PDA

View Full Version : Bệnh tiểu đường (Diabetes)



chimtroi
01-17-2008, 03:54 AM
http://canhbang.com/hoiquanphidung/Pictures/Tieuduong.jpg

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh có triệu chứng là đường trong máu tăng cao bệnh nhân không tự có đủ insulin để hạ đường máu xuống và do vậy cơ thể không tự điều chỉnh được nồng độ glucose (đường ) trong máu

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh có triệu chứng là đường trong máu tăng cao bệnh nhân không tự có đủ insulin để hạ đường máu xuống và do vậy cơ thể không tự điều chỉnh được nồng độ glucose (đường ) trong máu
Triệu chứng bệnh tiểu đường:
Đi tiểu nhiều lần, hay khát nước. Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên thấy cao hơn 200mg/dl. Nếu đường huyết ngẫu nhiên dưới 200 mg/dl thì nên kèm theo các xét nghiệm thêm. Những xét nghiệm sau đây nên làm lặp đi lặp lại ít nhất 2 lần trước khi chẩn đoán là bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hay không: Glucose trong máu khi đói và thử nghiệm dung lạp Glucose khi uống. Tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh nhân tiểu đường :Glucose trong máu khi đói (buổi sáng khi thức dậy) trên 140mg/dl thử nghiệm dung lạp Glucose khi uống thấy đường huyết trên 200 mg/dl sau 2 giờ uống Glucose và ít nhất 1 lần trong các lần thử trước đó. Tiến hành thử nghiệm dung lạp đường như sau: bệnh nhân không bị căng thẳng hoạt động thể thực bình thường, lượng chất bột đường (gạo, mì, đường, sữa…) ăn uống hàng ngày không quá 150 g không mang thai, bệnh nhân uống 75 g Glucose(vào lúc đói) và sau đó cứ nửa giờ 1 lần trong vòng 2 giờ. Tiêu chuẩn bình thường là Glucose lúc đói dưới 115 mg/dl, Glucose lúc sau 2 giờ dưới 140 mg/dl. Những giá trị trung gian giữa tiêu chuẩn chẩn đóan bệnh tiểu đường và tiêu chuẩn bình thường nghĩa là bệnh nhân bị mất dung lạp glucose.
Phân loại bệnh tiểu đường:
Gồm 3 loại:
1. Tiểu đường phụ thuộc insulin(tiểu đường týp 1, hay IDDM)
Thường khởi phát ở trẻ em và người trẻ tuổi nhưng cũng cơ thể khởi phát ở bất kì lứa tuổi nào trên các bệnh nhân này thấy tế bào sản sinh ra insulin bị hủy hoại dần làm cho bệnh nhân thiếu insulin ngày càng nặng và cần phải chích insulin cho bệnh nhân để có thể kiểm soát được nồng độ đường trong máu, bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng nhiễm độc Keto acid do tiểu đường và duy trì sự sống cho bệnh nhân
2. Tiểu không phụ thuộc vào insulin (tiểu đương týp 2 hay NIDDM)
Khởi phát sau 30 tuổi đa số bệnh nhân là người béo phì và đề kháng với tác dụng của chích insulin, lượng insulin do cơ thể tự sản sinh ra thường tương đối đầy đủ nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm độc Keto acid do tiểu đường khi bị những tình huống Stress nặng, có thể chích insulin chi bệnh nhân để chống hiện tượng tăng đường huyết.
3. Tiểu đường thứ phát là tiểu đường có nguyên nhân rõ ràng như trong bệnh lý tuyến tụy, mổ cắt bỏ tuyến tụy do thuốc hoặc do hóa chất, hội chứng Cushing bệnh to cực và một số bệnh di truyền hiếm gặp khác.
Tình trạng mất dung lạp Glucose là tình trạng có tăng đường trong máu nhưng chưa tới mức độ đủ cho chẩn đoán là tiểu đường, những bệnh nhân này có nhiều nguy cơ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường. Tiểu đường khi mang thai: đường trong máu chỉ tăng cao khi đang mang thai, trở về bình thường khi sinh xong, những bệnh nhân này có nguy cơ sẽ bị chứng mất dung nạp Glucose(và sau đó sẽ là tiểu đường thực sự)
