PDA

View Full Version : Chuyến Về Quê Nhà



Longhai
11-13-2013, 08:30 AM
Chuyến Về Quê Nhà


Phan Xuân Sinh


I/- Đến Sài Gòn

11giờ đêm máy bay mới đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Ngày cận Tết người về tấp nập, nên khi nhận hành lý và kiểm soát của Hải quan phải mất 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự chậm chạp nầy không làm cho tôi bực mình, mà ngược lại tôi cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn cái hồi tôi về lần trước (1993) sau khi Ba tôi mất. Phi trường bây giờ rộng rãi hơn, được tân trang quy mô hơn nhưng có một cái gì đó không ổn dưới dưới con mắt của tôi, không được lộng lẫy bằng phi trường Đại Hàn hay Thái Lan…

Vào phòng Restroom của phi trường ta cảm thấy nghèo nàn quá, đồ đạc và cách cấu trúc âm u không sáng sủa. Tại sao thế ? Có tốn kém gì thêm bao nhiêu đâu mà không làm được ?

Khi đẩy xe ra khỏi thềm chính của phi trường, nhìn lên bầu trời về hướng Sài Gòn ban đêm, khu Sài Gòn sáng rực ánh đèn chiếu lên, tôi giật mình, bụi mù mịt. Mọi người hằng ngày phải sống trong một không khí quá ô nhiễm như vậy sao ? Lâu quá tôi không nhìn thấy bầu trời như vậy. Một người bạn mang xe ra đón tôi, chiếc xe Toyota (van) Sienna LE mới toanh, giống như chiếc xe của tôi đang chạy ở Mỹ. Đi xe mới giữa rừng người chen lấn nhau như vậy không sợ xe bị trầy trụa thì cũng lạ thật. Ngồi trên xe, tôi hỏi giá của chiếc xe nầy ở Việt Nam là bao nhiêu. Người bạn trả lời là hơn 60 ngàn Dollars, lại thêm một lần nữa tôi giật mình. Ở Mỹ xe nầy tôi mới mua 26 ngàn dollars, cách biệt giá cả thật khủng khiếp mà cũng có nhiều người mua, thì đủ biết người giàu cũng nhiều. Đời sống phần đông của dân chúng có phần khấm khá hơn trước, dễ thở hơn ngày tôi về lần thứ nhất cách đây 15 năm. Thành phố Sài Gòn ngập xe gắn máy, mặc dù lúc đó đã một giờ khuya, mọi người đi xe phải đội nón bảo hộ và phần đông mang khẩu trang. Nửa khuya mà xe cộ đông đúc như vậy thì ban ngày chắc phải nhiều hơn gấp bội…

Đoạn đường từ phi trường về chợ Bà Chiểu, hai bên phố xá liền khít nhau, cái cao cái thấp, kiểu cọ, cầu kỳ tạo nên Sài Gòn có một bộ mặt vừa khang trang và cũng vừa lủng củng, trông thật buồn cười. Nhận xét của tôi về quê hương như vậy có vẻ độc địa, nhưng đó là một sự thật mà những người sống ở nước ngoài khi về quê đều thấy như vậy. Có lẽ tôi đã quen con mắt nhìn phố xá của các nước mà tôi đã đi qua. Nhiều Thành phố của họ trông rất đơn sơ, nghèo hơn Sài Gòn, nhà cửa không lớn, nhưng trong một quần thể chung chung, ta thấy rất mỹ thuật, rất sang trọng. Nhà cửa sát nhau chỉ có ở khu downtown buôn bán, ra khỏi đó, nhà ở của dân chúng rời rạc. Sài Gòn thì ngược lại, nơi nào cũng buôn bán, nơi nào cũng ở được, nên người ta phải chen chân làm nhà mặt tiền, bao giờ nhà mặt tiền cũng có giá, mặc dù xe cộ gây nhiều ồn ào, nhiều chấn động. Từ ngoại ô vào thành phố nhà san sát nhau, ta không phân biệt được ranh giới giữa ngoại ô với thành phố.

Thỉnh thoảng tôi đọc được vài tấm biểu ngữ bằng vải treo ngang đường, đại khái “Mừng Chiến Thắng Tết Mậu Thân”. Mới đó đã 40 năm rồi! Một cái Tết đau thương, khổ nạn của Dân tộc mà không một ai còn muốn nhớ lại nó, muốn nó chìm mãi vào quên lãng. Thế mà người ta vẫn muốn nhắc lại một hành động không mấy tốt đẹp, chà đạp lên lời hứa ngưng bắn để tấn công vào dịp Tết, làm cho người dân sửng sốt, ụp lên đầu tai họa biết bao nhiêu gia đình. Cho đến bây giờ mà vẫn hô hào cho đó là một chiến thắng, nghĩ cũng lạ thật. Một kiểu tuyên truyền chiến thắng thần thánh, mấy chục năm cứ sao đi sao lại. Lâu quá tôi không nghe luận điệu nầy, bây giờ nghe lại thấy nó lạc điệu, đượm một chút gian dối mà nhà nước cứ làm, hình như họ không cần nghe thấy gì cả. Không cần biết dân trí bây giờ đã cao hơn, những truyền thông trên Internet đã làm cho họ hiểu ra những vấn đề chính trị, lịch sử v.v… một cách thấu đáo. Không thể bưng bít những sai trái mãi được. Sau 33 năm, sự thật cũng chưa được vén lên, thù hằn vẫn âm ỉ, vẫn còn chia cách. Người bạn ngồi trên xe nói với tôi : “Ở đây mầy có thể làm bất cứ chuyện gì cũng được, ngoại trừ chính trị. Lãnh vực nầy không có chỗ cho người dân tham gia, lén phén đụng vào thành trì nầy, sẽ bị trừng phạt ngay.” Có lẽ phải dựng dậy người thi sĩ cộng sản Chế Lan Viên đã làm một bài thơ về Mậu Thân:

Ai? Tôi

“Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?

Tôi!

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!

Người lính cần một câu thơ
giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.”
Chế Lan Viên

Về đến nhà của người bạn đúng 2 giờ sáng, tôi không ngủ dược vì trái với giờ giấc bên Mỹ. Tôi ngồi xem TV, chương trình suốt đêm. Đêm đầu tiên về Sài Gòn tôi tìm được cách giải trí nầy cũng đở phần nào, chứ nếu không có nó thì chẳng biết làm gì suốt đêm. Sáu giờ sáng, một người bạn khác đến chở tôi đi uống Café, không quên mang cho tôi cái nón bảo hộ để ngồi phía sau xe Honda. Ra đến đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh. Tôi mới thấy lượng người nhiều vô số kể đi xe gắn máy trên đường, tôi không biết người ở đâu mà nhiều vậy ? Chen lấn, lạn lách một cách tài tình. Ngồi phía sau xe, tôi ôm cứng người bạn. Tôi nghĩ trong đầu bây giờ tôi không còn cách nào chạy xe một mình như cách đây 20 năm trước được nữa. Đến quán Café, tôi thấy người ngồi chật, quán tương đối rộng và thuộc loại trung lưu. Người bạn cho biết buổi sáng thì quán Café, buổi chiều thì quán nhậu. Đó là sinh hoạt chính của dân Sài Gòn. Một cách nói mỉa mai mà ta thường bắt gặp, nó vừa thật vừa hư.

Sài Gòn bây giờ phần đông những anh em lớn tuổi, họ ăn uống cũng kiêng kỵ, sáng tập thể dục và thuốc lá cũng giảm rất nhiều. Họ theo dõi tình hình tranh cử trong đảng Dân Chủ của Mỹ một cách say sưa, thấu đáo hơn những người Việt hiện sống trên đất Mỹ. Hillary hay Obama sẽ thắng trong cuộc chạy đua nầy? Đó là đề tài sáng nào cũng được bàn thảo bên tách Café buổi sáng. Tôi vẫn thấy một chút dễ thương trong sinh hoạt hằng ngày của người Sài Gòn, ngoài Café và nhậu còn mọi chuyện đều tà tà. Người bạn kể cho tôi nghe về cuộc sống bây giờ ở Việt Nam, có nhiều người giàu không tưởng tượng được, họ Order một chiếc xe ở Anh Quốc trên hai triệu Dollars, thử hỏi Việt kiều có ai giàu như vậy không ? Chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây thôi, nhiều người phất lên như diều, xe hơi tư nhân toàn mới toanh. Tuy nhiên cũng có nhiều thành phần còn quá nghèo khó, mua gánh bán bưng, cũng có kẻ sống lây lất bên vệ đường thiếu một túp lều che mưa, một chiếc giường để ngủ…

Người bạn chở tôi đi một vòng Sài Gòn. Tôi không thể tưởng tượng được nhiều quán nhậu rộng lớn có nhiều tầng, quán nào khách khứa cũng đầy nghẹt, ăn nhậu rôm rả. Cái cảnh ăn chơi như vậy rất bình thường với người Sài Gòn. Thú thật, tôi hoàn toàn là môt người xa lạ với thành phố nầy, đường sá mở thêm ra nhiều quá, building cao tầng, nhà lầu xây dựng nhiều. Tôi không thể hình dung ra được nơi nầy tôi đã sinh sống trước đây. Những khách sạn lớn, những nhà hàng lộng lẫy, những siêu thị sang trọng v.v… tạo nên Sài Gòn mang một bộ mặt lạ lẫm. Rất tiếc nhà nước không có kế hoạch giản dân ngay từ lúc đầu, nên Sài Gòn bị nạn dân số gia tăng khủng khiếp. Người ta không thể chịu đựng được cảnh ra khỏi nhà là bị nạn kẹt xe. Chính chỗ nầy gây ra nhiều trở ngại và phiền phức khác cho người dân trong cuộc sống. Bây giờ taxi là một phương tiện cần thiết cho mọi người, xe mới và lượng xe taxi đủ cung ứng cho hành khách khi cần đi lại. Gọi xe chừng 5, 10 phút là xe tới ngay. Thành phố Sài Gòn, chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán, trên đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ rực rỡ hoa đèn, những người làm việc ngày đêm cho kịp Tết đang gấp rút lo cho xong việc.

Khuôn mặt văn nghệ mà tôi gặp đầu tiên là Lý Đợi, thường trao đổi với nhau trên email, lần đầu tiên chúng tôi mới gặp mặt nhau ngoài đời, một nhà thơ trong nhóm Mở Miệng ngoài luồng. Đây là một người còn quá trẻ, thông minh và hiểu biết nhiều, cùng dân Quảng Nam với tôi. Anh em mới gặp nhau là thân thiện nhau ngay. Lý Đợi chở tôi đi đây đó, uống Café và gặp một số bạn bè cũ của tôi. Một lần, Lý Đợi báo cho tôi biết có anh Hoàng Khởi Phong ở Mỹ, đang có mặt tại Sài Gòn. Tôi có quen với anh Hoàng Khởi Phong vì có một lần anh đến Boston cùng với anh Nguyễn Mộng Giác ghé nhà tôi chơi, cùng một số anh em văn nghệ ở Boston. Tôi, Lý Đợi và Hoàng Khởi Phong hẹn gặp nhau ở quán ăn của nhà thơ Huy Tưởng. Trước năm 75, Hoàng Khởi Phong và Huy Tưởng cùng sinh hoạt văn nghệ ở Sài Gòn nên quen nhau từ trước. Còn tôi biết Huy Tưởng vì sau 75, anh Huy Tưởng có mở một quán Café ở đường Bà Lê Chân. Tôi, Đynh Trầm Ca và Phan Nhự Thức thỉnh thoảng đến đó uống Café, tụi tôi quen với anh Hà Nguyên Thạch hơn, vì anh Hà Nguyên Thạch ngụ tại nhà anh Huy Tưởng, nên có ra quán phụ giúp vợ chồng anh Huy Tưởng. Hơn mấy chục năm không gặp, mấy thằng bạn thân ra phi trường đón tôi mà nhận không ra tôi, thì anh Huy Tưởng chỉ gặp nhau có vài lần, làm sao nhận ra tôi cho được. Tôi cũng không nhắc lại chuyện nầy với anh Huy Tưởng làm gì, vì tôi thấy cũng không cần thiết phải làm điều đó. Tôi thấy anh bây giờ cũng già đi rất nhiều, đầu tóc bạc, thân hình hơi mập, nên đi trên đôi nạng có phần khó khăn. Chắc tôi thua anh khoảng chừng 5,6 tuổi, thế mà đã thấy mình già đi nhiều, huống gì anh. Anh thuộc lớp đàn anh văn nghệ cùng thời với Luân Hoán, Chu Tân… ở Quảng Nam thời đó.

