PDA

View Full Version : Ma nhập, quỉ ám



TAM73F
10-04-2013, 05:41 AM
Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune

Ngày thứ hai tới 30-9 có thể là một ngày đáng ghi nhớ - cho dù câu chuyện sẽ xảy ra như thế nào đi nữa.
Đó là ngày kết thúc năm tài chánh 2013, và ngày hôm sau thứ ba 1-10 là ngày bắt đầu của năm tài chánh mới 2014 của chính phủ. Năm tài chánh mới đương nhiên cần một ngân sách mới cho chính phủ mà Quốc Hội có nhiệm vụ được Hiến Pháp qui định là phải thông qua kịp thời để cho chính phủ khỏi phải bị ngưng hoạt động. Ngày thứ sáu, 20-9, Hạ Viện Mỹ thêm một lần nữa làm chuyên điên rồ, đó là họ thông qua một dự luât tạm ứng ngân sách cho đến tháng chạp nhưng có một điều kiện đi kèm theo: không cấp kinh phí cho chương trình cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama, chúng ta vẫn gọi là Obamacare. Nếu dự luật này bị Thượng Viện bác bỏ - và có phần chắc sẽ bị Thượng Viện bác bỏ vào cuối tuần này – đương nhiên chính phủ sẽ bị “đóng cửa”, ngưng hoạt động vì không có kinh phí dù là tạm thời.
Ngoài hạn kỳ 1-10 này, những người Cộng Hòa tại Hạ Viện còn đang trông đợi vào ngày 15-10, là ngày đến hạn của mức nợ tối đa của chính phủ, có nghĩa là nếu đến ngày này mà Quốc Hội chưa thông qua việc nâng cao mức nợ tối đa được phép của chính phủ, thì chính phủ không thể mắc nợ thêm được, có nghĩa là cũng không chi tiêu gì thêm được. Và điều kiện cho Hạ Viện, nơi đảng Cộng Hòa chiếm đa số do đó thực tế quyết định tất cả mọi chuyện ở viện dưới, vẫn như cũ: bỏ đi Obamacare thì ông Obama sẽ được tất cả, còn cứ giữ Obamacare thì ông Obama một đồng cũng không có cho chính phủ chi tiêu – sau ngày 30-9 này. Hạ Viện có thể biểu quyết một dự luật “một đổi một” - Tổng thống Obama tạm ngưng thi hành Obamacare một năm thì được tăng nợ một năm - vào thứ tư tuần tới, và có phần chắc Thượng Viện cũng sẽ bác bỏ. Như vậy, chính phủ cũng sẽ không thể vay thêm đồng nào, do đó không có tiền thêm để hoạt động. Hậu quả này nguy hiểm hơn chuyện “government shutdown” (chính phủ đóng cửa) rất nhiều: người ta ước tính kinh tế toàn cầu sẽ dao động mạnh, chứng khoán đi xuống, Hoa Kỳ mất điểm tín dụng, xí nghiệp không tuyển người mới, và người tiêu thụ sẽ nản chí - một nạn suy thoái mới.
Bởi vậy mà về mặt lý thuyết, ngày 30-9 mới trở nên rùng rợn như thế. May thay, trong thời nay, nhiều lý thuyết trở nên vô nghĩa trước sự “vô thường’ của cuộc đời! Người ta sợ thì ít, mà hồi hộp theo dõi màn kịch ở phút cao điểm thì nhiều!
