PDA

View Full Version : "Chồng Tôi Bắc Kỳ 54"‏



TAM73F
03-24-2014, 12:28 AM
Hồi nhỏ, mỗi lần nhắc đến hai
> chữ “Bắc Kỳ” tôi tự nhiên thấy mất cảm
> tình. Những hình ảnh của các bà, các cô khăn
> quấn mỏ quạ, răng đen ánh hạt huyền, còn các
> ông thì hút thuốc lào kêu két két, đi đâu cũng
> đủng đẳng đeo theo cái điếu cày, của những
> màn đánh ghen, chửi thề nghe như hát cải lương
> mà không hiểu gì, của cái tính keo kiệt dân xứ
> Bắc là những gì vẫn thường ám ảnh trong đầu
> bọn trẻ chúng tôi.
>
>
>
> Trong trường gặp mấy cô em “Bắc Kỳ nhỏ
> nhỏ” là bọn Nam Kỳ Lục Tỉnh chạy xa. Ăn
> uống thì một con tôm cõng ba hạt muối, chém to
> kho mặn, rau muống luộc chấm mắm tôm cũng xong
> một bữa cơm, dư đồng nào dắt vào ruột
> tượng.
>
>
>
> Mấy nơi dân Bắc Kỳ tụ lại sống chung với
> nhau như Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, Xóm Mới, Vườn
> Chuối, Vườn Xoài, Cái Sắn, Hố Nai, Gia Kiệm
> thì đến “Việt Cộng” trước
> và sau tháng 4 năm 1975 cũng phải chào thua!
> Nhà thờ mọc lên san sát, xứ này đến xứ kia
> sáng sáng chuông nhà thờ thi nhau đổ có muốn
> ngủ nướng cũng phải bò dậy. Vậy mà nếu ai
> đụng đến một chút là “tiên sư tổ bố nhà
> mày, để ông, để bà dậy cho mà biết
> nhá!...” Những tài xế lái xe chạy qua ngả
> Hối Nai, Gia Kiệm nhiều lần phải toát mồ hôi
> hột mỗi khi sơ ý để xẩy ra tai nạn.
>
>
>
> Trở lên là những hình ảnh tôi có được về
> người Bắc Kỳ. Những hình ảnh này dường như
> nó đã ăn sâu vào tâm trí tôi trong suốt thời
> gian còn cắp sách đến trường. Sau này nhờ ơn
> ông chồng Bắc Kỳ “giải phóng” mà tôi mới
> biết mình sai, và cũng từ đó,
> tôi yêu, tôi mến người Bắc. Nếu ai
> hỏi tôi, thì tôi rất hãnh diện trả lời:
> “Chồng tôi là Bắc Kỳ 54 đấy!”
>
>
>
> Nhớ lại thời còn là nữ sinh St.
> Paul, đa số bọn con gái chúng tôi đều mơ
> mộng các chàng Tabert hay một trường Tây vì đa
> số dân ở đó là con nhà giầu, công tử có
> nhiều tiền, nói tiếng Pháp, và nhiều chàng còn
> mang song tịch Việt-Pháp.
>
>
>
> Nhưng thói đời dường như trái ngược, phần
> đông dân St. Paul chúng tôi đều
> bị mấy anh Bắc Kỳ “dzớt”. Có phải
> là “ghét của nào trời trao của đó” không?
> Hay tại con trai Bắc Kỳ dẻo mép, lỳ, và biết
> tâm lý con gái. Ba tôi thường nói với chúng
> tôi phải tránh xa bọn con trai Bắc Kỳ. Chúng nó nói “con kiến trong lỗ nghe
> bùi tai cũng bò ra”. Nhưng nghe rồi thì
> khổ cả đời!!!
>
>
>
> Riêng tôi thì chẳng lo gì trai Bắc Kỳ theo tán
> tỉnh, vì cả tuần trong trường với các Soeur.