Quán ăn của anh Huy Tưởng toàn đặc sản Quảng Nam, được nấu nướng và trình bày khéo léo, thức ăn ngon, sạch sẽ. Quán nằm trong một con hẻm cụt, thuộc loại “sang”. Có lẽ dành cho những người khách chọn lọc thân quen của anh, các người Quảng Nam sống ở Sài Gòn khá giả hoặc Việt kiều. Sau buổi trưa đó, chúng tôi chia tay với Anh Hoàng Khởi Phong, anh còn ở lại Việt Nam lâu. Anh dự trù ra Tết sẽ đi Cao Nguyên, ra Miền Trung rồi ra Bắc... Trong tiệm ăn nầy, tôi gặp anh Điếu Cày, người có Blog trên Internet, chống đối mạnh mẽ vụ Hoàng Sa - Trường Sa. Đã vô tù ra khám nhiều lần, tôi đã vào xem những Blog nầy cũng nhiều lần nên quen mặt. Thấy anh tôi biết ngay, bên ngoài anh trẻ hơn những tấm hình trên Internet. Anh biết là tôi đã nhận ra anh, anh đến bắt tay tôi một cách thân mật.

Người đến tìm thăm tôi là anh Phương Tấn, một nhà thơ của Đà Nẵng trước năm 75. Anh Phương Tấn học trước tôi một, hai lớp. Anh đã cộng tác với mấy tờ báo Văn nghệ ở Sài Gòn thuở đó. Khi còn học sinh, tôi có đến nhà anh mấy lần. Hơn 40 năm không gặp nhau. Tôi và anh chỉ liên lạc trên Email, bây giờ mới có dịp gặp lại thì đã già, ngồi nói chuyện kể cho nhau nghe nhiều chuyện về những người bạn còn ở lại quê nhà và những người đang định cư ở Mỹ, chuyện sáng tác, chuyện sinh hoạt văn nghệ, chuyện cuộc sống v.v… Luôn tiện tôi biếu anh mấy quyển sách của tôi mang về. Những người làm thơ thuở đó, phần nhiều các anh nổi tiếng là khi còn ngồi trên những chiếc ghế của thời Trung học. Thế mà thơ các anh đã chững chạc, đã thành danh, đã khẳng định được tài năng của mình. Thế mới biết tài năng không phân biệt tuổi tác. Để khỏi lầm lẫn, tôi xin xác định, lúc còn đi học tôi cũng mon men vào chiếc chiếu Văn nghệ, cũng làm thơ ba lăng nhăng, cũng quen biết với nhiều anh Văn nghệ. Thế nhưng tài hèn sức mọn, tôi bị bật ra khỏi chiếc chiếu nầy. Cho đến bây giờ cũng vậy. Cho nên xin quý vị có đọc được những gì tôi viết về những người làm Văn nghệ thành danh, đừng cho rằng tôi ngang hàng với họ. Tôi chỉ đáng làm người xách cặp cho họ thôi.

Buổi chiều, anh Lâm Chương tới chơi, cùng một lúc có Hạ Đình Thao, Trương Được và một vài người bạn nữa. Tôi nhờ anh Được mời giùm anh Thiếu Khanh tới nói chuyện chơi, vì tôi thường liên lạc với anh Thiếu Khanh bằng Email nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Anh Lâm Chương đang sống tại Boston, một nhà thơ trước đây và một nhà văn nổi tiếng bây giờ tại hải ngoại. Trước đây tôi cũng sống ở Boston, nên anh em thường gặp nhau, tửu lượng của Lâm Chương thuộc loại cừ khôi. Bây giờ sức yếu, anh không còn giữ được danh hiệu nầy, tuy nhiên anh uống vẫn còn bỏ xa tôi. Trước năm 75, thơ của anh đã đăng trên các tờ báo văn nghệ ở Sài Gòn. Anh có xuất bản tập thơ “Khi Loài Cây Nhớ Gió”. Ra hải ngoại anh làm thơ ít lại và viết truyện nhiều hơn, anh cộng tác phần nhiều các tạp chí văn nghệ hải ngoại, Anh đã xuất bản được các tâp truyện: “Đoạn Đường Hốt Tất Liệt”, “Lò Cừ”, “Đi Giữa Bầy Thú Dữ”, “Những Đoản Văn Rời”. Quê anh ở Tây Ninh, khi về nước phần nhiều anh sống tại quê nhà với một gia đình người em trai, có việc gì anh mới xuống Sài Gòn. Hạ Đình Thao là người bạn của tôi thời Trung học, Thao học ở Hội An còn tôi học tại Đà Nẵng. Lúc đó cùng sinh hoạt Văn nghệ học sinh nên quen nhau. Hạ Đình Thao có thơ đăng trên Bách Khoa và một vài tờ báo khác tại Sài Gòn trước 75. Hiện giờ Thao sinh sống với gia đình tại Phương Lâm (Nằm trên đoạn đường đi Đà Lạt). Sau cuộc bể dâu 75, Hạ Đình Thao gác bút đi làm rẫy nuôi con. Bây giờ các con đã khôn lớn, nên anh cũng gác lại tất cả để nghỉ ngơi. Trong tất cả những người bạn, Hạ Đình Thao là một trong những người thân nhất của tôi, lúc còn đi học, khi nào có dịp ra Đà Nẵng là Thao sống với gia đình tôi tại đó. Anh Trương Được là dân Khoa học, là người bạn của tôi. Bây giờ anh đang dịch thơ Đường và anh sắp sửa xuất bản tập thơ mà anh đã dịch mấy năm nay. Bút hiệu anh lấy trong các bản dịch đăng trên các Website hải ngoại là Laiquangnam. Và người cuối cùng trên bàn thuộc giới văn nghệ là anh Thiếu Khanh, người Phan Thiết. Anh là một nhà thơ, nhà văn, dịch giả, trước 75, anh cộng tác với các tạp chí văn nghệ tại Sài Gòn (Phần nhiều anh là cộng tác viên cho nguyệt san Thời Nay). Anh là một mẫu người đứng đắn, đàng hoàng, ít nói. Anh có một nụ cười rạng rỡ dễ thương. Anh cho biết anh mới dọn nhà lên vùng Hốc Môn, nên bận túi tụi, nhưng nghe tôi mời nên anh đến thăm. Anh hỏi tôi về một vài sinh hoạt Văn nghệ hải ngoại, tôi thì hỏi anh về những anh em Văn nghệ trong nước.

Đây là những con người một thời có chỗ đứng trên văn đàn Miền Nam. Sau cơn lốc 75, họ không được quyền cầm bút, mà có viết lại cũng không có nơi nào đăng hoặc xuất bản các sáng tác của họ. Ba mươi ba năm sau, ai còn nhớ tới họ ? Chỉ có những người sống trong Miền Nam trước đây, tha thiết với văn chương chữ nghĩa họa hoằn lắm mới nhớ đến tên của họ, nhưng số người nầy nay đã già, đã cằn cỗi. Rồi tên tuổi của họ cũng rơi vào quên lãng. Những năm gần đây tại hải ngoại, nhà văn Trần Hoài Thư đã nhìn thấy được viễn ảnh nầy, nên anh vào các thư viện Quốc Hội Mỹ, thư viện Đại Học Cornell lục soạn lại những tạp chí Miền Nam cũ, những tác giả cũ, rồi Photocopy, về nhà đánh máy lại, in lại bằng phương tiện bán thủ công, đóng thành tập đồ sộ như “Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến - 2 tập”, “Một Thời Lục Bát Miền Nam”. Và vài tác phẩm khác anh in lại. Những tác giả Miền Nam được anh nhắc lại thật trang trọng, để những người yêu văn chương gìn giữ, để những tác giả còn thấy mình được anh em nhắc tới, an ủi được một phần nào. Họ là những người oan ức bị những người thắng trận vùi dập. Tác phẩm của họ bị bức tử theo chính kiến của những người làm chính trị, mặc dù họ thuần chất văn chương.

Khi còn ở hải ngoại, tôi dự trù về trong nước sẽ phỏng vấn một số anh chị cầm bút cũ của Miền Nam, để biết được những u uất họ phải gánh chịu trong mấy chục năm không được cầm bút trở lại. Nhưng tôi phải bỏ đi ý định nầy vì việc làm của tôi không chừng sẽ liên lụy tới họ. Cho đến bây giờ người ta vẫn không dám nói lên cái oan khuất, cái thô bạo, cái bạc đãi, mà chính quyền dành cho họ. Nói ra thì đụng tới chính trị, đó là điều cấm kỵ mà những người yên phận không ai dám đụng tới. Tôi phải tự gạt bỏ ý định nầy đã nẩy sinh từ lúc đầu. Đúng ra tôi phải đi Phan Thiết với anh Đặng Tiến để thăm anh Nguyễn Bắc Sơn (Thật tình tôi chỉ đọc anh, chứ tôi không quen biết anh) nhưng sau khi suy nghĩ, tôi cũng bỏ, vì đi mà không ghi được những điều ẩn giấu của các người làm Văn nghệ thì chuyến thăm viếng nó trở thành thù tạc cho vui thì vô lý quá. Sau khi đọc Lý Đợi phỏng vấn anh Cung Tích Biền, tôi thấy thật lý thú. Nhưng không phải ai cũng can đảm như anh Cung Tích Biền. Đó là một mẫu người mà tôi rất thích, dám trả lời những điều ai cũng biết mà không dám há miệng.

Ngày hôm sau, tôi đi Phương Lâm, lên thăm gia Hạ Đình Thao. Trước đây khi còn ở Việt Nam, tôi cũng thường hay lên đây, vì có vài người quen như Lê Đình Phạm Phú, Nguyễn Tịnh Đông (2 nhân vật nầy trước đây có thơ đăng trên các tạp chí văn nghệ ở Sài Gòn) cũng ở quanh đây. Bây giờ thì Lê Đình Phạm Phú đang ở Mỹ, Nguyễn Tịnh Đông đang ở Sài Gòn, chỉ còn lại Hạ Đình Thao. Tôi thích quang cảnh Phương Lâm, vì nơi đây khí hậu tương đối dễ chịu. Tụi tôi đi bằng xe hơi của một người bạn, ra đến xa lộ thì bị kẹt xe. Vì thế nên có mấy người bạn phải chờ quá lâu tại nhà Hạ Đình Thao. Trong bữa cơm ở nhà Thao có Lê văn Trung từ Long Khánh lên. Lâm Anh từ Suối Tiên xuống. Trung trước đây học một lớp với Thao, cũng là bạn của tôi từ thời trung học. Trung có thơ đăng trên các tạp chí văn nghệ tại Sài Gòn trước 75, vừa rồi mới xuất bản tập thơ “Cát Bụi Phận Người”... Lâu quá, mới gặp lại Trung, già đi nhiều và ốm. Khi Trung ở trại cải tạo về, có xuống nhà tôi mấy lần khoảng năm 1985, 1986, từ đó về sau tôi đi Mỹ nên không gặp được. Trong bàn, cách nói chuyện của Lê Văn Trung có đượm một chút chua cay và u uất, tôi biết hoàn cảnh cuộc sống của bạn không được trôi chảy. Phải sống ở vùng kinh tế mới, vợ chồng cực khổ, nghèo khó nuôi các con ăn học. Bây giờ các con đã thành danh, nhưng vợ chồng vẫn bám trụ nơi đó. Cuộc sống vẫn không thay đổi đã làm cho Trung càng u uất thêm, nên có cái nhìn khắc nghiệt, đay nghiến với cuộc đời. Lâm Anh cũng là một nhà thơ người Quảng Ngãi, cũng có thơ đăng trên các tạp chí văn nghệ trước 75. Lâm Anh là người lần đầu tiên tôi gặp, qua bạn bè, tôi biết anh từ lâu. Anh dự trù in một tập thơ ở Mỹ hay ở Việt Nam gì cũng được, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện. Có lẽ, anh mang một chứng bệnh gì đó nên người anh rất yếu, đi đứng không được bình thường. Lâm Anh thì ít nói.

Thường thường chúng tôi gặp nhau, người làm Văn nghệ cũng như người ngoài lãnh vực nầy, sau khi uống vào vài chai bao giờ cũng phê phán chế độ, chê bai đủ thứ đường lối của chế độ. Đây là cái bệnh chung cho những người dân thấp cổ bé miệng. Dĩ nhiên những người thân quen ngồi chung thì họ mới phát biểu như thế. Chứ có người lạ họ im lặng, biết sợ, vì công an hiện diện bất cứ chỗ nào, chìm nhiều hơn nổi. Thế nhưng đôi lúc ấm ức quá cũng xổ toẹt, tới đâu hay đó.Tôi đi thăm vài người bạn mà ngày xưa cùng làm ăn chung với tôi, cùng quen biết với tôi trong chuyện làm ăn. Phần đông anh em đó bây giờ giàu có, đời sống sung túc, nhà cửa xe cộ khang trang. Tôi cũng mừng.

