kqcantho
02-11-2014, 01:29 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1392081460.jpg
Sochi, thành phố nghỉ Hè ở vùng Á Nhiệt Ðới thuộc bờ biển Hắc Hải, có vẻ là một chỗ kỳ cục để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Ðây là một địa điểm ấm nhất nước Nga, nơi người ta đến để trốn cái lạnh của mùa Ðông Moscow. Nhiệt độ được dự trù tiên đoán cho giai đoạn thế vận hội là khoảng từ 50 đến 54F (10 đến 12C), một nhiệt độ hết sức ấm áp cho mùa Ðông ở Nga. Các cuộc thi đấu cần tuyết được tổ chức ở vùng núi cao bên trên thành phố, nơi nhiệt độ trung bình ban ngày vừa đúng nhiệt độ đông đá. Sợ thiếu tuyết, Nga đã lo chứa tuyết từ năm ngoái. May mắn là những trận tuyết rơi gần đây bảo đảm là những biện pháp đó không cần thiết. Sochi nằm ngay kế bên một khu vực chiến tranh của vùng Bắc Caucase.
Những chiến dịch chống khủng bố của các cơ quan an ninh của Nga được thực hiện chưa đầy 200 dặm cách đó. Vậy tại sao người Nga, hay đúng hơn, ông Vladimir Putin lại chọn nơi này?
Các viên chức Nga chỉ ra là Sochi không phải là địa điểm Á Nhiệt Ðới đầu tiên được lựa chọn để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Nagano ở Nhật Bản, vốn cũng có khí hậu á nhiệt đới, đã chủ trì Thế Vận Hội Mùa Ðông năm 1998. Và còn đe dọa khủng bố thì họ chỉ ra là chẳng có nơi nào an toàn trong cái thời đại này. Những biện pháp an ninh cho Thế Vận Hội Luân Ðôn cũng nghiêm ngặt không kém.
Tất cả điều đó đều đúng. Nhưng thực ra Sochi được lựa chọn chỉ vì lý do quan trọng nhất, đó là nơi vui chơi mà Tổng Thống Vladimir thích nhất. Ông thường thích lưu lại dinh thự của tổng thống ở Sochi, và ông muốn dùng vận động hội này để chứng tỏ là ông có khả năng chế ngự thiên nhiên và để chứng minh là ông có chính nghĩa quốc tế.
Nhưng ở một khía cạnh nghịch lý, một cách hết sức mỉa mai, Sochi là một lựa chọn hoàn toàn đích đáng, theo tạp chí The Economist. Từ thời còn mồ ma chế độ Liên Xô, Sochi đã nổi tiếng là một nơi nghỉ mát hào nhoáng nhưng lại đồng thời có một mặt trái bê bối. Ðó là nơi tụ tập để có thể trộn đi nghỉ mát với sex và là một nơi mà các những tay buôn lậu và các nhà kinh doanh chợ đen từ khắp liên bang Xô Viết tìm đến để tiêu số đồng roubles không mấy lương thiện mà họ đã kiếm được. Nghe đâu, thời trước, câu nói ở cửa miệng nhiều người là “Nếu tôi biết một vài trò gian lận cờ bạc, tôi sẽ sống ở Sochi.”
Tờ The Economist mỉa mai, “Ðiều đó đã khiến Sochi trở thành nơi toàn hảo nhất để tổ chức thế vận hội, vốn đã trở thành tiêu biểu cho thứ tư bản chủ nghĩa bè phái (crony capitalism) và lãnh giải vô địch thế giới về tham nhũng. Những ai đã thắng được các vụ đấu thầu xây dựng hẳn đều biết vài trò ma giáo.”
Sochi cho đến nay đã đạt kỷ lục là vận động hội mắc tiền nhất trong lịch sử thế vận. Với dự đoán chi phí là 51 tỷ đô la, nó mắc gấp năm lần Thế Vận Hội Mùa Ðông ở Nagano, mà việc xây dựng bao gồm kiến thiết nhiều sân vận động, một hệ thống đường sá và một đường xe lửa cao tốc từ Tokyo đến.
Lý do chính của chi phí kinh khủng đó là tham nhũng và hối lộ. Ðó ít nhất là điều mà khoảng gần một nửa dân chúng Nga tin là lý do chính, theo các cuộc thăm dò dư luận. Chỉ có 15% chấp nhận những lý luận của các viên chức nói là sự phức tạp của dự án đã khiến chi phí gia tăng. Tham nhũng mang đủ hình dạng: từ nói quá chi phí, trao hợp đồng cho bạn bè và bà con (mặc dù một số chẳng biết tí gì về nghề xây dựng cả) và làm đi làm lại cũng một kiến trúc đó nhiều lần để biện minh cho việc đòi thêm tiền. Hầu hết tiền đến từ nhà nước qua các ngân hàng quốc doanh.