> Đi về đã có tài xế đưa xe đến đón chung
> với chị và em gái. Ngoài ra trong nhà còn có hai
> ông anh một ông đệ tam, một ông đệ tứ đẳng
> huyền đai Thái Cực Đạo (Tae Kwon Do) thì lo gì
> bị trai Bắc Kỳ tấn công hay bắt cóc. Còn
> những ngày nghỉ lại được ba bảo chú tài xế
> chở về quê ngoại ở Cái Bè để đùa chơi với
> sông nước, với vườn trái cây, với đồng
> ruộng thẳng cánh cò bay. Đã vậy ông già tôi
> thuộc loại nghiêm khắc, đi đứng, giờ giấc
> luôn phải rõ ràng. Thí dụ, đi đâu, với ai, và
> lúc nào, bao giờ về. Tóm lại, từ ba má đến
> các anh chị tôi, và cả chính tôi “hổng” ưa
> Bắc Kỳ.
>
>
>
> Ghét Bắc Kỳ nhưng lại lấy Bắc Kỳ. Chuyện
> tình của tôi với chàng trai Bắc Kỳ bắt đầu
> từ một chiều thứ Bảy. Hôm đó, anh Năm của
> tôi, thiếu úy tùy viên cho một vị chỉ huy
> trưởng nào đó về chơi và dẫn theo một sỹ
> quan bạn của anh.
>
>
>
> “Người đâu nước họ, chẳng nọ thời kia,”
> vừa gặp tôi là cứ chăm chăm nhìn từ đầu
> xuống chân làm tôi thấy mắc cở muốn chết.
> Sau này tôi mới biết chàng là một trung úy làm
> trong phòng hành quân và là bạn thân của anh
> Năm. Người trông lịch sự, trí thức, và thêm
> chất lính nên không đến nỗi tệ. Khổ cái vừa
> mở miệng ra đã biết đó là Bắc Kỳ:
>
>
> “Không dám ạ!
> Vâng! Không dám ạ!”
> Lại còn gọi tôi là
> “bé”. Tôi nghe chàng ta nói thầm với anh
> Năm:
> “Mày cho tao làm em rể mày nha. Em
> mày xinh gái quá!”
>
>
> Chuyện gì thì được chứ chuyện “làm em rể”
> coi bộ khó. Bởi sau lần đầu ra mắt đó, toàn
> bộ gia đình tôi đều “chê” chàng.
>
> 1- Thứ nhất, vì tôi đang có chàng võ sĩ bạn
> của anh Tư trồng cây si, mà chàng là người Nam.
> 2- Thứ hai, ba má tôi rất khó về chuyện tình
> cảm của các con.
> 3- Thứ ba, cả nhà tôi đều không ưa Bắc Kỳ!
> Nhưng đúng như lời ba tôi nói, “Bắc Kỳ nó
> nói con kiến trong lỗ nghe bùi tai cũng bò ra”.
>
>
> Một vài tuần sau đó, anh Năm đánh lừa chở tôi
> đi ăn kem với chàng và tôi thấy “mê” cái
> lối nói chuyện và phong cách
> người lớn của chàng.
>
> Không như những tin đồn về Bắc Kỳ keo, Bắc
> Kỳ kẹo kéo, chàng chi cách rất hào sảng, mặc
> dù mỗi lần đi chơi như vậy với anh Năm và
> với tôi, chàng đã phải dành dụm, và nhịn ăn
> cả nửa tháng lương.
>
>
>
> Còn về cái tài thu hút và kể chuyện thì khỏi
> nói. Người ta chỉ cần cái miệng, nụ cười, và ánh mắtlà
> đủ để làm mê mẩn lòng người rồi, nhưng ở
> chàng thì có cả ba.
> 1- Nụ cười và ánh mắt chàng trông rất đa
> tình,
>
>
> 2- còn cái miệng thì giẻo như kẹo kéo. “Bé!
