PDA

View Full Version : Thân Phận của Đại Tá Cao văn Viên trong cuộc Đảo chánh 1-11-19663



hieunguyen11
01-16-2013, 03:03 PM
Thân chuyển đến các bạn đọc chơi cho biết. Tác giả là Đặng Kim Thu, cựu SVSQ/TVBDL/K19, cựu tùy viên của Đại tướng Cao Văn Viên, cựu Quận Trưởng Chợ Gạo. Sau dính líu vào vụ còi hụ Long An và đi tu.

THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN
TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.

Từ đơn vị tác chiến ( tiểu đòan 41 BĐQ), Tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .

Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.

Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v...

Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vi tuớng tá nào muốn gẵp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, dặc biệt chú phải quan sát, xem vĩ tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt

Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là Trung tướng Trần văn Đôn và Trung tướng Tôn thất Đính, mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời “da chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo cũng tót, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được Đại tướng ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”

Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:

“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng Thiếu tướng Khiêm mơi vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, Đại tá Lê quang Tung nói lớn: “họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, Đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào: “mời Đại tá Lê quang Tung Lực Lượng Đặc Biệtt và Đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp Trung tướng Dương văn Minh, vì Đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị Đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ Thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp Trung tướng Minh .

Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này Trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó Trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của Trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” Thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên Trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.

Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô đình Diệm. Có người hỏi: còn Đại tá Tung đâu? tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.

Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi:”có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của Trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon Thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của Trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, Trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, Đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);

“Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của Thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó. Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên Trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.

Rồi sau đó không lâu tôi được Trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả Trung tướng Minh thì Trung tướng Minh bàn với Trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng Trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiên hành cuộc “cách mạng” :anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết Đại tá Hồ tấn Quyền, giết Đại tá Lê quang Tung, bây giờ anh muốn giết luôn Đại tá Viên nũa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.

Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là Đại úy Pham bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu Đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”

Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó .


Vai trò của Đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964.

Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.

Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe, giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.


Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964

Đại Tướng Viên kể rằng :

“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữ các tướng với nhau, cho nên dân tới sự chia rẽ."

Ngoài ra Trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.

“ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm Thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông."

“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho Thiếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ."

Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan(phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như Thiếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, Thiếu tướng Dương ngọc Lắm, Trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn v Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.

Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.

“Phần tôi (Đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.

Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.

Ngày 8-11-1963 Đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.

Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế Trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của Trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bô An Ninh.Thời gian này Quân Đoàn ÌÌÌ còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà). Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn.

Nguyên nhân bên ngoài:

Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.

Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.

Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.

Chỉnh lý ngày 30-1-1964

Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là Thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), Thiếu tá Nhung đang ở trong nhà Trung tướng Dương văn Minh.

Tôi đề nghị với Trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do Thiếu tá Cổ tấn tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.

Lệnh tổng quát của Trung tướng Khiêm cho 2 tôi và Thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐ111, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên Tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 Đại úy thuộc QĐIII đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.

Tr/t Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt5 ông tướng mà chính Th/t Hoa phải trực máy truyền tin.

Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.

Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt Th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.

Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn , cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.

Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng Th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.

Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được Trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh(tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo.

Tướng Khánh nói:"công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vẫn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó có ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.

Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi Đại tá Thi nghe được liền vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và Thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và Thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.

Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.

Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm Thủ Tướng từ lúc đó.

Số phận của Th/t Nhung.

Đại Tướng viên kể lại rằng:

“Khi tới nhà ông Minh để bắt Th/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt."

Tôi(đại tá Viên) trả lời: "Lệnh của Tr/t Trần thiện Khiêm."

Ông Minh hỏi : "Ông Khiêm hiện giờ ở đâu?"

Tôi trả lời: "Thưa Trung tướng tôi không biết."

Ông Minh lại hỏi tiếp: "Vậy Đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi."

Tôi đáp: "Xin Tr/t hỏi ngay Tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh." Liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói : "Điện thoại bị cắt giây rồi, Trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào Tr/t Minh rồi dẫn Th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám.

Tại đây tôi giao Th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung Th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tự viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh(cấp bậc Trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy saut của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.

Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: "Th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là Th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không?"

Sau đó y sĩ Thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa Đại tá hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, Thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.

Trong lời tự khai của Th/t Nhung, ông ta nói rằng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của Thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm.

Ngoài ra khi khám tử thi của Th/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau: "Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.

Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của Th/t Nhung được đưa cho Trung tương Khánh giữ.

Nhận định riêng của người viết:

Về cái chêt của Thiếu tá Nhung, tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc Đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi Đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,

Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thuỷ” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do Trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng "cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy càng” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoành.

Phụ chú:

Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông.

Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm Đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có Đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi Đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.

Tôi hỏi: "Thưa Đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của Đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó có đúng không?"

Đại tướng Khiêm nói: "Lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là Trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh."

Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh.

Tôi hỏi tiếp : "Thưa Đại tướng, em được biết, sau khi Đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 Thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chân thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?"

Đại tướng Khiêm trả lời: chú nghe kỹ tôi nói đây: "trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đảm sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ông Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại."

Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn Đại tá Quyền, Đại tá Tung và em của Đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này(ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kịp chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi(ông Viên và ông Khiêm cùng cười).

Ông Khiêm nói tiếp: "Tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của Đại tướng Tỵ, lúc đó Đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lến lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu."

Chú nghĩ coi: "Ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó."

"Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi Trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời, ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing” rôì một lúc sau ông Coneil bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”

Tôi cám ơn Đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.

Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.


Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu

thanphongkingwood
01-17-2013, 04:30 PM
Bài "làm rõ thêm chi tiết" của Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa liên quan đến bài viết của tác giả. Mời quý vị đọc để hiểu thêm.

Xin chào quí Anh.

Nhân thể, tôi xin trả lời chung với các Bạn đã forward bài viết của anh Đặng Kim Thu, cựu sĩ quan tuỳ viên Đại Tướng Cao Văn Viên, và hỏi ý kiến tôi.

