng đó chú ý tới".
Tôi không thể hình dung được từ trong đầu mình cho nên tôi đã bắt đầu đào sâu trong các vụ này và dựa theo phóng sự của ông Tony - trước đây ông ấy đã làm ra một phim về những vụ tấn công này, và ông đã nhập cuộc như một nhà cọng sự sản xuất. Và thế rồi, nhờ một cú may mắn vĩ đại, một cách nào đó tôi đã lôi kéo được Rick (Richard Rowley) tham gia vào. Trước đây nhiều năm tôi đã từng muốn làm việc chung với ông ta.

Rowley: Tôi nhớ lại cái email đầu tiên của A.C (Thompson) gởi cho tôi - nó nằm trong các dòng chữ như "Chuyện này nghe ra có chút tìm kiếm xa vời, nhưng tôi muốn trò chuyện với anh về cái chết của một toán làm việc tại Mỹ vào những năm 1980" Tôi lập tức sinh tò mò về tính kỳ lạ của câu chuyện này và bị choáng ngợp bởi cách câu chuyện được phơi bày.
Tôi muốn nói, đây là một toán hành quyết hoạt động một cách bất trị trên đất Mỹ, đã có thể giết chết năm ký giả và phạm hàng tá những hành vi bạo lực khác qua hàng chục năm và tại sao chúng ta chẳng biết gì về chuyện đó ??

Thompson: Đó chính là sự hấp dẩn của nó. Có rất ít tường thuật về những cuộc tấn công này, và chỉ có một vài phóng viên đã thực sự gom góp dữ kiện [để nhận ra rằng] họ có liên kết với nhau. Chúng tôi muốn cố gắng để tìm hiểu cái gì đã xảy ra và để biết chắc những người nào chịu trách nhiệm, và một trong những nhóm người mà chúng tôi muốn họ chịu trách nhiệm, đó là chính chúng ta - truyền thông dòng chính nói tiếng Anh.
Cái gì đã khiến các ông ngạc nhiên nhất khi cuộc điều tra của các ông tiến hành ?

Thompson: Kế hoạch này đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhưng điều ngạc nhiên được khẳng định là sự kiện các phòng sở Cảnh sát địa phương mà chúng tôi tiếp xúc đã không muốn trò chuyện về nó. Đó là điều trái ngược với những gì bạn thường thấy trong một vụ án chưa được giải quyết - Họ không muốn ai chú tâm đến.

Rowley: Hầu hết mọi cuộc phỏng vấn mà chúng tôi thu hình đã mang đến ngạc nhiên cho tôi. Nó không giống như thể đã có sẳn một bản in, và chúng tôi lại đi trở lui và minh họa nó thêm với một vài cuộc phỏng vấn chủ chốt. Thực sự là có nhiều may rủi ở đây. Những phát hiện được khai mở đúng lúc và xảy ra trên máy thu hình - những người trước đây chưa từng ngồi trước máy quay phim đang nói về những vụ việc đó lần đầu tiên. Tôi nghĩ rằng quý vị cảm thấy được điều đó qua suốt cuốn phim. - và quý vị cảm nghiệm được những phát hiện này cùng một nhịp với chúng tôi.

Những đòi hỏi trong Điều Khoản Về Luật Tự Do Thông Tin của các ông đã [khiến] hàng ngàn trang tài liệu mới được trao ra về cái nhóm được biết dưới tên MẶT TRẬN. Vậy cái nào trong số các tài liệu đó, bằng cách nào chúng đã thay đổi được hướng nhìn của cuộc điều tra của các ông khi chúng phát hiện sự liên hệ của nhóm [Mặt Trận] với chính phủ Mỹ ?

Rowley: Ở mỗi một cấp mà chúng tôi tìm tòi đều mở rộng những khung trời lớn hơn và lớn hơn.

Thompson: Khi chúng tôi bắt đầu để mắt nhìn vào nhóm bán quân sự bị nghi ngờ đã nhúng tay vào những vụ sát nhân tại các thành phố trên nước Mỹ này, và tìm ra rằng họ có móc nối với một nhóm thực sự đã nhiều lần cố khởi động một cuộc chiến tranh và xâm lăng Việt Nam - thế nhưng không một ai trong họ đã từng bị khống chế và quy trách nhiệm - câu hỏi hiển nhiên mà chúng tôi phải hỏi là - và thiết nghĩ mọi khán giả sẽ hỏi là .. "Ê, có phải chính phủ Hoa Kỳ đang ở đâu đó sau hậu trường trong chuyện này ?" Chúng tôi thấy rằng càng nhìn sâu và vấn đề thì nó càng âm u.

Rowley: Vâng, nó thật sự khó không tưởng khi muốn ghim xuống bàn mọi chuyện. Nhưng điều tuyệt đối rõ ràng là nhóm này không chỉ là một nghiệp đoàn sát nhân "bình thường". Đây là một nhóm thành lập bởi những cựu sĩ quan của quân đội Nam Việt Nam do Mỹ yểm trợ, điều hành đội quân du kích đặt căn cứ trong vùng biên giới Thái-Lào và đang toan tái chiếm Việt Nam. Đây là một tổ chức chính trị - một quân đội du kích, thành phần của một chòm sao gồm các nhóm thuộc phía chiến tranh lạnh của nước Mỹ.

Thompson: Và chính phủ Hoa Kỳ biết rõ về sự hiện diẹn của họ, tại nhiều cấp. Những tài liệu mà chúng tôi tìm được cho thấy có sự liên kết giữa [lãnh tụ Mặt Trận] Hoàng Cơ Minh tại Thái Lan và ông Richard Armitage, cựu phó bộ trưởng quốc phòng. Chúng tôi biết rằng Ngủ Giác Đài đã đòi hỏi Hoàng Cơ Minh nhập tịch để dẫn độ ông. Chúng tôi biết rằng CIA và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã biết rõ về những người này, và Bộ Quốc Phòng cũng như FBI đều biết họ đang ở trên lãnh thổ của vùng Đông nam Á. Tuy nhiên xem ra không một ai cất lên tiếng nói : "Ê, quý vị biết đó, điều này không thực sự lớn lao gì đối với chúng tôi khi có một tổ chức du kích lãnh đạo bởi một công dân Hoa Kỳ muốn khởi động một cuộc chiến với một quốc gia mà chúng ta không còn lâm chiến với họ."

Vấn đề nào mà trong lúc cuộc điều tra tiến hành thì các ông đã từng lo ngại cho an ninh cá nhân mình khi nói đến nó?

Rowley: Khi tiến hành cuộc điều tra này, A.C. và tôi không thực sự là người liều lĩnh với nguy hiểm.

Thompson: Vâng, tôi nghĩ rằng sự lo lắng lớn hơn mà chúng tôi cảm nhận là số người trò chuyện với chúng tôi sẽ chuốc lấy nguy hiểm cho họ. Chúng tôi có nhiều sự hổ trợ từ các thành viên của cộng Đồng Mỹ gốc Việt và những ký giả, họ muốn câu chuyện được kể ra, nhưng họ sợ tên của họ bị phơi bày ra và bị kéo nhập vào với câu chuyện. Thật đáng chú trọng - thiết nghĩ họ sẽ nói "Náy, tôi là một ông già, tôi muốn chết một cách bình an, vì thế tôi không muốn khai rằng tôi biết chuyện đó cho công chúng."
Các ông có gặp sự xua đuổi nào dọc đường như ... "Chuyện đã xảy qua 30 năm rồi - sao bây giờ lại nhắc đến xỉa xói vào thời điểm đen tối của lịch sử công đồng người Mỹ gốc Việt ?"
Thompson: Chúng tôi đã gặp - và như ông biết đó, ở một mức độ nào đó thì tôi thông cảm cho cảm xúc như thế. Có cả một con sóng của toàn bộ các chuyện dân giả của người Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980 kiểu như : "Hãy nhìn vào các tên điên kia, toàn là chuyện băng đảng và phạm án có tổ chức và vv.." Theo nhiều cách thức, cộng đồng cảm thấy bầm tím bởi những đề tài giật gân đăng tải trên báo chí và phim thời sự trên TV của thời đó. Vì thế tôi có thể hiểu được, theo chừng mức nào đó, khi người ta nói "Đây thực sự là giai đoạn ác nghiệt trong lịch sử của cộng đồng chúng tôi, và bây giờ các ông trở lại, dùng đèn soi vào nó thay vì nên nói đến những thành quả của cộng đồng."
Cảm giác tối thượng mà chúng tôi có được khi trò chuyện với lắm người là : "Này, khi người ta đến Mỹ [tỵ nạn] thì bởi họ bị kinh hoàng - và rồi sự kinh hoàng lại tệ hơn khi họ đã đến được nơi đây." Chương sử đó đã không nên xảy đến. Không bao giò nó thực sự được giải quyết. Và nó lại là một câu chuyện đáng nói.
Khi cuộc điều tra của các ông đã tung ra cho thế giớí biết, thì các ông hy vọng quần chúng sẽ phản ứng ra sao ?

Thompson: Tôi hy vọng đại quần chúng sẽ cảm thấy xót thương cho những ký giả bị sát hại, và cường độ gây xúc cảm mà tác phẩm của họ mang lại sẽ rất sâu đậm.
Tôi hy vọng rằng mọi người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, với sự thông tin về những việc đã xảy ra trong các vụ đó sẽ tiến lên và chia xẻ nó - với chúng tôi, hoặc với các ký giả khác, với lực lượng thi hành luật pháp, hoặc với gia đình của các nạn nhân. Tôi hy vọng rằng những người đã bị khủng bố trong những ngày đó tại SàiGòn Nhỏ và trên toàn nước Mỹ hãy tiến tới để nói lên rằng "Điều xảy ra cho tôi là sai quấy. Đáng ra nó không nên xảy ra, và sẽ không còn xảy ra nữa."

Rowley: Ông biết không, Đạm Phong đã biết rằng Mặt Trận đang đến. Hằng tháng trước đó ông đã bị hăm dọa, nhưng ông vẫn tiếp tục. Bởi vi đối với ông ấy, những gì ông đang tường trình thật đáng để liều mạng sống của mình. Ông nghĩ rằng nếu Mặt Trận giết ông vì những gì ông đã và đang viết về hoạt động của họ trên đất Thái thì những ký giả khác sẽ xông vào câu chuyện, và từ đó công việc cùng mạng sống của ông sẽ không bị phí đi oan uổng.
Nhưng đó không phải là điều đã xảy ra. Chẳng có ai đến kéo sợi chỉ ý thức nào từ những bài tường trình của ông. Ông đã bị lãng quên đến tận gốc trong khi những cựu thành viên của Mặt Trận lại trở thành những thành viên nổi bật của cộng đồng.
Giờ đã trể đi 30 năm, nhưng tôi hy vọng rằng, vời cuộc điều tra này, chúng tôi đã tiếp tục và xây dựng lại trên cái sợi chỉ tư tưởng rơi rớt từ những ký sự mà những ký giả anh dũng như ông Nguyễn Đàm Phong đã khởi đầu. Bởi vì tất cả chúng tôi hy vọng rằng khi chúng tôi chấp nhận nguy hiểm trong công việc của chúng tôi thì công việc đó sẽ được những người nối gót đánh giá cao khi chúng tôi đã vĩnh biệt ra đi.




Inside the Making of “Terror in Little Saigon”
Thirty years ago, a former naval officer for the South Vietnamese Navy tried to restart the Vietnam War with a guerrilla army based in a Thailand jungle. He rallied support and raised money for those efforts in America. Eventually, his group would be linked to analleged death squad on U.S. soil that silenced journalists who either were critical of its mission, or voiced pro-communist views.
It might sound like the stuff of Cold War fiction. But when A.C. Thompson and Richard Rowley began looking into the unsolved 1981-1990 murders of five Vietnamese-American journalists in cities across the U.S., it’s exactly the scenario that began to emerge.
Thompson, a George Polk Award-winning ProPublica reporter and FRONTLINE correspondent (Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder), and Rowley, an Oscar-nominated documentary film director (Dirty Wars, Zapatista), spent the past two years digging into the long-forgotten murders of Le Triet and Do Trong Nhan in Virginia; Pham Van Tap in Garden Grove, Calif.; Nguyen Dam Phong in Houston; and Duong Trong Lam in San Francisco.
All of the murdered journalists had worked for small-circulation Vietnamese-language publications serving the refugee population that sought shelter in the U.S. after the fall of Saigon in 1975 — and many of those publications had criticized an anti-Communist paramilitary organization called the National United Front for the Liberation of Vietnam, or, “The Front,” whose ultimate goal was to reconquer Vietnam.
Thompson and Rowley’s search for answers about the murders and the Front took them from American cities like Houston and San Francisco, to the jungles of Southeast Asia, to the corridors of power in Washington — and it’s all laid out in Terror in Little Saigon, FRONTLINE and ProPublica’s newest multiplatform collaboration.
FRONTLINE sat down with Thompson and Rowley to talk aboutwhy they felt a responsibility to explore this untold story and what surprised them most along the way.
This is the edited transcript of a conversation held on Oct. 29., 2015.
As Terror in Little Saigon makes clear, there was very little mainstream media coverage of these murders and attacks when they first happened. How did the two of you come across this story in the first place?
Thompson: A few years ago, when I was doing a series of stories about the murder of an Oakland journalist named Chauncey Bailey,I met a Vietnamese-American filmmaker named Tony Nguyen. He told me, ‘Hey, this actually happened in the Vietnamese community, over and over and over again, and nobody really noticed outside of that community.’
I couldn’t get that out of my head. I started digging into these cases and building on Tony’s reporting — he had made a film about one of these attacks earlier, and he came on board as an associate producer. And then, in a huge stroke of luck, I somehow corralled Rick into getting involved. I had wanted to work with him for many years.
Rowley: I remember A.C.’s first email to me — it was along the lines of, “This might sound a little bit far-fetched, but I want to talk to you about a story about a death squad operating in America in the 1980s.” I was immediately intrigued by what an amazing story this was, and shocked by just how untold it was.
I mean, this was a death squad operating with near-impunity on American soil that may have killed five journalists and committed dozens of other acts of violence over the course of a decade, and weknow nothing about it?
Thompson: That was exactly the appeal of it. There had been very little reporting done on these attacks, and only a few journalists had really pieced together the fact that they were interconnected. We wanted to try to understand what happened and to hold people accountable, and one of the groups we’re holding accountable is ourselves — the English-language, mainstream media.
What surprised you the most as your investigation got under way?
Thompson: This project was one surprise after another. But one thing that was definitely surprising was the fact that the local police departments we approached really didn’t want to talk. It’s the opposite of what you usually see in a cold case — they didn’t want attention.
Rowley: Almost every interview we filmed held surprises for me. It’s not like there was a pre-existing print piece, and we were going back and illustrating it with a few key interviews. There were real stakes here. Revelations were unfolding in real time and happening on camera — people who had never sat down in front of a camera before were talking about these events for the first time. I think you feel that, throughout the film — that you’re experiencing these revelations at the same time we are.
Your Freedom of Information Act requests yielded thousands of pages of new documents on the group known as the Front. How did what those documents revealed about the group’s relationship with the U.S. government change the scope of your investigation?
Rowley: Every level we explored opened up bigger and bigger worlds.
Thompson: When we started looking at this paramilitary group suspected of killing its critics here in the U.S. and found that it was connected to a group that actually tried to start a war and invade Vietnam on multiple occasions — yet no one had ever been apprehended or held accountable — the obvious question that we had to ask, and that any viewer would ask, was, “Hey, is the U.S. government somewhere in the background here?” We found that the more we looked, the murkier it got.
Rowley: Yes, it’s incredibly difficult to pin everything down. But what’s absolutely clear is that this was not just a “normal” criminal syndicate that’s killing people. Here’s a group formed by former officers in the U.S.-backed army of South Vietnam, running a militia that’s based on the border of Thailand and Laos and trying to retake Vietnam. This was a political organization — a guerrilla army that’s part of a constellation of groups on America’s side of the cold war.
Thompson: And the U.S. government was aware of their existence, at multiple levels. The documents we found showed a connectionbetween [Front commander] Hoang Co Minh in Thailand and Richard Armitage, the former assistant secretary of defense. We know that the Pentagon asked for Hoang Co Minh’s naturalization to be expedited. We know that the CIA and the National Security Council were aware of these folks, and that the State Department and FBI were aware that they were on the ground in Southeast Asia. Yet no one ever seems to have said, “Hey, you know, this isn’t really a great look for us to have a militia led by a U.S. citizen trying to start a war with a country that we’re no longer at war with.”
Speaking of which, as the investigation progressed, did you ever worry for your own safety?
Rowley: In making this investigation, A.C. and I weren’t really the ones who took the risks.
Thompson: Yeah, I think the bigger concern we had was that people would jeopardize themselves by talking to us. We had lot of support from Vietnamese-American community members and journalists who wanted the story told, but were fearful of putting their name out there and being associated with it. It was remarkable — they would say, “Look, I’m an old man, and I want to die a peaceful death, so I don’t want to talk about what I know publicly.”
Did you encounter any pushback along the lines of, “This was 30 years ago — why focus on this negative chapter of the Vietnamese-American community’s history now?”
Thompson: We did — and you know, at a certain level, I can understand that sentiment. There was a whole wave of stories about the Vietnamese-American populace in the 1980s t hat was like, “Look at these crazy folks! There’s all these gang problems and organized crime and so forth.” In a lot of ways, the community felt really bruised by all these sensational newspaper headlines and TV clips at the time. So I can understand, to a certain extent, when people say, “This is really a grim moment in our community’s history, and now you’re going back and shining a spotlight on it, rather than all the successes of the community.”
Ultimately, the feeling we got from a lot of folks we talked to was, “Look, people came to the U.S. because they were terrified — and then the terror got worse when they got here.” That chapter shouldn’t have happened. It was never actually resolved. And it was a story worth telling.
When your investigation is fully out there in the world, how do you hope the public will respond?
Thompson: I hope the general public will feel the passion of these murdered journalists, and the deep and inspiring intensity that they brought to their work.
I hope that people in the Vietnamese-American community with information on what happened in these incidents will come forward to share it — whether with us, with other reporters, with law enforcement, or with the families of the victims. I hope people who were terrorized in those days in Little Saigons across America come forward to say, “What happened to me was wrong. It shouldn’t have happened, and it shouldn’t happen again.”
Rowley: You know, Dam Phong knew the Front was coming. He had been getting threats for months, but he continued on. Because to him, what he was reporting was worth risking his life for. He thought that if the Front killed him because of what he’d been writing about their activities and their base in Thailand, other journalists would flock to the story, and his work and his life would not have been wasted.
But that isn’t what happened. No one came to pick up the thread of his reporting. He was basically forgotten, while former members of the Front remained prominent members of the community.
It’s 30 years late, but I hope that, with this investigation, we’ve continued and built on the dropped thread of reporting that brave journalists like Dam Phong started. Because we all hope that when we take risks in our work, they will be made worth it by the people who pick up our threads when we’re gone.

SVSQKQ
11-07-2015, 07:48 PM
http://youtu.be/0mymVaAN5yg

SVSQKQ
11-09-2015, 12:57 AM
http://youtu.be/fZNQ8RdtH9s

SVSQKQ
11-10-2015, 04:51 AM
http://youtu.be/bTsD_O9WmBc

KQ_NT
11-10-2015, 03:59 PM
Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?

Tác giả: Ngọc Lan

Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.
Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.
Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?
Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.
Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?
Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.

http://i1281.photobucket.com/albums/a514/vimyt10sillyvalley/tonynguyen_zpsywgwmaq3.jpg
Director Tony Nguyen

Tony Nguyễn là ai?
Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.
Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.
Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:
“Những người ‘kết nối’ đất mẹ
Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạ của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.
Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.
Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”
Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.
Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc gia cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.
Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.
Nhóm làm phim có mục đích gì?
Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles Times và Hanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
· Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
· Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
· Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
Ai đứng sau Tony Nguyễn?
Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
*
Terror in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận, cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.

Ngọc Lan

luuvong
11-10-2015, 07:35 PM
Tôi thông cảm và xin chia sẻ nỗi mất mát với gia đình các nạn nhân.
Nhưng khi đứng trên phương diện khách quan để nhận xét thì những bài viết của ký giả Đạm Phong quả thật đã gây phản ứng ngược cho lý tưởng chống cộng của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Ngoài việc chỉ trích, ký giả Đạm Phong đã viết một loạt bài giới thiệu rõ đường đi nước bước của tổ chức tại Thái Lan và có cả hình chụp chiến khu cùng phóng đồ căn cứ địa (một số báo Việt ngữ thời đó có đăng lại - và trong phim có chiếu phớt qua). Một người bình thường cũng nhận ra đó là điều không nên làm đối với một nqười Việt Quốc Gia còn nặng lòng với quê hương; mặc dầu quyền tự do ngôn luận và quyền tôn trọng sự thật được luật pháp tại Mỹ che chở & bảo vệ .

Xin nói rõ thêm rằng, vào thời điểm đó chúng tôi rất hâm mộ và nóng lòng, nhưng sau đó thì chúng tôi suy nghĩ lại và đặt nhiều nghi vấn. Tai mắt của VC và mạng lưới tình báo của chúng tại Mỹ và Canada không phải không có, và VC không đến nỗi quá ngu dốt mà không biết đọc báo Việt ngữ, do đó VC sẽ có đủ tin tức để đề phòng và bủa vây tiêu diệt kháng chiến quân; ngoài ra một nghi vấn khác gây bất lợi cho Mặt Trận đó là tổ chức kháng chiến có thật hay chỉ là giả tạo vì một người bình thường cũng thừa trí thông minh để hiểu rằng một chuyện cơ mật như thế lại công khai trên báo; nhất là "báo biếu" tại các tiệm tạp hóa thì ........ miễn bàn !.

Thể theo nội dung của phóng sự, ký giả Thomson cho biết việc điều tra dẫn đến viên chức cao cấp trong hội đồng an ninh của chính phủ Mỹ thời bấy giờ là R.L Armitage và một số lớn báo cáo và hồ sơ bị xóa trắng vì liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ. Tại sao án mạng của một ký giả Việt Nam viết báo Việt, chân ướt chân ráo đang làm lại cuộc đời tại Mỹ lại quá quan trọng đối với USA như vậy ?. Chi tiết này khiến tôi liên tưởng đến vụ án Trương Đình Hùng và Đinh Bá Thi trước đó không lâu . Theo ý tôi người Mỹ không đến nỗi quá ngây thơ ! không lẽ họ lập nên cơ quan NSA để ngồi chơi xơi tiền thuế của dân Mỹ ? kế đến là anh chàng ký giả A. C. Thompson còn quá trẻ để hiểu được các nguyên nhân sâu xa của cái gọi là "post VietNam war".

Xin khép lại chuyện đã qua

lv

levannhan
11-11-2015, 01:46 AM
-Kính thưa toàn dân nước Việt:
-Kính thưa các cô chú bác cùng toàn thể các anh chị em Việt Nam thương yêu:

Không có gì che dấu được dưới ánh nắng của mặt trời . Trước sau gì thì "SỰ THẬT SẼ ĐƯỢC ĐEM RA ÁNH SÁNG" . Nhưng tất cả chúng ta bất cứ ai là người Việt Nam may mắn còn được sống cho đến ngày hôm nay đều là nhờ nơi CÔNG ƠN của những người xưa trung chánh đã VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH, VÌ DÂN TỘC VN MÀ CHIẾN ĐẤU để giữ vững non sông gấm vóc và bờ cõi VN. Ngày hôm nay tất cả mọi ĐAU THƯƠNG KHÓC HẬN, HẬN THÙ CHÉM GIẾT ,....vv... ngay cả đến những việc THỦ TIÊU, ÁM SÁT, TỬ HÌNH, XỬ BẮN , BẮN GIẾT, CHẶT ĐẦU, CỨA CỔ, CHÔN SỐNG, THẢ XÁC TRÔI SÔNG, ĐẤU TỐ, HÀNH HÌNH, HÀNH XÁC, TÀN HẠI SINH LINH, TÀN HẠI GIỐNG NÒI đều do tên vc/tc hồ chó minh cùng bè lũ khốn nạn, khốn kiếp, trời tru đất diệt csvn mà ra cả . Nếu không còn đảng csvn trên đất nước VN thì tôi có thể chắc chắn với toàn dân VN khắp nơi , khắp nước VN và trên toàn thế giới đó là không có chuyện ANH EM VN CHÉM GIẾT NHAU ĐẾN MỘT MẤT MỘT CÒN, KHÔNG CÓ CHUYỆN NGHI KỴ, CHIA RẼ, HẬN THÙ GIỮA NGƯỜI VN VỚI NGƯỜI VN và cũng sẽ không bao giờ có chuyện TERROR IN LITTLE SÀI GÒN cả . Đây là thời điểm nghiêm trọng lịch sử mà toàn dân VN cần để hết tâm trí vào việc đảng csvn nhất là những tên vc/tc sang, trọng, hùng dũng đã, đang và sẽ làm những chuyện phản quốc, phản dân, vinh thân bán nước và chúng hiện đang dâng trọn toàn nước VN cho lũ ác nhân, hung hăng, tham tàn, khát máu quỷ đỏ cstc . Đừng để mất nhiều sức lực và tâm trí vào chuyện chia rẽ cộng đồng VN nữa mà hãy để hết tâm trí vào việc làm sao TẬN DIỆT CHO TẬN TUYỆT ĐẢNG CSVN CÙNG MAU CHÓNG ĐÁNH ĐUỔI LŨ CSTC RA KHỎI QUÊ HƯƠNG TỔ QUỐC VIỆT NAM trước khi VN bị ĐỒNG HÓA HUỶ DIỆT như là dân tộc Tân Cương, Tây Tạng .

Thương yêu toàn dân Việt Nam với hết cả tâm hồn .

Kính chào đoàn kết và quyết thắng csvn/cstc trong tình YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN .

HS. TS. VN
(Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam)

KQ_NT
11-12-2015, 01:37 PM
Mời các chiến hữu vào đọc và yểm trợ một "petition" phản đối phim tài liêu "Terror in little Saigon" tại đây (https://www.change.org/p/michael-getler-pbs-ombudsman-investigate-frontline-propublica-s-reporting-in-terror-in-little-saigon?recruiter=424416758&utm_source=share_petition&utm_medium=facebook&utm_campaign=share_facebook_responsive&utm_term=mob-xs-share_petition-no_msg&fb_ref=Default).
Xin cám ơn.

SVSQKQ
11-13-2015, 02:34 AM
http://youtu.be/IoLRul311Pk

SVSQKQ
11-13-2015, 11:32 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/bolsa_1447457934.JPG
Investigate Frontline/ProPublica’s reporting of “Terror in Little Saigon”
Share this petition
1,514 supporters
809.... needed to reach 2,500
:icon_banana::icon_banana::icon_banana:

Trần Hòa
11-14-2015, 08:06 AM
Ts. Nguyễn Đình Thắng - Phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon”: Phép thử cho lương tâm và trách nhiệm
"...Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các những giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương..."

Kể từ ngày ra mắt trên hệ thống truyền hình PBS và qua internet, phim “Terror in Little Saigon” (Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon) đã khuấy lên cuộc tranh luận trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cuộc tranh luận ấy không những là bình thường mà còn là cần thiết trong xã hội mở của thế giới tự do. Nó chiếu rọi ánh sáng vào những chỗ còn khuất tất, mở ra những góc nhìn mới, và giúp mọi người cân nhắc các lý lẽ trước khi chọn cho mình một kết luận.

Cuốn phim khơi lại những tội ác đã xảy ra ngay trong lòng cộng đồng của chúng ta. Những tội ác này, dù đã xảy ra 25, 30 năm về trước, tiếp tục thách thức các lý tưởng cao đẹp nhất của chúng ta về tự do, công lý, lẽ phải. Cuốn phim thôi thúc chúng ta phải chọn thái độ, phải hành động chứ không thể cứ mãi đóng vai người ngoài cuộc ơ hờ, vô tư. Nó đặt ra cho chúng ta một phép thử gay go về lương tâm và trách nhiệm.

Ắt hẳn không ít bạn bè quốc tế và đồng bào trong nước đã xem cuốn phim này và đang theo dõi để xem chúng ta hành xử ra sao trước phép thử ấy.

Phải nhìn thẳng vấn đề

Phản ứng với phim “Terror in Little Saigon”, một số người thay vì nhìn thẳng vào nội dung của phim và trực diện với những thách thức được nêu lên thì lại tìm cách suy diễn về động cơ ngầm ẩn đằng sau cuốn phim. Phải chăng cộng đồng người Việt tị nạn đang là nạn nhân của thành phần truyền thông thiên tả? Phải chăng đây là âm mưu của thế lực đen để làm tản lực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam? Sao lại là lúc này, thời điểm nhạy cảm trong cuộc đối đầu giữa tự do và độc tài?

Cách “lách” vấn đề như vậy không thể áp dụng ở đây vì một thực tế hiển nhiên: Nội dung của phim “Terror in Little Saigon” đã được nêu ra từ trước bởi một tổ chức có uy tín quốc tế và được người Việt ở trong và ngoài nước hết lòng tin tưởng -- các bản báo cáo của họ vẫn được báo chí và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt trang trọng trích dẫn. Đó là Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ)

CPJ là tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới về bảo vệ quyền tự do báo chí. Hàng năm CPJ xếp hạng các quốc gia về nền tự do báo chí; năm nay, họ xếp Việt Nam ở hạng 6 trên thế giới... từ dưới đếm ngược lên. CPJ liên tục lên án chính quyền Việt Nam về chính sách đàn áp tự do báo chí. Họ can thiệp mạnh mẽ cho các nhà báo bị bắt bớ, tù đày ở Việt Nam, trong đó có các bloggers Điếu Cày và Tạ Phong Tần. Ngày 25 tháng 11, 2014, Blogger Điếu Cày đến New York nhận giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế của CPJ. Không ai có thể cáo buộc là CPJ bị giật dây, bị chi phối hay được chi tiền. Cũng không thể nào chụp mũ họ là có ác ý với cộng đồng người Việt hay muốn ngăn cản cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Việt Nam.

Năm 1993 CPJ công bố tài liệu “Silence in Little Saigon: Five Vietnamese-American Journalists Killed”. Bản báo cáo này trưng dẫn những thông tin ăn khớp với phim “Terror in Little Saigon” và cũng đi đến kết luận tương tự về nghi phạm. Theo tôi, trong một số khía cạnh thì bản báo cáo của CPJ còn “mạnh tay” hơn cả phim được PBS trình chiếu từ tuần rồi. Thực ra, phim “Terror in Little Saigon” phần lớn chỉ lập lại và triển khai thêm các thông tin đã được nêu lên trong “Silence in Little Saigon”. Xem tài liệu, trang 9-25:
https://cpj.org/regions_07/americas_07/CPJ-SilencedReport.pdf


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/silence_1447489095.jpg (https://cpj.org/regions_07/americas_07/CPJ-SilencedReport.pdf)


Tôi mong rằng kiến thức này sẽ làm nguôi ngoai những thắc mắc về động cơ đằng sau phim “Terror in Little Saigon” để tất cả chúng ta còn tập trung năng lực vào những việc chính đáng, phải làm vì lương tâm và trách nhiệm.


Vấn đề lương tâm và trách nhiệm

Đối với khán giả người Việt, phim “Terror in Little Saigon” còn nhắn gởi một thông điệp thấm thía dù không hữu ý: Những nhà báo người Việt nghĩ sao, làm gì trước những cái chết thảm khốc của đồng nghiệp cùng giòng máu? Họ thể hiện ra sao những phẩm giá cao quý của chức nghiệp làm báo: Lòng yêu chuộng sự thật, lương tâm chức nghiệp, ý thức công lý, tình đồng loại và đồng bào?

Ở cuối phim, nhà làm phim tỏ ra ân hận vì đã không tìm được công lý cho những nhà báo người Việt bị sát hại. Các nhà báo người Việt liệu có chia sẻ cùng nỗi niềm ân hận ấy?

Cuốn phim đã được thực hiện. Dù có thể chưa đạt tiêu chuẩn hay kỳ vọng của nhiều người nhưng nó là chứng tích của sự dấn thân hành động. Các nhà báo người Việt sẽ dấn thân và hành động ra sao?

Có một số tờ báo, đài truyền thanh, đài truyền hình Việt ngữ đã chạy tin về cuốn phim hay phỏng vấn một số người liên can. Đó là bước khởi đầu khích lệ nhưng chưa đủ. Nạn nhân đâu phải người dưng nước lã mà là những đồng nghiệp cùng giòng máu, cùng thân phận tị nạn hay di dân. Việc đâu phải xảy ra ở Trung Đông hay Phi Châu mà ngay trong lòng cộng đồng chúng ta. Sự kiện đâu phải là chuyện nắng mưa đổi mùa mà là những cái chết vô cùng oan khiên và thảm khốc trước mũi súng của sát thủ chuyên nghiệp. Lẽ ra các nhà báo người Việt đã phải lay động cả xã hội và chính quyền để đòi công lý, đã phải nhập cuộc truy tìm nhân chứng và thủ phạm, đã phải phẫn nộ và không cho phép vấn đề chìm vào quên lãng. Lẽ ra họ đã phải đi trước cả CPJ, Frontline và ProPublica.

Nhưng trễ còn hơn không. Tôi mong rằng các nhà báo người Việt sẽ tiếp tục hành trình do những người không phải là người Việt đã mở ra.

Những việc phải làm

Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các những giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.

Có 3 việc mà chúng ta có thể và cần làm ngay:




1. Giới làm báo, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, mạnh mẽ lên án các hành vi sát hại và hăm doạ nhắm vào các nhà báo Việt Nam và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền tự do báo chí ở mọi nơi, trong mọi cảnh ngộ.

2. Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng và các nhà hoạt động nhân quyền người Việt đồng loạt áp lực chính quyền Hoa Kỳ mở lại hồ sơ điều tra các vụ sát hại các nhà báo người Việt trên đất Mỹ.

3. Một hay nhiều tổ chức người Việt, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, thành lập quỹ để trao giải thưởng cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến thủ phạm.

Đấy là những việc phải làm vì lương tâm và trách nhiệm. Chúng sẽ làm sáng ngời lý tưởng của chúng ta về tự do, nhân quyền và công lý. Chúng sẽ thể hiện bản lĩnh của cộng đồng người Việt tị nạn sau 40 trưởng thành trong thế giới tự do, văn minh và nhân bản.

Cứ hành xử đúng với lương tâm và trách nhiệm thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được sự nể trọng của quốc tế và lòng tin tưởng của đồng bào ở trong nước. Chẳng thế lực đen nào có thể bôi bẩn thanh danh của chúng ta, hoặc cản trở bước tiến của chúng ta trên hành trình đem lại dân chủ và tự do cho quê hương và dân tộc.

Ngày 11 tháng 11, 2015
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Theo Mạch Sống

Trần Hòa
11-14-2015, 06:00 PM
Gia Cát Mỗ Thành Lã Vệ
Bằng Phong Đặng Văn Âu



Kính thưa Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn, bút hiệu Ngô Nhân Dụng,
Tôi vốn là chú lính trong Quân lực Việt Nam CộngHòa, chẳng phải là nhà văn, nhà báo, mà chỉ là nhà binh. Vì ít học chữ, nên tôi rất kính trọng những vị Tiến sĩ thông thái. (Phải thông thái mới lấy được mảnh bằng Tiến sĩ ?). Nói thế, nhưng không có nghĩa tôi mang mặc cảm tự ti.

Bạn cùng học với tôi có bằng Tú tài II nộp đơn đi học bác sĩ, sau 7 năm ra trường được gọi là ông Tiến sĩ Y Khoa. Tôi cũng có Tú Tài II, nộp đơn đi Không Quân, tôi phải mất 10 năm mới trở thành Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur des moniteurs) để dạy người khác làm Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur).

Nghề lái máy bay nguy hiểm hơn nghề bác sĩ, vì sơ sẩy một chút là mất mạng; còn nghề bác sĩ y khoa sơ sẩy chỉ làm chết bệnh nhân. Đáng lý ra Không Quân phải cấp cho những người có tay nghề lái máy bay như tôi mảnh bằng Tiến sĩ Phi Công để hãnh diện với đời! Vì xét như vậy, tuy không được mảnh bằng Tiến sĩ để đóng khung treo lên, nhưng tôi không mang mặc cảm tự ti là vậy.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh có bằng Tiến sĩ Toán, làm Tư lệnh KQ, dạy Đại Học, nhưng ông không có tay nghề lái máy bay, nên không có bằng Tiến sĩ Phi Công.
Dài dòng với Đỗ Tiến sĩ một chút cho vui, để điều tôi sắp sửa viết ra đây không làm Đỗ Tiến Sĩ khó chịu. Đâu cứ phải có bằng Tiến sĩ mới được trọng vọng, phải kèm theo làm người có lương tâm và trách nhiệm nữa cơ.

Tuy nhiên tôi vẫn xin lấy tư cách là một vị Tiến sĩ Phi Công để thưa chuyện cùng vị Tiến sĩ Kinh tế chuyên nghề viết báo.

Tôi nhà binh, viết không chuyên nghiệp nên không ai trả tiền nhuận bút. Thế nhưng cứ mải mê viết vì cái anh Karl Marx nói một câu rất đểu: "Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chỉ biết lo chăm chút cho bộ lông của mình", nên tôi sợ bị thiên hạ sánh mình với loài cầm thú, tôi cứ bày tỏ nỗi trăn trở của mình trước cảnh dân mình bị đọa đày. Lao mình vào chốn lao xao thì phải hứng chịu điều thị phi thôi! Oan nghiệt mà!

