PDA

View Full Version : Fort Rucker Reunion 2015



Nguyen4063
08-03-2014, 05:41 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1407106814.jpg

Nguyen4063
08-03-2014, 05:54 AM
Thông báo

Để chuẩn bị thảo luận chi tiết chương trình hội ngộ với ban điều hành Fort Rucker vào tháng 10 năm 2014. BTC cần có thêm danh sách của quý niên trưởng, các bạn và thân hữu muốn tham dự FORT RUCKER REUNION 2015.

Sau buổi họp này, BTC sẽ thông báo lệ phí cho ba ngày gồm có:
Tiệc tiếp tân, bus đi tour, ăn trưa, formal dinner cũng như lửa trại và chổ ở Cabin.

Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội ngộ trong một căn cứ quân sự Hoa Kỳ ba ngày liền.
Trân trọng kính mời quý quý niên trưởng, các bạn và thân hữu ghi danh tham dự.

Liên lạc gửi email về banme@rocketmail.com, và CC: nguyen4063@yahoo.com

TM BTC
Le Long



http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1407044450.jpg

Nguyen4063
01-06-2015, 04:47 AM
Fort Rucker Reunion 2015

Trân Trọng Thông Báo đến Quý Niên Trưởng và các bạn cũng như các thân hữu.
Một số anh em trong BTC Fort Rucker Reunion 2015 ban đầu sẽ không còn chịu trách nhiệm chương Trình Fort Rucker Reunion 2015, cũng như Tài Chánh.
Vì những Lý do sau đây:

1. Mục đích Fort Rucker Reunion 2015 đã thay đổi. Tình Không Quân và Tinh Thần Tạo Đoàn Kết trong anh em Không Quân Không còn được thực hiện nữa, mặc dầu những ý kiến và sự đóng góp xây dựng đã đưa ra.

2. Trưởng Ban Liên Lạc với Fort Rucker đã không quan tâm đến việc mời các Huấn Luyện Viên Fort Rucker tham dự cuộc hội ngộ, và đã thất bại trong việc liên lạc với Fort Rucker để lấy những bài vở viết, đóng góp cho Đặc San Fort Rucker, cũng như không nói cho Fort Rucker hiểu rõ mục đích chính của chúng ta là: Trở về Thăm Trường cũ, gặp lại cựu Huấn Luyện Viên, và giới thiệu Bạn bè, người thân biết cuộc sống của thời khoá sinh ở Fort Rucker.




Một số anh em trong BTC Fort Rucker ban đầu Thành Thật cảm ơn tất cả quý Niên Trưởng và các bạn đã ủng hộ tinh thần, khuyến khích cũng như tin tưởng vào anh em chúng tôi vào lúc khởi đầu.

Kính

KQ Nguyễn-Xuân Hạnh
KQ Nguyễn văn Viễn
KQ Nguyễn Đình Chí
KQ Nguyễn Thiện
KQ Vũ Chung
KQ Trần Gia


http://hoiquanphidung.com/userupload/img/TB_1420519529.pdf

SVSQKQ
01-06-2015, 05:00 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Anh Hùng Trực Thăng_1420520393.jpg

http://youtu.be/xtw3gSThVJg

giaohan
01-17-2015, 03:30 AM
Fort Rucker Reunion 2015

Trân Trọng Thông Báo đến Quý Niên Trưởng và các bạn cũng như các thân hữu.
Một số anh em trong BTC Fort Rucker Reunion 2015 ban đầu sẽ không còn chịu trách nhiệm chương Trình Fort Rucker Reunion 2015, cũng như Tài Chánh.
Vì những Lý do sau đây:

1. Mục đích Fort Rucker Reunion 2015 đã thay đổi. Tình Không Quân và Tinh Thần Tạo Đoàn Kết trong anh em Không Quân Không còn được thực hiện nữa, mặc dầu những ý kiến và sự đóng góp xây dựng đã đưa ra.

2. Trưởng Ban Liên Lạc với Fort Rucker đã không quan tâm đến việc mời các Huấn Luyện Viên Fort Rucker tham dự cuộc hội ngộ, và đã thất bại trong việc liên lạc với Fort Rucker để lấy những bài vở viết, đóng góp cho Đặc San Fort Rucker, cũng như không nói cho Fort Rucker hiểu rõ mục đích chính của chúng ta là: Trở về Thăm Trường cũ, gặp lại cựu Huấn Luyện Viên, và giới thiệu Bạn bè, người thân biết cuộc sống của thời khoá sinh ở Fort Rucker.




Một số anh em trong BTC Fort Rucker ban đầu Thành Thật cảm ơn tất cả quý Niên Trưởng và các bạn đã ủng hộ tinh thần, khuyến khích cũng như tin tưởng vào anh em chúng tôi vào lúc khởi đầu.

Kính

KQ Nguyễn-Xuân Hạnh
KQ Nguyễn văn Viễn
KQ Nguyễn Đình Chí
KQ Nguyễn Thiện
KQ Vũ Chung
KQ Trần Gia


http://hoiquanphidung.com/userupload/img/TB_1420519529.pdf

Việc tổ chức FORT RUCKER REUNION 2015 dựa trên tinh thần tự nguyện phục vụ cho tập thể và tuyệt đối vô vụ lợi. Với tinh thần tự nguyện cao cả nơi một số Anh Em.
Họ đã hy sinh bao công sức từ tiền bạc lẫn thời gian trong suốt 3 năm qua để bay qua các tiểu bang liên lạc, kêu gọi và gặp tận mặt anh em để bàn về hội ngộ tại Ft Rucker. Tất cả tinh thần này chỉ vì một mục đích duy nhất là tạo một cơ hội anh em gặp nhau, tỏ lòng biết ơn đối với FT. RUCKER. Mọi người nay đều đã có tuổi, có lẽ đây là cuộc hội ngộ đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời.
Nếu vì bất cứ lý do gì quí vị không thích tham dự đó là sự chọn lựa riêng của quí vị, thì cứ tự nhiên rút lui. Nhưng bạn cố tình đăng tin để làm nản lòng anh em chiến hữu, đồng thời xuyên tạc bóp méo sự thật ,vô tình hay cố ý bạn đã làm tổn thương đến tinh thần tự nguyện của anh em đang tiếp tục hăng say để giúp hội ngộ thành công. Mà lại đăng tin hoàn toàn không đúng sự thật thì càng có hại cho uy tín và danh dự của chính bạn.

Để trả lời tin đăng của bạn Ng X Hạnh;

1/ Mục đích chính của hội ngộ là tạo dịp anh em gặp gở, sống lại như những ngày xưa trong căn cứ. Và cũng là dịp bày tỏ sự biết ơn đối với người đã dạy, hy sinh cùng với anh em. Mục đích hội ngộ không thay đổi và sẽ tiếp tục làm việc hăng say hơn trước.

2/ Vì việc rút lui của người phụ trách làm đặc san (bạn Viễn), nên hiện nay anh em đang cố tìm người thay thế viết bài lại từ đầu. Việc lập danh sách các IP (Mr. Paul White phụ trách) vẫn tiến hành mặc dầu Mr. White đã cho biết IP chết, mất liên lạc gần hết. Cuộc họp với PAO (Ft Rucker Public Affairs Office) thành công ngoài dự tính. PAO hoan nghênh ngày anh em trở về, và đã đề nghị nhiều tiết mục thêm cho hội ngộ. PAO mong muốn tất cả khoá sính các nước khác cũng sẽ trở về trường như chúng ta. Cũng vì sự nhiệt tình của PAO mà anh em còn lại quyết tâm bảo vệ danh dự người Viêt Nam, va truyền thống KQ hào hùng tiếp tục thực hiện FORT RUCKER REUNION 2015.

Anh em kêu gọi các NT và thân hữu hãy cùng anh em còn lại thực hiện câu nói hào hùng KHÔNG BỎ ANH EM KHÔNG BỎ BẠN BÈ.

Rất mong sẽ được gặp tất cả Quí Niên Trưởng,các Bậc Đàn Anh hào hùng và tất cả
các bạn thân thương ở FORT RUCKER REUNION 2015

TMBTC,
KQ Hán Ngọc Giao

Và đính kèm sau đây là thư của chị Phạm Thiên Thu, một thành viên của ban tổ chức
************************************************** **********************************************
Thư gửi ban tổ chức Fort Rucker
Kính thưa quý niên trưởng và anh Long,
Trước hết tôi xin lỗi vì đã xen vào công việc này của các anh, nhưng tôi thấy cần phải có chút ý kiến sau khi đọc thông báo của anh Hạnh. Xin lỗi là tôi không biết người nào trong các anh, mà chỉ được tiếp chuyện một lần qua điện thoại mà thôi
Theo như tôi được các anh cho biết ngay từ lần đầu gặp gỡ thì mục đích của “Fort Rucker Reunion 2015” là tạo cơ hội cho anh em Sĩ Quan Không Quân của Quân Lực VNCH đã từng thụ huấn tại trường bay Ft.R. có dịp trở về thăm lại trường xưa, cũng như tỏ lòng biết ơn đến những người thày đã có công đào tạo cho đất nước chúng ta những phi công có đủ khả năng chiến đấu bảo vệ quê hương, và cũng là dịp để cám ơn những phi công Hoa Kỳ đã hy sinh trong chiến tranh VN, bởi “Lòng Biết Ơn” là một đặc điểm của người Việt chúng ta. Cha ông chúng ta đã từng dạy “ ăn quả, nhớ kẻ trồng cây” hay” nhất tự vi sư, bán tự vi sư” . . . Do đó tôi thấy mục đích của Fort Rucker Reunion từ trước tới giờ vẫn không có gì thay đổi.
Trong công việc đôi khi có những bất đồng nho nhỏ, chúng ta nên bỏ qua những chuyện nhỏ đó để cùng nhau lo chuyện lớn. Đó là danh dự của người Việt Nam chúng ta ( vì chúng ta đã có ba người đại diện đến liên lạc và cho PAO biết ý định của chúng ta), và họ rất hân hoan chào đón chúng ta, họ cảm động khi thấy các học viên VN là những người đầu tiên có ý định trở lại trường xưa, họ còn hy vọng, chúng ta là người bắt đầu để những học viên các nước trước đây đã từng được huấn luyện ở Ft R theo đó mà trở về thăm trường cũ . . . Bây giờ chúng ta không tiếp tục làm chỉ vì những cách làm không giống nhau thì còn chi là danh dự dân tộc nữa
Chuyện mời các Instructors ngày xưa thì dĩ nhiên chúng ta phải nhờ PAO giúp hộ chứ làm sao chúng ta biết các thày ở đâu mà tìm, hơn bốn mươi năm, ai còn ai mất, ai ở đâu sao ta biết được. Các anh em ai có biết người thày nào của mình hiện ở đâu thì nên cho biết giúp ( ví dụ anh Long có thày Paul, và anh đã liên lạc được với thày rồi), chúng ta sẽ mới các thày là điều đương nhiên. Chắc chắn là những người phụ trách sẽ mời sau khi công việc tổ chức được coi như đã hoàn tất ( cám ơn các anh đã lo xa giùm)
Tôi không dám có ý kiến trong việc bất đồng gì đó của các anh, nhưng vấn đề phải tiếp tục thực hiện Reunion này là phải làm vì danh dự không chỉ của các anh, mà còn là danh dự của tất cả người Việt Nam chúng ta. Chúng ta không thể “ Đánh trống bỏ dùi” như thế được. Chúng ta phải ủng hộ cho việc trở lại trường xưa, cùng nhau góp tay để có thể vượt qua những trở ngại khó khăn mới được.
Mong các anh lượng thứ cho những điều tôi sắp nói ra đây. Chúng ta hầu như ai cũng qua được một vòng đời cả rồi( 60 năm), hơn thua nhau để làm gì, chỉ tổ thiên hạ chê cười chúng ta, họ sẽ nói “ giờ này mà còn như thế, hèn chi mất nước là đáng đời”.
Các anh nghe thế nào chứ tôi tuy là phụ nữ nhưng nghe như thế thấy đau lòng và tủi hổ lắm.
Fort Rucker Reunion 2015 không những NÊN mà PHẢi tiếp tục thực hiện cho bằng được, tất cả vì danh dự Người Việt và cũng vì “Không Quân, Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè”
Trân trọng kính chào
Phạm Thiên Thu

chim canh cut
01-17-2015, 05:50 PM
Fort Rucker reunion lần nầy, nhà trường không có tổ chức airshow, và không cho khoá sinh được cởi trực thăng bay một vòng chung quanh trường, như lần 10 năm trước, đó là một sự thất vọng lớn.
Nếu reunion là chỉ để gặp nhau và vui chơi nầy nọ, thì lần gặp nhau nầy, có khác gì so với những cuộc họp liên khoá 72-73 SVSQKQ đã tổ chức vừa qua, vậy thì Fort Rucker reunion có gì đâu đặt biệt ?
Tôi đề nghị, các vị nào nằm trong ban tổ chức, xin vui lòng đề nghị với trường cho thêm 2 mục trên vào, đó là cái sự kiện chính để thu hút mọi người, khi về thăm lại trường cũ mỗi lần .
Người phi công (già), giờ mong được ngồi lại trên chiếc trực thăng thân yêu, được bay một vòng, dù chỉ làm hành khách, được sống lại cái cảm giác rạo rực ngày xưa khi con tàu dần giật lúc cất cánh, không biết các vị ra sao, với tôi đó là niềm sung sướng nhất mà tôi mong đợi suốt từ 10 năm qua.
Mong lắm thay !
NĐL
Lớp Nón Vàng 74-22

giaohan
01-20-2015, 12:49 AM
Xe vừa vào đến địa phận Alabama thì tiếng hát trầm ấm, nhẹ nhàng và thật thiết tha của ca sĩ Duy Khánh từ chiếc IPhone để ở ghế cạnh bên bỗng cất lên “ Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ. Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ. Bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa. May ra có còn đôi đứa... Bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến, hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm . . .” Bỗng dưng khiến lòng nặng trĩu, chợt nhớ đến người bạn cùng học trường bay Ft. Rucker nay đã mất, đến buông tiếng thở dài não ruột mà không hay. Bàn tay như vô tình nhấn nút tắt bản nhạc buồn tưởng chừng như đang nghiền nát ruột gan.


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1393810333.jpg

Kể từ sau 1975, đây là lần thứ ba trở lại Ft Rucker. Nhưng khác với hai lần trước vì mang theo một quyết tâm gặp trưởng phòng ngoại vụ (PAO) của trường để trình bày ý nghĩa và mục đích cuộc hội ngộ của anh em cựu khoá sinh đã được huấn luyện tại trường từ thập niên 1960 – 1970, vào tháng 10, năm 2015 sắp tới đây.

Như những cánh chim đủ lông cánh, lớn khôn bay đi muôn phương, nay muốn một lần trở lại tổ xưa, là ngôi trường đã dạy đàn con từng bước bay lượn, nhảy múa khi còn trẻ thơ với bao mơ mộng của tuổi trẻ vàng son. Ước vọng được một lần cùng đưa nhau trở về trường có đã từ lâu, từ ngay lần đầu khi đến căn cứ Maxwell-Gunter; nghe tiếng động cơ phản lực gầm thét phóng vút lên bầu trời từ mấy phi đạo trải dài bên dưới, và nhìn những bộ áo phi hành, những bộ quân phục đi qua lại trước mắt mà ngỡ như đang đi trong sân bay Tân Sơn Nhất cùng đám bạn ngày nào. Đầu óc mơ màng, say mê tưởng như đang bình phi nhìn thấy đường chân trời bao xung quanh tầm mắt.

Sau biến cố thay đổi lớn của đất nước, rồi những tháng năm bôn ba cùng cuộc sống, mình cứ tưởng những ngày tháng cũ đã bị bụi thời gian chôn lấp, những kỷ niệm cũ dường như đã phai mờ. Giờ thì rõ ràng tất cả kỷ niệm chỉ nằm yên trong ký ức, chờ đợi khung cảnh thực sự trước mặt đánh thức, làm sống dậy những hình ảnh hào hùng của ngày xưa cũ . . . Nhớ những kỷ niệm làm khoá sinh phi hành ngày nào, nhớ đứa bạn ăn cùng mâm ngày xưa mà giờ này không còn nữa . . . Từ đó ước mong anh em bạn bè cũ cũng có được những giờ phút và cảm giác kỳ lạ này, cổ họng mình như nghẹn lại, ngực như nóng ran dâng lên nỗi nghẹn ngào ... những hình ảnh trước mặt bỗng nhoè đi vì nước mắt ứa trào lăn dài một bên má tự bao giờ.

Còn cả chục dặm nữa mới đến cổng Ozark của trường, mà trên vòm trời từ xa đã có thể trông thấy mấy chấm đen của trực thăng, tưởng như bất động vì tốc độ xe chạy ngược với hướng bay; dọc hai bên đường hết đồng cỏ xanh, đến đồng cỏ xanh nối tiếp nhau, thỉnh thoảng đâu đó ẩn hiện mấy căn nhà. Xe cộ vắng vẻ làm con đường thêm quạnh hiu và cảm giác đơn côi xâm chiếm trọn hồn mình thật dễ dàng. Ngày xưa khi bay một mình trên bầu trời, nhìn xuống nơi này, chẳng bao giờ có thể nghĩ rằng sẽ có ngày một mình một ngựa, đơn độc quay lại nơi này . . . Lòng bỗng thấy ngập tràn cảm xúc, miệng lại tiếp tục lẩm bẩm mấy câu tiếng Anh ôn lại mấy ý chính của bài thuyết trình. Từ nhà ra phi trường, gởi xe rồi lên tàu, bay đến Atlanta lấy xe thuê, suốt chuyến bay không biết đã lẩm bẩm ôn đi ôn lại không biết bao nhiêu lần, đến giờ cũng tạm an tâm về phần phải nói gì trong buổi họp.

Sau khi trình thẻ thông hành, qua khỏi cổng trường thì con đường chính của trường ngay trước mặt. Dọc bên cạnh là nơi ngày xưa cùng bạn cũ đi chợ cuối tuần, nay vẫn còn đó. Bên cạnh là bìa rừng nơi dùng làm ngõ tắt mỗi khi đi chợ, qua khỏi bồn nước là đến khu khoá sinh ngoại quốc mà cùng bạn bè sống khi xưa.
Mấy dẫy nhà mái bằng, tường đỏ vẫn còn nguyên như thi gan cùng năm tháng vô tình, mặc nhân thế đổi thay . . . . Dừng xe lại trước căn phòng ở khi xưa, nửa muốn bước xuống xe để rờ tay vào cánh cửa nhôm của căn phòng ngày cũ đã từng sống cùng đứa bạn nay đã nằm yên dưới lòng đất bên nhà, nửa lại e ngại ký ức một thời sẽ ùa về làm tim mình đau nhói, vì những tháng ngày cùng chia nhau những buồn vui, những kỷ niệm “ Tuổi hai mươi mà ngỡ như trẻ thơ ”. Tình thân có lúc như anh em ruột thịt, hai đứa đã cùng đến nơi này với tuổi trẻ vàng son của một thời.

Sau 1975, hai thằng lại tìm lại nhau gắn bó thêm ít năm nữa rồi mới giã từ không một lời, cho đến khi nghe tin mày ra đi vĩnh viễn. ……Cuộc đời là vậy sao Trọng ??? Có phải những đứa nằm xuống là đã Bình An. Đứa thua cuộc nay phải thấm thía cái đau lòng mất mát một tình bạn thân thiết. Điều duy nhất tự an ủi là hôm nay ngồi viết lại chuyện này, tao không hổ thẹn vì đã sống "Không bỏ bạn bè", ngay cả trong những ngày khốn cùng, lúc nào cũng nhận phần thiệt thòi hơn. Nghĩ đến đó muốn rời khỏi khu khoá sinh ngoại quốc ngay tức thì. Lái xe vòng ngược trở lại tìm khu cabins, phải lấy phòng trước 5 giờ chiều để kịp gọi điện thoại cho người thầy cũ hẹn buổi ăn tối và bàn chuyện họp với PAO.

Cả ngày đêm không làm sao dỗ đuợc giấc ngủ, một phần vì những kỷ niệm cũ cứ thi đua nhau ùa về; phần thì hết tiếng Chinook rồi đến OH-58 thi nhau bay qua, bay lại thật thấp trên mái cabins. Từ nơi phòng ngủ nhìn ra là mặt hồ Tholocco, bên kia hồ là mấy chàng khoá sinh phi hành hết bay lên, đáp xuống như người điên làm hoài một việc cả ngày không chán. Tối thì đám khóa sinh bay đêm làm như khoe tài gan dạ, thi đua nhau bay thật thấp khiến tiếng cánh quạt rít xé gió làm nhói cả tai, không nể nang gì đàn anh mấy chục năm đang vật lộn với quá khứ không sao ru được giấc ngủ. Không hiểu đến sáng đàn anh còn có tỉnh táo hay không đây ???

Từ Cabins đến PAO cũng không xa, vì trong căn cứ nên việc di chuyển không có gì trở ngại nên đến trước giờ hẹn cả hơn 30 phút. Đại diện của PAO ra tận bãi đậu xe vui vẻ, ân cần và ngỏ ý muốn họp sớm hơn dự định. Sau khi hướng dẫn ba anh em vào phòng họp, và hoàn tất nghi thức giới thiệu thân mật là vào ngay mục đích chính. Trình bày cho PAO thấy rõ Reunion của anh em mình không phải là những người khách bình thường đến thăm trường, mà là chuyến trở về như của những đứa con về thăm nhà, học trò cũ về thăm trường xưa. Trường xưa như một thánh địa mà những người con đang dẫn đưa nhau về hành hương và cũng để đếm lại xem ai còn ai mất sau bốn mươi năm luân lạc, và nhất là mối quan hệ mật thiết của trường Fort Rucker với 12 màu nón, cũng như với 25 phi đoàn Trực Thăng của KQVNCH. Điều làm xúc động tất cả mọi người, và nhất là trưởng phòng PAO, là lúc nghe bày tỏ lòng biết ơn đối với hàng ngàn phi công và cơ phi từng thụ huấn nơi đây đã hy sinh trên bầu trời Việt Nam. Đó là chưa nói đến tên các đàn anh của 25 phi đoàn trực thăng KQVNCH cũng đã nối tiếp. Nếu tên của các anh cũng được khắc lên bức tường tưởng nhớ của trường, bên cạnh tên hơn năm ngàn phi công này thì mới thật trọn vẹn tình nghĩa. Ý nghĩ này chợt thoáng qua, có lẽ sẽ trở lại trường cùng anh em thực hiện ý nghĩ này vào một ngày gần đây.

Nói cho cùng, cho dù vô tình hay cố ý chúng ta, những người Việt Nam sống sót
sau chiến tranh, và hiện sống bình an khắp mọi nơi, đều mang chút ơn của những người phi công xa lạ này dầu không mang cùng giòng máu, màu da, không cùng quê hương, giọng nói, nhưng họ đã đến và chết cho chúng ta được bình an. Người ta thường ví cuộc đời này là sân khấu, mỗi người tự vẽ mặt, đeo râu để đóng trọn vai tuồng; trung thần hay gian thần rồi cuối cùng phải đối diện thực tế, đều phải trở về với lòng đất hay nắm tro tàn. Điều ở lại mãi với tất cả mỗi con người ngày sau là sự yêu thương, lòng kính trọng nơi người khác dành cho người ra đi, và nhất là lòng biết ơn. Còn người ra đi mang theo sự tuyệt vời là có thể mỉm cười toại nguyện trước khi nhắm mắt, vì đã làm được những điều mơ ước, tự nguyện không vì tư lợi riêng cho chính mình.

Thật ra, tình cảm là một điều rất thiêng liêng và vô hình, ta chỉ không nhìn thấy, có khi ta không muốn thấy, chứ nó vẫn lặng lẽ ở đó, lặng lẽ và đợi chờ người xưa trở lại, dù chỉ một thoáng, nhưng là một thoáng thiên thu của hội ngộ và đợi chờ. Thời gian sẽ chẳng bao giờ quay trở lại, nhưng không gian và tình cảm thì vẫn còn đó. Anh em hãy rủ nhau về, đưa nhau về, nếu cần cõng nhau về.
Chúng ta sẽ trở về trên chuyến xe quá khứ, kể nhau nghe chuyện ngày xưa cũ, sống "một giây là thiên thu" trong tình thân đã từng có nhau qua bao khốn cùng của cuộc sống.

Tưởng nhớ Nguyễn văn Trọng (72 H, 75-06 ORWA)
LLe

pilot261
02-16-2015, 12:59 AM
Gần 1 tháng đã trôi qua, không thấy tin gì mới?!?!

giaohan
03-06-2015, 01:11 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/FtRucker091915_1442704699.jpg
Kính Báo,
Thay Mặt Ban Tổ Chức,
Long Le
Do Nguyen
Giao Han

hung45qs
03-13-2015, 05:51 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/BTC_1426225862.jpg

pilot261
03-25-2015, 04:37 AM
Đã quá hạn đóng lệ phí vào ngày 15/3, không biết BTC có gia hạn không?
Với danh sách tham dự và đóng lệ phí như trên, liệu BTC có thể tiếp tục với số người tham dự quá khiêm tốn?

giaohan
03-28-2015, 02:03 AM
Một số NT tiếp tục gọi và gửi chi phiếu tới cho nên BTC đã quyết định gia hạn thêm một tháng nữa và một thông báo chính xác sẽ được đăng trên HQPD.
Với sự mong ước được một lần về thăm trường Fort Rucker của các NT, chiến hữu, thân hữu KQVN, BTC sẽ không lùi bước trước mọi khó khăn và vẫn tiếp tục để cuộc hội ngộ được hoàn thành tốt đẹp.

Thay mặt BTC,

Long Le
Do Nguyen
Giao Han

pilot261
03-29-2015, 06:42 PM
Chúc BTC thành công trong việc tổ chức Hội Ngộ để các NT và các đồng môn có thể về thăm trường một lần trong đời. Xin hỏi BTC có thể gửi thư mời về VN để các bạn ở quê nhà có cơ hội qua thăm trường?

Chúc may mắn!

giaohan
04-03-2015, 03:06 PM
Như những thông báo truớc đây, nếu các NT ở VN muốn tham dự hội ngộ Ft. Rucker 2015, có thể liên lạc với KQ Long Le qua email banme@rocketmail.com để có được thư mời với những chi tiết sau đây:
Tên Họ: Last, First Init.
Quốc Tịch:
email, số Phôn:
Địa Chỉ:
Tên huấn luyện viên (nếu còn nhớ):
Và cũng xin cho biết khóa ở NT cũng như ở Ft. Rucker nếu có
Xin các NT cũng cho biết số của Passport nếu không phải là thường trú của nước Mỹ

Thay mặt BTC,

Long Le
Do Nguyen
Giao Han

giaohan
04-03-2015, 03:16 PM
Các NT, Thân Hữu có thể bấm vào 3 link sau để tải thông báo bằng pdf về máy của mình:

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/toConfirm_1428073977.pdf
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/MapandDirections_1428074033.pdf
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/LakeandOdrInfo_1428074111.pdf
Hình ảnh cuối cùng là vị trí của Lake Tholocco Lodging (trên đường Johnston Rd) đối với các airfield

Hay có thể coi toàn bộ thông tin ở phần dưới

Thay Mặt BTC,

Long Le
Do Nguyen
Giao Han

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/1-toConfirm_1428085919.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/2-MapDirections_Page_1_1428085958.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/3-MapDirections_Page_2_1428085989.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/4-LakeOrderInfo_Page_1_1428086031.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/5-LakeOrderInfo_Page_2_1428086069.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/6-LakeOrderInfo_Page_3_1428086098.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/7-LakeOrderInfo_Page_4_1428086127.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/8-LakeOrderInfo_Page_5_1428086160.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/9-LakeOrderInfo_Page_6_1428086202.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/10-LakeOrderInfo_Page_7_1428086229.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/11-LakeOrderInfo_Page_8_1428086252.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/12-LakeOrderInfo_Page_9_1428086282.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/LodgingSurround_1428095238.jpg

giaohan
05-01-2015, 02:53 AM
Hôm nay là 30-4. Bốn mươi năm trước một cuộc đổi đời mang lại bao đau thương mất mát cho miền Nam Việt Nam. Trong khi chỉ nửa năm trước đó, chúng ta người vừa mới tốt nghiệp về nước đang thụ huấn ĐCSQ. Người đang ở giai đoạn huấn luyện tactical cuối cùng tại trường bay. Một số còn lại từ nón vàng trở đi học xong TH-55 phải về nước sớm hơn dự định vì tài khóa bị cắt. Từ đó chúng ta tan đàn sẻ nghé lưu lạc khắp nơi. Mơ ước được một lần quay lại trường cũ. Nơi chúng ta từng toát mồ hôi đánh vật với cần cyclic để hover; thực tập các manuver tại stagefield như Allen, Toth ... hoặc tại các bãi đáp trong rừng thông chung quanh Fort Rucker. Chúng ta ai cũng gắng hết sức mình để hoàn thành giấc mơ bay bổng để trở thành một phi công trong Không lực VNCH.
Thế rồi kể từ ngày ấy giấc mộng của chúng mình tan thành mây khói. Giờ đây, một số ít trong khoảng hơn 300 cựu khóa sinh của Fort Rucker trước kia có được may mắn định cư tại Hoa Kỳ. Tôi cho rằng không ai chẳng mong có ngày quay lại trường xưa. Mười năm trước khi trường tổ chức 50 năm thành lập. Tôi là một trong số dự định tham dự nhưng cuối cùng vì hoàn cảnh gia đình mà phải bỏ lỡ. Nhìn những tấm hình do các bạn cùng khóa gửi cho mà nhận ra rằng đã 30 năm mà cảnh vật chẳng thay đổi là bao. Tôi vẫn nhận ra được căn BOQ mình từng ở, stagefield mình được solo lần đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn ân hận vì mình không thực sự có mặt tại đó.
Thế rồi năm ngoái nhận được tin một số anh em cựu khóa sinh Fort Rucker dự tính một chương trình trở lại trường xưa. Tôi rất vui nên khi một người trong ban tổ chức đề nghị tôi tham dự trong ban tổ chức tôi không thấy mình có một lý do gì để từ chối cả. Qua những thông tin nhận được từ ban tổ chức tôi thấy chương trình được dự trù thật hấp dẫn với ba ngày họp mặt cùng với những hoạt động tham quan Fort Rucker thật chi tiết. Vài tháng sau, ba người trong ban tổ chức đã đi gặp nhân viên của trường để lên kế hoạch dự trù cho tất cả chúng ta những người sẽ về tham dự. Tôi thấy mọi diễn tiến ban đầu thật tuyệt vời. Thế rồi, trong một lần họp của ban tổ chức để phân định công tác cho các thành viên ban tổ chức. Tôi cũng dự trù tham dự nhưng vì chuyện đổi giờ tôi cứ nghĩ giờ họp là vào giờ đã đổi nên trễ một tiếng. Vừa vào tham dự điện đàm tôi nhận ra ngay là cuộc họp đã xảy ra những sự bất đồng ý kiến. Do không có mặt ngay từ đầu nên tôi không thể nói nguyên nhân bắt đầu từ đâu. Nhưng ngay từ lúc đó tôi đã linh cảm những chuyện không hay sẽ xảy ra. Kế tiếp vài ngày sau lại nhận được e-mail một vài người trong BTC rút tên mình ra khỏi danh sách. Lòng tôi thật buồn hết sức.
Theo dõi danh sách những người dự trù tham dự được công bố và danh sách những người đã thực sự đóng lệ phí tham dự sau hạn cuối đăng trên Hội quán Phi Dũng. Tôi cho rằng với số người tham dự như vậy không thể nói được cuộc hội ngộ sẽ thành công. Để đạt được mục đích và gây ấn tượng đối với Fort Rucker ít ra số người tham dự phải vào khoảng 200 người. Nhân viên Fort Rucker sẽ có cảm tưởng về các cựu khóa sinh của mình như thế nào khi họ mất công sức hoạch định để rồi chỉ tiếp đón khoảng vài chục người tham dự? Trong khi ban đầu kế hoạch dự trù rất tốt đẹp đối với họ. Và họ đã có một kế hoạch tiếp đón chúng ta thật long trọng.
Hồi tưởng lại gần chục năm trước khi dự trù Hội ngộ trực thăng lần thứ nhất. Chỉ độ một tháng sau thông báo trên Cánh Thép. Trong nội bộ ban tổ chức cũng nổ ra tranh chấp để rồi cuối cùng kế hoạch bị hủy bỏ. Rồi được tổ chức lại một năm sau đó. Tôi liên tưởng chả lẽ ngành trực thăng chúng mình lại luôn có những trục trặc mỗi lần chúng ta tìm đến với nhau hay sao? Bên ngành phản lực họ đã có những cuộc họp mặt, hội ngộ trường xưa khá thành công. Tại sao chúng ta không làm được như các bạn ấy chứ?
Ngày xưa khi còn trẻ chúng ta từng hãnh diện thế nào khi được mang trên vai alpha có cánh của SVSQ/KQ? Mỗi lần họp bạn cùng khóa chúng ta vẫn thường kể với nhau những khó khăn vất vả mà chúng ta phải chịu đựng để có được "con cá" trên vai. Thế mà nay khi bọn mình đứa nào cũng đã ngoài sáu chục. Tại sao chúng ta lại để cho cái tôi của mình làm trở ngại cho một việc làm sẽ chắc chắn mang lại niềm vui và kiêu hãnh cho chúng ta hơn nữa trước mắt mọi người và bè bạn?
Ngồi viết những dòng tâm sự này, tôi chỉ mong gửi đến các thành viên trong BTC Rucker reunion, mong rằng qua đó khiến các bạn suy nghĩ cho chính chắn. Bỏ qua những bất đồng không đáng để góp sức cùng nhau cho sự thành công cho cuộc hội ngộ thật tốt đẹp như đã dự trù lúc ban đầu. Đối với các bạn đã ghi tên tham dự, việc tổ chức cho dù hoạch định như thế nào chuyện thành công hoàn toàn dựa vào chúng ta những người tham dự. Mong các bạn yên tâm và tùy khả năng của mình hãy gọi điện, e-mail cho các bạn khác mình quen biết. Hô hào động viên họ hãy hăng hái tham dự cho đông đảo. Có như thế chắc chắn cuộc hội ngộ của chúng ta tháng 10 tới đây mới thành công mỹ mãn.
Bentonville 30-4-2015
Nón tím 74-30 Fort Rucker
Nguyễn văn Sơn.

pilot261
05-12-2015, 05:09 AM
Bài viết hay, hy vọng sẽ có nhiều bạn tham gia Hội Ngộ!

giaohan
07-27-2015, 12:27 AM
Để trả lời những thắc mắc của các NT, chiến hữu, thân hữu, sau đây là công việc BTC sẽ thực hành trong 3 tháng tới để chuẩn bị cho FORT RUCKER REUNION vào tháng 10/2015.

Tháng 8:
- Liên lạc email va phone thêm một lần nữa với Ft Rucker PAO xác nhận những tiết mục cần có PAO trợ giúp.
- Liên lạc tất cả người tham dự và sẽ tham dự để xếp Cabin và biết khả năng có thể tiếp tay BTC trong 3 ngày hội ngộ như MC, tiếp tân, nhạc, âm thanh, chỉ dẩn và thông tin.
- Làm xong quà lưu niệm cho Commander
- Kiểm tra lần cuối tất cả bài viết cho đặc san và tính số lượng in.

Tháng 9:
- Gởi hướng dẩn đi/ở/liên lạc, và chương trình hội ngộ cho tất cả người tham dự
- In xong đặc san
- Lập bản phân công việc cho 3 ngày hội ngộ

Tháng 10 (từ 1 đến ngày 15)
- Đặc phần ăn buổi trưa, tối, và đêm Hội Ngộ.
- Thông báo PAO danh sách người tham dự đến từ trong và ngoài nước.
- Gởi bản phân công tác/tổng kết tài chánh qua emails cho tất cả người tham dự.

Kind regards,
LLe

giaohan
08-15-2015, 08:37 PM
Kính thưa quý Niên trưởng (NT), quý Thân Hữu (TH),

Sau khi thảo luận cùng Ft. Rucker PAO Community Relations Chief trong tuần vừa qua, vì có sự thay đổi giờ của chương trình, và điều lệ ra vào căn cứ, nên BTC trân trọng gởi đến quý vị chương trình mới của 3 ngày hội ngộ, 22, 23, 24 tháng 10, 2015,

Với tinh thần giúp các NT và TH chưa quyết định, có thể tham dự hội ngộ dễ dàng hơn. BTC sẽ giử lại 4 Cabins còn trống cho đến ngày 15 tháng 10, 2015. Sau khi trả lại Ft. Rucker 4 Cabins này, quý vị vẫn có thể thuê phòng ngũ ngoài căn cứ để tham dự hội ngộ. Tuy nhiên vì sự thay đổi điều lệ ra vào căn cứ, quý vị cần liên lạc với BTC trước khi danh sách người tham dự phải gởi đi vào cuối tháng 9, 2015 để lấy giấy phép ra vào căn cứ.

Ft. Rucker PAO đã trợ giúp rất nhiệt tình và ân cần. Cũng như có sự tham dự của NT Ng Xuân Vinh, NT Ng Quý An, và NT Pham Van Lộc cùng chúng ta trong lần hội ngộ duy nhất này. Nơi ở của chúng ta tập trung bên bờ hồ Tholocco, thuận tiện cho sinh hoạt 24/24, xung quanh có những stagefields thực tập phi hành nên âm thanh, khung cảnh căn cứ, tiếng nói và màu áo sẽ tạo một hình ảnh thật sự của những ngày xưa cũ trong đơn vị. BTC tin rằng 3 ngày hội ngộ sẽ mang lại quý vị NT và TH nhiều kỹ niệm khó quên.

BTC Kính Chào

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Reunion_Program_1442775452.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Reunion_Party_1442775486.jpg

giaohan
09-20-2015, 10:41 PM
“Fort Rucker Ngày Về” là một tuyển tập gồm những bài viết của các thân hữu và các niên trưởng, các Thày viết về cuộc Hội Ngộ tại ngôi trường huấn luyện Trực Thăng mà ngày xưa các anh em thuộc Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng được huấn luyện trong những thập niên 1960 và 1970.

Cuộc Hội Ngộ được xem như một chuyến trở về kỷ niệm, nên những bài viết dành cho Đặc San cũng là những hồi tưởng, những câu chuyện tình cảm của một thời đã qua. Chuyện Thầy trò, hay chuyện tình của những chàng trai đã trải qua một thời chinh chiến; vui, buồn, dang dở . . . mà khi đọc chúng ta vẫn có thể mỉm cười hay ngậm ngùi đau xót.

Đặc San sẽ được phân phát cho các anh em trong ngày họp mặt và đặc biệt được lưu giữ lại trường một tập. Ngoài những bài văn, câu chuyện, và thơ, Đặc San còn có những bài viết đặc biệt của các tác giả như Thầy Paul White, Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Đỗ văn Hiếu, Vượng Hán với những bài viết về các phi đoàn trực thăng của Quân Lực VNCH.

Xin đón xem,
TM Ban Biên Tập Đặc San

Thu Pham

Ảnh bìa trước đặc san

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/FrontCover_1442788519.jpg

Ảnh bìa sau đặc san

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/BackCover_1442788911.jpg

giaohan
09-29-2015, 03:00 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Reunion Map_1443497766.PNG

http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Cabin_1443991595.JPG

giaohan
10-11-2015, 12:08 AM
Vượt bao khó khăn trở ngại, đặc san FORT RUCKER Ngày Về đã được Ban Biên Tập (BBT) FORT RUCKER REUNION 2015 ấn hành lần thứ nhất với 100 ấn bản. Nội dung, hình ảnh và trình bày của đặc san đã được thực hiện rất công phu nên giá trị rất xứng đáng để làm quà, hay lưu giữ trong gia đình rất có ý nghĩa. Quý vị tham dự hội ngộ sẽ được trao tận tay món quà này. Quý vị không thể tham dự hội ngộ muốn yêu cầu ấn bản của đặc san, có thể liên lạc về BBT (thupham171@gmail.com) hay (giaohan@netscape.net) để biết rõ thêm chi tiết cần thiết.

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Bia Truoc_1444521915.JPG

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Bia Sau_1444521980.JPG

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Muc Luc_1444522067.jpg

giaohan
10-13-2015, 09:19 PM
Ft. Rucker vừa cho biết họ sẽ từ chối không cho những vị nào vi phạm luật pháp, hay chưa trả ticket vi
phạm luật lưu thông, được vào cổng Fort Rucker.

TM ban Tổ Chức
Giao Hán

giaohan
10-30-2015, 02:12 AM
MỘT CHUYẾN THĂM TRƯỜNG


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Fort-Rucker-entrance_1446203133.jpg

Ai cũng có một mái trường thời cắp sách đi học, với bao kỷ niệm thân thương. Sau này trên muôn nẻo đường đời xa cách, chỉ cần một ý niệm về thăm trường xưa gặp thầy bạn cũ, là lòng ngập tràn cảm xúc khôn tả.

Nhưng đây không phải là mái trường thời thơ ấu tuổi học trò. Mà là trường dạy lái trực thăng FORT RUCKER cho những anh hùng thời đại. Trong đó có nhiều chàng trai nước Việt, thuở chiến chinh sang đây học lái trực thăng về phục vụ, gìn giữ bầu trời Tổ Quốc, trong binh chủng KQ/VNCH.

Những chàng trai thời loạn ngày xưa xếp bút nghiên theo nghiệp…máy bay, giờ đã luống tuổi. Thời gian nghiệt ngã tự ý “sửa tướng” các chàng tàn bạo, khiến bạn bè lâu ngày không gặp có thể nhìn không ra. Nhưng trong mắt ai cũng sáng niềm hân hoan háo hức, tâm hồn trẻ trung như thuở đôi mươi, khi trở lại chốn xưa.

Trải qua bao khó khăn trắc trở, tưởng ban tổ chức đành bỏ cuộc. Nhưng nhờ những khích lệ tinh thần của các niên trưởng, nhất là có sự ghi danh cùng tham dự của giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, vị tư lịnh đầu tiên của Không Lực VNCH, cùng phu nhân. Sự tham gia của niên trưởng Nguyễn Xuân Vinh là niềm vinh hạnh cho mọi người, khiến BTC vượt qua trở ngại, tổ chức thành công lần hội ngộ mang nhiều ý nghĩa này.

Thứ năm 10 /22/2015. Sau khi làm thủ tục vào cổng chúng tôi tìm đến nơi tạm cư. Những cabins đã được sắp xếp dành cho đoàn khách, sát bờ hồ Tholocco thơ mộng, là những căn nhà hai phòng ngủ đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, trên khoảng rừng thông xanh ngút ngàn hoang dã. Nhưng để tìm được “nhà mình” chúng tôi đi tới tối, loanh quanh như lạc vào thế trận, có lần toan quẹo trái để hân hoan lao thẳng xuống hồ… Bởi “lãnh địa” Fort Rucker là vùng đất mênh mông rộng lớn hệt một thành phố không đèn, xuyên qua những cánh rừng bạt ngàn hoang dã. Khi chiều xuống bóng tối phủ rất nhanh, không còn phương hướng!


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC09333_1446171024.JPG

Sau một đêm ngủ ngon trong tĩnh lặng an bình, cũng có phần vì trải qua chặng đường xa mệt mỏi. Sáng thứ sáu, Mr Mann Jason là PAO Chief của trường, theo xe bus hướng dẫn chúng tôi đi thăm khắp nơi chốn cũ. Trước nhất là thăm phòng tập bắn. Mấy vị phu nhân có bằng lái…phi công ôm súng bắn rất hăng, hệt kẻ thù trước mắt thoắt ẩn thoắt hiện, nhưng không phải các nàng truy tìm kẻ địch để tận diệt mà là để…chụp hình. Hết bắn “địch” thì sang phòng bắn chim bắn gà. Chả là sắp đến tháng 11 có lễ Thanksgiving, mọi người ráng bắn trúng vài con gà tây về nhậu…(hi).


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC00386_1446168690.JPG

Thăm phòng tưởng niệm. Mọi người lặng lẽ nối chân nhau đi trong thinh lặng, lòng chùng xuống bồi hồi! Trên bốn vách tường, dày đặc từ trên xuống dưới tên phi công Mỹ tử trận ở chiến trường VN. Giữa phòng là bức tượng người lính trong quân phục trắng. Tay cầm quân trang. Mặt ngửa lên trời. Có lẽ anh ngửa mặt như vậy thì dòng nước mắt sẽ chảy ngang, không rơi xuống mặn môi. Kiềm chế nỗi đau tận cùng tiếc thương đồng đội! Hơn triệu lần lời nói. Không gian tĩnh lặng cùng ý niệm trong phòng tưởng tiếc, khiến tâm can người rất đỗi ngậm ngùi xót xa!


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/IMG_0270_1446169643.JPG

Tới nhà bảo tàng trưng bày máy bay trực thăng. Có những loại máy bay cũ từ thế chiến thứ hai, đến những chiếc tối tân mà thời chiến tranh VN chỉ phi công Mỹ mới được sử dụng, như chiếc “cá lẹp” Cobra.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/IMG_0370_1446169749.JPG

Tôi được niên trưởng An giải thích tường tận công năng từng chiếc máy bay và “tên tuổi” của chúng, nhưng giờ đây quên tuốt. Bởi lúc đó còn mải trèo lên ghế bay chụp hình. Lúc nhìn tấm hình mới thấy mắc cười, có phi công chiến đấu nào trên thế giới mặc đầm phi hành không hở Trời!?

Đoàn thăm trường lần này có mấy vị niên trưởng dày đặc chiến công trên bầu trời nước Việt thời tao loạn. Là niên trưởng Nguyễn Quý An. Niên trưởng Phạm Lộc. Niên trưởng Nguyễn Thung…vv…Riêng niên trưởng Nguyễn Quý An khóa 63A, anh đã để lại đôi tay ở chiến trường năm 1970, cũng bởi lòng quả cảm truy tìm diệt địch trên đường bay về căn cứ Đà Nẵng. Tuy mất đi phần thân thể nhưng anh luôn lạc quan yêu đời, tâm hồn vui vẻ để có những câu hài hước trong lúc chuyện trò. Anh là tấm gương cho mọi người ngưỡng phục.

Sau bữa trưa, xe bus chở chúng tôi đến khu phi trường. Nơi đây rộng lớn, đậu nhiều trực thăng để học viên tập bay. Tại đây còn có chiếc chiến đấu cơ AH 64 to đùng, ngự một khoảng sân rộng. Nhân viên trường ưu ái cho quí khách trèo lên chụp hình, đáng lẽ theo luật trong khu quân sự là không được đến gần rờ rẫm, nói chi là xâm phạm “chàng” bạo lực thế?

Chiều, đoàn máy bay “đi học” trở về xà xuống như bầy chim. Nhìn cảnh này, lòng người cũ dâng tràn cảm xúc, bồi hồi tiếc nhớ thời bay bổng đã qua!


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC09272_1446170061.JPG

Xe còn chở chúng tôi đến khu nhà xưa học viên nội trú. Các anh nhốn nháo trong xe, người chỉ phòng này người chỉ phòng khác, nói hồi trước tao ở đó, ở căn phòng kế tháp đèn, ở căn phòng kế cây…đa. Bao hoài niệm tràn về. Cảnh cũ vẫn nguyên. Nhưng cố nhân thì người còn người mất. Đáng tiếc nhất là những người đang sống đâu đó trên đất Mỹ, bỏ cơ hội thăm trường lần này. Bởi có thể đây là lần duy nhất tổ chức được chuyến thăm trường công phu vậy!...Cho nên có mấy người không quản khó khăn lặn lội từ VN, từ Australia sang, tốn biết bao chi phí. Lại có những anh, chị, đi đứng khó khăn bởi bịnh tật, vẫn cùng chồng cùng vợ tham gia. Và họ đã có những ngày rất vui bên bạn bè, cùng những hồi ức trong mơ giờ hiển hiện nơi đây.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC09362_1446170337.JPG

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC00479_1446170679.JPG

Chiều. Chúng tôi hối hả trở về sửa soạn cho buổi đại hội chính tối nay. Các vị phu nhân tha thướt áo dài như những cánh bướm muôn màu rực rỡ. Các đấng cựu…hào hoa trong bộ đồ bay coi còn oai phong lắm. Dẫu cho mái tóc giờ đã pha sương, đội Ca Lô vẫn toát ra vẻ hào hùng nét cũ.

Sau phần nghi lễ trang trọng. Sau bài diễn văn chào mừng quan khách của vị đại diện ban tổ chức. Sau vài lời cảm nghĩ của ông thày Paul White. Sau vài lời tâm tình của niên trưởng Phạm Lộc, tới phần trao quà tặng. Ban tổ chức trao tấm plaque có logos 25 phi đoàn trong Không Lực VNCH tặng trường Fort Rucker. Mr Mann Jason (PAO Chief) thay mặt bà Shannon T Miller (Colonel Commander) nhận. Ngoài quà tặng của ban tổ chức, một anh khóa 73A từ VN sang cũng có món quà nhỏ tặng ông bà Paul White. Tình thầy trò thắm thiết dù đã trải qua gần nửa thế kỷ xa cách!


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Image1_1446173496.jpg

Buổi văn nghệ cây nhà lá vườn vô cùng sôi nổi, nhiều “giọng ca vàng” có tuổi mà chưa có …tên, tham gia nồng nhiệt khiến khán phòng rộn rã tiếng pháo tay… Mọi người vui vẻ hàn huyên. Cuộc hội ngộ ngàn năm một thuở.

Ngày thứ bảy là khoảng thời gian tự do cho mọi người. Có người đi thăm lại nơi ở xưa mà hôm qua xe bus chỉ lướt ngang, không thả cho xuống để các anh có thể đến rờ rẫm từng vách nhà, khi xưa là gỗ nay được xây lại bằng gạch, hoặc tay nắm cầu thang cũ kỹ, hoặc ngọn cỏ gốc cây già cỗi còn mang hơi hướm một thời. Chập chùng kỷ niệm…

Cũng có mấy anh bận việc phải về, như niên trưởng Nguyễn Thung hội trưởng hội ái hữu KQ Dallas, anh về lo Đại Hội KQ vào ngày chủ nhật hôm sau. Những anh phải ra về thứ bảy, dù còn tiếc nuối nhưng cũng đủ mãn nguyện.

Đêm thứ bảy. Phần văn nghệ ngoài trời, thay cho lửa trại như dự định của ban tổ chức. Cũng có phần khai mạc trang trọng. Và phần quà tặng các vị. Sau lời tâm tình của niên trưởng Phạm Lộc. Niên trưởng Nguyễn Quý An được mời lên chia sẻ cuộc hành trình sang miền đất tự do của anh, Bởi nhiều người thắc mắc, vì sao một thương binh như anh không trải qua ngục tù cộng sản, lại sang được đến đây. Thì ra trước khi chim bằng gãy cánh, anh có nhiều lần cứu lính Mỹ trở về bình an từ cõi chết, nên chính phủ Hoa Kỳ can thiệp đón anh sang. Anh đã có một thời oanh liệt lẫy lừng trên Không Gian Tổ Quốc Việt Nam.

Từ buổi văn nghệ chính đêm thứ sáu tới đêm thứ bảy văn nghệ ngoài trời, ban tổ chức may mắn vớ được chú bé con anh chị Phú khóa 72E, nên các cô chú mới có dịp khoe giọng oanh vàng, lẫn giọng chim thiên nga…đực. Chỉ với một cây Keyboard và những ngón tay lả lướt, cháu Phi cống hiến mấy bữa tiệc âm nhạc quá tuyệt vời!



https://www.youtube.com/watch?v=OI-whTPhgQ4&feature=youtu.be

Ngoài phần ca hát còn xen vào tiết mục kể chuyện vui, Mấy anh lên kể những chuyện tinh nghịch thời trai trẻ, ôm chiếc trực thăng ngang dọc trên trời. Lúc đó rất sợ cấp chỉ huy biết được mấy trò nghịch ngợm rắn mắt, thì ăn củ chắc bắp. Không ngờ bây giờ kể ra niên trưởng ngồi dưới chắt lưỡi bảo, uổng quá! Sao hồi đó không dẫn tao đến điểm đó với?...

Lại có anh kể đang giờ học, bay ngang cánh rừng có cây lê, liền xà xuống hái nhét đầy bụng áo. Lúc về trường trèo xuống đất lê rơi lốp bốp, liền khom lưng nhặt, ngẩng đầu lên thì ông thày đứng sừng sững trước đầu máy bay “âu yếm” nhìn. Mọi ngày có bao giờ thày thương mến đứng “đón đợi” trò về đâu? Chàng sợ xanh mặt rụng rời, chờ phán quyết! Ai ngờ ông thầy chịu chơi bảo… hái lê ở đâu dắt tao đi với. Thoát nạn thở phào…

Thì ra thầy cũng như trò. Rách trời rơi xuống! Chẳng qua làm mặt ngầu dọa nhau mà thôi…(hi).

Mà lạ lắm! Cuộc hội ngộ vui vẻ rôm rả thế, vậy mà ban tổ chức lần này bội thu phần …nước mắt. Đến nỗi mọi người tưởng trời Fort Rucker hôm ấy có mưa. Đặc biệt mưa chỉ rơi ở tọa độ trước mái hiên nhà, nơi được dùng làm “sân khấu”. “Mưa” được nhiều nhân tố đóng góp, càng lúc càng nhiều, khiến nước hồ cũng dâng tràn gần lụt!…

Người ta hát, “nước mắt đàn ông không tuôn thành giòng, nước mắt đàn ông chôn sâu trong lòng…”. Nhưng ở đây, những đàn ông một thời lửa đạn phong trần, dạ cứng như thép, từng ôm xác đồng đội nuốt ngược nước mắt vào trong, nay không thể kiềm chế cảm xúc, để chảy tràn thành lũ…Hình như khi vui người ta dễ “mưa” hơn khi buồn!?

Quanh sân mấy máy camera thu hình các góc. Đèn flash lóe như tia chớp. Như phim trường vào giờ hoạt động cao độ, thu tất tật hình ảnh các đấng nam nhi đang “mít ướt”…dễ thương!

Trong ban tổ chức thăm trường lần này, ngoài các đấng cựu Pilot hào hoa lãnh trọng trách tổ chức. Còn có một nữ nhi tháo vát, chung tay phụ giúp nhiều việc quan trọng. Nói không cường điệu, nếu thiếu nàng có lẽ cuộc hội ngộ này không đạt được kết quả mỹ mãn như vậy. Dù nàng chẳng dây mơ rễ má gì với binh chủng KQ. Dù nàng đã trang bị cho mình mấy cái bằng lái phi công, nhưng chưa có dịp trổ tài. Tuy vậy, lòng nàng vẫn đầy nhiệt huyết, đóng góp công sức cùng Đại Hội FORT RUCKER REUNION, đem những khoảnh khắc đáng nhớ đến với mọi người.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC09266_1446175107.JPG

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC00554_1446179998.JPG

Thời gian là giấc mộng trưa hè!

Những giai thoại thời bay bổng, trở thành huyền thoại của một thời chinh chiến. Người muôn năm cũ giờ mất mát tản lạc khắp nơi. Gặp nhau đây vui vài ngày, rồi chia tay mỗi người một hướng.

Dù chỉ vài ngày cũng ghi khắc bao kỷ niệm vào tâm khảm. Rồi biết có còn lần sau, lần sau nữa? Hay chỉ một lần duy nhất rồi thôi!?

Sáng chủ nhật. Mọi người ôm nhau từ giã, bịn rịn mãi không dứt. Cuốn Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker 2015 chuyền tay ghi những thông tin của mình cho bạn. Ghi vài dòng cảm nghĩ. Ký tên lả lướt như ký cho fan. Cứ như thời đi học ta chuyền tay Lưu Bút mỗi độ hè về. Ghi “Lưu Bút Ngày Xanh” ta chỉ xa bạn ba tháng. Ghi Đặc San Hội Ngộ, đến bao giờ mới lại Hội Ngộ!?

Giã từ khung trời Fort Rucker. Mọi người ra về mà lòng nặng trĩu bồi hồi lưu luyến.

HOÀNG T THANH NGA
OCT 28/2015

giaohan
10-30-2015, 03:50 AM
Ưu Ái về Hiền Thê
Từ Trường

Trời vào thu khung trời Fort Rucker
Ta cùng về đây tìm chút xuân xưa
Nhớ bao cánh bằng thuở chưa lìa đàn
Đường bay muôn hướng ngày tàn chiến chinh
Ba ngày hội ngộ thật tưng bừng
Thầy trò, bầu bạn tay bắt mặt mừng
Cùng ôn kỷ niệm tuổi thanh xuân
Với hoài bão cánh én mang xuân cho đời
Ngày hồi hương cùng vươn cánh tung hoành
Chiến công vang dội khắp chiến trường
Thi thố tài năng chí trai dặm trường
Mong sao bình an tới muôn phương
Thế rồi vận nước đến hồi suy tàn
Cờ đương dở cuộc ..., bạc chửa thâu canh1
Muôn ngàn tinh binh xếp giáp qui hàng
Chí cả chưa thành đành thẹn với non sông
Buổi xế chiều biết có hẹn lần nữa?
Fort Rucker trở lại chốn dấu yêu xưa

Fort Rucker Reunion Oct. 24.2015

1Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu cánh đã chạy làng
Tú Xương?

giaohan
11-01-2015, 08:52 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/THU CAM ON_1446411119.jpg

giaohan
11-04-2015, 02:06 AM
Để theo lời yêu cầu của một số chiến hữu, thân hữu, muốn được xem toàn bộ cuốn đặc san Hội Ngộ Fort Rucker 2015, toàn thể nội dung của đặc san sẽ được lần lượt đăng trong diễn đàn này:


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Loi Phi Lo_1446603310.jpg

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Muc Luc_1446603252.jpg

giaohan
11-04-2015, 09:42 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/FtRuckerNgayTroVe_1446673289.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/history_1446680996.jpg

XV Ut
11-06-2015, 06:44 AM
Video sinh hoạt của các niên trưởng, các cựu khóa sinh hoa tiêu trực thăng tại Fort Rucker cùng quí phu nhân và các thân hữu bên bơ hồ Tholocco bên trong trường bay Fort Rucker.


<iframe width="800" height="500" src="https://www.youtube.com/embed/2OUn671ymqk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

SnT72H
11-06-2015, 02:53 PM
Cám ơn niên trưởng

SnT72H

giaohan
11-07-2015, 03:05 PM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/vh_1446908650.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/pw_1446908699.jpg

XV Ut
11-09-2015, 03:47 AM
Tôi vừa edit và hoàn tất upload video clip "Đêm văn nghệ bên hồ Tholocco". Xin mời các niên trưởng, chiến hữu thưởng thức. Chọn HD mở màn hình vừa lớn và tăng âm để nghe cho đã. Xin phổ biến rộng rãi đến mọi bạn bè, chiến hữu.


<iframe width="800" height="500" src="https://www.youtube.com/embed/lNy1O47Mx7I" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

giaohan
11-09-2015, 08:51 PM
Kính các vị.
Dư âm chuyến về thăm trường Fort Rucker vừa rồi còn vang vọng mãi không dứt. Xin tặng các vị một bài thơ. Mời quí vị đọc để hồi tưởng thuở đôi mươi.
Thân mến,
HTTN


QUÀ CHO EM

Chuyến bay đêm vượt qua ngàn mây trắng.
Cánh chim bằng liệng vút tới trời cao.
Anh đưa tay ngắt vội một chùm sao.
Mang về tặng cho người em yêu dấu.
Vũ trụ bao la hôm nay hiền hậu.
Mảnh trăng treo lơ lửng góc bên trời.
Vừa xa em, vừa chỉ mới đây thôi.
Mà nhớ quá mắt hồ thu nước biếc.
Mỗi chuyến phi hành, mỗi lần tiễn biệt.
Có thể anh không về nữa bao giờ.
Ở ngoài kia đồng đội vẫn đang chờ.
Con chim sắt bạn đồng hành chinh chiến.
Quê hương mình còn ngập tràn binh biến.
Chút tình riêng dành để mãi trong lòng.
Tổ Quốc Không gian thỏa chí tang bồng.
Buổi chia ly xin em thôi đừng khóc
Anh sẽ hái sao về, em cài tóc.
Chốn nhân gian bỗng hiện một nàng tiên.
Nhé em yêu, thôi đừng mãi ưu phiền
Để anh trọn đời trai thời binh lửa.

Hoàng T Thanh Nga.

giaohan
11-10-2015, 12:54 AM
Những lá thư không người nhận

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/ThuKhongNguoiNhan_1447116938.jpg

Thư thứ nhất

Anh thương yêu,
Không biết đây là thư thứ bao nhiêu rồi em viết cho anh, thư không người nhận nhưng em vẫn cứ phải viết . . . viết để thấy mình còn tồn tại, và viết để thấy anh vẫn còn mãi bên em, bởi vì với em anh không bao giờ chết cho dù anh đã đi về miền miên viễn chiêm bao với “Đi không ai tìm xác rơi” cùng chiếc trực thăng năm xưa nơi vùng bom đạn đó, vùng trời của những tháng ngày gần tàn cuộc chiến. Một cuộc chiến vô cùng phi lý, một cuộc chiến nồi da xáo thịt, một cuộc chiến giữa những con người đầy lòng nhân ái chiến đấu với những kẻ vô nhân thì chắc chắn những con người đầy tính nhân bản sẽ bị thua to . . .

