PDA

View Full Version : Nguồn góc của Từ " Cà Chớn "



TAM73F
12-27-2013, 07:11 AM
“Cà chớn” là tiếng lóng ở miền nam, người Trung, người Nam nào cũng hiểu “cà chớn” là gì, nhưng người Bắc thì không biết từ này. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ “cà-chớn” bắt nguồn từ tiếng Miên “Kchol”, người Việt phát âm “Cà chon”, đọc trại thành “Cà chớn”, có nghĩa là không đáng tin lắm từ lời nói đến hành động. Nói ai cà chớn là có ý chê, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn xấu. Chẳng hạn “Chờ tới giờ này mà nó chưa đến, đồ thứ cà chớn”, hay “chiếc xe hôm nay cà chớn, đạp máy hoài mà không chịu nỗ”. Tuy nhiên, có thể nặng “Có tới bằng cấp đó, chức vụ đó mà ăn nói lý luận cà chớn quá”. Vì gốc tiếng Miên, nên chỉ có dân Đàng Trong từ thời Chúa Nguyễn biết từ này, còn người Đàng Ngoài của chúa Trịnh tuyệt nhiên không biết. Từ này nhẹ hơn từ “cà tững”, có nghĩa gần như điên như khùng, thần kinh bị “mát”.

Không có từ "gà chớn".

phitrang
12-27-2013, 08:51 PM
Sau năm 1975, đám bộ đội khỉ Trường Sơn vào chiếm đóng các thành phố ở miền Nam. Thấy con gái ngụy đẹp quá nên buông lời tán tỉnh.
Rất bực mình, các cô khinh bỉ, bỉu môi..
- Đồ cà chớn!
Thấy thế, bộ đội lên đạn chỉa súng quát lên
- Này, cà chớn là gì thế hở? nói mau, nếu không, tớ xử lý ngay tại chổ.
Sợ quá, các cô ấp úng đáp..
- Dạ, cà chớn là tốt, ý tụi em muốn nói các anh bộ đội tốt lắm.
Thế là cả đơn vị bộ đội để chứng tỏ mình cũng là người văn minh nên truyền tai nhau học tập cà chớn là tốt.
Một hôm, Lê Duẩn ghé thăm đơn vị bộ đội này, tiểu đoàn trưởng đứng lên thuyết trình.
- Báo cáo đồng chí Tổng bí thư, tinh thần chiến đấu của anh em trong đơn vị nói chung là cà chớn. Tình cảm giửa các anh em đối với nhau cũng cà chớn lắm, anh em hạ quyết tâm noi gương cà chớn của các đồng chí lảnh đạo ạ!