PDA

View Full Version : Đáp Bụng



Longhai
03-13-2014, 09:20 PM
Đáp Bụng

Phạm-Hữu-Lộc
PĐ 530, 1972


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1394905879.png

Vài ngày sau Tết năm 1972 tôi ra trình diện Phi đoàn 530 tại Pleiku, lúc đó chiến cuộc đang bùng nổ ở miền Trung, một thời gian được gọi là mùa Hè đỏ lửa. Phi công mới về nước như tôi được huấn luyện cấp tốc cho quen với địa thế để ra bay hành quân. Phi đạo ở đây vừa hẹp vừa ngắn gây nhiều khó khăn cho lúc cất cánh và đáp. Điều khiển chiếc phi cơ bánh đuôi với cánh quạt mạnh 2.700 mã lực trên phi đạo hẹp và ngắn đòi hỏi nhiều chú tâm, khác lúc tôi còn ở trường bay, phi đạo vừa rộng lại còn dài lê thê.

Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi tập đáp với Thiếu Tá Đức, một Huấn luyện viên nhiều lâu năm trong Phi đoàn, danh hiệu hôm đó là Thái-Dương 30 (Jupiter 30). Đây là phi vụ thứ ba từ khi tôi về nước. Sau hai lần cất cánh và đáp trên phi đạo 09, mọi sự đều bình thản, khi đáp lần thứ ba, lúc phi cơ chạm bánh trên phi đạo, tôi cố gắng giữ cho cánh thăng bằng nhưng cánh trái cứ chìm xuống. Phi cơ lỉa qua nửa bên trái phi đạo, đúng lúc đó tôi vẳng nghe có tiếng trên làn sóng : " Thái Dương 30, bánh đáp trái của bạn đang bị quị xuống !". Anh Đức nghe được, một tay chụp cần lái tay kia tống hết ga và điều khiển cho phi cơ bay lên. Con tàu lờ lửng chờ tốc độ lên dần, gió cánh quạt cuốn bụi đỏ bay mờ mịt, nhưng cuối cùng cũng vượt lên được. Không có tiếng nói báo trước cùng phản ứng nhanh chóng của anh Đức, chắc cả thầy lẫn trò đều gẫy cánh hôm ấy.

Đó là tiếng của Thiếu Tá Phạm Văn Thặng, biệt hiệu Thặng Fulro, dẫn đầu một Phi tuần khu trục đang đậu chờ cất cánh. Đã bao năm mà tôi vẫn còn nhớ đến anh. Chẳng may, anh đã gẫy cánh trong một phi vụ yểm trợ cho quân bạn ở Kontum. Ơn Anh tôi đã đáp lại được một phần nhỏ khi được gác quan tài Anh tại Nghiã trang Quân đội Thủ-Đức. Tôi không thể quên được dáng to lớn với nước da ngăm đen cùng giọng nói oai vang của anh.

Con tàu lấy trớn lướt bổng lên không. Tôi kiểm soát lại phi cụ chỉ bánh đáp, bánh phải và bánh đuôi đều bình thường, nhưng hỡi ôi, bánh trái không lên mà cũng chẳng xuống ! Anh Đức bay lại một vòng thật thấp dọc theo phi đạo, nhờ đài kiểm soát xem vị thế của bánh đáp. Đài xác nhận vị trí như phi cụ chỉ. Chúng tôi bay lên cao độ, thả xuống dở lên vài lần nhưng đều vô hiệu. Anh Đức thử thêm một lần chót : lấy tốc độ cao rồi kéo con tàu lên thật gấp, gần ba lần trọng lực mong bánh trái sẽ xuống. Hai thầy trò xụ mặt vì trọng lực mà bánh đáp cũng chẳng xuống cho ! Chúng tôi quyết định kéo bánh đáp lên và đáp bụng.