Thua trận, anh em phi công chúng tôi mất con tàu, mất vũ khí. Chỉ còn mỗi một cái lận lưng để làm vũ khí chống lại bọn cộng sản tàn ác, lưu manh, tráo trở. Vũ khi đó là CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA, Cho nên ai mượn danh nghĩa Quốc Gia để làm điều xằng bậy là tôi quyết bảo vệ đến cùng.

Có 2 nhà báo là Đạm Phong và Lê Triết vì làm bại lộ âm mưu kháng chiến bịp của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, bị giết chết (dựa theo kết luận của anh A.C Thompson) mà tất cả báo chí VN không những im tiếng, còn tệ đến nỗi không có một lời chia buồn với nỗi bất hạnh nạn nhân. Không có tình lân tuất với bạn đồng nghiệp thì độc giả sẽ không ở lương tâm của người cầm bút thôi! Cho nên một cây viết nổi tiếng như ông Tiến sĩ kinh tế được các báo hải ngoại đăng bài viết, được trang bauxitevn đăng bài viết, nhưng tôi ngờ rằng hiệu quả không có chút mảy may nào, bởi vì ông Tiến sĩ dửng dưng trước cái chết của đồng nghiệp thì sức mấy Tiến sĩ quan tâm đến dân oan?

Những sát thủ quá chuyên nghiệp, nhà báo không cách nào tìm ra thủ phạm; nhưng đồng bào tin Mặt Trận là Nghi Phạm (Suspect) bởi vì MT không lên án hành động man rợ của sát nhân và không dùng món tiền lớn (MT thiếu gì tiền?) treo giải thưởng để tặng ai tìm ra thủ phạm, thì mối nghi ngờ càng gia tăng. Mang chiêu bài "Giải Phóng" mà im lặng trước cái chết của tác giả viết bài công kích mình thì dù ngu lắm ai cũng phải nghĩ ngay chính MT là tội phạm, chứ còn ai trồng khoai đất này? Cái khuyết điểm của Mặt Trận là ở chỗ đó.

Khi tôi làm Chủ Bút (bữa trước tôi nghi nhầm Chủ Nhiệm) Giai phẩm Lý Tưởng quyết định đăng bài "Vàng Rơi Không Tiếc" của Thiếu tá Đào Bá Hùng (bút hiệu Đào Vũ Anh Hùng), một cựu đoàn viên Mặt Trận, đặt những nghi vấn về việc làm khuất tất của MT tới một người bạn cùng khóa, cùng Đảng MT là Trung tá Nguyễn Kim Huờn.
Tôi viết lời tòa soạn dành quyền trả lời của ông Nguyễn Kim Huờn trên số báo tới. Tức là tôi muốn mở một kênh đối thoại giữa hai người anh em vừa là chí hữu vừa là đồng đội. Thế mà tờ báo vừa phát hành thì lập tức MT cho người đến đòi thu hồi tờ báo.

Tôi không chịu cái lối hành xử giống như Việt cọng đi tịch thu báo. Nếu MT không có gì gian dối thì không cần phải bịt miệng người khác, đúng không? Tôi không nhượng bộ yêu sách của MT thì sau đó ông Hội trưởng Trần văn Nghiêm, ông Phạm Đặng Cường (người cộng tác của tôi) và cá nhân tôi bị nhiều cú điện thoại gọi đến hăm dọa.

Tôi đã nói thẳng nói với kẻ trong bóng tối như sau: "Tôi từng bàn bạc chuyện Kháng Chiến với Chủ tịch của mấy chú; hạng tép riu như mấy chú không dọa được tôi đâu. Hãy công khai ra mặt đến nhà tôi để tôi dạy cho mà làm kháng chiến; đừng thậm thụt như những thằng ăn cắp thì hèn lắm!

Tôi quên kể bài "Vàng Rơi Không Tiếc" của Đào Vũ Anh Hùng đã gửi nhờ các báo VN mà không tờ báo nào dám đăng.

Ngay cả tờ Ngày Nay do anh Trương Trọng Trác, bạn Hướng Đạo của Hùng, làm Chủ bút kiêm Chủ Nhiệm ở Houston cũng không dám đăng.

Tình nghĩa Hướng Đạo mà như thế đó à?

Sau này, khi tình hình yên ổn thì tờ Ngày Nay mới dám đang.

Cách đây chừng 1 năm, nhân có nhà báo tên Charlie Hebdo bị quân khủng bố giết. Khắp nơi trên thế giới bất bình, họ giương cao tấm biển "Je Suis Charlie" để chống lại hành vi man rợ của kẻ khủng bố, rồi các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng tới Paris giương lên tấm bảng "Je Suis Charlie" để ủng hộ quyền tự do báo chí. Không thấy tờ báo Việt nào ở Mỹ đồng tình với nhà báo Charlie, tôi bèn viết bài "Je Suis Charlie" để hoan nghênh tinh thần tự do báo chí của Pháp và đồng thời thuật lại cái hồi tôi bị MT trận khủng bố qua điện thoại. Tôi gửi đến hai tờ báo lớn ở tại địa phương tôi sinh sống: Tờ Người Việt (có ông Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn cộng tác, có hai vị tôi quen biết là anh Phan Huy Đạt và anh Đinh Quang Anh Thái) và tờ Việt Báo do ông bà chủ Trần Dạ Từ - Nhã Ca, (người nổi danh với tác phẩm Giãi Khăn Sô Cho Huế, cũng là người tôi quen biết). Thế nhưng hai tờ báo đều không đăng.

Tôi viết email hỏi có phải quý báo sợ Việt Tân? Họ cũng không thèm trả lời.

Tôi coi thái độ kiêu ngạo ấy chẳng khác nào những cơ quan cộng sản trong nước không thèm trả lời dân oan gửi đơn khiếu nại. Làm chủ báo có quyền đăng hay không đăng bài của tác giả, tôi đồng ý. Tuy nhiên, dù sao cũng là chỗ quen biết, ít ra dành ra mấy giây đồng hồ để trả lời sự đòi giải thích của tác giả lý do từ chối không đăng thì có vẻ lịch sự và có văn hóa hơn không? Hơn nữa đấy là tiếng kêu của một quân nhân bị khủng bố vì đăng bài báo của một quân nhân khác.

Ngày 3 tháng 11 năm 2015, đài truyền hình PBS chiếu cuộc phóng sự điều tra của nhà báo A.C. Thompson. Việt Tân liền có phản ứng giống như đỉa phải vôi, bèn lôi Cộng Đồng vào làm tấm mộc đỡ đạn. Rồi Việt Tân có vẻ hí hửng vì cuộc điều tra không tìm ra thủ phạm. Tôi thấy họ thật tội nghiệp. Nếu là cây ngay thì làm gì mà sợ chết đứng quá vậy? Tôi có thể ví Việt Tân giống như một cô gái không chồng mà chữa vậy đó. Cô gái bù lu bù loa: "Tôi có bầu mà đâu ai thấy tôi giao du với anh đàn ông nào đâu? Chừng nào bắt được tay, day được cánh thì mới có thể buộc tội tôi được chứ!?"

Tòa án đời thường không có bằng chứng thì không thể buộc tội được. Nhưng mà có một tòa án mà không cần ai thấy mình là thủ phạm vẫn buộc tội được. Đó là Tòa An Lương Tâm, nếu thủ lãnh của cái Mặt Trận nhân danh giải phóng VN có … lương tâm.

Có nhà báo Hà Giang của Người Việt làm báo có vẻ thiếu chuyên nghiệp. Bữa trước phỏng vấn kinh tế gia, quân sư của MT hay VT, cũng là người nhà của báo Người Việt bằng những câu dường như hai bên đã soạn sẵn và tập dượt trước thì độc giả đã nghi ngờ tính vô tư rồi. Bữa sau nhà báo Hà Giang đi vận động xin chữ ký của cộng đồng để phản đối nhà sản xuất phim. Cái thiếu chuyên nghiệp của nhà báo Hà Giang là ở chỗ đó.

Việt Tân đang đi tìm ai là kẻ đứng đằng sau vụ phóng sự điều tra. Cuối cùng tìm ra anh chàng Tony Nguyễn là một thanh niên thân Cộng, mừng quá, bèn tìm cách phát tán khắp nơi thông tin đó ngay để minh oan mình vô tội và để chứng tỏ mình không liên quan gì đến Việt Cộng.

Riêng tôi, tôi rất vui về phóng sự tìm sự thật, vì thấy còn có người làm báo có lương tri chức nghiệp để đi điều tra sự bí ẩn vụ ám sát. Và may ra nhờ cái phóng sự của nhà báo Mỹ có thể đánh thức những ông bà chủ báo VN bấy lâu im lìm, giả bộ làm như không biết, không nghe. Còn tôi, một anh nhà binh cà tèng, lên tiếng khản cả cổ để đòi công lý cho nạn nhân thì các ông bà chủ báo coi như pha, không thèm đăng bài viết.

Nên nhớ tôi là anh nhà binh từng đem mạng sống bản thân để bảo vệ cho quý ông bà chủ báo sống yên lành trong thành phố, để kiếm tiền một cách thoải mái; chứ không phải là một tên phản chiến như mấy ông thầy tu Việt Cộng đội lốt áo cà sa đấy nhé! Việt Tân đang ồn ào đòi kiện nhà báo A. C. Thompson giống như đứa trẻ cào đầu ăn vạ, nhưng tôi nghĩ VT không dám kiện đâu. Bởi vì, đài TV PBS mới chỉ "nhá đèn cầy" thôi, chưa đưa ra nhân chứng hoặc "off camera" khi ông Nghĩa thú tội có họp bàn với thành viên cao cấp MT về việc giết Đỗ Ngọc Yến. Thế nhưng khi Việt Tân kiện thì họ sẽ tiết lộ nhân chứng và đoạn phim quay ông Nghĩa thú tội sẽ được chiếu ngay, biết đâu? Sức mấy mà nhà báo chuyên nghiệp Hoa Kỳ đi điều tra tìm tội phạm mà không có thủ đoạn phòng vệ để bị Tòa Án phạt vạ à?

Tôi chỉ mong Việt Tân đi kiện để cộng đồng được xem một kịch bản đầy hứng thú.

Thấy bài viết LƯƠNG TÂM VÀ TRÁCH NHIỆM của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng gửi đến, tôi liền tay chuyển khắp nơi để độc giả đọc và suy nghĩ. Bởi vì đề tài này tôi đã viết từ 10 năm nay, nhưng đều bị rơi vào khoảng không.

Phải có Lương Tâm và Trách Nhiệm mới có thể xây dựng một cộng đồng vững mạnh và có thể tiếp tay với đồng bào trong nước lật đổ độc tài cộng sản được, thưa ông Tiến sĩ. Trong bài viết của anh Thắng đặc biệt đặt vấn đề Lương Tâm và Trách Nhiệm của người làm công tác truyền thông, nên tôi gửi đến ông Tiến sĩ Ngô Nhân Dụng và những vị đang làm việc truyền thông đọc và suy nghĩ.

Tiến sĩ Kinh tế có quyền im lặng, không nhất thiết phải trả lời ông Tiến sĩ Phi Công, viết báo không hưởng lợi nhuận. Sự im lặng của ông Tiến sĩ Kinh tế kéo dài đã lâu, có lẽ nó biến thành văn hóa im lặng là vàng rồi chăng?

Mấy lời thô thiển, nếu ông Tiến sĩ thấy điều gì thất thố thì xin rộng lòng bỏ qua cho anh nhà binh này nhé!

Trân trọng,

Bằng Phong Đặng văn Âu

ttmd
11-14-2015, 06:00 PM
Xin Quý vị vào xem Link này sẽ thấy rõ thêm chi-tiết về những băng đảng ám sát mà người Mỹ họ đã biết và đã theo dõi ?

Vietnamese Organization to Exterminate the Communists and Restore the Nation (VOECRN)

http://www.trackingterrorism.org/group/vietnamese-organization-exterminate-communists-and-restore-nation

TTMD


January 1980: Someone firebombs the office of Nguyen Thanh Hoang, publisher of Van Nghe Tien Phong, a Vietnamese magazine in Arlington, Va. Hoang and his 7-year-old daughter survive the attack.

July 21, 1981: Lam Trang Duong, a left-wing publisher and Vietnam War critic, is shot dead while walking down the street in San Francisco. A group called the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN) claims responsibility.


Jan. 5, 1982: Bach Huu Bong, publisher of a small Vietnamese weekly in Los Angeles, is repeatedly shot at while leaving a restaurant in Chinatown. He'd just published an exposé of an Orange County gang known as the "Frogmen," a group of former South Vietnamese navy personnel.


Aug. 24, 1982: Nguyen Dam Phong is fatally shot in his own driveway in Houston. The publisher of the weekly newspaper Tu Do (Freedom) had received death threats for printing articles questioning the fundraising activities of right-wing exile groups. VOECRN leaves a hit list at the scene of the crime

Aug. 7, 1987: Someone leaves a dead German shepherd in the driveway of Thinh Nguyen, editor of Houston's Dan Viet, along with a written death threat

Aug. 7, 1987: VOECRN takes credit for the murder of Tap Van Pham, the first Vietnamese-American journalist to be executed in Orange County. Pham, the editor of the weekly entertainment magazine Mai, was asleep in his office when someone set fire to the building. He died of smoke inhalation. Pham had run advertisements in Mai for Canadian companies promoting cash transfers and travel services to Vietnam.

April 30, 1988: As novelist and former Vietnamese political prisoner Long Vu tours Orange County, he is severely beaten by a crowd in Little Saigon who suspect he collaborated with his captors.


Aug. 3, 1988: In a hit list stapled to telephone poles in Little Saigon, Tu A Nguyen, publisher of Westminster-based Viet Press, and two others are sentenced to death for traveling to Vietnam.

Nov. 22, 1989: Nhan Trong Do, a layout designer for the national magazine Van Nghe Tien Phong, is found fatally shot in his car in Fairfax County, Virginia. Police identify no suspects.

Sept. 22, 1990: Someone fatally shoots Triet Le, a columnist for Van Nghe Tien Phong, and his wife as they park their car in front of their house in Bailey Crossroads, Virginia. His name had been on the VOECRN hit list found at Phong's home eight years earlier.


January 1999: Tens of thousands of protesters surround Little Saigon's Hi-Tek video store after owner Truong Van Tran refuses to take down a poster of Ho Chi Minh that hangs above his counter. Police have to escort Tran from the store for his own protection. He is later charged with video piracy and now lives in Vietnam.

Trần Hòa
11-15-2015, 03:02 AM
Con trai của ký giả Ðạm Phong lên tiếng
Hà Giang/Người Việt

LTS -Phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do phóng viên điều tra A.C. Thompson thực hiện, trình chiếu trên chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS, và phổ biến trên trang mạng ProPublica, tối ngày Thứ Ba, 3 Tháng Mười Một, gây xôn xao tranh cãi trong dư luận. - Người cho rằng thông tin trong phim không có gì mới. Người cho rằng các nguồn tin giấu tên thì không đáng tin cậy. Có người đặt câu hỏi tại sao cuốn phim lại ra đời vào lúc này, khi chuyện đã xảy ra hơn 30 năm. Ðặc biệt hơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là thành viên cao cấp của Mặt Trận, người được phỏng vấn và xuất hiện trong phim, nói rằng “lời dẫn giải của phim bị bẻ quặt, cố tình tạo hiểu lầm.” - Ðể rộng đường dư luận, hôm 7 Tháng Mười Một, nhật báo Người Việt đăng tải ba bài phỏng vấn người trong cuộc, gồm phóng viên A.C. Thompson, người thực hiện phim, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, và ông Hoàng Cơ Định, cựu vụ trưởng Tài Chánh của Mặt Trận. - Hai ngày sau khi những bài phỏng vấn nói trên được phổ biến, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do, bị ám sát năm 1982, tại Houston, Texas, viết thư cho tòa soạn báo Người Việt.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/217360-DamPhong-NguyenThanhTu-4_1447553247.jpg
Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, trong một lần tiếp xúc với phóng viên A.C. Thompson, ProPublica. (Hình: Edmund D. Fountain/ProPublica)

Thư viết:
“Tên tôi là Nguyễn Thanh Tú. Tôi là một nhân vật trong phim Terror in Little Saigon. Mặt Trận cứ việc tha hồ phủ nhận rằng không hề biết có đơn vị K9. Tôi có thể nói với quý vị rằng gia đình tôi ngày nào cũng liên tiếp phải nhận những lời hăm dọa từ Mặt Trận......Cha tôi, Nguyễn Ðạm Phong, đã dành số báo Tự Do cuối cùng của ông để phơi bày sự gian lận của các lãnh đạo Mặt Trận. Ðiều trớ trêu là, nhiều người quay lưng với cảnh sát của thành phố Houston, và cơ quan FBI khi cha tôi bị ám sát vào năm 1982, rất có thể giờ đây đồng ý là quan điểm của bố tôi đúng. Vấn đề là, ông đã đúng, nhưng ông đi trước mọi người những 33 năm. Tôi là nhân chứng cho “sự thực” còn sống, chứ không phải những lời đồn đãi. Tôi từng tham dự những buổi gặp gỡ thành viên Mặt Trận với bố tôi và chứng kiến những chiến thuật họ sử dụng, từ mua chuộc đến hăm dọa.”
(Hết thư)

Ông Nguyễn Thanh Tú, năm nay khoảng 50 tuổi, kể lại diễn tiến dẫn đến sự việc thân phụ mình bị ám sát, những kỷ niệm với bố, và tâm tư của mình, trong cuộc phỏng vấn dưới đây, do ký giả Hà Giang thực hiện.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/q2_1447553547.jpg
Nhà báo Nguyễn Ðạm Phong (phải) đứng đeo biểu ngữ phản đối Cộng Sản ở Houston, Texas, năm 1979. (Hình: Nguyễn Thanh Tú cung cấp)

Hà Giang (NV): Cảm ơn ông đã tin tưởng nhật báo Người Việt để chia sẻ tâm tư của mình. Trước hết, là một ký giả, chúng tôi muốn bày tỏ niềm đau xót trước sự việc các nhà báo thuộc thế hệ trước mình bị ám sát.

Nguyễn Thanh Tú: Tôi thấy có nhiều người bàn luận về vấn đề nhưng không nắm rõ sự kiện, như cụ cựu đại tá gì đó, nói trên đài truyền hình ở bên Cali. Cụ nói là Mặt Trận ra đời năm 1982, thì làm gì mà dính líu đến chuyện giết người từ năm 1981. Ở trong phim, ông Ðỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập Mặt Trận, nói là nhóm này [Mặt Trận - NV] thành lập năm 1980, họ không thông báo gì cho đến năm 1982. Họ giết bố tôi Tháng Tám ngày 24 Tây, năm 1982. Cái ngày họ lập giấy tờ không quan trọng. Sự kiện lịch sử nó quan trọng hơn.

NV: Vâng, xin ông cho biết ông là người con thứ mấy trong gia đình, và gia đình ông qua Mỹ định cư năm nào?

Nguyễn Thanh Tú: Tôi là Nguyễn Thanh Tú, tôi là con thứ sáu trong gia đình mười người con của bố tôi, nhà báo Nguyễn Ðạm Phong. Gia đình tôi qua Mỹ năm 1975.

NV: Ông có thể nói sơ về sự nghiệp làm báo của thân phụ ông trước khi gia đình ông qua Mỹ định cư?

Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi ngày xưa là một ký giả có tiếng tăm ở Sài Gòn. Ông viết với bút hiệu Ðạm Phong. Lúc đó ông làm cho tờ báo Trắng Ðen của Việt Ðịnh Phương, báo Tiền Phong, Chính Luận, Văn Nghệ Tiền Phong. Ông vào nghề viết báo đã rất lâu rồi, không phải là một “novice” [tay mơ - NV].

NV: Xem cuốn phim Terror in Little Saigon thì thấy ông có vẻ gần gũi với thân phụ. Trong thời gian bố ông bị ám sát, ông bao nhiêu tuổi? Ông còn nhớ những kỷ niệm làm báo với bố không?

Nguyễn Thanh Tú: 19 tuổi. Lúc đó tôi đi học, nhưng ngày nào cũng phụ bố tôi đi bỏ báo thành ra hay nói chuyện với ông. Tôi biết những người như ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu là những người bố tôi biết từ Việt Nam. Biết qua, không phải thân, mà quen biết. Lần đầu tiên Mặt Trận mời bố tôi tới tham dự buổi gây quỹ. Bố tôi thấy đông lắm, rất là đông. Họ gây quỹ nhiều tiền lắm. Họ nói là họ hy vọng bố tôi sẽ viết một bài để khen họ.

Ðể tôi giải thích sơ về cái thời đó. Người ta gọi là thời “cởi truồng chạy khắp phố.” Cuối thập niên 70s, đầu thập 80s có rất nhiều tổ chức chống Cộng ra đời. Muốn nổi bật thì phải có báo chí viết, để người ta tò mò, để tạo ra huyền thoại. Có điều, có thể lãnh đạo của họ thì biết bố tôi là ai, nhưng những người mời bố tôi viết họ không biết bố tôi là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, họ tưởng là người mới ra nghề.

Khi thấy họ gây quỹ được rất nhiều tiền, thì bố tôi hỏi các anh gây quỹ được nhiều tiền như vậy thì có sổ sách gì không, để cho những người ủng hộ họ biết tiền của họ đi đâu, làm việc gì không. Thì có người, tôi quên tên rồi, nói có chứ anh, có gì chúng tôi làm sổ sách rồi sẽ cho anh biết. Bố tôi lại hỏi vậy người kế toán, người giữ sổ sách tên gì. Lúc đó khi bố tôi hỏi, thì họ mới đưa tên này tên kia. Nhưng theo kinh nghiệm và trực giác của nhà báo thì qua cách trả lời của họ, bố tôi lúc đó trong bụng bắt đầu thấy nghi nghi.

NV: Rồi sau đó việc gì xảy ra?

Nguyễn Thanh Tú: Họ tiếp tục mời bố tôi đến ăn, mời ăn để phỏng vấn đó. Lần nào mời tới, họ cũng đối xử với bố tôi như một VIP vậy. Thức ăn đầy bàn. Nhưng mà bố tôi là nhà báo. Bố tôi thường hay nói, với người nhà báo, người ký giả, cái integrity [chính trực - NV] rất là quan trọng, không để bị compromised . Ông nói thôi bố con tôi ngồi bàn kia ăn được rồi, có bao nhiêu tiền thì kêu bao nhiêu thức ăn thôi. Họ cho người mang đồ ăn tới bàn, nhưng bố tôi từ chối, bố tôi không muốn bị tainted [hoen ố - NV].

Rồi từ từ bố tôi thắc mắc hỏi cách họ gây quỹ, thì họ mới đưa mấy tấm hình ra cho bố tôi coi. Họ nói mấy hình này là mấy hình chụp từ khu vực kháng chiến ở Việt Nam. Bố tôi nói cho tôi mang mấy tấm hình này về nhà. Về tới nhà bố tôi cầm hình lên ngắm kỹ, rồi chỉ cho tôi coi. Ông nói họ không biết bố là người kinh nghiệm, ở trong nghề lâu. Trong đám hình này, trước hết, mấy người lính trong rừng mà bộ đồ họ mặc quá sạch sẽ. Thứ hai, đằng sau lưng họ, cây cỏ này không đúng cây cỏ ở Việt Nam. Thứ ba, trong rừng cảnh không phải là như vậy. Thứ tư, chén dĩa giấy họ dùng bố tôi thấy dấu hiệu chén dĩa của Mỹ. Thứ năm, đi vào rừng mà có người mang Rolex.

Sau đó, bố tôi gặp họ, nói, ờ mấy tấm hình này đẹp quá, chụp ở vùng nào ở Việt Nam. Họ nói mấy hình này chụp bên trong Việt Nam, và Mặt Trận đã chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam rồi. Từ từ qua nhiều câu hỏi, thì họ nhận ra là bố tôi nghi họ rồi, thì họ bắt đầu tìm cách mua chuộc, rồi chuyển qua hăm dọa.

NV: Họ tìm cách mua chuộc và hăm dọa như thế nào, thưa ông?

Nguyễn Thanh Tú: Gia đình tôi lúc đó nghèo lắm. Mười đứa con. Hai bố mẹ đi làm, mấy đứa con cũng đi làm phụ, nhưng không có tiền. Bố tôi làm báo không có tiền. Làm báo mà, nghèo lắm. Nhưng bố tôi muốn làm báo để thông tin cho mọi người, để có tiếng nói cho người Việt Nam. Họ [Mặt Trận - NV] thấy vậy họ nói thôi để họ mua cho cái xe, hay là giúp tiền để làm báo. Ý họ là muốn bố tôi đừng hỏi những câu hỏi khó. Nhưng bố tôi từ chối. Và bố tôi tiếp tục viết, tiếp tục đặt những câu hỏi mà họ không trả lời được, hay trả lời không rõ. Thế là họ bắt đầu hăm dọa. Lúc đó không có ngày nào đêm nào mà họ không gọi điện thoại hăm dọa.

NV: Làm sao mà ông biết chắc chắn những người gọi điện thoại hăm dọa là người của Mặt Trận? Khi gọi hăm dọa, họ nói gì?

Nguyễn Thanh Tú: Chính tôi cũng nhiều lần nhận phôn. Họ nói rõ ràng, không giấu giếm. Họ nói họ là đại diện của Mặt Trận... giải phóng Việt Nam. Họ bảo nói cho bố tôi nghe nếu mà không ngừng, mà tiếp tục viết những bài có thể ảnh hưởng xấu tới Mặt Trận, thì bố tôi sẽ bị thủ tiêu. Ngày nào họ cũng gọi, gọi hoài. Nếu bố tôi không trả lời thì tôi trả lời. Tôi không trả lời thì mẹ tôi trả lời.

NV: Tôi muốn xác định một lần nữa là những người gọi điện thoại hăm dọa gia đình ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?

Nguyễn Thanh Tú: Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rõ ràng, không nói khéo gì cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là mình bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại thì sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày.”

NV: Bố ông phản ứng ra sao sau khi bị hăm dọa?

Nguyễn Thanh Tú: Tôi nhớ một lần đi bỏ báo, bố tôi nhìn tới nhìn lui, dặn tôi, nếu có chuyện gì con phải chạy trước. Tại vì họ chỉ muốn bố chứ không muốn con đâu. Có những lúc tôi mang báo xuống mấy tiệm, họ mang cả chồng báo họ vứt vào thùng rác. Nhiều chỗ họ phải giấu báo đi, vì tờ báo Tự Do của bố tôi lúc đó rất là nổi tiếng. Nổi tiếng không phải là vì bố tôi viết hay, mà nổi tiếng là vì bố tôi cả gan dám nói những sự thật mà không ai dám nói, những tờ báo khác không dám nói. Vứt báo xong, thấy vẫn còn có người đọc, họ từ từ hăm dọa những người quảng cáo trên báo. Bố tôi tự bỏ tiền túi ra làm mà, cho nên không có quảng cáo vẫn tiếp tục làm.

Trước khi làm những số báo cuối cùng, bố tôi bay thẳng qua Thái Lan để điều tra. Bố tôi qua tới Thái Lan mới khám phá ra sự thật. Tại ngày xưa bố tôi là phóng viên quốc tế, đi nhiều lắm, từng đi qua đó phỏng vấn mấy ông tướng, mấy ông làm lớn bên Thái Lan, chứ không phải chỉ ở trong Việt Nam thôi. Bố tôi qua đó thì mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà chỉ có vài trăm người, mà trong đó còn có người Thái và người Lào đứng vào đó để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo. Bố tôi tìm được sự việc này, bay về, chuẩn bị cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối.

NV: Trong lần người hăm dọa gặp mặt bố ông lần cuối cùng ở một nhà hàng ở Houston, buổi tối hôm đó ông có mặt không? Bị hăm dọa bố ông có sợ không?

Nguyễn Thanh Tú: Không. Nhưng nghe bố tôi kể thì họ đông lắm, khoảng mười mấy người. Hôm đó họ nói cho bố tôi một cơ hội cuối cùng. Chuyện hăm dọa với bố tôi là chuyện thường. Ông quen rồi. Nhưng bố tôi không ngờ họ dám cả gan như vậy. Tại vì ông nghĩ họ hăm dọa công khai như thế thì nếu họ giết ông, ai cũng sẽ biết là họ giết. Bố tôi hay nói cái câu nhà báo mình chỉ có nhau thôi. Nếu có chuyện gì xảy ra cho một nhà báo thì các nhà báo khác sẽ xúm vào bênh vực, lên tiếng. Chắc họ không dám giết.

NV: Sau khi bố ông bị ám sát thì báo chí Việt Nam có lên tiếng, có đưa tin không?

Nguyễn Thanh Tú: Lên tiếng rất nhiều. Báo chí Việt Nam lên tiếng rất nhiều. Nhưng vấn đề là không ai dám đứng ra tố cáo họ. Sau khi bố tôi bị giết, họ còn để lại mảnh giấy cảnh cáo là sau bố tôi là ai nữa sẽ bị giết.

NV: Tôi có thắc mắc này, thứ nhất, khi giết người xong thì người ta phải sợ bị bắt, tại sao họ lại dám để tờ giấy lại, khai chính mình là tổ chức giết. Thứ hai, tổ chức để tên lại có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN (Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Ðảng, vậy làm sao ông có thể cả quyết tổ chức đó chính là Mặt Trận?

Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi bị giết xong là ai cũng biết ngay là Mặt Trận giết. Vì Mặt Trận dọa bố tôi ai cũng biết, họ vứt báo của bố tôi đi ai cũng biết. Nhưng mọi người ai cũng sợ, không ai dám lên tiếng tố cáo. Về việc tại sao họ dám nhận tội, những người này là những tay xạ thủ chuyên nghiệp. Họ không để lại dấu vết gì cả. FBI không lấy được dấu vết nào. Họ là chuyên nghiệp mà, cho nên rất khó có chứng cớ để mà buộc tội. Nhưng người mình dù biết, không ai lên tiếng, không ai làm chứng, vì ai cũng rất sợ.

NV: Mấy chục năm qua, trước khi phóng viên A.C. Thompson đến gặp ông để lật lại hồ sơ, ông sống với tâm trạng như thế nào?

Nguyễn Thanh Tú: Tôi có nói ra chăng nữa thì tôi không hiểu là chị hay mọi người có thấu hiểu được không. Cũng không biết dùng chữ gì tả được. Không có ngày nào mà tôi không buồn, không nghĩ đến bố, đến cái chết của bố tôi. Mỗi khi ai hỏi đến thì tôi lại buồn, lại thương bố. Vì tôi thấy bố tôi làm một việc tốt, không có hại gì cả. Tôi chỉ mong có một vài câu trả lời, rồi thôi. Vì tôi biết trong Mặt Trận một số người đã qua đời. Ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu cũng mất rồi. Nhưng tôi muốn có câu trả lời để cho cái chapter này trong đời mình nó đóng lại, chị hiểu không? Tiếng Mỹ họ gọi đó là closure.

NV: Sau khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời thì ông có cảm thấy có câu trả lời chưa, có được closure chưa?

Nguyễn Thanh Tú: Thưa chị chưa! Là tại vì mình chỉ biết là một đảng làm, nhưng không biết ai là người ra lệnh làm việc đó. Mặc dù ông kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sau này ông ấy có nói là ổng có ngồi trong buổi họp mà họ bàn giết người này giết người kia đó. Ðối với tôi như vậy là mình biết rồi. Mà thật ra cũng đâu cần phải có ông A.C. làm cái phim này mình mới biết. Mình đã biết rồi, không cần thêm bằng chứng nào khác, vì ai cũng biết Mặt Trận họ là người hăm dọa sẽ thủ tiêu bố tôi. Nhưng làm sao mà có closure được chị. Khi nào biết đích xác ai là người giết, ai là người ra lệnh giết thì mới có closure được.

NV: Trước sự kiện FBI không có đủ bằng chứng để truy tố ai, ông có bao giờ có phút giây nào ngờ rằng người ám sát bố ông có thể không phải là người của Mặt Trận, mà là người của một nhóm quá khích nào đó không?

Nguyễn Thanh Tú: Không! Là vì mỗi khi hăm dọa, họ đều giới thiệu họ là người của Mặt Trận, và họ bảo tôi “nói bố cháu đừng phá nồi cơm của Mặt Trận.”

NV: Nhiều người sau khi xem phim Terror of Little Saigon tỏ ra thất vọng là vì cuốn phim điều tra này không đưa ra thêm được chứng cớ thuyết phục nào ngoài những gì FBI đã có. Ông có chia sẻ nỗi thất vọng đó của họ không?

Nguyễn Thanh Tú: Theo tôi nghĩ thì đây là một “cover up” của chính phủ. Họ có lý do của họ thời đó. Nhưng tôi nghĩ là từ từ rồi bắt đầu họ sẽ mở hồ sơ lại, vì có thêm chứng cớ mới. Vì một hồ sơ giết người thì không có ngày hết hạn.

NV: Ông muốn nói đến chứng cớ mới nào?

Nguyễn Thanh Tú: Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, thì đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người.

NV: Nhưng ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận là đã nói câu đó. Ông nói với nhật báo Người Việt trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không hề nói như thế.

Nguyễn Thanh Tú: Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson thì tôi tin A.C. Thompson hơn. Vì ngoài ông A.C. còn có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần gì phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?

NV: Bây giờ nếu thủ phạm ra nhận tội, ông có tha thứ cho họ không?

Nguyễn Thanh Tú: Vâng, chỉ cần biết như vậy là đủ thỏa mãn rồi. Họ chắc cũng đã có gia đình, và họ phải sống với lương tâm của họ. Tôi tin là sớm muộn gì cũng có người đến khi họ gần đất xa trời, họ ăn năn hối lỗi, rồi họ sẽ nói ra thôi.

NV: Ông còn điều gì muốn tỏ bày nữa không?

Nguyễn Thanh Tú: Tôi mong ước những người đồng nghiệp của bố tôi sau này, những nhà báo trẻ, dám can đảm nói lên sự thật. Ðừng để cho những nhà báo bị giết bị chết oan ức. Tôi muốn nói ra những điều này không phải chỉ là vì bố tôi, mà nó liên quan đến tiếng nói của năm nhà báo đã bị ám sát, trong đó bố tôi chỉ là một.

NV: Cảm ơn ông.

ducquany
11-15-2015, 06:48 PM
Xin chuyển đến quý vị bài viết của một nhân chứng sống trong đề tài "Terror in Little Saigon" là Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa, dù có bênh hay chống Việt Tân, để chúng ta cùng hiểu sự thật đã bị nhà báo AC Thompson bóp méo như thế nào nhằm bôi nhọ cộng đồng người Việt tị nạn. Long


Về những kẻ ám sát chính trị từ PBS/ProPublica

Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc. Louis Scutenaire

Mọi chuyện khởi sự vào… mùng một Tết!

Mùng một Tết Ất Mùi 2015, hai nhà báo Mỹ là A.C. Thompson và Richard Rowley, mà khi đó chưa ai biết tên, liên lạc với người viết để xin phỏng vấn về cộng đồng người Việt 40 năm sau biến cố 1975. Dĩ nhiên là đồng ý “nhưng hãy để sau Tết đã”.

Sau đó, người viết mời họ dùng một bữa trưa tại Saigon Bistro để nói chuyện về cuộc phòng vấn. Rồi, hình như là mùng năm Tết, người viết này lại mừng rắn vào nhà xông đất!

Ba người đến tận nhà gắn đèn dựng phông để phỏng vấn. Chỉ vài phút sau, câu chuyện hết là những thành tựu của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Thí dụ như các gia đình ngư phủ Công giáo gốc Việt dạt qua Louisiana hay Texas sinh sống đã từng bị kỳ thị và hành hung như thế nào, rồi ngày nay con cháu họ sống ra sao, ai tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ, họ đã đóng góp những gì cho nước Mỹ?

Câu chuyện xoáy vào một vụ ám sát bằng máy của các nhà báo lưu manh, vì họ chỉ muốn người viết nói về những vụ ám sát của Mặt trận Hoàng Cơ Minh!

Người viết này đã ra khỏi tổ chức Mặt Trận từ năm 1991, và không liên hệ hay đồng ý với tổ chức Việt Tân sau đó. Nhưng khi còn ở bên Mặt Trận thì từng đã bị cơ quan FBI điều tra điều mẹ! Các nhà báo khoe là đã đọc hồ sơ đó của FBI và biết người viết này vô can, nhưng muốn hỏi thêm về chuyện khác.

Khi ấy, người khôn ngoan tất nhiên tắt đèn và giữ im lặng. Người viết này không thuộc diện đó! Đã tiếp tục trả lời mà còn tranh luận trong hơn hai tiếng đồng hồ bật máy vì thấy danh dự của dân tỵ nạn bị xúc phạm. A.C. Thompson gọi là không khí rất “tense” với một nhân chứng rất lạ. Rồi Tháng Chín trôi qua mà chưa thấy PBS/ProPublica đưa ra kết quả phóng sự như đã hứa hẹn.

Tháng Chín đó, họ quay về xin phỏng vấn lại. Lần hai là vào ngày 11 Tháng Chín, tại một khách sạn ở Costa Mesa. Cũng vẫn ba người với đầy đủ máy móc dụng cụ tân kỳ của nhà báo chuyên nghiệp.

Khi đó, họ khỏi cần biết về ông Hoàng Cơ Minh và chủ trương đấu tranh năm xưa của Mặt Trận, là từ bỏ khái niệm chiến tranh mà xoay vào việc đấu tranh để làm Việt Nam thay đổi.

