PDA

View Full Version : Không bán gì mau giàu hơn bán nước !



TAM73F
04-10-2014, 06:11 PM
KHÔNG BÁN GÌ MAU GIÀU HƠN BÁN NƯỚC (châm ngôn cùa Nguyễn tấn Dũng)‏

Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-03-03

Một vùng đất tại Quảng Trị nơi người Trung Quốc đang san lấp mặt bằng.

Thêm một lần nữa, ba chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trọng họ ẩn chứa những mối nguy cho dân tộc. Tỉnh Quảng Trị, cũng giống như những tỉnh nghèo khác, lại bị người Trung Quốc tràn ngập xứ đất này và cũng như nhiều nơi khác, họ lại đóng vai nhà đầu tư cùng hàng loạt hành tung bí ẩn, khó hiểu và ngạo mạn, bất chấp của họ.
Những vùng đất trong tầm ngắm của TQ
Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, nhân dân đã bức xúc vì người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của họ kinh khủng gấp trăm lần trước đây. Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc lợi là tha hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào khu vực hoạt động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc. Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.” Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó là những hành động xâm lăng. Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung đen tối. Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.
Những dự án “tắc kè đổi màu”

Tỉnh Quảng Trị, miền trung Việt Nam.
Một người dân khác ở Quảng Trị nói: “Tức là hồi giờ nó làm ở miền Bắc, giờ nó làm ở miền Trung. Nhưng cái đó cũng phụ thuộc bên mình mà. Thế chiến lược của thằng Trung Quốc là nó đánh giữa miền Trung để nó cắt đôi miền Nam và miền Bắc ra.” Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác, dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo giá nhà nước qui định. Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc không đồng ý. Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình. Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc. Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng thì tử vong. Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm. Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị. Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch bành trướng của họ trên đất Quảng Trị. Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.



Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-12-20


Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.

Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.
Đâu rồi Đà Nẵng xưa?
Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi. Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!” Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ. Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.


Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ. Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.
Thả con tép câu con tôm
Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ. Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.

Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng.
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi. Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!” Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối. Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng. Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Viết Từ Sài Gòn 2014-01-01

Khu phố người Việt Little Saigon ở California, ảnh chụp trước đây.

Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác? Xét trên góc độ phân tâm học, khi con người, hay một cộng đồng người có đi đến chuyển hóa vùng đất mới lạ trở thành quê hương thứ hai của mình hay không, phải xét trên ba yếu tố: Tâm linh; Văn hóa chính trị và; Kinh tế. Ba yếu tố này là tam giác đều đảm bảo sự gắn kết bền vững của con người với miền đất mới đó. Nếu một trong ba cạnh của tam giác này bị thiếu hụt, điều đó cũng đồng nghĩa với vấn đề cộng đồng người đó vẫn chưa thật sự gắn kết với miền đất mới của họ.
Người Việt trên đất Mỹ
Thử đặt một hệ qui chiếu căn cứ trên ba yếu tố này để phân tích và đánh giá mức độ gắn kết của người Việt Nam trên đất Mỹ, câu trả lời dễ dàng nhận biết đó là người Việt Nam đã thật sự gắn kết với nước Mỹ và xem đây là quê hương thứ hai của mình. Về yếu tố tâm linh, có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng người Việt hơn ba triệu người ở Mỹ, nếu họ không phải là những Phật Tử thì cũng là những con chiên ngoan đạo, nhà thờ và nhà chùa cùng những mái ấm tôn giáo khác luôn là nơi dung hòa, gắn kết tâm linh của phần đông người dân Việt với dân Việt, dân Việt với các sắc dân khác trên đất Mỹ. Và, những sinh hoạt tôn giáo, những hoạt động tâm linh luôn đóng vai trò chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa mặc cảm và xóa tan những biên kiến về dân tộc cũng như dị biệt văn hóa, ngôn ngữ bất đồng. Yếu tố tâm linh, tôn giáo dễ dàng dung hòa mọi sắc tộc, ngôn ngữ, biên kiến vào một bầu không khí chung dưới ánh sáng tâm linh và sự dẫn dắt của các bậc giáo chủ, các bậc hiền minh và biểu tượng minh triết của họ. Yếu tố văn hóa, chính trị tuy được xét sau yếu tố tâm linh nhưng lại đóng vai trò cốt lõi, quyết định có hay không có một sinh quyển trong lành để phát triển tâm linh. Điều này thể hiện trên khía cạnh dân chủ và văn minh của miền đất mới. Một nước Mỹ với nền dân chủ bậc nhất thế giới cùng hệ thống chính trị tiến bộ, văn minh của nó bao giờ cũng đảm bảo cho cư dân Mỹ một nền tảng tự do, nhân quyền để sáng tạo và phát triển mọi mặt. Đây là yếu tố thứ hai quyết định người Việt Nam dễ dàng gắn kết và chuyển hóa nước Mỹ thành quê hương thứ hai của mình. Yếu tố văn hóa và chính trị cởi mở sẽ dễ dàng chấp nhận một bộ phận cư dân mới sinh sôi, phát triển cùng những hoạt động bảo tồn văn hóa bản quán cũng như những mối liên hệ cật ruột với quê nhà thông qua chia sẻ, cảm thông và hướng về của họ. Những hoạt động kết nối đồng hương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng Việt ở Mỹ, đón Tết Việt, hội chợ Tết sinh viên, treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên đất Mỹ (ở Little Sài Gòn) là minh chứng của sự cởi mở về văn hóa và chính trị của nước Mỹ. Yếu tố kinh tế, bao giờ cũng là lực đẩy, nó thể hiện bao gồm sự cởi mở về chính trị và tầm cao về văn hóa của một quốc gia. Đương nhiên, một quốc gia với tầm nhìn hạn hẹp, một hệ thống chính trị lạc hậu, bảo thủ sẽ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng cường được. Và một khi nền kinh tế què quặt bởi sự chi phối của hệ thống chính trị sẽ dẫn đến ý thức thực dân, khai thác ở những cư dân mới nhiều hơn là gắn kết cuộc đời và tương lai của mình vào đó. Đất Mỹ hoàn toàn đảm bảo những phúc lợi xã hội chính đáng cũng như sự vững chãi về kinh tế để hấp dẫn bất kỳ cư dân mới nào. Và đương nhiên, đất Mỹ nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Việt lưu vong. Một miền đất mà những con người không chịu nổi chế độ Cộng sản độc tài, hà khắc và tàn nhẫn đã vượt biển, vượt biên để tìm cách lưu trú trên đất này. Vùng đất mới đã mở ra một quê hương mới cho hơn ba triệu con người, hơn ba triệu con tim khao khát dân chủ, tiến bộ và tự do. Đất Mỹ là quê hương thứ hai của người Việt Nam tị nạn sau 30 tháng Tư năm 1975, đây là một hiển nhiên.
Người Trung Quốc ở Việt Nam