Nhiệm vụ của Quốc Hội là thông qua ngân sách cho chính phủ hoạt động. Thế nhưng đây không phải là lần đầu tiên người ta làm chuyện bất kể đó, đem ngân sách ra làm phương tiên, làm vũ khí có tính cách “sát thương hàng loạt” (Hãy tưởng tượng bao nhiêu người dân phài điêu đứng, khồ sở vì chuyện chính phủ ngưng hoạt động, có nghĩa là ngưòi thì mất việc, ngừơi thì không còn được giúp đỡ…). Luật cải tổ y tế (có tên đầy đủ là Patient Protection and Affordable Care Act được thông qua ngày 23-3-2010) là một luật được Quốc Hội biểu quyết, Tổng thống ban hành và Tối cao Pháp viện xác nhân hợp hiến. Muốn hủy bỏ nó, người ta phải đi theo con đường hiến định: làm ra một luật mới thay thế để hủy bỏ luật cũ. Cộng Hòa muốn tiêu diệt Obamacare vì một lý do quá hiển nhiên: họ đã thua từ luật về An sinh Xã hội dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1935, luật bảo hiểm y tế cho người già (Medicare) và ngưòi nghèo và tàn phế (Medicaid) dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson năm 1965, họ không muốn bị mất mặt thêm một lần nữa – cho dù theo lẽ thường tình, khi đi ngược lại lợi ích của một quần chúng đông đảo nhưng cô thế và yếu kém, đương nhiên họ sẽ phải hiểu có nhiều việc “số trời đã định”. Tuy nhiên, người Cộng Hòa, như nhận định của nhiều người quan sát, chẳng có gì để thay thế Obamacare – lý do đơn giản Obamacare là vấn đề sức khỏe đại chúng, vốn không phải là bận tâm của họ! Ngay cả chuyện tập họp lực lượng tại Quốc Hội để hủy bỏ luât này họ cũng không làm được: Hạ Viện đã 42 lần bỏ phiếu hủy luât y tế nhưng trở thành công dã tràng khi tại Thượng Viện đa số là ngưòi Dân Chủ. Cho nên, khi con đường dân chủ không xong, thì họ phải mượn một phương cách quen thuộc của người Cộng Sản, là những người về mặt truyền thống họ vốn “chẳng ưa” lắm. Đó là phương cách khủng bố đối với người dân làm cho họ sợ, họ thối chí, phá hoại đối với đối phương - một kiểu đắp mô, đào hố, gài mìn… Chống Obamacare bằng cách “defund” (cắt kinh phí) cho nó là một hành động không hợp pháp, không hợp hiến trong khi đảng Cộng Hòa nhiều phen thề bảo vệ Hiến Pháp đến cùng để duy trì văn hóa súng đạn của nước Mỹ!
Có hai điểm đáng ghi nhận trong màn kịch hiện nay.
Thứ nhất, dân chúng không khoái gí chuyện bên Cộng Hòa lại làm áp lực với phía Dân Chủ cầm quyển bằng cách bắt giữ ngân sách làm con tin để cho chính quyền phải giao nộp Obamacare! Bởi vì cuối cùng con tin chẳng phải là ngân sách hay chính phủ mà chính là người dân! Những thăm dò ý kiến của ngưòi dân cho thấy đến một nửa có thể không đồng tình với luật y tế vì những hệ lụy phức tạp của nó làm cho cuộc sống mất bình an (đương nhiên chẳng thế có bình an trong sự khủng bố), nhưng người ta cũng ớn (sợ) và ngấy (chán) chuyện chính phủ phải đóng cửa, người dân chẳng còn chỗ nào nhờ cậy được gì. Đến 63% người dân ủng hộ chuyện thông qua ngân sách và đặt riêng ra vấn đế y tế, trong khi chỉ có 27% tán đồng chuyện dùng ngân sách để bắt bí Obamacare. Đến 61% người độc lập, và 51% người Cộng Hòa cũng chủ trương tách rời hai chuyện này. Quan điểm của dân chúng đối với vấn đề mức nợ tối đa cũng tương tự: 52% số người được hỏi cho rằng mức nợ tối đa và Obamacare là hai vấn đề phải tách rời, chỉ có 31% chủ trương gộp lại làm một. Chính tờ Wall Street Journal phải lên tiếng: những người Cộng Hòa thôi làm chuyện điên rồ, vô ích, tuyệt vọng! Cắt kinh phí Obamacare không phải là cách tiêu diêt nó. Hãy thắng trong các cuộc bầu cử để đủ sức mạnh tại Quốc Hội làm ra luât mới hủy bỏ nó, thay thế nó! The only real way to repeal the law is to win elections!