Họ xoáy vào việc các nhà báo bị ám sát, việc Mặt Trận có được Mỹ yểm trợ hay không, v.v…. Họ còn đề nghị, như trong phim trinh thám, rằng người viết này sẽ được họ che giấu nhân dạng lẫn tiếng nói, để có thể nói thật. Sự thật thì chỉ có một, nên người viết nhận lời, xem họ muốn tìm đến đâu, để làm gì? Không khí đã có mùi của một vụ ám sát, một hit-job, nhắm vào một người đã chết.

Là ông Hoàng Cơ Minh!

Không đạt “mục đích yêu cầu” như chữ của người Hà Nội! Nên hôm sau A.C. Thompson gọi lại, báo rằng cả toán có thể hoãn chuyến bay để phỏng vấn lần ba. Thì cũng sẵn sàng chứ chẳng lẽ văng tục - hay quay bài bỏ chạy?

Sau đây là những gì người viết còn nhớ lại về ba cuộc phỏng vấn. Nhưng xin có ngay một ý kiến dù hơi chậm mà còn hơn không cho người khác: Nói chuyện với nhà báo loại này thì mình nên có máy ghi âm từ khi gặp mặt, và an toàn hơn cả là nên có luật sư. Hoa Kỳ là một nước pháp trị mà!

***

Vì sao ông tham gia Mặt Trận?

Từ bên Pháp qua, vào năm 1983, tôi được hai người bạn thân móc nối – nói tên ra là sẽ bị họ làm phiền, nhưng sự thật là nhà ngoại giao Phạm Dương Hiển và giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - vì một người của Mặt Trận xin gặp là Đại tá Phạm Văn Liễu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại của Mặt Trận. Người viết nhận lời, từ San Francisco bay qua Washington D.C. gặp Phạm Văn Liễu.

Lần đầu gặp gỡ một Đại tá khét tiếng là ưa đảo chánh từ trước 1975, người viết đã hỏi: “Anh có nghĩ là sẽ thành công trong việc này không, và năm năm nữa thì sẽ làm gì, ở đâu?”

Đây là câu trả lời của Phạm Văn Liễu: “Tôi không như (thằng) Thiệu về hưu đi câu mà sẽ nắm lấy quyền!” Câu trả lời khiến người viết này giật mình và ngồi nghe ông Liễu kể lể về thành tích của ông, như vì cái mưu của nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến mà lại nhượng quyền cho các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, v.v… nên hụt mất quyền.

Với người viết, chuyện ấy quá xa lạ và kỳ cục nên tôi nêu vấn đề với ông Liễu về tinh thần hung hăng của đoàn viên Mặt Trận khi ấy khiến nhiều người phật ý. Người viết này từ chối gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và cũng chẳng tham gia Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến khi ấy do Cụ Phạm Ngọc Lũy làm Chủ tịch. Nhưng vì lý tưởng, vẫn giúp họ tổ chức một đại hội chào mừng ông Hoàng Cơ Minh sẽ từ trong “chiến khu” ra.

Đó là Đại hội Chính Nghĩa tại khu vực Washinton D.C. mà người mình tại miền Đông có lẽ còn nhớ.

Chuyện này người viết không nói ra trong các cuộc phỏng vấn, nhưng có thể giải thích tâm lý của mình: khi tổ chức Đại hội Chính Nghĩa, hai người bạn là Phạm Dương Hiển và Nguyễn Ngọc Bích nêu vấn đề với Phạm Văn Liễu: “Sao các anh cứ dùng một người như Cao Thế Dung viết lách chửi bới thiên hạ khiến đồng bào Công giáo rất khó chịu về Mặt Trận?” Bạn tôi đã mất là Sứ thần Ngoại giao Phạm Dương Hiển thuộc một gia đình Công giáo thuần thành, ông Nguyễn Ngọc Bích thì vẫn còn. Câu trả lời của Phạm Văn Liễu khiến ông Hiển nổi giận khoác áo ra về: “Tôi dùng Cao Thế Dung như con chó để sủa những kẻ chống đối!”

Sau Đại hội Chính Nghĩa người viết mới lần đầu gặp riêng Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, cũng trong nhà Cụ Phạm Ngọc Lũy, và cũng lại câu hỏi về cái chí của một người muốn lãnh đạo một cuộc cách mạng: “Ông có tin là sẽ thành công không? Và năm năm nữa ông sẽ ở đâu, làm gì?”

Câu trả lời của ông khiến người viết là một chuyên gia kinh tế lại bỏ hết mà tham gia “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”

Một câu nói có tính chất tiên tri của bậc anh hùng. Ba năm sau, ông tử trận tại Hạ Lào.

Sau đó, người viết nhận lời của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh làm Vụ trưởng Vụ Tuyên Vận trong Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại tại San Jose, với Phạm Văn Liễu là Tổng vụ trưởng.

Cả hai lời phát biểu của ông Liễu rồi ông Minh đều được người viết nói ra và yêu cầu các nhà báo Mỹ nên trích dẫn lại vì nói đến tâm hồn của hai nhân vật khác biệt.

Hoa Kỳ, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Phạm Văn Liễu

Trong các cuộc phỏng vấn, từ lần đầu qua hai lần sau, vai trò của Hoa Kỳ đã được họ nêu ra.

Người viết này giải thích như sau và nói đến nhân vật Richard Armitage. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, khi ông Armitage còn là một sĩ quan Hải quân (hình như chuyên về tình báo), ông Minh đã có một hành động quả cảm và đầy rủi ro để cứu Armitage ra khỏi vùng lửa đạn khi ông bị quân Cộng sản bao vây và lâm nguy. Từ đó, giao tình giữa hai người sĩ quan Hải quân có những gắn bó mà ít ai biết. Vì vậy, khi ông Armitage có nhiệm vụ tại Đông Nam Á, cụ thể là Thái Lan, ông Minh có thể đã tiếp xúc và nhân một nhu cầu cục bộ của Hoa Kỳ về việc tìm kiếm các tù binh hay lính chiến Mỹ bị mất trong cuộc chiến tại Đông Dương, mà tương kế tựu kế dàn dựng việc kháng chiến.

Với người viết này, và ngược với lời khuyên của nhiều người có lòng, hành động đó là lý do chính đáng để mình gia nhập đấu tranh vì từ mấy chục năm nay, đây là người Việt Nam đầu tiên đã dám lấy những quyết định cho vận mệnh quốc gia mà không hỏi ý hay thậm chí xin phép Hoa Kỳ!

Sau Đại hội Chính nghĩa đã nói ở trên tại Virginia, và nhân dịp ông Minh ra hải ngoại, hai ông Minh và Liễu đã có gặp riêng ông Richard Armitage tại tư thất. Người viết là người lái xe và ngồi ngoài. Nhưng, đây là cảm nghĩ mà người viết có nói ra trong cuộc phỏng vấn: sau buổi gặp gỡ, trên xe trở về, ông Minh lặng thinh không nói gì. Ông Liễu thì thất vọng ra mặt.

Người viết này đoán ra kết qủa vì sau đó ông Liễu nói riêng rằng qua ông Armitage, Hoa Kỳ không yểm trợ và chẳng muốn dính dáng gì đến việc làm của Mặt Trận! Từ đấy, ông Liễu xoay chiều: việc làm của ông Minh sẽ thất bại, chi bằng ta tính kiểu khác và ông (người viết này) sẽ là Như Phong, một cố vấn của tôi. Diễn nôm na cho nhà báo Mỹ hiểu, Phạm Văn Liễu lại muốn đảo chánh Hoàng Cơ Minh và lập ra một tổ chức chẳng còn dính dáng gì với chiến khu của ông Minh.

Người viết này cự tuyệt một vụ đảo chánh khi đã hết chánh quyền, mà chẳng biết làm sao cho anh em hay chính ông Minh hiểu được sự thể nghiêm trọng ấy. Họ là sĩ quan trong quân đội cũ, từng sát cánh thành lập phong trào kháng chiến thì giao tình chắc là phải khắng khít lắm. Hậu quả là một vụ khủng hoảng trong nội bộ Mặt Trận và qua mấy tháng liền Phạm Văn Liễu gây sức ép: “Ông chẳng ham tiền, nếu còn cố bênh ông Minh, tôi sẽ cho tụi nhà báo dưới Orange County biết ông là cháu của trùm cộng sản Nguyễn Văn Linh!”

Chỉ vì là trong các phiên họp của Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại, Vụ trưởng Tuyên vận trình bày nhận định của mình về tình hình Việt Nam và nói đến một nhân vật khi ấy đang bị thất sủng, con trai còn bị phe bảo thủ ám sát, đó là ông Nguyễn Văn Linh. Đây là một người cộng sản thuần thành, “true believer” cho nhà báo Mỹ hiểu, tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông ta vẫn có hy vọng trở lại khi Mikhail Gorbachev lên cầm quyền tại Liên Xô và nếu Hà Nội tiến hành cải cách theo chiều hướng của Nguyễn Văn Linh thì tình hình sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến cục diện đấu tranh. Và ông ta là bác ruột của người viết, thân mẫu là chị ruột của ông nội!

Giữa các “chiến hữu” với nhau, đây là loại thông tin bình thường. Nhưng trong tâm trí của một kẻ có tà ý thì đấy là điều có thể khai thác được! Sau đó, trong cả chục năm, người viết này lãnh thêm cái nón cối – là Việt cộng - của một người muốn làm lãnh tụ quốc gia….

Trong cả ba cuộc phỏng vấn kín hở, điều này đã được nói ra, nhưng không hề được các nhà báo Mỹ tường thuật! Một sự gian trá nối dài…

Đơn Vị K-9 Đầy Bí Hiểm

Cũng trong ba cuộc phỏng vấn, người viết này được A.C. Thompson và Richard Rowley hỏi về đơn vị bí mật K-9 mà họ trình bày như một đám sát thủ! Sự thật nó rắc rối hơn vậy….

Trong tổ chức của Tổng vụ Hải ngoại do ông Phạm Văn Liễu cầm đầu cho đến khi ly khai, tổ chức của Mặt Trận có các Khu Bộ, Xứ bộ hay Chi bộ hoạt động tại Âu Châu, Úc Châu hay từng tiểu bang Hoa Kỳ. Vào thời ấy, cộng đồng người Việt tại hải ngoại có nhiều nhân vật nổi tiếng ngày xưa tại miền Nam, như tầng lớp tướng tá hay các chính khách và nhân sĩ. Họ có thể ủng hộ Mặt Trận, nhưng một cách kín đáo thôi, và khó là đoàn viên của Mặt Trận tại địa phương, dưới sự điều động của một Chi bộ trưởng hay Xứ bộ trưởng chỉ là kỹ sư hay Đại úy lưu vong. Vì vậy, ông Liễu đề nghị lập ra một Khu bộ đặc biệt dưới bí danh K-9 do ông trực tiếp điều động mà không qua hệ thống tổ chức thông thường. Đó là Khu bộ K-9.

Người viết này rất thận trọng khi tránh nói về các bậc chức sắc của chúng ta trong hệ thống K-9 của ông Phạm Văn Liễu vì sợ họ sẽ lại bị các nhà báo này liên lạc và làm phiền!

Nhưng, các nhà báo Mỹ đã có hai năm chuẩn bị nên gặng hỏi về việc cựu đoàn viên Mặt Trận là Trần Văn Bé Tư đã xác nhận mình là đoàn viên của K-9 khi ám sát hụt ông Trần Khánh Vân! Người viết hoàn toàn không biết chuyện K-9 đã “thoát xác” như vậy vì chuyện ấy xảy ra sau khi ông Phạm Văn Liễu bị Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cách chức và ly khai thành một tổ chức khác, nên ông Liễu muốn có một hành động biểu dương khí thế chống cộng.
A.C. Thompson và đồng bọn không hề nhắc đến chi tiết động trời này vì muốn chụp mũ ông Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận của ông về việc sát hại các nhà báo!

Họ cũng không dám nói rằng khi K-9 của ông Phạm Văn Liễu muốn ra tay, đối tượng cái nhóm phiêu lưu này muốn chọn chính là… Nguyễn-Xuân Nghĩa. Về sau, sợ bị FBI điều tra về tội bắn Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhóm người này mới nhắm vào các nhà báo “thân cộng”, kể cả Đỗ Ngọc Yến của tờ Người Việt, một bạn chí thiết của người viết này. Và cuối cùng thì Trần Khánh Vân lãnh đạn!

Kết luận khi ấy của người viết cho các nhà báo Mỹ: Phạm Văn Liễu ưa làm loạn, không coi trọng tự do tư tưởng, nhưng luộm thuộm (sloppy) nên chẳng làm ra chuyện gì. Nhưng nhà báo đã có chủ đích. Họ làm nốt phần vụ còn lại là tạo ra một hình ảnh tồi tệ, hiếu chiến và hiếu sát, về cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong thế kỷ 21, tại Little Saigon!

Họ mất bao nhiêu tiền để có một “phóng sự ba xu” (nikelodeon) như vậy?

Người viết này xin trở về chuyện kế toán: người Việt hải ngoại gửi về nhà 14 tỷ đô la. Chế độ cộng sản chỉ dùng 1% của ngân khoản ấy – là 140 triệu một năm – cũng đủ sai khiến các doanh gia hay nhà báo Mỹ đã có sẵn thiên kiến về Việt Nam Cộng Hòa! Sẽ có ngày họ về Việt Nam để lại làm phóng sự về vụ Mỹ Lai mà bỏ qua Mậu Thân 1968 tại Huế…

Chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!

Nguyễn Xuân Nghĩa

SVSQKQ
11-15-2015, 10:47 PM
http://youtu.be/KOeihnzztfs

SVSQKQ
11-15-2015, 10:48 PM
http://youtu.be/HAsEMtOW1A0

nguyenphuong
11-16-2015, 03:43 AM
Trả lời những người có lời chưởi mắng bài "Phẫn Nộ với phim 'Terror in Little Saigon' của JB Trường Sơn


JB Trường Sơn / 2015-11-15


Qua sự chuyển đạt của ông Lê Hùng Ba Cây Trúc, tôi nhận được hai e mail chỉ trích: một cho rằng tôi có lời đả kích nặng nề với những người không đồng ý kiến và dạy tôi phải xem phim cho kỹ lưởng kẻo phê bình sớn sát để bị sửa lưng. Cái kia thì chưởi tôi là thằng "ngu xuẩn và thiển cận" và chê trang mạng Ba Cây Trú là có thái độ chống Cộng "có vấn đề".

Đáng ra tôi không cần phải trả lời cho những ý kiến chỉ trích phản đối này, vì ai cũng có quyền phản đối, nhưng việc trả lời của tôi hôm nay là điều nhắc nhở họ rằng, họ có quyền phản đối thì tôi cũng có quyền phản biện để nói cho ra sự thật, vì nghề của nhà báo là phanh phui ra sự thật chứ không thể bị bịt miệng bởi những đe dọa (như Mặt Trận đã làm với các nhà báo) hoặc bằng những lời rủa xả để phủ đầu người viết. Quý vị nào đó mắng tôi là "ngu xuẩn, thiển cận" thì vị đó cũng tự liệt mình vào hạng tương tự vì đã không chứng minh được cho lời mắng xúc phạm của mình. Lẽ nào nói ra sự thật là Ngu xuẩn hay sao ?? Riêng người đã dạy tôi phải biết tôn trọng người "khác quan điểm" với mình và chê tôi không xem kỹ phim "Terror in Little Saigon" thì tôi xin thưa với vị đó rằng, quý vị chưa biết rõ ất giáp gì về những lời xỉ vả của họ mà tôi đã từng nhận trước đó cho nên xem ra vị này không nói được lời công đạo khi dạy dổ tôi. Nếu quý vị mà đọc được những lời thô tục xỉ vả của kẻ đó (mà tôi đã từng gọi là "thằng Điên hữu dụng") và so sánh thì ắt quý vị sẽ thấy rằng chữ ĐUI mà tôi dùng đối với kẻ này rất là nhẹ nhàng. Xin vị thầy chuyên nghề dạy khôn này yêu cầu ông Lê Hùng Ba CâyTrúc gởi cho những email trao đổi giữa tôi và tên "Điên hữu dụng" để biết rõ sự thật.

Trong bài "Phẫn nộ với phim Terror in Little Saigon", tôi chỉ dùng một chữ ĐUI cho những ai cố tình không nhìn thấy sự thật chứ chẳng có hỗn láo gì với họ cả, mà dù họ có cảm thấy xúc phạm đi nữa thì họ cũng đáng bị xúc phạm vì họ đã và đang gởi email để xúc phạm tôi bằng những ngôn từ chợ búa mà tôi không dám nhắc lại trên diễn đàn vì sợ quý vị đánh giá kẻ đó là thấp hèn.

Để chứng minh là tôi đã xem kỹ (và có thể là xem kỹ hơn ông thầy dạy đời kia) cuộn phim "Terror in Little Saigon" do ký giả AC Thompson sáng tác, và tôi đã nói đúng sự thật rằng cuộn phim này xúc phạm đến danh dự của CĐNVTN, tôi xin ghi lại (transcribe) lời thuyết minh trong những đoạn phim có trình bày hình lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và các cuộc diễn hành hoặc hội họp của CĐNVTN để quý vị thấy rằng sự cố tính gán ghép các hành vi ám sát của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh cho Tập Thể CĐNVTN và Little Saigon là có thật chứ không hề bịa đặt.

Trước khi trình bày tiếp, tôi xin minh bạch một điều để tránh lầm lẫn : Những hình ảnh và lời nói xúc phạm đến CĐNVTN là những hình ảnh của tập thể NVTN chứ không phải là của một vài cá nhân, có nghĩa là tôi khôngchú ý đến một vài cá nhân xuất hiện trong cuộc phỏng vấn vì cá nhân thì không đại diện cho tập thể Cộng Đồng, cũng như những từ ngữ chỉ định cá nhân như "anh ta, ông ấy…" cũng được đánh giá là không xúc phạm gì đến Cộng Đồng, mà chính những chữ như HỌ (THEY, THEM) mới là xúc phạm vì chữ "HỌ" chính là tập thể của CĐNVTN.

Sau đây là transcript của những đoạn phim đó:

Ơ đầu phim trong phần giới thiệu ở 40" đến 48" (tức 40 giây đến 48 giây)

Trong đoạn nhập đề ngắn này có những hình ảnh tập thể NVTN như sau



http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00001_1447646891.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00002_1447647021.png


(lời thuyết minh ): For them the war did not end … with plan to raise an army [đối với HỌ thì chiến tranh không chấm dứt, .. với kế hoạch tạo dựng một quân đội] (hình , cựu quân nhân VNCH bồng súng chào, mang cờ Vàng Ba Sọc đỏ diễn hành)

Lời bình luận : Chỉ mới ở phần giới thiệu phim thôi, chưa ai biết nội dung trúng trật ra sao mà đã trình bày hình ảnh của CĐNVTN với lời mở đầu mớm ý rằng "Đối với HỌ thì chiến tranh không chấm dứt ...[họ có] kế hoạch tạo dựng một quân đội". Chữ "For THEM" theo như hình ảnh đính kèm ngay khi nói thì đó là cảnh trình diễn của Tập Thể NVTN trong các buổi hội họp hay diễn hành công cọng. Chỉ khi vào trong phim thì người xem mới hiểu thêm rằng chữ HỌ còn có nghĩa dành cho nhóm Mặt Trận. Tuy nhiên Mặt Trận không thể được trình bày bằng hình ảnh của Tập thể NVTN được, người của Mặt Trận chỉ là một nhóm thiểu số của Tập thể NVTN mà thôi và nhóm này đã uy hiếp toàn thể Cộng Đồng khiến ai cũng khiếp sợ, tương tự như Đảng CSVN chỉ có 1 triệu Đảng viên mà uy hiếp được cả 90 triệu dân Việt. Liệu AC Thompson có dám gọi toàn thể dânViệt là bọn HỌ đều là VC giết người không ???

Mới đầu phim mà đã trình bày chụp mũ Tập thể CĐNVTN như vậy thì người làm phim đã lộ chủ đích cố tình kết hợp Cộng Đồng NVTN với những hành vi gây chiến tranh và ám sát của Mặt Trận. Những hình ảnh này không phải là vô tình vì còn có nhiều hình ảnh khác của Mặt Trận có thể diển tả chủ đề của cuốn phim rõ ràng hơn, nhưng người làm phim không muốn đưa lên mà lại đưa hình của các buổi diễn hành của Cộng Đồng VNCTN tại Mỹ, tai Little Saigòn vv…

7'08" - 7'13" (nói) and the restaurant was gone and the Front no longer exists [và quán ăn đã biến mất và Mặt Trận không còn hiện hữu]

Bình luận: Nếu Mặt Trận đã không còn nữa (no longer exists), tức đã chết, thì tại sao lại đem tội của ngưòi chết gán lên người sống và ghép vào hình ảnh hiện nay của CĐNVTN và Little Saigon ?? Rõ ràng là muốn nối kết quá khứ vào hiện tại để bôi lọ hiện tại. Nên nhớ là tên Little Sàigòn chỉ mới được khai sinh về sau này, đưọc chính thức đặt tên và công nhận ngày 1 tháng 6 năm 1986 (theo wikipedia). Vì thế không thể đem tội của tiền nhân để gán lên hậu thế của 30 năm sau được. Khủng bố (Terror) của Mặt Trận tại Thái Lan và quanh nước Mỹ không thể dùng để chỉ thẳng vào mặt Little Sàigòn và hình ảnh hiện tại của Cờ Vàng cùng người dân trong Cộng Đồng được.

22'03" - 22'58"

Trong phần này có những hình ảnh sau:


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00003_1447647144.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00004_1447647205.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00005_1447647277.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00006_1447647322.png

(Lời thuyết minh) = there would be 30 years old now, but that might make it easier to talk. The Front was led by former soldiers, and I managed to get an invitation to a South Vietnamese army reunion in San Jose. In all fields of big surreal, but still part of the Vietnamese-American culture today, the martial songs, the speeches calling for the overthrow of the communist government, the pressed uniform from a military that hasn't existed for fourty years. Some of the guests were former Front members and are eager to talk about the glory days in the batlle against communism. When I turned the conversation on K9, they quickly become cagy. [chuyện đã xưa 30 năm rồi nhưng đó lại khiến để dễ dàng trò chuyện hơn. Mặt Trận đã được lãnh đạo bởi các cựu quân nhân, và tôi đã kiếm cách có được giấy mời để dự một cuộc hội họp của Quân Đội Nam Việt Nam tại SanJose, trong mọi lãnh vực của sự phi thực tế vĩ đại, nhưng đó vẫn là một phần của văn hóa của người Mỹ gốc Việt ngày nay, những bài hát võ biền, những bài diễn văn kêu gọi lật đổ chính quyền CS, những bộ quân phục thẳng nếp của một quân đội đã không còn hiện hữu từ 40 năm qua. Một số khách khứa là những cựu thành viên của Mặt Trận và họ hăng say nói chuyện về những ngày huy hơàng của cuộc chiến chống Cọng Sản. Khi tôi quay sang trò chuyện về K9 thì họ trở nên dè dặt.]

Bình luận: Cái nhìn của phóng viên AC Thompson rất tiêu cực về Cộng Đồng NVTN tại Mỹ, bài quốc ca của VNCH được cho là bản nhạc võ biền, những bộ quân phục của VNCH được xem là thứ không còn giá trị với thời gian, trong khi những bộ quân phục của quânYankees hay của Confederates (Southerners - quân miền Nam) thì vẫn được tôn trọng trong các buổi lễ tại Hoa Kỳ mà chẳng có tên phóng viên Mỹ nào chê bai cả !! Văn chương Mỹ vẫn ca ngợi chiến công của những cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Âu Châu, tại Triều Tiên, Nhật Bản cũng như tại Việt nam hoặc trong thời Nội chiến sao không nghe ký giả Mỹ nào phê bình, trong khi đó thì họ lại phê bình những câu chuyện giữa những cựu chiến binh VN ?? Rõ ràng là phim Terror In Little Saigon đã có chủ đích chỉ trích CĐNVTN cùng văn hóa của người Việt.

Đi điều tra chuyện ám sát của 30 năm trước mà lại đi quay phim những buổi họp Cộng Đồng NVTN của ngày hôm nay để tìm manh mối thì điều này chứng tỏ cuộn phim đang muốn vạch cho khán giả một cái nhìn móc nối những tội phạm của thời xa xưa với những con người của Cộng Đồng NVTN hôm nay. Đó là hành vi cố hạ uy tín CĐNVTN một cách công khai để trình cho cả thế giới xem và đặt nghi vấn bằng những lời mớm ý rằng: họ vui sướng nhắc lại những ngày vinh quang đánh VC để cài vào ý niệm là mong tái lập quân đội để tiếp tục cuộc chiến ?? Mấy ông già thường nói lên những chiến công của họ thời trai trẻ, vậy có phải các ông già này muốn đi đánh lộn như xưa không ?? Rõ ràng AC Thompson suy luận như con nít. Tuy rằng ai cũng có quyền nêu lên nghi vấn, nhưng nghi vấn không phải là sự thực cho nên không thể đem ra trình bày một cách công khai và lộ liễu như vậy để mớm ý cho khán giả của thế giới hiểu sai vấn đề. Ở trong tòa án, luật pháp không cho phép chụp ảnh hay quay phim hình ảnh của nghi can, vì anh ta chưa được phán xét là có tội. Ấy thế mà phim Terror in Little Sàigòn lại quay phim cảnh sinh hoạt thực của CĐNVTN để đặt nghi vấn về sự dính líu của CĐ với các vụ ám sát của Mặt Trận, và ngang nhiên phổ biến nghi vấn đó cho công chúng xem.

41'20" - 42'18":

(hình ảnh CĐVNTN diển hành )


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00007_1447647378.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00008_1447647434.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00009_1447647483.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00010_1447647548.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00011_1447647616.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00012_1447647665.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00013_1447647710.png
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/nve00014_1447647757.png

(Lời thuyết minh) Back in the US, stories become more clear. I hear from Richard Armitage who is now councilman in Washington, he won't meet with me, but in a series of email, he said he personally doubts Hoang Cơ Minh to be Thai's counterpart as the Front was trying to set up its operations. But however help for that was, he insists that US did not have a program of support to the Front . I also know that Armitage wasn't the only one who knew about the Front's war efforts, I find CIA cables showing the agency is aware of the group, so was the national Security Council and the FBI, but no government agency moved to stop this cold war militia…. (Về lại nước Mỹ thì các câu chuyện trở nên rõ ràng hơn. Tôi nghe được từ ông Richard Armitage, hiện là thành viên hội đồng ở Washington, ông ấy không gặp mặt tôi, nhưng qua một loạt email, ông nói cá nhân ông nghi ngờ Hoàng Cơ Minh là đối tác với chính quyền Thái Lan khi Mặt Trận đang cố thiết lập hoạt động của họ [tại đó]. Nhưng dù sự giúp đỡ có thế nào đi nữa thì, ông nhấn mạnh rằng, chính phủ Mỹ không có một chương trình nào để hổ trợ cho Mặt Trận. Tôi cũng biết rằng ông Armitage không phải là người duy nhất biết về nỗ lực chiến tranh của Mặt Trận, tôi tìm được những điện văn của CIA cho thấy họ biết rõ về nhóm này cũng như Hội Đồng An Ninh quốc gia và FBI, nhưng chẳng có cơ quan nào của chính quyền động tay để chận đứng những hoạt động du kích cho cuộc chiến tranh lạnh này.)

Bình luận: Rõ ràng trong đoạn này lời thuyết minh chỉ nói về hoạt động của Mặt trận tại Thái Lan và những hiểu biết của Washington về họ, thế mà hình ảnh thì toàn là cảnh của CĐNVTN bây giờ với các cuộc diển hành mặc quân phục và trình diễn Cờ Vàng trong sinh hoạt thường niên của họ. Nếu không cho rằng có sự liên đới giữa hình ảnh của CĐNVTN ở Little Sàigòn với Mặt Trận thì sao lại có lời thuyết minh về Mặt Trận lồng trong khung cảnh này ??? Rõ ràng là phim Terror In Little Sàigòn cố tình liên kết CĐNVTN của bây giờ với những hoạt động cách đây 30 năm của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Việt Tân. Sự cố tình xuyên tạc bằng lời nói và hình ảnh này của phim Terror In Little Sàigòn không thể nào không nhìn thấy và nghe rõ, tại sao lại có người cho rằng "cuốn phim không hề xúc phạm danh dự Cộng Đồng, không hề có ác ý nhục mạ Cộng Đồng" ?. Phải diển tả thế nào đối với người làm ngơ và cố tình không nghe và không thấy sự kiện gán ghép và phỉ báng CĐNVTN này ? Tôi đã viết rằng họ ĐUI, thế mà họ lại mắng ngược lại tôi là "ngu xuẩn". Chỉ có 3 giả thuyết cho người nào xem phim mà cho rằng "nó không hề xúc phạm danh dự của Công Đồng", một là họ đui, hai là họ điếc, ba là họ không hiểu mô tê gì về tiếng Anh trong phim. Nếu họ là người ở các nước khác không nói được tiếng Anh thì cũng thông cảm cho họ, nhưng nếu họ là người ở Mỹ thì chỉ có thể CHÊ BAI họ mà thôi !!

Đáng ra tôi phải trích đoạn phim "Terror in Little Saigon" để làm một video clip mới với phụ đề tiếng Việt và phổ biến cho quý vị độc giả xem, nhưng tôi không dám làm vì tụi VC đã chen chân vào trong Google và Youtube, hễ phim nào mà chúng thấy vang tiếng bất lợi cho chúng trước công chúng Mỹ thì chúng cho người gở bỏ và còn dọa kiện tôi ra tòa. Trước đây tôi làm phim "VN War veterans' memorial in Texas Capitol" đê chống đối quyết định của chính quyền Texas hủy bỏ hình tượng của người lính VNCH trên tượng đài và chỉ trích những mô hình khắc trên tượng đài mô tả cảnh máy bay B-52 oanh tạc lên làng quê VN cùng hình tượng ngôi sao cùng hai nhánh lúa giống như huy hiệu của chính quyền VC, thế nhưng video này đã bị Youtube xóa bỏ mà họ còn muốn làm sỉ nhục tôi, bắt phải làm bài trả lời mà họ dạy về Piracy, nếu không thì xóa account của tôi, đồng thời có một nhân sĩ Người Việt tên Nancy … dọa rằng sẽ kiện tôi về vụ sao chép bản quyền của Texas Captitol. Tôi đếch cần và để cho họ xóa account của tôi trên Youtube.

Vây xin quý độc giả tạm đọc những đoạn transcript ghi trên và xem những hình chụp lại từ phim để hiểu rõ nội dung của phim Terror In Little Saigon đã sỉ nhục CĐNVTN ra sao.


JB Trường Sơn.

SVSQKQ
11-17-2015, 02:21 AM
http://youtu.be/YxBrNjgk0k0

nguyenphuong
11-17-2015, 05:36 AM
Bằng Phong Đặng Văn Âu

Bằng Phong Đặng Văn Âu thoát chết bởi băng đảng Việt Tân như thế nào?

Có một số anh em Không Quân không hề biết chuyện tôi đăng bài VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC của anh Đào Vũ Anh Hùng trên Giai phẩm Lý Tưởng vào năm 1988, mà bị Mặt Trận Hoàng Cơ Minh cho người đến khủng bố. Họ đòi tịch thu báo. Tôi nhất định cự tuyệt, bởi vì đây là một bức thư tâm tình của người Không Quân gửi cho người Không Quân, đòi hỏi bạn “đồng chí” phải nói lên Sự Thật về việc làm kháng chiến mờ ám, khuất tất của Mặt Trận. Tôi viết lời tòa soạn với lời hứa hẹn sẽ dành cho KQ Nguyễn Kim Huờn trả lời trên số báo Lý Tưởng sắp tới.

Tôi ứng xử rất công bằng, vô tư giống như một tờ báo có đạo đức, nghĩa là không đứng về phe nào trước công luận. Thế mà Nguyễn Kim Huờn, Tổng Vụ trưởng Quốc Ngoại của Mặt Trận, cho đoàn viên thuộc Thành bộ Houston gọi điện thoại liên tục ngày đêm để đe dọa tính mạng bạn Trần văn Nghiêm (Hội trưởng) và bản thân tôi (Chủ bút Lý Tưởng).

Tôi nghĩ rằng chúng ta là những chiến sĩ hết lòng chiến đấu bảo vệ quê hương. Chẳng may mất nước, phải tha hương sống đời tị nạn đã là nhục lắm rồi. Còn có cái nhục nào bằng người vô Tổ Quốc? Nay lại có cái hạng người cũng tị nạn như mình, bày trò kháng chiến bịp bợm để vơ vét tiền mồ hôi nước mắt của những người còn thiết tha đến đất nước, dám hăm dọa chúng ta thì không thể chấp nhận được. Hơn nữa Nguyễn Kim Huờn hãy là đàn em của nhiều người trong Ban Biên tập Lý Tưởng?

Chẳng những tôi không thu hồi tờ báo, tôi còn tự bỏ tiền túi ra để làm số báo THẦN PHONG để chống lại hành động côn đồ của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

Cái tồi bại của những con người mượn danh nghĩa Kháng Chiến là trò chụp mũ cộng sản. Thiếu tá Phạm Đăng Cường, phi công Khu trục F-5 bị kẻ gian vào nhà, không một thứ gì bị mất cắp, ngoài bức thư của cô em gái từ Việt Nam gửi sang xin anh cho em một ít thuốc Tây mà ở Việt Nam không có.
Thế là chúng dùng phương pháp rỉ tai, phao vu cho Cường liên lạc với Việt Cộng! Cái trò anh chống chúng, đều bị chúng chụp cho cái nón cối Việt Cộng. Chẳng khác nào ai chống Cộng sản, đều bị Cộng sản chụp cho cái mũ Việt Gian. Tôi cũng bị chúng rỉ tai đồng bào rằng tôi là cộng sản vì có anh đi theo cộng sản!

Không những đoàn viên Mặt Trận chụp mũ Cường, mà ngay cả những đảng viên của Cường trong Liên Minh Dân Chủ của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng tỏ ra nghi ngờ về lập trường chính trị của Cường. Anh tỏ ra hết sức buồn bã, thất vọng về tình đồng chí trong đảng của mình. Một hôm quá nản, Cường đành lấy cái chết để minh oan. Tôi rất buồn và rất căm phẫn, vì mất một người bạn tâm huyết.

Anh em KQ hết sức lo lắng cho tính mạng của tôi, nhưng cũng đành bó tay vì sợ liên lụy. Tôi biến thành một Lone Ranger!

Mới đây cơ quan truyền thông ProPublica được Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalist) bảo trợ, gửi phóng viên điều tra đi tìm ai là thủ phạm trong cái chết của 5 ký giả), có lẽ các anh đã biết qua tin tức? Nếu ngày đó mà tôi cũng bị bắn chết, thì số ký giả bị chết phải là con số 6!

Tôi gửi kèm theo đây bài VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC để quý anh biết nỗi lòng yêu nước của nhà văn Đào Vũ Anh Hùng tha thiết đến vận mệnh đất nước và tương lai dân tộc là dường nào. Anh Hùng đúng là một chiến binh VNCH đích thực, luôn luôn sống theo tôn chỉ TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.
Vì yêu nước, anh Hùng đã tham gia tổ chức kháng chiến phục quốc, nhưng khi thấy sự dối trá lừa bịp của tổ chức là lên tiếng và khẳng khái bước ra; chứ không giống như Nguyễn Kim Huờn cũng là một người Không Quân anh em với chúng ta, lại đem côn đồ đến hăm doa anh em.

Trong khi anh em chúng ta đem sức cần lao kiếm ba cọc ba đồng để nuôi gia đình và giúp bà con ở quê nhà, thì Nguyễn Kim Huờn lãnh lương Kháng Chiến rất cao và không phải đóng thuế, các anh có thấy vui không? Vài hàng tường trình để anh em rõ.

Nguyễn Xuân Nghĩa, một lãnh tụ cao cấp của Mặt Trận mới viết một bài mắng Cộng Đồng rất hay: "Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc" của nhà thơ người Bỉ tên là Louis Scutenaire.

Xin tất cả quý anh đồng đội cũ của tôi hãy cùng nhau cất lên tiếng nói trước sự dối trá, lừa đảo, gian ác để không bị Nguyễn Xuân Nghĩa không dám bảo chúng ta vừa mù, vừa câm, vừa điếc.

Trân trọng kính chào quý anh Không Quân.

Bằng Phong Đặng Văn Âu,


Tái bút: Quý anh KQ nào có báo, có trang mạng, xin vui lòng phổ biến cái email này cùng với bài VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC giùm. Xin chân thành cảm ơn




Vàng rơi không tiếc

Đào Vũ Anh Hùng

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/01_1447739816.png

Tiền nhận từ bàn tay khô héo của bà mẹ già nua sống buồn phiền lạc lõng nơi đồng đất nước người muốn mau chóng trở về chết trong lòng đất quê nhà yêu dấu. Của em bé thơ ngây nhịn miếng cơm chim mong về hưởng lại tình thương nội ngoại. Của con mong gặp lại cha, vợ mong gặp lại chồng. Của những người sầu héo nhớ thương người, bạn bè mong cứu bạn bè tù tội trong gông cùm cộng sản…

Hinh minh hoạ: ông Hoàng Cơ Minh tại Đại hội Chính nghĩa, 1983, Washington, D.C.. Nguồn: ProPublica.


