PDA

View Full Version : Nhạc Khúc Nguyễn Đình Phùng



saomai
04-05-2015, 12:32 AM
http://www.nguyendinhphung.com/Nhac/NKNDP.gif
Một vài cảm nghĩ về NHẠC-KHÚC NGUYỄN-ĐÌNH-PHÙNG
Phương Duy
Từ ngày đôi mắt của tôi không còn nhìn rõ cuộc đời, tôi có thói quen, nằm trong phòng vắng nghe âm-nhạc. Âm-nhạc đã giúp tôi quên được những nỗi chán-nản của cuộc đời không may-mắn của tôi hiện nay. Tôi cũng là người viết ca-khúc từ giữa thập niên 1950. Sống với âm-thanh trong nhiều năm, nên nay tuy mắt đã mù-loà, nhưng tay vẫn còn điều-khiển được phím đàn, tai vẫn còn nghe được âmthanh. Chính lúc này, tai tôi nghe nhạc hình như “thính”ø hơn và tôi có nhiều thì-giờ dành cho âm-nhạc. Một ngày đẹp trời đầu Xuân Nhâm-Ngọ, tình-cờ đi cùng Hoa-Hoàng-Lan vào một hiệu sách. HHL bỗng kêu lên: “Ồ! Bác-sĩ Nguyễn-Đình-Phùng cũng có sáng-tác nhạc nữa. Nhiều tập nhạc được in và để bán ở đây này. Anh xem...” HHL quên mất là tôi đang có đôi mắt “mơ huyền” thì đâu còn “đọc nhạc” được nữa mà giới-thiệu tập nhạc. HHL và tôi quen biết với vợ chồng bác-sĩ Nguyễn-Đình-Phùng & nhà-văn Mặc-Bích (Vừa thêm một tác-phẩm mới nữa là “CÁNH CHIM ẢO-MỘNG do tạp chí Văn, San Jose, ấnhành) qua sự cộng-tác các truyện ngắn được Bán-Nguyệt-San TỰ-DO (Houston, Texas) nhận đăng, chứ chưa có dịp diện-kiến. Từ trước đến nay, tôi chỉ nghĩ: Anh Phùng là bác-sĩ, là nhà văn, và chị Mặc-Bích là chủ-bút, là nhà văn (đã in nhiều sách cùng với anh Phùng) và là “nhà trả nhuận-bút” cho chúng tôi khi có bài đăng trên báo. Đâu có ngờ anh Phùng còn là một người viết ca-khúc, mà lại viết ca-khúc hay. Khi gởi tặng tôi cùng một lúc 3 CD nhạc anh chị có nhã-ý để tôi và HHL nghe. Phần tôi thì tôi còn nghĩ: Anh chị Phùng & Mặc Bích thấy mình “ huyền mơ” hay “ huyền mu”, có đôi mắt “mơ huyền” nên gởi CD cho nghe giải sầu. Thật anh đoán đúng sở-thích của tôi trong lúc này. Vì thế, quà tặng rất quý-giá đối với tôi. Khi nhận 3 CD này, tôi nghe CD DẠ KHÚC trước tiên, vì từ thuở bé, tôi đã say-mê các dạ-khúc (như Dạ-khúc của Nguyễn Mỹ Ca, Đêm Xuân của Phạm Duy, Serenade của Schubert, Serenata của một nhạc-sĩ người Ý (tôi quên tên) v.v...  Bản Em Có Nhớ, Nguyễn-đình-Phùng viết rất hay, một phần nhờ hoà-âm phối khí của nhạc-sĩ (Phạm) Duy-Cường. Các coup d’ archet của violin đệm theo rất đạt. Lời ca rất mơ-mộng, trữ-tình làm cho người nghe liên-tưởng đến Paul Verlaine trong Chanson d‘Automne: Les sanglots longs Des violons De l’ Automne Blessent mon coeur D’ une langueur Monotone. Khi một nhạc-sĩ viết một ca-khúc (chanson), ca-khúc nằm trên trang giấy với các notes nhạc và khuôn nhạc, chỉ được xem như một bản văn tình-cảm khi người ta đọc lời ca hoặc xướng-âm theo (nếu có học qua âm-nhạc căn-bản) Nếu ca-khúc đó được một nhạc-sĩ chuyên-nghiệp và giỏi, hoà-âm và phối khí, nhạc-khúc sẽ đổi