Ở Sài Gòn chừng 6 ngày, tôi phải về Đà Nẵng ăn Tết với gia đình. Gần 34 năm tôi không về được. (Kể từ năm 1974 - 2008). Vào Sài Gòn, rồi có gia đình. Năm nào cũng bận bịu, hơn nữa Ba Má tôi sau nầy vào Sài Gòn sống với tôi, nên tôi không phải về. Sau năm 1990 thì qua Mỹ, Ba Má tôi về lại Đà Nẵng. Mỗi lần Tết đến, tôi nhớ nhà ray rứt. Tôi muốn nhìn lại cái không khí Tết đầm ấm của gia đình. Chiều 30 Tết rước ông bà ở ngôi từ đường của dòng họ, con cháu tới đông đúc. Tôi là con trai hiếm hoi của dòng họ, phải đứng chủ tế trong mọi cuộc cúng quảy, vắng tôi thì thằng em út tôi thay làm chuyện đó.


II/ Đến Đà Nẵng

Tôi về Đà Nẵng bằng máy bay. Phi trường của một Thành phố nhỏ, lượng máy bay không nhiều, nhìn chung vẫn còn hoang sơ. Ngồi trên xe phi trường về nhà, từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, đường phố Đà Nẵng lạ hoắc, không còn một chút xíu nào trong trí nhớ của tôi. Đây là thành phố mà tôi đã sinh ra và lớn lên, tôi nhớ tên từng con đường, từng góc phố và thậm chí tên những người con gái đẹp cùng thời với tôi dù ở những hang cùng ngỏ hẽm…

Thế mà bây giờ nó quá xa lạ với tôi, tôi không tìm ra được một nơi chốn thân quen, tất cả đều thay đổi. Thành phố nầy trên đà phát triển, ngoại trừ vài con đường cũ không thể nới rộng, còn tất cả đều được làm mới và mở mang gấp mấy lần khi tôi còn ở quê nhà. Có lẽ đây là thành phố đẹp nhất vì nó hội tụ nhiều yếu tố, mà trong đó thiên nhiên là yếu tố quan trong hơn cả, có sông, có biển, có núi, dễ làm nên một Thành phố có vóc dáng nên thơ.

Tôi vừa về tới nhà thì điện thoại reo, Trần Nghi Hoàng gọi. Anh cho biết, anh đang ngồi với một số anh em văn nghệ Đà Nẵng, muốn mời tôi ra với các anh em ấy chơi tại đường Nguyễn Hoàng. Nhà thơ Trần Nghi Hoàng sống tại Tiểu bang Virginia là chồng nhà văn Hoàng Thị Bích Ti, hai vợ chồng đều là bạn của tôi. Trần Nghi Hoàng cách đây khoảng vài ba năm có một cuộc bút chiến với nhà văn Trần Mạnh Hảo trong nước, trên Website Gió-O của Lê Thị Huệ. Hai bên bất phân thắng bại thì ngưng. Trần Nghi Hoàng về Việt Nam lần nầy để tìm tư liệu viết, sau nầy anh thuê một căn phòng ở Hội An yên tịnh để ngồi viết. Tôi nhờ đứa em chở tôi ra chỗ mà các anh em đang ngồi. Đường Nguyễn Hoàng, đường nầy ngày xưa không có, thằng em tôi cho biết đây là đường rầy xe lửa, nổi tiếng là xóm bình khang trước năm 75. Tôi mới sực nhớ ra. Bây giờ trở thành đường phố khang trang, đó là một điểm son cho Đà Nẵng của tôi. Trong bàn có Thái Bá Lợi (Nhà văn trong nước), Trần Thiên Thị, làm thơ (Sau nầy hay xuất hiện trên Website Da Màu), Đặng Ngọc Khoa,cháu của anh Đặng Tiến (Nhà phê bình văn học của Miền Nam trước đây). Khoa hiện thời là phóng viên thường trú cho báo Thanh Niên tại Đà Nẵng. Sau nầy có Huỳnh Lê Nhật Tấn họa sĩ, làm thơ hay đăng trên Hợp Lưu và một số Website hải ngoại. Tôi biết Huỳnh Lê Nhật Tấn vì Nhật Tấn có liên lạc với tôi bằng Email vài lần. Nhật Tấn còn quá trẻ, vui tính và rất có tình với anh em Văn nghệ. Buổi chào sân của tôi mới tới Đà Nẵng thật vui, gặp lại Trần Nghi Hoàng (dân Bến Tre) trên quê hương của tôi, một số Văn nghệ sĩ mà tôi không nhớ tên hết. Sau đó thì Uyên Hà và Hạ Đình Thao tới, Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều chuyện từ trong nước ra hải ngoại, cũng cái kiểu châm biếm sâu sắc thâm trầm mà mũi dùi đều nhắm vào chế độ của mấy anh trong nước. Anh em thoải mái vui cười.

Trời Đà Nẵng lạnh với người dân ở đây, thế nhưng đối với những người từ ngoại quốc về thì trời có vẻ mát, rất lý tưởng cho chúng tôi. Sáng sớm, Liêu (Thằng bạn thân thời đi học) chở tôi đi lòng vòng cho biết đại khái về Đà Nẵng. Bây giờ tôi mới nhận ra được Đà Nẵng của tôi. Cổ Viện Chàm được mở rộng thêm. Trường Sao Mai mà tôi đã mài nhẵn đít quần vẫn còn đó, người ta dự trù phá hủy ngôi trường nầy để làm thêm cây cầu bắc ngang sông Hàn. Đà Nẵng xe cộ tương đối dễ chịu, không chen lấn như Sài Gòn, không khí trong lành hơn, đường sá rộng rãi hơn. Con đường bờ sông Hàn rất đẹp, có lan can bên ngoài và rất nhiều tượng đá mỹ thuật. Cây cảnh làm nên một vuờn hoa trên bờ sông rất nên thơ. Liêu chở tôi đi thăm mấy thằng bạn cũ, bây giờ nhìn lại nhau đứa nào cũng già. Chúng tôi có ngồi lại với nhau trong một bữa cơm chiều, kể cho nhau nghe những chuyện xưa cũ khi còn đi học. Tụi tôi vừa vui, vừa ngậm ngùi. Chúng tôi ra trường năm 1966, mỗi người tứ tán. Chiến tranh ngùn ngụt. Sau cuộc chiến, những người bám trụ tại quê hương chẳng còn bao nhiêu. Bốn mươi hai năm qua nhìn lại nhau, bạn trai cũng như bạn gái tuổi đời chồng chất, con cháu đầy đàn. Thế nhưng anh chị em mỗi năm đều có cuộc gặp gở. Truyền thống đó thật đáng trân trọng đối với tôi.

Những ngày Tết thật vui. Chiều 30 Tết rước ông bà trong nhà từ đường. Con cháu đông đủ, tôi thuộc lớp lớn trong họ, các cháu tới chào tôi đều xưng gốc gác của mình, tôi mới biết. Ba mươi bốn năm rời xa quê nhà, tôi làm sao biết hết mấy đứa cháu sinh sau nầy. Đêm giao thừa, vợ chồng đứa em út soạn bàn giữa hiên nhà, sắp đặt lễ vật cúng Giao thừa. Lâu quá tôi mới thấy cái không khí thiêng liêng nầy của gia đình. Nhìn qua các nhà hàng xóm, nhà nào cũng đang sửa soạn bàn cúng Giao thừa như vậy. Khi đồng hồ điểm 12 giờ, pháo bông trên bờ sông Hàn bắn lên sáng rực cả thành phố. Tôi ra đứng trước nhà lòng cảm thấy vui vui, lời chào đầu năm của những người hàng xóm khi đi ngang qua chỗ tôi đứng làm lòng tôi lâng lâng một nỗi niềm khó tả. Tôi đã sống lại những thân tình của bà con quanh tôi, mà tôi cứ tưởng rằng đã đánh mất mấy chục năm nay. Lòng tôi ấm lại. Đứa em mời tôi vào cúng, rồi sau đó anh em uống với nhau ly rượu đầu xuân. Sáng mồng một Tết, tôi vào thăm mộ Ba Má tôi tại Cẩm Hải, Hội An.

Khi tôi về Đà Nẵng, thì ngày hôm sau đi đám tang thân phụ của nhà thơ Kiều Uyên (Trần Văn Kiểu). Ông cụ là người tôi thương nhất. Khi còn đi học, tôi thường vào Bàn Thạch ở nhà của Kiểu chơi trong những tháng hè, ông bà cụ xem tôi như con trong nhà. Chiến tranh đến hồi khốc liệt, Bàn Thạch bị tàn phá nên mọi người phải tản cư. Gia đình Kiểu phải dọn ra Hội An và cuối cùng định cư hẳn tại Phước Tường, Đà Nẵng. Trong làng Bàn Thạch ở quận Duy Xuyên, Quảng Nam, có 3 người làm thơ thuở đó quen với tôi là Kiều Uyên, Lê Anh Huy và Vũ Đức Sao Biển. Vũ Đức Sao Biển sau nầy là một nhạc sĩ, một nhà Kim Dung học nổi tiếng ở Sài Gòn hiện nay. Trong đám tang nầy tôi gặp anh Xuân Thao trước đây có thơ đăng trên các tạp chí tại Sài Gòn. Anh Xuân Thao và tôi đều không đi xa được, nên không tiển ông cụ ra tận huyệt. Sau khi đưa đám xong, Uyên Hà mời về nhà chơi. Trong nhà Uyên Hà, tôi gặp được Đoàn Huy Giao (nhà thơ trước 75, có bài trên Talawas) hiện thời là đạo diễn phim, Phạm Ngọc Lư (nhà thơ, nhà văn) có mặt trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn trước 75, Lâm Anh nhà thơ, tôi đã giới thiệu trước. Những ngày sau có thêm Nguyễn Đốc (nhà thơ), Kiều Uyên (nhà thơ),Lê Anh Huy (nhà thơ). Hạ Đình Thao, Đỗ Xuân Quang, Phan Xuân Sinh, Đặng Tiến, Uyên Hà, Phạm Ngoc Lư

Quảng Nam - Đà Nẵng trong thập niên 60 có một số lượng những người làm văn nghệ khá lớn, đã đóng góp vào nền văn học Miền Nam nhiều tên tuổi đáng kể. Tôi chỉ quen biết với một số ít các anh chị văn nghệ, còn phần đông tôi chỉ nghe tiếng tăm của họ mà không có hân hạnh được gặp. Vì vậy, tôi chỉ gặp một số lượng nhỏ anh em mà tôi đã quen hồi trước hoặc mới quen sau nầy. Thế nhưng sau năm 75, vì mưu sinh số người mà tôi quen cũng tản mác đi nhiều nơi khác sinh sống, tôi không gặp được. Những người viết cũ phần đông họ mai danh ẩn tích không ai biết, hoặc có người còn viết nhưng chỉ cầm chừng cho mấy tờ báo hải ngoại như Phạm Ngọc Lư, Lê Văn Trung, Uyên Hà v.v.. Thành phần nầy thật hiếm hoi, phần đông anh em tự động nghỉ, mà không nghỉ cũng không được, âm thầm rút vào bóng tối, để các người làm văn nghệ thắng trận múa may trên văn đàn. Tâm trạng của họ vừa u uất vừa ê chề, vừa đau đớn vừa lạnh nhạt. Có cơ hội anh em gặp nhau là họ xổ toạc ra những gì trong lòng họ chất chứa. Tôi hoàn toàn đồng cảm với anh em trong tình thế nầy. Họ cũng nhớ lại một thời Bách Khoa, Văn, Văn Học v.v…của Sài Gòn mà họ đã từng cộng tác. Nhìn họ bây giờ thật tội nghiệp, hơn 33 năm trên sân chơi văn chương thiếu vắng họ. Họ phải mưu sinh bằng những nghề nghiệp thật tầm thường, có ai biết một thời họ là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Miền Nam trước đây.

Mồng 2 Tết, Đỗ Xuân Quang từ Mỹ về. Quang mời anh em văn nghệ quen biết lại nhà chơi. Trong đó có thêm Hồ Trung Tú (Người nghiên cứu dân tộc Chăm) cũng là em vợ của Quang, Trần Thiên Thị, Huỳnh Lê Nhật Tấn, còn tất cả anh em có mặt tại nhà Uyên Hà. Sáng ngày hôm sau, mồng 3 Tết, tụi tôi vào Hội An thăm anh Đặng Tiến ở Pháp mới về. Chúng tôi nói chuyện một tí, thì tôi có điện thoại của người bạn, nhắc lại hôm nay tôi có một cái hẹn với bạn bè ở nhà Liêu. Tôi vội vàng, cáo lỗi với anh Đặng Tiến và bạn bè, tôi đón Taxi chạy ra lại Đà Nẵng.