LỜI TÒA SOẠN TRÊN GIAI PHẨM LÝ TƯỞNG: Thiết tưởng người Không Quân có quyền bày tỏ tâm tình của mình với anh em trên Giai Phẩm Lý Tưởng, nhất là trong những vấn đề liên quan đến Chính Nghĩa đấu tranh của Người Việt Quốc Gia. Tòa soạn quyết định đăng tải bức thư này và dành quyền trả lời cho anh Nguyễn Kim Huờn, một người anh em của chúng ta.

(Ghi chú: Tác giả gửi thư này cho Lý Tưởng ngày 11 tháng 1 năm 1988).


******************

“… Tôi lấy anh coi hai lá thư vừa nhận được. Một từ anh bạn cùng đơn vị ngày xưa trên đường về khu chiến ghé Tokyo viết vài lời thăm và từ giã. Ngạc nhiên và xúc động biết bao nhiêu – Người bạn đã cùng tôi chiến đấu dưới cờ Quân Lực, cùng tôi sống chết trong một con tàu giữa mây cao gió lộng trên vùng trời đỏ lửa quê hương, lang bạt khắp nẻo đường đất nước. Người bạn mà tôi nghĩ chỉ biết có “sì già đầm bồi” cùng những nàng kiều nữ!… Ngờ đâu anh đã trở về và trên bước phản hồi cố quốc còn nghĩ nhớ đến tôi mà viết cho tôi lá thư đầu tiên từ mười mấy năm quen biết. Thư anh cuối đoạn có lời chào và ghi dòng chữ “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam”. Lòng tôi choáng ngợp niềm hãnhh diện. Tôi không có địa chỉ hồi âm. Tôi muốn viết cảm ơn anh. Tôi muốn nhờ anh chuyển đến các anh chị em chiến sĩ lời thăm chúc, một câu thâm tạ ngô nghê tầm thường của ngôn ngữ loài người. Nhưng thôi, tôi đợi.” (Giữ Lửa – Đất Mới, tháng 9, 1982)

Thư đó, không bao giờ được viết và gửi đi như tôi bồi hồi tưởng sẽ có ngày. Giấc mơ kháng chiến công thành, “về ôm lấy đất, hôn mê mẩn đất” đã vỡ tan, nát vụn, làm tim chân thật của tôi cùng tim chân thật của biết bao người đớn đau vô kể. Thật thương cho vận nước, tội nghiệp dân tôi…

Bạn xưa,

Từ cái ngày ô nhục phơi bày phản phúc, tỏ lộ rõ ràng cái thủy chung đạo nghĩa lọc lừa của tình chiến hữu đấu tranh, bạn xé bỏ lương tâm đem mảnh linh hồn bán cho Vu Hích(*), tôi bàng hoàng và đau nhói. Không giận, mà đau. Vì tôi hiểu bạn và vẫn thương mến bạn qua hình ảnh người phi công lẫm liệt ngày xưa, ngày chúng ta còn khoác chung màu áo, nắm tay nhau vào chốn đường mây sinh tử. Không Quân chúng ta tình thì vẫn nặng, không phải thứ “tình bọ ngựa”, đang hoan hỉ cùng nhau bỗng dưng trở mặt vung dao tiện đứt đầu bằng hữu. Nên tôi đau đớn thấy bạn nỡ bỏ anh em, nỡ bỏ bạn bè, bỏ rơi liêm sỉ, vẽ mặt bôi râu cho người đẩy lên cái rạp phường chèo đóng vai gã hề câm mang chức sắc triều đình Vu Hích làm trò riễu dở…



http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/02_1447740086.png
Hình chụp ở Tokyo: Ô. Hoàng Cơ MInh (t). Ô. Nguyễn Kim (Huờn) (p). Nguồn Viettan.org

Bạn được người ban chức lớn, đầu năm có lá thư xuân gửi đồng bào chiến hữu, hô hào yểm trợ, phi lộ bằng câu tự giới thiệu mình vừa từ chiến khu quốc nội trở ra nhận công tác mới… Tôi đã không giữ được trang nghiêm khi đọc lá thư chúc Tết của ông tân Tổng Vụ. Tôi rất muốn tin quả thực bạn vừa trở ra từ khu chiến và rằng quả thực chính tay bạn viết lá thư thân mến gửi đồng bào bằng giọng văn lãnh tụ. Tôi rất muốn sống lại cái giây phút bồi hồi rung động của lần trông thấy hình ảnh bạn trong cuốn phim ngày Cương Lĩnh: Bạn đi dép râu, đội nón tai bèo, khăn rằn quanh cổ chống gậy vào rừng đi làm kháng chiến. Ngày đó tôi dậy lòng ngưỡng mộ và rưng rưng yêu mến bạn đã cho tôi niềm tin cùng nỗi chan hoà danh diện. Nhưng bây giờ nghĩ nhớ về bạn cùng cái tên Nguyễn Kim vừa đủ lạ, tôi thấy mình đắng cay thương tổn và xấu hổ như chính tôi gian dối. Bạn béo trắng, vẽ râu trên mép, bảnh bao xuất hiện giữa chốn quan chiêm, ngồi đứng đều khoanh tay nghiêm túc khiến tôi không nhịn nổi cơn cười, nhớ lại ngày xưa bạn hay dùng chữ “giả dạng bần tăng” để chỉ những tên bộ vó hiền lành nhưng gian và dối…

Chuyện gian dối đời không hiếm thiếu. Nhưng tôi thực khó khăn chấp nhận những dối gian lừa đảo đến từ người mình yêu mến và dốc lòng tin cậy. Dối gian này lại quá lớn lao. Nên chi nhìn ảnh bạn phương phi nhân dáng trên tờ Kháng Chiến và đọc lá thư Xuân, tôi như có con trùng tanh nhớt bò trong cuống họng. Tôi phải tin rằng thật tất cả những điều Phượng nói cùng tôi từ bấy lâu nay về bạn mà tôi bao giờ cũng tìm lời khoả lấp để dối lòng đừng xao xuyến niềm tin. Những lúc đinh ninh bạn đang lội suối trèo non, gian khổ trên đường kháng chiến, thì hỡi ơi bạn lại thong dong thả bước hào hoa trong rực rỡ đèn màu, vẫn lại “sì già đầm bồi” cùng những nàng kiều nữ! Tôi biết nói sao để lòng khỏi ngượng vì lỡ tuyên dương bằng hữu với người vợ trẻ? Người vợ đã làm tôi cảm kích biết ơn, nhớ ghi mãi mãi lời nói của nàng khi đọc lá thư bạn gửi,

“Em biết tính anh, những gì thích muốn là làm cho bằng được nên em không bao giờ dám cản ngăn, chỉ thầm lén khóc. Em thực tình không muốn anh dốc đổ quá nhiều thì giờ và tim óc cho những việc chỉ mang thêm phiền bực. Họ bội bạc với anh, vô ơn, đố kỵ, những con người phản phúc… Thế nhưng Việc-Kháng-Chiến, anh không làm em cũng bắt anh phải làm!”

Ôi thật tội thương người vợ trẻ. Tội thương người vợ lính đã chia xẻ cùng chồng cả một quãng đời khăn khó, đã trải qua những truân chuyên hạnh phúc với tôi và biết thương yêu, biết cảm thông đời lính, biết góp hy sinh cho đời chiến sĩ của chồng, biết khổ đau và tức giận trước nỗi điêu linh tang tóc của quê hương mình bất hạnh. Người vợ nhu mì thánh thiện từ tấm bé sống trong êm ái tình thương của gia đình, nhởn nhơ hoa bướm thanh xuân với bạn bè, sách vở cho đến ngày biết yêu tôi, biết làm vợ, làm mẹ… có bao giờ thấy biết rõ ràng mức độ hãi hùng bi thảm của chiến tranh, nhìn được tỏ tường mặt ngang mũi dọc một thằng Việt cộng? Thế mà cuộc xảy đàn tan nghé 75 đã khiến vợ tôi biết đau hận, căm thù, biết khuyến nghị chồng góp công cho đại nghĩa.

Vợ tôi đã tin yêu thành khẩn, đóng góp kiên trì và thành khẩn. Cả những đứa con cũng được mẹ dạy phải góp tiền yểm trợ, phải tiếp tay giúp bố làm công tác để có ngày về thăm ông bà, nội, ngoại… Phần tôi, lá thư bạn gửi đã cho tôi chan hoà rung động. Tôi hình dung ra toàn vẹn hình ảnh bạn tếu vui linh hoạt ngày xưa chúng ta còn ở Phi đoàn. Những ngày đi biệt đội, nằm chờ phi vụ tản thương đêm ở Pleiku, ở Ban Mê Thuột, hay ở Kontum trong ngôi biệt điện bên bờ sông Dak-Bla ồn ào quấy nhộn với quân bài xập xám… Xa hơn nữa, những ngày nắng bụi mưa dầm hành quân ở Tam Quan, Bồng Sơn của 1966, 1967 – đêm về ăn nhậu rong chơi ở Quy Nhơn – tôi còn là gã hoa tiêu mới ngỡ ngàng về nước, ngồi ghế copil cho bạn, rông dài khắp ngả đường mây. Tôi đã làm hoa tiêu phó cho thầy Hườn một thời gian dài đáng kể trong tổng số giờ bay trên chiếc H-34 kềnh càng của Phi đoàn 215 Thần Tượng. Chúng ta đã có cùng nhau bao nhiêu kỷ niệm, chia xẻ cùng nhau nhiều nỗi sướng vui cũng như hoạn nạn, những lần chới với bên bờ sống chết, cạnh vực hiểm nguy… Nên tôi đã bằng vào tình nghĩa ấy để đặt tin yêu nơi bạn, không so đo, không nghi ngại, cho mình bổn phận phải tự giác đứng lên, vội vàng tìm đến, dơ cao tay xin nhập cuộc.

Tôi nhập cuộc không đợi ai mời gọi. Lòng hớn hở mừng vì bạn và tôi lại chung hàng ngũ cho tôi hối chuộc tội mình quá nặng đối với quê hương, tẩy rửa niềm xấu hổ vì không ở lại để chết cùng vận số hẩm hiu đất nước. Kiểm điểm phần đóng góp cho Mặt trận, Phong trào từ những ngày đầu chưa mặc áo đoàn viên, tôi phải giật mình kinh ngạc vì những thành toàn và những hăng say tích cực, đa năng, mẫn cán đổ ra không tiếc, không dè xẻn nguồn năng lực cùng khối nhiệt tình dành cho kháng chiến. Tôi chau chuốt niềm tin vững mạnh nơi mình và say sưa truyền giảng cho người như kẻ thừa sai làm việc vinh danh Chúa. Tôi đã đi những bước rất tự tin, cố dọn mình cao cả, khoan dung nhìn những sai lầm, khuyết điểm, những vụng về, lơi lỏng là tất nhiên phải có nơi một tổ chức mới hình thành nhưng lớn mạnh quá mau, lãnh đạo chưa tôi luyện, thời gian cần đủ lượng để đi đến kiện toàn. Dầu gì thì ngọn lửa cũng đã được đốt lên, phải giữ cho đỏ ngọn. Gió to góp lại sẽ thành bão tố, bột đem quấy mãi cũng thành hồ, trăm cây chụm lại…



http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/03_1447740016.png

Người thành lập EDS, Ross Perot, lạnh lùng từ chối không tiếp ông Chủ tịch Mặt trận. Nguồn: Bettmann / Corbis (1984)

Lòng tôi tin như thế và mong như thế. Nhưng cái tin mong thành khẩn dù lớn mạnh bao nhiêu cũng không đủ lực mù quáng trái tim tôi và khoan lượng rộng rãi đến ngần nào cũng không dung được những điều dối gạt với manh tâm quá độ. Không phải mãi đến sau ngày tan vỡ tôi mới nhận ra hay nhìn thấy những điều gian dối, những âm mưu…

Bạn xưa,

Tôi đã hiểu thêm ra, trong trọn một buổi sáng đến mãi xế chiều ngồi nghe tâm sự anh bạn trẻ nơi quán cà phê khu chợ Maubert dưới trời đẹp Paris một ngày hiếm hoi nắng ấm. Để cũng rưng rưng đôi dòng nước mắt cảm thông, chia xẻ cùng người chiến hữu nỗi mênh mang thống hận của khối tâm thành hiến dâng lầm lẫn. Tôi đã cùng anh cạn chén cà phê như chia nhau uống lượng bồ hòn. Lòng tôi dào dạt cảm thương anh và yêu và quý phục người cán bộ đấu tranh sáng ngời phẩm chất cùng tác phong cách mạng. Anh cũng đã như tôi – trong một cần thiết và giới hạn nào đó – đồng tình chấp nhận những tô vẽ, những giả tạo, dấu che hay thủ đoạn… Thế nhưng bao sự kiện phơi bày khiến tôi tung toé trong lòng hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn nghi vấn, không cần vận dụng đến khả năng suy luận cũng tìm thấy những trả lời làm tôi chao đảo. Tại sao Vụ trưởng Vụ Tiền lại dựng lên K-9 nắm quá nhiều quyền, vượt trên Tổng vụ? Nguôn: Fronline/ProPublica

Những câu hỏi “Tại sao…?” Tại sao Hải quân Trung tá Nguyễn Hữu Trọng đã không cùng “phái đoàn quốc nội” trở lại chiến khu mà dứt bỏ ông Minh ngay sau ngày đại hội vinh quang để về Thụy sĩ? Tại sao làm nổi chuyện thiên nan, đưa người hải ngoại về lập ra khu chiến, lực lượng to lớn tới mười ngàn, mà phải nhờ – mà tôi từ khước – lấy đem về tiền yểm trợ đồng bào Âu châu đóng góp, chỉ vì một lý do “Pháp không cho chuyển tiền vàng ra ngoại quốc!” Những người con cháu nào của họ Hoàng Cơ nắn giữ khối tiền đồng bào dành cho kháng chiến từ bao năm qua, phần riêng cháu giữ, không gửi về ông cậu? Tại sao cả một toa xe chất đầy quà tặng gồm thuốc tây trị giá của đồng bào bên Ý gửi kháng chiến quân, trực tiếp qua Bangkok bị trả về bởi không ai tiếp nhận? Tại sao Vụ trưởng Vụ Tiền lại dựng lên K-9 nắm quá nhiều quyền, vượt trên Tổng vụ? Lý do nào ông Hoàng Cơ Định cố tình quanh quẩn dựng lên lớp rào trở ngại để thoái thác đưa người tình nguyện về chiến đấu dù họ đã bằng lòng điều kiện phải xuất tiền tự túc?

“Tiền bạc đồng bào đóng góp bên này chúng ta nhìn thấy quả nhiều nhưng đối với nhu cầu trong nội địa chỉ như muối đem bỏ biển. Dấn thân này đáng quý nhưng bây giờ Mặt trận chua cần thiết một người với khả năng như vậy. Về, chỉ thêm gánh nặng cho anh em.”

Tôi chưng hửng và nhanh chóng hiểu ngay. Hiểu thêm một sự cười ra nước mắt, rằng ông Vụ trưởng xuất thân từ trưởng giả, học trường tây, đến tuổi được cho xuất ngoại tìm bằng cấp về ngồi cao trong bóng mát, chưa hề có lấy một ngày khoác ba lô súng đạn, mang đôi giày lính đi vào nơi rừng bụi sình lầy, sống lấy một ngày trong binh lửa quê hương… Thì làm sao rõ được giá trị hiếm hoi của người lính bộ binh thám báo có trên mười năm quân vụ? Bảo sao không đặt bày ra thứ Bản Tin như “Bản Tin Quốc Nội” ca ngợi công lao phá địch của chị cầm đầu tổ phụ nữ và thiếu nhi kháng chiến tại một làng ghi rõ địa danh thuộc tỉnh Tuy Hòa có chồng Thiếu tá đang trong tù cải tạo. Thân danh ông Thiếu tá ở một làng quê, nếu sự này có thật, thì quả tình giá trị bản tin là lời chỉ điểm cho Việt cộng bắt người vợ đi tù không lầm lẫn!

Tôi phập phồng chờ đợi… Nhưng có bao giờ ngờ được và đợi chờ giây phút ngẩn ngơ chết lặng trước cơn đá nát vàng tan của cuộc biểu dương thô bạo Tình-Nghĩa-Lý-Thông và hoảng kinh chứng kiến gã lang băm học làm thầy thuốc cầm con dao cùn, bẩn, nhiễm trùng, vụng về cắt bỏ cái gọi là ung nhọt trên phần yếu nhược của Đứa Con Kháng Chiến! Đứa con chung cưng quý của bao người chắt chiu kỳ vọng đã trở thành hoại thể vì thứ lang chết tiệt, thủy chung nhân nghĩa tài năng đều nhẹ hẩng nhưng túi tham thì quá nặng.

Đọc truyện xưa nói đến những cơn tức uất thổ ra từng ngụm máu rồi thét lên chết ngất, tôi cho người kể chỉ đặt bày. Nhưng tôi, chính tôi đã quặn cơn đau của tội-lỗi-người-làm-mà-ta-phải-chịu. Đã sôi hừng hực từng cơn bi phẫn bốc tận đỉnh đầu, mồ hôi vã đổ, run rẩy và nghe được từng cơn lại từng cơn nhộn nhạo nong nóng chảy râm ran trong bụng. Tôi đã đổ ra từng lượng máu trong bao tử và giật mình kinh sợ. Tôi nhủ lòng mình, tôi hãy quên tất cả, hãy coi như bất hạnh này là điều may mắn vì xảy ra quá sớm và tham vọng xấu xa kia dầu sao cũng đã lộ bày cho người người rõ mặt. Vợ tôi đã ứa ra những giọt nước mắt hiền lành thương tủi và thở dài nhẫn nhịn khi nghe tin đổ vỡ. Nàng quá đỗi thương tôi, chỉ buông câu hỏi sao anh nỡ dấu, không cho em biết sớm? Câu hỏi sẽ sàng nhưng tôi nghe váng động và từng lượng máu lại râm ran đổ tràn trong bao tử. Trời hỡi làm sao tôi nỡ xé tan hay vò nát nuột nà mảnh lụa niềm tin vợ tôi đã dệt bằng thứ tơ óng đẹp và vô cùng bền chắc của tấc lòng đôn hậu gửi trao cho kháng chiến? Tôi biết biện giải thế nào cùng tất cả những người đã tín cẩn mến thương tôi, góp phần không tiếc không dè dặt như tôi đã mến yêu tin cậy bạn, dơ tay xin nhập cuộc?

“Đây là những đồng tiền thẫm sũng mồ hôi khó nhọc của đời cầu thực tha phương.” Nguồn: Nắng Mới, số 25/7/1990, trang 18

Tôi đã trải qua những giây phút bồi hồi, sướng vui phơi phới của kẻ đi reo rắc niềm tin và đón nhận niềm tin từ những tâm hồn chân phác biết yêu quý quê hương chung một cách. Tôi đã đi không biết mệt trên những đoạn đường gai góc để vén thu góp nhặt từng mảnh tin yêu chắp lại làm nên sức mạnh cho Mặt Trận và những đồng tiền cảm kích dưỡng nuôi hoa kháng chiến nở tươi trong vườn hồng dân tộc. Những đồng tiền, cả vòng vàng nhẫn cưới gửi trao cùng cầu mong tâm ước một mai kháng chiến công thành, quê hương giải phóng… Đây là những đồng tiền thẫm sũng mồ hôi khó nhọc của đời cầu thực tha phương. Tiền nhận từ bàn tay khô héo của bà mẹ già nua sống buồn phiền lạc lõng nơi đồng đất nước người muốn mau chóng trở về chết trong lòng đất quê nhà yêu dấu. Của em bé thơ ngây nhịn miếng cơm chim mong về hưởng lại tình thương nội ngoại. Của con mong gặp lại cha, vợ mong gặp lại chồng. Của những người sầu héo nhớ thương người, bạn bè mong cứu bạn bè tù tội trong gông cùm cộng sản… Những đồng tiền mồ hôi nước mắt đã mất oan khiên không ai đòi lại nhưng niềm tin tội nghiệp bị phỉnh lừa phải coi như nợ và nợ này phải trả. Nợ truyền tử lưu tôn, không trả đời này thì đời con, đời cháu. Ôi biết làm sao nói cho cùng cạn nỗi mênh mang thống hận của kẻ cầm vàng tiếc uổng công lao, nửa đường rơi mất?

“Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng…”

Biết bao người cũng như tôi đã mất? Mà chao ơi lại mất quá nhiều. Tôi đã mất bạn, và coi như mất, người lính Nhảy dù Lê Hồng của độ nào còn bôn ba khắp nẻo chiến trường đỏ lửa quê hương. Tôi vẫn hằng ôm giữ hình ảnh Trung tá Lê Hồng một buổi trưa nắng cháy trên bãi đậu phi trường Trảng Lớn mịt mù bụi đỏ. Người sĩ quan trong bộ hoa dù chiến trận, đeo giây ba chạc, lom khom trải tấm bản đồ trên mui chiếc jeep, thuyết trình cho tư lệnh Lữ đoàn… Giờ này Lê Hồng đang ở nơi nào cùng vợ và con? Có bao giờ gặp lại ông Bùi Đức Lạc và những anh em Nhảy dù “đánh thuê cho Mỹ”? Sao ông Thi không nói? Sao ông Tuyển không nói Lê Hồng đang ở nơi đâu?

Bạn xưa,

Đã mấy năm qua tôi bưng tai nhắm mắt, cố giữ mình mù điếc nhưng vẫn kinh động bởi tiếng phèng la chập choẽ của đám người Vu-Hích-Kháng-Chiến làm cuộc rước đèn ồn ào và khó chịu. Đám rước của những ông đồng bà bóng với đầy đủ trống chiêng cờ quạt diễn ra dưới đường hầm tăm tối, mỗi người cầm một bó đuốc dơ trước mặt, mê muội bước đi, miệng không ngớt hò reo mừng rỡ đã trông thấy mặt trời chính nghĩa từ ánh lửa lù mù ngọn đuốc và cứ thế đi quanh quẩn quẩn quanh rồi lại quẩn quanh quanh quẩn trong cái đường hầm tăm tối. Tôi đã tình cờ được người nài ép phải xem cái gọi là “Thông điệp” của ông Chủ tịch “gửi anh em chiến hữu” kỳ đại hội năm kia ở Los, nội dung có hai điều chú ý:

XXXXX (hình K9 không hiển thị)

Báo Kháng Chiên” ông Chủ tịch lại đem con số mười ngàn quân nhảm nhí ấy nghiêm trang tuyên bố trong đại hội! Nguồn Mặt Trận HCM

Tôi thương tội những người yêu nước thành tâm cho đến giờ phút này vẫn còn hăm hở nhập bầy cùng đệ tử Tinh Tú phái, bước theo thầy mà chẳng rõ sẽ về đâu trên con đường tà khuất, bảo sao nghe vậy, đi ngược hướng đi dân tộc, kể cả bảo phải vui mừng nhảy múa trên nỗi đau thương tang tóc của toàn dân, coi Tháng Tư Đen bi thảm là ngày “Quốc Khánh” để ăn mừng và bày đặt đưa ra giải thưởng tặng Phan Nhật Nam đang hấp hối trong trại tù Việt cộng. Hãy nhìn bìa sau cuốn sách in cưỡng đoạt tác quyền để thấy ẩn ý rập khuôn trò tiểu xảo cộng sản đã trâng tráo bày ra trước mặt người dân Saigon ở lại. Dân Saigon đã thờ ơ trước những ngày lễ lạc của bạo quyền nhưng bảo nhau đổ xô ra đường phố trong những ngày lễ lớn thực của mình như Giáng Sinh, Nguyên Đán, hoa đăng tấp nập như thời vàng đã mất. Lũ gian manh đã lợi dụng dịp này để phô trương lường gạt người ngoài, đem biểu ngữ căng trên các đường phố tưng bừng náo nhiệt Saigon. Biểu ngữ “Mừng Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Anh Hùng” của chúng thực sự đã qua cả tháng trước trong sự lạnh nhạt của dân chúng miền Nam. Thành ra, nước Văn Lang không có ngày Tổ chết nhằm Tháng Tư Đen để bầy con hiếu thảo ăn mừng – và không có một ngày lịch sử nào khác nằm trong tháng Việt cộng tổ chức ăn mừng Đại Thắng Mùa Xuân – thì người ta cũng phải đẻ ra một ngày, như ngày Cá Tháng Tư chẳng hạn, để làm Ngày Quốc Khánh! Còn như cái phần thưởng cho Phan Nhật Nam đã khiến nhiều người nóng mặt, hãy làm ơn nói dùm Mười Cúc thả ngay người tù khí phách và cho đi đoàn tụ – để xem Nam phản ứng thế nào về cái giải thưởng mỉa mai dơ dáng đó?

Có một câu trong Cổ Ngữ, xem như gương soi tỏ dung nhan người lãnh tụ, “Tâm có chính thì hành vi mới khỏi tà khúc. Chưa có người nào hành vi phẩm hạnh không đoan chính mà họ có thể yêu nước được”! Những người anh em không muốn nhận chân sự thật, đã dối lòng chỉ vì tự ái, vì muốn tỏ bày rằng ta tranh đấu kiên trì, lập trường vững chãi, cao vợi tinh thần, hay đã trúng phải thứ sinh tử phù âm độc của Thiên Sơn Đồng Mỗ? Những người được vồn vã tuyên dương, tán tụng là thành phần cán bộ trẻ trung có tinh thần cách mạng đấu tranh mới. Như Võ T., như Kh., như cô bé T. Nh., tuổi trẻ, nhiệt thành và giàu năng lực, tôi đã hết sức yêu vì biết nhìn ra bổn phận, náo nức muốn dự phần bởi chưa từng đóng góp máu xương cho cuộc chiến đấu thảm sầu trên đất nước. Giờ đây những người em tôi thương mến và đã dắt dìu, coi tôi như kẻ lạ – hay nói cho rõ ràng, như họ đã được dạy cho định nghĩa rõ ràng – những người đã ly khai hay không theo hoặc chống đối “Mặt Trận”, đều là những Việt gian, phản động! Ai đã rập khuôn đường lối luyện người của cộng sản, đem những mầm dân tộc tươi xanh đó đi nhuộm thành hung đỏ, nhét nhồi những giáo điều sắt máu để biến họ thành những con thiêu thân cuồng tín, một chiều, vô tình nghĩa, biết nói trơn tru những từ ngữ cách mạng, đấu tranh, hy sinh, yêu nước và học thuộc lòng cái châm ngôn “cứu cánh biện minh phương tiện” để hồn nhiên và hãnh diện trước tất cả những hành vi sai trái?

Họ đã được dạy phải tôn vinh lãnh tụ như viên ngọc trân quý của cách mạng, linh hồn của tổ chức, cần hết sức giữ gìn, “không thể hy sinh phí phạm và vô ích như những Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Võ Đại Tôn… làm vỡ đổ công trình cách mạng!” Đồng thời cũng học loanh quanh lý luận “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cũng chỉ là một nhân sự trong Mặt Trận. Cá nhân không đáng kể và có thể thay thế được. Nhưng lý tưởng cách mạng theo đuổi cuộc đấu tranh cứu nước mới là tối thượng, phải duy trì và quyết tâm đi tới…” Do đó tôi không lạ khi có đoàn viên nghe tin Hoàng Cơ Minh bị chết, đã nhảy dựng lên hậm hực. Và tôi cũng chẳng ngạc nhiên nếu mai kia cục diện Đông Duơng biến chuyển, Việt cộng bị áp lực phải thương thảo với thành phần kháng chiến Việt Nam, sẽ chỉ nhìn nhận và đòi cho bằng được MTQGTNGPVN vào bàn hội nghị, có hay không có Hoàng Cơ Minh cũng chẳng phiền. Ngày đó tới, đoàn viên phải vô cùng hoan hỉ bởi Mặt trận mình được Việt cộng xem là chính thống, nhưng tôi thì khiếp sợ cho cái tương lai nhìn thấy hồn ma xưa – Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam – đội mồ sống dậy!

Những người cán bộ trẻ, thành phần cách mạng tươi mới đó, như Võ T., đã được đài thọ vào tận chiến khu học tập, thấy mình quá đỗi trưởng thành, được dạy cho ăn nói, tập tành những tác phong cách mạng, thuộc lòng chủ trương và đường lối Mặt Trận vẽ tô ra, trở về làm việc toàn thời, được trả tiền công tác, được đi đó đi đây, họp hành, diễn thuyết, được đặt ngồi cao trên sân khấu cho mọi người vỗ tay, đề cao, tán tụng, hoan hô vinh dự… Đến ai kia cũng còn đắm đuối thứ men say mê mẩn ấy, thì “giai cấp trẻ” nào cưỡng nổi lòng không xao động trước những vinh quang to lớn đặt vào tay? Làm sao Võ T. dám khước từ như tôi đã giữ mình tỉnh táo khước từ những việc làm đồng loã, không bằng lòng can dự những mưu toan, những liên quan tiền bạc, kinh tài, những đẩy đưa ngon ngọt bằng bạc tiền và chức vụ khi còn trong K-9…?

Làm sao Võ T. dám đưa tay gỡ bỏ cái vòng hoa mỹ lệ tròng quanh cổ để thành tâm thú nhận về những cuốn băng Việt Nam Kháng Chiến sau này xuất xứ từ đâu? Tôi nghĩ bạn là người phải biết rõ hơn tôi về số phần non yểu của cái đài phát thanh thuê mượn ấy. Cái phương tiện có thì quý hoá, không thì cũng chẳng ai kỳ kèo đòi hỏi cho bằng được. Đồng bào chỉ cần thấy thực tâm, thấy cố sức làm và làm chuyện thật. Việc gì phải đôn đáo gọi tôi nhờ cậy làm dùm những cuộn băng kháng chiến, “Làm trọn mỗi kỳ từ A đến Z để anh em bên ấy chỉ việc cho vào máy phát. Anh em mình không ai có khả năng viết lách cùng kỹ thuật dựng một chương trình. Lại thêm vấn đề sinh tử là địch lùng tìm, anh em phải di chuyển luôn luôn, một ngày phát thanh được vài mươi phút cũng là một kỳ công đáng kể…”

Tôi từ chối. Từ cái ngày nào xa lúc lắc, mà mãi tới bây giờ người ta vẫn rao lên, vẫn ăn mừng ngày thành lập được ba năm, rồi được năm năm đài Phát thanh Việt Nam Kháng Chiến, “phát thanh đều đặn và liên tục không một ngày ngưng nghỉ. Ngày phát 8 lần, mỗi lần một tiếng với bài viết dài 25 trang giấy” và đưa ra những con số gớm ghê chính xác tính ra bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút và bao nhiêu triệu chữ trên bao nhiêu dặm dài giấy viết! Tôi thực thà khâm phục những con người kháng chiến toàn năng đã làm nên những việc phi thường trong những điều kiện cực cùng vất vả và khăn khó. Còn tôi, phải thú thật rằng mặc dầu ở trên đất Mỹ dồi dào phương tiện, có khả năng, đã từng thực hiện những chương trình phát thanh tiếng Việt tại địa phương mỗi tuần lễ một lần, mỗi lần chỉ một giờ thôi, không một tên Việt cộng nào lùng bắt, thế mà cũng không sao giữ được cho Tiếng Nói Việt Nam phát thanh đều đặn và liên tục…

Bạn xưa ơi, tôi thật quả có mừng vì đã không ở lại nhận phần chia cháo lú trộn với đường ngon mật ngọt đưa lên miệng sì sụp khen ngon cùng đám người Vu-Hích. Tôi coi lời thoá mạ cái “dư luận vô tư cách” mà ông Hoàng Cơ Minh khinh mạn nhắm vào tuyệt đại đa số người Quốc gia đầy lòng độ lượng, như tiếng la rồ dại của kẻ cầm đầu đám rước quanh quẩn rồi lại quẩn quanh đi mãi dưới đường hầm tăm tối. Tôi hiểu được cái tâm trạng nao núng tuyệt vọng của một con người xa đồng loại, tự mình đánh mất tự do cao quý của mình, không dám thảnh thơi đi lại, thong dong hít thở khí trời trong mát, đã hoảng kinh kích thích khi nghe tiếng người cười nói bên ngoài mà mình không thấy lối ra nhập cuộc, điên cuồng thoá mạ để nghe chính tiếng mình cho được an tâm trước cái hoang vu rùng rợn của kẻ sợ ma đi lạc giữa vùng mộ địa.

Bạn xưa,

Bây giờ đã sắp mùa Xuân, lại thêm một Tết tủi buồn đời lưu lạc. Tôi ngồi chiêu niệm quê hương và buồn ủ dột nghĩ đến dặm đường thăm thẳm đưa ta về quê cũ. Tôi nhớ những ngày xưa. Nhớ anh em, người thân, bằng hữu. Nhớ những cánh chim ta đã họp đoàn. Những ngày óng ả Nha Trang bạn dắt dìu tôi bay tập… Tự nhiên tôi nhớ bạn lao đao cùng tất cả những gì mình có cùng nhau trên mảnh quê xưa mù mù khuất nẻo. Và tôi dạt dào ao ước một ngày ta gặp lại nhau trong tay bắt mặt mừng bằng tình cũ nghĩa xưa đẹp đẽ chắc còn đủ lượng cho ta đừng thấy ngỡ ngàng xem nhau như kẻ lạ. Tôi thiết tha nhớ và mong gặp bạn. Chúng ta sẽ ngồi đối diện nhau cho tôi được dịp nhìn sâu vào mắt bạn. Và bạn sẽ nói một lời đầm ấm nhưng là lời thầm lặng không phải nói cùng tôi. Mà nói với lương tâm bạn bằng lời trong trắng. Nói thật thà với các anh em mình chết cho đất nước. Như Vượng, như Sinh, như Cung, như Tích… Nói nghiêm trang cùng những bạn chúng mình đang tù ngục thảm thương vẫn hao mòn ngóng đợi anh em về giải phóng. Nói hết sức thành tâm cùng những linh hồn u uất của anh em đã trở về và chết hẩm hiu nơi đất nước người như cái chết của Phùng Tấn Hiệp, của Đại tá Tư. Nói một lời lương thiện với Ngô Chí Dũng, với Trần Thiện Khải, với những anh em bị bỏ rơi phũ phàng trên đất Thái.

Và nếu như tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội không làm bạn quan hoài, thì bạn ơi hãy thì thầm mà nói lời riêng dốc cạn tình phu phụ cùng vợ và con yêu dấu đầy thương tội đã vùi thân nơi biển cả trên bước đường khổ nạn kiếm tìm chồng, tìm kiếm tự do. Bạn hãy thiết tha, thành khẩn, trang nghiêm như bạn đã thề nguyền cùng đất nước, với tất cả thiêng liêng trong sâu thẳm đáy lòng, rằng bạn thật tâm kháng chiến, bạn không biết dối lừa và đồng loã dối lừa. Kháng chiến này có thực.

Đào Vũ Anh Hùng


(*) Vu-Hích: Bọn đồng cốt đàn ông và đàn bà thời cổ đại Trung hoa, dựa vào sự mê tín dị đoan của dân gian để gieo rắc những tà thuyết và tà thuật gây rối loạn, làm xáo trộn xã hội. Bọn này lộng hành khắp nơi, xúi dục tạo loạn. Sau triều đình phải dùng quan binh đánh dẹp mới yên lũ giặc.

Trần Hòa
11-19-2015, 09:26 PM
Đòi công lý cho các nhà báo bị sát hại là thể hiện chính nghĩa trước sau như một của chúng ta
Phim Terror in Little Saigon: Báo Thương Mại Miền Đông VA Phỏng Vấn TS. Nguyễn Đình Thắng
Nguồn: MẠCH SỐNG

Trần Mạnh Vũ, tuần báo Thương Mại Miền Đông VA: Chúng tôi đã coi phim “Terror in Little Sài Gòn” hai lần, đã đọc các bài phỏng vấn của báo Người Việt và cả báo Calitoday.Chúng tôi cũng đã đọc “history” từ web của PBS, đã lưu trữ lại toàn bộ. Chúng tôi cũng chụp hình từ youtube một số cảnh quan trọng, thậm chí chúng tôi cũng thu âm lại các phân đoạn: Ô Trần Văn Bé Tư, Bà Tang Willcox, ô Nguyễn Xuân Nghĩa.
Xin được hỏi ông có nhận định tổng quát gì về phim này? Phim có những lợi/ bất lợi nào cho cộng đồng?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Xin cảm ơn quý báo đã hỏi ý kiến về một đề tài nóng trong cộng đồng của chúng ta.
Về nhận xét tổng quát thì tôi khen toán thực hiện phim làm đúng lương tâm chức nghiệp của những nhà báo chân chính. Đó là đi tìm sự thật đằng sau hồ sơ khủng bố ngay trên đất Mỹ mà đã trở thành nguội lạnh từ cả chục năm nay, để rồi đòi công lý cho những đồng nghiệp đã bị hạ sát khi hành xử quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Và đó là mục đích của phim “Terror in Little Saigon”.

Với mục đích ấy thì phim đã thành công bước đầu khi khuấy động được dư luận, ở Hoa Kỳ và rộng hơn, để bảo đảm rằng các hồ sơ án mạng không bị rơi vào quên lãng. Hôm phim được trình chiếu trên hệ thống PBS ở Hoa Kỳ thì tôi đang dự Hội Nghị lần thứ 8 của Phong Trào Thế Giới Cho Dân Chủ được tổ chức ở Seoul, Nam Hàn. Nhiều nhà đấu tranh dân chủ đến từ các quốc gia khi gặp tôi đã hỏi han và cho ý kiến về cuốn phim. Điều này cho thấy phim có ảnh hưởng không nhỏ lên công luận vượt ra khỏi biên cương của Hoa Kỳ.