Anh Đức giao cần lái cho tôi bay lên khoảng 9.000 bộ lượn quanh Pleiku. Đài kiểm soát đóng cửa phi đạo và chuyển lệnh cho các phi cơ khác đổi hướng ra khỏi Pleiku. Phía dưới các xe Cứu hỏa bắt đầu sắp dọc theo phi đạo, một xe cứu hỏa đặc biệt trải "foam" chống lửa trên phi đạo. Tôi để ga lớn cho con tàu mau hết xăng đề phòng hỏa hoạn lớn nếu bị rủi ro khi đáp.

Anh Đức rút bao thuốc lá, lấy một điếu rồi đưa qua mời, tôi lắc đầu cảm ơn. Lượn đi vòng lại quanh Pleiku khoảng hai tiếng. Tôi bèn mở Radio nghe nhạc đỡ buồn, oái oăm thay gặp ngay bản nhạc "Anh Quốc Ơi " do Thái-Thanh hát. Lúc đó tôi vẫn khá bình tĩnh vì tại trường bay tôi đã mục kích một bạn cùng khóa đáp bụng khi bay solo T-28. Mọi việc đều an lành, anh đáp rất đẹp, đẹp hơn những lúc đáp bình thường ! Phi cơ khu trục chắc chắn hơn T-28 nhiều, ngồi bên phải tôi lại là một đàn anh với cả ngàn giờ bay kinh nghiệm nên tôi rất an tâm.

Khi đồng hồ xăng chỉ khoảng 800 Pounds, phía dưới phi trường cũng sẵn sàng tiếp đón "Cánh chim què", foam đã trải trắng xóa phủ gần một phần ba phi đạo. Anh Đức cầm lại cần lái, bay một vòng thật thấp quan sát cả phi đạo lần cuối. Chúng tôi báo cho đài biết là sẽ vào đáp, hai thầy trò ôn lại một lần cuối những động tác khẩn cấp. Thầy cầm cần lái, trò có nhiệm vụ điều khiển cánh cản, tắt hệ thống điện và xăng lúc phi cơ chạm xuống rồi mạnh ai người đó thoát khỏi phi cơ. Lượn một vòng lớn vào đáp, chúng tôi từ xa nhắm thẳng phi đạo 09 bay tới. Mũi phi cơ hơi cao hơn những lúc đáp bình thường, cánh cản xuống hết cho tốc độ thật chậm, khoảng 90 dặm một giờ (knots). Con tàu chầm chậm bay tới; phiá trước, phi đạo dâng lên mỗi lúc mỗi lớn dần. Đảo mắt nhìn quanh phi đạo, tôi thấy vài xe Cứu hỏa trực sẵn, một số đông anh em lính Bảo trì và Phòng thủ đứng dọc theo khu trạm Hàng không chờ xem. Một số khác đứng trên thành những ụ đậu phi cơ.

Con tàu xuống thấp chỉ còn khoảng vài bộ trên cuối đầu phi đạo, anh Đức cắt ga rồi từ từ kéo nhẹ cần lái cho phi cơ nhẹ nhàng chìm xuống. Khi tàu vừa chạm mặt phi đạo, tôi liền tay kéo cảnh cản lên, tắt điện và xăng. Ngước mắt lên, tôi đã thấy các cánh quạt quẹo quặp vào, bụi foam bốc lên trắng xóa, con tàu ngon trớn như con thoi có đà tiếp tục lao về phía trước, các xe Cứu hỏa chạy tốc theo sau. Chỉ khoảng mười tới mười lăm giây sau, con tàu giảm hết tốc độ nằm giữa phi đạo. Hai thầy trò tức tốc tháo hết giây choàng, thoát nhanh ra khỏi phi cơ. Lẹ thật, chỉ vài giây sau chúng tôi đã ra khỏi phi cơ và đứng bên cạnh xe cứu thương. Xe Cứu hỏa tiếp tục xịt thêm foam lên khắp thân và cánh tàu. Từ xa nhìn lại, chiếc khu trục khi kia oai hùng bao nhiêu, bây giờ nằm sát trên phi đạo như chú cào cào bị mất râu.