Anh thương yêu,
Em nhớ có đọc đâu đó câu nói : “nếu bạn vẫn đang còn sống mà không có ai nhớ đến thì cũng coi như bạn đã chết, còn nếu bạn đã chết thật rồi nhưng trong tâm tư người nào đó vẫn còn hình bóng bạn thì bạn vẫn đang hiện diện trên đời này”, em chưa bao giờ thôi nhớ anh , em chưa bao giờ không ít nhất một lần trong ngày thôi nhớ đến những kỷ niệm của chúng mình, thôi nhớ đến những giây phút êm đềm của chúng ta thì rõ ràng là anh đang sống phải không ??? Bởi có nhiều lúc thức giấc giữa đêm, em chợt thấy hình như anh của em đang thực hiện phi vụ ở đâu đó, đang một mình giữa bầu trời đầy tinh tú, và đang ngân nga “có người hỏi phi công ước mơ gì, nhân thế muôn màu, người ơi nào biết mơ chi . . .”
Anh thương yêu,
Bây giờ đang là tháng sáu, tháng sáu với cái nóng âm ỉ của Sài Gòn chứ không phải “tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt.. ..” của chúng mình những ngày xưa thân yêu . . . chẳng hiểu sao kể từ sau 1975 tới giờ thời tiết cũng dường như chẳng còn là của chúng mình, chẳng còn là của Sài Gòn với những cơn mưa bóng mây đến bất chợt và đi vội vàng để lại chút bâng khuâng cho người Sài Gòn nữa anh ạ
Hàng phượng vỹ được trồng ven sông Giồng ông Tố (một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn) ở cạnh khu nhà mình vẫn rực rỡ sắc màu khiến em cứ nhớ hoài bài hát của ngày xưa “Rồi chiều nay hè trở về đây, phương thắm ơi phượng thắm rơi đầy lại cách xa nhau chín mươi ngày, hay là một thế kỷ dài, mà lòng ai đang khóc ai ...” Rồi bất chợt em lại nhớ đến anh, đến lần đầu tiên gặp anh, anh chàng phi công trực thăng cao kều, có chiếc răng khểnh thật duyên và đôi mắt nồng nàn đến độ khiến người đối diện phải bốí rối khi bất chợt bắt gặp tia nhìn trong mắt anh.. .và cả bộ ria đặc trưng của binh chủng KQ nữa chứ
Chuyện chúng mình quả là duyên kỳ ngộ phải không anh, anh có nhớ lần đầu chúng mình gặp nhau không, chắc anh còn nhớ bãi đáp của Quân Y Viện Quy Nhơn chứ???
Trường em sau những ngày mừng lễ bổn mạng và hội chợ vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12 hàng năm để gây quỹ thăm chiến sĩ, thương bệnh binh hoặc các trại cải huấn vào dịp tết hay Noel tùy theo năm và tùy theo số tiền gây quỹ kiếm được, để chọn đi thăm cả mấy nơi hay chỉ một mà thôi. Năm ấy trường em đã chọn Quân Y Viện Quy Nhơn để đến ủy lạo đầu tiên, và em đã gặp anh ở bãi đáp tải thương binh về Quân Y Viện đó.
Khi em vừa phát xong quà ở dãy trại em phụ trách, nghe nói có bệnh mới tải về, trong đó có cả cán binh cộng sản, em tò mò rủ mấy đứa bạn đi “xem mặt mũi việt cộng” thế nào . . . ở đó em đã gặp anh, khi anh từ trên phòng lái với mồ hôi chảy dài hai bên thái dương vừa nhảy xuống, và chính anh đã đưa cô nàng cán binh cộng sản bị thương ở cánh vai trái vào phòng bệnh phụ với các y bác sĩ đang bận rộn chuyển thương vào phòng cấp cứu, em còn nhớ khuôn mặt và ánh mắt cô nàng việt cộng nhìn anh lúc đó, vừa có vẻ căm hờn lại vừa có vẻ ngạc nhiên vì chắc chị ta không ngờ đến sự tử tế và lòng nhân đạo của những người lính Việt Nam Cộng Hòa và ngay cả trong lúc bận rộn và mệt như thế nhưng anh vẫn nhìn bọn con gái tụi em mỉm cười ( đúng điệu hào hoa của binh chủng Không Quân), khi em xớ rớ ở đó thì ông bác sĩ trực ( và cũng là thày dạy hóa của lớp em ) nhìn thấy em và nói
- Mấy em đi ra ngoài cho các bác sĩ làm việc, có gì lạ đâu mà coi, và em trả lời
- Coi việt cộng mà thày, ông thày trừng mắt nhìn em còn anh thì ngoái cổ lại hỏi
- Việt cộng có gì lạ mà coi hả cô bé, cũng như các em thôi, cũng tóc dài, mắt sáng, và em đã nhanh miệng trả lời
- Tụi em mắt sáng tóc dài giống nhau vì cùng là con gái, nhưng tụi em không có con tim và ánh mắt căm hờn giống như cô cán binh cộng sản mà ông trung úy đã tải về . . . trả lời xong câu nói của anh là em bỏ chạy mất tiêu luôn.
Chắc thú vị vì câu trả lời của em nên anh đã hỏi thày Trọng tên và lớp em, sau lễ Noel năm đó, trong một chiều tan trường, em đã thấy anh ngồi trên chiếc Jeep của phi đoàn 114 và ca bài “ em tan trường về, anh theo Ngọ về . . .” Rồi chúng mình quen nhau từ đó. Con bé 16 tuổi, vừa bước vào đệ nhị cấp, chưa một lần biết làm dáng đã bắt đầu có chút bâng khuâng trong tim khi nghĩ về anh...
Phi đoàn trực thăng thuộc không đoàn 82 chiến thuật của anh ở Phù Cát, không xa Quy Nhơn bao nhiêu nên chúng mình thường xuyên có cơ hội gặp nhau, sau những chuyến tải thương của anh, anh đã kể em nghe đủ thứ chuyện trên đời ...
Từ những ngày vừa ở Long Xuyên lên Sài Gòn học, rồi mối tình vụng dại với cô bạn cùng lớp, và những ngày đầu khi anh “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung” ở khu 900, trại thượng sĩ Tiến ở cổng Phi Long . . . đến những ngày ra Nha Trang ở trại Thùy Dương, những tháng ngày huấn nhục gian khổ . . .
Binh chủng nào cũng có huấn nhục nhưng có lẽ Không Quân là binh chủng có một chương trình huấn nhục khó khăn và khác biệt nhất, những kỹ thuật mưu sinh thoát hiểm . . .
Khi nghe anh kể em cứ ngỡ như anh đang phịa ra để hù dọa em hay sao đó, chứ trên đời này làm gì có những trò quái chiêu như thế, những “ món ăn chơi” dành cho tân khóa sinh đã khiến cho nhiều anh chàng phải khóc thét lên kêu trời.
Mà không kêu trời sao được khi ngày hôm qua mới vừa là những anh chàng sinh viên hay học trò đệ nhị cấp miệng còn hơi sữa mẹ với những trò nghịch ngợm trẻ con vớ vẩn như lén cột vạt áo dài của cô bạn ngồi ở bàn trên, hay dán vào lưng áo thằng bạn tờ giấy với hàng chữ “ cần vợ gấp ”để khi thày gọi lên bảng thì cả lớp cười ầm lên mà thằng bạn ở trên bảng cứ nghệt mặt ra vì không hiểu tại sao cả lớp lại cười mình như thế . . . Anh nào “dữ dội” hơn một chút là lén để gói ô mai kèm lá thư. . . “tỉnh tò. . .tỏ tình” vào ngăn bàn cô bạn cùng lớp nào đó đã khiến tim mình lúc lắc; có cả những anh chàng đi học về còn mè nheo, làm nũng với mẹ thế mà hôm nay . . . cứ như là hằng hà sa số tinh tú đang rơi trên đầu mình.
Khi chiếc C 130 vừa đáp xuống phi đạo, cửa sau của chiếc vận tải cơ vừa mở thì đã nghe những tiếng hét, tiếng thúc giục tập họp của các niên trưởng khoá đàn anh đang “dàn chào”, những tiếng hét cứ như là thiên lôi đang gầm gừ ở đâu đó; tập họp hình như cũng là bắt đầu thi hành những lệnh phạt chung bằng hàng trăm cái hít đất, sau đó đội hình được dãn ra để phạt solo . . .tiếp theo là màn kiểm tra đồ đạc cá nhân, những gì có trong “sac marine” đều được lôi ra kiểm tra, ngoại trừ quân trang được lãnh ở Tân Sơn Nhất, còn thì thức ăn, thuốc hút đều được “ xử” ngay tại chỗ, ví dụ như thuốc lá thì hút một lúc ba bốn điếu cho tới khi không còn điếu nào, thức ăn như cá hộp, nước tương, thịt chà bông v.v… đều bị bắt ăn cho bằng hết tại chỗ ; vì cái tội chê cơm nhà bàn của Quân Đội ( chê nên mới đem thức ăn theo, thế nên phải ăn cho hết, khát nước cho mà chết luôn) Và tất cả các lệnh này đều thi hành trong vòng ba tiếng đếm một hai ba . . .
Sau màn phạt và kiểm tra là tới màn chạy bộ khoảng 4 km về sân chào Đai Bàng, đoạn đường chỉ 4km mà không biết bao anh chàng tân khóa sinh té xỉu, té rồi lại ngồi dậy tiếp tục chạy cho kịp bạn bè, và nhất là vì các đàn anh đang “ngắm nghía” mình thật kỹ . . .
Sau khi chào đại bàng là chính thức bước vào giai đoạn quan trọng nhất : Giai đoạn huấn nhục . . . Em còn nhớ anh nói với em “Huấn” là dạy và “Nhục” là thịt, dạy cho cái xác thịt mình tan thành nước để có thể chịu đựng được trong mọi hoàn cảnh, và nhất là “ dạy cho cái mặt chai lỳ, không còn biết nhục để dễ dàng hơn khi đi tán đào”, cái định nghĩa sau thì em biết là anh giỡn, còn định nghĩa trước thì em không biết anh nói thật hay đùa với em, nhưng cứ như những điều anh kể thì quả tình dễ sợ thiệt, gặp em chắc là em đã “chết ngay trên đường đua” rồi chứ còn sức đâu mà sống tới ngày gắn Alfa. . .
Có nhiều lúc buồn . . .như ngày hôm nay chẳng hạn, ngày 19 tháng 6, một ngày đáng nhớ và cũng là ngày quá buồn, sau cái ngày 30 tháng 4 chết tiệt ( không biết có ai nghĩ như em không) đó là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Một Quân Đội anh hùng đã bị bức tử một cách oan nghiệt như thế sao mà không buồn và đau lòng phải không anh ??? Và nhất là mỗi khi coi cuốn DVD quay lại buổi diễn hành của các binh chủng trong Ngày Quân Lực của năm 1973 là em lại nhớ đến những chuyện kể của anh về những ngày tháng huấn nhục khi được huấn luyện tại TTHLKQ Nha Trang, tất cả những gian khổ đó để có được những chàng trai can trường và oai hùng xứng đáng là con cháu của các vị anh hùng mười ba lần thắng bọn tầu phù phương bắc.

Anh thương yêu,
Hôm nay là ngày 19/6. Lại thêm một Ngày Quân Lực nữa trôi qua trong ngậm ngùi đau xót của những người còn sống sau cuộc chiến như em. Ngoài những lúc buồn, không biết tâm sự cùng ai, em viết cho anh, nhưng trong năm em có những ngày cố định phải viết cho anh như 30/4, ngày anh được báo MIA( missing in action), và Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Năm nay cũng vậy, nhưng năm nay sao em thấy buồn quá anh ạ, buồn đến độ không muốn xem lại đĩa kỷ niệm Ngày Quân Lực năm 1973 mà một người bạn đã đem được về Việt Nam và gửi tặng . . .thế nhưng những ngày huấn nhục và gian khổ mà anh kể thì em không thể nào quên được, ví dụ như việc hạn chế nước uống trong thời gian huấn nhục, một phòng với 30, 40 tân khóa sinh chỉ có hai bidon nước ở hai đầu phòng, và mỗi lần chỉ được uống 1 nắp bidon, và sau khi về phòng là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trừ khi đại tiểu tiện, và ngay cả cái chuyện này cũng có cán bộ đàn anh đi theo, để không cho mình lén uống nước. . .vả lại có nước đâu mà lén uống cơ chứ, các vòi nước đều khóa chặt, hồ cũng cạn khô . . . trong bữa ăn bắt uống nước mắm để giữ mồ hôi, và sau bữa ăn chỉ cho một ly nước trà ( em nghe anh Chiểu kể bên Hải Quân cũng có màn uống nước mắm cho khỏi lạnh khi học lặn), thế nên có anh chàng khát quá chịu không nổi phải uống cả nước tiểu như mấy bà già xưa khi sanh con, có khi hên gặp toilet nào có chút nước là mừng hết lớn . . . thế nên uống nước toilet cũng là chuyện không có gì ghê gớm trong mùa huấn nhục . . . Nghe không cũng đủ sợ, có lẽ nhịn ăn tới cả tháng mới chết , nhưng nhịn khát thì chỉ một tuần nên họ muốn cho cơ thể các anh thích nghi với tình trạng thiếu nước trong những trường hợp bất khả kháng gặp phải trong tương lai .
Cuộc đời SVSQ Không Quân (dĩ nhiên không nói tới phần huấn luyện Bay) thì thời gian huấn nhục là quan trọng nhất, gian khổ, cực nhọc nhất, đã vậy nghe nói thời gian huấn nhục lại cũng là thời gian ở dơ nhất phải không anh, bởi vì hầu như chỉ mặc độc nhất một bộ quần áo, vì cả ngày bị hành xác, tối đến nằm xuống thì như cái xác không hồn, ngay cả thằng bạn nằm bên cạnh cũng không nhìn rõ mặt ...
Đã thế lại còn bao nhiêu hình phạt kỳ quặc nữa chứ, ví dụ như cán bộ khóa đàn anh ( trực tiếp trông coi tân khóa sinh) cầm trái ớt và hỏi là trái gì, trả lời “trái ớt” thì đàn anh bảo là “ nói sai, đây là trái chuối”, sau đó hỏi lại, chàng tân khóa sinh hí hửng trả lời “ trái chuối” thì liền được trả lời “ trái chuối thì ăn đi ”, nghe mà phát ớn lạnh luôn, còn màn chống thế chờ ở trước phạn xá vào giờ trưa ( chờ vào ăn cơm) khiến hai bàn tay phồng rộp lên vì cái nóng của nhựa đường bốc lên . . .
Phạt thì hình như sáng trưa chiều tối gì cũng có lý do để phạt và đủ trò để phạt, chẳng hạn như trùm poncho giữa trưa nắng hạ Nha Trang, hay một chàng cởi trần nằm trên giường, bên dưới lưng là chiếc vĩ sắt, dĩ nhiên là nóng ran còn hai hay bốn chàng khác vừa khiêng vừa chạy giữa trời chang chang mùa hạ, anh nào còn “sống sót” sau màn này thì lưng tím bầm những vệt tròn như mới bị giác hơi, nhất là màn phạt “kéo cỗ xe La Mã” nữa chứ, vô phước cho anh chàng nào bị chịu hình phạt này, cứ coi như là hai tuần phải ngủ nằm sấp vì cái lưng bị đá mi xanh cào cho rách cả thịt da . . . cứ nghe anh kể là em cũng đủ rùng mình nổi gai ốc rồi . . .còn hít đất, vác túi quân trang mà chạy, hay nhảy cồng lực chỉ là chuyện nhỏ… phạt tập thể cho đã rồi phạt cá nhân . . .

Anh thương yêu,
Sau những tháng ngày gian khổ như vậy, các khóa sinh phải trải qua “Đêm lột xác” trước khi được chính thức trở thành một tế bào trong cơ thể của binh chủng Hào Hoa nhất Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Không Quân Việt Nam
Trong đêm lột xác, tất các các khóa sinh tập trung trước sân trại Ngân Hà, dĩ nhiên là có sự hiện diện của các sĩ quan phụ trách khóa sinh, các sĩ quan, cán bộ, các niên trưởng khóa đàn anh . . . Nhưng thật ra lúc bấy giờ có hay không có mặt các vị này chăng nữa cũng không ảnh hưởng gì đến các anh bởi lúc bấy giờ trong lòng các anh chỉ có niềm tự hào vì mình đã thực sự trưởng thành, thực sự vượt qua được chính mình . . . Tất cả các màn lăn lê bò toài, hít đất nhảy xổm. . . được thi hành từ A đến Z cho tới sáng thì qua màn “ Tắm Suối Tiên” ( suối tiên là một đường cống bằng ciment ở trước trại Ngân Hà và Thùy Dương, các khóa sinh được yêu cầu nhảy xuống cống cho ngập tới cổ, chỉ chừa có cái đầu đủ chui qua một ống nước nằm vắt qua miệng cống), sau đó thì được thực sự lột xác với bộ lễ phục vàng, kepi xanh, biểu trưng cho bầu trời mà ở đó các anh sẽ được bay bổng . . .
Thế nhưng em cũng không thể nín cười khi nghe anh kể đến chuyện ra phố sau lễ gắn Alfa, buổi đầu tiên ra phố được các đàn anh ân cần căn dặn đủ điều và phát cho giấy phạt cũng như giấy khen để trong túi áo . . . Cứ tưởng ( ai ngờ lại là “tưởng bở” ) là không bị phạt nữa, nhưng khi về lại quân trường sau giờ phép đầu tiên thì đúng là dở khóc dở cười khi nghe các niên trưởng nói về những lỗi mà các sinh viên sĩ quan mới toanh vấp phạm khi ra phố, ví dụ như : “ nghe nói mấy ông ra phố, có ông đã đi với một lúc hai đào hai bên, ông nào làm thì cứ tự động đứng ra, nếu không thì sẽ phạt cả khóa ”, hoặc “nghe nói có ông đi chơi với đào mà dám tiểu tiện ngoài đường, phải nhờ đào kéo vạt áo dài che giùm, ông nào? ông nào? . .. tự động đứng ra khỏi hàng trình diện coi, không thì cả khóa cùng chịu phạt . . . mấy ông lèo quá mấy ông ơi ” . . . Lúc đó anh và tất cả các bạn đều tin sái cổ những điều niên trưởng nói và chửi thầm trong bụng không biết là thằng nào mà ngu thế, mãi về sau khi làm cán bộ của các khóa đàn em mới biết đó là “mánh lừa” của các niên trưởng, lúc đó em đã cười mà nói:” sao mà các anh ngây thơ dễ tin vậy, chẳng bao giờ có hai con nhỏ nào chịu đi cùng với một anh chàng đâu mà ham, mà mới ra Nha Trang là vào huấn nhục luôn làm sao mà quen hai ba nàng một lúc, còn chuyện “diabetes” mà nhờ bạn gái lấy vạt áo dài che thì chắc chắn không bao giờ có,” anh đã cười hì hì và nói, “ bởi không tin mà niên trưởng nói có thằng làm như vậy nên tụi anh mới chửi thầm trong bụng thằng nào mà khùng dữ vậy chớ ” . . .lại còn những qui định về hình thức ngoài phong bì gửi về cho gia đình hay người yêu, anh nào viết sai qui định là bị phạt, khi nhận thư, nhất là thư người yêu là phải hít đất cả trăm cái mới được nhận . . .
Và sau khi gắn Alfa thì đời SVSQKQ chính thức bắt đầu từ đây, sau sáu tháng học quân sự ở trại Phi Dũng, học Anh Văn (từ 1.100 đến 1.400) thi xong về Sài Gòn học tiếp 2.100 đến 2.400 ở trường Sinh Ngữ Quân Đội ( gần Tổng Y viện Cộng Hòa), thi đậu Anh văn xong chờ tài khóa đi học bay ở Mỹ, có những trường hợp do nhu cầu khóa học BTL/KQ cho test trình độ Anh văn tại TTHLKQ Nha Trang, ai đủ 80 ECL trở lên là có thể đi Mỹ học bay luôn . . . Còn học lái loại máy bay nào thì do nhu cầu của trường cũng như của chiến trường Việt Nam đang cần, anh và một số bạn bè được theo học helicopter.

Thư thứ hai

Anh thương yêu,
Đọc thư em chắc thế nào anh cũng lặp lại câu nói quen thuộc ngày xưa : “ Sao chẳng bao giờ thư bé viết cho anh mà có đoạn kết vậy ?” ư. ..anh trách như thế là không đúng đâu nha, ngày xưa thư cho em anh cũng vậy mà, anh luôn kết thúc “nửa chừng xuân” như thế, và khi em trách thì anh lại nói, “chuyện chúng mình không bao giờ kết thúc, chỉ trừ có cái chết ”. . .Với em thì không như thế đâu “dù có chết cũng không bao giờ chia lìa đôi lứa”; cho dù uyên ương có gãy cánh, con chim ương là anh đã để lại chim uyên là em trên đời này, và cho dẫu một mình thì chim uyên không thể nào cất cánh, nhưng chính vì thế mà chim ương luôn sống mãi trong tâm tưởng của chim uyên, những lá thư cứ thế mà nối tiếp, vả lại thư cho anh sẽ được kết nối với nhau cơ mà
Anh thương yêu,
Hôm nay là sinh nhật anh đó, chỉ trước ngày Chúa Giáng Sinh có một hôm thôi, sinh nhật thứ bao nhiêu rồi anh nhỉ??? Thật ra là anh hơn em đến cả gần chục tuổi, nhưng sinh nhật cuối cùng chúng ta có nhau là sinh nhật anh tròn ba mươi, và với em anh mãi mãi tuổi ba mươi, và hôm nay cũng thế . . .
Hôm nay Sài Gòn đang là mùa đông, anh thấy có lạ không, có lẽ đất trời cũng cảm thấy cô đơn khi một mình với bóng nên bỗng dưng trời trở gió heo may, và nhiệt độ thật lý tưởng cho những ai lười lĩnh muốn ủ mình trong chăn, nướng thêm một chút vào buổi sáng. Quả thật là có nhiều chuyện không ai nghĩ có thể xảy ra mà lại đang xảy ra đó, anh có tin là buổi tối Sài Gòn trong những ngày này, nhiệt độ chỉ khoảng 20 đến 22 độ centigrade, và cái lạnh đó vẫn còn tiếp tục đến hơn bảy giờ sáng mới ấm dần lên chứ không hừng hực cháy da ngay từ 6g sáng như hồi tháng sáu đâu anh
Sáng nay em không có giờ lên lớp, ủ mình như con sâu trong cái kén cô đơn để nghe giọng hát ngọt ngào, trầm ấm của Sĩ Phú, giọng ca mà anh yêu thích và luôn nói với em “ đó là niềm tự hào của binh chủng KQ”. Nghe Sĩ Phú hát mà em ngậm ngùi quá đỗi “ Nghe như mùi hương xưa, từ quá khứ đưa về, lâng lâng hồn bay đi, gợi về xa dĩ vãng, thấy người xưa trong nắng, thấy thu vàng mênh mông lái đò qua sông vắng, mây ngừng trong mắt trong . . .”* đã khiến em nhớ quá con sông ở vùng quê nhà anh, con sông bề ngang không rộng lắm nhưng cũng đủ làm cho con bé cả đời chưa biết thế nào là sông nước miền tây như em run lên khi ngồi trên chiếc đò chèo dài chưa tới chục thước để qua bên chợ Mỹ Luông cùng với anh năm nào, cái chợ nhỏ nhưng lại quá nhiều món ăn nóng hổi và hấp dẫn của miền Tây nam Bộ như bánh xèo, bún mắm, hủ tíu nam vang, bánh tằm bì chan nước cốt dừa béo ngậy, và không ít những loại trái cây dân dã, nhưng cái điều khiến em sợ nhất là lũ chuột đồng được bày bán trong những chiếc lồng kẽm, đúng là “trên trời dưới chuột”, anh có nhớ không ???
Anh thương yêu,
Tiếng hát Sĩ Phú với bài “ Tiếc một người” của nhạc sĩ Thanh Bình khiến em nhớ anh, nhớ đến giòng sông quê nhà anh, và lòng xót sa vô cùng “ Hỡi tay ngà yêu dấu cố ngăn giòng lệ sầu, lệ càng tuôn rơi mau, đã thấy tàn cuộc đời còn tiếc hoài một người, ngổn ngang tâm sự đắng, đêm qua hồn bay xa, hồn đã đến bên người, rưng rưng giòng lệ rơi, nhạt nhòa trên chăn gối, sau cùng cơn yêu dấu, mới hay là thương đau, hỡi người xa xăm đó, biết nhau thì xa nhau ”, Quả thật chúng mình đã có một cuộc chia xa quá bất ngờ phải không anh, bất ngờ đến độ anh còn nợ em một lời hứa chưa tròn, lời hứa chưa kịp thực hiện thì em đã trở thành “ góa phụ ngây thơ” cho dù đơn xin cưới của anh chưa được ký . . . Và bởi “ đã thấy tàn cuộc đời còn tiếc hoài một người, ngổn ngang tâm sự đắng . . .” nên em không làm sao quên được kỷ niệm của chúng mình trong những ngày tháng cũ, nhất là những câu chuyện về thời anh còn ở quân trường mà em cứ bắt anh kể đi kể lại nhiều lần, anh cứ thắc mắc sao mà em cứ hỏi hoài và bắt anh kể hoài như vậy, một phần vì em muốn biết xem cuộc đời quân ngũ thế nào, phần nữa là em tò mò muốn biết tình cảm của anh và chị bạn cùng lớp có tiến triển chút nào sau khi anh “ xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”, thuộc binh chủng hào hoa nhất nước thời bấy giờ, nhất là khi anh được đi học bay ở Mỹ . . .và cũng vì nghe anh kể mãi nên em mới còn nhớ đến tận giờ này. ..
Hôm nay là sinh nhật anh, em sẽ kể lại những mẫu chuyện mà anh đã từng kể cho em nghe trong những tháng năm còn học sinh ngữ cũng như học bay ở Mỹ, xem như là quà sinh nhật anh nhé! . . . có thể những chuyện em kể hôm nay không còn đầy đủ như ngày xưa anh kể, bởi quá nhiều năm tháng đã đi qua, tóc em đã không còn mượt mà, xanh mướt như ngày nào chúng mình vừa quen, cuộc sống với những xói mòn, những thứ lạ lẫm mà mình phải cố sống với nó chắc cũng làm trí nhớ của em hao mòn cùng với bụi thời gian nhiều rồi anh ạ . . . Nếu em nhớ không lầm thì nơi đầu tiên anh và các bạn phải đến là trường sinh ngữ Lackland Airforce Base, thuộc thành phố San Antonio để học Anh văn, anh nào không đủ 80 ECL thì phải học lại, lần nữa vẫn không đủ điểm thì “khăn gói trở về cố quốc”, còn đủ tiêu chuẩn yêu cầu thì được gửi tới căn cứ Fort Rucker, thuộc tiểu bang Alabama để học bay.
Trong chiến tranh Việt Nam, Fort Rucker đóng một vai trò quan trọng trong việc huấn luyện Phi công trực thăng và vì máy bay chong chóng là loại máy bay đặc biệt có thể đáp xuống ở những địa hình hiểm trở, không cần có phi đạo, có thể bay thấp để đổ quân vào chiến trường và do các sĩ quan Lục Quân chịu trách nhiệm hướng dẫn về tác chiến, chuyển quân hay tải thương . . .
Chương trình học gồm hai giai đoạn với các loại máy bay trực thăng khác nhau, tử TH55, UH-1 Huey, CH-47 Chinook, OH-6 Cayuse, OH-58 Kiowa, AH-1 Cobra, và CH-54 Tarhe, những tên gọi mà anh nói là lấy từ tên các Bộ lạc Da Đỏ . . . . Nhu cầu của chiến trường VN thời đó chỉ sử dụng có hai loại là UH-1 Huey và CH-47 Chinook, nên các SVSQKQ Việt Nam chỉ được huấn luyện một trong hai loại này, sau khi học TH-55
Trước khi học UH-1 hay Chinook, các SVSQ khóa sinh phi hành phải học TH- 55, đây là loại trực thăng hai chỗ ngồi cho huấn luyện viên và khóa sinh, và TH-55 cũng là loại trực thăng khó điều khiển . . .
Giai đoạn một của chương trình huấn luyện trực thăng TH-55 gồm hai tuần hướng dẫn về tiền phi và hậu phi; cung cấp cho các khóa sinh những kiến thức căn bản liên quan đến việc kiểm soát an toàn trước khi bay như kiểm tra thân máy bay, cánh quạt, đồng hồ đo cao độ, thành thạo qui trình khởi động máy, và cả những hiểu biết về thời tiết. Sau khi bay, cần kiểm tra lại phi cơ, ghi chép lại những nghi ngờ, thắc mắc hay trở ngại gặp phải trong khi bay.
Song song với huấn luyện phi hành là chương trình học về địa huấn, chương trình địa huấn dạy các khóa sinh những định luật căn bản vật lý về áp suất và lực cùng ảnh hưởng tác động do phi cơ tạo ra để có thể bay lên, cùng di chuyển trong không khí (aerodynamic). Nhất là cách phối hợp đồng bộ cả hai tay và hai chân để điều khiển phi cơ . . .Như cần tổng hợp thay đổi cùng lúc các góc độ của cánh quạt chính gây nên sự khác biệt áp suất không khí bên trên và bên dưới cánh quạt tạo lực nâng đưa phi cơ lên. Cần lái điều khiển chu kỳ thay đổi góc độ của những cánh quạt chính tùy theo chiều hướng và độ nghiêng của cần làm cánh quạt thay đổi góc độ tùy theo vị trí trong lúc quay, tạo nên sự khác biệt áp suất để máy bay có thể di chuyển tới, lui hay qua trái, phải. Đến lúc này các khóa sinh mới hiểu tại sao trực thăng phải chúi đầu xuống như con chuồn chuồn khi cất cánh bay thay vì ngẩng đầu lên như loại phi cơ cánh bằng. Lớp học sẽ được chia làm hai, một nửa lớp học địa huấn vào buổi sáng, học bay vào buổi chiều và ngược lại
Giai đoạn hai có 20 giờ bay cùng huấn luyện viên phi hành ngay trên TH-55, đây là giai đoạn huấn luyện và thực tập bay căn bản, như điều khiển tàu, học cách đáp bình thường, đáp khẩn cấp cũng như cách đáp ở những địa hình đơn giản, phức tạp khác nhau như đáp trực thăng trên những triền đồi núi, và đổ quân ở những địa thế hạn hẹp, khó khăn . . . Sau đó thày sẽ cho học viên solo trong khoảng từ giờ thứ 15 trở đi tùy theo nhận xét và lượng giá khả năng của từng khóa sinh.
Trong suốt thời gian huấn luyện, các khóa sinh bay cùng với thày và thường xuyên thực tập hai cách đáp khẩn cấp- Đáp cưỡng bách hay bắt buộc với động cơ còn họat động, và đáp tự động (autorotation) với động cơ ngưng hoạt động. Tập đáp tự động thì thật vô cùng nguy hiểm, vì trường hợp này người phi công điều khiển con tàu hoàn toàn bằng sức trớn quay và lực nâng của cánh quạt chính (main rotor). Thử tưởng tượng con tàu như một khối sắt rơi từ độ cao 800- 1200feet xuống mặt đất thì còn gì là thân xác . . . Nhưng khi các khóa sinh quen dần, và nhận ra sự chính xác và an toàn của cách đáp tự động thì sẽ thấy vững lòng và tự tin hơn. Nếu bình tĩnh điều khiển con tàu theo từng bước và thật đúng lúc thì con tàu sẽ lướt trên mặt phi đạo thay vì chúi đầu xuống. Các khóa sinh phi hành bắt buộc phải chứng minh cho thấy khả năng điều khiển phi cơ trong cả hai cách đáp khẩn cấp để có thể được thả Solo.
Sau mỗi buổi thực tập, khóa sinh được họp “briefing” ngay trong phòng phi huấn. Thày sẽ nhận xét, và ghi nhận kết quả thực tập vào hồ sơ phi hành. Nếu hôm đó kết quả không như ý hoặc vi phạm an toàn bay thì sẽ nhận “Pink Slip” . Nếu khóa sinh nào không may nhận ba lần giấy phạt màu hồng đó thì phải bay kiểm tra lại với Sĩ Quan Quân Sự, tùy theo kết quả kiểm tra, có thể sinh viên này chấm dứt sự nghiệp bay bổng của mình (vì sẽ không được tiếp tục chương trình).
Cái con số 20 giờ bay qui định, đã làm không ít khóa sinh phải dứt bỏ mộng phi hành vì sau 20 giờ bay mà khóa sinh nào không được huấn luyện viên trực tiếp cho “thả solo”, thì phải bay kiểm tra cùng với một Sĩ Quan Quân Lực Hoa Kỳ, và sau đó là một Sĩ Quan liên lạc Việt Nam, đến lúc đó vẫn không có kết quả thì bị trả về nước.
Ở giai đoạn ba, khóa sinh được chuyển qua huấn luyện trên UH-1 Huey. Trong tám tuần học thiết bị, gồm 30 giờ học địa huấn, bay bằng mô hình trong phòng học, và 20 giờ bay thực thụ trên UH-1. Các khóa sinh tiến từ việc sử dụng các thiết bị căn bản, đến định hướng đường bay và bay xuyên tiểu bang theo đường bay quy định của FAA (Cơ Quan Hàng Không Liên bang)
Giai đoạn bốn được huấn luyện kỹ năng bay đội hình chiến thuật và những phi vụ hành quân, luôn cả bay chiến thuật vào ban đêm, dụng cụ nhìn xuyên màn đêm Trong giai đoạn này cũng phải trải qua nhiều giờ “Link- trainer”. Các khóa sinh phải bay nhiều giờ với dụng cụ có tên gọi là “Hood”, nó là dụng cụ che bớt tầm nhìn giống như cái che mắt ở con ngựa để nó thẳng đường mà chạy. Cái “hood” này giúp cho phi công không bị phân tâm và tuyệt đối tin vào những dữ kiện được báo trên thiết bị của phi cơ hơn là dự đoán của chính mình.
Để tốt nghiệp, khóa sinh đã tích lũy được 179 giờ hướng dẫn chuyến bay, 149 giờ thực hành trên máy bay.
Ngay khi hoàn tất giai đoạn ba, các khóa sinh đã đủ điều kiện cũng như sự tự tin vào khả năng của chính mình, và tự hào trở thành phi công trực thăng.
Chương trình huấn luyện được nghiên cứu rất tinh vi, vì không chỉ huấn luyện phi hành mà còn nhằm giúp các phi công có niềm tin rất cao vào chính khả năng chỉ huy con tàu sau này của mình, cũng như cung cấp cho các khóa sinh những kinh nghiệm cần thiết để thoát ra khỏi những tình huống rắc rối nếu gặp phải, cũng như có được những quyết định sáng suốt, dứt khoát, và kịp thời, bởi lằn ranh giữa sống chết đôi khi trong tích tắc mà thôi . . .
Anh thương yêu,
Có rất nhiều điều anh kể về chương trình huấn luyện trực thăng, nhưng chắc chắn là em không thể nhớ đầy đủ vì em chỉ được biết qua lời anh kể chứ em đâu có phải là Pilot, đâu được học trực tiếp nên làm sao nhớ hết phải không anh ??? Tuy nhiên, có những chuyện kể mà em không sao quên được vì nó vui vui và hùng tráng cũng như cảm động vô cùng, chuyện vui là anh Khanh bạn anh (đạo Công Giáo) kể cứ mỗi Chúa Nhật đi nhà thờ thường nghía xem cô nào xinh gái thì vào ngồi gần để mỗi lần cha chủ tế nói “ Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau” thì quay qua ôm người bên cạnh hay chí ít cũng bắt tay cười và thế là làm quen ngay sau khi tan lễ . Em tò mò hỏi hoài chuyện học bay cùa anh vì nghe anh kể mỗi sáng từ Barrack đi bộ ra xe bus để đến trường bay, ngang qua Post office, các anh thường ghé vào check thư, nếu có thì đem lên xe “nghiến ngấu” ngay cho đỡ ghiền, không biết lúc đó chị bạn học cùng lớp của anh có viết thư cho anh hay không, lúc đó em cũng không hiểu tại sao, chỉ nghĩ vì mình tò mò, nhưng bây giờ nghĩ lại thì có lẽ lúc đó em hơi ghen tỵ một chút, em cứ nghĩ sao lúc đó anh không quen em trước có phải là hay hơn không, nhưng em vô lý quá phải không anh, lúc anh đang học bay ở Mỹ em chỉ là con nhóc nhí mới bước vào lớp đệ thất thôi, giả dụ ngày ấy anh có gặp và yêu em chắc thế nào cũng bị khép vào tội “dụ dỗ trẻ vị thành niên” ngay, và em thuở ấy hãy còn cởi trần đi tắm mưa với lũ trẻ cùng xóm thì yêu đương cái nỗi gì cơ chứ.
Anh thương yêu,
Anh có biết là trong câu chuyện huấn luyện phi hành anh kể em nghe, thì điều gì mang đến cho em cảm xúc sâu đậm nhất không, và chính xúc cảm đó đã khiến em ngày càng thấy yêu thương anh nhiều hơn, và cũng có hơi ghen với cái cô người tình mang tên trực thăng của anh hay không, bởi vì cô này mới chính là người yêu đầu đời của anh chứ không phải là chị bạn cùng lớp . . . chính cô nàng là mối tình đầu của anh, ngay khi anh còn là cậu bé mới mọc trái táo Adam, và xúc cảm của anh khi lần đầu gặp nàng ở Fort Rucker, anh đã ngất ngây trước nàng đến nỗi không nghe hết những điều thày giới thiệu về nàng cho các khóa sinh . . . Em không thể nào quên được những lời kể say sưa của anh về cảm giác khi được một mình cùng người tình trong mộng lơ lửng trên bầu trời lộng gió, và những buổi chiều tan lớp anh thường âu yếm nói với “nàng” câu “ see you tomorrow” . . .

Cũng như mọi buổi thực tập, sau khi đi một vòng kiểm tra tàu, lẩm nhẩm số hiệu để dùng trao đổi với đài kiểm soát không lưu, mang nịt an toàn và vừa đội mũ bay thì đã nghe tiếng người thày bên cạnh vang lên trong máy “ you have control”, anh bóp cần trả lời “ I have control” nhận mình điều khiển phi cơ, anh mở contact, tiếng cánh quạt chính từ từ chém gió rồi ồn ào rít lên quen thuộc như mọi ngày. Anh gọi tổng đài xin phép “hover” giữ con tàu lơ lửng cách mặt đất vài bộ, từ từ quay tàu hướng về phi đạo và lại xin phép taxi; nhận được số phi đạo chỉ định, chiều gió, vận tốc cùng hướng cất cánh, nhắc lại lệnh vừa mới nhận cho đài kiểm soát nghe xong, anh đẩy nhẹ cần chu kỳ ( cyclic) đưa con tàu lơ lửng ( hover) dọc theo phi đạo chờ cất cánh . . . Vì gió ngoài phi đạo thường nhiều và mạnh hơn trong bãi đậu nên hai tay và hai chân cùng phối hợp thật đều và thật nhẹ để giữ cho con tàu đứng yên, cùng lúc miệng báo đài kiểm soát để xin cất cánh, và lắng nghe tên tàu mình. Nâng nhẹ cần tổng hợp, cùng đẩy thêm cần chu kỳ, hai chân liên tiếp kềm pedals giữ cho tàu thật thẳng; mắt bắt đầu tìm điểm để quay tàu theo đúng đường bay rời phi trường. Vừa báo tàu mình rời khỏi đường bay, bất chợt con tàu rùng mình, mất cao độ, tay ga ( throttle) giật mạnh . . . Như phản xạ tự nhiên, anh vặn tay ga đến mức tối thiểu, hạ ngay cần tổng hợp, mắt lướt nhanh kiểm tra đồng hồ báo vòng quay cánh quạt chính, tốc độ phi cơ cùng bấm cò đọc to “ rotor in the green, air speed 50 knots, wind at… degree”; đồng thời quay đầu con tàu vào hướng gió. Khi anh đẩy nhẹ thêm cần Cyclic, giữ vận tốc đúng qui định của “forced landing”, con tàu chúi đầu xuống thêm thì nghe tiếng ông thày “I have control”, anh trả lời “ you have control” . . . Anh thở phào nhẹ nhõm vì biết mình vừa trải qua cái “forced landing” thử thách, nhưng lại không biết sao hôm nay lại làm sớm quá vậy. Khi gần đến sân bay thực tập thì anh lại “forced Landing” một lần nữa, nhưng lần này lại là đáp tự động (auto).
Sau khi đưa con tàu nhập vào đường bay vòng chờ, vừa thoáng thấy được hai đường phi đạo trải dài dọc theo bên dưới thì đột nhiên con tàu rùng mình thật mạnh, tiếng động cơ tắt ngúm. Anh đóng ngay cần tổng hợp xuống, đẩy cần chu kỳ cho con tàu nghiêng qua hướng phi đạo, vừa quay lại 180 độ vào hướng gió cùng chúc đầu xuống lấy thêm vận tốc, bấm cần nói đọc to đồng hồ dụng cụ báo an toàn, vừa giữ con tàu lao thẳng xuống . . .mặt phẳng phi đạo như dựng ngược thẳng lên trước mặt. Cách độ cao vừa tầm mái nhà của đài kiểm báo anh kéo thật nhanh cần tổng hợp lên, tận dụng hết lực nâng. Con tàu khựng lại trên cao, đầu tàu ngẩng cao, đuôi cách mặt phi đạo đúng tầm cao an toàn. Trong tích tắc anh khẽ đấy nhẹ cần chu kỳ, con tàu lập tức chồm về phía trước, lúc này cả thân con tàu chỉ còn cách mặt phi đạo vài bộ, đưa hai càng đáp song song mặt phi đạo.
Cái đẩy nhẹ cần chu kỳ của anh chuyển hết sức rơi còn lại thành lực đẩy đưa con tàu lướt theo mặt phi đạo trải dài phía trước. Hai chân anh lúc này như cái máy, tự động giữ hai bàn đạp cho thân tàu thẳng dọc theo phi đạo.Tiếng cọ xát của hai càng máy đáp vào mặt phi đạo nghe như tiếng reo vui chúc mừng “cái Autoration” của anh vừa như chiếc lá thu rơi lướt theo chiều gió . . .
Đóng cần lái xuống, vừa nổ động cơ lại, thì người thày tháo nịt an toàn, và tiếng ông vang ngay bên tai “ Wait for me until I get into the control tower, good luck”, và ông rời khỏi phi cơ . . . Bây giờ anh mới hiểu tại sao mới sáng sớm đã thực tập hai lần đáp khẩn cấp, bởi hôm nay anh được Solo. . . Lòng anh rộn lên một niềm tự hào, và một niềm hạnh phúc trào dâng trong anh khi lần đầu tiên được cùng nàng bay bổng trên bầu trời mơ ước, và cuối cùng giấc mộng phi hành của anh cũng đã trở thành sự thật.
Nghe anh kể mà em “ứa gan” với cái cô nàng trực thăng đến nỗi anh phải rên ư ử bên tai em “này cô em Bắc kỳ nho nhỏ, vì cô em có nụ cười ngây thơ, đạp xe qua phố chợ anh ngó, quên hết giận hờn, thù ghét đám đông . ..” và khi em vẫn cứ giận hờn vô lý như thế thì đúng y như cái mặt lỳ. . . anh cạ “ bộ ria đặc trưng của binh chủng” vào má em và rên rỉ tiếp “Cửa chùa nào mà không rộng mở, quỷ xứ nào chẳng muốn nương thân, và quỷ xứ này rất muốn dung thân . ..”, em vừa muốn cười, lại vừa bực mình nên nhăn nhó “ khiếp râu với ria. . .”, được thể anh lại tiếp “ui ui, em đừng trách râu ta sao dài quá, bởi vì ta dành chỉ để hôn em . . .” vì quá sợ cái giọng hát toàn mùi capstan của anh, và cái “lỳ thấy mà thương” của anh nên em phải đồng ý không ghen tỵ vu vơ, bù lại là anh phải để em ăn kem thỏa thích, anh nhớ không nào ???
Anh thương yêu,
Dù không tận mắt chứng kiến nhưng chỉ qua lời anh kể em cũng có thể tưởng tượng ra quang cảnh, cũng như tình cảm của các anh vào ngày được gắn cánh bay. Trường Fort Rucker không chỉ huấn luyện cho các sinh viên sĩ quan Việt Nam mà còn cả sinh viên sĩ quan không quân Hoa Kỳ và nhiều nước khác nữa, SVSQ Hoa Kỳ và các nước ở Nam châu Mỹ thường có thân nhân như cha mẹ, vợ con hoặc người yêu qua dự lễ tốt nghiệp, Việt Nam mình ở quá xa so với các nước gần đó, cũng như hầu hết gia đình các anh chỉ thuộc thành phần trung lưu thời bây giờ thì làm sao có nổi cái vé để bay qua dự lễ tốt nghiệp nên sẽ được các sĩ quan gắn cánh bay, còn ai có ba mẹ, vợ con hay người yêu thì chính những người thân của mình sẽ gắn cánh bay cho mình ( thật là lãng mạn phải không anh)
Trước khi buổi lễ bắt đầu thì hai sinh viên Thủ Khoa và Á Khoa sẽ bay hai chiếc Trực Thăng từ hai hướng đáp xuống nơi tổ chức Lễ, hai sinh viên này mặc quân phục của Nam Quân và Bắc Quân trong thời nội chiến Hoa Kỳ . . .
Đến lúc gắn cánh bay cho các SVSQ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì Quốc Kỳ của VN được kéo lên cùng lúc ban quân nhạc trổi lên Quốc Ca Việt Nam, sau đó mới đến Quốc Ca Hoa Kỳ . . . Khi ấy anh và các bạn bỗng rưng rưng nước mắt vì giữa quê người mà nghe Quốc Ca Việt Nam . . . Tình cảm quê hương trào dâng trong lòng, một niềm tự hào và hãnh diện trổi lên, và lúc đó tất cả tình cảm đều hướng về Tổ Quốc, mong bay về ngay để phục vụ Quê Hương . . .
Lúc đó đúng là xem cái chết nhẹ tựa lông hồng và luôn sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình cho sự yên bình của Tổ Quốc. Cũng như luôn tâm niệm “ Không Quân, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè ”
Câu tâm niệm này ngày nay em vẫn còn nghe các bạn của anh nhắc tới trong các câu truyện kể, chỉ có anh, cũng như một số anh cùng khóa, và các Niên trưởng của anh như Phạm phú Quốc, Lưu kim Cương, Trần Thế Vinh, Thặng Fulro, Nguyễn thế Thân, Quách thanh Hải, Tạ Huy Kiệm và cả những cơ phi như Huỳnh thanh Thế, Nguyễn văn Hùng, Trần văn Rẹn, Nguyễn văn Hóa, Tăng kiến Đạt, Võ văn Xôm, Hoàng xuân Anh, Phước, Mách và Nơi, Võ Thuận . . . cùng biết bao nhiêu anh hùng Không Quân khác mà em không biết tên. .. đã bỏ bạn bè, người yêu, ba mẹ đi ngay khi tuổi đời vừa chớm đôi mươi . . . , có người còn cất cánh đánh trả quân thù ngay trong những giây phút cuối của một Sài Gòn đang hấp hối cho dù lúc đó họ vẫn có cơ hội dùng máy bay để bay ra hạm đội của Mỹ đang đậu ngoài khơi, hay bay qua nước bạn . . .
Rồi còn cả những anh hùng đã vì bạn bè,bằng hữu mà phải gửi lại một phần thân thể vào lòng đất mẹ như anh Nguyễn Quý An đã hiến cho quê hương đôi tay của mình, anh Hổ gửi lại đôi chân của mình, và anh thì cũng chỉ là một trong muôn vàn những hy sinh và mất mát cho quê hương tổ quốc . . .
Em chỉ tiếc một điều, những máu xương đó đã không được đáp trả bằng những tháng ngày yên bình khi tàn cuộc chiến mà ngược lại là những tháng ngày lưu vong nơi quê người, hay những tháng ngày khốn khổ trong cái nhà tù trá hình là “Trại cải tạo”, và ở đó lại có những anh hùng âm thầm gục ngã vì đòn thù.
Anh ơi ! em buồn quá đi thôi, không nói nữa nha, ngày sinh nhật ai lại đi nhắc những chuyện buồn phải không anh. Ngủ yên nghe anh yêu, ngủ yên nhé tuổi ba mươi mãi mãi của em, những ước mơ chưa tròn của anh, và của những người đã đổ máu xương cho sự an bình của Quê Hương khốn khó Việt Nam, hy vọng sẽ được thế hệ mai này của Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nghe anh . . .
Có thể đó chỉ là mơ ước của riêng em, nhưng giấc mơ đó đã ủi an và ru em những đêm khó ngủ, và em cũng mong ước mơ này của em không chỉ là mơ ước hão huyền. . .
Bình an trên cao và đợi em nghe anh !!!

Phạm Thiên Thu
(câu truyện này đặc biệt dành tặng cho hội ngộ Fort Rucker 2015)




Những Cánh Chim Non Sớm Lìa Đàn

Thân tặng những cánh chim
Liên Khóa 72-73
Từ Trường, Nón Đỏ 74-50

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/CaPhe_1447117137.jpg

Café quán vắng tôi ngồi
Dở thư bạn cũ bồi hồi đọc qua
Nỗi niềm mang tận quê nhà
Tưởng như có bạn khề khà bên ta

Bốn mươi năm bao cuộc đời
Quan hà chưa lần “cạn chén ly bôi”(1)
Theo dòng thế sự nổi trôi
Mùa xuân đem lại dệt đời bình yên

Trực thăng, quan sát bốn miền
Huấn luyện sát cánh nối liền nghiệp bay
Kẻ du Mỹ mộng chân mây
Mộng nào thời cũng ngang trời tài hoa

Thế rồi vận nước can qua
Nhà tan, nước mất, đắng cay muôn phần

Mong sao con Tạo xoay vần
Để trời lại sáng trên tầng mây cao
Nhìn lại giang sơn năm nào
Nghìn cánh chim lạc về chào bình minh

(1)Lời ca trong bài “Biệt Kinh Kỳ”

Phòng Trực
11-10-2015, 09:09 AM
Phim Hội ngộ Fort Rucker 2015
(KQ Hoan Nguyen)

<iframe width="650" height="415" src="https://www.youtube.com/embed/iv9Z1wLBJvk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="650" height="415" src="https://www.youtube.com/embed/equaxfdltjM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="650" height="415" src="https://www.youtube.com/embed/4IUsgqxhPkk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

giaohan
11-13-2015, 01:30 PM
Nát nụ hôn đầu . . .



Buổi sáng thức dậy sớm, co mình trong chiếc áo jacket rộng thùng thình, bên cạnh là điếu thuốc và ly café đen không đường đắng ngắt và hình như cũng đang dần nguội như đời mình trong buổi hoàng hôn.

Tiếng hát Quỳnh Giao, cô ca sĩ hiền hòa và bé nhỏ với nụ cười giống như tên thật của cô :“ Đoan Trang”, đang ngân lên trong căn phòng nhỏ của Nguyễn “ Ta như sương cao, mà người như hoa sâu, ta dối gian nhau nên nát nụ hôn đầu, tình đi từng bước trên đầu gió, gieo xuống lòng nhau ôi từng hạt thương đau . . . ”, lời thơ trong bài Tình Sầu của Du tử Lê được Phạm Duy phổ nhạc với điệu buồn như xé lòng người khiến bất chợt Nguyễn nghe như mắt mình cay cay khi nhớ đến Hoàng đang ở khung trời xa xa đó . . .

Thật ra khoảng cách về địa lý chẳng nghĩa lý gì so với thời đại này, chỉ vài giờ bay là đã có thể tay trong tay, đã có thể đặt lên đôi mắt buồn một nụ hôn thánh thiện và cũng để nghe bờ vai mình có chút gì nằng nặng, nghe ngực mình đang ấm lên vì ai đó đang cần một vòng tay, một sự chở che . . . Nhưng thật ra là Nguyễn đang sợ một sự xa cách khác, sự xa cách giữa hai tâm hồn. Nhiều lúc chàng tự hỏi, mình có đa đoan lắm không khi đã từng này tuổi mà bỗng dưng lại thấy tim mình nao nao như thuở nào mới lớn . . .

Có lẽ tại chàng hay tin người, tại chàng hay ảo tưởng nên thấy người ta ân cần với mình thì lại hiểu sai, ồ không đâu, chàng có một sự cảm nhận rất tốt cơ mà, từ xưa đến nay hình như chưa bao giờ chàng cảm nhận sai về tình cảm, trong hai cô bé đó (chàng vẫn có thói quen xem những người phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình là cô bé) thì con bé út (cô bé tự nhận mình là em út của chàng và cả nhóm) rất ư là innocent, nó cười đùa, ngả đầu vào vai chàng, thậm chí muốn ngã cả vào lòng chàng nhưng ai nhìn cũng thấy rất tự nhiên, thậm chí hồn nhiên như một đứa trẻ, còn Hoàng thì lại khác, vẻ đằm thắm khiến cho ai “ bị” hay “được” Hoàng nhìn cũng cảm thấy ấm áp trong lòng, Hoàng lại tỏ vẻ ân cần với Nguyễn, khiến ai nhìn vào cũng thấy dường như Hoàng dành riêng cho chàng một tình cảm đặc biệt nào đó. Vẻ ân cần của Hoàng khiến người khác nhìn vào không thể nghĩ đó là một sự cảm thương mà hình như là một sự đồng cảm nào đó . . .

Nguyễn đã bâng khuâng và thao thức với những vần thơ lục bát có vẻ như ngây ngô của tuổi mới lớn, giống như anh chàng Nguyễn năm xưa ca bài “ anh theo Ngọ về đường mưa nho nhỏ . . .”một thời với mối tình đầu thuở còn theo học ở Chu văn An, tự nhiên chàng lại đâm ra e dè cứ như thời thơ dại, chàng đang cần có người để chia sẻ thì phải, cần có ai đó nghe chàng thổ lộ những tình cảm đang đầy ắp trong tim, chàng thấy hình như trái tim mình đang nhỏ lại vì sức nặng tình cảm đang ngày càng tăng trong tim mình, chàng sợ trái tim mình sẽ đau, sợ tim mình trĩu xuống, chàng cân phải có ai đó thấu hiểu để tim mình bớt nặng chứ không phải như mấy “bà tám”. . . Nhưng tâm sự với ai thì chàng chưa thể quyết định, có mấy người bạn thân nhưng không biết mở lời thế nào đây, vì họ đâu có ở đó với chàng khi Hoàng và chàng ngồi cạnh nhau, họ đâu thấy vẻ ân cần của Hoàng đối với chàng, nên chắc chắn là họ sẽ không thể nào thông cảm mà họ lại nghĩ có lẽ sống một mình quá lâu nên chàng có ảo tưởng chăng . . .

Quanh quẩn nghĩ ngợi một hồi Nguyễn bỗng nhớ tới con bé út, dù gì nó cũng là bạn thân với Hoàng, biết đâu nó lại chẳng cho chàng một lời khuyên hữu ích nhỉ, thế nhưng Nguyễn lại sợ con bé út cười chàng, mà không hiểu nó có kín miệng hay không, mà Hoàng có tâm sự gì với nó không . . . Nếu không thì Nguyễn phải mở lời thế nào đây, cứ nghĩ thôi là Nguyễn cũng thấy ngượng chin cả người, cái con bé cứ hồn nhiên như trẻ con dù đã là bà nội, bà ngoại, ăn nói thì cứ thẳng đuột như ruột ngựa thế kia chẳng hiểu nó sẽ nghĩ thế nào và nó có chịu cảm thông cho Nguyễn hay không, con bé này cũng có vẻ được việc lắm, nhưng làm sao ai có thể biết trước điều gì . . .

Đang còn mắc kẹt trong cái lưới nhện vô hình trong đầu mình thì điện thoại reo, không hiểu ai lại gọi vào cái giờ mọi người còn đang an giấc thế này, hay là Hoàng, Nguyễn thoáng nghĩ trong đầu “ biết đâu đó, vì nơi Hoàng ở đi trước nơi này những 3 giờ đồng hồ cơ mà”, thế nhưng lại hụt, con bé út gọi điện thoại, con bé này thế mà thiêng ra phết, mới vừa nghĩ tới nó thi nó đã điện thoại rồi, trời mùa đông, nên buổi sáng còn tối thui nhưng giọng nó vẫn trong vắt :

· Hi anh, em út quậy đây ! anh dậy chưa, em sorry vì đã gọi vào giờ này nhé

· Biết rồi, gớm làm gì mà gọi sớm thế em chẳng cần phải khách sao thế với anh, cô có chuyện gì cần đến ông anh này đây

· Không có gì đâu, tại hôm qua em đi chợ, tình cờ gặp một ông, thấy em đội nón lá đang đứng chờ qua đường, ông ấy bắt chuyện, từ đó đến chợ ông cho biết ngày xưa là Lôi Hổ, nhảy toán và có biết phi đoàn của anh, thậm chí còn biết cả anh nữa, bảo em cứ nói tên là ông ta là anh sẽ biết vì ngày xưa anh có bay cho ổng nhảy toán đó, tên ổng là Hùng Anh

· Ừ Hùng Anh thì có biết, có nói gì nữa không

· Thì cũng linh tinh chuyện xửa chuyện xưa thôi ý mà, em gọi sớm cho anh vì em ngủ không được, chắc tại già rồi anh ạ

· Khiếp, mới một nhúm tuổi mà bày đặt chuyện trẻ với chuyện già

· hihihi, thì cũng già hơn mấy người trẻ chứ bộ, với lại em có hứa đêm đêm gọi cho anh, vậy mà mấy hôm nay bận quá không gọi được, sợ anh lại nhớ “tiếng nói dạ lan” của em thì chết, sáng nay em phải gọi sớm là vây đó

· Gớm, em út ngoan qúa nhỉ, anh nhớ giọng nói của cô sắp chết rồi đây, Nguyễn đùa đáp lại

· Giời ạ, anh nhớ em sắp chết hay nhớ ai thì khai ngay ra nhé, em biết hết rồi đó, thành thật khai báo đi rồi em sẽ giúp cho

· Cô biết gì nào, chỉ được cái . . . Nguyễn chưa kịp nói hết câu, cô bé đã cướp lời

· Được cái nói đúng phải không, út của anh mà nói đâu phải trúng đó ngay, mà anh này ( tự nhiên út nhỏ giọng tâm sự) anh có tin út không, út nói thật là út rất thương và quý trọng anh nên anh có gì cứ việc “ tâm sự đời cô lựu” với út (con bé này thế đây, vừa đàng hoàng xong lại đùa ngay được), Hoàng nó có điện thoại cho anh không, hôm út đang ở NY thì nói gọi xin số phone của anh, út hỏi nó xin để làm gì, bộ “iu” anh hai tui rồi hả, nó nói bí mật, chờ hồi sau phân giải, vậy nó có gọi cho anh chưa, có tỏ tình với anh chưa

· Có gọi rồi, tình gì mà yêu, tình gì mà tỏ hả nhóc . . . bà ngoại, cô cứ trêu ghẹo anh hoài nhé, rồi Nguyễn hỏi dò út

· Sao, Hoàng nói gì mà út lại hỏi anh như vậy ?

· À, thì nó nói cũng thấy kính trọng và cảm mến anh nhưng không biết rồi có đi tới đâu không vì nó còn đứa con gái khó tính quá, thế nên cũng không dám gieo hy vọng gì cho anh và cho cả chính nó, còn anh thì sao ? hình như anh thích Hoàng phải không

· Tại sao út hỏi như vậy ? bộ út thấy vậy sao

· Trời, anh có thấy hỏi như vậy là hơi bị dư không? Ai không thấy điều đó mới là lạ đó, nhưng thôi, em thành thật khuyên anh không nên tiến tới chuyện này nữa thì hơn

· Tại sao không chứ ?

· Anh ạ, anh có coi em như đứa em gái út thật của anh thì em mới nói

· Thì bộ cô muốn làm chị hai tôi chắc, nói đi xem nào

· Mà anh có chịu nghe em thì em mới nói

· Cái con bé bà ngoại này rắc rối thật, chưa biết cô nói gì làm sao bắt anh nghe chứ, lỡ cô bảo anh nhảy xuống biển tự tử anh cũng phải nghe cô sao

· Anh cứ đùa, em làm sao lại bảo anh làm mấy chuyện khùng điên đó chứ, anh biết bơi xuống biển không có chìm đâu mà đòi tự tử

· ừ thì nghe, nói đi xem nào

· Anh đừng nghĩ đến Hoàng nữa, anh cứ giữ nguyên tình trạng anh em hay bè bạn bình thường thôi, em sợ anh sẽ thêm một lần khổ nữa đó, vì Hoàng và em giống nhau, chúng em có một rào cản là đám con, cháu, tuy nhiên đó cũng không phải là chuyện lớn đối với Hoàng, nhưng quan trọng là nó và anh không hợp nhau, hơn nữa, con cháu nó lớn, nó không ở chung với con cháu nên nó có cơ hội đi ra ngoài nhiều hơn em, do đó cũng có nhiều cây si trồng trước sân nhà nó . . . em nói nhiêu đó là anh đủ hiểu rồi phải không, anh cứ hãy sống như từ trước giờ vẫn sống cho yên anh ạ

· Cám ơn út nhiều lắm

· Có gì đâu anh, thôi em phải gọi thằng nhóc cháu ngoại dậy đi học đây, bye anh nghen, tối có rảnh em sẽ gọi lại cho anh, nhớ chờ nghe tiếng nói dạ lan của út nhỏ này nghen

Nói chuyện với út xong Nguyễn cũng thoáng thấy buồn vì những điều út nói, nhưng tự dưng Nguyễn lại thấy nhẹ lòng. Thôi thì cứ coi những ngày ngắn ngủi gần nhau vừa qua chỉ là cơn gió thoảng qua đời, những kỷ niệm đẹp như đám mây bềnh bồng trên bầu trời xanh thẳm mà ngày xưa khi còn bay bổng, nhiều lần Nguyễn đã ước phải chi mình được tan trong đó. . .

