PDA

View Full Version : Điểm Sách : Bên Thắng Cuộc



TAM73F
12-17-2012, 04:19 PM
Bên Thắng Cuộc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1355779692.jpg

Bìa sách "Bên thắng cuộc", Photo courtesy of Osinbook.

“Bên thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với trang blog Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.


Amazon phát hành chính thức

Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc” chính thức ra đời vào ngày 12 tháng 12 vừa qua với hai cách: sách in do chính tác giả xuất bản và sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle.

Có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng sách bán trên hệ thống Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này có ý nghĩa quan trọng cho những ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra kế hoạch cho cuốn sách sắp tới phát hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề bị lưỡi kéo kiểm duyệt gây rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này.

“Bên thắng cuộc” vừa ra đời một ngày đã tạo tiếng vang lớn khi nhiều tiếng nói uy tín giới thiệu nó một cách trân trọng, trong đó có bài viết của Giáo sư Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy tại đại học Wright thuộc tiểu bang Ohio Hoa Kỳ. GS Dũng cũng là chủ website Viet-Studies có luợng người vào xem rất lớn. Chia sẻ với chúng tôi về cuốn sách ông cho biết:

“Tôi thấy cuốn sách có rất nhiều chi tiết và thông tin nào cũng hay cả! Nhưng nếu đưa cho người khác đọc thì có thể họ lại cho rằng cuốn sách này không phân tích tổng quan nên những học giả hàn lâm họ sẽ chê cuốn sách chỗ đó. Đối với tôi thì chuyện ấy sau này Huy Đức có thể làm được, viết một cuốn sách riêng để phân tích những sự kiện nào đáng nhất.

Có nhiều anh em cũng cho rằng Huy Đức nên viết lại, chia các chi tiết ra thì cuốn sách sẽ hay hơn. Nhưng muốn làm như vậy thì phải nhiều năm nữa mà Huy Đức không có thời gian. Cuốn sách phải ra liền không thể trễ hơn nữa. Hãy xem cuốn sách này như một nguồn tài liệu vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử theo như cách hàn lâm.

Có một điều rất hay, đó là tôi hỏi Huy Đức, khi Huy Đức phỏng vấn những người trong cuốn sách này thì họ có biết rằng Huy Đức viết sách hay không? Huy Đức nói là biết! Thành ra tôi không hiểu tại sao mà họ tin cẩn Huy Đức để mà nói những điều như vậy trong khi biết rằng Huy Đức dùng những lời nói của họ để viết sách? Huy Đức rất cẩn thận và đức tính này rất hay.”

Ba muơi tháng tư


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1355780055.jpg

“Bên thắng cuộc” có thể nói là một cẩm nang cho những ai muốn biết về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 tới nay. Tác giả đã bỏ công hàng chục năm để phỏng vấn hàng trăm người trong cuộc. Tác giả cũng sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là các hồi ký của những người có dính đến cuộc chiến tranh Việt Nam hay tham gia vào guồng máy chính trị của chế độ hiện nay.

Điều quan trọng nhất mà Huy Đức có được nhưng nhiều nhà báo khác không có đó là vào năm 2005-2006 anh được sang Mỹ du học tại tiểu bang Maryland và phỏng vấn hàng trăm người khác để kết nối với những điều anh đã thu thập từ trong nước.

Lượng thông tin kếch xù này được Huy Đức xử lý một cách khôn ngoan qua bút pháp chừng mực, dẫn người đọc tới cánh cửa bí ẩn mà người ta tin rằng trong thế giới cộng sản khó có người thứ hai làm được như anh.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1355779918.jpg
Nhà báo Huy Đức, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Osinbook.


Huy Đức không phải là một nhà viết sử vì vậy “Bên thắng cuộc” không thể là một cuốn sách lịch sử theo lối hàn lâm. Mặc dù vậy nó vẫn có thể dùng vào việc tra cứu sự kiện lịch sử xảy ra trong nhiều năm nhất là giai đoạn sau ngày 30 tháng 4. Mức độ chính xác và khả tín của “Bên thắng cuộc” có thể làm người sử dụng nó yên tâm vì nhân chứng hầu hết đều còn sống và họ sẵn sàng chịu trách nhiệm những gì họ cung cấp.
Bắt đầu bằng chương 30 tháng 4, Huy Đức lần luợt mang ra ánh sáng những câu trả lời về trại cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, rồi vượt biên, nạn kiều cũng như các cuộc chiến tranh khác sau năm 1975. Những góc cạnh Huy Đức đưa ra so với kinh nghiệm của hàng triệu người từng sống và chịu sự dày xéo, sai lầm của chế độ vẫn còn nguyên những yếu tố hấp dẫn bởi anh đào sâu chi tiết từng mảng đời, hoàn cảnh như một tác phẩm văn chương để từ đó người đọc cảm thấy như đọc lại chính mình.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế chính trị, Huy Đức khéo léo lồng vào những mối tình có thật, bị chà đạp, ngăn trở do ý thức hệ hay lý lịch khiến “Bên thắng cuộc” trở nên đa dạng và sống động hơn rất nhiều so với loại sách khô khan chỉ viết và bình về các biến cố lịch sử.

Quen biết nhiều quan chức cao cấp của chính phủ qua những lần tác nghiệp cộng với mối xã giao rất rộng khiến Huy Đức có cái nhìn bao quát xã hội và anh mang hơi thở đậm đặc mồ hôi ấy vào tác phẩm khiến những biến cố lớn đều có chất người, chất thời sự báo chí qua từng trang viết của anh.

Tự sát hay Tuẫn tiết?

Huy Đức tập hợp dữ kiện và phân phối chúng một cách thông minh khiến người đọc không có thời gian bỏ cuốn sách xuống để làm việc gì khác. Bên cạnh đó, điểm Huy Đức thuyết phục người đọc nhất là tâm thức nhân bản của anh.

Người ta không lạ gì các bài viết mang tính “lịch sử” lại chỉ kể về những thất bại của đối phương và xem những người lính phía bên kia là kẻ thù, kể cả khi họ đã buông vũ khí để trở về với làng mạc, đồng lúa Việt Nam. Sự quen thuộc ấy không được lập lại trong “Bên thắng cuộc”, Huy Đức nhìn người lính cả hai bên trước nhất là những con người, mọi dị biệt về tính tình hay cách ứng xử đều thuộc về cá nhân để từ đó anh thật sự sống cùng và nghiền ngẫm từng trường hợp xảy ra để viết.

Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.

Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết.

Những người chấp nhận kết liễu đời mình như thế chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn.

Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: “Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó”.

Trong “Bên thắng cuộc” người đọc tại Việt Nam, nhất là những bạn trẻ sẽ phát hiện ra nhiều nhân vật đang sống chung quanh mình đã và đang đi vào lịch sử, mặc dù không chắc hình ảnh của họ là sáng hay tối.

Ông Hồ Ngọc Nhuận là một trong những người như thế.

Những khuôn mặt lịch sử

Huy Đức kề lại cuộc trao đổi giữa dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và Đại tướng Dương Văn Minh trước giờ Sài Gòn thất thủ. Câu chuyện có thể do chính ông Nhuận kể lại bởi ông thuộc thành phần thứ ba, vẫn sống và mới đây xuất hiện tại Sài gòn lên tiếng trong việc biểu tình chống Trung Quốc.
Hình ảnh ông Hồ Ngọc Nhuận sống động trên các trang mạng khiến câu chuyện của Huy Đức kể đậm đặc thêm tính thời sự. Nó rất khác với những trang sử cố vẽ lại sự kiện nhưng thiếu người ngồi mẫu. Câu chuyện của Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Đặng Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành cùng hàng trăm người khác đã làm cho cuốn sách có lực hút của một hành tinh.
Một nhân vật khác nổi bật lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng bí thư Lê Duẩn. Huy Đức đã lặn lội không biết bao nhiêu cây số để theo dõi từng bước chân của ông từ Nam ra Bắc cũng như các nước cộng sản anh em. Mỗi một sự kiện, Huy Đức tìm đến một nguồn khả tín để mang ra công luận những gì chưa biết hay chưa trọn vẹn về nhân vật này.

Theo Huy Đức thì Lê Duẩn rất ghét Trung Quốc. Các vụ đi đêm với Mỹ đã khiến ông này nổi giận và trở nên gay gắt thẳng thừng với Chu Ân Lai, trách móc họ Chu đã phản bội Việt Nam. Lê Duẩn cũng là người có đôi tai tình báo thính như tai thợ săn trong đêm tối. Ông từng nói với vợ là Hoa Kỳ hứa với Trung Quốc sẽ không động tĩnh gì nếu Bắc Kinh tấn công Hoàng Sa, khi ấy còn trong sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn.

Vậy mà Lê Duẩn vẫn không thoát nỗi cái bẫy mềm mại của Trung Quốc, đó là những đồng tiền viện trợ đánh Mỹ nhiều đến nỗi sau khi chiến thắng vẫn còn lại 50 triệu Mỹ kim trong két của B29 và 51 triệu Mỹ kim khác của chiến trường B2 và Khu 5 vẫn chưa xài tới.

Nếu câu chuyện của Tổng bí thư Lê Duẩn là thâm cung bí sử thì Công hàm ngoại giao năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký phải thuộc trách nhiệm của nhiều người, trong đó có ông Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trách nhiệm này không thể quy cho một mình Thủ tướng Đồng khi bên cạnh ông còn quá nhiều người có khả năng lũng đoạn một người hay một nhóm.

Phương án II

Trong chương Nạn kiều, Huy Đức góp phần bạch hóa câu chuyện tổ chức cho Hoa kiều vượt biên để gom vàng của nhà nước. Dẫn lời ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống phản động bành trướng bá quyền, Phương án II là tên gọi của tổ chức cho Hoa Kiều Vượt biên nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng”. Đối tượng là người Hoa, điểm nóng là cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc gần kề. Biết bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra trong cái gọi là Phương án II này. Huy Đức ghi lại hoàn cảnh của các nạn nhân Hoa lẫn Việt qua các câu chuyện có thực của người kể.

“Bên thắng cuộc” ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.

Gấp cuốn sách lại là một chương khác mở ra trong lòng người đọc: một thời kỳ biến động của đất nước đã khuấy động sự trầm lắng mà nhiều người muốn quên sau hơn bốn muơi năm nhọc nhằn, thao thức cùng dân tộc. Huy Đức đã đốt lên ngọn lửa trong đêm dài để soi rọi những mất mát thực sự của đất nước, con người. Đọc “Bên thắng cuộc” để biết rằng từng có những mảnh đời như thế. Họ bị bạc đãi, bị vùi dập và tâm hồn họ rách rưới tả tơi ngay cả khi được sống và định cư ở nước ngoài.

Trong lời nói đầu, Huy Đức chia sẻ:

“Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.

Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.

Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật.”

Vì khao khát tìm kiếm sự thật nên “Bên thắng cuộc” không thể xuất hiện công khai tại Việt Nam. Thực tế cho thấy nó đang lưu lạc trên khắp thế giới tới nơi nào có người anh em của nó. “Bên thắng cuộc” sẽ mãi mãi đứng ngoài mảnh đất mà nó yêu thương để mỗi đêm thủ thỉ bên tai người đọc những câu chuyện đắng lòng về một đất nuớc liên tục gặp bi kịch trong các cuộc chiến mà căn cước kẻ chiến thắng vẫn rất mù mờ.

Có một điều chắc chắn rằng mặc dù Việt Nam có rất nhiều giải thưởng được cho là cao quý để trao tặng những cuốn sách độc đáo, thế nhưng không giải thuởng nào đủ giá trị để trao cho “Bên thắng cuộc”.

Vì nó quá lớn.

Và chứa đầy máu cũng như nước mắt của toàn dân tộc.

TAM73F
12-28-2012, 05:41 PM
Tại Sao Nên Xem “Bên Thắng Cuộc”?
Nguyễn Quang Duy
Hồi Tưởng 30 Tháng 4 năm 1975
Tối 29, tôi nằm cạnh khẩu carbine lắng nghe tiếng súng từ xa vọng lại. Cha tôi một đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ được giao khẩu súng này và cho tôi sử dụng. Tôi thầm nghĩ nếu Việt cộng tấn công Sài Gòn tôi sẽ nổ đến viên đạn cuối cùng.
Sáng 30, tiếng của Tổng Thống Dương Văn Minh Tuyên Bố bàn giao chính quyền. Trong nhà, mẹ tôi cẩn thận cuốn nhỏ lá cờ vàng dấu kỹ dưới đáy giương quần áo. Ngòai ngõ mặc cho lời kêu gọi buông súng một đội quân hỗn hợp, dẫn đầu là một sỹ quan Dù vẫn tiếp tục tuần tra bảo vệ cư dân.
Tối 30, mở truyền hình xem tin tức, người xướng ngôn viên với khuôn mặt, cử chỉ và giọng đọc đằng đằng sát khí phát đi thông báo của “chính quyền cách mạng”. Hôm sau khuôn mặt này biến mất, những khuôn mặt mới bắt đầu xuất hiện.
Sáng 1, tôi trà trộn vào những đòan người tiếp xúc với đòan quân Bắc Việt vào “Giải Phóng” miền Nam.
Mồng 2, tôi trở lại ngôi trường Petrus Trương Vĩnh Ký bạn bè kháo nhau Võ văn Kiệt lấy trường tôi làm Tổng Hành Dinh. Về nhà tôi nói với cha tôi, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu. Cha tôi cho biết tôi đã lớn có quyền quyết định cho chính mình.
Từ đó tôi chưa bao giờ xem mình là người thua trận và cũng chỉ xem những người bên kia như những “kẻ chiếm đóng”. Muốn lấy lại quốc gia cần phải hiểu giặc. Tôi tự phát triển phương cách để đọc sách báo cộng sản. Có bài họ viết như thế nhưng mình phải nghĩ ngược lại. Họ viết như thế này để che dấu điều gì ? Họ viết như vầy nhưng để thông tin chuyện chi ? Tôi nhanh chóng trở một "bình luận gia" chính trị "nói có sách mách có chứng".
Tôi yêu Sài Gòn nơi tôi lớn khôn với hơn 7 năm sống chung với “lũ”. Tôi thấy lại hình ảnh Sài Gòn đầy ắp trong quyển sách “Bên Thắng Cuộc”. Tôi đếm được 494 lần Sài Gòn được nhắc đến trong khi chỉ 118 lần tên của một người đã chết được dùng. Lạ thật tại sao Huy Đức lại luôn nhắc đến Sài Gòn trong tác phẩm của mình ? Sài Gòn vẫn sống trong tôi, có phải cũng sống trong lòng Huy Đức ?
Ngay khi xem một vài chương giới thiệu quyển sách tôi đã góp ý Huy Đức như sau: "Quyển sách đã và sẽ tạo nhiều tranh luận, Huy Đức ráng thu thập mọi ý kiến từ mọi phía, để rút kinh nghiệm cho quyển II. Riêng mình nhận xét quyển sách sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam." Cái tựa đề ngạo nghễ “Bên Thắng Cuộc”, cái lý lịch sỹ quan quân đội cộng sản, việc trích những bài báo tuyên truyền cộng sản tự nó đã tạo nên những phê phán bình luận.
Đã có khá nhiều nhận xét về “Bên Thắng Cuộc”, riêng tôi rất quan tâm đến lịch sử cận đại. Tôi đã phổ biến nhiều bài viết về lịch sử, về các nhân vật lịch sử như Hòang Đế Bảo Đại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đức Thầy Hùynh Phú Sổ và Hồ Chí Minh, vì thế tôi sẽ bình luận “Bên Thắng Cuộc” từ góc cạnh này.

Sai Lầm “Bên Thắng Cuộc”
Đầu tiên Huy Đức đã để lại khá nhiều lỗi lầm dù nhỏ nhưng rất dễ nhận ra và rất dễ để kiểm chứng. Lấy thí dụ, khi viết về vượt biên trại Trengganu là ở Mã Lai không phải ở Thái Lan hay tên trại Sungai Besi Mã Lai không phải là Sungeipesi như trong sách đã viết. Địa danh mà sai như vậy tự nó đã giảm giá trị của quyển sách.
Thứ đến Huy Đức đã sống và trưởng thành trong tuyên truyền cộng sản nên không thể nhận ra những sai lầm trong mớ thông tin Huy Đức đã tổng hợp. Lấy thí dụ, Huy Đức trích dẫn như sau: ‘Tháng 7-1946, Hồ Chí Minh tới Fonteinebleau. Khi những người Việt Nam trong Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu những đảng viên người Khmer với phái đoàn Việt Nam và đề nghị họ “đi gặp Bác Hồ”, Thiounn, người về sau là một bộ trưởng của Pol Pot, nói: “Chúng tôi trả lời, ông ta không phải là bác của chúng tôi. Họ lại bảo, chúng ta là anh em, các bạn nên thể hiện sự tôn trọng, nhưng chúng tôi cũng từ chối”.’
Vào tháng 7-1946, mặc dầu khi ấy Hồ chí Minh chỉ hơn Huy Đức và tôi vài tuổi, Hồ chí Minh đã tự tạo danh từ “Cụ Hồ” cho mình. Đến những năm đầu 1950, khi “Cụ Hồ” được triều kiến “Ông Mao”, “Ông Stalin”, để tỏ lòng sùng bái hai ”Ông” kia, “Cụ Hồ” tự mình xuống chức “Bác Hồ”. Thậm chí câu chuyện “đi gặp Bác Hồ” ở trên có thể chỉ là câu chuyện bịa, rồi được đưa vào sách của Ben Kiernan, 1996, trang 10 rồi Huy Đức nói có sách mách có chứng trong “Bên Thắng Cuộc”.
Lời lên tiếng của Thiếu tá Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 7, Thủy Quân Lục Chiến, Lê Quang Liễn là một dẫn chứng về việc ngụy tạo thông tin:
“Thật ra toàn bộ anh em Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đã bị bắt, nếu anh em chúng tôi ra hàng thì đã được hưởng qui chế đãi ngộ hàng binh như Phạm Văn Đính và một số đồng bọn thuộc Trung Đoàn 56. Vả lại, đơn vị chúng tôi lúc đó thuộc quyền của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương Quân Đoàn I. Ở đây, vị Tư lịnh TQLC không có trách nhiệm nào hết. Người chịu trách nhiệm là Trung Tướng Lâm Quang Thi mới đúng nghĩa hơn. Khi viết toàn bộ ra hàng là điều cố tình hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế !!!
“Nếu ông Huy Đức biết rõ thêm về tôi là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147 TQLC ra khỏi trại tù ngày 12 tháng 2 năm 1988 sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên giam" còng tay, chân, bị đánh gảy xương sườn vì những chống đối tập thể trong Trại tù Bình Điền, Thừa Thiên. Thì phần trích dẫn từ bài viết của tên nhà báo Phan Xuân Huy là thiếu trách nhiệm.
“Tôi biết Phan Xuân Huy là thành phần đối lập cơ hội với chế độ VNCH trước năm 1975 mà tôi tận trung phục vụ. Có lẽ trong những ngày tháng đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phan Xuân Huy-cũng như một số người nhẹ dạ - vì muốn tìm chỗ đứng an toàn trong lòng chế độ mới bằng những bài viết, những câu nói , với những nhận thức "sâu sắc của mình" về cái hay, cái đẹp của chế độ XHCN. Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm. Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như trách nhiệm của người viết…”
Huy Đức đã xin lỗi, cám ơn và hứa sẽ bổ sung khi viết lại. Chỗ láu cá của tuyên truyền cộng sản là tờ Tin Sáng (hay Tia Sáng ?) phỏng vấn bà “LQL” (tên ông Lê Quang Liễn đựơc viết tắt). Nếu vì một lý do gì đó ông Lê Quang Liễn không lên tiếng như thế thì sự bịa đặt lại được Huy Đức ghi chép như một sự kiện lịch sử. Viết sử không phải là như thế.
Trong quyển “Bên Thắng Cuộc”, phần “Con đường Bác đi” Huy Đức đã trích dẫn tòan bộ huyền thọai về Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hòang Tùng dàn dựng. Nhờ một chút may mắn tôi đã phát hiện trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài này nguyên thủy được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953. Tác giả C.B. (Của Bác ?) chính là một bút hiệu của Hồ Chí Minh.
Qua bút hiệu C.B. chính Hồ chí Minh đã đấu tố bà Nguyễn thị Năm, đấu tố hai con của bà Năm và đấu tố những người bênh vực bà. Vụ án bà Nguyễn thị Năm đã gây chấn động lòng người vì thế mới có huyền thọai do Hòang Tùng dàn dựng. Xin mời đọc bài “Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất” đăng trên (http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9078&rb=0401) để nắm rõ sự việc.
Gần đây có hai bức thư của Hồ Chí Minh gởi Stalin được phát hiện lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Nga. Nội dung các bức thư là xin được xem xét và cấp chỉ dẫn cho Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Tôi đã viết bài khác :”Huyền thoại và sự thực: Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất” đăng trên (http://www.danchimviet.info/03/09/2010/huy%E1%BB%81n-tho%E1%BA%A1i-va-s%E1%BB%B1-th%E1%BB%B1c-h%E1%BB%93-chi-minh-trong-c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t/) Đáng tiếc “Bên Thắng Cuộc” chưa để mắt tới hai bài viết này.
Huy Đức công khai nhìn nhận các bài báo cộng sản là sản phẩm tuyên truyền. Người cộng sản trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tuyên truyền vì thế các các bài phỏng vấn cũng không tránh khỏi chỉ là sản phẩm tuyên truyền. Gần đây rất nhiều tài liệu, bài viết, hồi ký có thể phá đổ không ít các sản phẩm tuyên truyền được tổng hợp trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”.
Tôi chỉ đưa ra một vài dẫn chứng cho thấy tổng hợp của bịa đặt, bịa đặt, huyền thọai, bịa đặt, huyền thọai … từ các sản phẩm tuyên truyền cộng sản không phải là sách sử.

Giáo sư Sử học David Marr
Năm 1990, bà Luật sư Ngô Bá Thành, dân biểu hai chế độ, có đến thuyết trình tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi. Buổi thuyết trình được Giáo sư Sử học David Marr chủ tọa. Bà Thành dẻo miệng ca ngợi ông Marr. Sau khi đặt câu hỏi với bà Thành, tôi quay qua ông Marr tuyên bố: “Sử chúng tôi sẽ do chúng tôi viết chứ không phải là các ông”. Ông Marr trả lời đại khái như sau “Tôi viết, rồi viết lại, rồi người khác sẽ viết lại…”
Tôi rất thông cảm những người nghiên cứu về sử Việt cận đại như ông Marr. Tài liệu của cộng sản vừa thiếu, lại đầy những bịa đặt và huyền thọai. Không phải là họ không biết nhưng không sống với cộng sản khó nhận ra sự thực đằng sau các sản phẩm tuyên truyền. Tiếc một điều khi học giả Tây Phương sử dụng nó, người mình lại xem nó khách quan, trung thực và chuyên môn, rồi tin theo như tin kinh điển. Bởi thế cộng sản mới mượn tay các học giả Tây Phương để chứng thực các huyền thọai do cộng sản tạo ra. Nếu đảng Cộng sản còn thống trị thì có viết khách quan cách mấy cũng vẫn chỉ là tuyên truyền cho cộng sản.
Nói thế không phải là phủ nhận công lao của họ. Tôi vẫn thầm cảm ơn ông Marr vì nếu không có ông thu thập được tập tài liệu Phát động quần chúng trong đó có bài Hồ chí Minh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm thì không có cơ duyên tôi phát hiện nó để phá vỡ một huyền thọai.
Tôi vẫn cảm ơn ông nguyễn Minh Cần, ông Hòang Tùng, ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên, ông Đoàn Duy Thành,… đã viết về bà Nguyễn Thị Năm, tên bà đã in vào đầu tôi, để đến khi thấy tên Nguyễn Thị Năm trên "Địa chủ ác ghê" tôi đã nhận ngay đây là một bằng chứng tội ác của Hồ Chí Minh. Việc phá vỡ huyền thọai sẽ giúp chúng ta viết lại sử người mình.
Khi tôi tuyên bố “Sử chúng tôi sẽ do chúng tôi viết” tôi còn một ý nữa. Tôi tự tin sẽ có ngày đồng bào tôi đứng lên giành lại chủ quyền dân tộc, mở một trang sử mới, viết lại trang sử cũ.
Nói thế để thấy công việc Huy Đức đang làm “đi tìm sự thật” là một công việc vô cùng khó khăn.

Vở Bi Hài Kịch “Bên Thắng Cuộc”
Với tôi tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” chỉ là một vở bi hài kịch. Các diễn viên nổi bật là giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Họ theo “Con đường Bác đi” con đường bi đát Xã Hội Chủ Nghĩa, một con đường chỉ có trong trí tưởng tượng của ông Mác, ông Lênin, ông Stalin, ông Mao,… Rồi ông Hồ và giới cầm quyền cứ theo đó mà đi. Nó bi thương ở chỗ khi họ thấy sai thì họ cho sửa, họ sửa rồi lại vẫn tiếp tục sai, họ càng sửa lại càng sai, cứ thế càng ngày đất nước càng lâm vào bế tắc.
Huy Đức có một nhận xét đáng chú ý: “…thực sự may mắn cho người dân Campuchia khi những người được Hà Nội đưa lên nắm quyền ở Phnom Penh, đặc biệt là Hun Sen, đã không nghe theo Hà Nội một cách mù quáng. Khi đứng trước thời cuộc mới, họ đã biết quyết định dựa trên quyền lợi của dân tộc mình… Ngày 18-10-1991, khi Việt Nam không còn can thiệp được vào các quyết định của Phnom Penh, Campuchia đã sửa đổi hiến pháp theo hướng từ bỏ chủ nghĩa xã hội: chấp nhận kinh tế thị trường tự do và hệ thống chính trị đa đảng. Tên nước, quốc kỳ, quốc ca, ngày quốc khánh thời Sihanouk được đưa ra dùng trở lại. Hai chữ “cách mạng” trong tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đảng mà Việt Nam giúp dựng lên, đã được bỏ đi…”
Nó là một hài kịch ở chỗ giới lãnh đạo cộng sản luôn tự hào là họ đã tự giành được “độc lập”, là đất nước luôn luôn "độc lập", nhưng cái đầu của họ, tư tưởng của họ vướng mắc 4 chữ “Xã Hội Chủ Nghã” mà chính họ cũng không hiểu “Xã Hội Chủ Nghiã” là giống chi chi.

Dự Đóan Quyển II
Nhân vật chính của vở bi hài kịch là Võ Văn Kiệt. Tên ông xuất hiện nhiều nhất 175 lần. Ông xuất hiện ngay đầu tác phẩm, bên trong tác phẩm và rồi lại xuất hiện nhiều lần trong Phụ Lục II trước khi kết thúc quyển I. Tôi vẫn thường đọc các bài viết của Huy Đức nên liên tưởng đến bài “Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng”. Bài viết cho biết “hậu duệ” Nguyễn Tấn Dũng là kết quả tuần lễ du hành Hàn Quốc của Đỗ Mười và Võ văn Kiệt. Bởi thế bản chất của “hậu duệ” Nguyễn Tấn Dũng vừa cực đoan như Đỗ Mười vừa táo bạo chấp nhận cải cách như Võ văn Kiệt. Nội dung Quyển II đã được Huy Đức cho biết trước.
Có người cho rằng Huy Đức đi giữa 2 lằn đạn. Tôi nghĩ khác Huy Đức đang đi tìm sự thật, anh đang đi giữa lòng dân tộc để tìm một lối ra.
Là một thành viên Khối 8406, Khối chúng tôi chủ trương đi tìm sự thật vì khi sự thật được phơi bày là lúc chế độ cộng sản sẽ bị giải thể để Việt Nam có tự do có dân chủ. Tôi mong được đọc bản tu sửa quyển I và chờ đợi để được bình luận quyển II.

Tại Sao Nên Đọc “Bên Thắng Cuộc” ?
Nếu ai xem Huy Đức như một tên Việt cộng, nên xem “Bên Thắng Cuộc” để biết người biết ta, biết mà kịp thời lên tiếng.
Nếu ai xem Huy Đức là một tên phản động, nên xem “Bên Thắng Cuộc” vì nó là suy nghĩ của đại đa số quần chúng Việt Nam, biết để tránh bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
Nếu ai đang đấu tranh cho tự do dân chủ phải xem “Bên Thắng Cuộc” để quyết tâm “Sử chúng ta sẽ do chúng ta viết”, mở một trang sử mới, viết lại trang sử cũ.
Nếu ai chỉ xem mình là người bình thường rất cần xem “Bên Thắng Cuộc” để thấy chính mình trong vở bi hài kịch “Bên Thắng Cuộc” để cùng đứng lên giành lại tự do.
Xuân năm nay chưa phải là xuân tự do. Xuân tới khi sự thật đã phơi bày sẽ là xuân tự do cho dân tộc. Hãy mở cửa lòng đón nhận Huy Đức người đi tìm sự thật.
Chúc Mừng Năm Mới
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26/12/2012

thien ly
12-28-2012, 11:08 PM
Những người thua trận

Kính thưa Các Bạn,

Câu chuyện do Huy Đức viết về ngày 30/4/75 tại Dinh Dộc Lập Saigon trong “Bên Thắng Cuộc” quá đơn giản, quá lịch sự cho những người thắng trận vào dinh Độc Lập.

Đây mới là sự thật do những nhân chứng có mặt hôm đó trong dinh trình bày, viết thành bản văn, (Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh ) tỏ những người lính “tiếp thu” rất hung hãn, mọi rợ, thiếu giáo dục, kể cả một ôngTrung Tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203.

Tác giả Huy Đức có biết chuyện này không hay chỉ viết theo văn bản tường thuật của báo chí Hà Nội.

Xin quý Vị bình tâm đọc kỹ. Nếu cần vào “Hồi Ký Dang Dở” của Dương Hiếu Nghĩa.

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi đọc xong tập I: “Giải Phóng” của ” Bên Thắng Cuộc”

Xin thành thật cám ơn.

Huy Phương


Những Người Thua Trận

Huy Phương

Ði Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4, 1861 đến tháng 4, 1865.
Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park. Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. (Hình: Huy Phương/Người Việt)Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park.

Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson.
(Hình: Huy Phương/Người Việt)


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1356735406.jpg


Ðó là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn thành năm 1972. Jefferson Davis chính là vị tổng thống lãnh đạo Liên Minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc. Ðược gọi là những người “ly khai,” “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?

Cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750,000 quân hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.

Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”

Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này. Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement). Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.

Trước đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7, 1863, sau 3 ngày giao tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3,000 người, phe Liên Minh mất 4,000 người. Tổng thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem cả 7,000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi. Ngày 19 tháng 9, 1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincoln đã đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia. 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.

Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn. Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng Thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to:

“Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.”

Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào Dinh Ðộc Lập.

Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao…” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở..” của cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy, thì:

“Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:

“Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”

Sĩ quan nầy dùng danh từ “mày tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

“Mày dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có ‘quyền’ nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây. Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!”

Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:

“Ðó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”

Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!

Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu… Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”

Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên. Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:

“…Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”

Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.

Huy Phương

(trong Những Người Thua Trận, Tạp ghi Huy Phương đã phát hành)

Nguồn: http://baovecovang.wordpress.com/2012/12/27/nhung-nguoi-thua-tran-huy-phuong/

thien ly
12-28-2012, 11:26 PM
VÀI CẢM NGHĨ VỀ QUYỂN “BÊN THẮNG CUỘC”

(người lính già oregon)

Một cách nào đó, somehow, dù bận lắm, tôi cũng vừa đọc xong quyển Bên Thắng Cuộc, phần I, 190 trang, của Huy Đức do một người bạn gửi tới. Tôi đọc rất kỹ đến trang 90, thì “nắm” được điều tôi muốn “nắm”, và từ đó trở đi, tôi đọc phớt qua, vì không còn gì hấp dẫn, cũng bấy nhiêu chuyện chúng ta đã quá biết. Như trên đầu đề, tôi viết những dòng này như “vài cảm nghĩ”, mà “cảm nghĩ” thì lúc nào cũng mang tính cá nhân, chủ quan; không phải một bài phê bình có tính cách hàn lâm, dài dòng, với trích dẫn, bằng cớ. Nghĩa là đọc xong phần I (tôi chỉ có phần này), tôi xếp nó lại, và viết theo trí nhớ, trung thực với cảm nghĩ đã có mà thôi. Vì quyển sách không đáng bỏ công sức và thì giờ để bình phẩm, khen hay chê. Không đáng, vì theo thiển ý, nó chỉ gây xôn xao vài bữa, rồi cuối cùng sẽ chìm vào tầm thường, quên lãng như những tác phẩm của Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Tô Hải dạo nào v.v… Không đáng, vì Bên Thắng Cuộc, tôi nghĩ, chỉ là một sưu tập (recueil, collection) những mẩu chuyện đã xưa, đã cũ 37 năm, từ 1975, được phân đoạn thành phần, chương, mục, thêm dẫn chứng v.v… Tôi sực nhớ quyển Những thiên đường mù của Dương Thu Hương trong đó bà kết án vụ đấu tố năm 54 –điều làm dân hải ngoại hả hê, nhưng thực ra về vụ ấy, tên cáo già Hồ Chí Minh cũng đã vờ vịt lên tiếng nhận khuyết điểm và trách cứ những cán bộ thừa hành đã làm sai v.v… Tôi có quá lời lắm không nếu tôi đánh giá Bên thắng cuộc như những chuyện ngồi lê đôi mách, ai cũng biết rồi khổ quá nói mãi, được tác giả góp nhặt lại, kể và in thành sách bán tại Mỹ, để kiếm tiền, kiếm danh –là điều chắc chắn– và dĩ nhiên, kiếm lợi nào đó về chính trị trên thế đứng của một người hiện-còn-là-Cộng-sản đứt đuôi con nòng nọc, chưa bỏ nước ra đi như, ít ra, những cựu đảng viên ly khai sống tại Pháp.

1) Danh sách cám ơn

Trong mục tác giả cảm tạ những người đã giúp ông hoàn thành tác phẩm, người ta thấy danh sách quá dài, quá chi tiết, mà hai phân ba là những lãnh đạo và cán bộ gộc, xưa và nay, của Cộng Phỉ Coco ViXi. Bọn ác ôn này làm sao mà nói tốt về dân “ngụy” thua cuộc cho được? Lại nữa, phỏng vấn bọn lãnh đạo Vi Xi, có thực hay không, làm sao dân hải ngoại biết? Kê đại ra cho oai?

Phần còn lại gồm những nhân vật theo Cộng từ khuya, đa số còn trong nước (như Hồ Ngọc Nhuận), hay ngoài nước, hoặc cộng tác với tờ pro VC Người Việt (như Đinh Quang Anh Thái, nhân vật này trong lời giới thiệu quyển sách đã dùng chữ của Vi Xi “tư liệu” thay cho “tài liệu”, thì đủ rõ lập trường của y), hoặc nửa nạc nửa mỡ, hay những tên tuổi lạ hoắc gồm những khoa bảng trẻ tuổi lớn lên tại xứ người, biết cóc khô gì về cuộc chiến VN, về Cộng sản, hay những khoa bảng già què ăn quẩn cối xay đã sống nhờ cơm quốc gia nay thờ ma Cộng sản (như Châu Tâm Luân, hay Nguyễn Mạnh Hùng –có thời là giáo sư trường Đại Học CTCT Đà Lạt)… Thiếu vắng những người chống Cộng thứ thiệt và thứ dữ (như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, chủ báo Hoàng Dược Thảo, những talk show hosts Huỳnh Quốc Bình, Đoàn Trọng Hiếu, Hồng Phúc, những cựu quân nhân, cựu tù nhân, cựu thuyền nhân có tiếng tăm và những bạn bè bảo vệ Cờ Vàng của tôi trong các diễn đàn Thụ Nhân, Tổng Hội Ái Hữu Đại Học CTCT Đà Lạt). Trừ vài nhân vật hải ngoại nổi tiếng, như bà Khúc Minh Thơ (nhân chứng về vụ vượt biên?), hoặc Phan Nhật Nam (ví dụ về cha là cán bộ Vi Xi gộc, mà con “ngụy” vẫn đi tù), mà, tôi đoán, tác giả xử dụng như nguồn tin vô thưởng vô phạt về những tiết mục nhất định. Lại có cả Kissinger, một tên “đồng minh” vô liêm sỉ đã bán đứng VNCH cho Cộng Phỉ; tin được tên này thì có mà bán thóc giống. Ngoài ra, nhìn tác phẩm trong thư mục tác giả đã tham khảo, tôi đoán ông trích dẫn tài liệu nhiều hơn là phỏng vấn những nhân chứng, chẳng hạn Kissinger (đâu có hưỡn, và đâu có phỏng vấn y chùa được?), vì tài liệu có sẵn hết rồi, giờ đâu mà tác giả bày đặt phỏng vấn để biết những điều mà ông đã quá biết qua sách vở? Chẳng qua chỉ muốn làm tăng thêm giá trị của quyển sách để dễ bán, để hù độc giả dễ tin. Cũng như tại Mỹ, được cơ sở thương mại Amazon phát hành có gì là ghê gớm lắm đâu mà tác giả, đúng hơn các bơm sĩ, khua chiêng gõ mõ kinh quá?

Chỉ đọc qua danh sách, có thể biết tác giả là ai, và tác phẩm muốn viết gì.

2) Muốn gì?