> Bé của anh”, “Bé muốn gì anh mua tặng bé!”,
> “Nhìn bé là trái tim anh thổn thức!”...
> Một hôm chàng trổ tài nói tiếng Pháp với anh
> Năm và tôi. Chàng thừa biết là gia đình tôi ai
> cũng học trường Pháp từ nhỏ, nhưng không biết
> vì cao hứng hay vì để tán tỉnh, chàng kể câu
> chuyện tiếng Pháp mà mãi đến hôm nay mỗi khi
> nhớ lại, tôi vẫn thấy cái xạo, nhưng lại đã trót yêu cái xạo
> của chàng.
>
>
>
> Chàng kể là một anh lính nọ trong phiên gác
> đêm ở bìa rừng, không biết vì ngủ gật hay vì
> sợ, anh nổ súng khiến cả đồn lính nhốn
> nháo. Cấp chỉ huy Phap của anh ra hỏi, anh diễn
> tả bằng một loại tiếp Pháp nhà quê: “Lúy
> bớp, lúy pá bớp. Lúy gầm, lúy gừ, lúy măng dê
> me xừ, lúy măng dê mỏa, mỏa tia rê lúy”. Tôi
> và anh Năm nghe xong nhìn nhau không hiểu gì. Anh
> Năm hỏi lại:
>
>
>
> - Mày nói gì, tụi tao học tiếng Pháp từ nhỏ
> sao nghe không hiểu?
>
> Chàng tỉnh bơ trả lời:
>
> - Tại tiếng Pháp cậu không tới. Này nhá, anh
> lính đó trả lời vị chỉ huy là trong ban đêm
> anh nhìn thấy một con cọp tiến vào đồn lính
> nên anh phải nổ súng. Cọp nghe tiếng súng đã
> bỏ chạy.
>
>
>
> Thấy anh Năm và tôi còn ngơ ngác, chàng lên mặt
> cắt nghĩa tiếp:
>
> - Lúy bớp (nó là con bò), lúy pá bớp (nó không
> phải bò), lúy gầm, lúy gừ. Trông như bò mà
> không phải là bò lại còn biết gầm, biết gừ,
> biết ăn thịt ông và ăn thịt tôi nữa thì là
> con cọp chứ con gì. Vì vậy mà phải bắn nó.
>
>
>
> Nghe chàng cắt nghĩa, anh em tôi cười quá chừng.
> Thì ra đó là câu truyện ông thày Pháp văn của
> chàng đã bịa ra để dậy về động từ manger
> (ăn) và động từ tirer (bắn).
>
> Chuyện tình của tôi và chàng vừa bước vào
> những chặng đầu êm ả của bốn mắt nhìn nhau
> không nói ấy, bỗng nhiên biến cố 30 tháng 4 năm
> 1975 ập xuống cho cả miền Nam. Chúng tôi mất liên lạc.
>
>
>
> Sau khi tốt nghiệp năm đó, tôi về nhà giúp ba
> má, trông nom công việc nhà, vì ba tôi không muốn
> để bọn Cộng Sản nhòm ngó. Nếp sống sống
> đài các tiểu thư của tôi và anh chị em tôi
> chấm dứt từ đây.
>
> Dưới những khắc nghiệt của đời sống trong
> chế độ Cộng Sản, năm 1980 ba má lo cho tôi và
> em trai Út vượt biên. May mắn chuyến đi tuy
> vất vả nhưng trót lọt, chúng tôi qua đến Thái
> lan trong tình trạng rất khó khăn. Phần vì quen
> lối sống tiểu thư nên hòa mình trong trường
> như vậy thấy khó sống quá. Nhưng rồi cũng
> phải sống. Lo lắng về những chuyện gì sẽ
> xẩy ra cho mình và em trai mình trong những ngày
> tháng kể tiếp, và hôm đó, sau thánh lễ Chúa
> Nhật, tôi đang còn nán lại dưới chân đài
> Đức Mẹ lòng tràn đầy khổ đau thì bỗng nhiên
> có ai động nhẹ vào vai. Quay lại
> thì là chàng.
