PDA

View Full Version : CHUYEN BAY DAU TIEN cua Uu Du



loibangTQLC
03-10-2009, 01:35 AM
CHUYẾN BAY ĐẦU TIÊN


(Của Khóa sinh KHÔNG-QUÂN)

Buổi sáng cuối cùng, khi giá lạnh ban mai len lõi vào chân tơ kẽ tóc làm tê tê đầu môi, gây gây rét thân thể, khi sương mù còn phủ kín ngọn đồi, tơ nhện giăng mắc khắp lối đi.

Anh đứng một mình trên khoảng vắng, nhìn bao quát chung quanh, mà cảm thấy thương thương lẫn ngậm ngùi. Ô! Anh cười hay thở ra, thấy hơi thở muốn đông lại thành một vệt khói dài. Ngộ ghê em !

Florida, căn cứ ở Pensacola của Hải-quân Mỹ. Buổi sáng dậy tập thể dục cũng thế, các vũng nước đọng chiều hôm trước, sáng ra đã đóng thành một mãng băng dày. Trông thật dễ thương. 360 F freezing temperature mà em.

Thế là các anh phải bò dậy từ :

4 giờ sáng Hì hục chạy bộ mấy miles đường đèo quanh co, trên những ngọn đồi đầy băng tuyết, trơn ướt như da lươn. Lên con dốc cao uốn mình trong những rặng thông, rồi chạy xuống đèo thoai thoải phía bên kia sườn núi.

7:00 sáng là đi inspection. Hôm nào vui vui, Sĩ quan cán bộ khen thưởng, gọi là outstangding. Hôm nào buồn buồn, "mấy ông Trời con" đổ quạu, thì chết cả đám. Chạy bộ mệt nghỉ! Vì, học chung với Sĩ quan Hải quân và Marine Corps, nên kỷ luật gắt gao lắm. Bị phạt chạy bộ hộc xì bơ, gọi là military drill trong giờ tự do!!!

Nơi nầy đã hơn ba tháng vã mồ hôi hột. Tuy vậy, anh cảm thấy con người mình cứng cáp hơn. Kiến thức nâng lên một tầm cao xa hơn.

Rồi, Sinh-viên Khoá-sinh Sĩ quan leo lên chiếc Bus. Đến trường dạy bay. Cách đó hơn 50 miles.

Tại cổng trường Saffley Field NAAS (Naval Air Auxilliary Station) có cái bảng rất to ghi: IT IS BETTER TO FLY THAN TO DRIVE. Mà đúng thật.

Theo thống kê hằng năm. Số người bị tai nạn máy bay chết. So với người bị tai nạn xe hơi chết. Thì tỷ lệ là 1/1.000 đó em à. Tại đây là nơi huấn luyện căn bản. Là một căn cứ bay của Không-quân. Nơi đào tạo tất cả khoá sinh phi hành.

Lần nầy mười Khóa-sinh Không-quân Việt Nam không được ở chung phòng với nhau. Họ tách rời từng người. Nhét vào đó khoá sinh Mỹ. Đây cũng là cách luyện thêm sinh ngữ. Vì khoá sinh ở chung. Theo thói quen, ưa nói tiếng nước Mẹ. Ở chung với Mỹ, bắt buộc phải dùng Anh-ngữ. Vì thế vốn liếng sinh ngữ tăng gấp bội.

Có một chuyện ngộ nghĩnh buồn cười, đã xảy ra trong nhóm anh. (mỗi nhóm mười người, kèm theo huấn luyện viên) Có tất cả 500 Khóa sinh. Nhóm Việt Nam “đặc biệt nhất”.

Vì có một nữ Khóa sinh. Từ xưa, trong lịch sử Hải-quân hay Không-quân Hoa Kỳ, chưa hề có hiện tượng nầy.

Số là “cô bé tóc vàng óng ả”, mắt xanh lơ, yểu điệu thục nữ, mang tên rất là con trai. Cho nên máy IBM đã tuyển lầm cô. Thế là họ gửi giấy báo cho cô biết :

- “You” đã trúng tuyển vào trường đào tạo Sĩ-quan Bay Hải-quân. Yêu cầu đến trình diện...

Sĩ quan tuyển mộ chết đứng. Bật ngửa ra. Làm sao bây giờ ? Trả cô về ư ? Nhất định cô ta không chịu. Đòi kiện lên đại biểu quốc hội. Nơi cô ở. Thế là họ hội họp bộ Tư-pháp. Bộ Quốc-phòng. Bộ Hải-quân. Bộ Tham-mưu Liên-quân. Chỉ-huy-Trưởng căn cứ “Bất đắc dĩ” đành để cô ta học khoá nầy. Hầu tránh lôi thôi.

Đây là trường hợp bất khả kháng (Kể từ thời “Tạo thiên lập địa” ngành Không-quân, Hải-quân đến bây giờ) Chính do từ đó, mà sau nầy, mới có chuyện đào tạo Nữ phi công chăng ?

Đó là ngày khai trường. Sau diễn văn chào đón ông Đại-tá Chỉ-huy-Trưởng. Sáng thứ Hai nhập học, cô ta cười ỏn ẻn, duyên dáng đi theo sau đoàn khóa sinh Việt Nam. Do anh làm Đội-trưởng. Nhóm anh được chú ý nhất trường, vì sự độc đáo thế đó.

Ngày hai buổi tùy theo thời tiết. Nếu buổi sáng học lý thuyết. Ở trên gác của hangar rất rộng (chỗ chứa máy bay), thì buổi chiều đi bay. Và ngược lại. Học rất vui và náo nhiệt.

