PDA

View Full Version : Ngày giỗ của ông anh tôi Cố Đại Uý Tạ Nhất Chí Phi Đoàn 233 Thiên Ưng



ttmd
05-23-2015, 12:32 AM
Ngày hôm nay là ngày giỗ của ông anh tôi Cố Đại Uý Tạ Nhất Chí Phi Đoàn 233 Thiên Ưng mất ngày 22, Tháng 5, Năm 1976.
Tình cờ qua báo trên Internet tìm thấy bên Canada, anh của tôi đã được phỏng vấn khi anh còn sống.
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, chiến sĩ Xuất Sắc của Sư Đoàn I Không Quân Đà Nẵng, anh đã " Sát Cộng " giết tổng cộng 192 Việt Cộng,


http://hoiquanphidung.com/userupload/img/TaNhatChi_ThienUng233_HQPD_1432337060.jpg


http://hoiquanphidung.com/userupload/img/TaNhatChi_ThienUng233_HQPD1_1432337739.jpg


http://www.newspapers.com/newspage/48546192/

ss- v. The Ottawa Journal Friday. Mav 30. 1975, 25 A chilly start . . . c ZS By GHULAM A. NANJ1 Journal Reporter No healthy person could possibly have felt chilly in warm and sunny Ottawa Thursday. Right? Wrong. One hundred and twenty-five newly, arrived refugees from hot and humid Vietnam felt exactly that way Thursday In the nation's capital. , ' - "Today is chilly for them," Dr. Nguyen Huu Chi, chairman of Carleton University's department of political science, said as the refugees gathered at the High School of Commerce for an orientation program.' But that's a small problem. "Ninety per cent of the family heads have college education in English or French and these people will have no. problem in becoming a part of Canadian society," he said. However, Dr. Chi said next winter will be Some refugees are not wanted By BOB BULL Journal Quebec Bureau MONTREAL For three weeks now, the airline buses have been dropping off the Vietnamese refugees on the sidewalk in front of the Queens Hotel south of the . main CPR station. Some are greeted by friends or relatives. The local Vietnamese community lends a hand to help tote baggage or steer them through immigration procedures. Most refugees arriving here put in two; nights at the Queens before moving out to motels or apartments around the city. Some of the lucky ones, after their stay at the Queens, go on to live with friends. A few of the luckiest do not stay there at all. ' Lt-CoL Dang Van Quang, for example, after disappearing mysteriously from a refugee camp at Fort Chaffey, Ark., boarded a scheduled Air Canada flight at Chicago and arrived at Montreal International Airport May IS. From there, he went directly to the comfortable home in the western part of the city where he now lives, dropping in the next day to the Queens to go through customs and immigration procedures. General Quang, besides be i n g widely regarded as -"the most corrupt official of the Saigon government," a man responsible for thou Beaten, confused,Viet By IAN ANDERSON Journal Reporter When the war ended, Ta Nhat Chi was 27. He had been fighting eight years. A captain in the South Vietnamese air force, a helicopter pilot with six intensive years of combat flying, he felt certain the Communists would kill him were he captured. He fled. Today, a refugee in Ottawa, he confesses to feeling beaten and confused. He is a small man, looking years younger than his age. He does not smoke. He dresses neatly. A guitar stands near his bed. In 1972, he was one of three air force men to receive a distinguished pilot award. He had killed 192 Viet Cong in six months. "I do not understand why my country fell so suddenly," he says. "The people were not tired of fighting." Whole provinces were evacuated without there being a trace of the enemy, he says. Retreats Captain Chi took part in the retreats from Pleiku to Hue, Hue to Da Nang, Da Nang to Saigon. In a helicopter designed to carry 12, he sometimes had to ferry 30 soldiers. The week before the fall of Saigon, a marine general told him General Minh would bow to the Communists soon after assuming the presidency. Captain Chi did not wait to make escape plans. There had been "reports of a bomber pilot being cut to pieces in Da Nang by the VC." He arranged to fly a Vietnamese navy captain's son to the captain's fleeing ship when the capitulation came, in return for passage to the Philippines. Despite the warning, Minh's surrender surprised him. He was unable to pick up his fiance, and now fears for her safety, her . . .but for Vietnamese refugees a future in Ottawa looks warm their major problem. "It will be their first '' Canadian winter and they have no money to buy warm clothes," be added. , . When the meeting ended at 10 p.m., the women and children put on sweaters before leaving. The men already had jackets on. . Most of the sweaters were given to them by government and volunteer agencies or by ' their relatives here. Ninty-five per cent of the refugees have ' relatives in Ottawa. Most of them carried , few personal effects when they fled South 'Vietnam.