Cần nghi ngờ bệnh nhân có bệnh tiểu đường(dù không có các triệu chứng: tiểu nhiều khát nước và giảm cân)khi có tiền sử gia đình bị tiểu đường béo phì rõ rệt hay bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại ở da hoặc tiểt niệu sinh dục, hoặc bản thân bệnh nhân trước đó khi mang thai đã bị tiểu đường khi có thai sinh non hoặc sinh ra trẻ quá nặng cân. Nếu những bệnh nhân như vậy mà có thử Glucose ngẫu nhiên trên 160 mg/dl hoặc Glucose đói trên 115mg/dl thì cần được làm xét nghiệm và theo dõi chặt chẽ theo hướng nghi bệnh tiểu đường.
Theo dõi bệnh:
Nếu đã được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường thì bệnh nhân cần được kiểm tra mắt , tim mạch, thận , thần kinh và da liễu để tìm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên. Trong quá trình điều trị cần theo dõi lượng đường máu bằng các xét nghiệm như trên đã nêu, ngoài ra bệnh nhân có thể tự kiểm tra đường trong máu bằng que thử. Cũng có thể dùng que thử đường trong nước tiểu để tự kiểm tra xem liệu đường trong máu đã cao quá mức chưa(vượt quá ngưỡng thận khoảng 150-300 mg/dl) nhưng xét nghiệm này không thật đáng tin cậy lắm. Người ta còn thử Hemoglobin đã gắn đường thử nghiệm này cho kết quả rất đáng tin cậy. Người ta cũng cả đo Ketone trong máu và nước tiểu để đánh gía nguy cơ nhiễm Ketoacid do bệnh tiêu đường gây nên.
Điều trị:
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường chế độ ăn là rất quan trọng. Phải ăn sao cho duy trì được một trọng lượng cơ thể lý tưởng, ví dụ như người có hoạt động thể lực mức trung bình thì mỗi ngày thu nhận qua thức ăn khoảng 35 Kcalkg cân nặng, nếu bị béo phì thì bớt đi 5-15 Kcal. Các bữa ăn nên chia ra theo thời gian trong ngày và tránh lúc ăn quá nhiều lúc ăn quá ít. Thành phần thức ăn : carbonhydrate(gạo, mì, ngô..)chiếm khoảng 55-60% đạm (thịt nạc, cá, gà) chiếm khoảng 10-20% chất béo khoảng 25-30% nên thay bằng dầu thực vật nên ăn nhiều rau trái có chất xơ (rau đậu, rau muống, rau cải..) khi muốn ăn ngọt nên dùng đường nhân tạo (Aspartame, Saccharin). Hạn chế uống bia rượu(rượu có thể gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đang dùng dùng insulin hoặc có các thuốc chống tiểu đường khác)
Đồng thời có tương tác thuốc với các thuốc uống chống tiểu đường. Tuy vậy bệnh nhân vẫn có thể uống một lượng nhỏ rượu được trừ khi đã có biến chứng viêm dây thần kinh thì cấm uống. Khi bệnh nhân có tăng cường vận dộng thân thể hoặc tập luyện căng thẳng thì cần thay đổi liều lượng thuốc và chế độ ăn cho thích hợp.
Thuốc uống chống bệnh tiểu đường gồm 2 nhóm là Sulfonylurea và Biguanide. Các Sulfonylurea gây kích thích sự tiết ra Insulin còn các Biguanite có tác dụng ngoại vi không liên quan gì tới sự tiết Insulin
