PDA

View Full Version : Lịch sử đường Nguyễn Huệ qua (11) ảnh. Khắc Huy.



TAM73F
10-09-2014, 11:57 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1412856032.jpg

Hình 1. Khởi thủy đường Nguyễn Huệ là 1 con kinh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát Quái 1790-1835). Người Pháp gọi là Kinh Grand Canal, người Việt gọi là Kinh Chợ Vải.
Kinh Chợ Vải (Kinh Lớn - Grand Canal) và đường Charner nhìn từ phía sông Sài Gòn vào phía tòa Thị chính (lúc này chưa xây) và cũng chưa thấy có Nhà Thờ Đức Bà (khởi công 1877, hoàn thành 1880).

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1412856670.jpg

Hình 2. Bản đồ 1790. Plan de la Ville de SAIGON en 1790. Bản đồ này thuộc hàng xưa nhất trong các bản đồ Sài Gòn, với hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cách biệt nhau. Hướng bắc quay về bên phải. Ngôi thành Bát Quái được xây dựng năm 1790, bản đồ cho thấy một con kinh khá dài nối liền thành Gia Định với sông Sài Gòn, tạo sự thuận lợi cho giao thông và vận tải bằng đường thủy vào trong thành.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1412857083.jpg

Hình 3. Dọc bờ kinh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner (đường bên phải trong ảnh), hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kinh là đường Rigault de Genouilly.
Dãy nhà phố trên đường Charner. Hai con đường hai bên Kinh Lớn: một chạy xuống phía bờ sông Sài Gòn, qua phía trước Chợ Cũ là rue Rigault de Genouilly (bên trái), đường từ phía sông chạy lên là rue Charner (bên phải). Khi Kinh Lớn bị lấp vào năm 1887 thì hai con đường được nhập lại thành Boulevard Charner tức là ĐL Nguyễn Huệ sau này.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413056241.jpg

Hình 4. Ảnh này chụp cuối Kinh Chợ Vải, chúng ta có thể thấy có 1 cây cầu để nối hai bờ kinh, xa xa là Bến Nhà Rồng.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413056485.jpg

Hình 5. Bên phía đường Canton chúng ta có thể thấy một ngôi chợ. Chợ đã hình thành từ trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn, nằm cạnh bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Các nhà lồng chợ Charner -les Halles de Charner-, được xây dựng vào năm 1860 và là ngôi chợ đầu tiên của Sàigòn. Hàng hóa thực phẩm cung cấp cho chợ này bằng con kinh đào chạy qua phía trước chợ gọi là Kinh Lớn, vị trí nằm ngay giữa đường Nguyễn Huệ ngày nay. Con đường bên phải chợ là Rue Vannier, ngày nay là đường Ngô Đức Kế, đường bên trái là Rue Phủ Kiệt, nay là Hải Triều. Đường phía sau chợ là Rue Georges Guynemer (còn có tên khác trước đó là rue d’Adran), sau này là Võ Di Nguy và sau 1975 là Hồ Tùng Mậu.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413055422.jpg
Hình 6. Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kinh và sát nhập hai con đường ở hai bờ lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413056862.jpg

Hình 7. Chợ Bến Thành (cũ), hướng nhìn ra đường Kinh Lấp - Charner. Phía trước mặt chợ Bến Thành (cũ) nhìn ra đường Kinh Lấp - Charner. Có thể đoán ảnh này được chụp khoảng năm 1909-1914, vì ở phía xa ta đã thấy tòa nhà Dinh Xã Tây. Năm 1914 chợ không còn nằm vị trí này.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413055635.jpg
Hình 8. Perspective du Boulevard Charner. Đại lộ Charner - Kinh Lấp nhìn về hướng sông Sài Gòn, tòa nhà ta thấy bên phải, đó chính là thương xá Tax.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413057130.jpg
Hình 9. Một hướng nhìn khác của Đại lộ Charner về phía Dinh Xã Tây. Tiếc là công viên nhỏ ở trong hình ngày nay đã không còn nữa.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413055120.jpg

Hình 10. Dinh Xã Tây. Nguồn: Albert Kahn

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1413055978.jpg

Hình 11. Đại lộ (Charner) Nguyễn Huệ 1969-70 là một trong những con đường đẹp nhất của Hòn Ngọc Viễn Đông - Sài Gòn. Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa là hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà.

Nguồn: Lịch sử đường Nguyễn Huệ qua ảnh.

Khắc Huy