Tôi có cảm tưởng quyển Bên Thắng Cuộc, nếu là tiểu thuyết, sẽ rơi đúng, ngoài ý muốn, và khả năng, dĩ nhiên, của tác giả VC Huy Đức, vào một tiêu chuẩn của “tân tiểu thuyết” Pháp (nouveau roman) được đề ra trong những tiểu thuyết và nhất là L’ère du soupçon (Kỷ nguyên hồ nghi) của Nathalie Sarraute: cứ nêu tất cả sự kiện, lộn xộn, khách quan… cũng không sao. Tác giả thì ẩn núp trong các nhân vật của mình, hoặc ở đâu đó, và tất cả đều không quan trọng. Độc giả mới là người phải sắp xếp lại các sự kiện để tìm ra ý nghĩa thật của nội dung, nhân vật, tác giả, sứ điệp (message) trong sách. Cũng vậy, trong quyển La Jalousie (có hai nghĩa), tác giả Alain Robbe-Grillet đứng sau bức mành cửa sổ (jalousie) nhìn và kể những sự kiện xảy ra trong căn phòng của một người đàn ông đang ghen (jalousie) vợ. Độc giả có nhiệm vụ ráp lại các chi tiết để cấu thành nội dung câu chuyện và hiểu ý của tác giả.

Như thế, trong sách của mình, Huy Đức núp dưới bóng các nhân vật hoặc trốn sau bức mành, phơi bày những sự kiện, có tính lịch sử hay không. Nhiệm vụ của chúng ta, độc giả, là lôi tác giả ra khỏi những sự kiện, câu văn hay nhân vật để nhìn thấy sự thật. Và sự thật trong Bên Thắng Cuộc, đó là:

a) Trong những đoạn mở đầu,Huy Đức tả / kể về cuộc điều quân và thắng trận của Cộng quân vào ngày 30/4/1975 một cách chi tiết, tỉ mỉ, toàn hảo, cho độc giả cảm tưởng rằng Đảng tuyệt vời, những cấp chỉ huy bên Cộng quân đều là danh tướng, không khác những phim, sách kể lại những trận đánh lớn trong quân sử thế giới. Để làm gì, nếu không là để ca ngợi và thấy hãnh diện về “chiến thắng lịch sử”, một cách khéo léo qua những sách vở Đảng, công điện, lời nói của Bí thư Đảng (Lê Duẩn) và các tướng chỉ huy mặt trận? Để làm gì? Vì nếu “hồi chánh” thật (như một số độc giả hải ngoại tưởng lầm bhoặc mong ước) hoặc ít ra có cái nhìn trung thực, khách quan về lịch sử, tác giả phải lên án cuộc tấn công ấy chứ, ví dụ, Việt Cộng vi phạm hiệp định Paris, với sự đồng lõa của người Mỹ lật lọng và tay trong ngu đần Dương Văn Minh, tên tướng được sinh ra chỉ để phản bội; ví dụ, nếu không có Trung Cộng và Liên Xô viện trợ, thì Việt Cộng cũng chẳng làm nên cơm cháo gì, hoặc nếu Miền Nam là tay sai của Mỹ thì Miền Bắc nô lệ cho hai quan thầy, Nga và Tàu. Đàng này, Huy Đức cứ kể chuyện, mà phớt lờ những vấn đề ấy.

Vì muốn đề cao chiến thắng vĩ đại của đoàn quân anh hùng, Huy Đức cũng lờ đi sự việc mà người dân Miền Nam nào cũng thấy, cũng biết, cũng chế giễu: đó là đoàn quân anh hùng chiến thắng vĩ đại gồm toàn những tên bộ đội mặt mũi non choẹt, hay những tên sĩ quan, đứa nào cũng có hàm răng hô như bàn nạo dừa, gốc gác bần cố nông, nhà quê, tóc không chải, chân đi dép râu, quần áo rộng thùng thình, lâu ngày không giặt hôi hám, ngơ ngơ ngác ngác như những thằng Mán về thành, ngẩng mặt nhìn những cao ốc Sài Gòn thiếu điều cổ muốn gãy, gọi nhà hộ sinh là “xưởng đẻ”, cầu tiêu tiểu là “nhà ỉa, nhà đái”. Huy Đức cũng có kể câu chuyện tên bộ đội rửa rau trong bồn cầu, giật nước trôi đi và nó la hoảng, tưởng là CIA gài bẫy phá hoại, hay một tên khác khoác lác là “ở Miền Bắc ti vi tủ lạnh chạy đầy đường”, nhưng đó chỉ là hai ví dụ mà tác giả đưa ra, cốt lấy điểm người Việt hải ngoại, và cho là hiện tượng cá nhân, không đáng kể. Không hiểu sao, bây giờ những đứa nào trong phe chiến thắng cũng có mặc cảm xấu hổ về tính chất quê mùa, bần cố nông, bồi tàu, thiến heo, phu cạo mủ cao su, giao liên xã –mà trước kia là điều kiện tiên quyết ắt có và đủ để trở thành Cộng sản. Dương Thu Hương, trong Tiểu thuyết vô đề, lâu ngày quá, quên mình là Vi Xi, đã “ngụy hóa” viên sĩ quan chỉ huy một đại đội trên Trường Sơn bằng cách giấu biến dép râu và nón cối, cho y mang giày mang tất đường hoàng như lính quân đội VNCH. Thế đấy.

b) Huy Đức bơm quá sá Võ Văn Kiệt và Lê Duẩn. Nếu Bùi Tín trong Mây mù thế kỷ đứng về phe Võ Nguyên Giáp, nâng bi tên tướng bị thất sủng này thế nào thì trong Bên thăng cuộc, Huy Đức bơm Lê Duẩn như thế ấy, hoặc hơn, ví dụ khen giọng nói “giọng Quảng Trị trầm ấm” của y (“trầm ấm” chỗ nào hả ông? Ba tôi cũng dân Quảng Trị, giọng nói nghe nặng chình chịch, nịnh vừa thôi chứ). Theo Huy Đức, Lê Duẩn lúc ấy là bí thư Đảng, đã lãnh đạo cuộc tấn công xâm chiếm Miền Nam, tạo nên chiến thắng lẫy lừng 30/4/1975. Lê Duẩn chống Tàu Cộng (ví dụ, không thèm bắt tay Chu Ân Lai), lãnh đạo cuộc phản công nhanh chóng và thắng lợi trong những trận đánh phá biên giới phía Bắc bởi Tàu, và phía Tây Nam bởi Pol Pot, đệ tử của Tàu Cộng. Qua đó, Huy Đức muốn nhắn gửi gì cho bọn lãnh đạo VC hiện nay đang rước voi về dày mả tổ, tự nguyện làm tay sai cho Tàu Cộng? Cũng cần nhắc thêm, tôi đã xem đâu đó, dưới mắt quốc tế, Lê Duẩn được xem là một tay đồ tể Việt Nam đã sát hại bao nhiêu sinh linh, chỉ sau Hồ Chí Minh,

Còn Võ Văn Kiệt, theo Huy Đức, là một thủ tướng “cởi mở” đề ra chính sách hòa hợp hòa giải, chiêu hiền đãi sĩ. Chính sách này, Huy Đức đang giăng ra, theo nghị quyết 36 của Đảng, như cái bẫy đối với những con mồi quốc gia hải ngoại suốt đời ngây thơ bị lừa phỉnh dài dài mà không tởn, qua quyển sách đang ăn khách của ông –mà các bơm sĩ chuyên đút và thổi ống đu đủ xem như một người trung thực, vô tư, công bằng. Cũng không phải vô tình mà Huy Đức nhiều lần nhắc đến tên của Đỗ Trung Quân, tác giả bài “Quê hương là chùm khế ngọt”. Đại khái, về đi anh ơi, quên hết hận thù, xóa bàn làm lại. Nguyễn Minh Triết, tại Dana Point, năm nào, thì trắng trợn hơn không thua một thằng ma cô chánh hiệu: về đi anh ơi, gái Việt Nam bây giờ đẹp lắm.

Chúng ta có thể xem tác giả Huy Đức là người của phe đối lập với lãnh đạo hiện tại? Tại sao không? Đối lập, nhưng nhát gan, không dám đụng trực tiếp, sợ bị tai nạn xe hoặc bị mời vào trại cải tạo. Một thắc mắc nữa của tôi là vấn đề thời điểm, timing: tại sao bây giờ, sau 37 năm, mới viết sách, đưa tất cả chuyện này ra? Có thể tác giả đang học hay tu nghiệp tại Mỹ và đối tượng chính lần này là độc giả hải ngoại, mà ông ta rất cần sự ủng hộ, ít ra bằng võ mồm, chống lại bọn trên và chống Tàu Cộng? Hay có thể bọn lãnh đạo hiện tại mượn tay Huy Đức chiêu dụ Việt kiều xóa bỏ hận thù? Dám lắm.

c) Vụ kẻ chiến thắng lừa và lùa kẻ chiến bại vào những trại tù cải tạo: Huy Đức, trong một đoạn đã tiết lộ nội dung cái thông cáo của Ủy ban Quân quản bắt trình diện “học tập” là do mưu kế của Võ Văn Kiệt, chính ủy Sài Gòn toàn quyền lúc ấy, thần tượng của Huy Đức trong sách: “Việc công bố ba mức thời gian học tập […] là cố ý để cho các đối tượng ngầm hiểu rằng thời gian học tập tối đa của các sỹ quan chỉ là một tháng”. Ai cũng dính bẫy. Đó là một trò lừa phỉnh đê tiện mà chỉ có “bên thắng cuộc”, tức bọn lưu manh Vi Xi mới xử dụng. Thay vì kết án, như tôi đang làm, Huy Đức lại trích ra nguyên văn câu trên, không ý kiến, để làm gì?

Về các sĩ quan VNCH bị nhốt ở các trại tù, Huy Đức có nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, chẳng hạn kể những thảm cảnh và cực khổ của vài “nhân chứng” đi thăm nuôi chồng, con. Lại có đoạn kể một quản giáo cũng khóc ròng vì thương cảm (chuyện về một người tên Lưu Đình Triều). Ô hô. Nhưng không có một lời kết án nào dành cho bọn chiến thắng đã đối xử một cách tàn bạo, nhỏ nhen, hèn hạ đối với những người đã buông súng đầu hàng. Trái lại, qua văn phong, ông tỏ vẻ dửng dưng, nếu không nói là hài lòng đối với biện pháp cải tạo đề ra bởi Đảng, dưới quyền của Lê Duẩn, một cách kín đáo bằng cách trích dẫn, không cần thiết, những lời giải thích, biện minh qua các văn kiện, thông tư của những tên chóp bu. Hoặc ngược lại, của những cải tạo viên “giác ngộ” công khai ca tụng chính sách cải tạo, từ ông tướng già bệnh hoạn Nguyễn Văn Vỹ “học” sáu tháng đến các binh sĩ “học” ba ngày được thong thả về nhà. Chưa nói việc một số tay sai trong hàng ngũ quốc gia tuyên bố được đi tù là điều “may mắn”, nhẹ nhàng như đi dạo mát. Chưa nói việc Huy Đức bênh Đảng, cho rằng vì “ngân sách của Cách mạng” eo hẹp nên phải cho tù cải tạo ăn ít đi, mà cố tình lờ rằng, cho tù ăn đói là một chính sách thâm độc của Vi Xi. Vân vân…

Việc này cũng giống như việc bọn “bên thắng cuộc” đánh tư sản mại bản, gian thương, Hoa kiều, bằng cách đổi tiền, tịch thu tài sản, lùa dân đi kinh tế mới, cho đến phong trào vượt biên: không một lời kết tội bọn cầm quyền và chính sách đểu cáng, ty tiện (vơ vét tiền bạc, vàng bạc của nhân dân Miền Nam). Tác giả –núp sau lưng Đảng Cướp Ngày CSVN– chỉ kể, nhưng độc giả không biết để làm gì, vì không có một lời lên án những hành động này. Không có cả một lời cảm thông cho những nạn nhân, trái lại ông ngầm đồng tình với bọn cướp xem họ như những tư bản ác ôn, không hơn không kém.

3) Độc giả hải ngoại

Trừ bài viết cò mồi quảng cáo bán sách của ông bơm sĩ, giáo sư Trần Hữu Dũng, và vài nhân vật nổi tiếng pro VC, tôi có đọc vài ý kiến của một số người thực sự “phe ta” cho rằng Huy Đức đã gọi các sĩ quan tự sát là “tuẫn tiết”, đã gọi tổng thống, tướng lãnh, sĩ quan VNCH, đầy đủ tước vị, với vẻ kính trọng đường hoàng, như vậy, họ kết luận, tác giả này rất good, cò thể tin được… Chu choa! In sách tại Mỹ, cho người Việt hải ngoại mua đọc và phổ biến, với mục đích gì tôi đã phân tích, thì bố bảo ông ta cũng không dám gọi ai trong “phe mình” là “thằng” này “thằng” nọ. Nhưng qua lời ông ta trích dẫn câu nói của vài tên thuộc phe chiến thắng hạng gộc, trong đó có Lê Duẩn, hay lũ cán bộ, quản giáo trong những trại tù cải tạo, người dân Miến Nam từ tổng thống trở xuống đều bị gọi và bị chửi là “thằng”, là “ngụy” tuốt luốt. Và đó mới là lời lẽ đích thực của tác giả Huy Đức, cựu bộ đội, nhà văn, nhà báo VC, đứng sau mành cửa sổ, như tác giả Alain Robbe-Grillet của La Jalousie, xem chúng nó đánh nhau. “Chúng nó” đây là những người phe ta ca ngợi tác phẩm của ông vs những người phe mình có tánh đa nghi, đầu có nhiều sạn, như tôi, rất khó dụ khị. “Chúng nó” mà xào xáo, chia rẽ nhau vì cuốn sách tầm thường, nặc mùi Vi Xi này, thì cuốn sách cũng đã thành công rồi, đúng theo Nghị quyết 36 đề ra.

4) Một ví dụ về hình thức chửi khéo Vi Xicủa một tù nhân cải tạo, có thể so sánh với phương cách chửi khéo phe ta được tác giả Huy Đức áp dụng trong Bên thắng cuộc:


“Mới đầu, đa số còn phát biểu linh tinh lắm. Hệ thống ăng ten chưa được thiết lập qui mô. Trong đội Rau Xanh có ông Đại úy Cảnh sát già gân Hoàng Bá Linh. Ông Linh là người Quảng Bình, hay Quảng Trị, trực tánh, ưa kể chuyện tiếu lâm và chuyện chế độ cũ, nói năng rất “phản động”, thuộc loại điếc không sợ súng. Trong một buổi học tập của đội, ông đã phát biểu, lên án “bọn CTCT ngụy” như sau: “Bọn ngụy tuyên truyền rất bố láo bố lếu về Bác Hồ vĩ đại, vô vàn kính yêu của ta, ví dụ họ nói nguyên văn như ri, tổ cha thằng già Hồ Chí Minh là tên giết người bán nước, làm tay sai cho thằng Xịt Ta Lin và thằng Mao Xếnh Xáng… Họ xuyên tạc bộ đội anh hùng của ta nguyên văn như ri, là chúng nó ốm đói quá, bảy thằng Việt Cộng đu một cọng đu đủ mà không gãy… Thật là mất dạy hết sức!”, v.v… Và cứ thế ông nói dai, nói dài, nói lớn “nguyên văn như ri, như ri”, với giọng nặng trịch, nhừa nhựa thuốc lào. Tất cả sĩ quan cải tạo xanh mặt, cản không được, ngồi im, lo lắng cho ông. Phải hơn hai phút sau thằng cán bộ quản giáo mới hiểu ra, lên tiếng cắt ngang, hầm hầm quát bảo ông im ngay. Nó ức lắm, nhưng lúc ấy vì quá bất ngờ chưa biết kết ông vào tội gì. Hôm sau, ông bị dẫn đi “làm việc” khá lâu, rồi bị biệt giam một tháng. Ra khỏi phòng biệt giam, ông tiếp tục mở máy, như cũ, cười hề hề: ‘Tui đâu ngán thằng mô’” (trích bài “Đá Nát Vàng Phai” của Kim Thanh)

Người Lính Già Oregon
Portland, 21/12/2012

Nguồn: http://baovecovang.wordpress.com/2012/12/23/vai-cam-nghi-ve-quyen-ben-thang-cuoc-nguoi-linh-gia-oregon/

TAM73F
01-06-2013, 10:11 PM
"'Bên Thắng Cuộc' mới nói 1/3 sự thực"
Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 18:14 GMT - thứ bảy, 5 tháng 1, 2013


Nhà báo Bùi Tín đánh giá cao cuốn Bên Thắng Cuộc nhưng cho rằng cuốn sách có nhiều sai sót cần sửa
Nhà báo Bùi Tín bình luận về phần một cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" và cho rằng tác giả Huy Đức mặc dù đã có những nỗ lực và đóng góp, mới chỉ đề cập được 'một phần ba' với tư cách là đóng góp mới hay tính mới về sự thực lịch sử dân tộc và sách còn rất nhiều sai sót cần được sửa.
Trao đổi với BBC Việt ngữ từ Paris hôm 05/1/2013, cựu đại tá nhà báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bùi Tín cho rằng cuốn sách chưa nói được hết những sự thực về đảng cộng sản Việt Nam, về cá nhân lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng nhiều sự thực khác.


Về tính mới của cuốn sách, ông Tín, người từng có thời gian giữ cương vị Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản nói:
"Tôi nghĩ là tính được 33% hay một phần ba... bởi vì nếu Ban Tuyên huấn Trung ương duyệt, thì nó phải bỏ đi, gọi là âm, dưới 100%, vì phần nhiều là lừa dối hết. Thì cái này đã nói được một phần sự thật, được 33%.
"Còn muốn đạt đến sự thật, còn phải cố gắng hai phần ba nữa mới có thể gọi là phản ánh đúng sự thực lịch sử."
Về mặt đóng góp của cuốn sách, ông Tín dành những lời lẽ 'tích cực' nhất đánh giá các nỗ lực của nhà báo Huy Đức, khi cố gắng phản ánh lịch sử của cận đại của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn cuộc chiến từ năm 1954-1975 cũng như giai đoạn trước, trong và sau đổi mới.
Gọi cuốn sách là một công trình, ông Bùi Tín nhận xét: "Tôi thấy là anh ấy đã làm một việc rất đáng khen. Tôi có thể nói là đáng phục nữa. Bởi vì ở trong nước ít có nhà báo nào có gan, có sự táo bạo, tự mình nghiên cứu, tự mình viết một quyển đến 600 trang như thế.
"Có thể nói anh đã tiếp cận với một loạt người rất phong phú và công phu ghi lại những suy nghĩ của họ. Thì tôi thấy đó là một tài liệu rất đáng khen"
Bùi Tín
"Tôi thấy anh ấy là một nhà báo trẻ, một nhà báo có một chí lớn hiếm có tự mình nghiên cứu, để viết theo quan điểm của mình, chứ không phải của lãnh đạo, của người khác, để viết nên một tài liệu lớn đến như thế."
"Đây quả là một công trình hiếm có, công phu, bởi vì anh có gan, có ý chí tiếp cận tất cả các nhân vật lịch sử, trong đó có những người đã mất. Những người đó là những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, từ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, từ Thủ tướng, nhiều Ủy viên Bộ chính trị, nhiều Bí thư Trung ương Đảng.
"Cho đến lấy các tài liệu từ cả những người dân thường ở Sài Gòn mới giải phóng, ở Huế, ở Hải Phòng v.v... Có thể nói anh đã tiếp cận với một loạt người rất phong phú và công phu ghi lại những suy nghĩ của họ. Thì tôi thấy đó là một tài liệu rất đáng khen."
'Sai sót phải sửa'

Ông Bùi Tín nói 'Bên Thắng Cuộc' là một công trình đáng khen, đáng phục
Về mặt được cho là các sai sót hay hạn chế của cuốn sách, nhà báo Bùi Tín nhận xét:
"Tất nhiên, tôi đọc rải rác chỗ này chỗ khác thì nhiều cái sai lắm. Nhưng tôi cũng không trách gì, bởi vì hàng nghìn người, ghi chép hàng sáu trăm trang như thế thì chỗ nào cũng có chi tiết sai cả."
Khi được hỏi đâu là những sai sót quan trọng nhất không thể không sửa để bảo đảm tốt hơn tính khách quan khi tìm kiếm sự thật lịch sử ở các giai đoạn và phân kỳ lịch sử mà "Bên Thắng Cuộc" phần I đã đề cập, cựu Tổng Biên Tập tờ Nhân Dân Chủ Nhật nói:
"Nhược điểm của anh Huy Đức là anh ấy là người đến sau, là người không chứng kiến được trực tiếp, nghe ngóng sau khi các sự kiện đó đã xảy ra... Anh ấy là người lượm lặt, thu góp, mà không phải là quan sát trực tiếp. Cho nên cái gián tiếp sai nhiều lắm.
"Tôi nói riêng ngày 30/4, anh ấy lấy được nhiều tài liệu hay, nhưng cũng có kha khá các điểm là dở, là không đúng. Nhưng cái này tôi không trách anh ấy, mà tôi trách là trách những người đã gặp anh ấy, có nhiều người nói không đúng sự thật."
Nhà báo Thành Tín đưa ra ví dụ: "Những câu nói rằng là các ông không có gì để mà giao. Khi mà Dương Văn Minh nói "quý ông", buổi sáng mà giao chính quyền, thì chính tôi là người trả lời như thế chứ không phải là Bùi Văn Tùng."
"Những câu mà nói rằng là các ông không có gì để mà giao. Khi mà Dương Văn Minh nói là "quý ông," buổi sáng mà giao chính quyền, thì chính tôi là người trả lời như thế chứ không phải là Bùi Văn Tùng"
Bùi Tín
"... Nếu mà gọi là cán bộ cao cấp đầu tiên cũng như cán bộ cao cấp duy nhất mà gặp họ trong ngày 30/4 thì chính là tôi... Chứ ông Nam Long cũng không hề gặp và cũng không có ông tướng nào gặp họ trong những ngày đó cả."
Ông Bùi Tín cho rằng thuật ngữ mà tác giả lựa chọn và đề cập cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong suốt 30 năm ở nửa sau của thế kỷ trước là "sự nghiệp chống Mỹ cứu nước" hay chống "đế quốc Mỹ xâm lược" cũng "sai bét tất," ông nói:
"Những thiếu sót gốc phải gia công hơn nữa, ví dụ như là 'cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước' nói như thế có đúng hay không, theo tôi là không đúng. Thế còn nói 'ngày toàn thắng,' 'ngày giải phóng,' thì ngay cái tít 'giải phóng' cũng đã là mỉa mai rồi.
"Mà tôi nói là cái chiếm đóng của Miền Bắc đối với Miền Nam, cái này không phải là cái công để phục vụ nhân dân, mà Đảng cộng sản lấy danh nghĩa là chiến tranh giải phóng để cướp quyền lãnh đạo và từ đó nhằm lợi ích riêng của Đảng, không có phục vụ lợi ích của toàn dân.
Những điều này, theo ông Bùi Tín, cần được "đánh giá lại một cách sâu sắc."
"Phản ứng dè dặt"

Nhà báo Huy Đức nổi tiếng sắc sảo với các bài bình luận thời sự và chính sách trên trang blog Osin của ông
Khi được hỏi liệu 'có điều gì' có thể ảnh hưởng đến cá nhân tác giả nếu nhà báo Huy Đức quyết định trở về nước sau khi xuất bản toàn phần cuốn "Bên Thắng Cuộc", cũng như chính quyền, đặc biệt là ngành Tuyên Giáo trong nước, có thể sẽ 'đối đãi' ra sao với cuốn sách, ông Bùi Tín nói:
"Họ tiếp nhận rất dè dặt, mới có hai ba bài báo, nhưng cũng đã có vẻ như là không tán đồng rồi. Bởi vì nhất định là cách nhìn của Huy Đức so với cách nhìn của Ban Tuyên huấn Trung ương, của Bộ Chính trị , của 14 ông vua tập thể là khác hẳn nhau rồi...
"Bởi vì ngay cái 'giải phóng' đã hàm ý mỉa mai rồi. Cho nên họ không thể coi đó là một tài liệu tiến bộ được. Họ miễn cưỡng phải đề cập, nhưng họ sợ, họ lo vì so với cách nhìn của Đảng Cộng sản, nó đã chệch đi đến 90 độ.
"Nhưng mà nói là đã thực sự phản ánh sự thực chưa, thì tôi nghĩ là cũng phải quay hơn 90 độ nữa thì mới có thể coi đúng là phản ứng sự thực."
"Bây giờ ông ấy về nước chẳng sao cả đâu. Bởi vì ông ấy viết theo quan điểm có chống đối gì mạnh mẽ lắm đâu, chỉ là uốn nắn lại một vài sự thực lịch sử, cho nên tôi nghĩ là ông ấy chưa phải là một người viết sử thực sự, dám đụng thật đến sự thật"
Bùi Tín
Cựu đại tá Bùi Tín cho rằng cá nhân tác giả của cuốn sách sẽ không gặp vấn đề gì khi về nước, ông nói:
"Bây giờ ông ấy về nước chẳng sao cả đâu. Bởi vì ông ấy viết theo quan điểm có chống đối gì mạnh mẽ lắm đâu, chỉ là uốn nắn lại một vài sự thực lịch sử, cho nên tôi nghĩ là ông ấy chưa phải là một người viết sử thực sự, dám đụng thật đến sự thật.
"Một cái người chỉ mới thay đổi cách nhìn hơi tiến bộ một chút chứ chưa phải là một cuộc cách mạng nhân dân, một cách nhìn thực sự đứng về phía nhân dân, đứng về phía chân thực của lịch sử."
Ông Bùi Tín, người đã đã trở thành nhà bất đồng chính kiến và một cây bút cổ vũ cho dân chủ và cải tổ ở Việt Nam tại hải ngoại từ sau 9/1990, cho biết ông tin rằng những hạn chế của Bên Thắng Cuộc, điều mà ông gọi là 2/3 sự thực lịch sử còn lại, sẽ được các thế hệ tương lai giải quyết.
"Phải là các bạn trẻ hơn nữa viết ra, có những người có quan điểm tiến bộ hơn nữa, tôn trọng lịch sử và có ý thức dân chủ thì mới có thể viết nổi," ông nói với BBC.






http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/01/130105_buitin-benthangcuoc.shtml

thien ly
01-07-2013, 12:31 AM
Bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức
Trọng Đạt



Tôi mới đọc hết cuốn một, Giải Phóng, rất dầy trên internet. Tác giả viết công phu, sưu tầm được nhiều dữ kiện, phỏng vấn các nhà lãnh đạo Công sản Việt Nam, các tướng lãnh quân đội nhân dân, các nhà “cách mạng lão thành”. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tác giả phỏng vấn các ông cựu chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, dân biểu Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Đức.. phần nhiều những người còn ở trong nước.

Nhìn tổng quát

Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975, một khúc quành bi thảm của lịch sử miền nam nước Việt. Đối với người miền nam tác giả đã làm sống lại một phần trang sử đen tối nhất của đất nước hiền hòa này mà họ đã trải qua gần bốn mươi năm trước. Trên thực tế người ta chỉ muốn quên đi, ít người muốn nhắc lại giai đoạn đầy máu và nước mắt này.

Cuốn đầu nói về tình hình Việt Nam từ sau ngày 30/4/1975 cho tới 1993 khi quân đội CS Việt nam rút hết khỏi Cam bốt. Bên Thắng Cuộc hiện được nhiều người nói tới, kẻ khen cũng nhiều người chê cũng lắm. Bề ngoài đồ sộ, hành văn nghiêm túc nhưng nói chung toàn bộ cuốn sách cũng không khám phá và thể hiện được những sự kiện mới lạ như nhiều người mong đợi, nhất là đối với người hải ngoại, có chăng là đối với ngưởi trong nước vì cuốn sách không được phổ biến tại Việt Nam.

Chúng ta đều biết những cuộc phỏng vấn các nhà lãnh đạo CS không thể lấy được những dữ kiện bí mật hoặc sự thật lịch sử, chính trị. CS Nga đã sụp đổ từ hai chục năm qua nhưng nhiều bí mật từ thời Lenine, Staline cho tới nay mới chỉ được bạch hóa một phần nào. Cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu Ukraine năm 1933 khiến cho bẩy triệu người chết đói thê thảm. Thế mà trang sử ghê tởm này đã được Staline dấu kín, che mắt cả thế giới suốt 70 năm mà người ta gọi là The forgotten Holocaust.

Nhiều người nói Bên Thắng Cuộc là một cuốn sách tuyên truyền, tôi không nghĩ vậy vì nay tuyên truyền coi như vứt đi, người ta đã biết tỏng ra rồi. Nó cũng không phải viết ra để phơi bầy những sự thật tại Việt Nam từ ngày 30/4/75 cho tới 1993 vì tại xứ không có tự do, con người dù là một ông đứng đầu nước không thể muốn nói gì thì nói.

Nhiều người nói đây là cuốn lịch sử Việt Nam từ 30/4/75 cho tới 1993, tôi nghĩ nó không phải là một cuốn sử vì nó ôm đồm quá nhiều lãnh vực. Cho tới nay có nhiều cách viết sử: Biên niên ký như Sử Ký của Tư Mã Thiên, thế kỷ I trước Tây Lịch hoặc Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim, ngoài ra còn có tiểu thuyết Lịch sử như Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Và Hòa Bình… Ngày nay người ta có thể diễn tả lịch sử bằng phim ảnh như Vietnam, a Television History hoặc viết sử bằng lối kể chuyện lịch sử nhưng nội dung chỉ để tả những biến cố chính trị mà thôi. Trở lại cuốn Bên Thắng Cuộc vì nó chứa đựng rất nhiều lãnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, chiến tranh, tài chính, vượt biên, đổi tiền..… trăm thứ bà rằn nên khó có thể gọi là một cuốn sử.

Mặc dù có chia chương mục nhưng Bên Thắng Cuộc cũng không thể là một cuốn sách khảo cứu vì không hội đủ điều kiện, rườm rà thiếu phương pháp khoa học như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, nguyên nhân hậu quả… Vả lại một cuốn sách khảo cứu chỉ bàn về một chủ đề không ôm đồm nhiều vấn đề như vậy, chính tác giả cũng không xác nhận nó là cuốn sử hay biên khảo. Nó cũng không phải là cuốn hồi ký, tự sự vì tác giả chỉ tham khảo tài liệu, dựa vào các cuộc phỏng vấn để viết ra.

Thật không biết xếp nó vào loại sách gì, nhưng ta cứ coi nó là một cuốn sách ghi chép nhiều lãnh vực của nước Việt nam từ ngày 30/4/1975 cho tới năm 1993.

Trước hết tôi xin nói tổng quát về cuốn sách: gồm hai phần, 11 chương, phần I Miền Nam , Phần II Thời Lê Duẫn. Về tên sách, tác giả dùng chữ “thắng cuộc” thay vì “thắng trận” như muốn nói đây là một cuộc chơi hơn là một cuộc chiến. Trong lời mở đầu tác giả nói cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975 ngày mà nhiều người tin là miền Bắc giải phóng miền nam, nhưng cũng có nhiều người nhìn lại suốt hơn ba mươi năm giật mình cho là bên được giải phóng lại chính là miền Bắc và tác giả nói hãy để cho các nhà chính trị, xã hội học.. nghiên cứu, ông chỉ kể lại diễn tiến lịch sử.

Tại chương 9 Xé rào đề cập tới những thất bại kinh tế như bù giá vào lương, mậu dịch quốc doanh… và kết luận kế hoạch làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa thất bại và cuộc chiến “được coi là giải phóng miền nam” đã nối nền kinh tế bị nhốt kín suốt hai mươi năm của miền Bắc với nền kinh tế thị trường của miền nam.

“Cuộc “Bắc tiến” ngoạn mục của những chiếc quạt bàn, tủ lạnh, xe máy Honda đã phần nào giải phóng tư duy cho chính những người đã lãnh đạo chiến tranh”
(Trang 311)

Tác giả kết luận “ai thắng ai”. Khi mới vào sách tác giả cho thấy miền Bắc thắng về quân sự và gần cuối cho thấy miền Nam thắng về kinh tế, ai giải phóng ai? Như thế chẳng khác nào nói trong trận đấu, trong cuộc chơi này hai bên huề nhau theo tỷ số 1-1 chứ không phải 1-0 như người ta thường nghĩ. Tác giả tránh né không muốn mất lòng bên nào.

Hành văn cũng có chỗ ly kỳ như trong Tây Hán chí, Đông Chu Liệt Quốc nhưng nhiều chỗ dài dòng không cần thiết đoạn nói về tiểu sử Pol Pot, Sihanouk vì nó không liên quan tới Việt Nam. Tác giả có vẻ khách quan nhưng tựu chung nó chỉ là một sự khách quan nhiều thiếu sót, chỉ nói lên được phần nào sự thật nhất là khi nói về miền Nam VN có thể do thiếu thông tin tài liệu, hoặc vì tránh né.

Tuy nói là chỉ kể lại diễn tiến nhưng tôi thấy ông không nói hết sự thật, hoặc không thể nói được vì còn đang ở trong nước. Trang 350 Đại hội 6 Trung ương Đảng CSVN tháng 12/1986 ba ông Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng, Trường Chinh xin rút tên không ra ứng cử kỳ này, tác giả chỉ nói sơ xài mà tránh né những chi tiết cần nói. Hơn một năm trước đó ông Gorbachev lên làm Tổng bí thư CS Liên xô từ 11/3/85 đã thực hiện đổi mới, chẳng lẽ đảng CSVN đổi mới mà không liên hệ gì tới biến cố lớn lao này của Nga hay sao?

Khoảng hai năm sau khi VN đổi mới (1988, 89), tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty tư doanh nhỏ, họ tuyển chuyên gia, một ông giám đốc đã về hưu đến nạp đơn. Hôm ấy ông cán bộ này có ngồi lại tâm sự với tôi về đổi mới và cho biết lý thuyết kinh tế Marx nay không còn hợp thời. Liên xô đã đổi mới, ông Gorbachev cử một ủy viên sang VN làm đảo chính nhưng “không cho đổ máu”(nguyên văn). Hẳn ai cũng biết nếu không có bàn tay lông lá của ông anh cả Liên xô thì Trường Chinh, Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng dễ gì mà từ bỏ quyền lực như vậy.

Các chương mục

Tôi xin đi vào các chương mục, vì cuốn sách quá dài, bài viết chỉ có giới hạn nên chỉ bàn về một số điểm cần nói. Tôi cũng xin đóng góp thêm một số ý kiến với tác giả nhất là phần nói về miền Nam VN vì tôi đã là người dân miền nam trước đây.

Tác giả mở đầu bằng Phần 1 Miền Nam, Ba mươi tháng tư, tiến quân từ bưng biền về giải phóng Sài gòn, những dữ kiện quân sự ở đây dựa vào tài liệu “Cách mạng”, nói chung không có gì mới. Sau ngày 30/4/1975 báo Sài Gòn Giải Phóng đã đăng cả năm trời những diễn tiến này từ tháng 3 cho tới cuối tháng 4/1975 do các Tướng Tá cách mạng kể lại, Tướng Văn Tiến Dũng, Đại tá Dương đình Lập, Thượng tá Trần cao Minh, Trung tá Đinh văn Thiên.. cũng đã viết lại trong các cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, Cuộc Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn…

Tác giả có viết sai vài chi tiết nhỏ như trang 22 nói sân bay Lộ Tẻ (Cần Thơ) thực ra là Trà Nóc, trang 21 nói ngày 21/4/1975 ông Thiệu triệu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vào thông báo ông từ chức, thực ra ông Khiêm đã từ chức Thủ tướng trước đó một tuần (hôm 14/4)

Đó là cái nhìn cuộc chiến từ phía kẻ thắng, tôi xin vắn tắt kể thêm cái nhìn từ phía người thua cuộc để biết tại sao ai thắng ai: Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ bắt đầu từ ngày 19/12/1946 tại Hà nội và chấm dứt ngày 30/4/75 tại Sài Gòn. Cách mạng đã theo đúng rập khuôn những lý thuyết quân sự Lenine như trong cuốn “Nguyên Lý Căn Bản Của Chủ Nghĩa Lénine” (do Staline viết, tôi đã đọc 1976)

Về quân sự Lenine đưa ra những nguyên tắc chính:

a- Con đường đã vạch ra là phải đi đến cùng.
b- Chủ động tấn công tiêu diệt địch.
c- Phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa.
d- Đã đánh là phải thắng bằng được, địch một thì ta năm, địch hai thì ta mười

Cuộc chiến tránh Đông Dương lần thứ nhất hay tám năm khói lửa giữa Pháp-Mỹ và Việt minh -Trung Cộng tới 1954 chấm dứt. Trước đó hơn một năm, chính phủ Pháp chỉ muốn rút chân ra khỏi Đông Dương, (Henry Navarre, Agonie de l’Indochine trang 71), người ta quá chán cuộc chiến khi mà kẻ thù sẵn sàng lấy xác chết đổi chiến thắng. Từ 1955, 56 người Mỹ lại đi vào vết xe đổ của người Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-75) và rồi cũng phải tìm đường ra từ đầu thập niên 70, cả người Pháp và Mỹ phải chịu thua chiến lược “chén sành chơi chén kiểu” của “Cách mạng” trong khi Mỹ, Pháp quí trọng sinh mạng con người như vàng.

Trước khi ký Hiệp định Paris hai tháng Nixon viện trợ ồ ạt cho miền nam hơn 200 máy bay chiến đấu, 346 trực thăng đủ các loại , ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp (Nixon, No More Vietnam 170, 171) Miền Bắc bị thiệt hại nặng trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972 (mất 100 ngàn quân, 700 chiến xa) và các căn cứ quân sự tại BV bị B-52 đánh phá tan nát trong trận oanh tạc cuối năm 1972. Sau khi ký Hiệp định Paris miền nam mạnh hơn miền Bắc nhiều nhưng không được phép đánh ra Bắc, người Mỹ chỉ giúp miền nam tự vệ.

Từ 1973 miền Nam bị Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ mỗi năm 50% (Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471), từ tháng 4/1974 hỏa lực giảm 70%, tháng 2/1975 đạn trong kho chỉ chỉ còn đủ đánh 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh 2 tuần (Cao văn Viên Những ngày cuối VNCH trang 92).