Người Trung Quốc tại một Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM hôm 14-7-2006.
Người Trung Quốc với bề dày hơn ba trăm năm sống ở Việt Nam và một số người Trung Quốc mới sang Việt Nam trong thời gian gần đây, có bao giờ họ xem quê Việt Nam là quê hương thứ hai của họ? Câu trả lời là đã có một thời gian ngắn dưới sự thống lãnh của triều đình nhà Nguyễn, người Tàu Minh Hương đã xem Việt Nam là quê hương, nhưng thời gian ấy kéo dài không bao lâu. Vì sao? Vì dưới triều đình nhà Nguyễn, thời mà biên giới nước Việt đang dần mở rộng về phía Nam với hàng loạt vùng lãnh thổ mới được mở ra nhưng cư dân thưa thớt. Một đoàn người do vị tướng “phản Thanh phục Minh” đang trốn chạy triều đình Mãn Thanh, sang xin tá túc trên đất Việt, gặp được sự thông cảm và che chở cũng như dung nạp của vua nhà Nguyễn, họ dễ dàng sinh sống, phát triển và hòa nhập với cư dân bản địa để trở thành một tập hợp Minh Hương trên xứ Việt. Xét về khía cạnh tâm linh, trong thời điểm này, không có chính sách đàn áp về tôn giáo ở cả hai miền đất nước, xét về góc độ kinh tế, đây là mảnh đất màu mỡ mà người Minh Hương dễ dàng hội nhập, làm ăn, kinh doanh và phát huy những giá trị văn hóa bản quán của họ, đạo Phật chưa nằm trong hệ thống Phật Giáo Nhà Nước cũng là một chiếc nôi tâm linh rộng thoáng, dễ dung hợp các sắc tộc, các nền văn minh, văn hóa. Hơn nữa, đây là thời điểm Thiên Chúa Giáo du nhập Việt Nam, tư tưởng phương Tây đang sinh sôi nảy nở trên đất Việt cùng tư tưởng rộng thoáng, cởi mở và hấp dẫn. Có thể nói, dưới thời nhà Nguyễn, người Minh Hương đã thật sự xem nước Nam là quê hương thứ hai của họ. Nhưng đến những năm 1975 trở về sau, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi này xoay quanh trục phát triển của tâm linh, văn hóa, chính trị và kinh tế. Một nền chính trị độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa với hàng loạt chính sách hà khắc, không có tự do tôn giáo, không có tự do kinh tế, văn hóa và mọi yếu tố liên đới đều bị bóp nghẹt dưới bàn tay bao cấp, quản lý nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền bị giết chết, dân chủ là một khái niệm phù phiếm dưới thời nhà nước Cộng sản. Như vậy, mọi yêu cầu để giao thoa và chuyển hóa từ bản quán đến quê hương thứ hai đã hoàn toàn bị cắt đứt. Rời xa một nước (triều đình Mãn Thanh trước đây và Trung Quốc Cộng sản hiện tại) để sang một nước Việt Nam Cộng sản đàn em, vừa độc tài lại vừa nhược tiểu, thử nghĩ, người ta sẽ chọn đâu là quê hương của họ? Đương nhiên, người Trung Quốc hiển nhiên và được quyền xem Việt Nam là một thuộc địa mới, là mảnh đất màu mỡ để họ khai thác tài nguyên, khai thác mọi thứ tài sản kể cả sức lao động con người và nhân tính Việt để biến thành một thứ sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Bởi vì ngoài khả năng cho phép khai thác thuộc địa ra, Việt Nam chẳng có yếu tố nào đủ hấp dẫn để người Trung Quốc chuyển hóa thành quê hương thứ hai của họ. Người Việt bỏ trốn một chế độ độc tài để tìm sang một thể chế dân chủ, người Trung Quốc rời khỏi Trung Quốc Cộng sản để sang một nước Việt Nam cũng là Cộng sản độc tài, hội tụ đủ yếu tố tàn nhẫn và lạc hậu của chế độ chính trị nơi bản quán, cộng thêm yếu tố nhược tiểu. Đương nhiên, với thể chế Cộng sản, Việt Nam chẳng bao giờ đủ hấp dẫn để người Trung Quốc xem đây là quê hương của mình cả! Và, khi nào Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố dân chủ, nhân quyền, tự do, cởi mở, chí ít cũng ngang hàng với Đại Hàn Dân Quốc thì lúc đó, Việt Nam nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Trung Quốc. Bằng chứng là người Trung Quốc sống ở Hàn Quốc chẳng bao giờ khai thác nước Hàn Quốc như một thuộc địa của Trung Quốc được. Nhưng với Việt Nam, đây là một thuộc địa mới của người Trung Quốc. Và một khi khai thác thuộc địa đạt được những lợi nhuận nhất định, cấp độ của nó sẽ nâng lên tầm thống trị, lúc đó, Việt Nam dễ dàng trở thành một tỉnh lị trực thuộc Trung Quốc. Vấn đề hiện tại, nếu chế độ Cộng sản độc tài còn tồn tại, thì tương lai thuộc địa, nô lệ của Việt Nam đối với Trung Quốc chỉ là chuyện thời gian! * Bài viết trích từ trang Blog Viết Từ Sài Gòn, nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.