Tôi về Việt Nam trong chuyến nầy, nhà xuất bản Văn Nghệ có in cho tôi một tập thơ, theo lời rủ rê của vài người bạn thân, tôi in một tập ở đây để biếu anh em, vì in ở Mỹ mang về khó quá. Theo dự trù, tập thơ sẽ in xong trước Tết, thế nhưng vào giờ chót không kịp. Nhà in hẹn mồng 8 Tết sẽ giao. Tập thơ mang tên : “Khi Tình Đang Ru Đời”. Đúng ra tập thơ 225 trang, tôi layout sẵn. Thế nhưng khi nhận tôi nhìn thấy thay đổi tất cả, kể cả layout. Anh Tần Hoài Dạ Vũ (một nhà thơ trước 75) báo cho tôi biết là tập thơ bị kiểm duyệt 8 bài và 5 bài viết về tôi của Nguyễn Đình Toàn, Luân Hoán, Nguyễn Mạnh Trinh, Vương Trùng Dương và Lương Thư Trung bi cắt. Tập thơ chỉ còn lại 115 trang. Lý do vì sao bị kiểm duyệt? Tôi không được nghe chính thức giới có thẩm quyền nói ra, chỉ nghe qua người khác nói lại là những bài thơ bị kiểm duyệt có chút ít đụng chạm. Những tác giả viết về tôi, không phải là người trong nước viết nên bị loại. Đơn giản như vậy. Khi in tập thơ nầy, chính tôi đã tự kiểm duyệt, chỉ lựa ra những bài thơ vô thưởng vô phạt, thế mà cũng chưa vừa lòng người kiểm duyệt. Tôi là người viết ở hải ngoại, người đọc tác phẩm tôi là người đang sống tại hải ngoại. Có ai trong nước đọc được của tôi đâu để viết về tôi. Một sự đòi hỏi thật vô lý, tréo cẳng ngỗng. Thế nhưng người kiểm duyệt hình như họ không cần phải biết những điều như vậy. Họ chỉ là những bộ máy nghiền nát theo một chính sách chung. Thật khó lòng cho những ai muốn về nước để in ấn, khi bộ máy nghiền nầy chưa được tháo gỡ. Gần đây, anh Tô Nhuận Vỹ, một nhà văn trong nước, trên website Talawas có một bài viết về giao lưu văn hóa. Dụng ý của anh là kêu gọi những nhà văn, nhà thơ trong cũng như ngoài nước hãy xích lại gần. Tôi là người quen biết với anh, đã gặp anh và nói chuyện nhiều lần với nhau. Tôi hiểu tấm lòng của anh. Tôi là người tiên phong, nghe lời anh để làm một gạch nối. Những người bạn văn nghệ trong nước cũng nói với tôi, “bây giờ trong nước thoáng lắm, về in một tập thơ cho anh em đọc chơi”. Tôi đồng ý ngay. Hai lý do chính đáng đó làm cho tôi “xé rào” đưa thân ra thử nghiệm. Hơn nữa, tôi nghĩ đây chỉ là chuyện chơi thôi mà…,vui là trên hết.

Tôi chuẩn bị mời một số anh em văn nghệ ở Đà Nẵng, gặp nhau tại quán Café Thạch Trúc Viên của anh Đynh Trầm Ca, một nhà thơ, một nhạc sĩ đã thành danh trước năm 75. Sáng 20/2/08 anh Trương Được và anh Lê Văn Trung mang 100 quyển sách ra. Anh Được nói họ chỉ đưa 100 quyển còn tất cả chưa xong. Và chiều hôm ấy, vào lúc 2g30, anh em gặp nhau uống Café, và ra mắt sách trong vòng thân hữu. Có vài người ngâm thơ rất hay, làm cho buổi sinh hoạt thêm hưng phấn. Anh em văn nghệ tham dự gồm có : Uyên Hà, Phạm Ngọc Lư, Lâm Anh, Trần Từ Duy (từ Sài Gòn), Lê Anh Huy, Kiều Uyên, Nguyễn Miên Thượng, Trương Được, Lê văn Trung, Lý Đợi, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Trần Nghi Hoàng (từ Hoa Kỳ), Nguyễn Đốc, Nguyễn Văn Gia, Trần Lộc (từ Hoa Kỳ về), Nguyễn Đông Nhật, Nguyễn Văn Liêu, Anh Bảy, Phan Ngọc Minh, Hoàng Vy Khanh, Đoàn Huy Giao, Tô Nhuận Vỹ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đắc Xuân, Đặng Ngọc Khoa, Lê Anh Dũng, Minh Diệu, Nguyễn Ngọc Hạnh.và một số anh chị em văn nghệ mà tôi không biết tên, cùng một số là bạn bè của các văn nghệ sĩ có mặt, ngồi trong vườn cây của Café Thạch Trúc Viên.

Một chuyện bên lề của bữa ra mắt sách trong vòng thân hữu, anh Đynh Trầm Ca điện thoại với Uyên Hà nói rằng anh không xin phép chính quyền, không biết giờ chót có bị cản trở gì không? Đây là quyển sách Nhà xuất bản Văn Nghệ kiểm duyệt và phát hành, xem như hợp pháp. Cũng vừa lúc đó, nhà văn Nguyên Ngọc từ Hà Nội vào Đà Nẵng mời tôi đi ăn cơm tối, tôi có mời anh ngày mai đến dự ra mắt sách của tôi, đi với anh có anh Thu, Hiệu trưởng trường Đại Học Phan Chu Trinh ở Hội An. Tối hôm đó, anh Tô Nhuận Vỹ ở Huế điện thoại vào nói chuyện chơi với tôi, luôn tiện tôi mời anh vào luôn. Anh Đynh Trầm Ca mừng lắm dù sao cũng có các “Quan chức lớn” của văn nghệ, thì địa phương không làm khó dễ. Anh Đynh Trầm Ca không có mời, nhưng chính quyền địa phương vẫn tới dự. Một người ở địa phương gọi tôi ra nói nhỏ, cẩn thận, vì anh thấy có vài người lạ mặt mà anh nghi là công an văn hóa. Thật tình ra, theo dự trù của anh Đynh Trầm Ca và Uyên Hà, chỉ gói ghém trong vòng anh em thôi, không rình rang nhưng rốt cuộc chuyển biến lại khác đi. Người đến dự đông, có lẽ đó là một vùng quê, một buổi sinh hoạt như vậy cũng lạ với họ, nên vì hiếu kỳ, họ đến dự chơi để biết ra mắt sách như thế nào.

Vì số lượng sách có hạn, không đủ phân phối cho tất cả người tham dự,có người có sách, có người không. Anh em đều vui vẻ. Tôi không ngờ anh em văn nghệ đông đảo như vậy. Sau khi tặng sách xong, chúng tôi ngồi lại với nhau tại Thạch Trúc Viên. Đây là cơ hội anh em gặp nhau trong tình văn nghệ, hỏi thăm những anh em đang sinh hoạt tại hải ngoại. Theo tôi nhận thấy, rất ít người biết những tin tức bên ngoài. Có được bao nhiêu người có Computer để vào các Website Việt Ngữ đọc được. Hơn nữa, tuổi già, mắt kém, họ cũng lười đọc. Đêm đó chúng tôi về lại nhà Uyên Hà, anh em ngồi đọc thơ cho nhau nghe chơi, một đêm sinh hoạt bỏ túi rất dễ thương.

Trong thời gian ở Đà Nẵng, ngày nào cũng có vài anh em văn nghệ đến thăm. Tôi thường gặp anh Phạm Ngọc Lư, người Huế, nhưng sinh sống tại Đà Nẵng. Trước 75 anh cộng tác với các tờ báo văn nghệ tại Sài Gòn, sau nầy anh thường viết cho “Thư Quán Bản Thảo” của anh Trần Hoài Thư chủ trương với nhà xuất bản Thư Ấn Quán. Nhà xuất bản nầy thường in lại những tác phẩm của anh em văn nghệ viết trước năm 1975 để khỏi bị mai một, và Thư Ấn Quán có in lại tập thơ “Đan Tâm” của anh. Khi về Đà Nẵng, anh tặng tôi tập thơ “Mây Nổi”, anh vừa mới in bằng Computer để dành tặng thân hữu. Chúng tôi thường nói chuyện với nhau, và tâm đắc với nhau nhiều vấn đề. Tôi thích tính thẳng thắn của anh, những nhận xét của anh rất thâm trầm và chính xác. Anh cho tôi biết cuộc sống của anh cũng năm chìm bảy nổi, sau khi định cư tại Đà Nẵng thì mới ổn định được. Anh cũng cám ơn thành phố nầy đã cưu mang gia đình anh.

Ngày Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng), hội Văn Nghệ thành phố Đà Nẵng, có tổ chức đêm đọc thơ tại rạp hát Hòa Bình cũ, và Blog Đà Nẵng cũng có tổ chức đêm thơ tại café Bão Nam Trân. Hai nơi đều có mời tôi. Tôi và mấy anh em cảm thấy tại Café Bão Nam Trân vui hơn, nên chúng tôi chọn nơi nầy. Chúng tôi chọn một cái bàn khuất bên trong để ngồi dễ dàng nói chuyện. Tất cả số tiền thu được trong đêm đó, bán đấu giá tranh và sách, đều được sung vào quỹ cứu trợ những nạn nhân bị thiên tai. Trong bàn tôi có anh Nguyễn Đốc và tôi được mời lên đọc thơ. Không phải là lần đầu tiên tôi đứng trước đám đông để đọc thơ, mà lần đầu tiên tôi đứng trước bà con ngay tại quê nhà tôi để đọc thơ của mình. Tôi được giới thiệu như một người khách trên chính quê hương mình. Tôi mang tâm trạng một người buồn tủi. Sau khi đọc thơ xong, tôi bảo với mấy người bạn ra về, tìm một nơi để ngồi nói chuyện tiếp.

Sáng ngày 16 tháng Giêng, anh Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Đốc và Xuân Sơn đến nhà rủ tôi đi đám giỗ nhà thơ Vũ Hữu Định. Anh em biết khi còn sinh thời anh Vũ Hữu Định hay uống rượu, nên chúng tôi ghé vào một cái quán mua hai chai rượu đến giỗ anh. Nhà anh ở sâu vào một con hẻm, tôi đoán gần trại Nhập Ngũ ngày xưa. Các con của anh bây giờ làm ăn khá giả, nên nhà cửa cũng khang trang. Chị Vũ Hữu Định và người em trai của anh ngồi tiếp chúng tôi, kể lại những chuyện cũ về anh. Chị báo cho chúng tôi biết là vài hôm nữa chị sẽ đi hành hương tại Ấn Độ nơi Đức Thích Ca sinh ra. Về Việt Nam tôi mới biết một điều là bây giờ dân chúng có thể đi du lịch các nước Đông Nam Á một cách dễ dàng. Khi mà cuộc sống tương đối khá lên, thì đi du lịch là một cách mở mang tầm nhìn và cho những người thừa tiền, thừa của có chổ xài tiền một cách rộng rãi mà không sợ người đồng hương dòm ngó. Gần hai mươi năm sống ở Mỹ, tôi chưa có hân hạnh đi du lịch. Suốt ngày cặm cụi làm việc. Chỉ có vài dịp đi Canada thăm các anh Luân Hoán, Song Thao, Khải Minh, Hoàng Xuân Sơn và một vài anh em khác tại đó. Tự thấy mình đã lỗi thời và thua xa những người trong nước.