Miền Bắc vẫn được CS quốc tế viện trợ dồi dào, hai giai đoạn 1969-72 và 1973-75 vẫn được viện trợ khoảng 660 ngàn tấn vũ khí, đạn dược (BBCvietnamese.com 10/5/2006), viện trợ của Nga cho BV từ tháng 12/1974 đã tăng gấp 4 lần (Years of Renewal trang 481) và cuối cùng cuộc chiến đã kết thúc ngày 30/4/1975.

Miền nam thua vì “hết đạn”, đơn giản vậy thôi.

Gọi là cuộc chiến tranh giải phóng cho vui thôi chứ kỳ thật chỉ là cuộc chiến tranh xâm lược, khó mà phủ nhận được.

Nay Huy Đức coi như Bùi văn Tùng là người tiếp thu dinh Độc lập, tin tức do “Cách mạng” đưa ra không thống nhất về việc này, sau 30/4/1975 báo Sài gòn Giải Phóng nói người tiếp thu là một Đạị tá Cách mạng, một năm sau tờ báo này còn đăng hình Đại tá đó. Chuyện xe tăng vào dinh Độc lập từ 1975 đến nay có nhiều thông tin hoàn toàn khác nhau. Năm 1976 có một bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng nói đạo quân và chiến xa từ Long An vào chiếm dinh Độc lập trước nhất, họ đăng hình những xe lội nước PT-76 ở trong sân dinh, nay thì có nhiều tin khác nhau về chuyện này.

Năm 1981 Đại Tá Bùi Tín lúc còn tại chức đã trả lời phỏng vấn một ký giả Pháp ở Hà Nội, ông cho biết chính ông đã đại diện “cách mạng” tiêp thu dinh, sự kiện được xác nhận trong video clip (xin vào link http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY hay vào www.youtube.com đánh bằng tiếng việt Phong van Bui tin 1981). “Cách mạng” đã chính thức xác nhận như thế, từ đó các sách Mỹ về chiến tranh VN đều nói Bùi Tín tiếp thu dinh Độc lập nhưng từ đầu thập niên 90 khi Bùi Tín bỏ đảng (tức “bảng đỏ”) thì Cách mạng gạt bỏ Bùi Tín ra. Sau đó nhiều tin khác nhau về chuyện này, ký giả Nguyễn trần Thiết cho rằng Cao đăng Chiếm là đại diện Cách mạng tại dinh Độc lập trưa 30/4/1975, một ký giả khác nói Đại tá Nam Long. Năm 2005 một tờ báo tại Hà Nội (Thanh Niên?) mở cuộc phỏng vấn để tìm ra người tiếp thu dinh Độc Lập và đã công nhận ông Bùi văn Tùng trong vài trò này, những chuyện vừa kể người miền nam ít ai quan tâm.

Tác giả ghi lời kể của trung úy Bùi quang Thận, anh ta nhẩy từ xe tăng xuống cầm cờ giải phóng chạy vội vào cửa dinh Độc lập đâm sầm vào cửa kính lớn và ngã bò xuống đất, tác giả nói từ thuở bé anh này chưa hề biết có tấm kính lớn như vậy. Khi Đại tá Chánh văn phòng VNCH mời Thận vào thang máy để lên nóc dinh treo cờ thì anh không chịu vào, sợ bị nhốt luôn trong đó vì anh chưa bao giờ biết thang máy là cái gì. Đọc đến đây tôi không khỏi thấy xót xa trong lòng, một sĩ quan “quân đội nhân dân anh hùng” chưa hề thấy một tấm kính lớn và cái thang máy bao giờ trong khi tại Sài Gòn từ 1961(thời ông Diệm) rạp Rex đã có thang máy, từ giữa thập 60 nhiều building Sài Gòn đã có thang máy, như thế ta thử tưởng tượng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975 lạc hậu và khốn khổ như thế nào? Năm 1978 một người bạn tù nói với anh em: nếu được tha về tôi sẽ ra Bắc chơi, cứ nghe nói nó lạc hậu, mình ra xem nó lạc hậu đến cỡ nào!

Chương 2. Cải tạo.

Tôi xin góp ý thêm về chuyện cải tạo, chẳng qua nó chỉ lả sự áp dụng rập khuôn theo lý thuyết Lenine từng chữ một. Khi CS chiếm xong Sài gòn, họ thành lập “Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn Gia định” (UBQQ) do Thượng tướng Trần văn Trà làm chủ tịch, Ủy ban QQ có nghĩa là quân đội tạm thời cai trị chờ khi có chính quyền dân sự. Khoảng hơn một tháng sau ngày 30/4 (chứ không phải ngày 5/5 như tác giả viết) UBQQ đăng thông cáo của Trân văn Trà yêu cầu những đối tượng sau đây đi trình diện cải tạo: Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long và một vài trường khác (quên tên), mang theo quần áo, lương thực.. đủ dùng trong một tháng, đây chỉ là một sự đánh lừa xảo trá.

Sau đó các sĩ quan VNCH (thiếu úy trở lên) cũng có thông cáo ra trình diện, các địa phương cũng bắt sĩ quan, công chức có chức vụ chỉ huy, viên chức xã ấp đi học tập cải tạo. Toàn bộ số người trình diện hay bị bắt được ước lượng 100 ngàn dựa theo số sĩ quan VNCH (có khoảng 90 ngàn sĩ quan VNCH và sĩ quan cảnh sát).

Sau đó họ cho xe chở hàng ngàn người lên làng cô nhi Long thành, lập lên trường học tập cải tạo do Ban lãnh đạo nhà trường quản lý. Tại đây gồm 4 khối: công chức (trung cấp và cao cấp) đông nhất; sĩ quan cảnh sát, đảng phái, nhân viên tình báo, tổng cộng trên ba ngàn người (3,000). Thời gian từ tháng 6 cho tới gần Tết (khoảng tháng1/1976) đối xử dễ chịu, cho gửi quà, tiền, có cantin bán hàng, không phải lao động, chỉ nhổ cỏ làm việc nhẹ, họ bắt đầu thanh lọc, bắt học viên kê khai quá trình.. Gần Tết họ thả về rất đông khoảng trên 500 người, đa số có thân nhân làm cán bộ bảo lãnh, những người chuyên môn, và những người lo lót, hiến vàng cho nhà nước (thực ra vào túi riêng cán bộ). Ủy ban quân quản ăn hối lộ thả nhiều nên Bộ nội vụ tại trung ương vội vã gom tù lại, những ai được về coi như thoát, ai kẹt lại lãnh đủ. Nhiều người cấp lớn (phụ tá bộ trưởng, phó tổng thư ký, tổng giám đốc.. được về rất sớm, sau này mới biết, họ được người môi giới đút tiền, vàng cho cán bộ trong UBQQ.

Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm… do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo… chừng hơn một năm thì chuyển tù ra Bắc gần hết chỉ giữ lại hơn 200 người (từ giám đốc trở xuống) để lo nhà bếp, họ đưa hàng mấy nghìn tù hình sự ở Bùi Gia Mập về từ đó chỉ thả rất ít, sau ba năm lại tự động tăng án.

Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi vả lại miền nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức.. nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm. Năm 1980, 81 (khoảng 5, hay 6 năm sau 30/4/75) họ thả về rất nhiều, chỉ còn lại khoảng chưa tới 20%, những người kém may mắn có thể lên tới 10, 13, 15 năm

Việc tập trung cải tạo không phải do quyết định của ông Trần văn Trà, ông Võ văn Kiệt hay Cao đăng Chiếm… mà là sự áp dụng máy móc những nguyên lý căn bản của Lenine. Trong một số sách của Lenine mà tôi được đọc sau 1975 như bộ Lenine tuyển tập (in tại Nga khoảng 800 trang), Làm gì.. có viết rất rõ về chính sách tập trung giam giữ: Lenine nói chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó: muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về

Ngoài ra trong bộ Lenine tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng CS (manifeste du parti communiste) có nói về Vô sản lưu manh (proletaire en haillons) như sau: Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ.

Như đã nói trên, khoảng cuối 1976, họ đưa hơn ba nghìn (3,000) tù hình sự từ Bùi Gia Mập (Phước Long) về trại Long Thành, đa số từ 16 tuổi cho tới trên 20 gồm những tên có tiền án, trộm cắp, vô gia cư, hoặc gia đình gửi đi cải tạo. Tại Bùi Gia Mập bọn tù hình sự này bị đối xử dã man, đánh đập tàn nhẫn, cho ăn đói khát, không có thăm nuôi, số tù hình sự chết như rạ vì bệnh tật, đói khát nên họ mới chuyển về Long Thành, tuy nhiên tại đây ngày nào cũng có nhiều người chết vì bệnh cũ. Trước đây tại miền nam VN nhiều người nghèo đói tưởng mình là vô sản, là con ruột của Cách mạng, lầm chết, thực ra kẻ thù của chế độ. Vô sản chân chính được định nghĩa là những người công nhân sản xuất ra của cải vật chất chứ không phải là bọn khố rách áo ôm.

Việc giam giữ tù chính trị có hai mục đích chính: giữ an ninh và trả thù, nhiều nhà kiệt quệ vì nuôi tù, ngoài ra Sở công an Thành phố còn khuyến khích cán bộ tán tỉnh lấy vợ tù cải tạo để gia đình họ tan nát không còn ý chí chống phá cách mạng. Mục đích nữa là để lấy nhà của các phạm nhân. Các nhà lớn đều bị “Cách mạng” lấy ngay sau khi vào Sài Gòn không cần lý do, nhà của tù chính trị, sĩ quan cải tạo chỉ được để ở, khi chết hay đi nước ngoài sẽ phải trao lại cho cách mạng. Nhiều người muốn ở lâu dài phải mua lại chính căn nhà mình đang ở.

Trang 68 tác giả nói sai:

“Cuối thập niên 1970 ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có gạo trắng cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được các thiu, gạo hẩm”

Thập niên 1970 chuyện cơm trắng cá tươi đối với người miền nam chỉ là chuyện nhỏ, nhà nào chẳng có. Làm gì có cơm tù? chỉ có vài củ khoai lang, củ sắn, nửa bát boo, cả tuần may ra có được một bát cơm trắng”

Chương 3. Đánh tư sản, đổi tiền, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, kinh tế mới..

chương này liên quan đến kinh tế, trước hết tôi xin nói sơ về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới có hai nền kinh tế chính: kinh tế tự do (Anh, Pháp, Mỹ…) và kinh tế chỉ huy như (Liên Xô, Trung Cộng…) Lý thuyết kinh tế Mác xít cho rằng kinh tế tư bản đưa tới khủng hoảng vì sản xuất do tư nhân không có kế hoạch, không ước lượng nhu cầu thị trường nên sản xuất thặng dư quá nhiều. Marx chủ trương phải đưa vào kế hoạch, tập thể làm chủ. Nhà nước quản lý nền kinh tế và qui hoạch nhu cầu nên sản xuất sẽ không bị dư thừa đưa tới khủng hoảng, đó là cơ bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên nguyên tắc chỉ những nước tư bản có sẵn nền công nghiệp mới tiến lên xã hội chủ nghĩa được. Sau khi Cách mạng đã làm chủ đất nước, sản xuất cá thể của chế độ cũ sẽ được thay bằng sản xuất tập thể để tiến lên “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa”. Sản xuất tập thể sẽ không những tránh được khủng hoảng mà còn khiến cho của cải vật chất gia tăng thật nhanh, giai đoạn này gọi là xã hội chủ nghĩa, làm theo khả năng hưởng theo lao động, có bất công vì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.

Sản xuất tập thể khiến xã hội đạt được sản lượng lớn mà hàng hóa ê hề, tràn đầy, khi ấy không cần quyền tư hữu vì TV, quần áo, xe hơi, lúa gạo, thực phẩm đầy kho muốn xài bao nhiêu cũng được, muốn ăn bao nhiêu cũng có, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Giai đoạn này gọi là Cộng sản văn minh, không còn bất công, khi ấy không những không cần quyền tư hữu mà sẽ không còn biên giới quốc gia, thế giới tiến tới Đại đồng đó gọi là Thiên đường Cộng Sản. Trên thực tế chỉ có những thằng điên mới tin được cái lý thuyết này.

Như đã nói ở trên muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa phải trải qua thời kỳ tư bản. Việt Nam Trung Hoa là những nước nông nghiệp, nông vi bản chưa đủ điều kiện để áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không đủ điều kiện để theo một cái lý thuyết kinh tế thổ tả thì có nhục hay không?

Trở lại miền nam VN, sau khi đã đổ bao nhiêu xương máu trong cuộc chiến này Cách mạng không chấp nhận đường lối “làm ăn cá thể” mà mà phải “tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa” do đó có đánh tư sản, cải tạo cộng thương nghiệp tư doanh. Kỳ thực nói nghe cho văn vẻ nhưng chỉ là để lấy nhà, cướp đoạt tài sản nhân dân, thực hiện bần cùng hóa nhân dân. Trí Dân hiện ở Tiệp Khắc, xưa là bộ đội đã tham gia chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử, sau khi giải phóng miền nam ông hoàn toàn thất vọng vì đã bị Đảng lừa gạt, Sài Gòn quá văn minh. Dương thu Hương khi vào tới Sài gòn đã khóc và nói đây là một cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhât của lịch sử, xứ mọi rợ đánh chiếm một xứ văn minh.

Trí Dân góp ý trên diễn đàn cho biết sở dĩ Đảng phải thực hiện bần cùng hóa nhân dân làm cho miền nam tiêu điều như miền bắc để người miền bắc khỏi thất vọng khi thấy cảnh văn minh sung túc của miền nam được giải phóng. Ta thấy chính sách Cách mạng phản văn minh, phản tiến bộ là nhường nào. Những năm 1978, 79 đài BBC thường nói mặc dù bị đánh tư sản nhiều lần nhưng nay mức sống của miền Nam vẫn còn quá cao so với miền Bắc, Hà nội vẫn cố gắng hạ thấp đời sống của miền Nam xuống cho bằng miền Bắc.

Đổi tiền là cách cướp cạn hợp trắng trợn của Cách mạng đã được tác giả nhìn nhận :

“Người dân miền nam từng nghe những “luận điệu” như Việt Cộng về thì sẽ lấy kìm rút móng những ai còn sơn móng, bắt đàn bà con gái lấy thương binh. Ít ai lường được sẽ có những mũi kìm êm ái hơn như… đổi tiền”
(trang 85)

Cải tạo công thương nghiệp, ép buộc dân đi kinh tế mới trước hết là để chiếm nhà, sau 30/4 Cách mạng cũng giải phóng luôn nhiều căn hộ thành phố để lấy nhà cho những người có công với cách mạng. Cán bộ lớn ở nhà lớn, cán bộ nhỏ thì nhà nhỏ, hiện nay nhà cửa tại Sài gòn đã đổi chủ gần hết, người cũ nay còn đâu?

Chính sách kinh tế mới chỉ là sự lường gạt, đưa hàng trăm nghìn người lên những vùng đồi núi khô cằn như sỏi đá, không có một tí kế hoạch nào khác hẳn chính sách dinh điền dưới thời ông Diệm 1955, 56… đã biến đất hoang thành những khu trù mật. Mấy năm sau 30/4 hàng ngàn, vạn người đi kinh tế mới trở về thành phố trắng tay, mất hết cơ ngơi, tài sản, vô gia cư, lang thang đầu đường xó chợ. Chính sách cải tạo công thương nghiệp, cải tạo kinh tế miền nam thất bại hoàn toàn vì không thể đem áp dụng một lý thuyết kinh tế bán khai, mọi rợ vào một xã hội văn minh sung túc.

Trong phần nói về đánh tư sản, trang 98, 102… tác giả kể lại một giai thoại hay về nhân vật huyền thoại Lý Mỹ, cô học sinh lớp 12 người việt gốc Hoa, gia đình tư sản. Lý Mỹ sớm giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào đoàn thanh niên CS năm 1978 , quá nhiệt tình với Cách mạng cô đã dẫn các đoàn viên về nhà chỉ chỗ cha mẹ mình cất dấu tài sản và được báo chí ca ngợi “Lý Mỹ đã hòa mình trong ngọn lửa triều thời đại ấy”. Khi nhà nước cho người Hoa đi bán chính thưc, Lý Mỹ đã tình nguyện ở lại với Cách mạng, cô được Thành ủy ca ngợi như một thần tượng của đoàn thanh niên CS. Cha mẹ cô vượt biên bị bắt, người ta tịch thu nhà mặc dù cô là nhân vật “điển hình”, thần tượng của đoàn thanh niên CS

“Nó xẩy ra trắng trợn và quá mau lẹ, Lý Mỹ cắn răng đi tìm đồ đạc thì hầu như trong nhà không còn gì quí giá”
(trang 130)

Người ta đã lột sạch…căn nhà cô trước là một cửa hàng bách hóa lớn và sang trọng giờ đây tan hoang… Giai thoại thật hay, chua chát, có lẽ nó là giai thoại ly kỳ nhất của cuốn sách.

Chương 4 Nạn Kiều.

Tôi xin góp ý thêm về chính sách cho đi bán chính thức. Sau 1975 chính quyền CSVN và CS Trung Hoa bắt đầu rạn nứt dần đi tới chỗ thù nghịch. Hà nội bắt đầu tìm cách tống cố người Việt gốc Hoa đi để trừ hậu họa và cũng là để cướp nhà, lấy vàng, lấy tài sản của họ. Tại miền nam các tỉnh và Sài Gòn cho tổ chức đi bán chính thức bằng tầu vượt biên. Họ lập danh sách những người Việt gốc Hoa xin đi bán chính thức, mỗi người phải đóng 8 lượng vàng (tức 8 cây), đó là một số tiền rất lớn. Sau 1975 vàng trị giá cao, một lượng có thể nuôi một nhà ba người trong một năm, chỉ những nhà giầu mới đi được, cũng có một số người Việt tham gia nhưng phải khai tên giả (tên Tầu).

Các tỉnh miền Nam Rạch giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng .. là nơi người Hoa đi nhiều, họ đóng nhiều tầu lớn đậu trên các sông để chở khách, tầu có thể chứa hàng trăm người. Vì số người ra đi quá đông, tầu đóng vội vã, gỗ không đủ bảo đảm nên nhiều tầu ra khơi bị lủng, bể chìm chết rất nhiều. Theo lời dân địa phương ở Bạc Liêu kể lại những năm 1977, 78, thời kỳ cho đi bán chính thức dân vượt biên chết như rạ. Thí dụ tại cửa Đại Ngãi, một chiếc tầu bị mắc cồn cát, khi nước lên khiến hàng trăm người chết, xác trôi vào đầy trong bờ, chỉ có một số ít sống sót. Những tầu này bị hải tặc Thái lan bị cướp bóc hãm hiếp dữ dội, hải tặc thích săn tầu vượt biên vì cướp được nhiều vàng.

Một thời gian sau, chính sách cho đi bán chính thức bị bãi bỏ, những tầu đóng sẵn vẫn còn nằm chình ình trên những con sông tại các thành phố Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Các tỉnh lấy vàng để tự túc nhưng phần nhiều vào túi cán bộ, đảng viên bất kể sinh mạng của người dân. Có người trước ở Rạch Giá cho biết Nguyễn Tấn Dũng hồi đó là cán bộ cấp lớn tại địa phương này là người đứng ra tổ chức việc cho đi bán chính thức để lấy vàng.

Tác giả nói tổng số nạn nhân lên tới 902 ngươi, có 9 tầu bị nạn tại Đồng Nai, Bến Tre, Sông Bé, Tiền Giang, Long an, Sài Gòn.. nhưng con số người chết trong đợt này cao hơn nhiều, chắc phải hàng mấy nghìn người hoặc hơn thế.

Chương 5. Chiến tranh.

Trong trận chiến biên giới Việt Hoa (trang 170), tác giả nói bắt đầu sáng 17/2/79 Tầu đỏ tập trung 450 ngàn quân, chín quân đoàn chủ lực, xử dụng 200 ngàn quân trong ngày tấn công đầu tiên 17/2 . CSVN bị đánh bất ngờ. Không thấy nói lực lượng VN tham chiến là bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu người mà chỉ thấy nói một vài tiểu đoàn. Trận đánh kéo dài khoảng hai tuần lễ cho tới đâu tháng 3, Trung Cộng thiệt hại khoảng 25 ngàn, bị thương 37 ngàn, phí tổn 5,5 tỷ nhân dân tệ, bằng một phần tư ngân sách (22,3 tỷ). VN đánh thắng Trung Cộng với một lực lượng địa phương nhỏ hơn nhiều (không thấy nói ta thiệt hại bao nhiêu). Mấy năm trước tôi có được đọc một số bài của phía Trung Cộng viết, họ nói phía VN bị thiệt hại nặng, xác chết đầy cả ra trên chiến địa trong cuộc chiến này.

Tác giả mô tả trận chiến không mạch lạc và khó hiểu. CSVN với một lực lượng nhỏ có thể đánh bại một đạo quân quá đông lại tinh nhuệ nhưng đánh bại như thê nào? Một trận đánh có hai tuần lễ mà Trung cộng phải tốn một phần tư ngân sách thì thật quá đáng. Tác giả nói VN bị bất ngờ, nhưng tôi nhớ năm 1978, 79 báo Sài Gòn Giải phóng hàng ngày đều đã loan tin Trung quốc tăng cường khiêu khích biên giới như thế không thể nói là không biết trước.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh với Thực dân, Mỹ Ngụy, Trung Cộng, trận nào “Cách mạng” cũng thắng lớn cả, từ Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa, trận Điện biên phủ trên không Giáng sinh 1972 … cứ thấy toàn là thắng lợi cả. Thắng trận chẳng hay ho gì, thắng trận mà khiến miền Bắc tan tành, miền Nam tiêu điều, hàng triệu thanh niên miền Bắc mất mạng. Từ ngày CSVN cướp chính quyền 1945 đến 1992 không lúc nào là ngớt chiến tranh, hết chống Thực dân, Đế quốc cuối cùng là cuộc chiến giữa các chế độ CS, nó đã khiến người dân chán ngấy đến tận cổ.

Chương 6 Vượt biên.

Xin bổ túc thêm với tác giả vì tôi là người trong cuộc. Sau 1975 miền Bắc thất vọng vì thấy miền nam quá văn minh sung túc so với họ, người miền nam thì tuyệt vọng, không thấy một tia ánh sáng nào. Làm công nhân viên lương chết đói không đủ sống nhưng để khỏi phải đi kinh tế mới. Năm 1980, chúng tôi ở tù về gặp họ hàng, bạn bè chỉ thấy toàn là chuyện thúi ruột, một cô em họ nói: đi thì may ra còn sống được, ở lại rồi cũng chết đói. Một bà mẹ có con vượt biên bị giam mấy năm nay than: Sống thế này thì cũng như chết rồi.

Sở dĩ tôi nói miền nam tuyệt vọng vì không còn đường sống, hoặc chỉ trông vào tiền, quà ở ngoại quốc gửi về hay bán đồ đạc, quí kim ăn dần. Buốn bán thường lỗ vốn, bán một, hai lượng vàng để mở quán, sập ngoài chợ nhưng khi thu lại không mua nổi số vàng đã bán ra vì vàng lên giá nhanh, bởi vậy chẳng thà để vàng bán ăn dần hơn là làm vốn kinh doanh.

Những gia đình liên hệ chính trị, ngụy quân, ngụy quyền bị kỳ thị, con cái rất khó xin việc hoặc vào các trường cao đẳng. Những gia đình liên hệ chế độ cũ bị trả thù, theo dõi nhất là tại các tỉnh địa phương. Những người tìm đường đi vừa vì kinh tế và vì cả chính trị, vả lại người dân đã quen sống tự do, không thích hợp với môi trường của chế độ độc tài. Làm ăn đã khó lại hay bị địa phương nhũng nhiễu, làm tiền. Hối lộ tràn lan, cái gì cũng phải mất tiền.

Tuy nhiên đi vượt biên không phải là chuyện dễ mà vô cùng gian nan, trầy da tróc vẩy. Trước hết phải có vàng , có tiền, chỉ những nhà khá giả giầu có mới đủ điều kiện đi vượt biên, tiền đóng cho tổ chức rẻ nhất một lượng vàng (cây), một số tiền rất lớn. Những chỗ rẻ không bảo đảm, hay bị lừa, thường những chỗ ba hay bốn cây bảo đảm hơn. Có nhiều người xuống vùng ven biển đóng ghe tự tổ chức lấy, có tổ chức mua bãi tức lo lót cho công an địa phương tốn kém hơn nhưng khi lên ghe, tầu dễ hơn, những tổ chức nghèo phải trốn tránh khó khăn.

Công an vừa ăn tiền của tổ chức lại hay gửi người của họ xuống tầu. Chỉ có một số rất ít những người đi một lần đầu thoát ngay, thường là năm ba lần trở lên, có người đi mười lần, mười lăm lần, thậm chí hai mươi lần mới thoát. Có người đi hàng chục lần không thoát, tan gia bại sản vì vượt biên, nhà bị chính quyền tịch thu, lang thang đâu đường xó chợ. Có trường hơp ra khơi bị bắt, bị gió bảo dạt vào bờ. Có nhiều trường hợp bị lừa, lường gạt quá nhiều, tới 70%, cuộc sống gian khổ người ta lại đạp lên đầu nhau mà sống. Số người chết do Liên hiệp quốc ước lượng khoảng từ một trăm ngàn tới vài trăm ngàn nhưng không hoàn toàn chính xác. Nhiều tầu bị gặp bão, hoặc bị hải tặc cướp rồi đâm chìm tầu để phi tang, có khi bị chính quyền các nước kéo ra khơi dã man. Trong số các nước láng giềng thì Thái Lan và Mã lai đối xử với thuyền nhân tồi tệ dã man nhất, Phi luật Tân, Nam Dương nhân đạo hơn.

Ngoài ra phải kể thêm những người chết trong bờ hay ngoài cửa biển vì lằn đạn của du kích, công an biên phòng. Giữa năm 1981, trong một lần vượt biên tại Bạc liêu, vào lúc khuya trời tối mù mịt, chúng tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ chờ tầu thì một chiếc tầu lớn thuộc tổ chức khác chạy ào ào ra cửa biển Đại ngãi. Khi ấy du kích mai phục trên bờ, hàng mấy chục tay súng bắn như mưa vào chiếc tầu gỗ. Sáng hôm sau, chúng tôi bị bắt được biết nhiều người bị bắn chết tối qua, một ghe chở đầy xác chết đi về huyện.

Một ông trưởng ấp tử tế cho chúng tôi biết đi vượt biên rất nguy hiểm, nếu xui gặp tầu công an biên phòng nó cướp vàng và còn bắn chìm tầu bằng đại liên 12 ly 7 để phi tang. Người mình đối với nhau còn dã man như vậy thì còn trách gì Thái Lan, Mã Lai. Nhiều tầu gặp tầu các nước ở hải phận quốc tế nhưng không được vớt vì họ tránh trách nhiệm.

Vượt biên khởi đầu từ 1977, 78 những năm79, 80.. 81, 82 là thời kỳ cao điểm, số người vượt biên bị bắt giam trên toàn quốc có tới hàng mấy chục ngàn, có trại chỉ giam năm bẩy tháng, có trại giam mấy năm như các trại ngoài trung. Trưởng trại ăn hối lộ công khai, ai lo tiền, vàng được về ngay trước mặt mọi người. Các trại vượt biên đa số trấn lột thuyền nhân bị bắt, cướp vàng bạc, tư trang, có khi đánh đập họ tàn nhẫn. Các tỉnh miền nam có vượt biên nhiều nhất là Rạch giá, Cà Mâu, Sóc Trăng, Bặc Liệu.. họ đi sang phía Thái Lan , Nam Dương. Ngoài trung Nha Trang, Đà Nẵng thường sang Phi luật Tân hay Hồng Kông. Thuyền nhân vừa là nạn nhân của hải tặc, chính quyền Thái Lan, Mã Lai và của cả công an, chính quyền địa phương CSVN.

Sau khi CSVN chiếm Cam bốt, có nhiều tổ chức dẫn người đi bằng đường bộ qua biên giới Thái Lan. Những tổ chức này của bộ đội, giá cả tương đương đường biển nhưng có phần gian nguy ghê sợ hơn nhiều. Qua biên giới Thái Miên gặp bộ đội CSVN cũng chết, mà gặp lính Miên lính Thái cũng nguy, số người thoát cũng có, bị bắn chết, cướp bóc hãm hiếp cũng nhiều, con đường đi vượt biên chẳng qua chỉ là địa ngục.

Sau ngày 30/4/1975 người ta tưởng hòa bình rồi, sẽ không còn cảnh chết chóc nhưng ai dè đâu, mấy năm sau biết bao gia đình mất người, mất của tại biển đông. Chính quyền CSVN dửng dưng trước cảnh đồng bào chết chìm, chết bắn giữa biển cả mênh mông, họ mong cho nhân dân chết bớt đi cho đỡ phải nuôi hàng triệu miệng ăn.

Chương 8 Thống nhất.

Trang 244 tác giả nói ngày 20/12/1960 Đảng thành lập Mặt trận giải phóng miền nam.

“Ảnh hưởng của Mặt trận có vẻ như tăng hơn khi lôi kéo được nhiều trí thức có uy tín bỏ Sài Gòn ra chiến khu”

Hoàn toàn sai, số người theo Mặt trận chỉ có một số rât ít gồm những người bất mãn, những người có thân nhân VC móc nối, ngoài ra những người trong bưng thì hầu hết theo vì sợ, vì áp lực. Từ 1945 đến nay, những người theo CS phải nói 90% là vì sợ, sợ bị cho đi mò tôm.

Trang 250 tác giả nói Hội nghi hiệp thương thống nhất hai miền được tổ chức từ 15 đến 21/11/75 tại dinh Độc Lập, trưởng đoàn CSBV là Trường Chinh, trưởng đoàn miền nam Phạm Hùng, ông này ủy viên trung ương đảng cũng là CSBV. Đúng12 giờ ngày 21/11/75 hội nghị kêt thúc, hai miền là một

“Cuộc lánh nạn của của những người di cư, vì thế, chỉ có giá trị hai mươi năm. Những gì mà họ lo sợ bỏ chạy hồi năm 1954, sau ngày 30/4 lại ở ngay trước mặt”

Câu này thì tác giả nói đúng quá, năm 1954 dân Bắc Kỳ di cư chạy trốn “Bác và đảng” nay lại gặp thấy “Bác và đảng”, rầu thúi ruột thúi gan.

Đảng đưa 300 ngàn quân chính qui nuốt trọn miền Nam rồi dựng lên cái chính phủ bù nhìn Cộng Hòa miền nam VN. Sau đó hiệp thương thống nhất hai miền theo lời Bác, diễu hết chỗ nói, trò hề rẻ tiền nhất thế giới.

Trên thế giới sau thế chiến thứ hai có hai nước bị chia đôi là Đức và Triều tiên, năm 1954 Việt Nam cũng bị chia đôi. Năm 1990 Đông Đức sáp nhập vào Tây Đức, thống nhất trong hòa bình. Hơn mười năm sau, tôi có đọc một bài báo viết về thống nhất nước Đức, nó cho thấy trên thực tế vẫn là hai nước, một bên văn minh, một bên vẫn lạc hậu. Người Tây Đức than thở phải gánh cái của nợ Đông Đức, đúng là cái của nợ, họ than nó vừa ngu vừa lười, đủ thứ thói hư tật xấu, thế mà trước đây thế giới đỏ khen lấy khen để Đông Đức văn minh nhất.

Nay Nam Hàn không muốn thống nhất với Bắc Hàn dù là trong hòa bình vì họ trông cái gương nước Đức, người Nam Hàn không muốn sống chung với anh nghèo đói miền Bắc vì họ sẽ phải nai lưng nuôi cái của nợ này. Miền nam VN trước 1975 có mức sống cao hơn miền Bắc cũng không muốn thống nhất với miền Bắc dù là trong hòa bình y như thực trạng của Nam Hàn với Bắc Hàn bây giờ, huống hồ là thống nhất trong sự áp bức của miền Bắc.

Chương 10. Đổi mới,

sự thực nói là đổi mới cho đỡ nhục, đỡ xấu hổ, đổi mới nói trắng ra là bỏ xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Làm đổ bao nhiêu xương máu của cả hai miên Nam Bắc để tiến lên xã hội chủ nghĩa, nay thấy xã hội chủ nghĩa sai và chuyển sang tư bản thì biết ăn nói sao với nhân dân bây giờ.

Từ trang 339 tới trang 353 tác giả nói ông Trường Chinh là người đầu tiên khởi xướng đổi mới kinh tế, tháng 11/1986 ông đại diện cho đảng sang Moscow trình diện ông anh cả Gorbachev để xin cho VN đổi mới và được chấp thuận. Gorbachev còn khen VN đi xa hơn Nga trong tinh thần này.

Ngày 15/12/1986 trong kỳ Đại hội 6 này ba ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên không ra ứng cử, trên TV ông Trường Chinh tuyên bố cho cả nước biết ông và Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên ra ứng cử chức Tổng bí thư. Ngày 15/12/1986 Nguyễn văn Linh được bầu làm Tổng bí Thư gọi là TBT đổi mới.

Như đã nói trên, năm 1989 tôi có được tiếp xúc với một ông cán bộ, giám đốc về hưu cho biết năm 1986, Gorbachev cử người sang Hà nội làm đảo chính “nhưng không cho đổ máu”, hư thực không rõ nhưng người dân đều nghĩ Liên Sô buộc CSVN phải đổi mới. Chuyện đổi mới hay nói khác đi là theo kinh tế tư bản là chuyện tất nhiên, muốn chết đói thi cứ tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa.

Kết luận

Nhìn chung tác giả có khuynh hướng đánh giá thấp kinh tế xã hội chủ nghĩa, Bên Thắng Cuộc nghiêng về kinh tế hơn là chính trị. Cuốn sách hiện được phổ biến ở hải ngoại nhưng không được phổ biến tại VN, nhiều người trong nước muốn được đọc nhất là thế hệ trẻ, đối với hải ngoại thì cũng không lấy gì làm lạ cho lắm. Theo ý kiến của một số người trong nước, cuốn sách cho thấy sự sai lầm của giới lãnh đạo CS sau ngày 30/4, họ đã bỏ lỡ cơ hội áp dụng kinh tế thị trường để cứu vãn tình hình suy sụp của đất nước.

Trước thế chiến thứ hai chỉ có một mình nước Nga theo Cộng sản từ 1917 tới 1945, Staline chủ trương chỉ áp dụng xã hội chủ nghĩa tại Nga trước đã, trái với Trosky, đối thủ Staline chủ trương tiến lên vô sản toàn thế giới. Trosky trốn sang Mễ Tây Cơ bị Staline cho người theo giết năm 1940. Năm 1945 Sô viết đánh Đức quốc xã rồi tràn qua Đông Âu lập nên một lô các nước CS tại đây. Bên Á châu, Sô viết đánh Nhật chiếm Mãn châu, Mông Cổ, Bắc Hàn dựng thêm vài nước CS và giúp Mao nhuộm đỏ Trung hoa. Tính tới 1975 trên thế giới có 17 nước xã hội chủ nghĩa nhưng nay rơi, rớt, rụng dần chỉ còn vài nước đếm trên đầu ngón tay. Nếu không có Thế chiến thứ hai thì chỉ có một mình nước Nga theo CS và bây giờ chế độ CS đã bị xoá tên

Từ đổi mới năm 1986 dẫn tới một cuộc cách mạng lớn tại Đông Âu đầu thập niên 90, trái ngược với cuộc cách mạng vô sản “nong trời nở đất” 1917. Các nước CS Đông Âu, Liên xô lần lượt bỏ chế độ Cộng sản trở lại chế độ tư bản của họ trước đây từ những năm 1945, 1917.

Nay le que còn sót vài nước CS đang ráng sức quay ngược bánh xe lịch sử được tí nào hay tí nấy

Ngạn ngữ ca dao bình dân thường nói:
“Khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được ông Trời”

Viết xong đêm giao thừa 2012
Chúc Mừng Năm Mới

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/71294/ban-ve-cuon-ben-thang-cuoc-cua-huy-duc/2013/01

TAM73F
01-07-2013, 11:23 PM
Mường Giang lên tiếng về sách của Huy Đức .



“Bên thắng CUỘC”

Tôi cố tình viết chữ hoa và ghi đậm chữ “ CUỘC”.

Mục đích của bài này, tôi chỉ lưu tâm đến chữ “ CUỘC ‘ mà thôi.

Phần còn lại, đã có nhiều vị, từ nhiều góc cạnh khác nhau, trình bày rất độc đáo, rất vững chắc.

Các bài viết được nhìn từ điểm đứng của một sữ gia, từ chiến trường của một quân nhân cho đến hậu trường của một kinh tế gia …

Nói chung, đã quá đủ tài liệu thực để chứng minh rằng tác giả của “ bên thắng cuộc “ đã không viết “ sự thật “, hoặc cố tình viết sai lịch sử hoặc ông ta thực sự cố gắng nhưng còn quá non kém, thiếu soát.

Bà con đã biết rồi.

Phần này, tôi chỉ xin được phép bàn với quý vị về chữ: “ CUỘC”.

Theo tôi, chữ “ CUỘC ‘ trong tiếng Việt có thể được dùng và giải thích như sau:

1. CUỘC: ( mạo từ ).: cuộc di dân, cuộc đua xe,….

2. CUỘC; ( động từ).: Thi đấu tranh giải hơn thua, Cá độ nhau; Đánh Cuộc.

3. CUỘC: ( danh từ ): sự đánh cá, sự tranh giải hơn thua,

Theo tôi, tác gỉa dùng chữ CUỘC trong trường hợp này, hàm ý muốn nói rằng Miền Nam và Miền Bắc cùng giao tranh với nhau để giành phần thắng. Cuối cùng miền Bắc thắng . Miền Bắc đoạt giải, Miền Bắc thắng CUỘC, cho nên tác giả đặt tên cho quyển sách lấy tên “ bên thắng CUỘC “, tý muốn nói Miền bắc thắng CUỘC.

