PDA

View Full Version : Đà Lạt - Những con phố xưa đã mất



KiwiTeTua
02-07-2014, 06:18 AM
Sau '75, Đà Lạt ngày nay, đường phố được sơn xanh quét đỏ giả tạo, cờ đỏ tràn lan, làm mất đi vẽ đẹp tự nhiên, lãng mạn và sang trọng của Đà Lạt ngày xưa.

<iframe width="700" height="550" src="//www.youtube.com/embed/y7nvu5uDArk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Longhai
02-07-2014, 07:02 AM
Một Đà Lạt "Thơ Mộng" - Còn hay mất ?


Mai Thái Lĩnh


Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra Cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif - người tham gia một đoàn khảo sát trong hai năm 1899-1900, đã mô tả hình dáng của cao nguyên như sau : “Toàn bộ diện tích rộng lớn ấy (…) bao gồm một chuỗi những quả đồi tròn kế tiếp nhau, đồi này nằm cạnh đồi kia, đồi này chế ngự đồi kia, đồi này thì sườn dốc đứng, đồi kia thì duỗi ra và nằm dài trên mặt đất.

Những gợn sóng ấy bị chia tách bởi những thung lũng nông hay sâu, rộng hơn hay hẹp hơn. Con đường nối liền Đà Lạt với Dankia len lỏi giữa những quả đồi ấy. Tất cả những ngọn đồi ấy được bao phủ bởi một lớp cỏ ngắn vào mùa khô, mọc cao vào mùa mưa, rất dày và khá cứng. Trong những thung lũng nhỏ là những bụi cây đủ loại, những đám sậy, và trên một vài bờ dốc là những đám thông và dẻ. Những dòng nước chảy qua những thung lũng theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi người ta tìm thấy những dòng suối chảy siết, nhưng thường thì chỉ là những vũng nước tù hãm, rất sâu, bị che dấu dưới những thảm thực vật mọc rất dày và rất mạnh mẽ.”

Tardif đã leo lên một trong năm đỉnh của dãy núi Lang Bian. Từ cao độ 2.000m nhìn xuống, ông thấy toàn bộ bề mặt của cao nguyên là màu xanh lá của hàng trăm quả đồi (nguyên văn : 150 quả đồi), trông giống như một “giỏ cam” lớn (Un vaste “panier d’oranges”).

Chính là dựa trên cái nền địa hình đó mà các nhà quy hoạch đô thị người Pháp đã xây dựng nên diện mạo của Đà Lạt trong thế kỷ XX vừa qua. Đặc điểm của tất cả các đồ án được thiết kế trong các thập niên 1920-1940 là sự phối hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Một số quả đồi cao được dành cho những dinh thự hay các biệt thự hạng 1, với diện tích được cấp rất lớn nhưng chỉ được phép xây dựng trong một phạm vi rất nhỏ. Vd : mỗi lô đất cấp cho tư nhân có diện tích từ 0,5 đến 2,5 hec-ta, trong đó phần được phép xây dựng không vượt quá 1/25 diện tích và không lớn hơn 800 m2, mỗi lô đất dùng cho lợi ích xã hội hay tập thể có diện tích từ 1,5 đến 3,5 hec-ta, trong đó phần được phép xây dựng không vượt quá 1/15 diện tích và không thể lớn hơn 2.000 m2; phần diện tích còn lại chỉ được dùng làm công viên, rừng, vườn hoa, vườn rau hay chăn nuôi theo quy định. Các khu biệt thự từ hạng 2 đến hạng 5 có diện tích từ 4.000 đến 600 m2, nhưng diện tích xây dựng được quy định cũng chỉ nằm trong khoảng từ 12 đến 25%.

Mặt khác, vì cao độ của các tòa nhà bị khống chế, hầu như tất cả các công trình kiến trúc, kể cả các dinh thự lớn (như Nhà thờ Lớn, dinh Toàn quyền tức dinh II, trường trung học Yersin,…) đều không vượt quá ngọn cây. Chỉ có một vài công trình đặc biệt - như tháp chuông của Nhà thờ Lớn hay tháp chuông của trường trung học Yersin, là vượt lên trên những đám thông.

Cách thức quy hoạch và thiết kế đô thị như thế đã tạo nên dáng vẻ đặc biệt của Đà Lạt : nhà xen lẫn giữa những cây thông; những cụm thông - thậm chí cả rừng thông, mọc xung quanh các dinh thự và xen lẫn vào giữa lòng thành phố. Chính điều đó làm nên một vẻ đẹp thơ mộng hiếm có : nhà thấp thoáng trong rừng, rừng tràn vào trong thành phố. Màu xanh của thiên nhiên tràn ngập khắp nơi, làm nên vẻ đẹp mê hồn say đắm lòng người. Vào thời đó, Đà Lạt có những đồi thông rất sạch, lá thông rụng trên thảm cỏ và người ta có thể nằm dài trên đó để ngửi thấy mùi của thiên nhiên. Vào thời đó, cuối tuần mỗi gia đình có thể lên Đồi Cù để cho trẻ con thả diều, người lớn có thể thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc.

Mỗi người sinh ra ở Đà Lạt hay sống lâu năm ở Đà Lạt đều có ít nhiều kỷ niệm gắn liền với thiên nhiên : rừng thông, hồ và thác nước, đỉnh núi Lang Bian hay các đồi cỏ tương tự như Đồi Cù, …

Có thể nói vẻ đẹp của Đà Lạt không phải chỉ là vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mà là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố : nhân tạo và tự nhiên. Thiên nhiên ở đây không hoàn toàn hoang dã mà được chỉnh trang phần nào bởi bàn tay và khối óc của con người, dựa trên nguyên tắc tôn trọng, mô phỏng tự nhiên chứ không gán ghép, áp đặt sản phẩm nhân tạo vào thiên nhiên một cách khiên cưỡng, biến nhân tạo thành giả tạo.

Sau khi người Pháp rời Việt Nam, những nguyên tắc quy hoạch và kiến trúc của thời Pháp thuộc vẫn còn được giữ vững mãi cho đến giữa thập niên 1970.

Điều đáng buồn và đáng tiếc là từ cuối thập niên 1970, nhất là từ thời kỳ “Đổi mới kinh tế”, cùng với áp lực của dân số, tác động của các quy luật kinh tế thị trường kiểu “hoang dã” cộng với một khả năng quản lý đô thị kém cỏi, những “tầm nhìn” thiển cận và luôn luôn thay đổi của các cấp thẩm quyền, Đà Lạt đã dần dần đánh mất vẻ đẹp hài hòa trước đây. Những người dân Đà Lạt ngày càng cảm thấy ngột ngạt trước cảnh ồn ào tấp nập, nhất là cảnh xe cộ chen chúc nhau một cách lộn xộn trên những đường phố “Không có đèn xanh đèn đỏ”. Nhiều người dân Đà Lạt định cư ở nước ngoài trở về cảm thấy luyến tiếc vẻ đẹp của Đà Lạt ngày xưa. Mặc dù thành phố ngày nay có nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi sinh hoạt hiện đại hơn nhưng người ta không thể tìm thấy dáng vẻ thơ mộng trước đây - vẻ đẹp mà không Thành phố đồng bằng nào có thể sánh kịp cho dù ra sức đầu tư thật nhiều tiền của hay công sức.

Những du khách đến Đà Lạt ngày nay dễ cảm thấy choáng ngợp trước các tòa nhà có kiến trúc hiện đại nhưng sắp xếp một cách hỗn độn, không dựa trên một ý tưởng quy hoạch nào rõ rệt.

Người ta có cảm tưởng trong thời gian qua, các nhà quy hoạch có trách nhiệm đối với Đà Lạt chỉ chú ý đến từng công trình kiến trúc chứ không lưu ý đến toàn cảnh, cũng không mấy quan tâm đến phong cảnh và môi trường thiên nhiên. Trong khi khoa kiến trúc của thế giới đã phát triển thêm nhiều chuyên ngành như kiến trúc phong cảnh (Landscape architecture), thiết kế đô thị (Urban design), quy hoạch đô thị (Urban planning), v.v… thì dường như các “Chuyên gia” quy hoạch đô thị Đà Lạt chỉ dừng lại ở việc thiết kế từng tòa nhà, từng dinh thự, chỉ chú ý đến tiểu tiết mà quên đi cái toàn thể.

Một thành phố đẹp cần có sự hài hòa, đòi hỏi khéo bố trí, sắp xếp các công trình kiến trúc. Một Thành phố trên cao nguyên lại cần có sự hài hòa giữa kiến trúc và phong cảnh. Vì vậy, có thể nói : một Thành phố đẹp không phải chỉ là những tòa nhà đẹp hay những đường phố đẹp. Nếu không biết cách quy hoạch một cách hợp lý, tổng số của các tòa nhà đẹp và các đường phố đẹp có thể làm nên một Thành phố xấu xí.

Tin tức báo chí gần đây cho biết các nhà lãnh đạo địa phương đang bật đèn xanh cho phép xây dựng những Building (Ngày nay thường gọi là “cao ốc”) ngay tại khu trung tâm, trước mắt là hai cao ốc có chiều cao 45m và 49m. Nhưng trong khi ban hành những quyết định táo bạo đó, vẫn chưa có ai xác định được những nguyên tắc căn bản: nơi nào được phép xây cao ốc và chiều cao cho phép là bao nhiêu ? Bất cứ ai có chút kiến thức về Đà Lạt đều thấy rõ nơi đây không phải là một thành phố đồng bằng, cho nên khi nói cao nguyên Lang-Bian có cao độ trung bình là 1.500m thì điều đó không có nghĩa là tất cả các địa điểm ở vùng này đều cao bằng nhau. Do địa hình cao thấp khác nhau, một tòa nhà 49m xây phía sau chợ Đà Lạt, nghĩa là trong một thung lũng có cao độ khoảng 1480m, sẽ đạt đến độ cao 1529m.