Dẫu sao khi người ta không còn trẻ nữa, thì sức chịu đựng cũng sẽ dở hơn thời còn trẻ, nhưng bù lại người ta lại dễ dàng chấp nhận những điều bất như ý xảy đến trong đời, Và coi đó như là một điều rất hiển nhiên của cuộc sống. Nguyễn chắc rồi cũng phải vậy, phải chấp nhận những sự thật cho dù có đau lòng, cho dù có lắm khi buồn đến chảy cà nước mắt thì lại ư ử một mình, những câu hát thường coi là “sến” như “ đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang, yêu ai cũng lỡ làng . . .”. Thôi thì lần này cũng lại ca hát cho đời đỡ chán thế thôi . . . Biết làm sao hơn được đây ?!

Phạm Thiên Thu

giaohan
11-14-2015, 12:02 AM
Mưa chiều kỷ niệm
Phạm Lê Huy
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/mua_1447458702.jpg

Em,

Anh định là để thư thả vài hôm nữa anh sẽ viết bài này vì mấy tuần qua anh rất bận - bận chuyện nhà và bận chuyện “vác ngà voi”. Nhưng nay anh lại viết và rất thích thú viết, viết để trả lời câu hỏi nhỏ nhẹ của em mới đây thôi : “Tại sao anh thích bài Mưa Chiều Kỷ Niệm ?”. Anh có cảm giác đây là một câu hỏi “kháy”, chọc quê anh đây… Phải vậy không em ?

Nói ra thì lại sợ bị mang tiếng là ăn cơm mới nói chuyện cũ. Nhưng thôi, cứ nói đi ! Nói một lần để rồi… được nhớ thêm chút nữa cũng được, chớ có chết “ai” với “ai” đâu mà sợ, em hả !

E hèm… Để xem… ! À… ! Chuyện là như thế này… ! Khoảng ba mươi lăm năm trước đây, vào một buổi chiều, thật tình cờ anh và em gặp nhau tại nhà một thằng bạn thân học cùng lớp với anh; em gái nó cũng là bạn của em nữa. Lâu lắm rồi, bây giờ anh không còn nhớ là mình đã nói những gì với nhau, nhưng chắc chắn là mình đã nói những chuyện mây trời gió nước, vì khi đó ngoài trời đang mưa, cơn mưa nhẹ và gió cũng nhẹ thôi. Anh còn nhớ như đinh đóng cột là hồi đó em đẹp và có duyên ngầm lắm (cái này mới … chết người đây !); còn anh thì chẳng “xí” trai gì mấy (sic !). Phải vậy không em ? À, hồi đó anh đi lính chưa nhỉ ? Nếu đã đi rồi thì trông anh chắc là… sữa lắm ! Mà Chuẩn Úy… sữa thì đâu có gì đáng ngại phải không, nên bọn “sữa” chúng anh thường bị các em gái hậu phương ăn hiếp cho… tơi tả luôn, tội nghiệp lắm ! Nói thật, quý nương chỉ giỏi ăn hiếp bọn “sữa” này khi quý nương dùng chiến thuật “biển người” thôi, chớ khi quý nương có “mình ên” thì có cho kẹo cũng… đố mà dám ! Đây biết quá mà !

Hôm đó, anh và thằng bạn lôi mấy cuốn truyện ra xem. Nào Hình Như Là Tình Yêu, Khung Cửa Chết Của Người Tình Si, nào Vòng Tay Học Trò, Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết … Nhưng truyện nào cũng chỉ xem phớt qua thôi. Còn em và cô bạn kia biết có gì vui không mà anh thấy hai người thỉnh thoảng tủm tỉm cười với nhau; rồi lôi mấy bản nhạc ra mà hát, hát nho nhỏ thôi nhưng anh nghe cũng đã tai lắm. Hết hát “một mình” lại hát “hai mình”. Hai người lại khéo chọn mấy bản nhạc hát về mưa cho hợp “thời trang” lúc đó. Nào Mùa Thu Trong Mưa, Mưa Trong Mắt Em, nào Tình Khúc Chiều Mưa, Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa… Ôi thật là… “mưa ướt ngoài trời mưa ướt trong… nhà” !

Hôm đó, thú thật là anh có nhìn lén em chút chút ! Con bé này trông cũng đường được, trông cũng ngồ ngộ đấy chứ ! -- anh nói nhỏ với thằng bạn, rồi hỏi nó, mày biết nhà “ẻn” ở đâu không ? Hình như nó không nghe nên không trả lời. Anh nhủ thầm trong bụng, hà hà… để rồi xem… ! Anh thật “xấu bụng”. Phải vậy không em ?
Ngồi lâu mỏi lưng, anh đi vòng vòng trong nhà, rồi cố ý đi “lạc” tới bàn hai em. Cô em gái bạn anh thì chẳng xa lạ gì với anh; còn em, dĩ nhiên là anh mới gặp lần đầu. Cái lần đầu này sao anh có cảm giác là “vạn sự … không dễ chi !”, hay là tại cái duyên ngầm kia chăng ! Anh cười hì hì, cái cười cầu… quen - chứ không phải cầu tài - hổng biết nó có “dô diên” không ? May quá, em cười đáp lễ rồi mời anh ngồi chơi. Em ơi, em… “ác” vừa vừa thôi chứ, chỗ đó chỉ có hai cái ghế, mà hai em đang ngồi rồi, chẳng lẽ anh lại tự nói… đất ta, ta ngồi sao ? Như chợt nhớ ra, em cười… trừ. Ôi nụ cười ấy anh không có đủ từ đủ chữ để diễn tả nó ra được ! Rồi chúng mình lại nói chuyện mây trời gió nước, chuyện phim ảnh, những bản nhạc mình thích, những bản nhạc mình không thích, ca sĩ này hay, ca sĩ nọ ít hay… Hai em cũng rành về nhạc đấy chứ, hèn chi hát hay là phải ! Anh cũng biết đàn chút chút, nên “ngứa tay” anh cầm đàn dạo một khúc nhạc. Có lẽ nghe lạ tai nên em hỏi bài gì thế, anh nói đó là bài Mưa Chiều Kỷ Niệm. Hai em nói anh hát cho tụi em nghe đi ! Ừ… Hát thì hát, nhưng dở đừng có chê à nghen ! Anh tằng hắng lấy giọng, rồi dạo đàn, cất tiếng hát :

Nhớ chiều nào tôi đến thăm em
Hai bên đường phố đã lên đèn
Mưa giăng giăng mờ trắng khung trời
Ngồi bên nhau lưu luyến
Mưa thấm ướt đôi bờ vai...

Hát mới có đến đây thì hai em vỗ tay rào rào, thằng bạn anh cũng nhào vô vỗ… ké, có lẽ vì “lịch sự và tế nhị” để cho anh khỏi… quê. Được thể, anh say sưa hát hết bài luôn. Nhưng em nào có hay, và chỉ mình anh biết thôi, có phải vì “hồn xiêu phách lạc” không, mà “đàn đi đằng đàn, hát đi đằng hát” ! Và, anh quen em từ đó - vào một buổi chiều mưa nhẹ và gió cũng nhẹ.

Vài tháng sau, vào một chiều, anh định bụng đến nhà em chơi. Anh đạp xe vòng qua vòng lại trước cửa nhà em mấy bận. Anh lại chần chờ… Hay thôi đi, để khi khác cũng được! Nhưng khi khác là khi nào ? Cuối cùng anh quyết định, tấp xe thật lẹ vào lề đường trước cửa nhà em; rồi cũng thật lẹ, anh bước nhanh vào nhà, lòng hồi hộp lắm, như thằng bé “nhón” trộm kẹo sợ mẹ bắt gặp ! Em cười thật tươi, mời anh ngồi chơi rồi nói : “Nghe nhạc nghen !”. Em vói tay bật cassette. Tiếng nhạc êm ái trổi lên …

- Ô hay… ! - anh thốt lên.
- Ô hay gì thế anh ? - em ngạc nhiên hỏi.
- Em xem… ! Ngoài kia trời mưa nhẹ và gió cũng nhẹ, trong này thì mình đang nghe bài … Mưa Chiều Kỷ Niệm !

Em bẽn lẽn nhìn xuống đôi tay mình đang mân mê viên kẹo nouga. Anh tinh nghịch :

- Ước gì… anh là… viên kẹo đó !
Em “sic” một tiếng nghe … ngọt lịm !
Anh trả lời em rồi đó ! Em ơi !

Phạm Lê Huy
(Los Angeles)


Return to Fort Rucker!
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/DSC_1101_1447459188.JPG

Sau lần gặp lại Dz người bạn cùng khóa ở Seattle để cùng làm một chuyến bay về quá khứ. Chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn. Trao đổi e-mail hoặc gọi phone ít nhất mỗi tuần một lần vì chúng tôi có cùng những thú tiêu khiển nho nhỏ ít nhiều dính dáng tới nghiệp bay cả hai chúng tôi cùng lỗi hẹn. Dz. may mắn vượt thoát được ngay chiều 30-4 và định cư lập nghiệp ở Honolulu, HI. Tuy đã ổn định với nghề sửa xe hơi nhưng không bao giờ quên thú vui bay bổng. Chúng tôi cùng chia sẻ cho nhau khung cảnh các thành phố, phi trường nổi tiếng trên thế giới. Các phi cơ dân dụng lớn nhỏ cho đến các kiểu chiến đấu cơ tân tiến mà cả hai mày mò tìm ra trên mạng internet. Bỗng nhiên, một hôm khoảng giữa năm 2005 tôi nhận được một e-mail của Dz. kèm theo một cái link Google map. Bạn tôi cho biết vừa tìm ra khu vực chúng tôi đã ở tại Fort Rucker trong thời gian được thụ huấn. Mở cái link ra, giữa bản đồ có dấu chữ + chính giữa một Building. Dz. cho rằng đó là tọa độ cái nhà thương kế bên khu BOQ mà chúng tôi ở. Nhưng những gì tôi nhìn thấy trên cái bản đồ đó không gợi ra được một điểm mốc thực địa nào quen thuộc ngày xưa.

Thời còn học bay, nhất là khi đến phần bay chiến thuật "nap of the earth". Ngọn cây hay bãi đất trống tới đâu là cứ nhấn cần cao độ xuống tới đó. Mười ngày đầu không ngày nào bọn tôi không bay lạc. Lỗi không phải do người cầm lái vì lúc đó chúng tôi đã bay nhuyễn lắm rồi mà là thằng làm navigrator chưa đến phiên bay, phải ngồi sau cầm cái bản đồ 1:10,000 thực địa quanh vùng to tướng gồm trên 10 tấm được xếp lại rất đặc biệt để khi dở bất cứ góc nào tùy theo hướng bay của phi cơ là tiếp được vùng kế cận với tấm bản đổ mình mới bay qua để hướng dẫn cho bạn mình lái. Trước khi cất cánh mỗi phi cơ đều nhận được phi vụ rõ ràng. Cất cánh đi đến tọa độ để bốc quân bạn rồi thả họ ở địa điểm nào.... Mỗi LZ (landing zone) trên bản đồ chỉ bằng hạt đậu xanh. Người dẫn đường phải hướng dẫn bạn mình bay tới và đáp chính xác xuống bãi đất trống đó. Nếu bay trên cao độ thì chuyện này tựa như ăn cơm sườn. Nhưng phải chui xuống sát mặt đất như lái xe trên đường lộ thì đó không phải là chuyện dễ dàng. Mình vừa nhận ra được một điểm nào đó thì máy bay đã đang ở một chỗ khác rồi. Và với tốc độ của máy bay dù đó là trực thăng thì chuyện rà theo kịp nó thật chằng ăn!! Bởi vậy khi ông thầy thấy navigrator cứ dẫn bay lòng vòng quá lâu và quay lại hỏi "where are we now?" thì chỉ biết gãi cái helmet đang đội trên đầu!! Độ một tuần đi lạc liên tục tôi bỗng nảy ra ý tưởng; thay vì lần theo những khu rừng, đường lộ, nhà cửa... cố định trên bản đồ trong khi mình đang di chuyển thật nhanh là điều bất khả thi. Tại sao mình không nhắm những cao độ quanh vùng để lấy góc chuẩn xác định vị trí của mình? Một khi đã biết mình đang ở đâu và bay theo hướng nào thì việc dẫn đường không còn mấy khó khăn nữa. Điều quan trọng là làm sao nhìn được những vòng cao độ (contour lines) thật mau để xác định tọa độ. Tôi chia sẻ khám phá của mình cho các bạn học và từ đó chúng tôi đã bớt nghe nhau than "hôm nay tao đi lạc" !!

Kể lể hơi dài giòng một chút cho bà con hiểu để trở thành một pilot trực thăng cần phải có những năng khiếu khác hẳn với lái máy bay fix wing là như thế nào. Và biết tại sao tôi nhận ra ngay tọa độ do bạn mình chấm không phải là điểm mà chúng tôi muốn tìm.

Ngày còn ở Fort Rucker, tôi biết kế bên BOQ của chúng tôi có một bệnh viện nhưng khu vực này nằm về mạn Nam của căn cứ. Không phải hướng Bắc nơi bạn tôi phỏng đoán. Vì vậy tôi lần xuống dưới và thấy cổng ra vào cạnh thành phố Daleville. Tìm ra cái museum kế cận và... đây rồi!! Không còn nghi ngờ gì nữa. Căn cứ Fort Rucker nhìn qua không ảnh gần như một cái lưỡi câu. Khu BOQ mà chúng tôi ở xưa kia chính là chỗ đầu lưỡi nhọn. Tôi đã về lại nơi tôi từng tạm trú hơn chín tháng để trở thành một hoa tiêu trực thăng của KL/VNCH. Tôi liền e-mail rồi gọi ngay cho Dz. để chứng minh cho bạn tôi biết tôi đã tìm ra chính xác địa điểm nơi chúng tôi trú ngụ sau hơn 30 năm. Chúng tôi không khó khăn gì để nhận ra dù đã ngần ấy năm. Khu vực này gần như chẳng có gì thay đổi. Vẫn là năm dãy phòng kế cận một cánh rừng. Vẫn cái bồn nước sơn ca-rô đỏ trắng.

Sau khi tìm ra được nơi mình ở. Hai chúng tôi cùng nhau lần mò tìm lại những heliport và stagefield ngày xưa mình từng thực tập. Đã có điểm chuẩn nên chẳng mấy khó khăn để tìm ra Hanchey, Knox airfield cùng hai stagefield là Allen và Toth. Nơi chúng tôi bắt đầu những giờ bay đầu tiên trên chiếc Hughes TH-55. Kế đến là Shell và Skelly cùng những bãi đáp quanh vùng khi chúng tôi qua giai đoạn P. 2 rồi UH-1. Để chia sẻ niềm vui Dz. và tôi rủ thêm một bạn nữa tham gia việc chấm bản đồ này. L. người vừa nhập cuộc đề nghị cùng tìm TAC I (một bãi đáp chiến thuật còn có tên gọi là TAC Runkel). Một lần nữa chính tôi lại là người mò ra tọa độ của bãi tập này sau khi dồn hết kí ức về vị trí của nó thời chúng tôi còn tập bay chiến thuật để chuẩn bị làm tròn nhiệm vụ của mình khi về nước. Tôi gửi hình chụp không ảnh cho hai bạn xem và L. phải thốt lên rằng: "Sao mày tìm hay quá vậy!! Nhìn là biết liền mà tao kiếm hoài không ra!!".

Ít lâu sau khi chúng tôi biết hết những Airfield và bãi tập ngày xưa. Tôi nhận được một e-mail từ một người bạn cùng khóa. Bạn này cho biết vừa vào trang web của trường và nhận được một thông báo cuối tháng 10-2005, Fort Rucker sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Tức là chỉ còn 10 ngày nữa. Tôi tức tốc gọi cho Dz. và L. rồi foward e-mail cho tất cả bạn bè trước kia cùng tốt nghiệp tại trường bay này. Hai bạn tôi đều nói vì thời gian quá cận kề không thể sắp xếp công việc và book vé máy bay được. Cả hai đều khuyến khích tôi ráng lái xe về tham dự và chụp hình gửi cho họ xem. Nhưng ngay hôm sau, Dz. gọi cho tôi để báo tin bạn ấy đã mua vé xong rồi. Bạn ấy cho rằng đây là cơ hội ngàn năm một thuở nên không thể bỏ qua. Dz. hẹn tôi đón bạn ấy ở phi trường Dothan vào đúng ngày trường tổ chức lễ kỷ niệm. Tôi hứa chắc chắn sẽ đi và chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc hành trình 12giờ lái xe xuyên qua ba thủ phủ Lillte Rock (Arkansas); Memphis (Tennesse) và Montgomery, (Alabama) để về lại Fort Rucker.

Nhưng thật không ngờ, đến giờ chót tôi không thể nào đi được. Con trai tôi từ nhỏ bị autism bỗng nhiên sốt cao. Vợ tôi bắt đầu càm ràm rằng tôi chỉ biết ham vui mà quên trách nhiệm làm cha. Mấy đứa con gái chị nó đều đang đi học ở xa. Nếu tôi đi một mình vợ tôi không lo cho con được. Tôi đành lòng bỏ lỡ chuyến đi của mình và chờ đến giờ bạn tôi đáp xuống Dothan để xin lỗi vì mình thất hứa và nghe những lời oán trách giận dỗi đầy tai.

Tuy vậy, việc tôi ở nhà hóa ra cũng có cái hay của nó. Dù Dz. có mang theo GPS để tìm đến những bãi tập xưa kia chúng tôi trải qua những giờ bay đầu tiên nhưng vì đó là những địa điểm quân sự không có trong bộ nhớ của những GPS cầm tay thời đó. Qua hướng dẫn của tôi, gần như một navigrator trước kia, đã đưa Dz. tìm đến được những bãi tập ngày xưa. Món quà quí nhất đối với tôi là tấm hình chụp Toth stagefield là nơi hơn ba mươi năm trước, Jordan người thầy thứ hai đã thả cho tôi lần đầu tiên tự mình cất cánh.

Bentonville, AR 08-31-15
Canh Bang Purple hat 74-30

giaohan
11-18-2015, 11:07 PM
Nhìn Về Dĩ Vãng...
Phan Minh
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/gunship_1447887778.jpg
Hôm nay trời nắng đẹp với khung cảnh tấp nập của phi trường San Francisco, Nhơn đáp chuyến bay đi Nhật Bản để thăm con và dự lễ ra trường ngành luật cuả đứa cháu ngoại tại đại học Tokyo Nhật Bản.
Hành khách ai nấy cố tìm giấc ngủ trong khung cảnh chật hẹp của cuộc vận chuyển, Nhơn ngồi cạnh cửa sổ, dõi theo những đám mây bên ngoài với bao nỗi nhớ mông lungvề chuỗi ngày còn bay bổng trong cuộc chiến chàng đã trải qua hơn 40 năm trước cho đến tận ngày tàn cuộc tháng tư 1975.
* * *
Sau khi mãn khóa huấn luyện bay ở Hoa Kỳ, cuối năm 1970 Nhơn và Thư về trình diện nhận đơn vị, phi đoàn trực thăng bên bờ sông Hậu, phi đoàn Thần Chùy 211 tại Bình Thủy, Cần Thơ.
Nhớ lại tháng ngày lướt trên những cánh đồng, những bờ kinh nép dưới rặng dừa, khung cảnh tuyệt vời của buổi bình minh, hay những buổi hoàng hôn khuất ánh mặt trời Trong bối cảnh tưởng chừng êm đềm ấy lại đầy dẫy những trận chiến khốc liệt đi vào quân sử như Thất Sơn, Kampong Trach, Mỹ An, Mộc Hóa, Chương Thiện, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước, Cà Mau v.v…
Thư và Nhơn đã từng bay những phi vụ đổ quân, hoặc với những chuyến bay võ trang 12 ngàn viên đạn đại liên của 2 cây súng 6 nòng và có trang bị các bó hỏa tiễn 7 hay 19 trái hai bên lườn tầu, và đôi lúc Nhơn bay những phi vụ tiếp tế hoặc tải thương ở những mặt trận khốc liệt đó.
***
Theo dòng cuộc chiến, bọn tôi đã có những đứa mãi mãi ở lại trên con tàu đầy vết đạn giao tranh. Chiến trận quanh vùng Đồng Bằng Cửu Long, và Cao Miên có những lúc thật nóng bỏng, nhiều lúc phải bay liên tục 2 hoặc 3 hợp đoàn 5 chiếc đổ quân vào trận địa, có những ngày phải bay hơn mười tiếng đồng hồ, không ngơi nghỉ, chỉ ghé đổ xăng (hot-refueling) rồi cất cánh tiếp.
Có những trận đánh Nhơn và các bạn đáp ngay tại trận địa của địch quân, bất thần đến nỗi địch quân không ngờ và dĩ nhiên họ chưa kịp chuẩn bị. Có khi Nhơn và các bạn đáp ngay trận địa để tải các tử thi của các anh em đơn vị bạn, được gói trong những Poncho nhiều ngày vì giao tranh liên tiếp không kịp đưa về. Những phi vụ thả máy sona truyền tín hiệu và lấy tọa độ cho các đơn vị pháo binh. Những phi vụ bay với tốc độ chậm và thấp, sát những đọt dừa để rải thuốc khai quang trong các vùng Thới Bình, Hải Yến hay rừng U Minh.
Tham dự trận chiến Kompong Trach phía Bắc Hà Tiên, hôm đó Hùng đi lead, Vượng & Nhơn đi trail trong hợp đoàn 5 chiếc tiếp tế xăng cho thiết giáp đang bị sa lầy tại đây, chuyến đầu tiên trót lọt vì yếu tố bất ngờ, sau đó hợp đoàn phải về lại Hà Tiên lấy thêm xăng đưa vào tiếp tế, lệnh bắt phải bay theo phi trình cũ, thế nên yếu tố bất ngờ không còn nữa, và địch quân đã chờ sẵn nên thất bại là điều không tránh khỏi, ba chiếc bị bắn rớt, phi hành đoàn của Hùng đã chết và nằm lại trận địa, Vượng và Nhơn bay ra được sau khi đã đạp những thùng xăng cho thiết kỵ. Tầu bị bắn nhưng đã về đáp lại phi trường Tô Châu với 17 lỗ đạn từ cánh quạt đuôi lên tới phòng lái.
Một lần đổ quân bên bờ sông Cửu Long phía nam của Neck Loeang 30 dậm, dòng sông chảy qua Phnom Penh và chảy về vùng Tân Châu, Hồng Ngự của Việt Nam. Chiều hôm đó phi hành đoàn của Phú (lọ) bị bắn và tàu đâm xuống sông Cửu Long.
Rồi cả những chuyến bay đêm trong cơn mưa trở về sau một ngày dài hành quân mệt mỏi Từ Cà Mau, vùng cuối lãnh thổ Việt Nam, Nhơn và các bạn phải bay sà theo quốc lộ để nhờ ánh đèn leo lét bên dưới theo đường nhựa qua Bạc Liêu, Sóc Trăng trở về Bình Thủy Cần Thơ.
Một lần Nhơn cùng Minh(Cưỡng) bay chiếc Xà Vương Charlie, chiếc trực thăng võ trang này vừa cất cánh phi trường 31 Cần Thơ để đến trình diện sư đoàn 7 của tướng Nguyễn Khoa Nam trong cuộc hành quân của sư đoàn 7, chiếc Xà Vương Charlie do Nhơn lái, tầu đầy xăng với 12 ngàn viên đạn cho 2 cây minigun 6 nòng trang bị hai bên hông tầu, phía bên dưới còn trang bị 2 pot rocket loại 19 trái mỗi bên, tầu khá nặng sau 15 phút bay ở cao độ 1500 bộ trên bầu trời của vùng mật khu Bình Minh, bỗng dưng đồng hồ nhớt máy chính bị xuống nhanh và tầu bị tắt máy, Nhơn báo cho Ninh Vĩnh Lợi bay Xà Vương lead, là tầu bị tắt máy và phải đáp khẩn cấp, Nhơn giao việc gọi Mayday cho Minh copilot, Nhơn quyết định gấp là phải bay ngược về hướng gần quốc lộ 4 để được an toàn hơn và tránh xa vùng mật khu này, khi tầu gần quốc lộ Nhơn thấy một đồn của nghĩa quân nên đã đáp autorotation spot landing trên ruộng nước, tầu khá nặng bình xăng gần đầy nhưng rồi cũng đáp được an toàn cho cả phi hành đoàn cũng như an toàn cho chiếc gunship với 38 trái rocket và full 12 ngàn viên đạn.
Một lần khác Nhơn cũng bay với Trần Thành Công con của đại tá Trần Thanh Bền bên Cảnh Sát, tàu gunship số 2 khi vào trục mục tiêu, tàu bị bắn trúng bình xăng, khói mù trời phải đáp khẩn cấp đằng sau xe thiết giáp cách mục tiêu chưa đầy 100 mét, và cả 4 người của phi hành đoàn phải nhảy xuống các hố cá nhân của các binh sĩ vừa tiến lên.
Những gian nguy ấy hầu như ai trong đời lính cũng đã trải qua đôi khi còn thảm khốc hơn nữa, tuy nhiên với đời phi công chừng ấy cũng đã khá nhiều, Nhơn biết rằng các trận chiến của mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Nhơn đã tham dự tại Lai Khê để đổ quân vào An Lộc cũng khốc liệt như những bạn khác tham chiến tại vùng DakTo, hướng bắc của Tân Cảnh với chiến tích Charlie nơi Nguyễn Đình Bảo đã nằm xuống, hay những trận đổ quân vùng Hạ Lào cũng đầy cam go, bạn bè phi công cũng đã ra đi, bay về vùng miên viễn, những phi công khu trục, những phi công quan sát, cũng như những bạn bay cargo thả tiếp tế mặt trận, hay những bạn bay Chinook với tấm thân nặng nề chậm chạp, còn phải câu tòn ten những tiếp tế cho chiến trường.
Cuộc đời trai trẻ của thế hệ đã đi vào cuộc chiến bằng nỗi gian khổ, và nhiều đớn đau, tội nghiệp cho những bạn trẻ đã ra đi quá sớm, đã đáp đền nợ nước, để chúng ta được sống để còn chiến đấu, cho đến khi tàn cuộc.
Đầu năm 1974, sau bốn năm phục vụ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thư và Nhơn đã được thuyên chuyển ra cao nguyên với Sư Đoàn VI Không Quân trú đóng tại phi trường Cù Hanh Pleiku thuộc Phi Đoàn Lạc Long 229. Nơi đây với núi rừng trùng điệp của Tam Biên, DakTo, Tân Cảnh, Kontum, ChuPao, Dakpek và những vùng phía Nam như Pleime, Đức Lập, Buôn Mê Thuột. Những trận chiến khốc liệt mà Sư Đoàn VI Không Quân nhận trách nhiệm yểm trợ và tiếp tế cho các đơn vị trú đóng trên các tiền đồn cặp biên giới. Ngoài những phi vụ đổ quân vào trận chiến còn có những phi vụ thả và bốc các toán trinh sát Lôi Hổ vào vùng địch trú đóng để ghi nhận tin tức cũng như đặt mìn, gài bẫy.
Nhơn còn nhớ một phi vụ bốc toán viễn thám Lôi Hổ gần Tam Biên của Phi Đoàn 229 Lạc Long. Hôm ấy Nhơn ngồi co-pilot cho Phương, vì Nhơn mới ra vùng cao nguyên địa thế khác hơn các cuộc chiến của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hôm đó Phương và Nhơn được lệnh bằng mọi giá phải bốc cho được toán Lôi Hổ thứ ba này vừa hoàn thành nhiệm vụ, hai toán trước đã thất bại và đã bị địch bắt sống. Trên đường bay vào bãi đáp, Nhơn đang bay và nghe có tiếng súng AK bắn lên, Phương ngồi ghế phải và thấy được dấu của trái khói đỏ tại bãi đáp, một khoảng trống không rộng lắm, tròn và đường kính khoảng 30 mét trên gần đỉnh núi, với cây cao 20 đến 25 mét, Phương bảo, tôi thấy bãi đáp bên hướng phải của tôi, nên Phương giữ cần lái và bay vào đáp, trên đường bay vào không còn tiếng súng nữa trong cái yên lặng đầy lo lắng ấy, Phương đã bốc được 6 người lính Lôi Hổ lên tầu, và đang kéo tàu lên khỏi các đọt cây che khuất cái trảng nhỏ xíu ấy, khi tàu vừa nhô lên khỏi các đọt cây, thì tàu bị súng phòng không bắn từ trên đỉnh núi xuống, các họng phòng không 12ly7, 12ly8 bắn thẳng vào tàu trúng bên phía ghế phải, Nhơn trong lúc ấy vẫn phải lo theo dõi các phi cụ lúc cất cánh thẳng đứng vì tàu khá nặng, và bay trong không khí loãng ở cao độ. Nhơn thấy một lỗ đạn bên kính của Phương và nhìn qua thấy Phương bị trúng đạn vào đầu, hai tay buông cần lái, Nhơn vội chụp vào nhưng tầu bị phá vỡ hệ thống thủy điều nên cần lái nặng và một điều nữa là cần Collective dùng để đổi góc độ của cánh quạt, để tăng sức nâng đã không còn ảnh hưởng nữa, con tầu lúc ấy cánh quạt vẫn quay nhưng mất sức nâng nên Nhơn đành glide ra khỏi sườn núi cao và chờ đợi việc va vào núi, Nhơn ráng kéo Cyclic để tầu bình phi nhưng rồi nó cũng chúi mũi xuống, với cố gắng trong tình thế Hydrolic Off để bề mặt vòng quay của cánh quạt song song với mặt núi với độ dốc 20-25 độ, cuối cùng một cây đại thụ ngay trước mặt, Nhơn đã đưa con tàu chen vào nách giữa dốc núi và thân cây, may thay khi cánh quạt chính nổ tan thì con tàu dính được và tựa vào thân cây phía bên ghế phải của Phương, càng đáp bên trái của con tàu chạm đất, cho nên dễ dàng cho 6 anh em Lôi Hổ nhảy ra trốn thoát, và lôi theo 2 nhân viên phi hành là Đại và Nam. Nhơn rất lo ngại vì con tàu vẫn còn nổ máy, với tiếng hú rợn người vì mất đi cánh quạt, cho nên Nhơn cố gắng bật off tất cả nút để tắt xăng cũng như điện nhưng vẫn không tắt máy được.
Nhơn thu gọn nón bay cũng như tất cả dụng cụ phi hành vào túi bay, bước ra đằng sau bằng khoang trống giữa hai ghế bay, Nhơn trườn từ sau ghế của Phương ra phía trước để mở dây nịt của Phương và cố gắng lôi Phương ra khỏi ghế lái, nhưng không lôi Phương ra được, sau nhiều
lần cố gắng, dường như một mãnh lực nào đó đã giữ lại và không để Nhơn kéo theo người bạn của mình cùng chạy. Nhơn đành nhìn người bạn lần cuối và ra khỏi con tầu đang hú trong cánh rừng hoang, Nhơn lội ngược lên đỉnh núi, tình cờ bắt gặp một cây súng AR15 loại ngắn nòng nhưng không có đạn, chàng hất nó vào bụi bên lề, rồi tiến bước, trong lúc bước lên dốc khá nhọc nhằn Nhơn lấy ra chỉ mỗi chiếc radio cấp cứu của nhân viên phi hành từ túi bay trên tay, chiếc radio này tuần trước xuống phòng An Ninh Cấp Cứu Phi Hành của sư đoàn để đổi, (vì không nghe được, nhưng phát rất tốt,) tại đây họ không có sẵn để đổi, cho nên Nhơn đi bay với cái radio một chiều.
Nhơn bỏ lại túi bay bên một bụi rậm trên lối đi dể dễ dàng di chuyển lên dốc núi, khoảng 20 phút sau Nhơn bắt gặp một khoảng trống và nhận diện ra đây là bãi đáp mình vừa mới đáp xuống, bởi nhận diện được một khúc thân cây khô mà 6 anh em Lôi Hổ đã đứng quanh đó. Nhơn thấy một bụi trúc tương đối rậm, nên ngồi bên bụi trúc thay vì ra ngồi giữa trảng trống. Nhơn bắt đầu liên lạc với chiếc U-17 đang bay trên không phận và xin tín hiệu nếu nghe được xin lắc cánh vì radio chỉ phát được nhưng không nghe được, đồng thời Nhơn cởi và máng chiếc áo lót màu trắng có loang vết máu của Phương bắn qua để làm dấu hiệu thế panno. Khi thấy chiếc máy bay lắc cánh Nhơn mừng rỡ và bắt đầu báo cáo tình hình.
-Phương đã chết và đang ngồi lại trên phi cơ bên dưới, và 6 anh em Lôi Hổ đã an toàn nhưng họ mang theo hai nhân viên phi hành cùng đi theo họ, chỉ còn một mình Nhơn tại bãi đáp cũ, nơi có chiếc panno mầu trắng.
Thông báo vừa chấm dứt thì đột nhiên Nhơn thấy từ bên kia trảng có 4 người đi xuống giữa trảng, Nhơn thâu vội chiếc áo lót vào người và nằm xuống đồng thời vặn nhỏ máy liên lạc yêu cầu máy bay trên trời tránh xa khỏi vùng để giữ an toàn cho Nhơn bên duới vì có 4 địch quân trong bãi đáp.
Bốn người này tóc tai cắt sát, áo quần kaki xanh vàng, tay cầm súng AR15 chân đi giầy vải xanh, Nhơn đoán biết đây là 4 cán binh Bắc Việt. Nhơn vẫn nằm im sau bụi trúc nhìn bọn 4 người đang ngồi chờ đợi giữa trảng, họ chờ đợi khá lâu nhưng chẳng nghe thấy một máy bay nào trên bầu trời, nên 2 người trong bọn họ cầm súng đi lùng tìm, từ phía trên nơi họ bước vào trảng, Nhơn thấy hai người quơ qua lại cây súng trên tay và đi dọc theo bờ rìa của trảng, trong khi đó tiếng hụ của máy bay bên dưới vẫn nghe rất rõ. Nhơn nằm đó chờ đợi, trên người chỉ có chiếc radio, còn tất cả đồ đạc phi hành khác, trong đó có áo lưới, có đồ ăn khô, có hộp đựng bột lựu đạn cay để trừ mũi thính của chó, và cây súng nhỏ P38, cùng bản đồ và la bàn đã bỏ l ại trong t úi bay. Nhơn nằm đó như một sự chờ đợi trong cái thế không có gì để chống lại, và có thể bị bắn chết hay bị bắt trói đi, Nhơn đành chờ đợi cái gì đến sẽ đến. Đến lúc họ gần kề chỗ Nhơn đang núp, bổng dưng một trong 2 người đang ngồi giữa trảng vọng lên
-Các đồng chí chờ chúng tôi đi với, thì hai người đang đi loanh quanh trảng quay về giữa trảng và họ cùng tiến về hướng máy bay bên dưới núi. Nhơn thở ra nhẹ nhõm và chờ họ rời xa, vài phút sau chàng vội bước tiến về hướng khác để ra khỏi vùng, chàng tiến về hướng Đông Nam để về Kontum, Nhơn nhận diện phương hướng, kinh nghiệm từ thuở nhỏ lúc đi Hướng Đạo, nhìn rêu trên thân cây để định hướng.
Nhơn tiến bước băng qua những rừng mây, những bụi hồng đầy dây gai, chàng dùng lưng để tiến tới, đôi lúc dừng lại bứt các đọt trúc thấp để măm các vị ngọt, non để thế nước và thức ăn, Nhơn bỗng nghe nhiều tiếng lựu đạn nổ về hướng máy bay đang hú, Nhơn không biết chuyện gì đang xẩy ra, chàng tiếp tục tiến bước, khi băng qua được đến ngọn đồi thứ ba thì gặp một rừng thật trống trải của những thân cây tre, bên dưới đất tràn đầy những lá tre khô và không một thân cây nào khác mọc lên, Nhơn nghe có tiếng suối chảy, chàng đi cặp theo và tại đây Nhơn thấy những dấu vết đen của ai bước qua và chài lợp lá tre khô để ló ra lớp đất đen bên dưới, đi tiếp nữa Nhơn thấy khá nhiều vết dấu chân, và thấy một vết, dường như ai đó đã chôn vội và khỏa lấp món gì đó, nhưng Nhơn vẫn bước đi và thận trọng lắng nghe tứ phía, bổng dưng nghe tiếng sột soạt đằng trước, rừng trên vùng núi cao này dầy đặc 10 thước không thấy lối đi, Nhơn nằm xuống quan sát thấy có bóng người, và chàng đếm được 7 người, quan sát trên đầu tóc dài không đội nón, chỉ buộc một miếng vải xanh kaki thắt sau ót, trên lưng có áo lưới, balo và nhiều bình bidong nước, quần màu lá cây và Nhơn nhận ra đôi bốt của lính Cộng Hòa, Nhơn thận trọng hơn và nằm xuống sát đất đồng thời vọng lên
- Các anh Lôi Hổ, tôi Tr. Úy Nhơn đây, chờ tôi đi với.
Ngay lúc ấy hàng loạt tiếng súng lên nòng quơ qua quơ lại rất căng thẳng.
Nhơn chờ một lúc, cũng nằm sát đất và vọng lên
- Các anh Lôi Hổ, tôi Trung úy Nhơn đây, chờ tôi đi với.
Hai người đi sau đứng dậy khi nhận ra giọng của Nhơn, họ la lên
- Đừng bắn, đừng bắn, Trung úy Nhơn đây rồi.
Những người khác vẫn ghìm súng nhưng bớt căng thẳng hơn.
Nhơn cất tiếng lần thứ ba
- Các anh Lôi Hổ, tôi Trung Úy Nhơn đây, chờ tôi đi với.
Đại và Nam hô
- Đừng bắn, đừng bắn
và đi về hướng tiếng của Nhơn đang vọng lại, khi họ đến gần thì chàng đứng dậy, chào đón hai người em của phi hành đoàn. Những người lính Lôi Hổ lúc này đứng dậy và thở ra nhẹ nhõm, vì trong rừng tất cả mọi biến động đều là mục tiêu để nổ súng, đó là sự sống còn.
***
Sau đó Nhơn gặp được Chuẩn úy Liêm người trưởng toán.
Liêm tới bắt tay và tự giới thiệu cũng như gỡ bình bidong nước đưa cho Nhơn căn dặn.
- Trung úy uống từ từ từng ngụm, nếu không ông sẽ bị ngất xỉu.
Nhơn cám ơn và nhận bình bidong nước của Liêm uống từng ngụm nhỏ.
Nhơn hỏi:
- Các anh có nhận ra nhiều tiếng lựu đạn nổ gần chỗ con tầu đang hú sau một giờ bị bắn rơi không?
Liêm kể là toán của anh được lệnh, bắt buộc phải trở lại nơi tầu rớt để đón Trung úy Nhơn, cho nên cả toán quay trở lại thay vì thẳng hướng Kontum mà đi.
Khi lần đến gần tiếng hú của con tầu thì họ thấy có 4 bóng người bu quanh nên đã thẩy khoảng 16 trái mini lựu đạn (loại trái chanh có sức công phá rất mạnh đặc biệt dành cho lính Lôi Hổ dùng), sau đó cả toán rời vùng và không tìm ra tông tích của Trung úy Nhơn đâu cả, vì không có cách nào để liên lạc, máy của Trung úy Nhơn hỏng phần nghe, phần phát thì tốt.
- Bởi quay trở lại cho nên Trung úy mới bắt kịp tụi này. Hồi nãy suýt nữa là tụi em nổ súng, may mà Tr. Úy nằm kỹ sát đất nên không định được vị trí.
Sau đó Liêm hỏi:
- Liệu họ có bốc mình trước tối nay không Trung úy?
Nhơn trả lời như là chắc ăn
- Nếu có chúng tôi ở đây thì họ sẽ bốc chúng ta hôm nay.
Sau khi trả lời chính chàng cũng thắc mắc liệu họ có bốc mình trước tối nay không nữa.
Sau đó Liêm đưa máy cấp cứu của toán, máy này loại cũ, có cục pin nằm rời và nối liền với máy phát bằng một sợi dây điện, Nhơn nhận lấy và dùng máy phát của mình để liên lạc máy bay trong vùng với tín hiệu Mayday Mayday và danh hiệu Lạc Long cùng 3 số đuôi của con tầu. Nhưng chẳng nghe được, có lẽ vì khuất, và chận bởi núi, cho nên Liêm dẫn toán tiếp tục đi về hướng Kontum theo la bàn của anh.
Nhìn quanh các anh bạn trẻ này, tuổi của họ ngang với tuổi em trai của Nhơn, nhưng vào nghiệp lính viễn thám làm họ gan dạ và khôn ngoan hơn nhiều so với các người cùng tuổi đang sống bình an nơi phố thị. Liêm cho biết là đã tốt nghiệp từ trường Đồng Đế, và chọn vào ngành viễn thám sau khi tốt nghiệp, trong một năm qua đã nhảy 3 lần, lần này là lần cam go nhất, vì vào tận sào huyệt của bọn chỉ huy cấp sư đoàn vừa xâm nhập từ bên Lào vào biên giới Việt Nam, an ninh chặt chẽ và có quá nhiều quân lính vì thế 2 toán trước đây đã bị bắt, may là toán của Liêm làm tròn sứ mạng nhưng rồi tàu bị bắn rơi.
Nhơn nhìn thấy các anh em viễn thám này, nghĩ về sự sống vội của họ, trước khi chỉ định công tác. Họ phải tập luyện rất nhiều và bị nhốt trong khu vực riêng để huấn luyện và tuyệt đối không ra ngoài vi sợ lộ bí mật cho đến phút nhận lệnh lên đường, họ được đưa vào vùng địch quân và phải hoàn tất nhiệm vụ trong thời hạn giao phó, và đem tất cả những dữ kiện tại hiện trường kể cả những hình ảnh chụp được cũng như những công tác phá hủy có hình chụp chứng minh. Khi hoàn tất tất cả nhiệm vụ thì họ được trở ra vị trí để được bốc về bằng trực thăng, có đôi lúc vì không đáp được họ phải ra vào bằng thang giây 6 người đeo tòn ten trên thang, cuộc sống họ thật vất vả không có ngày mai chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ, sau mỗi chuyến xong công tác họ được nghỉ phép nơi phố thị, sống cùng với bạn bè, hay say sưa bên bạn bè để rồi hết phép họ trở lại nếp sống khó nhọc, sự hy sinh của họ mấy ai thấu hiểu để tiếc thương cho họ, cho tuổi trẻ, cho cuộc sống không thấy ngày mai, quá bấp bênh, sự sống chết của họ cũng chẳng được ai nhắc đến, vì chẳng biết họ sống ra sao? các phi công của PĐ219 sống rất gần với họ và những phi công đã từng bay trong những phi vụ vượt biên giới đi vào lòng đất địch mới thấy được nỗi gian nguy của người lính viễn thám anh hùng này.
Nhơn may mắn hồi vừa về nước 1970 được gởi huấn luyện với một đơn vị tại Long Bình nơi đây có những cuộc bay cho viễn thám từ khu huấn luyện Hố Bò của Lôi Hổ, tập luyện núi Bà Rịa, Tánh Linh, Võ Đắc, lúc ấy cũng móc thang để đưa các toán vào núi Bà Rịa, mặc dầu đây là huấn luyện, nhưng Nhơn và phi hành đoàn của Mỹ cũng bị bắn trong những vùng này. Sau 6 tháng huấn luyện bay với lực lượng tại Long Bình, Nhơn lại có dịp vào cuối năm 1971 biệt phái cùng Út lên trình diện Quảng Lợi và đưa toán lên Lộc Ninh để nhận phi vu thả toán Lôi Hổ bên kia biên giới sâu trong lòng đất Miên, cùng hợp đoàn hùng hậu của Mỹ gồm 2 trực thăng võ trang Cobra, trực thăng OH6 và máy bay U17.
Và khi ra Pleiku bay với PĐ229 cũng làm việc với các toán viễn thám tại căn cứ B15 Lôi Hổ hoạt động vùng Tam Biên, để thả vào vùng biên giới Việt Miên Lào.
***
Sau khi liên lạc với máy bay trong vùng không được, cả toán tiếp tục nhắm hướng Kontum, có lúc sắp băng qua đường mòn (Hochiminh-trail) Liêm chọn hai người đi trước quan sát đường và hai người bảo vệ toán, sau cùng là Liêm và người mang máy liên lạc, Nhơn cũng nói với Đại và Nam đi theo hai anh đi giữa bảo vệ còn chàng đi với Liêm sau cùng.
Hai người dọ đường sau khi ném đá, gây tiếng động và không thấy phản ứng gì, nên đã ra hiệu cho cả đoàn băng qua, nhưng tất cả phải băng vách núi đất để tiến lên, vách núi đất do xe công binh xén núi làm đường, rộng 2 xe tải có thể qua lại vì vậy với bề cao vách núi chúng tôi phải bám vào các rễ cây để leo lên, Nhơn để chiếc radio trong túi còn một tay móc bình bidong nước uống, cố gắng leo lên đến được gần 2/3 của vách đất, Nhơn làm tuột bình bidong nước và nó lăn ra giữa lộ, Nhơn nhìn qua Liêm, và Liêm ra dấu quên đi và tiếp tục leo lên vì chẳng còn ai đi sau cả.
Sau khi lên được bên trên Nhơn chợt thấy một hầm trú ẩn mới đào, mọi người tiếp tục tiến bước bắt đầu đi vào những vùng có cây to và cao, lúc ấy trời đổ mưa nên Liêm làm dấu ra lệnh phân chia ngồi núp vào gốc cây để tạm tránh mưa. Liêm lấy ra điếu thuốc Capstan ngắt ra làm hai xong mồi lửa cả hai và trao cho Nhơn một nửa. Nhơn nhận lấy và hút trong khung cảnh hoang vu của núi rừng và trú mưa cùng cơn lạnh, tinh thần thì chẳng biết chuyện gì sẽ tới và sẽ ra sao, hơi thuốc đó không bao giờ chàng quên được và không thể dễ dàng để diễn tả hương vị của nó trong thời điểm đó. Đang hút được vài hơi bỗng dưng nghe tiếng đoàn xe chạy bên dưới với tiếng của nhiều người bỗng dưng đoàn xe dừng lại nơi mà Nhơn đã làm rớt bidong nước ngay giữa lộ, nhiều tiếng súng nổ cùng tiếng la hét của đoàn quân, chàng đoán chừng đây là toán đi chận đầu đường rút của toán viễn thám. Sau khi nổ súng và la hét xong đoàn xe lại tiếp tục, vì cơn mưa nên họ đã không theo dấu chân để lại trên vách núi để lục soát. Liêm chờ một chốc lát và ra dấu hiệu tiếp tục lên đường, Nhơn và hai người trong phi hành đoàn đi theo toán của Liêm tiến bước. Nhìn đồng hồ đã 19 giờ (7 giờ tối) Liêm nói:
- Trung úy liên lạc với máy bay thử xem, mình đã ra được khoảng trống hy vọng có thể liên lạc được. Nhơn đồng ý và vừa mở máy lên thì trên tần số có tiếng kêu:
-Các bạn không lên tiếng chúng tôi sẽ quay về chấm dứt không tìm kiếm nữa.
Tiếng của chiếc L19 đang bay trên vòm trời mây mưa của vùng núi đồi biên giới, nhìn con tầu nhỏ bé trên khung trời bao la với bao áng mây đen, những người phi công quan sát đang cố gắng đem hết sức mình để liên lạc cho được những bạn đồng hành trên cuộc chiến đầy chết chóc và tràn ngập khổ đau này.
Nhơn vội liên lạc với L19 bằng tín hiệu
- Mayday Mayday Lạc Long và 3 số đuôi của tầu để báo cho L19 biết là đã nhận được tín hiệu của L19.
- Lạc Long ... bạn có thấy chiếc máy bay nào trên vòm trời của bạn không?
Nhơn trả lời
- Tôi đang ở bên dưới cánh phải của bạn, tôi đang chờ trải những chiếc panno màu đỏ cam để đánh dấu đây.
Cùng lúc Liêm gọi các anh em trải những chiếc panno lên cao để đánh dấu cho L19.
L19 trả lời:
- Bắc Đẩu(là biệt hiệu của L19) đã thấy được vị trí của Lạc Long...
- Yêu cầu Lạc Long... từ vị trí đang đứng, đi chừng 50 mét về hướng Tây Bắc xong rẽ phải 100 mét để ra bãi đáp.
- Lạc Long ... nghe năm trên năm, tuy nhiên vì trời sập tối, để dễ dàng và nhanh chóng hơn chúng tôi yêu cầu Bắc Đẩu... làm một lowpath qua điểm đứng của chúng tôi và dẫn chúng tôi bằng hướng bay của bạn đề nghị đó có được không trả lời?
Sau một hồi do dự trong im lặng Bắc Đẩu lên tiếng :
- Bắc Đẩu... nhận năm trên năm
và bay qua đầu toán của Nhơn. Cuối cùng Bắc Đẩu đã dẫn cả toán ra một khu đất trống, nhưng đầy những thân cây bị đốt cháy bởi bom, còn chĩa các cọc nhọn lên trời, cả bọn tìm một chỗ tương đối máy bay có thể hạ thấp xuống được.
Bắc Đẩu gọi tiếp:
- Chúng tôi đã liên lạc với trực thăng đến đón các bạn và yêu cầu thả trái khói xác định để máy bay có thể đáp được nhận rõ trả lời?
- Lạc Long... nghe năm trên năm và cám ơn Bắc Đẩu vô cùng.
Liêm nghe được cuộc đối thoại nên đã cho thả trái khói đỏ để định bãi đáp.
- Bắc Đẩu chúng tôi đã đốt khói đỏ tại bãi đáp và đã thấy trực thăng tiếp cứu đang tiến vào bãi đáp cám ơn Bắc Đẩu...
- Lạc Long ... Chúc các bạn an toàn trở về.
- Anh em chúng tôi cám ơn Bắc Đẩu... mong bạn về lại Pleiku an toàn.
Anh em Lôi Hổ đã đốt thêm một trái khói nữa để trực thăng tiếp tục đáp.
Trực thăng tiếp cứu đang hover để cả 9 người tuần tự bu vào càng để leo lên máy bay, 3 anh em của Nhơn chẳng có mang theo gì nên lên máy bay dễ dàng, các anh viễn thám họ vẫn tôn trọng kỷ luật 2 người phòng thủ đầu và đuôi tầu hai người còn lại bảo vệ cho toán người leo lên, Chuẩn Úy Liêm và Nhơn cùng leo lên và kèm theo là Đại Nam cùng người mang máy truyền tin đi theo Liêm và bốn anh còn lại của toán Lôi Hổ tuần tự leo lên nhưng cũng không quên để mắt và hướng súng về hướng bờ rừng. Họ vừa leo lên xong 2 cây M60 trên tầu nổ súng vào bìa rừng trong khi phi cơ bắt đầu cất cánh, chỉ còn 10 phút nữa thôi thì trời tối hẳn, nếu cuộc tìm kiếm kéo dài có lẽ cả toán sẽ ngủ lại đêm đó trong rừng.
Lên được máy bay Nhơn và Liêm đứng sau lưng hai ghế lái và Nhơn nhận ra Trung úy Nguyễn Đình Minh và Trung úy Lâm Minh Tuấn của chiếc Lead trong hợp đoàn lúc ban chiều khi vào bãi đáp.
Sau khi có được cao độ, Minh trao cần lái cho Tuấn và hướng ra sau chào đón mọi người, đúng như câu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” và chúng tôi đã siết tay nhau để hiểu tâm tình này. Chúng tôi đã bay thẳng về Pleiku thay vì đáp tại phi trường Kontum đêm ấy.
***
Nhơn nhìn ra bầu trời đen như mực, mây bắt đầu tan và cơn mưa đã dứt, chàng cũng không ngờ được rằng chính mình vừa trải qua một giai đoạn mưu sinh thoát hiểm đường rừng thật sự với bao hiểm nguy, tàu bị phòng không bắn trực xạ mà thoát được, rồi tàu bị triệt nâng(vì swapblade và rod-rotor không dời được góc của cánh quạt), rồi tàu đâm vào núi nhưng không lật, gặp 4 địch quân nhưng thoát được, lội một mình trong rừng già nước độc mà qua được, đến khi gặp được toán bạn không bị bắn lầm, địch quân chận đường nhưng không sao, rồi máy bay tiếp cứu đến kịp trước lúc đêm về. Có phải chăng số mình chưa đến và trời kêu ai nấy dạ?
***
Trong cuộc chiến Nhơn cũng đã mất đi một người bạn anh Phan Văn Phương đã nằm lại bên một bờ rừng tại vùng biên giới xa xăm khi tầu bị bắn và đâm vào núi, Nhơn và các bạn đồng hành Đại, Nam và cả các bạn trong toán Lôi Hổ, nhóm viễn thám sáu người của chuẩn úy Liêm còn sống và đã thoát về được vào cuối tháng 6, 1974.
***
Đến tháng 8, 1974. Thư và Nhơn cùng đổi qua bay tải thương thuộc Phi Đội 259B Pleiku với Trịnh Viết Hảo.
Theo lịch trình mỗi hai tuần Phi Đội 259B có trách nhiệm gởi một phi cơ, 4 hoa tiêu cùng 2 mevo, 2 y tá, và phi đạo cử một người kỹ thuật cùng đi biệt phái 2 tuần tại Ban Mê Thuột, túc trực tại phi trường nhỏ cạnh phố để đáp ứng việc tải thương quanh khu vực này.
Khi cuộc chiến bùng lên và Ban Mê Thuột thất thủ, Phi Đội Tản Thương 259B xin những phi vụ theo dõi tin tức về số phận của toán đang biệt phái của anh Nguyễn Trí Dõng đang bị kẹt lại tại đây, Nhơn thường tình nguyện bay cùng với Phạm Đình Thư bay sáng cũng như bay chiều, để nghe ngóng tình hình và báo cáo về trung tâm Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn.
Trong tình hình nguy nan này mỗi hoa tiêu đều phải túc trực ứng chiến tại đơn vị, những ngày kế tiếp sau đó phi trường bị pháo kích, các hoa tiêu quan sát cũng làm việc với khu trục và trực thăng võ trang để chống pháo và những phi vụ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột, lệnh của Quân Đoàn II mỗi ngày đổ quân vào cũng như tải thương quanh các trận địa này vẫn tiếp diễn.
***
Cuối cùng lệnh của Sài Gòn, Quân Đoàn II phải di tản chiến thuật mọi người ai nấy chuẩn bị để rút khỏi Pleiku vào lúc 5 giờ chiều, các máy bay đang chuẩn bị đổ đầy nhiên liệu và mọi người đều chờ chực sẵn sàng. 15 phút trước 5 giờ chiều phi trường bị pháo nhất là tại điểm nhiên liệu còn lại một ít máy bay và quân xa đang chờ đổ xăng. Nhơn và các bạn hoa tiêu khác cũng đã mở máy và chuẩn bị cất cánh sau khi được lệnh mọi người tuần tự cất cánh rời khỏi phi trường Pleiku, từ trên trời cao nhìn lại lần cuối bóng dáng phi trường thân yêu ai nấy cũng ngậm ngùi, giờ đây đang bốc cháy trong điêu tàn của ngọn lửa chiến tranh, mọi người bay về hướng Tuy Hòa để ghé đáp tại phi trường Nha Trang.
Nhơn cùng các bạn tạm đáp ở đây để chờ lệnh, mọi người đi tìm bạn bè thân nhân để chia sẻ những lo lắng, hay ra các hàng quán để tìm quên trong men cay-ngọt-đắng bên bờ thùy dương với cát và gió biển. Nhơn thường ra quán số 10 cuối bãi để uống và chuyện trò với những ca-ve tại đây và trở về căn gác trọ qua đêm với họ, sau năm ngày sống lang thang lây lất đó. Nhơn được lệnh bay về Phan Rang để nhập với Phi Đội Tải Thương 259D của Thiếu tá Nhân. Khi tất cả phi cơ cũng như các hoa tiêu và nhân viên của Sư Đoàn VI Không Quân về căn cứ Phan Rang phi trường bị pháo kích nhưng vẫn tử thủ, Tướng Phạm Ngọc Sang triệu tập tất cả quân nhân và cho biết lệnh tử thủ đồng thời cũng cho phép những quân nhân về thu xếp gia đình để rảnh tay chiến đấu.
Nhơn đã xin phép mười ngày để thu xếp việc gia đình đang bị kẹt tại Huế. Với bộ đồ bay trên người Nhơn phải về Sai Gòn để tìm phương tiện bay ra Đà Nẵng, 10 giờ sáng thứ Tư Nhơn đến Đà Nẵng và ghé ra phố tìm người chị để biết tin gia đình ngoài Huế, nhưng may thay Nhơn đã gặp được cả gia đình đã về đây và đang tá túc tại nhà người chị, Nhơn rất mừng và báo tin cho gia đình biết là 12 giờ trưa cả gia đình sẽ vào phi trường Đà Nẵng để đi Sài Gòn ngay hôm nay.
Ba Mẹ và 7 người em của Nhơn đã chuẩn bị, đúng 12 giờ Nhơn đón xe lam đưa gia đình vào phi trường.
Nhơn tìm người bạn cùng khóa là anh Nguyễn Thiên Kim đang làm trưởng trạm hàng không quân sự tại Đà Nẵng để gởi gắm gia đình. Tại trạm hàng không người người chen chúc nhau để chờ phương tiện, Nhơn thấy tình hình này rất khó cho gia đình có thể lên được máy bay, nên Nhơn tản bộ quan sát bến đậu của phi cơ và quyết định đưa mọi người trong gia đình vào ẩn trong một chòi gác rất gần bãi đậu, mọi người trong gia đình ai nấy cũng mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, Nhơn đi mua nước cũng như bánh mì tiếp tế và đồng thời nghe ngóng xem có phi vụ nào ghé lại Đà Nẵng không, thì được biết có một vận tải C130 sẽ đáp lúc 4 giờ chiều và ưu tiên cho những gia đình cấp Đại Tá trở lên của bộ Tổng Tham Mưu.
Nhơn ra thông báo cho gia đình là tuyệt đối đừng để ai thấy và chờ dấu hiệu của Nhơn. Đúng 4 giờ chiếc máy bay C130 có Châu Vĩnh Khải là bạn cùng khóa là hoa tiêu phó. Với bộ đồ bay trên người Nhơn gặp bạn Khải và nhắn gởi cho gia đình lên chuyến bay này, Khải đồng ý nhưng không chắc lắm, còn tùy ở hậu trạm, Kim lái xe ra gặp phi hành đoàn hỏi han đôi điều và chuẩn bị cho xe buýt chở hành khách đưa ra tàu. Khi số hành khách đầu tiên chuẩn bị lên tàu thì Nhơn cho mọi người của gia đình nhập vào cùng lên tàu,lúc ấy chẳng ai cản ngăn, vì nghĩ rằng thân nhân của mấy ông phi công nên mọi chuyện êm xuôi, Nhơn cũng không quên cám ơn Kim và Khải đã giúp để gia đình di tản trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này.
Về tới Sài Gòn sau khi đưa gia đình ghé tạm trú tại nhà người anh gần phi trường Tân Sơn Nhất, Nhơn trở vào bộ tư lệnh Không Quân và ghé qua phòng Hành Quân Chiến Cuộc, tại đây có bạn Lâm Chảy đang làm việc tại đây, tình hình Đà Nẵng kể từ tối thứ Tư rất căng thẳng, các xe quân đội không phải thuộc căn cứ đã xâm nhập vào phi trường tạo nên cảnh hỗn loạn tại đây, quá nhiều người trên phi đạo cũng như trong hậu trạm với súng ống và xe quân xa tràn ngập, đến nỗi có những người bu theo bánh đáp của máy bay, và cũng có cả những quân nhân đã nổ súng lên máy bay để cố chận lại không cho máy bay cất cánh, với những cảnh hỗn loạn đó, phi trường Đà Nẵng bị đột nhập vào đêm thứ Sáu chỉ hai ngày sau khi Nhơn đả đưa được gia đình di tản về Sài Gòn. Những ngày kế tiếp Nhơn vẫn vào Hành Quân Chiến Cuộc để được biết thêm chi tiết về các máy bay từ Đà Nẵng rút về Sài Gòn như bầy ong vỡ tổ, không một sắp xếp cũng như chuẩn bị, cho nên thất thoát rất nhiều, trong khi đó các ACK119 vẫn còn đánh quanh vùng Phù Cát.
Sau 10 ngày nghỉ phép để lo cho gia đình xong Nhơn lại bay ra Phan Rang tiếp tục các phi vụ giao phó, từ những hình ảnh tại Đà Nẵng cũng như những tin tức của cuộc chiến ở Ban Mê Thuột và các vùng phía Bắc của Nha Trang, Nhơn luôn tình nguyện đi bay sáng chiều cũng như tối, nhất là mấy ngày chót của Phan Rang 14 đến 17 tháng 4 năm 1975. Nhơn nhận bay những phi vụ VA (an ninh) quanh vòng đai phi trường, ngày 15 phi trường bị đột nhập bằng những đàn bò băng qua các bãi mìn phía Tây của phi trường.
Ngày 16 vào lúc 1 giờ trưa trong phi vụ VA quanh phía Tây phi trường, từ cao độ 5 ngàn bộ thấy có tín hiệu chiếu kiếng của một đơn vị thám báo, Nhơn xin phòng hành quân tần số để liên lạc được với họ, để xác định một đoàn xe đang tiến từ Đa Nhim về Phan Rang, và qua vô tuyến họ cho biết là có cả xe tăng, Nhơn dang dự tính chúi mũi xuống để quan sát đám bụi được tung bởi đoàn xe thì nghe những tràng phòng không bắn lên, may là xạ thủ bị chói nắng mặt trời khi nhìn lên máy bay, bởi ánh mặt trời nên đạn chỉ đi qua, tiếng rất gần, vút lên chưa đụng tới máy bay, nhưng đồng thời Nhơn cũng đã làm một biến chuyển với độ rơi 3000 bộ một phút trong một vòng quay nên đã tránh được những làn đạn sau đó, và họ cũng tưởng là máy bay đã bị rớt, Nhơn đã bay ra xa khỏi vùng và báo về phòng hành quân những chi tiết vừa biết được.
Đến tối Nhơn bay chung với Thiếu Tá Nhân Phi Đội trưởng 259D đi soi sáng vòng đai phi trường, và tình hình đụng độ bên dưới của nhiều cánh quân của các đơn vị biệt phái bảo vệ phi trường Phan Rang vào phút chót, sau khi tầu soi sáng về đáp, Nhơn cùng Th. Tá Nhân đang rời khỏi tầu thì thấy ba chiếc khu trục Skyraider cất cánh nên nhìn theo quan sát, cảnh gầm thét của các phi cơ khu trục, đến lúc phi cơ quay ngược bay song song với phi đạo vừa cất cánh để lấy cao độ, thì chiếc số 2 mất tốc độ và đâm đầu xuống, nổ bốc cháy cùng tiếng nổ của bom cách xa phi trường mấy dậm. Nhơn cùng Th. Tá Nhân cảm thấy buồn cho số phận người phi công. Đến sáng ra thì được biết bởi người cơ khí nhận thấy ông Đại Úy hoa tiêu, quá mỏi mệt vi đánh suốt ngày nhưng lại phải bay tiếp phi vụ đêm cho nên không phản ứng kịp.
Sáng 17 tháng Tư được lệnh mọi người phải túc trực tại tàu, Thư chọn Nhơn cùng bay với anh, mọi người đang ngồi tại tàu thì nghe nhiều tiếng pháo cũng như tiếng súng nhỏ, Nhơn thấy một số lính mặc đồ không Quân vừa nổ súng vừa chạy về hướng bộ tư lệnh nơi Tướng Vĩnh Nghi và Tướng Phạm Ngọc Sang đang điều hành. Nhơn cùng các hoa tiêu khác vẫn ngồi đó chờ lệnh, cho đến khi tiếng nổ chát chúa của đạn 120 ly làm cháy một máy bay trực thăng trong dãy đang đậu chờ lệnh, thì lệnh ban hành mọi người quay máy cất cánh, lên không phận chờ lệnh, thế là các trực thăng bốc lên dễ dàng trong khi các máy bay khác thì khó khăn hơn. Mọi người bay quần mãi trên không phận nhưng chẳng có lệnh lạc gì, phần vì số xăng có hạn cho nên họ đều bay về Tân Sơn Nhất đậu và chờ ở đó kể cả những máy bay của phi đoàn 229 và 235 cũng về đậu tại đây chờ lệnh.
Nhơn cùng các bạn mỗi sáng vào bộ tư lệnh trình diện.
Sáng 20 Tháng Tư, Năm 1975, Th. Tá Nhân cùng một số anh em khác đã nhận lệnh đi về trình diện Sư Đoàn IV tại Cần Thơ nhưng không cho phương tiện di chuyển phải đi bằng đường bộ theo các xe đò. Nhơn đã từ chối và không đi cùng, vì trước đây Nhơn đã thấy khu vực từ Trung Lương qua Cai Lậy, tới bến Bắc Mỹ Thuận quá nhiều giao tranh và đầy ổ địch quân.
Sáng 21 Nhơn gặp lại Th. Tá Nhân vào trình diện thì được biết họ không thể đi tiếp và đã quay trở về lại Sai Gon, lúc tới ngã ba Trung Lương, khi họ thấy một người lính Không Quân bị treo cổ bên đường.
Tình hình chiến sự càng lúc càng gần Thủ Đô hơn, ngày 23 Nhơn quá giang máy bay của Phi Đoàn 229 đi Vũng Tầu để tìm gia đình người bạn gái di tản bằng đường bộ “quốc lộ 7”. Tới trung tâm tạm trú Vũng Tầu Nhơn tìm được Hóa, em của anh Trương Hữu Lạc Quân Cảnh Tư Pháp Pleiku. Gặp được Hóa, Nhơn đã quá giang trực thăng của Air America để đưa Hóa về Sài Gòn, cuối cùng cả hai về đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Những ngày còn lại Nhơn hàng đêm hay vào Hành Quân Chiến Cuộc Sư Đoàn 5 Không Quân, để theo dõi tình hình chiến sự từ Lộc Ninh đến Gò Dầu Hạ đến Long Khánh, tiến gần về Trảng Bàng, Biên Hòa bị uy hiếp.
***
Các ngày từ 25 đến 28 tháng 4 năm 1975, các đơn vị trưởng tụ họp lại để đưa người thân lên máy bay di tản đến Guam và Côn Sơn. Nhơn cũng đưa em trai và các cháu vào phi trường để đi nhưng không thành rồi phải về lại. Ngày 28 lúc 6 giờ chiều đứng trên sân thượng chứng kiến cảnh đánh bom Sài Gòn và phi trường lúc ấy Nhơn mặc đồ bay và đem theo đầy đủ dụng cụ phi hành để vào phi trường nhưng mãi đến 8 giờ tối mới vào được, các vận tải cơ của Mỹ đưa người qua Guam cho đến khoảng 23 g (11giờ đêm), sau khi một vận tải cơ của Mỹ bị trúng đạn pháo kích trên taxi way họ chấm dứt các phi vụ, và lúc này các máy bay Việt Nam tiếp tục cho người ra Côn Sơn cho những ai đang có mặt trong phi trường trừ các quân nhân. Nhơn không thể đưa gia đình vào được đêm này.
Đến 3 giờ sáng phi trườngTân Sơn Nhất bị pháo, rớt bên khu nữ Quân Nhân, Nhơn đã phải vất vả di chuyển về hướng Bộ Tư Lệnh Không Quân, đôi lúc pháo gắt quá phải lội xuống đường mương để tránh.
Tờ mờ sáng mọi người đang đứng trước Bộ Tư Lệnh nhìn theo chiếc ACK119 và Khu Trục đang đánh ngoài vòng đai bên phía Quang Trung, rồi chiếc ACK119 bị trúng SA7 lần thứ nhì bốc cháy, sau đó tiếng pháo kéo gần và trúng chiếc C47. Nhơn rời Bộ Tư Lệnh định ra cổng Huỳnh Hữu Bạc để về nhà, nhưng ngoài cổng bắn vào không cho ra. Khi đang đứng tại ngã tư, bên cạnh một lô cốt phòng thủ có nắp và lỗ châu mai, trong lúc đang đứng ở đây cũng khá an toàn, Nhơn nhìn qua phía hậu trạm thấy có 2 C130 cùng mở máy và quay đuôi ra khỏi bãi đậu, Nhơn chạy vào không kịp và khi đang lang thang trong bãi đậu với túi bay thì thấy một xe Jeep phóng thật nhanh đến một C130 khác, Nhơn chạy theo và leo lên chiếc này để rời Tân Sơn Nhất. Thiếu Tá Phương lái không có hoa tiêu phó, mới đầu khi đang trên không phận Sài Gòn với số lượng 19 ngàn pound xăng không đủ để đi Tân Gia Ba nên Phương quyết định ghé Utapao, ThaiLand để xin xăng rồi đi tiếp, trên đường đáp xuống Utapao thoáng thấy hai chiếc C130 của Việt Nam đang đậu tại đây mọi người vui lên.
Sau khi đáp xuống có xe buýt ra đón và đưa vào hậu trạm, mọi người bị giữ lại vũ khí cá nhân và tất cả dụng cụ phi hành, nhưng họ cho Nhơn giữ lại cái túi để đựng đồ. Kể như đời binh nghiệp chấm dứt từ đây.
Sau ba đêm ngủ tại đây Nhơn được đưa qua căn cứ Guam bằng C141 của Hoa Kỳ, ở đó một tuần thì chuyển qua trại Anderson để đi Hoa Kỳ về trại Pendleton, của Thủy Quân Lục Chiến vùng Nam California.
Sau 6 tuần lễ tại đây Nhơn được một gia đình nông gia bảo trợ qua hội USCC để làm lại cuộc đời khi tuổi đời vừa chớm 30.
Gần 40 năm vất vả trên xứ người, làm lại cuộc đời bằng con đường sách đèn, dùng túi bay làm túi đựng sách vở, nên cũng đỡ vất vả cũng được làm việc với phòng riêng có máy lạnh để rồi hôm nay tuổi già về hưu, đi thăm con cháu đang lớn lên bên ngoài quê hương yêu dấu với mọi cố gắng bù đắp lại những gian nguy của một thời chinh chiến trên quê hương đầy đau thương rách nát.
Phan Minh