Xin phép là tôi không dám trả lời là có bao nhiêu phần trăm sự thật, mà chỉ nói được đôi điều: Thứ nhất. Tôi giữ chức chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng cho Đại Tướng Khiêm năm 1962-1964, và Trung Tướng Viên trong năm 1965 đến tháng 12/1966. Và đến Washington DC 3 lần vào năm 2003, 2004, 2005 để thăm hai vị. Có 2 lần dùng cơm chung với hai vị. Căn cứ vào thời gian làm việc cũng như lúc hai vị về già ở Washington DC, tôi chưa bao giờ thấy hai vị ngồi nói chuyện tâm tình với sĩ quan tuỳ viên như hai vị kể chuyện với Anh Thu. Thứ hai. Những chữ màu đỏ đậm thích hợp theo từng đoạn trong bài của anh Thu, là tôi trích trong quyển sách "Đôi Dòng Ghi Nhớ " của tôi ấn hành năm 1994, 1995, 1998, 2007, và bổ túc năm 2010.

Xin lỗi là tôi chỉ có thể "trả lời" câu hỏi của quí Anh như vậy thôi.

Xin mời đọc bên dưới ......

Phạm Bá Hoa

Date: Wed, 16 Jan 2013 07:04:03 -0800
From: xxx
Subject: Re: Tặng Thư số 15 gởi NL/QĐNDVN
To: xxx

Anh Hoa ơi, tôi đọc bài này, thấy có nhắc đến tên anh nên xin hỏi anh "độ trung thực" được mấy chục phần trăm?


THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN
TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.


Thân chuyển đến các bạn đọc chơi cho biết. Tác giả là Đang Kim Thu, cựu SVSQ/TVBDL/K19, cựu tùy viên của Đai tướng Cao Văn Viên, cựu Quận Trưởng Chợ Gạo. Sau dính líu vào vụ coi hụ Long An và đi tù.


Từ đơn vị tác chiến ( tiểu đòan 41 BĐQ), Tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tùy Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .
Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.
Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v...
Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vi tuớng tá nào muốn gặp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, đặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt
Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính, mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời “dạ chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo cũng tốt, vậy thì ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là Chúa Nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mời vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê quang Tung nói lớn: “họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào: “mời đại tá Lê quang Tung Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh, vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .
Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó trung uý Trương (hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chĩa vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp ”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô đình Diệm. Có người hỏi: còn đại tá Tung đâu? tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.
Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi: ”có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
“Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.

Đảo chánh.
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, ngày lễ "Các Thánh", quân đội được nghỉ buổi sáng. Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
“Đại Úy Hoa tôi nghe”.
“Chú đến nhà tôi ngay”.
“Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu Tướng”.
Đó là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
“Chào Thiếu Tướng”.
“Chú lấy ghế ra sân với tôi”.
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu Tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
“Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?”
“Tôi nghe rõ, thưa Thiếu Tướng”.
Chú Có mà Thiếu Tướng Khiêm vừa nói là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung Úy Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại Tá Nguyễn Hữu Có lúc ấy).
“Hôm nay, tôi và một số vị Tướng Lãnh đảo chánh ông Diệm, và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham Mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong tòa nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khóa cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?”
“Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu Tướng”.
“Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham Mưu) và các thành phần an ninh của Tổng Hành Dinh (Tổng Tham Mưu). Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng chánh, bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không?”
“Thưa Thiếu Tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực?”
“Tùy chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi”......
.............Nhân dịp dự tiệc cưới ngày 06/09/2003 nêu trên (tại Washington DC), tôi có đến nhà thăm cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, sau đó dùng cơm tối với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên tại nhà người bạn (anh chị Lý Thanh Tâm). Cựu Đại Tướng Viên nói rằng:
“Những điều Anh (tức tôi) nói về cuộc đảo chánh 01/11/1963 trong quyển sách của Anh về tôi là đúng, nhưng có những điều khác mà Anh chưa biết”.
"Rất đúng, thưa Đại Tướng. Tôi chỉ viết lại những gì mà tôi biết thôi, cho nên câu chuyện không tròn trịa được”. Tôi trả lời, và cựu Đại Tướng Viên nói tiếp:
“Trước khi Anh mời tôi lên ngồi văn phòng Anh, có người xuống gọi tôi lên văn phòng gặp ông Minh (tức Trung Tướng Dương Văn Minh, cấp bậc lúc bấy giờ), để nghe ổng nói là ổng đảo chánh Tổng Thống Diệm, rồi ổng hỏi tôi nghĩ sao? Tôi trả lời là chuyện lớn như vậy mà bây giờ Trung Tướng mới nói với tôi thì tôi đâu có quyết định được. Lúc ấy sĩ quan cận vệ của ông Minh lăm le khẩu súng về phía tôi như sẳn sàng bắn tôi. Tôi cũng nhắc lại với Anh là trước đó, tôi với một ông Đại Tá mà tôi giấu tên (theo tôi biết, đó là Đại Tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa Hình, tên gọi ngụy trang của cơ quan mật vụ) cùng gọi lên gặp Trung Tướng Minh, nhưng vừa ra khỏi phòng họp thì ổng bị còng tay dẫn đi và đã bị giết sau đó. Còn tôi cũng bị còng nhưng mới còng một tay thì Thiếu Tướng Đính (Tôn Thất) chợt thấy, ổng bảo tháo còng ra, và sĩ quan đó dẫn tôi lên gặp ông Minh như tôi vừa nói. Tiếp đến mới nối vào chuyện của Anh mời tôi lên ngồi ở văn phòng Anh”.
Đến đây là hết lời kể của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên. Tôi xin tiếp lời của một nhân chứng khác cũng liên quan đến sự kiện này. Tối 18/05/2005, tại Houston, tôi dùng cơm với anh Trịnh Bá Lộc từ Arkansas đến thăm thành phố này. Trong bữa ăn đó còn có cựu Đại Tá Lê Thuần Trí, và cựu Trung Tá Hoa Hải Đường. Qua những câu chuyện trao đổi, trong đó có nói đến cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963. Lúc ấy, anh Lộc là Đại Úy, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh. Và đây là lời trao đổi giữa tôi với anh Trịnh Bá Lộc.
Khi tôi thuật lại lời kể của cựu Đại Tướng Viên lúc ông bị còng tay, anh Lộc nói:
“Đại Tướng Cao Văn Viên bị còng tay ngay trước mặt Trung Tướng Minh, và tôi đứng bên cạnh. Lúc ấy đang đứng bên ngoài cửa văn phòng của Tổng Tham Mưu Trưởng, tức là trên tầng lầu 2 chớ không phải ở tầng trệt. Đúng như Đại Tướng Viên nói là ông bị Quân Cảnh mới còng một tay (trên tầng 2), và chính Trung Tướng Minh ra lệnh tháo còng ra”.
“Vậy anh có biết ai ra lệnh còng tay không?” Tôi hỏi.
Anh Lộc đáp:
“Chính tôi cũng thắc mắc điều này, vì tôi hoàn toàn không biết ai ra lệnh”.
Với lời của anh Lộc, sự kiện nho nhỏ này trở thành cái “gút”. Vì cựu Đại Tướng Viên nói là ông bị còng tay sau khi ra khỏi “phòng tạm giữ” ở tầng trệt của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, và Thiếu Tướng Đính ra lệnh mở còng, trong khi anh Lộc nói Đại Tướng Viên bị còng tay ở tầng lầu 2 và Trung Tướng Minh ra lệnh mở còng. Sự kiện tuy nhỏ, nhưng không rõ là vị nào nhớ đúng, vì một vị là “nạn nhân” còn vị kia là “nhân chứng”. Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh độ 5, 6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.
Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả trung tướng Minh thì Trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiến hành cuộc “cách mạng”: anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.
Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Phạm bá Hoa giữ riêng tôi ở đó, rồi ông Khiêm bảo: ”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”

Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó.
........
Trong văn phòng Thiếu Tướng Khiêm -bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng- âm thanh ồn ào hẳn lên cùng với sự đi lại nhiều hơn, do các vị điện thoại ra lệnh đơn vị này cơ quan khác, chen lẫn với bàn thảo tình hình.
Một lúc sau, tôi vào trình Thiếu Tướng Khiêm:

“Thưa Thiếu Tướng, tôi thấy giữ Đại Tá Viên (Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù) dưới phòng họp không tiện lắm. Xin Thiếu Tướng cho phép tôi đưa Đại Tá Viên lên ngồi ở văn phòng tôi và tôi chịu trách nhiệm”.

“Được rồi. Chú đưa Đại Tá Viên lên phòng chú đi”.

Tôi quen biết chưa nhiều với Đại Tá Cao Văn Viên, nhưng do bà Trần Thiện Khiêm nói lại, theo đó thì Thiếu Tướng Khiêm, Thiếu Tướng Khánh, và Đại Tá Viên rất thân nhau, nhất là khi ba vị này là sĩ quan cấp úy và cùng chiến đấu ở mặt trận Na Sản trên đất Lào trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp. Và ba gia đình này cũng thân nhau từ đó, vì có nhiều thời gian sống chung nhau ở Hà Nội trong khi các ông cùng ở mặt trận. Do đó, tôi thấy cần giúp Thiếu Tướng Khiêm tránh điều khó xử đối với người bạn thân của ông bằng cách "giải thoát" Đại Tá Viên ra khỏi phòng "tạm giữ". Nguyên nhân chỉ là vậy.
Đại Tá Cao Văn Viên, năm 1960, đang giữ chức Tham Mưu Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ/Phủ Tổng Thống, lúc đó là Trung Tá. Ngay sau cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960, ông được thăng cấp Đại Tá và nhận chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù đang khuyết, vì Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đã chạy sang Cam-Bốt tị nạn chính trị khi đảo chánh thất bại. Cũng vì vậy mà ông (Đại Tá Viên) bị xếp vào thành phần tín cẩn của Tổng Thống Diệm, và bị giữ chân trong phòng họp số 1 cách ly với cuộc đảo chánh đang diễn tiến.
..........

Vai trò của Đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964.
Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.
Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe, giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.

Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964
Đại Tướng Viên kể rằng :
“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữa các tướng với nhau, cho nên dẫn tới sự chia rẽ.
Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.
“ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.
“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đại Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.
Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp (vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan (phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tương Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn văn Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.
Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.
“Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thẩm quyền của ông Khiêm.
..........
Đại Tá Viên ở nhà chớ không vào Bộ Tổng Tham Mưu. Điều này là chắc chắn vì lúc ấy tôi vẫn làm việc tại văn phòng Thiếu Tướng Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Xin giải thích thêm về cựu Đại Tướng Cao văn Viên. Trong cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 01 và 02/11/1963, lúc ấy ông là Đại Tá, bị Hội Đồng Quân Cách Mạng cách ly khỏi chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù và bị cách chức sau khi Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đảo chánh thành công. Nhưng bà Cao Văn Viên nhờ Trung Tướng Trần Thiệm Khiêm (cấp bậc lúc bấy giờ) vì hai vị là bạn thân, nói chuyện với Trung Tướng Dương Văn Minh và Đại Tá Viên được trở lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù, dĩ nhiên vị sĩ quan thay thế ông mấy ngày phải chuyển sang đơn vị khác. Tháng sau đó, trong một cuộc hành quân trực thăng vận dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt thuộc quận Hồng ngự, tỉnh Kiến Phong. Cuộc hành quân này đã đánh nhau dữ dội với quân cộng sản từ bên trong lãnh thổ Cam Bốt xâm nhập vào, với sự yểm trợ của Pháo Binh, Thiết Giáp, và Không Quân, Nhẩy Dù đã chiến thắng nhưng chấp nhận số thương vong đáng kể. Trong số bị thương có Đại Tá Viên, ông và những thương binh khác được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị. Chiều hôm đó, Trung Tướng Nguyễn Khánh Quốc Trưởng cùng với Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, vào tận giường bệnh trao gắn cấp bậc Thiếu Tướng cho Đại Tá Cao Văn Viên. Đây là thăng cấp mặt trận. Đến đây là hết phần giải thích. .."
......

Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, điều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.

Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.
......
Ngày 08/11/1963, tôi chuyển lệnh của Trung Tướng Trần Thiện Khiêm sang Bộ Tư Lệnh Không Quân, cấp 1 chiếc trực thăng lên Gò Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh) đón Đại Tá Nguyễn Chánh Thi về Sài Gòn. Trực thăng về đáp ngay trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi dùng xe của Trung Tướng Khiêm ra đón Đại Tá Thi và đưa vào phòng Trung Tướng Khiêm. Hai vị, sau cái bắt tay đã ôm nhau với nụ cười ròn rã. Nhưng liệu đằng sau hai nụ cười đó có phải xuất phát từ tình cảm chân thành hay chỉ là đầu môi? Bởi vì 3 năm trước đây, một vị lãnh đạo cuộc đảo chánh (Đại Tá Thi) và một vị chỉ huy đánh dẹp cuộc đảo chánh đó (Trung Tướng Khiêm), giờ đây lại gặp nhau, bắt tay nhau, cùng nhau cười, nhưng cười vui hay cười gượng!
Chính trị, theo tôi, là một loại ngôn ngữ và hành động mà mỗi người hiểu theo cách riêng của mình tùy theo bối cảnh chung, sự kiện riêng, thời gian và không gian của nó. Nói như vậy, hành động như vậy, nhưng không nhất thiết là như vậy. Phải chăng, Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Thi đang là như vậy?
............

Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bộ An Ninh. Thời gian này Quân Đoàn III còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà). Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn.
............
....... Tôi là 1 trong 5 thành viên phái đoàn VNCH sang Seoul dự lể nhận chức của Tổng Thống Phác Chánh Hy từ 8/12 đến 25/12, tôi với Đại Úy Nhan Văn Thiệt về trước, Trung Tướng Khiêm & Thiếu Tướng Thiệu cùng gia đình, còn ở lại Tokyo đến ngày 1/1/1964 mới về.
Tôi về đến Sài Gòn là tôi vào văn phòng ngay, vì chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng gọi tôi vào gặp Trung Tướng Trần Văn Đôn dù hôm nay là ngày nghỉ.
“Thưa Trung Tướng, tôi vừa về đến”.
“Anh ngồi đi. Công du có vui không?”
“Rất vui, thưa Trung Tướng”.
“Anh có hay tin về chức vụ mới của Trung Tướng Khiêm chưa?”
“Dạ chưa, thưa Trung Tướng”
“Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã cử Trung Tướng Khiêm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật rồi”.
“Thưa Trung Tướng, trường hợp này hồ sơ Trung Tướng Khiêm bàn giao cho vị nào để tôi chuẩn bị cho kịp?”
“Trung Tướng Khiêm bàn giao cho Trung Tướng Kim (Lê Văn Kim). Anh chuẩn bị cần thiết để Trung Tướng Khiêm khi về đến là bàn giao ngay và sang nhận Quân Đoàn III”.
“Lệnh này Trung Tướng Khiêm có biết chưa, thưa Trung Tướng?”
“Tôi chắc là chưa, nhưng dù sao thì anh cũng nên trình với Trung Tướng Khiêm khi anh đón ông Khiêm. Mà hôm nào Trung Tướng Khiêm về?
“Rạng sáng ngày 1 tháng 1 (1964) về đến, thưa Trung Tướng”.
“Anh liên lạc với chánh văn phòng Trung Tướng Kim và chánh văn phòng Trung Tướng Đính để thu xếp chương trình lễ bàn giao. Mọi việc đều diễn tiến trong phạm vi nội bộ thôi. Anh có điều gì cần hỏi nữa không?”
“Dạ không. Tôi sẽ thi hành, thưa Trung Tướng”.................
Nguyên nhân bên ngoài
Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.
Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ở Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.
Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.

