PDA

View Full Version : Cuộc hành trình lý thú .



loibangTQLC
03-30-2009, 05:48 AM
PHẦN 1

"Cuộc Hành Trình Lý Thú"
của Trần Vũ Phương Hiền, người bạn của TPB/VNCH


Đặt chân đến xứ Chùa Tháp này lần đầu, cách đây khá lâu, tôi đến để đi thăm những nhà dân chủ như anh Lê Trí Tuệ, anh Trương Quốc Tuấn, và nhiều nhà dân chủ khác. TQT giờ đã được tỵ nạn qua Mỹ, còn anh Lê Trí Tuệ coi như bị mất tích, theo tôi nghĩ anh Lê Trí Tuệ có lẽ đã bị VC thủ tiêu. Trước đó, vào tháng 6, 2002, thày Thích Trí Lực, dù đã có giấy tỵ nạn của Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn bị bọn mật vụ của VC bắt đem về VN (http://www.cafebabe l.com/eng/ article/1450/ thich-tri- luc-monk- in-exile. html).
Sau những ngày tìm gặp những nhà dân chủ, cá nhân tôi đã bị bọn mật vụ theo dõi, và suýt chút nữa, tôi đã bị mất mạng với bọn chúng, khi tôi bị 2 tên mật vụ VC to con xóc 2 bên nách, nhưng bất ngờ, tôi đánh trả lại bọn chúng và tri hô lớn tiếng nên đã thoát được, trong đường tơ kẻ tóc. Ngày hôm nay, một lần nữa, tôi cũng đến xứ Chùa Tháp này để bắt đầu một cuộc hành trình về đất mẹ Việt Nam, mà xem ra có rất nhiều chuyện lý thú để tôi có thể kể lại cho qúy vị nghe.

Cá nhân tôi chỉ là một cô bé tầm thường, dáng điệu nhỏ bé, mảnh khảnh, thân thể mang nhiều bệnh tật. Khi vừa 3 tuổi, tôi cùng mẹ và anh Ba đi thăm nuôi cha tôi trong một trại tù cải tạo tại tỉnh Lào Cai. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong 15 phút thăm nuôi ngắn ngủi ấy. Hình ảnh của ba tôi, cao và ốm, với đôi mắt sáng ngời, đầy nghị lực, vẫn mãi mãi in sâu đậm trong trái tim tôi cho đến ngày tôi khôn lớn. Vài tháng sau ba tôi mất trong trại tù khắc nghiệt của bọn VC. Đến 5 tuổi, tôi cùng mẹ và anh Ba đi vượt biển tìm tự do. Trong cuộc hải hành kinh hoàng này, giữa cái sống và cái chết, khi mẹ đã trích máu từ ngón tay út để cứu sống tôi. Có lẽ, cuộc đời tôi, được sinh ra, để đi tiếp tục con đường đi của ba tôi. Một con đường đầy gian nan và khổ nạn mà hàng triệu người đã gục ngả dưới cái chủ nghĩa cộng sản tàn bạo này, để đòi cho bằng được Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam.

Lần này tôi đến xứ Chùa Tháp trong tâm trạng rất buồn vì sức khỏe của tôi không cho phép tôi làm những gì tôi mong muốn. Trong lúc buồn, may mắn thay, tôi gặp một bà góa phụ Việt Nam tên M, đang làm chủ một quán ăn nhỏ, gần khách sạn tôi cư ngụ. Ba mẹ của bà M cũng là người Việt Nam đã định cư xứ Chùa Tháp trên 70 năm qua. Bà M được sanh ra ở đây, sống ở đây, nói được chút ít tiếng Việt, và bà rất khéo nấu ăn những món ăn Việt Nam. Ngày đầu tiên, bà M mang đến phòng tôi 2 cuốn gỏi cuốn tôm thịt, có cả cọng hẹ. Phải nói, vì ghiền món ăn này, tôi đớp ngon lành trong chốc phút. Thịt tôm tươi, cộng lẫn thịt ba chỉ, cộng mùi rau thơm, mùi hẹ, mùi bún, hòa lẫn với nước tương sệt, đậu phọng, ớt cay, đã làm kích thích cái vị giác ghiền của tôi. Tôi và bà M làm quen với nhau, bà kể tôi nghe chuyện gia đình bà, đến chuyện cộng sản Miên Ponpot đã diệt chủng tàn sát 2 triệu dân. Giữa CS Miên và CS Việt, tôi nghĩ CS Việt tàn ác hơn nhiều. Cái ác của CS Việt là để lính "ngụy" chết dần chết mòn, chết nhục nhã trong các trại tù gọi là "học tập cải tạo". Gia đình tôi là nạn nhân của chính sách "học tập cải tạo" này. Ở tù mà không bản án, không biết ngày về, phải chịu cảnh đói rét triền miên. Thà rằng, cho ba tôi ăn một viên đạn, tôi còn cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi còn nhớ một tên chóp bu VC Đỗ Mười hay Trần Bạch Đằng, khi vào Nam, đã từng nói: "Nhà ngụy ta ở, vợ ngụy ta chơi, con ngụy ta sai bảo". Có thể nhiều người tưởng rằng đây chỉ là 1 câu nói chơi, nhưng thật ra nó đã trở thành Luật Bất Thành Văn, sau khi VC cưỡng chiếm miền Nam. Chúng bày trò đưa ra những chánh sách đánh Tư Sản Mại Bản, Kinh Tế Mới, Thủy Lợi, Hợp Tác Xã Công Nông Nghiệp, Thanh Niên Xung Phong, Nghĩa Vụ Quân Sự, ... Chúng đày ải, bóc lột, trấn áp tàn bạo nhất trong lịch sử của dân tộc Việt, để người dân Việt buộc lòng phải bỏ nước ra đi, để nhà chúng ở. Trên 2 triệu dân phải vượt biên, vượt biển tìm tự do chứ đâu ít. Một câu thơ, người dân đã sửa lại lời Hồ Chí Minh: "Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam" cũng chẳng sai. Trở lại với bà M, có lẽ đoán được ý nghĩ của tôi, bà bất chợt hỏi:

- Trông thấy cô buồn lắm, cô có tâm sự thì phải ???

Lẽ dĩ nhiên, ai lại chẳng có tâm sự, và muốn phá tan câu hỏi của bà, tôi rút ra một cây sáo đồng, thổi vi veo vài tiếng:

- Tôi rất thích chơi sáo, và tôi đã học chơi sáo trên 20 năm rồi.
- Vậy thì hay qúa, cô biết chơi sáo trúc không ??? Tôi có những kỹ vật này của chồng tôi, khi ông mất đã để lại, cô đợi tôi một chút nhá.

Nói xong, bà M chạy nhanh ra khỏi phòng. Chỉ một thoáng sau, bà trở lại với trên tay một tập sách nhạc và một cây sáo trúc, khẻ nói:

- Tôi tặng cho cô những kỷ vật này, vì những kỷ vật này suốt bao năm qua, chẳng ai đụng đến. Nếu cô thích thì tôi xin biếu, 14 năm nay, không ai ngó ngàng, mong cô nhận lấy. Tôi nghĩ, nếu có linh hồn, ông nhà tôi sẽ vui lắm.

