PDA

View Full Version : Các thầy bói tử vi của Sài Gòn xưa



TAM73F
08-01-2014, 01:45 PM
Trung Đạo


Trong nghề bói toán ở Sài Gòn trước năm 1975, các thầy tử vi nổi tiếng đều là những người làm ăn khá gỉa, có uy tín trong xã hội. Trong đó, số thầy từ miền Bắc vào Nam chiếm một lượng lớn.

Thầy Khánh Sơn là người nổi tiếng sớm nhất và lâu nhất ở Sai Gòn trước năm 1975. Từ những năm Pháp thuộc, thầy xưng là Maitre Khánh Sơn. Báo chí đăng ảnh thầy đeo kính trắng trí thức, một ngón tay chỉ vào cái chìa khóa, tượng trưng cho sự khám phá mọi điều huyền bí (?!). Thầy hành nghề từ thập niên 1940 sau khi tốt nghiệp sư phạm Hà Nội, chứ không phải vì thất nghiệp mà phải xoay nghề như một số thầy từ bên Tàu sang.

Theo nhiều người kể lại, thầy Khánh Sơn là người hào hoa phong nhã, làm ra nhiều tiền nên dù vợ con đàng hoàng, thầy vẫn được các bà, các cô mê mệt.

Viên toàn quyền Pháp Pasquier trấn nhậm Đông Dương vào năm 1936, được thầy Khánh Sơn đã đưa ra câu “sấm” để giải đoán vận mệnh ông ta:

Bao giờ hai bảy mười ba
Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây

Thầy Khánh Sơn ám chỉ rằng “tám gà” là “bát kê” (phiên âm tên vị toàn quyền Pasquier và “trên mây” là “máy bay”. Sau đó ít lâu, máy bay chở viên toàn quyền về Pháp bị bốc cháy khiến tất cả tám người đều tử nạn. Từ đó tên tuổi thày nổi như cồn được mọi người biết đến, và thời gian hành nghề của thày Khánh Sơn kéo dài rất lâu.

Thày cũng từng tiên đoán vận mệnh của nhiều nhân vật tên tuổi như cựu hoàng Bảo Đại, cựu quốc vương Sihanouk…


Thầy Minh Nguyệt, người miền Nam, quảng cáo trên báo là giáo sư Minh Nguyệt, mở văn phòng đường Đề Thám, cùng các thầy Huỳnh Liên, Khánh Sơn, có hàng chục ngàn thân chủ vào thời ấy. Văn phòng thày Minh Nguyệt thu hút nhiều nữ thân chủ, phần đông có chồng ngoại quốc đã về nước. Các cô nhờ thầy đoán số khi nào được gặp lại cố nhân để đời sống lên hương như trong qúa khứ. Nhiều bà có nhan sắc cũng mong được nâng khăn sửa túi cho thầy Minh Nguyệt, nhưng thầy nghiêm lắm, chẳng bao giờ dở thói trăng hoa.


Thầy Nguyễn Văn Canh sinh quán tại Nam Định. Thày Canh bị mù loà từ thuở sơ sinh, được gia đình cho học nghề bói toán làm kế sinh nhai.

Thuở đầu đời, thầy hành nghề tại Thái Bình, Hà Nội, rồi di cư vào Sài Gòn. Thày Canh đông con, tất cả đều học hành nên người, gia đình sung túc nhờ nghề của thầy rất sáng giá vào thời ấy. Thầy sở trường về tử vi bói dịch, nổi tiếng như một nhà tiên tri. Dáng người thầy bệ vệ cao lớn, thày có sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn. Xem tử vi thầy bấm lá số trên năm đầu ngón tay. Thầy Canh, cư ngụ trên đường Nguyễn thiện thuật, chỉ cần nghe ngày sinh tháng đẻ của thân chủ một lần là thầy nhớ mãi, nói vanh vách bố cục của sao, vận tốt xấu ra sao, ít khi sai lầm. Nói xong, thầy nhớ mãi, lần sau khách đến chỉ cần nói tên là thày biết số này ra sao ! Và nếu có thêm một chai bia lạnh “33” trên bàn thì khỏi nói, thầy xem số càng sắc nước. đặc biệt về võ cách “Sát-Phá-Liêm-Tham”.


