PDA

View Full Version : Trực thăng quân sự rơi ở Việt Nam, ít nhất 16 người thiệt mạng



TH-72G
07-08-2014, 10:59 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404814505.jpg
Bộ đội Việt Nam đã dùng xô nhựa đựng nước để chữa đám cháy máy bay


Trực thăng rơi ở ngoại thành Hà Nội, 16 người chết
VnExpress.net – Thứ hai, ngày 07 tháng bảy năm 2014

7h45 sáng 7/7, chiếc trực thăng Mi-171 rơi ở khu vực Hòa Lạc cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía tây khi đang huấn luyện bay làm 16 chiến sĩ tử vong, 5 người bị thương.

Địa điểm máy bay gặp nạn ở thôn 11, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách chợ Hòa Lạc khoảng 500 m. Trực thăng được mô tả là đã lao qua tường nhà dân, cày xới một khoảng đất rồi phát nổ. Nhiều mảnh vỡ văng khắp nơi, lửa và khói bốc lên từ hiện trường xám xịt. "Máy bay kêu xình xịch, cố gắng lượn lên vài lần, xẹt qua nhiều mái nhà rồi lại chồm lên qua khu vực đất trống và rơi xuống", một nhân chứng kể lại.

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404815736.jpg
Vị trí máy bay rơi. Đồ họa: Lê Việt Chung.

Mọi nẻo đường dẫn đến hiện trường được quân đội, công an và dân quân địa phương phong tỏa chặt.

Chị Nguyễn Thị Phương (50 tuổi) kể, hơn 7h sáng, chị mua mít ven chợ Hòa Lạc thì nghe tiếng xẹt rất lớn. Một chiếc trực thăng màu xám lao qua khu chợ ở khoảng cách rất gần rồi một tiếng nổ lớn vang lên, khói bốc cao. Tiểu thương cùng người dân hốt hoảng tháo chạy. Nhiều người nhìn thấy một số người mặc quân phục bị văng ra ngoài, nằm bất động.

Anh Luyện Ngọc Hoàng Long, nhà cách địa điểm tai nạn 500 m cho biết, khoảng 7h40 phút, anh giật mình khi thấy chiếc máy bay trực thăng ở rất gần, hướng như bổ nhào xuống đất. Do ở khu vực thường xuyên nhìn thấy máy bay huấn luyện nên anh Long chắc chắn hướng bay hôm nay khác hẳn với mọi khi. Thông thường, trực thăng dù bay gần tới đường băng sẽ từ từ hạ độ cao, đặc biệt là qua khu Hòa Lạc đông dân cư.

"Trong tích tắc, chiếc trực thăng có dấu hiệu mất lái, bổ nhào xuống đất. Một đám khói đen bốc lên cùng lửa cháy. Không quân báo động cứu trợ toàn khu vực", anh Long nói.

Cách nhà văn hóa thôn 11 xã Thạch Hòa chừng 100 m có một cánh quạt sải rộng rơi gãy.

"Một phi công tử vong tại chỗ, gần 20 người bị thương nặng, đa số là bỏng, cháy toàn thân, có người đang ôm dù trong tay", anh Long cho biết.

Mọi con đường dẫn đến hiện trường tai nạn bị phong tỏa.

Lực lượng không quân, đặc công, đơn vị 371, 334, lục quân 1 được điều đến hiện trường. Xe cứu thương xuất hiện liên tục. Nhiều lượt xe hú còi inh ỏi tiếp cận hiện trường vận chuyển người gặp nạn.

Chiếc xe cứu hỏa đầu tiên của lực lượng quân đội vào chữa cháy nhưng chưa dập xong lửa thì bị hết nước phải ra ngoài tiếp tế. Khoảng 8h30 đám cháy được khống chế.

"Rất may máy bay rơi vào khu nhà bỏ hoang. Chợ Hòa Lạc chỉ cách đó 500 m. Nếu rơi đúng chợ, thiệt hại sẽ vô cùng thảm khốc", anh Long nhận định.