Dựa vào phần phân tích trên, chúng ta thấy rằng. tác giả đã nhận định sai lầm từ căn bản, trước khi viết quyển sách.

Quyển sách sai lầm từ cái tên nằm ngay trên bìa đầu.

Tác giả đã sai ngay từ “ tiền đề “ .

Nếu chịu khó nhìn sâu thêm chút nữa, chúng ta sẽ thấy tác giả rất khôn khéo. Tác giả cố tình đánh lạc hướng người đọc qua tựa đề của quyển sách. Tác giả muốn cho người đọc tự chấp nhận, tự thừa nhận là Miền Nam đã chính thức tham gia vào CUỘC đánh cá này. Kkhi đọc tựa đề

“ bên thắng CUỘC “. độc giả vô tình không để ý, đến…cái bẩy được khéo léo gài ngay từ trang bìa của quyển sách.

Phải chăng đây là cai “ ma lanh “ của những người đã được cộng sản nuôi dưỡng và hôm nay cho xuất trận.

Kính xin quý vị cùng với tôi bình tĩnh nhìn lại những gì đã thực sự xảy ra giữa hai miền Nam, Bắc trong suốt thời gian từ năm 1954 đến năm 1975.

Sách sử ghi lại và chính chúng ta cũng thấy tận mắt, rằng:

1. Miền Nam không hề “ ghi danh” tham dự để tranh giải “ dùng súng đạn để giết người “ – cái giải mà bên nào tiêu diệt được phía bên kia, là bên đó thắng CUỘC.

2. Giải đất Miền Nam từ Bến Hải đến Mũi Cà Mau và nhân dân Miền Nam không phải là phần thưởng mà hai bên Nam , Bắc đặt ra để đánh CUỘC. với nhau qua chiến tranh.

3. Miền Nam không hề có ý muốn đem cái “ sở hữu “ của mình đi ĐÁNH CUỘC với miền Bắc..

5. Miền Bắc đơn phương gây chiến, đem quân vào Miền Nam. Miền Nam chỉ tự vệ trên phần đất của mình. Miền Nam bị phải cầm súng để giữ nhà, bảo vệ dân của mình. Miền Nam không muốn gây chiến với Miền Bắc. Miền Nam không muốn CUỘC với Miền Bắc bằng súng đạn.

6. Như vậy, tuyệt đối không có “ trận tranh tài “ theo đúng nghĩa giữa hai đối thủ.

7. Không có tranh tài giữa hai đối thủ, thì không thể có CUỘC.

8. Không có CUỘC, thì không thể có “ bên thắng CUỘC” hay “ bên thua CUỘC.”

9. Tác giả đã sai từ khi chọn “ tiền đề “ để viết sách.

10. Vì vậy nội dung của quyển sách không còn giá trị.

Katumtran.


Viết về “Bên Thắng Cuộc” cuả Mường Giang
Posted on 03.01.2013 by saohomsaomai

Đừng tin những gì Huy Đức viết trong “ bên thắng cuộc “
mà chỉ cần nhìn VN sau 37 năm dưới ách thống trị của CSVN

Mường Giang

1-Kẻ thắng cuộc :

Năm 1969 Hồ Chí Minh chết, từ đó Lê Duẩn liên kết với Lê Ðức Thọ lập bè phái từ trung ương đảng tới tận quân đội, công an.. để nắm trọn quyền hành. Tháng 12-1976, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ IV. Dịp này Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được bầu làm ủy viên thứ 12 bộ Chính Trị, còn Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) đang làm Thành Ủy TP Sài Gòn, cũng được chọn làm ủy viên dự khuyết với Tố Hửu và Ðổ Mười. Riêng Nguyễn Hửu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình.. trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) năm nào, cũng được giữ những chức vụ ‘ ngồi chơi sơi nước ‘.trong đảng

Thảm nhất có Trịnh Ðình Thảo, Lâm Văn Tết, Trương Như Tảng.. bị cho về vườn. Còn những thành phần đối lập cũ thời VNCH trong lực lượng thứ ba (LLTB) như Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Trần Thúc Linh, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Ba, Hồ ngọc Nhuận.. được đảng giao cho Vũ Khiêu (bộ ngoại giao) chỉ dạy về cách làm chính trị XHCH, lòng trung thành với “ chủ nghĩa Mác-Lê “ để phục vụ tốt cho Hà Nội. Sau đó các tờ phản tỉnh của thành phần trên, được đảng công bố trên báo Ðại Ðoàn Kết, để làm gương cho thiên hạ về mặt thật của những trí thức “ đối lập “ của Miền Nam trước ngày 30-4-1975.

Vì CSVN vừa chiếm được miền Nam, nên cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều tin tưởng vào tính ưu việt “ bách chiến bách thắng “ của chủ nghĩa Marx trước sự suy tàn của tư bản nhất là Hoa Kỳ. Vì vậy đảng “ Duẩn-Thọ “ nhất quyết đưa đất nước và dân tộc VN vào con đường tiên tiến của XHCN, để nắm vững chuyên chính vô sản với mục đích “ kiểm soát toàn bộ người dân cả nước “, từ tư tưởng, văn hóa cho tới kinh tế, xã hội. Tóm lại tất cả đồng bào cả nước (ngụy hay ta), từ đó coi như những con cá nằm trong rọ của bộ máy công an, được thiết lập chằng chịt như mạng nhện, tổ ong, từ trung ương tới tận các tổ dân phố và các công đoàn, đoàn thể phụ nữ, thiếu nhi..

Cũng từ đó đã phát sinh ra thói kiêu căng phách lối và ngạo mạn của các đỉnh cao trí tuệ tại bắc bộ phủ, mà lố bịch nhất là chuyện “ thủ tướng CSVN Phạm Văn Ðồng, kẻ đã ký bán Hoàng-Trường Sa cho TC năm 1958 “ trong hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết vào tháng 8-1976 tại Tích Lan, đã công khai đe dọa và phỉ báng các nước Á Châu lân cận. Hậu quả trên, khiến chẳng còn ai muốn liên lạc và tiếp xúc với VC. Ðã thế Lê Duẩn còn ký với tổng bí thứ Liên Xô Brezhnev bản thông cáo chung về việc hợp tác và liên minh quân sự giữa hai nước. Ðể theo đuổi cuộc chiến mới, CSVN lai vay nợ của Liên Xô nhiều tỷ Mỹ kim tiền súng đạn, bom , mìn. Sau đó cho hạm đội Nga vào trú đóng tại Ðà Nẳng và Cam Ranh để trừ nợ.

Trong kế hoạch ngũ niên lần thứ hai (1976-1980), Nguyễn Văn Linh là người đầu tiên được đảng giao nhiệm vụ “ cải tạo kinh tế Miền Nam “, để bắt kịp kinh tế tiền tiến XHCN Miền Bắc trước tháng 4-1975. Kế tiếp là Ðổ Mười, Trần Văn Danh, Cao Ðăng Chiếm thay Mười Cúc.. nhưng tất cả đều thất bại vì tiến trình tập thể hoá kinh tế, nông nghiệp không thực hiện được theo chính sách đảng nghị quyết. Do người dân Miền Nam không chịu hợp tác nên lương thực bị thiếu hụt trầm trọng. Nhiều nơi kể cả vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long phải ăn độn hay bị đói vì thiếu lương thực.

Tại Sài Gòn và các thành phố lớn của Miền Nam, qua hai đợt đánh tu sản mại bản , theo ám số X1-X2 do Ðổ Mười phụ trách, đã biến nền công kỷ nghệ phồn thịnh trước tháng 5/1975 của VNCH tê liệt và sụp đổ hoàn toàn. Ở miền Bắc các cơ sở kỷ nghệ nặng cũng bị thiệt hại trầm trọng qua cuộc chiến biên giới Việt Trung, khiến cả nước lâm vào cảnh thất nghiệp. Ðể cứu đói và ngăn chận cảnh hổn loạn, CSVN xuất cảng lao động tới các nước Ðông Âu và Liên Xô, bắt đầu từ đó. Ðã thế chiến tranh với Tàu và Kampuchia, càng lúc càng thảm khốc và kéo dài, làm cho ngân sách nhà nước trở nên thâm thủng, khiến nền kinh tế quốc doanh vốn đã èo uột, nay như chiếc xe không phanh phăng phăng lao nhanh xuống vực thẳm XHCN.

Ðất nước điêu tàn, dân chúng lầm than đói rách khổ sở nhưng đảng vẫn không nhận chịu thất bại để sửa đổi, vẫn cứ bè phái tranh dành chức vụ béo bở sau bức màn đỏ , cứ nhắm mắt trung thành với Mac-Lê, với chính sách kinh tế tập trung siêu việt. Rồi lại tiếp tục đổ thừa sự thất bại do “ tàn dư Mỹ-Ngụy “ phá hoại, để có cớ bắt giam những người chống đói chính sách đảng. Cuối cùng với quyết tâm “ xã hội chủ nghĩa hóa kinh tế theo Nga “ thi hào Tố Hửu “ một thời nổi tiếng với bài thơ ca tụng Stalin, được phong chức phó thủ tướng đặc trách kinh tế.

Tháng 3-1982 lại họp đại hội đảng lần thứ V trong cảnh suy sụp toàn diện tại VN. Lần này Võ Văn Kiệt trở thành ủy viên chính thức thứ 10 của bộ Chính Trị, giữ chức vụ chủ nhiệm ủy ban Kê Hoạch Nhà Nước. Trong khi đó Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh .. lại bị loại khỏi bộ Chính Trị. Nổi nhất trong kỳ đại hội này là sự kiện đảng ban hành “ Bản Hiến Pháp Mới “ rập đúng theo khuôn mẫu bản hiến pháp củạ Liên Xô , từ cơ cấu tổ chức cho tới lối hành văn , với câu mở đầu thay vì “ Học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông “, nay được đổi thành “ Trung Quốc là kẻ thù đầu đời và nguy hiểm nhất .. “.Ngoài ra đảng còn dựng tượng Lê Nin cao trên 5m tại Hà Nội. Nói chung đại hội đảng năm 1982, CSVN ÐỔI MỚI TƯ DUY “ BỎ TÀU ÐỎ THEO LIÊN XÔ “, tăng cường thêm quyền lực cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ và bè nhóm thân Nga, mục đích chính chỉ vậy.

Trước cảnh khủng hoảng kinh tế cả nước, nhất là tại thành phố Sài Gòn có dân số đông nhất VN. Nên cả Nguyễn Văn Linh lẫn Võ Văn Kiệt, lần lượt trong chức vụ Thành Ủy đã tự cứu mình trước, bằng cách cho một số doanh nhân xé rào “ cơ chế tập trung và qui hoạch của đảng “, lập ra những công ty hợp doanh, làm ăn theo lối kinh tế thị trướng, mở đầu cho con đường Ðổi Mới Chính Thức sau này. Tuy nhiên việc làm ăn “ chui “ này cũng chỉ kéo dài hơn một năm, thì bị bộ Chính Trị gai mắt ứa gan vì cảnh “ trâu cột ghét trâu ăn “, nên đã ban hành nghị quyết số 01/NQ-TW ngày 14-9-1982, chỉ trích và kết tội những thành phần kinh doanh trên là đi trật đường hướng XHCN. Sự thật là thế đó, vậy mà Trần Trọng Thức qua bài viết “ Nhìn lại một chặng đường Ðổi Mới “ đăng trong Kiến Thức Ngày Nay số 314 ngày 1/5/1999 lại cuồng điều rằng “ Nếu không có sự quyết tâm, tích lũy kinh nghiệm của đảng qua nhiều chặng đường thử thách, đúc kết thành cương lỉnh .. “ thì làm gì có đổi mới kinh tế tại VN ?

Năm 1985 Tố Hửu đặc trách kinh tế lại ra lệnh đổi tiền làm cho tình trạng lạm phát tăng vọt tới 700% vì tiền Hồ mất giá trị, hậu quả đưa tới việc thi hào bị mất chức trong đợt cải tổ chính phủ vào tháng 6/1986.

Tại Liên Xô, năm 1982 Brezhnev chết báo hiệu sự sụp đổ gần kề của đế quốc Nga qua hai triều đại kế tiếp Andropov và Chernenko.. Tình trạng bi đát càng thêm thảm thê vì không có một biện pháp cải thiện nào được nhắc tới. Tháng 3-1985 Gorbachev lên làm tổng bí thư Liên Bang Sô Viết, trực diện với các nguy cơ kinh tế xã hội. Vì vậy để cứu đảng, cứu thân bắt buộc người lảnh đạo nước Nga phải Ðổi Mới bằng hai chính sách “ Cởi Mở (Glasnov) “ để bài trừ tham nhũng và “ Tái Cấu Trúc (Perestroika) “ để cứu kinh tế quốc doanh đang suy sụp.

Sau tháng 5-1975, CSVN không còn là chư hầu của Tàu đỏ mà lệ thuộc hẳn vàọ Liên Xô, nên Nga đã cung ứng hầu hết nhu cầu cho Hà Nội lên tới 97%. Về lãnh vực quân sự, Nga viện trợ cho CSVN hơn 1 tỷ rưởi USD hằng năm, kèm theo hàng chục ngàn cố vấn.. Do đó Gorbachev đã thông báo cho Hà Nội phải chuyển hướng để tự cứu và sinh tồn.. vì lúc đó chính Nga cũng đang trên đà sắp vỡ nợ. Nhờ cơ hội này, Nguyễn Văn Linh lại được đảng kêu về Bắc và cho vô lại bộ Chính Trị. Tháng 7/1986 đảng đưa ra nghị quyết chuẩn bị rút quân khỏi Kampuchia. Tháng 8-1986, đảng lại tuyên bố muốn nối lại bang giao với Trung Cộng và Thái Lan nhưng Tàu đỏ không thèm trả lời, lại cứ xua quân đánh chiếm liên tục đất đai của VN tại biên giới hai nước.

Lê Duẩn chết ngày 10-7-1986 nhưng thế lực của Lê Ðức Thọ vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên vì thời cuộc diễn ra quá bật ngờ, liên quan tới sống chết giữa ba đảng CS Nga, Tàu và VN. Vì vậy trong cái thế không thể dừng được, nên Trường Chinh (thân Tàu đỏ), bị hạ bệ từ 1956 qua việc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, được Thọ cho làm quyền tổng bí thư thay Duẩn. Tất cả đều là mệnh lệnh của Gorbachev, nhằm làm lợi cho Nga trong chính sách đối ngoại mua chuộc Tàu và làm vừa lòng Mỹ. Rồi Trường Chinh và nhiều cán gộc trong bộ Chính Trị lại phải sang chầu Liên Xô để gặp Gorbachev tại Hải Sâm Uy (Vladivostok) nhận chỉ thị. Từ đó đảng CSVN mới quay sang Ðổi Mới qua khẩu hiệu “ Ðổi Mới Hay Là Chết “.Dịp này, đảng lại phát minh ra một từ ngữ rất mới lạ, để ám chí chính sách “ Kinh tế Thị Trường “ . Ðó là “ Hạch Toán Kinh Doanh XHCH “.

Kế tiếp là màn diễn “ bộ ba Tho-Chinh-Ðồng từ chức vì tuổi gia “,để có cớ loại hẳn Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường, tới chuyện ủng hộ Mười Cúc Nguyễn văn Linh lên làm tổng bí thư trong kỳ đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986. Tóm lại năm 1982, CSVN họp đại hội đảng lần thứ V, kiên quyết bỏ Tàu theo Nga. Bốn năm sau (1986), trong nổi điêu tàn của CS Nga báo hiệu giờ thứ 25 sụp đổ, nên trong đại hội đảng lân thứ VI (12-1986) được nhóm họp với mục đích đổi mới tư duy “ Bỏ Nga Theo Tàu “ thế thôi.

Công cuộc Ðổi Mới coi như mở màn từ năm 1987. Lúc đó CSVN chỉ có Nga là đối tượng duy nhất để học hỏi nên hằng hằng lớp lớp cán gộc từ Linh tới Phạm Hùng, Nguyễn Quyết (quân đội) chen chân nhau sang chầu Mạc Tư Khoa. Vì không thể che dấu được sự thật, nên Linh xác nhận thất bại của hệ thống kinh tế quốc doanh và ra lệnh sửa đổi bằng “ kinh tế thị trường “ . Nhưng để không mất ưu quyền độc tôn, đảng gọi đó “ Kinh Tế Thị trường Theo Ðịnh Hứng XHCN “.Tuy Nguyễn Văn Linh ban hành lệnh Ðổi Mới nhưng Võ Văn Kiệt qua cố vấn của các chuyên viên kinh tế thời VNCH giúp, mới là người dám thi hành nhũng cải cách kinh tế táo bạo, mà mục đích chính là để được chia phần lớn lợi nhuận khi đứng làm “ ô dù “.Do sự cởi mở có chừng mực được thi hành, nên bắt đầu từ thập niên 90 nên kinh tế VN mới bắt đầu hồi phục và phát triển. nhất là trong lãnh vực nông nghiệp vì nông dân không còn bị bắt buộc tập thể hóa lao động và bán luá cho nhà nước với giá rẽ mạt.

Trước nguy cơ bị sụp đổ và tan vở như Ðông Ðức, Ðông Âu, Liên Xô.. nên bộ Chính Trị mở phiên họp khẩn cấp ngày 10-4-1990 để tìm lối thoát cứu đảng, cứu thân. Hầu hết các cán gộc có mặt đều đổ thừa cho đế quốc Mỹ, qua âm mưu thâm độc ‘ diễn biến hòa bình (dịch từ tiếng Tàu – He Ping Yan Biang . mà TC đã xài sau vụ thảm sát Thiên An Môn) ‘.Sau đó đảng nghị quyết bằng mọi giá, phải nối lại tình đồng chí với TC để bảo vệ CNXH. Tóm lại Ðổi Mới tại VN chỉ là sự góp nhặt từ cởi mở, để theo đó mà tái cấu trúc các sự kiện có liên quan tới kinh tế, ngoại giao như là hậu quả tất yếu của thời mở cửa đón nhận con buôn nước ngoài.

Giữa năm 1991, đảng lại dại hội lần thứ VII (1991-1996). Kỳ này Ðổ Mười làm tổng bí thư, Lê Ðức Anh chủ tịch nhà nước và Võ Văn Kiệt thủ tướng. Ngoài ra Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh.. đều vào bộ Chính Trị. Trừ Kiệt và Khải tương đối cởi mở, hầu hết số cán gộc còn lại thuộc phe bảo thủ, nắm quyền quân đội và công an. Tuy nhiên vì không còn con đường lựa chọn nào để cứu đảng, trong lúc nguồn tài trợ từ Nga, Ðông Âu đã chấm dứt, nên bộ Chính Trị đành cắn răng ủng hộ ‘ đổi mới ‘.Kỳ này Mười Cúc bị loại ra khỏi trung tâm quyền lực.

Không ai phủ nhận những thành tích của Võ Văn Kiệt từ khi còn làm Thành Ủy Sài Gòn cho tới lúc giữ chức thủ tướng (1991-1997) qua công cuộc đổi mới. Câu hỏi được đặt ra là thành tích đó, thật sự ai được hưởng ? . Ngoài ra Kiệt chỉ đổi mới về kinh tế để có cơ hội chia chát hưởng lợi nhuận. Nhưng về lãnh vực chính trị, vẫn răm rắp tuân hành theo đường lối nghị quyết của đảng, đã được ghi trong bản hiến pháp mới năm 1992 ‘ VN tiếp tục độc đảng song song với chính sách ‘ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ‘.Ngoài ra điều 4 của HP trên còn xác nhận thêm ‘ đảng là đai biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc theo chủ nghĩa Lê-Mark và tư tưởng HCM (thay Mao Trạch Ðông) ‘.

Hy vọng giữ chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đại hội đảng kỳ VIII (1996-2000) , Kiệt đã gủi bản cáo chính trị ‘ tối mật ‘ về trung ương vào tháng 8-1995 với lập trường luôn ủng hộ ‘ độc đảng ‘.Nhưng sự nịnh hót trên không được phe bảo thủ để ý tới. Bởi vậy sắp đến kỳ đại hội đảng, Kiệt bị Ðổ Mười và Lê Ðức Anh chỉ trích nặng nề về công cuộc đổi mới và âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng kết quả bộ ba Mười, Anh, Kiệt vẫn được giữ chức cũ, Nông Ðức Mạnh (chủ tịch QH), Phan Văn Khải, Trần Ðức Lương (phó thủ tướng). Riêng Nguyễn tấn Dũng được vào bộ Chính Trị (13) cũng giữ chức phó thủ tướng).

Tháng 11-1996, Lê Ðức Anh bị sốt xuất huyết nảo, sau đó bị liệt nữa thân. Trước khi về vườn, Anh dựa vào vấn đề tuổi tác kéo theo kẻ thù không đội trời chung của mình là Kiệt cùng từ chức vào tháng 9-1997. Lương được thế chức Anh, còn Khải làm thủ tướng thay Kiệt. Cũng từ đó Võ Văn Kiệt dần dần bị thất thế dù trên danh nghĩa vẫn là cố vấn. Trong khi đó Ðổ Mười và Lê Ðức Anh có nhiều bè phái, nên vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong bộ Chính Trị và Ban Thường Vụ kéo dài tới nay. Ðó là lý do khiến Kiệt bất mãn nên đã viết một lá thư phổ biến ra hải ngoại, về vụ Nguyễn Khoa Ðiềm cấm báo chí trong nước, không được phổ biến bài viết của Kiệt nói về cuốn hồi ký của Lý Quý Chung. Chỉ vậy thôi mà báo chí hải ngoại đã bốc Kiệt lên tận mây xanh, còn phong chức là Ðặng Tiểu Bình gì gì đó, thật là hết ý.

Ðổi mới là vậy đó nhưng Trần Bạch Ðằng (Tư Ánh-Trương Gia Triều), một trong những cố vấn của Võ Văn Kiệt, vào cuối năm 1996 đã cuồng điệu khi nhân danh cho đảng CSVN viết gủi thiên hạ ‘ bản thông điệp của thế kỷ XXI ‘ đại ý xác quyết rằng cái lớn nhất của thế kỷ XX tại VN, đó là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang độc lập, dân nô lệ sang tự do và quốc gia đoí nghèo sang quốc gia chắc chắn sẽ giàu mạnh ‘.Tiếc thay nay cả Võ Văn Kiệt lẫn Trần Bạch Ðằng đều chết, nên không thấy được sự khủng hoảng về kinh tế lẫn chính trị tại VN từ đầu năm 2008, hậu quả tất yếu của cái gọi là ‘ Ðổi Mới Tư Duy’ với mục đích kinh tài cứu đảng và làm giàu cho tư bản đỏ, mà ai cũng thấy . Ngoài ra dân đói cũng kệ, nước sắp mất về Tàu đỏ.. có sao đâu, miễn đảng ta đời đời độc tôn và bền vững là đủ.

Sau khi VNCH bị sụp đổ,chẳng những tất cả Quân,Công, Cán, Cảnh của Miền Nam bị trả thù, cọng sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh gán ghép, chụp mũ, bịa đặt cho mọi người là bóc lột, phồn vinh giả tạo, nguy dân.. Tại Ðại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố rằng, từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Ðình Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng. Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, ra lệnh cho nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.

Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975, để đuổi hết số gia đình có liên hệ tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, vừa tống khứ được những thành phần còn lại mà VC đã xếp loại nguy hiểm, sau khi chồng con thân nhân của họ đã bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo và mớ lý thuyết của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.

2-Kẻ thua cuộc :

Ai đã từng là tù nhân của VC , dù có ở trong các trại tù tại miền Nam hay bị đầy ải ra vùng biên giới Việt Bắc, đã bị giặc cầm giam lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC gọi chúng ta là “ ngụy quân, ngụy quyền, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bã của xã hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..”.

Ai đã từng bị VC cướp của, cướp nhà, cướp vợ con, bị đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Ða số đã ngã quỵ vì không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ.. mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người còn sống, kiệt sức vì đói bệnh, nên đã bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đã trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về.Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xã nghĩa thiên đường.

Chắn chắn những thành phần trên, nếu may mắn bằng mọi lý do gì, nay tới được bến bờ tự do và được sống tạm trên mọi nẽo đường thế giới, chẳng ai có thể vô tâm để quên kiếp đời ‘ Tị Nạn Việt Cộng ‘ trăm đắng ngàn cay, biển hờn trời hận, chỉ có thể đầu thai lần khác , họa chăng mới xóa nổi vết nhơ của Dân Tộc VN trong giòng lịch sử cận đại. Bởi vậy mấy năm trước, VC đã dùng quyền lợi để yêu cầu chính quyền Mã Lai, Nam Dương.. phá bỏ các Tượng Ðài kỷ niệm Thuyền Nhân VN đã bỏ mình trên biển Ðông, khi trốn chạy khỏi thiên đàng xã nghĩa, tại các trại Tị nam Việt Cộng. Hành động dã man này của bọn đầu sõ Bắc Bộ Phủ, chẳng những không làm ai khiếp sợ, trái lại còn bị Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Cọng Sản khắp thế giới thêm khinh ghét , khiến chúng đi tới đâu cũng bị mọi người tẩy chay và biểu tình đã đảo.

-AI GÂY RA CHIẾN TRANH, ÐỂ MỸ RẢI CHẤT ÐỘC MÀU DA CAM ?

Sau khi được Lào và Kampuchia đồng thuận, ngày 19-5-1959 Hồ Chí Minh nhân danh Trung Ương Ðảng VC, ra lệnh mở đường rừng Trường Sơn và đường biển, để chuyển quân và vũ khí của Nga-Tàu và khối Cộng Sản, vào miền nam xâm lăng VNCH. Con đường mang bí danh 559 do Võ Bẩm khai phá đầu tiên. Ðường gồm ba giai đoạn, đầu tiên là đường bô, gùi thồ. Từ năm 1964-1971 giai đoạn cơ giới hóa. Từ 1971-1975, thành xa lộ đất với đủ cầu cống và ống dẫn dầu. Song song còn có đường biển 759 nhưng chỉ hoạt động thời gian ngắn thì dẹp, vì bị Hải Quân Hoa Kỳ và VNCH ngăn chận. Ðể hoàn thành giấc mộng xâm lăng, từ năm 1964 Ðồng Sĩ Nguyên thay thế Ðinh Ðức Thiện và Phan Trọng Tuệ, chỉ huy đường 559. Tại đây, VC luôn duy trì 120.000 bộ đội chiến đấu, gồm 8 Sư đoàn bộ binh, 10.000 nam nữ Thanh Niên Xung Phong và 1 Sư đoàn phòng không của Bộ TTM biệt phái.

Năm 1973 sau hiệp ước ngưng bắn, VC công khai di chuyển quân và vũ khí đêm ngày trên đường. Bỏ cung trạm, hằng sư đoàn lính và xe cộ, di chuyển thẳng từ Bắc vào Nam. Trước kia muốn hoàn thành một chuyến đi, phải mất 4 tháng. Từ năm 1973-1975, chỉ cần 12 ngày. Phụ trách chuyên chở, VC thành lập 2 Sư đoàn vận tải , dành cho Ðoàn 559 với hơn 10.000 xe cộ đủ loại. Nói chung tới đầu năm 1975, VC đã xây dựng được con đường rừng dã chiến Trường Sơn, xuyên qua Lào, Nam VN và Kapuchia dài 16.700 cây số, cộng thêm 1500 km rải đá, 200 km tráng nhựa.

Song song có 1500 km ống dẫn dầu, 1350 km đường dây truyền tin , 3800 km đường giao liên và 500 km đường sông. Theo Ðồng Sĩ Nguyên, đã có hơn 19.000 người chết và hơn 30.000 khác bị thương tại đây nhưng bi thảm nhất là thân phận những người con gái trong lực lượng Thanh Niên Xung Phong, cũng như Ðại Ðội Pháo Nữ Ngư Thủy của tỉnh Quảng Bình. Họ vì sợ chế độ hộ khẩu, công an và tem phiếu thực phẩm, nên hy sinh cho đảng, tiêu phí cả một đời con gái tuổi trăng tròn, dưới mưa bom trời đạn. Rốt cục ngày VC đại công cáo thành, chiếm trọn được của cải vật chất miền Nam. Theo Huỳnh văn Mỹ, văn công đảng viết trên báo, thì những kẻ may mắn còn sống sót, sau khi nhận được bằng khen là chiến sĩ gái xuất sắc, những cô gái quê miền Bắc, đa số vào chùa làm sư nữ, riêng những người làng quê xóm biển Quảng Bình, thì sống goá bụa trọn đời, vì sau cuộc chiến , ai cũng già nua đen đũi, thì có ma nào dám ngó ?

Chưa hết đâu, chẳng những thanh niên nam nữ phải ra tuyền tuyến hy sinh cho đảng, mà các bà mẹ cũng phải hy sinh. ‘ Mẹ đào hầm , mẹ đào hầm từ lúc tuổi còn xanh, nay mẹ đã phơi phới tóc bạc mà vẫn cũng phải đào hầm dưới bom đạn’. Ðó là một đoạn trong bài vè tuyên truyền của đảng . Từ năm 1956 ngay khi mở lại cuộc chiến xâm lăng tại miền nam, Hồ Chí Minh thay vì di tản dân chúng tại làng Vĩnh Mốc, thuộc quận Vĩnh Linh, bên kia cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị, thuộc khu phi quân sự, để đồng bào có thể tránh được bom đạn vô tình của cả hai phía.

Nhưng không Hồ đã bắt dân chúng phải bám trụ tại đây, biến cả làng Vĩnh Mộc thành địa đạo, ăn, ngủ, sinh sống và chết ngay trong lòng đất. Có vậy mới dòm ngó được biển Ðông, Cửa Tùng và tiếp tế cho du kích bộ đội hoạt động tại Cồn Cỏ sát nách. Theo một số du khách xuống thăm địa đạo Vĩnh Mốc, thì chỉ mới sống ở địa ngục trần gian có 15 phút, mà ai cũng đã ôm ngực khó thở. Vậy mà Hồ và đảng, bắt ép dân làng phải sống dưới nhiều năm, đến độ sinh được 17 trẻ trai gái. Cuộc sống hiện thực như vậy, không sinh quái thai, dị tật hay mang hận bẩm sinh, thì đó mới là chuyện lạ trên đời.

Theo tài liệu, thì làng Vĩnh Mốc có diện tích hơn 3km2 mà 1/3 là địa đạo. Nơi này truớc 1975, là chỗ sinh sống của 237 gia đình với hơn 1196 nạn nhân. Ðã hứng chịu 9680 tấn bom đạn vì đảng không cho di tản, phải sống chui trong lòng đất suốt 600 ngày đêm. Cũng tại đây qua những tấm bia thịt, VC đã chuyển đươc vào nam 3350 tấn hàng hóa và 11.500 tấn hàng cho bộ đội , trên đảo Cồn Cỏ.

Khác với Vĩnh Mốc nằm ngay bờ biển, địa đạo Củ Chi nằm dưới lòng đất thuộc các khu rừng già Hó Bò, Bời Lời, Bến Súc, Thanh Ðiền.. nhưng không liên tục mà riêng rẽ đứt đoạn và gần như có đủ trong 15 xã của quận Củ Chi như Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, Trung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung và Tân An Hội. Nói chung điạ đạo Củ Chi đã có thời kỳ chống Pháp.

Bắt đầu năm 1960, cục R quanh quẩn đóng tại Tây Ninh sát biên giới Việt Miên, nên các hầm hố trong địa đạo tại Củ Chi được bới mốc sửa sang trở lại, để tiện cho cán bộ đảng trốn và tẩu thoát, khi có pháo kích, giội bom hay hành quân càn quét. Vì hầu hết dân chúng vùng này đều về an cư lập nghiệp trong vùng quốc gia, nên không được đảng nhắc tới trong danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Ngoài ra tại An Thới, Trảng Bàng Tây Ninh cũng có một địa đạo nhưng không quan trọng. Trên đảo Phú Quốc, VC cũng đào một con đường hầm dài từ trại Tù Quân Cây Dừa ra biển, để vượt ngục. Tất cả đều thấm máu người, lót đường cho đảng được giàu có, tỷ phú như ngày nay.

Nhưng éo le và bi thảm nhất vẫn là đồng bào Quảng Trị, khi bị lịch sử chọn làm nơi đối đầu bom đạn, khiến cho người dân của cả hai phe, phải gánh chịu biển lệ, núi xương, sông máu và trời sầu hận khổ. Những địa danh một thời long trời đất lở như Hiên Lương, Bến Hải, Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ, Cổ Thành, Quốc Lộ 9, Khe Sanh, Caroll, Tà Cơn, Dốc Miếu, Cồn Tiên và nhất là con đường sông máu mang tên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn năm muôn thuở sống mãi trong Việt Sử, nói lên một tai kiếp của dân tộc, do Hồ và đảng VC cõng rắn về cắn gà nhà.

Cả con sông Thach Hãn hiền hòa khả ái cũng đầy vết bom dạn, ngay từ đầu nguồn qua các nhánh khe Tà Lụ, Ba Lòng, Ái Tử, Vĩnh Phước, Vĩnh Ðịnh, Bích La, Bến Hải và Triệu Hải, trước khi chảy vào biển Ðông. Cổ thành Dinh Công Tráng một di tích lịch sử, có từ năm 1823 thời vua Minh Mạng, cũng là nơi chứng kiến bom đạn và mạng người lá rụng của hai phía, trong 82 ngày đêm giựt dành trong năm 1972. Rốt cục những người lính Dù,TQLC, BDQ, Thiết Giáp, SD1,2,3 và ngay cả DPQ, NQ Quảng Trị đã chiến đấu liên tục, để cắm lại ngọn cờ quốc dân, màu vàng 3 sọc đỏ trên nóc cổ thành thân yêu, cho tới tháng 4-1975 mới lọt vào tay giặc Cộng. Dân chúng sống lầm than khổ ải như thế, thì đâu cần phải bị hội chứng chất độc màu da cam, da vàng.. mới bị quái thai, bạo bệnh như VC tuyên truyền , để đòi tiền bồi thường.

-PHONG TRÀO VƯỢT BIỂN , TỊ NẠN CỌNG SẢN TÌM TỰ DO (4/1975-2006) :

Ðầu tháng 4-1975, Người Mỷ đã bắt đầu chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đã bị tai nạn, chỉ còn 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đã báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của.

Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật, cho phép 200.000 dân tị nạn Ðông Dương, được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài Gòn, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đã khơi nguồn từ đó, vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện, tiến ra biển Ðông, để mong được Ðệ Thất Hạm Ðội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 thì chấm dứt. Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ, người Việt bỏ nước ra đi để tìm tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi “ một sống chín chết “, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đã phải trả một giá thật đắt, trong đó một dạo có hằng trăm ngàn câu chuyện, bi thảm não nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết, trôi giạt vào hoang đảo và đã ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.

Sau khi cưỡng chiếm xong VN, đảng Hồ và đảng Mao trở mặt, nên VC đã quy tội cho Ba Tàu Sài Gòn-Chợ Lớn là mối đe dọa, rồi đòi Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người. Nhưng đến cho có mặt, chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lãnh đám dân nghèo này về nước đê nuôi ăn, vì vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu, âm thầm về nước. Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai Gòn-Chợ Lớn, bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải, chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, thì đây là chiến dịch “ Ðánh Tư Bản -Diệt Thương Gia “.Trước đây vào sáng ngày 20-3-1978, tại Chợ Lớn, cũng đã có một cuộc xô xát, giữa trăm người Hoa và công An VC phản đối bắt bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đòi được trở về Tàu, sống với Trung Cộng. Nhưng lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà,cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ hình “ bác “ và lá cờ “ đảng “, máu đỏ sao vàng. Nghe nói lần đó, đảng đã hốt của Người Hoa gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao bố tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đã ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xã nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đã có trên 250.000 Hoa kiều phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 đã chết trên biển vì sóng gío và hải tặc Thái Lan.

Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, thì Biển Ðông đã trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát tìm tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đã biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đã thưc hiện được công trình vĩ đại nhất trong Việt Sử. Ðó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương trình ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả. Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lãnh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nhìn vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xã nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.

Theo sử liệu thì năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Ðây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Ðông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì từ năm 1977-1983 đã có khoảng 290.000 người đã chết hay mất tích trên biển Ðông.

Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, thì tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm, cho báo chí biết, thì tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hãm bức nhiều làn. Ðây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Ðã có hằng triệu người chết trong lòng biển, khi tìm tới những địa danh Songkhia,, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên, mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như Tàu của Chủ Khách Sạn “ Lộc Hotel “ ở An Ðông, chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới Gò Công thì bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ còn một vài người may mắn sống sót được Tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Ðây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đã chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào d0ầu năm 1977-1989.

Người vượt biển tìm tự do, ngoài sóng gió bão tố bất thường không biết trước, còn chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên phòng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hãi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hãm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho chìm, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.

Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp, chỉ còn có 52 người sống sót, thì gặp được Chiến Hạm USN.Dubuque, do Ðại Tá Alexander chỉ huy, nhưng bị từ chối không cứu vớt, khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Ðại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Tòa Quân Sự.

Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển tìm tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo “ Boat People “, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành trình tìm đường về đất hứa, cũng đã làm nảy sinh danh từ “ Holocaust “.Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Ðức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến 2, thì thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Ðông, vẫn bi đát hơn nhiều.

Ngày nay, VC lại đem tình thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đã lầm, cho dù đã có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ vì gia đình. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Ðại Ðế về giải phóng Thủ Ðo Sài Gòn-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, vì hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đã sụp đổ toàn diện, từ ý thức hệ, lãnh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xã hôi. Chính sự xét lại của đảng, đã minh chứng sự sụp đổ trên.