Tối hôm đó, Phi đoàn đãi hai Thầy trò tôi thoát nạn an toàn. Anh em trong Phi đoàn mỗi người một phiên thay nhau cụng cạn ly bia với tôi. Là lính mới tôi ráng uống nhưng tửu lượng chẳng có là bao, tôi gục say lúc nào không biết. Sáng hôm sau, mở mắt dậy thấy mình đang nằm trong phòng tại Cư xá, đầu tôi nhức như búa bổ ! Ôi một kỷ niệm đầu tay trong cuộc đời bay bổng ! Tôi thầm nghĩ : " Tương lai mình sẽ ra sao ?"



Phạm-Hữu-Lộc
PĐ 530, 1972

khongquan2
03-15-2014, 06:08 PM
Belly Landing!


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1394906793.jpg

khongquan2
03-15-2014, 06:18 PM
Phi Long 51 giết chết đời em, em đau bụng quá anh Phi Long ơi!


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1394907441.png

khongquan2
03-16-2014, 04:09 PM
Re: "Đáp Bụng" Phạm Hữu Lộc
Trần Ngọc Nguyên Vũ

*****

Đọc bài "Đáp bụng" của Phạm Thiếu Hiệp mà thấy như cả ngàn xưa bỗng hiện về: "Cả một khung trời mây trắng đó - Bồng bềnh theo ánh mắt chơi vơi." Hình ảnh những người phi công hiên ngang bước ra từ chiếc phi cơ bốc khói trên phi đạo là những hình ảnh hào hùng, đẹp và lãng mạn. Thiếu tá Đức hỗn danh là "Ông giáo tầu bay", người được Đại Tá Lý Tòng Bá Tư Lệnh SĐ22BB ngưỡng mộ về tài thả bom như để của anh, trong một phi vụ nghẹt thở trước sự chứng kiến của toàn bộ sư đoàn 22 BB trong trận chiến mùa Hè 72 trên cao nguyên. Ký gỉa Sao Bắc Đẩu (Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh, chủ nhiệm báo Diều Hâu) nghe danh đã tìm đến phỏng vấn anh và vinh danh anh là "ông giáo tầu bay". Ở PleiKu hồi đó có hai người được gọi là ông giáo tầu bay đó là Đại Hiệp Lê Quốc Đức và Thiếu Hiệp Đinh Đức Bản bên quan sát.

Cám ơn Thiếu Hiệp Phạm H. Lộc đã ghi lại những kỷ niệm hiếm qúy và đáng nhớ của một thời chinh chiến.

Trần Ngọc Nguyên Vũ

Raptor
03-19-2014, 09:28 AM
VNAF A 1 SKYRAIDER IN ACTION

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube.com/embed/vy-RD2AgJPw?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Raptor
03-19-2014, 09:41 AM
DOUGLAS A 1 SKYRAIDER
in action and... ĐÁP BỤNG

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube.com/embed/XcOvMQ17-i4?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Raptor
03-19-2014, 09:53 AM
Vietnam Air Rescue (There is sound)

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube.com/embed/MKIhXAEMzxM?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

philong51
05-05-2014, 03:38 AM
Đáp Bụng

Phạm-Hữu-Lộc
PĐ 530, 1972


http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1394905879.png

Vài ngày sau Tết năm 1972 tôi ra trình diện Phi đoàn 530 tại Pleiku, lúc đó chiến cuộc đang bùng nổ ở miền Trung, một thời gian được gọi là mùa Hè đỏ lửa. Phi công mới về nước như tôi được huấn luyện cấp tốc cho quen với địa thế để ra bay hành quân. Phi đạo ở đây vừa hẹp vừa ngắn gây nhiều khó khăn cho lúc cất cánh và đáp. Điều khiển chiếc phi cơ bánh đuôi với cánh quạt mạnh 2.700 mã lực trên phi đạo hẹp và ngắn đòi hỏi nhiều chú tâm, khác lúc tôi còn ở trường bay, phi đạo vừa rộng lại còn dài lê thê.

Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi tập đáp với Thiếu Tá Đức, một Huấn luyện viên nhiều lâu năm trong Phi đoàn, danh hiệu hôm đó là Thái-Dương 30 (Jupiter 30). Đây là phi vụ thứ ba từ khi tôi về nước. Sau hai lần cất cánh và đáp trên phi đạo 09, mọi sự đều bình thản, khi đáp lần thứ ba, lúc phi cơ chạm bánh trên phi đạo, tôi cố gắng giữ cho cánh thăng bằng nhưng cánh trái cứ chìm xuống. Phi cơ lỉa qua nửa bên trái phi đạo, đúng lúc đó tôi vẳng nghe có tiếng trên làn sóng : " Thái Dương 30, bánh đáp trái của bạn đang bị quị xuống !". Anh Đức nghe được, một tay chụp cần lái tay kia tống hết ga và điều khiển cho phi cơ bay lên. Con tàu lờ lửng chờ tốc độ lên dần, gió cánh quạt cuốn bụi đỏ bay mờ mịt, nhưng cuối cùng cũng vượt lên được. Không có tiếng nói báo trước cùng phản ứng nhanh chóng của anh Đức, chắc cả thầy lẫn trò đều gẫy cánh hôm ấy.

Đó là tiếng của Thiếu Tá Phạm Văn Thặng, biệt hiệu Thặng Fulro, dẫn đầu một Phi tuần khu trục đang đậu chờ cất cánh. Đã bao năm mà tôi vẫn còn nhớ đến anh. Chẳng may, anh đã gẫy cánh trong một phi vụ yểm trợ cho quân bạn ở Kontum. Ơn Anh tôi đã đáp lại được một phần nhỏ khi được gác quan tài Anh tại Nghiã trang Quân đội Thủ-Đức. Tôi không thể quên được dáng to lớn với nước da ngăm đen cùng giọng nói oai vang của anh.

Con tàu lấy trớn lướt bổng lên không. Tôi kiểm soát lại phi cụ chỉ bánh đáp, bánh phải và bánh đuôi đều bình thường, nhưng hỡi ôi, bánh trái không lên mà cũng chẳng xuống ! Anh Đức bay lại một vòng thật thấp dọc theo phi đạo, nhờ đài kiểm soát xem vị thế của bánh đáp. Đài xác nhận vị trí như phi cụ chỉ. Chúng tôi bay lên cao độ, thả xuống dở lên vài lần nhưng đều vô hiệu. Anh Đức thử thêm một lần chót : lấy tốc độ cao rồi kéo con tàu lên thật gấp, gần ba lần trọng lực mong bánh trái sẽ xuống. Hai thầy trò xụ mặt vì trọng lực mà bánh đáp cũng chẳng xuống cho ! Chúng tôi quyết định kéo bánh đáp lên và đáp bụng.

Anh Đức giao cần lái cho tôi bay lên khoảng 9.000 bộ lượn quanh Pleiku. Đài kiểm soát đóng cửa phi đạo và chuyển lệnh cho các phi cơ khác đổi hướng ra khỏi Pleiku. Phía dưới các xe Cứu hỏa bắt đầu sắp dọc theo phi đạo, một xe cứu hỏa đặc biệt trải "foam" chống lửa trên phi đạo. Tôi để ga lớn cho con tàu mau hết xăng đề phòng hỏa hoạn lớn nếu bị rủi ro khi đáp.