Chỉnh lý ngày 30-1-1964

Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.
Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ Tấn Tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.
Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐ-III, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên Tr/tg Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐ-III đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.
Tr/tg Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt 5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.
........
Khoảng từ trung tuần tháng 01/1964, tức là nửa tháng sau ngày nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Tướng Khiêm (tại Sài Gòn) với Trung Tướng Nguyễn Khánh (tại Đà Nẳng), rất thường liên lạc nhau qua điện thoại viễn liên, và rõ ràng là Trung Tướng Khánh khích Trung Tướng Khiêm trong việc phục hồi danh dự vì bị thuyên chuyển mà không được biết trước.
Trung Tướng Khiêm là người ít nói, không thích tiếp xúc với các cơ quan truyền thông, cũng chẳng thích phô trương, và con đường chính trị -theo tôi- cũng không phải là hướng đi của ông, nên tôi không nghĩ là ông dễ dàng bị Trung Tướng Khánh dẫn đến một cuộc chính biến nữa để gọi là phục hồi danh dự cho ông, đành rằng ông đang buồn phiền và chắc là buồn phiền về vấn đề ấy.
Nhưng tôi lầm, vì cuộc đảo chánh quân sự lại xảy ra khá đột ngột.
Ngày gần cuối tháng 01/1964, Trung Tướng Khánh từ Đà Nẳng điện thoại bảo tôi cho xe đón ông trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất (thường thì đón ông bên nhà ga dân sự) và tuyệt đối không cho ai biết là ông về Sài Gòn. Tôi trình Trung Tướng Khiêm và dùng xe của Trung Tướng Khiêm đi đón Trung Tướng Khánh. Lúc ấy đã hết giờ làm việc trong ngày. Sau đó, hai vị cùng ngồi chung xe đi đâu đó mà tôi không rõ vì xe an ninh không được chạy theo như lệ thường. Điều này làm cho tôi tự hỏi:
"Liệu có cuộc đảo chánh nữa hay không, vì sự vắng mặt bất thường này giống như những ngày cuối tháng 10/1963 vậy?"
Mờ tối ngày 29/01/1964, sau khi từ bộ tư lệnh Quân Đoàn III về đến nhà, Trung Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông ngay. Vào cửa, tôi thấy bàn ăn đã sẳn sàng nhưng gia đình ông chưa người nào ngồi vào bàn, ông chỉ tôi ngồi đối diện ông ngay trong phòng khách, và ông ra lệnh:
“Việc này đối với chú là lần thứ hai. Tôi muốn nói là chú biết việc gì phải làm. Chú mà hé môi với bất cứ ai trước khi thực hiện thì chú bị đứt đầu nghe chưa”.
“Vâng”.
Trong một thoáng thật nhanh tôi liên tưởng đến sự đi đâu đó của hai vị giống như trước ngày 01 thàng 11 năm ngoái (1963). "Đảo chánh nữa chăng, vì Trung Tướng Khiêm vừa nói đây là lần thứ hai?" Ông tiếp:
“Vào sáng sớm mai, tôi + Trung Tướng Khánh + và Đại Tá Viên (Cao Văn), lật đổ nhóm ông Minh ông Đôn, vì các ông này có kế hoạch đưa Việt Nam đến trung lập, mà trung lập thì sớm muộn cũng vào tay cộng sản. Chú rõ chưa?”
“Dạ rõ”.
“Sau giờ này, chú điều động xe truyền tin hành quân của Quân Đoàn về đậu sau nhà chú. Nhà chú có chỗ kín đáo hông?”
"Dạ có. Sau nhà tôi là vườn chuối, tôi đốn bớt vài cây cho xe vào và sẽ thực hiện khi trời tối. Bên trái nhà tôi là Thiếu Tá Đào Ngọc Thọ (phòng 4/Bộ Tổng Tham Mưu), và bên phải là gia đình Thiếu Tướng Thiệu (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh). Mình ở Quân Đoàn, hệ thống liên lạc hành quân là chuyện bình thường, chắc chẳng ai quan tâm đâu, thưa Trung Tướng”.
“Đích thân chú phải lên máy liên lạc trực tiếp với Thiếu Tướng Thiệu (ở Biên Hòa) và Thiếu Tướng Có (Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho). Làm như vậy để biết chắc là mình giữ liên lạc được với hai ổng thôi, và khi liên lạc được rồi chú phải giữ máy thường trực cho tôi. Công tác này phải xong trước 2 giờ sáng. Nếu có gì trở ngại, chú trình tôi ngay. Chú rõ chưa?”
“Dạ rõ”.
“Chú gọi chú Có sang ngủ nhà chú đêm nay. Chú Có không được quyền biết trước công tác này. Chú với chú Có đem xe truyền tin đến sân nhà Trung Tướng Khánh (sát bên phải cổng số 1 Tổng Tham Mưu) trước 3 giờ sáng, nhưng không nên sớm quá. Đúng 3 giờ sáng, Đại Tá Viên và Tiểu Đoàn Dù vào cổng số 1. Chú đón tại cổng, mời Đại Tá Viên vào nhà ông Khánh, và hướng dẫn Tiểu Đoàn lên bố trí chung quanh tòa nhà chánh. Phần an ninh trại Trần hưng Đạo, chú với Trung Tá Luông tổ chức như lần trước. Chú cần hỏi gì thêm không?”
“Dạ không”.
“Chú chỉnh đồng hồ theo đồng hồ tôi đây. Trung Tá Luông sẽ nhận lệnh sau”.
Sau khi rời khỏi nhà Trung Tướng Khiêm, tôi sang Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, mời Đại Uý Truyền Tin (dường như là Đại Uý Nguyễn Hữu Phụng) lên văn phòng:
“Trung Tướng Tư Lệnh vừa ra lệnh cho tôi, đêm nay Trung Tướng cần giữ liên lạc thường trực với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, để theo dõi cuộc hành quân vào căn cứ Hố Bò (của cộng sản), vì có tin là một tên quan trọng của chúng vừa đến nơi đây (tôi bịa ra tin này). Ngay bây giờ, anh có thể cho anh em trên chiếc xe AN/GRC 26 chuẩn bị di chuyển sang nhà tôi bên Tổng Tham Mưu”.
“Tôi cho lệnh chuẩn bị ngay. Khi xong, xe đến đây chờ lệnh Thiếu Tá”.
Cũng phải mất nửa tiếng đồng hồ dọn đường, chiếc xe truyền tin mới vào được vị trí. Lúc đó tối lắm rồi, tôi trợ giúp anh em truyền tin dựng cột antenne vì liên lạc xa. Đại úy Nguyễn Hữu Có vừa đến và tiếp tay, nên công tác chuẩn bị cho hệ thống liên lạc hành quân được nhanh chóng. Đại úy Có không thấy tôi nói lý do sự có mặt xe này tại đây nên cũng không hỏi, vì thật ra giữa chúng tôi hiểu nhau về những vấn đề bảo mật, nếu một bên không nói thì bên kia không bao giờ hỏi. Nhóm hành quân chúng tôi chẳng ai ngủ được cả, vì ăn khuya xong là bắt tay vào việc lên máy gọi Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 7.
.......
Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.
Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt Th/tá Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.
Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn, cả 2 đơn vị xuất phát cùng một lúc.
Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu,

.... Cả 5 vị đều bị đưa thẳng ra phi trường.... .