http://hoiquanphidung.com/userupload/img/TaNhatChi_ThienUng233_HQPD2_1432340807.jpg

http://minhthanh.freeservers.com/

Phi Đoàn 233 Thiên Ưng, KĐ51CT, Đà Nẵng

Squadron 233rd Assault Helicopter
233 rd VNAF squadron
233 rd vnaf squadron was an helicopter squadron of the South Viet Nam Air Force. The squadron was created and resided at Danang Air Force Base in 1971. After graduation as helicopter pilot from Fort Hunter, Savanah, GA, USA, the first group of 20 pilots, which was the core of the squadron, attended the rough training with the 242th Black Cat Assault Helicopter Company at Non Nuoc for 2 months and the Hornet Assault Helicopter Company at Chu Lai Army Air Field in 1 month.
Squadron staff
Squadron commander: Lieutenant Colonel Bui Quang Chinh
Vice Squadron commander: Major Nguyen van Thanh (thanh mui)
Operation Officer: Captain Bui Duc Luu
Training Officer: Captain Phan tan Thanh
Safety Officer: Captain Nguyen kien Thiet
Fligh Leader Gun #1: Captain Ho thanh Hai
Fligh Leader Gun #2: Captain Ta nhat Chi
Fligh Leader Slick #1: Captain Le van Chan
Fligh Leader Slick #2: Captain Nguyen van Thanh (Thanh 2)
Fligh Leader Slick #3: Second Lieutenant Nguyen nhu Thanh (Thanh 3)
Fligh Leader Slick #4: Second Lieutenant Nguyen van Chan

Notifying Visitors of Site Enhancements
Another idea for my home page's text is notifying visitors about the enhancements I put on my site. For example, I want visitors to sign my guestbook or fill out my survey Form E-mailer to answer questions about my site, my business, or my site's topic.
Some history
233 rd Helicopter Squadron has participated in the great Operation of Lam Son 719 at Khe Sanh (South of Laos). We have lost 1 air crew: Pilot: Second Lieutenant Le trung Hai, Copilot: Second Lieutenant: Le uy Tin; Crew Chief: Gunner: . After the Lam Son 719 operation, we went back and resided at Danang Air Force Base and participated in several operations and support the South VN Army to figh the Communist. We have lost more aircrews: First Lieutenant Le van Thanh (thanh ho), Captain Nguyen van Suu, First Lieutenant Hoang Quoc Hung .....
In 1974, we became the Helicopter Training School at Danang and we successfully trained 2 groups of new Helicopter Pilots until we run away from Danang on March 1975
nguyen_thiet@juno.com

[SIZE=5]233rd Helicopter Squadron for the present day

Some of the 233rd helicopter squadron pilots have fled to the US on 1975, the remaining, who stayed in South Vietnam have been jailed. Later we have been released and the US Government sponsored us to come to the US under the HO operation. When we were release from the jail, we entered in a bigger jail (the whole VietNam is a jail under the Communist Party). Only we had freedom when we left the VN country to come to the United States. Some of us stayed in California and some in Houston, Oklahoma, Louisiana.....
2007 Reunion of Helicopter VNAF: We have met:
Lieutenant Colonel Truong Quang Vinh
Lieutenant Colonal Nguyen van Toan
Lieutenant Colonal Nguyen van Binh
Major: Nguyen van Thanh.....
hohai22@yahoo.com

vinhtruong
08-15-2015, 09:33 PM
Để tưởng nhớ đến một anh hùng trực thăng vỏ trang của phi đoàn Tân lập 233 Tạ Nhất Chí đã bắn hụt chiếc tàu cận duyên của VC tại vùng duyên hải Phong Điền, Quảng Trị tháng 6/1972 vì châm châm vào máy nhắm của một phi công gunship mới toanh vừa thả solo, được HLV Song Chùy/213 vừa thả. Cơn bảo Flossy còn ảnh hưởng nên đương sự như người lé mắt đang bắn chiếc tàu trật lất vì gió giật từng cơn như con Cua bò sàn ngang trên bãi cát, cũng may nhờ Minigun đã tiêu diệt đoàn viên 8 người. Con tàu Ma đang chạy phóng lên bờ cát và mắc kẹt để Lử đoàn 258 TQLC chụp được. Tác giả nặc danh chạnh lòng nhớ lại ...