Thân phận người Thuyền Nhân VN là thế đó, tại sao ngày nay lại có một số người đòi bỏ danh từ ‘ Ti Nạn Việt Cộng ‘ ? , để đồng hóa chúng ta thành kẻ di dân vì miếng cơm manh áo, trong lúc đó thật sự chúng ta chỉ bỏ nước ra đi để tị nạn chính trị, vì không thể nào sống nổi dưới chế độ cầm thú bất nhân vô tổ quốc của VC.

-TỪ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TỚI CƯỠNG ĐOẠT ĐẤT VƯỜN CỦA ĐỒNG BÀO :

Trên đời này đã không có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 80 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là ‘ tư tưởng HCM ‘.Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa ? sau khi Hồ và đảng đã cưởng đoạt được chính quyền.

Tóm lại VN ngày nay trong xích xiềng nô lệ của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và các thành phần xã hội đen, đã và đang công tác mật thiết với đảng cầm quyền. Ðó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao ?, vì cả nước ngày nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vở của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.

Ðó chính là những đóng góp và cái được gọi là tinh thần vô sản ưu việt của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Ðằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh ? . Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, cộng với tham nhũng và tiền cướp giựt từ đất đai vườn ruộng của người dân cả nước, đã giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào ‘ nông, công và thương nghiệp ‘ để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ ‘ công tư sản lẫn lộn ‘ , nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB.. xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới “ dù mang tiếng là nước đứng thứ hai hiện nay xuất cảng nhiều gạo “

Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Ðông từng làm thuở nào, qua cái gọi ‘ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ‘ nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm một vụ ‘ cải cách ruộng đất ‘ như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN (lẫn miền Bắc), một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 37 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân VN, chẳng những tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, cao nguyên Trung Phần và mới nhất tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và huyện Văn Giang (Hưng Yên) bùng phát từ đầu năm 2012 tới nay.

Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Ðó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang.. vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Ðường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Ðường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương .. cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.

Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bảo táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưởng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.

Ðầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng hoàng khựng điếng và phẩn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Ðông Âu, Ðông Ðức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS dấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó như vụ Tiên Lãng hay Văn Giang là một biến chuyển mới lạ nhất trong những bức tranh xã hội chủ nghĩa, chua hề có từ trước tại VN.

Nhờ vậy nhân loại mới có được những tấm hình lịch sử , nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa, cảnh Đoàn Văn Vượn bị cướp giựt đầm cá, san bằng nhà cửa nhưng trên hết là hình ảnh hàng ngàn “ công an, bộ đội, pháo, đạn..nhắm vào người dân Văn Giang bóp cò !.” . Gần nhất là cảnh công an đàn áp, khủng bố những người tuổi trẻ trong nước đứng dậy chống giặc Tàu cưởng đoat biển, đảo của VN.. Ðiều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 37 năm qua đã trãi qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nổi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 37 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức loan báo hằng ngày các vu “ Hải tặc Trung Cộng “ cướp tàu đánh cá hay bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..để đòi tiền chuộc mạng . Nhưng quan trọng nhất là việc phi cơ chiến đấu của Tàu đỏ đã công khai xâm phạm không phận VN tại Cam Ranh và Ninh Thuậm mới đây, trước sự im lặng không một phản ứng của CSVN.

+CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT TRÊN ÐẤT BẮC DO HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG :

Ngày 5-6-1948 Cao Ủy Liên Bang Ðông Dương là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại là một nước Ðộc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8-3-1949 Quốc Trưởng Bảo Ðại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại Paris, theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền ‘ sinh Bắc tử Nam ‘ qua cuộc chiến xâm lăng VNCH.

Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xãy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ , Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình Nam. Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc , nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Ðông.

Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Ðồng Giảm Tô bắt các đia chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày , quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc ‘ cải cách ruộng đất ‘ và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.

Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.. Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.

Ðể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh ‘ rèn cán chỉnh quân ‘ và ‘ rèn cán chỉnh cơ ‘ vào năm 1949. Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt ‘ chỉnh huấn ‘ vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hổ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm : Ðịa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.

Ðể lôi cuốn quần chúng nông thôn, đảng khích động sự căm thù giai cấp , đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Ðất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương . Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Ðiện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì ‘ Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động ‘.

Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đãm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chữi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết..

+ Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ở Miền Bắc : Theo các tài liệu còn lưu trử , thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000 – 200.000 người, trong số này có khoảng 40.000 – 60.000 cán bộ đảng viên. Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng.. kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù

Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng… Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.

Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẵn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.

Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoản chui vào những hợp tác xã nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ.. đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.

Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hởi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu

‘ giết, giết nữa bàn tay không phút nghĩ
cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong
cho đảng bều lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline bất diệt ‘.

+CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT Ở MIỀN NAM VN, QUA CHIÊU BÀI CÔNG NGHỆ HÓA NÔNG THÔN :

Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Ðằng nói tới ‘ đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới ‘.Ðó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thâp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hổ trọ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hổ trợ cho các doanh nghệp ‘ phe ta’ mua lúa xuất khẩu trong lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm ?

Một bi thãm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẽ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doanh nghiệp đỏ hay quốc doanh. Ðã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý ‘ gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói ‘.

VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ kể cả việc hũy tiền lời hàng năm càng lúc càng tích lũy không biết đâu mà mò. Ðây là mánh lới của bọn con buôn quốc tế một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng ?

Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Ðại Học Ottawa (Canada) đã nói không cần úp mở “ VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc càng suy sụp. Ðó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Ðiện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ “.Còn VN may mắn hơn vì đã có các cơ quan IMF, WB,ADB bao che sẳn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.

Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chổ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cữa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái.. khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Ðại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX , làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995 ‘ làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa ‘ . Ðể đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày 16-8-1996 ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án . Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là ‘ quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa ‘ với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !

+ ÐẢNG HỒI SINH GIAI CẤP ÐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO ÐỎ TẠI NÔNG THÔN :

Qua cái gọi là ‘ chính sách tạo điều kiện làm giàu cho nông dân ‘ đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993, một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp.. tha hồ tác quái đầu cơ. Ðó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xãy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là ‘ cải tạo đất ‘ mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẽ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2.. Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Ðại hội VIII của đảng đã nói ‘ con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng ‘.

Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là ‘ tất yếu ‘ , đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Ðông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất là giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng, Nam Hàn.. tha hồ săn quét moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mãnh đất trù phú VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Ðoàn Tư Ban Ðỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẳn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghĩ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.

Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Ðồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố : Tiền Ðầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Ðang Nắm Sẳn Trong Tay., mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền ‘ Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng ‘.

Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẽ mat hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng.. mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.

Tức nước thì vở bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xãy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.

Nhưng nay thì khác, từ tháng 6-2007 tới nay (12-2012) , đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất baọ động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Ðất Ðai, Vườn Tược, Nhà Cửa, Sản Nghiệp để mọi người sống. Ðòi hỏi chỉ có vậy thôi, cho nên trong các cuộc biểu tình đâu thấy bóng trí thức sĩ phu tham dự, vì những thứ đòi hỏi trên, các nhà báo nhà văn tại thanh thị đâu có mất ?.

Tháng 5-1989 phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Trung Hoa bùng nổ dữ dội cơ hồ làm rung chuyển nền móng của đảng cộng sản Tàu. Bất chấp nguyện vọng của toàn dân, Ðặng Tiểu Bình và đám chóp bu trong Trung Nam Hải đã sử dụng bạo lực để đè bẹp. Không thành công nhưng ít ra phong trào đòi dân chủ trên, cũng đã gây được một sự xúc động mãnh liệt tới thế giới, khi đưa những hình ảnh thật về sự bạo ngược, dã man của cộng sản ra ngoài anh sáng nhân loại. Chính những hình ảnh này mới là yếu tố giúp cho người dân Ðông Âu, Ðông Ðức và Liên Xô thức tỉnh, đứng đậy đạp đổ chũ nghĩa Mác Lê, xóa sạch thiên đường xã nghĩa đã cùm xích thân phận con người gần thế kỷ ô nhục.

Tại VN ngày nay, qua những hình ảnh về Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bóp cổ, bịt miệng và các cuộc biểu tình đòi quyền sống của cả nước,..đã đánh động lương tâm nhân loại, trong đó có Cộng Ðồng Chung Âu Châu và Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS khắp thế giới. Rồi giữa lúc tình hình đang loạn lạc vì dân chúng đã không còn ngồi chờ ‘ tự do có sẳn ‘ do đảng ban phát, nên rũ nhau liều chết đi đòi, thì hải tặc Trung Cộng đổ thêm dầu vào kho xăng chờ phát lửa, khi ngày ngày ngang nhiên bắn vào thuyển của ngư dân đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, trước sự hèn nhát cúi đầu để cho giặc cướp giết đồng bào mình.

Tiên Lãng (Hải Phòng), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Văn Giang (Hưng Yên) và phong trào yêu nước của tuổi trẻ VN trước giặc Tàu xâm lược,.chỉ mới là bước khởi đầu của một trận bão tố cuồng phong, đã và đang thành hình khắp nước trước sự công phẫn của đồng bào không ai còn có thể nhịn được, qua hình ảnh “ công an bộ đội “ chĩa súng vào dân bóp cò, chỉ vì mục đích cướp nhà, cướp đất của dân ! Đó là hậu quả tất yếu mà Hồ Chí Minh và CSVN đã làm càn suốt mấy chục năm tồn tại, qua khẩu hiệu cà chớn “ dân làm chủ, nhà nước quản lý “ !

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối năm 2012
MƯỜNG GIANG

---------------------00000000000000------------------------



“Bên thắng cuộc”
lột trần hậu trường chính trị VN

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.

Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Đọc phần I của tập sách tôi như xem một cuốn phim quay chậm. Những kẻ một sớm chiều biến thành “Cách mạng 30/4”. Đốt sách. Cạo râu, cắt ống quần. Cải tạo. Kinh tế mới. Đánh “tư sản mại bản”. Đổi tiền. Vượt biên. Tất cả những biến cố đó là sự thật. Là người ở lại trong khi các đồng nghiệp tìm được vượt biên tôi có thể nói rằng tất cả những gì Huy Đức ghi chép đều đúng. Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày “giải phóng” trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều. Chúng ta thử đọc vài trích đoạn trong Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê trước khi đọc sách của Huy Đức.

Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:

“Sự thất bại hiển nhiên của chếđộ là sự suy sụp của kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt nam trước thế chiến tựhào là“tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.

Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”.

Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:

“Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”.

Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:

“Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.

Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:

“Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo:

“Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.

“Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.

Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:

“Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mỹ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.

Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc”.

bởi vì một trong những nguyên nhân là:

“Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mỹ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu:

“Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa."

Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật - điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.

Nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê ghi chép thời cuộc, tình hình chung, còn Huy Đức thì cung cấp cho chúng ta những câu chuyện hậu trường, những suy nghĩ cá nhân của những người nặn ra những chính sách ác ôn dẫn đến tình hình mà cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét. Có thể nói rằng cuốn sách của Huy Đức là một bổ sung quý báu cho hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Bây giờ chúng ta thử đọc xem Huy Đức đã cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê. Đọc xong bộ sách tôi thấy những thông điệp sau đây lắng đọng trong tôi:

1.- Đó là một chế độ độc tài và toàn trị.

Người cộng sản nói rằng chế độ do họ dựng lên là dân chủ tập trung. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng chẳng có gì là dân chủ trong chế độ cộng sản. Tất cả các chính sách đều do một nhóm người trong Bộ chính trị quyết định. Nhưng qua Bên thắng cuộc, chúng ta còn biết rằng rất nhiều chính sách có ảnh hưởng đến hàng triệu người chỉ do một người quyết định, bất chấp những lời khuyên của người khác. Điển hình cho tính độc tài là quyết định mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Rõ ràng, đó là một chế độ độc tài, sao gọi là dân chủ tập trung được.

Điều mỉa mai nhất là họ cáo buộc rằng chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên và tay sai của Mỹ, nhưng chính người lãnh đạo cao cấp nhất trong chế độ CS là Lê Duẩn khẳng định rằng họ đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng. Hình như chưa một lãnh đạo miền Nam chưa ai trơ tráo nói rằng họ là tay sai của Mỹ. Nói cách khác, chế độ CS ngoài Bắc thời đó là một chế độ toàn trị tay sai của ngoại bang.

Tính toàn trị còn thể hiện qua việc Bộ chính trị kiểm soát cả hành vi xã giao của các đồng chí họ. Đọc đoạn Huy Đức tả cái bắt tay hờ hững của cựu thủ tướng Phan Văn Khải với ông Bill Clinton mà buồn cười về sự trẻ con và thiếu văn hoá của lãnh đạo CS. Ông Khải không mở miệng cười với Bill Clinton. Khi được hỏi tại sao lại có hành vi kém xã giao như vậy, ông Khải thú nhận:

“Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”.

Đoạn viết về một ông tướng công an “làm việc” với ban giám hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội để chỉ đạo lúc nào nên cười, lúc nào nên vỗ tay, thậm chí những hành vi xem thường ông Bill Clinton như để cho sinh viên đọc báo trong lúc ông nói. Tất cả những hành động và sự giật dây đó là những minh chứng hùng hồn cho thấy chế độ toàn trị kiểm soát tất cả hành vi sống của người dân.

2.- Nội bộ thiếu đoàn kết.

Thoạt đầu, ấn tượng của tôi về các vị lãnh đạo phe CSVN là họ rất đoàn kết với nhau. Nhưng đọc qua Bên thắng cuộc và kinh nghiệm cá nhân, tôi mới thấy ấn tượng đó rất sai lầm. Người CSVN, đặc biệt là trong giới lãnh đạo thượng tầng, rất ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau. Huy Đức qua những câu chuyện cá nhân phác hoạ một bức tranh rất xấu về Lê Đức Thọ và Lê Duẩn, hai người không ưa tướng Võ Nguyên Giáp. Từ một tướng vang danh thế giới bị hạ xuống người đi đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ!

Những ganh ghét và đố kỵ rất con người cũng giống như các lãnh đạo thuộc phe VNCH. Nhưng có cái khác biệt căn bản là các lãnh đạo VNCH hành xử có văn hoá hơn và có phần tế nhị hơn so với các lãnh đạo phe CS.

Họ sẵn sàng dựng nên những câu chuyện để bôi xấu lẫn nhau. Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” được Huy Đức mô tả khá rõ và cho thấy các đồng chí thượng tầng CS có thể lập mưu mô để hạ bệ những ai họ không ưa thích. Họ còn dám dùng cả những thủ đoạn thấp như photoshop để nguỵ tạo hình ảnh trai gái để tố cáo ông Lê Khả Phiêu lúc đó là tổng bí thư đảng.

3.- Tàn nhẫn.

Sự hành xử của một số lãnh đạo CS cấp cao có thể nói là tàn nhẫn. Sự tàn nhẫn thể hiện ngay giữa các đồng chí. Chúng ta thử đọc qua đoạn mô tả Võ Chí Công, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Tâm trả thù Võ Viết Thanh sau khi tướng Thanh bắt Năm Châu và Sáu Sứ:

“Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn:

‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII’.”

Ông Võ Viết Thanh phản ứng như sau:

“Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”

4.- Lừa gạt và dối trá.

Người dân đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ định hướng suy nghĩ và cảm nhận. Những trẻ em mới lớn lên đã bị bộ máy tuyên truyền nhồi nhét rằng các vị lãnh đạo đáng kính suốt đời hy sinh hạnh phúc cá nhân để đấu tranh cho bình đẳng xã hội.

Họ còn bị nhồi nhét rằng chế độ VNCH là chế độ ác ôn, với những con người ăn trên ngồi trốc, trong khi phần lớn người lao động phải sống khổ cực.

Nhưng Bên thắng cuộc lột trần “huyền thoại” cao cả của các lãnh đạo CS. Sự thật nói lên rằng họ chính là những người ăn trên ngồi trốc. Trong khi người dân không đủ cơm ăn thì họ phè phỡn với bơ sữa từ Đông Âu. Họ có những vườn rau riêng. Họ có một đội quân bác sĩ chăm sóc sức khoẻ dưới danh xưng “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương”. Người dân không có thuốc điều trị nhưng lãnh đạo CS thì có thừa. Nếu lấy cái nền lãnh đạo VNCH có đặc quyền đặc lợi là 1 thì những người lãnh đạo CS có đặc quyền đặc lợi phải lên đến 100. Do đó, tất cả những gì người CS phỉ báng giới lãnh đạo VNCH thì cũng chính là những gì họ phỉ báng chính họ với cường độ cao hơn 100 lần. Một cách ngửa mặt lên trời phun nước bọt.

5.- Đạo đức giả.

Báo chí miền Bắc thường ra rả tuyên truyền rằng lãnh đạo VNCH là những kẻ ăn chơi, đa thê đa thiếp, chỉ biết suốt ngày nhảy đầm chứ chẳng có kiến thức chính trị gì cả. Họ còn viết hẳn một cuốn sách về các tướng lãnh VNCH. Đọc cuốn này cũng là một phương thức giải trí tốt vì các tác giả có khả năng tưởng tượng khá tốt. Nhưng còn các lãnh đạo CS thì sao? Họ là những kẻ nhiều vợ. Lê Duẩn. Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Thọ. Võ Văn Kiệt. Có thể cả ông Hồ. Tất cả đều có hơn 1 vợ. Tất cả đều sẵn sàng bỏ vợ lại sau lưng để “theo đuổi sự nghiệp cách mạng”. Nhưng cũng có thể họ xem phụ nữ như là những người để họ giải quyết vấn đề tình cảm sinh lý. Không phải ai trong giới lãnh đạo CS đều sống vô đạo đức, nhưng nhìn qua những nhân vật cao cấp chúng ta thấy nói rằng thói đạo đức giả rất phổ biến trong giới thượng tầng của chế độ.

6.- Dốt nát.

Chúng ta biết rằng những người cộng sản thế hệ thứ nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (không tính đến những người như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ) là những người có trình độ học vấn khá và có bản lãnh.

Nhưng Bên thắng cuộc tiết lộ rằng những người thuộc thế hệ đàn em của những người tiền phong toàn là một nhóm người ít học. Những lãnh đạo như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đều xuất thân từ thành phần không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Sự dốt của lãnh tụ có khi đến mức hài hước. Trong phần viết về sức khoẻ lãnh đạo, chúng ta được biết ông Đỗ Mười nói về bệnh trạng của tướng Đoàn Khuê, qua lời thuật của ông Nguyễn Văn An, như sau:

“Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”.

Thật kinh hoàng khi những con người như thể được đặt ở vị trí chót vót lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân!

Qua Bên thắng cuộc chúng ta biết rằng các lãnh đạo CS có tầm nhìn rất hạn hẹp. Có thể do bị nhào nặn bởi tuyên truyền cộng với kém học thức nên các lãnh đạo CS có kiến thức rất nghèo nàn về thế giới ngoài các nước XHCN và Trung Cộng. Từ đó dẫn đến những nhận định sai lầm và những lựa chọn bất lợi cho đất nước. Điển hình là câu chuyện đằng sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu chuyện cho thấy giới lãnh đạo CS thiển cận và làng xã trong những nhận xét của họ về một đối thủ rất quan trọng.

Chúng ta thử đọc một đoạn “Cứu chủ nghĩa xã hội” để thấy ông Nguyễn Văn Linh có tầm nhìn và hành xử đầy kịch tính ra sao. Đọc cũng để thấy Gorbachev chẳng những mỉa mai mà còn khinh Nguyễn Văn Linh như thế nào:

Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh:

Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh:

“Quyết định đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Bị đối xử như thương gia tầm thường:

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hòa Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng Bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.
Bị xem thường:

Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. …. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.

Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. … Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói:

“Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”.

Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Dù ông Linh rất nhiệt tình cứu XHCN nhưng người ta làm ngơ:

Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói:

“Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.

Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng Bí thư Mông Cổ, Phó Thủ Tướng Hernandez của Cuba, Tổng Bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng Bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.

Sau nhiều cuộc trì hoản thì ông Linh cũng được Gorbachev cho một cuộc gặp mặt. Nhưng đó là một cuộc gặp mặt để Gorbachev khinh miệt ông Linh. Chúng ta hãy đọc tiếp:

Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng Bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.

Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe:

“Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”.

Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.

Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói:

“Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói:

“Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”.

Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười:

“Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”.

Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên:

“Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.

Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói:

“Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”.

Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Đọc những đoạn trích dẫn rất sống động này tôi phải nói là rất nhục. Là lãnh tụ một đất nước 90 triệu dân mà không nắm được tình hình thế giới để bị các lãnh đạo của chính thế giới XHCN xem thường như thế. Ông Nguyễn Mạnh Cầm có lẽ là người ngoại giao nên còn biết được tình hình thế giới. Ông đưa ra nhận xét rằng:

“Nhận thức của một số đồng chí trong Bộ chính trị lúc bấy giờ không theo kịp những thay đổi của tình hình thế giới”.

Không theo kịp tình hình thế giới có nghĩa là sống trong cái ao làng. Chẳng biết ông Linh có hiểu những câu nói của Gorbachev hay không. Thật là nhục nhã. Tất cả cũng vì cái dốt.

Cái dốt của lãnh đạo CS còn thể hiện qua lần tiếp kiến giữa ông Lê Khả Phiêu và Bill Clinton. Trong buổi tiếp kiến, trong khi Bill Clinton nói về tương lai hợp tác, ông Lê Khả Phiêu lại tận dụng chuyện Bill Clinton “trốn lính” làm cho ông Bill Clinton rất giận và chắc chắc cũng rất khinh thường người đối diện mình:

“Bill Clinton nhớ lại:

“Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.

“Ông Phan Văn Khải nhớ lại:

“Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”. …

Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn”.

Sự dốt nát chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước. Câu chuyện xung quanh ký hiệp định thương mại song phương BTA cho thấy giới lãnh đạo thượng tầng CS rất sợ Trung Cộng. Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói:

“Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”.Không chỉ BTA, ngay cả những chần chừ để trở thành thành viên của ASEAN cũng phản ảnh sự kém hiểu biết của những người lãnh đạo CS chóp bu.

Sự dốt nát và kém hiểu biết của người CS không phải chỉ biểu hiện trong giới lãnh đạo mà còn ở những người trong giới học thuật và chuyên môn. Sau 1975 tôi đã có nhiều “tiếp cận” với những đồng nghiệp y khoa từ Bắc vào. Tôi có thể nói một cách không ngần ngại rằng trình độ của họ quá kém. Có lần một anh bác sĩ nghe nói là cấp cao ngoài đó mà viết tên thuốc trụ sinh còn sai. Không phải sai một lần mà nhiều lần. Chỉ nhìn nét chữ cũng có thể biết được anh chàng này thuộc thành phần bác sĩ gì.

Ngay cả những người được “chi viện” để tiếp thu trường y Sài Gòn cũng là những người rất kém cỏi về kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Họ bị các thầy trong Nam khinh ra mặt. Do đó tôi không hề ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ viết về phản ứng của giới trí thức trong Nam trước những chính sách quái đản được áp dụng sau 1975. Họ vận hành theo tư duy rặt mùi cộng sản. Cứ đến ngày kỷ niệm nào đó họ hỏi có thành tích khoa học gì để chào mừng và nhận được câu trả lời của thầy Phạm Biểu Tâm:

“Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả”.

Sau này trong một lần họp bàn về cách giải quyết hệ thống nước bị đục, giáo sư Phạm Biểu Tâm không phát biểu gì cả. Đến khi bị ông Võ Văn Kiệt gặng hỏi, giáo sư Tâm vốn rất quý ông Kiệt, chỉ nói đơn giản:

“Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khoẻ, vì cái gì cũng đã có các anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.

Đối với giới trí thức miền Nam ngày ra mắt đầu tiên của chính quyền không hề thuyết phục được họ. Cho đến bây giờ tình hình vẫn thế.

Bên thắng cuộc đã trở thành một tác phẩm bán chạy. Nếu được công bố ở trong nước tôi nghĩ chắc chắn bộ sách sẽ qua mặt bất cứ cuốn sách nào đang có trên thị trường. Đọc xong bộ sách tôi hiểu được tại sao nó nổi tiếng. Theo tôi, Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị.

Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá.

Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Đăng bởi: bsngoc | 28/01/2013

vinhtruong
01-08-2013, 03:07 AM
Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với anh TAM73F: “Các bài viết được nhìn từ điểm đứng của một sử gia, từ chiến trường của một quân nhân cho đến hậu trường của một kinh tế gia …
Nói chung, đã quá đủ tài liệu thực để chứng minh rằng tác giả của “bên thắng cuộc“ đã không dám viết hết “sự thật“, hoặc cố tình viết sai lịch sử hoặc ông ta thực sự cố gắng nhưng còn quá non kém, thiếu sót như Bùi Tín cũng khen chút đỉnh vì anh cũng to gan dám viết ra như vậy, nhưng biết đâu đã đến thời điểm các thế lực trong bóng tối cần phải từ từ giải mật để trả lại tính trung thật cho lịch sử mà trong sách The New Legion, cuốn-2, tác giả đã giải thích bằng 3 đáp số: (1) xóa bỏ VNCH; (2) Ngụy tạo Tonkin Gulf Incident; (3) Quân Mỹ rút lui trong danh dự sau khi trả đũa... Quyết định của đáp số trước khi quân tác chiến Mỹ qua VN vào ngày 21/Sept/1960 bởi NSC; Đại diện Skull and Bones là Bonesman ám số 40, cố vấn TT Kennedy, tức là George Bundy (câu nầy các cây bút gạo cội Mỹ ngạc nhiên làm sao tác giả biết được quyền hành của Bonesman 40 chỉ là một thành viên thường thôi mà có một quyết định táo bạo?)

Để kiểm chứng đây là sự thật thì cũng chẳng tìm đâu xa, trên diễn đàn nầy, Bạn hãy xem Video Bebau post và khongquan2 post “Kennedy assassination…” và “Skull and Bones 322” thì thấy rõ sự thật được soi rọi khắp vùng tối lịch sử VN, cùng xem bài “Skull and Bones chọn ngày Quốc- Khánh 30/4 cho VN và “Đầu mối 2 cái chết của TT Diệm/Kennedy thì sẽ thấy chi tiết rõ ràng hơn so với Video nhà sử học Steven Alvis thuyết giải (forum threads bởi vinh truong, trang-2 và 5) Và để thêm vào bằng chứng nước ngoài cho rằng: “Khi ông TRUONG nói, tất cả chúng ta cần lắng nghe...” như dưới đây:

MILITARY ANALYSIS
http://militaryanalysis.blogspot.com...nh-truong.html
******

Saturday, April 14, 2012
Vinh Truong

This is coolbert

Yet from one more author, a most authoritative figure if there ever was one, as to the REASONS for allied defeat in Vietnam, American and South Vietnamese both unable to prevail over the communists – Vinh Truong a South Vietnamese military officer of some standing and an escapee from a re-education [concentration] camp AFTER THIRTEEN YEARS OF INCARCERATION

To extracted from the book by Truong:
“Vietnam War: The New Legion, Volume-2 By Vinh Truong”

“When I [Truong] looked into myself, I knew that I would remain faithful as “a code of personal honor attached to what I understood as the ideals of my country’s form of government rising above the confusions of the political and military leadership – This became explicity clear to me when I was interviewed by allied-officer in my class Squadron Officer School at Maxwell Air University, Alabama. They asked me “What I thought of the war”, and I recall telling them that I thought it make no sense to me to try to defend South Vietnam so long as the border areas of Cambodia and Laos were conceded to the Hanoi … But I could see no strategy being applied that had prospect of success … my patriotism was stronger than my unhappiness about poor US intervention strategic policy!”

Concerning Truong:
“Vinh-Van-Truong was recruited by US Special Forces in Project Delta 1964-65 and graduated from the US Air University, Maxwell University, Alabama, for Squadron Officer School and Academic Instructor School 1967-68. He was 213th Squadron Commander 1970-71, 51th Wing Combat Commander 1972-73, and Chief of Staff of Helicopter Branch of VNAF Headquarter 1973 until Saigon fell”
[and in the aftermath of South Vietnames Surrender thirteen years an inmate of a communist re-education [concentration] camp!!]

“ [Truong] discusses the three Axioms in the dominant interpretation of the US-Vietnam War that was established by the invisible permanent government right after the National Security Council meeting on September 21, 1960 – They are: -1. “There was never a legitimate non-communist government in Saigon (dissolution GVN) -2. “The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs (Tonkin-Gulf-Incident) -3. “The US could not have won the war under any circumstances (US troops honorable withdrawal)

When TRUONG speaks we all need to listen. Truong and his fellow compatriots now living in the US have a web site dedicated to discussing of the Second Indo-China War
It might be interesting to engage in dialog with the language barriers aside

Coolbert
Posted by Albert.E at 7: 37 PM
Labels: vietnam

Lý do tác giả phải in tiếng Anh vì thất vọng đôi khi muốn tỏ bày sự thật cho bà con biết nhưng lại ngại ngùng, vì in sách tiếng Việt ra phải bị chê bai thì nhiều khen thì ít, nhưng ít nhứt mình biết gì về sự thật thì cứ nói ra cho thế hệ mai sau đút kết lại dĩ nhiên là vô vàn tài-chứng-liệu, hình ảnh video, ghi âm tha hồ mà tìm data chính xác để viết lại lịch sử, dĩ nhiên ai phê bình, chỉ trích những gì thì cũng cám ơn cho nhân loại đang ở vào thời buổi siêu vi tính nầy thì tác giả rất bình tĩnh thanh thản giải thích, và đều có ghi chú bên cạnh để hạch hỏi, tra cứu thêm trong you tube, internet, sách vở. Các sử gia hậu cận đại sẽ dễ dàng viết lại lịch sử rõ ràng hơn như sau gần nửa thế kỷ mới hiểu ra Miền Nam giải phóng Miền Bắc??!!??

Riêng nhược điểm của anh Huy Đức là anh ấy là người thế hệ sau, là người không chứng kiến được trực tiếp, nghe ngóng sau khi các sự kiện đó đã xảy ra... Anh ấy là người lượm lặt, thu góp, mà không phải là quan sát trực tiếp, dấn thân cho nên cái gián tiếp sai nhiều lắm. Cách viết “sử ký” đi từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu rút từ internet mà tôi ghi lại trong 2 tác phẩm như một nhân chứng sống thực.

TAM73F
01-09-2013, 12:31 PM
Xin chuyển đến Qúy Vị, Quý NT và Anh Chị Em ....

Một bài viết của một người trẻ thế hệ thứ hai,
thành công tại Hoa Kỳ...

** Phương châm (slogan) của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam -
Đà Lạt: "Tự thắng để chỉ huy"...

Đến Hoa Kỳ khi lên mười tuổi (1978), nay vẫn viết bằng Việt ngữ thông thạo....trong một đề tài liên quan đến thời sự ...
quyển sách của tên văn nô vẹm Huy Đức : Bên Thắng Cuộc...

Được biết tác giả Đồng Phụng Việt tên thật là Đinh Đồng Phụng Việt....
Đinh Đồng Phụng Việt (sinh 22 tháng 2, 1968), được biết nhiều hơn với tên tiếng Anh như Viet Dinh, Viet D. Dinh, hoặc ngắn gọn Đinh Việt, là Phụ tá Bộ trưởng Tư pháp (Assistant Attorney General) Hoa Kỳ từ 2001 đến 2003, tác giả đạo luật chống khủng bố PATRIOT Act sau sự kiện 11 tháng 9. Hiện nay ông là giáo sư Đại học Georgetown và tham gia hội đồng điều hành của tập đoàn News Corporation.

Xin mời Qúy Vị xem bài viết để tường và thẩm định...


--------

Thắng mình trước đã !


Đinh Đồng Phụng Việt


Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.SG đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.

Sự kiện (1) mình biết qua trang web Ba Sàm. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..

Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…

1.

Hồi nhỏ, ở nhà mình có vài cuốn album để cất ảnh. Mấy cuốn album này do trường Võ bị Quốc gia ở Đà Lạt dùng làm quà. Nếu mình nhớ không lầm thì cuốn nào trên góc trái, phía trên cùng, cũng in chìm hình một sinh viên sĩ quan, kèm dòng chữ “Tự thắng - Chỉ huy”. Lúc đó, xem – nhớ nhưng thật tình, mình không hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia (một nơi danh giá, đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho quân đội miền Nam Việt Nam trước tháng 4 năm 1975, vốn là chỗ không dễ vào, nếu vào và ra được thì vừa là sĩ quan, vừa có văn bằng cử nhân khoa học – một thời đã từng là mơ ước của mình), lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan.

Lớn lên thì mình hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan. Không tự thắng chính mình thì làm người tử tế còn khó, nói gì đến chuyện chỉ huy!

2.

Khi sinh ra mình là công dân Việt Nam Cộng hòa nhưng lúc lớn lên, mình trở thành công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng tại vậy mà mình có nhiều người thân, người quen bị gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Sau ngày “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, phần lớn “ngụy quân, ngụy quyền” mất sạch mọi thứ: nhà cửa, tài sản, tương lai, một số người mất cả sinh mạng. Gia đình mình cũng thế.

Nếu ai hỏi mình: có oán Cộng sản không? Mình sẽ trả lời rằng: Có! Song đối tượng của sự oán hận đó đã khác nhiều so với trước.

Lúc đầu, mình ghét tất cả những người từ ngoài Bắc vào. Rồi oán hờn thu hẹp, mình chỉ còn căm giận cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an. Sự căm giận này bây giờ không còn. Chính xác hơn, sự căm giận này vẫn còn nhưng nó hướng vào chủ nghĩa cộng sản và sự tồn tại của thể chế chính trị là con đẻ của nó trên xứ sở này.

Sở dĩ nhận thức của mình thay đổi liên tục như thế là nhờ sách vở, tài liệu và thực tế cuộc sống. Hồi đọc “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, mình choáng váng vì hóa ra người dân miền Bắc còn khổ hơn người dân miền Nam. Mình dùng hai chữ “khổ hơn” vì ít ra, người dân miền Nam đã từng có lúc được sống “cho ra hồn người”, trước khi cùng khốn khổ, khốn nạn như nhau. Sau này, hỏi thăm một số người lớn tuổi đã từng sống ở miền Bắc trước tháng 4 năm 1975, họ bảo, thật ra, “Những thiên đường mù” chỉ khắc họa một phần sự thật, chưa lột tả được toàn bộ môi trường xã hội miền Bắc trước tháng 4 năm 1975... Tương tự, sự căm giận bộ đội giảm dần khi cuộc chiến ở Campuchia biến một mớ bạn bè mình thành bộ đội, thương binh, có đứa trở thành liệt sĩ. Còn một thực tế khác, chẳng riêng mình mà ai cũng thấy, đó là, đa số những người đóng góp tuổi trẻ, sức lực, máu xương, thân nhân cho việc tạo lập ra chính quyền này cũng chẳng sung sướng gì hơn. Đến giờ, đâu có ít gia đình liệt sĩ, thương binh, có công cũng đã mất sạch mọi thứ. Xét cho đến cùng, tất cả đều là nạn nhân. Ngay cả cán bộ, đảng viên cũng là nạn nhân, họ cắn răng chịu đựng đủ thứ bất toàn của hệ thống, ngửa tay nhận đồng lương chết đói và để tồn tại phải tìm đủ cách để “ăn”, vừa phải chuốc sự khinh bỉ của người bị “ăn”, vừa phải chấp nhận cho các đồng liêu khác “ăn” lại. Một kiểu “ăn lẫn nhau”, một thứ bi kịch kéo dài từ đời cha sang đời con và có thể còn tiếp tục kéo dài sang đời cháu. Họ có muốn như vậy không? Mình nghĩ là không nhưng họ chẳng có lựa chọn nào khác.

Lý do mình tóm tắt quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của mình, vì mình tin nó tương đồng với quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của nhiều người khác, trong số hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam trước và sau tháng 4 năm 1975. Mình chỉ là một trong hàng chục triệu số phận na ná như thế do thời cuộc tạo ra. Dù muốn hay không, hàng chục triệu số phận này đã và sẽ là một phần của lịch sử.

Bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển không những không đếm xỉa gì đến phần này của lịch sử mà còn bóp méo nó, nên có thể vì vậy mà bị nhiều người chửi.

Theo mình, nhìn, nghe, đọc, hỏi, nghĩ là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Mình tin, do đặc điểm nghề nghiệp, một nhà báo cần làm những điều này gấp nhiều lần những người bình thường, đặc biệt là khi máy tính, Internet đã trở thành phương tiện đại chúng. Tiếc là bạn Hiển ít nhìn, ít nghe, ít đọc, ít nghĩ, chỉ quen bông phèng, chớt nhả, nhận được vài lời khen, lại tưởng mình hơn người, thành ra làm điều quá phận.

Vì bạn Hiển bảo: “Bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại” nên mình cung cấp cho bạn hai chuyện mà bạn có thể xác minh ngay và sắp tới, mong bạn cho mình biết thêm suy nghĩ của bạn về bản chất cuộc chiến, mà bạn muốn biện minh rằng chính đáng:

- Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó.

- Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này.

Những “chiến công” kiểu như vậy đã được lập trên xác rất nhiều thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em ở miền Nam (mình muốn nhấn mạnh yếu tố này). Khi thân nhân của các nạn nhân vẫn còn, làm sao có thể bảo với họ rằng, cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng, mục tiêu chính là thiết lập “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” lại là cần thiết và chính đáng. Người ta chỉ mới thôi tự hào về sự tự nguyện đảm nhận vai trò “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” chừng 20 năm nay thôi bạn Hiển à!

Bạn Hiển,

Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại
vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?

Nếu thật sự bạn vẫn muốn nuốt thêm một hoặc nhiều lần nữa những luận điệu cũ rích mà Đảng đã nhai đi, nhai lại, ụa ra, cho các loại bồi nuốt vào, rồi phun phe phè suốt mấy chục năm qua, muốn hãnh diện vì bạn vẫn còn thích làm gia súc, vẫn tự nguyện giữ bản năng tiêu hóa, “kiên quyết” không thèm tiến hóa như thế thì nó là quyền của bạn, song đừng mửa mớ luận điệu ấy ra, nó khiến nhiều người cảm thấy phiền bởi sự “kiên quyết” ấy!