Làm sao tôi có thể từ chối những món qùa đối với tôi rất qúy gía, nhưng đối với người khác thì bỏ vào một xó nào đó:

- Được rồi, em nhận.

Tôi muốn nhân cách hóa một chút, quyển sách nhạc và cây sáo kia đã sung sướng tìm ra được chủ nhân của nó. Tôi vào trang mạng Youtube.com để tìm bản "cách hướng dẫn thổi sáo trúc". Hồi nào tới giờ, tôi chỉ biết chơi sáo Tây, bây giờ, đổi qua sáo trúc, không dễ dàng tí nào. Ngoài thì giờ đi làm công tác xã hội, tôi chuyên cần tập luyện ròng rã suốt 5 ngày, tôi mới quen được cây sáo trúc này. Và như thường lệ, khi bà M đến phòng, mang cơm, tôi thổi ngay bài Biệt Ly của tác gỉa Dzoãn Mẫn, trong quyển tập sách nhạc mà bà đã tặng, giọng sáo, chất chứa u ẩn nỗi buồn, oang lên:

- Biệt ly, nhớ nhung từ đây, chiếc lá rơi theo heo mây, người về có hay.
- Biệt ly, sóng trên giòng sông, ôi còi tàu như xé đôi lòng, và nước trôi, ngày tháng trôi, cùng lướt trôi...
- Mấy phút bên em rồi thôi, dáng em sống trong hồn tôi ...

Sáo thổi đến đó, tôi bắt ngay 2 dòng lệ chảy dài trên mặt của bà M. Đợi tôi trình diễn xong, bà chợt hỏi:

- Tại sao có sự trùng hợp là cô đã biết tôi và chồng tôi thích bản nhạc này nhất, khi còn sống bên nhau ???

Theo tôi nghĩ, có một thế giới vô hình nào đó, đã dẫn nên cuộc gặp gỡ này, không phải tự nhiên mà có:

-Thật ra, tôi không biết, tôi chỉ tự chọn bài Biệt Ly này, và không ngờ rằng có sự trùng hợp.

Lẽ dĩ nhiên, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng tới phần chia tay, như tựa đề Biệt Ly của bài hát. Buổi sáng hôm nay, dù trời đã vào xuân, nhưng bầu trời trông thật ảm đạm, những cụm mây đen che khuất ánh mặt trời. Biết được hôm nay là cuộc gặp gỡ cuối cùng, vì tôi đã hoàn tất công tác tại xứ này, bà M dường như rất quyến luyến và xúc động:

- Khi nào cô có dịp trở lại, thì ghé thăm tôi nhạ
- Chắc chắn em sẽ ghé chị mà, đừng lo, chỉ sợ là không có công tác thôi.

Làm sao tôi có thể quên được bà M. Dù chỉ mấy ngày ngắn ngủi gặp nhau, nhưng tôi có cảm giác rất là thân thiện với bà. Chia tay bà xong, tôi trực chỉ ra phi trường Phnompenh, để bắt đầu cuộc hành trình về quê hương của mình. Lẽ ra, quê hương tôi là Hoa Kỳ mới đúng, vì suốt cuộc đời tuổi thơ của tôi, tiểu học, trung học, đại học đã hoàn tất ở Hoa Kỳ, nhưng không hiểu sao, tôi lại thương mến quê hương Việt Nam này, dù rằng tôi chẳng có nhiều kỷ niệm. Tôi chỉ thật sự học đọc, học viết tiếng Việt, và tham gia đấu tranh đòi tự do dân chủ cho đồng bào tôi chỉ từ hơn 10 năm nay thôi.

Khi máy bay sắp sửa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, nhìn những khách sạn cao tầng, xen lẫn những mái nhà cũ kỷ, đen đúa, rỉ sét là có một câu hỏi đã hiện ra trong óc tôi: "Đây có phải là sự phát triển như bọn VC thường rêu rao ???" Những tòa cao ốc sang trọng đó đâu phải là của dân tôi, mà của ngoại nhân đang làm ăn buôn bán ở Việt Nam. Sướng qúa mà, họ lợi dụng gía lao động của công nhân Việt Nam qúa rẻ, chỉ khoảng 35 đô một tháng, lương tối thiểu, để làm giàu. Trong khi đó, cùng một ngành nghề, cùng một việc làm tương đương, lương của công nhân VN chỉ bằng 1/3 lương của công nhân Trung Cộng, theo sự điều tra của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động. Trong cùng chung một khu vực, gía cả xê xích chút đỉnh, mình không nói, nhưng xê xích kiểu 1/3 này, thì qủa thật là một sự bóc lột sức lao động tận xương tủy. Ai chịu trách nhiệm cho việc bóc lột sức lao động này ??? Buồn cười thay cho cái gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều 4 Hiến Pháp 1992 khẳng định Nó là đại diện cho giai cấp Công Nông, Nó lại để có người công nhân và nông dân bị bóc lột một cách thảm thiết như thế. Nông dân cũng đâu thua gì, còn khổ hơn công nhân. Năm vừa qua, lúc gạo lên gía khủng khiếp, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ra chỉ thị không cho xuất cảng gạo, làm người nông dân phải bán tháo bán đổ với gía rẻ mạt. Nghĩ mà tức thật, lá cờ của ĐCSVN, lá cờ máu có búa và liềm, tượng trưng cho giai cấp công nhân và nông nhân cũng vẫn còn hiễn hiện. Lá cờ búa biềm này nhập nhằng đứng trước luôn cả lá cờ máu sao vàng (nếu tính từ trái sang phải). Đối với người CS là thế, họ luôn đặt Đảng trước, hoặc trên Tổ Quốc, đúng theo phương châm: "Nhân Dân làm chủ, Nhà Nước quản lý, Đảng lãnh đạo". Hoặc "trung với Đảng, hiếu với Dân", có thằng VC nào mà trung thành với tổ quốc ??? Điều nhục nhã là Liên Xô, nơi sáng lập cờ búa liềm, đã vứt cờ búa liềm vào sọt rác lịch sử, trong khi đó thằng ĐCSVN vẫn còn xài.

Máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn lúc 9 giờ 30 phút sáng. Vài năm trước, có đôi lần tôi cũng đi công tác ở Sài Gòn, bây giờ thấy cũng vậy, chẳng có thay đổi gì cho mấy. Vẫn đông người như nước, chạy xe 2 bánh tràn ngập đường phố, vẫn khói bụi mịt mù, vẫn những bộ mặt Ninja (khẩu trang), vẫn những tiếng động đến từ mọi phía, vẫn nhũng tiếng kèn còi inh ỏi điếc tai, nhức óc, vẫn những bức tường cũ kỷ, nghèo nàn, không sơn phết dù rằng Tết đã gần kề, vẫn những tấm Pano quảng cáo một cách mất trật tự trên đường phố, vẫn những con đường được đào lên, dựng những tấm tole xanh, làm ngẹt đường xe chạy, và nhất là vẫn mang những tính chất Đảng một cách lố bịch, như những biểu ngữ "Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước", "Cả nước cùng họp tập tư tưởng Bác"... Thử hỏi những tên đại diện cho Đảng là ai ??? Một tên chủ tịch nước như Nguyễn Minh Triết, đi ra nước ngoài chào hàng với các doanh nhân Mỹ rằng "Gái Việt Nam Đẹp Lắm", chẳng khác chi một tên ma cô ma cạo dẫn mối. Vài năm trước, tên chăn trâu Phan Văn Khải, mới 14 tuổi đã vào Đội Cải Cách, khi chào cờ còn chửi thề "ĐM Nghiêm". Bây giờ, có tên Nguyễn Tấn Dũng, 12 tuổi đã làm bộ đội, rồi cũng leo đến chức Thủ Tướng. Nay nghe nói, Dũng có bằng cữ nhân luật, có lẽ học ở trường Rừng, nên mới làm Thủ Tưởng đã đưa ra chỉ thị 37: "Cấm tư nhân hóa báo chí". Người ta nói luật Rừng cũng chẳng sai, vì chỉ thị 37 nó đi ngược lại điều 69 trong bảng Hiến Pháp 1992. Điều 146 khẳng định: "Hiến Pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của Nhà Nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp". Ấy thế mà bọn VC lại mang Bộ Luật Hình Sự, điều 88 ra để đè bẹp điều 69 và điều 146, để bắt giam những người yêu nước như chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài... Nếu không gọi Luật Rừng, thì cũng đáng gọi là Luật Con Ăn Hiếp Luật Mẹ.

Chút nữa đây, tôi sẽ kể qúy vị chuyến công tác của tôi đến các nhóm đấu tranh đòi tự do dân chủ của các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và Đồng Tháp, giờ tôi chỉ muốn kể về việc gặp gỡ giữa tôi và một đảng viên Đảng CSVN và cũng đang làm Tổng Giám Đốc cho một công ty xuất nhập cảng. Vào dịp Tết, tôi muốn đi xem chợ hoa Nguyễn Huệ như thế nào, vì đã nghe người thân nói nhiều, mà tôi chưa có dịp. Vả lại, tôi cũng muốn có dịp thử xem máy quay phim video mới mua của tôi. Máy nhỏ, chỉ trong lòng bàn tay của tôi mà có thể chứa cả 72 tiếng đồng hồ quay phim trong. Lướt qua những hình ảnh đầy màu sắc đủ loại của hoa mai, hoa cúc, hoa lan, hoa mồng gà ... và những chậu kiểng tắc, quít, bất chợt một gương mặt một người đàn ông khoảng 40, sáng sủa, cao ráo, vừa người, nằm gọn trong ống kính của tôi. Phải nói, ông ta khá đẹp trai với khuôn mặt đầy dặn, mũi cao, trán cao. Tôi chẳng phải là nhà tướng số, nhưng dáng dóc ấy thường biểu lộ sự thông minh, và tôi không thể bỏ lở một cơ hội. Biết rõ anh ta đang nhìn chầm chập vào mình, tôi vẫn từ từ tiến tới và ống kính vẫn không rời khỏi hình bóng của anh ta. Khi đến độ gần cần thiết, anh ta có lẽ cảm thấy khó chịu, bỗng buộc miệng:

- Quay gì mà lắm thế ???

Tôi chợt phì cười, nhỏ nhẹ đáp lời:

- Thấy anh đẹp trai thì tui muốn quay đấy mà.

Thấy tôi cười xã giao như thế, anh chàng đang hơi bực, bỗng đổi nét mặt cười theo :

- Đẹp trai thì cứ quay tiếp đi, hì hì, cô cũng attractive lắm đấy chứ.

Tôi dừng quay, gấp máy lại, lời nói có vẻ tán tỉnh:

- Sự thật, thấy gương mặt anh handsome, nên tôi muốn làm quen, thế thôi.
- Cô là Việt kiều, phải không ???

Nói thiệt, tôi chẳng muốn ai gọi tôi là Việt kiều. Gọi tôi là người Việt tỵ nạn cộng sản là đúng nghĩa nhất. Người ta gọi Hoa kiều, Ấn kiều, Phi Kiều là những ngoại nhân đang sống trên quê hương tôi. Tôi vì tỵ nạn cộng sản nên sống ở Hoa Kỳ thì phải gọi tôi là Việt tị nạn CS là đúng nhất. Muốn tránh né câu hỏi đó, tôi hỏi ngược lại:

- Anh có phải là người Bắc vào sau năm 75 ???

Anh ta cười cười, miệng dí dỏm:

- Vâng, người trong Nam gọi tôi là Bắc kỳ 2 nút ấy cô ạ, còn Bắc kỳ 54 là 9 nút cơ.

Ấy thế là tôi quen với P, tìm hiểu thêm, tôi biết được P quê ở Hà Nội, đang có the? Đảng, vào trong Nam năm 2000, và đang hiện làm Tổng Giám Đốc của công ty xuất nhập cảng. Biết anh ta là Đảng viên, tôi không bỏ lở cơ hội tấn công vào thành trì Đảng, tôi nói méo mó một chút, pha giọng Bắc:

- Anh là đảng viên thì có cả khối gái mê anh nhỉ, đi đâu dân cũng thương mến nhỉ ???
- Ấy, ấy, ai nói cho cô nghe thế nhỉ ??? Thời buổi này, không vào Đảng chắc sống không nổi đâu cô ơi.
- Cái thẻ đảng của anh như cái Kim Bài Miễn Tử đấy, mà được 2 lần miễn tử cơ.

P không hiểu KBMT là gì, nhờ tôi cắt nghĩa. Đảng viên nếu có tội lần đầu, dù lớn đến đâu cũng bị xử lý nội bộ là tối đa, đó là 1 cái miễn tử. Lần sau, nếu có tội nữa thì giỏi lắm bị đuổi ra khỏi Đảng. Khi hiểu xong, anh ta phì cười:

- Cô này rành qúa, hay nhỉ, tôi thích cái câu KBMT này. Thú thật với cô, gái mà mê tôi là nó mê tiền đấy, chẳng có dân nào lại đi thương mến Đảng đâu. Thật ra, người dân sợ thì đúng hơn. Tôi biết cô chửi khéo tôi thôi, chứ cô chẳng mến gì cái Đảng tịch của tôi.

- Tôi sợ không khéo anh bắt tôi cái tội chống Đảng thì khổ thân tôi.

Anh ta vui vẻ kể tôi nghe về chuyện vào Đảng. Riêng cá nhân anh không thích vào Đảng nhưng vì chữ hiếu, anh nghe lời mẹ anh, cho rằng muốn tiến thân phải vào Đảng mà thôi. Tất cả là quyền hành, miếng ăn, như cái KBMT mà tôi vừa nói, chứ thật ra chẳng một đảng viên nào có lý tưởng phục vụ đất nước, phục vụ cho công bằng, bác ái, hay làm đày tớ của nhân dân đâu, mà là ngược lại. Nghĩ thế, tôi buộc miệng, tấn công anh ta ngay:

- Ý anh nói là Đảng viên ngôi trên đầu trên cổ nhân dân à ???

Có lẽ anh chàng sợ mất quan điểm hay sao đó, anh chàng bèn lãng sang chuyện khác:

- Tôi có việc cần phải đi ngay, nếu được cô cho tôi địa chỉ, có dịp sẽ đến thăm cô.