riêng Th/tá Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.
Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh (tướng Khánh). Chuẩn bị sáng mai anh họp báo.
.......
Đúng 3 giờ sáng ngày 30 tháng 01 năm 1964. Đại Tá Cao Văn Viên và Tiểu Đoàn Nhẩy Dù lặng lẽ qua cổng số 1 Tổng Tham Mưu với nhiệm vụ sẳn sàng tác chiến, nếu như có đơn vị nào đó kháng cự lại. Một lu`c sau, Đại Tá Viên vào nhà Trung Tướng Khánh.
Các đơn vị an ninh thuộc Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đã vào vị trí. Trung Tá Nguyễn Văn Luông đi lúc nào tôi không rõ, nhưng chắc chắn là đi rồi. Nhiệm vụ của Trung Tá Luông cùng với toán Quân Cảnh, Nhẩy Dù, An Ninh Quân Đội, .... đi bắt những vị Tướng mà Trung Tướng Khiêm với Trung Tướng Khánh cho là có kế hoạch trung lập. Đó là các vị: Trung Tướng Trần Văn Đôn. Trung Tướng Tôn Thất Đính. Trung Tướng Mai Hữu Xuân. Trung Tướng Lê Văn Kim. Và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Riêng Trung Tướng Dương Văn Minh thì tôi không rõ là có tên trong danh sách bị bắt hay không. Trước lúc bình minh, tại bản doanh -nhà Trung Tướng Khánh- có mặt: Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tá Cao Văn Viên, một người Việt Nam dáng vấp trung bình về chiều cao lẫn chiều ngang, và một người Mỹ mặc quần tây dài áo sơ-mi tay ngắn. Anh chàng Mỹ này không phải là người có mặt trong cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963 trước đây. Nói cách khác, người Mỹ này không phải Trung Tá Conein. Căn cứ theo lần đảo chánh đó, tôi tin chắc rằng, người Mỹ này là gạch nối giữa nhóm đảo chánh với giới chức thẩm quyền Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Thậm chí, có thể là đại diện của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ từ Mỹ sang. Mà cho dù là gạch nối hay đại diện đi nữa, cũng là bằng chứng một sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963, và cuộc đảo chánh hôm nay 30/01/1964.
Chỉ cần ba nhân vật, một ít lực lượng, với một người Hoa Kỳ quyền thế, cuộc đảo chánh diễn tiến thật êm thấm vì chỉ cần bắt 5 vị Tướng nói trên là xong. Êm thấm đến nỗi tôi tin rằng, người dân Sài Gòn và ngay cả nhiều cơ quan đơn vị quân đội, không hề biết gì về một biến cố quan trọng vừa xảy ra, nếu như đài phát thanh Sài Gòn vẫn phát đi chương trình bình thường. Năm vị Tướng bị bắt, đã đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất, và nơi đến là Đà Nẳng. Trung Tướng Khánh đã chỉ thị ngoài đó đón và đưa về nơi giam giữ. Người bị bắt thứ 6 là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung -tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh- người mà tôi đặt nghi vấn cao nhất “đã đâm và bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm với ông cố vấn Ngô Đình Nhu”, thì bị đưa lên trại Hoàng Hoa Thám -tức doanh trại Lữ Đoàn Nhẩy Dù- và giữ tại đó.
...... Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vẫn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.
Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được liền bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ Tấn Tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.
Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.
........
Khoảng 7 giờ sáng, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đến bản doanh. Một lúc sau, Thiếu Tá Nguyễn Huy Lợi -cùng nhóm lưu vong với Đại Tá Thi trong vụ đảo chánh 11/11/1960 thất bại- và nhiều sĩ quan khác cũng đến. Đại Tá Thi bước vội đến Thiếu Tá Lợi đang đứng bên ngoài nhà, và sau một lúc lời qua tiếng lại, Đại Tá Thi bốp một phát vào mang tai Thiếu Tá Lợi. Thiếu Tá Lợi đỏ mặt và trong tư thế sẳn sàng bốp lại, nhưng nghĩ sao đó, Thiếu Tá Lợi quay lưng bỏ đi. Đại Tá Thi vào nhà, có vẻ như để chứng minh ông đúng:
“Thằng khốn nạn đó nó coi thường tôi”.
Lời lẽ này đúng hay không chỉ có quí vị trong nhóm lưu vong mới biết, nhưng hành động như vậy, tự Đại Tá Thi làm giảm phong cách của một sĩ quan cao cấp trong quân đội.
Sau một lúc thảo luận, viết rồi sửa, sửa rồi viết. Một bản Tuyên Cáo được phát đi trên làn sóng đài phát thanh Sài Gòn. Đại ý nội dung cho rằng, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thành lập trong cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963, đã có kế hoạch đưa nước Việt Nam đến trung lập, mà trung lập thì trước sau gì cũng vào tay cộng sản. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thành lập hôm nay, sẽ truy tố các vị đó ra tòa trong thời gian sớm nhất.
......
Sau một lúc thảo luận to nhỏ với người Mỹ đã có mặt từ sớm, Trung Tướng Khánh mời Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Viên vào bàn họp. Một số sĩ quan quan tâm hay hiếu kỳ, đang đứng lóng ngóng trong nhà để theo dõi tin tức, được mời ra sân. Tại sân, khá đông sĩ quan các quân binh chủng, cùng một số phóng viên báo chí. Tuy không đông, không nhộn nhịp như cuộc đảo chánh 01/11/1963, nhưng cũng chật sân trước. Lúc bấy giờ trong nhà Trung Tướng Khánh, chỉ có Trung Tướng Khánh, Trung Tướng Khiêm, Đại Tá Viên, người Việt Nam có vẻ là thân tín của Trung Tướng Khánh, một viên chức Hoa Kỳ, và tôi. Trung Tướng Khánh lên tiếng trước như là người chủ tọa:
"Thôi, mọi việc xong rồi. Bây giờ thì anh Khiêm làm đi”.
Trung Tướng Khiêm, tay phải gỡ kiến xuống và tay trái lau kiến, đó là những động tác biểu hiện sự suy nghĩ của ông. Tiếp đó, ông xoay qua Đại Tá Viên, vừa cười vừa nói:
“Phần tôi đến đây là đủ rồi. Tôi không thích chính trị đâu, hay là anh Viên nhận đi”.
Đại Tá Viên với nụ cười không hết miệng như lúc nào, ông nói:
“Thôi. Hai anh tính với nhau đi, ai làm cũng được mà. Tôi không thích lao vào chính trị đâu. Phần tôi đến đây là xong. Tôi muốn ở Lữ Đoàn Dù với anh em của tôi”.
Đại Tá Viên lớn tuổi hơn hai vị kia, nhưng ông rất cẩn thận trong cách xưng hô với mọi người, ngay cả với cấp dưới cũng vậy, chớ không nhất thiết là chỉ cẩn thận với hai vị này.
“Các "toa" không nhận thì "moa" đành nhận thôi”.
Nói xong, Trung Tướng Khánh cười khoan khoái. Trung Tướng Khánh nói nhận ở đây, là nhận chức Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, tức Quốc Trưởng, và kiêm luôn chức Thủ Tướng. Vậy là chức vụ của Trung Tướng Khánh nhiều bằng chức vụ của Trung Tướng Minh với ông Đốc Phủ Sứ Nguyễn Ngọc Thơ trước đây cộng lại. Trung Tướng Khánh đồng ý giữ Đại Tá Viên trong chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù. Mời Trung Tướng Khiêm giữ chức Tổng Tưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, nhưng Trung Tướng Khiêm không nhận. Ông muốn ở lại chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Dĩ nhiên là chính ông "muốn" chớ không phải ông "bị" như cách đây tròn 1 tháng. Buổi họp chọn vị đứng đầu quốc gia và đứng đầu chánh phủ tạm ngưng, vì Trung Tướng Khánh phải lên tòa nhà chánh họp báo.
Lúc đó là 2 giờ chiều, tại tầng trệt tòa nhà chánh. Rất đông phóng viên báo chí truyền thanh truyền hình trong nước lẫn ngoại quốc. Trên bàn chủ tọa, Đại Tá Cao Văn Viên ngồi cạnh Trung Tướng Nguyễn Khánh, còn Trung Tướng Khiêm vắng mặt vì bệnh. Chuẩn Uý Nguyễn Ngọc Linh là thông dịch. Chuẩn Uý Linh tốt nghiệp khóa 12 (hoặc 13) Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông là chủ một trường Anh ngữ khá nổi tiếng tại Sài Gòn. Sinh viên sĩ quan khóa này có một số khá đông tốt nghiệp đại học mà báo chí thường gọi là "thành phần khoa bảng".
Tổng quát thì Trung Tướng Khánh cho rằng, một số Tướng Lãnh trong nhóm đảo chánh 01/11/1963, đã âm mưu đưa nước Việt Nam đến trung lập, mà trung lập là thời kỳ chuyển tiếp đến chế độ cộng sản. Và âm mưu này phải phá vở từ trong trứng, nếu không, nó sẽ là một sỉ nhục các chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống cho ngọn cờ quốc gia chống cộng. Đồng thời, dân tộc Việt Nam phải chịu sự thống trị của cộng sản và lệ thuộc Trung Cộng như hằng ngàn năm trong lịch sử. Do vậy, mà nhóm của ông đứng lên làm cuộc "chỉnh lý" hôm nay....
Sau đó, ông trả lời những câu hỏi của báo chí. Phần lớn những câu hỏi đều xoay quanh điều mà ông nói là âm mưu trung lập Việt Nam. Tôi không nhớ hết nguyên văn câu hỏi và trả lời, nhưng những điều dưới đây là tôi tóm tắt theo trí nhớ (đoạn này tôi viết lại lúc trong tù):
“Nhóm lãnh đạo chỉnh lý gồm những ai?”
“Nhóm lãnh đạo của chúng tôi gồm 3 người: Tôi, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, và Đại Tá Cao Văn Viên”. Vừa nói ông vừa chỉ Đại Tá Viên.
“Xin Trung Tướng cho biết những bằng cớ về âm mưu trung lập?”
"Hội Đồng chúng tôi sẽ truy tố các vị đó ra tòa theo luật định. Toà án sẽ căn cứ vào những bằng cớ để phán quyết”.
“Các vị Tướng đó nghe nói đã bị bắt, có đúng không? Nếu đúng, thì các vị đó bị giữ ở đâu?”
“Đúng. Các vị đó được giữ ở nơi an toàn trong khi chờ ra tòa”.
“Nhóm Chỉnh Lý có thành lập chánh phủ dân sự như nhóm đảo chánh trước đây hay không?”
“Chúng tôi thành lập chánh phủ quân sự, nhưng cũng là tạm thời”.
“Hiến Chương tạm thời bao giờ được thay đổi?”
“Sẽ được thay bằng Hiến Pháp khi Quốc Hội được bầu lên trong một tình hình ổn định”.
“Hàm râu của Trung Tướng cắt theo kiểu đó có nghĩa gì?”
Dường như bị bất ngờ, Trung Tướng Khánh đưa tay vuốt chòm râu cụt ngủn kèm theo nụ cười kéo dài khá lâu, chắc là để tìm câu trả lời trước câu hỏi này.
"Mỗi quân nhân chúng tôi thường có cái gì đó để kỷ niệm cho riêng mình. Hàm râu của tôi cũng không ngoài ý nghĩa đó”.
Và cuộc họp báo chấm dứt, nhưng điều mà các phóng viên thắc mắc liên quan đến bằng chứng về kế hoạch trung lập của các vị Tướng bị bắt, thì Trung Tướng Khánh trả lời rất mơ hồ, khiến họ tỏ vẻ không hài lòng. Mà thật ra ngôn ngữ trong chính trị, không nhất thiết một với một là hai như trong ngôn ngữ của các ngành sinh hoạt khác, cho nên có hài lòng hay không hài lòng cũng vậy thôi.
.........