Chiều cao này trong thực tế đã vượt hơn ngọn đồi Dinh Thị trưởng cũ ở phía Bắc (điểm C) vì cao độ ở đây là 1525,3m. Trong khi đó, một cao ốc 45m đặt tại Khu Hòa Bình (điểm B, có cao độ 1494m) sẽ đạt đến độ cao 1539m, nghĩa là cao hơn 10m so với tòa cao ốc thứ nhất, cao hơn 13,7m so với ngọn đồi Dinh Thị trưởng cũ, thậm chí còn cao hơn cả ngọn đồi Dinh III (1535,8m). Chưa hết : người ta còn đang lăm le xây một cao ốc ngay trên đỉnh đồi phía sau lưng trường Đoàn Thị Điểm - có cao độ 1504,3m.[4] Như vậy, sự xuất hiện các tòa cao ốc sẽ làm cho “diện mạo Đà Lạt” thay đổi hoàn toàn chứ không phải chỉ là “Thay áo mới” như lời phát biểu của một quan chức của tỉnh Lâm Đồng với phóng viên báo chí vào tháng 9 năm 2010.

Việc cho phép xây dựng cao ốc một cách tùy tiện sẽ tạo ra nguy cơ phá hỏng toàn bộ các nguyên tắc bao hàm trong các đồ án quy hoạch mà người Pháp đã dày công xây dựng từ năm 1923 cho đến đầu thập niên 1940. Chính vì vậy mà trong dư luận đang nảy sinh mối hoài nghi về động cơ cho phép xây dựng các tòa cao ốc : phải chăng cái gọi là “Quỹ đất vàng” đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng cũng đồng thời gợi lên lòng tham nơi những người có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép trong ngành xây dựng ? Phải chăng quy luật thị trường “Hoang dã” đã và đang làm phát sinh nguyên tắc “Đồng tiền mua được chiều cao” bất chấp các quy định về quy hoạch - kiến trúc, về môi trường thiên nhiên ?

Nếu chỉ xét thuần túy về mặt Kinh tế, nhà đầu tư mua một mảnh đất luôn luôn có xu hướng muốn xây cao ốc. Do chỗ giá đất cao hơn nhiều so với vốn đầu tư để xây dựng công trình, cho nên tòa nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, khả năng sinh lợi càng gia tăng. Trong trường hợp đó, “nhà tư bản” sẵn sàng bỏ tiền ra để mua chuộc những người có thẩm quyền nhằm có được chiều cao như ý muốn, coi như tính luôn trong số vốn đầu tư. Trong bộ Tư bản, Marx có trích dẫn một câu văn của một nhà hoạt động công đoàn người Anh tên là T.J. Dunning : “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. Nguyên lý này xem ra áp dụng đúng cả trong trường hợp của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Điều mà lý thuyết của Marx không tiên liệu là : nhà tư bản chỉ sợ “bị treo cổ” trong hoàn cảnh của một quốc gia “Tư bản phát triển”, nơi mà nền kinh tế thị trường bị quản lý, kiểm soát chặt chẽ, nơi mà quyền lực chính trị phải áp dụng nguyên tắc “Tam quyền phân lập”, nơi mà báo chí tự do có thể phanh phui, phơi bày bất cứ chuyện gì. Còn trong hoàn cảnh của Việt Nam, khi mà quyền lực chính trị dựa trên nguyên tắc “Tập trung dân chủ”, nền kinh tế thị trường lại được nhét vào cái khung của “Chủ nghĩa Xã hội” thì pháp luật hoàn toàn nằm trong tay của những người cầm quyền, mọi quy định pháp lý đều có thể bị uốn nắn cho phù hợp với túi tiền của nhà đầu tư và ý chí của các nhà lãnh đạo. Cộng với một nền báo chí chỉ chăm chăm “Chạy theo lề phải”, quanh năm suốt tháng chỉ biết ngóng nhìn chiếc gậy chỉ huy thì một khi nhà đầu tư mua được chiều cao của công trình, họ hoàn toàn có thể yên chí chạy theo lợi nhuận, không sợ bị treo cổ, càng không lo ngại báo chí gây phiền nhiễu.


***

Trong những ngày cuối năm, so sánh những tấm ảnh toàn cảnh chụp Đà Lạt ngày xưa với những tấm ảnh chụp hiện nay, người viết không thể không cảm thấy xót xa. Có lẽ đã đến lúc những người yêu Đà Lạt sẽ phải chào vĩnh biệt “Thành phố mộng mơ” mà họ đã từng biết và đã từng dệt nên bao nhiêu kỷ niệm. Một Đà Lạt như đã từng được miêu tả trong thơ, trong nhạc, trong văn chương, sẽ vĩnh viễn đi vào dĩ vãng…

Một Đà Lạt khác sẽ ra đời : đó là một Đà Lạt “Hiện đại” được hình thành từ những bộ óc “Đi tắt đón đầu”, “Dám nghĩ dám làm” (Kể cả nghĩ sai, nghĩ bậy và làm ẩu, làm dối), được thúc đẩy bởi khẩu hiệu “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và được điều khiển từ xa bởi những đòn bẩy của của kinh tế thị trường nhưng lại bị che đậy dưới cái vỏ đạo đức giả của chiêu bài “Định hướng XHCN”. Những đòn bẩy đó, cộng với một quyền lực chính trị vô biên (Không ai có thể kiểm soát, cũng không ai dám phê bình) sẽ đem lại cho Đà Lạt một diện mạo mới - đẹp như thế nào thì chưa ai có thể nhìn thấy, nhưng những đường nét xấu xí thì ngày càng bộc lộ, không một ai có thể che đậy.

Mai đây, cho dù diện mạo Đà Lạt có hiện đại hơn, thành phố có tráng lệ hơn do những tòa cao ốc nguy nga mọc lên như nấm sau cơn mưa rào, điều mà ai ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy là: thiên nhiên sẽ ngày càng biến mất để nhường chỗ cho những khối bê-tông khổng lồ chen chúc nhau giữa lòng một thành phố từng làm say đắm lòng người do những rặng thông xen vào giữa lòng phố thị, do những ngôi biệt thự thấp thoáng giữa những tán lá xanh, do những dinh thự ẩn hiện trên đỉnh những ngọn đồi…

Nếu chức năng chủ yếu của Đà Lạt là một thành phố du lịch - nghỉ dưỡng, thì điều đầu tiên cần phải bảo tồn, nâng cấp chính là môi trường thiên nhiên và các thắng cảnh. Trong vài thập niên qua, Đà Lạt sở dĩ còn hấp dẫn được du khách là nhờ đã “ăn bám” vào thanh danh của ngày xưa, nhờ vào những hình tượng mà các văn nghệ sĩ lớn của Việt Nam đã ghi lại trong các tác phẩm của mình. Nếu vẻ đẹp thơ mộng của Đà Lạt bị hủy hoại để thay vào đó là những khối bê-tông chồng chất trong các thung lũng hay trên các ngọn đồi, nếu du khách đến đây để nhìn thấy hồ Than Thở chỉ còn như một cái “Ao nuôi vịt”, thác Cam Ly trở thành nơi chứa nước thải thì liệu các hình tượng văn học nghệ thuật “Vang bóng một thời” ấy có cứu vãn nổi cái tiếng thơm của Đà Lạt hay chỉ đem lại cho khách phương xa cái cảm giác bị lừa dối và sự thất vọng khi nhìn thấy một thực tế hoàn toàn khác xa với truyền thuyết ?

Ngày nay, giữa lòng một thành phố Đà Lạt vàng thau lẫn lộn, nơi mà những kẻ lớn tiếng tự xưng là “Người yêu Đà Lạt” lại có thể chính là kẻ đang từng ngày từng giờ phá hoại vẻ đẹp của Đà Lạt, những người thật sự yêu Đà Lạt đang có nguy cơ trở thành những con người cô đơn ngay trên mảnh đất quê hương của mình…

Dù sao thì Đà Lạt không phải chỉ là “tài sản” của riêng người Đà Lạt, lại càng không phải là tài sản riêng của một số vị có chức có quyền. Nếu chỉ nói một cách khiêm tốn, không phô trương, Đà Lạt ít nhất cũng là một “Tài sản quốc gia” cần phải bảo tồn, trân trọng. Không lẽ tất cả những người dân Việt trong cả nước, và cả những người Việt hiện đang cư trú ở khắp nơi trên toàn thế giới, lại chịu im lặng, bó tay để “Đà Lạt thơ mộng” chết dần chết mòn như thế sao ?



Đà Lạt, những ngày tất niên âm lịch năm Canh Dần,
26.1.2010.

Mai Thái Lĩnh

KiwiTeTua
02-07-2014, 06:01 PM
Đà Lạt của Người Tôi Yêu
Nhạc Nghiêu Minh
Tiếng Hát Vinh Hiển

<iframe width="900" height="600" src="//www.youtube.com/embed/629Ut3h_Y7Q" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

KiwiTeTua
02-19-2014, 06:05 AM
Đà Lạt Trăm Năm
(Nhạc Lời Nghiêu Minh)
Tiếng Hát Khắc Dũng

<iframe width="900" height="600" src="//www.youtube.com/embed/FsmyQjecusg" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

saomai
02-19-2014, 06:37 AM
<iframe width="960" height="720" src="//www.youtube.com/embed/ofaUFUuHCCU?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Đà Lạt Giấc Mộng Trên Đồi Thơm

KiwiTeTua
08-08-2014, 08:30 AM
Vài hình ảnh để nhớ lại kỷ niệm Đà Lạt cũ......


