PDA

View Full Version : Trận Tân Nông tại Bình Thuận trong ngày 27-1-1973 (Hiệp Định Ba Lê).



buingocthang1965
03-07-2015, 10:48 PM
Trận Tân Nông tại Bình Thuận trong ngày 27-1-1973
(Hiệp Định Ba Lê).



Để chuẩn bị đối phó với những biến chuyển của đất nước, Sau khi Hiệp định Ba Lê do Mỹ và Bắc Việt đồng thuận ký kết và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 27-1-1973 . Vì vậy Đại tá Ngô Tấn Nghĩa và BCH/ Tiểu khu đã cho phối trí lại các đơn vị ĐPQ từ cấp Tiểu đoàn và các Đại đội Biệt lập thuộc các Chi khu, nhằm thích ứng với tình hình quân sự tại mỗi Địa phương.

Do đó Tiểu đoàn 229/ĐP do Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến làm Tiểu đoàn trưởng đang hoạt động tại Bắc Bình Thuận Sông Mao, được Tăng phái cho Nam Bình Thuận, giữ an ninh tại hai Ấp Tân An và Tân Điền thuộc Xã Tân Phú Xuân, Quận Thiện Giáo.

Đây là vành đai quan trọng để bảo vệ mặt Tây Bắc cho Thị Xã Phan Thiết, Vị trí này rất quan trọng vì chỉ nằm cách Phan Thiết từ 2 đến 3 Km,và là nơi tiếp giáp với Mật khu Tam Giác Sắt, căn cứ địa của VC nối liền ba Tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy và Lâm Đồng.

BCH/ Tiểu đoàn 229/ĐP đóng tại căn cứ Tân An, các Đại đội cơ hữu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho hai Ấp Tân An và Tân Điền thuộc Tân Phú Xuân, nằm trên Tỉnh lộ 8 Phan Thiết Ma Lâm . Quyết không cho địch lấn chiếm dù chỉ một tấc đất của vùng trách nhiệm trong ngày lịch sử này.

Lúc này, Tôi Trung Úy Cao Hoài Sơn là Sĩ quan Hành Quân của Tiểu đoàn 229/ĐP đang có mặt tại căn cứ Tân An cùng BCH/Tiểu đoàn.

Hiệp định Ba Lê chính thức có hiệu lực vào lúc 0 giờ ngày 27-1-1973, nhưng Cộng sản đã vi phạm trắng trợn vì có dã tâm và chủ đích từ trước . Chúng muốn lợi dụng cơ hội này để chiếm đất dành dân.

Biết rõ ý đồ của chúng, nên vào lúc 4 giờ sáng 27-1-73 Tiểu đoàn chỉ định Đại Đội 2/229/ĐP do Đại úy Lê Viết Duyên làm Đại đội trưởng, xuất phát từ Ấp Tân Điền chuyển quân gấp trong đêm tái chiếm Đồn Tân Nông đã bị bỏ hoang từ lâu.

Đồn này có từ thời Pháp thuộc, được xây dựng rất kiên cố bằng Bê tông cốt thép,bao bọc bởi hệ thống gia thông hào và ba vòng đai bằng kẻm gai . Đồn này trước đây lính Mỹ đã từng đồn trú nên đã sửa sang lại rất vững chắc, Đồn nằm cách Tân Điền 2 Km về hướng tây, nằm lọt thỏm trong phạm vi khống chế của Mật khu Tam giác sắt của VC. Nếu vị trí này lọt vào tay địch, toàn vùng sẽ bị khống chế. Trước đây ta bỏ hoang vì không đủ lực lượng chống giữ, ngày đêm địch áp sát đánh phá, nên BCH/ Tiểu khu quyết định bỏ hoang sau khi quân Mỹ rút về nước.

Việt cộng rất thèm muốn ví trí này nhưng không dám tiến chiếm vì đã bị ta nhiều lần dập bằng Phi Pháo gây nhiều tổn thất . VC chỉ có khả năng ẩn trú nơi rừng hoang, nếu cần thì tập trung quân đánh lén ta.