giaohan
11-23-2015, 04:01 AM
Chuyện bây giờ mới kể . . .
Ngọc Lựu


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/35N4ODROS_Quy Nhon beach, Vietnam_1448250583.jpg


Tôi sinh ra và lớn lên ở Qui Nhơn, nơi có mộ Thi Sĩ Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa nhưng yểu mệnh của chúng ta.
Quê tôi có sóng biển xanh
Có bãi cát trắng chạy quanh ven bờ
Nhà tôi ở trước kia là đường Gia Long, nay là Trần Hưng Đạo. Tôi có ba người bạn chí thân. Kim Nguyên ở sát cạnh nhà tôi, đặc biệt bạn ấy có chiếc răng khểnh cười duyên. Thu Hiền ở Phan Đình Phùng có biệt danh là Hiền Cò vì cô nàng rất cao mà lại ốm. Và, Hải – tên gọi ở nhà, đi học tên là Kim Loan, nhưng tôi vẫn thích gọi là Hải vì chúng tôi đã quen gọi nhau như thế từ lâu. Hải hiền lắm, lúc nào cũng cười cười nói nói, thế thôi.
Thời tiểu học tôi và Nguyên học trường Nguyễn Huệ; Hiền Cò và Hải thì học trường Ấu Triệu. Lên trung học tôi vô Bồ Đề rồi qua Trinh Vương; Nguyên và Hải vô Nữ Trung Học; còn Hiền Cò thì vô Cường Để. Tuy học khác trường nhưng chúng tôi vẫn chơi thân với nhau. Những buổi trưa nghỉ học tôi thường qua nhà Hải đong đưa trên chiếc võng, hai đứa nói chuyện với nhau cho đến chiều. Tôi cũng hay ăn cơm nhà Hải. Hải gọi má mình là bu. Bu thương tôi lắm, bà thật hiền lành, chất phác. Đôi lúc ham nói chuyện quá không lo bán hàng, bà nhắc: “Bán hàng đi…Nói chuyện mãi… !”. Chúng tôi dạ… dạ… rồi nháy mắt nhau, cười hì… hì…
Hải nhờ tính tình hiền lành nên ba tôi rất thương và tin cô nàng. Bởi vậy nên hai đứa tôi thường lắm khi “qua mặt” ba tôi ngon lành. Cứ cuối tuần là Hải xách xe đạp tới xin phép ba chở tôi đi chơi. Ai chứ Hải xin là ba bằng lòng ngay. Vậy là Hải nhanh chóng chở tôi đi, thả xuống… gặp “người ta”, rồi hẹn giờ đến chở về. Thế là tình cờ Hải đã sốt sắng làm… “chim xanh” quý báu cho hai đứa tôi.
Buổi chiều nào đi học về sớm, tôi chạy ra chỗ bu Hải bán hàng, nhìn sang nhà Hiền bên kia đường. Trước nhà Hiền có hai cây trứng cá khá sai trái, tôi lấy cây khòe nhưng không được nhiều nên trèo lên luôn để hái hết những trái chín đỏ mọng vàng ươm. Hai đứa cùng ăn và nói chuyện. Chúng tôi ghiền hái trứng cá lắm, cứ bị anh Chiến của Hiền Cò la hoài nhưng cũng đâu có sợ; vài hôm sau lại trèo lên hái nữa. Có hôm hái trước giờ đi học, đem đến lớp cho tụi bạn cùng ăn cho vui.
Có những buổi tối chúng tôi xách xe đạp chở nhau đi ăn bánh bèo bánh xèo hoặc ăn chè ở đường Tăng Bạt Hổ. Thời đó chúng tôi thường để dành tiền quà sáng rồi hùn nhau đi ăn chung. Cuối tuần nghỉ học lại bày trò chơi ô làng, nhảy chuông, đánh đũa, nhảy dây… Thôi thì đủ trò giải trí.
Có chuyện này không bao giờ tôi quên được. Đêm đó có trình diễn văn nghệ ở đình Cẩm Thượng, tôi rủ Hiền Cò và Hải đi xem. Chương trình hay quá chúng tôi mãi mê xem nên đâu có biết là đã khuya rồi. Giật mình, hai nàng ấy đưa tôi về. Tôi không dám gõ cửa, làm sao bây giờ; nhưng cuối cùng tôi cũng phải gõ thôi. Ba tôi mở cửa, ông trừng mắt lên, la to: “Tụi bay đi đâu mà giờ này mới về ? Cho ngủ ngoài đường luôn !”. Ba đứa tôi sợ quá, nhìn nhau như thầm hỏi: “Giờ phải làm sao đây ?”. Cả ba thiểu não ngồi xuống thềm nhà, chẳng ai nói với ai lời nào cho đến khi nhỏ em tôi lén mở cửa cho vô.
Còn Hiền Cò và Hải thì chạy một mạch về nhà. Tôi lo sợ không biết “số phận” của hai bạn mình ra sao ! Sáng hôm sau đứa nào cũng sợ bị ăn đòn. Từ đó chúng tôi không dám đi chơi khuya nữa. Các bạn tôi ai cũng biết tính ba tôi, ổng nóng nảy hay la nhưng rất thương những người bạn thân của tôi.
Tôi và Hiền Cò đều thích hát. Cả nhà bạn ấy, từ chị Oanh anh Chiến chị Hạnh anh Hưng rồi đến Hiền, Hà ai cũng hát hay hết. Nhà Hiền Cò thường tổ chức mừng sinh nhật, đám cưới. Tôi cũng được mời dự và hát trong những dịp ấy. Hải rất thích nghe hai đứa tôi hát. Tôi chưa nghe Hải hát lần nào, nhưng cô nàng lại giỏi kể chuyện hay và hấp dẫn. Những lần Ba của Nguyên vắng nhà, tụi tôi bày trò diễn văn nghệ tại nhà Nguyên. Chúng tôi dùng giường ngủ làm sân khấu, lấy tấm drap làm màn, xếp vài ba cái ghế cho “khán giả” ngồi xem. Hải lo bán vé lấy dây thun, cứ một vé giá 10 sợi. Hiền Cò, Nguyên và tôi thì hát, múa, có ca cải lương nữa. Ôi… Tuổi thơ của chúng tôi… tuổi thơ của chúng tôi… Sao mà vui quá… sao mà dễ thương quá ! Làm sao chúng tôi quên được đây !
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ập đến, chúng tôi theo gia đình đến những nơi khác nhau. Vài tháng sau, tiếng súng lặng yên, chúng tôi lại trở về Qui Nhơn sum họp và kể cho nhau nghe những gian khổ trong thời gian hãi hùng đó.
Trôi theo dòng đời, chúng tôi lớn lên. Nguyên, Hải và tôi vẫn ở lại Qui Nhơn, chỉ có Hiền Cò đi học xa thôi.
Hồi đó Nguyên quen với một chàng sĩ quan bộ binh, rồi yêu nhau. Mối tình của hai bạn ấy trong thời chiến thật tội nghiệp. Có lần nhớ quá, chàng bay về thăm nàng dù chỉ một ngày thôi cũng đủ. Thế rồi có một lần chàng bị trúng mìn gãy một chân. Vậy mà mối tình của họ vẫn bền vững, vẫn quyết vượt qua rào cản của gia đình. Cuối cùng tiến đến hôn nhân trong vòng lễ giáo. Ngày cưới của đôi bạn, hình ảnh chú rể chống nạng khập khiễng sánh bước cùng cô dâu với hai nụ cười tươi tắn trên môi khiến ai nấy đều xúc động và thương cảm vô cùng. Thời gian sau vợ chồng Nguyên sanh được một trai một gái.
Còn Hải thì đi dạy ở Bồng Sơn, một vùng luôn chìm ngập trong khói lửa chiến tranh. Hải cũng có chuyện “Tình Mùa Chinh Chiến” với một chàng sĩ quan pháo binh, không ngờ chàng ta lại là anh hàng xóm với bọn tôi.
Thời gian tô nắng hồng lên môi
Thương đời được người chiến sĩ áo xanh lá cây rừng
Cùng mơ lúc thanh bình nắng vàng sáng lung linh
Chung đắp xây đời đẹp như hoa đầu xuân
(Tình Mùa Chinh Chiến – Thục Vũ – Vũ Hoài)

Mối tình thật dễ thương, đậm đà và chung thủy; cũng có những gian khổ mà hai bạn ấy đã vượt qua. Giống như vợ chồng Nguyên, vợ chồng Hải cũng sanh được một trai một gái.
Còn tôi, qua giới thiệu của bà con, tôi quen với một chàng sĩ quan hải quân. Tuy không yêu nhau nhưng vẫn làm đám cưới vì lời hứa của mình trước khi Má tôi lâm chung cho bà an lòng nhắm mắt.
Biến cố 1975 nổ ra, thêm một lần nữa chúng tôi lại theo gia đình đi tứ tung – Nha trang, Cam Ranh, Phan Thiết, Sài Gòn… Tôi bị mất liên lạc với chồng tôi suốt thời gian ấy. Sau đó tôi sanh đứa con gái duy nhất mà không có chồng bên cạnh.
Giờ đây – “nửa thế kỷ sau” – ngồi ôn lại thời đã qua, tôi xót xa ngậm ngùi cho Nguyên, nàng đã qua đời cách nay mười sáu năm rồi. Tội nghiệp cho chồng Nguyên bây giờ phải gà trống nuôi con. Hiền Cò thì đang ở Canada. Hải may mắn theo chồng sang Mỹ định cư và có cuộc sống ổn định yên vui. Chỉ có tôi là một mình nuôi con ngần ấy năm dài và bây giờ vẫn đang sống bên cạnh vợ chồng đứa con duy nhất của mình.
Tuổi thơ nay đã qua rồi,
chỉ còn kỷ niệm một thời vàng thau.
Tôi, Nguyên, Hiền, Hải thân nhau,
cùng chia sớt nỗi niềm đau của mình.
Ngọc Lựu



Như Một Cành Lan
Trần Quang Thiệu

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/mot-canh-lan_1448251099.png
Tôi theo sau Hùng buớc vào tiệm thuốc tây Hoàn-Vũ. Người đàn bà ngồi sau quầy hàng ngẩng nên nhìn, mỉm cười với Hùng:
“Kià anh Hùng! Tới chơi hay cần thêm thuốc cho cháu?” Thay vì trả lời, Hùng chỉ tôi và hỏi người đàn-bà “Nhận ra ai đây không?” Người đàn bà nhìn tôi vài giây rồi nhè nhẹ lắc đầu, miệng vẫn tươi cười “Xin lỗi, tôi không …” Hùng quay sang tôi “Ông nhận ra ai đó không?” Tôi gật đầu, giọng lạc đi vì xúc động “Duy đây, Hoài không nhận ra sao?” Đôi mắt người đàn bà mở lớn nhìn tôi, kêu lên thảng thốt “Duy đó ư? Trời ơi, Duy đó ư? … Bây giờ thì Hoài nhận ra rồi!” Mắt Hoài vẫn mở lớn, cặp mắt năm xưa tôi không bao giờ dám nhìn vào mà không luống cuống rụt rè. Tôi tiến gần quầy hàng, muốn nắm lấy hai bàn tay đan vào nhau trên mặt kính, nhưng giống như xưa, tôi không dám, và giọng tôi run rẩy không khác gì ngày đó bao nhiêu: “Như-Hoài…, Hoài … khỏe không?” Hoài không trả lời, lặng lẽ nhìn tôi rồi cúi đầu gật nhẹ, mái tóc đong đưa, nhiều sợi đã thay màu.

Cường kéo tôi ra một góc sân “Mày là thằng cù-lần. Hoài nó hỏi xin bài thơ mày làm cho tờ báo cuối năm mà sao mày không mở mồm nói vài lời mà chỉ biết gật gật cái đầu!” Tôi phân trần “Tại bất ngờ quá không … chuẩn bị gì cả.” “Chuẩn bị cái gì! Yêu con nhỏ mê tơi cả lớp đều biết mà có dịp vẫn không nói được một câu ra hồn!” “Mày là bạn thân nên biết chứ đâu có ai biết!” “Mốc xì. Thấy mày nhìn nó … chó cũng biết. Có thằng viết thư cho chương trình nhạc yêu cầu của đài phát thanh Đà Lạt, ký tên là Trần Quang Duy-Hoài để tặng cho lớp Đệ Nhất Trần Hưng Đạo. Như vậy là cả trường này người ta biết rồi chứ không riêng gì lớp mình!” Tôi thấy tai nóng bừng “Mày nghĩ là Hoài nó có nghe chương trình nhạc đó không?” “Làm sao tao biết được. Mày tới hỏi nó xem.” Tôi dẫy nẩy “Xúi dại! Nhỡ nó mắng cho là hỏi vớ vẩn thì chỉ có nước độn thổ.” Cường thở ra an ủi “Chắc là nó cũng có nghe. Tụi mình đứa nào cũng thích chương trình nhạc yêu cầu đêm thứ Bảy.” Tôi thở dài “Không biết đứa nào hại tao! Chắc là thằng em Hùng cà-chớn của mày.” “Hại gì! Thằng nào đó nó chọc quê mày thì có, nhưng có lẽ giúp mày không chừng.” Có lẽ Cường nói đúng, tôi đã bỏ mất nhiều cơ hội nói với Hoài, người con gái bé nhỏ, mái tóc chấm ngang vai, và ‘mong manh như một cành lan’ ấy là tôi đã yêu Hoài ngay từ hôm Hoài e ấp bước chân vào lớp lần đầu tiên, ngồi ngay bàn đầu, trên tôi và Cường, nên mối tình vẫn chỉ là mối tình câm.

Cường lại an ủi thêm “Yêu thì tao không chắc, nhưng có lẽ là Hoài có cảm tình vớí mày. Tuần trước tao cũng thấy nó quay xuống cười với mày khi thày Phụng khen bài giải toán của mày là ‘élégant’. Mà sao lúc đó mày như người trên mây, chỉ lơ đãng nhìn, không nói với nó một lời hay cười lại với nó. Trông mày buồn buồn thế nào ấy.” “Lúc đó tao cũng không rõ là tại sao mình có cái gì như vương vấn. Được thầy khen mà không hớn hở, được người con gái mình yêu thầm cười với mình mà mình không thấy vui trọn vẹn. Khi về đến nhà tao mới nhớ ra là tao lãng đãng buồn chỉ vì trước khi đi học nghe tin Việt-Nam mình mới thua Mã-Lai trong giải Merdeka!” Cường lắc đầu “Cái thằng! Mày đâu có chơi bóng tròn.” Tôi gật đầu “Nhưng mà vẫn buồn vì Việt-Nam mình thua!” Cường phê bình “Mày lãng mạn vừa thôi, nếu không sẽ khổ lắm ‘con’ ạ.”
Hùng thấy Hoài và tôi lúng túng nên xen vào “Ngày xưa tôi thường phá Duy, nghịch ngợm ghép tên ông với Hoài. Lúc đó chúng mình còn quá trẻ nên không suy nghĩ chín chắn. Hai bạn đừng buồn tôi nhé.”
Tôi lắc đầu, quay lại vỗ vai Hùng “Hùng làm tôi nhớ bạn bè và trường cũ quá. Ước gì chúng mình lại nhỏ dại như xưa, dù chỉ một ngày. Thành thật cám ơn Hùng đấy.” Hùng tế nhị cáo từ “Để hai bạn nói chuyện. Hôm nay mình phải về nhà đưa thằng con tới bệnh viện tái khám.”

Hoài cố mời “Anh ngồi chơi đã. Còn sớm mà!” Hùng chỉ lặng lẽ mỉm cười, giơ tay vẫy chào. Tôi đưa Hùng ra tận ngoài đường, móc gần hết số tiền mang theo dúi vào tay Hùng “Cho tôi địa-chỉ của Hùng. Sẽ tìm Hùng khi tôi trở về Việt-Nam dạy học năm tới.” Hùng ngần ngừ “Cám ơn Duy đã giúp tôi. Nhà tôi bên Khánh Hội, khu nhà lao-động, không dễ tìm, và không an-toàn cho những người như Duy. Tôi thường đón khách quanh công viên Mê-Linh. Duy cứ tìm tôi ở đó, hoặc nhắn Hoài. Tháng nào tôi cũng tới Hoài mua thuốc cho cháu.” Tôi đứng nhìn Hùng mất hút trong đám xe cộ mịt mùng rồi mới quay vào. Khi nghe tin Du chết trận bên Lào tôi khóc nức nở. Đưa xác ‘Thông Sứt’ từ ngoài Trung về Sài-Gòn chôn cất tôi buồn, ngơ ngác như người mộng du. Nhiều bạn bè tôi ra đi lặng lẽ, ‘Thịnh Mù’ bây giờ ở đâu? ‘Quyền Điên’ bây giờ thế nào? Tình cờ gặp lại Hùng và thấy Hùng xơ xác tôi không khỏi nghẹn ngào. Những ray dứt này có lẽ không bao giờ nguôi.

Hoài nhờ người phụ tá trông coi, mời tôi vào phòng khách bên trong, vừa đi vừa nói “Tội Hùng lắm. Đời sống cơ cực, con đau triền miên, tới mua thuốc nhiều lần mới nhận ra Hoài. Sao Duy nhận ra Hoài ngay?” Tôi mỉm cười “Đoán vậy thôi. Hùng nói đi gặp bạn cùng lớp, mà bạn gái học cùng lớp chỉ có mấy người, và hình như chỉ có Hoài sau đó học Dược.” Hoài cũng mỉm cười, mắt nhìn xa xôi “Mấy chục năm mới gặp lại Duy mà thấy Duy vẫn thông minh như xưa. Lâu lắm rồi Hoài có gặp Ngà, cô em họ của Duy, bán sách báo ở gần nhà bên Phú-Nhuận. Ngà nói Duy đi du-học, và Hoài cũng chỉ biết vậy về Duy. Duy về VN thăm gia-đình?” Tôi tóm tắt, gói ghém cuộc đời 40 năm vào vài câu rồi kết luận “Có lẽ tôi có số phiêu bạt nên không được ở yên, hết đi biển tới du-học xa, bây giờ về VN dạy học nhưng gia-đình còn ở bên Cali nên vẫn đi đi, về về.” Nâng tách nước trà thấm giọng, tôi bâng khuâng nói tiếp “Lần cuối cùng tôi thấy Hoài đi lặng lẽ trong đám sinh viên xuống đường chống chính quyền thời bấy giờ. Tôi đứng trên viả hè, muốn gọi mà không dám, chỉ đứng nhìn, rất lâu và rất xa như hồi chúng mình còn học chung. Từ đó tới giờ đời sống của Hoài ra sao, kể cho tôi nghe được không?” Hoài có chút thoáng buồn “Đời Hoài không mấy êm đềm, Duy ạ. Tốt nghiệp xong ít lâu Hoài lấy chồng và mấy năm sau mới có được một cháu trai. Chồng Hoài là bác-sĩ quân y. Năm 76 anh Tôn vượt biên một mình vì lúc đó con Hoài còn quá nhỏ, sợ không chịu được gian lao trên biển. Từ đó không bao giờ Hoài được tin anh Tôn. Vì sinh kế Hoài lao mình vào thương trường, và rồi vì sống còn Hoài lấy chồng lần thứ hai. Anh Hoàng nguyên là cán bộ. Hiện giờ anh ấy đang ở ngoài Hà-Nội, xin giấp phép nhập cảng dược liệu. Coi vậy thôi chứ cuộc đời Hoài cũng nhiều cay đắng lắm.” Tôi thở dài “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen!” Hoài bật cười “Duy còn làm thơ như hồi học Trần Hưng Đạo không?” “Cũng thỉnh thoảng, và chỉ được vài bài đáng nhớ, trong đó có bài thơ vụng dại viết về ngày xa Đà Lạt.” “Duy đọc cho Hoài nghe bài thơ ấy đi.” “Tôi cũng không nhớ hết, nhưng có mấy câu tôi không bao giờ quên. Đọc cho Hoài nghe nhé:

Chiều tiễn đưa, mưa rơi trên mái tóc.
Mắt em buồn, đồi thông gió cũng buồn.
Giã từ em, giã từ ga vắng.
Em về giữ lại dấu môi hôn.
Hoài thấy đó, giã từ Đà Lạt bằng xe hoả thì có thật, còn người yêu tiễn đưa thì chỉ là trong giấc mơ.” Hoài mơ màng “Hồi đó chúng mình còn thơ ngây quá phải không? Duy vừa học giỏi, vừa si-tình mà nghịch ngợm thì cũng không ai bằng!” Tôi cười trừ “Tưởng Hoài không biết!” “Làm sao không biết! Nhớ Kim-Yến ngồi cạnh Hoài không? Nó sửa tên ‘Như-Hoài’ trên tập vở của Hoài thành … ‘Duy-Hoài’ làm Hoài ngượng và tức với Duy luôn. Vậy mà không giận được, hôm đó giờ ra chơi Hoài ngồi lại trong lớp, có cả Duy và Lạc nữa. Anh Lạc hiền lành, bị Duy gọi là … Sư Lạc, và xui anh ấy ‘tu với vãi, đẻ ra tiểu chạy lon ton trong chùa’. Hoài buồn cười quá mà không dám cười vì ngượng với Duy, chỉ ôm bụng cố nhịn, đến nỗi muốn đau luôn.” Tôi cũng cười “Hồi đó chúng mình đang tuối học trò. Bây giờ dạy học nên tôi ‘nghiêm túc’ lắm. Riêng ‘Sư Lạc’ thì tôi có gặp ở Los Angeles. Lạc quả có tu, nhưng không tu tại chùa mà tu tại gia, theo phái của thiền-sư Nhất Hạnh. Tôi cũng gặp cả Phong ở San Diego. Hoài nhớ ‘Thanh Phong Cơm Gà’ không?” “Nhớ. Hôm đó lớp mìmh cắm trại tại Đông Sơn, Phong nấu cơm ăn với thịt gà cho mọi người mà rồi bị mang tên “Thanh Phong Cơm Gà’. Không biết ai ‘ác’ vậy?” “Có lẽ là ‘Tắc Xình’ hoặc ‘Cẩm Bò’ chứ không phải tôi. Tối đó Hoài mang cho tôi bát chè đậu. Tôi không muốn ăn mà chỉ muốn giữ … làm kỷ niệm. Kim-Yến đòi mãi tôi mới ngần ngừ đưa trả cái bát!” Hoài cười ngất “Duy lãng mạn hơn là Hoài tưởng nhiều.” “Đêm đó tôi hầu như không ngủ, nằm nhìn trời sao, mong cho có sao băng để ước nguyền. Sao chỉ lung linh, và lời ước nguyền không bao giờ nói được.” Hoài nheo mắt “Sao trời lung linh đẹp hơn sao băng Duy ạ. Mà cần gì sao băng. Duy nghịch ngợm vậy mà sao có lúc Duy lại còn nhát hơn cả Hoài nữa!” Tôi cười gượng “Nhát và mặc cảm. Lúc đó gia đình tôi nghèo lắm. Tôi chỉ có một chiếc áo len độc nhất mặc đi học. Hoài ở villa cạnh nhà Cường. Tôi đến chơi với Cường, đứng bên này balcon nhìn sang bên đó, thấy chị em Hoài thấp thoáng mà không dám nhìn lâu chỉ sợ Hoài bắt gặp. Nghĩ lại không biết sao mình ‘u-mê’ đến thế.” Hoài cười nhắc tôi “Có lần Cường đưa Duy sang chơi. Cường ba-hoa như bà già, còn Duy lập cập, chẳng nói được câu nào. ” Tôi bật cười “Tôi nhớ rồi. Khi đó niên học đã tàn. Chúng mình chuẩn bị mỗi người đi một phương!” Hoài thở dài hỏi tôi “Mới ngày nào! Bao giờ Duy về lại California?” “Thứ Ba tuần tới. Cuối tuần này anh Hoàng về chưa? Tôi muốn mời vợ chồng Hoài dùng cơm tối với tôi.” Hoài lắc đầu “Còn hơn tuần nữa anh Hoàng mới về. Thôi, để khi nào Duy trở lại Việt-Nam Hoài sẽ mời Duy tới nhà ăn cơm. Chịu không?” Tôi gật đầu mạnh bạo “Chịu là cái chắc.” Hoài chớp mắt nhìn tôi mỉm cười “Ước gì ngày xưa Duy cũng mạnh bạo như bây giờ!” Tôi hơi đỏ mặt nhưng cũng thấy thoải mái hơn. Những e-dè ban đầu khi mới gặp lại Hoài hình như đã biến mất. Tôi cười với Hoài, hỏi Hoài câu hỏi mà tôi thắc mắc từ bao nhiêu ngày qua:

“Nếu ngày xưa tôi mạnh bạo, nói với Hoài là ‘Duy yêu Hoài’ thì Hoài trả lời sao? Có mắng Duy không?” Hoài cười khúc khích “Chắc là không.” “Không mắng hay là không … yêu.” Hoài lắc đầu lảng tránh “Không … biết nữa.” Môi Hoài vẫn chúm chím cười, và tôi thấy chút màu hồng trên đôi má đã có nếp nhăn.
Ngày xưa tôi thường tìm những nơi vắng vẻ, thầm hát như nhắn nhủ tới Hoài:
“Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng...
Thương em mong manh như một cành lan.” [1]

Tôi nhìn Hoài chăm chú hơn. Hoài không còn giống người con gái tôi yêu say mê dưới mái trường trung học, không còn là hình bóng tôi mang theo những ngày dài trên biển để chống chỏi với sóng gió phũ phàng. Nét yêu kiều của Hoài xưa đã phôi pha, tôi biết tình yêu xưa đã nhạt nhoà và thấy lòng mình chùng xuống vì tiếc nuối nhưng đồng thời cũng thấy một tình cảm khác, ấm áp, chân thành và dịu dàng đang nẩy mầm.
Tôi nói với Hoài “Hy vọng là lúc nào Hoài cũng vẫn coi tôi là bạn. Chúng mình như hai nhánh sông, không thể ngược dòng tìm về chốn cũ, nhưng chúng ta là những nhánh sông hiền hoà xuôi theo dòng đời. Mong Hoài được hạnh phúc, lâu lâu cho tôi tới thăm, giữ chút kỷ niệm êm đềm của thời hoa niên, Hoài bằng lòng không?” Mắt Hoài long lanh như có ngấn nước “Lúc nào Hoài cũng mong Duy tới thăm. Cám ơn Duy đã gợi lại cho Hoài bao nhiêu là ngày vui cũ. Cho Hoài gửi lời thăm các bạn bên Hoa Kỳ, và mong rằng một ngày nào chúng mình được họp mặt đông đủ. Duy tổ chức ‘class reunion’ đi!” Tôi đứng lên “Gặp lại Hoài tôi thấy mình như trẻ lại. Vâng, để tôi xem rồi mình có thể tụ họp bạn bè xưa một ngày nào đó không. Ngày vui nào cũng qua mau, thôi chúng mình tạm chia tay.” Hoài cũng đứng lên “Duy về. Bao giờ trở lại Việt-Nam nhớ tới thăm Hoài nhé.” Hoài đưa tay nắm nhẹ bàn tay tôi, cái nắm tay 40 năm muộn màng nhưng tôi vẫn bồi hồi “Cám ơn Hoài. Cám ơn Hoài nhiều lắm.” Hoài đưa tôi ra tớí cửa. Cả hai chúng tôi vẫn còn như bâng khuâng. Tôi nói nhỏ “Hoài vào đi”, và buớc nhanh ra khỏi cửa.

Chợt Hoài gọi với theo “Duy …” Tôi quay lại nhìn Hoài như chờ đợi. Giọng Hoài như hơi thở nhẹ “Con trai Hoài hiện đang ở Úc. Tên cháu là … Vũ Như-Duy.” Tôi lặng người nghe máu nóng chạy trong lồng ngực, câu hỏi 40 năm bây giờ đã có câu trả lời. Bỗng dưng tôi lắp bắp như xưa “Cám ơn … Hoài. Cám ơn Như-Hoài nhiều lắm.” Không đợi Hoài nói thêm tôi cúi đầu đi nhanh. Tới chỗ rẽ tôi quay đầu nhìn lại, Hoài vẫn còn đứng đó trông theo. Tôi thả bộ trở lại bờ sông Sài-Gòn, đứng nhìn dòng nước. Nước sông không lững lờ cho tôi soi bóng mình mà cuồn cuộn trôi như thời gian, mang theo những tháng ngày xanh, mang theo những mảnh đời vui buồn.
Trần Quang Thiệu

giaohan
11-26-2015, 07:29 PM
Trang Thơ Thi sĩ Quan San


MƯỜI NĂM LY KHÁCH

Thuyền lạc sóng chao không bến nước
Ly hương từ độ gió sang mùa
Mười năm như chiếc chim không tổ
Soải cánh mù tăm bạt gió đưa

Đếm tay đã nửa đời xô dạt
Đò rộng sông sâu dậy sóng cồn
Ngàn dặm quan san khua lóc cóc
Lạnh bóng người đi theo gió sương

Thời gian mỗi lúc càng ngây dại
Lòng như ngỡ nhớ, nhớ mà quên !...
Mười năm lạnh buốt hồn ly khách
Như bóng tàn phai khuất lặng câm

Con sáo chiều thu, con sáo hót
Ngậm ngùi đong gió chẳng thành thơ
Năm dài tháng muộn soi rưng rức
Tê buốt hồn như đến dại khờ !

Cố hương ơi bao giờ trở lại ?
Để một mùa hoa nở thắm tươi
Giờ đây có nhớ thôi đành cũng
Lặng ngắm mây bay trắng một trời
Viết riêng cho PTT

Một thời gương lược

Vâng tôi hiểu, ngày xưa em thế đó. . .
Cũng một thời duyên dáng nón che nghiêng
Cũng một thời em thục nữ thuyền quyên
Bờ cỏ mượt in dấu hài khuê các
Chớm thu sang những hẹn hò quấn quýt
Cuối đông tàn chim hót, hót đưa duyên
Bờ vai em thơm ngát tóc buông mềm
Như mê hoặc của một thời thiếu nữ
Rồi bão tố cuốn đi thời con gái
Em hoang mang trong gió lọan mưa cuồng
Xót thương em thân gái dặm trường
Vai nặng trĩu một gánh đời dâu bể
Vâng tôi hiểu giờ đây em thế đó
Đôi mắt buồn soi gợn chút tàn phai
Từ ôm trăng, trăng khuyết lạnh môi cười
Dù cũng chỉ một lần thôi tan vỡ !
Vâng ! tôi hiểu vầng trăng nay đã khuyết
Kể từ khi sông nước chẻ đội bờ
Em ven sông côi cút một thân cò
Tìm kỷ niệm trên ngày xưa cát xóa
Quan San

Khúc Hát Dâng Đời
Viết cho những người vợ lính sau 1975

Xưa yêu em một thời con gái
Một thời e ấp nón che nghiêng
Một thời thơm ngát mùi hương tóc
Một thời em trau chuốt lược gương

Nay thương em tháng ngày tần tảo
Vai mềm nặng trĩu gánh long đong
Gánh cả thêm anh “ thời lỡ vận”
Dẫu có mưa sa nhạt má hồng

Nghĩa nào như núi cao biển rộng
Tình nào chẳng đẹp tựa mùa thơ
Thơ anh thắp sáng bờ nhân thế
Ngát tỏa đêm trăng buổi hẹn hò

Em đã hát đôi ta cùng hát
Khúc du ca một thưở làm người
Khúc nhọc nhằn mưu sinh cơm áo
Khúc tin yêu hát để dâng đời

Dù đời có đắng cay muôn nỗi
Vẫn giữ trong em một tấm lòng
Dù có gian nan bao ghềnh thác
Vẫn nở trong anh một đóa hồng
Quan San

Em Đi Rồi
(Tặng Phạm Thiên Thu)

Em đi rồi mùa xuân còn đó
Vẫn hương cau ngát tỏa bên thềm
Vẫn con sáo hót bên hàng xóm
Bìm bịp kêu chiều con nước lên

Em đi rồi mùa xuân còn đó
Tháng chạp về hoa cải nở vàng sân
Anh ra vườn hái nụ tầm xuân
Mà tiêng tiếc… thương ơi! Ngày đó

Em bây giờ như chim vỗ cánh
Bỏ lại con đường lá me bay
Nhịp guốc khua dòn qua phố hạ
Của thời con gái tóc mây bay

Em bây giờ như mây như khói
Bỏ lại mùa xuân chim én bay
Bỏ lại mùa hè hoa phượng nở
Mùa thu hiu hắt gió heo may

Em đi rồi dòng sông còn đó
Vẫn xuôi đi một giải êm đềm
Vẫn mùi hương tóc còn vương vất
Trong gió mơ hồ thoảng véo von.
Quan San




Long Cò Tây gãy cánh
Hùng Lúi
Đồi Đại Sơn, ngày 19 tháng 6 năm 1972
Phượng Hồng bạn ơi,
Hùng Lúi đây… Hùng Lúi đang viết thư cho bạn đây.
Chắc chắn là bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này bạn nhỉ ?
Phượng Hồng còn nhớ Hùng Lúi không ? Hùng Lúi là Louis Hùng đó. Cái tên này đã được chính Phượng Hồng đặt trại ra là Hùng Lúi cho vui vui đó mà.
Phượng Hồng à, Hùng Lúi còn nhớ rõ lắm. Cách đây bốn năm cũng vào tháng 6 này, bạn bè tụi mình đã chia tay nhau vào mùa hè cuối năm Đệ Nhất từ mái trường Cường Để với thầy cô với bạn bè rất thân thương yêu dấu không sao quên được đó.
Vào ngày cuối năm học đó, lớp nào cũng có tiệc chia tay với bánh kẹo với quà lưu niệm, nhất là cuốn Lưu Bút thì ai ai cũng “thủ sẵn” để chuyền tay nhau mà ghi ghi chép chép, mà nguệch ngoạc mấy dòng lưu niệm ngô nghê dễ thương. Còn cái màn “văn nghệ bỏ túi” thì lại càng không thể nào thiếu được, vui đáo để, phải không Phượng Hồng ?
Hôm đó “bộ tam sên” của mình - gồm Phượng Hồng ca sĩ, Long Cò Tây kéo violon và Hùng Lúi thủ guitar – có vẻ “ăn khách” nhất, với bài Hè Về của Hùng Lân mở màn chương trình thật vui tươi hào hứng .
Trời hồng hồng sáng trong trong
ngàn phượng rung nắng ngoài song
Cành mềm mềm gió ru êm
lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên…
“Giọng ca vàng” Phượng Hồng thật hay với bài
Nỗi Buồn Hoa Phượng của Thanh Sơn
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương…
Chưa hết, các bạn lại bis… bis… Phượng Hồng lại hay tiếp với bài Ngày Tạm Biệt của Lam Phương
Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau
Bên tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao
… … …
Ta chúc nhau những gì đẹp lòng nhau
Dù thời gian có phôi pha
ta không bao giờ quên

Nhưng xuất sắc nhất vẫn là tiếng đàn violon của Long Cò Tây. Nó học đàn hồi nào mà chơi hay quá, hay nhất thị xã. Hồi lớp Nhất tiểu học nó đã được tiếng là thần đồng rồi. Hùng Lúi này đệm guitar chạy prelude theo thiếu điều không kịp với tiếng đàn của nó tuy đã tập kỹ trước. Thầy cô và các bạn đều mê mẩn say sưa thả hồn theo bài Dòng Sông Xanh lúc trầm lúc bổng khi nhặt khi khoan qua ngón độc tấu violon lả lướt của nó.
Chuyện vui buồn nghịch ngợm thời đi học thì biết bao nhiêu giấy bút viết lại cho hết, phải không Phượng Hồng ? Mà những nghịch ngợm của “bộ tam sên” mình thì chẳng có gì gọi là quá quắt, mà hoàn toàn “vô thưởng vô phạt”, chỉ là vui thôi. Phải không !?
Năm đó, qua trận Mậu Thân do giặc Cộng tráo trở đánh lén, thấy không thể ngồi yên được, đậu Tú Tài II xong hai đứa lên đường nhập ngũ ngay. Long Cò Tây nhờ vóc dáng cao lớn nên nó được chọn vào không quân, còn Hùng Lúi thì đi bộ binh. Nó nói “Lúi... Sao lại buồn, binh chủng nào cũng được, miễn là mình thực hiện được hoài bão đánh giặc để cứu nước cứu dân là tốt rồi”, nghe thật chí lý. Thế là mỗi đứa mỗi nhiệm vụ dấn thân vào lửa đạn, bặt tin nhau. Mỗi khi cầm cây guitar Hùng Lúi lại nhớ lắm tiếng đàn violon của nó.
Ba năm sau mới biết phi đoàn của nó đóng ở Căn Cứ Không Quân Nha Trang. Do tình hình chiến sự ngày càng ác liệt nên phi đoàn nó chuyển ra phi trường Phù Cát và thường bay đi yểm trợ cho chiến trường Bắc Bình Định này.
Mỗi lần nó vào vùng, thỉnh thoảng hai đứa chào hỏi nhau vài ba câu ngắn ngủi. Có lần nó đùa “Lúi… Mày “còn” đó không ?” – “Còn… Bố “còn” đây… Con ạ!”, rồi hai đứa cười xòa vì biết bạn mình vẫn bình yên.
Nhớ lần tiểu đoàn Hùng Lúi về bảo vệ Căn Cứ Nguyễn Hải Đằng là nơi bộ chỉ huy Trung Đoàn 41 Bộ Binh đóng quân, vào lúc yên tĩnh hai đứa kéo nhau vào câu lạc bộ tán dóc chơi. Nó hỏi “Mày còn nhớ Phượng Hồng không ?” - “Nhớ chớ sao không, “giọng ca vàng Bồ Đề” thuở nào đó mà. Rồi sao ?” – “Tình cờ tao gặp Phượng Hồng ở Pleiku. Nó dạy trường trung học Pleime. Tao kể lại chuyện cũ cùng chuyện ca hát đàn địch của “bộ tam sên” mình hồi đó” – “Chắc Phượng Hồng thích lắm !? – “Ờ… Thích lắm… Vừa nghe nó vừa chớp mắt lia lịa. Tụi tao có nhắc đến mày. Nó có cho tao địa chỉ đây, mày viết thư cho nó đi. Nó trông tin mày lắm đó !”. Vậy mà từ đó đến nay Hùng Lúi vẫn chưa viết cái thư nào cho Phượng Hồng, nghĩ… tệ thật. Thì cũng do cái chuyện đánh đấm liên miên nó làm cho Hùng Lúi mệt mỏi và… lười biếng đó thôi. Phượng Hồng thông cảm cho nha.
Phương Hồng bạn ơi,
Hôm nay thì Hùng Lúi phải viết, viết gấp, phải kể, kể gấp chuyện này cho bạn nghe mới được.
Chuyện này xảy ra trên đồi Đại Sơn là nơi mà đại đội của Hùng Lúi đang bị địch quấy rối thường xuyên. Tình cờ phi đội của Long Cò Tây có nhiệm vụ yểm trợ cho đại đội mình. Khi bay vào vùng, nó lại hỏi “Lúi… Mày “còn” đó không ?” - “Còn… Bố “còn” đây… Con !”, rồi hai đứa lại cười xòa vì biết bạn mình vẫn bình yên. Đích thân nó đổ quân tăng cường cho mình đó Phượng Hồng. Mình thấy yên tâm làm sao vì hai thằng bạn thân năm nao nay lại cùng chiến đấu sát cánh bên nhau, sống chết có nhau, làm sao không hết lòng cho nhau, không trân quí nhau cho được.
Nó đã đổ được hai tiểu đội tác chiến một cách an toàn xuống cái đồi Đại Sơn “nóng bỏng” này trong tiếng đại liên lia xuống xối xả để ngăn ngừa đại liên phòng không địch bắn phá lên. Cứ mỗi chuyến nó đổ quân là hai đứa lại nói với nhau “Good Luck… Lê Lợi… !” – “Thanks… Hồng Hà… !”. Nhưng đến chuyến đổ quân thứ ba thì tàu nó bị trúng đạn chỉ cách chỗ của Hùng Lúi chừng non một cây số. Tàu nó quay vòng vòng mấy tua rồi rơi ầm xuống đường rầy xe lửa. Đến chiều, một tiểu đoàn bộ binh đánh chiếm được nơi này thì thấy chiếc tàu bay này đã rớt đè dẹp tổ đại liên phòng không của địch. Long Cò Tây và phi công phụ, hai xạ thủ đại liên cùng chín chiến sĩ bộ binh đã hy sinh. Còn xác ba tên địch thì bị dẹp lép với cái ba cổ chân bị xích chặt vào càng súng để chiến đấu… “thật ngoan cường”.
Phượng Hồng ơi, Long Cò Tây đã anh dũng hy sinh, nó hy sinh ngày 19 tháng 6, đúng vào Ngày Quân Lực của mình. Nó chưa kịp nâng ly cùng đồng đội, chưa kịp cụng ly với Hùng Lúi vào ngày đại lễ này. Ôi… Đau lòng quá… ! Long Cò Tây - người bạn chung của tụi mình, của “bộ tam sên” năm nao đã “đi xa” rồi… Phượng Hồng ơi…!.
Người anh hùng Long Cò Tây đã được mai táng tại Nghĩa Trang Phật Giáo – Khu Sáu Quy Nhơn, Phượng Hồng có đến viếng và thắp ba nén nhang cho nó được không ?
Còn lại nơi đồi Đại Sơn “nóng bỏng” này, Hùng Lúi luôn mong tin bạn đó, bạn Phượng Hồng ơi !
Mến thư,
Hùng Lúi

giaohan
11-28-2015, 07:29 AM
Happiness in Seattle
Cùng bè bạn bốn phương
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/Hughes_TH-55_Cockpit_1448695132.jpg

Trong cái rủi thường hay có cái may. Sau khi nhận được tin Đại hội Trực thăng KLVNCH lần đầu tiên dự tính tổ chức cuối tháng Tám 03 tại Houston bị đình lại do trục trặc nhân sự của ban tổ chức. Bọn tôi vô cùng hậm hực vì cơ hội để cùng những bạn bè "đồng hội đồng thuyền"gặp gỡ bị lỡ dở. Để xả "xú-bắp" cho nỗi tức tối này, chúng tôi tứ quái Rucker một thời bèn hẹn hẹn nhau tự làm một mini reunion. Để thêm phần hấp dẫn cho cuộc tái ngộ, Lễ, một thành viên trong nhóm nảy ra một sáng kiến là mỗi đứa chúng tôi sẽ làm một "ride"*cho đỡ ngứa ngáy chân tay sau gần ba mươi năm không được cầm cần lái. Vì ở thành phố Snohomish gần nhà Lễ có một trường bay tư nhân có dạy lái trực thăng. Tin vừa loan đi thì có ngay một quái nữa là Sáu Mão đòi nhập bọn cho thành "Ngũ quỉ". Dĩ nhiên là hắn cũng được welcome thôi.
Ngày ấn định đã đến chúng tôi lần lượt kéo nhau về thành phố Seattle. Hai niên trưởng cán bộ H. đ. Lễ và Tr. b. Sơn khóa 72A vì là dân đóng đô tại Ngân Hà (Seattle) với tinh thần trách nhiệm đã chờ sẵn tại sân bay Nha Trang (Sea-Tac) để dàn chào lũ đàn em chúng tôi là ba thằng 72F để tận tình săn sóc. Có điều thay vào bộ mặt "làm ngầu" để hù em út là hai gương mặt hớn hở cười toe với hai mái tóc "ủi bãi" còn ngắn hơn 3mm bóng lưỡng!!!
Trên đường về tư dinh cán bộ Lễ, tôi đề nghị Nguyễn văn Mão là người graduated sau cùng, thời gian rời thầy ngắn nhất, bài vở còn có thể vơ vẩn trong tâm trí sẽ thay mặt anh em đánh trận phủ đầu để impress tên IP*. Sáu Mão ta dãy nảy lên phản đối và đòi theo sự sắp đặt của niên trưởng Lễ là bốc thăm thứ tự. Thế nhưng hắn phản đối cũng vô ích vì lúc bốc thăm khi ăn lót dạ bằng món cháo tôm nóng và thơm phức do hai copilots cán bộ Bá Sơn và Lễ đã chuẩn bị sẵn để đãi chúng tôi Mão chọn đúng cây tăm dài nhất : Đi trước làm vật tế thần; đúng là chạy trời không khỏi nắng!!! Dziễm (72F class 74-26, thổ dân Hawaii) trận kế; Bá Sơn (74-24) tiếp theo là tôi (74-30, về từ miền đất tông tông Bill - Arkansas) bao sân cuối cùng. Riêng Lễ lấy cớ là trước đây đã thử rồi và thời giờ ấn định quá muộn để hắn check ride*. Dành thời gian cho chúng tôi tận hưởng cuộc hành quân trở về dĩ vãng; hoặc có lẽ sợ gần hai gallon nếp than "home made" của tôi ế độ nên chỉ ngồi xem bạn bè thử sức!!!
Sau một đêm ngủ nghỉ để dưỡng sức và chuẩn bị tinh thần, mười một giờ trưa hôm sau chúng tôi lên xe SUV của Lễ hành quân. Trên đường đi, do chi tiết cuộc hành quân của anh em chúng tôi không có gì phải giữ bí mật quân sự nên có hai thằng bạn mắc dịch liên lạc trên tần số để lung lạc tinh thần những chiến sĩ đang hăng hái lên đường bằng đủ mọi lý do vớ vẩn. Chả là hai tên này (cùng khóa với tôi) cũng là dân lên thẳng; tụi nó "lạnh cẳng" nhưng vẫn ấm ức vì "trâu cột ghét trâu ăn"nên muốn phá đám chúng tôi. Nhưng bọn tôi, với tinh thần Kinh Kha lúc sang Tần thì nhằm nhò gì ba chuyện rung cây nhát khỉ của những tên này. Nói nhỏ ngoài lề: sau khi chúng tôi thành công "return in one piece" hai tay này cũng háo hức chuẩn bị làm một chuyến như chúng tôi !!!
Sáu Mão đúng là xui sẻo với vai trò con dê tế thần. Sau khi làm một vòng du lịch around trên bầu trời Snohomish*, chàng IP để Mão quay về làm một traffic pattern* vừa đáp xuống three feet hover trời bỗng dưng nổi gió - gusty 15 knots !!! Chiếc Schweizer 300 C quay quồng đưa võng!!! rồi quay về ramp* sớm hơn dự tính. Vừa bước xuống đã nghe Mão than mỏi tay quá không chịu nổi nên bỏ cuộc sớm một chút. Tên IP chơi khăm đàn anh đã để force trim* về bên hắn khiến cho Mão đánh vật với cần cyclic* mỏi tay chơi !!! Trước đó Lễ đã dặn rồi là phải yêu cầu bật nút trim qua bên người cầm lái mà sáu Mão do bị stress nên quên mất!!
Tuy vậy, Mão cũng đã thành công trong việc gây ấn tượng cho tên em út này (sẽ nói rõ ở đoạn sau) nên hắn thay đổi thái độ. Khi đến lượt Dziễm thổ dân. Với tư cách đàn anh Dziễm yêu cầu chỉ làm một vòng thật ngắn rồi quay về dành thời gian đùa giỡn với hovering maneuver*. Thật may trời tự nhiên êm gió. Dziễm cho tàu lơ lửng hover khoảng 45 feet không nhúc nhích, rồi kéo lên hạ xuống thăng bằng êm ru đến nỗi sáu Mão đã mô tả là tên IP đàn em tưởng nhầm là tàu đang ở trên mặt đất an toàn nên mở cửa bước ra !! Dziễm thấy vậy vội nắm cổ hắn kéo lại kẻo hắn té gãy cổ, ấy vậy mà chiếc tàu vẫn lơ lủng treo trên mặt đất như có ai phù phép buộc nó phải đứng im một chỗ. Cái gì chứ cường điệu thêm mắm thêm muối thì Mão ta vô địch... Để mô tả niềm vui sướng của mình với chàng IP, Dziễm tuyên bố rằng: " It's really better than sex !!!"
Thế rồi tới phiên Bá Sơn mọi sự cũng diễn ra tốt đẹp, dường như bản năng cũ dù đã gần ba mươi năm lại quay về với anh em chúng tôi thật dễ dàng. Qua cơn dè dặt ban đầu khi Mão khởi hành vì phải giữ an toàn ngoài bãi đậu phi cơ, chúng tôi trở nên bạo dạn vây quanh con tàu để chụp hình quay phim lia lịa.
Tới phiên tôi, trời lại nổi gió lên khiến tôi khá vất vả khi đánh vật với cần cyclic và hai cái pedals - tay IP chắc sợ mất job nếu tôi đập tàu nên giữ rịt cái collective* trên độ cao 8 feet !! Mặc kệ hắn tôi thản nhiên thử sức với con tàu , dù mọi sự không được như mình trông đợi nhưng... who care?? Tôi từ tốn cho tàu hover side way hết trái sang phải, rồi quay 360 around one spot cho đến khi tay IP báo đã đến giờ phải quay về. Câu nói của hắn ta làm tôi tiếc ngẩn ngơ vì chưa đã thèm!!!
Họp nhau lại trên văn phòng, giữa chúng tôi nổ ra những lời vui sướng vì đã phần nào thực hiện được giấc mơ lâu nay vẫn hằng ám ảnh tâm tư; đó là cho dù thế nào cũng phải thực hiện bằng được một lần trong cuộc đời cầm lại cần lái con tàu. Niềm vui chúng tôi khiến chàng IP rất xúc động và khi vừa nghe chúng tôi nhắc lại câu "Above the best" biểu trưng cho những ai xuất thân từ Fort Rucker anh ta vội săn tay áo lên cho chúng tôi thấy những chữ này được xâm trên bả vai để chứng tỏ với chúng tôi anh ta cũng đồng hội đồng thuyền và tự giới thiệu mình là khoá 84 Fort Rucker. Tốt nghiệp sau chúng tôi đúng 10 năm.
Giờ đây, ngồi ghi lại những cảm xúc của mình, tôi như vẫn còn ngây ngất. Xin thành thật chia sẻ cùng anh em bè bạn. Những ai đã từng yêu mến nghiệp bay một thời trai trẻ xa xưa. Vẫn hằng ngẩng nhìn lên trời cao mỗi khi chợt nghe tiếng cánh quạt chém gió phành phạch rồi say đắm dõi theo cho đến khi con tàu khuất dạng như nhìn theo người yêu dấu đi xa mà lòng quay quắt nhớ thương. Nhân đây, tôi cũng gửi lời chân thành cảm tạ đến Lễ; người bạn flight mate ngày xưa mà trước đây có nằm mơ tôi cũng không tin là mình còn được cơ may gặp lại trên đất nước rộng lớn này nếu không có sự giúp sức kỳ diệu của internet, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiệc mơ ước thiết tha của mình. Đến Bá Sơn, Mão, Dziễm đã cùng tôi chia sẻ niềm vui trong tình bè bạn chân thành. Đến qúy phu nhân, các copilot của các bạn với lòng hiếu khách làm cho lần hội tụ này thêm ngọt ngào hương vị. Và đến "Nhà tôi" sau khi tan sở về đã thức đến sáng để chuẩn bị cho tôi bình "Nếp than" để tăng thêm niềm say sưa ngây ngất (không phải say xỉn) sau khi cùng nhau thực hiện giấc mộng ấp ủ bấy lâu .
Bentonville, Arkansas tháng tám 03,
CanhBang Nguyễn văn Sơn




Tản Mạn Ít Kỷ Niệm Thời Học Bay TH-55A
Từ Trường, 73C/ Nón Đỏ 74-48

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/th-55_1448695344.jpg

Sau thời kỳ học Anh Ngữ General và Specialize nhàn nhã vì không bị ECL hành, bước qua giai đoạn học bay. Ngày lên đường qua Fort Rucker là ngày vui nhất vì bước vào chương trình chính đời SVSQ phi hành, được học bay bổng. Chưa biết khó khăn hay dễ dàng thế nào nhưng ai cũng náo nức, với mong ước cố gắng học hành để trở thành một phi công hữu ích cho đất nước cũng như thỏa chí tang bồng như nhiều chàng trai mơ ước.
Thời gian tiền solo mới được hai, ba tiếng. Sau khi đài cho phép take off không biết làm sao với hai control: collective pitch và cyclic cho máy bay cất lên. Tầu cứ tàng tàng cao ngang mái nhà, lướt trên các lùm cây rừng thưa. Dường như ông Thầy muốn xem thử anh chàng học trò mới toanh này xoay sở ra sao, mãi sau thấy tôi cứ lúng túng trên những lùm cây, Ông nói: ”Do you want to hit tree?”, rồi ông dành tay lái đưa trực thăng lên dần. Ông thầy đầu tiên này còn trẻ và có tên gọi là Rainwater đã nói lúc tiền solo ở lớp khi briefing “TH-55 làthứ đồ chơi!” Nhưng thật ra cũng ... khó chơi lắm..!
Bắt đầu hover, nó như con ngựa chứng. Điều chỉnh nó theo ý muốn nó chao đảo giống như đưa võng. Ai cảm nhận (feel )giỏi thì bay hay. Lớp tôi có bạn, trong khi cả lớp đã solo gần hết rồi mà bạn ấy còn hover chưa vững. Cuối cùng bị loại sớm.
Trở ngại đầu tiên ngày được thả solo:
Thầy tôi, ông Newton, một cựu thiếu tá hải quân từng là phi công DC4 và DC6, đã từng trải qua những chuyến bay đêm từ Paris qua London và ngược lại. Đơn vị đồn trú bên Âu Châu. Có lẽ giải ngũ rồi Thầy mới chuyển sang học lái trực thăng và làm IP, cho nên không được thả solo trò của mình . . . Thế nên ngày thả trò solo, ông đã nhờ IP khác là supervisor sát hạch tôi. Ông này mang kính lão, cho tôi làm mấy món ăn chơi như hovering auto, force landing... rồi mang tầu tới cuối lane, touch down, bước xuống, fasten seat belt bên ông, và chúc “Good luck”. . .
Tôi nâng tầu, pick up to hover, kéo nhẹ collective pitch lên hết nhún (cushion). Giữ cyclic như mọi khi nhưng thân tầu cứ nghiêng qua phía bên mình. Tôi sợ tàu lật, cho nên không dám kéo tiếp như mọi khi. Tôi hạ xuống hết nhún và chợt khám phá ra là khi song (dual) phi hành, có thầy bên trái nên tầu thăng bằng khi kéo nhẹ lên. Bây giờ chỉ có một mình, nên bên trái nhẹ. Mình phải điều chỉnh thăng bằng khi nhấc nhẹ lên, bằng cách vừa kéo collective lên vừa nghiêng cyclic qua trái để bên mình lên trước, bên thầy nhẹ cho nên không ảnh hưởng và thăng bằng. Tôi bình tĩnh cất tầu lên 3 feet rồi taxi ra đầu lane, tiến tới đầu kia để chuẩn bị xin take off.
Sau này khi bay solo tôi quen tay không bị problem như vậy bao giờ, và khi làm final approach, cần làm sao là cứ đáp gần đầu lane cho khỏi lố một nửa chiều dài lane xuống không kịp phải làm go around. Khi học thì đáp ngay lằn trắng vạch ở chiều dài 2/3 lane. Từ lúc bắt đầu đáp cho đến khi chạm lằn trắng đó giữ góc xuống đều (straight angle), không dập dình lúc lên, lúc xuống. Sau solo có lần thầy tôi cho tôi điểm O (Outstanding) vì giữ góc xuống đều như vậy.
Sau ngày thả solo, về mang cánh trên mũ đội thẳng phía trước. Tiền solo phải đội mũ ngược cho người khác biết mình là dân lính mới, lạng quạng khi ra lấy tàu và tâm lý cho quê để cố gắng solo sớm cho được đội mũ bình thường, đường đường như người ta.
Lần bị lãnh phiếu hồng (pink slip) đầu tiên và duy nhất cho tôi là trước khi xong giai đoạn P II.
Có lần lấy tàu solo từ Hanchey tới stagefield khá xa (tôi không còn nhớ tên vì lâu quá). Trên đường tới đó, phải quẹo trái 120° để vô traffic của stagefield đó. Khi sắp sửa nhập vô traffic, lấy 45° giữa tower, tôi thấy có chiếc mới lên đang quẹo phải vô crosswind. Tôi nhập vô entry liền, tôi chợt nghe trong helmet ông thầy nào nói đừng vô: unsafe! Tôi cứ vô liền, vì nghĩ chiếc mới lên chưa vô downwind. Còn ở giữa crosswind thì mình có quyền vô entry safe đúng như bài bản sách vở. Tôi tập dượt ở đó bình thường. Flight sau, 2nd flight, bay cùng thày về Hanchey. Post flight, vô lớp học, lúc IP mình phê điểm có ông thày khác đem tới cho ông thầy tôi một pink slip với lời phê (comment) tôi đã vi phạm ba điều:
1) Bay quá tốc độ 45MPH.
2) Cắt ngang mặt tầu ông ấy (khi tôi quẹo 120°, tôi không thấy chiếc nào xung quanh cả).
3) Entry traffic unsafe.
Thầy tôi đọc rồi đưa cho tôi đọc để ký. Tôi đọc rồi tôi không ký. Tôi cãi là tôi không vi phạm (violate) điều nào hết. Ông ấy nói “Mày không vi phạm, nhưng mày ký vô có nghĩa là có đọc qua comment đó”. Cũng được, thế là tôi ký, no problem! Chẳng sao cả, đó là pink slip oan duy nhất!
Sau đó thằng bạn cùng section bay gần tôi, với IP cho tôi pink slip, nó nói tôi có overspeed thật, và cắt ngang khi nó bay với thầy nó bên dưới tôi. Tôi đâu có nhìn rõ ràng phía dưới mà thấy được tầu nó. Ông thầy nó đã gọi tôi khi tôi làm entry.
Một lần bị ground resonance:
Có lần ra check tầu để solo, tôi thấy một cánh quạt có cái dấu sơn làm repair hơi bị lệch. Tôi cầm đầu cánh mainrotor tip, gặt cho ngay lằn nhưng nó cứng ngắc không xê dịch được nên tôi cho qua (3 cánh main rotor cách nhau 120° x 3 = 360° khi làm repair sẽ được đánh dấu). Nếu một trong ba cánh bị lệch chút, thì khi nâng tầu lên vị thế hover (pick up to hover), tầu sẽ bị lật vì không đều ba góc. Thế rồi khi tôi nâng tầu lên vị thế hover, tầu cứ nghiêng như muốn lật. Tôi biết vì lý do đó. Tôi hạ vòng quay main rotor chậm, gọi đài báo tầu tôi có khuynh hướng (tendency) bị ground resonance. Đài nói sẽ gửi mechanic ra. Tôi tắt máy xuống đất chờ thợ máy. Anh chàng thợ máy này cao to và khỏe hơn tôi ( dù tôi cũng cao khoảng 1m70) và vì là “ nghề của chàng” nên xoay ba cánh quạt một cách dễ dàng, và đã thấy ngay một dấu repair hơi lệch (tôi biết điều đó), anh ta chỉ gặt cánh quạt xê dịch một chút là OK. Tôi lên quay máy full power, nâng tầu lên hover êm ru. Tôi ra dấu thumb up OK, và thank you rồi taxi. Nếu tôi không kỹ, cứ nhấc tầu lên thì sẽ bị lật.