<iframe width="800" height="600" src="//www.youtube.com/embed/86dOQpYUeWY" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

KiwiTeTua
10-19-2014, 07:53 AM
Đà Lạt Mưa Bay
<iframe width="800" height="500" src="//www.youtube.com/embed/CZZfjjbW1Qg" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

KiwiTeTua
06-30-2015, 11:31 AM
Thành Phố Mưa Bay - Nhạc Bằng Giang - Quang Dũng
<iframe width="800" height="510" src="https://www.youtube.com/embed/b5yPvJnudBk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

saomai
07-01-2015, 03:50 AM
Kiều lão Đà Lạt
Posted on 14/05/2013 by vuthethanh



https://thanggianhome.files.wordpress.com/2013/05/kie1bb81u-lc3a3o.jpg?w=400


Lang thang ở Đà Lạt, tôi có cái thú, đoán xem người nói chuyện với mình có phải là dân gốc Đà Lạt không. “Gốc” ở đây hiểu là nếu không sinh ra, thì ít ra cũng lớn lên và ở đấy cỡ bốn hay năm chục năm. Với trò chơi này, tôi là kẻ “độc cô cầu bại”, ít nhất là cho đến lúc này, khi tôi vừa trở thành cư dân “đờ- mi” Đà Lạt cuối năm ngoái, theo cái kiểu vui ở buồn đi, đi chán lại về .

Vũ Thế Thành (tuyển tập “Những thằng già nhớ mẹ”)

“… Bên ni phố vắng, ôi lòng ngoại ô… »

.
Khi còn bé, Đà Lạt với tôi là cái gì đó mờ mờ, huyền bí và… lạnh. Rồi 5 năm sau, Đà Lạt trong tôi lại mang một dáng dấp rõ ràng hơn, và yêu lắm…

Khi còn bé, Đà Lạt với tôi là cái gì đó mờ mờ, huyền bí và… lạnh. Rồi 5 năm sau, Đà Lạt trong tôi lại mang một dáng dấp rõ ràng hơn, và yêu lắm…

Đà Lạt không xa lạ gì với tôi. Trước năm 75, tôi đã từng lông bông ngoài đó, chỉ là chuyện đàn đúm vui chơi thôi chứ chủ yếu vẫn ở Sàigòn ăn học.

Đà Lạt thuở ấy thế nào? Hãy nghe người Đà Lạt ly hương nói về Đà Lạt để họ xả stress: “… Những con dốc với hàng mai anh, hay cúc quỳ, những mái nhà kiểu Pháp, những giọng nói nhỏ nhẹ, những quán cafe ngồi để ngắm chứ không để người khác ngắm… Khi còn bé, Đà Lạt với tôi là cái gì đó mờ mờ, huyền bí và… lạnh. Rồi 5 năm sau, Đà Lạt trong tôi lại mang một dáng dấp rõ ràng hơn. Và yêu lắm… Có những buổi chiều ngồi đọc sách bên bờ hồ, tự dưng chợt hỏi, liệu 50 hay 100 năm nữa, Đà Lạt sẽ thay đổi như thế nào…”.

Người Đà Lạt nói về tính cách của họ thế này: “… hòa nhã, thân thiện, hiếu khách, nhỏ nhẹ, hiền hậu, lãng mạn,…”. Nghe thấy đã! Tự than (thở) thì được, còn tự khen như thế cũng hơi… kỳ. Ngượng! Riêng tôi, với cái nhìn đầy cảm tính và thiên vị, tôi thấy họ nói thế cũng chẳng có gì… trật.

Tháng 12 năm đó, trời lạnh. Tôi trọ ở một khách sạn gần Hồ Xuân Hương. Không ngủ được, tôi thả bộ dọc bờ hồ. Bên ngoài trời lạnh và gió nhiều hơn tôi tưởng. Đã lỡ đi được gần cây số, chẳng lẽ quay về… Có ai đó nhóm lửa ở ven hồ, gần nhà máy nước (đầu đường Đinh Tiên Hoàng). Tôi ghé vào sưởi ké. Đó là xe bán gỏi khô bò, dân địa phương gọi là xắp xắp. “Quán lưu động” này chỉ có ghế mà không bàn. Người bán cũng lạnh, đốt lửa sưởi. Tôi gọi một dĩa khô bò và nửa xị rượu, và là người khách duy nhất đêm đó.

Càng về khuya, càng lạnh, người bán chụm thêm củi,… Một cô gái khoác áo lông, từ bên kia đường băng qua, ngồi vào sưởi. Nhìn kiểu cách son phấn, tôi đoán cô là gái ăn sương. Ế độ rụng rời! Khách ăn còn không có, huống gì khách mua hoa… Cô quay sang tôi bắt chuyện nhát gừng. Tôi mời cô ly rượu. Tôi biết cô chẳng hy vọng gì ở thằng bụi bặm như tôi, ngồi lề đường, uống rượu đế (12.000 đ/xị) , nhắm khô bò ( 5.000 đ/dĩa), tổng cộng cỡ 0,5 USD, thứ đó làm gì có tiền mà đi… “tâm sự”.

Cái không khí ế độ, vắng người, lạnh lẽo, và buồn như chấu cắn thế này, người ta dễ huỵch toẹt với nhau nhiều thứ. Dưới đây là trích mẫu đối thoại giữa tôi và cô gái.
– Anh là dân Đà Lạt?
– Không, tôi tha hương…
– Anh làm nghề gì?
– Ai mướn gì làm nấy. Còn cô?
– Làm cái nghề như anh thấy đó. Hôm nay thứ năm, chẳng bắt được khứa nào..
– Không, tôi muốn hỏi, cô là dân Đà Lạt?
– Em gốc ở miền Trung, nhưng sống ở Đà Lạt từ nhỏ. Cho em xin điếu thuốc.

Tôi đẩy gói thuốc sang phía cô và bật quẹt. Ánh lửa lóe lên, tôi chợt thấy cô sang trọng như một mệnh phụ trong chiếc áo khoác lông màu trắng…
– Cô có con chưa?
– Có cháu ngoại rồi
– Xin lỗi, cô bao nhiêu tuổi?
– Năm mươi ba (53)

Vài phút im lặng trôi qua…Cô gái vẫn xoay mặt ra ngoài đường, phía bờ hồ. Tôi bối rối cực kỳ, nốc cạn ly xây chừng để hoàn hồn…
– Trông cô trẻ hơn tuổi nhiều, tôi đoán chừng ba mươi mấy.
– Tại đánh son phấn nhiều . Sáng mai lại đây, anh sẽ thấy em khác,..
– Sao không ở nhà trông cháu?
– Không thích nhờ vả con cái…
– Không còn nghề gì khác để làm sao?
– Không. Biết làm cái gì để sống bây giờ. May vá thì được bao nhiêu. Nhờ vả con cái thì em không thích. Không giúp được nó thì thôi, nhờ và làm gì.
– Cô có thể bán thuốc lá, bán mồi nhậu ở đây này. Một ngày kiếm chừng năm chục (ngàn) thì đủ rồi.
– Nợ nhiều, kiếm bằng đó làm sao đủ. Trả góp ngày cũng cỡ trăm hai (chục ngàn) rồi
– Cô tiêu xài gì mà mắc nợ nhiều?
– Tiền nhà, tiền ăn, tiền son phấn, tiền thuê quần áo “đi làm”. Cái áo lông này là em thuê. Thuê ngày nào trả ngày đó.
– Cô lớn tuổi rồi, làm sao dành khách nổi với tụi trẻ?
– Tụi nó đi giá cao, mình đi giá rẻ. Gặp mấy thằng xỉn, tụi nó cũng chẳng để ý lắm, miễn là rẻ.
– Mỗi lần đi như vậy được bao nhiêu?
– Em hét hai trăm (ngàn), tụi nó trả cỡ trăm rưởi, trăm hai là đi được rồi . Kẹt quá, thì năm bảy chục cũng đi… Hên thì vài ba cữ một đêm. Không có tiền, sáng mai gặp mặt con mẹ chủ nợ khó chịu lắm.

Góc tối của một đô thị đầy ánh sáng là như thế. Đêm đó trời lạnh kinh khủng. Những cái khốn cùng của xã hội, chẳng có cái nào giống cái nào. Phải nhìn vào góc tối mới thấy bộ mặt thật của xã hội. Cô điếm già có thể móc túi khách làng chơi với nhiều thủ thuật, nhưng họ hành xử “chính danh” và ở tận cùng của xã hội rồi. Còn những thứ điếm khác được người đời tôn vinh, xum xoe, điếu đóm., nhưng họ có thừa khả năng làm tiêu tùng cả vài thế hệ như chơi. Nói nữa thêm buồn…

Hồi đó đoạn bờ hồ này, chiều chiều có những xe bán xắp xắp sà tới bán. Khách ngồi ghế đá ven hồ, hoặc ăn đứng. Có lần tôi gặp cô bé ngoài hai mươi, mang theo cặp, đi xe đạp đến bán phụ mẹ. Gợi chuyện, cô gái nói: “Cháu học ngành viễn thông ở đại học Đà Lạt. Giờ này đông khách nên đến phụ mẹ”. Thùng khô bò đặt trên yên sau xe gắn máy hoặc xe đạp, xe công an đến thì ù té chạy. Tôi đã chứng kiến cảnh bỏ của chạy lấy người như thế, bỏ lại sau lưng đĩa, đũa, ghế nhựa,… Khách thương tình, đứng lại chờ họ quay lại, trả tiền, còn không thì coi như mất. Mà công an hình như cũng chẳng muốn bắt. Xe công an cứ thủng thỉnh đuổi. Phía trước báo động, người xe, người thúng chạy lẫn vào hẻm…Nhưng dạo này, không còn thấy những xe xắp xắp bán dạo ở ven hồ nữa. Chắc công an làm gắt rồi.