Làm sao tôi có thể cho địa chỉ dễ dàng như thế được. Anh chàng đòi hẹn tôi đến vũ trường, tôi bảo không phải là tôi không biết nhảy, nhưng tôi thích hẹn ở một quán ăn. Rốt cuộc anh ta đồng ý hẹn gặp tại một quán ăn ở Sài Gòn mà tôi chọn, vào buổi tối ngày hôm sau. Trước khi gĩa từ, anh ta cho tôi số điện thoại, cười cười nói:

- Cô nhớ gọi cho tôi đúng giờ đấy nhé.
- Anh khỏi lo.

Ở Sài Gòn tôi có dịp đi thăm Làng Thương Phế Binh VNCH ở Thủ Đức. Các chú TPB này gặp lại tôi rất vui mừng, không phải vui để được nhận qùa, vui ở đây là tình thương tôi mang đến cho họ. Tôi đã mời được tổng cộng 15 chú TPB đến dùng cơm trưa với tôi tại một quán cơm ở địa phương. Nhìn các chú ăn uống vui vẻ ngon miệng, lòng tôi tràn đầy hạnh phúc, niềm vui của các chú TPB cũng là niềm hạnh phúc của tôi. Qua buổi họp mặt, tôi được biết nhiều tin tức đã xảy ra trong một năm qua. Có những chú TPB đã ra đi vì túng thiếu, không tiền đi bác sĩ hoặc đi bệnh viện. Có thể nói, sống dưới cái chế độ XHCN này, người nghèo và tật nguyền là thiệt thòi nhất, chẳng có Nhà nước nào giúp đỡ. Trong khi đó, đời sống của những người nghèo ở bên Mỹ có thể được chính phủ cấp nhà ở (housing), trợ cấp tiền mua đồ ăn (foodstamp), có khi trợ cấp luôn tiền bạc (welfare), hoặc trợ cấp tiền thuốc men (medicare). Những người tật nguyền có thể được lãnh tiền (disability) , họ thể thể kêu xe đặt biệt đi với gía rất rẻ và nhận được rất nhiều sự trợ giúp hoặc được ưu tiên hơn những người bình thường, như những chỗ đậu xe cho người tàn tật (handicap parking). Luật Mỹ cũng đòi hỏi các cơ sở thương mại phải xây cầu tiêu cho những người tàn tật đi xe lăn, hoặc những thềm xi măng dành cho xe lăn.

Phải nói mạng người nghèo và tàn tật rất rẻ, nếu bị đụng xe chết, chỉ bồi thường 300-500 đô la là xong. Nếu có lỡ đi bệnh viện mà không có tiền thì chỉ có chờ chết mà thôi, y tá, bác sĩ không có chữa trị. Có một dịp vào bệnh viện, tôi đã biết được nhà thương trở thành nhà ghét nếu không có tiền. Có phải rằng sống dưới chế độ XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN đã làm các bác sĩ và y tá trở nên những con người vô lương tâm, chỉ lo nghĩ đến tiền ??? Có tiền thì dịu dàng, săn đón, không tiền thì bỏ xó, điều này đã làm tôi nhìn những người bịnh nhân nghèo mà lòng đau như cắt, đến chảy nước mắt. Tại sao dân tôi phải khổ như vậy ??? Chính Đảng CSVN này là thủ phạm chứ còn ai vào đây. Chính ĐCSVN này đã làm cho con người mất hết lương tri, kẻ mạnh, kẻ giàu chà đạp lên kẻ nghèo, kẻ yếu. Nghe các chú TPB tâm sự thêm, tôi lại rơi lệ thêm lần nữa, vì thương xót cho cát chú đã phải chịu nhiều nỗi đắng cay, phủ phàng, không biết phải nói gì tôi buộc miệng:

- Bọn VC này khốn nạn thiệt.

Sau buổi cơm trưa, tôi có đến họp mặt với một số bạn trẻ đang hoạt động dân chủ. Chúng tôi đưa ra những vấn nạn và xin các ý kiến để có thể đương đầu với bọn công an VC. Tôi có cho các anh em xem một đoạn trong cuốn băng ASIA có tựa đề Lá Thư Từ Chiến Trường, có trình diễn lá cờ tổ quốc, lá cờ vàng 3 sọc đỏ, và các anh em trẻ rất vui mừng khi nhìn thấy lại lá cờ tổ quốc thân yêu. Trong cuộc họp, chúng tôi đưa ra nhiều ý kiến về việc rải truyền đơn sao cho hữu hiệu mà không để bị công an phát giác. Tôi có nhận xét, hầu hết các bạn trẻ đều có ý chí rất kiên cường, có cả sự tham gia của các bạn trẻ từ ngoài Bắc. Có điều các bạn trẻ của tôi thiếu thốn đủ mọi mặt về vật chất. Tôi có xin giúp đỡ một chút với khã năng của riêng tôi, các bạn trẻ rất vui vẻ nhận, vì họ biết rõ tấm lòng chân thật của tôi. Sau vài tiếng đồng hồ, trời đã bắt đầu tối, tôi xin từ gĩa các bạn trẻ thân thương để được trở về Sài Gòn.

loibangTQLC
03-30-2009, 05:53 AM
Phần 2

Ngày kế đến, tôi đi lên Bình Dương thăm một nhóm nhỏ TPB khác, khoảng 9 người. Tôi được biết có một số TBP đã nhận được 100 đô tiền Tết từ sự trợ giúp của đồng bào hải ngoại. Tôi phải gọi bọn công an ở Bình Dương này là một bọn chó săn mất nhân tính, chỉ còn thú tính. Bọn CA chó săn này đã đến hạch hỏi chú TPB H, bị cụt cả 2 chân và khí quản bị tổn thương (không nói được). Ấy thế mà bọn chúng hè nhau khiêng chú thảy lên xe công an chạy về đồn, rồi hạch hỏi đủ điều. Chúng bắt chú phải viết ra những câu trả lời cho chúng. Những câu hỏi đại loại như:

- Tại sao nhục nhã đi nhận tiền của bọn phản động nước ngoài ???
- Bọn phản động liên lạc bằng cách nào ???
- Ai là người đã liên lạc ???
- Mọi sự đóng góp phải qua Mặt Trận Tổ Quốc VN.
Cuối cùng bọn công an bất lương này bắt các TPB đã nhận tiền phải đóng phạt gì đó 200 ngàn cho bọn chúng. Tôi nghe đến đây, không sao ngăn được lòng căm phẫn, ước gì tôi có phép nhuộm màu, tôi sẽ biến lũ công anh này thành loài súc vật mới hả cơn giận của tôi.

Trên đường trở về Sài Gòn, lòng tôi miên man suy nghĩ. Càng nghĩ, tôi càng đau lòng và tự trách bản thân mình qúa nhỏ bé. Nếu có dịp, tôi sẵn sàng hy sinh thân xác này để đổi lại cái mạng của tên tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Tôi nghĩ tên này là một tên tội đồ mang đến sự đau buồn cho dân tộc VN. Về đến nhà, tôi không buồn chào hỏi ai, đi thẳng lên lầu 3 vào phòng tắm rửa rồi nằm xuống giường nghĩ biết bao nhiêu câu hỏi trong đầu về cái Đảng CS tội ác này. Buồn qúa, tôi lấy cây sáo ra thổi bài Tiếng Nước Tôi:

- Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi, tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi ...

