PDA

View Full Version : Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ - Úc - Tân Tây Lan



Longhai
11-13-2014, 12:17 AM
Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ - Úc - Tân Tây Lan.

Nguyễn Khắp Nơi


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415848079.jpg

Hiệp ước ANZUS được ký kết vào năm 1951. Điều này đã cho Úc và New Zealand một sự bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ luôn luôn đứng đầu tại lằn ranh phòng thủ trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Khi Mỹ cam thành lập Lữ Đoàn 173 để bảo vệ Căn Cứ Không Quân Biên Hòa vào năm 1965 và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh của mình, Chính phủ Úc ngay lập tức cung cấp một Tiểu đoàn Bộ binh và Chính phủ New Zealand một Pháo đội để sát cánh chiến đấu.

Thủ tướng Chính phủ, ông Menzies, trong phiên họp của Quốc hội Úc vào ngày 29 tháng 4 năm 1965, thông báo rằng một Tiểu đoàn Bộ binh sẽ được gửi đến Miền Nam Việt Nam trong chương trình Viện trợ Quân sự. Đó là Tiểu đoàn 1 Bộ Binh (Royal Australian Regiment - RAR).


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415848146.jpg

1. Front gate Căn cứ của Tiểu đoàn 1 Bộ Binh Hoàng Gia Úc (trực thuộc Lữ Đoàn 173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ) tại Việt Nam.
Từ năm 1964, Tiểu đoàn 1 RAR đã được đặt trong tình trạng dự bị, có nghĩa là Tiểu đoàn này sẽ là đơn vị đầu tiên ở Úc được gởi đi tham chiến tại Đông Nam Á.

Tiểu đoàn trưởng của 1 RAR là Trung tá “Lou” Brumfield, người đã được lệnh chuẩn bị cho việc Tiểu đoàn vài tuần lễ trước đó. Việc chuẩn bị này bị cản trở rất nhiều bởi thiếu Quân trang Quân dụng, thay đổi nhân sự và khó khăn trong việc huấn luyện.

Đến tháng 3 năm 1965, Tiểu đoàn đã được huấn luyện thuần thục về chiến tranh nhiệt đới, bao gồm những trang thiết bị mới về máy truyền tin, vũ khí, đạn dược . . .

Tiểu đoàn đã có một Ban chỉ huy, với bốn Đại đội trưởng và tám Trung đội trưởng mới, có nghĩa là các Trung đội phải được tổ chức lại và thực hành việc hành quân với nhau trong một thời gian ngắn. Các Tiểu đoàn này đã không được huấn luyện bằng cách bắn đạn thật, thực hành trực thăng vận và hầu hết các Hạ sĩ quan và Sĩ quan không có kinh nghiệm thực tế trong việc gọi pháo binh hoặc Không quân hỗ trợ. Gởi một đơn vị lớn ra chiến trường trong tình trạng như vậy thật là chưa đúng lúc.

Nhưng Tiểu đoàn đã cố gắng tự học tập và rèn luyện thật cam khổ để trở thành một đơn vị hoàn toàn chuyên nghiệp, đã được Hạ sĩ quan có kinh nghiệm trong chiến tranh Mã Lai và Đại Hàn khen ngợi.


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415848200.jpg

Về phần Trung tá Brumfield, ông tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Hoàng gia vào năm 1947, phục vụ tại Tiểu đoàn 67 Úc trước khi nó được đổi tên là Tiểu đoàn 3 RAR. Ông đã tham chiến tại chiến trường Đại Hàn, sau đó được thuyên chuyển về nhiều đơn vị khác nhau, rồi trở về làm huấn luyện viên tại Học Viện Quân Sự Hoàng gia từ năm 1961 cho đến năm 1964 và gia nhập 1 RAR, làm việc tại Phòng Hành Quân.

Tour of Duty đầu tiên của Tiểu đoàn 1 RAR bắt đầu vào ngày 28 tháng 5 năm 1965, chiến hạm HMAS Sydney rời Sydney mang theo thành phần tiền phương của Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn khinh chiến 4/19 Prince of Wales (1 APC Troop) và Đại đội 1 yểm trợ. Phần còn lại của Tiểu đoàn sẽ được di chuyển bằng đường Hàng không từ căn cứ Richmond RAAF từ ngày 1 đến 10 tháng 6.

Tiểu đoàn đến Căn cứ Không quân Biên Hòa vào tháng Sáu và được đặt dưới quyền chỉ huy của Lữ Đoàn Nhẩy Dù 173 của Hoa Kỳ, trở thành đơn vị đầu tiên của Úc để phục vụ trong một đơn vị của Quân đội Mỹ.

Doanh trại của Tiểu đoàn 1 là những căn lều được căng ra trên khoảng đất đã được đốn hết cây với hàng trăm gốc cây cao su còn nằm rải rác chung quanh, công sự chiến đấu đã được đào sẵn, giây kẽm gai cũng đã được giăng ra và cỏ đã được cắt sạch. Chương trình huấn luyện cấp tốc bao gồm làm quen với sinh hoạt của người Mỹ, tiếng lóng, vũ khí và chiến thuật của họ. Chỉ vài ngày sau là Tiểu đoàn đã sẵn sàng mở những cuộc hành quân tuần tiễu trong khu vực trách nhiệm.

Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù gồm có hai Tiểu đoàn Nhảy dù (1/503 và 2/503), một Tiểu đoàn pháo binh 105mm howitzers, một Tiểu đoàn tiếp liệu và một số đơn vị chuyên môn. Tiểu đoàn 1 RAR là đơn vị Bộ binh thứ ba của Lữ đoàn.


