PDA

View Full Version : Lá Thư Cuối Cùng



Longhai
09-14-2014, 06:09 AM
Lá Thư Cuối Cùng


Nguyễn Hương Nhân


Người đàn bà ngồi trước mặt Hoàng là một phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt kim tinh với những nét duyên dáng và nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, đôi mắt thì không che dấu được nỗi buồn phiền, sầu muộn do những tang thương, mất mát trong cuộc chiến và trải qua trên mười vụ vượt biên sau khi người chồng trốn trại giam với hy vọng sẽ đến được bến bờ tự do như bao nhiêu người khác. Thế nhưng, anh không bao giờ đặt chân trên phần đất Tự do. Anh đã vĩnh viễn nằm lại trên quê hương Việt-Nam, tại một cánh rừng, bởi nhiều những viên đạn bắn từ phía sau cùng với 4 người tù khác và cho đến ngày nay, sau hơn 20 năm, người quả phụ trẻ vẫn không biết tin tức chồng, cho đến gần đây nàng mới biết tin chồng cùng 4 người tù khác trốn trại giam năm 1978 bị bộ đội truy lùng và bắn đuổi theo từ phía sau, do một bài báo tại quận Cam đăng " 5 nấm mồ không tên” trong đó có mộ chồng nàng. Trong vụ trốn trại có 6 người, thì 5 người bị bộ đội dùng súng AK.50 bắn chết trong cuộc truy kích, một người trốn thóat, cho đến nay không tin tức về người nầy. Người qủa phụ trẻ đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu tin tức kể cả hỏi thăm nhiều người dân trong vùng trại giam Bù-Gia-Phúc, Phước Long. Thế nhưng chị vẫn không biết tin tức chồng còn sống hay đã chết. Đây là nỗi đau bất tận của người quả phụ chỉ có hạnh phúc trong thời gian 5 năm sau ngày cưới. Lá thư cuối cùng, Trung úy Nguyễn Hoàng-Anh, thuộc Lực lượng Đặc biệt (Special forces) viết cho chị với dấu hiệu bất thường, đau buồn. Người quả phụ có giọng nói nhẹ nhàng của Hà Nội nói với Hoàng về lá thư cuối cùng chồng nàng viết cho nàng vào ngày 16 tháng 9 năm 1978 với những lời lẽ như sau : “Mình yêu quý, khi em đọc những dòng nầy thì anh đã đi rồi, thật bất ngờ cho em. Xin em hãy cố gắng chịu đựng những thử thách, kể cả những đau thương, mất mát. Anh cần phải ra đi. Những gì liên quan đến anh, anh đã giải quyết. Anh gởi lại cho em chiếc quần tây và cây bút Pilot, hy vọng những món quà nhỏ nầy sẽ giúp em trang trải nợ nần và chịu đựng những tháng ngày gian khổ nuôi con”. Cao Phi Yến nói tiếp : Tôi biết anh có ý định trốn trại và vượt biên. Anh hỏi xin tôi mấy chỉ vàng để ra đi. Tôi đã khuyên anh không nên trốn trại tìm cách vượt biên, rất nguy hiểm. Đợi khi đuợc trả tự do cùng vợ con vượt biên. Nhưng không ngờ anh đã ra đi và đi mãi không về với vợ con.