khác, sẽ “thăng-hoa”... Rồi khi có ca-sĩ xịn hát lên, có dàn nhạc phụ-hoạ theo bản hoà-âm, phối khí sẵn thì còn gì tuyệt-vời hơn nữa! Tôi nhận thấy 3 CD nhạc tình của Nguyễn-đình-Phùng gồm đủ ba yếu-tố căn-bản đó. Thứ nhất, ca-khúc NĐPh viết có hồn nhạc, hồn thơ. Thứ nhì, Duy-Cường (họ Phạm) đã hoà-âm và phối khí rất nghệ-sĩ thiên- phú như cộng-hưởng với ý nhạc của NĐPh viết. Vì thế làm cho người thưởng-thức đi vào những chuỗi âm-thanh rất mê-ly! Thứ ba, nhạc-sĩ đã mời các ca-sĩ thuộc loại hàng đầu hoặc xuýt-xoát hàng đầu diễn-tả nét nhạc và câu ca như Ý-Lan, Vũ-Khanh, Thái-Hiền, Tuấn-Ngọc... làm cho ca-khúc tăng thêm giá-trị nghệthuật rất nhiều. Trong CD DẠ-KHÚC ngoài bản Em Có Nhớ tôi đã ghi ở trên, còn có những ca-khúc khác như:  Dòng Thời Gian, lời ca như một bài thơ tình rất hay, đã làm cho tôi thích ngay.  Tình Khúc Dưới Sao (Phổ thơ của cố thi-sĩ Đinh-Hùng). Tôi nghe câu thơ:”Thơ không độc-dược mà đắng-cay “rất khó phổ nhạc. Thế mà Doctor Nguyễn-Đình-Phùng, MD. cũng chữa-trị được đấy! Mát tay!  Đêm Sầu, phần guitar dạo mở đầu (introduction) và đệm toàn bài rất điêu-luyện làm nổi bật cái sầu trong đêm của tác-giả! Riêng trong ca-khúc này, ca-sĩ Thái-Hiền đã diễn tả rất vững vì có những âm-thanh ma NĐPh viết rất khó diễn-đạt, nếu không phải là ca-sĩ thuộc loại giỏi nhạc-lý..  Chiều Trên Sông Vắng, nghe như một nhạc-khúc loại semi-classic tuyệt-vời. Nghe xong CD “DẠ KHÚC” gồm có 8 ca-khúc, tôi nghe tiếp CD “ĐỊNH-MỆNH”. Tôi rất sợ định-mệnh vì tôi đang bị “nghiệp” mắt mờ, không nhìn rõ cuộc đời của tôi hiện nay. Nhưng trong CD này, tôi lại thích nhất ca-khúc Định-Mệnh do Ý-Lan diễn-tả. Phần hoà-âm, phốikhí của Định-Mệnh cũng rất công-phu, rất đạt!  Xin Em Là Mặt Trời (Xin phép tác-giả, tôi tự đặt thêm một tên cho ca-khúc này là Hạnh-PhúcCa) do Vũ-Khanh trình-bày rất hay  Mưa Đêm, Thái-Hiền diễn-tả rất tuyệt.  Đêm Xưa, Mùa Thu Đi Qua, hoà-âm, phối-khí rất công-phu, nghe lạ tai. CD “ĐỊNH-MỆNH” của NĐPh gồm 10 ca-khúc, tôi vừa nghe xong. Tiếp theo, tôi nghe CD ”TÌNH-SỬ, một loại histoire d’ un amour (?) hay love story (?) mà Nguyễnđình-Phùng muốn gửi cho thính-giả đây ? (gồm 9 ca-khúc). Sở-dĩ NĐPh lấy tên cho CD này là TÌNH-SỬ vì nhạc-sĩ đã phổ-nhạc bài thơ Tình-Sử của cố thi-sĩ Đinh-Hùng. Như tôi đã đề-cập ở phần trước là thơ Đinh-Hùng rất hay, nhưng khó phổ-nhạc. Trước đây đã có cố nhạc-sĩ Phạm Đình Chương từng phổ-nhạc một bài thơ của Đinh-Hùng :” Mộng Dưới Hoa” (mà giới văn-nghệ-sĩ chúng tôi đã từng diễu là “Hoạ Dưới Mông” (xin lỗi tác-giả). Đó là một tuyệt-tác... Thế mà Nguyễn-đình-Phùng và Duy-Cường (hoà-âm, phối khí) đã phổ-nhạc bài thơ Tình-Sử bằng những chuỗi âm-thanh nối nhau nghe rất lạ! Quả Nguyễn-đình-Phùng có duyên với thơ Đinh-Hùng, cũng giống nhạc-sĩ Ngô Thuỵ Miên có duyên với thơ Nguyên-Sa vậy.  Thăm Em Chiều Nhạt Nắng làm người nghe chạnh nghĩ đến những tình-khúc nổi tiếng thời tiềnchiến, vì lời rất trữ-tình, lại được nhạc-sĩ Duy-Cường đã hoà-âm và phối khí rất phong-phú.  Lòng Đêm viết theo thể-điệu Tango. Một bài Tango duy nhất trong 3 CD của nhạc-sĩ Nguyễnđình-Phùng, nhưng theo tôi là một trong những bản nhạc Tango có giá-trị nghệ-thuật sau 1975 của âm-nhạc Việt-Nam.

Tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần bản Tango này để cảm-nhận cái hay và thành-thật gửi lời khen đến tác-giả Nguyễn-đình-Phùng về nhạc, Duy-Cường về hoà-âm, phối khí và Thái-Hiền về tài diễnđạt ca-khúc. Tôi tin rằng NĐPh sẽ “sống mãi “với ca-khúc Tango này.  Dạ Khúc là một ca-khúc có nhạc hay cộng với lời ca đầy triết-lý, hoà-âm tuyệt-vời đã kết-thúc CD mang tên TÌNH-SỬ. Tóm lại, đôi lúc người nghe nhạc Nguyễn-đình-Phùng quên NĐPh là “bác-sĩ” (chuyên-trị bệnh) và chỉ nhớ Nguyễn-đình-Phùng “nhạc-sĩ” (“chuyên-trị” ca-khúc?) rất tuyệt-vời. Viết đến đây, tôi nhớ một người nào đó (mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên) đã viết, đại-ý: Chỉ với giai-điệu thuần-tuý, một ca-khúc chưa thành một tác-phẩm nghệ-thuật, nếu không có phần hoà-âm và phối khí. Với sự khéo-léo và chuyên-môn trong lãnh-vực hoà-âm, với sự nhay-cảm về ý nhạc, với sự cảmthông sâu-đậm với tác-giả, nhạc-sĩ soạn hoà-âm và phối khí (Phạm) Duy-Cường đã biến các cakhúc trữ-tình của Nguyễn-Đình-Phùng thành một tác-phẩm âm-nhạc tuyệt-vời và giàu nghệ-thuật. Các ca-sĩ Ý-Lan, Thái-Hiền, Vũ-Khanh, Tuấn-Ngọc cùng nhà soạn hoà-âm tài-ba Duy-Cường đã thực-hiện ”GIẤC MƠ ÂM-THANH” của người thầy-thuốc viết giai-điệu Nguyễn-đình-Phùng. Thật xứng-đáng khi nhạc-sĩ Nguyễn-đình-Phùng đưa cho MB PRODUCTIONS sản-xuất ra những CD quý-giá đầy nghệ-thuật này. Ước mong sẽ được thưởng-thức nhiều ca-khúc nữa trong các CD của nhạc-sĩ NGUYỄN-ĐÌNHPHÙNG sẽ ra mắt trong tương-lai.
Thung-lũng HOA VÀNG, San Jose tháng 3- 2002
PHƯƠNG-DUY (Nhạc-sĩ Trương Duy-Cường)

saomai
04-05-2015, 12:42 AM
<MB><MB><MB>
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/tocmaybay2_1428194006.jpg
http://k003.kiwi6.com/hotlink/lok75k9jzt/TocMayBay_NguyendinhPhung_TuanNgoc.mp3

saomai
04-05-2015, 07:56 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/nuhongchoem_1428263689.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/NuHongChoEm_NgdinhPhung_ThaiHien_1428263640.mp3
Nụ Hồng Cho Em - Thái Hiền