Một lần bay lạc:
Lần kia, tôi bay dượt confine solo, tới chỗ có bánh xe trắng, tôi vòng lên xuống ba lần. Sau lần ba lên không thấy thị trấn Hartford trước mặt lúc xuống đâu hết. Tôi bay vòng vòng cũng không thấy thị trấn đó đâu. Tôi nhìn vào bản đồ kẹp sẵn bên đùi trái vòng xuống thấp coi có xa lộ số mấy để xác định. Chẳng thấy sign nào. Tôi nghe bạn nói bay lên cao nhìn rõ hơn nên tôi đã lên thật cao, kim ngắn qua số 1, kim dài tới số 6 (1,500 feet) hay hơn. Tôi bay đủ bốn hướng, Đông, Tây, Nam, Bắc coi có landmark nào không? Rồi tôi mới bấm vô tuyến nói tiếng Việt, gọi hỏi bạn cùng nhóm đang bay với thầy hay solo. Đài nghe tiếng Việt hỏi chiếc nào lạc cho biết số tầu (say ID or call sign), danh hiệu (nón nào). Tôi trả lời số tầu, liên lạc hỏi tiếp “describe what you see under you?” (anh tả coi anh thấy gì bên dưới?). Tôi không thấy mấy ông trời! vì tôi còn bình tĩnh lắm, bất quá hết xăng đáp đại đâu chẳng được. Tôi trả lời “Tôi thấy phi trường fixed wing bên trái, bên phải có hồ lớn”. Có lẽ là phi trường Dothan xa lắm rồi vì tôi nhìn đồng hồ fuel quantity đã hết nửa bình rồi. Nguyên tắc lạc 5 phút phải báo đài rồi. Đài nói turn on beacon lights rồi cứ vòng vòng (circle) ở đó.
Tôi nhìn thấy ở bên dưới có một chiếc DC4 thì phải đang đậu ở taxiway. Có lẽ Dothan tower liên lạc với Hanchey hay ngược lại báo cáo về tình trạng của tôi chăng?
Thế rồi khoảng 10 phút sau, tôi chợt nghe trong helmet gọi “I’m at your 1:00 o’clock direction. Do you see me?” Tôi trả lời tôi thấy . Tôi nhìn, tự nhiên hiện ra chấm đen phía bên phải tôi lúc đó (qua số 12 là hướng 1 giờ). Hướng dẫnnói tiếp “Follow me”. Tôi trả lời “Roger that!”. Rồi nó turn 180°, tôi bay theo nó. Một hồi hơn 15 phút, nó gọi tôi bây giờ mày xuống đây đổ xăng (Hatch stagefield thì phải). Từ đây về Hanchey mày biết đường chứ gì. Tôi đáp tôi biết, Thank you sir! Rồi nó bỏ đi. Đó là cơ hội tôi lên trên 1,500 feet, ghê chưa! Gấp đôi độ cao bình thường 700 feet. Nếu có trục trặc gì như engine failure thì đi đoong như cục sắt rớt còn gì. Lúc đó tôi thấy hai control nhẹ hều, không cảm thấy gì cả. Hết biết vì ngoài bài bản, sách vở cho phép, TH-55A nhỏ bé mà lên cao vậy “Về đâu tâm hồn này bềnh bồng..!”
Một lần đi solo làm force landing thật suýt đụng (near missed collision): Lần đó tôi solo từ Toth stagefield (xa nhất). Khi gần tới Hanchey (landing to the North) phải qua Five Point IP (ngã năm bên dưới), bên phải thì gần Hatch, bên trái là Highbluff. Đó là giờ down time: giờ xuống cho nên các nơi về tấp nập. Nhưng lúc đó không đông tầu. Tôi thấy bên phải tôi có hai chiếc TH-55A nối đuôi nhau từ Hatch về. Tụi nó phải quẹo phải vô Five Point, trong khi tôi từ xa vào thẳng Five Point. Tôi có ưu tiên (priority). Gần Five Point hai chiếc cứ điềm nhiên, vô tư, giữ tốc độ vô IP trong khi tôi đã back cyclic giảm airspeed gần zero knot rồi để phòng hờ, tránh, nhường hai chiếc đó. Thế mà tụi nó quáng gà hay sao, không thằng nào thấy tôi cứ vô tỉnh bơ. Tôi không kịp gọi bằng tiếng Anh hay Việt. Ngay trên Five Point chiếc trước cách tôi khoảng 10 mét, chiếc sau ngay trước mặt tôi. Trước đó tôi nghĩ nếu tôi quẹo trái tránh tụi nó thì lại gặp chiếc nào từ Highbluff về. Quẹo ngược biết đâu có chiếc nối đuôi mình và quẹo ngược chậm hơn hạ thẳng xuống. Tôi phải quyết định ngay. Tôi hạ ngay cần collective, giữ cyclic nguyên vị trí như mọi khi làm force landing. Nếu đẩy tới, mũi tầu chúc xuống nguy hiểm. Tầu tôi hạ xuống rất lẹ vì down collective là gain airspeed. Lúc đó là zero airspeed rồi nếu cúp hết ga như mọi khi tập force landing thì tầu xuống chậm lắm, làm sao tránh (avoid) chiếc kia. Tôi thì ngước nhìn lên coi còn gần chiếc kia không, thấy nguyên thân tầu nó bay ngang mặt phẳng main blades của tôi khoảng 5, hay 7 mét ngay tên đầu mình. Tôi chờ nó tầu nó bay qua rồi mới làm power recovery lên cao độ 700 feet trở lại vô đáp. Tôi chú ý nghe trong helmet tàu nó báo đài 5 số, vì quá chú tâm tôi quên mất số tầu. Tôi chỉ biết chiếc đó go around Bravo, trong khi tôi sau nó vô được đài cho đáp thẳng lane Alpha.
Sau khi cột tầu, tôi tới một chiếc ở Bravo cánh quạt giảm chậm. Tôi đến thấy một thiếu úy Mỹ, ngồi bên phải, tôi hỏi “có phải anh go around không?” Anh ta nói go around hai lần, tức là nó về trước mình rồi. Thế là tôi không kiếm ra hai chiếc đó để nói cho họ biết họ đã bay cắt xiên qua tôi tại Five Point như bay biểu diễn ở airshow (vertical challenge).
Nghĩ lại thấy ghê quá. Hú vía! Nếu tôi không quyết định nhanh, đúng, thì ba chiếc đụng nhau rồi còn gì. Đi biết đâu tìm xác rơi (nguyên thủy bài ca chứ không phải đi không ai tìm xác rơi)
Bây giờ ngồi nghĩ lại mình không kêu nó là đúng vì nếu mình kêu hai thằng, nó né mình, mình né nó có khi lại đâm sầm vào nhau không chừng. Mình quyết định một mình né tránh nó vậy mà hay hơn. Hai chiếc đó chắc chắn là lớp đàn em 75... sau mình nhiều vì Hatch là solo. Sau solo, mỗi em một chiếc về Hanchey vì sợ lạc nên nối đuôi nhau bay và vì là lần đầu solo đem tầu về nên bị go around ở Hanchey.
Đó là điều may mắn nhất trong cuộc đời tập bay ngắn ngủi của mình và cả trong quân ngũ lính KQ mình đã từng về phép Sai Gòn bằng UH1. Làm passenger 2 lần, UH1 chở 20 người gồm các phi hành đoàn đi phép, crew ship, crew flight và passenger mà vẫn an toàn, vô sự.
*Hai chiếc kia chắc là người Việt, vì nghe phát âm lúc gọi đài vào đáp thì biết ngay.
Hai bạn đó đã không hề biết là mình đã trải qua 1 crash on airborne. Cả ba nếu không may mắn thì tai nạn thảm khốc đã xẩy ra và mang quan tài về nước cho mẹ.
Khi ở Fort Rucker, tôi đi lễ và thấy nhà thờ có treo một banner cao phía vách trên bàn thờ: ”Our lady, protects those who fly”. Xin Đức Mẹ gìn giữ những người bay bổng. Có lẽ tôi được ân huệ từ người có ý tưởng làm biểu ngữ cầu nguyện đó cho mọi người có niềm tin trong nghiệp bay bổng. Sau khi check P II passed, tôi kể chuyện làm force landing thật tại Five Point cho ông thầy tôi nghe, ông le lưỡi, lắc đầu:”Incredible!” Ông chưa cho tôi một pinkslip chữ U nào.

Từ Trường - 73C (Nón Đỏ74-48)


Còn Một Chiều Mưa
Quan San

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd/rain-of-relief11_1448695719.jpg

Đâu đây có chút gì thơm ngát
Tỏa xuống mênh mông của cuộc đời
Ta gửi tâm tình theo khói thuốc
Để nhớ thương em một góc trời

Nhớ những vòng quay xe lăn bánh
Đưa em đi và đón em về
Qua những con đường mưa lất phất
Ướt áo em – ướt cả người yêu em

Nhớ những chiều mưa giăng phố cũ
Nắm tay em, đi chầm chậm bên em
Ngỡ như có chút gì mê hoặc
Tưởng chừng như quyện lấy đời anh

Nhớ mùi hương tóc còn vương vất
Trên lối đi xưa của một thời
Và những ân tình trong đáy mắt
Để thương em để nhớ em đời . . .

Chiều nay lang thang trên lối cũ
Không còn nghe chim hót âm vang
Bước đi, từng bước thương, bước nhớ
Chợt hiểu . .. Ừ ! Thu đã sắp tàn

giaohan
12-05-2015, 01:42 AM
Nỗi buồn của Dế
Huyền Tôn Nữ Vô Thường

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/9-dechien3_1449279264.jpeg

Lâu lắm rồi chị mới có được một buổi sáng bình yên, không bị phân tâm, không bị tiếng khóc, tiếng cười của mấy đứa cháu cũng như tiếng réo gọi của đứa con gái làm phiền, cũng không phải thấp thỏm canh chừng mẹ thức giấc để nhìn xem phản ứng buồn vui của bà cụ. Một cảm giác nhẹ nhõm và bình an dường như đang lan tỏa khắp thân thể mỏi mệt vì những nỗi buồn nhiều, vui ít trong cuộc sống đầy những muộn phiền không đâu của chị.
Chị quyết định khóa điện thoại di động, rút dây điện thoại bàn để đừng bị ai làm phiền. Có nhiều chuyện chị cần phải thực hiện cho xong nhưng chẳng hiểu sao cũng không tài nào làm nổi để cuối cùng cơn gió Santa Ana sáng nay đem đến chút hanh khô cho lòng khiến chị muốn khóc và rồi lại ngồi vào máy để trút bớt những muộn phiền không biết ngỏ cùng ai.
Tối hôm qua không ngủ được, nằm thao thức cạnh đứa cháu ngoại, nắm đôi bàn tay nhỏ nhắn của bé ủ vào đôi bàn tay nhăn nheo rồi áp lên má, không hiểu sao tự dưng nước mắt tuôn trào. Có nhiều lúc chị không hiểu nổi mình ra sao nữa, chẳng phải còn trẻ dại gì, nhưng có lẽ cái tính tin người quá đáng đôi khi làm chị hụt hẫng thì phải, cũng chẳng còn ở cái tuổi menopause nên hay có những nỗi buồn chán vu vơ, những cơn nóng bừng, những cáu giận vô cớ, những điều này chị đã trải qua lâu rồi, và chị cũng đã từng làm chủ được những tình cảm đó, vậy mà giờ đây… Nhiều khi chị không hiểu nổi mình ra sao nữa, chị đã từng làm công việc cố vấn tâm lý tình cảm cho một trung tâm ở SG, và những đóng góp của chị cũng được nhiều người đánh giá tốt, nhưng tới phiên mình thì chị lại cứ như con chuồn chuồn mắc trong lưới nhện, có phải ông bà mình đã nói “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng” nên chị mới thế hay không nữa… Mà nghĩ cho cùng thì nào đâu có chuyện gì, chỉ tại chị hay tin người và cả ngu nữa.“Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Hai cái ngu đầu là hai cái mà ai cũng sợ thì chị lại hay mắc vào nhất, cái tội tin người và hay tội nghiệp, hay mủi lòng là nguyên nhân của những tội vạ đó thì phải.
Đêm không ngủ được nên chị quyết định gọi phone để chỉ nghe tiếng nói của ai đó trong đêm cho bớt đi cái cảm giác “một mình tôi lại một mình với tôi”… Và rồi hậu quả của “câu chuyện trong đêm” lại mang thêm những muộn phiền cho chị, chuyện không phải của mình nhưng bỗng dưng thấy buồn và thấy như trách nhiệm là của chính mình gây nên… Thấy thương cho thân phận của đứa cháu gái cô đơn của mình mà không biết làm sao…“Chị cho em xin lỗi nhen…”, nghe câu nói của người bên kia điện thoại mà bỗng dưng chị nghe lòng lạnh ngắt, cứ như một câu hát nào của TCP chị đã nghe từ rất lâu “Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa… Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ, con dế buồn tự tử giữa đêm sương…”. Phải chăng bổn phận của con dế là phải kêu rả rích, phải làm kẻ du ca đem tiếng kêu buồn ủ trong đám cỏ đẫm sương đến cho đời, cho những mảnh đời cô đơn ủ trong chiếc vỏ cô đơn của mình, để những tù nhân tội nghiệp đó có được những giây phút ấm lòng… Nhưng đời không phải lúc nào cũng bao dung với con dế mèn tội nghiệp nên dế đành tự tử trong một đêm sương buồn bã bởi nhiệm vụ không thành đối với cuộc đời của chính mình, nói chi đến với cuộc đời của người khác…
Chị cũng là con dế, con dế tội nghiệp muốn phiêu lưu… Nhưng đất trời bao la mà đôi chân dế quá yếu ớt, dế quá đơn côi và đơn độc trong cuộc đời đầy những cạm bẫy, phong ba. Nhiều lần dế chết ngạt vì lũ trẻ đổ nước xuống hang nên dế phải bò lên để lũ trẻ bắt đem về chơi trò đá dế, và khi sứt càng gãy gọng thì chúng quăng dế qua một bên để tìm con dế khác đá hay hơn… Bây giờ lại còn thêm cái màn ăn côn trùng nữa, nên rất nhiều khi dế trở thành món nhậu thơm phức trên bàn… Chị nhiều khi thấy mình cũng giống y chang con dế tội nghiệp đó…
Cái bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện” ở trong chị từ ngày mới cất tiếng chào đời cho tới giờ hình như vẫn vậy, chị hình như không bị ảnh hưởng lắm với cuộc đời giả trá chung quanh, tin người và tin đời có lẽ là cái bản tính tốt vẫn luôn ở trong chị nhưng cũng lại là cái tính dại khở nhất của chị…
Tối hôm qua đứa con gái đột nhiên nói với chị về tính tình đứa cháu ngoại của chị. Mẹ nó sợ thằng nhỏ sau này sẽ bị khổ lụy về tình cảm vì cái tính yêu thương hay thích cái gì đó thái quá, mai mốt sợ sẽ bị lệ thuộc và mẹ nó cũng thắc mắc không biết cái tính này của thằng bé là giống ai trong gia tộc hai bên nội ngoại… Chị nói thầm trong lòng : “Con dế mèn của ngoại đây mà, giống ngoại chứ còn giống ai…”. Cái vỏ cứng bên ngoài của bà ngoại chỉ để ngụy trang và đánh lừa mà thôi… Cái vỏ cứng của bà ngoại chỉ để che giấu những giọt nước mắt âm thầm trong đêm; bởi nếu không có những giọt nước mắt này thì chắc tim ngoại đã vỡ mất vì những chịu đựng trĩu nặng trong hồn.
Sáng nay là một buổi sáng chủ nhật, lẽ ra chị đã có những niềm vui nho nhỏ nhưng rồi lại không có được, cho dù sáng chủ nhật này chị đã có được những khoảng lặng cần thiết cho riêng mình. Thôi thì đành chịu vậy chứ sao, chị bỗng nhớ mấy câu thơ đọc được ở đâu đó : “Việc gì đến sẽ đến, tất cả đều do duyên” và tự an ủi mình : “Phải duyên thì hợp, hết rồi thì tan”.Tình bạn, tình yêu và tất cả đều tùy duyên phải không, chị sẽ phải tự an ủi mình, và tự đứng lên, tự đi một mình trên con đường lộng gió, dù rằng nhiều khi gió Santa Ana khô hanh và buốt giá. Gió khua những chiếc lá vàng làm vướng bước chân và gió làm nước mắt chị tuôn trào. Cũng đành vậy thôi, tôi ơi đừng tuyệt vọng, dù đường đời có phải bước một mình, nhưng như vậy cũng hay bởi khi đi về cõi hết sẽ quen hơn vì đã quen bước một mình nên sẽ bớt thấy cô đơn phải không ???
Huyền Tôn Nữ Vô Thường




Cũng Là Một Chuyến Đi
Thiên Thủy

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/radi_1449279356.png

Chỗ ấy gọi là nhà chờ số hai mươi ba trong bệnh viện Chợ Rẫy, đêm giữa tháng sáu âm lịch đang mùa mưa Nhiên tìm chỗ trống, trải áo mưa nằm trên nền gạch ướt nhớp nháp, quanh Nhiên người nằm xếp lớp, có người nằm cuộn mình trên băng ghế đá, tất cả đều ngóng chờ tin người thân đang bịnh nặng.
Nhà chờ số hai mươi ba, bốn phía trống trải với vài hàng ghế đá, cỏ vẻ chỗ này được thiết kế chỉ để ngồi chờ theo đúng tên gọi nhà chờ, nhân tiện ngồi nhìn tới một quầy bán nước uống, mì gói, và những bộ pyjama, Nhiên nghĩ mãi không hiểu vì sao người ta bày bán đồ ngủ ở chỗ này. Người người xa lạ lặng lẽ nằm yên cách nhau những khoảng trống ướt vừa lọt bàn chân, ngoài sân ngọn đèn trong mưa nhiễu giọt sáng mơ hồ nhạt nhẽo. Nhiên chập chờn theo tiếng loa bất chợt trong đêm gọi thân nhân nhận tin người bệnh, lẫn trong tiếng mưa buồn có tiếng chuông điện thoại của con gái lúc một giờ sáng: ba thế nào ? mẹ thế nào ? thật là không yên tâm, ba chị em con đang trên đường đi tới... Đêm về sáng, mưa nao lòng chia nôĩ lo thành hai, nửa cho chồng nửa cho con.
Sau hai đêm nằm trên nền gạch ướt, một chiều Nhiên được gọi đi thăm chồng. Khu vực anh nằm dành cho người bệnh nặng, chỗ này yên lặng, sạch trơn, bóng loáng. Màu xanh xao hao hớt của bệnh nhân tương phản màu hồng gói nụ cười thân thiện từ những chiếc áo y tá. Trong khoảnh khắc quí hiếm ngắn ngủi gặp chồng, Nhiên thấy anh nằm đắp drap trắng, miệng anh há to ngậm ống thở cắm sâu vào đâu đó trong cuống họng, anh được đặt nội khí quản tiếp oxy. Nhiên nắm bàn tay chồng khô cứng lạnh lẽo, đôi mắt chồng đục màu vàng của ngọn đèn treo cũ mốc, Nhiên thấy mình rất đau đâu đó ngang cổ họng khi nhìn gương mặt chồng nhợt nhạt vàng với những vệt tóc bạc xám mỏi mệt bơ phờ, đôi môi anh phủ màu trắng mốc cố nhếch lên xuống trong tuyệt vọng phát ra tiếng nói. Anh như ngọn đèn vàng nửa khuya có hạt mưa đan liêu xiêu trong ngõ hẻm buồn.
Nhiên mở to mắt cố giữ lại giọt nước chực rơi, ngón tay anh khô ráp ngọ ngoạy chậm chạp trong lòng bàn tay Nhiên, cô nhìn chồng và đọc lên từng mẫu tự cảm nhận được trong lòng bàn tay. Nhiên nói nhẹ, anh cố gắng chịu đựng, chưa phải lúc tháo ống nội khí quản ra, anh chớp mắt. Anh nhìn Nhiên mắt chứa nhiều điều muốn nói. Nhiên cố làm giọng tự nhiên kể cho anh nghe chuyện gia đình, những chuyện kể ngây ngô không ăn nhịp với cái đau anh đang mang: Máy bơm nước giếng hỏng rồi nhưng nước máy bây giờ mạnh lắm em giặt đồ bằng nước máy được không? anh chớp mắt. Đèn trong nhà bỗng dưng hư hỏng hết anh mau khỏi bệnh rồi về sửa đèn, anh chớp mắt. Xe máy của anh thì để anh đi sao lại bảo em mang cho người khác, anh chớp mắt. Nhiên quay nhìn chỗ khác, nước mắt rơi vào vạt áo. Nhiên nói em của anh ở xa sắp về, ba má anh ở xa gọi điện thoại hỏi thăm anh suốt ngày, anh chớp mắt. Anh cứ yên tâm nằm đây chữa bệnh, em ở ngay bên ngoài cánh cửa kia chờ anh suốt ngày đêm, anh chớp mắt. Con gái lớn đi làm xa sắp được chuyển về nhà, con út vừa thi đại học xong, anh yên lòng trước sau gì con mình cũng xong đại học, anh chớp mắt. Mai này các con lớn sẽ lo cho con út, chúng ta phải nghỉ ngơi anh à, đem ngày tháng làm việc của vợ chồng mình căng ra sẽ thấy khó khăn và dài gấp bao nhiêu lần ngày tháng của người khác, anh chớp mắt.
Cô y tá trong màu hồng nhắc đã hết giờ thăm người bệnh. Nhiên nắm chặt tay chồng: còn chuyện anh và em ... anh nấc lên một tiếng, ứ nghẹn từ ngực anh tuôn ra cùng lúc với hai hàng nước mắt, Nhiên đauthắt ruột gan nói vội, thôi thôi em hiểu rồi chuyện chúng ta không phải kể ra, anh chớp mắt. Nước mắt anh rơi cùng nước mắt Nhiên. Nhiên bước chân đi mang theo ánh mắt chồng luyến tiếc nhìn theo.
Nhiên nói với hai hàng cây rũ rượi buồn trên lối về phía nhà chờ số hai mươi ba : chuyện của anh và Nhiên... Cô ngửa mặt gọi trời ơi qua những tán cây già, Nhiên gập người rồi sụp xuống dưới hàng cây lao xao hứng những giọt mưa tháng sáu. Chuyện của anh và Nhiên là chuyện rổ rá cạp lại, Nhiên cam chịu làm chiếc rổ tuột vành nhưng anh thì không, anh nói dẫu sứt mẻ rổ rá cần được cạp lạị cho tròn vành, tròn như một tổ chim trên cành có bầy chim bố ‐ mẹ ‐ con. Chuyện của anh và Nhiên là chuyện có nước mắt anh rơi theo tấm lòng anh chân thành mà nghèo nàn tột bậc : không nhà cửa, không việc làm, không cả tương lai ! Anh nói anh chỉ có tấm lòng và nguyện sẽ mang cho Nhiên tất cả những gì của anh. Tấm lòng anh to mà cái bánh lá thì nhỏ, cái bánh lá nhỏ má để dành cho anh mỏng tựa chiếc lá, từ bàn tay anh chuyển sang tay Nhiên bỗng dầy đậm nghĩa tình đi cùng những giọt nước mắt đàn ông xưa nay hiếm. Anh và Nhiên, bốn bàn tay trơn không điểm tựa, hai con người đi cùng những ngày đêm mưa nắng bất tận không điểm dừng, anh và Nhiên tất tả chạy theo cơm áo đến nỗi không còn biết đến thời gian, không biết chúng ta quen nhau ngày nào, yêu nhau tháng nào, về với nhau năm nào ? Chỉ có những đứa con có quyền biết thời gian qua những giấy khai sanh. Anh và Nhiên, những con số không có ý nghĩa gì với hai con người mà giấc ngủ đêm chập chờn chỉ dăm ba tiếng, vất vả đến tận lúc tóc anh nhuốm đậm màu sương, phải chăng lúc nghỉ ngơi là lúc anh nằm trên giường bệnh !?
Thêm hai đêm nữa nằm dưới nền gạch ướt, Nhiên lại được vào gặp chồng, anh bây giờ đã thôi đặt ống nội khí quản, đôi mắt anh vô hồn xa cách, đôi môi anh bạc thếch run run cố thốt ra lời, nhưng không phải nói với Nhiên, anh nói với ba má anh ở tận bên kia đại dương, anh lặp đi lặp lại : con xin lỗi ba... con xin lỗi má... Nhiên giả như bình thản nói, em đưa anh về nhà. Cô quay đi dấu đôi mắt mọng nước, Nhiên hiểu rằng từ bây giờ chỉ mình Nhiên là người lớn nhất trong nhà. Nhiên đưa anh về nhà nghĩa là anh sẽ từ giã vợ con rồi đi mãi mãi, cô ước sao không phải mang anh về, ước những ngày đêm chờ tin chồng kéo dài ra mãi, dù có là ngày mưa đêm lạnh nhớp nháp bao vây. Người ta bảo Nhiên ra ngoài mua một bộ pyjama, mãi đến khi chiếc drap trắng đắp trên người anh được kéo xuống Nhiên mới hiểu vì sao người ta bày bán pyjama trong nhà chờ số hai mươi ba.

Trên xe cứu thương hú còi chạy trong lòng phố trưa, Nhiên thấy mình bồng bềnh trôi trong máu không biết từ đâu trong cơ thể anh tuôn ra, cô không nhận ra xe đang đi trên con phố nào, cô và chồng cứ trôi vào nơi vô tận đầy máu cùng với lời anh run rẩy : con xin lỗi ba.. con xin lỗi má... Đôi mắt anh dại đi, đôi mắt Nhiên vô hồn trống trải không rơi ra được một giọt nước nào, không có một tiếng khóc, không một tiếng kêu gào, Nhiên không biết xe đã chạy qua khỏi nhà mình, Nhiên cũng không biết bằng cách nào cô đã dừng xe lại. Nhiên chỉ có khoảng không và trống rỗng, có lẽ nào nước mắt Nhiên đã rút ra khơi xa ? Nhiên chỉ còn là một bờ cát cạn kiệt gai góc, là thời khắc của đại dương khô khốc trơ cạn chờ đợi sự tàn phá của cơn sóng thần, và đớn đau dai dẳng.
Mươi năm sau ngọn sóng thần dữ dội vẫn còn đấy, tan hoang, là trong những nhắc nhớ, những chuyện Nhiên kể với mọi người về chồng có rơi ra những giọt nước mắt của mẹ con Nhiên. Là khi Nhiên ngồi xếp quần áo của chồng cất vào tủ, tất cả vẫn còn đây như chồng chưa từng đi xa, phải rồi anh chưa đi xa vì chưa nói lời cuối với Nhiên và các con. Là khi con gái lớn gõ phím đàn bài ca Rong Rêu bỗng tiếng đàn đứt ngang nức nở. Là khi con gái nhỏ cầm bàn chải đánh răng nói, của ba đây hãy cất đi, ba đi Huế chơi chưa về. Là khi con út nhìn thấy một cặp cha‐ con trẻ tập xe đạp ngoài kia, như ba và út. Là khi Nhiên ôm chiếc áo chemise màu tím hoa cà của chồng, cô đã từng nói không đi với anh vì anh mặc áo màu này như con gái. Mẹ con Nhiên khóc từ trong những giấc mơ khóc ra ngoài những miên man kỷ niệm, họ đã tưởng mình trống rỗng cạn khô, thì ra những giọt nước mắt thương đau lặn sâu tận đáy lòng cứ rỉ rả rơi vào nơi đã từng là những khoảng không trống rỗng.
Ba má, chị và các em của anh, chín người ở bên kia đại dương, trong hai mươi năm có năm người trở về quê hương thăm anh một lần. Mọi người để anh ở lại quê nhà cùng vợ con, anh thường cười buồn hát một câu trong bài hát Rong Rêu, " chỉ vì yêu em nên anh vất vả..." Một câu hát dẫu ở thời gian, không gian nào Nhiên nghe được, thì lớp sóng buồn thương vẫn dữ dội quay về. Lần cuối má về thăm, má đã nói sẽ đón anh sang chơi với cả nhà, anh rất vui khi kể với Nhiên nhiều lần : " má nói bằng cách gì má cũng mang anh sang thăm gia đình một lần dù có phải tiêu hết tiền già của má ". Anh đã rất hy vọng, anh đã rất vui khi đi chụp sẵn tấm hình thẻ và đợi chờ. Từ lời hứa của má đến khi anh chết là bốn năm.
Nhiên phóng to ảnh của chồng đặt trên bàn thờ, đó là tấm ảnh anh chụp sẵn để phòng khi làm giấy tờ đi thăm gia đình. Từ phương xa má gọi Nhiên : má cần tấm ảnh của chồng con để thờ. Nhiên bỏ tấm ảnh chồng vào bao thư : " Anh à, em gởi anh đến địa chỉ nhà ba má, đến với gia đình anh, đến một nơi mà trong tâm tưởng anh luôn luôn nghĩ về dù suốt kiếp anh chưa biết chỗ ấy nơi nào. Em gởi anh đến với những người thân, mà tận hơi thở cuối cùng anh vẫn còn gọi tên. Bình yên đi sang nhà ba má nhé, dù anh chỉ còn là một tấm ảnh, cũng là một chuyến đi ! "

THIÊN THỦY
tháng 2/ 2015





Tạ Ơn Em
Quan San
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture2_1449279498.png

1.
Xin tạ ơn em người em gái
Đã tặng tôi một đóa hoa này
Mai đây dẫu nghìn trùng xa cách
Tôi còn nhớ mãi một chiều nay

2.
Xin tạ ơn em một tấm lòng
Tấm lòng như dòng suối nước trong
Tấm lòng tựa vầng trăng thanh khiết
Và dải bình nguyên ngập nắng hồng




Gọi nhớ chiều Thu
1-
Sáng nay chợt nhớ má hồng
Biết mùa thu có còn trong mắt người
Nhớ em vẫn một nụ cười
Xa nhau là để một thời nhớ nhau . . .

2-
Chiều thu góp nhặt lá vàng
Đem về thắp lửa viết trang sử tình
Giọt buồn nhỏ xuống long lanh
Quyện theo khói núi tan thành phù vân

Về đâu tìm lại cố nhân
Đi đâu tìm lại dấu chân hẹn hò . . .

Gửi người chiếc lá thu phai
Tôi về nhặt ánh trăng cài đầu non
Xa rồi một bóng thuyền quyên
Thôi đành gói lại cái duyên ban đầu . . .

Quan San

giaohan
12-07-2015, 01:13 AM
Viết cho anh… Tháng ngày xa vắng

Kim Loan

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture1_1449450607.png

Anh… Đây là đoạn cuối của hồi ký anh viết cho em :
“… Đoàn người phải đi suốt bốn đêm năm ngày mới đến trại Tổng Binh vào lúc xẩm tối ngày Sáu tháng Tư, Bảy-Lăm. Trại ở trên đỉnh núi cao, tàng cây to phủ kín. Sương núi ẩm ướt suốt ngày, ánh nắng không xuyên xuống nổi thì làm sao khí ẩm bốc lên cho được. Hôm sau, khai báo lý lịch và vật dụng cá nhân xong, chúng anh được nghỉ một ngày. Ngày kế tiếp, chúng anh đi chặt cây cắt lá để làm nhà ở -- gọi là lán.
Ngày Mười tháng Tư là sinh nhật của em, món quà sinh nhật anh định tặng em đã nằm lại trên xe ở Tuy Hoà rồi; đó cũng là ngày đầu tiên anh đi nhổ củ mì vác về trại. Mới làm quen với những việc nặng nề nên anh rêm cả người. Mang vác nặng nhọc oằn lưng trầy vai. Chặt cây cắt lá, cuốc đất trồng mì… ”.
Anh ơi,
Hết rồi sao anh ? Chắc chưa hết đâu, vì anh chỉ mới viết đến trại ở trên núi cao thôi mà. Em đoán có lẽ nơi này là Kỳ Lộ, một nơi thâm sơn chướng khí của Phú Yên đó anh. Nhắc đến đây em lại ngậm ngùi thương xót anh hơn. Nhớ không anh, từ Kỳ Lộ xuống Sơn Định anh đã thoát qua cơn bệnh sốt rét ác tính hiểm nghèo, thập tử nhất sinh. Thật may mắn và không ngờ anh nhỉ ! Em chẳng dám nghĩ đến nữa đâu.
Qua rồi những ngày dài kinh hoàng đó. Khi nhớ lại, em vẫn cảm thấy buồn và lo làm sao ! Lo vì anh phải tiếp tục chịu đựng những nhọc nhằn trong tháng ngày sắp tới, và anh sẽ ra sao ? Bỏ qua tất cả, cố gắng, cố gắng đến cùng nghe anh ! Đừng nản lòng, hãy nghĩ đến gia đình và em nghe anh !
… … …
Giờ em viết về Tháng Ngày Xa Vắng không lên thăm anh được cũng như nỗi đau mất mát của gia đình anh khi Hoa (em gái anh) không còn nữa anh nhé !
Anh biết không…
Sau lần lên thăm anh ở trại Sơn Định, vừa về đến nhà chẳng hiểu có phải vì rừng sâu khí xấu nước độc hay không mà em bị ngã bệnh từ dạo ấy. Nước da ngày càng tái xanh, môi thì nhợt nhạt -- có lẽ em bị chống nước hay sao đó mà yếu sức đến độ ngày đưa Hoa đến nơi an nghỉ cuối cùng em phải ở nhà, không tiễn Hoa được. Tự nhiên lúc đó em muốn sống quá anh ơi, nên đã vội đến Trạm Y Tế Phường khám bệnh nhưng em chỉ đuợc cấp phát thuốc Xuyên Tâm Liên mà thôi.
Thấy lâu ngày mà bệnh vẫn không thuyên giảm, em liền đến văn phòng nhà trường xin giấy giới thiệu lên Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh, nhưng rủi thay lại chưa có bác sĩ vì Qui Nhơn mới vừa “xong” nên mọi hoạt động của bệnh viện chưa ổn định được, cho nên em đành phải lủi thủi ra về với tâm trạng “buồn muốn khóc” và lo lo sợ sợ làm sao, chẳng biết mình có thoát qua được cơn bệnh này không? Hay là phần số mình lại ngắn ngủi như em Hoa nhỉ !
Ai cũng đoán là em bị sốt rét, nhưng em thì không nghĩ như vậy, nên thử làm… bác sĩ cho mình xem sao. Vì thế em ráng uống thuốc bổ máu, nhưng eo ơi nó tanh và chua làm sao ! Vậy mà không ngờ lại có kết quả khả quan anh ơi, nước da em đỡ dần, môi không còn tái nhợt nữa.
Anh nhớ không, những lần viết thư nhờ người thân của anh đi thăm nuôi chuyển cho anh, em viện lý do này lý do nọ không lên thăm anh được là vì em bị bệnh, chứ không phải quên anh đâu, thông cảm mà thương cho em nghe anh. Hèn chi hôm gặp em sau tháng ngày xa vắng, anh bảo dạo này em ốm đó, chứ thật ra em đỡ nhiều rồi đấy anh ạ !
Không phải nói gỡ, sau khi Hoa mất, ai cũng lo sợ cho em cả. May nhờ Ơn Trên che chở, em mới vượt qua được cơn bệnh đó anh ạ ! Hai bên gia đình và bà con lối xóm đều rất thương tiếc cho Hoa phần số thật ngắn ngủi, đã sớm từ giã cõi đời khi em ấy vừa tròn hai mươi tuổi. Em ấy đã ngã bệnh sốt rét ác tính sau khi đem thuốc lên cấp cứu được anh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên em ấy phải ở lại trạm xá chăm sóc cho anh suốt tuần lễ đó anh ơi ! Có phải là em ấy “đi thế” anh hay không. Mình phải nhớ ơn Hoa suốt đời nghe anh. Gia đình anh ngậm ngùi thương tiếc Hoa vô cùng. Nếu biết được tin Hoa không còn nữa thì cũng nên bình tĩnh nghe anh. Em lo ghê, không biết mình có thể xoa dịu phần nào nỗi đau của anh khi hay hung tin này không nhỉ !?
Em mới khỏe hơn một tháng thì hay tin anh được chuyển xuống trại Sơn Hòa ở đồng bằng, mừng quá, lại vào dịp hè được nghỉ dạy nên em vội xin phép nhà trường để đi thăm anh nữa đây nè, anh ơi !
Anh… Em đang viết tiếp những dòng này cho anh trên căn gác nhỏ sau nhà em - nơi có bàn thờ ba em và anh Nhân – đã buồn… em lại càng buồn thêm đó anh !
Em lại khóc thầm rồi, anh có biết không… có hiểu cho em không ?
Kim Loan
(Cali, Thu 2013)



Thư Gửi Người Tình Xa

Phạm Thiên Thu

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture2_1449450719.png

Anh thương yêu,
Tháng Tư với những cơn mưa hạ bất chợt ập về thành phố lại đến rồi đó anh ! Thời gian qua nhanh thật, mới đó mà đã hơn ba mươi năm kể từ lần cuối chúng mình gặp nhau, khi đơn vị anh phải di tản về miền nam vì cuộc chiến đã đến hồi khốc liệt. Quả thật em cũng chẳng thể nào ngờ rằng đó chính là lần cuối cùng chúng ta gặp được nhau. Em cũng chẳng thể nào hình dung được là mình đã có thể sống qua từng đó năm mà không có anh bên cạnh, thậm chí chẳng có một chút tin tức nào của anh. Em đã chỉ sống bằng những hoài niệm ít ỏi về chút kỷ niệm của tình ta, thậm chí những lá thư của anh, những lá thư anh gửi về từ chiến trường mà em đã từng gìn giữ như báu vật đời mình cũng đã bị lạc mất trong một lần vượt biên thất bại.
Sáng nay không có giờ lên lớp, trời Sàigòn lại bỗng dưng dịu nắng, không dưng em thấy lòng ngậm ngùi muốn khóc khi bất chợt soi gương thấy tóc mình đã gần như không còn nhiều sợi đen nữa - Bất giác em nhớ đến tuổi mình, và giật mình sợ hãi - Ôi! Em đã già đến thế thật sao?!. Thế thì làm sao anh có thể nhận ra em nếu trời thương xót cho chúng mình có ngày gặp lại. . .Nhưng rồi em lại bật cười khan vì chợt nhớ ra là anh hơn em đến một con giáp cơ mà, vậy thì chỉ sợ là thời gian đã bào mòn những ký ức nên ta có thể không nhận ra nhau mà thôi, còn chuyện già thì có lẽ em không phải lo lắng lắm anh nhỉ, chắc chắn là em ''trẻ'' hơn anh rồi!
Anh thương yêu,
Bây giờ anh sống ra sao, có khi nào anh chợt nhớ về quá khứ, nhớ đến cô sinh viên bướng bỉnh nhưng lại hay khóc nhè ngày xưa của anh không? hay rồi cuộc sống với những lo toan cơm áo gạo tiền, những mưu đồ chính trị, những địa vị bon chen, và cả những hạnh phúc êm đềm khi chiều xuống đã làm anh chẳng còn là chính anh nữa nói chi là nhớ đến em, phải thế không anh?! Không sao đâu anh ạ! Nếu là em ngày xưa chắc chắn em sẽ giận anh nhiều lắm, nhưng bây giờ thì em đã không còn giận hờn hay trách móc bất cứ ai, về bất cứ chuyện gì…nói chi đến anh, người mà em nghĩ chắc em sẽ luôn yêu thương cho đến tận ngày em nhắm mắt.
Có lẽ anh sẽ hỏi tại sao phải không? Anh còn nhớ ngày xưa khi anh đàn và hát cho em nghe bài Ngăn Cách của Y Vân chứ? “Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình…..”, cũng chính vì lẽ đó mà biết bao nhiêu chuyện đã không mong mà đến vì những vô tình và cả những dửng dưng vô cảm của con người. Chính vì những vô tình đó mà một cô tiểu thư lá ngọc cành vàng như em đã từng phải ngồi chiên từng miếng chuối chiên, kiếm tiền đong từng lon gạo cho gia đình. Chính vì sự thờ ơ vô cảm của con người đó mà một ông thày đã không nhận ra đứa học trò ngày xưa của mình, nên đã rủ nó ngồi trên chiếc cyclo chở đi vòng vèo qua từng con hẻm của Sài Gòn, tìm chỗ ngủ qua đêm với nó, nhưng cũng may mắn cho nó là, cũng vì sự thờ ơ vô tình không coi trọng một con người hơn một phi vụ làm ăn mà rồi thày trò cũng thoát được cái cảnh chẳng ra gì đó...
Anh thương yêu,
Nếu có khi nào đó vô tình đọc được những dòng chữ này chắc anh sẽ tự hỏi, tại sao đã bao nhiêu tháng Tư trong đời chúng ta đã trôi qua mà mãi đến giờ này em mới viết cho anh, bao nhiêu năm qua em không nhớ đến anh sao, bao năm qua em không viết bởi vì em đã quá hạnh phúc, hay em đã quá khổ đau nên chẳng còn nhớ đến anh? Phải chăng tháng Tư này lại bất chợt có một biến cố nào đó khiến em nhớ đến anh?
Có lẽ anh nghĩ đúng và có lẽ cũng không đúng lắm đâu. Thật ra những người ở vào lứa tuổi của chúng ta, dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến cũng chẳng dễ dàng gì quên được những ngày hè năm ấy. Những ngày hoa phượng rực rỡ khác thường, xen với không khí ngột ngạt ở những trường đại học. Chúng em như ngồi trên thùng thuốc nổ, cuối cùng thùng thuốc nổ cũng đã được châm ngòi và đã làm tan tác không biết bao nhiêu mảnh đời, và để lại trong nó những vết thương chẳng bao giờ lành miệng, những vết thương lúc nào cũng chực chờ ứa máu dù đã gần bốn muơi năm trôi qua.
Em vẫn nhớ, và luôn mãi nhớ những ngày tháng Tư năm ấy, nhớ lần chúng ta gặp nhau vội vã ở vùng biển đầy ắp lính tráng và những người di tản từ miền Trung vào, thật ra lúc đó em còn quá ngây thơ đối với những biến động của đời sống và chiến tranh đang diễn ra chung quanh mình. Em cũng còn đầy những e ấp và lo ngại của một cô tiểu thư con nhà gia giáo, em không dám vượt qua những khuôn phép và lễ giáo gia đình để ở lại thêm với anh vài giờ. Em cứ sợ lỡ không còn xe đò thì em sẽ ở đâu đêm hôm đó, nhưng thật ra em cũng tin lời anh khi anh bảo em: “Thôi em cứ về đi học, không có gì phải lo lắng đâu. Nói với má, khoảng cuối tháng anh sẽ về thưa chuyện với ba má”. Em đã tin lời anh và yên tâm trở lại trường, thế nhưng em đâu ngờ đó lại chính là lần cuối cùng chúng mình gặp được nhau.
Em đã lạc mất anh từ những ngày tháng Tư năm đó. Tim em đau, lòng em buốt nhưng làm sao anh biết được...Đau buốt vì em thấy mình đã bị anh phản bội, anh bỏ em ra đi không một lời từ biệt. Từ những năm tháng đó cho đến tận bây giờ em không hề nhận được tin anh, nhưng tận trong thâm tâm em vẫn tin rằng anh không thể nào chết được, bởi nếu anh chết chắc chắn là em đã gặp anh trong giấc mơ. Bạn bè em, những người nào đó, bất chợt em nhớ đến và hiện ra trong giấc ngủ của em thì chắc chắn chỉ ít lâu sau là em nhận được tin báo tử. Riêng với anh, dù em luôn nhớ đến anh nhưng chẳng khi nào em gặp lại anh trong những giấc mơ của mình. Em buồn nhưng rồi lại tự an ủi: Vậy cũng còn may, bởi như thế là anh vẫn còn đâu đó trên cuộc đời này. Dù cho anh đã lỗi hẹn cùng em hơn nửa cuộc đời …
Gần bốn mươi năm nay, tháng Tư nào em cũng khóc một mình vì nhớ thương anh, nhớ thương cho mối tình thơ dại của mình, thế nhưng chẳng bao giờ em nói ra, bởi nói ra thì có được ích gì, dẫu sao thì giờ này đời cũng đã khác - chắc chắn anh cũng đã có một đời riêng với người phụ nữ nào đó, và bên cạnh đã có những đứa con xinh và thành đạt . . . Em nói ra để làm gì cơ chứ ??? Đời em đã đủ khổ lắm rồi, tim em đã đủ đau lắm rồi, thế nên em không bao giờ muốn nhắc đến nữa. Tuy nhiên sáng nay, có công việc đi ngang qua khu bệnh viện Grall - Xe chạy ngang qua LTT. Không hiểu sao em bỗng đưa mắt tìm kiếm số 15 Lê Thánh Tôn - Bộ tư lệnh TQLC ngày nào. Em thấy thật buồn vì những đổi thay không ngờ của nó. Mặt tiền của BTL đã được nhà hàng, quán nước che chắn, cổng 15 LTT xưa, giờ rất khiêm tốn nhường chỗ cho những mặt bằng khác. Em cố ngoái đầu nhìn lại, ngôi nhà hai tầng cũ kỹ ngày xưa vẫn còn đó, và em thấy như mình vẫn đang ngồi đó nói chuyện với anh PVB về anh, và chợt nhớ hai câu thơ em viết cho anh nhân ngày sinh nhật thứ hai mươi của mình, lúc anh đang ở hành quân cùng ông BTL. Bài thơ em đã viết từ rất lâu, tựa đề của nó là Ngày buồn của người hai mươi. Và em nhớ ngày ấy anh cứ trêu em hoài vì hai câu kết của bài thơ, và quả thật giờ này em cũng chỉ còn nhớ được hai câu kết đó thôi:
“Sáng hai mươi tôi thấy mình thật lạ
Và tình yêu như một khúc kinh buồn”.
Quả thật câu thơ của em như một lời tiên đoán cho tình ta phải không anh, dù không phải là cuộc tình giấu mặt như một tác phẩm của anh đã viết cho cô người yêu nào đó và đã gửi tặng em, nhưng …quả thật nó là một khúc kinh buồn anh ạ.
Chính vì nó là một khúc kinh buồn nên em đã chỉ gậm nhấm một mình, và cũng dự định ôm mối tình sầu này xuống tận tuyền đài. Nếu không có đứa bạn biết chuyện tình của chúng ta, lại vô tình nghe được đĩa nhạc nào đó có tên gọi Những lá thư từ chiến trường, gọi điện thoại nói với em là anh vẫn còn đang sống đâu đó trên đất Mỹ - Bỗng dưng em thấy lòng buồn bã quá chừng và em muốn viết thế thôi - Có chắc gì anh còn nhớ đến em, cô sinh viên khoa học ngày nào viết thư chẳng bao giờ chịu gọi anh bằng “anh” suốt bao năm tháng quen và yêu nhau, em chỉ gọi anh bằng “anh” những khi gặp mặt, còn những lá thư thì luôn gọi anh bằng “ông''và ''em”, những phong bì luôn mang một màu nâu chung thủy, đợi chờ….
Thế nhưng đã chắc gì anh còn nhớ đến em ! Phải thế không anh???

Bài thơ Tháng Tư
Ôi tháng Tư và những ngày nhung nhớ
Giết dần ta trong những nỗi mong chờ
Anh đã hẹn nhưng rồi không trở lại
Mặt trời lên, rồi đứng bóng chiều tàn
Em cũng thế…đời tàn như xác lá
Bên kia trời ... anh có nhớ em không?!

Phạm Thiên Thu
gửi HVP. Sài Gòn – tháng Tư buồn

giaohan
12-09-2015, 01:54 AM
Nhật ký Melbourne
Phạm Thiên Thu

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture3_1449625553.png

Thư Thứ Nhất
Anh thương yêu,
Hôm nay là ba mươi tháng tư và em đang ở Melbourne. Lần đầu tiên sau gần bốn mươi năm em đã không đón cái ngày tháng tư định mệnh ấy tại quê nhà. Cũng chẳng biết nên vui hay nên buồn, cảm giác hiện giờ của em như thế nào cũng không rõ nữa, hình như em chưa hết bàng hoàng, em thấy mình giống như người lần đầu tiên đi biển, mà lại gặp lúc biển động nên khi lên bờ rồi vẫn còn thấy nôn nao và lâng lâng thế nào ấy, cái cảm giác em mà em đã trải qua lần đầu cách đây hơn 40 năm khi theo ông anh họ cùng mấy đứa bạn lên chiếc tầu hải quân to đùng đi từ Qui Nhơn ra đảo.
Tối hôm qua khi ngồi một mình ở departure lounge của phi trường TSN, em thấy lòng nao nao thế nào ấy anh ạ! - lần đầu tiên phải đi công tác một mình (những lần trước đều đi cả group)- lại đi sang tận xứ sở Kangkaroo lạ hoắc, với một trọng trách trên vai là đại diện duy nhất của VN- bỗng dưng em chợt nhớ đến anh, không hiểu lần đầu tiên anh bỏ nước ra đi một cách bất đắc dĩ như thế thì cảm tưởng của anh ra sao? Lòng anh có thấy buồn như em bây giờ không? Em nghĩ hẳn là anh rất đau lòng, dù mắt không thể khóc nhưng làm sao lòng không khỏi ứa lệ, phải thế không anh? Em nhớ một câu văn tiếng pháp em đã đọc từ hồi học lớp Đệ Nhất "Bất cứ một sự thay đổi nào, cho dù đó là điều thay đổi mà ta mong muốn nhất cũng luôn để lại trong lòng ta một chút bâng khuâng tiếc nuối" - Em chắc không chỉ anh mà rất nhiều người VN lúc đó đã thấy lòng rất đớn đau và tột cùng hoang mang, vì rất nhiều người đã ra đi mà trong lòng còn nhiều lo toan vướng bận cha mẹ, vợ con…..
Anh thương yêu,
Bây giờ mới chỉ là mùa thu của Melbourne, nhưng đối với một người đang được "ủ" ở 39 độ centigrade như em thì quả thật là quá sức khi buổi chiều của melbourne xuống chỉ còn 5 độ, em bật lò sưởi đến max mà vẫn thấy như chưa đủ ấm, ngồi viết cho anh mà em co ro như con mèo ốm, em cũng chẳng hiểu tại sao tự dưng em lại thấy nhớ anh lạ lùng, đầu óc em cứ quẩn quanh nghĩ mãi về anh. Hơn ba mươi năm, em không viết lách gì, cũng chẳng muốn hoài niệm chút nào dù lòng em vẫn nhớ, có nhiều lúc gặp mấy đứa bạn thân thời trung học, nhiều đứa biết mối quan hệ của chúng mình và nhắc đến anh, em cũng vờ như không nghe để khỏi phải trả lời, bởi mỗi người đều đã có một đời riêng, lại nữa chỉ có kẻ hữu tình mới vướng bận, chứ kẻ vô tình thì chắc gì đã nhớ, hay bận lòng, phải thế không anh? Em có viết cho anh chắc cũng chỉ để tự an ủi lấy mình chứ không phải trách móc hay làm phiền anh đâu, anh cũng chẳng phải bận tâm, nếu tình cờ đọc được những dòng thư này. Anh cứ vui và bình an đi nhé.
Thương yêu

Phạm Thiên Thu

Thư Thứ Hai

Anh thương yêu,
Mãi đến 17 giờ mới khai mạc conference nên buổi sáng bà chị rủ đi chợ Footscray ở cách nhà không xa lắm để xem những sinh họat của nguời VN, truớc khi đi nhỏ bạn thân dặn dò qua bên đó nhớ ngó coi có khuôn mặt nào quen hay không, em thấy con nhỏ thật lẩm cẩm, vậy mà khi vào chợ em cũng ráng ngó xem thử có ai quen không, nghĩ thấy mình còn khùng hơn nó nữa... Đi loanh quanh khắp khu footscray, thấy cũng vui vui, khu này có đủ sắc tộc… mà sao vô chợ thấy quá nhiều dân VN made in Hà Nội hay Hải Phòng quá chừng… Chiều tối, sau buổi khai mạc hội nghị có ” conference dinner ”- Nguời Úc làm cái gì cũng nhiều và cũng lớn, em không tài nào nuốt nổi . . . Bỗng nhiên nhớ đến những công nhân ở các khu chế xuất của VN, giờ này không biết trong bữa cơm của các em ấy có được miếng thịt mỡ nào hay không? Với tình trạng thất nghiệp và cơn bão giá như hiện nay, sao thấy thương dân mình quá chừng anh ạ!
Conference được tổ chức tại BellCity, có đủ các quốc gia của cả năm Châu Lục, nuớc nào cũng có ít nhất là ba nguời, chỉ duy nhất VN là có mỗi mình em, may mà có chị Bác Sĩ mà em đang ở nhờ trong những ngày ở bên này nên em cũng đỡ cảm thấy cô độc, anh chị thật tốt, em thật may khi ở với một gia đình đã xa VN hơn ba chục năm mà vẫn còn giữ được bản chất gần gũi và thân thiện của nguời Việt. Anh bảo chị đưa em đi qua khu nguời VN ở đường Victoria ăn phở (em từ chối vì so với giá cả ở VN thấy mắc quá, nhưng anh chị bảo không sao đi ăn cho biết phở VN ở Úc như thế nào?) Khu này là của nguời VN nên bảng hiệu toàn bằng tiếng Việt, quán phở em ăn là có tên phở Dũng, nguời Úc ăn nhiều hơn nguời Việt mới lạ chứ. Em thật buồn cuời phải không anh toàn kể những chuyện nhảm nhí.

À, có một chuyện rất tức cuời em muốn kể cho anh nghe, Anh cũng biết em là con nhỏ nhút nhát nhưng luôn nói một cách ngon lành là mình không hề sợ ma, và cả lũ bạn em đều tin như thế, nhưng thật tình mấy hôm nay em sợ ma quá chừng anh ạ! Buổi tối sau khi mở mền điện độ chừng hai tiếng thì em tắt và chui vào nằm đọc sách, khi nghiêng nguời qua, em nghe như có tiếng tim ai đang đập, và như là ai đang thở chứ không phải hơi thở của chính em, em vội vàng ngồi bật dậy lắng nghe và nhìn qua khung kính cửa sổ, bên ngoài trời tối đen, và chung quanh em hoàn toàn yên lặng, tự dưng em nghe lạnh ở sống lưng, em thức gần như cả đêm vì sợ ma…. mấy hôm sau em phải uống thuốc ngủ đó anh. Thôi em đi ngủ đây, Chúc anh mọi điều an lành.