Tuy không là mục đích của phim, nhưng hậu quả phụ của nó là cuộc tranh luận đang diễn ra công khai trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, với sự theo dõi chăm chú của nhiều đồng bào ở trong nước. Cuộc tranh luận này đang khơi lại nhiều tâm tư, lý lẽ, quan điểm... mà trước đây cũng đã có một số người nêu lên nhưng lẻ tẻ vì thiếu sự tham gia của khối đông. Phim “Terror in Little Saigon” đã góp phần khởi động cuộc tranh luận rất sôi nổi và rộng rãi trong cộng đồng chúng ta, một cuộc tranh luận mà tôi cho là cần thiết và lẽ ra đã phải xảy ra từ mươi, hai mươi năm qua. Nhưng trễ còn hơn không. Tôi cám ơn toán làm phim về điều này.

Còn câu hỏi là phim có lợi hay bất lợi cho cộng đồng thì tôi xin trả lời thế này. Trong một tình huống khó xử, chúng ta cần lấy lẽ phải làm chỉ tiêu để quyết định thái độ. Trong trường hợp của 5 nhà báo người Việt bị sát hại, lẽ phải chính là công lý cho nạn nhân trước và trên hết, là sự thật phải được phơi bầy, là thủ phạm phải bị xử trị. Lẽ phải ấy, chúng ta phải thực hiện. Còn bất lợi nếu có thì chẳng qua là giá phải trả cho lương tâm được trong sáng.

Thực ra, tôi tin rằng chúng ta sẽ hưởng lợi rất nhiều khi hành xử theo lẽ phải. Nỗi uất nghẹn của nhiều gia đình trong cộng đồng sẽ được giải toả. Gánh nặng lương tâm của mỗi chúng ta sẽ nhẹ đi. Cộng đồng của chúng ta, vì sống đúng lý tưởng tự do và nhân phẩm, sẽ được nể trọng bởi công chúng Hoa Kỳ và quốc tế. Tấm gương nhân bản của chúng ta sẽ là mẫu mực để đồng bào ở trong nước đối chiếu với chế độ đương quyền.

TMMĐ: Có hai điều mà VT đang cố gắng vận động cộng đồng: dùng tựa Terror in Little Sài Gòn là sai và phim chiếu các cảnh cựu quân nhân là nhục mạ quân lực VNCH. Xin ông cho nhận định?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Quan trọng là nội dung của cuốn phim chứ không phải cái tựa của nó. Và ngay cả cái tựa thì cách một số người dịch và diễn giải cũng không đúng. Nghĩa chính của “terror” là “nỗi kinh hoàng” chứ không phải “khủng bố”. Còn “Little Saigon” ám chỉ các cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, theo phép hoán dụ, chứ không phải là nói về địa danh ở Quận Cam hay ở San Jose. Như vậy, tựa của cuốn phim có ý diễn tả nỗi kinh hoàng do một nhóm khủng bố reo rắc trong các cộng đồng người Việt tị nạn. Và đó là một sự thật khách quan, không mảy may xúc phạm đến ai khác ngoài thành phần bị cáo buộc là tổ chức khủng bố. Toàn bộ nội dung phim chỉ rõ đâu là tổ chức khủng bố. Thông điệp rất rõ ràng, không hề nhập nhằng gì đến cộng đồng người Việt hay quân lực VNCH. Hơn nữa, tôi biết rằng các nhà làm phim đã phỏng vấn, lấy ý kiến và nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ khá nhiều cựu quân nhân VNCH trong quá trình thực hiện phim. Do đó toán làm phim không có lý do để đánh đồng nhóm khủng bố với tập thể quân lực VNCH.

TMMĐ: Trong một trả lời phỏng vấn, ký giả Thompson nói rằng, “Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.”. Bao nhiêu % sự thật qua phần trình bày này?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Đó là thủ tục rất thông thường và cần thiết đối với các tổ chức có hoạt động quy củ và ở tầm vóc bề thế như là ProPublica, tổ chức thực hiện phim “Terror in Little Saigon” và PBS, đài truyền hình công cộng đã chiếu phim này.
Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ. Mới đây, BPSOS cùng với 3 tổ chức quốc tế về nhân quyền soạn một bản tuyên bố chung chỉ vỏn vẹn hai trang rưỡi, thế mà đã phải mất gần một tháng để mỗi tổ chức rà soát nội dung, xem xét tính pháp lý của các từ ngữ sử dụng, và kiểm tra sự thích hợp của từng câu từng chữ.
Một đề án làm phim chắc chắn phải qua thủ tục nhiêu khê hơn, với nhiều khâu xét duyệt và kiểm tra tới lui giữa hai tổ chức ProPublica và PBS. Thủ tục lâu lắc trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện không có gì lạ.
Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên biết đôi điều về hai tổ chức thực hiện phim để hình dung tầm vóc của chúng.
ProPublica là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi. Họ nhận ngân khoản từ các tổ chức tư nhân gọi là foundations và từ những đóng góp của người dân. Trong số các foundations tài trợ cho ProPublica có những tên tuổi được nhiều người biết đến như Open Society Foundations, Sandler Foundation, Knight Foundation, MacArthur Foundation, Hewlett Foundation, The Ford Foundation... Ngân sách của ProPublica khoảng 10 triệu Mỹ kim mỗi năm.
Còn chương trình Frontline thì thuộc về PBS (tên chính thức là Public Broadcasting Service), một bộ phận của Corporation for Public Broadcasting (CPB). CPB là tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi được thành lập theo quyết định của Quốc Hội năm 1967. Trong 340 triệu Mỹ kim tổng ngân sách hàng năm của PBS, CPB cấp khoảng 27 triệu Mỹ kim mỗi năm, tương đương 8%. Số 92% còn lại đến từ phí thu từ các đài truyền hình chi nhánh, cấp khoản của các foundations, tài trợ của một số công ty, và đóng góp của người dân.
Tôi có nghe một lập luận từ một số người Việt rằng PBS nhận tiền của Quốc Hội Hoa Kỳ cho nên chương trình Terror in Little Saigon có thể là do chủ trương của chính phủ Hoa Kỳ. Khi thành lập CPB thì Quốc Hội đã ấn định rằng tổ chức này,và các bộ phận truyền thông của nó như PBS, có hoạt động độc lập với chính quyền. Bởi vậy, PBS đã không ít lần phanh phui những khuất tất trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Mới tháng 5 vừa rồi, chương trình Frontline đã chiếu phóng sự điều tra về việc cơ quan CIA sử dụng tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố. Điều này cho thấy tính độc lập của PBS đối với chính quyền.

TMMĐ: Ông Lý Thái Hùng, đảng Việt Tân, cho rằng phim đã đưa ra hình ảnh sai lạc về quân đội VNCH. Vì thế, cộng đồng phải có trách nhiệm “lấy lại chính nghĩa”. Ông nhận định thế nào? ( trích nguyên văn câu Lấy lại chính nghĩa từ buổi phỏng vấn của Calitoday)

Ts Nguyễn Đình Thắng: Lý luận như vậy là không có căn cứ và đánh lạc trọng tâm của cuốn phim.
Như đã trình bày ở một phần trước, phim “Terror in Little Saigon” chỉ tập trung vào một tổ chức mà họ cho là đứng đằng sau các hành vi khủng bố nhằm bịt miệng các nhà báo người Việt. Đánh giá quân lực VNCH không thuộc nội dung của phim.
Tuy nhiên, tôi nhận xét rằng toán thực hiện phim có thể tinh tế hơn khi dùng một số từ và hình ảnh để tránh gây ngộ nhận, dù hoàn toàn là vô tình. Chẳng hạn, họ nên dùng các thước phim về một “chiến khu” kháng chiến nào đó ở Thái Lan thay vì hình ảnh sinh hoạt của một tổ chức cựu quân nhân VNCH ở Hoa Kỳ. Hoặc, họ nên bỏ đi chữ “legitimate” khi nhắc đến chính quyền cộng sản Việt Nam. Legitimate là chính danh, ý là đã được quốc tế công nhận, nhưng khán giả người Việt có thể hiểu lầm là “có chính nghĩa”. Tôi đã chia sẻ nhận định này với vị thanh tra của PBS.
Nhưng đấy chỉ là những chi tiết phụ, rất nhỏ. Trọng tâm của phim là truy tìm thủ phạm ở đằng sau cái chết tức tưởi của 5 nhà báo người Việt. Chúng ta không nên hoán chuyển tiểu tiết thành trọng tâm và ngược lại.
Về câu hỏi, “liệu cộng đồng có phải lấy lại chính nghĩa?” thì tôi thấy rằng chúng ta có mất chính nghĩa đâu để mà phải lấy lại? Chính nghĩa của chúng ta vẫn trước sau như một. Đó là lý tưởng về tự do, nhân phẩm, công lý, hạnh phúc cá nhân, công bằng, bác ái, sự thật... Quân dân miền Nam đã chiến đấu cho chính nghĩa ấy trong suốt cuộc chiến. Vì chính nghĩa ấy mà cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, trong đó có chúng ta may mắn sống sót. Và cũng vì chính nghĩa ấy mà cộng đồng người Việt tị nạn tranh đấu không ngưng nghỉ trong suốt 40 năm qua cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương.
Quyết tâm đòi công lý cho các ký giả người Việt đã bị sát hại ngay trong lòng cộng đồng, trên đất nước pháp quyền là Hoa Kỳ chính là cách thể hiện chính nghĩa trước sau như một ấy.

TMMĐ: Ông có mặt tại Hoa Kỳ khoảng 1980. Như thế ông hẳn đã chứng kiến sự việc các ký giả Mỹ-Việt, đặc biệt ÔB Lê Triết ở VA bị ám sát chết vào 1982. Ông nhận định thế nào về những “điều tra của Thompson” mà kết quả thì như ký giả này trả lời trong một phỏng vấn rằng, hầu như “chỉ về một hướng”?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Tôi không chứng kiến nhưng biết về các vụ ám sát này. Riêng về trường hợp của vợ chồng Bác Lê Triết thì tôi biết rất rõ vì bác trai là bạn thân với bố mẹ của tôi từ khi còn ở Việt Nam. Bố mẹ tôi xem em gái của bác ấy như người em kết nghĩa trong gia đình – cô ấy đang ở Nam California. Con gái của bác lại là vợ của một người cùng hoạt động với tôi từ thời còn sinh viên và đã từng là thành viên Hội Đồng Quản Trị của BPSOS. Bác gái là dì ruột của người bạn “nối khố” với tôi từ lớp 1 cho đến hết đại học. Ngày an táng, tôi chứng kiến cảnh tang tóc và cảm nhận nỗi đau đớn cào da xé thịt của đại gia đình cả bên nội và bên ngoại. Bố mẹ của tôi cho đến ngày hôm nay vẫn rùng mình mỗi khi nhắc đến hai vợ chồng bác Lê Triết và cái chết quá bất ngờ và vô cùng thảm khốc của họ cách đây hơn 3 thập niên.
Sự hoài nghi nhắm vào một tổ chức là khó tránh khi một số thành viên của tổ chức ấy đã nhiều lần hăm doạ và thậm chí hành hung những ai nói lên những điều phật ý họ, và rồi cũng chính tổ chức ấy lại thường xuyên tường thuật trên cơ quan ngôn luận của chính họ những hành vi ám sát thực hiện ở Việt Nam. Ráp hai yếu tố này lại thì người ta dễ suy luận rằng tổ chức ấy chính là thủ phạm ám sát các nhà báo đã lên tiếng tố giác họ. Đó là cách suy diễn bàng quan. Đối với các tổ chức tầm cỡ như ProPublica và PBS thì tôi tin rằng họ có nhiều thông tin hơn, và các thông tin đó đã phải được kiểm chứng kỹ lưỡng về độ chính xác và mức khả tín. Đó là lý do đã phải mất một thời gian dài trước khi phim được “bật đèn xanh” để thực hiện.
Tuy nhiên, chúng ta phải công bằng. Tối quan trọng trong xã hội nhân bản là nguyên tắc “lợi ích của sự hồ nghi” -- benefit of the doubt trong tiếng Anh. Nói nôm na, một người vẫn là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội vượt qua mức hồ nghi hữu lý. Do đó, phim “Terror in Little Saigon” chỉ có thể kết luận bằng một sự suy diễn, dù với những luận cứ vững chắc, chứ không thể kết tội. Kết tội là công việc của toà án.
Để đem công lý cho các nhà báo đã bị thảm sát và tránh hàm oan cho tổ chức bị tình nghi, những người Việt có lương tri và công tâm cần đòi hỏi cơ quan điều tra mở lại các hồ sơ án mạng và khuyến khích mọi người trong cộng đồng tiếp tay cung cấp vật chứng và nhân chứng nếu có.

TMMĐ: Nếu PBS không chấp thuận yêu cầu [gỡ phim xuống], theo ông thì VT có nên kiện không? Nếu có thì vì sao và nếu không thì vì sao?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Bị tố giác tội khủng bố bởi các tổ chức truyền thông có uy tín quốc tế không là chuyện nhỏ. Tổ chức bị tố giác chắc chắn chịu thiệt hại nặng về uy tín trong mọi đối tác với quốc tế. Trong khung cảnh toàn cầu chống khủng bố hiện nay, hầu như không cơ quan chính quyền hay Liên Hiệp Quốc, không tổ chức nhân quyền quốc tế nào muốn dính líu đến một tổ chức như vậy. Và họ cũng sẽ so đo hơn về việc lên tiếng can thiệp cho những người ở Việt Nam nếu liên can đến tổ chức bị tình nghi khủng bố. Cách duy nhất để rũ sạch ấn tượng tai hại ấy là kiện ra toà các tổ chức đứng đằng sau phim về tội vu khống.
Kiện các tổ chức có uy tín lẫy lừng như ProPublica và Frontline không dễ và triển vọng thành công rất thấp.
ProPublica là tổ chức hàng đầu thế giới về phóng sự điều tra với 2 giải Pulitzer và 1 giải MacArthur. Frontline là chương trình nổi tiếng lâu đời của PBS với 75 giải Emmy và 17 giải Peabody – năm nay PBS được bình bầu là tổ chức toàn quốc có uy tín nhất Hoa Kỳ. Nhờ uy tín đó mà họ nhận được những đóng góp tài chánh từ các tổ chức có uy tín và từ khán giả mến mộ. Họ đạt và giữ được uy tín là nhờ cách làm việc quy củ, cẩn thận và tuân thủ những tiêu chuẩn và nguyên tắc chuyên nghiệp rất khắt khe.
Nhưng không chỉ có thế. Khi đã kiện thì cũng phải kiện luôn Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ). (Về hội CPJ xin quý vị xem ở trang 2, Trần Hoà đã posted @ HQPD ngày : 11/14/15 ) Đây là một trong hai tổ chức quốc tế với uy tín hàng đầu về bảo vệ quyền tự do báo chí. Năm 1994 tổ chức này đã có bản báo cáo với tựa là “Silence in Little Saigon”. Đây là tài liệu điều tra vụ ám sát 5 ký giả người Việt với cùng nội dung và nhận xét như cuốn phim “Terror in Little Saigon” về nghi phạm. Khi so sánh tài liệu của CPJ với phim “Terror in Little Saigon”, tôi thấy là 90% nội dung tương đồng với nhau. Có những chỗ tài liệu của CPJ còn mạnh mẽ và chi tiết hơn cả phim.
Kiện cả 3 tổ chức này không là chuyện đơn giản. Nhưng tôi thấy không có cách nào khác hơn để hoá giải những tác hại đang ngày càng lan rộng không những cho tổ chức bị cáo buộc mà cho tất cả những ai liên can đến họ.

TMMĐ: Ông còn muốn chia sẻ điều gì nữa về bộ phim này? Cộng đồng chúng ta nên có hành động gì?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Nếu được phép, tôi xin chép lại dưới đây phần kết của bài viết của tôi với tựa đề “Chúng ta phải hành xử như một cộng đồng trưởng thành và có lý tưởng” đăng trên Mạch Sống ngày 11 tháng 11, 2015: Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.
Có 3 việc mà chúng ta có thể và cần làm ngay:



1. Giới làm báo, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, mạnh mẽ lên án các hành vi sát hại và hăm doạ nhắm vào các nhà báo Việt Nam và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền tự do báo chí ở mọi nơi, trong mọi cảnh ngộ.
2. Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng và các nhà hoạt động nhân quyền người Việt đồng loạt áp lực chính quyền Hoa Kỳ mở lại hồ sơ điều tra các vụ sát hại các nhà báo người Việt trên đất Mỹ.
3. Một hay nhiều tổ chức người Việt, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, thành lập quỹ để trao giải thưởng cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến thủ phạm.
Đấy là những việc phải làm vì lương tâm và trách nhiệm. Chúng sẽ làm sáng ngời lý tưởng của chúng ta về tự do, nhân quyền và công lý. Chúng sẽ thể hiện bản lĩnh của cộng đồng người Việt tị nạn sau 40 trưởng thành trong thế giới tự do, văn minh và nhân bản.
Cứ hành xử đúng với lương tâm và trách nhiệm thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được sự nể trọng của quốc tế và lòng tin tưởng của đồng bào ở trong nước. Chẳng thế lực đen nào có thể bôi bẩn thanh danh của chúng ta, hoặc cản trở bước tiến của chúng ta trên hành trình đem lại dân chủ và tự do cho quê hương và dân tộc.

Tuần báo Thương Mại Miền Đông VA thực hiện

SVSQKQ
11-19-2015, 11:15 PM
http://youtu.be/7mLCYQdMa_M

SVSQKQ
11-19-2015, 11:16 PM
http://youtu.be/HGI7ZYJUFms

BachMa
11-20-2015, 05:41 AM
Xin Quý vị vào xem Link này sẽ thấy rõ thêm chi-tiết về những băng đảng ám sát mà người Mỹ họ đã biết và đã theo dõi ?

Vietnamese Organization to Exterminate the Communists and Restore the Nation (VOECRN)

http://www.trackingterrorism.org/group/vietnamese-organization-exterminate-communists-and-restore-nation

TTMD


January 1980: Someone firebombs the office of Nguyen Thanh Hoang, publisher of Van Nghe Tien Phong, a Vietnamese magazine in Arlington, Va. Hoang and his 7-year-old daughter survive the attack.

July 21, 1981: Lam Trang Duong, a left-wing publisher and Vietnam War critic, is shot dead while walking down the street in San Francisco. A group called the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN) claims responsibility.


Jan. 5, 1982: Bach Huu Bong, publisher of a small Vietnamese weekly in Los Angeles, is repeatedly shot at while leaving a restaurant in Chinatown. He'd just published an exposé of an Orange County gang known as the "Frogmen," a group of former South Vietnamese navy personnel.


Aug. 24, 1982: Nguyen Dam Phong is fatally shot in his own driveway in Houston. The publisher of the weekly newspaper Tu Do (Freedom) had received death threats for printing articles questioning the fundraising activities of right-wing exile groups. VOECRN leaves a hit list at the scene of the crime

Aug. 7, 1987: Someone leaves a dead German shepherd in the driveway of Thinh Nguyen, editor of Houston's Dan Viet, along with a written death threat

Aug. 7, 1987: VOECRN takes credit for the murder of Tap Van Pham, the first Vietnamese-American journalist to be executed in Orange County. Pham, the editor of the weekly entertainment magazine Mai, was asleep in his office when someone set fire to the building. He died of smoke inhalation. Pham had run advertisements in Mai for Canadian companies promoting cash transfers and travel services to Vietnam.

April 30, 1988: As novelist and former Vietnamese political prisoner Long Vu tours Orange County, he is severely beaten by a crowd in Little Saigon who suspect he collaborated with his captors.


Aug. 3, 1988: In a hit list stapled to telephone poles in Little Saigon, Tu A Nguyen, publisher of Westminster-based Viet Press, and two others are sentenced to death for traveling to Vietnam.

Nov. 22, 1989: Nhan Trong Do, a layout designer for the national magazine Van Nghe Tien Phong, is found fatally shot in his car in Fairfax County, Virginia. Police identify no suspects.

Sept. 22, 1990: Someone fatally shoots Triet Le, a columnist for Van Nghe Tien Phong, and his wife as they park their car in front of their house in Bailey Crossroads, Virginia. His name had been on the VOECRN hit list found at Phong's home eight years earlier.


January 1999: Tens of thousands of protesters surround Little Saigon's Hi-Tek video store after owner Truong Van Tran refuses to take down a poster of Ho Chi Minh that hangs above his counter. Police have to escort Tran from the store for his own protection. He is later charged with video piracy and now lives in Vietnam.


5 KÝ GIẢ NGƯỜI VIỆT NAM BỊ ÁM SÁT?
PBS SẼ TRÌNH CHIẾU PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA VÀO NGÀY MAI NOV/3/2015
Nguyễn Thùy Trang
November 2 at 12:52pm - Paris, France
oooOooo

(*) Ai đã ám sát các ký giả - Thùy Trang sẽ đưa ra hết các chi tiết để các bạn phân tích.

Thùy Trang không phải là một nhà lịch sử, không phải là một điều tra viên của chính quyền Mỹ, nhưng Thùy Trang chịu khó đi tìm tòi trên thư viện và các nguồn thân tín để nói tất cả những gì mình biết.

Vào thời điểm 1980, tại vùng Bắc California xuất hiện một tờ báo "thân Cộng" 4 trang khổ dài bằng nửa trang báo mang tên là Cái Đình Làng. Tờ báo nầy sử dụng địa chỉ của một nhà thờ tại San Francisco do "Hội Việt Kiều Yêu Nước" phổ biến với chủ bút là ông Dương Trọng Lâm.

Sự xuất hiện của tờ báo Cái Đình Làng song song với việc chiếu phim tuyên truyền cho Việt Cộng tại trường đại học San Jose State University trong thời điểm nhạy cảm lúc hằng trăm nghìn đồng bào Việt Nam chết ngoài Biển Khơi trên bước đường trốn chạy Cộng Sản, đã gây phẩn uất trong làng sóng người Việt Tị Nạn tại Bắc California.

Cuộc trình chiếu phim tuyên truyền cho CSVN tại Đại Học San Jose State University trước đó đã bị Nhà Văn Giao Chỉ, chính là Đại Tá Vũ Văn Lộc ngăn chặn bằng cách ôm luôn chiếc máy chiếu phim của Việt Cộng chạy ra đường và ném bỏ.

Trở lại tờ báo CĐL của Dương Trọng Lâm chuyên đăng các bài tuyên vận cho Cộng Sản đã bị Cộng Đồng người Việt lên án vì tính dối trá của nó.

Vào đầu năm 1981 ông Dương Trọng Lâm bị ám sát hụt, bị sát thủ bắn mù một con mắt, tuy nhiên Dương Trọng Lâm vẫn tiếp tục cho ra báo Cái Đình Làng ...

Ngày 21 tháng 7 năm 1981, tức gần 7 tháng sau Dương Trọng Lâm bị sát thủ bắn chết bằng súng giảm thanh ngay trước căn hộ Apartment trên đường Tenderloin. Theo tin của tờ báo San Francisco Chronicle thì nhân chứng nhìn thấy một người đàn ông Á Châu mặc áo thun màu xanh rêu (màu áo lính) bước ra khỏi căn hộ đường Tenderloin và lên chiếc xe không bản số chờ sẵn dưới đường. Sau thời gian dài Cảnh Sát vẫn không tìm ra được sát thủ.

Sau khi Dương Trọng Lâm qua đời thì tờ Cái Đình Làng xuất bản thêm 2 số nữa thì ngưng luôn.

- Người bị ám sát kế tiếp là ông Nguyễn Đạm Phong, 48 tuổi, người sáng lập tờ báo Tự Do ở Houston. Ông có nhiều bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của đảng Việt Tân và một số nhóm Phục Quốc khác.

Ngày 24/8/1982 ký giả Nguyễn Đạm Phong bị bắn chết trước cửa nhà khi ông vừa bước ra khi có người bấm chuông. Tổ chức bắn chết ký giả Nguyễn Đạm Phong có tên gọi là VOECRN (Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation) đã để lại danh sách thủ tiêu ngay trước cửa nhà.

Ngày 9/8/1997, ký giả Phạm Văn Tập (Hoài Diệp Tử), 48 tuổi, chủ biên của tạp chí Mai, một tạp chí văn nghệ giải trí ở thành phố Garden Grove, California, ông có nhiều bài viết thân Cộng bị Cộng Đồng Lên Án, sau đó đã bị chết cháy vì hỏa hoạn (cố ý) ngay tại văn phòng ông làm việc.

Vào tháng 10 năm 1989 cho tới đầu năm 1990, tờ VNTP cho đăng một loạt bài về cái chết của Hoàng Cơ Minh và lên án Mặt Trận nặng nề, bài viết VNTP đăng là của tác giả Nguyễn An, một người tự xưng là "cựu" Mặt Trận từ Chicago gửi cho tòa soạn.

Ngày 22/11/1989, ký giả Đỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, biên tập viên trình bày mỹ thuật của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong cho ký giả Lê Triết, được tìm thấy chết trong xe hơi đậu trước nhà của ông tại Seven Corers, tiểu bang Virginia.

Ngày 22/9/1990 ký giả Lê Triết, 61 tuổi, ký giả của bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong, một tạp chí Việt ngữ ở Arlington, Virginia bị bắn chết ngay trước cửa nhà ở Baileys Crossroads, tiểu bang Virginia.

Cần nói rõ hơn là tờ Văn Nghệ Tiền Phong tại Virginia chủ bút là ông Nguyễn Thanh Hoàng. Ký giả Nguyễn Thanh Hoàng vượt biên năm 1982 qua Bidong, Malaysia. Ký giả Nguyễn Thanh Hoàng bắt đầu phát hành tờ VNTP tại Virginia vào năm 1984. Tờ VNTP là bán nguyệt san, mỗi tháng xuất bản hai số, phát hành vào đúng ngày 1 và 15 mỗi tháng.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/5KyGiaNguoiVN_1447997748.jpg

Nguyễn Thùy Trang
November 2 at 12:52pm - Paris, France
https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen/posts/762348617210880

Trần Hòa
11-22-2015, 09:21 AM
Bản Lên Tiếng Của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ về cuốn phim “Terror In Little Saigon”
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/logo_cdnvqghk_1448183737.jpg
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ
The Vietnamese American Community of the USA
16204 Viki Lynn Pl., Pflugerville, TX 78660
Websites: http://tienggoicongdan.com, vacusa.wordpress.com
Email: cdvnhk@gmail.com,

Diễn biến:
Tổng quát, có những ý kiến chống đối sau đây:



• Tựa đề cuốn phim và danh từ “ Little Saigon” đã làm mất danh dự của cộng đồng người Việt tị nạn.
• Những đoạn video sinh hoạt của cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa ghép vào cuốn phim đã làm mất danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
• Đã có một vài tổ chức chính trị dùng lý luận trên nhằm đánh đồng cộng đồng Việt Nam và các cựu quân nhân với bọn sát nhân khủng bố cho mưu đồ chính trị của họ.
• Do đó, đã có những sự phản đối đài truyền hình PBS và ký giả Thompson như: đề nghị biểu tình, yêu cầu nhà sản xuất cuốn phim và ký giả Thompson phải bỏ đi những hình ảnh sinh hoạt đó ra khỏi cuốn phim và phải chính thức xin lỗi.

Bên cạnh sự chống đối trên đây, cũng có những ý kiến đồng thuận và hoan nghênh cuốn phim:



• Nội dung cuốn phim không làm mất danh dự của cộng đồng người Việt tị nạn cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì nội dung cuốn phim đã hướng về một tổ chức duy nhất có tên là Mặt Trận bị nghi ngờ là thủ phạm của các vụ sát nhân khủng bố đó. Nhiều vị đánh giá những lý luận đánh đồng cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với các tổ chức hay cá nhân nêu trong phim là sự mập mờ có gian ý.
• Từ đó, một thỉnh nguyện thư đã được thiết lập, yêu cầu Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mở lại các hồ sơ sát nhân khủng bố các ký giả được liệt kê trong cuốn phim “Terror In Little Saigon” để làm sáng tỏ công lý.

Trước những sự kiện vừa kể trên, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ minh định:



1. Tổ chức thực hiện các vụ sát nhân khủng bố và đại đa số người Việt tị nạn cộng sản là hai thành phần khác biệt, không thể trộn lẫn. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ nói riêng và tuyệt đại đa số người Việt tị nạn cộng sản nói chung không có liên hệ hay dính dáng đến các hoạt động được đề cập trong phim “Terror In Little Saigon”.
2. Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản vốn là nạn nhân của cộng sản khủng bố, vì không thể sống chung với bọn khủng bố nên phải đi tìm Tự Do. Do đó, chúng ta chống lại và lên án mọi hình thức khủng bố.
3. Cộng Đồng Người Việt Quốc Hoa Kỳ cũng nhận thấy vài chi tiết trong phim có cách nhìn không phù hợp với nguyện vọng của chúng ta trong cuộc đấu tranh chống ngụy quyền Cộng Sản nhưng đồng ý về ước muốn rằng công lý phải được thực thi đối với các nạn nhân, đem lại an bình cho gia đình họ sau một thời gian đã quá lâu.
4. Cộng Đồng Người Việt Quốc Hoa Kỳ kêu gọi quý đồng hương sáng suốt và đề cao cảnh giác trước các âm mưu nhằm lôi kéo cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản để hỗ trợ cho những kẻ từng có hành động khủng bố.

Làm tại Hoa Kỳ ngày 21 tháng 11, năm 2015
TM Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

Nguyễn Văn Tần
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Đỗ Văn Phúc
Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành
Nguyễn Văn Tiên
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát

nguyenphuong
12-01-2015, 08:29 PM
Phản Hồi của Truyền hình ProPublica về việc giết 5 ký giả Việt Nam
Tác giả: ProPublica Ngày 2015.11.30
Trần Quý Thanh (người dịch)

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/FrontLinePhanHoib_1449001635.jpg

nguyenphuong
12-01-2015, 09:28 PM
BBT Ba Cây Trúc: Vì chưa thể xác định được sự trung thực của bài viết dưới đây, chúng tôi xin đăng với sự dè dặt thường lệ để cung cấp dữ kiện cho những độc giả có hiểu biết sâu rộng hầu nghiên cứu và đúc kết thành một hồ sơ có giá trị tình báo đối với những nhân vật được nhắc đến trong bài.




Đảng Việt Tân và lý lịch của Lý Thái Hùng


Bùi Minh Tuấn / đăng tải trên BCT ngày 2015-11-30

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/vuongnghi_1449006519.jpg
Lý Thái Hùng
Trong những ngày qua Cộng Đồng Người Việt Bắc California bị xáo trộn, mọi người quy định sự xáo trộn nầy bắt nguồn từ ông Phạm Quốc Hùng, chủ tịch (bị mất tín nhiệm) của cộng đồng chính danh đi đêm với bà Lan Hải, Chủ tịch cộng đồng của Mặt Trận… vì Hoàng Thế Dân, một cán bộ cao cấp của MTQGTNGPVN, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân (VT), là Phó Chủ tịch (chuyên đặc trách chính trị) cho cộng đồng nầy. Nhưng mọi người lầm! Tất cả những xáo trộn trên chỉ là hiện tượng do một bàn tay lông lá ở đàng trong đạo diễn, đó chính là Lý Thái Hùng, tức Bùi Minh Đoàn, phu quân của bà Trần Diệu Chân, phát ngôn viên của Mặt Trận đã tuyên bố Tổng nổi dậy hòa bình với CSVN !

Tại sao tôi lại dám quả quyết nguyên nhân của mọi xáo trộn là ở ông Lý Thái Hùng, tức Bùi Minh Đoàn? Để hiểu được lý do nầy, quý vị phải biết Lý Thái Hùng là ai?

Ông Bùi Minh Đoàn suốt hơn một thập niên qua ông đã thay hình đổi dạng để biến thành một con người khác, với danh xưng là Lý Thái Hùng, ông mặc nhiên chối bỏ dòng họ tổ tiên của đấng sinh thành ông, một dòng họ đã được gầy dựng, vun đắp qua mấy đời ở An Nhơn, Bình Định, để rồi đến đời ông, ông đã tự ý khai tử dòng họ mình để phục vụ cho mục đích đen tối và những âm mưu thâm độc sau nầy của ông.

Đúng ra việc ông gian ngoan thay đổi họ tên đã được tôi bạch hóa từ lâu, nhưng tôi kiên trì xem ông và phu nhân sẽ tung ra những quái chiêu như thế nào theo chỉ thị mật của các tên trùm CSVN, để đánh phá cộng đồng Việt Nam tị nạn của chúng tôi.

Vì để phục vụ cho những âm mưu đen tối, thâm độc về sau nầy nên công việc ông thay tên đổi họ đã được tuần tự tiến hành từ ban đầu rất là hợp tình hợp lý, không gây ra một sự nghi ngờ nào trong dòng họ và bạn bè. Hơn nữa, bây giờ ông đang mặc lốt Quốc gia chân chính chuyên đăng tải những bài bình luận chống cộng thì làm sao ai mà biết mặt thật của ông. Nhưng tôi biết ông quá nhiều, và cách hành văn của tôi, ông cũng biết tôi là ai rồi, liên hệ gia tộc của tôi với ông như thế nào! vì quyền lợi của Tổ Quốc, tôi đành nói lên một sư thật phủ phàn, đó là ông đang làm nhiệm vụ của một tình báo Vũ Ngọc Nhạ cho đảng CSVN ở hải ngoại. Mà phải nói ông đóng vai nầy rất chuẩn, giỏi, rất siêu việt nên ông mới giật dây được Hoàng Thế Dân, Hồ Quang Nhật, Nguyễn Sơn, Lan Hải để bơm Phạm Quốc Hùng lên tới tầng mây xanh lọt bẫy để rìu làm tan nát cộng đồng.

Lý Thái Hùng tức Bùi Minh Đoàn, sinh quán ở Bá Canh, An Nhơn, Bình Định. Ông có người chú ruột tên là Bùi Nhu (Ở đây tại sao tôi đề cập tới thân phụ của ông? vì khi ông được sinh ra, và lớn lên, ông cũng như bà con hàng xóm cũng không được nhìn thấy thân phụ nữa. Đây là tình trạng ở miền quê thuộc Liên Khu 5 (Nam, Ngãi, Bình, Phú) của CS trong vùng xôi đậu, thường không có mặt người đàn ông trong gia đình. Hiện giờ tôi đang điều tra xem bố ruột của ông thay tên đổi họ, làm chức vụ gì trong đảng CSVN. Ông có người anh ruột là Bùi Minh Cường trước năm 1975 làm lính kiểng tại Ty ANQĐ Qui Nhơn với mục đích trốn lính và thu thập tin tức cho cộng sản.

Lý Thái Hùng, tức Bùi Minh Đoàn, hồi nhỏ học ở trường làng, đến năm 1971-1972, đi thi Tú tài I thì bị đánh rớt. Sau đợt bị đánh rớt này, ông chạy chọt đút lót để đổi lý lịch lấy tên là Lý Thái Hùng. Tại sao ông phải lấy tên là Lý Thái Hùng? Vì người cha vô bưng của ông đã nhận chỉ thị của đảng CSVN phải giúp ông mập mờ đánh lận con đen giống y như ba anh em họ Phan mà lại có tên Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ và Đinh Đức Thiện vậy. Ông được cung cấp một giấy khai sinh mới, một hồ sơ lý lịch mới nên ông không phải đi lính, và ông len lỏi vào học được tại trường Trung học Cường Để, Qui Nhơn. Trong thời gian đi học, ông sinh sống với thân nhân và gia đình tại tiệm may quần áo hiệu Mỹ Long, đường Võ Tánh.

Sau khi học hết lớp Đệ Nhất tại trường nầy, Lý Thái Hùng đã thi đổ Tú tài II, xong vào Sài Gòn học. Sau đó một thế lực rất mạnh đã vận động để đưa Lý Thái Hùng đi du học Nhật Bản. Ông xuất thân một con nhà nghèo ở Qui Nhơn, vào Sài Gòn, không người thân thiết mà lại được đi học Nhật Bản vào năm 1974 một cách dễ dàng nếu không có đảng CSVN giúp đỡ cho ông? Tôi nói cho ông biết luôn, cũng chính Vũ Ngọc Nhạ và tình báo CSVN nằm trong chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã sắp xếp đưa ông ra hải ngoại để chuẩn bị cho một kế hoạch cài người lâu dài của họ.

Sau năm 1975, Mặt Trận HCM được thành lập, ông đã được chỉ thị từ bên Nhật Bản tìm cách di cư sang Mỹ, ông tham gia MT/HCM, trở thành một cán bộ trẻ, ăn nói chửng chạc, hấp dẫn, làm mhiều người si mê.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/insert-3-fin_1449003086.jpg
Trần Diệu Chân

Trong lúc đó, Trần Diệu Chân, một du học sinh của Đông Âu cũng được sắp xếp để di dân sang Hoa Kỳ. Ông và bà Trần Diệu Chân gặp nhau, theo lệnh của ai đó, hai người trở thành vợ chồng. Trần Diệu Chân tham gia MTHCM, trở thành phát ngôn viên của MT giống y như Phan Thúy Thanh của đảng CSVN.