Đến 12h30, việc tìm kiếm cứu hộ chiếc máy bay gặp nạn đã hoàn tất. Toàn bộ mảnh vỡ của máy bay đã được thu dọn và chở đi. Lực lượng chức năng chỉ còn phong tỏa một khu vực hẹp xung quanh khu vực xảy ra tai nạn.

Máy bay bị nạn là trực thăng Mi-171 số hiệu 01 thuộc Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân. Cất cánh lúc 7h30 để huấn luyện nhảy dù, đến 7h46 máy bay mất liên lạc và rơi cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km.

Một nguồn tin nhận định, mỗi chuyến huấn luyện thông thường sẽ chở khoảng 20 người, chưa kể tổ bay. Chiếc máy bay có thể đã được tháo ghế để chở được nhiều người hơn thiết kế.

Lãnh đạo Bệnh viện 105 (Sơn Tây) xác nhận đang tích cực cứu chữa những nạn nhân của vụ rơi máy bay. Viện Bỏng Quốc gia cũng cử đoàn y bác sĩ tới hiện trường. Bà Lưu Thị Liên, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ba đoàn cán bộ y tế đang túc trực sẵn sàng ở các bệnh viện dọc đường Láng - Hòa Lạc.

Phó chủ tịch Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã trực tiếp tới khu vực máy bay bị nạn, phối hợp với ngành chức năng, chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả.

12h trưa nay, nằm ven quốc lộ 21b, đối diện Học viện Biên phòng, khu vực nhà Đại thể của Viện quân y 105 nơi tiếp nhận thi thể những quân nhân xấu số khá yên tĩnh. An ninh ở đây được xiết chặt. Ngoài cảnh sát giao thông phân làn còn có lực lượng an ninh địa phương và quân đội.

Theo quan sát, hơn 10 xe cứu thương quân đội vẫn túc trực bên trong nhà đại thể. Giữa trưa hè oi ả, nhiều người dân đứng phía ngoài ngóng vào khu vực bị phong tỏa.

Đến 12h30, việc tìm kiếm cứu hộ chiếc máy bay gặp nạn đã kết thúc. Toàn bộ mảnh vỡ được thu dọn và chở đi. Lực lượng chức năng chỉ còn phong tỏa một khu vực hẹp quanh nơi xảy ra tai nạn.

Mi-171 là loại trực thăng do Nga nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở máy bay Mi-17 từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Đây là loại máy bay có sức bền tốt, giá thành rẻ và đang được Nga đẩy mạnh xuất khẩu.

Mi-171 có trọng lượng 12 tấn, có khả năng chuyên chở 40 người; năng lực vận tải khoảng 4 tấn, vận tốc 250 km/h, hành trình 590 km.

Mi-171 đang hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam với vai trò tìm kiếm cứu nạn, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển nhu yếu phẩm cho các vùng bị thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ngư dân hoạt động trên biển.


Ngay trong chiều qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Viện Bỏng Quốc gia thăm các chiến sỹ bị thương nặng trong vụ rơi máy bay. Chủ tịch nước dặn dò đội ngũ y bác sỹ của Viện làm hết sức mình, sử dụng mọi phương tiện cứu chữa cho các chiến sỹ bị nạn.

Về nguyên nhân vụ việc, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, là do sự cố kỹ thuật và không có phá hoại bên ngoài. Lực lượng cứu hộ cũng đã tìm được chiếc hộp đen máy bay ngay tại hiện trường xảy ra vụ tai nạn.

Xác chiếc máy bay lâm nạn đã được cơ quan điều tra cho thu gom bằng xe cuốc.
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404816825.jpg

Một mẫu ống dẫn dầu với dây safety wire bị bung đã được cơ quan điều tra bỏ sót:

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404817074.png

TAM73F
07-08-2014, 09:52 PM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404856645.jpg



Vietnam Grounds Mi-171 Military Helicopters After Deadly Crash

Accident Occurred During Parachute Training on Outskirts of Hanoi, Leaving 18 Dead

By Vu Trong Khanh


Updated July 8, 2014 8:28 a.m. ET

HANOI—The Vietnamese army grounded its fleet of Mi-171 helicopters following an aircraft crash on the edge of Hanoi on Monday that left 18 military personnel dead and three seriously injured, a senior military official said Tuesday.