Nhỏ ngày xưa của anh.
Phạm Thiên Thu

Thư Thứ Ba

Anh thương yêu,
Chiều nay chị Joan, người đã sang Việt Nam trong những chuyến công tác giảng dạy trước, và em đã phụ giảng cùng với chị, mời chị bác sĩ On cùng với em và chị Gillian đến nhà dùng bữa tối. Trong lúc ngồi uống trà, chờ đông đủ các thành viên trong gia đình chị về, em chợt nhìn thấy cuốn biên niên sử 10 năm tham chiến của Úc tại Việt Nam. Em thật sự muốn khóc khi nhìn lại trong đó hình ảnh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, nhìn lại lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhìn lại những khuôn mặt các tướng lĩnh của một thời, nhìn lại cả những cô thiếu nữ và chiếc áo dài của thời đã xa- Mười năm từ 1962 đến 1972. Em từ một đứa bé tiểu học, bước vào thời thiếu nữ, biết yêu màu áo trận và biết nhắc đến những trận chiến vang danh Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, rồi Bình Long , An lộc với Mùa hè đỏ lửa, rồi tái chiếm Cổ Thành …. và cả những trận Hải Chiến của chúng ta với quân tàu cộng….. Lúc đó em không chỉ nhớ đến một mình anh…em thật lòng nhớ thương tất cả bạn bè, những người anh , những người chú, những người lính mà em tình cờ gặp khi vào bệnh viện Lê hữu Sanh, và cả một số thương phế binh hiện đang khổ sở kiếm sống ở quê nhà, em thấy thương quá chừng và lòng em bùi ngùi quá đỗi anh ạ.

Anh thương yêu- Đêm nay em không tài nào ngủ nổi vì những hình ảnh lúc ban chiều trong cuốn biên niên sử đó, em nhớ đến cái chết của anh Hạnh, người con nuôi của ba má em, em không chứng kiến cái chết của anh ấy, em chỉ nghe kể lại, anh không chết vào mùa hè đỏ lửa, mà lại chết sau ngày ký kết hiệp định Paris, khi trung đòan của anh vượt sông thi hành nhiệm vụ gì đó (anh là thiếu tá của Trung Đoàn 47, thuộc Sư Đoàn22 Bộ Binh ). Anh ra đi để lại vợ và ba đứa con thơ. Rồi anh Lê hằng Minh, được bạn của anh Phúc em kể lại như một tượng đài, và em yêu cái tên đó dù chưa một lần biết mặt, thật ra em chỉ được “biết” anh Minh khi anh đã không còn trên cõi đời này, nhiều đứa bạn ngày xưa cứ mắng mỏ em là vớ vẩn, chỉ khéo thương vay khóc mướn cho những kẻ không quen- có một điều mà chắc là anh không biết (bởi vì em không dám nói, sợ anh giận, nhưng bây giờ thì chẳng có gì phải sợ, nên em sẽ nói cho anh nghe, anh đừng có mà cười em đó nha) hồi đó em quen và sau đó thấy thích và yêu anh bởi vì anh là lính cùng binh chủng với anh Lê hằng Minh, người mà em không biết mặt, nhưng thấy cảm phục và yêu thương dù chỉ qua lời kể- Nhiều khi em cũng thấy mình không được bình thường , thế nhưng em không sao ngăn mình đừng nhớ về quá khứ, có lẽ với em quá khứ luôn là một khúc quanh khó quên anh ạ! Và anh cũng là một phần của khúc quanh trong quá khứ vàng son một thời thiếu nữ của em . . .

Chiều nay, buổi hội thảo có nhiều bài tham luận về y học hay nhưng cũng dài khiến em thấy mỏi cả đầu óc, ăn tối ở nhà chị Joan về cũng đã khá khuya( bởi vì chị Joan và chị On ở hai khu vực khá xa nhau), về đến nhà chỉ muốn lăn ra ngủ, nhưng cuối cùng em cũng không tài nào ngủ được vì những hình ảnh của một thời xưa cũ cứ chen nhau ập về, nhưng thôi, em phải đi ngủ để sáng mai còn dự khóa training nữa.
Chúc anh bình an và hạnh phúc.
Nhỏ của anh
Phạm Thiên Thu

Thư Thứ tư
Anh thương yêu,

Thế là khóa special training của em đã kết thúc. Sáng nay em đã nhận giấy chứng nhận tham gia khóa học, sửa bài test, chụp hình lưu niệm. Cũng vui lắm anh ạ, có ông bác sĩ người Chile tặng em cái mũ lưỡi trai có thêu chữ Chile màu đỏ chót, chụp hình lưu niệm chung, cho em địa chỉ e-mail, nhưng khổ một nỗi ông ấy chỉ nói võ vẽ tiếng Anh, còn thì nói tiếng Spanish, mà em thì mù tịt cái thứ tiếng này, Khối Nam Mỹ có nhiều nước, và nhiều người tham dự nên họ ưu tiên được dịch tài liệu và bài test sang ngôn ngữ của khối các nước nói tiếng TBN.
Có lẽ vì em mặc áo dài lụa Hà Đông nên cái chất VN đó đã khiến nhiều người kéo em chụp hình chung với họ, có mấy anh chàng Philippines (chắc chắn là nhỏ tuổi hơn em nhiều) là giảng viên các trường đại học bên đó, hôm đầu tiên gặp và chào hỏi em “Where are you from?” khi nghe trả lời “I’m from Viet Nam”, mắt người nào cũng tròn xoe thú vị và ôm chầm lấy mình cứ như là “ vật quý hiếm” em thấy cũng buồn cười- Ngay cả ban giám đốc của tổ chức, ngoại trừ chị Joan ra, các chị khác cũng biết VN có một thành viên tham gia, họ có biết tên, nhưng chưa hề gặp mặt nên khi chị On đưa em đến giới thiệu “đây là Thu” thì chị nào cũng ôm và hôn vào má em, họ thật dễ thương anh ạ.
Malaysia cũng có nhiều thành viên là các đôi vợ chồng bác sĩ tham dự, có một anh chàng tên là David, còn khá trẻ, trưa nào xếp hàng lấy thức ăn cũng nhìn em cười, em cũng cười lại và có lúc em đã giật mình vì cậu ta khá là giống anh lúc trẻ, có lúc em nghĩ, hay là con trai anh, nhưng rồi em lại bật cười cho ý nghĩ vẩn vơ đó của mình , anh đâu có phải là Christian, mà conference này, dù không phân chia tôn giáo nhưng thực ra của riêng tổ chức Giáo Hội Công Giáo - Lần đầu tiên khi nhìn em cười và hỏi em ở đâu, khi nghe trả lời VN, cậu ta cười coi bộ thích thú lắm, và nói “I like VN ” sau khi dùng bữa trưa, tụi em có một chút giờ nghỉ ngắn, nên ngồi uống trà ở tiền sảnh khách sạn, cậu ta tới nhờ người chụp ảnh chung với tụi em (em và chị On, hai người VN duy nhất của conference), và sau đó còn hứa hẹn sẽ sang thăm VN- Sáng nay, em mặc áo dài và không mặc manteau để tà áo Việt Nam được bay thỏa thích trước giờ chia tay. Thực ra khóa học cũng không có gì khó, nhưng tất cả mọi người đều khá căng thẳng vì sợ làm bài test sai thì quê, thế nên sau khi nhận giấy chứng nhận sáng nay ai cũng thở phào nhẹ nhõm, dĩ nhiên là em cũng vậy.
Sau giờ ăn trưa chúng em chia tay, hai chị em không về nhà, mà chở nhau ra khu Preston gần Bellcity để mua quà và để chi On chuyển tiền cho tổ chức đi hành hương vào tháng Sáu, trong lúc chị vào ngân hàng, em lang thang vào các shop, tìm mua quà về VN, thấy có mấy tấm khăn trải bàn khá đẹp, giá cả cũng phải chăng, đang định mua thì sực nhớ cái giỏ đựng tiền để trong xe,thế nên lại lang thang vào cửa hàng khác, các chủ tiệm ở đây đa số là người Tàu và Ấn Độ, vậy mà hên anh ạ, khi em trở lại cửa hàng bán khăn trải bàn em thấy treo giá khác, down xuống còn phân nửa- khi trả tiền cho cửa hàng mua đồ lưu niệm hai vợ chồng người Ấn hỏi em ở khu nào, Khi nghe nói em ở Việt Nam qua, ông ta đòi bán cho em một cái giỏ to đùng màu trắng và bớt cho em ba đô, ông ta nói còn một cái duy nhất, và hân hoan cầm ngay cây kéo cắt sợi dây treo để đưa cho em, em nhăn mặt thì chị On nói để mình mua cho Thu, thật tình em thấy ngại vì anh chị cho em nhiều thứ quá, với lại em cũng thấy sợ người bán hàng, nghi ngờ không biết thật giả thế nào- Nhìn thùng đồ to đùng, với đủ thứ vừa mua về làm quà vừa được anh chị cho, cũng như gửi về làm quà cho người khác, em lại nhớ đến một định nghĩa thật mỉa mai cay đắng sau ngày 30/4/1975 . . . Lúc đó khu cư xá nơi gia đình em ở được chia làm từng khóm, và tụi em buộc phải tham gia phong trào thanh niên, lúc đó em còn biết làm gì hơn khi buổi sáng ba em vừa có lệnh “tập trung học tập cải tạo” thì buổi tối đã có hàng chục du kích, mà trước đây có tên từng làm công cho gia đình mình, tay đeo băng đỏ và súng ống ập đến nhà “ hỏi thăm”, buổi sáng leo xe đò lên giảng đường, nếu không chịu đeo băng đỏ ra đứng đường làm công tác điều khiển giao thông( thường là nam sinh viên dành hết), thì đi hốt rác, (vì những ngày đó, nhiều người bận đi hôi của, nên rác ngập ngụa đường phố Sàigòn) hoặc phải tập trung vào giảng đường để ra rả “giải phóng miền nam chúng ta cùng quyết tiến bước, diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước……”Ba đi học tập, anh thì không tin tức, và biết bao bạn bè em, những ngày trước đã rã ngũ, lòng nào em hát được những ca từ đó chứ, thế nên em đành nghỉ học, ở nhà cũng không thoát được, khóm em thanh niên toàn là lính vừa tan hàng, chỉ có em là sinh viên, thế nên em phải làm chi hội trưởng thanh niên ở đó, mỗi khóm họ lại phân công cho một anh bộ đội phụ trách, lúc đó họ phân cho bộ đội đến ở trong nhà những người dân, nhà nào bỏ trống thì họ làm chỗ tập trung sinh họat và ăn uống với nhau.
Nhà em rộng nên cả bộ chỉ huy của đơn vị đến đóng bản doanh ở đó- mẹ em lấy cớ nhà chúng tôi không có đàn ông , con gái tôi đang thời thiếu nữ, ở như vậy là không tiện thế nhưng, cũng chẳng thể từ chối được, cuối cùng họ bảo đây là bộ chỉ huy, toàn là sĩ quan cao cấp nên sẽ không có chuyện gì xảy ra, “chúng tôi đảm bảo với gia đình là như thế”( nguyên văn câu nói đến giờ em vẫn nhớ )- Trong số các sĩ quan ở đó có một người tên Giang, cùng quê Nam Định với gia đình em, anh chàng này coi bộ cũng bất mãn chế độ, nên suốt ngày cứ nói với em “sao không chịu giải phóng miền Bắc rồi về quê chơi mà để chúng tớ vào đây giải phóng vậy?…” Lúc đó em chỉ biết cười trừ chứ nói gì, biết có phải hắn ta thiệt tình hay gài bẫy mình, mà anh biết tính em rồi đó, khi đã tranh luận thì em không hề khuất phục, tính em cho đến giờ vẫn vậy, nhiều khi bạn bè em cứ nói hoài “ bà làm ơn bớt thẳng lưng một chút cho tui nhờ- già rồi sao lưng không gù đi một chút chứ, lưng cứ thẳng như vậy hèn chi không dạy được ở đâu lâu ” Nhưng em là vậy đó, mỗi lần tụi nó nói, em lại hỏi tụi nó :“ Tụi bay có biết nhà thơ Phùng Quán hay không- Tao là người yêu của ổng đó”. Anh biết tại sao em trả lời điên khùng như vậy hay không- Anh cứ đọc thử mấy câu thơ này của ông Phùng Quán thì rõ.
“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai cầm dao dọa giết….
Cũng không nói ghét thành yêu …”
Chính vì thế nên có lần, sau khi nói chuyện linh tinh, em mới hỏi anh ta rằng “ bộ đội là gì ?” Sau khi giải thích vòng vo, và nói đủ thứ chuyện em hỏi anh ta có muốn nghe một định nghĩa của người Miền Nam về hai chữ bộ đội không, anh ta bảo em nói thử xem, và sau khi anh ta cam đoan với em là nghe và không tự ái, không kết tội em là phản động, em bật mí cho anh ta là: “ bộ đội là người Đi Bộ từ Bắc vào Nam và Đội Hàng từ Nam ra bắc “- Em kể chuyện này cho anh vì khi nhìn thùng hàng mà mình sắp đưa về VN trong vài tuần nữa em thấy mình sao giống cái định nghĩa hồi đó quá, mặc dù em không vơ vét, nhưng sao ai cũng cứ cho quà để mang về, em chợt nhớ cái trường em đang dạy, trước khi đi, bên sứ quán Úc bắt phải bổ túc giấy nghỉ phép vào hồ sơ xin Visa nên khi trường vừa đưa giấy phép, trong khoa đã có người đòi “ chiêu đãi trước khi đi chứ chị Thu “, dĩ nhiên là em cười trừ- Chưa làm đã ăn, nghe phát chán.
Anh chị On nói với em ngày mai sẽ đưa em đi vòng quanh city bằng xe lửa và xe Tram, vì có như thế mới biết rõ những sinh họat phố phường, cũng như một chút phong cách Úc- Em nghĩ tối mai chắc sẽ có nhiều chuyện kể cho anh nghe- Chúc anh ngủ ngon nhen!

Thương yêu
Nhỏ của anh,
Phạm Thiên Thu

Thư Thứ Năm
Anh thương yêu,
Sáng nay tiếng trực thăng bay ngang qua nhà đã đánh thức em dậy sớm hơn thuờng lệ. Lâu lắm rồi hôm nay em mới lại nghe tiếng máy bay trực thăng quen thuộc ngày xưa, nghe cứ tuởng như đang ở VN những năm truớc 1975, mấy anh chàng phi công trực thăng hồi đó cũng phá phách như quỷ, em còn nhớ có những buổi chiều đi tắm ở bãi biển QN, gần khu MacV, cả bọn con gái tụi em đang cởi áo để nhảy xuống biển thì trực thăng bay là là trên đầu làm bay cả váy áo, cả bọn em hét toáng và giơ nắm đấm lên. Anh cũng biết đó, bọn em ngày xưa đi học, chỉ hiền thục khi đi một mình, khi có cái đuôi nào theo sau hát bài: "em tan trường về, anh theo Ngọ về…" mà lúc đó chỉ có một mình thì mới làm thinh, chứ khi tụi em đi cả bọn thì có sợ ai, khốn khổ cho anh chàng nào dám léng phéng… Tiếng trực thăng lại làm em nhớ đến cả một thời đã xa, hồi đó em cũng có mấy anh chàng Phi công "theo sát ván", nhưng lúc đó em lại chả thích chút nào, dù trông các chàng khi mặc áo bay cũng đẹp và “ oai phong lẫm liệt”, thực ra lúc đó em sợ cái nết hào hoa của các chàng hơn, mấy đứa bạn em thì khác, bọn nó thích phi công, tụi nó bồ với mấy ông ở phi đoàn 114, em hay trêu là bồ tụi bay lái máy bay bà già, chán chết (L19 đó anh), mỗi lần như thế tụi nó lại bảo "còn hơn cái ông già mũ xanh của mày một năm chưa thấy mặt một lần" và cứ như thế là tụi em lại nhào vào cấu xé nhau, xong rồi em lại khóc nhè vì nhớ anh.
Anh thương yêu,
Sáng nay anh chị và em đi bộ từ nhà ra ga Ascot Vale, mua vé xe lửa, qua mấy ga thì xuống đến phố, đi vào xem parliament của Úc xong lại đi bộ một đoạn, lên xe Tram đi vòng vo một lát lại xuống đi xem Cathedral và một số các nhà thờ khác. Ở đây nhiều nhà thờ của nhiều cộng đoàn khác nhau, như Anh Giáo, Tin Lành, Chính Thống, chứ không chỉ có nhà thờ Công Giáo. Hôm tham dự hội nghị, chiều chủ nhật, cả hội nghị tham dự thánh lễ tại nhà thờ Sacred Coeur, trên Cung Thánh có cờ của nhiều quốc gia, ở đó em nhìn thấy lá cờ Vàng Ba sọc Đỏ của một thời xa xưa dấu ái, lòng em lại nhói đau, cũng chẳng hiểu tại sao nữa….
Ngày hôm nay đi nhiều nơi, vào cả casino lẫn art gallery, ăn trưa ở khu China town, nhưng có lẽ nơi để lại ấn tượng cho em nhiều nhất và khiến lòng em bùi ngùi nhất là khu Memorial Monument, tuởng nhớ các chiến sĩ trận vong, khu đất thật rộng lớn với một tháp cao và cạnh bên là một hồ có ngọn lửa không bao giờ tắt, buớc lên trên những bậc thang cao và rộng là vào đến cửa, từ dưới các bậc thang đi lên có những trụ cột ghi tên những quốc gia, những trận chiến mà nguời Úc tham dự. Có một trụ có tên VN- em đã chụp một tấm ảnh ở đó để kỷ niệm. Vào cửa là gặp ngay một khuôn mộ xây chìm bên dưới, quanh đó là những vòng hoa tươi thắm, họ đang trổi nhạc truy điệu những anh linh các chiến si trận vong. Mọi nguời thinh lặng cúi đầu, em cũng hòa vào dòng nguời truy điệu đó, em nghĩ, dù là màu da nào, dân tộc nào thì máu của những nguời lính cũng đỏ như nhau, và hy sinh nào cho đất nuớc, cho tự do cũng mang ý nghĩa cao cả như nhau. Sau đó, khi đi vào sâu bên trong, có tuợng đồng hai cha con cùng là lính đứng bên nhau, và những căn phòng ở đó ghi tên tuổi những nguời đã hy sinh và những nơi tham chiến tiêu biểu, em lên thêm một tầng lầu, đứng nhìn về huớng city, bầu trời bỗng nhiên như thấp xuống, những đám mây tụ trên những mái nhà cao tầng, lãng đãng khói sương, mưa phùn nhẹ rơi, tụi em xuống tầng hầm, bên duới trưng bày cả ngàn huy chương trong các khung kính . . . Họ cũng bán những hình ảnh và sách cũng như các vật dụng mô hình các kỷ vật chiến tranh, trong đó trận chiến Anzac là trận chiến tiêu biểu của nguời Úc, thế nên có cả loại bánh làm từ thời chiến tranh đó vẫn còn được bán, và rất đượcc yêu thích, mang tên Anzac, đây là loại bánh mà những người vợ, nguời mẹ của lính đã làm ra trong thời chiến tranh gửi ra chiến trường cho chồng con mình, bánh làm không có trứng , vì thời chiến tranh, trứng khan hiếm, và bây giờ loại bánh này vẫn giữ nguyên công thức y như thời bấy giờ, khi trở lên, em lại nghe họ đang cử hành một lễ truy điệu nữa, hình như cứ nửa tiêng họ lại truy điệu một lần- Lòng em bùi ngùi khi nhớ đến những chiến sĩ của mình quá chừng anh ạ, theo em biết thì những ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội ngày xưa, mới được mở cửa cho nguời nhà thăm viếng mộ vài tháng gần đây, nhưng theo một số người thì có lẽ họ lại sắp giải tỏa để chia lô bán đất nên mới mở cửa cho nguời nhà vào thăm mộ và làm cỏ, em không rõ lắm, nhưng cứ mỗi lần đến ngày thương binh liệt sĩ của họ, em lại ngậm ngùi thương nhớ những nguời lính Việt Nam Cộng Hòa đã gửi một phần thân thể hay cả mạng sống mình để bảo vệ Tự Do cho Miền Nam thân yêu của chúng ta, giờ này chẳng biết có còn ai nhớ đến những người Anh Hùng, những chiến sĩ vô danh này hay không?! Có nhiều lúc em tự thì thầm trong lòng mình, câu thơ của Vũ Đình Liên:
"Những nguời muôn năm trước
Hồn ở đâu bây giờ ???"
Buồn quá anh ạ, thôi em chẳng muốn viết nữa đâu, càng nghĩ càng thấy buồn- Chúc anh bình an trong tâm hồn.
Nhỏ của anh
Phạm thiên Thu

Thư Cuối
Anh thương yêu,
Thời gian qua thật nhanh, đêm nay là đêm cuối cùng em còn được hít thở không khí mát mẻ, không gian thanh tịnh và bình an của xứ sở Kangaroo, ngày mai là em phải trở về lại với bao nhiêu công việc, và bổn phận cùng với những phức tạp vốn dĩ của nó.
Mấy hôm nay em không viết gì cho anh dù em rất muốn viết và có nhiều chuyện để kể, nhưng quỹ thời gian của em quá ngắn mà anh chị thì cứ muốn đưa em đi khắp mọi nơi, tối về hai chị em lại phải soạn thảo chương trình cho chuyến công tác sắp tới của chị cùng phái đoàn Úc sang VN, tài liệu học tập, số lượng đĩa cho học viên và giảng viên…. còn thiếu, đủ như thế nào, giá cả làm sao cho đừng cao quá, báo cho tổ chức thế nào để xin Budget, nhóm cộng tác của tụi em phải đi chuyến bay nào để có thể gặp nhau đúng giờ hẹn tại Hà Nội, sau đó cùng đi ra Hải Phòng, cố gắng tìm interpreter là người địa phương, có ít vốn liếng về ngành y để có thể giúp các học viên ngoài Bắc hiểu được bài, em là dân Bắc… mất gốc nên chắc cũng không phù hợp với vai trò này, etc…..Nói tóm lại là cả một núi công việc cần làm, thế nên khi về đến phòng mình là em chỉ muốn lăn đùng ra…. đôi khi thức giấc giữa khuya, cũng muốn viết cho anh, nhưng rồi em cứ thấy lòng mình như đang vướng mắc một cái gì đó nên lại thôi.
Anh thương yêu,
Hai hôm trước, anh Trung xin nghỉ phép một ngày để cùng chị đưa em đi Ballarat ( thành phố khai thác vàng ), buổi tối chị đã chuẫn bị sẵn cho buổi picnic, sáng dậy sớm, ăn qua loa chén soup và miếng bánh mì nướng trét vegemite (một loại thức ăn đặc biệt của người Úc mà không phải người ngoại quốc nào cũng có thể chấp nhận, vậy mà em lại thích mới chết chứ- làm toàn bằng các loại rau củ nhưng có mùi giống như mắm tôm của người VN mình). Cho nước sôi vào bình thủy xong là lên đường-
Khoảng cách từ chỗ em ở đến đó cũng khá xa(*), em nghĩ chắc cũng phải bằng SG ra Phan Thiết là ít, trước khi đi thăm mỏ khai thác vàng của Ballarat, tụi em ghé thăm Botanical Garden, trước khi vào Garden, tụi em lại ghé qua công viên ở kế bên, vì ở đó có khu tưởng niệm bằng hai hàng đá cẩm thạch xám, trên đó có ghi tên tuổi các chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân. Chẳng hiểu sao mỗi lần ngang qua những khu tưởng niệm của họ em lai nhớ đến "Nghĩa Trang Quân Đội" của VN, pho tượng huyền thoại ngày nào đã bị kéo ngã, khu nghĩa trang bị phong tỏa không ai được vào thăm viếng mộ người thân- Chiến tranh đã đi qua nhiều năm mà sao lòng em vẫn cứ nhói đau mỗi khi chợt nhớ về những ngày tháng cũ, những người thân yêu, bạn bè, và cả một thời thiếu nữ đã xa….
Botanical Garden có khu tượng của các vị thủ tướng Úc từ những ngày đầu cho đến hiện tại, sau khi chụp ảnh và mua vài chậu hoa ưa thích, anh chị và em kéo nhau qua khu đất dành cho camping phía trước hồ, đối diện với khu Botanical Garden để dùng bữa trưa, khi ngồi xuống bãi cỏ, cạnh gốc cây cổ thụ, em chợt nhớ tới khu “Đường sơn quán” ở Thủ Đức mà hai đứa chúng mình cùng đi với nhau vào một ngày tháng tư năm 1974- Biết bao nhiêu kỷ niệm ào ạt đổ về khiến lòng em bùi ngùi muốn khóc….Thấy em chợt buồn anh chị hỏi em nhớ nhà hay sao buồn vậy, em cười nói đùa “ nhớ…bồ thì có chứ nhà thì không nhớ ” anh chị cứ tưởng em nói đùa, thật ra … “nhớ bồ thiệt đó bồ ơi ! ”
Anh thương yêu,
Thư viết cho anh chưa xong thì đã đến ngày ra phi trường để về VN rồi, em sẽ viết tiếp thư này khi về VN anh nhé, Chúc anh mọi điều may mắn.
Anh thương yêu,
Vậy là em đã về lại quê nhà, về lại với cái nóng oi nồng của những tháng ngày chớm hạ, Sài gòn bây giờ dường như khác xưa nhiều anh ạ, những cơn mưa bóng mây của SG xưa dường như không còn nữa, mà thay vào đó là những cơn mưa tầm tã, dầm dề giống những cơn mưa của miền trung , trời cũng lạ, huống chi con người…phải thế không anh ?!... Và em nữa, chắc rồi em cũng phải quyết định quên đi chuyện chúng mình, có thể đây sẽ là lá thư cuối cùng em viết cho anh, vì có một vài người bạn bày tỏ với em cảm tình, và sự cảm thông của họ khi đọc được những lá thư tình gửi cho người tình xa của em, thật tâm em không muốn đem chuyện chúng mình rao bán, chẳng qua trong một phút yếu lòng em đã nói lên những gì thật tâm chất chứa trong lòng mà thôi, em nghĩ như vậy cũng đã đủ cho một chuyện tình , có lẽ ta nên quên đi thì hơn, em không muốn vì những giòng thư này mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của ai, em cũng chẳng ước mong gặp lại anh … dù kiếp này hay kiếp khác… Thế nên nếu anh có tình cờ đọc được những lá thư này thì cũng cứ xem như chuyện của người nào đó xa lạ chứ không phải chuyện chúng mình . . . Hãy để cho dòng đời cuốn trôi hết đi anh ạ, mặc dù khi viết đến đây, dù không muốn nhưng nước mắt em cũng chợt ứa ra. Nói như thế thôi chứ ai lại không tiếc thương một quá khứ tràn đầy yêu thương và kỷ niệm, nhưng …có những quá khứ mà ta buộc lòng phải quên đi anh ạ- Cũng may là chuyện chúng mình chỉ có nỗi đau vì xa cách chứ không có những tiếc nuối của một thời tuổi trẻ ngu ngơ cho dù ngày đó em vô tư đến khờ dại , giống như nhà thơ tiền chiến nào đó đã viết
Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ lắm
Chỉ biết Yêu thôi, chả biết gì
Và ngay cả bây giờ cũng vẫn thế, em luôn lấy tấm lòng chân thật để đối với cuộc đời, em thật sự cầu mong cho anh hạnh phúc và bình an trong tâm hồn- Em tha thứ cho anh tất cả những dối lừa trong tình yêu ( dối lừa gì thì em tin chắc anh hiểu rõ hơn em )
Vĩnh biệt tình ta
Nhỏ một thời yêu dấu của anh
Phạm Thiên Thu





http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture4_1449625734.png

Nhớ lời mẹ..
Sau tiệc cưới, cô dâu chú rể động phòng hoa chúc rồi lăn ra ngủ. Nửa đêm, chú rể chợt bừng tỉnh vì tiếng cô dâu cười ha hả. Chú rể hơi khó chịu nhưng vẫn gắng dịu giọng hỏi :
–Có chuyện gì mà em cười vui thế?
–Em nhớ lời mẹ em hồi xưa. Cô dâu nói:
–Bà nói gì vậy em?
–Mẹ em thường bảo: "Xấu gái lại vô duyên như mày thì có chó nó lấy"

Hacker…
Là chỗ thân tình, một con quỷ mời tay hacker trẻ thăm quan địa ngục. Chàng thanh niên nhìn thấy máy tính ê hề, mọi người đều ngồi chơi DOOM, vào Internet thoải mái, quậy mệt nghỉ… Cậu ta tuyên bố rằng khi chết sẽ vào địa ngục này.
-…30 năm sau, anh ta chết và được đưa tới địa ngục. Vẫn là khung cảnh xưa nhưng người đã khác, cơ man là quỷ dữ gào thét hè nhau đòi xé phay, hầm nhừ xương anh ta trong vạc dầu làm lẩu. Hacker hỏi bạn cũ:
- Sao lại thế này, những cảnh ông cho tôi xem đâu?
- Bọn chúng là người bị ăn cắp account, chủ ngân hàng bị bẻ khoá, nhà quản trị mạng… Họ chờ anh ở đây đã lâu rồi. Thôi thì dám làm dám chịu nhé!

giaohan
12-10-2015, 04:00 AM
Lá thư viết lén trong lớp học
Phạm Lê Huy

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture1_1449719854.png

Trinh Vương, ngày… tháng… năm 197…
Anh thương nhớ,
Mấy hôm nay phố mình trời mưa rả rích buồn lắm anh à! Riêng Út thì lại buồn nhiều hơn vì Út trông thư anh ghê lắm mà chẳng thấy đâu.
Anh thương ơi, cứ sau mỗi lần tan học là Út tất tả đạp xe nhanh về nhà để mong sẽ nhận được thư anh.
Anh biết rồi đó, trường Trinh Vương của Út thì gần như ở cuối đường Gia Long, khá xa nhà Út ở đầu con đường này trong khu Trụ Đèn Đỏ dưới Tháp Đôi một chút. Gia Long chỉ là một con phố nhỏ thôi nhưng dễ thương làm sao, nó rất quen thuộc với bước chân của hai chúng mình vào những chiều cuối tuần, phải không anh?
Nói anh đừng cười nha, Út trông đứng trông ngồi thư anh lắm đó! Biết anh có sao không mà vắng thư anh lâu quá!? Út lo cho anh và nóng ruột lắm anh à! Anh có hiểu cho Út của anh hông?
Hay là anh…? Ui… Cái tính bay bướm lả lướt hào hoa phong nhã của anh đó mờ…! Ghét quá hà! Út gh… lắm đó nghen…!
Anh của Út ơi! Nói anh nghe nè, ngộ lắm nhen! Có lẽ hiểu ý Út, nên mỗi lần sắp đến nhà mình mà không có thư cho Út thì từ xa chú đưa thư lại bước lánh qua bên kia đường. Riết rồi vào giờ thư thường đến Út hổng dám đứng trước nhà để trông thư anh nữa. Rồi Út có một chút hờn anh… một chút giận anh… Có tội nghiệp cho Út không, hả anh!?
Nhưng sáng nay thật bất ngờ, chú đưa thư lại xộc thẳng vào nhà, tay vẩy vẩy cái thư, miệng reo lên: “Cô Thắm… Cô Thắm…! Cô có thư nè… Cô có thư nè…!”. Mừng quá, Út đón lấy cái thư mà quên cả cám ơn chú ấy. Chắc chú ấy cũng thông cảm cho Út, anh há!
Anh ơi! Anh có biết Út của anh vui, Út của anh mừng đến dường nào không? Nhưng Út chưa vội bóc thư ra ngay, Út áp lá thư vào ngực mà nghe hạnh phúc tràn ngập vào lòng mình đó anh.
Ôi lá thư của anh! Lá thư từ mặt trận gởi về, Út nghe như còn thoang thoảng mùi hoa sim cỏ dại của rừng sâu núi thẳm lẫn mùi thuốc súng đó anh.
Anh biết không, vừa mở thư anh, Út vừa tưởng tượng những dòng chữ thương yêu vui vui lẫn đằm thắm thật lòng - những dòng chữ làm sao mà quên được ấy - mà anh thường dành cho Út của anh đó.
Nhưng anh ơi, Út sững sờ, thật sự sững sờ vì mấy dòng thư đầu anh viết toàn là chuyện đau lòng không hà! Út bị hụt hẫng anh ơi! Út bị chới với anh ơi!
Tiếng vợ anh Nghệ gọi chồng và khóc than thảm thiết khiến Út rùng mình, lạnh buốt cả người. Có lúc Út phải buông thư xuống, hổng dám đọc tiếp nữa. Nhưng trước tình cảnh quá đau lòng này Út lại ráng đọc tiếp để coi coi sự việc diễn tiến như thế nào.
Chuyện anh kể làm Út xúc động quá. Út đọc đi đọc lại thư anh mấy lần, mà lần nào Út cũng rươm rướm nước mắt đó anh.
Anh ơi! Út không ngờ hình ảnh vợ con anh Nghệ ruột đau quặn thắt, thất tha thất thểu, khóc sướt mướt ấy đã khiến anh liên tưởng đến Út như thế sao! Ôi, hình ảnh của Út đã in sâu vào tâm trí anh đến vậy sao! Út xin cám ơn anh, cám ơn nhiều lắm anh ơi! Út rất cảm động và ràn rụa nước mắt đó anh.
Giờ thì Út nói về chuyện của bạn anh - người lính viễn chinh David - mà anh đã kể cho Út nghe đó, nghen anh!
David trông chờ thư người yêu chắc là mòn mỏi lắm anh há! Hai mình ở trong nước đây mà cũng… mòn mỏi huống chi anh ấy. Tội nghiệp cho David quá, người yêu của anh ấy ở tận bên kia nửa vòng trái đất lận mà!
Hạnh phúc nhất của David ở nơi đây là khi thấy chiếc máy bay nhỏ lượn hai vòng trên đồn, thả xuống cái túi thư màu vàng. Ôi cái hạnh phúc đơn giản ấy của David sao Út thấy to lớn biết bao đó anh!
Hình ảnh David đem thư người yêu lên tận đỉnh đồi để đọc sao mà dễ thương quá, lãng mạn quá! Út nghĩ, chắc anh ấy muốn lên tận đỉnh đồi để vừa đọc thư người yêu vừa có thể nhìn thấy quê hương vạn dặm và bóng dáng người yêu bé nhỏ của mình ở nơi ấy.
Chắc hình ảnh anh khi đọc thư Út cũng không kém phần dễ thương, lãng mạn đâu, anh há! Mà anh thường đọc thư Út ở trên đỉnh đồi hay bên giao thông hào, dưới hầm sâu, hả anh?
Út biết - ở nơi mà cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi chỉ mành như anh thường nói với Út đó - anh trông thư Út ghê lắm. Út ở nơi này cũng vậy, trông thư anh lắm, trông tin anh lắm. Cứ nghe tin tức chiến sự đánh chỗ này đánh chỗ nọ mà Út đứng ngồi không yên, Út lo cho anh quá hà! Anh có hiểu cho lòng Út không!?
Anh ơi! Nhớ lắm cái lần Út đánh bạo rủ nhỏ bạn - là người yêu của anh Thắng ở cùng đơn vị với anh - đến thăm anh vào một chiều đông dưới cơn mưa dầm nơi anh đóng quân. Út thấy rõ lắm vẻ xúc động trên nét mặt phong sương rạm nắng của anh đó, và lần đầu tiên Út thấy anh… khóc khi anh cứ nhìn đăm đăm vào mắt Út mà hát cho Út nghe - và bài hát ấy đã không được hát trọn vẹn trong tiếng hát ướt đẫm nước mắt của hai mình :
Em đến thăm anh một chiều đông
em đến thăm anh một chiều mưa
mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều
… … …
Em đến thăm anh trời mưa gió
đường xa lạnh lùng
Và đây cũng là lần Út cảm thấy rất sợ ánh mắt anh nhìn Út đắm đuối sâu thẳm, anh ơi ! Ánh mắt ấy đã theo Út vào giấc ngủ mấy đêm liền đó anh!
… Cảnh vật quanh mình như mờ dần mờ dần rồi biến mất trong ánh mắt của hai mình…
- Hu… hum… mm…! Anh tha… am quá hà…! Cá… ám ơn anh…!
Út chào anh ra về, anh lại giữ tay Út chặt quá để thì thầm:
- Khoan về đã Thắm… ! Nán lại với anh xíu nữa đi mờ!
Út phải năn nỉ:
- Hổng được đâu anh! Giờ này chỉ còn một chuyến xe chót cuối ngày đang
chờ khách thôi đó anh! Út sẽ lên thăm anh nữa mờ!
Em với nhỏ bạn xuống ngang lưng chừng con dốc thì lại nghe có tiếng ai hát văng vẳng đâu đây … … …
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em
chìm trong ngàn xanh
Anh ước mơ một chiều thêu nắng
em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về
Út không dám quay mặt nhìn lại nơi anh đang đứng dõi theo bóng Út vì sợ mình chân bước không rời đó anh!
Anh biết không, trên đường về Út rấm rứt khóc khi nghĩ tới anh. Trời ơi! Anh của Út gian khổ quá, sương gió quá vậy sao !
Ôi! Anh của em vóc dáng rắn chắc chai lì phong sương thế mà dễ… mềm lòng vậy sao!? Thương quá hà!
Nói thì nói vậy thôi chớ Út biết tính anh lắm mà. Từ khi quen anh, Út đã biết anh rắn rỏi đầy nam tính nhưng gặp lúc… thì anh cũng dễ xúc động mủi lòng lắm.
Út ghẹo cái tính mủ mỉ mít ướt của anh một miếng đó nghen!
Thôi, thư đã khá dài Út xin dừng bút nha!
Vẫn luôn chúc anh của Út luôn mạnh khỏe với mọi chuyện an lành!
Út mong thư anh từng ngày đó!
Thương nhớ anh nhiều lắm,
Út Thắm của anh
TB: À… Nói nhỏ anh nghe, chẳng hiểu sao Út lại ưa lén mấy Soeur đọc thư và viết thư cho anh trong lớp. Viết mỗi bữa mỗi chút thôi, nhưng Út thích lắm. Hèn gì vị thứ hằng tháng của Út cứ luôn ở nhóm… “đội sổ”.
Tại anh đó… Út bắt đền anh đó nghen…!

Phạm Lê Huy (Los Angeles)



Cho Người Tình Chung
Trần Thị Mỹ Vân

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture2_1449718895.png


Xuân đi, hạ đến, thu tàn
Thời gian nối tiếp thời gian lạnh lùng
Sắt son giờ cũng phai hồng
Gió mưa giờ cũng mặc lòng gió mưa
Nỗi buồn đọng lại thành thơ
Những người năm cũ bây giờ ở đâu?
Môi cười cho ấm tim đau
Từng trang kỷ niệm bạc màu thời gian
Xuân qua, hạ hết, thu tàn
Đông về...sao để lá vàng còn rơi?

Bao nhiêu năm đã xa rồi
Vài hàng thơ viết cho người ... tình chung.

Truyện cười ngắn

Cầm lái…
Hai người say rượu nói với nhau: “Mày phóng vừa thôi, tao chưa muốn chết đâu”.
Người kia ngạc nhiên: tao có cầm lái đâu..
- Ủa tao tưởng mày lái! Nãy giờ sợ gần chết mà không dám nói!!!!


Những Cánh Hoa Thời Nhiễu Nhương
Thu Sài Gòn

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture3_1449719239.png

Người ta thường nói” trai thời loạn, gái thời bình “Như thế cũng cho thấy vai trò và số phận của một con người sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong bối cảnh quê hương, đất nước của chính mình. Cuộc sống là những chuỗi ngày đau thương, bất hạnh vì vận mệnh của đất nước bị chiến tranh giày xéo, hay tự do sung sướng rong chơi trong một đất nước thái bình
Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sọan nhạc đã khóc thương cho số phận con gái thời chiến , ví von người con gái như cánh hoa trong thời ly lọan, những vành tang quấn vội, những giọt nước mắt rơi nhanh, ai cũng xót thương và cảm thông cho những người con gái có chồng, có cha hay người yêu tử trận, họ dễ dàng cảm thông và cả thứ tha cho những người phụ nữ đó nếu chẳng may những người này có làm điều gì đó lỗi đạo, họ đều có thể thứ tha vì cho là hoàn cảnh đẩy đưa.

Thế nhưng, cũng có một thế hệ những người con gái như chúng tôi, vừa trưởng thành trong thời ly lọan, lại vừa được hưởng những ngày đất nước vừa chấm dứt chiến tranh . . . một thế hệ tưởng chừng như hạnh phúc đong đầy , thật ra lại toàn những đau thương bất hạnh ngập tràn. Nhiều người trong chúng tôi mất phương hướng sống , và đã làm những điều dại dột, những điều mà bây giờ khi đầu đã hai thứ tóc vẫn thấy lòng đau xót đến dại cuồng .
Chúng tôi đã ngờ nghệch để bị biết bao dối lừa trong cuộc sống, chúng tôi đã dại khờ đến làm hỏng cả đời mình lẫn người mình yêu thương.
Chúng tôi, một thế hệ những người con gái không ở thời lọan cũng chẳng ở thời bình. Ông bà ta xưa có câu “ Khôn cho người ta vái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét ”. Chúng tôi là những đứa con gái bị ở trong tình trạng dở dở, ương uơng đó của thời đại, của một thời kỳ mà chúng tôi cũng chẳng biết gọi tên là gì, có lẽ nên gọi chúng tôi là “những cánh hoa của một thời nhiễu nhương” là phù hợp nhất.
Có thể có nhiều người không đồng ý, và có khi còn chụp cho tôi một cái mũ to đùng là “Phản động”, người ta thái bình, người ta thống nhất đất nước mà bà bảo là nhiễu nhương, bà có hâm không đấy, dạ thưa, tôi không hề phản động, cũng không hề “hâm” chút nào . ..
Cái sự nhiễu nhương đó ở trong lòng mỗi người, trong nhận thức của mỗi người, cũng như ở hoàn cảnh sống lúc đó của từng gia đình, từng nơi chúng tôi cư ngụ, chúng tôi bị ảnh hưởng của tuyên truyền đến nỗi sự sợ hãi đi vào tận từng giấc ngủ . . . một sự hãi sợ không tên, cùng với ảnh hưởng bên ngoài xã hội tác động, đã gậm nhấm và bào mòn tâm tưởng chúng tôi, nhiều đứa chúng tôi đã muốn chết vì tuyệt vọng, những đứa khác như tôi chẳng hạn thì thấy trời như đã sập xuống chân mình, những mộng tưởng phút chốc vụt tan tành, chúng tôi đã sống như một loài thực vật vô tri giác, người ta muốn uốn nắn cành lá thế nào thì uốn . .. nhưng có lẽ khổn khổ nhất là những đứa gàn dở như tôi, có khi thì như loài cây tầm gửi, ai muốn nói gì, làm gì cũng mặc kệ, nhưng lắm khi lạị như một thứ cây đầy gai góc, ai cũng phải sợ khi sờ vào, có những lúc chán đời muốn chết, có những lúc ai bảo gì làm đó, nhiều lúc nghĩ lai thấy thật ngu đần. . . và có lẽ cho tới chết chắc tôi cũng không thể tự tha thứ cho sự ngu dốt khùng điên rồ dại của mình
Những mảnh đời đau khổ của thời đại chúng tôi nhiều vô kể, nếu có khả năng chúng tôi có thể viết thành “Trường thiên ký sự” hoặc quay thành bao nhiêu tập film hay hơn những film tình cảm tay ba của Korea cả ngàn lần ấy chứ, nhưng tiếc thay tôi chỉ là người kể chuyện kém tài nên cứ mộc mạc mà kể chuyện những đứa bạn thân của chúng tôi mà thôi. Các bạn có thấy không hay thì cũng đừng chê nhé. Dẫu sao thì cũng “Mua vui cũng được một vài trống canh” phải không các bạn.
Nào cùng nghe chuyện thứ nhất nhé.

Chuyện đời tự kể số 1
Tặng Thiên An thương yêu
Không hiểu sao tên các bạn học cùng lớp chúng tôi đa số đều mang tên những loài hoa, nhưng có lẽ lạ nhất là bộ tứ chúng tôi, bởi tên chúng tôi ghép lại là bộ “tứ bình” Mai, Lan, Cúc, Trúc.
Chúng tôi chơi thân với nhau từ những ngày đầu vào trung học, tình bạn kéo dài cho đến tận ngày thi xong tú tài một . . . Thật ra chúng tôi vẫn còn chơi với nhau, nhưng do hòan cảnh riêng của mỗi đứa nên không còn quấn quýt nhau như xưa.
Trúc vào Sài gòn ngay khi thi xong tú tài phần một, ngay khi chưa có kết quả và chúng tôi lạc nhau từ đó cho đến hơn ba mươi năm sau mới tình cờ gặp lại nhau trong đám cưới con gái một người bạn cùng lớp.
Cúc thì vào Sư Phạm ngay sau đó, ra trường đổi lên dạy học ở Phú Bổn, cuối cùng chỉ có tôi và Mai là còn bên nhau , dù là tôi đã phải đi làm ngay sau khi đậu tú tài phần thứ nhất, nhưng Mai thì vẫn ở Qui Nhơn.
Khi tôi lấy chồng về Bảo Lộc, Mai vào Sài gòn học đại học , chúng tôi ngăn cách nhau một thời gian, tuy nhiên không lâu sau thì tôi lại về Qui nhơn để sinh đứa con đầu lòng với quan điểm xưa “con so về nhà Mạ, con rạ ở nhà chồng”, và cũng vì một vài rắc rối tưởng chừng không lớn lắm ở gia đình nhà chồng.
Trong những ngày nằm chỗ đó, tôi đã để cho chồng mình đi chới với Mai, thậm chí còn khuyến khích hai người đi khiêu vũ với nhau, hai đứa tôi thân nhau cũng như tôi thương Mai đến độ, nếu ngày nào đó Mai yêu Sâm(tên của chồng tôi) thì tôi cũng không buồn và thậm chí còn chấp nhận, bởi tôi biết trước khi đến với tôi, Sâm đã yêu Mai, có lẽ Mai không chấp nhận Sâm nên anh mới đến với tôi. Riêng tôi, ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã yêu Sâm, thế nên tôi luôn sẵn sang bỏ qua mọi chuyện của anh
Sau hai năm yêu nhau thì Sâm cưới và đưa tôi về Bảo Lộc, tôi phải nghỉ việc ở Bưu điện QN theo ý của anh (lúc đó gia đình tôi đang có nhiều khó khăn, tôi phải phụ với ba mẹ lo cho các em ăn học), nên chuyện phụ lo cho các em đành đứt đoạn.
Về nhà chồng ở tuổi hai mươi, quả thật tôi cũng còn khờ khạo lắm, tự ái cũng nhiều, tủi thân cũng lắm, chính vì những vụng dại khờ khạo đó mà tôi đã phải cô đơn , phải một mình nuôi con trong suốt ba muơi năm qua.
Khi tôi sắp sinh con, cũng vì một sơ suất nhỏ của mình khiến cho mẹ Sâm nổi giận và nói “về nhà má mày mà sanh, ở đây không ai lo được”, thế là tôi đành phải quay lại QN, khi bà đuổi tôi thì Sâm đang đóng ở Hòn Tre, tôi cũng không cho anh biết gì, vì có nói anh cũng không nghe, và chắc không tin tôi bằng mẹ, tôi không muốn vì mình mà sứt mẻ tình mẹ con nên tôi âm thầm chịu đựng, và lại tự ái trong tôi lúc đó vẫn còn to lớn lắm, tôi chưa ngộ ra như bây giờ.
Sau ngày Đà Lat không còn được Quân lực VNCH kiểm soát , Sâm đi học tập cải tạo, tôi và đứa con trai nhỏ ở cùng gia đình chồng, một đứa con gái dân thành phố, chưa hề biết cầm cày, cầm cuốc, không biết làm gì trong những ngày hoang mang đó thì mẹ chồng tôi ra phán quyết, “má con bay tao cho ở chung nhà, nhưng tự kiếm lấy mà nuôi nhau, chồng bay đi cải tạo, tao còn phải lo thăm nuôi nó, bay làm gì đó thì làm chớ dứt khoát không thể ăn chung với gia đình tao”.
Tôi chỉ còn biết nuốt ngược nước mắt vào trong chứ bíết nói sao với quyết định của bà khi tôi chỉ là một người cô thân độc mã nơi xứ người. Cũng may tôi và con trai mình chưa kịp đói thì ba và chú tôi vào thăm, xin cho tôi về nhà thăm mẹ, vì má tôi đang bịnh, ba má chồng tôi đồng ý ngay. Và tôi đã rời gia đình chồng với một quyết tâm dấu kín trong lòng là sẽ không trở lại ( vì những ngày tôi ở đó ông bà cũng ngăn cản không cho tôi đi thăm nuôi chồng, bà và cô em gái dành phần đi thăm, cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu lý do tại sao bà lại làm như vậy, nhiều lần bạn tôi thúc hối tôi hỏi tại sao nhưng chưa kịp hỏi thì bà đã không còn trên cõi đời này.
Theo ba và chú về Qui Nhơn, lúc đó tôi mới nói với ba về quyết đinh của mình , ba tôi không nói gì chỉ cho biết là ba sẽ đưa gia đình về quê ở Quảng trị, tôi ôm con theo bà mẹ về lại ngôi nhà xưa của nội, ở đó tôi đã đăng ký thi vào trường sư phạm, dự định vào cao đẳng sư phạm khoa Anh , nhưng lúc đó, khoa tiếng anh dường như bị khai tử,mà thay bằng khoa tiếng Nga; vả lại phải theo học tới ba năm, tôi thương con còn bé dại nên thi vào trung cấp mầm non.
Sâm nhờ có các chú tập kết ngoài bắc về bảo lãnh nên anh chỉ phải học tập có 6 tháng trời, khi anh ra tù liền tìm mẹ con tôi, gặp lại anh, bao nhiêu hờn tủi trong lòng tôi như trôi hết, chỉ còn lại tình yêu vô bờ dành cho anh, chúng tôi đã sống lại những ngày trăng mật trong khốn khó của những ngày đầu thống nhất.
Thế nhưng cái bản chất hưởng thụ của trai nam kỳ đã khiến anh không chịu đựng nổi với nắng gió Quảng Trị, vả lại ở đó cũng chẳng có việc gì phù hợp với anh nên anh bảo đưa con trai chúng tôi về lại Bảo Lộc còn tôi thì ở lại học cho xong, chúng tôi bàn tính mãi cũng không biết tính sao nên cuối cùng vì yêu anh nên tôi chấp nhận cho anh đưa con về sống với anh và bên nội. Thật ra tôi nghĩ cũng chỉ như thế tôi mới không mất anh. Nếu tôi khư khư giữ con lại thì chẳng những trở ngại cho việc học của mình mà còn có nguy cơ mất luôn anh.
Ngày đó tôi còn ngây thơ và khờ dại lắm, thế nên tôi đã gặp một chuyện vô cùng uất ức trong trường mà phải cắn răng chịu đựng để học cho xong. Chính vì uất ức không dám tỏ bày cho ba mẹ, sợ ba mẹ buồn, nên tôi đã tâm sự với anh cũng như nung nấu trong lòng chuyện sẽ “ trả thù” những kẻ làm hại mình sau khi mình trở thành đảng viên, nghe tôi tâm sự như thế, anh đã không thông cảm mà còn sợ tôi.
Anh nghĩ chắc tôi sẽ vào đảng, sẽ trở thành đảng viên, sẽ tối ngày đi họp, tối ngày kiểm điểm và xét nét ngay cả chồng mình, thật ra cả hai chúng tôi đều ngây thơ và ảo tưởng. Tiêu chuẩn nào để tôi được kết nạp đảng chứ, đúng là ngu, cứ tưởng là đòan viên ( học sinh , sinh viên đến tuổi đều được xếp vào danh sách đòan viên) là sẽ đương nhiên thành đảng viên.
Anh buồn chán nên khi có đợt đánh nhau ở biên giới anh liền gia nhập Thanh Niên Xung Phong. Trong một lần giao tranh anh bị thương và ở đó, anh gặp lại Hồng, cô gái mà có thời anh đã tằng tịu trước 1975. Chính vì cô gái này mà khi Mai lên gọi anh và tôi xuống tàu di tản anh đã không đi.
Khi tôi tỉnh mộng, trở vào Nam tìm anh và con thì anh đã sống chung với Hồng, cô ta đến nhà khóc lóc nói tôi nhường chồng mình lại cho cô ta, vì cô ta không thể sống thiếu anh. Tôi đúng là dở khóc dở cười, nói, với anh sao đây khi mà lòng anh đã đổi thay.
Tôi thinh lặng, một lần nữa ôm con về nhà cha mẹ. Anh có hứa với tôi để thu xếp và quay về với mẹ con tôi, nhưng việc thu xếp của anh là một chuyến vượt biên cùng cô ta thay chỗ mẹ con tôi.
Sau này qua đến Mỹ anh có găp lại Mai, Khi biết chuyện của chúng tôi, Mai đã không tiếc lời nặng nhẹ anh. Anh vui vẻ chấp nhận những lời nặng nhẹ của Mai, và lại thường xuyên dắt hai đứa con sau này của anh với Hồng đến quán của Mai ngồi hàng giờ. Hồng biết nên ghen và bắt anh chuyển sang tiểu bang khácChuyện của tôi là thế đó. Cũng chỉ là một chuyện buồn nhỏ trong trăm ngàn chuyện buồn của những cánh hoa thời nhiễu nhương. Thời mà những người già như ba mẹ tôi thường nói “ hỗn quân, hỗn quan” hay “ quân hồi vô phèng”.
Cho tới bây giờ, cái đâu ngu đần của tôi vẫn còn yêu, còn nghĩ về anh. Tôi không thể yêu nổi người đàn ông nào khác sau anh, cho dù nhiều người có những ưu điểm và nhân cách hơn anh muốn đến với tôi . . . Không làm sao giải thích được, chuyện tình yêu là thế đó phải không ???
Có lẽ tôi phải tạm ngưng chuyện mình ở đây để các bạn còn nghe những chuyện đời khác nữa của các bạn tôi, phải vậy không ???
Thu Sài Gòn



Bên bờ sông tím
Trần Thanh Quang

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture4_1449720165.png

Em yêu ạ, trăng đã già mấy lứa
mối tình đầu se sắt nửa đời thôi
ta vẫn đợi bến bờ xa quạnh quẽ
con nước nào thê thiết một dòng trôi

em yêu ạ, tóc đã vài sợi nhớ
phả một màu thánh khiết cuộc tình thơ
em bến lạ sông đời đừng xoáy lỡ
để an nhiên ta hiu hắt bóng chờ

em yêu ạ , giá ta đừng rất Huế
nghìn trùng xa không cạn một mùa yêu
không ngăn cách ta em và mãi mãi
tội tình chi giọng nói gọi là kiêu

em yêu ạ , thôi thì xa xa mãi
hoa cúc này ta gởi lại sông xưa
xin mặc khải khối tình mình dấu ái
chuyến đò đời ai cũng một lần đưa.

giaohan
12-11-2015, 02:53 AM
Những Bài Toán Đố
AC Trần Minh Tân (73F)