Ông Alexei Navalny, blogger chống tham nhũng mà nay là lãnh tụ của phong trào đối lập, nói chi phí vượt từ 150 đến 250%. Ông ta đã cho phổ biến những dang sách của các người trúng các vụ thầu lớn liên quan đến các dự án của Thế Vận Hội Sochi. Danh sách đó, nghe đâu đọc như là một danh sách những “đại gia” ở Nga. Sự việc là cho đến nay một số khách sạn vẫn chưa hoàn tất cho thấy mức độ chi tiêu như vậy quả là vô cùng kỳ lạ.
Các nhà báo đến vùng đã thấy cảnh nhiều phòng khách sạn chưa hoàn tất và các nhà thầu đang ngày đêm cố gắng làm cho xong. Các phóng viên cũng đã tìm thấy những hình ảnh quái đản, từ những nhà vệ sinh đôi đến phòng tắm không có nước hay là có nước thì như lời trích nguyên văn của một nhân viên khách sạn “nước đó không thể sử dụng được”.
Kể các chính trị gia đối lập ở Nga cũng có lý khi họ nói một phần lớn chi phí cho Sochi đã là vì tham nhũng. Ngân sách của Sochi gấp ba lần ngân sách của Luân Ðôn 2012, mà thế vận hội mùa hè vốn thường tốn kém hơn mùa đông nhiều.
Ông Putin quả đã coi Sochi là thế vận hội của riêng ông. Ông tin là Sochi sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy Nga là một cường quốc vĩ đại và ông ta là một lãnh tụ vĩ đại.
Steve Rosenberg, phóng viên Moscow đài BBC, đã nhắc lại là hồi tháng 7 năm 1980, tại sân vận động trung tâm Lenin ở Moscow, lãnh tụ Liên Xô Leonid Brezhnev tuyên bố thế vận hội đầu tiên đằng sau bức màn sắt khai mạc. Nhưng giữa những nghi thức huy hoàng của ngày khai mạc, điều ông Brezhnev không tiết lộ là chỉ vài năm trước đó, ông đã tính chuyện bỏ cuộc. Năm 1975, ông đã viết thư cho một đồng nghiệp ở bộ chính trị than phiền về chi phí của thế vận hội và khuyến cáo là sẽ có những scandal. Ông đã viết, “Một số các đồng chí đã đề nghị với tôi là nếu chúng ta trả một số tiền phạt nhỏ chúng ta có thể rút lui!”
Ông Putin không nghĩ như ông Brezhnev. Ngay từ đầu ông Putin đã can dự vào Sochi 2014, từ đích thân vận động ủy ban thế vận đến kiểm soát các công việc xây cất, đến gần đây, đích thân thử các cơ sở thi đấu.
Nhưng điều đáng nói là hai điều mà ông Brezhne sợ: chi phí leo thang và scandals, nay đã trở thành đặc điểm của vận động hội của ông Putin. Chúng ta đã biết chi phí của Sochi rồi, nhưng danh sách những vụ scandal mà Sochi đã tạo nên ở Âu Châu cũng dài không kém các đường thi đấu trượt tuyết đường dài. Nó bao gồm từ cáo buộc tham nhũng, than phiền là nhiều công nhân chưa được trả lương, quan ngại về quyền của những người thiểu số đồng tính ở Nga và sau cùng càng vào những ngày cuối là vấn đề an ninh.
Một điểm tương đồng nữa giữa Moscow 1980 và Sochi 2014 là số khách không đến dự lễ khai mạc. Năm 1980, hơn 60 quốc gia đã tẩy chay thế vận hội vì Liên Xô xâm lăng Afghanistan. Lần này tuy không ai tẩy chay để phá đám bữa tiệc của ông Putin nhưng một số các lãnh tụ Tây Phương đã quyết định không đến Sochi. Phát thanh viên Vladimir Solovyov của đài truyền hình nhà nước Nga đã có câu trả lời cho sự việc này, “Thật là lạ nếu tất cả các lãnh tụ quốc tế đến tham dự thế vận hội. Bộ họ không có việc gì khác để làm sao? Ðây không phải là về chính trị hay chính trị gia. Ðây là về thể thao. Nếu Tổng Thống Obama là một vận độn viên, nếu ông tranh tài trong môn trượt tuyết biểu diễn, thì sự việc ông không đến Sochi mới tạo nên mất vui.”