Miên man qua tiếng sáo, tôi khóc từ lúc nào cũng không hay. Đất nước Việt Nam ta qúa nhiều tài nguyên phong phú. Nguyên vùng biển rộng để đánh bắt tôm cá, đồng bằng phù sa phì nhiêu cho việc trồng trọt, lại có nhiều quặng mỏ, đặc biệt là các mỏ dầu có dự trữ rất lớn, nhưng tại sao dân Việt phải sống nghèo khổ như thế này ??? Theo con số thống kê của Nhà nước, lợi tức trung bình cho mỗi người dân (GDP/ per capita) được lên đến con số 850 đô la trong 1 năm. Nói thật, tôi chẳng tin vào con số này, tôi tin vào mức lương trung bình của người công nhân, lương hàng tháng tối thiểu là khoảng 32 dô, nhân 12 tháng, được 384 đô la một năm. Đó là những công nhân có việc làm, chia đều ra với người thất nghiệp, chia với người lương cao, tôi nghĩ (GDP/per capita) khoảng 500-600 đô là cao tay.

Trở lại cuộc hẹn đi ăn cơm tối với P, đúng giờ, tôi gọi cho P ở công ty, nghe giọng cô thư ký trả lời:

- A lô, công ty T đây ạ.
- Thưa cô, tôi là PH, tôi muốn gặp anh P ạ.
- Vâng, cô vui lòng chờ chút.

Khoảng ít phút sau, tôi nghe giọng nói rất vui của P:

- Cô PH khỏe không ??? Rất đúng hẹn nhỉ.
- Dạ vâng, tôi vẫn khỏe, thưa anh.

Theo giao ước, tôi có toàn quyền để lựa chọn nhà hàng ăn bất cứ nơi nào tôi muốn. Phải nói tôi rất thích cái cổ kính của nhà hàng An. Nghe nói, căn nhà cổ xưa đã trên 400 năm được người chủ mua về để mở nhà hàng. Ngôi nhà này không có dùng đến 1 cây đinh. Cửa và vách nhà được trạm trỗ bằng tay những đóa hoa sen, nhưng cành hoa trông rất đẹp mắt. Quán nằm cạnh bờ sông, nằm trên đường Sô Viết Nghệ Tỉnh. Ngoài ra, bên ngoài nhà hàng được trồng những bông hoa kiểng, trang trí theo kiểu Tây phương rất đẹp mắt. Nghe nói tại nhà hàng này, nhiều tên cán bộ cao cấp đã đặt tiệc.

Tôi đến đó đúng 7 giờ tối, chỉ 10 phút sau, P đến, giọng trầm trồ khen:

- Tôi sống ở Sài Gòn đã 9 năm rồi, mà bây giờ mới biết nhà hàng này, hoa kiểng xung quanh đẹp thiệt, phong cảnh rất hữu tình.
- Nhà hàng này rất cổ kính, có 400 năm rồi, không dùng đến một cây đinh đó anh, chỉ cột và kèo dính lại với nhau thôi.
- Ồ, đặc biệt nhỉ.

Có lẽ đàn ông Việt Nam, đặt biệt người miền Bắc không biết ga lăng với phụ nữ thì phải, tôi tự tay kéo ghế ra ngồi xuống. Có lẽ vì muốn dành ưu tiên cho tôi, anh P ném ngay cái thức đơn trước mặt tôi, rồi cất giọng:

- Cô thích ăn gì thì cứ gọi tự nhiên nhá, nhớ gọi cho tôi luôn.

Tôi đã từng đến nhà hàng này, nên cũng biết sơ qua mấy món ngon, tôi nhanh nhẩu:

- Được rồi, để tôi gọi cho.

Có lẽ bụng tôi lúc đó đói, tôi gọi cho một hơi 5 món: Cà ri tôm, ốc bưu dồn thịt hấp xả, gỏi tôm với trái cóc, súp măng cua, và gỏi cuốn tôm thịt.

- Mấy món cô gọi nghe hấp dẫn thế.
- Có món ốc bưu dồn thịt này ngon lắm anh, bảo đảm anh sẽ thích.

Trong khi chờ đợi món ăn dọn ra, tôi có dịp muốn tìm hiểu P về cuộc sống với tấm thẻ Đảng KBMT của anh. Anh cho tôi biết:

- không một văn thư hay chỉ thị chính thức kêu rằng chúng tôi tham nhũng hay hối lộ, nhưng vào những dịp sinh nhật của các xếp, hay lễ lộc, Tết nhất là phải có phong bì tặng cho các xếp. Hoặc chúng tôi phải trả tiền cho những bàn tiệc của các xếp. Lương chúng tôi chỉ khoảng 350 đô một tháng thì tiền đâu để mà trả những bàn tiệc cho các xếp, nhiều khi chi phí lên cả nghìn đô la. Vậy tiền đâu chúng tôi phải đấp vào khoảng trống đó ??? Bắt buộc chúng tôi phải tham nhũng, phải hối lộ mà thôi. Tôi có thể khẳng định với cô rằng 100% cán bộ đảng viên là phải tham nhũng hoặc ăn hối lộ thì mới có thể sống được. Tiền lương chính thức không thể nào đủ cho cuộc sống của họ. Chính lương tâm của tôi cũng ray rứt chứ, nhưng vẫn phải làm thôi.

Món ăn được dọn ra thật hấp dẫn. Ốc bưu dồn thịt chấm nước mắm me, cà ri tôm nấu với trái bơ và sữa tươi, còn tương chấm của gỏi cuốn được pha bằng tương với đậu xanh đánh nhuyễn, nói chung tất cả các món tôi gọi đều rất ngon. Đặc biệt, tôi thích gỏi tôm thịt trái cóc, ăn rất bắt miệng. P xem ra rất thích những món mà tôi đã kêu, và nói rằng trong tương lai sẽ mời bạn bè đến để thưởng thức.

Anh kể tiếp, trong 8 năm làm việc cho Đảng, anh chưa có một ngày sống thật sự với con người của chính mình. Đầu óc lúc nào cũng gỉa dối, lường gạt, chà đạp lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Xã Hội Chủ Nghĩa nó đã như vậy rồi, không thể nào làm khác hơn được:

- Nếu tôi đi ngược dòng, tôi sẽ phải ngồi gỡ lịch suốt đời. Nói thật với cô, tôi rất mõi mệt, tôi muốn sống trở lại con người thật của tôi mà Thượng Đế đã ban cho tôi khi mới chào đời.

Tôi lặng yên nghe anh kể mà thấy đắng cay, uất nghẹn ở trong lòng. Thật là chua xót khi có biết bao nhiêu người Đảng viên có được ý nghĩ như anh. Tôi nghĩ con số này không nhỏ đâu. Người ta có thể làm điều sai trái tội ác, bắt buộc phải đối diện với lương tâm của chính mình. Tôi buộc miệng hỏi anh:

- Nếu trong tương lai, có một đảng phái nào đứng lên chống Đảng CSVN, anh có đứng về phía họ để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh bóc lột của bọn thực dân đỏ này ???