3.

Giống nhiều người, mình cũng ráng kiếm một bản “Bên thắng cuộc” nhưng thú thật là mình chỉ mới lướt qua. Mình đọc chưa kỹ, do còn chờ phần sau.

Đọc chưa kỹ nhưng mình tin “Bên thắng cuộc” có khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác. Đó là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi đối với những cuốn sách thuộc loại như “Bên thắng cuộc”. Do vậy, phân tích hay – dở, góp ý đúng – sai, đưa ra đề nghị này – khác, để cả tác giả lẫn người đọc cùng xem xét – ngẫm nghĩ thêm là điều cần thiết.

Với mình, dẫu cho còn khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác thì “Bên thắng cuộc” vẫn là một cuốn sách cần đọc, vì loại sách này giúp người đọc có một cái nhìn bao quát về chính trường – xã hội Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Khi đã có thể nhìn một cách bao quát, hiểu rõ hơn về những chuyện vốn chỉ nghe nói loáng thoáng, từng người có thể ngẫm nghĩ – tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này? Mình tin “Bên thắng cuộc” còn có tác dụng như một gợi ý, kích thích những người khác, đặc biệt là những người trong “cung đình” kể lại, nói thêm về những chuyện họ biết cho mọi người cùng biết. Mình vẫn tin rằng, mọi thay đổi tích cực cho xứ sở và dân tộc này khởi đầu từ từng người. Trước hết là kể những điều mình biết, chia sẻ những điều mình nghĩ với mọi người quanh mình. Chỉ thế thôi. Không cần phải chỉ dẫn hay thuyết phục ai rằng họ nên nghĩ gì, làm gì. Khi đã có thông tin, từng cá nhân sẽ tự đối chiếu chúng với thực tế xã hội và hoàn cảnh, cũng như nhu cầu cá nhân của họ. Tự họ sẽ thấy họ nên làm gì, làm như thế nào. Có lẽ đó mới là giá trị thực của “Bên thắng cuộc” và là đóng góp đáng ghi nhận của Huy Đức.

Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ Đảng cầm quyền thù ghét những thứ như “Bên thắng cuộc” mà ngay cả một số người chống Đảng này ở bên ngoài Việt Nam cũng tỏ ra thù ghét nó. Mình đã thử tìm hiểu tại sao và rất ngao ngán khi nhận ra rằng, có những người thù ghét Cộng sản nhưng lối suy nghĩ, cách hành xử của họ y hệt như Cộng sản.

Đọc những bài họ viết, xem những ý kiến họ bày tỏ, những video clip quay chuyện họ làm, nghe họ nói, mình thấy phẫn nộ khi họ nhân danh “chính nghĩa”. Miền Nam Việt Nam mà mình biết không có thứ “chính nghĩa” đó.

Nửa đầu thập niên 1970 là giai đoạn miền Nam Việt Nam đỏ máu và trắng khăn tang. Hết Hạ Lào tới An Lộc, Quảng Trị, Phước Long,… Trong bối cảnh ấy, dân miền Nam vừa nghe “Thề không phản bội quê hương” (của Cục Chính huấn Quân lực Việt Nam Công hòa) với những: “…Quyết chiến! Thề quyết chiến! Quyết chiến! Đánh cho cùng dù mình phải chết. Để mai này về sau con cháu ta sống còn…”, vừa hát “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc): “…Anh trở về trên đội nạng gỗ. Anh trở về bại tướng cụt chân…”, vừa ngâm “Ngày mai đi nhận xác chồng” (thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc thành “Tưởng như còn người yêu”): “…Dài hơi hát khúc thương ca. Thân côi khép kín trong tà áo đen. Chao ơi thèm nụ hôn quen. Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau. Chiếc quan tài phủ cờ màu. Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng…”. Hay đọc “Chiều mệnh danh Tổ quốc” (thơ Nguyễn Tất Nhiên): “…Chiều quân đội nghĩa trang. Chiều mệnh danh tổ quốc. Có muôn ngàn câu kinh. Có muôn ngàn tiếng khóc. Có chuyến xe nhà binh. Đưa ‘Thiên Thần’ xuống đất…”.

Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết cũng có tham nhũng, hối lộ, phe phái và nhiều điều bất toàn khác nhưng đó là chỗ mà những “Thề không phản bội quê hương”,… có thể đứng chung cùng những “Kỷ vật cho em”, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, “Chiều mệnh danh Tổ quốc”,… Nhiều “Thiên Thần” chấp nhận ra trận, rồi đi luôn vào lòng đất để những người còn lại được quyền làm những chuyện có vẻ như rất mâu thuẫn ấy. Đó là điều khiến miền Nam Việt Nam khác xa miền Bắc Việt Nam.

Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, không có những kẻ “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” bằng cách “đụ mẹ”, “đéo bà” người khác chỉ vì họ không nói, không làm điều những kẻ đó muốn nghe, muốn thấy. Cũng không có những kẻ, một tay giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tay còn lại tụt quần, chổng mông vào mặt người khác giữa nơi công cộng để khẳng định quyết tâm… chống Cộng sản.

Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, tuy chống Cộng nhưng vẫn tiếp nhận “Tiếng gọi công dân” (tên nguyên thủy là “Thanh niên hành khúc”) của Lưu Hữu Phước – một cán bộ Cộng sản cao cấp - làm Quốc ca, sau khi kế thừa chính thể Cộng hòa Tự trị Nam kỳ. Mình nghĩ chỉ chi tiết này thôi có lẽ cũng đủ để biết tinh thần, quan niệm của miền Nam Việt Nam hồi đó ra sao.

Với những gì mới biết về những cá nhân, những nhóm cựu công dân miền Nam Việt Nam, bây giờ đang chống Cộng theo kiểu chống hết mọi thứ, bất kể tình – lý, chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia”, mình tự hỏi, không biết bao giờ thì những ông, những bà này sẽ chống hát Quốc ca Việt Nam Cộng hòa, vì tác giả của bài hát này là một Việt cộng cao cấp? Có nên xem chuyện hát “Tiếng gọi công dân” đã và đang diễn ra ở những nơi có cựu công dân Việt Nam Cộng hòa là một hình thức tuyên vận của Cộng sản và rất cần chống ngay lập tức hay không? Mình tin sẽ không có ai trong số các ông, các bà đó dám cổ súy chuyện này. Nếu không dám và chắc là không dám thì “chính nghĩa” mà qúy vị tạo ra, nhảy múa để “bảo vệ” rõ ràng là chưa (không thể) ổn. Xin qúy vị hãy xem lại lối nghĩ, cách hành xử của qúy vị.

Tuy số lượng của những vị này chẳng đáng là bao trong khối người Việt đang phải sống bên ngoài Việt Nam nhưng mình không thể không nói. Kiểu chống hết mọi thứ chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của những vị này, không chỉ làm hoen ố hình ảnh miền Nam Việt Nam ngày xưa. Chúng đang được Đảng CSVN khai thác triệt để nhằm chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của họ. Đặc biệt là vào lúc này, khi hệ thống đã mục ruỗng, thông tin đa chiều đang làm cho nhận thức cán bộ, đảng viên thay đổi và nhiều người bắt đầu “muốn làm một cái gì đó” thì những bài viết, ý kiến, hành động cực đoan của những vị này trở thành một món quà quý. Chúng đã và đang được sử dụng để minh họa cho những lời răn đe, kêu gọi kiểu như: “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”; “Còn Đảng, còn mình”; “Quân đội là của Đảng và phải bảo vệ Đảng”; “Bảo vệ chế độ XHCN là bảo vệ sổ hưu”.

Đồng Phụng Việt

__._,_.___

vinhtruong
01-12-2013, 04:32 AM
Nên bình luận chớ kết luận.
Thật tình tôi không ưa mấy ai khi đọc chưa hết bài đã vội vã đi vào “kết luận” dù bài đó thật hay hoặc thật dở, mình cũng phải nhận xét dù trúng hay trật chỗ nào cũng được để tùy theo nhận thức trình độ của mình cho thế gian phán quyết mình thuộc loại trình độ nhận thức ra sao? Dĩ nhiên bài vở cũng tùy đối tượng dù rằng TT Obama, Cụ Diệm, hay cụ Hồ thì cũng có kẻ ghét người thương, tác giả nào cũng phải chịu chung số phận.

Thương như thế nào và tại sao ghét? Những quan điểm nầy có được đại đa số tán thành hay không? Tán thành chỗ nào và không tán thành chỗ nào? Chúng ta không thể đi một chiều lề phải như nhiều diễn đàn bên tả hay hữu. Nếu như đường lối chính sách của diễn đàn không dám đụng mặt đối phương, thì chỉ làm cho tình trạng văn hoá cũng như ý thức hệ không thể đấu tranh để đi đến kết luận chân thiện mỹ về văn hoá. Có như vậy chúng ta không còn nghe chữ “cầu-ia”, “Xưởng đẻ”, “cái nối ngồi trên cái cốc” mất sướng cái lỗ tai, mà là Bảo sanh viện, Nhà vệ sinh. Bên nào đã đồng hoá về nguồn cảm hứng nhạc được gọi là Vàng và Đỏ thét ra máu lửa để rồi ai đồng hoá ai? Tại sao khắp nước mê say với những bản nhạc lồng vào tình người với con tim đầy ẩn khuất để rồi hàng chục năm sau mới hiểu được… Ah ! Miền nam giải phóng miền bắc…

Từ khi cuốn “Bên Thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức được phát hành đến nay, đã có nhiều ý kiến cả trong nước lẫn hải ngoại. Có người khen, có người chê, nhưng phần đông đều coi như là một cuốn sách đặt ra nhiều vấn đề mà người Việt Nam cần quan tâm, riêng đối với tôi là một tác phẩm như vậy dù rằng phiến diện nhưng cũng nói lên sự can đảm dù có chút ít, có bây nhiêu thôi, là điều chúng ta cần khen hơn chê, nên thông cảm cho người dân trong chế độ hà khắc nầy mà dám toát lên như thế cũng đã chịu chơi lắm rồi. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là Miền Bắc. Hãy để cho các nhà quân-sử, kinh tế học, chính trị học và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lẫn thực chất của chiến sử này.

Theo như Huy Đức viết, ông chỉ là người kể chuyện, trình bày những sự kiện lịch sử Việt Nam trong “Bên Thắng Cuộc”. Thế mà, ở trang bìa, không biết “cách đọc” và “cách hiểu” ra sao mà lại có người viết: “Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua” Thì nó chỉ dành cho người trong nước chỉ nghe một chiều mà thôi. Ông Bùi Tín cho là "Bên thắng cuộc" chỉ đạt 1/3 sự thật chứ tôi đọc rồi thì không thấy cái 1/3 sự thật đó nằm ở đâu cả? Đây chỉ là quyển sách tuyên truyền màu xám cho chế độ mà thôi, đây cũng là cái nhìn của thế hệ không dính vào cuộc chiến nhưng ở ngoài nước, còn trong nước thì khác. Nhưng có một trường phái cho rằng Mỹ muốn thả trái bong bóng đánh lạc hướng cho rằng sự việc xảy ra một cách bình thường … tự nhiên chớ không có kịch bản như nhiều cuốn sách muốn nói huỵch toẹt ra như cuốn “The New Legion” chứng minh kịch bản “cuốn cờ” được lập lại từ Cambodia đến Việt Nam y chang, không sai sót chút nào, chỉ có khác sợ người rừng làm ẩu nên Kissinger ra lịnh Lê Đức Thọ để nhị-trùng Bùi-Tín ra nhận sự bàn giao và khi Thọ vào đến Saigon thì đuổi đại sứ Pháp về xứ tức khắc để khỏi đồn đoán thành phần thứ ba, tư gì cả. Khai mở theo lịnh Kissinger, “giai đoạn đóng cửa rút cầu” 20 năm được Secret Society đặt tên là thù địch với danh xưng (20 year 1975-1995 hostility the unending war của sử gia George C Herring “America and Vietnam”) để giải quyết phần mềm hậu chiến một nước VNCH thân Mỹ.

Ở phần nói về ông Võ văn Kiệt, hình như tác gỉả Huy Đức muốn thanh minh thật nhiều về ông nhưng không có dữ kiện để biện minh cho ông Võ văn Kiêt. Rõ ràng là tác giả lúng túng khi cuốn sách cần cho sự tuyên truyền của "Bên Thắng Cuộc". Những lời lẽ, từ ngữ trong sách chẳng có gì là sự kiện mới mẽ, sâu sắc và thực tế hơn những gì mà toàn thể nhân dân Việt từ Bắc chí Nam đều biết qua. Nhà báo Huy Đức đã viết bằng tất cả cố gắng của mình. Những điểm mà bài viết này nêu lên rất đúng, có phần thiếu khách quan. Với tôi đây là một sự kiện lịch sử của Việt nam giai đoạn thống nhất đất nước rất cần viết lại cho đúng sự thật. Thật ra, Huy Đức là người sinh ra và lớn lên trong xã hội đã bị nhồi nhét quá nhiều về CS. nên trong sách ít nhiều gì cũng thiếu chính xác. Tôi thấy nếu ai là những nhân chứng trong thời điểm lịch sử đó cần phải cho thêm ý kiến để xây dựng một bài lịch sử trung thực, chân thật. Nếu ngoảnh mặt làm ngơ thì quả là âm thầm đồng lõa với tuyên truyền cho VC. Hoặc đả phá bài viết thì cũng không nên, mà nên hợp tác để sửa đổi cho hoàn hảo. Hy vọng đây cũng là cơ hội để "hào hợp, hòa giải" để viết sử theo lương tâm của riêng mình chứ không phải dùng cái khẩu hiệu này để mà bịp người như những nhà nhốt tù binh dưới nhãn hiệu "trại cải tạo”.

Nên khuyến khích nhà báo Huy Đức. Giới trí thức và đặc biệt là giới tin tức đang ngày càng rộn rã về cái gọi là nẩy lửa nầy. Người ta xì xào rất nhiều. Kẻ đòi mua ngay trên Amazon.com rồi sau đó làm blog ấn hành từ hải ngoại chuyển lửa về trong nước để chia sẻ gọi là bình dị nhưng dĩ nhiên bị chối từ. Càng giấu kín bưng bít càng xì mạnh ra bên ngoài. Hiện tuợng Huy Đức được xem là hiện tượng thứ hai sau "Sự thật về Hồ chí minh" của Nguyễn Hửu Lễ. Tóm tắt lại là Huy Đức chưa am hiểu gì cho lắm.

Tôi sinh ra trong Đất Nuớc VNCH, cũng từng sống trong với côn đồ csvn cho đến lúc vượt thoát qua Mỹ. Khi một quyển sách được xuất bản, tính chân thực khó mà xác định được. Dù tác giả có trích dẫn nguồn tham khảo nhưng đối với người nghiên cứu và làm khoa học hiểu rõ rằng: Muốn có một quyển sách viết về lịch sử Việt chân thực và sinh động cần rất nhiều nhân chứng sống. Và tạp chí, báo... không được xem là tài liệu chính thống, như bài viết ở trên trình bày. Một bài phóng sự, tạp chí chỉ mang tính miêu tả... không hoàn toàn đúng với thực tế. Hoặc có thì nó cần đặt vào thời điểm quá khứ mà nhìn nhận... Dù sao cũng coi như chúng ta được sống lại một thời lịch sử qua tổng hợp những bài viết lúc bấy giờ thì có vẻ hợp lý hơn! KHƠI LẠI đống tro tàn đâu có ích gì, từ 1945 đến nay dân Việt Nam đâu có lấy một ngày thanh bình. Chiến tranh làm gì có đúng sai. Hòa bình thì giành nhau từng tất đất... từng chữ viết. Dẫn giải vừa rồi đến với người viết mong rằng đừng quá khắt khe với cảm nhận của người bại trận, mà nên khuyến khích để thêm những công phu thế này. Thế hệ mai sau chắn sẽ thông minh để đánh giá những gì chân thật, loại bỏ những gì dối tra gian manh để làm chứng liệu, hình ảnh, Video, sách báo, ghi âm rồi đút kết lại. Chúng ta phải cám ơn nhân loại đang ở vào một thời đại siêu vi tính, vì thế khó mà dối gạt lừa đảo nhau, mà hiện giờ đây, cụ Hồ không còn là người trinh tiết như lời CS huyênh hoang để buộc người ta bỏ lên bàn thờ để lạy.

Sách nầy có gì đặc biệt đâu mà đọc? Ông Bùi Tín cho rằng "Bên thắng cuộc" chỉ có đúng 1/3 với sự thật, chứ tôi thì thấy những sự kiện trong sách là do cóp nhặt tin tức truyền miệng không chính xác lắm! Hình như tác giả chỉ muốn "thanh minh"cho ông Võ Văn Kiệt nhưng không thanh minh được sự thật về ông Kiệt với quần thần cộng sản nên có vẽ như "ngụy biện". Nếu nói TQ hãm hại thì cũng oan, ngay đến những người muốn đổi mới mau chóng theo Mỹ mà cũng bị Mỹ giết như tướng Trần Độ, Đinh Bá Thi, Phạm Hùng, Vỏ Văn Kiệt, Secret Society rất chú trọng đúng vào thời điểm cho thế chiến lược toàn cầu, và họ áp dụng đúng nguyên lý tình báo: Chanh vắt hết nước thì bỏ vỏ: TT Diệm chỉ cần là cái đòn bẩy bẩy Pháp ra khỏi 3 nước Đông Dương, vì ương ngạnh nên lấy vỏ làm mứt trần bì. HCM không chịu khuấy động chiến tranh lần 2, còn đem rút 100.000 về Bắc, nên bị khai trừ giam lỏng bằng bốn bức tường vô hình, “Sự trong trắng của kiếp Cha Già Dân Tộc” đến khi chết cũng không được thoả nguyện, cremation mà phải phơi các xác khô để không bao giờ được siêu thoát. Thế nên, Cộng sản VN đánh thắng Mỹ, nói ra tức cười đau bụng luôn, nhưng Mỹ không care, thua cũng được mà thằng cường quốc nào cũng sợ là được rồi. Mỹ tự chế ra máy bay, hàng không mẫu hạm, xe tăng, đại pháo, cả bom nguyên tử. Đã đánh thắng cả hai siêu cường, Đức Nhật trong Thế Giới đại chiến 1939-1945. Cho tới hôm nay CS VN chưa làm ra viên đạn hay khẩu AK, K54, mà nói thắng Mỹ? Thật lộn ngôn thô bỉ làm sao, nói không biết ngượng miệng. Còn CS chỉ có hai chiến công lừng lẫy, long trời lở đất CS VN có được là: -Trận đánh Cải cách rộng đất cướp của giết người giửa bạn ngày giết hại cả triệu người. -Trận oanh liệt thứ hai là TRẬN ĐÁNH TƯ SẢN miền nam, cướp tài sản tống người đi lưu đài nơi kinh tế mới. Ngay cả ông Đại tướng Lê Đức Anh gì đó còn phải công nhận làm gì có chuyện Việt nam đánh thắng Mỹ, Pháp? Một cái kim mình cũng chưa sản xuất được, tất cả đều do tuyên truyền bịp bợm mà ra. Cuối cùng người dân là người đầu tiên bị lừa thôi, hãy cảnh tỉnh hỡi tất cả dân Việt. Đây là kịch bản của Skull and Bones/Secret society

Hãy trả lại sự thật cho lịch-Sử! Nhưng trả lại sự thật cho lịch-sử không phải là chuyện dễ-dàng; biết bao là sự thật của lịch-sử thế-giới từ sau thời Đệ I và Đệ II thế-chiến đã bị cố tình nhận chìm biệt tích trong quên lãng do một siêu quyền lực nằm trong bóng tối. Cùng nối tiếp qua triều đại Skull and Bones-322, Con rối Kissinger mà bị người Việt nguyền rủa (vì không biết nguồn gốc) nhiều nhứt chính là công cụ thay mặt cho Skull & Bones/Secret Society cũng đã từng trả lời trong cuộc phỏng vấn của Đài BBC trong chương trình The World Today “tấm thảm kịch của 30 năm về trước, nay cuối cùng đã ở phía sau!” hay nói cách khác là sẽ nằm trong quên lãng theo như ý đồ của một siêu quyền lực (Secret Society) nằm trong bóng tối. “Cứt Trâu để lâu hoá bùn” Như tôi cảm nhận cần cho ra 2 tác phẩm nầy phiên dịch ra bằng tiếng Việt là vì: 2 cuốn Video vừa tiết lộ 2012 tài liệu mật về Skull & Bones 322 và cuộc thảm sát anh em Kennedy do Sử học gia Steven Alvis trình bày, nhưng tất cả 2 video nầy đều tiết lộ một phần nhỏ khác hẳn trong 2 cuốn sách “The New Legion” thì rõ ràng và tình tiết hơn. Tác giả muốn cho mọi người khi nghe thấy những tài liệu declassified vừa được phép tiết lộ mới nhứt thì nó đã nằm sẵn trong Volume-1 và Volume-2 rồi, vì thế cho nên Cơ-quan nghiên cứu quân sự (National Military Analysis) mới ghi: Khi TRUONG nói tất cả chúng ta đều cần phải nghe (When Truong speaks We all need to listen, Coolbert Posted by Albert E at 7:37 PM, Labels: Vietnam). Như TT Thiệu muốn qua Mỹ để an hưởng tuổi già với đứa con gái, “ĐƯỢC… chỉ cần giữ miệng đừng đá động gì 16 tấn Vàng vì CIA đã dùng truyền thông văn hoá nói TT Thiệu ẩm số vàng đó ra ngoại quốc (dĩ nhiên đến thời điểm sẽ declassified như vừa rồi, đồng thời đừng viết hồi ký gì cả… thế là okay. Như nhân vật lãnh đạo hàng đầu, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng, vì sự thật chế độ nầy đâu phải là CS, nhưng họ phải căn cứ vào CS để làm nền tảng như lời nhắn nhủ của Lê Đức Thọ. Đảng Mafia nầy thù ĐCS hơn Nhóm phản động VNCH, nên họ rất nặng tay với các ĐVCS. Ai đã Giết thủ tướng Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Đinh Bá Thi, tướng Nguyễn Chí Thanh, tướng Trần Độ, tướng Chu Văn Tấn phải chết trong tù, đại tướng Hoàng văn Thái, đại tướng Lê trọng Tấn… do đó từ Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trần đại Quang, Phùng quang Thanh cho đến Giám đốc công an các tỉnh thành đều tuân lệnh thái thú nước Lạ một cách Tuyệt Đối, nhưng ngược lại thái thú lại nghe lịnh thái thượng hoàng Secret Society/Skull and Bones.

(Hồi chiến tranh thì nghe KGB và hậu chiến thì nghe CSS nhưng CIA thì núp trong bóng tối ra lịnh, thật vô cùng kín đáo thần sầu quỉ khốc mà họ cho rằng lịnh từ Secrets of the Tomb) Secret Society nhào nặn ĐCS chỉ là cái tên, cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi, Cộng sản đã bị khai tử ngay trên chính quê hương của nó từ bảy đời nay. Nó đã chết! Ngày nay không còn ai dại gì đi chống cộng sản. Họ chỉ chống Cộng trên mặt chính trị hư vô mà SS tạo ra để làm chệch mục tiêu Political Business mà thôi. Vì không ai dại gì đi chống một xác chết, mà lại là cái xác đã chôn từ thế kỷ trước, cứ nhìn danh từ TBT chỉ là hư danh thì rõ. Nhân dân Việt Nam bây giờ đang chống bọn tham quan ô lại khoác áo XHCN, chính bọn này là bọn tay sai tư bản đỏ theo Mỹ và tối ngày lo vơ-vét dollar gởi qua Mỹ.

vinhtruong
01-12-2013, 07:25 PM
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Liên Hằng, tác giả của “Hanoi's War”

May mắn thay, nhân loại đang sống vào thời đại siêu vi tính: Thưa quý vị, mặc dù không thiếu những cuốn sách phân tích chiến tranh Việt Nam - phần lớn từ quan điểm của ngươì Mỹ, ít có quyển nào đặt cuộc chiến trong bối cảnh quốc tế của nó và trình bày quan điểm của tất cả các bên can dự, không những của Hà Nội và Việt Nam Cộng hòa, mà còn của Nga, Trung Quốc, và dĩ nhiên, của người Mỹ. Tác giả quyển “Hanoi's War- Chiến tranh của Hà nội” xuất bản vào tháng Bảy năm 2012, là một giáo sư môn Sử của Trường Đại học Kentucky, xuất thân từ một gia đình người Việt tỵ nạn đã di tản vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. Ngoài các tài liệu thu thập từ các văn khố quốc gia của nhiều nước, cuốn “Hanoi's War” của Giaó sư Nguyễn thị Liên Hằng độc đáo ở chỗ nó dựa trên một số tài liệu chưa từng được khai thác từ văn khố của Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội. Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách, tuần này xin gửi đến quý vị một số chi tiết về cuốn sách sử này, qua những chia sẻ của tác giả Nguyễn thị Liên Hằng trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Stevenson của đài VOA mới đây và trong bài nói chuyện tại Lễ Hội Sách năm 2012. Mời quý vị theo dõi.
Theo tôi đã đến thời điểm decent interval, Hoa Kỳ sẽ phải trần truồng sự thật cuộc chiến Việt Nam cùng hoà nhập với nhiều tác phẩm đã nói trước các dữ kiện lịch sử, chả lẽ tình báo Hoa Kỳ chịu lép vé tụt hậu về tin tức đã tiết lộ khá rõ rệt từ 2 volume “The New Legion” cùng những cuốn sách khác …

Quyển “Hanoi's War- An International History of the War for Peace in Vietnam,” xin tạm dịch là “Chiến tranh của Hà nội (sự thật do trục ma quỹ KGB/CIA áp đặt dàn dựng Lê Đức Thọ làm tiểu bá 3 nước Đông Dương đồng thời cách ly HCM)– Lịch sử Quốc tế của cuộc chiến cho Hòa Bình ở Việt Nam” đã được trao Giải Edward M. Coffman 2012, một giải thưởng có uy tín được đặt tên theo một nhà sử học quân đội nổi tiếng người Mỹ. Trong khi đa số các sử gia tập trung nghiên cứu các lý do nguyên thủy dẫn tới sự can thiệp của Hoa Kỳ và tiến trình Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam, sử gia Liên Hằng xem xét bối cảnh quốc tế của cuộc chiến, cách giới lãnh đạo miền Bắc theo đuổi chiến tranh, và thời điểm kết thúc sự can thiệp của người Mỹ. Tác giả đưa người đọc từ Lưu vực Sông Mekong tới Lưu vực Sông Hồng, đề cập tới mục tiêu của chiến dịch rải bom của người Mỹ vào cao điểm của cuộc tranh chấp, đi ngang qua các hành lang quyền lực tại Hà Nội và Sài Gòn cũng như tại Tòa Bạch Ốc thời đó nằm dưới quyền Tổng Thống Richard Nixon.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài VOA, Giáo sư Nguyễn thị Liên Hằng nói về một số những những nhận thức sai lầm về chiến tranh Việt Nam. Một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất là về vai trò của ông Hồ Chí Minh. Theo Giáo sư Hằng, trên thực tế ông Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò biểu tượng trong khi ông Lê Duẩn mới là nhân vật ngự trị trên Đảng Cộng sản Việt Nam, và là kiến trúc sư, chiến lược gia cũng như người lãnh đạo các nỗ lực chiến tranh của miền Bắc.

Giáo sư Liên Hằng nói:
“Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, tôi lấy làm sửng sốt về những gì mà tôi khám phá được, những điều chúng ta vẫn chấp nhận là sự thực khi được học về chiến tranh Việt Nam trên đất Mỹ… Tôi phát hiện ra rằng có nhiều điều hoàn toàn sai sự thực. Chẳng hạn, một điều đơn giản là từ hồi nào tới giờ, tôi được học rằng ông Hồ Chí Minh là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, rằng ông là vị lãnh tụ hướng dẫn cuộc cách mạng và là người làm quyết định… nhưng trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận ra rằng trên thực tế, người làm các quyết định quan trọng, lãnh đạo miền Bắc là một nhân vật khác ít tiếng tăm hơn trên trường quốc tế, đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn. Tôi có thể lập luận rằng chính ông Lê Duẩn mới là người lãnh đạo miền Bắc.” (khác với lập luận của tôi, chính Sáu Búa, Lê Đức Thọ mới thực sự là thủ lãnh Mafia-VN từ tháng 5/1959 và HCM bị cách ly sau bốn bức tường trinh tiết như Cha già dân tộc, ngày ngày lo tưới cây Vú Sữa Miền Nam do đích thân Mai Chí Thọ theo dõi)

Vẫn theo Giáo sư Liên Hằng thì cùng với cánh tay mặt của ông, là ông Lê Đức Thọ, ông Lê Duẩn cai trị chế độ miền Bắc với một bàn tay sắt, và coi ông HCM và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng cách mạng khác, là những đối thủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hạn của ông ở Hà Nội. (Tôi cho rằng bộ tam sên bị trù dập có thêm tướng Chu Văn Tấn bị tù tội và chết trần truồng ngay trong tù, HCM và Giáp được CIA can thiệp chỉ vì là thành viên OSS/1943/Trùng Khánh và 1945/Batpó kết nạp)

Chính ông Lê Duẩn đã gạt ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp cùng với các ủng hộ viên sang một bên, trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến.

Giáo sư Liên Hằng đơn cử hai trường hợp, thứ nhất trong những năm 1963-64, ông Lê Duẩn đã dùng thủ đoạn hăm dọa ông Hồ Chí Minh phải giữ im lặng, khi ông chống đối quyết định leo thang chiến tranh để giành toàn thắng trước khi lực lượng quân sự Mỹ có thể can thiệp. Và trường hợp thứ nhì, vào năm 1967-68, khi ông Hồ và Tướng Giáp cùng các đồng minh chống đối kế hoạch của ông Lê Duẩn tiến hành cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Tôi lặp lại thay vì Lê Duẩn mà chính là Sáu Búa Lê Đức Thọ đã ngăn cản HCM không được có ý kiến trong đường lối cưởng chiếm miền nam vì Thọ là công cụ của CIA. Cụ Tôn Đức Thắng đã ngang nhiên tuyên bố: “ĐM tao còn sợ nó (sáu búa)”)

Một nhận thức sai lầm khác là Đảng Cộng sản Việt Nam được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân Việt Nam cho tới khi chiến tranh kết thúc hồi năm 1975. Giáo sư Hằng nói rằng những chứng cớ mới cho thấy là một lần nữa, đây cũng là một “huyền thoại”:

“Đó cũng là một điều không đúng sự thực. Tôi đã phát hiện là có nhiều quan điểm bất đồng với Đảng Cộng sản và cách họ tiến hành chiến tranh Việt Nam.”

Giáo sư Liên Hằng nói một điểm khác cũng làm bà ngạc nhiên là ý kiến cho rằng các nỗ lực chiến tranh của cộng sản Việt Nam đã chiếm được con tim và khối óc của dân miền Nam, và thắng lợi trên mặt trận chính trị là thắng lợi lớn nhất của Cộng sản Việt Nam đối với người Mỹ. Bà nói:

“Trên thực tế qua nghiên cứu tôi thấy rằng thắng lợi lớn nhất của cộng sản miền Bắc là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trên trường quốc tế… Tới những năm 1973-75, thì Hà Nội đã thắng cuộc chiến tranh chính trị cho nên người ta hiểu rằng cộng sản miền Bắc đã đánh bại cường quốc lớn nhất thế giới lúc đó, là Hoa Kỳ, thực sự bằng cách dành được thắng lợi trên sân khấu ngoại giao.” (Thắng lợi nầy Thọ đã được Harriman hứa trước (1968), khi quân Mỹ rút thì miền nam sẽ như bộ xương khô?)

Về cơ duyên nào đã cho phép bà được sử dụng các tài liệu từ văn khố của Bộ Ngoại giao ở Hà nội, Giáo sư Liên Hằng nói: (Đã đến lúc Mafia VN phải nghe lời Mỹ để lột truồng sự thật cuộc chiến VN, đồng thời Mỹ cũng cần giải mật nhiều chứng liệu vì có các sách đã tiết lộ quá sớm như cuốn The New Legion …)

Bà nói: “Tôi có mặt đúng chỗ, đúng lúc. Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu trong những năm cuối của thập niên 1990, về cơ bản lúc đó cả 3 văn khố chủ yếu của Việt Nam là văn khố của Đảng Cộng Sản, văn khố của quân đội, và văn khố của Bộ Ngoại giao đều cấm, không cho học giả tham khảo, dù là người nước ngoài hay người Việt Nam. Chỉ có các giới chức làm việc trong các bộ liên hệ mới được tham khảo tài liệu, nhưng tới những năm 2000 thì đã có một số thay đổi về chính sách đối với người Việt hải ngoại. Việt Nam mở cửa rộng hơn để đón các học giả từ các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ muốn thu hút Việt Kiều, và tôi đã nắm ngay lấy cơ hội.” (Tất cả đều do lịnh của Mỹ chớ sức mấy mà Mafia-VN dám để cho Việt kiều biết thâm cung bí hiểm)
Theo Giáo sư Liên Hằng thì bà cũng gặp thuận lợi nhờ giới hữu trách Việt Nam đánh giá thấp công trình và khả năng nghiên cứu của bà về chiến tranh, một đề tài hóc búa mà họ nghĩ thường dành cho phái nam hơn là phụ nữ, mà lại là phụ nữ Mỹ gốc Việt lớn lên và sống ở hải ngoại.

Giáo sư Liên Hằng nói sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới cục diện của chiến tranh Việt Nam. Theo bà, chủ nghĩa cực đoan mới xuất hiện tại Trung Quốc thời đó, và sự thiếu cam kết của Liên Xô đối với các cuộc cách mạng trong thế giới thứ Ba đã cho phép ông Lê Duẩn ngã xa hơn về phía Trung Quốc, để xúc tiến chiến tranh toàn diện ở miền Nam vào những năm đầu 1960. Và giữa lúc Hoa Kỳ tăng sự hiện diện ở miền Nam hồi năm 1965 như một phản ứng trước chiến lược của Lê Duẩn, viện trợ từ Nga đã đổ vào miền Bắc Việt Nam. Giáo sư Liên Hằng nói sự cạnh tranh giữa hai nước đàn anh cộng sản để tăng ảnh hưởng tại Hà nội lên tới cao điểm vào năm 1968. (là do mưu đồ của thủ lãnh Harriman bằng cách ra lịnh Lê Đức Thọ đem lính và chiến cụ ào ạt vào miền nam qua xa lộ Harriman (đường mòn HCM) cho kịp 1965 TQLC Mỹ sẽ đổ bộ Đà-Nẳng với slogan “Leo thang Chiến Tranh” sau khi 1964 ngụy tạo Tonkin Gulf Incident để “TRẢ-ĐŨA” và rút lui “DANH DỰ” nghe thuận lỗ tai về ngôn ngữ ngoại giao? Và người Mỹ sẽ rút hết 30/4/1975 bằng một công hàm cuối cùnh của VNCH đuổi Mỹ. Mỹ phủi tay ra đi nhẹ re như bò kéo xe: Vì bị chủ nhà đuổi cho nên rút chạy sau khi làm ngập hầm cầu).

Thưa quý vị, vừa rồi là một số chi tiết về Quyển “Hanoi's War- An International History of the War for Peace in Vietnam”- “Chiến tranh của Hà nội – Lịch sử Quốc tế của cuộc chiến cho Hòa Bình ở Việt Nam”. Tác giả là một sử gia trẻ tuổi đang dạy môn Sử tại Trường Đại Học Kentucky của Hoa Kỳ. Giaó sư Nguyễn thị Liên Hằng di tản khỏi Việt Nam với gia đình vào lúc mới được 5 tháng tuổi.

*************

Phần góp ý:

-Theo tôi, sửa di chúc của ông Hồ và chuyển ngày chết của ông Hồ từ 2/9 sang 3/9 cũng là do Lê Duẩn chủ trương. Không hiểu chị Hằng có đưa ra sự kiện này để dẫn chứng thêm cho nhận định của chị không, vì theo tôi là chính nhân vật Lê Đức Thọ mới là người nắm chính sách do Secrets of the Tomb chủ đạo và Lê Duẩn trên phương vị ngoại giao là bạn thân với Staline nên trục KGB/CIA chọn làm bù nhìn, như bên TQ là Đặng Tiểu Bình mới là nhân vật đầy quyền lực và Mao chỉ là làm vì.

-Phía bên CSVN tức tối cho rằng đài VOA: Họ không ngờ phương Tây lại có học giả thế này… nếu họ đọc 2 cuốn sách “The New Legion” thì họ càng giãy nẩy ra như trên cung trăng rớt xuống, nhưng với tôi, phải cám ơn thượng đế đã cho nhân loại đang sống vào thời buổi vi tính tuyệt vời sẽ không ai có thể lừa dối ai với vô vàn chứng liệu để tra cứu cho vào kết luận cái trúng nhứt cái sai mà tôi rất tự tin vào 2 tác phẩm của tôi vì còn e-dè nên chưa dám in ra bằng tiếng Việt, vì chưa phải lúc mà người Việt mình hiểu nổi. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi đã đến decent interval không lý do gì vào thời buổi siêu vi tính mà sợ gì không in ra tiếng Việt?