Vì cô gái có mái tóc dài vàng óng kia dí dỏm. Vui tính. Dạn dĩ. Hồn nhiên. Không khác nào đứa con trai. Cô nổi bật trong đám đông, nhờ mái tóc dài. Còn tóc của các anh ngắn ngủn.

Anh tập du hành vào không trung. Mỗi khoá sinh được một huấn luyện viên ngồi phía sau. Anh làm quen với các loại phi cơ nhỏ: T-34B Mento: Đó là phi cơ hai chỗ ngồi. Giống như loại Beech Craft một động cơ. Tốc độ tối đa là 140/hải lý/giờ (Knot hay là Nautical Mile/hour)

Mấy lần đầu huấn luyện viên cất cánh. Bay ra đến chỗ tập dượt xong. Ông hỏi các anh :

- Cảm thấy thế nào. Các anh ?

- Cám ơn ông. Khỏe.

- Ngồi cho kỹ nhe. Tôi bắt đầu Acrobatics đây.

Tức là ông ta bắt đầu “thử sức” đám khóa sinh. Chiếc phi cơ làm đủ thứ trò: Bay ngược. Bay lên. Lộn xuống. Quay vòng tròn. Vút lên cao. Đảo ngược lại. Chổng đầu xuống đất. Chỉ cần nửa giờ như thế. Huấn luyện viên thấy có kết quả ngay. Có những người như anh, và may thay có cô gái, là tỉnh queo.

Hai anh khoá sinh Việt Nam ói mửa tùm lum. Họ không thể ngồi vững. Thế là sau khi đáp xuống đất, hai anh đó bị loại lên đường đến căn cứ Không-quân khác. Họ sẽ ra hội đồng Board cứu xét, chờ học các môn ở dưới đất không phi hành. Chẳng hạn như Air Traffic Control. Weapons Controller (WC), là Sĩ-quan Điều-Không đó em. Anh phải giải thích rõ chỗ nầy, nếu không, ta dễ bị lẫn lộn với Air Traffic Control, có nghĩa là Kiểm-soát Không-lưu, hay Điều-hành Không-lưu làm việc tại các Tower (Đài Kiểm-soát Không-lưu) trong phi trường điều khiển các phi cơ lên, xuống, go around, đáp khẩn cấp, vân vân… Nhe em.

Weapons Controller (WC) là tên được đặt cho khoa học hướng dẫn bằng radar. Các sĩ quan tốt nghiệp WC at Tyndall AFB (Florida)

Và, không phải những ai bị Inable đều được theo học các khoá không phi hành tại Hoa Kỷ. Còn có cơ may rủi khi nào có tài lhoánào gần nhất để họ được theo học. Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào hạnh kiểm, đạo đức và điểm Acadamic cũng như có nhận xét và sự đánh giá của IP (instructor Pilot) của khó sinh bị rớt, thì sau đó Hội-đồng duyệt xét mới cân cứ vào đó cho họ đi học.

Hoặc phải trở vể Việt Nam cho đi học các khoá ở trong nước, hay thuyên chuyển qua Bộ-binh. Sau khi về nước, họ sẽ được đưa đến các Trung tâm và Đài Kiểm Báo: Panama. Paris. Pyramid. Peacock. Paddy. Nghĩa là kiểm soát Không-lưu.

Còn lại tám mạng Việt Nam và cô gái ! Mỗi ngày trong hai tuần đều đặn, anh đều có chuyến bay chung với thầy. Cho đến một hôm, sau khi đáp xuống một sân phụ. Thầy bảo anh:

- Hãy dừng lại. Vào bãi đậu.

Thầy thản nhiên đeo dù. Bước ra khỏi phi cơ. Ông nói :

- Hôm nay, tôi cảm thấy anh có thể cất cánh. Bay solo rồi. Hãy bay đi. Đáp đúng ba lần. Nhớ trở lại đây. Đón tôi về. Đừng bỏ quên tôi nha.

Anh đem phi cơ ra phi đạo. Bay một mình.

Đó là ngày “trọng đại” vô cùng. Một mình. Một cánh chim. Một bầu trời mùa xuân tươi mát và phóng khoáng vô vàn. Một hoài bão. Tất cả đều là của riêng ta trong tầm tay. Vẫy vùng một mình trên bầu trời thênh thang. Tự do thoải mái. Thích thú lắm !

Sau ba vòng bay lả lướt trên không trung. Anh đáp an toàn. Anh bay đi và trở về đón thầy. Hai thầy trò cùng về căn cứ.

Theo tục lệ, chiều tối hôm đó, tất cả Khóa sinh mặc đồng phục kaki vàng. Thắt cà vạt đen. Hẹn nhau đến câu lạc bộ. Nơi đây, thầy dùng dao lưỡi lê (Loại dao bay họ cấp phát cho mỗi phi công) Thầy cắt cái cà vạt (tượng trưng cho sự “níu kéo” dùng dằng của trái đất)

Anh là người đầu tiên tốt nghiệp trong khoá học được bay solo. Ông thầy phải bỏ tiền túi ra. Đãi cả lớp một chầu bia Budweiser.

Được cấp bằng tốt nghiệp trước. Anh phải ngồi đó chơi. Chờ khi nào đủ năm khoá sinh. Họ mới gửi các anh qua căn cứ khác. Tiếp tục học giai đoạn 2.

Hoàng,

_ * _

Kính thưa Quý độc giả,

Câu chuyện TÌNH HOÀI HƯƠNG nầy, đã xảy ra quá lâu; nên đôi khi có sự nhầm lẫn và sai sót.
Kính mong qúy vị niệm tình dung thứ và khích lệ, chỉ giáo thêm. Xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng,
Ai Ưu Du,