Lê Phan
(http://www.nguoi-viet.com)
Sochi, thành phố nghỉ Hè ở vùng Á Nhiệt Ðới thuộc bờ biển Hắc Hải, có vẻ là một chỗ kỳ cục để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Ðây là một địa điểm ấm nhất nước Nga, nơi người ta đến để trốn cái lạnh của mùa Ðông Moscow. Nhiệt độ được dự trù tiên đoán cho giai đoạn thế vận hội là khoảng từ 50 đến 54F (10 đến 12C), một nhiệt độ hết sức ấm áp cho mùa Ðông ở Nga. Các cuộc thi đấu cần tuyết được tổ chức ở vùng núi cao bên trên thành phố, nơi nhiệt độ trung bình ban ngày vừa đúng nhiệt độ đông đá. Sợ thiếu tuyết, Nga đã lo chứa tuyết từ năm ngoái. May mắn là những trận tuyết rơi gần đây bảo đảm là những biện pháp đó không cần thiết. Sochi nằm ngay kế bên một khu vực chiến tranh của vùng Bắc Caucase.
Những chiến dịch chống khủng bố của các cơ quan an ninh của Nga được thực hiện chưa đầy 200 dặm cách đó. Vậy tại sao người Nga, hay đúng hơn, ông Vladimir Putin lại chọn nơi này?
Các viên chức Nga chỉ ra là Sochi không phải là địa điểm Á Nhiệt Ðới đầu tiên được lựa chọn để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Nagano ở Nhật Bản, vốn cũng có khí hậu á nhiệt đới, đã chủ trì Thế Vận Hội Mùa Ðông năm 1998. Và còn đe dọa khủng bố thì họ chỉ ra là chẳng có nơi nào an toàn trong cái thời đại này. Những biện pháp an ninh cho Thế Vận Hội Luân Ðôn cũng nghiêm ngặt không kém.
Tất cả điều đó đều đúng. Nhưng thực ra Sochi được lựa chọn chỉ vì lý do quan trọng nhất, đó là nơi vui chơi mà Tổng Thống Vladimir thích nhất. Ông thường thích lưu lại dinh thự của tổng thống ở Sochi, và ông muốn dùng vận động hội này để chứng tỏ là ông có khả năng chế ngự thiên nhiên và để chứng minh là ông có chính nghĩa quốc tế.
Nhưng ở một khía cạnh nghịch lý, một cách hết sức mỉa mai, Sochi là một lựa chọn hoàn toàn đích đáng, theo tạp chí The Economist. Từ thời còn mồ ma chế độ Liên Xô, Sochi đã nổi tiếng là một nơi nghỉ mát hào nhoáng nhưng lại đồng thời có một mặt trái bê bối. Ðó là nơi tụ tập để có thể trộn đi nghỉ mát với sex và là một nơi mà các những tay buôn lậu và các nhà kinh doanh chợ đen từ khắp liên bang Xô Viết tìm đến để tiêu số đồng roubles không mấy lương thiện mà họ đã kiếm được. Nghe đâu, thời trước, câu nói ở cửa miệng nhiều người là “Nếu tôi biết một vài trò gian lận cờ bạc, tôi sẽ sống ở Sochi.”
Tờ The Economist mỉa mai, “Ðiều đó đã khiến Sochi trở thành nơi toàn hảo nhất để tổ chức thế vận hội, vốn đã trở thành tiêu biểu cho thứ tư bản chủ nghĩa bè phái (crony capitalism) và lãnh giải vô địch thế giới về tham nhũng. Những ai đã thắng được các vụ đấu thầu xây dựng hẳn đều biết vài trò ma giáo.”
Sochi cho đến nay đã đạt kỷ lục là vận động hội mắc tiền nhất trong lịch sử thế vận. Với dự đoán chi phí là 51 tỷ đô la, nó mắc gấp năm lần Thế Vận Hội Mùa Ðông ở Nagano, mà việc xây dựng bao gồm kiến thiết nhiều sân vận động, một hệ thống đường sá và một đường xe lửa cao tốc từ Tokyo đến.
Lý do chính của chi phí kinh khủng đó là tham nhũng và hối lộ. Ðó ít nhất là điều mà khoảng gần một nửa dân chúng Nga tin là lý do chính, theo các cuộc thăm dò dư luận. Chỉ có 15% chấp nhận những lý luận của các viên chức nói là sự phức tạp của dự án đã khiến chi phí gia tăng. Tham nhũng mang đủ hình dạng: từ nói quá chi phí, trao hợp đồng cho bạn bè và bà con (mặc dù một số chẳng biết tí gì về nghề xây dựng cả) và làm đi làm lại cũng một kiến trúc đó nhiều lần để biện minh cho việc đòi thêm tiền. Hầu hết tiền đến từ nhà nước qua các ngân hàng quốc doanh.