The Russian-made Mi-171 helicopter carrying 21 people crashed in the outlying district of Thach That, 19 miles (30 kilometers) from the center of Hanoi, during a parachuting exercise, immediately killing 16 military personnel and injuring five others. The cause of the crash is under investigation.

Lt. Gen. Vo Van Tuan, deputy chief of staff of the Vietnamese People's Army, said Tuesday that two of those injured have since died, bringing the total to 18. On Monday, a radio report had said the death toll reached 19.

The remaining three injured people were hospitalized in critical condition, Lt. Gen. Tuan said.

The Mi-171, a twin-engine transport helicopter, is used by several military forces around the world, including those in China and India. It is similar to the Mi-8 helicopter but has more-powerful engines that enable the aircraft to operate in higher-altitude terrain.

The helicopter in the accident was imported from Russia in 2005, Lt. Gen. Tuan said. He declined to say how many of the now-grounded Mi-171 helicopters Vietnam has.

"We believe that the helicopter went down due to a technical failure and have launched an investigation into the cause," he said.

Monday's accident was at least the third reported military aircraft crash in Vietnam since 2007.

In April 2008, five military personnel were killed during a training session when their Antonov An-26 light turboprop transport aircraft plunged into a rice field in Hanoi's rural district of Thanh Tri.

In November 2007, a Russian-made MiG-21 jet of the Vietnam Air Force crashed into a house in Binh Thuan province in central Vietnam, but its two pilots managed to parachute out and survived.

—Nguyen Anh Thu and Gaurav Raghuvanshi contributed to this article.

TH-72G
07-09-2014, 02:54 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1404874226.jpg
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/silly-journalism-07082014080824.html

Bản tin của mọi tờ báo hôm nay đều loan như nhau về một tai nạn trực thằng khiến cho 19 người trên phi cơ tử vong và hai người trong tình trạng nguy kịch.

"Vào lúc 7h53 ngày 7/7, máy bay Mi 171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân 916, Sư đoàn Không quân 371 đã bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11 (Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Lúc máy bay gặp nạn có 21 người trên máy bay. Sau khi bị rơi, máy bay đã cháy dữ dội, được lực lượng cứu hỏa dập tắt lúc 8h20 cùng ngày."

Dối trá bịp bợm là căn bệnh

Thông tin chứa đựng trong bản tin này ngắn đến kinh ngạc. Đáng ra, Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản phải chủ động loan tin với những chi tiết chính xác nhất cho người dân, vốn có quyền được biết mọi thông tin từ chính phủ ngoại trừ có liên quan đến bí mật quốc phòng. Một phi cơ trực thăng rơi trong lúc huấn luyện là tin buồn, hoàn toàn do lỗi kỹ thuật không thể xem là bí mật khi nó rơi đúng vào khu dân cư Hà Nội. Thông tin mà Bộ quốc phòng đưa ra kịp thời có khả năng đánh tan mọi suy diễn có tính xuyên tạc làm hại đến uy tín của đơn vị phòng không, không quân Việt Nam.

Phi cơ dù sản xuất ở đâu nếu gặp tai nạn là chuyện bình thường. Không công bố chuyện bình thường ấy mới là điều bất thường. Hơn nữa nếu công bố với những thông tin do cảm tính và không liên quan gì tới tai nạn là việc làm tắc trách, thiếu chuyên nghiệp đôi khi đi dẫn tới chỗ dối trá với quần chúng.

Báo chí lấy lại tin từ Vietnam+ vẽ ra hình ảnh tuyệt vời của viên phi công trên chuyến bay định mệnh ấy với lời lẽ như sau:

"trước tai nạn thương tâm, người dân tại hiện trường đã nhìn thấy máy bay cháy trên không ở ngay trong khu dân cư đông người, nhưng phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân.