Người quả phụ nói tiếp với Hoàng qua màn nước mắt về lá thư cuối cùng anh viết cho nàng có đoạn : “Đứa con của chúng ta sắp ra đời, nếu là con gái, em đặt tên là Nguyễn Thùy Linh (để nhớ tên người mẹ nuôi, bà ông thị Linh) . Nếu là con trai em đặt tên là Nguyễn Hoàng Tạo (để nhớ Phước Long). Điều cuối cùng anh mong ước ở em là cố gắng chờ đợi anh 3 năm nữa. (có thể để tang cho anh). Sau 3 năm em có quyền quyết định cuộc đời em cho tương lai (xem như anh đã xong rồi). Nếu lấy chồng, em hãy thường về thăm hai con. Lá thư còn có đoạn viết cho mẹ như sau : “ Mẹ kính yêu con phải ra đi. Con vô cùng bất hiếu đối với mẹ, con xin mẹ hãy tha thứ cho con”. Trên đây là những đọan trích từ lá thư cuối cùng của Trung úy Nguyễn-Hoàng-Anh, từ trong trại giam “Bù Gia Phúc”, thuộc Tỉnh Phước Long do Trung đoàn 316, thuộc Trung đoàn 500 quản trị sau ngày 30-4-75, gởi cho chị Cao Phi Yến. Kể từ lá thư đó, chị không nhận tin tức chồng, và sau nầy mới biết chồng và 4 người tù khác bị bộ đội bắn chết trong vụ trốn trại giam. Trung đoàn 316 là đơn vị có trách nhiệm thiết lập nhiều trại giam được xem như là các trại giam cực kỳ tàn bạo, trong đó trại Bù Gia-Phúc, thuộc Tỉnh Phước Long, tù nhân phải lao động khổ sai, cực nhọc suốt 12 tiếng đồng hồ một ngày. Tối về trại bị bọn Quản giáo còng chân vào một thanh sắt dài còng nhiều người. Thỉnh thỏang một vài tên bộ-đội đi ngang qua, lấy chân hấc thanh sắt làm rung chuyển từ cổ chân người nầy đến cổ chân người khác, khiến người tù đau đớn đến ngất xỉu. Hầu hết Cán binh thuộc Trung đoàn 316, Sư đoàn 500 rất tàn bạo, hung hăng và đã gây nên nhiều tội ác, trong đó vụ hãm hiếp con gái Hải quân Trung úy Lê-Đạo và đã giết nạn nhân bằng cách chặt ra thành nhiều đoạn vứt xuống suối. Bộ đội Trung đoàn 316 còn phạm nhiều tội ác khác, như ban đêm lẻn vào các láng trại dùng tạm trú cho vợ con tù nhân đi thăm nuôi, giả gịong người tù, dùng tay bịt miệng các bà và hãm hiếp những phụ nữ mà ban ngày bọn nầy đã có dịp tiếp xúc “và chấm điểm”, như là mục tiêu hành lạc vào ban đêm. Sau khi thõa mãn thú tính, bọn nầy nhanh chóng rút lui.

Cô nữ sinh Phi-Yến lấy chồng lúc 21 tuổi đang chuẩn bị vào Đại học, chồng cô là một Sĩ quan Thủ Đức, thuộc Lực lượng Đặc biệt, hơn cô một tuổi (1 tuổi) Trung úy Nguyễn Hoàng-Anh, sau nhiều năm theo các cuộc hành quân tảo thanh địch. Trung Uý Anh bị nhiều vết thương trên người, do đó người cậu ruột của anh là : Trung Tướng Mai Hữu Xuân phải can thiệp để anh được về làm việc tại văn phòng hành chánh tỉnh Gia-Định.

Trong nhiều năm, Trung Úy Anh đi hành quân, Cao Phi-Yến theo chồng ở trại Gia binh và sau những cuộc hành quân về trại, họ sống với nhau hạnh phúc. Đối với họ, những tháng ngày nầy hoa bướm. Nhưng hạnh phúc đã không đến với họ lâu dài ngày 30-4-75, khi Đảng Cộng Sản Việt-Nam xua nửa triệu quân đánh chiếm miền nam Việt-Nam và tạo nên thảm họa cho dân tộc Việt-Nam. Hằng trăm ngàn Sĩ quan, Viên chức VNCH bị đảng CSVN trả thù bằng cách bắt đưa vào những trại giam trá hình mà họ gọi là “Trại cải tạo tư tưởng”. Thực chất những trại cải tạo tư tưởng nầy là trại giam, mặc dù không có tường cao, không có cổng sắt nhưng những trại giam nầy không thua những trại giam của Đức Quốc Xã, rất tàn bạo do bộ đội thiết lập trong các cánh rừng. Nhưng việc canh giữ tù nhân là sự kiện gây kinh hoàn đối với nhân loại thế giới. Nếu tù nhân nào trốn trại sẽ bị bắn từ phía sau và phải bắn chết. Bội đội CSVN nhận lệnh không bắt lại những người tù trốn trại. Tù nhân phải sản xuất, chăn nuôi và lương thực, thực phẩm làm ra phải cung cấp cho bộ đội hoặc chuyển về Trung-Ương. Người tù không được hưởng những sản phẩm do chính bàn tay họ là ra như sữa, thịt bò, các loại sản phẩm khác. Thực phẩm chính để nuôi tù là các lọai sắn, khoai và hạt bobo (Nông sản do liêng bang Xô Viết viện trợ để nuôi gia súc) Thực phẩm chính nuôi tù hằng ngày là sắn, (khoai mì) trong chất khoai mì có độc tố Cyanure. Trong ngành Y khoa xử dụng độc tố Cyanure làm chất độc thí nghiệm trên các loại chuột, thỏ, kể cả trong ngành khoa học cũng xử dụng độc tố nầy trong thí nghiệm. Hằng năm người tù chỉ được đãi một bữa ăn trưa hoặc tối có vài lác thịt bò hoặc thịt heo vào ngày lễ lớn của CSVN là ngày 2 tháng 9 hằng năm.