Anh nhìn thẳng vào đôi mắt tôi, ngầm ý như một lời cảm ơn cho câu hỏi, anh nói không ngần ngại:

- Không những đứng về phía họ, mà tôi còn góp sức tôi vào nữa. Tôi thú thật đã qúa chán cái XHCN này, ai mạnh thì tồn tại, ai yếu thì chết. Một xã hội không trật tự, văn hóa suy đồi, môi trường ô nhiễm...

Tôi còn nhiều câu hỏi đến cho P, nhưng vì nhiệm vụ, tôi ngừng ở đây, để P không nghi ngờ về những hoạt động của tôi. Khi gọi tính tiền, cái bill lên đến 1 triệu 400 ngàn tiền cáo Hồ. Tôi giành trả tiền nhưng P không cho, nhưng có hẹn là khi nào P mà đi Mỹ thì PH sẽ chu đãi lại.

Sau bửa cơm, chúng tôi chia tay nhau, P hỏi tôi chừng nào về Mỹ, tôi cố tình lẫn tránh nói vu vơ, né không trả lời. Trước khi bước vào xe Taxi, P muốn hy vọng gặp lại tôi trong tương lai. Tôi nói nếu có dịp về quê hương lần nữa, tôi sẽ liên lạc với anh, và xin chúc anh vạn sự như ý, thay cho lời tạm biệt. Cũng không quên nhắn anh phải giữ vững niềm tin rằng có một ngày nào đó anh sẽ được sống lại con người thật của chính anh, và ngày đó sẽ không còn xa nữa đâu.

Kể ra, buổi cơm tối với P cũng mang nhiều lý thú và bổ ích vì anh đã tâm sự thố lộ cho tôi biết tư tưởng của anh. Anh vào Đảng chẳng phải vì lý tưởng mà vì miếng cơm manh áo để nuôi mẹ gìa và cá nhân anh. Thật ra, anh cũng là người thù ghét CS chẳng kém gì tôi. Điều lý thú thứ hai, tôi đã làm quen được 1 phóng viên làm tại Đài Phát Thanh Sài Gòn tên DL cùng 3 đồng nghiệp của anh ta. Nhận lời mời đi uống cà phê của DL, chúng tôi ghé qua quán Tượng Đá, nằm trên đường Cao Thắng. Bên trong quán rất đơn sơ, phía dưới có 4 cái bàn, có gác nhỏ đi lên trên, chứa 10 bàn. Đặc biệt quán này chỉ chơi toàn nhạc Trịnh Công Sơn do Khánh Ly hát. Quán tuy nhỏ nhưng bù lại được ấm cúng, và những người đến uống cafe xem ra toàn là dân trí thức, khoảng tuổi sồn sồn, không có thanh niên choi choi. Trước mặt của tôi, 4 anh phóng viên họ tâm sự với nhau và chỉ trích chế độ rất mãnh liệt. Họ cũng chán ngáy cuộc sống gỉa dối và mong cho chế độ VC này sớm tàn lụi để người dân còn được nhờ. Anh phóng viên làm cho Đài Phát Thanh SG thì đặc biệt hơn cả, anh đã lên tiếng thẳng là anh ta không bao giờ được phép viết sự thật mà bị buộc phải viết 1/2 sự thật. Người ta thường nói không sai chút nào: "phân nửa khúc bánh mì là bánh mì, còn phân nữa sự thật chính là sự gỉa dối " Đừng bao giờ nghĩ rằng cái nước CHXHCNVN này nó có tin tức 2 chiều, chỉ có 1 lề bên phải mà đi thôi, như câu nói của Lê Doãn Hợp, Trưởng Ban Thông Tin. Nước Mỹ phát triển nhanh chóng nhờ vào những tin tức 2 chiều. Những chỉ trích của báo chí mang đến những sự sửa đổi hành chánh, để làm tốt đẹp hơn. Chỉ trích, phê bình là điều cần thiết để mang đến tiến bộ và phát triển cho nhân loại. Trong khi đó thì nhà nước VC lại sợ hãi mọi sự chỉ trích. Họ còn đặt ra điều 88 ở Bộ Luật Hình Sự để cấm đoán dân chúng chỉ trích (họ cho là nói xấu) Nhà nước. Vậy thử hỏi chừng nào đất nước ta mới thật sự phát triển và tiến bộ đây ??? Không có tự do báo chí thì đừng hòng.

Trong lúc trò truyện, tôi đặt ngay 2 câu hỏi với anh DL:

- Anh nghĩ thế nào về việc người dân bị mất đất ??? và vấn đề cho Trung Cộng khai thác quặng mỏ Bauxite ở Tây Nguyên ???

Phải nói anh DL rất rành về việc cướp đất của dân này. Gỉa sử trên trung ương ra lệnh thu hoạch 5 mẫu đất để làm một nơi xây cất cho một công ty hay một cơ quan nào đó. Thế là bọn địa phương lại đi thu hoạch 30 mẫu, 25 mẫu kia chúng cho chia lô bán lại, lấy tiền chia chác với nhau, một phần cúng phong bì lên trung ương. Tham nhũng nó ăn dây chuyền như thế, nó tạo thành quốc nạn tham nhũng, ngày nay gọi là quốc sách tham nhũng. Nó ăn từ trên cao xuống thấp trong bất cứ các cơ quan công quyền của đất nước. Khi đi thu hoạch 30 mẫu, bọn VC nó thu mua với gía rất rẻ như bèo. Đến khi chúng chia lô ra bán thì đất đó lên gía như vàng, gấp hàng chục đến hàng 100 lần gía bọn chúng mua vô. Người dân lên trung ương thưa, tại Quốc Hội, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nào có được giải quyết gì đâu, còn bị công an trấn lột, hạch hỏi đủ điều. Tham nhũng nó ăn có hệ thống dây chuyền từ trung ương đến địa phương thì làm sao mà giải quyết. DL còn thố lộ thêm:

- Chị muốn làm ăn hay xây cất 1 công ty, xí nghiệp gì đó với dự án 5 tỷ đồng thì chị phải chung cho chúng ít nhất 100 triệu để chúng có thể ký giấy phép cho chị. Dự án 20 tỉ phải chung chi 1 tỉ. Nói chung làm nhỏ chúng ăn nhỏ, làm lớn chúng ăn lớn.