Theo dõi kết quả đại nhạc hội Cám Ơn Anh Thương Binh kỳ 9 vừa qua, chúng ta nhận thấy giới trẻ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS nói chung, và thế hệ thứ hai thuộc gia đình H.O nói riêng, đã đóng góp rất nhiệt tình, đó là một tín hiệu rất mừng, tuổi trẻ đã tiếp bước cha ông trong nhiều lãnh vực trong đó có công việc đền Ơn, đáp Nghĩa.
Khi tham gia vận động cho đại nhạc hội theo lời kêu gọi của lão Bà-Bà Hạnh Nhơn, chúng tôi nhận thấy đại đa số anh em H.O, qua 25 năm chăm chỉ cày bừa thì đã tới lúc “chí tuy còn mong đóng góp, nhưng sức không kham nổi đoạn đường dài”. Chúng tôi đuối rồi, dù cố gắng lắm cũng chỉ góp một chút... gọi là của ít lòng nhiều, nhưng được an ủi là đã có thế hệ hai tích cực tham gia, các cháu đã nhiệt tình đóng góp gấp 5, 10, 20 lần nhiều hơn cha ông.
Để chứng minh điều này là có thật, chứ không phải nói bâng quơ, “nổ” cho đẹp lòng nhau nên chúng tôi xin phép được nêu một số quý danh cụ thể để tượng trưng (con cháu gia đình của Võ Bị; nói riêng), như con của các Alpha Đỏ: Mai Văn T…(1000), Hồng Khắc Tr… (1000), Tô Liên Quan K.. (1000), Đỗ Tự C.. (500), Nguyễn Ch.. (500), Nguyễn Đ.. (300), Tô Yến Th.. (700), Võ Quang G.. (300), còn nhiều nữa...

Tôi hỏi cháu Quan Văn Lộc tại sao cháu lại đóng góp nhiều hơn các ông, cháu nói:
_ Thưa ông, gia đình cháu được sang Mỹ theo diện H.O vì bố cháu bị tù VC 7 năm. Nhờ theo diện H.O mà nay cháu có sự nghiệp, chúng cháu xin đóng góp, gọi là một chút để nhớ ơn các ông thương binh, nhớ ơn “H.O”. Thế H.O là gì hả ông?
Bị thằng cháu hỏi ngược, tôi đâm ra ú-ớ, lâu quá rồi, đã 25 năm qua, kể từ ngày bước chân tới Mỹ năm 1990 theo diện H.O 1, tôi đã không có dịp nào được ngồi lại với “đồng H.O” để ôn chuyện cũ, nói chuyện hiện tại và nhiệm vụ tương lai, không được ai nhắc nhở nên tôi quên cả cái nghĩa của chữ H.O. Mà đâu có cần thiết phải biết H.O là gì, chỉ cần đừng quên thân phận và bổn phận một H.O là đủ rồi.

