PDA

View Full Version : Rồi Một Ngày



Longhai
10-01-2013, 03:31 AM
Rồi Một Ngày


Đinh Lâm Thanh



Qua internet, Hoàng tìm được người bạn cũ sau lần chia tay cách đây trên hai mươi lăm năm. Hôm đó, lúc vừa nhận được giấy phóng thích ra tù, Phong đã vội vàng tìm Hoàng kéo ra sân nói nhỏ :

- Bây giờ tôi báo cho anh một tin vui, ở nhà đã chuẩn bị sẵn sàng, tôi về sẽ đi ngay.

Hoàng ngơ ngác :

- Đi đâu ?

- Vượt biên chứ đi đâu.

Không đợi Hoàng hỏi tiếp, Phong nói nhanh :

- Gia đình tôi mua tàu và tự tổ chức lấy. Anh về, đem gia đình xuống đi theo không tiền bạc gì cả.

Đúng một tháng sau Hoàng được thả ra. Về Sàigòn ở lại một ngày với gia đình. Sáng hôm sau Hoàng dậy sớm, chỉ kịp dặn vợ vài ba điều cần thiết rồi vội vã xuống Rạch Giá tìm Phong. Để tránh việc theo dõi của công an, hai người thỏa thuận sẽ gặp nhau tại nhà của một người chú ruột ngay tại chợ của thị xã. Nhưng khi vừa đến đây Hoàng được người ta cho biết tin Phong đã bị bắt.

Sau khi trình bày sơ qua sự liên hệ giữa Hoàng và Phong, chú của Phong tức chủ nhà mời vào cho biết :

- Thật tội nghiệp thằng Phong bị phản bội, công an bắt tại trận và đưa đi cải tạo trở lại rồi.

- Thưa chú, ai đã.....?

- Con vợ nó chứ ai.

- Thưa cháu chưa hiểu !

- Chúng nó dàn cảnh báo công an bắt thằng Phong. Vợ nó và thằng bồ chở nguyên tàu vàng trốn đi một cách an toàn.

Chủ nhà uống hớp trà rồi tiếp :

Gia đình thằng Phong chắc anh cũng biết, giàu có tiếng từ Sàigòn đến lục tỉnh. Trước ngày cộng sản vào, họ trong tay có hàng chục tiệm vàng. Anh chị tôi thì xuống tàu đi ngay hôm 30 tháng 4. Thằng Phong kẹt tại Sàigòn không về kịp, tôi phải vội vã chôn giấu số vàng của anh chị tôi để lại cho vợ chồng nó. Đầu năm nầy, lúc thằng Phong còn trong trại cải tạo, tôi đã chuẩn bị chu đáo để nó vừa ra có thể lên đường ngay.

Ông chú uống tí trà, chậm rải tiếp :

Ngày nó ra trại, tôi dẫn vợ chồng nó về làng đào số vàng lên. Lấy một ít mua tàu và chuẩn bị hành trình, một ít vợ chồng nó để cho tôi theo yêu cầu của cha mẹ nó. Số còn lại, toàn bộ tài sản chúng nó đem ra xứ ngoài lập nghiệp. Chính tôi là người tìm kế giấu số vàng dưới đáy tàu, chỉ một mình hai vợ chồng nó biết.

- Sẵn tàu sao chú không đi theo ?

- Nếu tôi đi theo thì sự việc đâu có xảy ra như vậy. Tôi là con út trong họ tộc phải ở lại lo hương khói mồ mả tổ tiên. Tôi không con cái chỉ có hai vợ chồng già. Anh chị tôi đã chu đáo để lại của cải cho vợ chồng tôi đủ sống. Tôi nghĩ già rồi không cần thiết phải ra đi.

- Chắc chú đã mua bọn công an rồi tại sao lại bị bễ mánh :

- Chính vợ thằng Phong trả tiền để gài bắt chồng nó còn lớn hơn tiền mua bãi của tôi ! Tụi công an lấy tiền hai đầu, làm sao đoán biết trước được.