Ông Alexei Navalny, blogger chống tham nhũng mà nay là lãnh tụ của phong trào đối lập, nói chi phí vượt từ 150 đến 250%. Ông ta đã cho phổ biến những dang sách của các người trúng các vụ thầu lớn liên quan đến các dự án của Thế Vận Hội Sochi. Danh sách đó, nghe đâu đọc như là một danh sách những “đại gia” ở Nga. Sự việc là cho đến nay một số khách sạn vẫn chưa hoàn tất cho thấy mức độ chi tiêu như vậy quả là vô cùng kỳ lạ.
Các nhà báo đến vùng đã thấy cảnh nhiều phòng khách sạn chưa hoàn tất và các nhà thầu đang ngày đêm cố gắng làm cho xong. Các phóng viên cũng đã tìm thấy những hình ảnh quái đản, từ những nhà vệ sinh đôi đến phòng tắm không có nước hay là có nước thì như lời trích nguyên văn của một nhân viên khách sạn “nước đó không thể sử dụng được”.
Kể các chính trị gia đối lập ở Nga cũng có lý khi họ nói một phần lớn chi phí cho Sochi đã là vì tham nhũng. Ngân sách của Sochi gấp ba lần ngân sách của Luân Ðôn 2012, mà thế vận hội mùa hè vốn thường tốn kém hơn mùa đông nhiều.
Ông Putin quả đã coi Sochi là thế vận hội của riêng ông. Ông tin là Sochi sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy Nga là một cường quốc vĩ đại và ông ta là một lãnh tụ vĩ đại.
Steve Rosenberg, phóng viên Moscow đài BBC, đã nhắc lại là hồi tháng 7 năm 1980, tại sân vận động trung tâm Lenin ở Moscow, lãnh tụ Liên Xô Leonid Brezhnev tuyên bố thế vận hội đầu tiên đằng sau bức màn sắt khai mạc. Nhưng giữa những nghi thức huy hoàng của ngày khai mạc, điều ông Brezhnev không tiết lộ là chỉ vài năm trước đó, ông đã tính chuyện bỏ cuộc. Năm 1975, ông đã viết thư cho một đồng nghiệp ở bộ chính trị than phiền về chi phí của thế vận hội và khuyến cáo là sẽ có những scandal. Ông đã viết, “Một số các đồng chí đã đề nghị với tôi là nếu chúng ta trả một số tiền phạt nhỏ chúng ta có thể rút lui!”
Ông Putin không nghĩ như ông Brezhnev. Ngay từ đầu ông Putin đã can dự vào Sochi 2014, từ đích thân vận động ủy ban thế vận đến kiểm soát các công việc xây cất, đến gần đây, đích thân thử các cơ sở thi đấu.
Nhưng điều đáng nói là hai điều mà ông Brezhne sợ: chi phí leo thang và scandals, nay đã trở thành đặc điểm của vận động hội của ông Putin. Chúng ta đã biết chi phí của Sochi rồi, nhưng danh sách những vụ scandal mà Sochi đã tạo nên ở Âu Châu cũng dài không kém các đường thi đấu trượt tuyết đường dài. Nó bao gồm từ cáo buộc tham nhũng, than phiền là nhiều công nhân chưa được trả lương, quan ngại về quyền của những người thiểu số đồng tính ở Nga và sau cùng càng vào những ngày cuối là vấn đề an ninh.
Một điểm tương đồng nữa giữa Moscow 1980 và Sochi 2014 là số khách không đến dự lễ khai mạc. Năm 1980, hơn 60 quốc gia đã tẩy chay thế vận hội vì Liên Xô xâm lăng Afghanistan. Lần này tuy không ai tẩy chay để phá đám bữa tiệc của ông Putin nhưng một số các lãnh tụ Tây Phương đã quyết định không đến Sochi. Phát thanh viên Vladimir Solovyov của đài truyền hình nhà nước Nga đã có câu trả lời cho sự việc này, “Thật là lạ nếu tất cả các lãnh tụ quốc tế đến tham dự thế vận hội. Bộ họ không có việc gì khác để làm sao? Ðây không phải là về chính trị hay chính trị gia. Ðây là về thể thao. Nếu Tổng Thống Obama là một vận độn viên, nếu ông tranh tài trong môn trượt tuyết biểu diễn, thì sự việc ông không đến Sochi mới tạo nên mất vui.”
Lê Phan
(http://www.nguoi-viet.com)