-Hãy tra cứu trên lời quảng cáo của các hiệu sách: đã đến thời điểm các thế lực trong bóng tối cần phải từ từ giải mật để trả lại tính trung thật cho lịch sử mà trong sách The New Legion, cuốn-2, tác giả đã giải thích bằng 3 đáp số: (1) xóa bỏ VNCH; (2) Ngụy tạo Tonkin Gulf Incident; (3) Quân Mỹ rút lui trong danh dự sau khi trả đũa... Quyết định của đáp số trước khi quân tác chiến Mỹ qua VN vào ngày 21/Sept/1960 bởi NSC; Đại diện Skull and Bones là Bonesman ám số 40, cố vấn TT Kennedy, tức là George Bundy (câu nầy các cây bút gạo cội Mỹ ngạc nhiên làm sao tác giả biết được quyền hành của Bonesman 40 chỉ là một thành viên thường thôi mà có một quyết định táo bạo?)
[“ [Truong] discusses the three Axioms in the dominant interpretation of the US-Vietnam War that was established by the invisible permanent government right after the National Security Council meeting on September 21, 1960 – They are: -1. “There was never a legitimate non-communist government in Saigon (dissolution GVN) -2. “The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs (Tonkin-Gulf-Incident) -3. “The US could not have won the war under any circumstances (US troops honorable withdrawal]
Thế nên National Military Analysis ghi rằng: When TRUONG speaks we all need to listen. Truong and his fellow compatriots now living in the US have a web site dedicated to discussing of the Second Indo-China War

-Theo CSVN: Ngây ngô ấu trĩ đến mức không thể tranh luận, hãy dẫn một lập luận của bà tác giả: "Tới những năm 1973-75, thì Hà Nội đã thắng cuộc chiến tranh chính trị cho nên người ta hiểu rằng cộng sản miền Bắc đã đánh bại cường quốc lớn nhất thế giới lúc đó, là Hoa Kỳ, thực sự bằng cách dành được thắng lợi trên sân khấu ngoại giao.”Chỉ vì chính trị và ngoại giao mà đuổi được Mỹ ra khỏi VN?
Nếu đọc những dòng chữ trên của tôi thì phiá bênh vực CSVN quá là con nít vì nó nằm trong kịch bản của thủ lãnh Harriman và đã có đáp số rõ ràng ngày 21/9/1960 NSC

-Cái sự "chơi bẩn" của Mafia-Thọ, chèn ép nhau giữa các chóp bu Cộng Sản Việt Nam là chuyện thường tình. Đọc bài phỏng vấn này lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng một thời đã được lan truyền khắp Việt Nam :

Khi xưa đại tướng cầm quân
Hôm nay đại tướng cầm quần chị em

-1971, đem hùng binh từ DMZ thay vì đánh thẳng vào căn cứ Mỹ ở Khe Sanh chắn ăn, nhưng lại vâng lời Richard Helms đem quân đến tận Tchepone Hạ Lào để nướng quân và Mỹ sẽ mở Xa lộ Harriman (Liên Bang Đông Dương trong tương lai, nơi đây dùng 6/14 triệu tấn Bom để phá núi đá khai phóng đường)

-CSVN đả thủ tiêu biết bao đồng chí để giành giựt ngôi vị, Võ Nguyên Giáp nếu không nhờ KGB bảo đảm với CIA thì đã bị làm thịt nhiều lần rồi. Có một lần máy bay của Giáp phải nghe lời KGB đáp xuống phi trường khác, thì chiếc xe cố định đón Giáp đã bị nổ tan tành sau đó, vì Giáp là công cụ trung thành với OSS/1945 kết nạp, Giáp duy nhứt tự nguyện vâng lời Mỹ để hoàn thành sách lược Đông Dương, vì thế con cháu Giáp được định cư tại Mỹ.
Suy cho cùng, kẻ chơi bẩn và người bị chơi bẩn cùng một mè-lứa như nhau. Tư cách chẳng ra gì: "HÈN". Cho đến ngày nay thành truyền thống "HÈN".

-Ngày nay trong giai đoạn bùng nổ thông tin mà Mafia-VN bọc lớp da cộng sản còn bưng bít nhiều thông tin huống chi trong thời chiến họ còn bưng bít, đổi trắng thay đen cả vạn lần. Thiếu trung thực là bản chất của tuyên truyền theo định hướng để có lợi cho lãnh đạo công sản. Có những chuyện thuộc thâm cung bí sử mà những người trong cuộc khi trốn ra nước ngoài họ mới dám kể lại, chắc chắn trong tương lai gần bộ mặt thật của cộng sản sẽ phơi bày trước ánh sáng công lý qua vô vàn chứng liệu mà họ phải câm miệng vì đã đến thời điểm decent interval, Mỹ cần lột trần truồng sự thật cuộc chiến Việt Nam để cho phía CSVN thôi câm miệng bớt nói dóc.

Có cái Ha Noi's War hay không?
Nhìn thân phận ông tướng Giáp là biết chứ gì. Dân đen chỉ nhìn ngài Đại Tướng của "hai trận Điện biên oai hùng" đi chăn chị em sinh đẻ có kế hoạch là họ biết thứ gì bên trong cái ổ tò vò của giai cấp lãnh đạo kiểu Mafia nầy rồi.

-HCM nắm chức Chủ Tịch Nước, chức này là hoàn toàn là "hữu danh vô thực". Điều này không khó kiểm chứng qua hiện tại vì điều dễ hiểu sau DVD sự thật HCM do tài liệu phía XHCN bây giờ tới phiên Mỹ đưa tài liệu cùng chứng từ như câu nói của HCM được che dấu cho đến ngày nay là: ”Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh” sẽ đưa ra bằng nguyên văn bút tích của HCM, chờ CIA sẽ declassified. Những điều tôi nói ra khó tin, nhưng đã chứng minh bằng 2 video 2012 Kennedy assassination…, Skull and Bones 322 mà quí bạn đã đọc trên diễn đàn HQPD nầy: .

Hãy nhìn Chủ Tịch TT Sang ngày nay, có quyền hành chi đâu? ngay cả Thủ Tướng N.T.Dũng rút cục chỉ biết chống chế về sai phạm ngất trời của mình bằng mấy chữ "Tôi là nhiệm vụ Đảng giao phó", tất cả kịch bản đều do đạo diễn CSS/CIA dựng lên mà Dũng chỉ thi hành nếu muốn xuống trên lưng Cọp đói được an toàn? Coi như Dũng bị CSS/CIA black mail?

-Trong chế độ CS, những kẻ có thực quyền là những kẻ "giấu mặt" như Lê Đức Thọ, Đặng Tiểu Bình (Mỹ cũng vậy, Harriman ngồi cương vị số 3 của Bộ ngoại giao/chính quyền Kennedy, và George H W Bush, ngồi cương vị Phó TT/Mỹ đời Reagan) không nắm giữ các vị trí điều hành trước công chúng, nhưng chỉ duy nhứt một người trong bóng tối quyết định Chính phủ có thực quyền trong chế độ CS là mạng lưới chằng chịt của hệ thống chính uỷ đảng uỷ ở mọi cơ quan mọi ban ngành của chính quyền.

Thế giới Cộng Sản là vùng trời mịt mù, mọi chuyện được bưng bít tối đa. Nay có hệ thống thông tin vi tính, nên người với những chứng tích rõ ràng từ nhiều phía, nhiều nơi gom góp nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng và khách quan đúc kết thành một trang sử chính xác cho cuộc chiến đầy bí ẩn. Người Việt mình đam mê xem chuyện xưa cũ, chắc hẳn sách sử ký của bà Hằng sẽ bán rất chạy, nhưng không phải nói Mèo khen Mèo dài đuôi chớ so với 2 tác phẩm của tôi thì còn thua xa với chứng liệu và là nhân chứng có dấn thân.

Tôi thường viết ra những gì đều phải có biện chứng:
Tôi muốn đọc giả nên bỏ thì giờ xem kỹ nghiên cứu 2 cuốn video ở bài: “Skull and Bones đã chọn ngày Quốc-Khánh cho VN” thì so sánh giữa bài và Video do thuyết trình viên nhà sử học Steven Alvis nói ra chỉ có 2/10 của cuốn sách chi tiết hơn rất nhiều. Như cuộc chiến VN đã được Secret Society cho vào kịch bản với đáp số giải quyết ngay ngày 21/9/1960, NSC, thời TT Eisenhower với 3 định kiến (axiom) chấm dứt VNCH và Hoa Kỳ rút lui trong danh dự sau khi cần có nhu cầu trả đũa, đồng thời QH cho ra “Việt Nam Chiến Dịch Bội Tinh” cho lính tác chiến Mỹ sẽ qua VN (1965) tập trận thiệt trong phương châm muốn bảo vệ hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh!
Đây có lẽ là một trong những cuốn sách “chính xác” nhất trong các cuốn sách “đáng đọc” về chiến tranh VN. Lý do như bà tác giả đã tỏ bày

1-“Chính ông Lê Duẩn đã gạt ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp cùng với các ủng hộ viên sang một bên, trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến”. Dù nếu có thật, có gì là quan trọng? Mục đích của ông Hồ và tướng Giáp có phải là thắng Mỹ để thống nhất đất nước giống như Lê Duẩn đã làm? (Đối với tôi là chỉ ngay nhân vật chính là Lê-Đức Thọ chớ không phải Lể Duẩn)

2-“Trên thực tế qua nghiên cứu tôi thấy rằng thắng lợi lớn nhất của cộng sản miền Bắc là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trên trường quốc tế…” (do Averell Harriman đã bảo đảm với Thọ, dù Mỹ có đem vào hơn nửa triệu quân cũng sẽ rút ra trong danh dự và VNCH sẽ trở thành bộ xương khô, trong một nơi bí mật thuộc ngoại ô Paris 1968).
Nếu không có chiến thắng trên chiến trường thì làm sao mà có thể chiến thắng trên mặt trận ngoại giao? Lời cố vấn của Harriman bảo đảm cho Thọ.

3- “Bà Giáo sư Liên Hằng nói sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới cục diện của chiến tranh Việt Nam… ” . (Giữa TQ và Liên Sô thời đó không phải là cạnh tranh mà thật sự là chiến tranh, cao điểm là chiến tranh biên giới Trung – Xô). Mà sự thật là thủ lãnh Skull and Bones, Harriman áp dụng thuyết của hiền triết Socrate: Khi hai con chó đang đuà giỡn với nhau, ta quăng cục xương Ba Nước Đông Dương ra thì 2 con chó nầy sẽ giành nhau cắn xé nhau đến một mất một còn để quằm cục xương nầy, có nghĩa Mỹ không cần ra tay mà cũng đánh gục đối phương bằng sự xâu-xé?.

Thật sự VN đã ngả hẳn về Liên Sô sau chiến tranh đó là do trục ma quỉ KGB/CIA hoàn thành 5/1959, sau khi đất nước được thống nhất. Nhưng dù VN có ngả về Liên Sô trong thời kỳ chiến tranh thì đó cũng không phải là cái điều để mà người “Hoa Kỳ tăng sự hiện diện ở miền Nam hồi năm 1965” để phải chịu sự tổn thất nặng nề khoảng 58000 lính Mỹ cũng vì nhiều quyền lợi mà Mỹ đã có dự mưu như: Bảo đảm số hành khách air tickets booked trước để phát triển hàng không dân dụng thế hệ Jet không bị Bankruptcy, sản xuất 5000 trực thăng UH1 cho sự phồn vinh, thí nghiệm vũ khí chiến lược cho giai đoạn-3 Eurasian Trung Đông để nắm vòi xăng bên đó trước rồi rút quân về Bắc Úc để nắm vòi xăng TBD sau khởi sự chiến dịch roll-back 2010-2020 trù dập TQ.

Chiến cuộc hai miền Nam Bắc VN đoạn kết về thắng và bại do đâu? Dĩ nhiên như tôi đã nói là do kịch bản của Secrets of the Tomb. Kết cuộc cho giải pháp là NỀN DÂN CHỦ của HK quá mạnh. Cuộc chiến phải chấm dứt vì người dân Mỹ chống lại cuộc chiến nầy, theo như lăng kính của Secret Society là: “Sự kiên nhẩn của người dân và Quốc hội HK có hạn!!! Nên cho phép Hà Nội chỉ thu dọn chiến trường sau khi dân Mỹ thắng chính phủ Nixon (qua vụ Watergate mà Secret Society dựng lên) trong việc rút hết quân đội HK và chấm dứt hỗ trợ Saigon tiếp tục cuộc chiến. Đơn giản chỉ có thế! Là 1 Giáo Sư Sử Địa, tác giả khẳng định: Trong 1 cuộc cờ, hai quân cờ do 2 kẻ chơi, còn quân cờ chỉ là NHỮNG CON VẬT THÍ THÂN. Nước VN và Dân Tộc VN thời bấy giờ của cả hai miền Nam Bắc VN chỉ là những quân cờ. Thảm thương cho cái hậu quả là Hà Nội biến thái thành XHCN là quá lệ thuộc vào Đảng CSTQ nên đau thương vẫn tiếp nối như ta đã thấy ngày nay. Dù Mafia-VN ngày nay cố gắng cởi trói cho mình dưới sức quyền của TQ, nhưng thời gian sẽ trả lời ai đi đúng sau cuộc chiến Huynh đệ tương tàn! Lich sử sẽ chứng minh. Mà với Secret Society qua lới Bà Hillary là AI CẦN AI? Trong lăng kính Secret Society là VN chỉ có một con đường duy nhứt là quỳ lạy Mỹ để lấy lại Biển Đảo mà thôi và tâm lý thì bọn chóp bu Mafia-Đỏ đã gởi dollar qua Mỹ quá nhiều và dĩ nhiên đó là đáp số để hạ cánh an toàn?

Giáo sư Nguyễn Liên Hằng nhìn nhận đúng và phân tích khách quan về cuộc chiến, và hiện tại VN có phải là nước XHCN không? Chủ tịch đảng đứng bên trong hậu trường giật dây chủ tịch nước trên sân khấu là chuyện rất bình thường trong lề lối hoạt động chính trị của Cộng Sản. Hãy nhìn Hà Nội hôm nay, Trọng và Sang, ai hành xử, quyết định hoạt động chính trị, cai trị trong nước như vậy không thì chứng minh nó đâu phải là CSCN mà là Mafia-VN chủ nghĩa? Do đảng trưởng Mafia Nguyễn Tấn Dũng quyên hạn vô biên?

TRƯƠNG VĂN VINH

TAM73F
01-16-2013, 03:19 AM
ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC, NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC
VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Bên Thắng Cuộc của Huy Đức từ lúc gần ra đời đến nay đã làm xôn xao dư luận - nói như một học giả người Mỹ trong Vietnam Studies Group (từ ĐH Washington) thì cuốn sách là một sensation. Người khen thì rất nhiều, kẻ chê cũng không ít, nhưng dù yêu dù ghét thì mọi người đều phải đồng ý một điều: đây là cuốn sách đầy đủ nhất về lịch sử VN sau năm 1975, cho dù tất nhiên vẫn rất phiến diện, như chính tác giả cũng thừa nhận và dự liệu.
Như rất nhiều người Việt khác ở trong và ngoài nước, tôi cũng háo hức tìm và đọc cuốn sách này. Vì cuốn sách rất dày, nên tôi chỉ mới lướt qua toàn bộ cuốn sách (Phần 1: Giải phóng) và đọc kỹ những phần mình quan tâm nhất, đó là những chương về cuộc sống ở SG sau năm 75, trong đó có các chương mà nhiều người khen hay như các chương Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều. Nhưng có lẽ không giống với nhiều người khác, tôi không có ấn tượng gì mấy về những chương vừa nêu. Những chi tiết trong các chương ấy đa phần tôi đã biết quá rõ và gần như có thể tự viết ra được mà chỉ dựa vào trí nhớ. Vì đó chính là một phần không bao giờ quên được của cuộc đời tôi.
Trước khi "giải phóng", tôi chỉ là một đứa trẻ con chưa đầy 15 tuổi, nhưng sau ngày 30/4/1975 tôi đã từ vai trò một đứa con thứ trong gia đình (tôi thứ ba, có cả anh trai và chị gái, nên hầu như chẳng bao giờ được giao việc gì quan trọng) bỗng trở thành một trụ cột, khi anh chị tôi đi "di tản" theo dòng người đông nghẹt leo lên những chiếc tàu để chở quân nhân Mỹ rời VN vào chiều 29/4. Ba tôi thì làm việc với chế độ mới không được bao lâu rồi xin tự nghỉ việc vì "mất sức lao động". Ông vốn có bệnh glaucoma (cao nhãn áp) từ trước, đến sau 30/4 thì trở nặng, phải vào Bệnh viện Bình Dân vài lần, tôi và mẹ tôi phải nuôi bệnh khá vất vả, đặc biệt là những ngày sau năm 75 thiếu thốn đủ thứ. Ra viện, ba tôi có đi làm thêm ít lâu nhưng đi làm về rất căng thẳng, hay kêu nhức đầu (từ trước 1975 ông đã bị "thiên đầu thống" tức là đau nửa bên đầu) rồi cuối cùng làm đơn xin nghỉ việc.
Lúc ấy, việc tự động xin nghỉ việc của ba tôi đã làm cho mẹ tôi có chút ít oán trách, vì không phải ai cũng được chế độ mới lưu dụng - thậm chí có thể nói là "trọng dụng" như ba tôi: ông là một công chức hành chính rất giỏi của chế độ cũ, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính của VNCH, trước năm 75 làm việc tại Sở Thuế Quận 5 với chức vụ gì đó khá cao, nhưng sau năm 75 sau mấy ngày đi học tập (3 ngày?), ông vẫn được làm việc với chế độ mới. Tôi còn nhớ ông làm tại Phòng Thu Quốc Doanh thuộc Sở Thuế TP HCM với trụ sở đặt trên đường Đồng Khởi, chuyên phụ trách mảng thu thuế của các công ty sản xuất của tư nhân mới được chế độ mới tiếp quản; lúc ấy tôi còn đến đó một vài lần để đưa giấy tờ gì đó trong thời gian ba tôi nằm bệnh viện.
Tôi vẫn nhớ trước khi ông quyết định nghỉ thì ba mẹ tôi có tranh cãi với nhau khá nhiều về điều đó, và mẹ tôi cố khuyên ông cố gắng đi làm vì con cái (lúc ấy là tôi) cần có lý lịch "cha (mẹ) làm việc cho nhà nước" để thi đại học, nhưng cuối cùng ông vẫn nghỉ và tôi đã đi thi đại học với cái lý lịch "mẹ buôn bán nhỏ, cha trước 1975 làm việc cho chế độ cũ, sau 1975 đi làm tại ..., đến năm 1977 nghỉ việc vì mất sức lao động."
Mãi đến sau này, khi tôi quyết định nghỉ việc khỏi cơ quan cũ (cũng chính là trường đại học mà tôi đã thi vào, đậu, là sinh viên rồi sau đó được giữ lại làm giảng viên đến mấy chục năm) như một hành động phản đối (dù chỉ lặng lẽ và không nói ra cho ai biết), tôi mới nhớ lại hành động nghỉ việc của ba tôi hồi ấy, và tự hỏi, phải chăng ông đã quyết định nghỉ vì không thể chịu nổi những chính sách vô lý, vô nhân của chính quyền mới mà lúc bấy giờ ông phải cam tâm làm người thực hiện, và thậm chí phải đóng vai người tham mưu?
Câu hỏi này không ai có thể trả lời cho tôi được, vì cũng như nhiều người thuộc bên thua cuộc còn ở lại VN sau năm 75, ông đã ra đi mang theo tất cả những suy nghĩ của ông về chế độ mới và thời đại mới xuống tuyền đài mà không kịp chia sẻ cho ai.
Cũng vì rút hồ sơ để nghỉ việc nên tôi mới có dịp nhìn thấy trên tờ khai lý lịch đi thi đại học của tôi đã được cán bộ tuyển sinh năm ấy ghi chú ở trên là "con ngụy quyền".
Chẳng rõ dòng chữ ấy trên lý lịch có làm ảnh hưởng gì đến "sự nghiệp chính trị" của tôi không, chỉ biết sau khi ở lại trường thì tôi luôn bị lẹt đẹt, chậm chạp hơn những bạn bè cũng lứa trong việc xét biên chế chính thức, xét tăng lương, xét cử đi học, vv.
Nhưng cũng chẳng hiểu tại sao tôi chưa bao giờ thắc mắc về những điều ấy cả, mà luôn chấp nhận đương nhiên bị đối xử tệ hơn, "vì mình là con ngụy, lý lịch lại xấu, anh chị đi di tản, định cư ở Mỹ" mà. Tôi luôn nghĩ như tôi mà được đi học, lại có việc làm trong nhà nước (thay vì phải đi buôn bán ở chợ như nhiều người khác cùng lý lịch), thì dù có bị kỳ thị đôi chút (!), lẹt đẹt đôi chút, cũng là đương nhiên, và thực ra là may mắn lắm rồi!
Nói thẳng thừng ra, thì chúng tôi còn sống sót đã là may, vì chúng tôi là bên thua cuộc!
Vâng, suốt mấy chục năm đó từ ngày 30/4/1975, ở phía bên thua cuộc là tôi và gia đình tôi, rồi các chú, các bác, cô dì cậu mợ và con cháu của họ hàng tôi và sau này là gia đình ông xã tôi - vốn là một Thanh niên xung phong (TNXP), đi theo lời kêu gọi của ông Võ Văn Kitệ (VVK) để tìm cách gột rửa lý lịch như Huy Đ²ức (HĐ) đã viết trong chương về thanh niên xung phong - có biết bao nhiêu là bi kịch đã xảy ra.
Bà con tôi, bạn bè tôi và hàng xóm tôi có rất nhiều người phải đi học tập cải tạo, có người trốn trại cải tạo bị bắn chết, có người đi vượt biên bị bắt, khi công an còng tay đã nhảy xuống biển chết, có người đi vượt biên bị mất tích cả gia đình, có người bị đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, mất toàn bộ gia sản nên phát điên, suốt ngày đi lang thang, nói năng lảm nhảm.
Ông xã tôi sau khi đi TNXP được ít lâu bị đưa sang Campuchia khi đang chiến tranh thảm khốc, khi ba chồng tôi bị bệnh mất thì ông xin phép về chịu tang cha rồi bỏ đi vượt biên luôn nhưng không thành, bị cắt hộ khẩu, cũng đã có lúc phải lê la ở chợ trời buôn bán thuốc tây.

Tôi và đứa em kế cũng đã từng được cha mẹ cho làm đơn đi "bán chính thức", đóng tiền mỗi người cả chục cây vàng (chả biết do ai mách bảo, dẫn mối), nhưng vừa mới đi đến Vũng Tàu (giả dạng làm khách du lịch) thì được báo là "động, không xuống ghe được" nên lại về chờ.
Rồi ngay sau đó là vụ rồi chìm tàu ở SG (không rõ có phải là vụ Cát Lái trong sách của HĐ không?), vụ này tôi cũng biết rõ, vì lúc ấy ở khu Ông Tạ, Xứ An Lạc có nguyên cả một Hợp tác xã (HTX) đan len gồm mấy chục gia đình với cả trăm nhân mạng cùng đi và mắc nạn trong chuyến đi định mệnh ấy. Các xác chết được nhận về, đem về Nghĩa trang Chí Hòa (bây giờ là Công viên Lê Thị Riêng) "người nào người nấy đã trương lên, to như con bò", tôi nghe mấy đứa hàng xóm kể như vậy khi chúng rủ nhau lên nghĩa trang để xem, chúng rủ cả tôi nhưng tôi sợ ma, không dám đi. Khăn tang trắng cả một xóm, rất thê lương. Chính vì vụ này mà ba tôi ngừng hẳn không còn bao giờ dám nghĩ đến chuyện cho con cái đi vượt biên nữa, nên tôi vẫn còn ở VN đến tận bây giờ.

Sau này, mỗi khi có dịp nghĩ đến những sự kiện đã xảy ra, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi, những nạn nhân xấu số của bên thua cuộc ấy đã nghĩ gì, và cảm nhận những gì, trong những phút giây đau đớn cuối đời?
Nhưng rồi thì người ta cũng phải quên đi để mà sống. Trong số bạn bè có lý lịch thuộc "phía bên kia" giống tôi (có lẽ phải khá hơn tôi một chút, vì ngoài việc thuộc về phe thua cuộc thì tôi còn là Bắc di cư, Công giáo, cha ngụy quyền, anh chị di tản), cũng có những người sau này vào Đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng.
Nhiều người cố gắng học hành để đi làm cho công ty nước ngoài khi VN bắt đầu mở cửa, lương bổng tử tế, cuộc sống khá ung dung. Một số không nhỏ đi định cư ở nước ngoài theo diện HO của cha sau khi đi cải tạo về, hoặc lấy chồng, lấy vợ là con của những người HO và sau đó được bảo lãnh để đoàn tụ gia đình. Mọi việc rồi cũng nguôi ngoai, cuộc sống cứ tiếp diễn, bạn bè, đồng nghiệp, sui gia có nhiều người thuộc phe chiến thắng, là Đảng viên ĐCS ...
Tưởng như cuộc chiến đã hoàn toàn qua đi, sự chia rẽ giữa những người Việt thực sự đã không còn... Mà cũng chẳng ai muốn nhớ đến hoặc nhắc đến những ngày tháng đen tối ấy để làm gì. Chỉ giữ ở trong lòng, vì nó là một phần cuộc đời mình, thế thôi.
Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những dòng chữ trong cuốn sách của HĐ được tác giả viết bằng giọng văn rất bình thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đã thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ. Nhưng cũng chính vì giọng văn bình thản đó mà những sự vô lý đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rõ.
Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chăc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?
Nếu bên thắng cuộc không chịu thực tình tìm hiểu và không chân thành nhận lỗi, thì sẽ không bao giờ có sự hòa giải thực sự.
Để tồn tại, những người thua cuộc đã phải chấp nhận - dù muốn dù không - từ đó đến nay, đã cố nguôi ngoai để quên đi và chung sống, nên chắc chắn họ không cần sự hòa giải này. Giờ đây, những người thực sự cần hòa giải phải là bên thắng cuộc chứ không bao giờ là bên thua cuộc nữa. Bên thắng cuộc chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể dễ dàng có được sự hòa giải thôi, đó là có sự độ lượng và công bằng đối với bên thua cuộc ngay khi họ vừa chiến thắng.

Vì khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, thì bên thắng cuộc đã cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của mình bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là vì họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đã được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính mình mới là người có chính nghĩa

Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nhìn phía của những người thua cuộc đây?

VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

-------------------00000000------------------


Tâm sự của một "dư luận viên" về việc “đánh” Huy Đức và "Bên thắng cuộc"
Kính thưa các xếp,
Rõ ràng là việc các xếp vừa giao, thật sự là nó quá sức đối với em, một người vừa mới gia nhập đội ngũ dư luận viên nửa tháng nay. Về nhiệt tình thì em có thừa, tiền bạc và các phương tiện hành nghề thì đã có các xếp chu cấp thoải mái. Nhưng để đánh được Huy Đức trong vụ Bên thắng cuộc thì chừng đó là còn quá thiếu.
Đã có nhiều bác vung tay đấm. Nhưng em xin nói thật, tuy là người trong đội ngũ nhưng chính em còn cảm thấy các cú đánh ấy không thuyết phục được mấy người. Có cú thì đánh cho gọi là có đánh, cú khác thì bị coi là đánh dưới thắt lưng Huy Đức. Loay hoay cũng chỉ gồm những cụm từ lặp đi lặp lại: cái nhìn thiên kiến về lịch sử, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống xâm lược, cái nhìn không thiện cảm đối với một số lãnh đạo và thể chế, không biết thuộc thể loại gì… Theo em, để tăng cường chất lượng các bài viết mà em tạm gọi là “đánh Huy Đức”, ta phải thay đổi phương pháp chứ không thể cứ lấy cái cách qui chụp đã lỗi thời làm chiêu chính được. Kết án người khác bằng những lập luận chung chung, vô căn cứ như thế này, thật chẳng khác gì một tấn bi hài kịch, mà người bị giễu cợt và nguyền rủa cuối cùng lại chính là đội ngũ dư luận viên chúng em.
Ở đây em xin được nói thẳng: chỉ có Huy Đức hoặc là người xuất chúng hơn cả Huy Đức mới có thể “hạ gục” được Bên thắng cuộc. Dẫn chứng phải được trả lời bằng dẫn chúng, sự kiện phải được đối chiếu với sự kiện. Nếu “phe ta” không chứng minh được các sự kiện mà Huy Đức đã mất mười năm để ghi chép cẩn thận đến từng ngày, từng buổi là sai trái và bịa đặt thì chuyện cả một cộng đồng dư luận viên đông đảo vẫn thua Bên thắng cuộc là cầm chắc trong lòng bàn tay đó, thưa các xếp.
Trong tình hình này, em nghĩ ta cần phải huy động toàn bộ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống để đối phó thì mới mong ngăn chặn được các hiệu ứng gây ra và ngày càng lây lan đến chóng mặt của Bên thắng cuộc. Trước đây, mỗi khi gặp nhau, người ta thường hỏi thăm: Có khỏe không? Còn bây giờ sau cái bắt tay là câu cửa miệng: Đọc Bên Thắng cuộc chưa?
Làn sóng tìm mua, tìm đọc Bên thắng cuộc có vẻ như ngày càng lên cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Báo chí chính thống càng nói nhiều về Bên Thắng cuộc thì chẳng khác nào quảng bá không công cho nó, làm cho người ta càng háo hức, càng hăm hở và … hồi hộp tìm đọc cuốn sách. Không loại trừ rằng nhiều người sẽ thay đổi về nhận thức tư tưởng sau khi đọc xong cuốn sách đình đám này. Đây là một kết quả vô cùng nguy hiểm và không hề được mong đợi trên mặt trận tư tưởng chính trị, chống diễn biến hòa bình.
Thưa các xếp,
Đọc xong 2 tập với tổng số 1.185 trang đầy ắp các sự kiện và con số của Bên thắng cuộc, em thật sự cảm thấy sợ hãi. Em tự thấy rằng với một dư luận viên óc bằng hạt gạo như em, nhiệm vụ tiếp tục “đánh” Bên thắng cuộc mà các xếp vừa giao là hoàn toàn bất khả thi. Em xin các xếp cho em được nhường lại cho đồng chí khác.
Vợ em cũng rất ủng hộ nguyện vọng này của em, mặc dù cô ta mới chỉ đọc vài chương của Bên thắng cuộc. Cô ấy bảo: Đánh là đánh thế nào, anh xin nghỉ đi, ở nhà em nuôi.
Em xin đội ơn các xếp.
(Một "Dư luận viên", trong đội "Ngũ mao quân" VietNam)

-------------00000000000------------

vinhtruong
01-18-2013, 03:29 PM
Tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” và “Hanoi’s War”
Hai cuốn nầy không phải là quyển sách sử, chúng chỉ là những tác phẩm tượng trưng trong nhiều sách đã viết về cùng một giai đoạn chiến tranh ở Việt Nam, Khác chăng là lý lịch của 2 tác giả Huy Đức (VN) và Liên-Hằng (Mỹ). Riêng Huy Đức là nhà báo lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa, bị bưng bít thông tin nhưng đã cố gắng tìm hiểu mọi phía và can đảm viết lên một cách chuyên nghiệp và trung thực nhất bằng với khả năng hạn hẹp của mình mà người Việt hải ngoại nên thông cảm … tôi cho như vậy cũng là chịu chơi lắm rồi …

Còn mới đây, có tác phẩm của bà Liên Hằng mang tên “Hanoi’s War” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên-Hằng, là một cách nhìn khác về cuộc chiến; Đã đến lúc tình báo lồng trong Truyền thông Mỹ chú trọng đến thế hệ không dính líu gì chiến tranh để có một tầm nhìn công bằng về lịch sữ VN, rồi đây sẽ có rất nhiều, nhiều nửa, thật nhiều sử gia viết cho thời hậu cận đại, dĩ nhiên chúng ta hảy cám ơn mình đang ở vào thời vi-tính hiện đại. Chính họ sẽ dựa vào thời đại siêu vi tính nầy để phổi kiểm, các chứng liệu hình ảnh, video, ghi-âm mà cuộc chiến đả để lại … đút kết, rút ra những cái gì xác thực cho vào lịch sử. Để rồi không ai có quyền ba hoa chích chòe nói lên những điều mà mình ngụy biện cho là đúng … nhưng sự thật chúng hoàn toàn sai về phần ghi chép.
(Thí dụ, tôi đưa ra phần lý luận về tướng Vỏ Nguyên Giáp (military analysis, Albert E) trong trận Hạ Lào - Nhìn vào phóng đồ hành quân, tại sao không đem lực lượng hùng mạnh như vậy từ DMZ, vùng phi quân sự đánh thẳng vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh mà điều binh xa đến Tchepone để đánh trận? Có phải Giáp là công cụ của Secret of the Tomb? Tất cả mọi người, aì ai cũng cho rằng mục tiêu của cuộc hành quân là cắt đường mòn HCM? Sai bét! Hỏi nhị trùng đại tá Bùi Tín thì rỏ! Có phải ông chịu trách nhiệm các quân dụng đã được tản mát che dấu kín đáo dọc theo hành lang đường mòm HCM rồi report cho Phạm Xuân Ẩn “DONE” để cho Kissinger có cuộc họp ngày 18/1/1971- NSC, tại Washington cho TT Nixon ký lịnh hành quân Lam Son 719! (Hình giải mật, The New Legion, vol-2, trang1, Chapter-1)
Tác giả cho rằng cuộc hành quân nầy để xả rác các chiến cụ lổi thời của Mỹ/Xô ngoài ra Giáp còn chịu chấp nhận nướng nguyên một sư đoàn-2 sao vàng dưới trận mưa của Arc light-B-52 và BLU-82AL, chớ thật ra quá trể, còn có quyết định sớm hơn, đúng lúc, đúng điểm thì tướng Westmoreland đã bị triệu về Mỹ liền tức khắt, không ai dám đụng Xa Lộ Harriman (đường mòn HCM ) Và bằng chứng Vỏ Nguyên Giáp là công cụ của trung úy phản chiến John F Kerry để nghe lời xúi bẩy của hắn (bây giờ là BTNG), cho nên Giáp đã cho đào hầm phục kích và che dấu quân trang cho lính mới huấn luyện tại chổ, mà các hầm nầy lại chung quanh các CCHL của QLVNCH như bằng chứng you tube dưới đây:
John F. Kerry: Vietnam War Hero
www.freerepublic.com/focus/f-news/1076280/posts
As mentioned by Ollie North and reported on newsmax, North Vietnamese General Vo Nguyen Giap credited John Kerry's Vietnam Veterans Against the War to ...

Như tên gọi của sách, “Cuộc chiến của Hà Nội”, (bây giờ Mỹ muốn giao banh cho phía Hà Nội, cho nên sách được đặt hang, theo tầm nhìn của tác giả thì không fair, đã có thời kỳ Bonesman George Bush phun ra: “Người dân miền nam không chịu chiến đấu cho tự do, nên ngày nay họ không có?”) đó là chiến tranh do Hà Nội chủ động cưởng chiếm miền nam bằng lén lúc xâm nhập ngả đường Mòn HCM, mà tôi cho rằng Xa-lộ Harriman, có ống dẩn dầu huyết mạch song song theo đó do Liên Xô trang bị. Từ khởi xướng vào những năm cuối thập niên 1959 cho đến lúc thành công vào tháng 4-1975; Thời gian nầy Secret Society đặt tên là chiến dịch Commando Vaught
“Hanoi’s War” đưa ra tầm nhìn từ Washington, Hà Nội, Moscow và Bắc Kinh và có tiểu tựa: An International History of the War for Peace in Vietnam, nhưng với tác-phẫm The New Legion là nó nằm trong lịch trình “siêu chiến lược Eurasian giai đoạn-2” đã giải thích rỏ ràng cuộc chiến VN lồng trong thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, chớ không riêng gì 3 nước Đông Dương. Vì thế sách còn là ghi nhận lịch sử quốc tế về cuộc chiến cho hoà bình ở Việt Nam trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, của cuộc xung đột Trung-Xô mà Averell Harriman là kiến trúc sư cuộc chiến tranh lạnh đưa đến sự hy sinh trên 58.000 lính Mỹ, nhưng trong lăng kính của Secret Society là để bảo vệ cho một an toàn thế giới mới (The New World Order) mà thủ lảnh Harriman cho rằng tránh, không cần phải trao qua lại vũ khí nguyên tử để hủy diệt loài người.
Theo tác giả, chiến tranh ở Việt Nam trong 20 năm không chỉ có Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Trung Quốc là những đại cường quốc và Bắc Việt, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những quốc gia với can hệ chính, mà cuộc chiến còn có cả hai phía miền Nam là Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam, vì lãnh đạo của họ cũng là những nhân tố trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay tìm kiếm hoà bình.

Cùng lúc đó Việt Nam liên minh với Liên Xô chống lại Trung Quốc nên đất nước lại có chiến tranh, sa lầy ở Kampuchia và gây kiệt quệ thêm cho nền kinh tế. Đây là dự mưu của Mỹ muốn LX suy sụp về kinh tế nên xa lầy rút bỏ cuộc chiến để rồi Mỹ đã hoàn thành kịch bản như mong ước, đánh gục Liên Xô với chiến-pháp “bênh kẻ mạnh” (On The Strongman Side) mà không tốn một viên đạn

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-19-2013, 02:55 PM
Trong vai trò một nhà báo, Huy Đức đã có nhiều gặp gỡ, phỏng vấn quan chức lãnh đạo, nhận thức tình hình, sau lại có cơ hội đến Mỹ học hỏi và nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến Việt Nam, “Bên Thắng Cuộc” là đúc kết của những chứng-liệu và tài liệu tác giả thu thập được trong sơ khởi. trước khi hàng loạt tác phẫm khá chính xác sẽ đưa ra trong nay mai, nhứt là cuốn video “Kennedy Assassination … (2012) do nhà sử học Steven Alvis đã thuyết giản gây khá nhiều bất ngờ và ngạc nhiên cho đọc giả về Con OLD-CROCODILE, nhưng nếu đọc giả chịu khó xem lại và nghiền ngẫm bài “ĐẦU MỐI 2 CÁI CHẾt CŨA ANH EM KENNEDY VÀ DIỆM NHU” trên diển đàn nầy thì có quá nhiều chi tiết làm quí vị phải châu mày suy gẩm và buộc phải tra cứu ngay trên Internet cho chắc ăn, Click (KENNEDY ASSASSINATION New York establishment Harriman )

Tóm lại, Huy Đức đặt lại chuyện gọi miền Nam được “Giải phóng” hay ngược lại chính là miền Bắc được giải phóng, thì chuyện coi xưa như trái đất và sự đôi-co của người Việt không có lý do gì mà không dập tắt đi để đở nhục là thân phận của một nước nhược tiểu mà thương yêu đùm bọc nhau hơn! Chúng ta nên đau đớn trong tủi nhục khi kịch bản 30/4 sắp hạ màn bằng một tài liệu mật của CIA đã tiết lộ cho thấy: “Sẻ có một cuộc chạy trốn trong hổn loạn ra khỏi Việt Nam và Cộng Sản BV khủng bố, trả thù!” - Có nghĩa không có giải pháp trung lập do người Pháp đở đầu (Theo lịnh Kissinger Mafia Lê Đức Thọ khi bước chân vào Saigon trách nhiệm chính và đầu tiên là mời đại sứ Pháp rời khỏi VN liền tức khắt như các bạn đã có tài liệu) Thế là tiếp tục qua phần mềm “hậu-chiến” gồm “20 năm đóng cửa rút cầu” (1975-1995) và phần phục hồi VNCH do CSS/CIA chủ đạo; (có nghĩa phần prewar do KGB/CIA và postwar do CSS/CIA!)