Ở trong nước bây giờ về “thư họa” rất nhiều người viết, mỗi người có một dáng dấp viết riêng. Họ trình bày trên giấy bồi,trên những bức sáo tre v.v…thật tự nhiên, và thật đẹp. Đó cũng là một thể hiện mỹ thuật rất thanh tao, để trang trí trong thư phòng. Tôi được Xuân Sơn, một đứa em trong xóm, sinh hoạt văn nghệ với các anh em tại Đà Nẵng, Sơn viết tặng tôi một bức thư họa rất đẹp, viết trên giấy bồi. Những ngày ở Đà Nẵng cùng với anh Đặng Tiến, chúng tôi gặp một số nhà văn, nhà thơ trong Hội Văn Nghệ tại Đà Nẵng, đây là thành phần chính thống trong đó có Nguyễn Nho Khiêm (em ruột Nguyễn Nho Nhượn, người bạn của tôi đã chết năm 1969). Trong quan niệm của tôi, “Chính Thống” hay “Ngoài Luồng” đều cũng là anh em với nhau cả, nhưng có một số người không chấp nhận như vậy. Họ cho những người trong Hội Nhà Văn số đông là những kẻ theo đóm ăn tàn hoặc những kẻ bất tài nhưng rất háo danh, ham danh bỏ tiền túi in đại vài tập thơ tầm phào rồi chạy chọt để được vào hội, để vênh vang có chức danh “hội viên hội nhà…”. Đúng hay sai? Chỉ có trời biết. Thiệt tình, những người “ngoài luồng” vì họ không chấp nhận viết trong khuôn khổ của Hội, hoặc những nhà văn cũ trước 75 họ không việc gì phải chen chân vào nơi chốn mà họ rất coi thường. Nhiều lý do mà họ chẳng cần phải khép vào khuôn khổ. Sống bên ngoài tự do thoải mái hơn. Lợi nhuận của họ ở một lảnh vực khác, không dính líu gì đến viết lách. Nên họ không cần quỳ lụy ai. Còn những người có tên trong Hội Nhà Văn, họ được đặc quyền, đặc lợi của chế độ ban phát (Nói cho ngay số nầy cũng ít thôi, chỉ có thành phần đảng viên cốt cán, chứ phần đông hội viên cũng chẳng có gì), cho nên họ tận tình phục vụ chế độ. Có những người làm báo chí hay viết lách rất giàu có, có lẽ họ không hái ra tiền bằng viết lách, nhưng hái ra tiền bằng nhân danh viết lách để làm việc khác, lợi nhuận kếch xù. Đây là nhận xét cá nhân tôi, đúng hay sai tùy theo hoàn cảnh của những người trong cuộc. Nhưng tôi nghĩ mức độ chính xác trong trường hợp nầy khá cao.

Tôi gặp họa sĩ Phan Ngoc Minh, một họa sĩ có tài. Minh đã đi Âu Châu hai lần và chuyên đề là vẽ những sinh hoạt của người Chăm, những nét nghệ thuật văn hóa của dân tộc nầy để lại. Trong những lúc nói chuyện với nhau, tôi biết Phan Ngọc Minh là người tha thiết với nghệ thuật. Minh có qua Pháp gặp anh Đặng Tiến và một số anh em văn nghệ bên đó. Minh cho tôi xem một số báo chí của Pháp khen ngợi các cuộc triển lãm của Minh. Minh là một người rất đàng hoàng, tự tin và nhiệt thành. Tôi hy vọng có một ngày nào Minh sẽ được đến Mỹ, sẽ triển lãm tranh của mình tại một Gallery nào đó để những người Việt thấy được một góc nhỏ của quê nhà, dưới nét vẻ nghệ thuật của Minh.

Có một nhân vật rất thân với tôi, đúng ra tôi phải đề cập tới trước, anh Đynh Trầm Ca, một nhà thơ, một Nhạc sĩ. Vào Khoảng thập niên 1980, Đynh Trầm Ca có vào Sài Gòn sống, anh em tụi tôi có làm chung kem đánh răng Mimosa chừng vài năm. Đynh Trầm Ca có một bản nhạc ”Ru Con Tình Cũ” mà ai cũng biết. Tôi ngồi chung bàn với nhiều Nhạc sĩ, Ca sĩ và những người hát rất hay nhưng không chuyên nghiệp. Thế nhưng tôi chưa gặp được người nào hát như Đynh Trầm Ca. Khi uống vào vài ba chén rượu, Đynh Trầm Ca hát rất hay, rất xuất thần trong mấy bản nhạc của anh sáng tác. Hình như mỗi người mang một cái tật, có người hát trên sân khấu hay, có người hát quay quần bên lửa trại (Như các nhóm du ca) rất hay, nhưng cũng có người hát trên bàn rượu, khi mà máu trong người có vài giọt rượu nóng lên hát thật hay; đó là trường hợp của Đynh Trầm Ca. Chính vì anh mà tôi có quen được với Phan Nhự Thức và Hà Nguyên Thạch sau nầy. Khi Uyên Hà đưa đề nghị sẽ tổ chức đêm thơ gặp gỡ anh em văn nghệ để ra mắt “Khi Tình Đang Ru Đời”, thì Đynh Trầm Ca đồng ý ngay.

Một người làm Văn nghệ nữa, mà ngày trước tôi chỉ biết tên, chứ chưa gặp mặt, mặc dù anh quen hầu hết các bạn bè của tôi ở Đà Nẵng, đó là Đoàn Huy Giao. Đoàn Huy Giao người Quảng Ngãi, hiện thời làm đạo diễn phim tài liệu, là rể của nhà văn Hoàng Châu Ký (người sáng tác tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.). Đoàn Huy Giao năm 1971 ở trong nhóm “ Tương Lai Hướng Về Phía Những Người Lao Tác” tại Đà Nẵng. Trong nhóm nầy có những người tôi biết như Nguyễn Đức Bạn, Uyên Hà, Nguyễn Tịnh Đông v.v…, Hình như họ có ra được một tập san, sau nầy không thấy nữa. Lúc đó tôi nghe phong phanh là nhóm nầy có khuynh hướng Cộng Sản nên bị chính quyền Đà Nẵng trước 75 để ý. Thật hư thế nào thì tôi không biết, nhưng suy ra cái tên dài thườn thượt mang một ẩn ý có chút hơi hướng bên kia, thì chắc không oan được. Trước khi tôi về Việt Nam, tôi đọc được bài thơ “Tam Giác Nghịch” của Đoàn Huy Giao đăng trên Talawas, tôi nhớ mang máng cái tên nầy tôi đã biết, đã đọc ở đâu đó.Về Việt Nam tôi mới biết anh. Tôi có trèo lên núi Sơn Chà, nơi anh khẩn hoang lập một doanh trại có tính cách triển lãm về đồ mỹ nghệ xưa cũ. Nhìn thấy cơ ngơi của anh mới phục sức cần cù lao động của anh, làm con đường đi lên đến những căn nhà trên đó, đủ thấy anh vất vả chừng nào. Tụi tôi có ngồi nói chuyện với nhau nhiều lần, từ những lân nói chuyện như thế mới hiểu được anh em.

Chuyện riêng tư một chút. Những người bạn gái cũ, nói đúng hơn là những người tình cũ của tôi một thời mới lớn, bây giờ họ là những bà nội, bà ngoại. Họ đến thăm tôi hoặc tôi đến thăm họ. Một điều lạ là họ gặp bất hạnh trong gia đình. Chồng bị chết hoặc ly dị. Ba người bạn gái của tôi hiện sống tại Đà Nẵng đều gặp hoàn cảnh nầy. Sau khi đi thăm họ về, tôi cảm thấy ngậm ngùi, tôi không có một lời nguyền nào độc ác khi họ đi lấy chồng. Bao giờ tôi cũng cầu mong họ được hạnh phúc. Thế mà không hiểu sao họ lại trùng hợp với nhau như vậy, gia đình tơi tả. Có một người còn giữ lại một tấm hình cũ của tôi khi còn học ở trường Bộ Binh Thủ Đức. Qua cuộc bể dâu năm 75 và trải qua hai đời chồng, thế mà họ vẫn giữ được tấm hình nầy, họ mang tới cho lại tôi. Trong lúc gia đình tôi trong năm 75, sợ quá đốt tất cả hình ảnh lính tráng cũ của tôi. Ngồi nói chuyện với vài người bạn, họ đưa ra một lý lẽ, có thể giấu chính quyền mới, nhưng không thể nào giấu qua hai ông chồng. Đúng là người can đảm. Nghĩ lại cũng tội nghiệp cho những cuộc tình thời mới lớn, không đi tới đâu nhưng để lại một vết sẹo trong lòng.

Đà Nẵng dưới con mắt của tôi là một thay đổi khủng khiếp, bên cạnh xây dựng nầy tôi nghe được những lời oán trách của bà con có đất bị trưng thu mua giá rẻ, rồi sau đó bán lại cho người khác giá cao. Ngoài xây dựng nhỏ của cá nhân, còn có những xây dựng quy mô của nhà nước về đường sá, cầu cống, những xây dựng của công ty nước ngoài về khách sạn, nhà máy. Đủ nói lên được Đà Nẵng là thành phố có mức độ xây dựng cao nhất của Việt Nam hiện thời. Quả thật, sau 33 năm đất nước không còn chiến tranh, chỉ có xây dựng thì cũng không lấy gì làm hãnh diện. Cái quan trọng là mức độ thu nhập của người dân có cao không? Ra khỏi thành phố, người dân vẫn còn lam lũ thiếu ăn. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận thấy rất vui khi nhìn lại thành phố nầy sau mấy chục năm không về được. Tình cảm của tôi vẫn gắn bó với nó, những người thân, gia đình và bạn bè vẫn dành cho tôi những cảm tình mà tôi khó quên được.


III/. Đến Huế

Mồng 7 Tết, chúng tôi hẹn với anh Đặng Tiến đi chơi Huế. Trên xe của Uyên Hà còn có anh Đặng Tiến, Phạm Ngọc Lư, Hạ Đình Thao và tôi. Ngày xưa từ Đà Nẵng đi Huế mất 105 km, trong đó phải trèo qua đèo Hải Vân mất 20 km. Bây giờ người ta đào một cái hầm dài 6 km xuyên qua núi, nhờ thế đoạn đường ngắn lại 15 km và không còn nguy hiểm khi phải vượt đèo như thời trước..

Xe qua khỏi hầm đến Lăng Cô trời âm u và đang mưa, nhiệt độ lạnh hơn ở Đà Nẵng. Chúng tôi đến Huế khoảng 5 giờ chiều và ghé lại nhà anh Bửu Ý (bạn anh Đặng Tiến) trên đường Hàng Me. Bảy giờ tối, mấy anh chị văn nghệ ở Huế mời chúng tôi ăn cơm chay tại một cái quán kiến trúc và trang hoàng rất Huế, nghe nói quán cơm chay nầy dành tiền thu nhập giúp cho một ngôi chùa. Quán đông khách, sạch sẽ và thật ngon. Lần đầu tiên tôi mới ăn một bữa cơm chay ngon như vậy. Sau đó tất cả quay về lại nhà anh Bửu Ý nói chuyện, uống rượu, đọc thơ và hát. Buổi hội ngộ nho nhỏ nầy có các anh : Bửu Ý (nhà văn, nhà dịch thuật, giáo sư Quốc Học trước 1975), nhà phê bình văn học Đặng Tiến, nhạc sĩ Nguyễn Tư Triệt , nhạc sĩ Nguyễn Đình Niêm, nhà văn kiêm võ sư karate Nguyễn văn Dũng, nhà giáo Nguyễn Văn Thịnh, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân , nhà thơ Trần Hoàng Phố và phu nhân Anh Nga, nhà văn nữ Trần Thùy Mai và nhà thơ nữ Đặng Ngọc Thanh Nhã. Tất cả các anh chị đến vì mến mộ tài danh của anh Đặng Tiến. Chúng tôi ngồi với nhau tới 11 giờ khuya mới ra về.

Đêm đã khuya, tôi, Phạm Ngọc Lư và Hạ Đình Thao còn rủ nhau qua phố uống Café. Chúng tôi ngồi trên lề đường Trần Hưng Đạo để nhìn cảnh sinh hoạt của Huế về khuya. Cầu Trường Tiền được chiếu sáng, thay đổi màu sắc liên hồi, trông rất đẹp và huyền hoặc giữa đêm lạnh. Bờ sông vắng tanh, không còn cảnh nhộn nhịp của những chiếc đò rước khách ngủ đêm của ngày xưa. Huế ít thay đổi hơn những nơi khác nên bộ mặt của Huế vẫn u trầm một nét buồn cố cựu. Thành phố nầy nhận lãnh biết bao nhiêu thảm họa trong chiến tranh. Người ta vừa kỷ niệm 40 năm chiến thắng Tết Mậu Thân. Ai hả hê với chiến thắng, chứ người dân Huế thì không thể nào vui cười được, vẫn chưa quên những thảng thốt kinh hoàng và biết bao nhiêu tang thương ụp lên đầu những người dân vô tội trong cái Tết đó. Nhiều gia đình vừa cúng đầu năm vừa giỗ thân nhân bị giết. Thậm chí cho tới bây giờ, nhiều gia đình dù không có người bị thảm sát, khi đặt bàn ra cúng giao thừa ngoài sân, bao giờ họ cũng khấn vái những oan hồn chết tức tưởi trong những ngày Tết Mậu Thân, giống như hằng năm họ cúng Cô Hồn ngày 23 - 5 âm lịch, ngày kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi bôn tẩu khi Pháp đánh chiếm Huế, người chết như rạ. Huế về khuya rất lạnh. Chúng tôi không ai nói với nhau một lời nào, trở về phòng ngủ.