Lý Thái Hùng đi sát liền với Hoàng Cơ Định, biết Định chỉ là một công tử ăn chơi, nên Lý Thái Hùng đã cài sinh tử phù ở Hoàng Cơ Định y như đảng CS Trung Quốc gài cô Trương Mỹ Vân cho Lê Khả Phiêu để tên nầy phải can tâm cắt đất dâng biển cho Trung Cộng. Bởi thế Lý Thái Hùng đã giật dây Hoàng Cơ Định, làm cho Định không dám cựa quậy chút nào hết. Chưa hết, trong lúc đó Đảng CSVN lại gài những nhân vật như Đồng Sơn Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu ruột của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và nhiều nhân vật khác tiếp tục xâm nhập Mặt Trận.

Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý Thái Hùng và những nhân vật phản gián của CSVN nằm ngay ở trong đầu não của MT nên đã vạch ra các sách lược đội lốt quốc gia sát hại người Quốc gia. Thế là chiến dịch Đồng Tiến I, II, III đã diễn ra. Hoàng cơ định do bị cấy sinh tử phù, đành phải bán đứng anh ruột mình là Hoàng Cơ Minh nên trong chiến dịch Đồng tiến II năm 1987, ông Hoàng Cơ Minh đã bị CSVN vây bắt và tự sát tại Lào. Dẫu đã biết sự thật ông HCM đã chết vào năm 1987, Nguyễn Xuân Nghĩa và Lý Thái Hùng vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch Đông tiến III vào năm 1990, đưa một số người quốc gia vào tròng cho CSVN hốt trọn ổ. Tàn nhẫn thật! Trong lúc đó thì mấy ông cứ ra tờ Kháng Chiến tuyên bố là Chủ tịch HCM còn sống ở trong nước, lãnh đạo đánh thắng hết trận nầy tới trận khác, chiếm quận nầy, quận nọ... Dần dần người ta khám phá ra sự thật, thế là niềm tin vào đấu tranh của người quốc gia bị tan vỡ do sự lường gạt có kế hoạch chỉ đạo nầy của các ông.



Phan Nam, Hoàng Thế Dân, và một số cán bộ MT lúc đầu có một chút lòng cho quê hương nhưng ở gần Lý Thái Hùng đã bị cấy sinh tử phù, thế là phải làm theo chỉ thị của Lý Thái Hùng hết.

Năm 1991, FBI đưa MT ra tòa tố 39 tội hình sự. Nguyễn Xuân Nghĩa phải đóng vai bề ngoài là bỏ MT nhưng bên trong lại chỉ đạo phải thành lập xong đảng Việt Tân, thi hành các chính sách do cụm tình báo đảng CSVN chỉ đạo. Lý Thái Hùng ở lại, trở thành lý thuyết gia chính thức cho MT và Trần Diệu Chân trở thành phát ngôn viên của MT.

Lý Thái Hùng được tình báo CSVN cung cấp nhiều dữ kiện để viết các bài bình luận chính trị... Trong các bài bình luận, Lý Thái Hùng được phép chửi đảng CSVN, nhưng chửi để cứu nguy đảng bằng cách lèo lái, hướng dẫn dư luận tổng nổi dậy hòa bình!

Năm 1990. Ls Hoàng Duy Hùng tố cáo MT, thách thức toàn thể đầu não của MT, đặc biệt là hai vợ chồng Lý Thái Hùng và Trần Diệu Chân ra mặt công khai đối chất. Vợ chồng LTH chạy làng vì LTH biết rõ cái anh chàng Ls trẻ kia đã được cá nhân tôi cùng nhiều nhân vật khác, cũng có thể cả tình báo Hoa Kỳ cung cấp lý lịch của hai vợ chồng nầy. Riêng tôi, tôi đã gửi cho Ls Hùng và đài Quê Hương 7 trang lý lịch về vợ chồng LTH, không hiểu sao LS Hùng và đài Quê Hương lại lặng thinh, không đưa hồ sơ nầy ra công luận. Có lẽ họ chỉ muốn vạch trần chính sách theo CS của MT chớ không muốn đánh cá nhân, hoặc lúc đó họ không đủ tin nơi sự hiểu biết của tôi, không kiểm chứng được nên làm thinh?

Để trả thù Ls Hùng, Lý Thái Hùng và Trần Diệu Chân buộc Nguyễn Kim, Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh họp khẩn, quyết định cho đánh lén, đánh dai, thư rơi, thư rớt hạ bệ Ls Hùng cho bằng được mới thôi. Giai đoạn nầy thì Trần Diệu Chân lộ chân tướng khi tuyên bố 10 ngàn quân biên thùy (ma) của Mặt Trận chỉ là để giữ an ninh (giữ an ninh cho VC) chớ MT không chủ trương lật đổ Cộng sản bằng vũ lực, chỉ có tổng nổi dậy hòa bình tức là yêu cầu bà con hòa hợp và hòa giải với cộng sản, gởi tiền giúp cho CS sớm mạnh để có hòa bình.

Cái đau của vợ chồng Lý Thái Hùng là thời gian đó cô Đoan Trang, ông Khôi Nguyên và đài phát thanh Quê Hương hỗ trợ tối đa cho Ls Hùng phanh phui sự thật về Mặt Trận. Do đó LTH và TDC thù dai dẳng tìm cách đánh gục đài Quê Hương mà thôi, cái gì cũng đổ tội cho đài Quê Hương hết. Thí dụ, trong kỳ họp báo 25-5-2002 của phe ông Phạm Quốc Hùng, ký giả Cao Sơn của tờ Tin Việt, người được Lý Thái Hùng và MT trả tiền hàng tháng, cứ đặt câu hỏi xoay quanh ông Phạm Quốc Hùng để moi ông nầy khai ra rằng đài Quê Hương là thủ phạm đàng sau chống sự đoàn kết giữa cộng đồng ông Phạm Quốc Hùng và cộng đồng bà Lan Hải. Tội nghiệp, chả có đài Quê Hương nào mà làm chuyện đó đâu, chính những người thầm lặng sáng suốt đã vạch trần âm mưu của MT nên quyết tử không cho ông Phạm Quốc Hùng đoàn kết với nội thù Việt gian đó thôi!

Ông Bùi Minh Đoàn tức Lý Thái Hùng ạ, lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt nên dầu Ls Hùng còn non kinh nghiệm, nhưng khi Ls Hùng lên tiếng, đồng bào thấy ông ấy nói đúng, thì MT bị lột mặt nạ không còn cựa quậy gì nữa. Thế là đảng CSVN chỉ thị một đòn phép mới: Quý ông giả vờ lặng xuống xin đi làm phó cho mọi người, mọi tổ chức, bơm cho những kẻ háo danh, tham tiền lên làm chủ tịch nầy nọ... rồi mấy ông múa may đàng sau hết.

Tiếc cho Ls Hùng, vào năm 2001, dại dột lại chơi chiêu quân tử Tàu, chọi thêm một tổ chức tình báo khác của CSVN là cái chú phỉnh Nguyễn Hữu Chánh. Đảng CSVN lập tức ra lệnh cho cán bộ như Trần Thị Kim Anh, tức Việt Nữ, trước đây khi còn học trung học Bến Tre đã tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lấy tên là Trịnh Thị Tư, làm giao liên chuyển tải truyền đơn trong các lớp học ca ngợi Hồ Chí Minh và đảng CSVN, phải xáp vào lập tức để giúp giải vây cho Chánh. Thêm vào đó, Hà Thế Ruyệt, một người từng là giao liên cho MTGPMN, năm 1962 đã bị chính phủ Ngô Đình Diệm bắt giam về tội hoạt động đưa tin tức cho Cộng sản, đi kềm với Nguyễn Hữu Chánh. Chưa hết, chúng còn gài những tên cán bộ cộng sản mới là Nguyễn Huy, Trương Ngọc Thu và Hoàng Đình Từ gom lại thành một chi bộ tình báo, nhóm họp liên miên.




Tièn thì do Hoàng Việt Cương, tức Hà Mạc Điệp, tình báo CSVN theo phe Trung Cộng ở Toronto, Canada cung cấp qua tay Hoàng Đình Từ ở Los Angeles là người nuôi con của Mai Chí Thọ, tức Phan Đình Đống (Bộ trưởng Nội Vụ CSVN vào những năm trước khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, và là em ruột của Lê Đức Thọ) từ năm 1991. Cũng xin nhắc lại , chính Hoàng Việt Cương qua các tay tình báo ở Hong Kong và Sài gòn Chợ Lớn đã lập mấy kế hoạch Đông Xuân để hốt trọn những người Việt Quốc Gia vào năm 1993.

Tin mới sốt dẻo, chính tình báo Trung Cộng đưa cho Hoàng Việt Cương 10 triệu đô la giao cho Nguyễn Hữu Chánh lập cái Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc cầm chân mấy người Quốc gia yêu nước mà nông cạn về chính trị. Quý vị phải biết là nhân vật chính. Nguyễn Hữu Chánh chỉ là phụ. Hoàng Việt Cương trước đây đã lập Liên Đảng, nay Nguyễn Hữu Chánh cũng một sách lại lập Liên Đảng. Hoàng Việt Cương bị Hoa Kỳ cấm không cho vào Mỹ vì y là tình báo của Trung Cộng, nên Hoàng Việt Cương mới phải liên lạc chuyển tiền cho Hoàng Đình Từ.




Lại còn sự ô dù của ông sư Cộng sản Thích Giác Lượng đứng chủ trì. Ông sư nầy sau năm 1975 từng là Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Nghĩa Bình của CSVN, được CSVN sắp xếp cho vượt biên như Nguyễn Hửu Chánh để ra hải ngoại làm công tác tôn giáo vận giúp cho Nguyễn Hữu Chánh! Chính ông sư nầy mới đây vừa mới bảo lãnh sư bà và mấy đứa con qua San José (trong một bữa tiệc bị cụ Nguyễn Mạnh Hùng vạch mặt nói rõ chuyện nầy nên sư ê mặt lầm lũi bỏ đi) nên nhiều người bị lầm, và vì vậy cái ông Ls Hoàng Duy Hùng ngớ ngẩn, một mình đối đầu với hai đối thủ tình báo lớn, nên Lý Thái Hùng mới rảnh tay làm một công việc khác.

Dưới sự chỉ đạo của tình báo hải ngoại qua Hồ Quang Nhật, Lý Thái Hùng móc nối Chu Tấn, tên thiệt là Trần Đình Huỳnh, một nhân vật không có công ăn việc làm, đang được chính phủ Hoa Kỳ cấp tiền hàng tháng vì bệnh tâm thần (mà đúng là bệnh tâm thần thiệt vì Chu Tấn cứ tưởng nay mai sẽ về VN làm Thủ tướng thay cho Phan Văn Khải, có lần là đại diện Chú Phỉnh ở Bắc California, đi loan tin nầy khắp nơi trong các bữa tiệc, đã làm cả Bắc California cười gần chết. Không tin quý vị cứ hỏi ông Tiêu Phi Hùng, một cán bộ cao cấp của Chú Phỉnh ở Bắc California thì sẽ rõ. Nói đến cái ông Tiêu Phi Hùng nầy là một người Tàu chính cống thì làm sao Chú Phỉnh có thể tin được để mà tổ chức Đại Hội Liên Minh Dân Tộc chống sự bành trướng cướp đất cướp biển của Trung cộng đối với Việt Nam. Rõ ràng chỉ là trò hoa mắt thiên hạ thôi, tổ chức một Ban Bầu cử để thành lập một cộng đồng thứ hai ở Bắc California. Quý vị thấy rõ ràng, Mặt Trận và Chú Phỉnh xáp lại với nhau để triệt hạ tuyến đầu chống cộng ở Bắc California.

* PHẦN II :

Cộng đồng Bắc California bể ra làm hai do sự chỉ đạo của tình báo CSVN mà việc ráp nối là do Lý Thái Hùng, Hồ Quang Nhật, Hoàng Thế Dân, Nguyễn Sơn, Chu Tấn, Thích Giác Lượng v.v... Bà Lan Hải có chồng là Nguyễn Sơn mà Nguyễn Sơn là đoàn viên bí mật của MT; bà Lan Hải chỉ là con cờ bù nhìn, lấy cớ là Chủ tịch để đi làm kinh doanh mà thôi.

Bà Lan Hải cũng như bà Chủ tịch Kim ở Houston, bề ngoài nói là người không đảng phái, đi bán bảo hiểm nhưng thực chất chồng của bà Kim là đoàn viên bí mật của MT. Bà Lan Hải cũng như bà Kim vào cộng đồng là để đi kiếm khách, và MT tạo cho họ cái danh để đi vào cộng đồng mà lấy khách, còn chuyện chính trị là do MT quyết định ở đàng sau. Tại Bắc California, các quyết định chính trị là do Hoàng Thế Dân, Phan Nam, mà Hoàng Thế Dân và Phan Nam cũng chỉ thi hành lệnh của Lý Thái Hùng vạch ra.

Chính sách của Lý Thái Hùng là các đoàn viên MT phải giả vờ biết hối lỗi, công khai nhận cái chết của Hoàng Cơ Minh, đi xin lỗi các báo chí, mua chuộc bơm những kẻ háo danh, cấy sinh tử phù và MT chỉ xin làm Phó, nhưng MT có tiền, có nhân sự , có kế hoạch , có sự hỗ trợ tích cực dồi dào của đảng CSVN nên mấy tay háo danh làm chủ tịch dần dần đều bị chúng khống chế hết. Nay phe Chú Phỉnh cũng đi theo chính sách nầy và chính Nguyễn Hữu Chánh đã lên trên các đài phát thanh công khai xin lỗi mọi người. Khổ nhục kế đó quý vị, giống y như Hồ Chí Minh khai tử đảng Cộng sản vào thập niên 1940 vậy.

Một chính sách khác là họ bỏ tiền ra làm truyền thông, mua chuộc truyền thông, lập ra các diễn đàn mạng lưới loan tin một chiều có lợi cho họ. Những ai chống đối họ, trên báo chí, trên mạng lưới, trên truyền thông thì họ âm ỉ rỉ rả ngày đêm triệt hạ!!!
Vì chính sách nầy, nên ông Phạm Quốc Hùng, Chủ tịch cộng đồng chính danh và ông Vũ Thành Trưởng, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa phe chính danh đã bị chúng gài bẫy, bơm lên tầng mây xanh. Chúng cho người họp mật với mấy ổng, nói rằng đoàn kết y chang kiểu đoàn kết của Hồ Chí Minh để chống Trung Quốc xâm lăng lãnh hải, lãnh thổ VN. Chúng nói chúng sẽ dùng truyền thông bơm tinh thần đấu tranh đoàn kết của mấy ông ấy lên khắp thế giới, chắc chắn mọi người sẽ hưởng ứng, vì chúng có nhiều tiền và rất nhiều cơ quan truyền thông ở khắp nơi cũng như ngay ở trên các diễn đàn mạng lưới toàn cầu.

Trong khi đó, Lý Thái Hùng viết những bài tham luận chính trị rất ghê gớm (ai viết?), nhưng sẵn sàng cọng tác với CSVN để đánh Trung Cộng thì đủ rõ họ gọi đoàn kết là đoàn kết với CSVN. Đáng lẽ việc CSVN cắt đất, dâng biển cho Trung Cộng là một cơ hội cho chúng ta phải tập trung sức để triệt hạ CSVN, nhưng Lý Thái Hùng đã khéo léo lèo lái là đoàn kết (với CSVN) để đánh đuổi Trung Cộng mà thôi.


Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng bị thổi lên, nói rằng Bắc California là tuyến đầu chống Cộng, nếu đoàn kết được thì hai ông sẽ trở thành lãnh tụ trong sử sách và có thể trở thành lãnh đạo của VN trong tương lai. Bà Lan Hải và Hoàng Thế Dân theo mưu sách của Lý Thái Hùng nói với Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng, họ sẵn sàng giải tán cộng đồng cũ họ nhưng với điều kiện là Hoàng Thế Dân về làm Phó cho Phạm Quốc Hùng.


Như tôi nói cái phó nầy mới nguy hiểm, vì MT được sự chỉ đạo của tình báo CSVN, chi tiền bạc, sắp đặt kế hoạch, nên chắc chắn các ông bà chủ tịch phải dần dần làm theo ý của họ. Nhận rõ điều nầy nên các thành viên trong Ban Đại Diện Cộng Đồng, Ban Giám Sát các đoàn thể Quốc Gia chân chính lập tức phản đối và bất tín nhiệm chủ tịch của ông Phạm Quốc Hùng, còn chức đại biểu của ông ấy do dân bầu, ông Phạm Quốc Hùng vẫn được giữ nguyên.

Nhưng cũng để nắm tẩy ông Phạm Quốc Hùng và ông Vũ Huynh Trưởng, Lý Thái Hùng đã sắp xếp cho người bí mật chụp hình cuộc họp mật nầy, thẩy tài liệu và hình ảnh cho tờ Cali để tờ nầy đăng tải, một là buộc ông Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng phải theo ý họ, hai là phá tan nát cộng đồng. Quý vị cứ thử nghĩ đi, cuộc họp mật, bên ông Phạm Quốc Hùng và ông Vũ Huynh Trưởng không có chụp hình thì phe nào chụp hình đây? Ông Phạm Quốc Hùng và ông Vũ Huynh Trưởng bây giờ biết rõ sự thật, đau đớn lắm, ngậm đắng nuốt cay nhưng lỡ phóng lao, phải theo lao, phải theo chỉ thị của Hoàng Thế Dân do Lý Thái Hùng đứng đàng sau giật dây mà thôi.


Trường hợp ông Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng giống như trường hợp ông Trần Văn Loan trước đây làm chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia ở Bắc California vậy. Đó, nguyên nhân sâu xa vẫn là cái mưu lược của Lý Thái Hùng. Nhưng chưa hết, Lý Thái Hùng cũng có tham vọng, lỡ sau nầy biết đâu được chó ngáp phải ruồi CSVN thì ông ấy trở thành chính khách Quốc Gia nên ông ấy chơi hai mặt, viết bài tham luận, đưa cho ký giả Cao Sơn tờ Tin Việt đăng mà mỗi lần đăng thì Lý Thái Hùng trả cho tờ Tin Việt 500 đô la. Thế là Cao Sơn chuyên làm khuyển mã cho Lý Thái Hùng.

Ở Bắc California, Mặt Trận, tức VT và Chú Phỉnh xáp lại nhau thành một. Nhưng ở Nam California, tình báo CSVN qua sự kế hoạch của Lý Thái Hùng, đánh bài hai lá, giả vờ làm y như MT đã có một cộng đồng rồi phải để cho Chú Phỉnh lồng người vào cộng đồng bên kia, thế là họ ngồi chình ình chiếm hết luôn hai mâm, khống chế toàn thể cộng đồng. Để cho chắc ăn, MT cử Ls Hoàng Cơ Thụy ở bên Pháp, anh ruột Hoàng Cơ Minh, nhân vật từng ở trong vụ đảo chánh trong thập niên 1960, xuất đầu lộ diện làm cố vấn cho Chú Phỉnh Nguyễn Hữu Chánh. Như thế họ là hai mà là một đó thôi.

Bên MT thì đoàn kết kể cả đoàn kết với CSVN để chống sự xâm lăng của Trung Cộng. Còn bên Chú Phỉnh có nhiệm vụ lập ra Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc quyết tâm lật đổ chế độ CSVN mà chẳng có kết hoạch gì hết, la lối om sòm, đưa ra tòa án quốc tế mà chẳng hiểu gì luật pháp cả. Mục đích rõ ràng là cầm chân những người yêu nước chân chính không làm gì được nữa hết. Ghê gớm thay cho âm mưu đánh bài hai mặt nầy của tình báo CSVN mà Lý Thái Hùng đóng vai trò rất quan trọng ở hải ngoại nầy. LýThái Hùng đúng là một Agitatsya Propaganda (gọi tắt là Agit Prop) siêu việt của CSVN đã được cài cấy và huấn luyện trước năm 1975, bây giờ lần lần lộ diện vậy.

Nguyễn Xuân Nghĩa ra tờ Việt Tide, Little Sai Gon được Nguyễn Xuân Nghĩa làm đầu não về kinh tế và chính trị... Little Sai Gòn bị MT mua hơn 50% cổ phần, rồi Little Sài Gòn còn ký họp đồng với tờ báo Người Việt, tất cả hỗ trợ cho các tay tình báo như ca ngợi Trịnh Công Sơn, đăng bài Lý Thái Hùng, thì quý vị phải hiểu đảng CSVN đang đánh bóng con bài Lý Thái Hùng và Trần Diệu Chân tôi đa để chuẩn bị cho một kế hoạch tổng tuyển cử mà tất cả cũng chỉ là người của họ mà thôi! Ai không biết Lý Thái Hùng tức là Bùi Minh Đoàn, chớ tôi cùng gốc cùng dòng, cùng nơi quê, rành rẽ ông và chiến thuật, chiến lược của tình báo CSVN lắm . . .!


Trở lại câu chuyện xáo trộn ở Bắc California, xin quý vị phải biết đâu là gốc, đâu là ngọn. Ngọn cây do ông Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng, bị ăn bã mía của Mặt Trận, tưởng sẽ tạo thành tích đoàn kết lẫy lừng để đi vào sử xanh; thân cây là những người như Lan Hải, Nguyễn Sơn, Chu Tấn, Hoàng Thế Dân, Phan Nam; nhưng cái gốc của cây chính là Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý Thái Hùng và Trần Diệu Chân. Chính những nhân vật vạch ra sách lược và những người kia là kẻ thừa hành mà thôi. Nam Mô A Di đà Phật! Chỉ vì cái háo danh của mấy ông Phạm Quốc Hùng và Vũ Huynh Trưởng nên mấy ông lọt bẫy, giống y chang mấy ông Ngô Trọng Anh, Linh mục Phan Phát Hườn, Mục sư Nguyễn Phú Cam của Chú Phỉnh vậy.

Viết đến đây, chắc Lý Thái Hùng tức Bùi Minh Đoàn biết tôi là ai rồi chớ? Ông xuất thân cùng quê với Nguyễn Hữu Chánh mà bí số của Nguyễn Hữu Chánh là A27, mấy ông ráp lại với nhau tài tình, tưởng không ai biết, nhưng Hồn Thiêng Sông Núi còn, tôi khuyên mấy ông đừng quá tàn ác, kẻo chính tổ tiên của mấy ông, nhất là tổ tiên họ Bùi sẽ ngồi dậy rủa phạt Lý Thái Hùng chết bất đắc kỳ tử đó nhé. Thôi, buông dao đồ tể xuống sẽ thành Phật.

Ai mà không muốn đoàn kết để đại cuộc sớm thành công, nhưng mà đoàn kết với đám Việt gian, đám nội thù chỉ chực sơ hở cơ hội là xơi tái mấy ông ngay thì mấy ông đi đoàn kết làm gì?

Hãy noi gương ông Hoàng Cơ Minh, chúng sẵn sàng làm thịt xong rồi mà vẫn cho sống 14 năm, sau bí quá phải công bố đã hy sinh, mà không dám nói ở đâu, ngày giờ nào thì mấy ông phải hiểu bản chất thật của những người mà mấy ông đoàn kết. Đoàn kết kiểu đó, người ta gọi là đồng sàng dị mộng và chết bất cứ lúc nào không biết lúc nào mấy ông ơi.



Bùi Minh Tuấn

Trần Hòa
12-11-2015, 01:22 AM
Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc việt bị giết
Đinh Từ Thức

Điều tra phóng sự truyền hình Terror in Little Saigon đã gây sôi nổi ngay từ trước khi công chiếu vào ngày 3 tháng 11, 2015. Sau mười ngày, cuộc tranh cãi đã phân định thành nhiều phe tương đối rõ nét. Nhưng hầu như lập luận của phe nào cũng bị vẩn đục bởi những định kiến sẵn có, khiến cuộc thảo luận chỉ quanh quẩn, người nọ lập lại ý kiến của người kia cùng phe, khiến tình trạng ngày càng tù mù thêm. Giống như một sân quần ngựa, càng nhiều ngựa quần, bụi đất càng mù mịt.

Muốn nhìn rõ vấn đề, trước hết, cần loại bỏ mọi định kiến, nghi vấn, suy đoán theo tưởng tượng. Cần gạt bỏ mọi tình cảm thiên lệch sẵn có như bênh ai, chống ai…Hãy bắt đầu từ số không, và chỉ nhìn vào những sự việc có thật, rồi từ đấy mới có thể có cái nhìn rõ ràng.

Sự thật không thể chối bỏ

Trước hết, những người chống lại nhóm làm phim đưa ra lập luận: Nội vụ đã sẩy ra hai ba chục năm rồi, giới hữu trách đã có gắng nhiều, vẫn không tìm ra thủ phạm, không ai bị truy tố, tại sao làm sống lại chuyện này? Nhằm mục đích gì? Có âm mưu gì? Ai chi tiền? Đằng sau có ai? Và đằng sau ai có ai nữa? Tại sao lúc này?… Trong khi ấy, những người có thành kiến với Mặt Trận [Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Tướng Hoàng Cơ Minh – gọi tắt là Mặt Trận], cũng như với chính đảng kế tục Mặt Trận là Việt Tân, đều nhấn mạnh về nghi vấn Mặt Trận là thủ phạm. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi cũng thiên về khuynh hướng này, và cũng không nêu được sự thật mới nào.

Vậy sự thật ở đâu? Bắt đầu từ chỗ nào?

Dù chưa bắt được thủ phạm, chưa ai bị truy tố, nhưng có một sự thật không ai chối cãi được, là có những người bị giết. Sự thật này không ai có thể né tránh, không thể thay đổi, không thể xoá bỏ. Dù nhắc tới nó hay không, dù can đảm đối diện hay hèn mạt chối bỏ, nó vẫn còn đó. Chưa có ai bị truy tố, không có nghĩa là không có thủ phạm, không có người chết. Có nhiều người bị giết mà chưa bắt được thủ phạm, rất nhiều nguy hiểm; vì thủ phạm vẫn thong dong sống trà trộn với người lương thiện trong xã hội, “đã quen mất nết đi rồi”, có thể tái phạm tội ác bất cứ lúc nào; là mối đe dọa thường trực cho mọi người. Hơn nữa, có người chết, thì phải làm cho sáng tỏ. Không làm được là bất lực, vô trách nhiệm, vô cảm.

Theo những tài liệu rõ ràng, không ai chối cãi được, là trong mười năm, từ 1981 đến 1990 thế kỷ trước, có nhiều vụ khủng bố mà nạn nhân thuộc thành phần người Việt tại Mỹ. Kẻ bị đe doạ, bị hành hung, người bị đốt nhà, nhiều người bị bắn chết, có người chỉ bị thương, thoát chết. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi chỉ nói tới năm người bị giết, nên ở đây, cũng chỉ đề cập tới những người này.

Năm người bị giết không phải chỉ là những con số đơn độc vô tri vô giác. Mỗi người không phải chỉ là một phân số 1/5 của một tổng số. Họ là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi, diện mạo, có sở thích, chí hướng, có gia đình, bạn hữu và nguồn gốc. Đó là sự thật.

Sự thật khác là cả năm người khi bị giết đều cùng đang sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ, là cường quốc dân chủ số một trên thế giới, là “thành phố ánh sáng trên đồi cao” cho cả thế giới noi theo về tinh thần trọng luật, và tôn trọng nhân quyền. Sự thật kế tiếp là những người này đã bị giết hai ba chục năm, mà chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa tìm ra thủ phạm để đem ra trước công lý. Nếu đây là một vết nhơ, một điều đáng xấu hổ, đáng nhục thì, ai xấu hổ, ai nhục? Có người nói: khơi lại nội vụ là làm nhục cộng đồng người Việt. Sự thật, có phải vậy không?

Một sự thật khác liên hệ tới nhà báo bị giết không thể bỏ qua: Ngày 7 tháng 1 năm 2015, hai sát thủ xông vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, bắn chết 12 người. Cả thế giới phẫn nộ. Tổng Thống Pháp từng bị tờ báo này mạ lỵ thậm tệ nhiều lần, ra lệnh treo cờ rủ, cả nước Pháp để tang, hàng triệu người xuống đường đeo huy hiệu, tự nhận “Tôi là Charlie” (Je suis Charlie). Tổng Thống Mỹ Obama lên án vụ tấn công là “horrific shooting” (vụ bắn khủng khiếp), hứa giúp đỡ mọi sự cần thiết để đưa bọn khủng bố ra trước công lý. Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon tuyên bố: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu”. Thủ Tướng Anh Cameron bầy tỏ trên twitter: “Những vụ giết người tại Paris là bệnh hoạn. Chúng tôi sát cánh với dân tộc Pháp trong trận đánh chống lại kinh hãi và bảo vệ tự do báo chí”.

Khác nhau giữa các nhà báo Pháp bị giết ở Paris, và nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ là ở chỗ, một đằng bị giết cùng một nơi, cùng lúc, một đằng bị giết lẻ tẻ, rải rác nhiều nơi, trong nhiều năm. Thủ phạm giết nhiều người một lúc, là phạm pháp một lần. Thủ phạm giết người nhiều lần, mỗi lần một vài người, dù tổng số người bị giết ít hơn, nhưng là phạm pháp nhiều lần, có yếu tố tái phạm. Một yếu tố khiến tội phạm nặng thêm.

Vậy, vụ các nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ phải được coi là nghiêm trọng hơn vụ Charlie Hebdo. Tuần báo Charlie Hebdo là một cá thể trong cộng đồng dân Pháp, dù nhiều người không ưa cá thể này, nhưng từ tổng thống trở xuống, cả dân Pháp đã đau buồn, cùng nhau chịu tang, thế giới chia buồn.

Các nhà báo Việt bị sát hại tại Mỹ, dù có người không ưa họ – chẳng ai được mọi người cùng ưa – trước hết, họ là những cá thể trong cộng đồng người Việt, cùng lúc, họ cũng thuộc về cộng đồng tất cả mọi người sống trên đất Mỹ. Trước hết, cái chết của họ là nỗi đau chung, là tang chung cho cả cộng đồng người Việt. Và theo cách đối xử của dân Pháp trước vụ Charlie Hebdo, họ cũng đáng được dân Mỹ chia sẻ niềm đau, chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ, và thế giới quan tâm.

Bây giờ, xin nhìn thẳng vào sự thật, trước những cái chết của họ, cộng đồng người Việt đã làm gì? Chính quyền Hoa Kỳ đã làm gì? Thế giới đã làm gì?

Nói theo Nguyễn Ngọc Lan, trước tội ác sẩy ra cho thành viên của mình, Cộng đồng người Việt đã “làm thinh”! Nói “làm thinh” là đã nhẹ bớt quá nhiều. Sự thật còn tệ hơn nữa. Trả lời nhóm làm phim ProPublica, người đã bắn Trần Khánh Vân, chỉ vì ông này chủ trương đối thoại và giao thương với Việt Cộng, Trần Văn Bé Tư, sau bảy năm ngồi tù, vẫn còn hãnh diện: “Tôi bắn, hắn đổ xuống như một cái cây”. Và cho biết thêm: “Dân chúng ở Orange County coi những ngừơi giết những kẻ bị coi là Cộng Sản như anh hùng”. Ông còn nói đã được tuyển mộ gia nhập K-9 nhưng từ chối, tuy vậy, ông thán phục việc làm của họ.

Còn chính phủ Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama hứa giúp nước Pháp “đưa bọn khủng bố ra trước công lý”, nhưng đối với bọn khủng bố giết người trên nước ông, ông cũng làm thinh luôn. Còn thế giới? Cộng đồng Việt như vậy, chính quyền Mỹ như vậy, hà tất thế giới phải quan tâm.

Sự thật đáng buồn

Một sự thật đáng buồn hơn cả thái độ làm thinh: Sau khi điều tra phóng sự Kinh hoàng tại Little Saigon công chiếu, đã có cuộc vận động trong cộng đồng chống lại nỗ lực của nhóm người làm sống lại vụ án này, với lý do âm mưu làm xấu hình ảnh cộng đồng. Như đã trình bầy, những người bị giết là nạn nhân, cộng đồng người Việt là tang gia. Ở đâu có chuyện lạ đời, nhiều thành viên trong gia đình bị giết mà tang gia bị nhục? Cộng đồng nào không bao bọc thành viên của mình, và làm thinh, hay còn vui mừng trước hoạn nạn của thành viên, cái đó mới đáng nhục. Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.

Phía chống đối ProPublica còn nêu nghi vấn: Có thể những nhà báo bị giết là do bàn tay Việt Cộng, để tạo nghi ngờ và chia rẽ trong cộng đồng Việt tị nạn. Nếu vậy, nội vụ càng cần làm sáng tỏ, thay vì bỏ qua. Bởi vì, cái nước Mỹ số một thế giới, cùng với cộng đồng Việt chống cộng nổi tiếng hoàn cầu, mà để Việt Cộng gửi sát thủ sang đây hoành hành như chỗ không người, thỉnh thoảng giết một nhà báo để bịt miệng, kéo dài cả chục năm, vẫn không bắt được thủ phạm. Nhục nào bằng?

Chính quyền Mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho mọi cư dân. Để cho người dưới trách nhiệm bảo vệ của mình bị giết là một cái nhục. Nhục kế tiếp là bó tay, không tìm ra thủ phạm. Nhóm làm phim đánh động dư luận, làm sống lại nội vụ, trước hết là góp phần tìm ra thủ phạm để bộ mặt Hoa Kỳ không bị nhem nhuốc, sau là đem lại một kết thúc bình an cho gia đình các nạn nhân. Thế mà, điều đáng ngạc nhiên, một nghị sĩ gốc Việt tại Viện Lập Pháp Tiểu Bang California đã vội vàng lên tiếng phản đối. Nghị sĩ Janet Nguyễn có một vai trò kép, vừa là đại diện dân Mỹ, vừa là một thành viên cộng đồng Việt. Đáng lẽ bà phải vui mừng gấp đôi trước việc làm của ProPublica, vì cố gắng của họ vừa làm đẹp cho nước Mỹ, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng Việt. Một tuần sau ngày công chiếu phóng sự điều tra, trong lá thư ngày 10 tháng 11 gửi ProPublica, bà tỏ vẻ bất bình và yêu cầu tổ chức này phải xin lỗi cộng đồng Việt. Lý do bất bình, bà viết: “Trái với những gì được trình bầy xuyên tạc trong phóng sự của ông, trên 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt là những công dân tôn trọng pháp luật đã cống hiến cho sự thịnh vượng của xã hội Hoa Ky”. (Contrary to what was portrayed in your slanted reporting, the more than 1.7 million Vietnamese Americans are law abiding citizens that contribute to the rich tapestry of America’s society).

Nghị sĩ Nguyễn nói mà không cần để ý tới thực tế. Sự thật là sắc dân nào, cộng đồng nào cũng vậy, đều có một số do thiếu hiểu biết, hay cố tình vi phạm pháp luật. Vì thế mới cần có hệ thống tư pháp. Trên nước Mỹ, năm nào cũng có những người Việt phạm pháp, bị truy tố ra toà. Đó là chuyện bình thường. Nếu tất cả trên một triệu bảy trăm ngàn người gốc Việt đều là những công dân tôn trọng pháp luật, vậy những người bị truy tố hay đang thi hành án trong tù, họ ở đâu ra? Nghị sĩ Nguyễn còn trẻ, tương lai còn nhiều hứa hẹn, không nên phát biểu giống như những người phát ngôn từ Bắc Kinh hay Hà Nội, lúc nào cũng gân cổ tuyên bố “chúng tôi không có tù chính trị”, nhưng trong “kho dự trữ” luôn đầy ắp, sẵn sàng đem ra làm quà mở đường cho một chuyến công du, hay đổi lấy chữ ký cho một thoả hiệp béo bở.

Ngoài ra, khi có những người, hay nhóm người gốc Việt phạm pháp, đó là chuyện cá nhân hay băng đảng riêng, họ làm họ chịu. Một người hay một nhóm phạm pháp không phải cả cộng đồng phạm pháp. Uy tín cộng đồng không bị suy giảm khi có một cá nhân, hay một nhóm trong cộng đồng phạm pháp. Chỉ khi nào cộng đồng cố tình bao che cho một cá nhân hay một nhóm trong tập thể của mình, lúc ấy, uy tín cộng đồng bị thương tổn. Ngược lại, khi cộng đồng tham gia việc tìm ra kẻ phạm pháp trong tập thể của mình, là góp phần rửa sạch bộ mặt mình, càng làm cho uy tín của cộng đồng lên cao.

Để Nghị Sĩ Nguyễn dễ phân biệt giữa vinh với nhục, và giữa cá thể với cộng đồng, chẳng cần tìm đâu xa, có thể nhìn ngay vào lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Năm 1972, Tổng Thống Nixon bao che cho một nhóm tay chân bộ hạ ở Bạch Ốc đột nhập trụ sở Đảng Dân Chủ ở chung cư Watergate. Hai nhà báo trẻ của The Washington Post, được sự đồng ý của chủ bút, cố truy tìm nguồn gốc của việc làm phạm pháp này. Lúc đầu vì chưa đủ bằng chứng, nhà báo gặp rất nhiều khó khăn. Họ cũng bị đe doạ, nhưng nhà báo đã cố làm việc vì công tâm, để bảo vệ những giá trị cao đẹp của Mỹ, không phải để bôi nhọ nước Mỹ. Trong trường hợp này, truy nguyên để chứng minh ông tổng thống phạm pháp, là cố gắng can đảm, đáng trân trọng, không phải là việc làm cần ngăn chặn.