>
>
>
> - Bé sang đây bao giờ, sao không thấy đến trình
> diện Ban Trại Trưởng?
>
> - Mới tới hồi qua. Ủa mà sao anh cũng ở đây?
>
> - Chuyện dài nhân dân tự vệ, để mai mốt rảnh
> anh kể cho nghe. Bây giờ “bé” ở khu nào? Cần
> gì cho anh biết nào?
>
>
>
> Thì ra sau khi miền Nam mất, chàng trốn lên Hố
> Nai rồi Gia Kiệm, và sau cùng xuống Cái Sắn ở
> ẩn tìm đường vượt biên. Ba lần thất bại,
> bị rượt bắt thoát chết. Lần thứ 4 may mắn
> qua được Thái lan. Nhờ gốc gác nhà binh, lại
> thêm chút vốn liếng Anh Văn, chàng đang làm
> thiện nguyện cho cơ quan thông dịch của trại.
> Tôi cũng nhờ có tiếng Pháp, nên được chàng
> giới thiệu vào làm giúp thông
> dịch các hồ sơ đi Pháp. Cũng nhờ ở đây
> tôi mới khám phá ra khả năng tiếng Pháp của
> chàng chỉ là vừa đủ để thi tú tài Việt.
> Tiếng Pháp mà sau này tôi vẫn chọc quê chàng là
> tiếng Tây “Tây Ninh”. Mỗi lần như vậy, chàng
> đều chống chế: “Anh mà không xổ nho như vậy
> thì sao có người lúc đó tròn xoe con mắt ngó anh
> để anh tìm thấy hình ảnh của anh trong đôi
> mắt đó chứ?” Nghe mà thấy ghét.
>
>
>
> Khi nghe tin tôi quen lại với chàng ở xứ lạ,
> quê người, cả nhà đều lo lắng chỉ sợ tôi
> bị gạt.
> Riêng ba má tôi khi nghe anh chị em nói tôi gặp
> lại chàng đã phản ứng rất gay gắt:
> “Thà nó lấy ba Tàu, Tây đen, Mỹ, Thái, Mên,
> Lào gì cũng được. Lấy Bắc Kỳ là tao không
> ưng.”
>
>
>
> Có lẽ ông không có thiện cảm với người Bắc
> vì ông hay kể cho chúng tôi nghe ở đồn điền
> Bàu Cá của ông, hàng đêm vẫn có những người
> dân di cư chung quanh nhảy rào vào ăn cắp trái
> cây, gây thiệt hại nhiều cho ông. Ông còn nói,
> làm xui với Bắc Kỳ họ nói gì
> tao không hiểu. Tao không biết ăn thịt chó.
> Tao không ăn được rau muống và mắm tôm…
>
>
>
> Được gia đình chấp thuận hay không, cuối cùng
> thì tôi cũng từ giã chàng sang định cư ở Orange
> County, California sống với người cậu họ. Tại
> Mỹ chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua
> thư từ và điện thoại, nhưng chuyện tình cảm
> thì không thể tiến xa được một bước.
>
>
>
> Tôi vừa đi làm nhà hàng vừa đi học, còn chàng
> cũng vừa lao động vừa đi học. Một sự tình
> cờ xẩy ra khiến cho tình cảm của chúng tôi đi
> vào thêm những rắc rối. Số là ông cậu bà
> mợ của tôi rất mê nhẩy đầm. Tuần nào không
> đi thì nhớ. Nhưng đi nhẩy đầm riết kiếm đâu
> ra tiền, đành bắt tôi trở thành cái mỏ vàng
> khai thác. Bởi vì khi tôi đi với
> cậu mợ thì đương nhiên có những chàng khác
> cùng đi, và như vậy cậu mợ tôi được
> vào cửa free.