Ngày hôm sau, thức dậy, Huế đang mưa phùn. Chúng tôi ra ngoài quán gần bờ sông Hương uống Café, nhìn mưa trên sông. Cái mưa của Huế ảm đạm buồn không chịu được. Cầu Trường Tiền mờ trong mưa. Chiếc cầu nổi tiếng nầy không những góp phần làm nên một Huế thơ mộng mà còn chứng kiến biết bao thăng trầm dâu bể, bao triều đại chế độ đổi thay và cũng chính nó đã gãy sụp trong dịp Tết Mậu Thân, nó cũng từng là một nạn nhân mang vết thương chiến tranh như người dân Huế vậy. Tôi đã đi qua biết bao nhiêu chiếc cầu, của một vài quốc gia mà tôi có dịp tới, thế mà lần nầy trở lại Huế, đi trên cầu Trường Tiền, tôi rất xúc động. Một chiếc cầu nhỏ nhắn, cũ kỹ, dễ thương mà người dân Huế luôn tự hào.

Anh Viêm Tịnh đội mưa đi tìm chúng tôi. Lần đầu tiên tôi mới gặp Viêm Tịnh, anh là một nhà thơ rất quen thuộc với độc giả trên các tờ báo văn nghệ thuở trước. Thơ anh mang lại một hơi thở tương đối mới mà tôi rất thích. Anh cỡ tuổi với tôi, nhưng tóc anh bạc trắng. Anh cho tôi biết là vợ mới mất, anh sống một mình. Tôi nghĩ trong bụng, cái “License không có vợ” giữa tuổi nầy thì thiếu chi các “mụ” để ý. Tôi nghe Đức Phổ nói là trong số các anh em văn nghệ còn ở lại Huế, Viêm Tịnh có một đời sống về kinh tế khá nhất. Anh có gọi môt số anh em khác, nhưng có lẽ vì trời mưa hay bận việc nên họ không tới được. Sau nầy anh hướng dẫn chúng tôi đi nhiều nơi, anh rất nhiệt tình mặc dù mới gặp nhưng chúng tôi cảm thấy thân nhau tự bao giờ.

Ở Huế cũng như những tỉnh khác, những Văn nghệ sĩ cũ của Miền Nam đều rút vào bóng tối, họ không có đất để dụng võ. Những năm sau nầy thỉnh thoảng họ được lôi ra cho có mặt, để thêm chút màu mè trình diễn trên các đặc san hay tập sách chung chung của địa phương. Họ được đứng chung với những người mà số đông “mới tập làm văn”, chẳng hạn như trong tập “Một Ngàn Nhà Thơ Huế” vậy. Một người bạn của tôi là dân Huế, anh cũng có mặt trong tập nầy. Anh nói với tôi là họ dự trù làm thêm “Một Ngàn Nhà Thơ Huế tập II” nữa, sợ quá, ngao ngán quá, nên anh xin rút lui. Nhà thơ ở đâu ra mà nhiều thế. Họ quan niệm “nhà thơ” dễ dàng quá, nên tập sách trở thành thượng vàng hạ cám. Không phải là riêng Huế mới có tình trạng nầy, mà theo người bạn văn nghệ cho tôi biết ở tỉnh nào có in sách văn nghệ đều có mặt các “quan chức chính trị” tham gia “nhiệt thành”.

Anh Trần Hoàng Phố đưa anh Đặng Tiến đến thắp hương cho họa sĩ Bửu Chi và đi thăm vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường còn mấy anh em chúng tôi được anh Viêm Tịnh hướng dẫn lên chùa Vạn Phước để tôi tìm thăm người dì ruột tu ở chùa nầy. Chùa Vạn Phước nằm trong một con hẻm bên phải chùa Từ Đàm trên dốc Nam Dao. Thì ra dì tôi đã mất năm 2001 và được an táng ở phía sau chùa. Trong dịp nầy tôi bất ngờ gặp gỡ mấy người anh con của cậu tôi mà hồi nào đến giờ tôi chưa hề hay biết. Ngày hôm đó cũng chính là ngày giỗ của dì nên các anh từ Miền Bắc vào, và anh em gặp nhau thật ngỡ ngàng (Chuyện nầy vào một dịp khác tôi sẽ kể lại). Trong dip nầy chúng tôi di ngang qua nhà cụ Phan Bội Châu, trông thấy bức tượng thật lớn của cụ đặt ngoài vườn.. Đi ngang qua Phủ Cam trông thấy thánh đường đã sửa sang, khi tôi ra Huế trước 1975 nhà thờ nầy đang làm dang dở từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm để lại. Khu vực Nam Giao, Bến Ngự, Phủ Cam có thay đổi nhưng không nhiều lắm, trí nhớ của tôi còn nhận ra được.

Buổi trưa, các anh Nguyễn Tư Triệt, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Niêm, Trần Hoàng Phố, Nguyễn Văn Thịnh… lại mời anh Đặng Tiến và bốn chúng tôi dùng cơm trưa tại nhà hàng nổi Hương giang gần cầu Trường Tiền. Trong bàn, tôi được gặp thêm họa sĩ Vĩnh Phối, cựu giáo sư trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế và bác sĩ Lương ở Mỹ về. Thật tình trước đây tôi chưa hề quen biết các anh văn nghệ sĩ Huế nhưng khi gặp nhau chúng tôi thân thiện nhau ngay. Cách đón tiếp thân tình, cách đối xử lịch thiệp và “rất Huế” của các anh đã để lại trong tôi sự kính nể và lòng cảm mến sâu xa.

Họa sĩ Vĩnh Phối hình như cảm thấy khá vui với buổi gặp gỡ nầy nên anh uống nhiều, khi về phải có người dìu anh ra xe. Anh Viêm Tịnh có gọi anh Trần Vàng Sao đến để cho anh em thăm, anh hứa anh tới ngay, nhưng chúng tôi chờ mãi bữa cơm gần xong thì anh mới đạp xe tới. Lần đầu tiên tôi gặp anh, một con người khắc khổ, râu tóc không chải chuốt, trán rộng, trông anh già hơn số tuổi đời 66, nhưng nụ cười của anh lại rạng rỡ hàm chứa một tấm lòng rộng rãi. Anh rất vui khi gặp các anh em từ xa tới. Chúng tôi mời anh xuống Vỹ Dạ (gần nhà anh) uống Café. Anh đạp xe về nhà mang biếu cho tôi và anh Đặng Tiến mỗi người một chân dung Bồ Đề Đạt Ma mà anh đã tự vẽ trên giấy “vàng bạc”. Anh cho biết, anh vừa mới có cháu ngoại được mấy ngày. Trong mấy ngày ngắn ngủi ở Huế, chúng tôi chỉ gặp anh có một lần, chưa uống với anh bữa rượu nào, nhưng chúng tôi cảm thấy rất gần gũi với anh, cảm thông nỗi khốn khổ mà anh phải chịu đựng. Trong thời buổi mà mọi người phải tranh nhau để sống, thì anh rất thanh thản đứng bên ngoài mọi sự bon chen. Anh đúng là một thi sĩ đích thực, tác giả “Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình” mà tôi rất thích. Sau nầy đọc trên Talawas hồi ký “Tôi Bị Bắt” tôi lại càng thương anh hơn và khâm phục sức chịu đựng của anh, dù trải qua những hoàn cảnh gay go khắc nghiệt mà tinh thần anh vẫn không suy sụp. Những anh em văn nghệ ở Huế cho biết, hiện thời anh vẫn sống trong nghèo khổ, nhìn vóc dáng khắc khổ của anh cũng biết ngay điều đó. Anh cho biết, trong căn nhà nghèo khó của mình, Tết năm nay có ông bạn cũ Nguyễn Khoa Điềm đến thăm. Anh nói vậy, rồi anh cười, cái cười hồn nhiên, không đượm một chút quan trọng gì về điều nầy. Trong lúc đó có nhiều người lấy làm hãnh diện nếu được một quan chức đứng đầu ngành văn hóa trước đây đến thăm. Còn anh thì xem chuyện nầy bình thường, như một người bạn vô danh hay một người hàng xóm đến thăm nhau trong dịp Tết. Thế thôi !

Anh Bửu Ý báo cho biết, buổi chiều chị Bội Trân có nhã ý mời chúng tôi lên thăm họa thất của chị và 7 giờ tối chị Thái Kim Lan ở Đức về ăn Tết với gia đình cũng mời chúng tôi ghé nhà chơi. Cả hai bậc nữ lưu nầy tôi không quen, nhưng cả hai tôi đều nghe tiếng, đều nổi tiếng tài sắc một thời của Huế (tôi chỉ đoán mò vậy, nhưng chắc không sai ). Chị Bội Trân, tôi có nghe Trần Nghi Hoàng nói qua, vì khi Trần Nghi Hoàng đi Huế có ghé thăm chị ấy. Còn chị Thái Kim Lan, thỉnh thoảng tôi có đọc những bài viết của chị đăng trên Talawas và một vài Website khác.

Nhà của chị Bôi Trân trên đồi Thiên An, một vị thế rất thơ mộng. Khu vườn của chị gồm có bốn cái nhà rường cổ kính đặt ở bốn vị trí . Nhà cửa vườn tược được chăm sóc kỹ lưỡng, mỹ thuật. Nghe một người cùng đi trong nhóm cho biết, chị có 15 người giúp việc săn sóc nhà cửa và vườn tược hàng ngày. Như vậy đủ hình dung khu vườn rộng biết chừng nào. Chúng tôi rất khâm phục tài năng và óc thẩm mỹ của một phụ nữ, từ một sườn đồi hoang vu, trong hơn 10 năm, đã tạo dựng một cơ ngơi rộng lớn với một quần thể kiến trúc rất cổ kính mà cũng rất “lãng mạn” mà chưa chắc những người đàn ông tài hoa nhất nghĩ ra và thực hiện được.Thật tình, gặp chị, chúng tôi không thể không sững sờ trước dung nhan, sự quý phái và bàn tay tài hoa của chị, khi bước vào gallery thì tôi mới biết chị là một họa sĩ, hèn gì cách bài trí khác người là như vậy. Chị dẫn chúng tôi đi thăm nơi làm việc, phòng triển lãm tranh, phòng tiếp khách, nơi thờ phượng v.v… Chị có hai người con, một trai và một gái sống ở Mỹ. Bất hạnh thay, người con trai của chị vừa từ trần vì tai nạn. Đó là cái tang làm cho chị rất đau khổ. Tôi không nghe ai nói về chồng của chị, chỉ biết hiện giờ chị sống một mình trong những toà nhà rộng lớn trên đồi Thiên An hiu quạnh nầy.

Chị mời chúng tôi dùng một loại rượu thuốc mà chị ngâm dành để đãi khách. Rượu đựng trong một cái thố cổ, phải dùng một cái gáo nhỏ múc ra chén. Cung cách mời rượu đượm một chút kiểu cách rất Huế của những gia đình quyền quý xưa kia, bây giờ tôi mới thấy lại. Cử chỉ và cách ăn nói nhỏ nhẹ của chị tôi tin chắc trước đây đã làm nhiều người phải lụy vì một dung nhan đài các như thế. Sau tiệc rượu, chị Bội Trân mời chúng tôi thưởng thức trà đạo Nhật Bổn. Bàn tay nhuần nhuyễn của chị khi bái trà, rửa trà, pha trà, chuyên trà và mời trà thật điệu nghệ sành sõi theo nghệ thuật trà đạo. Rồi buổi tiệc cũng phải tàn, dù chúng tôi rất quyến luyến cái không khí thân tình ấm áp mà chị đã mang lại cho anh chị em chúng tôi trong buổi chiều đầu xuân trời âm u và gió se se lạnh. Chúng tôi từng người đến bắt tay cám ơn và từ giã chị. Xe xuống khỏi đồi Thiên An, chúng tôi tự hỏi tại sao một phụ nữ đẹp như chị Bội Trân lại chọn một nơi chốn u trầm hiu quạnh như vậy mà chỉ sống có một mình ?