Theo tiên đoán của Đại tá Ngô Tấn Nghĩa Tiểu Khu Trưởng, có khả năng VC sẽ chiếm vị trí này, vì thế Đại đội 2/229/ĐP ngay trong đêm tối tiến vào chiếm lại đồn trước khi trời sáng.

Đoàn quân im lặng cẩn thận tiến vào đất địch, ta không đi trên con đường đất được công binh Mỹ làm trước đây vì sợ bị địch phát hiện và mìn bẫy cài trên đường. Quân ta băng qua cánh đồng vừa gặt xong trong đêm tối như mực, lợi dụng bóng đêm và những con mương chằng chịt tiến tới mục tiêu . BCH/ Tiểu đoàn theo dõi bước tiến quân của thằng con và ba thằng còn lại sẵn sàng lên đường tiếp cứu nếu có nổ súng.

Hai khẩu cối 81ly cơ hữu tại Tân An đã sẵn sàng nhả đạn chi viện, không khí tại BCH/ Tiểu đoàn trong đêm đó thật căng thẳng, cứ mỗi mười lăm phút phải báo về Ban 3 Tiểu khu.

Vì trời tối nên quân ta đã tiến sát tới vành đai của Đồn Tân Nông mà địch không phát hiện được, chủ yếu cũng vì yếu tố bất ngờ . Địch và ta xen kẽ vào nhau trên cùng môt con mương, khi trời vừa hừng sáng ta phát giác được địch qua giọng nói Miền Bắc và địch cũng nhận ra sự có mặt của ta, nhưng có một điều đich không nổ súng vì rất tin tưởng vào cái Hiệp Định Ba Lê này . Các cán binh Cộng sản, bị nhồi sọ bởi các cấp chỉ huy nên tin rằng vào thời điểm này chỗ nào có sự hiện diện của chúng là đất thuộc về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Hơn môt Trung đoàn Cộng sản Bắc Việt và một Tiểu đoàn Phòng không, súng nặng đã hiện diện tại chỗ từ đầu hôm,đóng quân dày đặc trong đồn, ngoài mương và các lùm cây. Sĩ quan địch đến gặp Đại úy Duyên yêu cầu ta rút quân ra khỏi vị trí . Ông trả lời là đang chờ lệnh của Tiểu khu, Sau đó ông được lệnh từ BCH/ Tiểu đoàn xin vào đồn gặp Chỉ huy VC để yêu cầu VC rút khỏi Đồn Tân Nông.

Trong khi hai bên cấp chỉ huy đang bàn cãi và có quyết định thì Binh sĩ hai bên tiếp xúc thật vui vẻ, còn mời nhau những món ăn mang theo . Thời gian này cũng gần Tết nên Lính ta có nhiều bánh mứt mời cán binh VC . Đổi lại họ mời ta ăn bánh lương khô Trung Quốc. Nhìn nét mặt rạng rỡ một cách ngây thơ của Bộ đội Miền Bắc lúc đó, cho thấy họ bị cấp chỉ huy tuyên truyền lường gạt nên rất tin tưởng vào Hiệp định Ba Lê, qua chiêu bài “Hòa hợp hòa giải dân tộc” Ngày hôm nay đến đây là để tiếp thu đất đai và dân chúng, không cần phải đấm đá vì Ngụy đã đầu hàng rồi.

Đang lúc hai bên đấu hót tưng bừng thì phía VC ra lệnh cho Cán binh quay về vị trí chiến đấu . Đại úy Duyên ra khỏi Đồn sau khi gặp Chỉ huy Địch yêu cầu họ rời đồn cho ta tiếp quản nhưng bị từ chối.

Đại đội 2/229/ĐP được lệnh rút khẩn cấp ra khỏi vòng kềm tỏa của địch và bố trí quân lập phòng tuyến chặn địch ở những con mương gần đó . Ngay lập tức, Thiếu tá Bính Tiểu đoàn Phó đem hai Đại đội 1 và 4/229/ĐP tiến về vị trí phòng thủ của Đại đội 2/229, tăng cường sức chiến đấu sẵn sàng đối đầu với địch, lúc này là 8 giờ sáng ngày 27-1-1973.

Mọi diễn tiến được báo cáo về BCH/ Tiểu khu chờ quyết định. Đại tá Ngô Tấn Nghĩa Tỉnh/Tiểu khu trưởng đã có mặt tại căn cứ Tân An để trực tiếp chỉ huy vào lúc !0 giờ sáng.