Đà Lạt là thành phố trẻ, chỉ cỡ trăm năm. Dân định cư nơi đây chủ yếu đến từ miền Trung, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,… Họ được thuê mướn làm đường xá, xây cất. Rồi sau này người miền Bắc vào trồng rau, trồng hoa, rồi người Huế cũng vào lập nghiệp. Đợt di cư 54 cũng kéo theo cả ngàn người đến ở Đà Lạt khẩn hoang lập ấp. Người Đà Lạt đến từ mọi miền đất nước, mang theo văn hóa đặc thù, mà dễ thấy nhất là ẩm thực. Chẳng biết tôi có thiên vị hay không, nhưng ăn bún bò Huế, mì Quảng ở Đà Lạt thấy ngon hơn ở Huế hay ở xứ Quảng nhiều. Cay xé họng, trào nước mắt vẫn thấy ngon.

Người Quảng, người Huế, người Bắc,… sống ở Đà Lạt mất dần đi bản sắc vùng miền của riêng họ. Sự khẩn hoang mang họ đến gần nhau bất cần gốc gác, lại thêm nỗi nhớ quê, rồi núi đồi, sông suối, khí hậu và sự yên tĩnh của thiên nhiên đã biến họ thành người… Đà Lạt: chất phác và hiếu khách, hiếu khách thiệt tình kiểu Nam Bộ, nhưng nhỏ nhẹ chứ không ồn ào.

Một buổi sáng Chủ nhật, tôi ngồi uống cà phê ở góc phố Bà Triệu. Hai cụ già, bà dìu ông, chậm rãi vào quán. Ông mặc áo vest, đội mũ casket, cầm tờ báo Pháp. Bà mặc áo dài, khoác áo măng tô, tay cầm sách kinh, áng chừng họ vừa đi lễ nhà thờ Con Gà về. Ông trông ra dáng công chức thời Tây. Bà dáng quý phái, trang điểm nhẹ. Bà gọi ly cà phê sữa cho ông, và tách trà nóng cho bà, rồi lặng lẽ lấy những viên thuốc từ vỉ : “ Ông uống thuốc đi”. “ Chưa uống!”, ông già cạu cọ, mắt vẫn không rời tờ báo. Lát sau, bà lại đẩy ly nước về phía ông, nhẹ nhàng: “ Ông uống đi, tới giờ uống thuốc rồi”. “ Không uống!”, mắt vẫn dán vào tờ báo. Bà nhìn quanh quẩn đâu đó. Lát sau lại đưa thuốc sát tay ông: “ Ông uống đi, kẻo tối lại ho xù xụ”. Lần này ông cầm mấy viên thuốc cho vội vào miệng như trả nợ đời, làu bàu: “ Đã bảo chưa uống lúc này mà cứ uống, cứ uống….”. Bà yên lặng rót thêm trà cho ông, mắt và miệng ra chiều mãn nguyện. Nhìn hai “con khỉ già” làm… nũng, thấy đất trời Đà Lạt bỗng nhiên giao hòa, tiền muôn bạc tỉ hóa thành tiền âm phủ, thế giới phẳng hay cong cũng trở thành vô nghĩa.

Ai đó ở Đà Lạt mưu đồ khanh tướng, nhưng người Đà Lạt (gốc) hình như không có máu làm quan, và họ cũng chẳng muốn làm quan. Họ thích đời yên phận với đất trời cây cỏ. Tôi có người quen ở Đà Lạt làm viên chức ngân hàng, bon chen kém cỏi, xin về hưu non, sửa chữa điện tử lai rai và thỏa mãn với cái nghề xập xình này. Tuần trước đi karaoke với nhau. Anh hát bài “Biển nhớ”, cũng đứng lên cầm micro biểu diễn như ca sĩ thứ thiệt. Anh hát dở ẹc, nhưng biểu cảm tha thiết như muốn chở biển lên rừng. Ban giám khảo điện tử cho anh 100 điểm. Chắc máy karaoke này đọc được tâm trạng con người? Chị vợ ngồi cạnh cũng “máu” không kém, chơi bài “Đêm nay ai đưa em về”. Chẳng biết họ có ẩn ý gì với nhau qua lời ca tiếng nhạc hay không, nhưng mới sáng hôm đó, đi chợ Đà Lạt, còn thấy tay chị khoác tay anh, đầu nghiêng ngửa vào nhau, trông họ “lẳng” với nhau phết. Một cái “lẳng” đằm thắm hết sức… Đà Lạt.

Nghe nói, người ta định mời kiến trúc sư Pháp thiết kế lại Đà Lạt. Cũng nghe nói, người ta định lập một đô thị Đà Lạt khác trên con đường đi lên Suối Vàng. Ừ, một đô thị Đà Lạt tráng lệ nên thơ, mà thiếu “con- người-Đà- Lạt”, thì cái hồn của Đà Lạt sẽ ra sao?

Những người con của Đà Lạt nay quy cố hương, không khỏi chạnh lòng vì những đổi thay: nhà hàng, nhà cao tầng, các vạt đồi đã đốn cây xanh, còn trơ đất đỏ sẵn sàng cho những dự án hoành tráng, xứng tầm với một thành phố du lịch, xứ sở ngàn hoa, như có người nói: “ Người ta cắt một mảnh Saigon lên, đem dán vào Đà Lạt và bảo rằng Đà Lạt đang phát triển trong… quy hoạch”. Đà Lạt trở nên thực dụng hơn…

Thời gian Đà Lạt dường như chậm lại. Nhịp sống cũng chậm lại. Những người muôn năm cũ đang nhẫn nhục né tránh nhịp sống thời đại. Mà dân Đà Lạt (gốc) ở đây chắc cũng chẳng còn được bao nhiêu. Thời cuộc đã phân tán họ đi khắp nơi rồi.

Cách đây 3 năm, tôi đi chuyến xe đêm từ Sàigòn, đến Đà Lạt khoảng 4 giờ sáng. Gõ cửa khách sạn giờ đó cũng hơi ngại, tôi ghé quán cà phê trên đường Phan Đình Phùng. Quán chừng 5-7 người, toàn là dân Đà Lạt (gốc), tôi đoán thế. Bốn giờ sáng ở Đà Lạt là thời điểm hơi sớm để bắt đầu một ngày làm việc. Họ là những người bỏ mối hàng chợ, lấy mối vé số hoặc chạy xe ôm. Một anh mù bán vé số, trạc 40, bước vào quán cùng với người bạn. Anh tìm chỗ ngồi dễ dàng, dường quen thuộc với cách sắp xếp bàn ghế ở quán. Anh gọi ly cà phê sữa, và 2 điếu thuốc “con mèo”, mời người bạn bên cạnh một điếu. Anh mù bán vé số, nhưng lại chơi số… đề. Trông anh thoải mái, lạc quan khi bàn đề với bạn, mặc dù chiều qua anh không trúng. À, nếu chiều nay trúng đề anh sẽ mua những gì, những gì…Ước mơ giản dị quá !. Anh chơi đề cũng nhỏ thôi (chừng 10 – 20 ngàn đồng) và chỉ đánh hai số cuối. Tôi hỏi: “ Tại sao bán vé số mà lại chơi đề?”. Anh nói : “ Chơi đề trúng nhỏ nhưng dễ trúng hơn”.

Cặp vợ chồng già, Kiều lão, cô bé sinh viên,… là những nét chấm phá tạo ra bức tranh chung về con người Đà Lạt. Đâu đó có những khoảng khắc yên bình chen lẫn với những đắng cay. Trước 75, ngoại trừ các đại gia ở Sàigòn mua biệt thự ở Đà Lạt nghỉ mát, chứ nói chung, cư dân Đà Lạt không giàu, nhưng họ sống thư thả, không bon chen, hối hả theo đời cơm áo. Có lẽ anh mù bán vé số đó là tiêu biểu cho người Đà Lạt (gốc) chăng?

Một buổi chiều xẫm tối ở góc đường Phan Bội Châu – Bùi Thị Xuân, tôi nói bâng quơ với bà bán bắp nướng, khi đứng chờ lấy bắp: “ Đà Lạt chỉ còn con đường Đinh Tiên Hoàng dẫn đến trường đại học là còn nét cũ”. Chị nói như thì thầm: “ Còn chứ, còn một con đường còn sót lại, con hẻm trước mặt đó. Anh vào xem đi, không khéo mai mốt lại không còn nữa”. Con đường dốc hẹp càng đi sâu, càng âm u, yên lặng, chỉ có tiếng gió thổi qua hàng cây. Một bên vách cao, lá và những cây to, một bên là vực, rải rác vài căn nhà nhỏ. Nhón chân lên, có thể thấy bên kia là ánh đèn của khu du lịch Bùi Thị Xuân, ồn ào, chèo quéo khách du lịch. Sự tương phản chỉ cách nhau chưa đầy trăm mét.

Đà Lạt buồn hiu, con đường sót lại buồn hiu, “người muôn năm cũ” buồn hiu,… Tất cả mờ dần sau những đợt festival hoành tráng.

Tôi muốn trích đoạn một bài thơ của Cung Trầm Tưởng được Phạm Duy phù phép thành bản nhạc “ Bên ni Bên nớ” để kết thúc bài viết tạp này. Mà liệu có kết thúc được chăng? Biết bao nỗi niềm còn chất chứa …. Kiều lão Đà Lạt chỉ là một trong những ngã rẽ buồn bã, còn biết bao ngã rẽ khác nữa. Nói mấy cho vừa…

Thôi, hãy cứ thì thầm theo đoạn nhạc…
“… Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe lõa thể
Bên ni phố vắng, ôi lòng ngoại ô…
…Tiếng chân gõ guốc xa xa…”



<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/twRhT4RKiK4?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Vũ Thế Thành

nguon :thanggianhome

KiwiTeTua
08-25-2015, 05:40 AM
Ðà Lạt Xưa và Nay
Trần Ngọc Toàn

Ðà Lạt Ngày Xưa

“Khi mới lớn lên, tôi nghe ông Chú của tôi kể lại ông và tất cả học sinh của thành phố Ðà Lạt được chính quyền vận động đi trồng những cây thông quanh bờ Hồ Lớn, sau này được đặt tên là Hồ Xuân Hương”.