Hôm sau 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó.
Số phận của Th/tá Nhung
Đại Tướng viên kể lại rằng:
“Khi tới nhà ông Minh để bắt Th/tá Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt,
Tôi (đại tá Viên) trả lời: lệnh của Tr/tg Trần thiện Khiêm.
Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu?
Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.
Ông Minh lại hỏi tiếp: vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi?.
“Tôi đáp: xin Tr/tg hỏi ngay Tr/tg Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh. Liền sau đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào Tr/tg Minh rồi dẫn Th/tá Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám.
Tại đây tôi giao Th/tá Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung Th/tá Nhung, mục đích ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy viết bắt ông ta tự viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh (cấp bậc trung úy) cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.
Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: Th/tá Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là Th/tá y sĩ trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .
Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.
Trong lời tự khai của Th/tá Nhung, ông ta nói rằng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trước khi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm
Ngoài ra khi khám tử thi của Th/tá Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau: ”Em ơi! Bọn Diệm, Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì, em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.
Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của Th/tá Nhung được đưa cho trung tương Khánh giữ.
........
Đây là lời viết của cựu Thiếu Tá Lâm Sanh Kim:
“Vào thời điểm 30/1/1964, tôi là Trung Úy, Trưởng Ban An Ninh Căn Cứ Hoàng Hoa Thám/Lữ Đoàn Nhẩy Dù, thời Đại Tá Cao Văn Viên làm Tư Lệnh Lữ Đoàn này. Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung bị giữ tại trại Cãi Hối do Phân Đội 204 Quân Cảnh Nhẩy Dù phụ trách. Tôi được lệnh thẩm vấn Thiếu Tá Nhung và Thiếu Tá Nhung khai rằng, khi đoàn xe chạy đến cổng xe lửa trên đường Hồng Thập Tự, tôi xin lệnh Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân về việc ông Diệm và ông Nhu, thì được Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân trả lời bằng câu tiếng Pháp “Feu tous les deux” (bắn cả hai).
“Đây là câu trả lời được ghi lại trong ký ức tôi. Luôn tiện tôi xin đưa ra dữ kiện về việc Thiếu Tá Nhung tự tử để quí vị phán xét. Trước khi tôi bắt đầu thẩm vấn, Thiếu Tá Nhung xin phép tôi điện thoại về nhà để nhắn nhủ vợ con yên tâm. Trên nguyên tắc thì người đang bị thẩm vấn không được liên lạc ra ngoài, nhưng tôi muốn tạo tình cảm thuận lợi cho công tác lấy lời khai nên tôi đồng ý. Thẩm vấn xong, tôi giao lại Phân Đội 204 Quân Cảnh Nhẩy Dù. Đến sáng hôm sau được báo là Thiếu Tá Nhung đã treo cổ. Tôi đến nơi trông thấy Thiếu Tá Nhung treo cổ bằng sợi giây giày loại giày cao cổ, có để lại mấy chữ ở bìa trắng của tờ báo như sau: “Em ở lại nuôi các con, bọn Diệm sống lại rồi. Cây viết Parker 51 nắp vàng, còn nằm trên tờ báo. Tôi thuật lại đây để quí vị tùy nghi xét đoán, nếu không thì có nhiều người suy đoán trật quá xa sự thật. Tối thiểu, chúng ta cũng phải căn cứ trên các dữ kiện tôi nêu trên có thể kết luận Thiếu Tá Nhung tự vận hơn là bị giết.”
.............