Thầy Ba La cũng sinh quán ngoài Bắc, di cư vào Sài Gòn năm 1954. Ít lâu sau, Thầy mở văn phòng bói toán, khách bước vào trông thấy ngay một cụ già dáng dấp tiên phong đạo cốt, chẳng khác gì các đạo sĩ trong truyện Tàu. Lần cuối gặp, thầy trên 80 tuổi, vẫn còn minh mẫn. Thày cũng mù lòa từ khi cỏn bé nên đã chọn nghề này để sinh sống. Văn phòng thầy Ba La đông đảo các vị tương đối trí thức, giáo sư, kỹ sư, luật sư…Thầy rất sáng giá khi xem về văn tinh: “Cơ Nguyệt Đồng Lương”,“Nhật Nguyệt”,“Mệnh Vô Chính Diệu”…Vì vậy, có người không đến để nhờ thày đoán vận mệnh, mà chỉ đến xin luận đàm về tử vi. Thầy Ba La không làm khó trong việc tiếp thân chủ, nhưng thày luôn thận trọng khi đặt một lá số, gieo một quẻ bói. Tác gỉa bài này may mắn được cụ cho một cuốn sách mỏng (viết tay) chuyên xem lá số “Mệnh vô chính diệu”, và vẫn còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Chuyện kể rằng, có hai vợ chồng nọ cầu tự mãi mới có một đứa con trai. Năm lên ba tuổi, cậu bé bị bệnh mà chết. Hai vợ chồng lại tiếp tục cầu tự để xin được “trả lại” con. Ba năm sau, họ lại sinh được bé trai. Đứa bé giống người anh trai đã mất như đúc, kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì vậy hai ông bà thân sinh lấy tên người anh đặt cho em, cả giấy khai sinh đều giữ nguyên để cho em đi học, dù cách nhau ba tuổi.

Cậu bé lớn lên học hành đỗ đạt, danh phận, và tìm đến thầy Ba La nhờ giải đáp cuộc đời mình. Anh ta đưa ra lá số của người anh trai, thày càng xem càng toát mồ hôi, miệng không ngớt thốt lên “lạ qúa, lạ qúa”. Sau cùng, thày nói rằng:

_ Nếu thật anh sinh vào ngày giờ này, thì anh đã mệnh yểu từ năm lên ba !

Thầy xem lại thật kỹ, vì mù nên thày gọi người nhà ra nhận xét và trả lời từng điểm: có phải cái trán, cái mũi thế này, cặp mắt thế này, tầm vóc cao lớn như thề này không? Đặc biệt có nốt ruồi son ở giữa ngực ? Thầy lập lại:

_ Có nốt ruồi đỏ thật à? Thế thì lạ qúa ! Tôi chịu, không đủ tài đoán lá số này. Anh hãy cầm tiền về và chỉ trở lại khi anh có được một lá số tử vi khác !

Thầy Ba La bực tức vì lần đầu tiên, mình không tin khả năng mình, cũng nghi ngờ người thân chủ này đã không thành thật. Anh thanh niên cảm phục đến sợ hãi, xin lỗi thày, và đưa ra lá số tử vi thật của mình.


Theo tôi, những giai thoại trên đều không có sức thuyết phục nhiều, nhưng có một điều chắc chắn là nghề bói toán ở Sài Gòn trước năm 75 rất thịnh hành. Thậm chí, nhà cầm quyền thời đó còn mời các tử vi chiêm tinh gia lên truyền hình để tiên đoán vận mệnh của đất nước. Do đó, cuộc sống của các thày rất sung túc.

Ngoài ra còn một số thày tử vi, tướng số cũng có tiếng tăm như nhà biên khảo Vũ Tài Lục (Hòa Hưng), thày Ích (Calmette), nhạc gia của MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Thày Kim (Chi Lăng), Thày Quang Thông (Trần Quí Cáp, thường xem số cho TT Nguyễn Cao Kỳ). Cụ Lê Đình Tỵ tỏng sự tại bộ Ngoại Giao, nhờ tài Tử vi mà được cất nhắc lên tham vụ ngoại giao tại Singapore. Cụ Tỵ là người khai tâm cho tác giả khoảng năm 1963, và Thiếu Tướng Đỗ Mậu cũng là môn sinh của cụ. Một số tướng tá, các người cầm quyền thời đó đều rất tin bói toán, trong đó có cả TT Nguyễn văn Thiệu...Viết đến đây, người viết nhớ đến một người bạn trẻ đoán tử vi rất giỏi: Anh Trung uý Phúc, phụ tá tướng Nguyễn Hòa Hiệp (Hoà Hợp Quân Sự Bốn Bên). Hiện anh Phúc còn sống, cư ngụ tại Santa Anna.