Người dân đã đánh giá rất cao tinh thần dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của người lính phi công trong khi đối mặt với cái chết vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay tránh được thương vong lớn cho người dân." (1)

"Người dân nhìn thấy máy bay cháy trên không" là đúng, là những gì đã xảy ra và nhiều người chứng kiến. Thế nhưng:"phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân"là một cách vuốt đuôi nguy hiểm. Báo chí nếu tự viết câu này là vô lương tâm nghề nghiệp

Đọc bản tin này bất cứ ai có một nhận thức bình thường cũng thấy là cơ quan báo chí Việt Nam đang đánh lừa người dân bằng cách trích lời họ (mà không ai biết họ là nhân vật có thật hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng của nhà báo). "Người dân nhìn thấy máy bay cháy trên không" là đúng, là những gì đã xảy ra và nhiều người chứng kiến. Thế nhưng: "phi công đã dũng cảm, cố điều khiển máy bay ra khu đất trống để máy bay không rơi vào khu nhà dân" là một cách vuốt đuôi nguy hiểm. Báo chí nếu tự viết câu này là vô lương tâm nghề nghiệp, nghe người dân nói mà không phân tích và cứ thế đưa lên là vô trách nhiệm.

Thông thường trong một tai nạn hàng không, người trách nhiệm sẽ không tuyên bố bất cứ điều gì vì đơn giản họ không ngồi trên máy bay và chứng kiến những gì đã xảy ra. Họ phải chờ tìm được chiếc hộp đen của máy bay gặp nạn, khai thác và phân tích dữ liệu trong đó mới biết được những gì đã làm cho động cơ hỏng hóc cũng như những báo cáo cuối cùng của phi hành đoàn trên chiếc phi cơ gặp nạn.

Thứ hai, chỉ có người ngồi gần phi công, chứng kiến và kể lại hành động của anh ta thì mới có thể tuyên dương hành động đó. Nếu không mọi đoán định đều mang cảm tính và thiếu bằng chứng thuyết phục.

Báo chí "ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời" khi dí vào mồm người dân bình thường diễn tả lại hành vi cực kỳ anh hùng của một tài xế máy bay chứ không phải phi công, cố lái ra xa không cho nó rơi xuống chỗ đông dân cư. Rất tiếc Vietnam+ là một cơ quan thông tấn chính thức của đất nước lại phao tin nhảm, thiếu logic về một sự việc thương tâm đang làm dư luận bức xúc.

Đã vậy, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND lại xác định thêm những điều mà báo chí vẽ ra bằng cái mà ông gọi là kinh nghiệm của một tướng lãnh. Trung tướng Võ Văn Tuấn nói: “Phi công là người có trách nhiệm với dân. Qua hiện trường và kinh nghiệm cá nhân, tôi đánh giá đây là hành động có trách nhiệm của phi công và phi hành đoàn. Họ đã cố gắng né tránh tối đa nhất việc có thể đâm vào nhà dân”.

Một đống sắt cháy vụn nói lên điều gì? Ông Tuấn tuyên bố không khác chút nào với những người hoàn toàn mù tịt về kinh nghiệm bay vì ông cũng ngồi dưới đất như họ, còn thua họ ở chỗ lúc ấy ông ngồi xa hiện trường không như những người dân tại nơi xảy ra tai nạn. Ông nói theo và ông nói leo.

Đối với quy định bay khi sự cố xảy ra việc đầu tiên là phi công báo cho đài kiểm lưu dưới đất nếu là dân sự và trung tâm hành quân của không quân nếu là quân đội. Cùng lúc ấy phải nghe theo chỉ dẫn của người trách nhiệm về cách xử lý máy móc, tai nạn. Nếu không thể làm được gì thì phản xạ của một phi công phải cố hết sức để chiếc máy bay giảm bớt độ rơi và dĩ nhiên có thể trong một khoảnh khắc nào đó khi không còn kiểm soát được nữa thì mới nảy ra ý tưởng tránh thiệt hại cho dưới đất. Phản xạ cuối cùng này khó mà biết trước bằng đôi mắt thường của một ông đứng dưới dất, nhất là ông ấy không thể phân biệt một trực thăng khác với một máy bay phản lực khi rơi như thế nào.