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415848293.jpg

Phương pháp di chuyển tuần tiễu của Úc và Mỹ rất khác nhau. 1 RAR di chuyển qua khu rừng rậm một cách âm thầm, tránh sử dụng đường lộ cũng như đường mòn, trong khi lính Mỹ sử dụng cơ giới và hỏa lực để lùa kẻ thù ra đối mặt với họ. Mỗi bên học hỏi được một chút đỉnh của bên kia, nhưng 1 RAR duy trì phương pháp hành quân riêng của mình. Tiểu đoàn được trang bị súng 9mm Owen Guns, súng trường 7.62mm SLR và súng máy M60. Binh sĩ được huấn luyện kỹ với lòng nhiệt thành, tinh thần chiến đấu rất cao, muốn giành chiến thắng, có điều là đồ trang bị thì vẫn còn thiếu thốn.

Không lực và pháo binh yểm trợ trong các cuộc hành quân của quân đội Hoa Kỳ là những điều mới lạ đối với quân đội Úc, nhưng chỉ một thời gian sau là Tiểu đoàn 1 đã làm quen với cách thức hành quân trực thăng vận và gọi yểm trợ từ Không quân và Pháo binh. Từ khi đến Việt Nam, Tiểu đoàn được trang bị thêm lựu đạn M26, hỏa tiễn M72 chống xe tăng và tiêu diệt công sự chiến đấu, súng phóng lựu M79. Kết hợp lại với nhau, đó là 5 loại vũ khí và chiến thuật mới mà 1 RAR phải dự trữ trong kho vũ khí đạn dược của mình trong vòng sáu tháng sau khi đến Việt Nam. Bia lon là món hàng lúc nào cũng thiếu trong những tuần lễ đầu tiên và phải được tiếp tế liên tục từ Căn cứ Không quân Biên Hòa.

Kẻ thù của Tiểu đoàn 1 là đám du kích và Bộ đội địa phương của Việt cộng. Đám du kích vô cùng xảo quyệt, quen với địa hình địa vật nên lẩn trốn rất tài tình và di chuyển rất nhanh. Đám này sẽ tấn công thật mạnh mẽ sau khi đã điều nghiên chiến trường kỹ lưỡng và đem tới chiến trường một quân số đông gấp đôi gấp ba địch thủ. Đơn vị bộ đội chính quy của Việt cộng đóng ở trong những khu rừng thẳm của Chiến Khu C, D, Khu Tam Giác Sắt và Mật Khu Hố Bò. Bọn lính này được trang bị ngang bằng với quân đội Úc, sẽ đánh các trận lớn và kéo về mật khu ngay sau khi tàn trận. Chiến thuật của bọn này bao gồm trong phương châm đơn giản :

- “Bốn Nhanh Một Chậm”.

Một chậm : Chuẩn bị thật lâu.

Bốn nhanh : Vận chuyển đến chiến trường thật nhanh - Tấn công thật nhanh - Tái phối trí thật nhanh - Chém vè thật nhanh.

- “Ba Trước”

Nổ súng trước - Chiếm yếu điểm trước - Tấn công trước.


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415848385.jpg

Những cuộc Hành quân của Lữ Đoàn kết hợp 173.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhiệm vụ của Quân đội Úc bị hạn chế trong nhiệm vụ duy nhất là giữ an ninh cho Căn cứ Không quân, tuy nhiên, những hạn chế này sau đó đã được hủy bỏ. Kể từ tháng 9 năm 1965, Lữ đoàn 173 bắt đầu tiến hành các hoạt động tấn công chống Việt Cộng (VC) bao gồm tìm kiếm và tiêu diệt địch chung quanh khu vực trách nhiệm.

Lữ đoàn 173 hành quân trong những khu vực như Bến Cát, Chiến khu C, Chiến Khu D, Khu Tam Giác Sắt và Mật Khu Hố Bò. Tháng 1 năm 1966 1 RAR đã tham dự cuộc hành quân “Crimp Operation” tìm kiếm và tiêu diệt địch nhiệm vụ trong Mật khu Hố Bò, phía Bắc Sài Gòn, trong đó Tiểu đoàn tiến hành một cuộc tấn công bằng trực thăng vận và phát hiện ra Địa đạo Củ Chi, đó là nơi ẩn náu của bộ Tư lệnh tối cao của Việt Cộng, với những kho dự trữ lớn gồm các loại vũ khí và một số lượng lớn các tài liệu mật.

Tiểu đoàn 1 RAR tiếp tục hoạt động với Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ cho đến tháng tư năm 1966, khi Chiến đoàn 1 (Task Force 1) của Úc được thành lập, Tiểu đoàn 1 RAR hết nhiệm kỳ hoạt động, trở về Úc nghỉ ngơi vào ngày Anzac Day 25-04-1966. Tiểu đoàn đã diễn hành trên đường phố Sydney và được dân chúng đón chào hoan hô nhiệt liệt và Thủ tướng Harold Holt tiếp đón.

Sau cuộc chiến, các cựu Quân nhân của Lữ Đoàn 173 vẫn tiếp tục gặp nhau để ôn lại chuyện xưa. Lần đoàn tụ gần nhất là tại Melbourne trong ba ngày, từ ngày 23-10-2014. Các chiến binh Úc Mỹ đã đi thăm Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam ở Philip Island, Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc Việt ở Dandenong và tham dự buổi dạ tiệc vào ngày Thứ Bẩy 25-10-2014 vừa qua.



Nguyễn Khắp Nơi