Khi ông Nixon hết đường nói quanh, phải từ chức, tuy ông là đương kim tổng thống, đại diện cho cả nước Mỹ, nhưng hành vi sai trái của ông chỉ riêng ông phải chịu. Mình ông xấu mặt. Nước Mỹ chẳng những không xấu, còn được cả thế giới kính phục. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà báo chỉ với cây bút trong tay, làm cho một ông tổng thống quyền lực hàng đầu thế giới, nắm chìa khoá nguyên tử trong tay, phải từ chức.

Một trùng hợp khá hy hữu, trong cùng ngày Nghị sĩ Nguyễn viết thư cho ProPublica, nói tất cả người Việt ở Mỹ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận cho biết: K-9 có thật, do ông Phạm Văn Liễu điều động, mục tiêu ám sát đầu tiên là chính ông (Nguyễn Xuân Nghĩa), mục tiêu thứ nhì là chủ báo Người Việt Đỗ Ngọc Yến, nhưng cuối cùng, ông Trần Khánh Vân lãnh đạn! Kẻ bắn ông Vân vẫn còn đó, sau khi mãn án tù vẫn hãnh diện về hành vi bắn người của mình. Nếu cho đây là niềm hãnh diện chung của cộng dồng, terror chính là đấy, phải tìm đâu xa?

Ngoài ngạc nhiên về nội dung thư phản đối của Nghị sĩ Janet Nguyễn, là ngạc nhiên về câu nói của một nhà lãnh đạo Mặt Trận vốn nổi tiếng khôn ngoan, ông Hoàng Cơ Định. Trong cuộc phỏng vấn do Hà Giang báo Người Việt thực hiện ngày 6 tháng 11, ông Định tuyên bố: “Nhưng nếu trong một cộng đồng, cứ một người cầm bút tử nạn là lập tức cho là họ bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách thì cộng đồng đó có đáng cho là đã trưởng thành hay chăng.” Nếu chỉ là câu nói vô tình, đó là sự đáng tiếc. Nếu cố ý, đó là câu nói nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận. Nói chung, ông nêu một nhận định đúng. Nhưng nó không đúng với trường hợp các nhà báo bị giết. Từ trước tới nay, có nhà báo từ trần do nguyên nhân không bình thường, nhưng tên tuổi không nằm trong danh sách những người bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách. Trong khi ấy, qua bằng chứng còn lại, tất cả những người bị giết, trừ một người là chuyên viên kỹ thuật, đều là những nhà báo cương quyết bầy tỏ lập trường của họ, bất chấp áp lực. Họ đích thực là nạn nhân của những vụ giết người để bịt miệng. Trong số này không có ai là nhà báo ra đường bị xe cán, rồi cộng đồng hô hoán lên là họ chết vì sự nghiệp viết lách.

Diện mạo các nạn nhân

Theo thứ tự thời gian, nạn nhân đầu tiên là Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút báo Cái Đình Làng, bị giết 1981, tại San Francisco, CA. Theo “bản án tử hình” bằng tiếng Anh đề ngày 7 August 1981, được thi hành bởi “Tổ Chức Người Việt Diệt Cộng Phục Quốc” (VOECRN). Tóm tắt tội trạng liệt kê: Lâm được VNCH cho đi du học năm 1971, thay vì phục vụ Quốc Gia lại theo Cộng Sản, làm báo Cái Đình Làng để tuyên truyền cho cộng sản. Sau khi Terror in Little Saigon công chiếu, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali là cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc cho biết thêm, cha Lâm là Trung Tá VNCH Dương Văn Lạng, nay cũng đã qua đời. Vẫn theo ông Lộc, xác Lâm lúc đầu đã được chôn trong nghĩa trang cộng đồng, nhưng có một số quý vị phản đối. Tuy không ép buộc, gia đình tự ý mang Lâm đi chôn nơi khác, để tránh bị phá hoại.

Chỉ cần riêng sự thật trên đây, một sự thật không ai chối cãi được, và chỉ cần một vụ này thôi, có cần thế lực nào, có cần âm mưu nào, có cần ai làm thêm gì nữa để bôi xấu cộng đồng Việt?


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/q1_1449796510.jpg
Dương Trọng Lâm khi là sinh viên trường Oberlin. (Courtesy of Oberlin College Archives)- (Ảnh lấy từ ProPublica)

Hỏi lý do tại sao bỏ nước chạy sang Mỹ, có lẽ bất cứ ai trong cộng đồng Việt tị nạn, dù đang ngủ mơ, cũng có thể trả lời trôi chảy: “sang đây để có tự do dân chủ”. Tự do có phải muốn lên án tử ai cũng được, dân chủ có phải người dân nào cũng có thể tự mình làm quan toà, kiêm đao phủ? Và giết người rồi, còn không muốn cho chôn! Lời tuyên bố của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon sau vụ Charlie Hebdo rất phù hợp cho ở đây: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu” (It was horrendous, unjustifiable and cold-blooded crime. It was also a direct assault on a cornerstone of democracy, on the media and on freedom of expression).

Người thứ nhì là Nguyễn Ðạm Phong, 45 tuổi, bị ám sát Tháng Tám, 1982, tại nhà ở Houston, Texas. Đạm Phong làm báo từ thời ở Sài Gòn, sang Mỹ, làm chủ nhiệm tờ Tự Do ở Houston. Những bài báo còn lại cho thấy Đạm Phong công kích Mặt Trận khá nặng nề, qua những bài báo chiếm đầy trang nhất. Theo thân nhân công khai kể lại, Đạm Phong đã sang tận Thái Lan tìm hiểu về “chiến khu” của Mặt Trận, từng bị Mặt Trận mua chuộc, áp lực và liên tục đe doạ.

Qua vụ chiếu phim Terror in Little Saigon, và những lên tiếng tiếp theo của con trai, dư luận được biết khi bị ám sát, Đạm Phong có tới 10 con. Số con mồ côi đông đảo này của Đạm Phong, dù khi bố chết hãy còn bé, đến nay chắc đã biết rõ bố chết như thế nào, và tại sao. Nhưng mấy chục đứa con của các con Đạm Phong, những đứa trẻ không có ông như các bạn cùng trang lứa, những đúa trẻ không bao giờ được ông đưa đón ở cửa trường hay dắt ra công viên, những đứa cháu không bao giờ được gặp ông. Bố mẹ các cháu sẽ giải thích như thế nào, để các cháu hiểu được: Tại sao ông đưa cả nhà sang Mỹ để có tự do, rồi lại chết vì làm báo Tự Do?


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/q2_1449796627.jpg
Đạm Phong (dứơi cùng bên phải) với vợ và 8 trong số 10 con (Hình ProPublica)

Nạn nhân thứ ba là Phạm Văn Tập (tức Hoài Ðiệp Tử), 45 tuổi, chủ nhiệm tạp chí Mai, chết ngộp khi văn phòng của ông bị đốt Tháng Tám, 1987, tại Garden Grove, California. Người viết không biết nhiều về nhà báo này. Chỉ được biết, trước khi chết, ông đã từng bị cảnh cáo, vì báo Mai đăng quảng cáo cho những dịch vụ làm ăn với Việt Cộng. Nếu còn sống, bây giờ, chẳng những đăng quảng cáo, ông còn có thể mang tiền về Việt Nam làm ăn, du lịch và du hí, cùng với hàng trăm ngàn khúc ruột ngàn dặm mỗi năm. Làm báo đi trước thời cuộc, thường là ưu điểm, nhưng sống giữa cộng đồng Việt mà đi trước thời cuộc, mất mạng như chơi!

Người thứ tư bị giết là ông Ðỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, chuyên viên kỹ thuật cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, bị bắn chết trong xe, tại Fairfax, Virginia, Tháng Mười Một, 1989. Ông Nhân là cựu sĩ quan cấp Tá, quân lực VNCH. Không phải là nhân viên toà soạn, không viết bài, nên ông không bị đe doạ, hay gây tranh cãi gì liên hệ tới bài vở của tạp chí. Ông sống một mình nên chẳng có ai thắc mắc khi không thấy ông trở về vào cuối ngày làm việc. Ông rời sở làm chiều Thứ Hai, phu đổ rác phát giác ông chết ngồi trước tay lái trong xe sáng Thứ Tư. Không biết ông bị bắn bao giờ. Báo VNTP chỉ loan một tin nhỏ, chẳng mấy ai chú ý, nói ông bị giết vì chuyện riêng. Nội vụ rơi vào lãng quên. Không hiểu nhà báo căn cứ vào đâu để loan tin như vậy? Không bắt được thủ phạm, sao biết được chết vì lý do riêng tư.

Ít lâu trước khi bị giết, ông Lê Triết, một cây viết quan trọng của VNTP, và cũng là tham vấn cho Chủ Nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng, nói với người thân rằng: “Anh Nhân đã chết thay tôi. Người ta đã giết anh ấy, vì tưởng lầm là tôi”. Lê Triết giải thích thêm: Anh ấy không viết bài, chẳng thù oán với ai, đi làm rất chăm chỉ. Vẫn theo Lê Triết, anh và anh Nhân xấp xỉ tuổi nhau, cả hai cùng tầm vóc, hơi gầy, cùng đeo kính và cùng đi xe mầu xanh. Chỉ có một khác biệt: Lê Triết tới toà soạn bất thường, phần vì có thể viết bài ở nhà, phần vì lý do an ninh, để tránh bị theo dõi. Anh Nhân đi làm theo giờ nhất định, dễ bị theo dõi, bị nhận lầm là Lê Triết, và bị bắn khi ra về. Sau này, người nghe truyện cảm thấy hối hận, vì chỉ “nghe rồi bỏ”; tưởng Lê Triết muốn “quan trọng hoá” cá nhân mình. Bỏ qua vì nghĩ rằng, cùng người Việt chống cộng với nhau, ai nỡ dã man thế.

Nạn nhân cuối cùng là Lê Triết, 61 tuổi, và vợ là Đặng Trần Thị Tuyết, 52 tuổi. Cả hai cùng bị hạ sát tại chỗ đậu xe ở đầu nhà, khoảng gần nửa đêm 21 rạng 22 tháng 9, 1990. Qua bút hiệu Tú Rua trên mục “Ngày Lại Ngày” của VNTP, Lê Triết gây sóng gió trên tờ báo này trong một thập niên, danh vang khắp nơi, oán thù cũng lắm. Đe doạ cũng nhiều.

Khi Mặt Trận ra đời, Lê Triết và VNTP nói chung rất phấn khởi, và tích cực ủng hộ. Toà báo đã cử ký giả Hoàng Xuyên đi “chiến khu” của Mặt Trận để làm phóng sự. Nhưng từ khi những thầm kín nội bộ của Mặt Trân dần dần lộ diện, nhà báo thành kẻ thù, bị đe doạ, qua thư cũng như điện thoại. Lê Triết không phải là người dễ chịu áp lực. Càng bị đe doạ, anh càng cương quyết, càng chứng tỏ con đường anh theo đuổi là đúng. Thay vì khuất phục, anh đề phòng, mua súng tự vệ, lắp camera bốn góc nhà, cộng với con chó Bobby do Nguyễn Thanh Hoàng mua cho.

Tại party của gia đình một người bạn, mừng con trai hoàn tất chương trình y khoa bác sĩ, vào tối Thứ Bảy 21 tháng 9, Lê Triết tâm sự với bạn hữu: Qua Mỹ từ 1975, anh không muốn vào quốc tịch, vì còn mẹ già ở quê cũ, không muốn cắt đứt chút liên hệ pháp lý còn lại. Chẳng lẽ mẹ người Việt, con công dân Mỹ, như người ngoại quốc. Mãi đến cuối thập niên 80, trước tình hình khối cộng sản Liên Xô sụp đổ, anh xin về hưu sớm, và xin nhập quốc tịch Mỹ, để dễ dàng xin thông hành đi Nga. Cả gia đình là nạn nhân cộng sản, rất phấn khởi trước tình hình mới, anh khoe: “Tôi làm xong mọi thủ tục đi Mạc Tư Khoa rồi. Chỉ mấy tuần nữa, tôi sẽ chụp một tấm hình đứng giữa Công Trường Đỏ, gửi về cho mẹ tôi, không cần nói gì cả, Cụ sẽ mừng và hiểu là tôi đã thoả chí bình sinh”.

Rời party khoảng 11 giờ đêm, anh chị về đến nhà quãng 11:30, lái xe vào chỗ đậu thường lệ ở đầu nhà. Cũng là nơi sát thủ chờ sẵn, ra tay ngay, gọn lẹ và chuyên nghiệp. Lê Trết chưa kịp mở cửa xe, chết gục trước tay lái. Chị Triết đã mở được cửa xe, người nửa trong nửa ngoài, chân co chân duỗi, chết nằm trên sàn xi măng carport.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/q3_1449797422.gif

(Hình lấy từ Terror in Little Saigon – ProPublica)

Trong vòng vài ngày sau, nhà người thân Lê Triết, điện thoại reo liên hồi.Khi nhấc lên, thay vì tiếng nói, chỉ là những tràng cười, như thích thú, như chế diễu, như đe dọa, lạnh lùng, ghê rợn!

Gia đình Lê Triết ở Việt Nam giữ kín, không dám cho thân mẫu anh biết tin dữ, vì không biết cách giải thích thế nào cho cụ bà 90 tuổi hiểu được, tại sao con mình bỏ mẹ chạy lấy người, để khỏi bị chết vì tay Cộng Sản, bây giờ lại chết giữa tập thể đồng hương chống cộng, ở Mỹ!

Ngày giỗ đầu, các con đem phim cũ ra chiếu. Khi hình ảnh ông bà Lê Triết xuất hiện, con Bobby đang ngồi ở góc nhà, vừa vẫy đuôi, vừa sủa, chạy tới hít hít vào màn hình, như mừng chủ đi xa về. Mừng cho nó, có vẻ an phận, nhờ không ý thức được thế nào là terror. Nhưng người có mặt đã không cầm được nước mắt. Nó cũng đã đi theo chủ, lâu rồi.

Kinh hãi trái khoáy

Cuốn phim Terror in Little Saigon (Kinh hãi tại Little Saigon), như mọi người đã biết, có nội dung nói về cái chết của những nhà báo gốc Việt bị giết tại Mỹ từ 1981 đến 1990. Nhưng thực tế, nó đã tạo một hiệu ứng trái ngược trong cộng đồng Việt: Hầu như chẳng ai cảm thấy “kinh hãi” khi các nhà báo bị giết. Như đã trình bầy, cả cộng đồng và làng báo Việt hồi đó đều “làm thinh”. Trái lại, đã có một không khí “kinh hãi” trong cộng đồng, trước và sau hôm công chiếu ngày 3 tháng 11. Nhiều cá nhân và đoàn thể trong cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ nhảy dựng, thảo luận, kết án, chống đối, hội họp, tìm cách đối phó… ngay từ trước khi xem phim. Và sau khi xem phim, mức độ kinh hãi càng tăng. Hoạt động đối phó cũng tăng: mời họp, thông cáo, kiến nghị, thư phản đối, họp báo, cả kế hoạch biểu tình trước PBS.

Trong khi cộng đồng sôi nổi như vậy, lại bị các nhân vật rất gần gũi với cộng đồng chê bai. Ông Hoàng Cơ Định nghi ngờ về trình độ trưởng thành của cộng đồng, trong khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa viết: “chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!” Người viết không tin quý vị trong cộng đồng thiếu trình độ. Cũng không tin quý vị mắc bệnh câm, điếc, hay mù. Thật ra, quý vị là những người rất năng động và nhậy cảm, nhưng không đúng lúc, thành ra đôi khi lẫn cẫn. Lúc đáng lẽ cảm thấy kinh hãi, như khi có người bị giết vì bất đồng chính kiến, hay để bịt miệng, thì quý vị im lặng. Khi đáng phấn khởi hay vui mừng, như khi nhà báo tìm hiểu quá khứ, đánh động lương tâm để giúp tìm ra thủ phạm, thì lạI cảm thấy hãi hùng, lo sợ. Tình trạng này, có thể tạm gọi là bệnh “kinh hãi trái khoáy” (improper terror).

Ngoài kinh hãi vì những vụ giết người, có thế nói, qua cuốn phim “terror”, còn có thể thấy cả kinh hãi ngay trong đời sống cộng đồng:

Tại Cali, hàng năm cộng đồng Việt đều có tổ chức lễ giỗ và tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một trong những đức tính hàng đầu của Tổng Thống Diệm được nêu ra hàng năm, là sự quý trọng mạng sống con người. Bằng chứng: Hà Minh Trí, sát thủ Việt Cộng toan ám sát Tổng Thống tại Ban Mê Thuật ngày 22 tháng 2 năm 1957, và phi công Phạm Phú Quốc, bỏ bom Dinh Độc Lập sáng 27 tháng 2 năm 1962. Cả hai người này, một là Việt Cộng, một là sĩ quan phản loạn, xử đúng luật, đều đáng án tử hình. Nhưng ông Diệm đã không giết họ. Dù yêu hay ghét ông, đó là sự thật, không thể chối cãi. Trường hợp này, ông Diệm còn nhân từ, rộng lượng hơn Charles de Gaulle. Ngày 22 tháng 8, 1962, có cuộc ám sát hụt Tổng Thống Pháp de Gaulle ở Paris, do Trung Tá Không Quân Pháp Jean Bastien Thiry chủ mưu. Ông này bị toà án Paris kết án tử hình ngày 4 tháng 3, 1963, không được de Gaulle ân xá, và bị xử bắn chỉ một tuần sau đó, ngày 11 tháng 3, 1963. Một tên Việt Cộng, một sỹ quan phản loạn, chủ tâm giết, đã ra tay và giết hụt Tổng Thống. Mặc dầu có đầy đủ quyền hành hợp pháp để xử tử họ, nhưng ông không làm. Ông trọng mạng sống của họ, dù họ đã cố tình giết ông. Cứ giả tỉ Dương Trọng Lâm là Cộng Sản, anh ta chưa hề giết ai, không có âm mưu giết ai. Vậy mà có người tự tiện giết anh ta, còn nhân danh cái này cái nọ, và công bố “bản án”. Trước sự việc khủng khiếp như vậy, có đáng gọi là “kinh hãi”, terror? Lúc sẩy ra chuyện thực sự kinh hãi, quý vị không làm gì. Chẳng những thế, giết người vô cớ còn không muốn cho chôn! Đáng kinh hãi hơn nũa! Trong khi đề cao Cụ Diệm, vẫn thản nhiên làm ngược lại những đức tính tốt của cụ, có phải là tình trạng đáng kinh hãi không?

Ai chưa cảm thấy kinh hãi đủ, người viết xin trình bầy tiếp: Trở lại vụ ông de Gaulle không ân xá cho tử tội Thiry. Thật ra, lúc đầu ông đã định ân xá, nhưng sau khi suy nghĩ, ông đã đưa ra 5 lý do để bác. Trong số này, hai lý do đầu và cuối rất đáng lưu ý:

– Lý do đầu, hung thủ đã xả súng vào xe trong đó có chở một người đàn bà vô tội; đó là Bà Yvonne de Gaulle, vợ ông, ngồi chung xe với ông.

– Lý do cuối, các hung thủ xử dựng võ khí tấn công, chính họ đối diện với hiểm nguy khi hành động, họ được giảm án. Nhưng người chủ mưu Thiry, không trực tiếp hành sự, mà ngồi chỉ huy ở một nơi an toàn, không đáng được ân xá.

Cả hai lý do trên, đều có thể áp dụng cho vụ ám sát ông bà Lê Triết, với mức độ trầm trọng hơn; vì ông De Gaulle và người đàn bà vô tội vợ ông đều thoát chết, trong khi ông Triết và người đàn bà vô tội của ông không may mán như vậy. Đồng thời, theo hồ sơ cảnh sát, hung thủ là kẻ giết người chuyên nghiệp; nghĩa là kẻ chủ mưu cũng chỉ huy từ một nơi an toàn, như Thiry.

Người vô tội bị giết, kẻ đáng tử hình vẫn ngoài vòng pháp luật, trong một phần tư thế kỷ. Đủ kinh hãi chưa?

Còn nữa: Sau khi chống đối A.C. Thompson, một phần sinh hoạt nhộn nhịp trong cộng đồng rọi đèn chiếu vào Tony Nguyễn: Eureka! Nó đây rồi! Lại một thằng cộng sản nữa! Nó là bạn của Dương Trọng Lâm, lấy tiền của cộng sản để bôi nhọ cộng đồng! Nếu quả thật Tony Nguyễn là cộng sản, hay thân cộng, thì thật đáng kinh hãi. Không phải kinh hãi vì anh ta là cộng sản, mà kinh hãi cho cộng đồng. Tất cả mọi người trong cộng đồng Việt tị nạn, kể cả người viết bài này, xưa nay chống cộng, vì tin rằng tất cả những gì liên hệ tới cộng sản đều xấu. Nếu Tony Nguyễn là cộng sản, và ngày nay anh ta xả thân cố làm sáng tỏ cái chết của người bạn tên Lâm sẩy ra từ 34 năm trước, như vậy là tình bạn của những người cộng sản hay thân cộng đối với nhau rất sâu đậm. Trong khi ấy, những người quốc gia có chính nghĩa sáng ngời, không lo làm sáng tỏ cái chết của những thành viên chống cộng như Đạm Phong, Lê Triết, mà trước nỗ lực truy tầm thủ phạm của nhà báo, lại cảm thấy “terror”, như chính mình là thủ phạm sắp bị hành quyết. Còn kinh hãi nào hơn?

Vẫn chưa hết: Trong khi trả lời phỏng vấn trên đài Cali Today ngày 6 tháng 11, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali đã phát biểu ý kiến, giống như một số người khác, về cuốn phim Terror in Little Saigon, rằng đây là chuyện cũ, sẩy ra trong lúc lòng người còn giao động, không nên nói tới nữa. Trong khi ấy, từ trước tới nay, cộng đồng chống cộng vẫn nhắc tới, vẫn đòi cộng sản phải làm sáng tỏ những vụ giết người từ thời Cải Cách Ruộng Đất, thời Mậu Thân, thời Tù Cải Tạo, và những vụ bịt miệng thời Nhân Văn, Giai Phẩm, vụ Xét Lại… Tất cả terror này đều cũ hơn những terror trên đất Mỹ. Chỉ nhìn thấy lỗi ở người mà không nhìn thấy lỗi ở mình, căn bệnh này có đáng kinh hãi không?

Lại nữa, Đại Tá Lộc chê cuốn phim “đầu voi đuôi chuột”, chưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Ký giả và cơ sở truyền thông tư nhân không phải là cảnh sát hay FBI. Họ đã cố gắng, và họ mới làm được đến thế thôi. Cộng đồng gốc Việt là tập thể có liên hệ, nêu thấy còn thiếu sót, nên tiếp tay họ để làm tốt hơn, thay vì coi họ như kẻ thù. Họ mới đem lại được cái “đuôi chuột”, cộng đồng đã hoảng loạn lên. Nếu họ đem lại cái đuôi voi? Terror!

Ngoài chuyện terror, nhóm làm phim còn bị công kích về việc dùng chữ “Little Saigon”, nói rằng địa danh xuất hiện sau các vụ giết người, và có những vụ ám sát sẩy ra ngoài Cali, như ờ Virginia, hay Texas. Little Saigon đã trở thành tượng trưng cho tập thể người Việt tị nạn tại Mỹ. Nếu bảo tên này chỉ dành riêng cho một nơi nhất định nào, tại sao đã có Little Saigon ở Nam Cali, Bắc Cali cũng đòi y hệt cho San Jose? Sau vụ khủng bố tại Paris hôm Thứ Sáu 13 tháng 11, nhiều người nước khác đã đeo biểu hiệu “Je suis Paris”. Sao không ai nói với những người này là khủng bố tận bên Pháp, anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

Đinh Từ Thức

Trần Hòa
01-03-2016, 03:08 AM
TỔNG KẾT VỤ PHIM TERROR IN LITTLE SÀI GÒN
Hoàng Ngọc An

Ngày 3/11/2015, PBS trình “Terror in Little Sài Gòn” trên TV. Nội dung: một phim điều tra nằm trong “mảng” “tội phạm khủng bố” của PBS, site truyền hình được tài trợ một phần từ Quốc Hội HK. Mục đích: lật lại một trang sử cũcủa cộng đồng Mỹ Việt: 5 vụ ám sát ký giả Mỹ-Việt từ 1982-1990 và tìm hiểu vì sao FBI chưa tìm ra thủ phạm. Phim dài một giờ, với 2 năm điều tra, phỏng vấn hơn 140 vụ, đi nhiều tiểu bang Mỹ, qua tận Thái Lan. Kinh phí được cấp trên thuận sau khi ký giả A.C Thompson thuyết phục khá lâu. Việt Tân phản ứng ngay ngày 4/11/2015. sau khi phim được trình chiếu và đã lôi kéo được Janet Nguyễn, Tổ Chức Cộng Đồng Bắc CA, hội cựu quân nhân Bắc Ca (kỵ binh). Phía cộng đồng, cũng có nhiều người lên án VT. Phản ứng của (VT,TCĐ Bắc CA, Hội Kỵ binh Bắc CA) đã được PBS trả lời: họ không xin lỗi như quý vị trên mong muốn. Ngược lại, họ “thách đố” VT. Dưới đây là tổng kết của chúng tôi


Thái độ của phía VT và fans VT:


Thái độ của phía cộng đồng:



Chúng tôi không liệt kê trong bài này: nick ảo, hay người Thật nhưng viết bẩn.

Trung dung, tổng quát: bao gồm TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, TS Nguyễn Đình Thắng, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, trả lời phỏng vấn rõ ràng về một số vấn đề cốt lõi, Bùi Văn Phú.

Phản đối luận điệu của VT, yêu cầu VT cộng tác với PBS để tái điều tra vụ (Đạm Phong, Lê Triết) hầu chứng minh VT không liên can như VT tuyên bố bao gồm:


-Các nhà báo/nhà văn, từng cộng tác với MT/VT, hay hoạt động truyền thông khoảng 1982-1990: bao gồm Đinh Từ Thức, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Đào Vũ Anh Hùng, Phạm Hoàng Tùng, Đỗ Thông Minh...
-Các nhà báo chưa bao giờ cộng tác với VT: Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, Hoàng Ngọc An..
-Nhiều vị khác bày tỏ ý kiến ngắn, không viết bài dài: Ngọc Hạnh, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Bé Bảy,Tôn Thất Sơn…

Các tài liệu cũ về Mặt Trận/VT được đăng tải lại. Vì nhóm VT binh vực MT/Hoàng Cơ Minh, nên đã bị nhiều người phản biện. Một lần nữa, ô Hoàng Cơ Minh, với râu, dép, khăn rằn, rập khuôn VC, kể cả (khu, bộ, bí thư…) bị đem ra mổ xẻ.

Sự thiệt hại nặng của VT: Uy tín của VT xuống: Sau khi VT chính thức gửi thư phản đối, Frontline đáp trả, và VT nín khe.

TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Bắc CA gửi lần 2 và cũng chìm vào im lặng. Janet Nguyễn gửi PBS: cũng chìm im lặng.

Coi như PBS thách đố Mặt Trận (bao gồm Nguyễn Xuân Nghĩa), Việt Tân (bao gồm Lý Thái Hùng, Hoàng Cơ Định, Hoàng Tứ Duy, Đỗ Hoàng Điềm), hội cựu quân nhân ( Kỵ binh, bắc CA), TNS Janet Nguyễn. Thompson tuyên bố tiếp tục con đường điều tra.

KTG Nguyễn Xuân Nghĩa, đầu não của Mặt Trận đã bị thua Thompson cả trước và sau khi phim chiếu. Câu nói đáng giá của ô Nghĩa ( NXN tham dự một buổi của MT và NXN đã can được Mặt Trận không xử tử Đỗ Ngọc Yến) mà Nguyễn Xuân Nghĩa chối nhưng không dám kiện Thompson về tội nói láo.


ooOoo

Hoàng Cơ Định, cha của Hoàng Tứ Duy, phát ngôn “ngớ ngẩn”: ô Định nói rằng, họa sĩ báo O.C đã sỉ nhục hương hồn Dương Trọng Lâm vì đã vẽ hình Lâm với lá cờ vàng đắp trên người. ( khi sống Lâm không thừa nhận!)

Lý Thái Hùng, tuyên bố trắng trợn “MT không có kháng chiến võ trang. Căn cứ ở Thái chỉ để dưỡng thương, đào tạo!”.

Sự ngoan cố của nhóm về hùa VT:
Nhóm này, không xem phim kỹ, hoặc thiếu kiến thức, trình độ về kỹ thuật làm phim nên đã “tung hô” hai luận điệu của VT dù rằng nhiều bài viết đã chứng minh rõ ràng:


1-Tựa phim là đúng vì đạt tiêu chuẩn ngắn, gọn, “hợp thời”. Nói rằng mọi người sẽ nghĩ cộng đồng toàn khủng bố là không đúng (vd khủng bố ở Paris thì ở Paris toàn khủng bố hay sao?). Little Sài Gòn ám chỉ cộng đồng Mỹ Việt chứ không phải “place”.

2-Hình ảnh bữa tiệc có cựu quân nhân cũng là đúng vì miêu tả MT, một tổ chức gồm đa số là cựu quân nhân. Bữa tiệc này là giỗ Hoàng Cơ Minh

3-Hình ảnh diễn hành ở Bolsa là đúng vì mô tả một nét văn hóa của cộng đồng Mỹ Việt, giúp người Mỹ hiểu hơn vì sao sau nhiều năm trôi qua, cộng đồng Mỹ Việt vẫn nhớ về ngày cũ (quân phục cũ) vì tấm lòng hoài hương mạnh. Vì hoài hương mạnh nên người Việt, dù làm công nhân, lương thấp nhưng cũng đã dốc tiền đóng góp cho MT. Người Mỹ cũng hiểu hơn vì sao cộng đồng Mỹ-Việt, đã có thời giống như “bring an old war” (chiến tranh VN) to “a new country” (đất Mỹ-Vì lập MT ở Mỹ, quyền tiền ở Mỹ, hô hào ở Mỹ)

Người Mỹ-Việt chân chính nên có thái độ gì?

Không để VT lợi dụng, bêu xấu trước truyền thông Mỹ. Chúng ta hảy chứng tỏ sự trưởng thành của một cộng đồng biết thượng tôn luật pháp, biết cộng tác với cơ quan chức năng để đưa thủ phạm ra tòa.

Hợp tác với PBS, FBI để mở lại hồ sơ, tái điều tra 5 vụ ám sát ký giả Mỹ Việt.

Chia sẻ nỗi đau của gia đình Lê Triết và Đạm Phong. (Vì công lý chưa được tìm thấy dù trên xứ Mỹ, một quốc gia dân chủ số một trên thế giới).



Xem tài liệu:
Tài liệu được lưu trữ tại blog CHÚNG TÔI MUỐN TỰ DO . Chỉ cần đọc những bài tô vàng là hiểu mọi vấn đề, trong đó đã có bài phân tích về những luận điệu của VT và bè nhóm.
Link: Tài liệu về phim Terror in Little Sài Gòn (https://chungtoimuontudo2.wordpress.com/2015/12/24/tai-lieu-ve-phim-terror-in-little-sai-gon/)

Hoàng Ngọc An
12/2015

levannhan
01-06-2016, 12:54 AM
-Kính thưa toàn dân nuớc Việt:
-Kính thưa các cô chú bác cùng toàn thể anh chị em VN thương yêu :

Theo như những gì đã trình bày và viết ra một cách rõ ràng minh bạch và quang minh chính đại trước mặt cộng đồng VN Hải Ngoại và TOÀN DÂN VN thì tôi có những nhận xét và đề nghị như sau:

Tôi nhận thấy những điều ông BÙI MINH TUẤN Viết như dưới đây:

"Ai không biết Lý Thái Hùng tức là Bùi Minh Đoàn, chớ tôi cùng gốc cùng dòng, cùng nơi quê, rành rẽ ông và chiến thuật, chiến lược của tình báo CSVN lắm . . .! "

"Chưa hết, trong lúc đó Đảng CSVN lại gài những nhân vật như Đồng Sơn Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu ruột của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và nhiều nhân vật khác tiếp tục xâm nhập Mặt Trận.

Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý Thái Hùng và những nhân vật phản gián của CSVN nằm ngay ở trong đầu não của MT nên đã vạch ra các sách lược đội lốt quốc gia sát hại người Quốc gia. "

Nếu thật sự Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý thái Hùng là đảng viên của đảng Việt Cộng thì TOÀN DÂN VN hay đúng ra là những người Việt Nam có trách nhiệm trong CỘNG ĐỒNG VN TỊ NẠN CS hay là nhưng người trong gia đình của những người VN tị nạn CS bị sát hại có ai dám đứng ra để thưa kiện những tên Việt Cộng có tên như là Nguyễn xuân Nghĩa, Lý thái Hùng ,...vv... hay không hay la chúng ta chỉ nói để mà nói hay là chỉ viết cho vui mà thôi .

Hoa Kỳ là một quốc gia có LUẬT PHÁP CÔNG MINH, NGHIÊM MINH và HOÀN CHỈNH dù cho chỉ là những nghi vấn hay chưa có những bằng chứng RÕ RÀNG MINH BẠCH rằng Đảng Việt Tân được thành lập ra với danh nghĩa để chống cộng nhưng lại do những người trong đảng VC như là Nguyễn xuân Nghĩa, Lý thái Hùng ,...vv.... chủ mưu và chỉ đạo để QUYÊN TIỀN, GÂY CHIA RẼ, PHÁ HOẠI, ĐÁNH PHÁ CỘNG ĐỒNG, HÂM DOẠ, LẬP KHU KHÁNG CHIẾN MA, KHÁNG CHIẾN GIẢ TẠO ,....VV.... để rồi thừa cơ THỦ TIÊU, ÁM SÁT, BẮN GIẾT, ĐỐT NHÀ,....vv.... những nhà báo , những người dân lành hiền hoà nhân hậu trong cộng đồng VN của chúng ta .

Tôi thiết nghĩ dù cho là bất cứ lý do gì đi nữa thì chúng ta không thể bỏ qua hay là cố tình cố ý quên đi chuyện những người Việt Nam Tị Nạn CS trong cộng đông VNHN của chúng ta đã bị chết hay là bị xử tử một cách hết sức thương tâm và oan ức như vậy .

Tôi đề nghị những người có trách nhiệm với cộng đồng VN Tị Nạn CS và nhất là những người trong gia đình của những nhà báo, những người dân lành bị chết oan ức nên thưa kiện lũ VC khốn nạn, khốn kiếp này ra truớc PHÁP LUẬT để tìm ra CÔNG LÝ dù cho vụ thưa kiện này kéo dài cho đến hết đời của mình hay la keo dài cho đến bao lâu đi chăng nữa .... Hiệp Chũng Quốc Hoa Kỳ là một quốc gia có TỰ DO, DÂN CHỦ, CÔNG BÌNH BÁC ÁI, LUẬT PHÁP CÔNG MINH, NGHIÊM MINH HOÀN CHỈNH ,....Và tôi tin tưởng rằng trên đời này không có việc gi mà có thể che giấu được mãi dưới ánh mặt trời và trước mặt NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ cả .

Tuỳ theo khả năng và tuỳ theo hoàn cảnh của từng người , xin TOÀN DÂN VN và nhất là những người VN đang sinh sống trong CỘNG ĐỒNG VN TỊ NẠN CS tận tâm, tận lực và giúp đỡ hết lòng cho những gia đình NẠN NHÂN của những người VN là những NHÀ BÁO, là những người dân lành hiền hoà nhân hậu VN có đủ NHÂN LỰC, VẬT LỰC, TÀI LỰC để sớm đưa vụ GIẾT NGƯỜI hay đúng ra là một vụ THỦ TIÊU, ÁM SÁT này mau chóng RA ÁNH SÁNG .

Thương yêu toàn dân Việt Nam với hết cả tâm hồn .

Kính chào đoàn kết trong tình YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN .

HS. TS. VN
(Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam)

Trần Hòa
02-28-2016, 04:28 AM
Tại sao Việt Tân không kiện A.C Thompson, Richard Rowley, PBS ra tòa?
Thạch Đạt Lang

http://hoiquanphidung.com/upload_hqpd/hqpd116/1456633110-terror_court.jpg

Vụ kiện cáo giữa báo Người Việt và Sài Gòn Nhỏ kết thúc cuối năm 2014 đã khiến cho bà Hoàng Dược Thảo sau mấy chục năm làm báo, trắng tay vì phải bồi thường 3 triệu đô la và một triệu rưỡi tiền phạt. Tháng 4 năm 2015, bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm Sài Gòn Nhỏ khai phá sản, tháng 2 năm 2016, báo Người Việt tiếp thu trụ sở báo SGN, coi như trừ một phần vào tiền phạt và tiền bồi thường.

Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn sẽ không là lần cuối cùng người Việt hải ngoại kiện cáo, đem nhau ra tòa về những tội danh vu khống, chụp mũ, sỉ nhục nhau…
Bài học vu khống, chụp mũ cộng sản, sỉ nhục nhau trong cộng đồng người Việt hải ngoại dường như là một bài học khó thuộc. Khó thuộc vì thiếu hiểu biết, vì ngoan cố, coi thường luật pháp hay còn lý do nào khác như tranh ăn, thù hận cá nhân…? Câu trả lời dành cho những người liên hệ.

Một chuyện gây tranh luận ồn ào mới đây về sự vu khống, nhục mạ xẩy ra vào tháng 11.2015 là chuyện cuốn phim Terror in Little Sàigòn.
Có đúng là khi thực hiện cuốn phim Terror in Little Sài Gòn, hai ký giả Thompson, Rowley và đài truyền hình PBS đã có mục đích vu khống, chụp mũ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam là thủ phạm trong các vụ sát hại những ký giả Việt Nam trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, đồng thời bôi nhọ cộng đồng NVTNCS là môt cộng đồng hiếu chiến, dã man?