Thứ hai, những người Cộng Hòa nói chung, và những người Cộng Hòa tại Hạ Viện nói riêng có ý thức được quan điểm của quần chúng chăng? Đương nhiên là có. Và họ cũng thừa hiểu những biểu quyết của Hạ Viện do Cộng Hòa chủ xướng sẽ khó có, nếu không nói là không có, mảy may cơ hội được Thượng Viện thông qua nếu giữa hai đảng không có sự thỏa hiệp. Chưa nói đến quyền phủ quyết của Tổng thống Obama mà cả lưỡng viện khó bác bỏ được. Bởi thế mà vào đầu tháng chin, những người quan sát còn chưa chắc Hạ Viện sẽ đi tới chuyện cắt kinh phí Obamacare. Người ta còn nói có lẽ ông John Boehner, chủ tịch Hạ Viện, và dân biểu Eric Cantor, người cầm đầu khối đa số Cộng Hòa tại viện dưới, đang tìm kiếm một cách thỏa hiệp. Thế nhưng cuối cùng, những mâu thuẫn nội bộ trong đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện không giải quyết được, phe thiểu số Tea Party trong đảng với chủ trương quá khích cắt ngân sách xã hội và làm nhỏ lại chính quyền lại thắng thế vì những người lãnh đạo trong đảng như Boehner và Cantor lo sợ “mất kiểm soát”, bị lật đổ… Tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa là thiểu số, nhưng thực ra, nhiều ông bà Cộng Hòa ở đây có giáo dục về “civility” hơn, còn tỉnh trí, xác nhận Thượng Viện sẽ không chơi trò này.
Nhưng trên Thượng Viện cũng có một số người điên vì men trà. Mike Lee của tiểu bang Utah, Ted Cruz của Texas chẳng hạn – đều là những khuôn mặt mới và đang tìm cách nổi lên bằng mọi giá. Chiều thứ ba, ông Cruz đã bắt đầu màn kịch “chống phá” của mình - người ta gọi là “filibuster” - tức lên diễn đàn nói như điên như cuồng, liên tu bất tận không cho ngưòi khác nói và bất kể người ta có nghe hay không để cho Thượng Viện không thể đem ngân sách ra bàn bạc được! Sau ông Cruz là ông Lee, sau ông Lee là Rand Paul, thượng nghị sĩ Kentucky, sau Paul là Marco Rubio, thượng nghị sĩ Florida, rồi David Vitter, của Louisiana (người từng nổi tiếng vì chuyện đi New York chơi điếm nhưng được cử tri Cộng Hòa “rộng lượng” tha thứ) – toàn là những “M.C.” của sân khấu Thượng Viện đang muốn trở thành lãnh tụ của phong trào Trà Hội, bất chấp nhánh chính thống của “đảng ta”. Ông Newt Gingrich, vốn là chũ tịch hạ Viện những năm 90, người cộng Hòa, còn phải lên tiếng: “Thời tôi đã nhiễu nhương, nhưng đâu đến nỗi như thế!” Đúng là con người khi đã bị ma nhập, quỉ ám thì không thể tưởng được “động thái” của họ!
Mấy ông này nói gì thì nói, chiều thứ tư, Thượng Viện sẽ bỏ phiếu chống việc “phá hoại” không cho thảo luận này. Những người Dân Chủ đã có được 54 phiếu của mình. Họ cần thêm sáu phiếu từ những người Cộng Hòa. Mọi dấu hiệu cho thấy họ có thể kiếm được sáu phiếu đó, ngay từ ông Mitch McConnell là chủ tịch khối thiểu số Cộng Hòa tại viện trên, ông John McCain (Arizona), bà Susan Collins (Maine), Lisa Murkowski (Alaska)… Chẳng phải những người Cộng Hòa này ưa gì Obamacare, nhưng họ cho rằng phải hủy bỏ nó bằng luật, và chuyện “defund” luật y tế chỉ làm khó cho chính quyền - rốt cuộc người dân hứng cả - nhưng luật vẫn còn đó. Có lẽ thứ sáu hay thứ bảy này, Thượng Viện sẽ có một dự luật đối lại với dự luật của Hạ Viện mà họ sẽ bác bỏ, và do đó, dự luật của Thượng Viên sẽ được đưa qua Hạ Viện vào ngày cuối tuấn, tức chỉ một hai ngày trước kỳ hạn 30-9. Lúc đó, Hạ Viện có lẽ cũng đã thông qua một dự luật về mức nợ chính phủ.
Liệu Hạ Viện với cớ đã có dự luật về mức “nợ trần” (debt ceiling) sẽ sẵn sàng thông qua luật của Thượng Viện để tránh mang tiếng đời, hay vận khăng khăng với dự luật ban đầu của mình, nói rằng đây là chuyện “tâm linh” (ma quỉ), ý thức hệ bảo thủ đã nhập vào đầu làm cho người ta mù quáng. Đó là điều chúng ta phải nhìn lên sân khấu của Capitol Hill mới chắc được.

__._,_.__