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture1_1449802355.png

Ngày xưa khi học ở bậc tiểu học, chúng ta được học các môn tập đọc, tập viết, chính tả, tập làm văn, sử, địa, khoa học thường thức, vệ sinh . ..nhưng môn học được cho là quan trọng nhất không chỉ ở bậc tiểu học mà ở cả trung học hay đại học vẫn là môn toán. Hình như bọn con trai chúng tôi đứa nào cũng thích môn này hơn, vì chỉ cần lắng nghe, cộng thêm chút đỉnh thông minh, và biết suy luận là giải toán nhanh như gió, và điều quan trọng là khiến cho lũ con gái phục lăn ( vì các cô nàng đa số chỉ giỏi các môn học bài, hay văn chương mà thôi).
Cũng vậy, so với các môn hoá, lý, sinh ngữ thì Toán là môn học khá nhất của tôi, và cho dù các môn toán quỹ tích, hình học không gian, giải tích hay tân toán học gì gì đó cũng không sao làm khó tôi bằng những bài Toán Đố hồi học ở lớp Nhất ( bây giờ gọi là lớp Năm). Phải công nhận là lớp nhất có quá nhiều loại toán đố, và thật lòng mà nói, tuy giỏi toán nhưng bọn con trai chúng tôi không phải đứa nào cũng giỏi giống nhau mà có đứa giỏi những bài toán về động tử, có đứa lại giỏi về loại toán vòi nước chảy ra, vòi nước chảy vào, có đứa lại giỏi những bài toán “ vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn vừa được trăm chân . . . ” mà ở cái lớp nhất sao mà có nhiều loại toán đố thế không biết, nhưng với tôi chỉ là chuyện nhỏ, chỉ có những bài toán “ vòi nước chảy vào, rồi đồng thời lại có cả vòi nước chảy ra là tôi cứ sợ sợ thế nào ấy, cho dù cũng không khó gì, và tôi vẫn giải ra như thường, và như một định mệnh, những bài toán đố cứ đeo đẳng theo tôi suốt một đời cho đến tận bây giờ, gần bước vào cái tuổi “thất thập cổ lại hy” mà tôi vẫn cứ phải loay hoay mãi hoài với những bài toán đố không lời giải đáp của đời mình.
Thuở ấy, khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học thì cũng là lúc cuộc nội chiến của quê hương bắt đầu đi vào giai đoạn khốc liệt nhất kể từ ngày chia đôi đất nước. Sau cuộc chiến Mậu Thân không bao lâu thì Hạ Lào, tiếp theo Mùa Hè Đỏ Lửa nổ ra . . . Không khí như nóng lên từng ngày, cứ như một câu hát thời đó của Phạm Duy mà tôi vẫn còn nhớ đến tận bây giờ “ Ngày tháng hạ mênh mang buồn, lòng vắng vẻ như sân trường. Bầy phượng vỹ cũng khác thường, nhỏ tia máu trên con đường... ”. Thế nên chúng tôi, những đứa có trong lòng chút ít nghĩ suy về tương lai đất nước, cũng như nhìn thấy những bậc cha anh của mình hay thậm chí bạn bè cùng trang lứa đang từng ngày đổ mồ hôi và máu để bảo vệ cho sự an bình của đất nước thì không thể nào có thể an tâm ngồi lại giảng đường một cách an nhiên tự tại, Vậy là tôi và mấy thằng bạn cùng khoa rủ nhau gia nhập quân đội . . . Trong lúc chờ trình diện trường Võ Khoa Thủ Đức, thì một hôm mấy thằng bạn học cùng lớp đệ nhất ở trường cũ Nguyễn Công Trứ rủ đi xem film “Doctor Zivago” đang chiếu ở Rex; sau đó lại nghe tin thằng Tĩnh, bạn cũ vừa từ quân trường Thủ Đức được về phép thăm gia đình nên chúng tôi lên nhà thăm nó.
Sau một hồi tán dóc, cả bọn kéo nhau về, tình cờ ngang qua cổng Phi Long, nhìn thấy tấm bande role với hàng chữ “ Chào Mừng Các Bạn Trẻ Gia Nhập Binh Chủng Không Quân” với “ khúc tình ca hàng hàng lớp lớp ” thanh niên đang chen lấn nhau để xin mẫu đơn tuyển mộ, bỗng dưng hình ảnh của anh Thặng ( Thặng Fulro), oai hùng trong bộ combinaison mà tôi có cơ hội gặp mỗi lần gia đình có đám giỗ ông bà ngoại, hiện ngay ra trong đầu tôi, thế là cả lũ rủ nhau ghi danh, bon chen mãi chúng tôi cũng xin và điền được tờ đơn gia nhập quân chủng hào hoa nhất nước thời bấý giờ . . .
Sau khi điền và nộp đơn lại, bọn chúng tôi nhận được lịch khám sức khỏe vào những ngày khác nhau, ở Trung Tâm Y Khoa của BTL/KQ trong sân bay Tân Sơn Nhất. Khám sức khỏe của Không Quân có lẽ khó nhất là khoa mắt, tôi nhớ đứa nào cũng sợ khi gặp “hung thần Lữ ”, nhìn lạng quạng, trả lời ngập ngừng về những con chữ trên bảng là coi như nghiệp phi hành đành đóng cửa, còn tân tuyển như bọn chúng tôi thì coi như rớt là cái cẳng ( mà cũng phải thôi, phi công mà kém mắt thì nguy hiểm quá còn gì). Hồi đó nghe nói vấn đề răng bên KQ cũng khá là khó, vì nghe mấy người lớn trong nhà nói “ Không Quân đang lái máy bay mà nhức răng thì làm sao mà lái được”, thế nên bọn tôi cũng lo, vì hình như đa số dân Nam kỳ chúng tôi răng được coi là không tốt bằng người Bắc và người Trung vì chúng tôi thường hay uống trà đá khi ăn cơm . . . Tuy nhiên khi gặp nha sĩ Từ Hùng Bình thì coi như không có gì ghê gớm lắm, răng sâu thì chỉ việc trám là xong; tôi nghĩ chắc chỉ có thằng nào bị mất “hàng tiền đạo” thì mới “out” thôi. Còn về cân nặng và chiều cao thì không lo . . .50kg thì tôi vừa đạt, còn 1m60 thì tôi lại còn dư tới 15cm, thế nên tôi được lọt vào binh chủng Không Quân ngon ơ, cả đám hôm đó đi khám chỉ mình tôi đậu, thế nên khi có lệnh gọi là tôi âm thầm rời bỏ Sài Gòn, không cho đứa nào biết sợ bọn nó buồn.
Tôi nhập ngũ ngày 15/3/1973. Vào trại 900 của thượng sĩ Tiến ở cổng Phi Long, nằm chờ ra Nha Trang, và mặc dù cùng khám sức khỏe một đợt với nhau, nhưng chuyển ra Nha Trang khác ngày nên mang tên khóa khác nhau, tôi rơi vào khóa 73F, khóa này coi vậy mà lại là khóa có đông tân khóa sinh nhất ( chắc vì vậy nên bọn chúng tôi cũng “nhiều chuyện” nhất thì phải).
Khỏi nói thì chắc người nào cũng không quên ngày đầu tiên bước chân ra khỏi chiếc C130, chúng tôi đã được đàn anh đón tiếp như thế nào, chào Đại Bàng ra sao, và cả những ngày tháng huấn nhục, cùng với mùi mồ hôi đi vào tận giấc ngủ, cho đến ngày tắm suối tiên trong đêm lột xác, những ngày chống thế chờ ở phạn xá, những khi nuốt nhai ớt mà phải cố gắng tưởng tượng ra mùi thơm ngọt của trái chuối, cả những khi khát cháy họng phải uống cả nước tiểu của chính mình mà vẫn nghe ngon làm sao. Thế nhưng tất cả đều có thể quên và tan biến nhọc nhằn khi nhận thư người yêu . . .
Tôi thì lại không có được cái may mắn đó, người tôi yêu là một cô tiểu thư học cùng lớp, là con một nên cá tính cũng rất khó chịu, và có lẽ cũng vì cái thằng tôi có quá nhiều mặc cảm, cũng như không có khả năng ăn nói lắm nên hai đứa mỗi lần gặp nhau chỉ nói được vài câu là có phong ba bão táp, và tôi luôn luôn là người “lãnh đạn” ( có lẽ đó cũng là một trong những lý do tôi không cho nàng biết tôi gia nhập Không Quân), hy vọng ngày nào đó, khi gắn Alfa, áo mão xênh xang về trình diện may ra nàng có “cảm động” mà yêu tôi thêm chút nào hay không . . . Thế nhưng mọi việc đều không như dự tính của tôi, khi gặp lại, nàng không trách móc gì chuyện tôi lặng lẽ “biến mất”, nhưng chỉ phán một câu : “Tui ghét Không Quân lắm, bay bướm tùm lum, tui chỉ thích Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù hay Biệt Động Quân thôi, ông có ngon thì đi lính tác chiến đó đi ”( có lẽ cô nàng không biết là lái Trực Thăng thì cũng đâu có kém hiểm nguy, nhưng tôi làm sao cãi lại nàng được). Thế nên có lẽ tôi là người ít có cơ hội nhận được thư tình nhất trong đám . Tuy nhiên tôi và Trung Sơn lại là hai thằng viết thư tình giùm cho mấy thằng bạn cùng khóa nhiều nhất, dù hai thằng tôi chẳng có thư của “bồ ruột” bao giờ ( thư tình dạng kết bạn bốn phương, em gái hậu phương đó mà). Thế nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn cứ yêu mỗi mình nàng, cho dù nàng có trái tính trái nết cỡ nào tôi cũng vẫn thấy đáng yêu mới chết chứ.
Sau khi gắn Alfa, chúng tôi được học anh văn giai đoạn một ở Nha Trang, sau đó chuyển về học ở trường Sinh ngữ Quân Đội Sài Gòn ( ở gần ngã ba chú Ía), lẽ ra chúng tôi sẽ được đi Lackland học tiếp sinh ngữ trước khi học bay ở Fort Rucker hay một nơi nào đó ở Hoa Kỳ thì đùng một cái, Mỹ cắt viện trợ, cả đám còn ở VN được đưa vào trường sĩ quan bộ binh Long Thành để học quân sự giai đoạn 2&3. Chúng tôi được vào Tiểu đoàn 3 khăn xanh gồm các Đại đội 31,32,33 và 34; Tiểu đoàn 4 khăn Vàng gồm các Đại đội 41,42,43 và 44. Các bạn ở Mỹ về vào Tiểu đoàn I khăn đỏ, gồm các Đại đội 11,12, 14 và 15 ( không có ĐĐ 13, vì trước đó đđ 13 bị vc đặt mìn claymore chết cả trung đội nên từ đó không có số 13 nữa). Đến đầu tháng Tư các anh em của Võ Bị Đà Lạt khóa 30/31 và 32 vừa mới gắn alfa cũng được chuyển về ở chung với chúng tôi. Khóa 28 và 29 được cho ra trường sớm.
Vài ngày sau được lệnh di tản về trường BB Thủ Đức cũ ở Chợ Nhỏ ( hay còn gọi là đồi Tăng nhơn Phú). Anh em SVSQ/KQ chúng tôi được bố trí canh gác sát bờ rào phòng thủ của trường. Tôi ở đại đội 41, đóng chốt ở cổng số 9, là cổng sau của trường. Sáng 30/4/1975 chiếc xe tăng PT 76 của cộng quân lù lù từ cổng trước lao thẳng vào cổng sau của trường, vừa chạy vừa bắn như vãi trấu, bọn chúng tôi chỉ có M16, nhưng cũng cố chạy theo bắn, chiếc xe tăng như con trâu điên, ủi vào các ụ phòng thủ chạy tọt ra khỏi khuôn viên nhà trường. Ngay sau đó Bộ Chỉ Huy Liên đoàn Phòng Thủ cho mấy chiếc GMC lấp vào chỗ trống ở cổng 9, thế nhưng chỉ khoảng 15 phút sau, cái khối sắt điên đó lại ủi những chiếc GMC trở vào trường, chúng tôi lại bắn, nhưng M16 chẳng nhằm nhò gì, AC Bình già khóa 72F đã dùng cây M72 ( mỗi trung đội được trang bị hai cây M72) để nã vào khối sắt này. Anh Bình gìa khai hỏa lớ quớ sao để bàn tay trái sau ống phụt hậu nên bị đứt rời hết mấy ngón tay, nghe tiếng la đau đớn của Bình, bọn tôi chạy đến và tôi là người nhặt được những ngón tay của Bình.
Khối sắt này sau cùng cũng bị những đàn anh có kinh nghiệm ( những anh này về học khóa Tham Mưu) bắn cho đứt xích, chiếc xe điên cuồng bắn loạn xạ vào các lô cốt phòng thủ, đây là lúc AC Trịnh văn Tá, khóa 73F hy sinh cùng với một vị trung tá của trường BB, chiếc xe tăng lúc đó cũng là điểm tác xạ của chúng tôi, nên cuối cùng nó cũng phải dơ cờ trắng đầu hàng . . . Không bỏ lỡ cơ hội rửa hận cho đồng đội. AC La văn Tường 73C (dân Fort Rucker về) rút chốt lựu đạn quăng vào con trâu sắt điên đó, và nó bốc cháy trong tiếng hò reo sung sướng của chúng tôi, nhưng niềm vui không kéo dài được lâu, tên hàng tướng big Minh đã kêu gọi chúng tôi buông súng vô điều kiện . . .
Không ai nói với ai được lời nào, những giọt lệ nóng bỗng dưng trào ra trên khóe mắt của tất cả chúng tôi, cả đám ngơ ngác nhìn nhau như những đứa trẻ bỗng dưng bị cha mẹ đưa mình ra giữa chợ vứt bỏ. Chúng tôi bàng hoàng nhìn nhau trước khi tan hàng, im lặng nhìn nhau, không một lời nào được thốt lên trong giờ phút đó, kể cả lời nói từ biệt nhau ( cũng có một vài thằng con ông cháu cha được cha mẹ lo cho di tản trước đó, cùng với những quan chức đào ngũ, và bọn chúng cũng lặng câm không một lời từ giã, nhưng niềm đau uất hận như chúng tôi vào giờ phút đó chắc hẳn là bọn chúng chẳng bao giờ có được).
Sau khi lão nhục tướng Minh cồ tuyên bố đầu hàng, lũ chúng tôi như đàn ong vỡ tổ, cứ thế lội bộ về Sài Gòn, đứa nào may mắn có gia đình ở Sài Gòn thì còn đỡ, những thằng ở tỉnh như bọn tôi thì phải ở ké nhà bạn và kiếm đường về miền Tây ( còn may hơn những thằng ở miền Trung và Cao Nguyên, vì không biết cha mẹ anh em mình còn hay mất), lương hai tháng rồi không được lĩnh, trên đường từ trường ra ngã tư Thủ Đức, chúng tôi chạy vào Cư Xá Kiến Thiết để đi tắt ra hãng bột giặt Viso, người dân thấy chúng tôi như thế thì có người chạy theo đưa cho cái áo, cái quần civil và dúi cho vài ngàn đi xe, nhưng làm gì có xe cộ, chúng tôi dắt díu nhau, nhắm mắt đi qua những xác người rải rác trên xa lộ, nhắm mắt lội qua cầu Rạch Chiếc, mà hai mắt nhòe nhạt vì thương xót cho thân phận, cho quê hương đất nước, và ngơ ngác tự hỏi tại sao lại như thế này . . . khi đi ngang cầu Rạch Chiếc, những thằng cơ hội, mà người Sài Gòn gọi là “cách mạng 30”, không biết súng ở đâu mà chúng khư khư trên tay, cùng với chiếc băng đỏ trên cánh tay, chĩa súng vào chúng tôi hạch hỏi:“giờ này mà còn mặc đồ này” bắt chúng tôi cởi quần, và bạn tôi, AC Qưới, khóa 73F phải mặc slip lội về tới Sài Gòn mới vào nhà bạn kiếm quần dài mặc vào.
Thật lòng mà nói không phải bọn chúng tôi sợ hãi hay hèn nhát gì, nhưng tất cả mọi sự diễn ra quá nhanh chóng khiến chúng tôi bàng hoàng đến độ không thể nào thích nghi được, mà không chỉ chúng tôi mà đối với mọi người trong cả nước 30/4/1975 là một giấc mộng kinh mang, những kinh hãi trong cuộc đổi đời, những nỗi sợ không tên rình rập, những kẻ cơ hội đi hôi của, Commissary nằm cạnh cầu Sài Gòn bị đập phá và những thùng hàng hóa như các loại đồ hộp của Mỹ, đường sữa, bánh kẹo, thậm chí cả gạo cũng được kéo ra bày bán đầy trên những hè phố, có lẽ chỉ những người được coi là “kẻ thắng cuộc” chú tâm đến những “ chiến lợi phẩm”đó như những chiếc muỗng, nĩa, nhưng chiếc ca uống nước bằng Inox của Mỹ là được họ quan tâm, còn những người như chúng tôi thì lúc đó chỉ lo đem vứt bớt hay tẩu tản những thứ được gọi bằng cái tên dễ sợ là “ tàn dư Mỹ Ngụy” . . . Và trong lúc khó khăn đó thì Bài toán đố của đời tôi bỗng xuất hiện, tôi băn khoăn không biết phải làm gì trong những ngày tháng này, về quê là đương nhiên, thế nhưng tôi không thể naò không nghĩ đến nàng. Tôi tự hỏi , không hiểu sự đổi đời của cả nước như thế có phải là cơ hội cho chúng tôi đến gần nhau dễ dàng hơn hay không, những quan niệm về “ môn đăng hộ đối” chắc giờ này không còn là rào cản, nhưng thực ra, vấn đề không nằm nơi ba mẹ nàng, mà nằm ở nơi nàng thì phải, cuối cùng tôi về quê, cùng với hai đứa em gái và cả với nàng ( với sự cho phép của ba mẹ nàng). Gia đình tôi chào đón nàng với tất cả yêu thương trìu mến, và cho dù người miền tây chúng tôi không thích gả, hay cưới con cho người Bắc hay người Trung, nhưng gia đình tôi lại rất yêu thương nàng, nhất là ba tôi, ông đặc biệt yêu quý cô bắc kỳ nho nhỏ là nàng, cả chú Bảy , anh Ba và anh Năm, tôi những tưởng rồi chúng tôi sẽ là của nhau, thế nhưng, cuộc đời quả là khó đoán, cuối cùng thì chúng tôi cũng đành mất nhau, chẳng vì đâu . . .
Cuối cùng tôi đã đánh đu cuộc đời mình với người phụ nữ khác, người mà trong một đêm bất chợt tỉnh dậy thấy nằng nặng ở ngực, cảm giác như bên cạnh mình có một thứ giống cái thì phải, mái tóc bết mồ hôi trong một đêm hè, con thú trong tôi bừng dậy và kết quả là một bào thai tượng hình, tôi đành phải nhắm mắt giải bài toán đố mà cuối cùng ra tới ba đáp số, nhưng dường như tất cả đều sai, tuy vậy tôi vẫn phải chịu vì không còn lời giải đáp nào. Người ta bảo, sống chung mãi rồi sẽ quen, sẽ có tình cảm, sẽ yêu thương, tôi công nhận một điều là cũng có, có vì cái con thú đực và cái trong chúng tôi cần phải có nhau, nhưng tình yêu thì dường như chẳng bao giờ có được. Tôi là thằng đàn ông khá là đơn giản, không đòi hỏi gì nhiều trong tình yêu, hay đời sống gia đình, miễn là đừng đòi hỏi gì quá đáng, bổn phận làm cha, làm chồng tôi vẫn chu toàn cho dù cuộc hôn nhân của tôi không có tờ giấy lận lưng, nhưng tôi vẫn làm tròn bổn phận, cho dù có nhiều lúc thấy quá cô đơn, phải đi tìm điều gì đó bên ngoài người được gọi tên là vợ, cuộc sống trong những tháng năm được gọi là “thời bao cấp” đã khiến nhiều lúc tôi chẳng còn nhớ gì đến ngày tháng cũ, nhưng dường như trong tôi vẫn có cái gì đó trống vắng, cái gì đó mà không thể nào có ai bù đắp được, và cuối cùng thì tôi mới hiểu cái mà không ai, không gì bù đắp được đó chính là “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” năm xửa năm xưa của mình, và đúng như bài thơ của một tác giả nữ, mà tôi tình cờ đọc ở đâu đó.

Khi xa em
anh thắp đuốc nghìn phương soi người đẹp
những Tây Thi, Đắc Kỷ cũng dễ tìm
duy chỉ có phiên bản của em là thất lạc
Phiên bản của em
người con gái đã đi qua đời anh
long lanh biển mắt buổi đầu
môi hôn thiết tha gặp lại
tình yêu không hề nói
vẫn đầy chật buồng tim
Người ta có thể yêu nhiều lần từ lúc biết yêu
cho đến khi không còn yêu được nữa
ngày và đêm rồi cũng theo nhau
những hạnh phúc trôi qua không ngừng lại
ai chà đạp tình yêu
thì hạnh phúc chẳng còn
Khi anh không còn em
Ngày và Đêm giống nhau hết sức
ngày có lửa trời nóng nực
đêm bén ngót đêm đen
Chào em, hạnh phúc của anh
phút thoảng qua đau nhói
những ngày đêm héo mòn chờ đợi
cuộc sống riêng tì vết của mỗi người
những nỗi buồn chen lẫn niềm vui
sự đổ vỡ bất ngờ đến thế ?
Khi hạnh phúc bay đi lặng lẽ
cái mắt của đời ngước mắt tráo trưng
anh và em lẽ nào chỉ là những chứng nhân
cái o ép của đời bắt ta quay mặt lại
bên hông đời còn bày những con diều giấy
những hình nhân biết múa biết cười
những nông cạn bên trong
những hào nhoáng bên ngoài

những sâu thẳm chỉ đời biết được . . .
Tưởng như mình kết thúc
ngỡ mình sẽ nguội lòng yêu
lẽ đâu dễ dàng như thế
nên hoài hoài nhớ nhau
người ta có thể yêu nhiều lần từ lúc biết yêu
cho đến khi không còn yêu được nữa
có ai tan vỡ chẳng buồn ?
Chính là anh đã mất em
chính là anh đã mất
phiên bản thứ hai của em không bao giờ anh còn bắt gặp
dẫu trên đời vẫn có những Tây Thi
những sắc đẹp và những con người mới
anh sẽ còn ôm đến cuối đời
phiên bản tình yêu em chẳng bao giờ gặp lại
dẫu cho anh thắp đuốc đi tìm . . .
Và như thế
đời bình yên hay đời sóng gió
hạnh phúc tầm thường hay hạnh phúc cao sang
những gặt hái trong đời anh nếu mai này tính lại
có lẽ nào không có mối tình em
( thơ Phạm thị Ngọc Liên)

Những tưởng thế là yên mãi một phận đời, dù thi thoảng có nhớ đến nàng nhưng cũng chỉ là nhớ thế thôi, tôi cũng chẳng hy vọng gặp lại nàng, vì tôi định cư ở Sài Gòn cả mấy chục năm nay, nếu nàng còn ở VN, có lẽ nào chúng tôi chẳng một lần gặp mặt dù tình cờ . . . Nhưng dường như những oan nghiệt cuộc đời vẫn luôn đeo đẳng, thế nên khi tôi dự định an phận thủ thường với những gì thượng đế đã an bài, khi tôi dự định chôn hẳn cái quá khứ vàng son một thời theo một nghĩa nào đó thì “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” bằng xương bằng thịt lại hiện về, bài toán đố nữa lại xuất hiện, và lần này, bài toán đố nhất định phải có lời giải đáp, và cho dù ngoài kia có là phong ba bão táp đi nữa thì tôi vẫn phải giải cho xong bài toán đố này. Tôi phải mở to mắt mà bước đi, tôi có cảm tưởng lần này mới là bài toán đố đích thực của đời tôi, nếu không giải chính xác thì chắc là có chết tôi cũng không tài nào nhắm được mắt.
AC Trần Minh Tân (73F)




Truyện cười ngắn

Nhà xác..
Cháy lớn tại bệnh viện. Sau khi dập tắt đám cháy một lính cứu hỏa báo cáo với chỉ huy:
- Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn! Tại tầng hầm chúng tôi cứu được 9 nạn nhân. Đã làm hồi tỉnh được 4, còn 5 người kia rất tiếc đã chết.
Viên chỉ huy nghe xong liền ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại ông ta mới thều thào nói:
- Chúa ơi! Dưới tầng hầm là cái nhà xác của bệnh viện mà.

giaohan
12-12-2015, 08:24 PM
Đời Phi Công
và Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture1_1449951545.png

Dường như nhiều người ở cùng độ tuổi với chúng ta, nghĩa là U 70 và U 60, và nhất là những chàng trai yêu nghiệp bay bổng năm xưa, rất ít người không biết đến tên tuổi của nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với tập truyện “Đời phi Công ”của ông, và dĩ nhiên tôi cũng không phải là một ngoại lệ.
Tôi “biết” ông từ những ngày còn bé, khi mới bước chân vào lớp đệ thất của một trường Soeur. Tôi dùng chữ biết trong ngoặc kép bởi vì một con nhóc như tôi thì làm sao biết được ông, tôi biết là biết tác phẩm “ Đời Phi Công” của ông thì đúng hơn, ngày ấy tôi rất may mắn có được ông thày dạy môn Việt Văn là thày Vũ linh Châu, chương trình của chúng tôi học có phần truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn văn Ngọc, giờ học nào chúng tôi cũng được nghe đọc truyện, và thày tôi dường như thấy còn nhiều giờ trống nên thày hay đọc cho chúng tôi nghe nhiều tác phẩm khác, trong đó có hai tác giả mà tôi yêu thích và nhớ mãi cho đến giờ là nhà thơ Nhất Tuấn với tác phẩm “Truyện Chúng Mình” và nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với “Đời Phi Công”, và mặc dù còn bé, và là dân kẹp tóc, tôi cũng bắt đầu thấy yêu thích cuộc sống như những cánh chim bằng . . . Những lá thư viết cho cô Phượng, kể về hành trình qua những phi trường xa xôi như Marakech . . . đã làm cho đầu óc chúng tôi đôi lúc cũng mơ mộng đến những chân trời xa lăng lắc đó, và những chàng trai yêu nghiệp bay bổng thuộc Không Lực VNCH chắc hẳn đã đọc qua tác phẩm này hoặc chí ít cũng có nghe tên tác giả và tác phẩm, cũng như đôi điều về sự nghiệp của ông, cũng như tôi ngày còn bé, dù chưa một lần gặp ông, chưa một lần biết ông nhưng luôn tự hào và hãnh diện về ông, một người VN đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian.
Ba chữ “ Đời Phi Công”, luôn gợi cho ta trí tưởng tượng về những chân trời xa xôi, những chuyến bay đêm trên bầu trời đầy sao với ánh trăng huyền ảo, cho dù chưa đọc được nội dung cuốn sách
Đặc san “ Fort Rucker Ngày Về” hân hạnh được in lại một đoạn ngắn trong tác phẩm “Đời Phi Công” của Nhà Văn Không Quân Việt Nam Toàn Phong được dịch sang tiếng Anh cũng như được vinh dự đón tiếp ông bà trong ngày hội ngộ bên bờ Tholocco
Chân thành cám ơn và chúc sức khỏe nhà văn
Thay mặt Ban Biên Tập
Phạm Thiên Thu




The Eagle's Wings
by Toan Phong

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Image1_1449951648.jpg

Toan Phong is the pen name of Dr. Nguyen Xuan Vinh, Commander of the South Vietnamese Air Force from 1958 until 1962 when he resigned and came to the United States. In 1965 he received his doctorate, the first Ph.D. degree in Aerospace Engineering Sciences conferred by the University of Colorado. In 1972 he was awarded a national doctorate in Mathematics by the University of Paris, France. He joined the University of Michigan in 1968 as an associate professor of Aerospace Engineering and was promoted to the rank of professor in 1972. As a scientist and educator, he has published three books and more than 100 papers in mathematics, astronautics and trajectory optimization. In 1994, he was given the Mechanics and Control of Flight Award by the American Institute of Aeronautics and Astronautics. In 2006, he won the Dirk Brouwer Award, awarded by the American Astronautical Society, for outstanding lifetime achievement in the Field of space flight mechanics and astrodynamics. He is a member of the International Academy of Astronautics and a foreign member of the French National Academy of Air and Space.
In 1960, to promote a cadet recruitment program for the newly created Air Force Academy in Vietnam, he wrote a novel: Pilot's Life. The novel became a best seller (now in its sixth printing) and the author was awarded Vietnam's National Literature Prize. The novel is in the form of a series of letters written by a pilot to his sweetheart. The Eagle's Wings is a translation of one such letter. It was originally published in Empire Magazine with the illustration by Oliphant, a cartoonist winner of a Pulitzer prize.
Nha Trang Air Base:

Dear Phuong:
Do you remember that day in August, just before the Autumn Festival, when we went window shopping in Hanoi? You were attracted by a beautiful Japanese doll on display among other colorful toys inside a shop window. I remember you suddenly exclaimed, "What a beautiful doll!"
Yes, the doll was beautiful. I can still see her dressed in her Japanese kimono, with high-combed dark hair holding in her hand a light green umbrella decorated with small, pink cherry blossoms. With her fair complexion, and her dark eyes wide open, she looked like you. She was beautiful!
I can still see you standing there, hypnotized. I knew you wanted to have the doll, and a vague sadness made my heart sink. I knew that you realized I was just a 14-year-old student from a family of modest means, looking at my future as through a layer of morning fog. After a moment of hesitation, you pulled my hand and said, "Let us go home."
We went home silently, deep in meditation, not talking to each other the rest of the day. You were sad, not getting what you wanted, and I was tormented by a multitude of empty thoughts.
It's hard to believe that it has been 10 years since that day. You are now a college student, full of bright promise for the future. And, through several turns of destiny I have become a military pilot spending day after day in my flight cabin, floating along different sky routes, above white cotton clouds.
For the past six months I haven't flown those long-range routes; it's almost like being grounded. Last December, I was appointed as an instructor pilot at this flight training base. It is true that in my profession I am happy with any flight assignment; but after many years of flying distant routes to new and exciting horizons, I cannot chase away some vague, sad feeling when I sit here looking through the window at the antics of students pilots practicing landings on the runway. They are like young birds flapping their wings when the sun rises, learning to fly by little hops, maybe wandering a little farther each flight into the valley, but they always hurry back and land at this base, which is nestled in the forest near a beautiful resort beach. In spite of this, my life seems empty here.
Yesterday, I received a little box sent from Japan by a pilot friend. I opened the box and found a small Japanese doll with a little note: "A souvenir from Tokyo". I smiled, thinking of the thoughtfulness of my friend, and instantly there came into my mind the memory of our stroll that day in autumn.
Time passed and we grew up. Our wishes and also things which were dear to us have all changed with time. The Japanese doll may be just a child wish to you, but it is still dear to me. It reminds me of my first flight to Tokyo.
Saigon-Tokyo is just one route among others, but it is the one that impresses me the most because it is the route to the North. A century ago, when Vietnamese foot soldiers were sent to outposts far North along the Chinese border, they carried a spear, and a pack on their backs. They walked north along dirty roads, through the valleys and through the jungles, for several days before reaching their destination. Their wives were left behind. The husbands would come back after three or four years. There were those who never came back. On their way to the frontier they would sing the popular song:
"My dears, who want to go with me
To these isolated outposts?..."
Now we share their feelings each time we fly north. High above the ocean, above the cotton clouds, we see nothing. But we know that somewhere to our left, there are the Vietnamese Sierra, and through them there are dirt roads leading from South to North. Farther north, it is dark, and there are 45 million other Vietnamese living painfully behind the bamboo curtain. There is nothing we can do for them except give them our prayers.
I could feel it, flying on a moonless night. Outside the plane there was a multitude of stars in the deep ocean of nocturnal sky. The most beautiful place in the world is our homeland, you used to tell me each time I came to bid you farewell for a new trip to a far horizon. In flight my world was reduced to my flight cabin and also my homeland sank into it. Already I could feel the emptiness outside as the oncoming night spread beneath the wings of my airplane. I certainly had no impression of time, and for a moment as I shut my eyes I could hear the propellers cutting into the wind, lifting the airplane up and away into the golden silence of the night.
In the dark I could see my crew passing around their last cigarette. I could see its luminous point glow in the darkness, move to another place and finally stay in the hand of the mechanic meditating in a corner. He always meditated in flight. In another corner, in the yellow light of a tiny lamp, my navigator was working on his map. He scribbled a note and handed the piece of paper to me-Route 025. I gave him a smile nodding and at the same time banked the airplane to the right, leaving the Vietnamese shoreline. We'd arrive in Hong Kong at four o'clock in the morning, and then on to Tokyo. The radio operator was sending a message in code to Hong Kong control. At that time you were sound asleep. Did you have a dream, I wondered? I had a dream that night. I had a vision of a day when I could bank to the left and land in the peace of a fresh morning on an airfield somewhere in the North, a North Vietnam free of oppression. But that night we were floating above the clouds in the dark of the night, and we were steering toward the high seas and away from home.
I had supper in a small restaurant in Tokyo the next evening with my crew. Like a group of nomads we had wandered through the crowded streets of the city all that afternoon. It was a routine flight, the night before. It was as if we had flown on a night of full moon with its faint glow over the banks of fog below. Memory of the flight had vanished, and gone too was my dream of last night. Like somnambulists, we walked through the streets of Tokyo and did some shopping. Our mechanic, who was meditating last night, was at the airport supervising the refueling of the airplane for the next flight. He was always alert while on the ground.
Dear Phuong, my friend bought me the Japanese doll on an afternoon such as I just described. She is now standing on my desk, starring at me with her wide-open eyes while I am writing. I hope that your busy life in the city hasn't changed you much, because even though we pilots have flown to many new horizons, we cherish the dream that we will return to the homeland and find it as beautiful as before.
If you still want to have the doll of your dream when you were a little girl, I will send her to you.



Truyện cười ngắn

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Picture3_1449951767.png

Trốn trại…
John vừa nhập ngũ, trong lòng tràn đầy hứng khởi.
Ngày đầu tiên họ phát cho anh cái lược, ngày hôm sau họ lôi anh ra cạo trọc đầu.

Ngày thứ 3 họ phát cho anh tuýp thuốc đánh răng, ngày thứ tư họ nho răng của anh.
Ngày thứ năm họ phát cho anh cái quần, ngày thứ sáu anh trốn trại ...

giaohan
12-17-2015, 03:27 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/tt1_1450322296.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/tt2_1450323100.JPG
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/tt3_1450323142.JPG
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/tt4_1450323199.JPG
http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/tt5_1450323228.JPG
(Nguồn: Bài đăng trong nguyệt san KBC số tháng 8/2015)

giaohan
12-19-2015, 07:18 PM
Còn rất nhiều điều để nhớ
Phạm Thiên Thu

http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Pictuvre1_1450551919.png

Anh yêu dấu tháng tư về rồi đó
Màu phượng xưa như máu đỏ sân trường
Tháng tư về ta mất nhau từ độ
Loạn binh đao - Đất Nước phủ màu tang
1.
Vạt nắng cuối tháng tư vẫn còn vương vất khoảng sân trước nhà có dàn hoa Sử quân tử cho dù trời đã trở màu chiều khiến không khí dường như ngột ngạt hơn, không khí khó chịu này làm Quỳnh bất chợt nhớ đến những ngày tháng tư của khoảng bốn mươi năm trước, ngày mà Quỳnh đang ở vào cái tuổi “Bẻ gãy sừng trâu”…
- Chị Quỳnh có điện thoại nè, tiếng cô em gái làm Quỳnh trở lại thực tại.
- Ai vậy Như.
- Hình như là chị Phúc, em không chắc lắm, nghe giọng hơi lạ một chút, chị nghe đi.
- Alo, Quỳnh nghe đây, ai vậy?
- Tao nè nhỏ, mày làm gì đó, có rảnh nói chuyện nhiều được không?
- Cứ nói.
- À, tao đang tính vô trong đó thăm mày đây.
- Sao hên vậy, ai coi mấy đứa cháu cho mà đi?
- Thì khi cần cũng phải đi chứ, con chúng nó thì chúng nó coi chứ cứ làm Oshin hoài sao đặng, bộ mày không muốn gặp tao sao mà nói cái giọng đó.
- Ừ, thì hỏi thế thôi chứ sao không muốn gặp.
- Xí quên, kỳ này tao không đi một mình đâu ạ! Ở lại nhà mày được chứ?
- Không một mình thì mấy mình cũng được mà, muốn ở bao lâu thì ở, chỉ sợ mày ở chưa nóng đít đã đòi về thì có.
- Có cơm nuôi tao không?
- Dư sức qua cầu, cứ việc vô mấy mình thì vô, mà đi với ai vậy?
- Thì bồ tao chứ ai.
- Cái gì, bồ nào???
- Nói giỡn chơi chứ tao đi với ông Tới, mày nhớ ông Tới phi đoàn 114, bồ bà Loan lớp mình hồi đó chứ.
- Ông Tới lái máy bay bà già đó hả?
- Cái con khỉ nhỏ này, máy bay quan sát L 19 của người ta mà suốt ngày gọi là bà già, sao mày giống mấy thằng “vẹm” vậy.
- Nè, cấm nói tao giống mấy thằng khỉ trong rừng đó nghen, cắt đứt giây chuông à nghen, mà sao mày đi với bồ bà Loan.
- Bồ bả ngày xưa còn bé, bây giờ bồ tao được không? nói giỡn chơi chứ mày quên là tao với ông Tới là bà con cô cậu sao.
- Ừa há, tao chờ mày với ổng đó nha.
- Ừ, tao sẽ vô sớm đó, bye nha.
- Ừa, bye.
2.
Đang thắp nhang trên bàn thờ Ba và Quân thì có tiếng chuông gọi cửa, Quỳnh vội vã bước ra cổng thì thấy ngay Phúc đang tay xách nách mang cùng một người đàn ông mái đầu bạc trắng nhưng khuôn mặt trông còn khá phong độ, đúng gốc Pilot, Quỳnh vồn vã chào:
- Anh Tới phải không? Hai anh em làm gì mà tay xách nách mang dữ vậy? Đưa tao xách phụ cho.
Phúc vừa bước vào nhà, vừa trả lời:
- Thì tao mang bánh tráng Bình Định cho mày đây, còn nem chả, chả cá nữa.
- Bánh tráng thì OK còn nem chả trong này thiếu giống gì mà đem cho nó nặng, để sức cho nó khỏe, tao có ăn đâu mà mày mua.
- Mày tức cười thiệt, bộ mình mày ăn sao, tao mua nem chợ Huyện chứ có mua nem chua Thủ Đức đâu mà mày la, với lại tao mua cho con Như em mày, tao mà không mua có mà chết với nó . . . bỏ vô tủ lạnh ba cái chả đi, còn nem để ngoài cũng được. Tao đi tắm cái đã, nóng muốn chết đây.
- Mày vô phòng tao, còn đưa anh Tới lên phòng trên lầu.

3.
Cơm nước xong, mấy anh em kéo nhau lên sân thượng ngồi uống trà, anh Tới hỏi:
- Sao cô Quỳnh nhận ra anh hay thế, mấy chục năm rồi còn gì.
- Con nhỏ này có trí nhớ tốt lắm chứ không như em đâu, Phúc nói:
- Tốt gì đâu, chẳng qua nó báo là vào với anh nên em nhận ra ngay chứ gặp ngoài đường chắc gì em biết là anh.
- Cô nói cũng phải, anh già nhiều phải không?
- Thì tụi em cũng có trẻ gì đâu, có điều anh cũng không thay đổi là bao, chỉ có tóc là bạc thôi chứ vóc dáng cũng còn được, chỉ hơi bệ vệ một chút chứ đám bạn em đứa nào cũng có cái thùng nước lèo, có đứa bự tới nhìn không ra luôn.
- Tại anh bị diabetes nên lúc sau này ăn kiêng, gạo lứt muối mè hết một dạo khá lâu chứ không thì cũng không thua ai đâu, chán thiệt, sao mình già là cái bụng cứ mập ra trước thế không biết.
- Thì đàn bà tụi em cũng vậy, mấy ông thì còn đổ thừa bia bọt chứ mấy bà có rượu chè gì đâu mà bụng cũng bự thâý ớn, chỉ có mấy bà mình hạc xương mai, hay mấy cô nàng “thủy chung như nhất” thì mới có cái bụng người mẫu mà thôi.
- Lâu lắm anh mới về VN, ra Qui Nhơn thấy lạ quá chừng luôn, đi lang thang qua trường cũ của các cô, thấy nhớ ngày xưa quá.
- Em nhớ hồi đó, phi đoàn 114 của anh biệt phái ra QN có ba chiếc xe Jeep, chiều nào mấy ông cũng chất nhau lên xe đi tán gái, Quỳnh nói:
- Ừ, mấy ông Pilot có tiếng là bay bướm mà, Phúc tiếp lời:
- Bay bướm vậy mà có thằng nào cua được hai cô đâu, nhất là cô Quỳnh, ngày xưa cô là kiêu lắm đó, bọn chúng nó đánh cuộc xem thằng nào cua được cô là mấy thằng kia phải chung mấy chầu đó.
- Ấy, anh nói sai rồi nghen, tại hồi đó nó chê mấy ông lái máy bay bà già, nó có mấy thằng bạn lái A 37 hay F5 gì gì đó, mà con nhỏ này cũng ngộ nghen, nó chỉ làm bạn chứ không có bồ ông nào hết nha, Phúc chêm vào:
- Đâu có, con này nói bậy; hồi đó em không dám quen Không Quân vì sợ Bay Bướm, bướm bay nên em cứ phải “Kính nhi viễn chi” thế thôi chứ ai chê ai đâu, hồi đó em xấu xí thí mồ, mấy ông toàn khoái mấy cô nàng đẹp gái, biết nhảy đầm, ví dụ như anh hồi đó quen chị Loan chứ tụi em anh nào có thèm mà nói.
- Anh đâu có biết, chỉ nghe mấy thằng cùng biệt phái kháo nhau có cô bé tóc dài nhất trường Trinh Vương dễ thương nhưng kiêu kỳ lắm.
- Mấy ông đó ba xạo thì có, em nhớ hồi đó phi đoàn 114 có ba chiếc jeep, ba số cuối là 079, 080, 081 chiều nào mấy ổng cũng cày nát cái thành phố bé bằng cái lỗ mũi của tụi em để cua gái, em sợ mấy ổng còn hơn sợ cọp.
- Đúng là Quỳnh có trí nhớ tốt nghen, hồi đó phi đoàn anh biệt phái ra QN chỉ có vỏn vẹn ba chiếc Jeep mang ba số cuối y chang em nhớ đó.
- Con này nó ghét pilot cũng phải, em nhớ ngày xưa có lần bọn em đi tắm biển ở tận bãi gần MACV cho nó vắng mà hôm đó lại bị mấy ông trực thăng quậy cho một trận, anh Tới nhớ hồi đó thỉnh thoảng mấy ông trực thăng cứ lái thấp gần mặt biển đó, rồi cái bãi chỗ MACV cũng trống, có thể đáp xuống được, hôm đó con Quỳnh đang cởi váy xuống tắm thì không biết ông nào lái ngay trên đầu nó, cánh quạt làm bay vèo cái váy, may mà em chạy chụp lại kịp chứ không thì bay xuống nước luôn, Phúc tiếp lời:
- Ừ, lần đó là vào mùa hè đỏ lửa, không biết anh Tới có nhớ không, trước đó tụi em chỉ biết có PĐ 114 của anh, mãi sau này thỉnh thoảng thấy một vài ông PĐ 215 thì phải, xuất hiện trên xe của PĐ 114. Mùa hè đỏ lửa thì em đã vào đại học rồi, hè mới ra QN chơi em thường tắm biển buổi sáng, hôm đó sáng dậy trễ nên chiều hai đứa em đi ra bãi mới gặp cái anh chàng nghịch ngợm đó, tuy nhiên em cũng thông cảm, vì có lẽ lúc đó ổng đang nhớ tới bài thơ “chiều trên Phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên “chiếc trực thăng bay là mặt nước. Như cơn mộng nhanh...” nên ổng chọc tụi em cho dzui, mà Phúc nó cứ nói thế chứ em nào có ghét Không Quân bao giờ, thật ra là chỉ sợ cái tính bay bướm mà thôi.
- Bây giờ già hết cả với nhau rồi em nói thật, hồi đó em khá là lãng mạn nên em rất yêu binh chủng Không Quân, yêu cái hào hùng “... đi không ai tìm xác rơi” của các anh, mà đã yêu thì đâu có chọn lựa, yêu vô điều kiện mà, ai mà tính F5 hay A 37 hay Trực Thăng hay L19 gì đâu, chẳng qua là không phải duyên của mình thì không đậu lại.
- Em cũng công nhận là hồi đó tụi bạn lớp em khoái mấy ông khu trục hay F gì gì đó vì cứ nghĩ mấy ổng giỏi hơn vì đi học ở Mỹ, còn cũng có hơi chê L19 hay trực thăng, nhưng em nghe anh chàng Paul, bạn ông thiếu tá Bé nói Trực Thăng mới giỏi đó, theo KQ Mỹ thì khi họp là Trực Thăng luôn được xếp vào ngồi vị trí số một đó. Mà anh Khiêm em cũng nói Trinh sát mấy ảnh cũng nhờ sự can trường của Trực Thăng nhiều lắm, có những khi đụng trận mà tụi vẹm đông, bắn rát quá, các anh Trực Thăng mà không can đảm thì BB các anh ấy nguy to. Anh Khiêm em còn nói KQ còn có khẩu hiệu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” phải không anh.
- Anh nghĩ binh chủng nào của Quân Lực VNCH cũng vậy, Trinh Sát cũng có bao giờ bỏ lại đồng đội đâu, có điều là Không Quân tụi anh điều này nổi bật hơn mà thôi, giống như một Slogan phải thuộc nằm lòng.
- Quỳnh vào Sài Gòn học đại học nên đâu có biết mấy phi đoàn trực thăng ở Phù Cát, và cuộc đổ bộ bằng Trực Thăng của các Phi đoàn: 243, 229, 235, 219, 215 đâu nhỉ, cuộc đổ bộ này được coi như trận “Normandie thu nhỏ” của Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến đó, khoảng tháng tám năm 1972, trong chiến dịch Bắc Bình Vương của Trung đoàn 40 Sư Đoàn 22 Bộ Binh tái chiếm Bồng Sơn và Tam Quan.
- Em không biết gì nhiều dù tin tức chiến sự thì ngày nào cũng nghe, nhưng em không nhớ nhiều vì em cũng chỉ là sinh viên, theo dõi chiến sự qua radio mà thôi, có lo lắng cho bạn bè, người yêu ngoài chiến trường, hồi hộp chờ thư, ngày nào cũng ngóng ông đưa thư thôi...
- Vậy mà cô Quỳnh cũng biết nhiều chuyện của KQ lắm phải không, anh nghe Phúc nói.
- Em có biết gì nhiều đâu, nghe kể thì biết thế thôi, ví dụ như anh Trần Thế Vinh là bạn học của ông anh con bác em, nhà ở Tam Hà với nhau, em cũng có để ý gì đâu, nhưng khi anh ấy rớt máy bay và được hát “Này mặt trời nhỏ bé phương nam, mặt trời từng sưởi ấm cô đơn... cho quê hương yên vui ngày loạn... này mặt trời hãy khóc đi thôi, vì người tình của nắng lên ngôi, con chim xanh bao la tình người... thành vị thần Trần Thế Vinh quang” thì tự nhiên có nhiều chuyện về anh ấy được nghe kể và mình đâm ra thương ổng quá chừng.
- Hay thật, Quỳnh còn nhớ cả bài hát này sao, vậy mà hồi đó không chịu làm người yêu Pilot thì kể cũng lạ.
- Em đã nói với anh là em sợ cái mác bay bướm đó của mấy ổng, ngay cả anh cũng vậy, hồi đó em nghe Phúc kể bà Loan rủ nó đi kiếm anh hoài đó, hồi tụi em ra Nha Trang vô không đoàn 62 kiếm anh, em thấy cả mấy bà kiếm anh một lúc, em thấy không cũng đủ chết khiếp nói chi đến chuyện yêu.
- Thì ra tại em nhát phải không? nói vậy chứ bọn anh thằng nào cũng “có hiếu với bồ” lắm ạ.
- Để em xin keo lại đã.
- Thiệt mà, ví dụ như anh đây...à, mà lúc này Quỳnh làm gì, còn đi dạy không?
- Em chỉ còn dạy ít thôi, già rồi nên cũng mệt mỏi, đi dạy cho vui, cho thấy mình còn có ích cho đời đôi chút, còn anh thì sao?
- Anh retired rồi nên mới có giờ về VN, cũng định không bao giờ trở về chốn xưa, vì có quá nhiều chuyện không còn nhớ hay chính xác là không muốn nhớ tới nữa, nhưng cuối cùng rồi cũng về, chẳng hiểu nổi mình ra sao nữa.
- Em nghe nói những người đi khỏi VN vào những ngày tháng Tư năm 1975 thường không muốn về vì họ quen với cuộc sống phương tây rồi nên sợ từ cái nóng nắng cho đến cái bụi bặm của đất nước mình...
Cuộc sống tiện nghi cũng làm họ sợ nhiều thứ lạc hậu còn sót lại ở VN. Còn những người đi sau này thì cũng không muốn về vì nhiều lý do khác nhau, mà em thấy họ suy nghĩ cũng không sai, về làm gì cái xứ sở đã đọa đày mình, coi mình như kẻ thù đến độ biết rằng có khi phải bỏ xác ngoài khơi mà cũng phải đi, em thấy họ cũng có cái lý của họ khi không trở về…
- Cô Quỳnh cũng “máu lửa” ghê nhỉ, vậy mà cô dạy trường Quân Y thì sao?
- Em dạy để có dịp nói chuyện đất nước, quá khứ và tương lai, ngoài chuyên môn ra em còn mong mình có thể thổi vào tâm hồn những người trẻ hôm nay một chút gì đó của Bà Trưng, bà Triệu, của Hưng Đạo Đại Vương, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, và cả những tư tưởng đạo đức phải có trong môi trường sư phạm.
- Con này nó cứ như vậy nên không dạy trường nào được lâu, Phúc chen vào, em có cảm tưởng nó đang lội ngược dòng.
- Tao hỏi mày chẳng lẽ thiên hạ đục thì mình cũng phải đục theo hay sao.
- Cả cái xã hội này nó như thế, mày làm sao thay đổi được.
- Tao nghĩ rằng thà thắp lên một ngọn đèn còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối, vả lại đâu phải lúc nào đám đông cũng đều đúng.
- Tao biết như thế, nhưng mày thấy có cuộc đấu tranh nào thành công đâu, mày thấy thằng cháu mày, thằng Trần Vũ An Bình đó, có làm khỉ gì ngoài mấy cái bài hát mà cũng bị 6 năm tù đó, thời này đâu phải thời xưa mà tầm vông đánh tây, giờ lại thêm chiêu bài hòa giải hòa hợp, thêm cái truy điệu các liệt sĩ chống bọn tàu phù ở Hoàng Sa, truy điệu cả chiến sĩ VNCH của HQ 10 tuẫn tiết năm 1974...
- Đã gọi là chiêu bài mà nhiều ngưởi VN còn ngây thơ tin... tao đồng ý điều đó không những nên làm mà cần phải làm để anh linh những người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa được mỉm cười ở trên cao, nhưng tin chúng thật tâm thì quá ngây thơ, ngay cả những bà vợ của các người này có người cũng tin sái cổ, cả cái ông bác sĩ Trần Thành Trai cũng tuyên bố vung vít trên báo về cái chuyện này, tao không tin, tao không thích cái đám tướng bỏ quân lại để trốn ra nước ngoài, tao cũng không thích lão Khiêm lão Thiệu nhưng tao phải công nhận lão Thiệu nói một câu không hề sai : “đừng NGHE những gì... NÓI mà hãy nhìn những gì... LÀM” rõ ràng cả bao nhiêu sĩ quan bị lừa vào cái trại tù khổng lồ. Tao cũng ghét thằng Mỹ, ghét cái lão Kissinger luôn.
- Con này nó khùng, cộng sản thì ghét mà Mỹ cũng không ưa, mày ưa ai?
- Tao không ưa vì sự bỏ rơi đồng minh của Mỹ, cái thằng Kissinger đểu cáng đó đã gọi các chiến sĩ của mình là “lũ chó” khi nó nói chuyện với thằng Lê đức Thọ khi thấy quân dân miền nam vẫn anh dũng chống trả lại dù mỗi người lính chỉ còn mấy viên đạn, CS thì tao ghét là lẽ đương nhiên, không phải vì việc tan cửa nát nhà của riêng gia đình tao mà tao ghét , nhưng cả mấy chục triệu dân VN đang ở trong cái nhà tù khổng lồ, bộ mày không thấy sao. Tao không ưa chúng vì lẽ đó thôi.
- Con nhỏ này nóng lên là vung vít gọi thằng này thằng kia tùm lum, cô giáo gì mà dữ như bà chằng.
- Có những lúc cần phải mặc cà sa, cũng như khi đi với lũ ma, quỷ thì phải mặc áo giấy, có cần thiết phải lịch sự với những kẻ giày xéo quê hương mình không???
- Vậy mà mày vẫn trụ được ở cái trường Quân Y đó hơn chục năm còn gì.
- Tao trụ ở đó, sống cho sinh viên nó thấy nhân cách của một người thày được giáo dục trong môi trường nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa khác với người thày được đào tạo trong môi trường đỏ của chúng nó, mày thấy đồng lương chết đói đó có đáng cho tao trụ lại đó không... nhưng tao vẫn cố ở lại để cho học trò thấy được sự khác biệt giữa con người của hai chế độ, bằng chứng là bao nhiêu sinh viên ra trường, đến giờ này vẫn còn trở lại thăm tao, ngay cả những đứa con ông cháu cha, cha mẹ chúng là đảng viên, là cán bự đó, phải sống với sói mới cảm hóa được chúng, tao không có tham vọng thay đổi thế giới, tao chỉ cố sống sao cho bọn con cái chúng nhận ra sự khác biệt mà thôi.
- Thôi đi hai cô, nói chuyện có lạc đề không đó...
- Con khỉ nhỏ này vẫn vậy anh ạ, lúc nào cũng lý tưởng hóa cuộc đời, em nghĩ ngày xưa nó nên học luật hay làm chính trị thì đúng hơn là làm thày giáo, Phúc nói:
- Thì ngày xưa tao cũng nghĩ như vậy, và tao đâu có học sư phạm. Làm thày là do hoàn cảnh đẩy đưa, nhưng bây giờ tao thấy làm thày mới đúng đó mày... mày nghĩ coi, làm bác sĩ mà ngu dốt hay thiếu lương tâm, coi lương tháng trọng hơn lương tâm thì cùng lắm chết một hay vài bệnh nhân, làm tướng mà dốt thì thiêu đốt vài sư đoàn là hết cỡ, nhưng làm một “thằng thày”, có nghĩa là một người thày thiếu nhân cách, một người thày chỉ biết có đồng tiền như những người thày của cái xã hội này thì làm hư biết bao nhiêu thế hệ mày có biết không???
- Thôi, cắt, cắt, đi ngủ thôi, sáng mai còn bao nhiêu việc phải làm nữa.
- Thôi thì đi ngủ, chắc hai anh em cũng mệt lắm rồi phải không?
- Chúc hai cô ngủ ngon nha.
- Chúc anh ngủ mơ thấy phi đoàn 114 ngày xưa nghen.
- Cám ơn Quỳnh.
Lên giường thật lâu mà Quỳnh vẫn trằn trọc vì những điều mấy anh em trao đổi với nhau lúc chiều, thật ra cũng không có gì nhiều, nhưng vì đã lâu Quỳnh đã tập tịnh khẩu, chỉ thỉnh thoảng nói xã giao dăm ba câu với đồng nghiệp nên cứ nghĩ chẳng có gì để nói, chẳng có gì để nhớ, nhưng hôm nay, khi gặp lại cô bạn cũ và nhất là ông anh Không Quân xưa thì quả thật thấy là có nhiều điều để nhớ, để thương và để ngậm ngùi, ngậm ngùi thương nhớ cho một quá khứ vàng son đã bị bức tử một cách oan uổng... Ôi Việt Nam Cộng Hòa của tôi, ôi Màu Cờ Vàng yêu dấu!!!
Phạm Thiên Thu




My fishing club at Fort Rucker


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Image1_1450552398.jpg

Trong chín tháng thụ huấn phi hành tại Fort Rucker. Ngoài những kỷ niệm bay bổng bao năm vẫn còn ghi dấu trong tâm hồn còn có những bạn bè đã cùng nhau chia sẻ những niềm vui trong sinh hoạt thường nhật mà cho đến nay đã hơn 40 năm tôi vẫn không thể nào quên. Ở Fort Rucker cũng có một mess hall tương tự như Lackland. Chỉ khác một điều, tại Lackland mình trả tiền cho bữa ăn ngay khi bước vào cửa rồi có thể get line lấy thức ăn mấy lần cũng được. Có khi một người ăn tới ba phần cho một bữa. Nhưng ở Fort Rucker không được như vậy. Ngay đầu chỗ xếp hàng để lấy thức ăn là quầy tính tiền. Ai còn đói muốn ăn thêm cũng không sao nhưng phải trả thêm tiền lần nữa !!
Chắc anh em ai cũng biết đồ ăn của Mỹ nhiều chất béo, ăn vào là no ngay. Nhưng ra khỏi nhà ăn về tới phòng là lại thấy đói bụng. SVSQ thời đó lãnh được 270USD/tháng. Trả tiền phòng hết 30USD còn lại hơn hai trăm mà phải ăn uống chi tiêu làm sao để mỗi tháng có thể dư ra chút đỉnh để dành sau này về nước còn có vốn để... mua xe, lấy vợ nữa. Ít có chàng nào dám ăn chơi xả láng. Vả lại, ăn uống ở mess hall cũng chán ngấy chả kém gì cơm Đàm chí Hùng ở tent city mà lại hao tốn. Cho nên khi đến Fort Rucker được vài tuần, ai cũng lo tìm bạn bè hợp tính tình sở thích để cùng nhập vào một băng "góp gạo nấu cơm chung" với nhau cho vui. BOQ ở Fort Rucker nhiều phòng có bếp nấu ăn riêng khá thuận tiện. Do đó, tôi và ba đứa bạn kết thành một nhóm hùn tiền đi chợ hàng tuần. Rồi chia phiên nhau nấu nướng tùy theo thời khóa của từng người sao cho thuận tiện. Riêng tôi, không có khiếu nồi chảo nên giữ chân rửa chén cho cả bọn.
Một hôm nhân dịp cuối tuần, một đứa trong nhóm đề nghị đón taxi đi hồ Tholocco chơi. Đến nơi thấy có nhiều người câu cá quanh hồ. Bọn tôi chợt nảy ra ý nghĩ sao mình không câu cá để kiếm thêm khẩu vị cho bữa ăn cần kiệm hàng ngày của mình. Thế là bọn tôi hỏi thăm chỗ mua giấy phép câu cá, cần câu và mồi. Cái shop này nằm bên bờ tây của hồ nên chúng tôi thuê một cái xuồng nhôm nhỏ có gắn máy để qua bên kia. Nhân tiện chạy vòng vòng quanh mặt hồ và câu cá luôn thể. Ngay lần hành nghề đầu tiên chúng tôi câu được khá nhiều. Lúc trả xuồng, anh chàng Mỹ là nhân viên trông coi việc cho thuê mấy chiếc xuồng và chăm sóc khu vực có mấy cầu tàu bên mạn đông trầm trồ thán phục khi thấy giỏ cá của bọn tôi. Chúng tôi hỏi anh ta có thích ăn cá không và cho anh ta vài con cá khiến anh chàng thích quá. Những lần sau khi bọn tôi đến mướn xuồng. Anh chàng vui vẻ trò chuyện với bọn tôi. Dặn dò không nên cho xuồng chạy đến khu vực nào trên hồ vì không an toàn. Chúng tôi lại cho anh chàng một ít cá khi trả xuồng vào buổi chiều. Những lần sau đó anh này cho biết tiền cho thuê xuồng hàng ngày anh ta nộp cho cơ quan quản lý hồ nên từ rày về sau anh sẽ không lấy tiền thuê xuồng của bọn tôi nữa. Miễn là chúng tôi cho anh ta cá mang về ăn là được rồi. Vừa cười anh vừa nháy mắt với bọn tôi và đưa cho chúng tôi bình xăng để đổ vào máy. Từ đó, những bữa cơm của chúng tôi trở nên ngon lành hơn khi có những con cá chiên dòn. Mỗi tội không có nước mắm để chấm.
Một hôm vừa lúc chúng tôi chuẩn bị ăn cơm thì có tiếng gõ cửa. Đó chính là **"cù lũ" Hưng!! Ông ta muốn gặp thằng Hùng đầu bò (cũng là đầu bếp chính) trong bọn tôi có chuyện cần. Nhân bữa cơm nên nó mời ông ta dùng bữa luôn với chúng tôi. Thấy cơm nước cũng khá hấp dẫn và chúng tôi mời thật tình nên ông ngồi ăn với chúng tôi. Trong bữa ăn ông hỏi cá ở đâu mà nhiều vậy. Chúng tôi nói là tự câu lấy ở hồ Tholocco. Ông nói mình cũng đi câu hàng tuần và đề nghị cuối tuần sẽ lái xe đón chúng tôi đi câu cho vui. Từ đó "cù lũ" nhập băng ăn cơm chung với chúng tôi. Cả bọn cũng khoái vì ông có chiếc xe cà tàng nhưng rất thuận tiện cho việc đi chợ và đi câu hàng tuần của chúng tôi. Bọn tôi chi tiền xăng còn cù lũ làm tài xế khỏi mướn taxi nữa.
Vì có nhiều kinh nghiệm hơn bọn tôi nên ông bảo không cần mướn xuồng đi câu nữa. Nếu vào buổi sớm, ông đưa chúng tôi đến cái đập ở cuối mạn nam hồ Tholocco. Nếu chiều tối thì câu ở những cầu tàu cạnh nơi chúng tôi mướn xuồng. Nhờ vậy chúng tôi câu được khá hơn và thêm nhiều loại cá. Chính vào một buổi tối đi câu đã xảy ra một chuyện khá thú vị mà hồi đó chỉ có chúng tôi biết với nhau thôi. Tối đó tôi phải ôn bài vì sắp có một cuộc thi quan trọng không tham dự mà chỉ nghe bạn bè kể lại. Cầu tàu nơi bọn tôi thường câu có rất nhiều người nhưng cá ít cắn câu. Vì câu cơm gạo nên một đứa trong bọn đề nghị chuyển địa điểm qua cái cầu tàu cũ cách đó một quãng về hướng bắc. Cầu tàu đó cũng có đèn rọi sáng mặt hồ nhưng không có ai ngồi câu. Quả nhiên cá ở chỗ đó khá nhiều, tha hồ giật mệt nghỉ. Đang say sưa hí hửng với chỗ câu mới. Bỗng đèn pha chiếu sáng cả bọn từ một chiếc xe cảnh sát. Một chàng police bước ra yêu cầu tất cả lên bờ. Thấy chúng tôi là khóa sinh ngoại quốc. Anh chàng giận dữ hỏi ai cho các anh câu ở đây?? Các anh có thấy cái bảng cấm kia không?? Vừa nói anh vừa chỉ vào tấm bảng để ngay trước cầu tàu. Dĩ nhiên, khi bước lên cầu tàu ai cũng thấy cả nhưng cho rằng tối rồi chả ai trông coi nên mình làm đại. Anh còn nói sẽ gọi cho sĩ quan liên lạc đến ngay để xử lý chuyện phạm pháp của bọn tôi. Nghe chàng ta nói vậy cả bọn bấm bụng không dám cười vì anh ta vừa nói xong thì cũng là lúc nhận ra cù lũ của bọn tôi vừa thu dọn đồ nghề bước lên sau chót. Anh ta ngạc nhiên thốt lên, sao colonel lại câu ở đây?? Chỗ này có bảng cấm câu mà. Cù lũ giả bộ ngạc nhiên và nói: - Ủa vậy sao?? Hồi nãy tối quá chúng tôi không để ý thấy. Chỉ thấy có đèn như những chỗ kia nên đâu biết có bảng cấm. Mà tại sao lại cấm câu ở một chỗ câu tốt như vậy? Chắc anh chàng police cũng hiểu ông già vờ nhưng không lẽ lại làm căng với xếp nên phân bua rằng vì cầu tàu này đã cũ. Có chỗ ván và chân cầu đã bị mục nên vì lý do an toàn nên cơ quan quản lý hồ đã đặt bảng cấm mấy tháng nay. Anh yêu cầu từ giờ trở đi chúng tôi không nên câu ở đây nữa.
Câu mãi luẩn quẩn quanh hồ cũng chán. Một hôm chính cù lũ đề nghị tuần này sẽ đi câu xa. Ông sẽ đưa chúng tôi xuống bờ biển Panama City để câu ở đó. Từ Fort Rucker đi xuống đến nơi mất khoảng bốn giờ lái xe. Bọn tôi chuẩn bị từ tờ mờ sáng. Cù lũ lái xe đến là chất đồ nghề lên chạy đi đổ xăng rồi thẳng tiến hướng Nam. Thật là không có gì tả nổi niềm vui của bọn tôi khi được đi câu ở đây. Trên bãi biển có những bờ đá được xây từ trong bờ ra mãi ngoài xa cho mọi người ngồi câu. Phải nói rằng câu cá biển đã thật vì cứ quăng ra kéo vào là có cá. Thậm chí một giây cột hai lưỡi câu lúc kéo vào dính đủ hai con cá chim hay bạc má thiệt bự. Ngoài ra còn câu được nhiều loại cá khác nhau nữa. Chẳng hạn như cá mòi, chúng bơi dưới biển trông như đang có mưa rào trên mặt nước. Cột một chùm ba lưỡi câu ba ngạnh chờ thấy đàn cá quăng câu ngay chỗ đó rồi kéo vào chứ không cần mồi. Không lần nào không dính. Có khi còn dính hai ba con một lúc. Loại cá mòi nhỏ này có thể làm mồi sống câu cá lớn hơn. Hoặc chiên dòn nguyên con chấm nước mắm (cũng là nhờ cù lũ chở đi chợ mãi bên thành phố Atlanta, GA. mới mua được một chai bé tí) ăn cũng rất hao cơm. Những con cá ngừ to bằng bắp chân. Một khi câu được phải chiến đấu cả nửa tiếng để đưa nó lên bờ. Chỉ có ai đã từng câu mới biết. Không như cá nước ngọt, cá biển chúng chống cự rất mạnh mẽ khi bị dính câu. Ở dưới biển chúng mạnh không thể tả nhưng một khi bị kéo lên khỏi mặt nước lại chết mau hơn cá nước ngọt. Thường chúng tôi câu từ lúc đến cho tới chiều muộn mới về. Thùng đá đựng cá mang theo lúc nào cũng đầy ắp. Vì số lượng chúng tôi câu quá nhiều. Ăn không hết nên chúng tôi chia cho bạn bè. Mỗi chiều tối thứ bảy thấy xe của bọn tôi về là anh em chờ sẵn để được chia cá.
Vì một mình cù lũ có bằng lái xe nên dù đi về cả tám tiếng, ông cũng phải ráng. Một vài lần do quá mệt, có lúc ông loạng quạng suýt đâm vào lề. Sau một lần như vậy, ông nói lần sau chắc phải rút về sớm vì lái xe đường xa ban đêm trong lúc mệt mỏi không được an toàn. Từ việc này, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ là tìm chỗ ngủ lại qua đêm. Tài chánh của bọn tôi không cho phép mướn khách sạn. Do đó tôi đề nghị chui xuống một gầm cầu mà tôi đã thấy trên đường về những lần trước. Ngay lần sau đó chúng tôi dừng lạ̣i tìm đường xuống chân cầu. Không ngờ đó thật là một chỗ dừng chân lý tưởng để ngủ qua đêm. Vì dưới gầ̀m cầu có thể đậu xe thoải mái. Và nhất là chúng tôi còn khám phá ra đó là một chỗ câu ghẹ thật tuyệt vời. Khi thấy một vài người đàn ông da đen câu ghẹ dưới gầm cầu. Chúng tôi thấy rất dễ dàng. Chỉ với một miếng thịt gà cột trong một cái giỏ lưới hay cái lồng nhựa. Quăng bẫy xuống dưới giòng sông cho nó chìm xuống đáy một vài phút rồi kéo lên. Con ghẹ khi đã say mồi nhất định bám cứng miếng mồi lúc bị kéo lên cho đến khi nằm trên mặt đất mới bỏ chạy nhưng quá muộn. Thế là bọn tôi quay trở lại phố tìm mua giỏ lưới, thùng đựng ghẹ và đèn pin để có thể hành nghề ngay đêm đó. Mồi để câu là những đầu cá vừa câu ngoài biển. Cù lũ cứ việc nằm trên xe ngủ thoải mái. Còn bọn tôi chia làm hai ca. Mỗi ca hai đứa phụ nhau câu ghẹ. Đến sáng là vừa một thùng đầy. Tuần đó chúng tôi lần đầu tiên từ ngày sống ở Mỹ được nhậu một chầu ghẹ thoải mái nhớ đời.
Sau này có lần chúng tôi còn đi câu trong một khu nghỉ mát giành cho nhân viên của Fort Rucker ở Choctaw Beach, Florida trong một dịp long weekend. Hoặc cùng cù lũ đi câu ngoài khơi vịnh Pensacola do trường tổ chức và đài thọ. Tàu có máy dò cá họ chở khách trong bờ ra tít ngoài khơi xa. Khi dò ra khu vực nào có cá họ chạy đến đó cho mọi người câu. Cần câu và mồi do tàu cung cấp và mỗi người khách có một số riêng. Cá người nào câu được họ sẽ bỏ vào ngăn lạnh có số người đó. Khi tàu dừng, mình có thể thấy rõ đàn cá đang bơi bên dưới và thả mồi xuống câu. Lần đó, tôi là người câu được con cá mú to nhất tàu. Nhưng cũng là lần đầu tiên trong đời nếm mùi say sóng khủng khiếp. Vì gặp ngày biển động, khi tàu dừng lại bị nhồi lên hụp xuống liên tục. Chỉ chịu đựng được khoảng nửa tiếng tôi và nhiều người khách bắt đầu say sóng. Thả mồi xuống câu mới được một hai con cá là phải vội vàng chạy vào trong để ói. Rồi nằm vật ra trên một tấm phản cho bớt choáng váng. Cứ như vậy, ói đến không còn thứ gì trong bụng nhưng vẫn phải nôn ra không kềm chế được. Thật là kinh hoàng!!
Những kỉ niệm này trong thời gian sống ở Fort Rucker tôi chẳng thể nào quên. Giờ đây chuẩn bị trở về lại chốn xưa. Đã hơn 40 năm, tôi chưa gặp lại một ai trong số bạn câu cá của tôi ngày ấy. Riêng cù lũ Hưng sau một lần gặp ở phi trường TSN khi đón một người bạn khóa sau. Ông cũng vừa hết nhiệm kỳ sĩ quan liên lạc để về nước. Tôi còn gặp lại ông một lần nữa khi tôi lang thang ở ngã tư Phan đình Phùng - Lê văn Duyệt để kiếm mua một chiếc xe đạp làm cẳng sau ngày 30- 4 đổi đời của miền Nam. Tôi chỉ chào hỏi ông một vài câu rồi chia tay nhau. Chắc rằng sau đó ông cũng như tôi sẽ phải trải qua những năm tháng trong trại tù CS. Không biết giờ đây ông có còn sống hay không vì lâu nay tôi dù để tâm dò hỏi tin tức của ông mỗi lần Không quân họp mặt nhưng vẫn chưa biết được gì.