>
>
>
> Hồi đó một chàng tự xưng là không quân theo
> bám tôi rất sát. Hầu như tuần nào cũng ghé nhà
> cậu mợ để đón chúng tôi đi nhẩy đầm.
>
> Đã có lần chàng hào sảng đưa
> cho tôi mấy cái Visa và Credit Card, cho tôi
> luôn cả passwords của chàng và nói tôi muốn xài
> gì tùy ý. Mợ tôi thấy vậy nói với tôi:
> “Dại gì mà không xài. Tiền cho gái mà!”,
> nhưng tôi không muốn vì trong tim
> tôi lúc này vẫn chỉ có chàng. Tôi đã
> trả lại những thẻ đó, và cầu cứu chàng. Nghe
> tôi nói, chàng bảo tôi cho chàng vài ngày để thu
> xếp công việc và sang với tôi.
>
>
>
> Sở làm chàng không có chi nhánh ở California, nên
> chàng đành phải làm đơn thôi việc. Nhưng có
> một điều khiến tôi lo sợ, đó là nghe rằng
> ông không quân này dân Bình Định có võ dữ
> lắm. Và tôi đã nói với chàng:
>
>
> - Ông phi công đó có võ anh ơi! Coi ổng cũng
> ngầu lắm.
>
>
> - Nó là lính, anh cũng là lính. Nó có võ, anh cũng
> có võ chưa chắc ai hơn ai?
>
> Nghe chàng nói chàng có võ, tôi nghĩ lại vốn
> liếng tiếng Pháp của chàng, nên hỏi chàng:
>
> - Em hỏi thiệt anh đừng buồn nghe. Anh có võ
> thiệt không? Em sợ anh có võ cũng như anh biết
> tiếng Pháp vậy.
>
>
>
> Nghe vậy, chàng không buồn mà còn cười như
> nắc nẻ ở đầu dây:
>
> - Tiếng Pháp của anh đâu đến nỗi tệ chứ.
> Miễn sao có người học trường
> đầm nghe mà không hiểu là đủ rồi.
>
> Qua California cỡ chừng 3 tháng thì chàng mới tìm
> được việc làm và ổn định nơi ăn chốn ở.
> Nhờ chàng, tôi tự tin hơn và
> nhất định không đi nhẩy đầm nữa. Cũng
> nhờ một vị hảo tâm đã nhận tôi làm con nuôi
> giúp đỡ về kinh tế, nên tôi và cậu Út ra ở
> riêng để trở lại học full time. Điều này làm
> phiền lòng cậu mợ.
>
>
>
> Thời gian quen nhau cũng đã dài, và đã làm hao
> mòn nhiều kiên nhẫn, tuy nhiên, việc cưới xin
> vẫn dậm chân tại chỗ.
>
> Cả nhà chỉ có anh Năm là tán đồng, vì anh
> biết chàng từ trong đơn vị.
>
> Ngoài ra người chống đối nhất vẫn là anh Tư
> vì bạn anh Tư chính là người từng trồng cây si
> trước cửa nhà tôi, và đến bây
> giờ anh vẫn còn độc thân. Mấy năm
> trước khi có dịp về thăm quê, tôi gặp anh sang
> chơi và hỏi anh sao anh không lo lập gia đình. Anh
> trả lời: “Anh đã có một người rồi, nhưng
> người ấy lại bỏ anh đi lấy chồng.” Tôi
> rất trân trọng sự chung tình của anh, nhưng đối với tôi người chồng Bắc
> Kỳ 54 vẫn là number one.
>
>
>
> Sau gần 5 năm chờ đợi, có lẽ ba tôi sợ tôi
> ế chồng và làm gái già ở ngoại quốc chăng.
> Cũng nhờ có ông cậu bên Mỹ nói vô, và anh Năm
> ở Việt Nam nói vào, ba tôi cuối cùng cho chúng
> tôi tổ chức đám cưới.