Anh Đức rút bao thuốc lá, lấy một điếu rồi đưa qua mời, tôi lắc đầu cảm ơn. Lượn đi vòng lại quanh Pleiku khoảng hai tiếng. Tôi bèn mở Radio nghe nhạc đỡ buồn, oái oăm thay gặp ngay bản nhạc "Anh Quốc Ơi " do Thái-Thanh hát. Lúc đó tôi vẫn khá bình tĩnh vì tại trường bay tôi đã mục kích một bạn cùng khóa đáp bụng khi bay solo T-28. Mọi việc đều an lành, anh đáp rất đẹp, đẹp hơn những lúc đáp bình thường ! Phi cơ khu trục chắc chắn hơn T-28 nhiều, ngồi bên phải tôi lại là một đàn anh với cả ngàn giờ bay kinh nghiệm nên tôi rất an tâm.

Khi đồng hồ xăng chỉ khoảng 800 Pounds, phía dưới phi trường cũng sẵn sàng tiếp đón "Cánh chim què", foam đã trải trắng xóa phủ gần một phần ba phi đạo. Anh Đức cầm lại cần lái, bay một vòng thật thấp quan sát cả phi đạo lần cuối. Chúng tôi báo cho đài biết là sẽ vào đáp, hai thầy trò ôn lại một lần cuối những động tác khẩn cấp. Thầy cầm cần lái, trò có nhiệm vụ điều khiển cánh cản, tắt hệ thống điện và xăng lúc phi cơ chạm xuống rồi mạnh ai người đó thoát khỏi phi cơ. Lượn một vòng lớn vào đáp, chúng tôi từ xa nhắm thẳng phi đạo 09 bay tới. Mũi phi cơ hơi cao hơn những lúc đáp bình thường, cánh cản xuống hết cho tốc độ thật chậm, khoảng 90 dặm một giờ (knots). Con tàu chầm chậm bay tới; phiá trước, phi đạo dâng lên mỗi lúc mỗi lớn dần. Đảo mắt nhìn quanh phi đạo, tôi thấy vài xe Cứu hỏa trực sẵn, một số đông anh em lính Bảo trì và Phòng thủ đứng dọc theo khu trạm Hàng không chờ xem. Một số khác đứng trên thành những ụ đậu phi cơ.

Con tàu xuống thấp chỉ còn khoảng vài bộ trên cuối đầu phi đạo, anh Đức cắt ga rồi từ từ kéo nhẹ cần lái cho phi cơ nhẹ nhàng chìm xuống. Khi tàu vừa chạm mặt phi đạo, tôi liền tay kéo cảnh cản lên, tắt điện và xăng. Ngước mắt lên, tôi đã thấy các cánh quạt quẹo quặp vào, bụi foam bốc lên trắng xóa, con tàu ngon trớn như con thoi có đà tiếp tục lao về phía trước, các xe Cứu hỏa chạy tốc theo sau. Chỉ khoảng mười tới mười lăm giây sau, con tàu giảm hết tốc độ nằm giữa phi đạo. Hai thầy trò tức tốc tháo hết giây choàng, thoát nhanh ra khỏi phi cơ. Lẹ thật, chỉ vài giây sau chúng tôi đã ra khỏi phi cơ và đứng bên cạnh xe cứu thương. Xe Cứu hỏa tiếp tục xịt thêm foam lên khắp thân và cánh tàu. Từ xa nhìn lại, chiếc khu trục khi kia oai hùng bao nhiêu, bây giờ nằm sát trên phi đạo như chú cào cào bị mất râu.

Tối hôm đó, Phi đoàn đãi hai Thầy trò tôi thoát nạn an toàn. Anh em trong Phi đoàn mỗi người một phiên thay nhau cụng cạn ly bia với tôi. Là lính mới tôi ráng uống nhưng tửu lượng chẳng có là bao, tôi gục say lúc nào không biết. Sáng hôm sau, mở mắt dậy thấy mình đang nằm trong phòng tại Cư xá, đầu tôi nhức như búa bổ ! Ôi một kỷ niệm đầu tay trong cuộc đời bay bổng ! Tôi thầm nghĩ : " Tương lai mình sẽ ra sao ?"