Tại Tân An nơi đặt BCH Tiểu đoàn 229/ĐP, nhìn về phía Tây hướng Ấp Tân Điền, ta thấy từ sừng bò đang gặm cỏ, cho tới ngọn cây, bờ ruông... đâu đâu cũng thấy cờ là cờ nửa xanh nửa đỏ, giữa có ngôi sao vàng của cái gọi là Mặt trận GPMN . Tiểu đội Tình báo của Tiểu đoàn bung ra từ khuya nằm tiền đồn và theo dõi địch, báo cáo về, một lực lượng địch rất đông đang bám sát Ấp Tân An và Tân Điền.

Cùng lúc VC rà bắt được tầng số hoạt động của Tiểu đoàn 229/ĐP, và chỉ huy VC muốn gặp nói chuyện với Đại tá Nghĩa trên tầng số này . Ông đồng ý và cuộc nói chuyện công khai qua máy PRC 25 . Đại ý cuộc đối thoại hôm đó của hai bên mà tôi may mắn được nghe qua loa khuếch đại.

-Xin chào anh, tôi là Đại tá Ngô Tấn Nghĩa Tỉnh kiêm Tiểu khu trưởng Tiêu Khu Bình Thuận, không biết đang được tiếp chuyện với ai bên kia đầu dây?

-Bên kia có giọng người Miền Nam trả lời, tôi là Mười, hiện là chỉ huy Miền, có trách nhiệm tại vùng này.

Sau đó Đại tá Nghĩa đưa ra đề nghị với phía bên kia là phải rút quân ra khỏi vị trí đang cưỡng chiếm vì đã vi phạm tinh thần Hiệp định Ba Lê, qua hành động công khai “Dành dân lấn đất“ của VNCH.

Phía bên kia trả lời đề nghị của Đại tá Nghĩa, bằng những luận điệu cố hữu, nhai đi nhai lại cái điệp khúc tuyên truyền của Đảng đã được phổ biến liên tục trên báo đài của chúng, nhằm bôi lọ bóp méo sự thật . Hắn còn nói, Quân lực VNCH là công cụ của Mỹ, được đào tạo để đánh giặc mướn cho Đế quốc.

Nhưng Đại tá Nghĩa đã đáp lại phía bên kia bằng những lời lẽ đanh thép, bác bỏ những vu khống một chiều của địch,chúng minh sự Độc lập và Tự do của Quân đội cũng như Chính quyền Miền nam. Đồng thời ông cũng đưa ra những bằng chứng sự lệ thuộc nô lệ vào quan thầy Nga Tàu của Cộng Sản Bắc Việt, làm câm họng tên chỉ huy VC chỉ biết nói giốc quen mồm chứ làm sao đủ trình độ để lý luận với Đại tá Nghĩa.

Trước khi cúp máy, Đại tá Nghĩa đã gởi cho địch một tối hậu thư, phải rút quân ra khỏi phạm vi Đồn Tân nông vào lúc 1 giờ trưa cùng ngày, nếu không Quân lực VNCH sẽ tấn công chiếm lại lãnh thổ đã bị lấn chiếm. Sau đó Đại tá nghĩa ra lệnh cho giải tỏa tầng số hoạt động hiện hữu của Tiểu đoàn 229/ĐP, để địch không còn lải nhải quấy phá các đơn vị trực thuộc đang hoạt động tại đây.

Để đáp ứng với tình thế tại mặt trận này, Đại tá Nghĩa đã tăng cường thêm Chi đội 2/8 Thiết vận xa do Đại úy Hòa chỉ huy, đặt dưới quyền điều động của Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến TĐT / Tiểu Đoàn 229/ĐP.

Đại Đội 3/229/ĐP bảo vệ mặt ngoài Căn cứ Tân An vì có thể Cộng quân sẽ bất thần tấn công, Đại đội Chỉ Huy Yểm Trợ bao gồm Trung đội vũ khí nặng phòng thủ căn cứ Tân An . Thiếu Tá Tiến rời khỏi căn cứ cùng Chi đội 2/8 Thiết kỵ áp sát phòng tuyến địch chờ đến giờ tấn công.