Nhận định riêng của người viết:
Về cái chêt của Th/tá Nhung, tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,
Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thủy” của Mỹ thúc đẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng ”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường” ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ” trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy càng” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoanh

Phụ chú:
Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông,
Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.
Tôi hỏi: thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó có đúng không?
Đại tướng Khiêm nói: lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh.
Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm 1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh.
Tôi hỏi tiếp : thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chân thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?
Đại tướng Khiêm trả lới: chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đảm sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ông Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.

Ông Khiêm nói tiếp: tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lén lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu.
Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.
..........
Tôi xin mở ngoặc để viết vào đoạn này những lời mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cho tôi biết vào tối 21/10/2003, liên quan đến cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963. Ông nói:
“Về việc chú thắc mắc không biết người Mỹ tham dự đảo chánh là ông Conein hay Lansdale, Anh cho chú biết đó là Trung Tá Conein, ổng cũng cùng nhóm với ông Lansdale. Anh nói thêm với chú, ông Conein là trưởng toán sĩ quan Hoa Kỳ đã từng nhẩy dù xuống miền Bắc hồi năm 1945 để giúp ông Hồ đánh Nhật. Lúc đó ai là kẻ thù của Nhật là bạn của Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, ông ta là người biết nhiều về ông Hồ và Việt Minh cộng sản thời đó. Bây giờ Anh nói về cuộc đảo chánh (01/11/1963). Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: “phải để Tổng Thống bình yên và xuất ngoại”. Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ý, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ý. Sở dĩ Anh nói với Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, vì hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm bị giết cùng với ông Nhu, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) thì bị còng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú ngồi trên lầu có hay biết gì đâu. Mấy ổng ngồi bên phòng của Đại Tướng Tỵ rồi quyết định với nhau.” (Lúc ấy Đại Tướng Lê Văn Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng)
Ngưng một chút, ông tiếp:
“Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”.
......

Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời, ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu: ”Do a terrible thing” rồi một lúc sau ông Coneil bỏ ra về.
......
Cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp với tôi:
“Có điều là Anh không rõ tại sao Hoa Kỳ loại Tổng Thống Diệm?”
“Thưa Anh, có lúc Em nghĩ: phải chăng Tổng Thống Diệm không đồng ý cho quân bộ chiến Hoa Kỳ lập căn cứ trên đất Việt Nam trong chiến lược Domino làm bức tường quân sự ngăn chận cộng sản tràn xuống Đông Nam Á mà Tổng Thống Diệm bị loại chăng?”
“Điều này Anh có nghĩ đến, nhưng không biết có còn gì nữa không? Còn việc chú nêu nghi vấn Trung Tướng Minh có phải là người ra lệnh giết ông Diệm ông Nhu không, chú nghĩ coi nếu hổng phải ổng thì ai dám ra lệnh đó”.
“Tất nhiên là em nghĩ như vậy, nhưng đây là vấn đề lịch sử, khi em chưa nắm được bằng chứng xác thực về điều em đã nghĩ, thì em không dám khẳng định mà chỉ nêu nghi vấn sau khi phân tách một số sự kiện liên quan thôi. Chính Trung Tướng Trần Văn Đôn trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, cũng nêu nghi vấn như vậy Anh Tư”. (bà Khiêm thứ tư nên những cộng sự viên chung quanh thường gọi như vậy).
.......

......


Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.
Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.


Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu

SVSQKQ
06-28-2014, 11:19 PM
http://youtu.be/tBcUsj5rI_o

SVSQKQ
06-28-2014, 11:21 PM
http://youtu.be/Nt9zoWlzrdI