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/Image2_1450552489.jpg

Bentonville, AR 09- 02- 15
CanhBang Purple hat 74- 30
**"Cù lũ" một cách binh bài xập xám. Cũng là tiếng lóng để gọi các xếp lớn. Ở đây ám chỉ trung tá Phạm lương Hưng theo cách gọi của khóa sinh Fort Rucker thời đó.



Thơ Trần Thanh Quang

Chân dung
Ta thân ngựa một đời rong ruổi phố
móng khua vang đánh thức mấy con đường
máu luân lạc trong trái tim loang lổ
cõi ta bà sao cứ mãi vấn vương
ta thân ngựa một đời mơ bóng núi
bóng mù xa mà bóng lại gần
chân rời rã lòng còn ôm gối mộng
ở nơi nào ta vét chút tình thân
ta thân ngựa một đời mơ về biển
mộng phù du in dấu cát phiêu bồng
chân nghiệt ngã trước hồn nhiên của sóng
hạt muối nào mặn chát giữa hư không
ta thân ngựa một đời làm thân ngựa
bờm rụng rơi theo gió thốc của đời
cỏ rũ mục trên thảo nguyên xa tít
biết khi nào ta ngã ngựa em ơi !

Hành Trình
Những chuyến xe đời long lóc đi qua
để lại khói đen bùn nhơ và cỏ rác
dăm nụ cười khan vài lời thô thốc
rớt xuống ta nỗi chết muôn trùng

buổi sáng hoàng hôn rớt trên mặt người dưng
bình minh trong ta nói lời hoan hỉ
những khúc thức trường canh giai điệu
biến tấu ca từ xô lệch nhân gian

chốn xa xăm em ngân khúc thiên đàng
em tránh nỗi đau né lời rao giảng
ta ngập ngụa trong thánh kinh xa lạ
đạo đức giải lên ngôi xé toạc tim người

đôi khi thấy đời như một cuộc chơi
sinh – tử – thiệt – hơn vờn trên sân bóng
kẻ thủng lưới chưa hẳn người chiến bại
bục vinh quang đừng thắm máu con người.

giaohan
12-29-2015, 12:38 AM
Dòng Đời
Hải Ngữ

Thời gian ở Mỹ không biết có phải bị ma đuổi hay không mà nó cắm đầu chạy một mạch, không nghỉ, không ngơi, không thèm chờ đợi ai cả. Cứ cuối tuần rồi lại cuối tuần như bóng câu qua cửa sổ. Qua năm mươi hai cái cuối tuần là thấy mình già thêm đi một tuổi. Nhiều khi ngẫm lại Huân không ngờ chàng qua Mỹ đã gần mười năm. Cái nhịp độ sống vẫn trôi đi vội vã, nhiều khi Huân chạy theo muốn hụt hơi. Cứ chạy theo nó kiểu này có ngày sẽ kiệt lực mà chết như chơi. Nói có sách mách có chứng. Báo đăng tin người chết tai nạn trên xa lộ chỉ vì thiếu ngủ. Nếu cứ ngủ đẫy giấc đi thì lấy gì mà ngủ gục khi lái xe. Nhưng làm còn không đủ giờ nữa thì lấy đâu mà ngủ với nghỉ. Dân Mít tị nạn dần dần cũng thay đổi cho phù hợp với cuộc sống vội vàng. Cũng hùng hục làm việc. Cũng xả láng ăn chơi. Thế rồi tâm tính cũng dần dần thay đổi luôn. Biến chất. Cái chết người ở chỗ nó thay đổi lúc nào mình không hay. Có người chẳng nhận ra sự đổi thay đấy. Có kẻ may ra cảm nhận được thì lại cho là thức thời. Nhập gia tùy tục. Không adapt thì chết sao! Không chết mỏi mòn vì cô đơn thì cũng sống chán chường vì lạc lõng.
Huân cũng nằm trong cái chu kỳ đổi thay đấy. Chỉ khác là chàng thay đổi từ tốn, chậm rãi như bò ợ cỏ lên nhai lại. Cũng vì sự thay đổi mà thiếu gì chuyện kỳ cục xảy ra trong cộng đồng người Việt mình. Con người có những phản ứng khác thường và cử chỉ dị biệt. Cả quan niệm về cuộc sống cũng đổi thay luôn. Chàng ngẫm nghĩ đến cái thời tiết khắc nghiệt. Nóng lạnh bất thường. Có thể khí hậu cũng ảnh hưởng đến tâm tính của con người lắm chứ. Mắt thấy tai nghe, chàng mục kích không biết bao nhiêu là cái đổi thay. Nhiều khi chàng cũng nằm lẫn lộn trong đám người đấy mà không hay chăng? Có ai nhận thấy mùi hôi của mình đâu! Ngửi hằng ngày nên quen bố nó mất rồi. Như có lần chàng ngồi ở quán ăn trông ra thấy người đàn ông từ đàng xa đi lại, vừa đi vừa nhảy lâng câng. Thỉnh thoảng hắn dừng lại nhìn vào một vật gì cầm ở tay rồi lại nhảy cẫng lên, cười một mình thích thú. Chàng đánh cuộc với chính mình, đoán xem hắn cầm vật gì trong tay. Có thể hắn mắc bệnh táo bón tình dục đang thưởng thức một bức hình khích dâm nào đó chăng? Mãi đến khi hắn tiến lại gần, chàng mới nhận ra vật hắn cầm trong tay là... cuốn sổ trương mục ngân hàng. Chỉ có mấy con số ở trương mục mà hắn sướng đến vậy sao? Mà có sướng thì cũng sướng từ từ, về đến nhà rồi sướng có muộn gì lắm đâu! Có đâu mà nhảy cẫng lên ngoài đường cứ như bị ai thọc vào huyệt... sướng vậy. Cứ mỗi lần nghĩ đến chàng không khỏi buồn cười. Như hôm nay lúc sắp hàng ở chợ chờ tính tiền chàng mải nghĩ đến hắn, mãi đến khi có tiếng ai hỏi đàng sau chàng mới giật mình quay lại:
- Ồ! Xin lỗi, cô hỏi gì?
- Tôi hỏi anh cũng thích đậu phụ à?
Huân nghiêng hẳn người về phía sau để nhận rõ mặt người con gái. Chàng đưa tấm đậu phụ đang cầm ở tay lên:
- Thì lâu lâu cũng đổi món vậy mà. Tôi rất hảo món này. Còn cô thì sao?
Nàng vuốt tóc trong một cử chỉ làm dáng:
- Tôi cũng vậy. Nhưng anh có nhìn thấy là tiệm này bán đậu phụ ngon nhất không? Tôi đã mua không biết bao nhiêu tiệm. Chỉ có tiệm này. Miếng đậu trắng tinh. Chắc, không vữa. Chứ nhiều tiệm bán miếng đậu không thể nấu nướng gì được. Chán hết sức. Còn ở đây, ngậm vào miệng đã thấy vị ngon ở đầu lưỡi.
Người con gái liến thoắng một thôi về miếng đậu phụ đến nỗi Huân có cảm giác nàng có phần hùn vào cửa tiệm. Chàng là người nói nhiều, gặp nàng chàng thấy mình thuộc loại tịnh khẩu. Mặc cho nàng nói, Huân mới có dịp quan sát kỹ hơn. Trông nàng ngổ ngáo với mái tóc tém. Thường thì tóc tém cắt cũng ngắn vừa vừa, đằng này tóc nàng lại ngắn quá khổ, ngắn cũn cỡn như chiếc váy màu mỡ gà nàng đang mặc trên người để lộ cặp đùi thuôn thuôn, dài ngoẵng. Một cái váy quá ngắn đang cố che phủ đôi chân quá dài trông tương phản một cách quyến rũ chết người. Đôi guốc cao gót cũng màu mỡ gà ôm gọn lấy đôi bàn chân thon thon, mềm mại. Nàng đứng bằng một chân thẳng như cái thước đo, còn chân kia hững hờ đong đưa theo một điệu nhạc vô hình nào đó. Khuôn mặt trái xoan điểm đôi mắt đen láy như hạt nhãn. Miệng nàng rộng và đôi mắt nàng ăn ý khi nàng nói, để lộ đôi hàm răng trắng đều như bắp non. Đôi mắt thật linh động kèm theo lối ăn nói duyên dáng của nàng làm cho người nghe cảm thấy hứng thú trong câu chuyện. Không cần nói, chỉ nghe thôi Huân đã có cảm tình nhiều với cô gái đang đứng trước mặt chàng. Nếu người nào không thích đậu phụ, chỉ nghe nàng nói về đậu phụ có lẽ sẽ xuống tóc nương thân nơi cửa thiền để chỉ được ăn... đậu phụ cả đời. Thế mới biết lối nói chuyện của nàng mới quyến rũ làm sao! Huân nghĩ thầm, số mình đi mua đậu phụ lại hên gặp được người tha thiết với đậu phụ. Chàng tự nhủ từ giờ về sau có lẽ chàng sẽ chỉ ăn đậu phụ để kỷ niệm buổi gặp gỡ hôm nay. Biết đâu từ miếng đậu phụ tầm thường để đi đến mối tình phi thường giữa Huân và Nàng. Mối tình Tô-Fù. Nghe hết sức là... đậu phụ, lại mang vẻ thiền nữa. Huân cứ để cho trí tưởng tưởng đi thật xa và chàng chợt nhớ rằng muốn trở thành mối tình chân thì ít nhất phải biết tên nàng đã chứ.
Vừa tỉnh cơn mơ thì Huân nghe tiếng nàng hỏi dồn bên tai:
- Anh làm sao vậy? Anh có nghe tôi nói không?
Huân vội vã:
- Có chứ! Cô nói đậu phụ ở đây ngon hơn các nơi khác. Tôi đồng ý với cô. Tôi đã mua nhiều nơi nhưng chỉ chỗ này là tôi thích nhất.
Điểm này thì Huân nói phét. Chàng tiện đâu mua đấy không nhất thiết phải đến đây để mua đậu phụ. Cuộc đời chàng vướng nhiều tục lụy nên không xem đậu phụ là món ăn chính như những kẻ tu hành. Huân chỉ đổi món cho đỡ nhạt miệng vậy thôi. Rồi chàng đổi đề tài:
- Theo ý cô thì kho hay rán là ngon nhất? À! Cô... gì nhỉ?
- Chi! Còn anh?
- Huân. Sao? Chi cho tôi biết ý kiến đi chứ! Kho hay rán?
- Chi không biết ý anh thế nào chứ Chi tùy bữa. Kho hay rán Chi đều ăn hết. Lâu lâu nhồi thịt cũng ngon chán.
Thường thường xếp hàng chờ tính tiền ở chợ sốt cả ruột nhưng hôm nay Huân lại mong cho cái hàng kéo dài ra để còn thì giờ nói chuyện với Chi. Tính tiền xong, Huân đứng chờ nàng ở cửa và chàng tự nhiên đỡ lấy bọc đồ ở trên tay Chi:
- Chi đưa đây tôi. Xe Chi đậu ở đâu?
- Ơ bên hông chợ. Phiền anh một tay.
Cả hai bước song song ra đến bãi đậu xe. Con đường từ chợ đến bãi đậu xe hôm nay sao ngắn quá. Thoáng đã đến bên xe Chi. Chàng lên tiếng:
- Chi ở gần đây không?
Chi chuyển cái xắc tay sang bên kia để mở cửa xe:
- Không! Nhân tiện đi shopping rồi ghé đây đi chợ luôn. Anh có rảnh đi với Chi một lúc được không?
Ôi chao ơi! Ở trên đời đâu có những cái hên lạ lùng như thế này! Huân không biết làm thế nào để kéo dài buổi gặp gỡ thì Chi lại đề nghị đi với nàng. Rảnh quá đi chứ! Không rảnh cũng phải rảnh. Huân hít một hơi dài nén nỗi vui mừng xuống. Chàng làm ra vẻ tự nhiên:
- Đi đâu vậy Chi?
Lại phải hỏi đi đâu! Hỏi cho có lệ chứ Huân nào cần biết đi đâu. Giờ này nếu Chi có bảo Huân đi ăn cướp thì có lẽ chàng sẽ đọc kinh... sám hối trước khi lên đường với Chi.
- Anh bỏ xe đấy. Lên xe với Chi.
Nàng phóng xe ra khỏi bãi đậu. Chiếc Toyota Supra chồm lên phía trước như con ngựa bất kham. Chi gài số thuần thục. Nàng nhấn ga, sang lane. Thoáng có tiếng chưởi của tài xế chiếc xe bên hông vì nàng lách sát đầu mũi xe. Chi thản nhiên như không có gì xảy ra. Nàng điềm tĩnh cầm vô-lăng bằng một tay:
- Lái như rùa bò.
Huân làm ra vẻ tự nhiên nhưng thật sự chàng có đôi chút hồi hộp. Hồi hộp vì không biết Chi chở chàng đi đâu hay vì lối lái xe bạt mạng của nàng thì Huân không xác định được. Huân quay sang Chi, cố lấy giọng thản nhiên:
- Bây giờ chúng mình đi đâu đây?
- Chi đưa anh đi ăn cho vui. Chi rất ghét ăn một mình. Hơn nữa, ở đây có món đậu phụ ngon lắm. Chả biết nó kho thế nào mà ăn xong cứ nhớ mãi. Chi cố bắt chước mà không được.
Nàng trở lại với lối nói chuyện liến thoắng. Ông bà cụ thường mỉa mai những người đàn bà miệng rộng và môi mỏng, cho là ăn nói không kịp kéo da non với ngụ ý chê trách. Chàng nghĩ các cụ quá khắt khe hoặc chưa gặp những người miệng rộng và môi mỏng như Chi. Bảo đảm nghe nàng nói chuyện là các cụ phải thay đổi quan niệm liền. Như Huân đây, càng nghe càng thích ở gần Chi để chuyện vãn với nàng. Đến khi nghe nói là đi ăn, Huân đưa đẩy:
- Tôi cũng vậy. Ăn một mình chán chết.
Điểm này thì Huân thành thật. Độc thân như chàng quanh năm suốt tháng chỉ độc thực và độc ẩm. Nhiều bữa đi làm về quá mệt, chàng nấu mì gói lên ăn cho qua bữa. Nếp sống độc thân chán như cơm nếp nát, lâu lâu mới có những hứng khởi bất ngờ như hôm nay. Chi đưa Huân đến một tiệm ăn tương đối bình dân. Và quả thật món đậu phụ kho thật tuyệt vời. Cả đĩa đậu phụ rán nữa. Miếng đậu phụ mềm, vàng lưỡm ôm gọn lấy nhúm thịt băm được xếp đều đặn trên đĩa rau xanh ngát toả ra hình cánh hoa, chung quanh điểm vài lát cà-chua đỏ loét. Canh đậu phụ nấu với hẹ thơm, hơi bốc lên ngào ngạt. Huân gắp một miếng đậu, chấm đẫm vào bát nước mắm chanh ớt tỏi, bỏ vào miệng. Chàng nhắm mắt lại, nhai nhè nhẹ để thưởng thức cho trọn vẹn miếng đậu phụ trong một bữa cơm đầu tiên có Chi, người con gái với cuộc gặp gỡ kỳ lạ. Huân nghĩ đến những bất ngờ tình tứ mà chàng may mắn đang hưởng thụ và cầu mong sẽ có hoài để còn thấy cuộc đời này rất đáng sống. Huân cố dành trả tiền khi cả hai sửa soạn ra về. Chi nghiêm mặt:
- Chi mời anh thì để Chi trả. Còn nhiều dịp khác để anh trả kia mà. Giành giật với nhau làm gì!
Chi đưa chàng trở lại bãi đậu xe. Khi Huân xin số điện thoại của Chi thì nàng cười cười:
- Thôi! Anh cho Chi số phôn của anh đi. Cuối tuần rảnh Chi gọi cho anh.
Huân nghĩ thầm. Nếu Chi đã không muốn cho số phôn thì cho dù chàng nài nỉ thế nào cũng bằng thừa. Chàng đã thấy sự dứt khoát của Chi khi chàng dành trả tiền ở nhà hàng. Đưa số phôn cho Chi chẳng mất mát gì mà may ra nàng còn chút gì để nhớ thì đỡ cho Huân biết bao. Chi đã lên xe đi rồi mà Huân vẫn còn tiếc nuối trông theo, cứ ngỡ như chàng mới từ Thiên Thai về trần.
Huân tư lự cả mấy ngày nay. Ngồi trong sở cứ thẫn thờ nghĩ đến cuộc gặp gỡ kỳ thú vừa qua. Thường thì đi làm về chàng lang thang vào các tiệm mua những đồ lặt vặt, nhưng độ rày Huân siêng ở nhà hơn. Ra sở là chàng chạy vội về nhà ngay để đợi... phôn. Huân tự trách mình ngu quá quên không đưa số điện thoại ở sở cho Chi. Vừa nghe Chi hỏi là chàng đã quýnh lên rồi, vội vàng viết ngay số phôn ở nhà. Không biết viết có đúng hay không nữa? Viết lộn thì bố ai mà mò cho ra! Mỗi lần cứ nghe tiếng chuông điện thoại reo là Huân giật bắn người. Và chàng hồi hộp bốc phôn để rồi thất vọng não nề. Biết bao nhiêu câu hỏi xoay vần trong đầu Huân. Có lẽ Chi làm mất số phôn của chàng chăng? Hoặc nàng đã quên tiệt phút đầu gặp nhau, tinh tú quay cuồng? Trong những buổi mỏi mòn đợi chờ, Huân nhận được cú phôn từ một người mà chàng không chờ đợi:
- Hello! Khoẻ không? Chiến đây!
Huân ngờ ngợ một giây, rồi chàng chợt nhớ ra:
- Khoẻ! Vẫn làm ăn phát tài hả ông?
Có tiếng tặc lưỡi trên phôn:
- Gọi là phát tài thì không dám. Nhờ Việt kiều đổ về nước như đi chợ nên văn phòng tôi làm ăn tương đối khá.
Và Huân nhớ hẳn đến Chiến. Một người mà chàng tình cờ gặp lại vài tuần trước đây trong một buổi tiệc cưới. Bảy tám năm về trước, Huân và gã có học chung một vài lớp Anh văn. Chỉ biết nhau qua những giờ nghỉ ngồi uống cà phê tán gẫu. Gã rất khéo mồm. Nói ngọt lọt đến xương là một trong những sở trường của Chiến. Buổi tiệc cưới hôm đấy, nhà trai xếp Huân và Chiến ngồi chung với bốn cặp vợ chồng khác. Hai thằng độc thân ngồi lạc lõng giữa hạnh phúc của nhiều người. Đi đám cưới là một cực hình đối với Huân, phần vì lễ nghi, phần ngồi vào chỗ với những người không quen, chả biết nói chuyện gì. Nhưng quan trọng nhất là thấy phận mình cô đơn, hẩm hiu như cơm thiu. Mẹ kiếp! Bạn bè chúng nó cứ cưới hỏi ào ào. Có nhiều thằng Huân cứ nghĩ chỉ có ở vậy nuôi con... rơi chứ không thể có em nào lại dại dột đi nâng khăn sửa túi cho chúng. Vừa xấu người mà lại cả đẫn nữa. Như Huân vừa nhanh nhẹn, vừa tháo vát mà cũng chỉ ngồi bên bờ sông ngong ngóng nuốt nước miếng thèm thuồng thì huống gì thân phận những thằng đó. Thế mà chúng nó vẫn lần lượt lên xe bông về nhà vợ mới oái oăm chứ! Mỗi lần nhận thiệp cưới là thêm một vết thương trong lòng, não nề. Riêng Chiến thì chẳng có vết thương lòng nào cả, mặc dù gã vẫn còn độc thân như chàng. Gã vui vẻ phải nói là quá trớn trong buổi tiệc. Theo lời kể của gã, gã là chủ nhân của một văn phòng du lịch. Chỉ với dịch vụ lo liệu giấy tờ cho Việt kiều về thăm nhà là gã đã hốt bạc vì số người về nước ngày càng đông. Nghe đâu gã còn đầu tư vào thị trường ở quê nhà nữa kia. Chiến ba hoa về một Việt Nam nay đã cởi mở về kinh tế(?), tư tưởng(?) và tỏ ý khâm phục những thành quả xây dựng ở quê nhà. Khi nghe Huân nói có ý định sẽ về Việt Nam thăm người mẹ già thì gã xoắn lấy chàng:
- Ông đến văn phòng tôi đi. Discount cho ông.
Rồi gã nói nhỏ vào tai chàng:
- Để tôi cho ông một số điạ chỉ nhé! Về Sàigòn, đến khách sạn Bồng Lai thì đòi cho được em Phượng. Còn ở Thiên Thai thì em Nhàn. Đi nhậu thì phải đến ở quán Thanh đường Bùi Viện là nhất. Không thì ông xuống ngã ba ông Tạ mà nhậu thịt chó cũng thú. Món rựa mận ở đấy vẫn còn đậm đà hương vị lắm.
Huân ậm ừ cho qua chuyện. Chiến trao cho Huân tấm danh thiếp, nói là gọi tôi bất cứ khi nào cần. Huân nghĩ ngợi đến một số người đại loại như Chiến. Về nước chỉ sành sõi toàn những chuyện ăn và chơi bời. Ra khỏi buổi tiệc, tiện tay chàng vò tấm danh thiếp của Chiến và vứt vào thùng rác ở ngay cửa ra vào. Mãi đến hôm nay thì gã lại gọi đến:
- Này! Khi nào ông tính về. Nhớ đến văn phòng tôi nhé!
Lại cũng chỉ vì cái vé về quê. Lòng Huân nào có thiết tha gì vì chàng đang mong tin của Chi:
- Ừ! Hôm nào về tôi sẽ gọi ông ngay.
Rồi chàng cúp điện thoại. Bẵng đi hơn tuần, Huân nghĩ nên quên Chi đi thì hơn. Dù sao chàng cũng đã có những giây phút thú vị bên Chi. Vào những lúc chàng gần như quên hẳn thì chuông điện thoại reo. Chàng bốc lên hờ hững:
- Hello!
- Anh Huân đấy hả? Chi đây! Anh rảnh không? Chi đến anh bây giờ đấy.
Huân gần như rú lên vui mừng. Lại rảnh hay không rảnh. Lúc nào Chi cũng mở đầu bằng câu ấy, mặc dù nàng biết tỏng là người đối diện phải rảnh. Chỉ đường cho Chi xong, Huân dọn dẹp sơ sơ lại căn nhà. Chàng ở tương đối ngăn nắp nên cũng không tốn nhiều thì giờ. Huân nghe tiếng chuông cửa khi vừa dọn xong. Và Chi xuất hiện trước khung cửa nõn nà và mời gọi như một đóa hoa thơm. Nàng mặc đồ thể thao, loại đi đánh quần vợt. Huân nghĩ nếu nàng cứ ăn mặc ngắn cũn cỡn như thế này thì cuộc đời cô trọc của chàng chẳng mấy chốc mà ngắn theo. Chàng sẵn sàng xin ngắn hẳn đi cho trọn tình trọn nghĩa với nàng. Chi vẫn dựa người ở khung cửa, kéo thấp đôi kính nhâm xuống, nheo mắt:
- Mời Chi vào nhà đi chứ!
Huân nuốt nước bọt đánh ực:
- Chi... Chi vào nhà!
Chi đi thẳng vào nhà bếp:
- Hôm nay Chi trổ tài nấu món đậu phụ hôm trước chúng mình đi ăn đấy. Anh nhớ không? Chi vừa ghé ngang chợ mua bọc đậu phụ này đây.
Ăn với không ăn, Huân nào có thiết tha gì! Bụng đói mà nhìn Chi cũng thấy no. Cho dù cơm hẩm với dưa muối mà có Chi bên cạnh còn hơn nem rồng chả phượng mà lại ăn uống có một mình. Chi thoăn thoắt bày biện mọi thứ ra bàn để chuẩn bị món đậu kho. Huân đứng bên cạnh để nàng sai vặt. Chàng không ngờ một buổi trưa có Chi ở trong căn nhà chật hẹp, đảm đang như một người vợ hiền lành. Hạnh phúc cứ tưởng đâu xa vời chứ nhiều khi thật đơn giản không ngờ. Một mái ấm, một người đàn bà, một bữa cơm. Chẳng phải là niềm mơ ước của chàng từ bấy lâu nay sao? Khi mở cửa tủ lạnh để lấy chai nước, chàng quay lại tình cờ đứng ngay phía sau Chi. Bộ đồ thể thao thật vừa vặn ôm gọn lấy Chi. Huân tiến lên một bước để nhìn rõ cái gáy thanh thanh của Chi. Ôi! Cái trũng gáy sâu sâu thật gợi cảm! Chàng nhìn thấy rõ những sợi lông măng chạy đều dọc theo trũng gáy. Huân bồi hồi hôn nhẹ lên gáy Chi thật nhẹ nhàng. Chi hơi rụt cổ lại vì nhột. Vẫn không quay lại, nàng cười khanh khách:
- Anh bạo ghê! Chồng em mà thấy được thì anh chết!
Đang ngường ngượng vì hôn lén Chi, Huân giật bắn người, suýt làm rơi chai nước:
- Cái gì! Chồng Chi???
Chi vẫn chú tâm vào nồi đậu phụ, giọng bỡn cợt:
- Chứ sao! Không lý là chồng anh!
Huân vòng ra phía trước để nhìn rõ khuôn mặt Chi. Chàng nhìn thẳng vào mắt nàng:
- Chi không đùa đấy chứ? Chi nói cho anh rõ được không?
Chi ngẩng lên, khuôn mặt thật ngây thơ. Nàng chồm người lên phía trước, tát nhẹ vào má Huân, giọng vui vẻ:
- Gì mà mặt thộn ra vậy?
- Chi vẫn chưa trả lời câu hỏi của anh.
- Chả có gì đáng nói cả. Chồng Chi hay ghen, thế thôi. Nhưng đấy là trước đây kia. Chứ bây giờ thì Chi vẫn còn độc thân như anh vậy. Thế nào? Yên tâm chưa?
Huân vẫn chưa thỏa mãn lắm với câu trả lời của Chi. Không lý tự nhiên Chi đem chồng ra để dọa chàng? Mà chuyện đâu phải đùa. Nếu Chi đang có chồng thì dĩ nhiên chồng nàng có toàn quyền để tóm cổ Huân và cho chàng một trận nên thân vì tội tán tỉnh vợ người ta. Và quả thật chàng không muốn dây dưa vào những chuyện rắc rối. Huân có quan niệm thật tự nhiên về chuyện yêu đương nếu không nói là rất cởi mở nhưng chuyện gì vẫn có giới hạn của nó. Trai chưa vợ, gái chưa chồng thì có gì mà ngại ngùng? Chàng không dám nghĩ đến một hôm đang đi chơi với Chi thì bỗng nhiên có thằng đàn ông cha căng chú kiết nào đó chận lại tự xưng là chồng nàng rồi cho chàng một quả đấm và kết tội chàng về tội quyến rũ vợ nó. Chưa kể nó kiện ra tòa thì cứ lấy rổ mà úp vào mặt. Người đời sẽ rủa Huân là hết người hay sao mà rúc đầu vào chỗ vợ chồng người ta đang hạnh phúc. Nhưng Huân lại nghĩ chuyện không hẳn như vậy vì nếu Chi có chồng thì làm sao lúc nào nàng cũng đi chơi một mình thoải mái đến thế. Vợ chồng đi đâu phải có đôi chứ. Có lẽ Chi chỉ đùa nghịch vậy thôi. Và Huân yên tâm ngay với sự suy đoán của mình.
- Sao? Suy nghĩ đủ chưa? Tin Chi chưa?
Năm ngón tay Chi thoăn thoắt xáo nồi đậu kho, miệng cười cười hỏi chàng một cách trêu chọc. Ôi! Khuôn mặt ngây thơ như thế kia thì làm sao mà không tin cơ chứ? Huân lại có tật hay tin đàn bà con gái, nhất là đàn bà đẹp. Vì thế Huân vội vàng:
- Tin quá đi chứ! Chi nói thì anh phải tin.
Từ hôm ấy, Huân và Chi thật sự yêu nhau. Quen nhau chỉ là tình cờ vì Huân xuất hành trúng giờ "hoàng đạo", nhưng yêu nhau thì không thể gọi là tình cờ nữa. Huân yêu Chi vì đó là một sự lựa chọn của trái tim còn Chi chấp nhận với sự lựa chọn đó của chàng. Còn gì đẹp hơn khoảng thời gian yêu nhau. Bạn bè đã có thằng khen Huân tốt số. Huân cười cười cố che dấu niềm hãnh diện trong lòng. Mãi đến một hôm, Huân lại tình cờ gặp Chiến ở một quán ăn khi đi ăn trưa với mấy người bạn. Cái lạ là độ rày gã đâm bổ vào đời sống của chàng nhiều quá kể từ lần gặp lại ở buổi tiệc cưới chết tiệt kia. Mới đầu, chàng đã muốn tránh. Gặp những người như Chiến thật sự chả có chuyện gì để nói, cũng như không có chuyện gì đáng nói, chưa kể đến việc phải nghe những chuyện bực mình. Mãi đến lúc gần quay đi, gã mở miệng hỏi Huân một câu làm chàng khựng bước.
- Hôm trước, tôi gặp ông hình như đi với con nhỏ Chi phải không?
Huân giật mình:
- Ủa! Ông quen Chi à?
Gã cười cười, giọng chợt nhả:
- Hơn cả quen. Con nhỏ Chi mả lắm đấy!
Khi nói, Chiến nheo nheo mắt, giọng úp úp mở mở. Ra cái điều mình biết rất nhiều chuyện nhưng không tiện nói ra ở chốn đông người. Chiến bỏ nhỏ một câu về Chi để cho Huân muốn hiểu sao thì hiểu. Cái chữ "mả" thường thường được hiểu theo nghĩa xấu. Riêng Huân, chàng nghe vậy thôi chứ chẳng hề một chút bận tâm vì chàng không mấy tin về con người của Chiến. Chàng buông thõng:
- Mả hay không đối với tôi chả ăn nhậu gì!
Gã bồi thêm:
- Đã khối thằng chết dở vì nó đấy. Ông coi chừng!
Huân cười khẩy, ra vẻ bất cần:
- Cám ơn ông. Tôi sẽ coi chừng!
Rồi chàng bỏ đi. Vậy mà câu nói của Chiến cứ vương vấn mãi trong tâm trí của chàng. Huân định bụng sẽ hỏi Chi về Chiến cho rõ, vì chàng không nghĩ con người như Chi mà lại có dan díu gì với gã, nhất là dan díu về tình cảm. Dĩ nhiên chuyện dan díu trước khi quen Huân thì chả ăn nhậu gì với chàng cả. Đúng ra là Huân không có quyền thắc mắc về đời tư của Chi trước đây nhưng chàng vẫn cứ ray rứt khó chịu. Nó vương vướng thế nào ấy. Huân dứt khoát là hỏi cho ra lẽ, chứ để bụng nó anh ách trông khuôn mặt táo bón không thể tả. Mãi cho đến hôm đưa Chi đi nghe nhạc, Huân khéo léo đưa đẩy câu chuyện:
- Anh tính có dịp sẽ về thăm mẹ anh một chuyến.
Chi xoay xoay ly nước trong tay:
- Mẹ anh bệnh hay sao vậy?
- Bệnh thì ai đến tuổi già mà không bệnh. Nhưng lâu quá anh muốn về thăm lại gia đình. Thế Chi đã bao giờ về thăm hai bác chưa?
Chi im lặng một lúc rồi cúi mặt, thở dài:
- Năm ngoái Chi có về một lần để thăm nhà, nhân tiện giải quyết vấn đề tình cảm luôn. Nhưng thôi, bỏ qua đi. Câu chuyện của Chi thật sự dài dòng lắm.
Huân đánh hơi là mình đã hỏi đúng chỗ, chàng hỏi tới nhưng làm ra vẻ không quan trọng:
- Có gì đâu mà dài dòng! Nếu không có gì bất tiện thì kể cho anh nghe, có sao đâu.
Chi ngồi yên bất động. Hình như Chi đang cố nén xúc động đang dồn ứ ở phía trong. Câu nói của Huân gần như vô tình khơi lại một dĩ vãng đau thương nào đó mà Chi đang cố quên. Huân không muốn làm cho Chi buồn mặc dù trong thâm tâm chàng muốn biết rõ thêm chút nữa, may ra giải đáp cho Huân cái thắc mắc bấy lâu. Yên lặng một lúc, bỗng nhiên Chi đứng dậy, giọng sũng buồn:
- Về thôi anh.
Huân không ngờ một đêm tươi mát bên Chi lại kết thúc đột ngột như vậy. Chàng cũng không ngờ chỉ vì một câu hỏi mà gợi lại cho Chi những cảm xúc mãnh liệt trong quá khứ. Khuôn mặt của Chi buồn hẳn. Buồn thiu như thế kia thì dù có ngồi lại cũng chẳng còn hứng thú gì. Huân đứng lên dìu Chi ra xe không nói một câu nào. Chàng suy nghĩ mông lung không biết cái quá khứ nghiệt ngã kia ra thế nào mà Chi lại đau khổ đến thế kia chứ? Chàng tự trách mình là vô tình khơi lại đống tro tàn để gây buồn phiền cho Chi và phí mất một buổi tối gần như trọn vẹn bên nàng. Huân phải đưa Chi về nhà chàng vì lúc nào hẹn đi chơi Chi cũng lái xe đến nhà Huân, để xe lại đó rồi cả hai đi chung xe của chàng. Mãi đến bây giờ mà Huân cũng chẳng biết Chi ở đâu, ngoài cái số phôn mà nàng cho hơn tháng trước. Ban đầu, Huân cũng thắc mắc về việc Chi giữ kín chỗ ở của nàng, vì nàng chẳng bao giờ đả động đến nơi ăn chốn ở cả. Hỏi đến thì Chi cho là không tiện, nhà Chi luộm thuộm lắm, chứ không ngăn nắp được như anh. Hơn nữa, Chi cũng không muốn cho ai thấy mặt trái của Chi. Chàng nói với Chi là anh có bao giờ để ý đến những tiểu tiết đâu. Đối với Huân, duyên dáng và xinh xắn của Chi đã đánh át đi những cái nhỏ nhặt khác. Vài ba cái lẻ tẻ đó thì sá gì cơ chứ? Nhưng cho dù nói thế nào Chi vẫn khư khư giữ ý định của mình. Nàng giải thích quen nhau như thế này chưa đủ sao? Lúc nào anh cần thì Chi đến ngay! Còn gì anh hỏi mà Chi không chiều anh? Nghe Chi giải thích xong, Huân bỗng thấy mình "cả gan" đòi hỏi quá nhiều. Từ đó, chàng chẳng bao giờ thắc mắc về chỗ ở của Chi nữa. Cứ hẹn Chi ở nhà chàng và mỗi lần chia tay là mỗi lần bịn rịn, bồi hồi...
Chi ngồi trầm ngâm, tư lự trên suốt đoạn đường. Vừa bước vào nhà là Chi ngồi vật xuống sofa, dáng điệu mệt mỏi. Nàng gần như không còn sức lực để bước nữa, như một lực sĩ đến đích sau một cuộc thi việt dã. Huân ngồi xuống bên Chi, lấy chiếc gối nhỏ kê lưng cho nàng:
- Để anh lấy cho Chi ly nước cam.
Khi trở lại, Huân thấy khuôn mặt Chi đã nhạt nhoè nước mắt. Nàng đỡ lấy mảnh tissue từ tay Huân để chậm nước mắt. Huân ngồi xuống bên cạnh Chi, vuốt ve mái tóc nàng:
- Anh xin lỗi Chi vì đã gợi lại chuyện buồn.
Chi nhỏ nhẹ:
- Không! Anh không có lỗi gì cả. Chỉ tại Chi mau nước mắt.
- Anh không ngờ Chi lại có một quá khứ buồn như vậy.
- Trong đời ai mà không có chuyện buồn, nhưng chuyện buồn này nó đến đột ngột quá. Nhiều khi nghĩ lại Chi vẫn không ngờ hạnh phúc ngắn ngủi đến thế vì nó chết tức tưởi chỉ qua một chuyến đi.
Rồi Chi chậm rãi kể cho Huân nghe cuộc tình của nàng. Tình yêu thứ nhất trong đời đã chuốc lấy thương đau chỉ vì một chuyến thăm nhà của chồng Chi, Trung. Đang sống đầm ấm với nhau thì Trung bỗng giở chứng đòi về Việt Nam một chuyến, mặc dầu chả có chuyện gì đáng về cả. Chuyến đi về nước gần tháng của Trung không ngờ đã đạp cuộc sống của gia đình Chi vào ngõ cụt khi tình cờ nàng đọc được lá thư của một người con gái gởi cho Trung với địa chỉ ở quê nhà. Trong thơ, Hân -tên người con gái- ngoài vấn đề hỏi thăm sức khoẻ còn nói đến cái thai đang lớn dần trong bụng và hỏi Trung gởi thêm tiền bạc để chi phí trong khi nằm chỗ. Hân còn hỏi giấy tờ bảo lãnh mẹ con em đến đâu rồi? Khi nào thì vợ chồng mình đoàn tụ? Lại còn thêm vài ba câu như em mong cho con nó giống anh cơ chứ giống em xấu lắm! Con chúng ta phải điềm đạm và trung tín như anh kia! Những câu nói thành thật của người đàn bà nhẹ dạ càng làm cho Chi ghê tởm thằng chồng khốn nạn, đã lừa dối một lúc hai người đàn bà. Chuyện không thể tha thứ được vì một trong hai người đàn bà ấy là Chi. Nàng âm thầm để bụng chẳng hỏi han gì. Hơn tháng sau, Chi lấy phép về thăm nhà nhưng thật sự là điều tra hư thực thế nào. Tìm đến địa chỉ của Hân, Chi nói rõ sự thật và tặng cho hai mẹ con một số tiền. Khi trở lại Mỹ, nàng đâm đơn xin ly dị sau khi nói thẳng vào mặt Trung mục đích chuyến đi của nàng. Hơn năm nay, Chi đã gần như nguôi ngoai nhưng mỗi lần nhớ lại nàng vẫn cảm thấy nhức nhối, tổn thương. Sự chu toàn bổn phận và tình yêu đầy ắp của những người vợ trong gia đình vẫn không giữ được những người đàn ông cơm no bò cưỡi ở phía bên này của luân thường đạo lý. Từ đó, Chi thường có thành kiến với những người đàn ông về thăm quê nhà, nhất là những kẻ có gia đình mà đi về một mình. Nàng thổ lộ:
- Chi không dám nghĩ anh về thăm nhà để rồi như chồng Chi, nhưng Chi vẫn mang một cảm giác bất an về chuyến đi của anh.
Huân vội xua tay lia lịa:
- Không! Không! Anh tính vậy thôi, chứ đã về đâu. Mà có về thì anh tin chắc rằng tình cảm của anh và Chi vẫn không thay đổi khi anh trở lại.
Chi cựa mình cho đỡ mỏi, thở dài:
- Anh nói thì Chi tin vậy, nhưng khó biết trước tương lai lắm anh ơi!
Lần này thì Huân gào lên:
- Thôi! thôi! Anh không về nữa! Chi bằng lòng chưa nào?
- Cám ơn anh! Nhưng chuyện của anh Chi cản thế nào được. Nếu cần, anh cứ việc về thăm nhà. Đau khổ mãi rồi Chi cũng phải quen đi chứ!
Huân cầm lấy tay Chi, ân cần:
- Thôi bỏ qua chuyện đó đi! Nếu có về thì anh cũng báo cho Chi biết. Buổi tối nay buồn thế là đủ rồi. Nghe anh đây này. Khi đăng ký về, có phải Chi đến văn phòng của thằng Chiến phải không?
Chi quay lại nhìn Huân, đôi mắt mở lớn:
- Ủa! Sao anh biết? Bộ anh quen anh chàng đó hở?
- Thì cũng quen sơ sơ. Nó cứ mời anh đến đăng ký ở văn phòng nó hoài đấy chứ! Nó nói có quen rất thân với Chi.
Chi mỉm cười. Cả buổi chiều nay, Huân mới thấy nàng cười. Huân thấy lòng ấm hẳn lại khi nhìn thấy nụ cười xinh xắn của Chi.
- Thân cái gì! Thưở Chi đến làm giấy tờ để về thăm nhà, mặc dù biết Chi đang có chồng, hắn vẫn giở giọng tán tỉnh. Đã chán chồng, Chi càng chán đàn ông thêm. Đến khi Chi trở lại, không biết sao mà hắn lại biết Chi ly dị nên lại gọi phôn tiếp tục cái trò bẩn thỉu ấy. Sau Chi nói thẳng vào mặt cho một lần. Rồi từ đó chả thấy mặt mũi hắn đâu nữa. Thế hắn nói gì về Chi?
Huân thấy lòng nhẹ hẳn:
- Ồ! Hắn nói nửa nạc nửa mỡ chả ra làm sao cả. Tin gì thứ ấy.
Huân ôm lấy Chi, hôn vào môi nàng và lòng tự nhủ sẽ không bao giờ để Chi buồn nữa. Hạnh phúc mà chàng mong đợi bấy lâu ở ngay trong vòng tay chứ xa xôi gì. Chàng phóng dự định đi thật xa. Niềm mơ ước về một mái nhà bên Chi dần dần hiện ra rõ nét trong trí chàng...
Vậy mà cả tuần nay Huân bặt tin Chi. Thường thường chỉ vài ngày không Chi thì chàng đã gọi nhau ơi ới. Yêu nhau thì phải xoắn lấy nhau chứ. Biết bao nhiêu hỏi han, biết bao nhiêu lần đi chơi ngoài, không nhà hàng, không sắm sửa thì kéo nhau vào rạp xinê cũng thú chán. Có tuần nào mà chẳng thấy mặt nhau. Xa nhau mới vài ngày người đã lờ đờ cứ như bị ma ám. Thế mà gần tuần rồi chẳng nghe giọng nói ngọt ngào của Chi thì Huân làm sao không bấn lên cơ chứ! Chàng phôn đến nhà chả thấy ai trả lời cả, chỉ nghe tiếng chuông reo. Chàng cứ sợ Chi đau ốm nằm liệt giường ở nhà không ai chăm sóc. Hay là nàng bị tai nạn xe cộ nhưng chẳng có thân nhân. Huân gọi đến ty cảnh sát, phòng cấp cứu ở bệnh viện nhưng không có tên Chi nào cả. Chàng thở phào yên tâm được một phần. Đến hơn tuần thì chỉ nghe giọng nói trong máy của hãng điện thoại báo tin chủ nhà đã cắt số phôn. Bằng một giọng đau khổ, Huân gọi đến sở điện thoại phân trần tình cảnh của chàng nhưng cô trực tổng đài vẫn khăng khăng một mực không cho số mới, viện lẽ vì yêu cầu của khách hàng. Huân cuống lên, không biết phải làm thế nào để gặp lại Chi. Có ngờ đâu lần vỗ về Chi là lần cuối gặp nhau. Huân có cảm giác Chi vẫn còn ở trong thành phố này nhưng cố tránh mặt chàng. Nàng như con chim bị tên, mang một thành kiến quá nặng về những người đàn ông về nước thăm quê hương. Sự đổ vỡ của tình yêu đầu đời đã hằn những đường nét sâu đậm trong tâm khảm Chi, và hầu như không thể nào gột rửa đi được. Nó tồn tại như một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa. Ôi! Cầu trời cho gặp lại nàng để Huân thề sống thề chết là sẽ không "dại dột" về thăm nhà nữa. Chàng len lỏi ở những quầy bán hàng, tiệm ăn với hi vọng thật mong manh. Cả tháng Huân thẫn thờ như người mất hồn. Cuộc đời còn ý nghĩa gì nữa khi thiếu Chi bên cạnh. Tâm trạng chàng lại háo hức chờ đợi điện thoại reo như thưở mới quen Chi. Rồi một hôm, trong khi chờ đợi tin Chi, Huân lại bất ngờ nhận được cú phôn của Chiến, giọng gã vui vẻ:
- Ê! Huân! Lấy giấy viết ra ghi thêm địa chỉ này đi. Mới toanh. Bảo đảm còn thơm lắm. Đến khách sạn Tiên Cảnh trong Chợ-Lớn thì ông cố đòi cho được em Wòng nhé!

Hải Ngữ


Tình Theo Vận Nước
Kính tặng ca sĩ Thùy Dương, giọng ca tôi rất ái mộ.
Từ Trường

Anh đã đến với tình em như mộng
Những tưởng cùng dệt mộng tơ duyên
Miền thùy dương một thuở yêu đương
Tình yêu nào chả đẹp tựa thiên đường

Cuối tuần ngày phép nói được bao lời
Giấu trong tim bao điều nguyện ước
Anh yêu em tựa cánh thép yêu mây trời
Bao đường bay rồi cũng “hồi cố quận” (1)

Cầu xóm Bóng mấy nhịp chia cách đôi ta
Em ở lại dõi bóng chân trời xa
Nguyện cho người đi chí Kinh Kha
Mộng mây trời vạn sự được bình yên

Thùy dương buồn ngả bóng theo thời gian
Tuổi thanh xuân em rồi cũng phai tàn
Anh rong ruổi khắp nẻo quan san
Lấy không gian là nhà, bay bổng là nghiệp

Em vẫn biết yêu anh là thua thiệt
Mối chân tình nào ai toan tính cho cam
Rồi một ngày tai họa giáng xuống trời Nam
Con Tạo xoay vần, tình ta cũng ly tan

Theo vận nước anh ra đi trong uất nghẹn
Bước chân đi nào ai có hẹn ngày về
Em cũng đành ôm mối sầu chất ngất
Xá gì tình ta khi nước mất nhà tan

(1)“về chốn cũ”: ý nói quen nhiều người nhưng vẫn chung tình với người cũ

Truyện cười ngắn
Tự tay giết nó!
Binh nhì Ivan gọi điện về nhà cho mẹ, giọng uất ức:
- Mẹ mua ngay cho con một con lợn!
- Được rồi, mẹ sẽ mua.
- Mẹ đặt tên cho nó là Gienia.
- Mẹ chưa hiểu...
- Đó là tên thằng trung đội trưởng của con.
- Trời ơi! Để làm gì hở con?
- Khi nào về phép, con sẽ tự tay giết nó!


Định Mệnh
( Nhân đọc lại bài “ Những Tháng Ngày Định Mệnh” của Phạm Thiên Thu)

1.
Ta từ hoang lạnh tiêu sơ
Em trong nguồn cội bơ vơ quạnh buồn
Khởi hành từ nhánh cô đơn
Hợp nhau giữa sóng trùng dương vô tình
Một con thuyền bé mong manh
Trôi theo định mệnh bập bềnh phong ba
Thuyền nan sao vượt trường xa
Đâu là bờ bến thiết tha mộng đời
Dập vùi đôi cánh hoa tươi
Bên nhau giây phút xa rời trăm năm

2.
Tình xưa nguyên thủy bẽ bàng
Tình xuân chung thủy bàng hoàng bao năm
Dư âm từ cõi xa xăm
Dư hương từ thuở ái ân mịt mù
Mắt môi ngọt lịm thiên thu
Đôi tay quấn quýt giã từ muôn phương
Hồn trinh mang nặng vết thương
Nghe tim nhức buốt đêm trường ai hay
Người đi mỏi cánh chim bay
Người chờ mỏi mắt mơ say hão huyền
Khóc thầm hội ngộ vô duyên
Người đi như đã lạc thiên thai rồi

3.
Trả thời mông muội đã qua
Trả ngày chưa đến đóa hoa muộn màng
Trả người xưa tuổi hồng hoang
Trả cho tình sử những trang diễm buồn
Xin thời hoa mộng sân trường
Xin tà áo trắng rập rờn nắng trưa
Cám ơn cánh phượng ngày xưa
Cám ơn mưa nắng hai mùa có nhau
Nâng niu ngày tháng thương đau
Nâng niu vóc dáng xanh xao lạc loài
Thương ta cho mắt u hoài
Yêu em ta mãi loay hoay một đời
Trần Minh Khuông

Nắng Mùa Xuân Cũ
Nguyễn Vũ Phúc


Hình như nắng của mùa xuân cũ
Lay hồn ta thức giữa tàn đông
Vườn xuân đó mầm xanh hé nụ
Sao đời ta mãi mãi hư không
Em có bao giờ đau với tuổi
Khi một mình bên giọt đông phai
Hay mai rũ tóc nhìn xuân mới
Em chợt vui cười với bóng soi
Bao mùa xuân đi qua trên đời
Sao em hờ hững để xuân trôi
Sao em nỡ để phai màu tóc
Bướm của thời lá biếc đâu ơi
Mùa xuân lại một lần mực thắm
Thêm một lần lửa ấm trên môi
Thôi em đừng thắp hòai điệu cũ
Em hãy vui lên với cuộc đời

giaohan
12-30-2015, 04:13 AM
Đây là phần cuối của đặc san hội ngộ Fort Rucker 2015.
Một lần nữa xin thành thật tri ân và cám ơn tất cả các niên trưởng, chiến hữu và thân hữu đã tham dự, tài trợ để cuộc hội ngộ được hoàn thành tốt đẹp.
Xin chúc các niên trưởng, chiến hữu, và thân hữu một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và mọi sự như ý.

Thay mặt ban tổ chức,

Hán Ngọc Giao


Như một lời tri ân


Những tưởng Hội Ngộ trở về trường cũ Fort Rucker sẽ bị chung số phận “ Cùng một lứa bên trời lận đận” giống như đại hội Trực Thăng của Không Lực VNCH lần đầu tiên định tổ chức vào tháng Tám năm 2003, phải hủy bỏ vì những trục trặc nhân sự của BTC.
Thật rủi vì có quá nhiều trục trặc trong BTC, nhưng cũng lại thật may, vì như sự bù trừ mà thượng đế dành cho loài người, nên trong cái rủi đó lại có cái MAY là Ba anh đại diện BTC là DO, Long và Dũng đã đến trường liên lạc và được những người chịu trách nhiệm của trường vui mừng đón tiếp, và chúc mừng cho ý định trở lại thăm trường của anh em chúng ta, nói “RỦI” là vì phía trường đã đồng ý, mà lúc đó anh em trong BTC lại bất đồng ý kiến với nhau, bất đồng đến độ đa số đã rút hẳn ra khỏi BTC. Nhưng cái rủi đó lại trở thành cái “MAY” vì ngoài số người quyết định rút lui, thì lại cũng có những người quyết định ở lại, quyết định phải thực hiện cho được chuyến trở về vì danh dự riêng của Không Quân, Quân Lực VNCH, và vì danh dự chung của người Việt Nam nên đã quyết định giữ cho bằng được chữ Tín... Chữ Tín chính là cái điều sống còn của những người tuy phải sống lưu vong, tuy đã bị đánh mất quê hương nhưng không thể đánh mất chữ TÍN, đánh mất Danh Dự của Người Việt Nam, không để ai có thể cười chê mình, và vì “ Nhất Ngôn ký xuất ,tứ mã nan truy” của người Quân Tử, thế nên ngày hôm nay anh chị em chúng ta mới cùng hội ngộ bên hồ Tholocco đây.
Sau những khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, và đã có lúc chúng tôi muốn buông xuôi tất cả, nhưng rồi anh em lại cố gắng khích lệ nhau vượt qua . . .
Cuối cùng thì cái ngày đợi mong cũng đã đến với tất cả anh chị em và thân hữu chúng ta. Ngày trở về ngôi trường Fort Rucker thân yêu, cái nôi đào tạo Phi công trực thăng của Hoa Kỳ và cũng là cái nôi của rất nhiều sinh viên sĩ quan quân đội của nhiều nước... Sở dĩ tôi dùng chữ “VỀ” chứ không dùng chữ “ Đến” hay “Tham Dự ”như những cuộc Hội Ngộ khác của chúng ta, vì chúng ta không phải chỉ đến để hàn huyên, ăn nhậu, hát hò, gặp mặt nhau cho thỏa lòng mong nhớ mà tôi dùng chữ “VỀ” vì thực sự đây là một chuyến trở về đúng nghĩa, về để tỏ lòng biết ơn đối với các thày đã từng huấn luyện cho chúng ta, cho dù bây giờ không còn đông đủ các thày cũ, thậm chí chỉ còn hiếm hoi vài thày già chăng nữa, và cũng trở về để tưởng niệm và cám ơn những chàng trai cũng một thời tuổi trẻ giống chúng ta, họ đã đến để cùng chúng ta bảo vệ cho lý tưởng tự do, và đã hy sinh mạng sống mình cho quê hương đất nước chúng ta. Và cũng để tưởng nhớ các anh em Trực Thăng của Không Lực chúng ta nói riêng và tất cả các anh em của ngành Không Quân, Quân Lực VNCH đã hy sinh cho khát vọng bình yên của đất nước và dân tộc nói chung.
Thử tưởng tượng gần năm ngàn nấm mộ, gần năm ngàn vành khăn sô trên mái đầu hay trong lòng những người vợ, những người yêu trẻ, và cả những em bé thơ, những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn ra từ khóe mặt người cha người mẹ già khi nghe tin con trai mình đã hy sinh ở một đất nước xa xăm nào đó trong trí tưởng của họ. Sự trở về của chúng ta thật là một việc làm vô cùng ý nghĩa và đầy tính nhân văn, hợp với văn hóa “uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn của người Việt Nam chúng ta, chúng ta đã trở về, mang theo mỗi người một tâm tình trong chuyến trở về, và ngay cả với những “phu nhân” hay bạn hữu chúng ta mới lần đầu biết đến Fort Rucker, nhưng tôi tin rằng ai cũng đều mang trong lòng mình tâm tình “ Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ” dù trí nhớ có nhạt nhòa vì năm tháng nhưng chắc chắn cảnh cũ trường xưa cũng vẫn làm lòng ta bùi ngùi thương nhớ một thời tuổi trẻ, nhớ tiếng cánh quạt trực thăng nơi chiến trường xưa, trong những chuyến tải thương hay đổ quân cho các đơn vị bạn...
Cám ơn các bạn, cám ơn tất cả chúng ta đã cùng cố gắng trở về bên nhau trong ba ngày ngắn ngủi bên hồ Tholocco này, và cám ơn tất cả các bạn bè, chiến hữu của tôi, những người đã vất và lo toan cho chuyến trở về này, những hy sinh công sức, tài chánh một cách thầm lặng của các bạn chúng tôi vô cùng trân quý và sẽ còn nhớ mãi đến sau này.
Không như tên của một bài hát nào đó, “ như một lời chia tay”, mà ở đây tôi muốn gửi đến tất cả chúng ta, những người hiện diện hôm nay một lời cảm ơn chân thành vì đại hôi này có được là vì sự hiện diện của tất cả chúng ta, dù cho không đông đúc như những đại hội trước đây và sau này, nhưng đại hội của chúng ta, xứng đáng được nhớ đến trong tâm tư của tất cả chúng ta, bởi chúng ta đã làm hết sức mình một cách chân tình, vô vị lợi, và đã làm trong tình yêu thương giữa con người với con người, với mong muốn đó xin gửi đến tất cả đoản văn ngắn này “Như Một Lời Tri Ân”.
Thay mặt tất cả anh chị em trong BTC,
Hán Ngọc Giao


http://hoiquanphidung.com/userupload/hqpd12_2015/HancheyHeliport_1451447905.jpg


Cùng Cực*
Từ Trường

San Jose vào Hạ 2015
Cảm khái khi thấy bên đường có một phụ nữ không nhà, mang bầu tên Melody đứng xin tiền với xe đạp khung ngang dựng kế bên.
The poor long for riches, the rich long for heaven, but the wise long for a state of tranquility. **
Swami Rama


Nàng đứng đó bên đường nắng Cali.
Với đứa bé còn tượng hình trong dạ.
Có ai hiểu cho nàng “Melody”?
Bé đâu biết mẹ con kiếp không nhà.

Bên dòng đời người người tiếp bước qua.
Có mấy ai động lòng trắc ẩn?
Mở rộng từ tâm ân cần chia sẻ.
Của bố thí sao trải mỗi ngày qua?

“Khúc Nhạc Êm Đềm” nghe sao buồn tủi.
Tên đẹp nàng mang sao nghe ngang trái!
Nuốt lệ sầu tâm hồn được yên ủi?
Đường đời còn dài biết đâu phải trái.

Viễn ảnh đường trần con thơ dai.
Biết về đâu tìm mái ấm nghỉ chân?
Kẻ chốn chương đài nệm êm rộng trải.
Người lữ thứ đêm về dạ tủi ngả đâu là nhà?
Tạm dịch:
* Hai nghĩa: tận cùng sự khổ và cùng chia sẻ nỗi khổ.
**Kẻ nghèo mong được giầu có, người giầu mong được vào thiên đường, nhưng kẻ khôn ngoan mong ước sự. an nhiên




Mưa tháng Chạp
Nguyễn Thanh Huy

Mưa tháng chạp, mưa hoài không ngớt hột
Lạnh quê người lạnh buốt cả xương da
Ngày cuối năm, ngày buồn hiu hắt nhớ
Tết quê người tết chẳng giống quê ta

Đêm giao thừa đêm chờ xuân chẳng đến
Ngồi một mình, ngồi uống cạn bơ vơ
Ta mới thấy ta một đời lận đận
Vẫn theo ta vẫn trĩu nặng đợi chờ

Em phương đó em có còn góp nhặt !
Những ngày xuân những hẹn ước chia xa
Buồn đưa tiễn, buồn trông ngày tháng rộng
Theo đời trôi, theo với những phôi pha

Đêm thao thức, đêm về từ buổi trước
Trời cuối năm, trời vẫn phủ mây sầu
Ta vẫn biết, ta một đời dong ruổi
Còn chút tình còn giữ mãi cho nhau

Thôi em nhé, thôi một lần lỡ hẹn
Là trăm năm, là trọn kiếp xuôi giòng
Nợ sông núi, nợ tang bồng vẫn giữ
Hẹn tao phùng, hẹn trả với non sông