Trong những ngày thăm nuôi chồng tại trại giam Bù Gia Phúc, Cao Phi-Yến cũng như nhều phụ nữ khác, họ đã gặp trăm ngàn cay đắng. Thế nhưng đối với Phi-Yến thì cũng có ngày êm đềm và hạnh púc, mặc dù họ sống với nhau những giây hút ngắn ngủi. Bạn tù trong trại thương yêu những cặp vợ chồng trẻ, cho nên đã giúp đỡ bằng cách dựng những căn lều nhỏ ngoài rừng với căn hầm vừa cho hai người, để người tù có thể gặp vợ lúc lao động hoặc ban đêm, giúp những cặp vợ chồng nầy gặp nhau và họ sống với nhau dưới những căn hầm cá nhân nầy. Cao Phi-Yến đã sống với chồng trong căn lều suốt một tuần lễ sau giờ chồng lao động không về trại vào giữa ngày. Những giây phút đợi chồng đến với mình tại căn hầm ngoài bià rừng là giây phút hạnh phút nhất đối với Cao Phi Yến. Họ sống với nhau cả ban đêm. Nếu ngày nào chồng không đến với nàng vào ban đêm thì Cao Phi Yến phải sống trong nỗi phập phồng lo sợ có kẻ nào đó biết được nàng đang sống dưới căn hầm ngoài rừng thì hiểm nguy sẽ ụp đến với nàng, một phụ nữ một con, trẻ đẹp, nhất là đối với cán binh quân đội CSVN, nếu họ biết nàng đang sống dưới căn hầm nhỏ ngoài rừng thì thảm họa sẽ đến với nàng tức khắc. Tuy nhiên hạnh phúc mong manh đó cũng chấm dứt đối với Cao Phi Yến, và nàng bị bộ đội cấm không cho thăm nuôi sau khi họ khám phá ra nàng và chồng đã đã sống với nhau nhiều ngày dưới căn hầm ngoài rừng. Người tù Nguyễn Hoàng Anh bị cấm lao động và phải chịu biệt giam nhiều ngày gọi là : “Kỷ-luật”.

Những năm tháng chờ đợi tin tức chồng, hầu như vô vọng, Cao Phi Yến cùng hai con đành phải theo cha mẹ định cư tại Hoa Kỳ theo diện ODP vào năm 1987, tức 10 năm sau khi chồng nàng trốn trại và không có tin tức gì về anh. Nỗi buồn phiền vẫn đeo đuổi theo nàng khi đến trại tạm cư Phi Luật Tân trước khi chính thức nhập vào Hoa-Kỳ. Lúc nào Cao Phi Yến cũng cầu nguyện cho chồng và nuôi hy vọng sẽ gặp lại anh trong một ngày nào đó. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, Phi-Yến mới nhận tin tức về người chồng thương yêu đã chết trong lúc trốn trại cùng với bốn người tù khác. Lại một lần nữa vết thương lòng bị khơi dậy với nỗi đau bất tận cùng của sự thống khổ và sức chịu đựng của một con người bình thường như cô nữ sinh Cao-Phi-Yến. Niềm đau và nỗi khổ tâm đó lại càng lớn hơn khi tin tức cho biết trong 5 nấm mộ không tên kia không biết nấm mộ nào là nơi Trung Úy, LLĐB Nguyễn Hoàng Anh, nằm xuống vào năm 1978, bởi vì dân chúng địa phương, sau khi biết được có 5 người tù trốn trại bị bộ đội bắn chết, họ chỉ biết chôn cất để những người chết có được mộ phần mà thôi. Tất cả 5 ngừơi tù không có giấy tờ tùy thân trong người khi họ bị Bộ đội quản giáo đuổi theo và bị bắn chết trong rừng.