Phạm-Hữu-Lộc
PĐ 530, 1972


Cám ơn anh Lộc nhắc lại lần đầu tiên phi cơ A-1 đáp bụng xảy ra ở Pleiku.
Lần thứ hai. Một cuộc "biểu diễn" thần kỳ có một không hai :
Vào khoảng cuối năm 72 sau khi thi hành xong phi vụ yểm trợ tiếp cận quân bạn tại đồi Chu Pao, Tr/tá Nguyễn Văn Mười PĐT/PĐ 530 trở về đáp nhưng hệ thống bánh đáp chỉ UNLOCK. Đài Kiểm Soát Không Lưu báo cho ông và chúng tôi biết bánh đáp bên trái đang nằm ngang. Mặc dù ông làm đủ mọi cách bánh đáp bên trái vẫn nằm ngang, không xoay 90 độ về phía trước.
Chân đáp của chiếc A-1 xếp trong bụng phi cơ, khi thả xuống chân đáp rơi xuống, rồi với áp lực của thuỷ điều (hydraulic) trục của bánh đáp xoay 90 độ về bên phải hay trái tuỳ theo mỗi bên để bánh xe hướng về phía trước thì đèn báo " GEARS Down and Lock" và phi cơ mới lăn bánh tự do.

Chúng tôi thường gọi "lén" Tr/tá Mười là "Ông Thần T.O" vì trong thời gian ông Mười làm PĐT, ngoài những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ, tất cả hoa tiêu trong PĐ không bận bay đều có mặt tại phòng họp để cùng ông ôn lại các phương thức khẩn cấp (Emergency Procedures) đến quyển Dash 1 dành cho pilot, sau cùng là cuốn Dash 10 dành cho chuyên viên kỷ thuật. Kiến thức về chiếc A-1 của ông Mười không thua 1 chuyên viên kỷ thuật thượng đẳng.
Lúc đó hầu như mọi người đều "than vãn" ít nhiều, ngay cả tôi. Cho đến giữa năm 1974 phi cơ của tôi bị bắn ở phía Bắc Tân Uyên dù bay mất 4 máy (cylinder) tôi vẫn có thể mang về đáp an toàn ở Biên Hoà. Lúc nầy tôi mới thấm tía lời nói của ông và thầm cám ơn ông hết lời.( sau nầy RAPTOR cho biết anh đã nghe tiếng nổ liên thanh khi tôi cắt tay ga trước khi phi cơ chạm bánh trên phi đạo)

Sau khi ông Mười làm đủ mọi cách up - down, kéo G ...vẫn không thành công mà ông không muốn mất phi cơ (nhảy dù bỏ phi cơ) Sau khi dùng bôm tay của hệ thống thuỷ điều, chân đáp bên phải trở về nằm trong bụng phi cơ, ông quyết định đáp xuống 1 chân đáp với bánh xe nằm ngang.
Sau khi toán cứu hoả trải foam trên phi đạo, ông bay sà xuống, nghiêng cánh trái, dùng mặt phi đạo đánh gãy chân đáp. Chúng tôi nín thở theo dõi và cầu nguyện. Hệ thống bánh đáp chạm mạnh xuống mặt phi đạo rồi gãy lìa và văng ra cỏ.
Và cuối cùng chúng tôi chứng kiến 1 cú đáp bụng nhẹ nhàng và thật tuyệt vời. Ông Mười từ từ tháo dây đai bước xuống trong sự vui mừng khôn tả của chúng tôi. Vì thế chúng tôi mới biết tài nghệ siêu dẳng của ông.
Sau đó chuyên viên kỷ thuật cho biết chiếc phi cơ nầy bị trúng đạn, làm bể ống dẩn thuỷ điều gần bánh đáp bên trái. Mất áp suất trục chân đáp không thể xoay bánh đáp hướng về phìa trước.
Trước đó mỗi lần phi cơ của chúng tôi bị "dính" đạn ông thường mỉm chi chê " Pilot giỏi thì không bao giờ bị bắn !" Sau vụ nầy chúng tôi khen "Ở độ cao năm ba ngàn bộ với cái ống thuỷ điều nhỏ tí teo, nhỏ hơn đầu ngón tay út mà tụi nó bắn trúng. Mấy thằng VC nầy tài thật".
Và lần thứ ba, chiều ngày 15/4/75 tại phi trường Trà Nốc - Cần Thơ chính Tr/uý Phạm Hữu Lộc bay chiếc số 2 phải bay vòng vòng chờ toán cứu hoả dọn dẹp vì chiếc AD-5 của tôi đáp không GEARS nằm chình ình trên phi đạo.
PL 51
Nhẹ nhàng lắm KQ2 !