Là một nhà báo có tiếng trong nước, là phóng viên của nhiều cơ quan truyền thông lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sàigòn Tiếp Thị, nhưng Huy Đức đã rời những cơ quan này để được viết một cách độc lập và tự do hơn" đó là lý do Huy-Đức được Mỹ ưu-ái cấp Visa
Tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” (2012) của Huy Đức cố gắng nói lên một phần của những nỗi đau đớn, oan khiên đó trong tổng thể thực trạng Việt Nam từ ngày 30-4-1975, như vậy là đạt mục tiêu của US Information Agency, (coi như cơ quan kiểm duyệt truyền thông)
Cuộc chiến kết thúc đã kéo theo nhiều hệ lụy mà cho đến hơn một phần tư thế kỷ sau chiến tranh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã phải nhìn nhận rằng ngày 30-4 “triệu người vui mà cũng có triệu người buồn”.
Cuốn sách của ông Huy Đức vẫn đang tiếp tục là đề tài của nhiều bài viết và bình luận từ trong và ngoài Việt Nam, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ? Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới để đem đất nước dâng hiến cho Bắc phương! (nói là nói thế thôi … chớ bố bảo tên nào dám dâng đất nước nầy cho TQ?)
Có “Cuộc chiến của Hà Nội”? Tôi nghĩ là không mà tấn thảm kịch nầy do trục ma quỷ CIA/KGB dựng lên cho quyền lợi của 2 nước căn cứ vào “Aid to Russia 1941-1946 Plan” để LX cùng Mỹ tiếp tục viện trợ cho Hà Nội qua dollar Mỹ trả cho nhân công LX sau chiến tranh-2 không có việc làm và cái Credir Card đó kéo dài từ 700 triệu tấn vũ-khi cho Hà Nội ngay sau HĐ Paris 1973 và tới nay reactivated cho phi cơ và tàu lặn cho tướng Nguyễn Chí Vịnh giử giếng dầu dùm cho Hảng EXXON

Về góc nhìn của Mỹ và Việt Nam khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975; Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nhìn của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì nó diễn ra trên mảnh đất mang tên Việt Nam. Trong nhãn quan của lãnh đạo Hà Nội, đó là “American War” vì do người Mỹ gây nên, nhưng sau sân khấu chính trị Mỹ, Secret- Society muốn chỉ đích thực Hà Nội đã lén-lúc dùng đường 559 để cưởng chiếm miền nam. Thế thì đọc giả nghĩ thế nào? Tác giả cũng ước mong có thì giờ sẽ dịch ra bằng tiếng Việt từ 2 cuốn “The New Legion” cho đọc giả hiểu biết tường tận, nhưng không sao vì đã đến thời điểm hàng loạt sách đứng đắn và rỏ ràng chính xác sẽ xuất hiện trong nay mai như là chuyện chắn chắn phải có, cho nên không cần thiết phải hấp tấp khi chưa đúc kết hết dữ kiện data đúng đắn
Trong ba thành phần người Việt, dù sự can dự của Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam có những lúc làm cục diện chiến tranh hay diễn tiến hoà đàm thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị là tại vì thủ lãnh Harriman đã có dự mưu giao Saigon cho Hà Nội như tôi đã trình bày rỏ ràng trong 2 tác phẫm về 3 đáp số cho ra ngày 21/9/1960 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ kềm theo một loại huy chương mới cho lính tác chiến sẽ qua VN năm 1965 là “Chiến Dịch tham chiến tại VN Bội Tinh”.
Nhân vật chính trong Hanoi’s War không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo miền Bắc trong nhiều thập niên, từ thời chống Pháp, qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cho đến lúc ông từ trần ngày 2-9-1969. Cũng không phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên và là thân tín của Hồ Chí Minh mà là Lê Đức Thọ (rồi đây tài liệu giải mật sẽ nói rỏ ràng hơn nhân vật Lê Đức Thọ là công cụ gián tiếp của CIA).
Dù trên diễn đàn quốc tế, hai nhân vật Hồ-Giáp đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chính trị và các nhà sử học viết đến nhiều nhất và vì thế KGB phải lưu tâm để 2 vị nầy không bị trù dập, chỉ có tướng Chu Văn Tấn là bị tam đầu chế “Duẩn/Thọ-2” trù dập đến chết ở trong tù

Đã đến lúc Mỹ cho rằng “Thống nhất miền Nam bằng bạo lực'
Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên, 'thân tín của Hồ Chí Minh' - Hanoi’s War đưa ra hai nhân vật chính là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Quan trọng hơn cả là Lê Duẩn. Mở đầu tác giả ghi lại hình ảnh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chia tay nhau bên dòng sông Ông Đốc ở Cà Mau vào một ngày đầu năm 1955. Đó là thời gian thi hành Hiệp định Geneve 1954 tạm chia đôi nước Việt ở vĩ tuyến 17, cho phép tự do di dân giữa hai miền trong vòng 300 ngày.
Lê Duẩn ở lại miền Nam, Lê Đức Thọ xuống tàu tập kết ra Bắc để rồi trong suốt chiều dài cuộc chiến hai nhân vật này đã trở thành trọng điểm của sách. (Tình báo Mỹ luôn luôn để vào ống kính loại người hành động như Thọ Duẩn, đó là lý do CIA muốn thay ngựa giữa dòng, riêng HCM quyết liệt không muốn khuấy động lại chiến tranh lần-2. Có lẽ không ai nghiên cứu tĩ mĩ con người, bản chất Hồ Chí Minh bằng OSS rồi CIA trong suốt chiều dài của lịch sử VN xuyên suốt hơn nữa thế kĩ, họ chuyên khảo cứu về đề tài hấp dẫn này, Họ khám phá ra một điều mà họ cho là rất mới, rất thật, là “Hồ Chí Minh là một con người mang bản chất cộng hòa, mang bản chất dân chủ, hơn là một con người cộng sản theo học thuyết Mác-Lênin”. Và vì thế họ rất thích thú với việc tự tìm ra “chân lý” đó)

Vài năm ở miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung ương Cục miền Nam và đưa người của mình như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt vào nắm giữ những vai trò then chốt để điều hành cuộc chiến tại miền Nam trong tương lai.
Trở lại miền bắc, cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đã chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này theo như mưu đồ của CIA.
Cái gọi là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoãn, không chủ trương sống chung hoà bình. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai trò quyền lực. Chính trị nói vậy nhưng không phải vậy vì phải ôm cứng chủ nghĩa CS làm gốc căn bản để phát triển, nhưng thật nó là Mafia toàn trị. Thế là những người CS nguyên gốc sẽ bị thanh trừng dài dài trong sự chứng kiến của lịch sử cho đến ngày hôm nay, chỉ Mafia toàn trị trong băng đảng thì tồn tại. Dĩ nhiên đất nước còn nghèo phải đợi nữa thế kĩ sau Hoa Kỳ viện trợ tái thiết qua trung gian các nước đồng- minh của Mỹ … rồi mới có cơ hội ló dạng là bọn ăn cướp, ăn cắp của dân rồi rycycling thành dollar gởi qua Mỹ sống cuộc sống an nhàn với con cháu như các lảnh tụ TQ.

Tác giả nêu dẫn chứng vụ án xét lại chống đảng với Hoàng Minh Chính từ năm 1963 và nhiều người bị tù trong cuộc thanh trừng lớn nhất trong nội bộ đảng vào năm 1967.
Để tiến hành chiến tranh, sau Đại hội Đảng kỳ 3, từ năm 1960 lãnh đạo đã biến miền Bắc thành một xã hội công an trị với hàng vạn người bị bắt vì “nguy hiểm đến an ninh, trật tự xã hội” mục đích Thọ chuẩn bị cùng Mỹ leo thang chiến tranh sau vụ Gulf of Tonkin Incident 1964. Để lấy lấy sự bảo đảm với Lê Đức Thọ, secrets of the Tomb ra lịnh Richard Helms chỉ các toạ độ thả toán gián điệp ra Bắc cho Mai Chí Thọ biết để túm hết, đồng thời các phương tiện như C-47 Cò trắng phải phá hoại phát hỏa trên không như trung úy Thanh Vân, Bùi Quang Các H-19, và trung-úy Tâm AD-6. William Colby phải vò đầu bức tráng mà còn bị Bonesman Mc Namara rầy rà về sự thất bại trong việc thả toán ngoài bắc, Nói tóm lại chính quyền Kennedy bị Con Old Crodile kềm kẹp và thọc gậy bánh xe.

Vụ án “Nhạc vàng” năm 1971 là một thí dụ khác. Chính quyền Hà Nội cho rằng đang có âm mưu “diễn biến hoà bình” do Mỹ chủ trương để gây chia rẽ nội bộ đảng về chính sách chống Mỹ cứu nước. Có nhiều sách nói ông Lê Đức Thọ đóng vai trò 'chủ chiến' quan trọng theo lịnh Mỹ. Dựa vào nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nơi, đặc biệt là những văn khố ở Việt Nam mở ra cho giới nghiên cứu gần đây cũng do Mỹ can thiệp, tuy kho lưu trữ của đảng và Bộ chính trị vẫn còn đóng kín, và những tiếp xúc, phỏng vấn của tác giả với người Việt liên quan, cùng nguồn tài liệu Việt ngữ tác giả có khả năng tiếp cận, Hanoi’s War đưa ra hình ảnh rất rõ là Lê Duẩn kiên quyết chủ trương “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa” để chiếm miền Nam.
Giải pháp trung lập miền Nam cũng không được chấp nhận. Chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng của Tướng Võ Nguyên Giáp không được tán thành có nghĩa cùng tư tưởng HCM
Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Lê Duẩn tuy là Bí thư thứ Nhất của đảng nhưng Duẩn đã qua mặt và nắm trọn quyền hành. (Trong sách The New Legion đã dẩn chứng cho rằng Lê Đức Thọ, tức Sáu Búa mới là người chủ đạo cuộc chiến)
Hiệp định Paris chỉ đơn giản là để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự. Có nghĩa hoàn tất định kiến-3 (axiom-3)
Cuộc chiến nầy, Mỹ vẩn luôn luôn chủ động khi đem lính (axiom-2) vào và rút lính ra (axiom-3) vì điều dễ hiểu kịch bản do Mỹ là đạo diển và KGB là subordinate vì nhờ vào Aid To Russia 1941-1946 reactivated vì thế Mỹ luôn luôn trả tiền nhân công LX làm vũ khí cho Hà Nội, đến ngày hôm nay thì tàu lặn và phi cơ tối tân của Nga phải sản xuất cho VN để gìn giử Biển Đảo (chớ Mafia đỏ tiền bỏ túi chưa đủ lấy gì mà mua vũ khí)
Bản hiệp định được ký kết ngày 27-1-1973 sau 5 năm thương thảo với Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao có chủ trương phải kiên trì vì tin rằng người Mỹ sẽ phải bỏ cuộc như lời Harriman đã hứa với Thọ, dù Mỹ có đem trên nữa triệu lính cũng chỉ tập trận thiệt rồi rút vê, và khi Mỹ rút về thì miền nam như bộ xương khô. Và sự dùng dằn kéo dài trên bàn hội nghị là thời gian cần nuôi dưởng chiến tranh để Mỹ xả rác và thí nghiệm vũ khí mới. Quân đội Mỹ không thể tham chiến khi bị quốc hội Mỹ cắt đứt ngân khoản do Harriman gây ảnh hưởng. Phong trào phản chiến cuối thập niên 60 rất cao đến nỗi quốc hội Mỹ không chi thêm tiền cho guồng máy chiến tranh và ép Mỹ phải lui binh. Đó là kết quả phản chiến của hãng thông tấn CBS, Dan Rather và Jane Fonda do Secret Society chủ đạo tài trợ

Đúng là người Mỹ cuối cùng đã nhượng bộ Hà Nội để bộ đội miền Bắc tiếp tục ở lại miền Nam. Bản hiệp định chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự. Những điều nầy trong sách The New Legion: trung úy phản chiến John F Kerry đã cố vấn cho phải đoàn Lê Đức Thọ phải cương trì để ký cho người lính Mỹ cuối cùng rút lui khỏi Đông dương dù là danh dự hay gì gì củng giao miền nam cho Hà Nội để thống nhứt đất nước hoàn thành quyết định của Mỹ không chịu ký chia đôi VN 1954 mà chọn ngày 30/4/1975 là thống nhứt VN
Thế nên chính quyền Sàigòn sụp đổ ngày 30-4-1975 trước sức tấn công bằng vũ lực của bộ đội cộng sản miền Bắc, trong khi miền nam cạn kiệt hỏa lực, (thậm chí 1 đổi 1 theo HĐ Paris mà VNCH cũng không có) như Lê Đức Thọ đã chủ trương trong suốt chiều dài cuộc chiến và cuối cùng đã đi đến thành công như lời bảo đảm của Averell Harriman với Lê Đức Thọ tại Paris 1968
Hanoi’s War còn là một cái nhìn khác hơn với những gì giới lãnh đạo Hà Nội thường đưa ra trước đây về sự nhất trí trong những quyết định đi đến chiến tranh được gọi là giải phóng miền nam theo ý đồ của Averell Harriman
Sách vẽ lên chân dung Lê Duẩn như là một lãnh đạo Việt Nam với hai mươi năm kiên quyết chủ trương chiến tranh “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa”. KGB chọn Lê Duẩn vì ông là người hành động chịu dấn thân đi khắp 3 miền đất nước và là bạn của Staline
Nhưng không phải vì thế mà cơ hội cho hoà bình, phát triển và chờ ngày thống nhất của hai miền Việt Nam đã không được đưa ra, vì thật ra chỉ có Secret Society là quyết định kịch bản hạ màn ngày 30/4/1975 vì chỉ có duy nhứt phái đoàn Mỹ họp Genève/1954 là không chịu ký chia đôi VN và chờ mãi đến ngày nầy, vì “Freedom is not for free” người Mỹ cần khuấy động chiến tranh cho quyền lợi Mỹ (America first) Vì thế Hoa Kỳ chấp nhận đem quân vào VN là kẻ xâm lược, còn LX và TQ đã ký chia đôi VN thì không lý do gì (về mặt nổi) cái gọi là có gởi quân tình nguyện TQ hay LX tại VN mà chỉ có viện trợ là đủ. Điều nầy 3 nước cường quốc đã okay với nhau rồi.
Hanoi’s War gắn ông Lê Duẩn vào những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt, nhớ một điều là không phải Hồ Chí Minh là tội đồ! Tài liệu giải mật sau nầy CIA sẽ giải bày sáng tỏ
Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế thì có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không? Sự thật tam đầu chế Hồ, Giáp, Tấn không chịu khuấy động lại chiến tranh và ra lịnh rút 100.000 về Bắc. Cuộc đấu đá sôi nổi từ 1957 đến 5/1959 thì KGB/CIA đã lật chiếc ghế giao cho Lê Đức Thọ là Tiểu-bá 3 nước Đông Dương và thủ lảnh khuấy động phong trào GPMN. Thế là bắt đầu trò chơi chiến tranh nam bắc bằng CIP/NLF (Counter Insurgency Plan / National Liberation Front) trong đó có nhiều điều luật trò chơi được gọi là ROE (Rule Of Engagement xem chi tiết thể lệ trò chơi trong sách The New Legion)

TAM73F
01-21-2013, 06:52 PM
Xin chuyển bài của Tiến Sĩ Đinh Xuân Quan.

Hy vọng cái hy vọng của T/S ĐXQ sẽ thành sự thật:
“The Truth will set you free – Sự thật sẽ giải phóng cho con người”.

CS sợ nhất là sự thật, vì thế bất cứ gía nào họ bưng bít tin tức, mị dân.
Thật ra càng nghĩ càng thấy cố T/T Nguyễn văn Thiệu nói 1 câu để đời:
"Đừng nghe những gì Cộng Sản nói và hãy nhìn kỹ những gì CS làm!"





Đọc toàn bộ Bên Thắng Cuộc: "Sự Thật sẽ giải phóng con người"
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân


LTS: TS Đinh Xuân Quân là một kinh tế gia về phát triển và tổ chức cơ chế (governance). Ông đã sống tại Việt Nam sau 1975, đã bị tù cải tạo, vượt biển tìm tự do. Và đặc biệt đã có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế từ năm 1994 đến 1997. Đó là một dịp rất tốt để Ts Quân hiểu bối cảnh và tư duy của lãnh đạo CSVN vào lúc đó.

Trước 1975 ông làm cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia và tham gia vào Nhóm kinh tế hậu chiến thuộc Bộ Kế Hoạch của VNCH. Ông là GS Kinh tế tại Đại Học Luật và ĐH Minh Đức. Cho đến nay ông đã làm chuyên gia cố vấn cho trên 20 nước trên thế giới, kể cả gần đây làm cố vấn kinh tế - hành chính cho Phủ TT Iraq và Phó TT tại Afghanistan dưới sự bảo trợ của World Bank, UNDP và USAID. Ông cũng tiếp tục làm GS tại nhiều ĐH mà ông có nhiệm sở.


*

Quyển “Bên Thắng Cuộc” số 1 của Huy Đức / [Published by OsinBook 2012 - Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook 2012 trên Amazon] gồm hai phần và 11 chương, "Bên Thắng Cuộc" cuốn 2 cũng gồm hai phần và 11 chương, cả hai cuốn 1&2 gộp lại dày 680 trang.
Hôm nay chúng xin có một số nhận xét về "Bên Thắng Cuộc" cuốn 2, nội dung cuốn sách (tiếp theo cuốn 1) như sau:

Phần III gồm:

Chương 12: Tướng Giáp– Tại sao có vụ án Năm Châu – Sáu Sủ nhằm hạ bệ tướng Giáp – Vai trò thực sự của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh 1955-1975 như thế nào? Vì sao có vụ Maddox và vụ án “Chống đảng” năm 1967?
Chương 13: Cởi Trói Thời kỳ trăng mật của TBT Nguyễn Văn Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho báo chí, văn nghệ; xét lại vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”.

Chương 14: Lựa Chọn – Việt Nam có một cơ hội để cải cách chính trị và chuyển quyết liệt nền kinh tế sang thị trường. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Hà Nội hoảng sợ. Điều này khiến cho việc cải cách cả về chính trị và kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990 trở nên nửa vời.

Chương 15: Linh – Kiệt – Thực chất mối quan hệ của ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt là gì? Vì sao ông Linh đưa ông Đỗ Mười lên làm Thủ Tướng năm 1988, thay Trần Xuân Bách, bài ông Kiệt?

Chương 16: Đa Nguyên – Trước những diễn biến trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng bộc lộ con người bảo thủ của ông: siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác.

Chương 17: Kinh tế thị trường – Đông Dương đã từ một chiến trường trở thành thị trường như thế nào? Những chuyển động trong xã hội sau khi chấp nhận kinh tế thị trường. Cách mà chính phủ VN và người dân tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường.

Phần IV: Tam Nhân

Chương 18: Tam quyền không phân lập – Tranh cãi và tranh chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiến Pháp 1992.

Chương 19: Tam nhân không phân quyền – Cho dù không chấp nhận tam quyền phân lập nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên 1990 cũng có “check and balance” bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ văn Kiệt.

Chương 20: Đại Hội 8 - Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những lãnh đạo lão thành chưa thực lòng muốn từ bỏ quyền lực.

Chương 21: Lê khả Phiêu và ba Ông Cố Vấn. Ông Lê khả Phiêu là người thế nào? Ai đưa ông lên và vì sao ông bị hạ bệ trong Đại Hội 9?

Chương 22: Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: Ý thức hệ được sử dụng như là một quyền lực chính trị đã cản trở những cải cách kinh tế theo định hướng kinh tế tế thị trường. Tiến trình tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến “tương lai” dân tộc.

*

Thời gian qua đã có nhiều nhận xét khen và chê về quyển 1 “Bên Thắng Cuộc”. Có một số bài hay, ví dụ bài của Vũ Ánh, một nhà báo lão thành từ thời VNCH; hay bài của Đồng Phụng Việt phổ biến trên mạng gần đây. Đây là những tác giả có cái nhìn hiểu biết và đứng đắn, không có tính cách a dua của một số người bị khích động bởi tình cảm cực đoan hay vì những động lực riêng tư.

Chúng tôi nghĩ rằng ta cần biết lịch sử cận đại VN, nhất là quá trình “Đổi Mới” kinh tế từ bên trong và “những cơ hội bỏ lỡ” trong quá trình này. Ngày nay bao nhiêu tài liệu được giải mật về phía Mỹ đã cho thấy những bước đi chiến thuật và chiến lược của Mỹ và của VNCH, nhưng ít ai biết về các sự kiện hay các suy nghĩ về nhiều khía cạnh khác nhau của miền Bắc trong thời gian đó. “Bên Thắng Cuộc” đã cho thấy bao nhiêu dữ kiện lịch sử cận đại Việt Nam khi tác giả cố gắng có cái nhìn cân bằng, trung thực, mặc dù không phân tích. Đây là một sự cố ý của tác giả Huy Đức, khéo léo bày ra một bữa cỗ đầy sự kiện, đầy thông tin về quy trình lấy các quyết định (government and party decisions) ảnh hưởng đến tương lai Việt Nam, và dành sự đánh giá cho độc giả về những gì đã xẩy ra trên mảnh đất chữ S sau 1975. Quyển sách này sẽ là một “mỏ tài liệu” vừa quý giá vừa rất thích thú cho các học giả, các nhà khảo cứu, các chuyên gia hành chính công (về quy trình quản lý việc thay đổi – management of change), và nhất là các chuyên gia ngoại giao thế giới tìm hiểu và nghiên cứu về Việt Nam.

Quyển 1 có 3 chương (chương 3, 9 và 10) và quyển 2 cũng có 3 chương (14, 17 và 22) có chủ đề về kinh tế. Quyển 1 trình bày “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế (xin xem bài trên Diễn Đàn Thế Kỷ: www.diendantheky.net.) [Các “Chiến dịch “Đánh tư sản” -“Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh“Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.”] Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là cuộc sống của những người dân trở nên trăm bề khó khăn.

Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua việc các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách máy móc – nếu không nói là mù quáng trong chủ trương cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam. Sau đó là phải tìm các giải pháp giải quyết khó khăn kinh tế qua các vụ xé rào.

Quyển 2 nói về "quy trình sửa đổi – tranh cãi về kinh tế thị trường" mà rốt cuộc là theo "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Một cuộc Đổi Mới nửa vời mà tai hại còn kéo đến bây giờ, năm 2013.

Chương 14 kể lại quá trình lựa chọn trong tập thể Bộ Chính Trị về việc cải tạo kinh tế đi từ chỗ “cởi trói” các trạm kiểm soát trên cả nước. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Khi đối đầu với thực tế ĐCSVN phải tìm cách giải quyết, nhưng tư duy lãnh đạo vẫn coi trọng ý thức hệ - cố “bám vào XHCN”. Nhờ vậy khi giới lãnh đạo đi tìm giải pháp, lần đầu tiên người ta thấy các chuyên gia được tham khảo ý kiến. Nó cũng cho thấy tại sao các chính sách về nông nghiệp đã thất bại và phải “cởi trói”cho nông dân qua nghị quyết 10.

Chương 16 nói về Đa Nguyên kể lại quá trình tranh đấu trong nội bộ về “đa nguyên đa đảng” trong bối cảnh các thay đổi tại Đông Âu, Nga và Trung Quốc, các sự kiện đã khiến ông Nguyễn Văn Linh (NVL) tháo lui trong tiến trình cải cách. Chuyến thăm Gorbachev và thời gian nằm nhà thương tại Đông Đức đã làm cho NVL sợ, khi trở về nước đã siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách một nhà chính trị nói công khai về đa nguyên trong đảng; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác. Các tranh chấp tư tưởng – trong đó có nhiều vận động “cởi mở” của Trần Xuân Bách làm cho NVL lo lắng. Ý của ông Trần xuân Bách là 1) Cần mạnh dạn thực hành chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lenin (gọi là kinh tế thị trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế; 2) Theo “kinh tế định luận” của Marx thì một khi đã đa nguyên kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị, và 3) Thị trường và đa nguyên là những thành tựu của nhân loại. Ông Trần Xuân Bách vì muốn thay đổi quá sớm cho nên bị kỷ luật [điều chú ý trong XHCN khi chồng bị “hạ bệ” thì vợ cũng phải chịu trăm điều nhục – bị hạ tầng công tác, cho ra vỉa he giữ xe ngoài cửa cơ quan, đi làm giúp việc...].

Chương 17 nói về những bước đường đi đến Thị trường, trong đó có cả việc thương thuyết giữa Mỹ và VN về chương trình HO giúp cho hơn 380,000 cựu quân nhân cán chính VNCH sang Mỹ, mà chuyến đi đầu tiên vào ngày 13/1/1990 sau bao nhiêu vận động. Chương này đề cập con đường dài đi từ tình trạng khép kín đến chỗ cởi mở hơn, từ việc in lịch hoa hậu VN cho đến “xì-căn-đan” Thanh Hương mà chúng ta gọi là “pyramid scheme” làm chấn động Việt Nam, cho đến phong trào học tiếng Anh. Sau đó là những thành tựu đầu tiên của việc đoạn tuyệt với nền "kinh tế bao cấp". Kinh doanh tư nhân dần dần được cho phép, và trong thời gian này người ta chứng kiến vai trò ngày càng nổi bật của UNDP, của các cơ quan quốc tế giúp Việt Nam mở cửa qua việc gởi nhiều sinh viên đi du học, các phái đoàn tham quan nước ngoài, những dự án “tăng trưởng quản lý kinh tế,” v.v...

Quyển sách cũng cho thấy đời tư của một số lãnh đạo CSVN. Sách đưa ra những dữ kiện về con người của Lê Duẩn, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, vv., những người có ảnh hưởng đến các quyết định về tương lai Việt Nam. Nó cho thấy Đảng Cộng Sản là một tổ chức được quản lý bởi một số người rất nhỏ, rất quyết đoán và hầu như không cần đếm xỉa gì đến khía cạnh chuyên môn. Hậu quả là đảng đã phạm các lỗi lầm do sự kém hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài, đã mang lại biết bao nhiêu tai họa cho Việt Nam. Sách thuật lại trong cuộc gặp TBT NVL và Đỗ Mười (1989) thì ông Linh nói “Mất chủ nghĩa xã hội tới nơi rồi còn nói về thành tích.” Việc này cho thấy các lãnh đạo còn rất quyết đoán theo quán tính, chưa thoát khỏi não trạng ý thức hệ. Trong một dịp khác, sách này thuật lại các cuộc gặp gỡ giữa Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân (1999) và trách nhiệm trong việc thảo thuận về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, Bãi Túc Lãm và điểm cao 1509. Ngoài ra hai bên còn nói về Biển Đông. Trong cuộc gặp này Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm bị bỏ rơi. Theo ông Nguyễn Văn An thì "Đảng ta sai lầm về cán bộ rất nhiều". Ngay từ Đại Hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh là không đúng - ông không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn ông Lê Khả Phiêu cũng không đúng và đến khi chọn ông Nông Đức Mạnh thì quá sai. Về sau ông Nguyễn Văn An nhận ra vấn đề của ĐCSVN là “lỗi hệ thống.”

Nói về các “lãnh đạo tù nhân ý thức hệ” thì ngay phần mở đầu sách, tác giả đã cho thấy nhiều người trí thức trong guồng máy lãnh đạo thấy vấn đề, có thiện chí, cố gắng tìm các giải pháp khi đất nước bế tắc. Nói về chuyên môn hành chính thì “cách quản lý đóng” của ĐCSVN dựa trên người “đỏ hơn chuyên” đã mang tai hại cho đất nước và sẽ khó chữa vì dân chúng không được tham gia đóng góp ý kiến vào các quyếtđịnh.

Chương 21 quyển sách nói về quy trình thương thuyết – bở lỡ mất cơ hội sớm ký BTA và vào WTO trước Trung Quốc. Bill Clinton đã gặp lãnh đạo VN và sẵn sàng ký từ 1999 trong khi vì “bị lệ thuộc vào 16 chữ vàng” cho nên mãi đến 2006 Việt Nam mới gia nhập WTO. Cuộc trao đổi giữa Bill Clinton và ông Lê Khả Phiêu cũng đầy thú vị - như là một cuộc nói chuyện giữa người trên cung trăng. Quá trình trao đổi giữa các lãnh đạo – bộ ngoại giao, BCT cho thấy nhiều việc hỏng hay bị bỏ lỡ chỉ vì lãnh đạo Việt Nam “mù quáng – nô lệ về tư duy”, vẫn tưởng anh em XHCN Trung Quốc tốt với mình. Dựa vào thông tin của Tổng cục II nói Trung Quốc “sẽ phản ứng rất xấu” nếu VN ký Hiệp định thương mại. Trong khi Việt Nam không hiểu tầm quan trọng của giao dịch quốc tế thì Trung Quốc đã tận dụng tình trạng thụ động vụng về của kẻ đàn em để vào WTO sớm hơn. Nhiều người hiểu biết (thường thường thuộc Bộ Ngoại Giao vì có dịp tiếp xúc nhiều với bên ngoài) đã tỏ ra “tiếc đứt ruột.” [Đọc đến đoạn này người viết cảm thấy rất thấm thía, vì nhớ đến kinh nghiệm của bản thân khi được UNDP đưa vào làm việc giúp Việt Nam cải cách Hành chính và tân tiến hóa guồng máy chính quyền: lúc đó VN hoàn toàn có thể qua mặt TQ để vào WTO sớm, nhưng lãnh đạo VN cứ chần chờ không dám quyết định. Lúc đó người viết không biết là Việt Nam đã bị “16 chữ vàng” chi phối, đã bị chiếc “cùm tư tưởng” của TQ tròng vào đầu rồi!]

Trong một bài viết cho viện ISEAS - đại học Singapore xuất bản, chúng tôi đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ”của Bộ Chính Trị tại Việt Nam có một mảnh bằng Đại Học. Hậu quả là việc quản lý yếu kém – các lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn chuyên]. Tình trạng này đã mang nhiều tai hại trong việc quản lý đất nước, nhất là về kinh tế, đặc biệt từ khi có "16 chữ vàng" với Trung Quốc” thì mọi việc hầu như bị TQ kiểm soát. Tác giả Huy Đức cho thấy là Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tốt để Đổi mới tư duy kinh tế - mang đất nước tiến đến giàu mạnh vì lãnh đạo không có tầm nhìn (vision), ít học, mà bị “tư duy lỗi thời kiềm kẹp” (Xem chương 21).

Chương 22 nói Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa sau những bước đi đến Thị trường. GS Đoàn Xuân Sâm hỏi ông Đỗ Mười: "Anh làm thủTướng có 60 triệu dân hay chỉ cho 6 triệu cán bộ quốc doanh… Quốc Hội bầu anh lên đứng đầu chính phủ để lo cho toàn dân đâu phải cho lo cho mấy triệu công nhân quốc doanh." Đỗ Mười nói “Các anh tìm cho tôi phương án cứu quốc doanh” đó cũng là một lệnh của NVL. Tại Đại Hội giữa nhiệm kỳ của đảng 1994, ông Đỗ Mười đọc diễn văn về 4 nguy cơ: tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và diễn tiến hòa bình. Cái đuôi “định hướng XHCN” được gắn vào kinh tế thị trường phản ánh "tương quan lực lượng" giữa hai sự việc trước đây xem ra không thể sống chung với nhau, là thị trường tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói tóm ông Đỗ Mười còn có ảnh hưởng quyết định trong việc duy trì vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Nhiều đoàn Việt Nam đã đi tham quan nhiều nơi, trong đó có Singapore. Sau hơn hai thập niên đổi mới, so với các quốc gia mà giữa thập niên 1950 từng có mức độ phát triển tương đương, Việt Nam vẫn tụt hậu hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm so với họ. Nhớ thời kỳ câu khẩu hiệu “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” được hô hào mạnh nhất thì đó cũng đúng là thời điểm Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.

Hai quyển Bên Thắng Cuộc 1 & 2 nói lên được cái thâm ý của tác giả. Huy Đức bộc bạch: “Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra, bạn ạ!” Việt Nam XHCN lúc nào cũng tìm cách “lấp liếm” khi nói chuyện với dân và lúc nào cũng bưng bít thông tin. Huy Đức đã cố nói lên sự thật mà đa số người dân trong nước không biết, như chính vì các chính sách “duy ý chí” mà ĐCSVN đã phá nền kinh tế miền Nam, làm nghèo và bóc lột dân chúng qua những vụ đổi tiền, tranh cãi trong nội bộ về quy trình cải cách kinh tế và chính trị để cứu vãn tình thế, vụ Tết Mậu Thân, cần tiếp tục cải cách, đổi mới kinh tế và chính trị.

Theo chúng tôi, quyển sách này nói lên mục tiêu sâu xa của tác giả, là: “The Truth will set you free – Sự thật sẽ giải phóng cho con người”. Sống mãi trong sự dối trá, tinh thần con người được cấu tạo bởi toàn cái giả. Khi biết được Sự Thật, người ta được giải phóng ra khỏi khối sương mù giả dối. Quyển sách Bên Thắng Cuộc nhằm mang lại sự thật cho dân Việt Nam, nhất là khối dân đang ở trong nước, hằng ngày vẫn đọc vẫn nghe 800 tờ báo và các loại đài, nhưng tất cả đều đồng ca một điệu, vì được điều khiển chỉ bởi một tổng biên tập, là đảng CSVN. Trong lời mở đầu Huy Đức có nói “... chính những người cộng sản cũng không có điều kiện để hiểu những gì Đảng đã mang đến cho đất nước này. Những người cộng sản có lương tri chắc chắn sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm. Không ai có thể đi đến tương lai một cách thành công nếu không hiểu trung thực về quá khứ.” Ngụ ý quyển sách cho thấy các giá trị như nhân quyền, tự do về tư tưởng và văn hóa, tự do tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế v.v. (những đặc điểm của nền tảng cho chế độ miền Nam) ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam.

Quyển sách cần được đọc nhiều lần vì nó giúp người đọc có một cái nhìn về chính trường – XHCN nhất là sau tháng 4 năm 1975. Người Việt Nam có thể nhìn một cách bao quát và hiểu rõ hơn về những chuyện đã xẩy ra mà “nhà nước” không muốn họ nghe hay hiểu.

Người đọc quyển sách này tin rằng “The truth will set you free - Sự thật sẽ giải phóng bạn” là mục đích của tác giả Huy Đức và điều này sẽ mang nhiều thay đổi tích cực cho VN vì họ có thể đánh giá lịch sử cận đại với một các nhìn tổng quát mà ĐCSVN không muốn họ thấy. Quyển sách này sẽ giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự thật qua những việc đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn, bao khó khăn, một kinh tế thịnh vượng miền Nam bị phá hủy hoàn toàn chỉ vì … “quá ngu xuẩn vì duy ý chí.”

Sống trong lòng chế độ ở Việt Nam mà đề cập tới các sự kiện viết trong quyển sách này là một điều khó khăn và là mối đe dọa cho cá nhân Huy Đức. Tác giả, dù được đào tạo trong một thể chế độc tài, đã tự vượt ra khỏi đủ loại trói buộc để dũng cảm nói lên các ưu tư chân thật về những vấn đề của đất nước. Điều đó cho thấy sự đè nén và dối trá không thể nào đày ải con người lâu dài mãi mãi, phải có lúc ý thức và lương tri bùng lên để cất tiếng nói trung thực của mình.

Mong là qua quyển sách này sẽ có sự tái xác định về XHCN và mạnh mẽ tiếp tục “Đổi Mới” theo kinh tế thị trường, nhà nước đối sử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, chấm dứt việc ưu đãi quốc doanh thối nát kém hiệu quả, và những nhóm tư bản bè phái (crony capitalism). Phải có quyền bình đẳng kinh tế trong việc sở hữu các phương tiện sản xuất, nhất là đất đai (nói là do dân làm chủ tập thể đất nhưng các quan trong bộ máy nhà nước được giữ quyền quản lý, đòi lại đất từ người nông dân bất cứ lúc nào. Việc này tạo ra nạn tham ô, oán hận và phản đối kéo dài).

Văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn đã nói trong diễn văn nhận giải Nobel Văn Chương của ông: “Một lời nói của sự thật có trọng lượng hơn cả trái đất. One word of truth shall outweigh the whole world”.
Với Sự Thật, dân ta sẽ được giải phóng. Quyển sách này, như một bước mở đầu, đang làm công việc đó.

Ts. Đinh Xuân Quân