....Lúc 12h30, sau khi uống thuốc và ăn được một chút sữa, anh Hùng đã bình tâm hơn và bắt đầu ngủ được. Tuy nhiên, anh vẫn chưa nói được, giao tiếp với mọi người chỉ bằng cách gật hoặc lắc đầu ( báo Lao Động 7/7/2014)
....Lúc 12h30, sau khi uống thuốc và ăn được một chút sữa, phi công Hùng đã bình tâm hơn và bắt đầu ngủ được. Tuy nhiên, anh vẫn chưa nói được, giao tiếp với mọi người chỉ bằng cách gật hoặc lắc đầu ( báo Lao Động 7/7/2014)

Thêm căn bệnh anh hùng

Câu chuyện về người phi công anh hùng xem ra để xoa dịu tâm lý gia đình nạn nhân và vuốt ve niềm tự hào của người bộ đội. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, gì thì gì cũng anh hùng, miễn cứ chết là anh hùng .

Lạ một điều xoa dịu cho người chết đã đành, báo chí cũng không tha cho người còn sống.

Bản tin trên tờ Lao Động tường trình một ông gần giống như anh hùng khác trong vụ nổ máy bay khiến người có tính cẩn thận khi đọc tin sẽ rơi vào bất ngờ. Thì ra có tới hai phi công trên chuyến bay định mệnh ấy chứ không phải một. Với cái title:

"Máy bay trực thăng rơi: Gặp phi công thoát nạn hi hữu."

Phóng viên kể lại những chi tiết mà khi đọc lên khó khăn lắm mới khỏi thở dài cho cách đặt vấn đề của tờ báo:

"Phi công Vương Tá Hùng, 30 tuổi, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội là người duy nhất may mắn đã thoát khỏi chuyến bay gặp tai nạn kinh hoàng. Lý do là chuyến bay đã chốt danh sách 21 người và anh Hùng là người số 22. Khi máy bay bay lên độ cao khoảng 1000m thì đột ngột hạ thấp độ cao rồi phát nổ và bốc cháy.

Ở dưới đất chứng kiến cảnh máy bay nổ, anh Hùng chạy lại khu vực hiện trường và tận mắt chứng kiến đồng đội bị cháy, bị thương. Không cầm lòng được trước nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn mà đơn vị và các đồng đội gặp phải, anh Hùng đã ngất xỉu và được người dân đưa vào Bệnh viện Quân y 105. Rất đông người thân đã vào động viên tinh thần anh Hùng. Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đã có mặt tại khoa Nội tâm thần kinh Bệnh viện 105, trao tặng 1 triệu đồng tới gia đình anh Hùng." (2)

Huyền thoại tay không quật ngã máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ trên báo PhuNuToday

Câu chuyện của anh Vương Tá Hùng được trám vào cái khoảng trống thông tin nghèo nàn mà báo chí được phép loan đi từ một vụ nổ máy bay rất lớn. Câu chuyện của anh vừa nhạt, vừa khôi hài mà đáng ra báo chỉ cần đưa một dòng tin là đủ, chẳng hạn: "Trong tai nạn thương tâm này anh Vương Tá Hùng may mắn thoát chết nhờ không lên máy bay vào giờ chót. Cũng là một phi công, anh chứng kiến và bị shock nặng khi bạn bè đồng đội hy sinh trong chiếc phi cơ oan nghiệt ấy".

Hình như căn bệnh anh hùng đã ăn rất sâu vào tư duy của cả hệ thống. Cứ "được chết" là anh hùng, bất kể logic câu chuyện có chứng minh được hai chữ anh hùng gán ghép một cách miễn cưỡng ấy hay không.