Những bóng hồng trong giới bói toán

Tuy cũng thành công, nhưng so với qúi ông thì số lượng các bà thầy coi bói thời ấy ít hơn nhiều. Thường thì, khách của các bà thầy là phụ nữ, nhưng đôi khi cũng có càc đấng thiếu gia lắm tiền nhưng mê tín.

Bà Anna Phán đã nổi tiếng một thời từ Hà Nội. Bà theo làn sóng di cư vào Nam nhưng chỉ hành nghề vài năm thì nghỉ. Có người nói rằng vì tuổi già sức yếu nên con cháu không muốn bà tiếp tục hành nghề, dù rằng lộc thánh vẫn còn.


Trẻ hơn bà Anna Phán, là bà thầy mang cái tên rất đầm: Madame Claire. Madame này chẳng những có biệt tài bói toán mà còn là người phụ nữ lịch lãm, nhan sắc đậm đà. Tin đồn rằng, một công tử Bạc Liêu (Paul Phước) khá lớn tuổi nhưng si tình, vẫn còn đem đến dâng tặng Madame những món tiền lớn và nhiều nữ trang đắt tiền.


Cô Bích, một thiếu phụ, người Đà Nẵng, rất nổi tiếng về bói toán và lập am lên đồng tại miền Trung. Trước đây, cô kết hôn với một sĩ quan Pháp nhưng không có con. Là người ít học, nhưng khi “đồng lên” cô Bích viết chữ Hán đẹp như rồng bay phượng múa. Cô giải thích đó là lời tiên thánh truyền dạy cho kẻ đến hầu cửa cô, và khi đồng nhập thì con đồng trở nên đẹp lộng lẫy, cặp mắt sắc như dao. Cô Bích mất tại Đà Nẵng sau năm 1980.


Nhưng nữ thày bói lừng danh hơn cả là cô Nguyệt Hồ, 43 tuổi, ở đường Đinh Công Tráng. xưa kia đã một thời là hoa khôi. Phần lớn khách đến là ngắm cô nhiều hơn là xem bói, trong đó có tác gỉa bài này. Bạn bè hỏi thăm “Bà thày xem đúng không?” Tôi ngẩn người: “Cô thầy mặc áo lụa mỏng, đẹp qúa”. Hoặc đôi lúc đưa bạn gái đi xem ci nê, được hỏi phim hay không. Tôi thật tình cũng quên mất xem phim gì.


Cả bốn vị nữ lưu thày bói kể trên đều thành công với nghề nghiệp và sống cuộc đời sung túc, nếu không nói là vương gỉa. Các bà thày xem tử vi, bói bài, chỉ tay mà còn kiêm thêm dịch vụ gỡ rối tơ lòng. Các nữ thân chủ đông đảo, luôn phải lấy hẹn trước và ngồi chờ.



Đoạn kết buồn của một thầy bói nổi tiếng

Theo chuyện kể lại, trước năm 1975, nhờ làm ăn khấm khá, thầy Huỳnh Liên tậu được một khu vườn khang trang ở làng Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Dương để khi rảnh rỗi ông từ Sài Gòn về đây vui thú với vợ bé. Và bà cả vẫn ở Sài Gòn.

Sau 1975, nghề bói tóan bị chính quyền mới cấm đoán, tất cả đều xuông dốc. Thầy Huỳnh Liên không có con, về ở hẳn với bà bé. Ông không tin tưởng bà vợ bé lắm, nên xâu chìa khóa tủ cất tiền và vàng luôn luôn giữ bên mình ông. Một hôm đường giây điện thoại bị hỏng, ông cho gọi hai người cháu của bà hai đến sửa.

Đến chiều, hai người cháu đến nhà, theo ông chú lên gác sửa điện, trong khi chị bếp đi bắt gà đãi khách. Khi chị trở lại, nghe tiếng động khả nghi, chị chạy lên lầu thì thấy một cảnh tượng hãi hùng: Một đứa cháu đè ông, đứa kia cầm khúc dây điện ngắn xiết chặt cổ ông Huỳnh Liên, giết ông chết.

Lúc cơ quan điều tra đến, khám xét tủ giấu tiền và vàng vẫn còn nguyên. Trong lúc tháo chạy, hai đứa cháu vợ để quên lại chiếc áo tại hiện trường với đầy đủ giấy tờ tùy thân. Nhờ đó, cơ quan điều tra bắt gọn cả hai ngay trong đêm đó.

Xuôi theo thời cuộc, các thày bói của đất Sài Gòn xưa đã không còn địa vị xã hội như ngày trước. Đoán vận mạng cho nhiều người nhưng các thày không đoán được vận mạng cho chính mình.