Lúc bấy giờ người Pháp đã xây đập chặn nước của dòng suối lớn Ðà Lạt chảy từ hướng Bắc về, qua các ghềnh thác lớn nhỏ rồi đổ xuống tận sông Ðà Rằng ở vùng Bảo Lộc, Ðịnh quán. Trong khi đó, ho cũng ngăn đập ở thượng nguồn làm hồ nước Suối Vàng với đập Thủy Ðiện Ðan Kia bên dãy núi Bà ở phía Bắc thành phố. Trên đường mở vòng quanh thành phố, họ đã chặn nước tạo nên hồ Than Thở và hồ Saint Benoit, sau này được đổi tên là Chi Lăng. Xa hơn, về hướng chính Bắc là hồ nước nhân tạo ở ấp Ða Thiện với dòng nước chảy về Thác Cam Ly. Riêng với Hồ lớn, họ đã phải dùng cốt mìn để khoét sâu thêm trước khi làm đập ngăn dòng nước trên đoạn đường từ hướng Nhà Thờ Con Gà qua dốc lên phố chính thương mại được mang tên là Khu Hòa Bình. Chiếc cầu trên đập nước được gọi là cầu Ông Ðạo. Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tức cảnh qua cầu nên thơ với tà áo trắng học sinh tung bay viết nên bản nhạc “Có một Dòng Sông”. Khi ghé thăm Ðà Lạt, nhạc sĩ Lam Phương cũng viết bản nhạc “Thành Phố Buồn” góp mặt với một số bài ca của các nhạc sĩ khác như “Chiều Vàng”, ” Xứ Hoa Ðào” , “Ðà Lạt sương mờ” v.v…

Dòng suối từ cầu Ông Ðạo chảy xuôi theo thung lũng bên ấp Ánh Sáng mới được dựng lên sau năm 1955, mở rộng như một dòng sông nhỏ qua cầu Bá Hộ Chúc bằng gỗ, đến ấp nhỏ với vườn rau cải xanh mướt quanh năm rồi qua cầu Nhà Ðèn, khu “Abattoire” chuyên mổ lợn giết bò, qua xóm Lò Gạch rồi đổ về Thác Cam Ly với một ấp người Thượng gốc sắc tộc Kơ Ho với nhà sàn tập thể ở đầu nguồn. Với trợ cấp của một chủ nông trại người Pháp tên Farraut, còn chìm trong cảnh núi rừng hoang dã và nguồn nước chảy rất mạnh qua ghềnh đá nhấp nhô. Từ đây, người ta còn nghe tiếng nai bép xép và tiếng hổ gầm. Từ Thác đi về hướng Tây chừng hai trăm thước dẫn lên ngọn núi cao với rừng thông dày đặc xanh thẫm là lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào, cha ruột của Nam Phương Hoàng Hậu, Chánh phi của Hoàng Ðế Bảo Ðại, cuối đời nhà Nguyễn. Chính phủ thuộc địa Pháp đã trao lại thành phố Ðà Lạt do Bác Sĩ người Pháp, tên Yersin khám phá và lập nên cho Nam Triều nên ông Vua Bảo Ðại đã lấy làm “Hoàng Triều Cương Thổ” dành cho Hoàng thân quốc thích và tất nhiên là người Pháp cai trị.

Ngược lên hướng Tây Bắc từ Thác nước là Phi trường Cam Ly, với đồi núi trùng điệp vây quanh, nhưng phi trường rất ít được sử dụng vì thời tiết mây mù và núi cao vây quanh. Từ đây, đi ngược về thành phố, trên một ngọn núi lớn với rừng thông già là khu trường nổi tiếng của các Bà Sơ là “Couvent des Oiseaux” với các nữ sinh xinh đẹp như mộng, trong bộ đồng phục váy đầm xếp nếp màu xanh Ðại dương từ những gia đình khá giả ở khắp miền Nam gửi đến nội trú. Ở phía Nam là ấp Du Sinh gồm những người Bắc di cư vào Nam trốn chạy Cộng Sản hồi năm 1954 lập nghiệp sinh sống tại đây. Qua một núi thấp với những ngôi biệt thự sang trọng nhìn về hướng thung lũng xóm Lò Gạch sẽ đến khu trường nội trú Tiểu học “Petit Lycée” với cơ sở khang trang nằm ẩn khuất trong rừng cây thơ mộng. Về hướng Ðông, qua nhà máy Ðiện thường được dân chúng gọi là Nhà Ðèn, qua Cầu Ðúc rồi leo dốc Duy Tân gần như thẳng đứng dẫn lên phố Hòa Bình. Nếu tiếp tục đi về hướng Ðông Nam sẽ qua những ngôi biệt thự lộng lẫy, kiêu kỳ hơn nữa trên con đường mang tên Bác Sĩ YERSIN với khu Tòa Án, rẽ vào Trung Tâm Thí Nghiệm Chủng Ngừa của Cố Bác Sĩ Yersin, vào Biệt Ðiện số 1 của Vua Bảo Ðại, gần bên rừng ái ân với cảnh trí thật thơ mộng và vắng vẻ.

Lúc còn học ở trường Tiểu Học Ðà Lạt, là trường Tiểu học duy nhất lúc ấy dạy tiếng Việt, vào năm 1951, tôi được đề cử cùng những học sinh khác vào Dinh Vua Bảo Ðại ở Biệt Ðiện số 1 để nhận quà Tết do chính tay ông Bảo Ðại trao cho. Dinh cơ nguy nga và tráng lệ như cảnh phim Vua Chúa của Tây Phương thời đó. Tôi cũng có được món đồ chơi duy nhất từ bé đến lớn là con gà con bằng nhựavới máy móc làm nó nhẩy từng bước trên hai chân. Ở ngã ba rẽ vào Biệt Ðiện số 1 là cơ sở hành chánh của chính quyền, sau này có khi được lấy làm Tiểu Khu cho đến lúc dời lên cơ sở của Ðại Biểu Cao Nguyên Trung Phần do các ông Tôn Thất Hối và Nguyễn Văn Ðãi đảm trách đến ngày cuối cùng.

Ngay sau lưng đường Yersin là thung lũng sâu hẹp của ấp Xuân An, Dốc Nhà Bò, Suối Cát dẫn về Suối Tía xuống tận Núi Voi dưới chân đào Prenn. Một bên là trường Dòng Domaine de Marie tức là địa phận Ðức Bà, một bên là sân vận động nhỏ rồi đến ngôi Nhà thờ Con Gà với tháp chuông cao có hình con gà trên cùng. Kế đến là khách sạn Du Parc với Tháp cao làm Ðài Phát Thanh, Ngân Khố, Bưu Ðiện và khách sạn Palace nằm trên đồi nhìn xuống hồ nước Xuân Hương với đường bậc cấp thoai thoải, rộng lớn đưa xuống đường vòng quanh Hồ với Nhà Thủy Tạ sơn trắng đứng trên doi đất chồm ra mặt nước. Một bên đường là Câu Lạc Bộ Thể Thao với sân quần vợt.Ở lưng đồi, có một khu biệt thự trước năm 1959 dành làm trường Quốc Gia Hành Chánh với khóa học đầu tiên.

Tòa Ðại biểu Chính Phủ Cao Nguyên Trung Phần là một dinh thự bề thế nằm ngay trên đỉnh đồi nhìn về phía Hồ nước với đường trải nhựa vòng cung và hàng rào sơn trắng uy nghi. Về hướng Ðông là ngã tư đầu dốc Prenn đổ dốc vào thành phố. Bên kia là ngọn núi dành cho Biệt Ðiện số 2 của Vua Bảo Ðại. Khoảng năm 1959, mới có cây xăng Kim Cúc được xây dựng ngay góc ngã tư này. Từ đây, đổ xuống dốc là hai dãy biệt thự đối mặt kéo dài xuống tận cuối dốc với khách sạn và nhà hàng PHÁP tên ỏõ Au sans soucis ỏõ. Khi ngược lên là mấy ngôi biệt thự nằm lẻ trong rừng thuộc tài sản của một người Pháp ở Ðà Lạt lâu đời tên là Farraut. Ngay tại đây, từ trước năm 1975, chính quyền đã phá núi làm bến xe cho các loại xe đò, xe chở hàng để giảm bớt lưu lượng trong thành phố. Quen thuộc nhất là Nghiệp đoàn xe đò Minh Trung với loại xe hiệu Peugeot của Pháp được biến cải để chở cả 9, 10 người khách.

Vào năm 52, gia đình tôi tạm trú ở căn biệt thự số 17 đầu dốc Preen, bên kia đường là nhà của Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân lúc ấy là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu và tư dinh của Chỉ huy trưởng Ngự Lâm Quân là Thiếu Tá Trần Bá. Lúc ấy, đám con của láng giềng tôi đều có xe đưa rước đi học, chỉ có anh em tôi phải lội bộ điến trường. Hơn nữa, họ đâu có thèm học trường Việt. Người giàu sang phải học “trường Pháp”.

Ðường đèo dốc Preen dài ngoằn ngoèo cả 10 cây số. Ðường hẹp với một bên là bờ núi đá và một bên là dốc sâu thăm thảm. Lúc còn đi Hướng Ðạo ở Ðà Lạt, bọn trẻ nhỏ chúng tôi từng nhiều lần đổ dốc bằng xe đạp khi đi cắm trại. Ở khoảng cây số thứ 4 là thác nước Ða Tăng La, lúc xưa gọi theo tiếng Kơ Ho là Dantania, với dốc đá cheo leo khuất trong rừng sâu dày đặc. Vừa hết đèo dốc là thác nước Preen ngay bên trái với màn nước chảy chồm qua mỏm đá trong cảnh rừng núi đầy thơ mộng.