Ngày nay báo chí không có nhiều cơ hội để tạo người hùng cho xã hội vì ít ra họ đã phần nào hiểu rằng người đọc thế hệ @ không như vài năm trước, tuy biết là đơm đặt nhưng họ không buồn "phê bình chỉ điểm". Người đọc tin bây giờ lướt qua và xem những mẩu tin dạng "ngồi dưới đất nói chuyện trên trời" là sản phầm của những cây viết cùn, chấm mực bằng cán và phe phẩy kiếm view.

Từ chiếc máy bay Mi 171 hôm nay của Liên xô, nhớ lại chiếc UH-1 của Mỹ.

Một phóng sự khác nói về người hùng máy bay trực thăng được đăng vào năm 2012 của tác già Hạ Nguyên viết về ông Bùi Minh Kiểm trên báo Phụ Nữ Today:

"Huyền thoại tay không "quật ngã" máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ."

Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH - 1 của Mỹ xuống mặt đất.

Giữa lúc "dầu sôi, lửa bỏng" ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH - 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.

Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác."

Nhà báo Việt Nam hình như không biết có một thư viện mở rất thông dụng hiện nay là WikiPedia. Nếu chịu khó hỏi nó về thông số của chiếc trực thăng UH-1 thì anh ta sẽ không trở thành tên hề trước công chúng.

Theo WikiPedia cho biết trọng lượng rỗng của UH-1 là 2.365 Kg. Trọng lượng có tải là 4.100 kg. Trọng lượng cất cánh là 4.309 Kg. Như vậy ông anh hùng Bùi Minh Kiểm phải nặng hơn 4 tấn thì chiếc UH-1 mới không cất cánh được để đồng đội ông có dịp bắn nó.

Ngớ ngẩn đến mức ấy thì báo cáo nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc của Việt Nam cũng phải chào thua mặc dù kỹ thuật nói dối của Việt Nam từng nhiều lần làm cho quốc tế mắt tròn mắt dẹp.
-----------------------------------------
(1) http://www.vietnamplus.vn/
(2) http://laodong.com.vn/xa-hoi/may-bay-truc-thang-roi-gap-phi-cong-thoat-nan-hi-huu-222524.bld
Tin thêm về vụ máy bay rơi tại Việt Nam:
<b>Vụ rơi máy bay quân sự: Hộp đen cũng có trục trặc</b>

08/07/2014 13:44

(TNO) Cơ quan chức năng đang giải mã dữ liệu bên trong hộp đen máy bay trực thăng Mi 171 nhưng công việc khó khăn vì bản thân hộp đen cũng có trục trặc.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140708/vu-roi-may-bay-quan-su-hop-den-cung-co-truc-trac.aspx

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nói với BBC ông loại trừ khả năng vụ rơi trực thăng sáng 7/7 là do phá hoại. Tại sao ông Tuấn khẳng định được điều này trước khi cái hộp đen 'bị trục trặc' được giải mã?

Việc sử dụng xe cuốc để 'thu dọn' hiện trường máy bay rơi cũng nói lên được nhiều điều. Theo nguồn tin vĩa hè thì trong số 21 nạn nhân có 16 phi công tiêm kích M-21 và SU-30 đang học nhảy dù, 2 huấn luyện viên nhảy dù, và 3 phi hành đoàn.

Sau sự cố máy bay quân sự rơi tại Hòa Lạc ngày 7/7, Bộ tư lệnh Phòng không không quân đã tạm ngưng công tác huấn luyện bay.

Theo tin tức báo Thanh niên đưa, ngày 8/7, Bộ tư lệnh Phòng không không quân đã tạm ngưng công tác huấn luyện bay. Cũng theo đó, an toàn và an ninh hàng không ở các đơn vị, cơ quan thuộc quân chủng phòng không không quân đã được nâng lên cấp độ 1 – cấp độ cao nhất trong lĩnh vực hàng không.

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/vu-roi-may-bay-mi-171-tam-ngung-bay-huan-luyen-3045786/