Tướng John W Wessey nói:
_ “To me, the term H.O is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are among the true heroes of our time”.
Một ông tướng nước Mỹ đã gọi những anh em H.O là “heroes”, dù vì bất cứ nguyên nhân nào, nhân dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận những “heroes” này ra khỏi địa ngục trần gian là một nghĩa cử cao quý, USA đã cho chúng tôi được hít thở không khí tự do.
Không ai muốn rời bỏ quê hương mình, chúng ta đã nằm lại cho tới giờ thứ 25, dẫu không thành công thì cũng vẫn là người Việt Nam, nhưng lũ quỷ đỏ lại đòi “cải tạo” chúng ta, chúng “cải tạo” chúng ta thành loài “thủy tổ” của chúng chăng? Thực tế chúng đã biến chúng ta thành những bộ xương biết đi, chúng bịt mồm, bịt mũi không cho ta thở!
Mất nước là mất tất cả, mỗi người một hoàn cảnh, “người di tản thì buồn”, người ở lại thì thúi ruột trong lao tù CS. Những năm tháng khổ sai, kéo cày thay trâu, trâu còn có cỏ để nhai lại, còn tù thì nhai đá, vì chúng ví von: “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”! Ai đã từng nhai cơm trong tù thì thì phải công nhận là có sỏi đá thật, không cần ví von.
Thoát nhà tù nhỏ, ra nhà tù lớn, mãi mãi chúng ta vẫn là tù trên chính quê hương mình nên đã có biết bao nhiêu người đi vào chỗ chết để tìm sự sống, tìm đường vượt biển vượt biên, những ai không “chỉ”, không “cây” thì đành nhắm mắt qua ngày: “Đầu đường thiếu tá vá xe, cuối đường trung tá bán chè đỗ đen”, thực tế còn bi đát hơn nhiều!
Ra tù năm 1985, trước khi có chương trình H.O vào năm 1990, thì trong 5 năm sống trong chờ chết, tôi đã tham dự “hàm thụ” nhiều chuyến vượt biển, vượt biên. Bất cứ ai rủ đi tôi đều nhận lời, nhưng để được lên ghe lên tầu thì điều kiện đầu tiên là tiền đâu, dù chỉ là một “chỉ” nên thôi đành chờ một phép lạ, đang chờ...chết thì phép lạ đã đến vào năm 1990:
Chương trình H.O ra đời.
Để được nhận là H.O thì điều kiện đầu tiên là phải có 3 năm “đại hộc máu”. Điều kiện thứ hai, nghe có vẻ khôi hài, điều kiện là không có một đồng xu dính túi, vì đại đa số, ai có tiền thì đều đã tìm cách vượt biên.
Thưa các anh chị H.O
Trước khi được gọi là H.O thì chúng ta chỉ cựa quậy trong nhà tù lớn, hoàn toàn bị cô lập trong cái hố “Xuống Hố Cả Nút”! Một tên “Hồ Nhi” thuộc dạng con cháu già Hồ ở thủ đô tỵ nạn CS này đã nhi nhô chửi bố hắn là HO rằng: “H.O là đồ phế thải” !!!
“Hồ Nhi” đã nói đúng 1/2, quả thật trước khi trở thành H.O, chúng ta bị phế thải trong XHCN, nhưng nó đã sai khi thành phần H.O đến USA thì khí thế chống cộng và tay sai gia tăng khiến chúng trốn chạy và con cháu H.O đã thành công và góp công cho nước Mỹ rất nhiều.
Chúng ta, những H.O, không phải là phường tha phương cầu thực, mà là tỵ nạn CS nên nhiệm vụ ưu tiên là chống cộng và diệt tay sai, sau mới nói đến sự thành công trên đường học vấn của con em chúng ta. Không ai có thể kể hết các danh vị đại học, nghề nghiệp và chức vụ cao cấp trong dòng chính của các con cháu H.O, nhưng đó là chuyện bình thường để góp công, trả ơn làm đẹp quê hương thứ hai, mỗi gia đình H.O đã tự cảm nhận được điều hãnh diện này.
Nếu không là H.O, giờ này chúng ta và con cháu chúng ta đã ra sao? Hãy nhìn vào cuộc sống anh em thương (phế) binh thì có câu trả lời ngay. Vì vậy: “Uống Nước Nhớ Nguồn”, xin nhớ cho chúng ta là thành phần H.O.
Quả thật đã có một số quên cái gốc H.O của mình mà tìm về quê hương cũ để hưởng thụ với tiền “già”, tiền trợ cấp! Quả thật đã có một số quên cái gốc H.O mà quên luôn nhiệm vụ... Chúng ta nên làm gì để nhắc nhau: “vui xuân chớ quên nhiệm vụ”.