Thoạt tiên, khi người Pháp mở đường lên Ðà Lạt, trên Quốc Lộ 20 sau này, từ Bảo Lộc, Di Linh đi lên họ đã mở một đường đèo ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn song song với đèo hiện hữu xuyên lên khu trại Hầm. Ngay ngọn đèo đã bỏ hoang ấy, với đường rải đá loang lỗ, có một ngôi Chùa Sư Nữ với những cây mít lâu năm cằn cỗi và vườn mận trái ngọt.

Từ ngã bao đầu dốc Preen mới, qua Biệt Ðiện sẽ đến khúc Ðại lộ Trần Hưng Ðạo rộng gấp ba bốn lần những con đường trên Ðà Lạt, với những ngôi biệt thự hai bên đường sang trọng dẫn đến khu Villa Alliance của các nhà Truyền Ðạo Tin Lành ở ngay đầu dốc Preen cũ, liền với ấp trại Hầm nổi tiếng với những khu vườn Mận ngọt lịm chớm vàng ươm hoặc màu tím sẫm đen. Từ đây dẫn xuống Biệt Ðiện số 3 nằm khuất trong rừng núi sâu là nơi Vua Bảo Ðại làm chỗ đi săn bắn. Ðầu dốc đường vào trại Hầm, có một biệt thự làm Nitgh Club, mãi đến tập niên 60 mới dẹp bỏ. Từ đây đi về hướng Ðông là đường đi Phan Rang với đèo qua Trại Mát, Trạm Hành, Ðơn Dương, đèo Ngoạn Mục, Sông Pha. Bên trái, trước khi đến khúc quan nhìn xuống hồ Than thở là một biệt thự lúc xưa làm chỗ “Mãi Dâm” công khai cho lính Viễn chinh Pháp ( Borden Militaire ). Bên phải là hai trụ sơ trung uong của Hướng Ðạo Pháp để lại. Trại Mát là một làng nhỏ bên đường với ngôi nhà thờ Cao Ðài khá lớn và vườn cây cà phê, rau cải. Bên trong xa có ghền và thác nước nhỏ rất ngoạn mục nhưng chưa được khai thác thương mại và xóm dân gần đa số di cư từ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào. Từ Trạm Hành phải đổ con dốc 4, 5 cây số mới đến Ðơn Dương với Hồ nước Ðập Ða Nhim do người Nhật xây dựng thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.


http://hoiquanphidung.com/userupload/img/hồ Xuân Hương Ðà Lạt_1440480949.jpg

Song song với đường đi Trại Mát, nối dài đường vòng hồ Xuân Hương là con đường nằm ngang dưới chân biệt thự và phòng mạch của Bác sĩ Sohier, đã sống gần trọn đời tại nơi này, đưa vào Nha Ðịa Dư Quốc Gia và Trường Trung Học “Grand Lycée Yersin”. Trường sở bề thế chiếm hẳn một chỏm núi rộng cả ngàn mét vuông với các dãy nhà hai tầng làm phòng ốc cho lớp học, nhà nội trú, phòng thể dục với sân rộng lớn hơn một sân bóng đá và một tháp chuông vươn lên khỏi chòm rừng thông, ở hướng Ðông, nhìn xuống hồ nước. Ðây là một cơ sở giáo dục lớn do Chính phủ Bảo hộ Thuộc địa Pháp xây dựng được đặt thống thuộc trực tiếp với Bộ Giáo Dục của nước Pháp, với chương trình học, thi cử được sự công nhận của Mẫu Quốc với Chương trình học, Giáo sư và sách vở đến từ Pháp. Con em của dân Pháp thuộc địa và công chức Pháp đã gửi lên đây ở nội trú theo học cùng với các gia đình người Việt giàu có hoặc làm việc cho Pháp. Ngoài ra, còn có một số ít người Thượng của các sắc tộc trên Cao Nguyên được tuyển chọn cho vào học miễn phí trong kế hoạch lâu dài cho cuộc thống trị. Một số người Thượng gốc Kơ Ho, Ra Ðê còn được đưa qua Pháp du học để trở về phục vụ cho chính phủ thuộc địa Pháp. Ðây cũng là mầm mống đã nảy sinh ra Mặt Trận FULRO ở Cao Nguyên của người Thượng với sự tiếp tay của Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ sau này. Nơi này cũng thu hút nhiều nhà trí thức của Pháp muốn thay đổi không khí tìm đến dưới hình thức dạy học như Thi sĩ Jean O’Neil còn lăng mộ nằm sau lưng Nhà Thờ của địa phận Ðức Bà “Domaine de Marie” ở ấp số 4, Ða Nghĩa, trên một thế đất giữa thung lũng nhỏ với dòng nước bao quanh rất nên thơ.

Từ ngã ba vào Nha Ðịa Dư, đường vòng qua Ga Xe Lửa tọc lạc trên một mảnh đất khá rộng san bằng một chỏm núi với ấp Hồng Lạc nằm dọc theo khe nước. Ấp này mới thành hình từ năm 1951 với khu trại gia binh dành cho Ngự Lâm Quân đồn trú bảo vệ Hoàng Triều Cường Thổ. Ðường xe lửa chạy song song với đường bộ đi về Trại Mát đến Ðơn Dương. Ở những chặng đường đèo, xe lửa được giữ lại nbằng móc sắt ỏ giữa đường với thêm một đầu máy đẩy lúc lên dốc và hãm lại lúc xuống dốc. Sau này đường xe lửa ngưng chạy vì an ninh đã trở thành trụ sở của Hàng Không Air Việt Nam để lập thủ tục đưa hành klhách bằng xe ca về tận Phi trường Liên Khương ( cách 20 cây số về Nam ). Từ Ga xe lửa qua ấp Cô Giang, Cô Bắc là nơi có một biệt thự nghỉ mát cho Không Quân trước năm 75. Với nhiều biệt thự theo kiểu của Anh, Ý đến tận ngã rẽ vaò trường Võ Bị Ðà Lạt, trước khi vào khu phố Chi Lăng và hồ Than Thở ở phía Ðông, Trường Võ Bị được chính phủ Bảo Hộ Pháp thành lập để đào tạo cán bộ cho Quân đội thuộc địa. Bên cạnh là bệnh viện quân đội “Catroux” làm nơi chữa trị và dưỡng thương cho Sĩ quan Pháp từ các mặt trận chuyển về.

Bệnh viện với nhiều căn nhà trệt và một nhà lầu hai tầng bao quanh một sân rộng như sân bóng tròn, nằm trên một chỏm núi san bằng sâu vào bên trong, nối liền với cơ sở của trường Võ bị Liên Quân cũ. Bên ngoài là cơ ngơi của các Y sĩ, Sĩ quan phục vụ với gia đình. Vào năm 1960, trường Võ Bị Liên Quân được cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, với cơ sở bề thế, khang trang mới được xây dựng trên ngọn đồi 1515 san bằng bên cạnh trang trại của Farraut và gần hồ Than Thở. Với Chính phủ Quốc Gia và chương trình Ðại Học 4 năm lồng trong việc huấn luyện quân sự lấy theo khuôn mẫu của trường Võ Bị West Point bên Mỹ, đã thu hút nhiều thế hệ thanh niên ở miền Nam từ năm 60 đến 75.

Với 4 khóa học cùng một lúc trong trường, vào ngày nghỉ được ra phố cuối tuần, các sing viên Sĩ Quan đã tô điểm thêm cho vẻ sang trọng của Thành phố với các bộ quân phục mùa Hè và mùa Ðông thẳng nếp chỉnh tề, đẹp mắt. Bên trái của Trường Võ Bị nằm trên một ngọn Ðồi Cù, bên hồ là trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc được xây dựng vào năm 1960, đã cung cấp một số giáo sư du học từ Mỹ về cho trường Võ Bị và Trường Ðại Học Chính trị Kinh Doanh, Văn Khoa và Sư Phạm ở Ðà Lạt.

Cơ sở của Khu Ðại Học Ðà Lạt ở ấp Ða Thiện vốn là trường ốc nội trú của Thiếu Sinh Quân Pháp sau năm 1955 được chuyển về Vũng Tàu. Cũng như cơ sở của Trường Trung Học Trần Hưng Ðạo bên hồ nước nhân tạo bên ấp Ða Thiện cũng từ cơ ngơi của Thiếu Sinh Quân giao lại từ năm 1952 với tên trường Bảo Long là Hoàng Tử của Vua Bảo Ðại. Nằm trên sân Cù là nền đất đỏ san bằng ngọn núi thấp là trường Nữ trung Học Bùi Thị Xuân nguyên thủy là trường Trung Học Phương Mai tên của Công chúa con Vua Bảo Ðại, rồi được đổi thành Quang Trung khi Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lên chấp chánh. Sau cùng, tất cả nam sinh được dồn về Trung học Trần Hưng Ðạo và cơ sở này dành cho Nữ sinh với tên trường là Bùi Thị Xuân với đồng phục áo dài màu xanh, quần trắng. Ðối diện với trường Bùi Thị Xuân là trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị được lập năm 1961 đã cung ứng Sĩ quan CTCT cho các đơn vị quân đội. Ðây nguyên là cơ sở của trường Huấn luyện Hiến Binh của Quân Ðội Liên Hiệp Pháp, về sau giải thể nhập chung vào ngành Quân cảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Dưới thung lũng hẹp của ấp Ða Thiện gồm đa số người Việt di cư từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào, chuyên trồng trái dâu tây. Kế đến là ngọn núi nghĩa trang thường được gọi là Mả Thánh được lập từ ngày có thành phố Ðà Lạt với mộ bia chồng chất từ dưới chân núi lên đến đỉnh phía Ðông là khu mộ Tử Sĩ của những thanh niên yêu nước chống Pháp đã hi sinh. Dưới chân núi phía Tây, theo đường lên núi Bà là làng Ða Nghĩa với ấp số 4, ấp số 6 gọi theo mốc cây số đường, lên đến Ðăng Kia, Suối Vàng với ngôi chùa Linh Sơn (1) lâu đời. Ở Ðan Kia, có một cao ốc Tu viện Thiên Chúa đồ sộ nổi lên giữa rừng núi của Dòng Ða Minh.