Tn07
01-23-2016, 08:25 AM
Đọc “Đáp Bụng” của Thái Dương Phạm Hữu Lộc.


Hôm nay “lang thang” trên HQPD, vô tình đọc được bài “Đáp Bụng”, tôi vô cùng thích thú xen lẫn bồi hồi xúc động.

Thích thú bởi tôi là một trong những “khán giả” của đoạn phim sống động này.

Ngày ấy tôi là Sĩ quan Báo chí, thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị Pleiku. Với chức vụ “Sĩ quan Báo chí”, tôi có hai “ưu thế”: (1) được gặp gỡ, quen biết các sếp lớn, các nhân vật nổi tiếng trong đơn vị, (2) vắng mặt (hợp pháp) thường xuyên tại nhiệm sở, viện lý do đi “săn tin” nhưng thực chất là xuống câu lạc bộ sĩ quan ngồi tán dóc, uống cà-phê, thụt bi-da...

Như những người ở Pleiku còn nhớ, CLB sĩ quan - trước kia là NCO Club của Mỹ - tọa lạc tại một vị trí khá cao, ngồi gần cửa hông có thể nhìn xuống phi đạo, Trạm Hàng Hóa (cargo), các ụ đậu trực thăng của 229 và 235.

Điều đáng nói CLB sĩ quan không chỉ đơn thuần là nơi giải trí mà còn là một thứ “Phòng Thông Tin” của đơn vị, tin vui cũng như tin buồn; và dĩ nhiên, cả tin giật gân.

Hôm đó, tôi đang thụt bi-da thì có tin một chiếc A-1E Skyraider chuẩn bị đáp bụng vì bánh đáp không chịu mở ra hết. A-1E là kiểu 2 chỗ ngồi, vừa để đánh giặc vừa để dạy học trò. Hôm đó chúng tôi chỉ được biết Thiếu tá Đức là thầy, chứ không biết tên “học trò” là anh Phạm Hữu Lộc.

Tôi biết anh Đức, cùng với các anh Thặng (Fulro), anh Hiệp (Cò), anh Huynh, anh Thanh (Thanh Ngố, sau này về Biên Hòa, hy sinh ở Phước Long), anh Liêu... là vì Thiếu tá (sau lên Trung tá) Lê Bá Định, vị Phi đoàn trưởng tiên khởi của Phi đoàn 530 Thái Dương (Jupiter), trước kia làm Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị -Pleiku, tức sếp cũ của tôi.

Khi chúng tôi kéo nhau ra bên hông CLB sĩ quan để chờ xem A-1 đáp bụng thì xe cứu hỏa đã xịt foam xong, phủ trắng phi đạo. Tất cả đã sẵn sàng nhưng chiếc khu trục cứ bay vòng vòng trên trời, không chịu xuống làm “crash” cho bà con coi chơi! Nay đọc bài viết của anh Lộc mới biết Thiếu tá Đức vẫn cố gắng tìm mọi cách cho cái chân đáp mở ra để cứu con tàu, và cũng để bay cho cạn bớt xăng.