- Chú có hay tin gì về chiếc tàu của vợ anh Phong ?

- Mới nghe phong phanh hôm qua, tàu gặp cướp Thái lan. Tôi bực mình chẳng muốn tìm hiểu gì thêm.

- Lúc nào chú có dịp thăm nuôi xin chuyển lời thăm, tôi tên Hoàng.

Sau bữa cơm trưa với chủ nhà Hoàng trở về Sàigòn với những băn khoăn trong lòng. Tiếc vì đã lỡ mất cơ hội ra đi nhưng rồi Hoàng tự an ủi mình, cũng may biết đâu giờ nầy phải vào lại trại cải tạo như Phong.


***

Phong là bạn học tại trường Luật, sau đó nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên và phục vụ trong Nha Quân Pháp thuộc Bộ Quốc Phòng cho đến ngày mất nước. Họ gặp lại nhau trong trại tù cải tạo, may mắn được ở chung một đội lao động cho đến ngày phóng thích. Hai người là đôi bạn thân thiết và tin tưởng lẫn nhau, nhưng tuyệt đối Phong không tiết lộ gì về việc tổ chức mua tàu vượt biên. Đôi lúc thấy Phong học hỏi cặn kẽ vấn đề đi biển với các bạn tù nguyên là Sĩ quan Hải quân nhưng Hoàng không chú ý. Hoàng cũng biết gia đình Phong rất giàu từ lúc còn chung lớp học và ngay trong thời gian cải tạo, điều đó còn được chứng minh. Vợ Phong không biết nhờ ân huệ nào để được phép vô thăm Phong thường xuyên. Thức ăn phải thuê người gánh, toàn thuộc loại đắt tiền. Hoàng cũng được hưởng ké từ miếng thịt kho tiêu, ly café sữa, cục đường phèn đến vài cặp lạp xưởng Mai quế lộ. Cũng trong thời gian nầy người chú ruột lên thăm đều đặn, ngoài thực phẩm ông ta còn cho biết vài tin tức gì đó làm cho Phong có lúc vui lúc buồn, lúc bực bội ra mặt. Tôn trọng đời sống riêng tư của bạn bè, Hoàng không muốn biết những gì đã xảy ra cho Phong.

Sau chuyến xuống Rạch giá thất bại, Hoàng nhắm con đường khác và may mắn đã vượt biên theo chân những người đánh cá tại Vũng tàu. Kết quả Hoàng thoát ra khỏi Việt nam trước Phong và mất hẳn liên lạc cho đến lúc tìm được nhau qua Internet.

Sáng nay Hoàng thức dậy sớm chuẩn bị lên Phi trường Charles De Gaulle đón Phong qua trên chuyến bay UTA. Sợ khó nhận ra nhau, Hoàng đã chuẩn bị một tấm bìa cứng ghi hàng chữ Mr Phong, đứng tại cửa ra, nhưng hai người đã nhận ra nhau nhanh chóng sau hai mươi lăm năm xa cách. Con người Phong ít thay đổi, chỉ mập và trắng ra. Đầu tóc được chăm sóc, nhuộm đen thật kỹ trông gương mặt trẻ lại chừng hơn chục năm. Qua vài phút xúc động, câu đầu tiên của họ : Thật không ngờ, rồi chúng ta cũng gặp lại nhau tại đây.

Hoàng đã nhiều lần du lịch và thăm bạn bè định cư rải rác tại nhiều tiểu bang trên đất Mỹ. Nhưng với Phong, đây là lần đầu tiên anh đến Châu-âu. Hoàng đã chuẩn bị một chương trình dành cho Phong từ việc viếng thăm đền đài danh lam thắng cảnh tại Pháp đến một chương trình bỏ túi vòng quanh các quốc gia lân cận.
Phong muốn biết đời sống tại Châu âu :

- Lần đầu tiên đến Pháp tôi ao ước tìm hiểu đời sống ở đây, anh có thể...

- Sẵn sàng nhưng nhiều chuyện lắm, cần thời gian, nhớ đến đâu kể đến đó. Những gì tôi trình bày với anh qua lối nhìn riêng của tôi, không biết có thích hợp với anh không.