Bảy giờ tối, chúng tôi qua nhà chị Thái Kim Lan. Chị Thái Kim Lan là tiến sĩ, giáo sư đại học ở Đức. Nhà chị Thái Kim Lan ở đường Bạch Đằng gần chùa Diệu Đế. Bên Tây, chị và anh Đặng Tiến thường liên lạc với nhau bằng email hay thư từ, nhưng bây giờ hai người mới gặp mặt nhau lần đầu. Khi chúng tôi tới thì trên bàn đã dọn sẵn các món bánh đặc trưng của Huế: bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ram, bánh ít v.v…và có một số khách đã ngồi sẵn. Chị Thái Kim Lan bên ngoài trông còn trẻ và đẹp, ngày xưa khi còn là học sinh sinh viên chắc chị một thời là gái sắc hương... Bên ngoài trời lạnh cho nên trong nhà chị có đặt những lò than hồng để sưởi ấm làm cho khung cảnh thêm nồng ấm. Sau khi ăn uống xong, một buổi văn nghệ bỏ túi bắt đầu. Có các chị một thời nữ sinh Đồng Khánh bạn của TKLan hợp ca những bản nhạc tiền chiến hát theo bè rất điêu luyện, có lẽ các chị ngày xưa trong ban văn nghệ của nhà trường. Những nhà thơ thì đọc thơ của mình, lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến anh Đặng Tiến đọc thơ, trí nhớ về lảnh vực thi ca của anh thật tuyệt vời, anh đúng là một con người tài hoa. Chị Thái Kim Lan cũng đọc một bài thơ ngắn và theo yêu cầu của các bạn, chị đọc bài thơ đó đã dịch ra tiếng Đức. Có một ông bạn (nghe nói là giảng viên ĐHSP hưu trí ?) mang theo một xấp thơ của ông cùng bản dịch ra tiếng Anh tiếng Pháp, đã đọc cho anh em nghe bằng cái giọng ngâm nga rất đặc biệt, cũng vui. Thú thật, những ngày ở Huế, đêm ở nhà chị Thái Kim Lan là vui nhất. Buổi sinh hoạt văn nghệ rất tự nhiên, anh chị từng nhóm ngồi quanh bếp lửa hồng,giữa không gian ấm cúng, nói chuyện với nhau, uống chút rượu và hát cho nhau nghe. Khi ra về anh em vẫn còn tiêng tiếc.

Chúng tôi trớ lại phòng ngủ, ngồi uống trà nói chuyện về hai cuộc gặp gỡ vừa qua tại nhà chị Bội Trân và Thái Kim Lan, cả bốn anh em (Uyên Hà, Hạ Đình Thao, Phạm Ngọc Lư và tôi) đều thừa nhận, đây là cuộc gặp gỡ rất tuyệt vời, chắc rằng khó mà gặp lại lần thứ hai, dù sau nầy có ra thăm Huế lại. Các chị đã tiếp đón chân tình, cởi mở, để lại trong lòng anh em chúng tôi một ấn tượng tốt. Qua chuyến đi nầy, chúng tôi mới thấy được anh Đặng Tiến, quả là một người tài danh đích thực. Trong suốt đoạn đường đi và về, anh em nói chuyện với nhau qua nhiều lãnh vực, chúng tôi nhận thấy anh rất am tường nhiều vấn đề. Trong chuyến đi Huế nầy, anh là nhân vật chính được mọi người đón tiếp trong sự nể trọng. Và qua anh, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và quen biết một số anh chị em văn nghệ Huế tài hoa, thân tình, dễ mến.

Chuyến “du xuân” ở Huế đã để lại trong lòng chúng tôi một “món nợ” mà chúng tôi cảm thấy không thể nào trả được. Tấm lòng của những người bạn làm văn nghệ không phân biệt Nam Bắc, trước 75 hay sau 75, đã trải ra đón chúng tôi trong tình thân như ruột thịt. Cách chơi, cách thù tiếp của những người bạn Huế vẫn mang nét đặc trưng riêng mà các nơi khác khó tìm thấy được, mang lại cho chúng tôi những cảm xúc khó tả, sự lưu luyến khi rời khỏi Huế và những bâng khuâng mỗi lần nhớ lại. Cám ơn Huế, cám ơn những người bạn đã dành cho chúng tôi những biệt đãi nầy.


IV/ Trở Lại Sài Gòn

Tối ngày 24-2-2008, bạn bè thân thích cũ rủ tôi đi uống Café, đêm cuối cùng trước khi rời Đà Nẵng. Đêm nay họ hỏi tôi nhiều chuyện và cái thắc mắc quan trọng nhất là tôi chắc có dính líu đến chính trị nên không về được. Không nhớ quê sao mà 15 năm mới trở về ? Tôi yên lặng để nghe họ suy luận đủ điều về trường hợp của tôi. Có một điều mà họ không nghĩ ra được là tôi rất bận rộn với công việc làm.

Tôi phải trông coi một cửa hàng mua bán lẻ và chỉ có hai vợ chồng giúp nhau, các con đi làm xa. Không thể giao cho vợ cáng đáng một mình. Vì thế năm nầy qua năm khác cứ hẹn với gia đình, bạn bè mà không sao về được. Các chuyện đồn đải về tôi trong bạn bè đều trật, nhưng tôi cũng không biết những chuyện đó bắt nguồn từ đâu. Đà Nẵng của tôi đúng là nơi bày chuyện tầm phào để cải. Nhìn các bạn tôi một thời hoang đàng, bây giờ đứng tuổi, đứa nào cũng đạo mạo như ông cụ. Tội nghiệp, tuổi trẻ của chúng tôi đã bị đốt cháy trong chiến thanh, ngưng chiến thì tù tội, trở về thì gia đình phần đông tan nát, trôi giạt tứ tán. Mười hai giờ đêm, chúng tôi chia tay, từng đứa đến ôm tôi từ biệt.

Vài ba đứa bạn thân thiết tiển tôi ra phi trường để vào Sài gòn, chúng nó nói với tôi chừng một hai năm về một lần, đừng để mười lăm năm mới về thì chẳng còn thằng nào nữa đâu ! Tự nhiên tôi cảm thấy buồn thật. Năm 75 chỉ mới hai mươi mấy tuổi đầu, thời gian nhanh quá, mới đó mà bây giờ đứa nào cũng trên 60 tuổi rồi. Máy bay cất cánh, tôi nhìn xuống Đà Nẵng của tôi lần cuối. Nơi nầy tôi đã sống những ngày thơ ấu êm đềm, trải qua mấy cuộc tình khi tuổi đời vừa chớm lớn, bị loại ra khỏi vòng chiến năm 1972 khi mới 24 tuổi đời với một bàn chân phải bỏ lại ngoài trận mạc. Buồn vui biết bao nhiêu kỷ niệm, không biết bao giờ tôi mới trở lại. Khi ngồi trên máy bay tôi mới thấy thấm mệt, những ngày ở quê nhà vui quá có bữa thức suốt đêm trong những cuộc gặp gỡ bạn bè. Nên tôi ngủ vùi khi máy bay tới Tân Sơn Nhứt.

Ngày hôm sau Hạ Đình Thao đến chở tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Tịnh Đông, người Quảng Nam. Nguyễn Tịnh Đông trước 75 có khuynh hướng thân cộng, phản đối chính quyền Miền Nam bằng cách từ chối vào Quân đội, vì vậy anh phải trốn để khỏi bị bắt và nhờ bạn bè che chở. Sau 75 anh cũng không tham gia vào chính quyền mới, dẫn vợ con lên Phương Lâm làm rẩy, một cuộc sống an nhàn không hệ lụy tới ai. Anh đã sinh hoạt văn nghệ trong nhóm “Tương Lai Hướng Về Phía Những Người Lao Tác” và là thành viên cột trụ của nhóm nầy tại Đà Nẵng trước đây. Thơ của anh hay, có chiều sâu. Anh mang ra một lít đế bảo tôi có còn uống được thứ nầy không ? Tôi gật đầu, thế là anh em uống cho đến say mềm. Vài ngày sau tôi mang xuống cho anh mấy quyển sách của tôi; trong nhà Nguyễn Tịnh Đông tôi gặp Nguyễn Miên Thảo, nhà thơ có bài đăng trên các tạp chí tại Sài Gòn trước đây. Nguyễn Miên Thảo người Huế, vui tính. Khi uống rượu kể những chuyện tiếu lâm rất thâm trầm. Nguyễn Tịnh Đông lại đem chai rượu đế ra, mặc dù tụi tôi có mang bia đến cho anh em uống chung rồi, thế mà anh cảm thấy chưa tới chỉ, nên bồi thêm mỗi người vài ly đế nữa, tất cả đều say. Nguyễn Miên Thảo chạy trước, tôi phải gọi Taxi chạy sau vì không chịu nổi. Hạ Đình Thao ở lại tiếp tục uống với anh, rồi chìm xuồng tại bến.

Một số anh em thân thiết ở Sài Gòn, nhờ nhà thơ Nguyễn Tam Phù Sa mời một số anh em văn nghệ, dự đêm thơ của tôi tổ chức ở quán Café Tượng Đá, ngay ngã ba Hàng Xanh, quận Bình Thạnh. Luôn tiện trình diện tập thơ “Khi Tình Đang Ru Đời” của tôi. Có sự hiện diện của nhà văn Lâm Chương (từ Mỹ về), cựu ký giả Văn Bia (từ Mỹ về), nhà văn Đào Hiếu, nhà văn Cung Tích Biền, nhà thơ Hà Nguyên Dũng, nhà thơ Lý Đợi, nhà thơ Lê văn Trung, nhà thơ Hạ Đình Thao, nhà thơ Phương Tấn, nhà thơ Hà Nguyên Thạch, nhà thơ Thiếu Khanh, nhà thơ Nguyễn Tịnh Đông, nhà thơ Nguyễn Hữu Thụy, vợ chồng nhà văn Nguyễn Hữu Thái (Đúng hơn, anh viết về chính trị, anh là người của thời cuộc, còn chị hay viết bút ký), dịch thuật Trương Được. Đây là những người tôi quen thân, còn một số rất đông văn nghệ sĩ khác tại Sài Gòn mà tôi không nhớ tên (Tôi có nhờ người bạn ghi tên giùm, nhưng khi trở lại Mỹ tôi không tìm ra danh sách nầy), có khoảng chừng 50 văn nghệ sĩ và hơn 70 người quen biết của anh chị em văn nghệ. Người điều khiển chương trình là nhà thơ Nguyễn Tam Phù Sa. Đêm thơ được tổ chức trong vườn cây của café Tượng Đá, anh em thật vui gặp lại nhau sau những năm tháng xa cách. Đây chỉ là cái cớ để anh em văn nghệ quen biết với tôi có cơ hội gặp nhau sau 33 năm đất nước hòa bình; thật ra sau năm 75 chúng tôi có gặp nhau, nhưng gặp người nầy lại không có người kia, đêm đó gặp nhau đông đủ nhất. Sau khi ra khỏi Café Tượng Đá, anh em Văn nghệ thân gặp nhau một quán ăn khác để dễ dàng nói chuyện và hỏi thăm nhau.

Nhà văn Cung Tích Biền thì chắc đã quen với độc giả Talawas. Anh là dân Quảng Nam của tụi tôi, sức viết của anh mạnh mẽ và trường kỳ, đủ để khẳng định nội lực thâm hậu. Hầu hết các tờ báo văn nghệ trước năm 75 đều đăng bài của anh. Thế mà những năm sau nầy cũng chỉ được đăng vài bài lấy lệ trên các tờ báo trong nước. Trước đây anh có một Kiosque bán Sơn Mài ở đường Nguyễn Huệ, đây cũng là nơi gặp gỡ các anh em văn nghệ ở Miền Trung vào. Anh Hà Nguyên Thạch có một thời gian tối về đây ngủ lại. Tôi có gặp anh Cung Tích Biền một, hai lần ở nhà anh Nguyễn Thiện Nhiễu (bạn của anh), cách đây cũng gần 30 năm rồi, bây giờ mới gặp lại anh. Trên Website Da Màu có làm một số đặc biệt về chủ đề Cung Tích Biền. Tôi thích nhất có hai cuộc phỏng vấn anh của Đặng Thơ Thơ và Lý Đợi. Tiếng nói của anh được xem như thay mặt anh em văn nghệ không nói ra được. Cái thâm sâu trong cách trả lời là cái u uất chung của anh em.

Nhà thơ Hà Nguyên Thạch, anh là dân Đà Nẵng với tôi. Trước năm 75 anh có xuất bản tập thơ “Chân Cầu Sóng Vỗ”, là một nhà thơ quen mặt với các tạp chí văn nghệ Sài Gòn. Trước đây anh là Phó Giám Đốc Sở Giáo Dục tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi đi học tập cải tạo về, vợ mang con đi Mỹ biệt tăm, gia đình vợ không muốn anh liên lạc sợ làm phiền. Anh vào Sài Gòn sống thất tha thất thểu làm những việc tầm thường để kiếm cơm. Những năm đó thấy anh thật tội nghiệp, bạn bè có giúp anh nhưng làm sao nuôi anh được vì chính bản thân họ cũng đã gặp khó khăn rồi. Anh và anh Phan Nhự Thức (nhà thơ, đã chết), thỉnh thoảng xuống nhà tôi và anh Đynh Trầm Ca chơi. Bình thường thì không sao, nhưng khi có rượu vào, anh chẳng biết sợ là gì. Cái thất chí đè nặng trên những u uất lâu ngày, không kềm hãm được đã bộc phát khi có men rượu làm trái tim anh bốc cháy. Anh em thông cảm và thương hoàn cảnh của anh hơn. Hiện giờ anh đã lập gia đình khác và sống tại Vũng Tàu. Khi anh nghe có cuộc gặp mặt giữa tôi và một số anh em, anh từ Vũng Tàu về Sài Gòn ngay. Hơn 20 năm sau mới gặp lại, anh em ôm nhau mừng vui biết chừng nào.