Nghe anh DL nói, lòng tôi vô cùng căm phẫn, nhưng thân phận mình qúa nhỏ bé, phải làm sao đây. Riêng về quặng mỏ Bauxite ở Tây Nguyên, anh DL cho biết, dự án đã có cách đây 20 năm, nhưng vì tính thấy ô nhiễm môi trường qúa nên thôi. Cách đây 5 năm, Nông Đức Mạnh đã âm thầm ký kết với Trung Cộng cho tụi nó khai thác và Nguyễn Tấn Dũng công bố. Dưới thời đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông cũng rất rành về hiểm họa ô nhiễm môi trường, nên cũng đã ra một văn thư phản đối quyết liệt vụ cho TC khai thác mỏ Bauxite. Nghe nói bọn VC có nhận được 300 triệu đô la tiền tươi, không có viết trong hợp đồng khai thác quặng mỏ Bauxite, coi như tiền này được chuyển dưới mặt bàn (under the table). Cái đau đớn là hợp đồng này nó cho phép TC đem công nhân và cả quân đội vào lãnh thổ của ta, coi như đó là vùng tự trị của bọn TC, mà không ai dám bén mảng đến. Bọn lãnh đạo VC đời nào nó lo cho dân cho nước, trước hết chúng lo cho vững cái ghế của chúng, kế đến là nó lo cho sự tồn tại của cái đảng cướp của chúng nó.

Tôi lắng nghe mà thở dài ngao ngán với vận nước nổi trôi, chẳng biết chừng nào VN ta mới thoát khỏi ách nô lệ của TC. Chừng nào lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, cũng như vùng biển đánh cá... Giờ đã gần khuya, người trong quán cà phê đã thưa dần, tôi xin tạm gỉa từ và hứa hẹn với lòng mình phải đi Tây Nguyên một chuyến để xem cái quặng mỏ Bauxite này bằng chính đôi mắt của mình. Ách VC chưa thoát khỏi, đất nước VN ta, nay lại bị đè thêm ách của bọn Tàu Cộng.

Về đến nhà tôi bị bệnh ngay, tôi bị lên cơn sốt và trong người rất mệt. Ngay lúc ấy, lại có tin TC mang 4000 công nhân và quân đội lên trú đóng tại Tây Nguyên. Dù rất mệt, tôi vẫn vận động cho một chuyến đi lên Tây Nguyên như dự tính. Những người chiến sĩ đấu tranh âm thầm trong bóng tối đã giúp tôi đạt ý nguyện. Tôi chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho một cuộc đi rừng, leo núi. Những người trong nhóm đã bắt liên lạc với những người dân tộc thiểu số gần Đắc Nông để cho họ hướng dẫn một cuộc băng rừng lội suối, tôi có mang theo máy quay video và cả ống nhòm.

Nhóm tôi đến Buôn Mê Thuộc vào lúc 5 giờ sáng. Căn cứ đóng quân của Tàu Cộng trực thuộc xã Nhân Cơ. Khi chúng tôi đến đây, đã có một nhóm người Thượng ở đây chờ đợi chúng tôi từ 3 giờ sáng. Qua sự hướng dẫn, chúng tôi đi xe Honda vào khoảng 4 Km, bắt đầu đi bộ hơn 1 km thì đến sườn núi. Những người bên dưới canh gác cho sự an toàn của tôi. Trèo núi, tôi tiếp tục trèo núi cho đến một đỉnh cao chót vót. May là tôi đã có nghề, tôi đã từng được huấn luyện vụ trèo núi này từ khi ở Mỹ. Từ trên đỉnh cao, đặt ống nhòm nhìn xuống tôi có thể thấy rõ những bọn TC phần đông mặc đồ quân sự xanh có võ trang, và một số bận đồ dân sự. Tôi thấy luôn hàng chục chiếc xe cam nhông đang chạy vào khu vực đất đỏ đó. Lúc chúng khiêng đồ trên xe xuống, tôi thấy có cả những thùng gỗ và những thùng sắt.

Tôi ở lại nơi đây 1 đêm 2 ngày để theo dõi và quan sát. Tôi dự định ở thêm nữa, nhưng sức khỏe không cho phép, nên đành phải xuống núi về lại Sài Gòn. May là có anh B đi cùng tôi, anh giúp tôi ăn những gì người Thượng đãi. Nói thật, tôi rất kén ăn, thêm nữa tôi viện cớ bị bịnh nên thoái thoát tất cả món ăn đặc biệt đã đãi tôi. Tôi chỉ có thể nếm qua một chút thịt nướng, thế thôi. Còn canh họ nấu bằng rễ cây và nước tro, làm sao tôi có thể nuốt vào được, nhưng tôi biết họ rất qúy những thức ăn này.

Về lại Sài Gòn, tôi cần gặp bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho tôi. Lúc đó tôi được biết tin, tình hình trên Tây Nguyên đã thay đổi. Bọn CSVN đã cho quân đội và công an bảo vệ bọn Tàu Cộng kia. Chung quanh vùng DaK Nông khoảng 2km đã được sự bảo vệ của công an và quân đội CSVN. Chúng cấm không cho phép bất cứ ai dám lai vãng đến gần. Khốn nạn nhất, chúng đã xua đuổi dã man những người dân tộc thiểu số sống gần đó. Những người này họ sống đã biết bao nhiêu đời tại đây. Nay bắt họ lìa xa, họ phải đi đâu ??? và cuộc sống của họ sẽ ra sao ??? Tôi chua xót không biết phải nói gì ngoài những lời cầu nguyện cho sự an nguy của họ.

Năm 1986-87, thời mở cửa, tôi tin tưởng những lời hứa hẹn sẽ có tự do chính trị như sinh hoạt đa nguyên, đa đảng, cũng như Tự Do Dân Chủ sẽ đến với quê hương tôi, như cứ chờ đợi mãi, năm này qua, năm kia đến, vẫn còn là một cái bánh vẽ. 86 triệu dân tôi khao khát được sống dưới nền Tự Do Dân Chủ. Nó cũng là xu thế của thời đại mà mọi quốc gia đang theo đuổi. Tại sao chỉ có dân VN tôi là không được hưởng ??? Tự Do Dân Chủ mang đến cơm nó áo ấm cho toàn dân, cũng như phát triển và tiến bộ. Niềm mơ giản dị là các em trẻ có thể được cắp sách đến trường miễn phí theo điều 59 của Bản Hiếp Pháp đã quy định mà còn làm không xong, thì đừng bao giờ chúng ta tin vào những gì VC hứa hẹn. Theo tôi nghĩ, muốn giải quyết bài toán của Trung Cộng phải thực hiện cho được việc đoàn kết toàn dân. Muốn đoàn kết toàn dân phải thực hiện Tự Do Dân Chủ. 3 triệu người Việt hải ngoại sẽ được xem như 3 triệu đại sứ lưu động. Họ có thể vận động các quốc gia sở tại tẩy chay hàng hóa Trung Cộng, biểu tình phản đối Trung Cộng tại các tòa đại sứ. Áp lực Trung Cộng ngày đêm, trước sau gì Trung Cộng cũng phải trả lại những mảnh đất bị chiếm đoạt, nếu không sẽ bị thất thu và kinh tế, về bang giao.

Phải nói trên đường đi taxi từ Tây Nguyên về đến đến Bồn Binh Lăng Cha Cả, gặp điều lý thú, khi tôi phải đương đầu với bọn công an giao thông. Số là xe taxi của tôi bị thổi phạt vì vượt đèn đỏ. Anh tài xế xe taxi xanh máu mặt vì phải đóng phạt 200 ngàn. Mặt anh ta bí xị, than thở với tôi:

- Cô ơi, chuyến này chết chắc rồi, nó phạt 200 ngàn thì tiền đâu tui đóng, trong khi con ở nhà bị bịnh còn không tiền mua thuốc.