Phong trả lời ngay :

- Tôi nghĩ là có vì chúng ta cùng chung một suy nghĩ và nhiều hoàn cảnh giống nhau.

Trên đường về nhà, trước tiên hai người trao đổi với nhau những ngày cuối cùng tại Việt nam, Phong đặt câu hỏi trước :

- Hoàn cảnh anh thế nào ? Anh Hoàng, trước và sau khi đến xứ nầy ?

- Tôi được thả ra sau anh đúng một tháng, vội vã xuống Rạch Giá nhưng lúc đó anh đã bị bắt trở lại sau chuyến vượt biên. Sau đó không lâu tôi may mắn được tháp tùng theo chuyến vượt biên do một linh mục tổ chức, đi nguyên cả làng đánh cá tại Phước Tỉnh, Vũng Tàu. Gia đình vợ con đi đủ. Tôi đã chọn Pháp làm quê hương thứ hai mặc dù tôi được phái đoàn Mỹ, như anh đã biết, xếp vào loại ưu tiên. Qua đến đây cũng đi cày như mọi người... Bây giờ các con đã khôn lớn và có gia đình.

Hoàng đưa gói thuốc cho Phong :

- Còn anh, kể vụ vượt biên bị bắt..

- Thật tôi không ngờ vợ tôi cấu kết với thằng bồ của nó đã cướp hết tài sản và còn gài cho tôi đi tù. Màn ác độc không chỉ đơn giản đi báo công an bắt mà thôi mà còn mua chuộc bằng một số tiền lớn để khép cho tôi đủ các thứ tội, mục đích làm sao để tôi chết rục trong tù.

Ngưng giây lát, Phong tiếp :

- Sở dĩ tôi biết rõ là do công an kể lại.

Thấy Hoàng thắc mắc, Phong giải thích :

- Gì cũng do tiền cả anh. Ngay hôm sau ngày bị bắt, chú tôi đã thương lượng thẳng với đám công an đang lập biên bản hồ sơ gỡ tội cho tôi. Nhận tiền xong chúng cho biết, nếu vượt biên bị bắt một cách bình thường thì không khó gì, đàng nầy có người đứng ra tố cáo đích danh một tù cải tạo được thả về chưa đầy nửa tháng, đứng ra mua tàu tổ chức vượt biên thì khó bỏ qua được. Tuy nhiên nể tình hay nể tiền gì đó của chú tôi, họ lập nhẹ biên bản một chút và chỉ đưa đi cải tạo một thời gian ngắn hạn.

- Bao nhiêu lâu ?

- Sáu tháng. Chú tôi phải dốc hết gia tài vàng bạc để cứu tôi ra. Trong thời gian ở tù, chính tên công an bắt tôi trên đường xuống tàu cũng tiết lộ đầu đuôi như sau : Chú tôi đã mua bãi một cách an toàn để tất cả xuống thuyền có bảo vệ canh gác đàng hoàng. Nhưng vợ tôi chồng thêm cho công an một số vàng lớn để làm theo kế hoạch của thằng bồ nó. Ngày giờ địa điểm số người xuống tàu vẫn như cũ, chỉ có lộ trình được thay đổi và chia thành hai nhóm. Nhóm do vợ tôi gồm gia đình của thằng bồ và đám thợ máy sẽ xuống tàu bằng một lộ trình mới. Tôi và bạn bè sẽ theo lộ trình cũ như đã thỏa thuận với công an. Đến giờ hẹn, tôi và gia đình người bạn bị chận bắt ngay trên đường di chuyển đến nơi neo tàu. Tôi tưởng có sự lầm lẫn nên vội phân trần với tên công an trưởng toán :

- Thưa anh chắc có sự nhầm lẫn, các anh đã thỏa thuận với chúng tôi kia mà.

Tên công an mắng ngay vào mặt tôi :

- A thằng ngụy nầy, mày dám bôi bác cách mạng hả ? Còng đầu chúng nó lại dẫn hết về đồn.