Đến giờ ấn định theo tối hậu thư 1 giờ trưa cùng ngày, Quân Bắc Việt không chịu rút quân vì nghĩ rằng ta sẽ không dám tấn công . Một chiếc L19 bay vòng trên Đồn Tân Nông dùng loa cực mạnh thông báo cho địch phải rút quân, nếu không ta sẽ tấn công, thì được trả lời bằng những loạt đạn phòng không.

Chiếc L19 quay lại bắn những trái khói chỉ định mục tiêu là Đồn Tân Nông và vị trí phòng không của địch . Lập tức hai chiếc A37 của không lực VNCH xuất hiện, trút xuống các mục tiêu bằng các loại bom, Phòng không địch bắn trả quyết liệt.

Đồn Tân Nông chìm trong khói lửa, Sau trận bom rung chuyển trận địa, Pháo binh của ta từ Thiện Giáo, Lầu Ông Hoàng trút hỏa tập lên đầu quân xâm lược . Dứt tràng pháo Chi đoàn 2/8 Thiết kỵ cùng Tiểu đoàn 229/ĐP xông thẳng vào trận địa địch.

Các lô cốt vững chắc trong Đồn bị lật ngang sau cơn giội bom còn bốc khói khét lẹt, xác địch nằm ngỗn ngang từ trong Đồn ra tới các đường mương . Địch quân tháo chạy vào cánh rừng và những con mương chằng chịt cố chống chọi với quân ta nhưng với mức độ yếu ớt, vì ngay từ đầu Tiểu đoàn Vũ khí nặng của địch đã bị ta đánh trúng diệt gọn.

Sau gần nửa giờ giao tranh, ta làm chủ trận địa, Tịch thu 2 khẩu cối 82 ly và 2 khẩu 57 ly không giật, còn vũ khí nhẹ khoảng vài chục cây, xác địch nằm la liệt, một số được đồng bọn mang theo khi chém vè . Điều kỳ lạ là Bên ta không một Binh sĩ nào bị thương, Một chiến thắng toàn mỹ cho Tiểu đoàn 229/ĐP và đơn vị bạn Thiết kỵ 2/8, làm rang danh Quân Dân Bình Thuận.

Trong lúc quân ta đang giao tranh với địch tại Tân Nông, VC mở cuộc tấn công vào Tiểu đội Tình Báo của Tiểu đoàn đang nằm tiền đồn giám sát địch . Địch quá đông nên Tiểu đội Tình Báo phải vừa chạy vừa chống trả, địch truy đuổi bén gót.

Đại Đội 3/229/ĐP tiến lên chận địch để Tiểu đội Tình Báo lui quân dưới sự yểm trợ của Cối 81 ly bắn ra từ Căn cứ chận bước tiến của VC. Có những quả chỉ rơi sau cánh quân chỉ 20 mét, cuối cùng cũng rút được về tuyến phòng ngự của Đại đội 3 /229, những chiến sĩ của Tiểu đội này là những chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến đấu nên mới thoát được sự truy sát của địch quân đang tim cách trả thù cho đám bại binh ở Tân Nông.

Đại Đội 3 cùng Tiểu đội Tình báo thu dọn chiến trường, tịch thu vô số cờ xí của VC, Đứng trên chòi canh, tôi nhìn thấy đồng ruộng một màu vàng của cọng rạ, những con Trâu Bò mang cờ của MT/GPMN biến mất trên những mảnh ruộng thân yêu.

Ngoài kia, trên Tỉnh lộ 8 rầm rập tiếng chân của đoàn quân chiến thắng trở về, Từ đó VC không còn dám ngoa ngoe chiếm đất dành dân, qua hai năm dân chúng trong vùng được hit thở không khí Tự do. Rồi ngày 19/4/75 đến, Quân thù tràn về từ mọi hướng, gây cảnh đau thương thống hận cho toàn dân Bình Thuận. Máu đã đổ trên Quê hương này, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 75 Toàn cõi Miền Nam đi vào địa ngục đỏ.

Cao hoài Sơn
Đại đội trưởng Đại đội 4/229/ĐP