Thấy tình cảnh ấy, tui cười cười nói:

- Cháu ơi đừng lo, để đó cho cô.

Tôi rời khỏi xe, tiến về phía tên công an giao thông, lúc đó tên công an đang lom khom làm gì đó, tôi vỗ mạnh vào vai hắn:

- Chào xếp, xếp muốn phạt 200 ngàn hả ??? Xếp có biết vợ con người ta nghèo khổ không ???
- Chạy phạm luật là phải đóng phạt thôi.

Tôi giương nét mặt nghiêm nghị:

- Được rồi, để tôi đóng phạt cho anh ta 200 ngàn, nhưng xếp phải cho tôi hóa đơn nha, để tôi tính tiền với chị Mai Linh, chủ công ty taxi và cũng là bạn của tôi. Hoặc tôi có thể đòi tiền trung tá Nguyễn Toàn, trưởng công an quận Tân Bình.

Tên công an giao thông nghe tôi nói thế, hồn vía bay trên mây, nhìn chầm chầm vào tôi, dường như để soi mói xem tôi có dối điều gì. Sau một lúc suy nghĩ, miệng cười méo, anh ta bật nói:

- Thôi lần này tôi tha, nói anh ta lần sau phải chạy cẩn thận đấy.

Lúc đó tôi vui vẻ, cười thân mật, vỗ vào cái bụng ú na ú nịch của anh ta:

- Xếp ráng ăn bớt tí, bụng phệ coi xấu lắm, cám ơn xếp nhiều.

Tôi mang giấy tờ xe đến cho anh tài xế, mặt anh ta hớn hở vui lên thấy rõ:

- Cô nói gì mà tài tình thế cô, nó không phạt à ???
- Xong hết rồi, cứ yên chí, có nói gì đâu, dọa nó chút thôi.

Về đến nhà, thay vì trả theo giao ước là 1 triệu 500 ngàn đi từ Trung vào Sài Gòn, tôi trả cho anh ta dư thêm 300 ngàn. Anh ta mừng rỡ, cám ơn rối rít rồi từ biệt, không quên căn dặn:

- Nếu sau này có đi, cô nhớ gọi cho em.

Xã hội chủ nghĩa của đất nước tôi là thế, Đảng bóc lột dân. 3 triệu đảng viên đang sống sung túc trên nhung lụa với những đồng tiền tham nhũng, hối lộ, trong khi đó đại đa số toàn dân còn lại phải sống trong cảnh bần cùng đói rách. Ấy thấy mà chúng vẫn ra rả tự gọi chúng là Đày Tớ Của Nhân Dân.

Trước khi trở về Hoa Kỳ, tôi còn nhiều việc phải làm, nhất là tôi đã hứa đi thăm các nhóm chiến sĩ dân chủ ở miền Tây. Đầu tiên tôi ghé thăm là thành phố Cần Thơ, được mệnh danh là thủ đô của miền Tây. Dân số thành phố ước lượng khoảng 1.300.000. Thành phố nằm bên bờ sông Hậu, một nhánh sông của Cửu Long. Phải nói Cần Thơ là một thành phố giàu có, trù phú nhất về lúa gạo, qua câu thơ ca dao mà chúng ta thường nghe:"Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về" Cần Thơ rất nổi tiếng với chợ nổi trên sông như chợ Cái Răng, chợ Phụng Hiệp. Ngoài ra Cần Thơ còn có thêm Bến Ninh Kiều. Sau 75, VC cho xây tượng Hồ Chí Minh tại đó, và từ đó, để nói lên đời sống khốn khổ của người dân, người đời có câu: "Cần Thơ có Bến Ninh Kiều, dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân". Phải nói cuộc họp mặt với các bạn sinh viên, các nhà dân chủ tại đây rất sôi nổi. Tôi có dịp nghe các bạn kể về qúa trình đấu tranh, về hình thức in ấn truyền đơn, về nội dung tờ truyền đơn, về việc rải truyền đơn... để thúc đẩy cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ. Phải nói các bạn sinh viên rất gan dạ khi tình nguyện đem đến chính những trụ sở công an Việt Cộng để phát tán truyền đơn. Họ giao những xấp truyền đơn cho công an và nói họ đã nhặt được trước cửa và không biết phải làm gì. Thế là bọn công an vừa đọc vừa chuyền tay cho các công an khác đọc và còn cám ơn rối rít các bạn sinh viên. Nghe câu chuyện này, tôi rất vui trong lòng và phục tài các bạn sinh viên trẻ. Nội dung truyền đơn thường tố cáo việc mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Tục Lãm... Đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp, những sinh viên đã mang truyền đơn đến những căn cứ quân sự như những Doanh Trại Quân Đội Nhân Dân để phát tán. Vào dịp Tết vừa qua, các chiến sĩ dân chủ muốn đặt mìn làm nổ tượng Hồ tại bên Ninh Kiều nhưng bất thành vì muốn bảo toàn sinh mạng của dân chúng gần đó. Phải nói tôi thán phục tất cả các chiến sĩ trong bóng tối, vì họ làm việc không lương. Họ làm việc vì lý tưởng tự do dân chủ, vì tấm lòng yêu nước nồng nàn. Mặc dù đa số đời sống của họ còn rất khó khăn, nhưng tấm lòng của họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những dân nghèo đang bị thiếu thốn, nói lên tâm trạng của "lá rách đùm lá tã tơi".

Tuy thì giờ không có nhiều, tôi vẫn ghé nhiều nơi như Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang để thăm hỏi các chiến sĩ dân chủ. Đi đến đâu, tôi cũng thấy tấm lòng yêu nước đầy ấp của họ. Họ đấu tranh gan dạ, chấp nhận hy sinh, gian khổ. Tôi không giàu có gì, nhưng thấy sự hy sinh vô bờ bên của họ, nên chỗ nào tôi cũng để lại bao thơ, của ít lòng nhiều, hỗ trợ cho sự đấu tranh chung. Ngoài việc rải truyền đơn, các chiến sĩ dân chủ này cũng gởi truyền đơn qua email cho các cán bộ, cũng như phổ biến rộng rãi đến mọi nơi cần thiết.

Tôi trở lại Sài Gòn để ngày hôm sau, lên phi cơ trở về Hoa Kỳ. Lòng tôi nặng trĩu với trăm ngàn câu hỏi. Tôi phải làm gì đây để cho dân tộc tôi, 86 triệu dân thoát khỏi cảnh gông cùm xiềng xích, bạo tàn của loài cộng phỉ, đang sắp sửa bán nước để đưa dân tộc tôi vào vòng lệ thuộc Bắc phương. Đọc qua dòng lịch sử của dân tộc Việt, thừa nhận truyền thống chống xâm lăng, dù Tàu có đô hộ ngàn năm vẫn không đồng hóa được, tôi có quyền tin tưởng vào tương lai. Cái khó khăn nhất vẫn là giải quyết vấn đề nội xâm, tức là bọn VC. Giải quyết bài toán thằng VC xong, thì giải quyết bài toán thằng Tàu Cộng sẽ không khó.


Ngày 26 tháng 3 năm 2009
Trần Vũ Phương Hiền