Lúc đầu tôi tưởng vợ tôi và đám thợ máy cũng bị gạt như chúng tôi. Nhưng suốt đêm cho đến hết ngày hôm sau không thấy một ai trong nhóm vợ tôi bị bắt trở lại. Như vậy tất cả đã đi trót lọt trong đêm hôm qua.

Trong lúc đang lập biên bản chú tôi hớt hãi chạy vào to nhỏ gì đó với xếp đồn và tên công an khu vực. Tối đến tên xếp đồn gọi tôi lại, vỗ bàn nạt :

- Anh biết tội anh lớn lắm không ? Vừa được Cách mạng tha về, tưởng anh sẽ trở nên lương thiện chuẩn bị lên đường đi kinh tế mới không ngờ anh to gan dám tổ chức vượt biên rồi còn bao che cho người nầy người kia đi theo. Tôi sẽ cho anh đi cải tạo suốt đời.

Tuy lớn tiếng nói trước mặt mọi người như vậy nhưng sau đó không còn ai, viên xếp đồn nói nhỏ vào tai tôi :

- Tôi và chú anh là chỗ quen biết, nể tình tôi lập biên bản nhẹ cho anh.

Tôi chỉ biết cúi đầu thưa :

- Dạ cám ơn anh.

Trước khi cho trở về phòng giam tạm, viên trưởng đồn còn lớn giọng cố ý cho viên công an trực ban nghe :

- Xã hội tư bản các anh thật thối nát, vợ đã ngoại tình cướp đoạt tài sản trốn đi cùng nhân tình mà còn âm mưu hại thằng chồng đến tù mục gông ! Văn minh của các anh là thế đấy !

- Bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao vợ tôi lên trại tù thăm hằng tuần, lúc nào cũng năn nỉ viết thư cho chú tôi, yêu cầu ông ta đào vàng lên đưa cho nó để chuẩn bị trước. Chú tôi biết vợ tôi đang quan hệ với một người đàn ông, nhưng khi lên thăm nuôi tôi chú tôi không đề cập đến vấn đề nầy mà chỉ dặn :

- Cháu yên chí đi, nơi chôn vàng chỉ có một mình chú biết. Bây giờ cháu phải nhớ nằm lòng, nếu chú có chuyện gì bất trắc, ngày sau cháu có thể lấy vàng lên được. Cha mẹ cháu để lại hai mươi ký vàng, do chính chú chôn trong mộ của một người bà con trong họ tộc chúng ta tại nghĩa địa làng... xã... quận... Rạch giá. Trên mộ có tấm bia cũ mang tên Trần văn ... chết năm 1945. Vợ cháu năn nỉ hoài nhưng chú không thể tiết lộ được. Cháu đừng yếu lòng nghe theo lời vợ cháu mà đưa chú vào thế khó xử. Cứ yên tâm học tập, chú không đào vàng lên trước khi cháu được về. Chú sẽ cầm thế đất đai nhà cửa của chú lấy tiền đặt cọc chiếc tàu đi biển. Ngày cháu ra trại mọi việc đều sẵn sàng.

- Thế sau khi ra tù, anh trốn bằng cách nào ?.

- Cha mẹ tôi phải chuyển tiền về để có phương tiện ra đi. Bụt nhà không còn thiêng nữa, tôi đổi hướng đi tại Cần thơ theo lối bán chính thức. Qua đến Mỹ năm 1981.

- Bây giờ như thế nào ?

- Qua Mỹ đã lập gia đình với một bà cũng gốc miền Nam. Có với nhau hai đứa con, chúng nó đã lớn và có gia đình cả rồi. Trước kia tôi đi làm trong siêu thị, sau tiếp tục học học ngành điện toán và làm trong ngành nầy cho đến nay. Sang năm sẽ về hưu, có lẽ sẽ qua thăm anh chị dài dài.