Các trung niên, lão niên tổ chức “hấp hôn” để đời sống vợ chồng như lúc còn mới. Các tu sĩ tổ chức những buổi lễ bạc, vàng, kim cương để tự nhắc mình sao cho đời sống tu sĩ được tốt hơn. Các hội đồng hương, quân binh chủng, quân trường, học đường thường tổ chức hằng năm những ngày họp mặt để duy trì và tăng thêm tình thân ái v.v... vậy thì tại sao đại gia đình H.O chúng ta không có một ngày họp mặt sau 25 năm để cùng nhau ôn chuyện đơn vị cũ, nhà tù xưa.
Mỗi người trong chúng ta thường tổ chức sinh nhật, lớn nhỏ tùy hoàn cảnh để nhắc đến ngày sinh, nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ. Ngày sinh quan trọng, nhưng ngày “tái sinh” mới đáng nhớ, chúng ta thường nghe câu: “MỪNG NHƯ ĐƯỢC SỐNG LẠI”, hoặc: “như được đẻ lần thứ hai”. Nếu xét theo hoàn cảnh thực tế trước và sau, chết trong XHCN và sống ở USA thì quả thật đại gia đình H.O chúng ta đã được TÁI SINH. Vậy mà đã 25 năm qua, chúng ta chưa một lần cùng nhau họp mặt, kỷ niệm ngày “tái sinh”
H.O họp mặt không phải để gia tăng thêm đường, muối, mỡ, bột ngọt qua các bữa ăn, quá nhiều rồi, mạch máu đang căng cứng, dạ dày đã bảo hòa... H.O họp mặt không phải để nghe rên rỉ: “60 năm cuộc đời”, “vui lên đi, chiều hôm tối rồi”, “100 phần trăm em ơi”...
H.O họp mặt để:
_Chúc mừng nhau trong ngày kỷ niệm “tái sinh”. Nếu như “Happy Birth Day” để nhớ công ơn sinh dưỡng cha mẹ, thì H.O cũng phải có “Happy Tái Sinh Day” để nhớ công ơn những ân nhân đã giang tay, mở rộng vòng tay đón chúng ta, đó là nước Mỹ và người Mỹ gốc Việt, những người đã đi trước.
_ Để nhắc cho nhau luôn nhớ chúng ta là đại gia đình H.O, mà H.O thì có bổn phận và nhiệm vụ như thế nào đối với đất nước Hoa Kỳ, quê hương Việt Nam và đặc biệt là nhớ đến các đồng đội của chúng ta, họ đang là thương (phế) binh trong cái ngục tù CS. Trước kia, các anh em ấy và chúng ta cùng sát vai nhau, dựa lưng vào chiến hào và rồi họ bỏ lại trên chiến trường cái tay, đôi chân, con mắt để chúng ta thêm ngôi sao và những ngôi sao vàng, bạc, đồng và không bao giờ những anh em ấy ĐƯỢC LÀ H.O.
_ Để mỗi H.O hãy so sánh cuộc sống T(P)B tại quê nhà và H.O tại Mỹ mà có cái nhìn lạc quan ơn, rộng rãi hơn, mở rộng bàn tay hơn đối với những người anh em từng sống chết với chúng ta và họ đã chết, đang chết, sắp chết, còn chúng ta sống, đang thừa đủ thứ, thừa hơi để “nổ”, nhưng lại thiếu...
_ Để nhắc cho con cháu trong đại gia đình H.O biết rằng các cháu đến USA bằng con đường nào, để các cháu biết sự thành công về học vấn và sự nghiệp do đâu vì đâu để mà: “vui hưởng chớ quên nhiệm vụ”, nhớ ơn nước Mỹ và công ơn cha mẹ.
_Phục thay những con cháu của gia đình H.O đã tình nguyện theo nghiệp cha chú mà gia nhập quân đội dòng chính, đã, đang chiến đấu trên các chiến trường khốc liệt và đã hy sinh.
_Phục thay các cháu đã mở rộng vòng tay, đóng góp nhiều lần hơn cha chú trong các chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh T(P)B do hội H.O tổ chức, ước mong các cháu hãnh diện về việc các cháu đã làm và nên khuyến khích đồng nghiệp, bạn hữu cùng tham gia.
Trong những ngày sắp tới, đại gia đình H.O sẽ tổ chức ngày họp mặt kỷ niệm 25 năm ngày tái sinh, ước mong chúng ta cùng đến để chúc sức khỏe cho nhau và nhắc nhau những việc phải làm và cần làm.
Nếu không đến tham dự ngày kỷ niệm 25 năm thì chúng ta sẽ không bao giờ có ngày kỷ niệm 25 năm lần thứ hai.
Cầu xin và ước mong chúng ta hãy gác sang một bên mọi bất đồng để cùng hòa mình với nhau trong ngày Đại Hội H.O, vì chúng ta cùng là anh chị em ruột thịt trong đại gia đình H.O.

ducquany
08-15-2015, 10:56 PM
Nhớ về anh Tạ nhất Chí, tôi chỉ nhớ nhiều nhất là quán Thiên Hương trong khu cư xá SQ Man Compound phi trường Đà Nẵng ( không dám bản về mấy cô cashier em của anh Chí !!! ), có lẽ đó là thời gian đẹp nhất trong thời chiến tranh .