Cao sừng sững về phía Bắc là dãy núi Bà với hai chỏm núi gần như chìm trong sương mù quanh năm. Hàng năm, các khóa Võ Bị đã lần lượt vượt đồi núi chinh phục đỉnh Lâm Viên như một truyền thống trước khi chính thức trở thành Sinh viên Sĩ quan.

Từ ấp số 4 về khu phố Hòa Bình có hai đường gần như song song. Ðường trên các ngọnnúi nối liền chạy ngang trước mặt khu tu viện “Domaine de Marie” với ngôi nhà thờ Ðức Bà uy nghi trên đỉnh núi với bậc cấp rộng lớn, xoai xoải đưa lên cửa chính với các cơ sở nhà tu khang trang vây quanh dành cho các Nữ tu Dòng Thánh Mẫu Marie với cơ sở trường tiểu học đạo Thiên Chúa. Nằm khiêm nhừng bên dưới, bên đường Hai Bà trưng là trường Tiểu học Ða Nghĩa, bắt đầu bằng một ngôi nhà dành cho ba lớp sơ cấp từ năm 1945 đến 1959 mới phát triển thành trường Tiểu Học, Tiếp đến, trên đường Hai Bà Trưng bên dòng suối nhỏ chảy về Cam Ly là Cư xá công chức của Thị xã như Bưu Ðiện, Công chánh.v.v. . . Với các vườn rau cải dọc theo dòng nước tiếp liền qua đường Phan Ðình Phùng khởi đầu một khu phố buốn bán sầm uất. Gần nhà thờ Ðức Bà tọa lạc khu Nhà Thương dành cho quần chúng với sự chăm sóc nhân từ của các Sơ từ Tu Viện Domaine de Marie đến làm việc từ thiện bác ái.

Nhà Thương Ðà Lạt dành cho quần chúng nghèo và người Thượng từ các Buôn về. Dãy nhà lầu hai tầng rộng rãi cách khu nhà Thương chừng vài trăm mét về phía Nam là Bệnh viện Ðà Lạt với các Bác Sĩ, Y Tá người Pháp dành cho giới giàu sang. Về phía Tây, gần đấy là cơ sở nhà Ðoan đổ dốc nhỏ qua các biệt thự với vườn cây Mận dày đặc đưa lên ngọn núi với các cơ sở của Cảnh Sát và Công An đổ về miệt thác Cam Ly. Dưới chân núi Nhà Ðoan là xóm Lò Gạch, sau này đổi tên là đường Hoàng Diệu tiếp giáp đến khu nhà sàn định cư của một số người Kơ Ho làm việc cho Trang trị nhà Farraut. Các Bà Sơ dòng Tu cũng coÀ một thời mở một tiệm ăn ở đầu dốc gần nhà Ðoan để kinh tài với phong cách rất đặc biệt thu hút nhiều khách hàng từ xa đến.

Từ đường Phan Ðình Phùng, ở khoảng giữa, có ngả rẽ lên dốc với chùa Linh Sơn (2) trên lưng núi với cơ ngơi khá bề thế và trang trí đẹp mắt, hòa nhã nối tiếp qua con đường Võ Tánh đưa xuống hồ Ðội Có, là hồ nhỏ chứa nước dùng cho cả thành phố với nhà máy lọc nước. Từ đây đi ngược lên núi là đường độc đạo đưa lên Dinh Thị Trưởng, đường Hàm nghi dẫn vào phố chợ, trước được người Pháp bắt chước Tàu đặt tên là đường An Nam với ngôi nhà thờ Tin Lành hỏ gọn ở lưng chừng núi và rạp chiếu bóng nhỏ xíu nằm chênh vênh bên dốc đứng nhìn xuống đường Phan Ðình Phùng. Từ đây đi vào vào Bến xe cũ ngay dưới chân Dinh Thị Trưởng và Khu phố Chợ với Nhà Lồng Chợ ở giữa và tiêm buôn bán, nhà hàng bao quanh gồm một số đáng kể của người Tàu đã định cư lâu đời theo dân Pháp thuộc địa, nổi tiếng với những nhà hàng ăn sang trọng như Au Chic Sanghai, tiệm bánh mì Vĩnh Châu, tiệm thuốc Bắc, Tạp hóa xen lẫn một ít cơ sở buôn bán của người Việt vốn dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn. Các Ông thì đều là Tôn Thất và các Bà, các Cô đều là Tôn Nữ. Bà chủ tiệm vàng lâu đời Bùi Duy Chước vốn là Công Tằng Tôn Nữ. Ðấy là thời kỳ Hoàng Triều Cương Thổ.

Ðến năm 54, những tiệm phở Bắc nổi lên với Phở Bằng ở đường Hàm Nghi, Phở Tín bên hông chợ và Càphê Tùng với cà phê Ban Mê Thuột và nhạc trào lưu mới quyện trong khói thuốc lá mịt mù. Vài năm sau có gia đình lưu lạc từ Nam Vang lên đây mở tiệm hủ tiếu Nam Vang lừng danh. Gần rạp chiếu bóng Ngọc Hiệp, đầu hẻm từ Phan đình Phùng đi qua đường Hai Bà Trưng là quán Mì Quảng với hương vị đặc biệt nổi danh lại do một ông người Bắc vào Nam từ những năm 1940 đứng nấu. Ngay góc đường đầu dốc Duy Tân có tiệm làm bánh mì Vĩnh Chân nóng giòn từ sáng sớm cho đến khuya. Sau này, vào khoảng năm 59, có người Do Thái “nhận nơi này làm quê hương” mở lò bánh mì ngon hơn hết. Về khuya, khi các tiệm tạp hóa đóng cửa, quanh khu chợ Hòa Bình và đường nhỏ trước mặt khách sạn Thủy Tiên đã mở ra các gánh bắp nướng, cháo gà, bún riêu, bún bò. . . cho khách đi chơi về đêm. Con đường nhỏ này chạy ngang cổng trường Tiểu Học Ðà Lạt dẫn vòng theo triền núi qua Thư viện cũ, sân Quần Vợt, Cư Xá Sinh Viên Ðại Học Nữ và các biệt thự lên đến đỉnh núi với giao thông hào và hố chiến đấu còn sót lại từ thời quân Nhật chiếm đóng.

Với một trang trại nhỏ của Farraut do mấy người Thượng ở trông coi. Ðầu dốc khu Hòa Bình, con dốc ngắn đổ xuống cầu ông Ðạo với hai hàng cây Mai Ðà Lạt nở hoa màu hồng tươi thắm rộ hai bên lề đường. Con đường phía trên qua dãy ỏõ Kiosque ỏõ nhỏ, đến rạp Ngọc Lan, với xe Phở Bắc nổi tiếng món phụ hành ngâm giấm và cải xà lách răng cưa, vòng ấp Ánh Sáng xuống cầu Bá Hộ Chúc. Năm 1958, Ấp này được lập cho dân nghèo với những căn nhà vách ván mái tôn. Ðầu ấp là Bến xe đò cũ sau ngày ngôi chợ mới được xây cất xong. Chợ mới này là công trình của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công vào năm 1958 với khúc Ðại Lộ ngắn nguyên là hẻm núi giữa khu phố Hòa Bình và chân núi xoải dài từ Dinh Thị Trưởng ra đến hồ Xuân Hương. Trên núi là Nhà Giam Chính của Ðà Lạt, với một số biệt thự nhìn xuống hồ như biệt thự của Bảy Viễn, Luật sư Hoàng Cơ Ðịnh. . . Kiến trúc ngôi chợ hai tầng dựa lưng vào vách núi với bậc thang rộng rất ngoạn mục dẫn lên Khu Hòa Bình với Phòng Trà ỏõ La Tulipe Rouge ỏõ vang bóng một thời với các Ca sĩ Mỹ Thể và Khánh Ly thuở còn chưa nổi tiếng, cùng một vài khách sạn và nhà Kiosque làm tiệm ăn, bán hàng Len,vật Kỷ niệm. Ðường vòng hồ Xuân Hương được tô điểm thêm, năm 1959 với vườn Bích Câu trồng đủ các loại hoa đẹp, rực rỡ quanh năm thu hút khách du lịch từ phương xa tới với bầy ngựa núi làm cảnh.

Từ hồ Xuân Hương đi lên trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân là đường Võ Tánh với xóm nhà nhỏ và vườn cây đào, cây mận. Nơi này là chỗ sinh trưởng của Nhạc sĩ Lê Uyên với những khúc tình ca khác lạ với dòng nhạc đương thời làm rung động nhiều con tim của tuổi trẻ đang bước vào cuộc chiến ngày càng khốc liệt ở Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Anh dấ gia nhập nhóm Tao Ðản. Ðải Phãt Thanh Saigon với giọng ngâm thơ truyền cảm và nức nở cùng với giọng ngâm Nữ Hồ Ðiệp.

Về người Ðà Lạt, ngoài người sắc tộc Ko Ho nguyên thủy, dưới triều đại Hoàng Triều Cương Thổ đời Vua Bảo Ðại, dân cư ai cũng có dính dáng đến Hoàng Tộc nhà Nguyễn di dân vào từ Huế.

Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Trước năm 60, thành phố có khá nhiều trẻ lai Pháp ở các trường dòng Ðạo Thiên Chúa như Adran, Domaine de Marie. Sau năm 60, dưới thời hòa bình của Tổng Thống Diệm, việc trồng trọt rau cải được người Pháp mang giống sang từ lâu như bắp cải,sà lách, cà rốt .v.v . .. được phát triển mạnh với từng đoàn xe vận tải chở về bán tại Saigon, Nha Trang, một số khá lớn người từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nghèo khó đã đến định cư và tạo thành một khối nhân lực đáng kể. Với sức chịu đựng lâu bền, cần cù, họ đã chăm chỉ khai thác tối đa những thung lũng, hẻm núi để tạo nên thành những thửa vườn rau tươi tốt quanh thành phố từ Trại Mát, ấp Thái Phiên, cây số 6, Lò Gạch, Cam Ly Thượng đến Suối Cát, Suối Tía.

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt ở miền Nam từ năm 1965 đến 1975, lớp thanh niên sinh trưởng ở Ðà Lạt đã vào quân đội đi chiến đấu và hi sinh khá nhiều ở các mặt trận. Phần lớn, vốn thích mặc đẹp và oai hùng, họ đã gia nhập vào Không Quân và Hải Quân của Việt Nam Cộng Hòa.

Nhắc đến Ðà Lạt, cũng không thể thiếu những địa danh ở ngoại ô. Dưới chân đèo Ðơng Dương là đập nước Ða Nhim. Bên dưới dốc Preen, ở cây số 17 là đường vào La Ba, Ðức Trọng với thảo nguyên rộng mênh mông trên cao và hồ nước trong xanh nổi tiếng với một loại khoai lang mật ngọt như mật đường được xẻ phơi khô và chuối trái nhỏ vỏ mỏng, quả thơm trái lớn.

Ngày xưa, tôi từng có mộng về hưu về đây mở trang trại trồng trọt với thú săn bắn về đêm. Vài cây số về phía Nam là Phi trường Liên Khàng về sau được đổi gọi là Liên Khương với thác nước rộng lớn đổ xuống khu làng Tùng Nghĩa của các sắc dân miền Bắc di cư vào năm 1954 lập nghiệp sinh sống. Thác nước hùng vĩ và ngoạn mục hơn nằm xa trên Quốc Lộ 20 về phía Nam độ 30 cây số là thác Gougah và Pongour nằm sâu vào bên trong phía Tây Quốc Lộ. Về phía Ðông Bắc của thành phố, bên ấp Thái Phiên là con đường đất bỏ hoang do người Pháp thiết lập để nối từ Ðà Lạt về Nha Trang. Về sau, có một Buôn người Thượng định cư ở đây gọi là Ða Rơ Hoa.

Một số không ít đã gia nhập vào trường Võ Bị Quốc Gia tại Ðà Lạt và đã có hai Thủ Khoa. Chiến tranh chỉ nhớm chân ngoài rìa thành phố và một vài biểu tượng từ các Phi Hành đoàn Trực thăng của Không Quân ghé lại với chiến phục và súng đạn. Ngoại trừ, một vài lần vào năm Mậu Thân 68, một lực lượng yếu kém của Việt Cộng xâm nhập từ Ðan Kia, Suối Vàng về đến rạp Chiếu bóng trên khu phố Hòa Bình đã bị quân đội ở địa phương đánh đuổi ngay ngày hôm sau. Còn lại là những vụ pháo kích nhỏ, lẻ tẻ vào một vài nơi đồn trú của Quân Ðội. Dù vậy, chiến tranh cũng không để lại dấu vết nào đáng kể trên thành phố thơ mộng, êm đềm này.

Có nhiều nghi vấn về ngôi chùa Linh Sơn (3) đồ xộ, tráng lệ đã được xây cất lên sau 1975 ở vùng Suối Tía, từ đầu dốc Preen đi vào là nơi vốn là địa bàn hoạt động của Du kích Việt Cộng ngày xưa và trong lúc dân chúng nghèo đói cực khổ của một quốc gia được Liên Hiệp Quốc xếp hạng gần chót của các nước nghèo trên thế giới.

Đà Lạt Ngày Nay

Sau năm 1945, trong cao điểm của thời kỳ chống Pháp với phong trào Việt Minh do Cộng Sản chủ mưu, một số thanh niên yêu nước đã hăng hái theo vào chiến khu rồi sau đó, ở thế kẹt, phải ra tận ngoài Bắc trong chiến dịch Tập Kết vào năm 1954. Một số lớn họ đã trở về Ðà Lạt sau năm 1975. Những người này với tinh thần ôn hòa đã cố giữ quê hương của họ tráng giai đoạn tàn sát của chủ nghĩa Cộng Sản cho đến thời kỳ được gọi là “Ðổi Mới”. Nhưng từ sau năm 1975 cho đến 79, 80, một số rất lớn những người có máu mặt, tiền của, trí thức đã chạy trốn khỏi Ðà Lạt. Ðặc biệt là những người có liên hệ đến chính phủ Pháp vốn có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Hànội đã lần lượt được “Hồi Cư” về Pháp, để lại đằng sau những biệt thự rộng lớn, nguy nga, tráng lệ không có người ở, chăm sóc và cửa tiệm đóng cửa.



http://hoiquanphidung.com/userupload/img/DaLat_1440481006.jpg


Năm 1984, khi được thả về từ Trại Tù Cải Tạo, tôi đã trở về thăm gia đình và lòng tràn đầy chua xót khi thấy ỏõ quê hương của mình đã mất. Bây giờ chỉ còn người dân Ðà Lạt lam lũ, tất bật. Những người ở lại là những người sống bám theo những mảnh vườn rau cải. Ngoài ra,hơn 20 ngàn người từ miền Bắc được chính quyền mới đưa vào Nam với chính sách di dân khống chế Cao Nguyên Miền Trung đã phá rừng ở quanh khu lân cận thành phố khiến cho các dòng nước bị cạn, và thời tiết cũng không còn mát mẻ như xưa. Con đường Phan Ðình Phùng buôn bán thuỏ xưa, nay đã trở nên đông đúc, chật hẹp và ồn ào náo nhiệt như một khu phố của thành phố SàiGòn ngày trước. Với mức dân số tăng vọt sau chiến tranh, thành phố đã phát triển vô tổ chức, không kế hoạch đưa đến tình trạng bát nháo, từ khu vực Phan Chu Trinh, Nhà Ðèn đến Chi Lăng ăn vào tận Hồ Than Thở. Cơ sở của Trường Võ Bị nay tiêu điều, xơ xác như bị bỏ hoang. Các dòng nước bị ngăn chặn và lám cho các hồ Than Thở, Xuân Hương muốn cạn khô khiến vẻ đẹp thiên nhiên không còn nữa. Các loại xe máy nổ cũng tăng vọt làm cho không khí yên tĩnh của Ðà Lạt ngày xưa biến mất. Ðến thời kỳ đổi mới,người Nhật, người Tầu Ðài Loan, Hồng Kông đã đổ tiền vào khai thác như tu sửa khách sạn La Palace, làm sân Golf, xây khách sạn nghỉ mát trên vùng đồi núi bên hồ nước Suối Vàng. Ðà Lạt bỗng chốc biến dạng như một thiếu phụ đã luống tuổi vội vàng tranh điểm, thay đổi xiêm y. Một giai cấp mới được thành hình vừa ỏõ Rởm ỏõ lại vừa “lai căng”. Tây không ra Tây, Tầu không ra Tầu. Ðà Lạt diễm kiều của ngày xưa nay đã mất. Thay vào đấy là cô gái Xã Hội Chủ Nghĩa đi giầy cao gót, đồng phục công nhân và mái tóc cắt ngắn đã được nhuộm màu vàng, đỏ với đôi mắt láo liên và đôi môi cong cớn. Ngọn núi nghĩa trang của Ðằ Lạt có từ những năm 30 đến nay đang bị đào xới và san bằng cho chương trình kế hoạch của người tư bản Nhật. Ở đấy, có cả một nhóm mộ ngày xưa được gọi là Mộ Tử Sĩ, ngày nay không còn ai công nhận để bị dẹp bỏ cho con đường đổi mới.

Những người cầm quyền như lưỡng lự đứng giữa ngã tư đường không biết nên đi theo hướng nào. Một thành phố Du lịch và Nghỉ mát có mâu thuẫn với Xã hội Chủ nghĩa không? Bây giờ dân số Ðà Lạt đã gấp ba lần trước năm 1975, chưa rõ phải sống trên nền móng kinh tế nào?

Cuộc khai thác du lịch như nửa mùa, quê kệch ở hồ Xuân Hương, Thác Cam Ly, Thác Da Tan La, Preen, Suối Tía, Rừng Ái Ân, Biệt Ðiện vua Bảo Ðại chỉ làm cho bộ mặt Ðà Lạt càng thêm diêm dúa. Ðà Lạt ngày nay càng xói mòn vì mưa lở và khí hậu ngày cáng nóng bức vì trơ trụi mất rừng cây thông bạt ngàn bao quanh.

Trần Ngọc Toàn

KiwiTeTua
09-16-2015, 07:59 AM
Đà Lạt Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng - Nhạc Tú Nguyễn - Thùy Dương

<iframe width="800" height="510" src="https://www.youtube.com/embed/EmvuJAy0n2A" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

SVSQKQ
10-20-2015, 02:41 PM
http://youtu.be/g5wNYtj5zpE

KiwiTeTua
11-08-2015, 10:47 AM
Đà Lạt Trong Niềm Nhớ - Nhạc Diệu Hương - Diễm Liên

<iframe width="750" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/d7b4XCGlhVc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

saomai
11-11-2015, 08:42 AM
<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/4GoLPPPSjCg?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Đà Lạt - Tuyên Đức

saomai
01-03-2016, 08:43 AM
<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/0zKrjBMPVXQ?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Đà Lạt Chiều Mưa

saomai
01-03-2016, 08:45 AM
<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/9iH2xLRtlro?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Đà Lạt Mưa Chiều Kỷ Niệm