Xe chạy chậm lại khi bắt đầu vào thành phố, vòng vo một hồi rồi bị kẹt cứng giữa đại lộ, không thể quay đầu trở lùi vì đoàn biểu tình đang đi ngang. Phong chuyển đề tài :

- Theo tin tức kể lại cũng như thấy trên Báo chí thì, Châu-âu nói chung, Pháp nói riêng đời sống càng ngày càng khó khăn. Tại sao anh không nghĩ đến vấn đề qua sống tại Mỹ .

Hoàng trả lời ngay không suy nghĩ :

- Đúng vậy Pháp không còn là thiên đường lý tuởng như trước đây vài chục năm, nhưng tôi yêu nước Pháp mến người Pháp. Tuổi vợ chồng tôi bắt đầu về chiều, sống tại đây cảm thấy thoải mái không có vấn đề gì. Đây xem như quê hương những ngày cuối cùng của chúng tôi. Mùa lạnh đi đến xứ nóng tìm ánh nắng mặt trời, mùa hè về trở về với khí hậu dễ chịu tại đây.

- Thế anh không bực mình về những vụ xuống đường đình công như cơm bữa ?

- Riết rồi cũng quen, ngày nào không có biểu tình đình công, thành phố như thiếu một cái gì đó, đôi lúc cảm thấy ăn cơm không ngon !

Hai ngưòi cười vang sau câu nói của Hoàng.

- Chuyện gì mà ngày nào cũng biểu tình ?

- Đủ mọi chuyện từ A đến Z, ở đây bất cứ chuyện gì cũng xuống đường. Những đảng phái đối lập, phong trào Cộng Sản và tổ chức tay sai, nghiệp đoàn chuyên nghiệp về biểu tình cho đến những người đi biểu tình lãnh tiền thưởng đều ở trong vị thế sẵn sàng, chỉ vài phút là cờ xí, khẩu hiệu, kèn trống xuất hiện đầy đường. Người ta không lạ gì những gương mặt thường trực lúc nào cũng xuất hiện trên vô tuyến truyền hình hoặc trong các lần xuống đường, số người nầy không dẫn đầu đám biểu tình thì cũng len lỏi bên trong để kích động.

Phong thắc mắc :

- Anh nói một số người biểu tình chuyên nghiệp và có lãnh tiền thưởng ?

- Đúng anh, vấn đề chuyên nghiệp chắc anh đã đoán được phần nào. Đây là các nghiệp đoàn tay sai của đồng tiền. Nếu có xứ nào, đảng phái nào hay cơ quan nào trả tiền cho các tay chủ chốt, chúng sẽ chi ra chút ít cho đàn em để sẵn sàng xuống đường. Trước đây vợ tôi làm việc trong một công ty, các nghiệp đoàn lớn chi phối hoạt động của công ty cũng như những người làm việc tại đây. Mỗi lần có đình công xuống đường biểu tình, nghiệp đoàn yêu cầu, đôi lúc ép buộc hù dọa nhân viên phải tham gia…Sau mỗi lần như vậy, nghiệp đoàn tổ chức khao thưởng bằng những bữa tiệc tại nhà hàng. Đây chỉ nói đến nhân viên bị ép buộc, cán bộ nghiệp đoàn dĩ nhiên được những ân huệ lớn hơn nhiều. Đồng ý với anh, các nghiệp đoàn họ có cơ sở kinh doanh, nhưng chỉ hình thức bên ngoài mà thôi.

Đốt tiếp điếu thuốc thứ hai, Hoàng tiếp :

- Thành phần xuống đường chuyên nghiệp, trước tiên phải đề cập đến mấy tay lãnh đạo vừa có tiền sống phè phởn vừa đầu tư chính trị, vì chường mặt ra hoài trước sau gì cũng kiếm được một ghế đại diện dân. Tệ lắm là nghị viên xã, thành phố rồi tiến lên dân biểu nghị sĩ quốc hội Pháp hay Cộng đồng chung Châu Âu ! Thứ đến những con chốt thi hành mệnh lệnh, có thể tính đa số trong những người rỗi rảnh ở nhà hưởng trợ cấp thất nghiệp, những ông bà nhập lậu vào đây không có giấy tờ, không có công ăn việc làm cũng như không có chỗ ở cố định.