Nhà văn Đào Hiếu, anh là dân Bình Định, là một giáo sư trung học trước đây. Khác với những người làm văn nghệ cũ, anh là người của chế độ. Anh hoạt động trong những phong trào chống phá chính quyền Miền Nam. Tôi nghe nói anh là đảng viên đảng Cộng Sản (Không biết đúng hay sai). Anh làm việc tại nhà xuất bản Trẻ. Tôi quen với anh vào thập niên 80, ngoài công việc chính, anh làm thêm hảng kem đánh răng Cửu Long. Lúc đó tôi cũng làm kem đánh răng tại một hảng khác, nhưng anh em thường qua lại với nhau. Tôi biết anh từ đó. Sau khi qua Mỹ, tôi mới đọc được tác phẩm của anh, quyển “Nổi Loạn”. Quyển sách nầy lúc đó gây sôi nổi bên ngoài và làm chính quyền trong nước điên đầu, gây khó khăn cho anh không ít. Gần đây anh mới xuất bản quyển “Lạc Đường” (Tôi nghe nói nhưng chưa đọc), lại cũng xôn xao cho người đọc trong và ngoài nước, có nhiều tranh luận. Anh là người đứng đắn, đàng hoàng. Hơn 20 năm tôi mới gặp lại anh, tôi khâm phục cái tính thẳng thắn của anh trong cách viết và nhận định về con người, về sự việc v.v..

Nhà thơ Hà Nguyên Dũng, dân Quảng Nam, thuộc thế hệ của tôi. Anh là nhà thơ quen thuộc với các báo chí văn nghệ Sài Gòn trước đây. Anh đã xuất bản các tập thơ : “Quê Tình”, “Hạt Muối Bỏ Sông” v.v... Thơ anh hay mà tôi rất thích. Hiện giờ đời sống của gia đình anh rất bi đát, có một đứa con tật nguyền, vợ phải bán xôi, anh không có công ăn việc làm, các con anh còn đi học. Các anh em văn nghệ hải ngoại có giúp anh, nhưng cũng chỉ đắp đổi những lỗ hổng. Ngày họp mặt, anh mang máy hình tới chụp, vì vậy mới có những tấm hình trong bài viết nầy.

Anh Chị nhà văn Nguyễn Hữu Thái, kiến trúc sư, gốc dân Đà Nẵng. Nói đúng hơn, anh là nhà chính trị. Khoảng đầu thập niên 60 anh là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn. Anh là người trong thành phần Thứ Ba (Cùng phe với Đại tướng Dương Văn Minh, chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc), Khi bộ đội Miền Bắc chiếm dinh Độc Lập, anh đứng cạnh Tổng thống Dương văn Minh và là người thảo văn kiện giới thiệu Tổng thống Dương Văn Minh đọc bản văn đầu hàng. Chuyện thời cuộc đúng hay sai lịch sử sau nầy sẽ phán xét hành động của anh. Tôi quen biết anh khi anh tới Boston và chúng tôi nói chuyện với nhau trong tinh thần văn nghệ. Anh cũng là người đồng hương của tôi nên dễ cảm nhau. Tính tình của anh hiền lành dễ thương. Vợ anh Nguyễn Hữu Thái có viết bút ký về Trịnh Công Sơn, lần đầu tiên tôi mới gặp chị trong đêm ra mắt sách. Tôi nhận thấy vợ chồng anh đứng đắn, có phong độ trí thức. Anh có một người con trai sống tại Canada nên có một thời gian anh chị sống tại Montréal với con.

Trong thời gian về lại quê nhà, phần lớn tôi dành thời giờ cho gia đình tại Đà Nẵng, vì 34 năm sau tôi mới ăn Tết với gia đình. Vì vậy thời gian quá ít ỏi, nên có một số bạn bè Văn nghệ khác mà tôi không đi thăm được. Tôi có đến thăm nhà thơ Tường Linh, cùng quê hương với tôi, năm nay anh đã 77 tuổi rồi. Anh là một nhà thơ kỳ cựu của Sài Gòn. Anh là con chim đầu đàn của những người làm thơ trong thế hệ của tôi hoặc trước tôi 5, 10 tuổi tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày xưa có dịp vào Sài Gòn bao giờ anh em tôi cũng đến thăm anh. Sau năm 1975, anh cùng làm trong Hợp Tác Xã Bột Trẻ Em Đông Phương với tôi gần 10 năm, nên tôi hiểu rỏ anh nhiều nhất. Anh bị anh em văn nghệ cũ của Miền Nam lánh xa vì nghĩ rằng anh hoạt động cho phe bên kia cùng với Vũ Hạnh. Tờ báo Sài Gòn Giải Phóng số đầu tiên đăng bài thơ “May Cờ” của anh, đó là nguyên nhân sinh ra chuyện nghi kỵ nầy. Thật tình thì anh chẳng hoạt động gì cả, sau 75 gia đình cũng bi đát, không có việc làm, tụi tôi thấy vậy nên kéo anh vào làm ở Đông Phương để anh có cơ hội giúp gia đình. Tình trạng 10 năm (75- 85) đất nước kiệt quệ, dân tình đói khổ. Nên vì cuộc sống, vì quá sợ những đòn thù, một số Văn nghệ sĩ cũ giả dại qua ải, cúi đầu khuất phục trong số đó có anh. Chứ quả thật anh không phải là người trong tổ chức cách mạng. Có lẽ tôi nêu ý kiến về chuyện nầy có nhiều người không đồng ý, nhưng sự thật là như vậy. Những văn nghệ sĩ còn kẹt lại, không hoạt động gì cả vẫn bị ghép vào những tay “Biệt Kích Văn Hóa” ở tù mục gông, thì những người khác yếu bóng vía làm sao không khiếp sợ được. Chúng ta phải thông cảm và tha thứ cho họ. Anh Tường Linh bây giờ đang gom lại tất cả sự nghiệp thi ca của anh để in một tuyển tập, trước khi quy ẩn.

Tôi cũng có những buổi Café ngồi nói chuyện với một số anh em Văn nghệ cũ, họ cũng không còn nghĩ tới chuyện viết lách trở lại. Có lẽ vì ngưng nghỉ lâu quá, vì lý do tuổi tác, vì sợ đụng chạm, vì không có nơi xuất bản v.v…, và hàng trăm lý do khác mà họ không thể cầm bút trở lại. Họ mang trong lòng những u uất, những dằn vặt nên cái nhìn của họ khá bi quan với cuộc sống hiện tại, Khi ngồi nói chuyện, đụng tới chuyện văn chương là họ có dịp xổ ra tất cả những gì chất chứa từ lâu trong lòng, những phán xét của họ trong mọi lãnh vực đều mang cái ý nghĩ bất như ý, không hài lòng chút nào. Dĩ nhiên có cái đúng có cái sai, chúng ta cũng phải thông cảm cho những con người thấp cổ bé miệng.

Thành phần thứ hai mà tôi đã gặp và thành phần Văn nghệ sĩ nầy không ảnh hưởng gì đến sự chi phối của chiến tranh, phần đông họ trưởng thành trong môi trường Xã Hội Chủ Nghĩa, họ thuộc lớp tuổi còn rầt trẻ. có học thức, biết suy nghĩ và thích tìm hiểu. Họ tư nhận họ thuộc loại văn nghệ “ngoài luồng”. Cách suy nghĩ, cách viết, cách sống của họ hoàn toàn tự do, không theo một khuôn mẫu nào cả. Họ khinh bỉ những gì khép vào khuôn khổ của nhà nước như cơ quan kiểm duyệt. Họ đòi hỏi tự do báo chí, tự do xuất bản, tuy nhiên sự đòi hỏi của họ nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa không thể nào đáp ứng được. Bài vở của họ được đón tiếp và đăng tải trên các Website và báo chí hải ngoại.

Ngoài ra, một thành phần khác, thuộc loại cũ, không tiếng tăm lắm, lại muốn ngồi trên ghế văn nghệ “chính thống” nên họ lăm le, quỳ lụy, bon chen để có chân trong Hội Nhà Văn. Họ rất hãnh diện được đứng vào hàng ngũ nầy. Trong tác phẩm của họ bao giờ cũng có đề “Hội Viên Hội Nhà Văn…”, nếu không được đứng trong hàng ngũ nầy , thì ít ra họ cũng đứng trong hàng ngũ “Hội Viên Hội Văn Nghệ…” tỉnh gì đó. Có lẽ tôi ở vào cái tuổi đã già, mệt mỏi trong những chuyện bon chen và hơn nữa, không là người trong nước, nên. nhìn thấy những hình ảnh nầy thật tôi nghiệp cho những văn nghệ sĩ. Cần thiết đến mức độ mà phải hạ nhân cách để tìm một chỗ đứng như vậy sao ? Nhìn thấy những vấn đề nầy, ta có thể hình dung ra được văn nghệ sĩ trong nước được phân chia rành rọt: Chiếu trên, chiếu dưới. Chiếu nhỏ, chiếu lớn. Chiếu trung ương, chiếu địa phương v.v… Một người bạn không thuộc giới văn nghệ, cho tôi biết sở dĩ có tình trạng nầy vì chính cái cơ chế nó như vậy, nên buộc lòng những người từ lớn tới nhỏ phải răm rắp tuân theo. Nếu không thì sẽ bị guồng máy nầy nghiền nát. Cũng tôi nghiệp cho họ, cũng vì tha thiết với chữ nghĩa nên họ phải bám theo. Nếu được tự do viết, tự do xuất bản thì mấy cái “Hội” từ lớn tới nhỏ tự nhiên phải dẹp tiệm. Thật ra, văn học nghệ thuật đích thực là chỗ dành cho những người có tài, có khả năng thi thố tài năng và từ đó mới có các tác phẩm hay, giá trị và họ sẽ được mọi người biết đến và trân trọng, chứ không cần phải có một chổ dựa nào cả.

Đúng ra nếu có nhiều thời giờ tôi nên đi Miền Bắc một chuyến, để thăm một vài anh em văn nghệ mà tôi có cơ hội gặp nhau ở Mỹ. Thế nhưng, thì giờ quá eo hẹp nên không đi được. Tôi biết Nguyễn Thanh Sơn (Nhà phê bình văn học), Nguyễn Duy (nhà thơ) hiện thời sinh sống tại Sài Gòn, thế mà cũng không thăm được, thật có lỗi quá. Dù có hứa với mấy anh đó, nếu có cơ hội về Việt Nam tôi sẽ tới thăm. Chuyến đi về quê nhà của tôi rất vui, gặp lại bạn bè, những người thân thuộc từ lâu lắm không gặp được. Tôi nhớ lại ngồi trên máy bay từ Seoul về Sài Gòn, một cậu ngồi bên tôi hỏi : “Không thấy cô đâu, chỉ một mình chú về à ?” Tôi gật đầu. Cậu ấy cười cười rồi nói : “Sướng nhé”. Tự nhiên tôi thấy đau. Trong mắt mọi người, hình như tất cả người đàn ông nào về cũng tìm sex để làm thú vui hết hay sao ? Vung tiền phủ đầu chiếm đoạt thân thể những người con gái đáng con cháu của mình. Nó trở thành như một sự bình thường, hiển nhiên mà ai ai cũng đều nghĩ như vậy chăng ? Tội nghiệp cho một đất nước mang thêm một vết thương như thế.!!!

Cám ơn quê nhà cho tôi sống lại những ngày buồn vui, nhìn thấy được những vươn lên của đất nước, dù trong muộn màng, trong khó khăn. Tôi không mong mọi người phải nhào ra biển sâu để bắt cá lớn. Mà chỉ cầu xin cho mọi người bắt được con tôm con tép, đủ no trong bửa cơm đạm bạc của mình. Được sống trong căn nhà lành lặn. Được ngủ trong chăn ấm. Mọi phù phiếm chỉ là một lớp vỏ che đậy được xấu xa bên trong, nhưng không thể ngăn được mùi thối rữa. Hãy để tự nhiên cho đất nước trở mình sống bằng chân thật. Chẳng cần phải thành rồng, thành rắn làm gì cho mệt, miễn sao cho người dân hạnh phúc, không còn cái cảnh đội đơn khiếu nại vì áp bức. Cám ơn các bạn bè tôi, các văn nghệ sĩ đã tiếp tôi trong tình thân, giúp tôi nhìn rỏ chân dung thật cuộc sống của quê nhà, để tôi không nhầm lẫn khi tiếp xúc. Bao giờ quê nhà cũng chiếm hầu hết những suy nghĩ của tôi khi tôi trở lại vùng quê cách khá xa thành phố Dallas, nơi tôi đang sống.



Hoa Kỳ, tháng 4-2008
Phan Xuân Sinh