Các Sulfonylurea rất thường dùng. Chỉ định là người tiểu đường týp II không có thai và đa số các tiểu đường thứ phát. Chống chỉ định là tiểu đường týp I trẻ em phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Cần thận trọng khi bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận nặng. Các biến chứng có thể là hạ đường huyết các phản ứng độc(phát ban da loạn sản máu vàng da ứ mật sau khi uống có thể gây đỏ bừng mặt nhịp tim nhanh buồn nôn và đau đầu). Chlopropamide có thể gây ra hạ Natri máu và giữ nước, Glipizide GITS có thể gây tiêu chảy. Các thuốc bao gồm Glybunide liều khởi đầu là 1.25-5 mg/ngày, liều tối đa là 10mg x 2 lần/ ngày. Thời gian tác dụng của thuốc 24-60 h. Glipizde liều khởi đầu :2.5-5 mg/ngày, liều tối đa :20mg x 2 lần/ ngày. Thời gian thuốc tác dụng 12-24h. Chlorpropamide liều khởi đầu: 100-250mg/ngày, liều tối đa: 250mg x 2 lần/ngày. Thời gian tác dụng 60-90h. Tolbutamide liều khởi đầu: 250-500 mg x 2 lần/ngày tối đa 1000mg x 3 lần/ ngày. Thời gian tác dụng :6-12h. Glipzide GITS liều khởi đầu: 5mg/ngày, liều tối đa: 20mg/ngày, thời gian tác dụng :24-36h.
Biguanide(Metformin) có thể dùng cho tiểu đường týp II và đa số tiểu đường thứ phát thuốc kích thích sự chuyển hóa Glucose theo không oxy hóa ở ngoại vi, do vậy làm tăng tiêu thụ Glucose. Nếu dùng đơn độc thì thuốc không gây nên biến chứng hạ đường huyết, thuốc đặc biệt có ích lợi cho người vừa có tiểu đường vừa có tăng mỡ máu. Chống chỉ định: bệnh gan và thận nặng suy tim hô hấp có thai nghiện rượu.
Tác dụng phụ: có thể gây nên biếng ăn đau bụng và buồn nôn nhất là lúc mới bắt đầu dùng thuốc) liều khởi đầu 500mg/ngày liều tối đa 1000mg x 3 lần /ngày, thời gian tác dụng 12-24h.
Insulin là thuốc chính chống bệnh tiểu đường nó làm giảm Glucose máu trong tất cả các typ của bệnh. Có nhiều loại Insulin:tác dụng nhanh tác dụng trung bình và tác dụng kéo dài. Loại tác dụng nhanh có thể truyền tĩnh mạch(tác dụng tối đa sau 10-30 phút và tác dụng kéo dài trong 1-2 tiếng) được nhưng người ta thường dùng để chích dưới da(tác dụng tối đa đạt được sau 2-6 giờ và tác dụng kéo dài trong 4-12 giờ). Loại có tác dụng trung bình bao gồm Protamine Hagedorn trung tính và Lente insulin dùng chích dưới da tác dụng tối đa đạt được sau 6-16 giờ và tác dụng kéo dài cả ngày. Loại tác dụng kéo dài bao gồm insulin Ultralente và insu lin Protamine kẽm có tác dụng chậm hơn và cho mức độ insulin tương đối hằng định trong máu có insulin lấy từ bò, heo, người và insulin lấy từ người và heo thì ít gây dị ứng hơn insulin bò inslin người thường hấp thụ nhanh hơn và hết tác dụng nhanh hơn. Do vậy khi khi đổi lọai insulin nên thận trọng và xem lại liều lượng insulin hàm lượng 100 IU/ml thường dùng cho người lớn và hàm lượng 40 IU/ml cho trẻ em hoặc loại bơm chích định giờ. Trên cùng 1 bệnh nhân có thể dùng phối hợp insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung bình(trộn lẫn trong 1 bơm chích ngay khi chích) hoặc là toàn thân để kháng với insulin do miễn dich phải chuyển sang dùng insulin người lọan dinh dưỡng mỡ tại chỗ chích nên chích lại nhiều vị trí khác nhau.

Y học cổ truyền với bệnh tiểu đường (mang tính chất tham khảo chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng của thuốc)Lưu ý : khi dùng thuốc phải theo dõi đường tiêu hóa và tiết niệu!
+ Râu mèo tươi 50g
+ Khổ qua(dây,lá, quả non tươi) 50g
+ cây mắc cỡ 6g
Dược liệu tươi rửa sạch băm nhỏ. Mắc cỡ sao vàng thêm 1l nước sắc còn ¾ để uống trong ngày. Dùng liên tục trong 3 tháng rồi thử lại máu!

(Trích từ http://www.benhvientieuduong.com/bantin.php?id=57)