Sự việc tưởng chừng sẽ bùng nổ lớn với những lời tuyên bố hăm dọa đưa ra tòa, những bài viết đã kích, những cuộc phỏng vấn những người liên hệ, lên án, giải ảo, giải thật phim Terror in Little Sàigòn trên đài truyền hình Calitoday, báo Người Việt online, những cuộc họp kêu gọi, kích động cộng đồng tham gia phản đối cùng với sự tham gia của TNS Janet Nguyễn, tiểu bang California bằng một lá thư gửi đài ProPublica… cuối cùng đã lặng lẽ chìm xuồng.

Mục đích của bài viết này là đưa ra những nguyên nhân (phỏng đoán) mà đảng Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm… đến giờ phút này không dám kiện Thompson, Rowley, PBS ra tòa.

Việc đúng, sai của sự phỏng đoán còn chờ thời gian trả lời. Nếu sự việc chìm xuồng, nghĩa là không có tòa tiếc gì cả giữa Việt Tân, Nguyễn Xuân Nghĩa với Thompson, Rowley xẩy ra trong vòng vài ba năm thì (coi như) phỏng đoán của người viết là đúng.

Trong phạm vi bài viết này, chỉ nói đến vấn đề vu khống, chụp mũ Mặt Trận QGTNGPVN. Những hình ảnh liên quan đến diễn hành ngày 30.04, ngày quân lực 19.06 của cộng đồng NVTNCS trong phim, theo nhận định của người viết, không đủ yếu tố buộc tội người thực hiện phim có ý bôi nhọ cộng đồng.

Với những người quan tâm đến sự việc, có một điều lạ là Việt Tân cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa không dám kiện cáo gì kẻ vu khống mình như báo Người Việt đã làm với báo Sài Gòn Nhỏ. Việt Tân chỉ bù lu, bù loa với cộng đồng, gửi thư yêu cầu Thompson rút lại những gì đã tuyên bố, đồng thời yêu cầu Propublica, Frontline nên xóa bỏ cuốn phim Terror in Little SàiGòn trên mạng.

Tiếc thay, hai phóng viên Thompson và Rowley đã không rút lại lời mà Việt Tân cho là “vu khống” mà còn tuyên bố sẵn sàng đối chất với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng như tiếp tục để phim Terror in Little Sàigòn trên mạng cho ai muốn coi thì cứ tự nhiên.

Vậy đâu là nguyên nhân Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định không dám đưa Thompson, Rowley, PBS ra tòa?
Cuốn phim Terror in Little Sàigòn được trình chiếu, ra mắt khán giả tối ngày 03-11-2015, đến nay đã gần bốn tháng. Mọi ồn ào, tranh luận, khen, chê cũng đã lắng xuống nhưng dư âm cuốn phim, thỉnh thoảng vẫn còn khuấy động ít nhiều trong cộng đồng NVHN.

Xin được nhắc sơ lại diễn tiến sự việc trước khi vào chuyện chính.

Chỉ một ngày sau khi phim được chiếu trên đài truyền hình Frontline và PBS, ông cựu đại tá Vũ Văn Lộc, tức nhà văn Giao Chỉ, nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản (NVTNCS) tại Orange County đã lên tiếng phê bình là cuốn phim dở, đầu voi đuôi chuột, đảng Việt Tân có thể kiện 2 ký giả Thompson, Rowley…

Theo sau lời phát biểu của ông Lộc, các đài tuyền hình Calitoday, báo Người Việt… đã có các cuộc phỏng vấn truyền hình trực tiếp hoặc qua điện thoại với các nhân vật liên hệ đến cuốn phim như hai ký giả thực hiện cuốn phim A.C. Thompson, Rowley, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý Thái Hùng…

Việt Tân cũng có 2 cuộc họp báo sau đó, một ở Little Sàigòn ngày 16.11.2015 do Đỗ Hoàng Điềm chủ tọa, một ở San José ngày 06.12.2015 tại thư viện Tully với các ông Huỳnh Lương Thiện, Đỗ Hùng, Phạm Đức Vượng… để chữa cháy cho Mặt Trận, lên án, chỉ trích cuốn phim.

Sau đó, ông Hoàng Tứ Duy phát ngôn viên của đảng Việt Tân gửi thư đến đài PBS, Thompson, Rowley phản đối nội dung cuốn phim đã có ý và lời lẽ xuyên tạc, vu khống Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam là tiền thân của đảng Việt Tân hiện nay. Trong thư Hoàng Tứ Duy yêu cầu đài PBS rút lại cuốn phim, chính thức xin lỗi cộng đồng NVTNCS. Bà Janet Nguyễn, TNS tiểu bang California cũng lên tiếng phụ họa lập trường này của đảng Việt Tân.

Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một kinh tế gia, cựu thành viên trong ban lãnh đạo Mặt Trận lên tiếng bác bỏ những cáo buộc mà Thompson, Rowley cho rằng ông đã tiết lộ với họ là ông có tham dự một cuộc họp, bàn về việc thanh toán ông Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm báo Người Việt.

Tuy nhiên Thompson, Rowley đã viết email trả lời rằng họ sẵn sàng đối chất với ông Nghĩa về chuyện này vì ngoài Thompson, Rowley ra còn 2 người nữa là Cliff Parker, Joseph Sexton, nhân chứng đã nghe ông Nghĩa nói như vậy.

Sau email trả lời của Thompson và Rowley, ông Nghĩa đã không có phản ứng nào về mặt pháp lý mà chỉ lên báo Người Việt online phân trần với những giờ giải ảo do Đinh Quang Anh Thái đạo diễn.

Đi xa hơn nữa, Nguyễn Xuân Nghĩa kích động cộng đồng phản đối phim Terror in Little Sàigòn với luận điệu: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ, đồng thời chửi cộng đồng là ngu, điếc và mù nếu không lên tiếng phản đối phim Terror in Little Sàigòn.

Cộng đồng NVTNCS trở nên sôi động với những bài báo tranh luận về nội dung cuốn phim. Kẻ bênh, người chống nhưng rồi mọi chuyện ồn ào cũng qua đi, không thấy đảng Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa có thêm bước đi nào về mặt pháp lý để đưa A.C Thompson, Rowley hay PBS ra tòa về tội “vu khống”, “phỉ báng” không có bằng chứng.
Cơn bão trong ly nước tưởng chừng đã lắng, bất ngờ lại bị khuấy động lên bởi những lá thư của ông Nguyễn Thanh Tú – con trai nhà báo Đạm Phong – một gửi cho TNS Janet Nguyễn, một gửi cho bà Libby Liu Tổng Giám đốc đài RFA và ông Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc Ban Việt ngữ RFA, một cho TNS liên bang của California, Loretta Sanchez.
Nội dung của ba lá thư giống nhau, yêu cầu điều tra về những liên hệ, hoạt động của Việt Tân với những người làm việc trong ban Việt ngữ đài RFA, nhân viên văn phòng, phụ tá cho bà Janet Nguyễn, Loretta Sanchez…

Cho đến nay chỉ mới có thư của bà Janet Nguyễn trả lời cho Nguyễn Thanh Tú.

Theo sự nhận định (suy đoán) của người viết, những lý do khiến đảng Việt Tân, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Hoàng Điềm… không dám manh động (có thể) như sau:

1. Vấn đề tài chánh
PBS là đài truyền hình lớn, có uy tín và thừa khả năng tài chánh để đối đầu với Việt Tân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định trong một vụ kiện kéo dài, cần nhiều điều tra, nhân chứng.
Nếu PBS thua kiện và bị phạt, họ sẽ bị mất uy tín, mất khán giả và có nguy cơ bị tẩy chay, phải dẹp tiệm tùy theo mức độ thiệt hại, nhưng Việt Tân thua thì coi như rạt gáo. Bao nhiêu tiền bạc quyên góp kháng chiến từ đồng bào hải ngoại, kinh doanh hệ thống phở Hòa, ghe, tàu đánh cá… làm ra được trong mấy chục năm nay để nuôi kháng chiến, coi như tiêu các hoạt động.

2. Khía cạnh pháp lý
Mặt Trận cũng như Việt Tân không ghi danh hoạt động tại tòa án nên không có tư cách pháp nhân để đứng tên thưa kiện bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
Muốn đứng tên để đưa cá nhân hay tổ chức nào đó ra tòa phải có tư cách pháp nhân, phải là một hoặc nhiều người có tên, tuổi, địa chỉ rõ ràng. Nếu là một tổ chức, phải có ghi danh tại tòa án (register), phải có bản điều lệ, địa chỉ liên lạc, mục đích sinh hoạt, danh sách hội viên, kê khai tài chánh thu nhập, tên tuổi người chịu trách nhiệm hiện hành (chủ tịch, phó chủ tịch, thủ quỹ…).
Còn không, khi muốn đưa Thompson, Rowley ra tòa về tội phỉ báng, vu khống, một hoặc tất cả các ông Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Hoàng Tứ Duy phải đứng tên, không thể dùng tên Việt Tân để khởi tố.
Điều này giống như phiên tòa năm 1994, ông Hoàng Cơ Định đã phải đứng tên thay vì là Mặt Trận để kiện ba ông Vũ Ngự Chiêu, Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng. Vụ kiện này là một bài học khá đắt giá cho ông Hoàng Cơ Định.
Tất nhiên ai đứng tên kiện thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hệ lụy mà phiên tòa đưa tới.

3.Về mặt quốc tế
Không một quốc gia nào cho phép công dân của mình hoặc những người cư trú trên đất nước thành lập những tổ chức, đảng phái công khai… có mục tiêu lật đổ chính quyền của các quốc gia khác khi hai nước đang có bang giao.
Việc ông Hoàng Cơ Minh thành lập MTQGTNGPVN đầu thập niên 80, hoạt động quyên góp, thu tiền đồng bào rầm rộ khắp nơi là một đặc ân (ngầm) của Tổng thống Reagan vì lúc đó Mỹ và CSVN là hai kẻ thù. Tuy nhiên MT cũng không thể công khai ghi danh tại tòa án để hoạt động hợp pháp cho việc lật đổ chế độ cộng sản, cho dù bằng bạo động hay bất bạo động. Đặc ân (ngầm) đó có thể đã hết hiệu lực khi Mỹ và CSVN thiết lập bang giao.
Do đó nếu ra tòa, Việt Tân có thể bị luật sư bào chữa cho đối phương tố giác là một tổ chức bất hợp pháp, vi phạm công pháp quốc tế.

4.Vấn đề liên hệ
Đặt giả thuyết Mặt Trận là một tổ chức có ghi danh tại tòa án, hoạt động hợp pháp, đương nhiên Việt Tân có quyền đưa Thompson, Rowley, đài PBS ra tòa, nhưng trong cơn hốt hoảng Việt Tân đã phản ứng tiền hậu bất nhất, khi phủ nhận, khi thừa nhận mình chính là hậu thân của MT. Cho dù chính thức ra mắt tại Berlin, Đức ngày 19.09.2004, nhưng vẫn có những bằng chứng không thể chối cãi được khi Việt Tân khẳng định rằng, Việt Tân chính là Mặt Trận, được thành lập ngày 10-9-1982, do ông Hoàng Cơ Minh là Chủ tịch Mặt Trận, cũng là Chủ tịch đảng Việt Tân.

Thông tin này hiện còn ở trên website của Việt Tân: Bối cảnh thành lập. “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là Đảng Việt Tân) đã được thành lập trong một Đại Hội Dựng Đảng được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm 1982. Tại Đại hội này, Chiến hữu Hoàng Cơ Minh được suy cử là Chủ Tịch Đảng“.

5.Việc đối chất
Việc ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận những gì đã nói với Thompson, Rowley rằng trong một buổi họp của MT, ông Nghĩa đã ngăn cản các thành viên MT không nên giết ông Đỗ Ngọc Yến, nếu phải ra tòa thì ông Nghĩa thua là điều chắc chắn khi nhân chứng là một chống bốn.

6. Yếu tố tâm lý
Kẻ phạm pháp dù tàn nhẫn, lạnh lùng, vô cảm tới đâu cũng có những giây phút ăn năn, sám hối hoặc hoảng sợ hậu quả do mình gây ra. Những kẻ chủ mưu hay sát thủ trong vụ giết hại những ký giả Việt Nam trong cộng đồng cho dù không sơ hở, để lại dấu vết khi hành động, thì việc sát nhân vẫn tồn tại.

Nếu không dính dáng đến những vụ sát nhân này, Việt Tân không có điều gì phải sợ hãi, thanh minh thanh nga, lôi kéo cộng đồng vào phản đối phim Terror in Little SàiGòn.
Các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng nên đứng tên nhờ luật sư đưa Thompson, Rowley, PBS ra tòa về tội vu khống, nhục mạ, hủy hoại thanh danh của Việt Tân, đồng thời lên tiếng xác nhận trên báo chí, truyền thông rằng Việt Tân chính là Mặt Trận.

7. Tỉ lệ thắng/thua
Không một luật sư khôn ngoan nào dám nhận tiến hành khởi tố một vụ kiện mà tỉ lệ thắng/thua còn thấp hơn xác xuất đi casino đánh bạc, kéo máy ở Las Vegas quá nhiều.
Hơn thế nữa, một vụ kiện do Việt Tân khởi tố có thể là nguyên nhân khiến cho FBI phải mở lại hồ sơ đã bị đóng băng, cho điều tra lại những vụ ám sát các ký giả, nhà báo Việt Nam thập niên 80-90, điều mà chắc chắn không ai trong Việt Tân mong muốn.
Nói tóm lại, căn cứ vào những điểm nêu trên, người ta có thể kết luận Việt Tân cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ không bao giờ dám khởi tố Thompson, Rowley hay đài PBS, ProPublica, Frontline về tội vu khống, phỉ báng.
Do đó khi A.C.Thompson ở cuối phim Terror in Little Sàigòn đã nói thẳng với ông Nguyễn Thanh Tú là, mọi chỉ dấu điều tra sự sát hại ông Nguyễn Đạm Phong đều hướng về MT, thì các ông Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Hoàng Tứ Duy ngoài việc tìm cách vừa phân bua vừa kích động, lôi kéo cộng đồng che chở cho mình, cũng đành ngậm đắng, nuốt cay, im lặng chờ cơn bão tan đi.
Ngay một việc nhỏ như đối với ông Bằng Phong – Đặng Văn Âu với nhiều bài viết đăng trên các trang mạng, nêu rõ ràng tên các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Kim (Hườn) chất vấn về các sự việc gọi điện thoại hăm dọa, đòi tịch thu báo Lý Tưởng do ông Âu xuất bản… mà Việt Tân vẫn im lặng không dám lên tiếng thì chuyện đòi kiện Thompson, Rowley hay PBS chỉ là chuyện nằm mơ, nói cho sướng miệng.
Nếu lý luận rằng không có nhu cầu trả lời thì tại sao Việt Tân lại cố gắng tìm đủ mọi cách kích động, lôi kéo cộng đồng tham gia việc phản đối phim Terror in Little Sàigòn khi suốt 53 phút không ai nghe Thompson nói đến hai chữ Việt Tân?
Trong một canh xì phé, chẳng có ai dại dột đi tháu cáy, tố cạn láng một ván bài khi biết rằng đối phương đã rõ quân bài tẩy của mình là con sất (lá bài số 7), dù trên mặt là đồng hoa (thùng) hay mùn xẩu (suốt, sảnh), và chỉ tố lấp lửng chờ mình sập bẫy.
Tuy nhiên trong ván xì phé này, Thompson cũng đã (lấp lửng) tố thêm khi tuyên bố đang làm cuốn phim thứ hai, tiếp tục nói về vụ án các ký giả Việt Nam bị sát hại trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Việt Tân đang nằm trong một Dilemma.
Thạch Đạt Lang
Nguồn: diendan.forum

Trần Hòa
06-19-2016, 06:27 PM
Ai Ở Đằng Sau Nguyễn Thanh Tú?


http://hoiquanphidung.com/upload_hqpd/hqpd616/1466360581-tunguyen450.jpg

Trong những tháng qua, không ít người đã đặt câu hỏi: Ai ở đằng sau tôi, Nguyễn Thanh Tú? Cùng một câu hỏi ấy nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau, tuỳ theo thành phần nào hỏi.

Có 2 thành phần cùng đặt câu hỏi này.

Việt Tân và bè nhóm – Thành phần thứ nhất là Việt Tân và bè nhóm. Khi đặt câu hỏi, họ ngụ ý là ai đã “giật dây” tôi để đánh phá họ? Chủ ý của họ là reo rắc sự nghi ngờ và đánh lạc hướng dư luận khỏi những cáo buộc mà họ không thể trả lời: các hành vi lừa bịp, giết người, khủng bố mà mọi chứng cớ đều chỉ về phía Việt Tân. Dưới đây là một số email mà các thuộc hạ của Việt Tân đã tung ra trên một số diễn đàn:

“… những ngày gần đây, những email và những lập luận của ông nó đã đi xa mục đích chính của vụ án mà trở thành sự đánh phá bất kỳ ai ông nghĩ là Việt Tân hay có liên quan đến Việt Tân… ĐỪNG ĐỂ KẺ XẤU LỢI DỤNG ÔNG. ÔNG NÊN CHẤM DỨT NHỮNG TRÒ TRẺ CON NẦY.” (Nhân Nguyễn)

“…càng về sau, tôi thấy nhiều thành phần vì mục đích nào đó đã lái ông Tú Nguyễn đi sâu vào những vấn đề không còn nằm trong phạm vi tìm kiếm kẻ sát nhân mà nhằm vào cộng đồng VN hải ngoại. Nhưng đi tìm kiểu trẻ con với những chiêu trẻ con như thế nầy thì thật lòng làm cho tôi thất vọng… Bởi ngay cả người thông cảm cho ông như tôi đã thấy ông Tú đang bị lợi dụng.” (Phong Thu)

“NGUYỄN THANH TÚ đã bị VC lợi dụng lèo lái, mất kiểm soát việc mình làm.” (Tâm Minh)

“Việc làm của Nguyễn Thanh Tú và những người ‘ủng hộ’ chắc chắn sẽ được đảng và nhà nước csvn ‘tuyên dương’ và thưởng công xứng đáng? Nguyễn Thanh Tú đang làm việc ‘rung cây nhát khỉ’ thay cho chế độ csvn???” (Phạm Trung Kiên)

“Anh Tú là người đang đánh phá Việt Tân và tất cả những ai đã hoặc đang có quen biết với một số người bên Việt Tân như Anh Khanh bên đài RFA, Anh Trúc Hồ.” (Trịnh Hội, Giám Đốc Điều Hành VOICE)

“Tại sao lại tấn công RFA và ông Nguyễn Văn Khanh? Có lẽ câu hỏi này dành cho ông Nguyễn Thanh Tú, vì ông là người đứng tên ký một bản cáo trạng dài về RFA, ông NVK, và cả SBTN, khi họ hoàn toàn không dính dấp gì tới việc cha ông bị giết trên 30 năm trước.” (Bs. Đặng Vũ Chấn, Trung Ương Đảng Việt Tân)

Tôi không ngạc nhiên về cách suy nghĩ và hành xử của những người này. Nó phản ảnh não trạng của một băng đảng tội ác: thiểu số đầu não ẩn mình và giật dây những cái vòi chính và phụ của nó. Họ suy bụng ta ra bụng người.

Những người quan tâm - Mặt khác, có rất nhiều người lo lắng cho sự an nguy của tôi trước một băng đảng tội ác. Họ gọi điện thoại hay gởi email để hỏi han vì không an tâm là tôi có thể một mình chống chọi lại được với băng đảng tội ác đã hoành hành trong cộng đồng người Việt tị nạn trong suốt 35 năm qua. Họ lo lắng rằng tôi sẽ chung số phận với cha của tôi, cố ký giả Đạm Phong. Họ muốn biết rằng có ai ở đằng sau để đỡ đần và bảo vệ cho tôi không.

Trước đây tôi chưa thể trả lời cho quý vị quan tâm vì phải giữ yếu tố bất ngờ. Đó là nguyên tắc hàng đầu để phá vỡ một băng đảng tội ác. Nếu đoán biết được những gì sắp đến, băng đảng tội ác có thời gian để tẩu tán chứng cớ, nguỵ trang nhân sự, xoá sạch vết tích… và ẩn mình chờ một ngày sẽ lột xác và “tái xuất giang hồ” với diện mạo mới.

Nay thì những chứng cớ căn bản đã được thu thập cho hồ sơ đã gởi Bộ Tư Pháp. Những nhân sự chủ chốt của Việt Tân và bè nhóm đã được nhận diện. Các vòi chính đã bị đóng cọc. Đầu não của con bạch tuộc đã bị cột cứng và cô lập. Bây giờ thì tôi có thể nói ra được.

Và câu trả lời ngắn gọn là: Rất nhiều! Tôi có rất nhiều người đứng đằng sau tôi. Điều này giúp cho tôi an tâm và vượt qua được các áp lực, các lời hù doạ, và các đòn bôi bẩn.

Trước hết là cộng đồng –Thành phần quan trọng nhất đã yểm trợ đằng sau tôi và chung quanh tôi chính là những anh chị, cô chú, bác trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Con số này ngày càng nhiều. Đó là những người yêu công lý, yêu cộng đồng và yêu quê hương Việt Nam. Họ ghét sự xảo trá, giả dối, thủ đoạn và nhất là sự ác độc.

Điển hình, sau khi đăng Thông Báo 15 thì chỉ 16 tiếng đồng hồ sau đó đã có trên 1.4 triệu lượt người vào đọc trang blog “Công lý cho cố ký giả Đạm Phong”:https://damphong.com. Đó là không kể số người đọc qua các trang mạng đăng lại các thông báo của tôi. Điều đặc biệt là không chỉ những người ở Mỹ mà còn có rất nhiều người ở Việt nam, Úc, Âu Châu… theo dõi rất sát các thông báo của tôi. Dưới đây là tỉ lệ người đọc ở các quốc gia: Hoa Kỳ: 55%; Việt Nam: 35%;Úc: 10%

Chính nhờ vậy mà các thông báo của tôi đã đến được với người Việt ở khắp thế giới, mặc dù các cái vòi thông tin chính và phụ của Việt Tân như SBTN, RFA, đài phát thanh TNT, chương trình tin tức Chân Trời Mới và kể cả báo Người Việt không đăng tải.

Trong số những người quan tâm và yểm trợ, có những người còn đi xa hơn: một số tờ báo, trang blog, trang Facebook đã đăng lại hay gởi rộng ra thêm đến bạn bè các thông báo của tôi. Có những người đã chỉ ra cho tôi các lỗi chính tả, văn phạm, hành văn… sau khi thông báo đã được đăng – và tôi đã sửa lại. Có người góp ý về cách tôi xưng hô, trình bày ý tưởng… Có người giúp dịch sang tiếng Việt các tài liệu bằng tiếng Anh hay ngược lại. Và nhiều nữa.

Có những người, ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới và kể cả một số đảng viên Việt Tân, đã liên lạc để tâm sự, chia sẻ ý nghĩ và yểm trợ tinh thần cho tôi, khuyến khích tôi không bỏ cuộc. Cũng có người cho biết trước đây họ chưa hiểu cách làm của tôi nên đã chỉ trích nhưng nay lại ủng hộ. Tôi không hề cô đơn.

Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả – Tôi lại may mắn có được sự yểm trợ của Committee to Protect Journalists (CPJ), tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới về bảo vệ các ký giả khi tác nghiệp trong sự nguy hiểm. Khi họ biết rằng tôi đã nhận được những lời đe doạ, vị Chủ Tịch CPJ đã quả quyết: “Ngày xưa cha của anh chiến đấu trong cô đơn. Nay thì khác rồi, có chúng tôi đứng bên anh và kẻ giết người sẽ phải đền tội.”

Việt Tân và các cái vòi truyền thông của nó hoàn toàn tránh né, không đụng chạm đến CPJ dù biết rõ là CPJ mới là nhân tố khởi xướng việc phanh phui sát thủ: Mặt Trận, công cụ vũ trang của Việt Tân. Phóng sự điều tra do AC Thompson thực hiện đã dựa nhiều vào tài liệu mà CPJ phát hành năm 1994: “Bịt miệng, Các vụ sát hại các nhà báo di dân ở Hoa Kỳ chưa được giải đáp” (Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States). Tiếng Việt: https://anhbasam.wordpress.com/2015/12/25/6266-uy-ban-bao-ve-ky-gia-su-im-lang-o-little-saigon-5-nha-bao-nguoi-my-goc-viet-bi-sat-hai/

Việt Tân và bè nhóm tránh né không đụng chạm đến CPJ vì 3 lý do. Thứ nhất, họ biết rằng không thể nào chụp mũ CPJ là bị cộng sản Việt Nam mua chuộc. CPJ luôn luôn chỉ trích chính quyền Việt Nam nặng nề về sự đàn áp các nhà báo độc lập. Xem:https://cpj.org/asia/vietnam/.

Thứ hai, CPJ có quan hệ rộng rãi trong báo giới và chính giới Hoa Kỳ. Hội đồng quản trị của CPJ gồm những nhà báo gạo cội của Associated Press, ABC News, New York Times, Washington Post, Huffington Post, The New Yorker, Al-Jazeera, CBS News, New York Times, The Nation, The Miami Herald, Freedom Communications, Chicago Tribune, Bloomberg News, Reuters, Tampa Bay Times, CNN Worldwide, v.v. Các cái vòi thông tin của Việt Tân như SBTN, Tiếng Nước Tôi, Chân Trời Mới, Báo Người Việt, Chương Trình Việt Ngữ của RFA… không phải là đối thủ.

Thứ Ba, các cái vòi thông tin của Việt Tân đều đã lỡ “hồ hởi” tung hô việc CPJ trao giải thưởng cho Blogger Điều Cày hồi tháng 11 năm 2014 ở New York. Chẳng hạn, SBTN đánh bóng việc trao giải thưởng này, xem đó như là một vinh dự lớn lao, vì blogger Điếu Cày lúc ấy đang hợp tác với SBTN. Xem: http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/chuc-bao-ve-ky-gia-trao-giai-tu-do-bao-chi-quoc-te-cho-blogger-dieu-cay.html. Bây giờ nếu chỉ trích CPJ thì không khác nào “tự vả vào miệng mình”.

Do đó, họ đã tách riêng AC Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Saigon”, để tấn công và chụp mũ. Họ chụp mũ là AC Thompson đã nhận tiền tài trợ của cộng sản Việt Nam. Phóng viên Hà Giang của báo Người Việt vừa phỏng vấn AC Thompson xong liền quay ra dùng trang Facebook cá nhân để phổ biến lời cáo buộc rằng AC Thompson đã bị một đồng nghiệp người Mỹ gốc Việt, Ông Tony Nguyễn, ảnh hưởng. Họ cáo buộc rằng Ông Tony Nguyễn bị mua chuộc bởi chế độ cộng sản vì đã nhận tài trợ… 20 USD từ một người ở Việt Nam.

Chương trình truyền hình Calitoday thì sắp xếp cho một ông luật sư người Việt nói không rành tiếng Anh để “phục kích” AC Thompson. Và BS Đặng Vũ Chấn, Trung Ương Đảng Việt Tân, thì tuyên bố: “Ta cũng biết là nhiều giờ đồng hồ trước khi phim Terror in Little Saigon đuợc công chiếu, truyền thông VC trong nước đã có bản dịch transcript của phim và từ đó VC đã phủ sóng báo đài tuyên truyền với dân rằng MT/VT đúng là tổ chức khủng bố như họ từng dán nhãn.” Xem: http://www.viettan.org/Bac-s%C4%A9-%C4%90ang-Vu-Chan-ve-tra-loi.html

Nhưng Việt Tân và các cái vòi truyền thông của họ đã bị hố nặng. Họ không ngờ rằng CPJ đã hợp tác với AC Thompson và tôi ngay từ sau khi cuốn phim “Terror in Little Saigon” được công chiếu. Và chính CPJ chủ động công cuộc yêu cầu chính quyền liên bang mở lại hồ sơ điều tra. Sau nhiều tháng ngày làm việc cùng một tổ hợp luật sư lớn ở New York, ngày 1 tháng 4, 2016 CPJ đã gởi văn thư cho Bộ Tư Pháp:

“Uỷ Ban Bảo Vệ Nhà Báo viết thư này để hối thúc Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI mở lại hồ sơ điều tra một loạt các vụ sát hại nhà báo Mỹ gốc Việt dựa vào các chứng cớ mới được khai quật bởi các nhà báo của ProPublica. Đăc biệt, ProPublica đã truy ra và phỏng vấn những nhân chứng đích thân biết về các vụ sát hại này, điều mà có thể cung cấp cho công lực những đầu mối bổ sung và các chứng cớ trực tiếp liên quan đến các âm mưu sát hại này ngõ hầu đưa các sát thủ ra trước công lý.”

Và CPJ tổ chức buổi họp báo ngày 1 tháng 6 để kêu gọi giới truyền thông giòng chính nhập cuộc: https://cpj.org/2016/05/time-for-justice-in-the-killing-of-american-vietna.php

Tổ hợp luật sư Debevoise & Plimpton LLP

Qua sự vận động của CPJ, tổ hợp luật sư Debevoise & Plimpton LLP đã nhập cuộc. Đặt bản doanh ở New York, tổ hợp này có 700 luật sư ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Thu nhập hàng năm của họ khoảng 700 triệu Mỹ kim. Đây là một trong những tổ hợp luật sư lớn và có uy tín ở Hoa Kỳ. Họ được xếp hạng hàng đầu về các công tác phục vụ thiện nguyện trong bảng phân hạng The American Lawyer’s “10-Year A-List.” Xem:http://www.debevoise.com/aboutus/overview

Vị luật sư được tổ hợp cử ra để lo hồ sơ các nhà báo Mỹ gốc Việt đã từng là công tố viên của Bộ Tư Pháp, nên có nhiều kinh nghiệm về truy tố các băng đảng tội ác và am tường thể thức của Bộ Tư Pháp.

Cuối tháng 3 vừa qua, tổ hợp luật sư này đã hoàn tất bộ hồ sơ dầy 100 trang để nộp cho Bộ Tư Pháp. Hiện nay, một buổi họp với Bộ Tư Pháp đã được định ngày và giờ.

Có người đã thắc mắc là tôi không sợ à, rằng Việt Tân sẽ kiện vì tôi cáo buộc họ là khủng bố, giết người, lừa bịp? Rằng SBTN, có sẵn luật sư Nguyễn Đỗ Phủ và Nguyễn Anh Tuấn, sẽ kiện vì tôi cáo buộc họ là lợi dụng tinh thần yêu nước của khán thính giả để quyên góp nhằm tiêu xài cho lợi ích riêng, lợi dụng các bản nhạc và tên tuổi của Việt Khang để thâu tiền bỏ túi, cấu kết với băng đảng tội ác Việt Tân và có những hành động cố tình phạm pháp? Rằng VOICE, có sẵn luật sư Trịnh Hội và luật sư Amy VyHạnh Nguyễn, sẽ kiện vì tôi cáo buộc họ những gian dối về tiền bạc, khoác lác về thành tích, và bí mật hoạt động cho Việt Tân?

Họ không dám kiện vì mọi lời cáo buộc đều dựa trên những chứng cớ vững chắc. Mỗi khi họ đối đáp, như Trịnh Hội và VOICE đã làm, thì tôi lại trưng dẫn thêm nhiều chứng cớ. Những chứng cớ này tôi có được là do nhiều người trong cộng đồng cung cấp, thậm chí trong đó có cả một số người thuộc nội bộ của VOICE, RFA, SBTN, HRVN PAC, Người Việt và Việt Tân.

Và bây giờ Việt Tân và bè nhóm sẽ càng không dám nghĩ đến thưa kiện khi biết rằng hồ sơ của họ đã được nộp cho Bộ Tư Pháp. Quan tâm hàng đầu của họ là làm sao để chạy tội, để tẩu tán tang chứng, để tẩu thoát.

Các cơ quan truyền thông dòng chính

Với sự chính thức ra mặt của CPJ, tôi tin rằng giới truyền thông dòng chính của Hoa Kỳ và quốc tế sẽ chú ý hơn và có thể sẽ nhập cuộc để vận động chính phủ Hoa Kỳ điều tra và truy tố sát thủ. Đó là mục đích của buổi họp báo ngày 1 tháng 6 tới đây.

Khi biết về buổi họp báo này, một số cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã tự nguyện giúp đỡ cho tôi. Chẳng hạn, đài truyền hình quốc tế CNN tuần qua đã cử chuyên viên của họ đến tận nhà để hướng dẫn tôi về các cung cách chuẩn mực cho một buổi họp báo chuyên nghiệp. Người này chuyên hướng dẫn cho các giám đốc công ty hay lãnh đạo của các cơ quan chính quyền trước những buổi phỏng vấn trên đài CNN. Chẳng hạn, đài truyền hình NBC đã đứng ra để giữ chỗ tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia cho buổi họp báo.

Tôi tin rằng sau buổi họp báo, sẽ có thêm sự chú ý của nhiều cơ quan truyền thông dòng chính. Và sự chú ý này sẽ càng tăng thêm một khi cơ quan FBI mở lại cuộc điều tra.

Trong nhiều năm qua Việt Tân đã khuynh loát và điều khiển được một số phưong tiện truyền thông Việt ngữ, như là chương trình Việt ngữ của RFA, đài SBTN, báo Người Việt, truyền hình Calitoday… Việt Tân lại còn có phương tiện truyền thông riêng của họ: hệ thống đài phát thanh TNT và chương trình Chân Trời Mới. Họ còn dùng một số “sứ giả” như Trúc Hồ, Trịnh Hội, Nguyễn Văn Khanh để đánh bóng cho họ, làm cho cộng đồng người Việt dễ chấp nhận khi họ “tái xuất giang hồ”.

Các cái vòi truyền thông chính và phụ ấy hiện nay đã bị phần lớn vô hiệu hoá và bị đặt trong tình trạng khó xử.

Họ bị vô hiệu hoá vì các bản thông báo của tôi đã đến trực tiếp với những người Việt quan tâm ở trong nước và ngoài nước. Họ bị vô hiệu hoá vì đã bị “đóng cọc” và phải đối mặt với các cuộc điều tra về các vi phạm luật pháp như trốn thuế, bê bối tiền bạc, hỗ trợ cho một đảng chính trị ngoại bang với thành tích khủng bố… RFA và SBTN không còn dám đánh bóng Việt Tân. Còn chăng là tờ báo Người Việt, thỉnh thoảng chống chế cho Việt Tân và bè nhóm nhưng chỉ là cầm cự một cách rời rạc.

Họ đang ở trong thế khó xử vì, nếu không chạy tin về buổi họp báo sắp đến thì rõ ràng đó là lời tự thú trước độc giả, thính giả và khán giả, rằng họ đích thị là cái vòi truyền thông của Việt Tân. Còn như chạy tin thì chẳng khác nào “vòi” quay lại xiết cổ bạch tuộc.

Chặt các vòi phụ – Tôi vô cùng cảm ơn các người trong cộng đồng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong suốt 6 tháng qua. Các thông tin này đã được chuyển cho tổ hợp luật sư Debevoise & Plimpton LLP để lập hồ sơ nộp cho Bộ Tư Pháp. Đó là đòn đánh thẳng vào đầu não của con bạch tuộc Việt Tân.

Đồng thời, tôi cũng đã nhận được nhiều thông tin về SBTN, HRVN PAC, Trịnh Hội, VOICE, RFA, Nguyễn Văn Khanh, nữ Dân Biểu Loretta Sanchez… Các thông tin này đã giúp tôi rất nhiều để tuần tự “đóng cọc” các vòi chính của Việt Tân. Tôi vô cùng cảm ơn những người đã cung cấp thông tin.

Trong thời gian tới đây tôi tiếp tục cần các thông tin giúp điều tra hình sự không những Việt Tân mà tất cả các cái vòi chính của nó. Đây là cơ hội hiếm hoi để cùng một lúc dọn sạch khỏi cộng đồng người Việt tị nạn những tổ chức và cá nhân miệng thì nói những điều tốt đẹp nhưng dã tâm không khác gì chế độ cộng sản ở trong nước. Tôi bảo đảm sẽ bảo mật mọi nguồn thông tin.

Đồng thời, tôi kêu gọi sự yểm trợ của quý vị để chặt các vòi phụ của Việt Tân. Các vòi này không cần thiết phải đóng cọc mà chỉ cần loại trừ tác dụng bằng cách vạch mặt chỉ tên. Chẳng hạn, nếu báo Người Việt, chương trình tin tức Calitoday, đài TNT, đài Chân Trời Mới… không chạy tin về buổi họp báo sắp đến, thì chúng ta đều biết rằng họ không phải là một cơ quan truyền thông mà chỉ là tiếng nói phục vụ cho Việt Tân. Xin quý vị hãy đặt vấn đề với họ, trong tư cách độc giả, thính giả, khán giả: họ có thực sự tôn trọng và phục vụ người đọc, người nghe và người xem bằng cách đưa tin đầy đủ và chính xác, hay họ chỉ đưa tin chọn lọc nhằm phục vụ một băng đảng tội ác vốn đã cấu kết với họ từ bấy lâu nay?

Trân trọng,

http://hoiquanphidung.com/upload_hqpd/hqpd616/1466360810-chukytu250.jpg