>
> Sau ngày cưới, chúng tôi thường xuyên thư từ
> và điện thoại với ba má tôi, nên lần lần ông đã bị chàng cảm
> hóa. Trước khi ông qua đời 10 năm trước
> đây, ông đã sang Mỹ và ở với chúng tôi 2
> tuần.
>
>
>
> Mặc dù tôi cũng có các anh chị em khác ở Mỹ,
> Pháp, Bỉ, Hòa Lan nhưng ông nhất định dành
> thời giờ ở với chúng tôi. Không biết chàng
> làm gì với ông bố vợ mà trước khi về lại
> Việt Nam, lúc chỉ có hai cha con, ông đã nói với
> tôi một câu rất yên ủi:
>
>
>
> “Mày có phước đa. Kiếm được
> thằng Bắc Kỳ tốt quá ta. Ba biết vậy
> gả phức mày cho nó từ sớm để mày đỡ cực
> khổ!” Nhưng có lẽ ông ưng ý nhất là một
> lần sau khi ăn cơm xong, chàng lao vào bếp rửa
> bát. Thấy vậy, ba tôi nói với chàng:
>
>
>
> - Việc đàn bà con gái, sao làm chuyện đó làm gì
> con?
>
> Nghe ba tôi nói với chàng bằng tiếng “con”
> ngọt ngào, thân thương quá khiến tôi rươm rướm nước
> mắt. Và chàng đã gọn ghẽ đáp lại:
>
>
>
> - Việc trong nhà là việc chung thưa ba. Con chỉ
> sợ con gái ba mệt thôi!”
>
> Nói đến ông xã của tôi, Bắc Kỳ thứ thiệt.
> Theo cha mẹ di cư vào Nam năm 54 bằng tàu há mồm.
> Sống và lớn lên ở Gia Kiệm, sau đó lên Sàigòn
> học và đậu Tú Tài II ban Toán rồi đi lính làm
> sĩ quan. Tính tình cẩn thận và tiết kiệm chứ
> không keo kiệt. Hồi đầu tôi thường lẫn lộn
> mấy chữ tiết kiệm và keo kiệt nên hiểu lầm
> chàng. Dĩ nhiên chàng hào hoa và nói năng khéo
> léo. Thêm vào đó là có tính khôi hài hết xẩy.
> Chịu khó và thực tế hơn mấy công tử Tabert
> ông xã của vài đứa bạn tôi.
>
>
>
> Sau những năm tháng chung sống, đúng như lời ba
> tôi đã nhận xét, tôi may mắn và hạnh phúc vì
> có người chồng với ý thức trưởng thành và
> sự chung thủy tuyệt đối. Câu nói “Trai Bắc
> Kỳ lấy vợ Nam Kỳ phè cánh nhạn” với tôi
> chỉ đúng một nửa, vì trong trường hợp của
> tôi, người phè cánh nhạn chính là tôi, và các
> con. Nói ra sợ mắc cỡ, nhiều hôm công việc bề
> bộn tôi không kịp nấu ăn thì chàng là người
> đầu bếp tốt nhất. Ngoài ra còn là ủi quần
> áo cho vợ con nữa. Còn việc rửa chén bát sau
> bữa ăn là “chuyện nhỏ” đối với chàng.
> Chàng thường nói: “Vợ cũng như chồng, ai cũng
> phải có trách nhiệm chung. Trong gia đình, ai cũng
> mệt, cũng cực cả, nên làm gì được cho nhau
> thì cố mà làm. Tình yêu là cái “chó” gì khi
> chỉ nói cái miệng!”. Tôi thích nhất câu nói
> kiểu Bắc Kỳ này của chàng. Nói cho đúng Bắc,
> Trung, hay Nam cũng tùy từng người. Và đó là lý
> do tôi vẫn tự hào “Chồng tôi là Bắc Kỳ 54”.
>
>
> Jeanne K NTL.
>