Dường như “Màu áo lính chiến” Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa đã lôi cuốn Cao Phi-Yến, cho nên sau khi định cư tại Hoa-Kỳ, người quả phụ trẻ Cao Phi Yến tham gia vào những sinh hoạt của Cộng-Đồng người việt và tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, tại Thành phố Houston, Tiểu bang Texas. Ngoài những sinh hoat Cộng-Đồng, hình ảnh anh hùng của chiến sĩ Lý-Tống lái máy bay về Việt-Nam rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ độc tài tại trong nước cũng tác động đến tinh thần Cao Phi-Yến, lôi kéo chị vào dòng sinh họat yểm trợ tinh thần Lý-Tống, nhất là sau khi Lý Tống bị chính phủ Thái Lan bắt giam và bị đưa ra Tòa kết tội “không-tặc”, sau khi vụ rải truyền đơn về lại Thái-Lan. Mặc dù có cơ sở làm ăn tại Houston, Cao Phi Yến vẫn đóng cữa đến Thái Lan và chị phải thuê một căn phòng nhỏ trong khách sạn tồi tàn của Băng Kok, từ đó thường xuyên đi thăm Lý-Tống tại nhà tù hoặc khi anh bị đưa ra Tòa. Tại phiên tòa cuối cùng toà án Thái-Lan đưa ra phán quyết “dẫn-độ” Lý-Tống về Việt-Nam theo yều cầu của nhà cầm quyền CSVN. Cao Phi Yến là người phụ nữ Việt-Nam duy nhất có mặt tại phiên toà và đó cũng là hình ảnh mà giới báo chí Tây-Phương và báo chí Thái Lan chú trọng đều đăng tải hình chị lên báo.

Việc Cao Phi Yến đóng cửa cơ sở thương mại tại Houston để đến Thái Lan yểm trợ tinh thần Lý-Tống đã nên một dư luận trong Cộng Đồng người Việt tại ngay Houston và Nam California rằng : Người quả phụ trẻ Cao Phi Yến có tình ý gì với Lý-Tống ?...

Nhưng đối Cao Phi Yến thì hoàn toàn không có bất cứ một tình ý gì giữa chị với Lý-Tống chỉ là một tình bạn trong sáng. Riêng đối với Cao Phi Yến thì chị cho biết sau khi biết tin tức Lý-Tống dùng máy bay, bay về Việt Nam rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ độc tài và tấm hình Lý-Tống bị dẫn ra toà án với đôi chân mang xiềng dã tác động mạnh đến tinh thần Phi-Yến và lôi kéo chị tham dự một cuộc họp thành lập ủy ban yểm trợ tinh hần Lý-Tống tại Nam Cali. Chị đặt ra cho mình câu hỏi ?... Tại sao một người trí thức, đang có địa vị tại Mỹ lại phải từ bỏ cuộc sống giàu sang đó, để dấn thân vào cuộc đấu tranh Tự-Do, Dân Chủ trong nước, còn mình sao không giam từ bỏ cuộc sống để mang đến cho anh một niềm an ủi, một niềm tin vào đồng bào. Đó là lý do Cao Phi-Yến quyết định đến Thái Lan yểm trợ tinh thần Lý-Tống nhiều tháng cho đến ngày tòa án Thái-Lan xử phiên phúc thẩm quyết định hủy bỏ phán quyết của tòa sơ thẩm Bangkok dẫn độ Lý-Tống về Việt Nam. Trả tự do cho Lý-Tống trở lại Hoa-Kỳ, và. Cao Phi Yến cũng xem như nhiệm vụ của mình cũng chấm dứt sau ngày Lý Tống đặc chân trở lại đất Mỹ.

Người quả phụ trẻ Cao Phi Yến âm thầm chít khăn tang từ năm 1978 và mãi cho đến hai mươi năm sau (20 năm) nàng mới biết người chồng thân yêu đã chết, bởi bàn tay của những người Cộng Sản, từng hô hào đấu tranh giai cấp, Giải phóng dân tộc, mang lại Hòa bình cho đất nước. Nhưng bất hạnh đã ập đến thiếu phụ như Cao Phi Yến và những cô nữ sinh khác, Cao Phi Yến trở thành quả phụ khi bước vào tuổi 26 và ngày nay những nét thương đau vẫn còn hằng trên khuôn mặt chị bơ phờ vào tuổi 50, sự hy sinh của chồng và bối cảnh Việt Nam ngày nay sau hơn 30 năm “Giải-Phóng” Việt-Nam vẫn chìm trong bóng đêm của dốt nát, chậm tiến, lạc hậu đã làm cho Cao-Phi-Yến luôn luôn trăn trở và tiếp tục tham gia vào sinh họat Cộng Đồng, đấu tranh cho Tự do, Dân chủ Việt-Nam. Ngoài ra, chị còn cặp sách đến trường, dường như muốn tìm quên đau thương trong sách vở và tình bạn tại Đại Học Cộng Đồng Golden West College, nam California.



Nguyễn Hương Nhân.