Rồi cũng tới lúc phải đáp; và đúng như những gì anh Lộc kể lại, Thiếu tá Đức đã “đáp bụng” thật đẹp, thật nghề, mặc dù trong nghiệp bay bổng, anh chưa đáp bụng bao giờ.

Giờ này, 44 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in: sau một loạt ngắn tiếng “lạch cạch” do cánh quạt đập xuống phi đạo, con tàu trượt đi khoảng vài trăm mét, tới phân nửa quãng phi đạo được xịt foam thì đã dừng lại. Hai ông pilot tỉnh queo bước xuống. Không hẹn, mọi người đứng trên CLB sĩ quan cùng vỗ tay, “bravo” vang trời!

Nhưng riêng tôi hơi cụt hứng! Bởi với tâm lý của một tay thích nghịch ngợm, hiếu động, ngày còn nhỏ chỉ thích đi xem... cháy nhà, tôi đã hồi hộp chờ đợi cảnh tàu bị nổ, bị lật, không lật thì cũng lạng ra ngoài hàng rào hoặc đụng vào các ụ phi cơ, tức là phải có chút “ly kỳ rùng rợn”, chứ đâu có diễn ra một cách an toàn và “boring” chỉ trong vài giây đồng hồ ngắn ngủi!?

Tối hôm đó, tôi tới nhà ông Lê Bá Định chơi (thời gian này ông đang giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 72 Tác Chiến). Sau khi nghe tôi ca tụng Thiếu tá Đức hết lời, ông Định nói đại khái: pilot khu trục Việt Nam, nếu bình tĩnh, ai cũng có thể đáp bụng an toàn như Thiếu tá Đức!

* * *

Trên đây là thích thú, còn bồi hồi xúc động?

Bồi hồi xúc động bởi vì trong bài viết của mình anh Phạm Hữu Lộc đã nhắc tới tên tuổi của cố Trung tá Phạm Văn Thặng.

Với nguyên do đã nhắc tới ở trên, tôi được hân hạnh quen biết anh Phạm Văn Thặng từ lúc phi đoàn mới được thành lập và anh còn mang lon Đại úy.

Mấy tháng sau khi Thiếu tá Đức đáp bụng, và gần một tháng trước ngày tôi rời CCKQ Pleiku, vào chiều ngày 26/5/1972, anh Thặng đang ngồi uống cà-phê, tán dóc với tôi và mấy cô Chính Huấn của Tiểu Đoàn 20 CTCT ở CLB sĩ quan, thì anh Hiệp (Cò) gọi về bay với anh (hình như là bay thế cho một đồng đội vướng bận công chuyện gia đình vào giờ phút chót).

Lúc anh Thặng và anh Hiệp cất cánh, tôi ngồi ở cái bàn phía hông CLB, nhìn theo hai con tàu gầm thét vút lên.

Hơn một tiếng đồng hồ sau, khi mấy cô Chính Huấn đã ra về, tôi đang thụt bi-da thì một sĩ quan từ Phòng Hành Quân Chiến Cuộc chạy lên báo hung tin Phạm Văn Thặng đã gẫy cánh. Một cách chính xác là anh đã “đáp bụng”, nhưng đáp với con tàu còn bom đạn, không đáp xuống phi đạo bằng phẳng có xịt foam mà đáp xuống mặt ruộng lồi lõm, đầy mô đất, để rồi bốc cháy.

Tôi lặng người. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ trước đó, Thặng Fulro còn ngồi đây, tiếng cười sang sảng của anh như còn bên tai, mà giờ này anh đã hóa người thiên cổ.

Có còn lại chăng chỉ là một cái tên mới cho CLB sĩ quan: “Hội quán PHẠM VĂN THẶNG”.

* * *

Xin cám ơn “Thái Dương” Phạm Hữu Lộc đã cho tôi sống lại một ngày vui và một ngày buồn ở CCKQ Pleiku. Dù vui dù buồn cũng đều đáng trân quý.

KQ Nguyễn Hữu Thiện