- Như vậy nghiệp đoàn tại Pháp mạnh lắm ?

- Đúng, với luật lệ tại đây nghiệp đoàn chẳng những có tiếng nói mà thế lực còn rất mạnh.

- ?

- Những người lãnh đạo sợ dân, hay nói đúng hơn sợ mất phiếu. Vì một khi bước chân vào chính trường bằng con đường tắt qua lá phiếu do dân bầu, họ sẽ làm bất cứ gì để bảo vệ ghế ngồi suốt đời.

- Ủa, không có thời hạn cho các vị dân cử hay sao ?

- Có chứ, nhưng một người đã vào được đây, nếu biết khôn khéo, họ có thể ở trong vị thế dân cử hàng vài chục năm, từ chỗ nầy qua chỗ khác. Có thể lên đến tột đỉnh danh vọng hoặc đôi lúc tụt xuống làm nghị viên xã…miễn làm sao bám được chiếc ghế dân cử thì thôi.

- Tôi theo dõi báo chí nghe đế cập đến có nhiều hình thức xuống đường. Anh cho biết rõ hơn được không ?

- Ngộ lắm, không chỉ người lớn khỏe mạnh xuống đường mà thôi mà trẻ con còn nằm trong nôi, xác chết, heo bò gà vịt, trái cây hoa quả, thuyền bè, xe cộ, xăng dầu....đều xuống đường ăn vạ.

- Theo ý anh ?

- Pháp là thiên đường của tự do bình đẳng có thể nói nhất địa cầu. Dân chúng lợi dụng tối đa những gì hiến pháp cho phép. Nhưng không nên vơ đũa cả nắm và dĩ nhiên cũng có những cuộc đình công xuống đường đòi hỏi quyền lợi rất chính đáng của các thành phần trong xã hội. Ngoài công tư chức trong các ngành nghề đến các trường hợp đặc biệt của các thẩm phán, cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, y tá bác sĩ trong các bệnh viện…xuống đường phản đối chính phủ, đòi hỏi quyền lợi. Ngoài ra còn những vụ xuống đường chống đối nhau giữa các đối tượng tư nhân với nhau.

Phong ngạc nhiên :

- Chuyện giữa tư nhân với nhau cũng đem ra đây ?

Hoàng giải thích :

- Gần đây một số dân chúng xuống đường để phản đối những việc cướp cạn của các cơ sở bảo hiễm tư nhân...

Nghỉ một lát, Hoàng tiếp :

- Anh có thể tưởng tượng được không, như việc bất đồng giữa Ban giám đốc và nhân viên hốt rác thành phố. Chỉ là việc nội bộ của một công ty tư nhân, nhưng họ đã đình công cả mấy tuần lễ. Rác chất đống trong hầm métro ngập tới đầu trên các ngã đường Thủ đô. Nổi bật đáng nói nhất là các tài xế xe vận tải, một khi có gì bất đồng với chủ hay một quyết định nào của chính phủ, nghiệp đoàn nầy dàn xe hàng, chận bít các trục lộ chính trên toàn cỏi nước Pháp, vây kín các bồn xăng, bít các hải cảng và các cửa biên giới. Chắc anh còn nhớ cách đây vài năm, một cuộc ăn vạ được cả thế giới biết đến là hàng trăm ngàn xe vận tải đã làm tê liệt toàn bộ sinh hoạt nước Pháp trên một tuần lễ. Kết quả hàng triệu gia súc chết đói vì không được tiếp tế thức ăn. Hàng trăm ngàn tấn đồ tươi bị hư thối trong các xe hàng. Các siêu thị không có hàng để bán, vật giá leo thang vì số lượng cung không đủ cầu v..v...

Phong nghe một cách thích thú. Hoàng vẫn thao thao :

- Không biết anh đồng ý với tôi không, người sống tại các xứ tự do có quyền hành xử quyền đình công bãi thị, biểu tình theo luật nhưng không thể nhân danh các thứ quyền nầy để vi phạm trầm trọng tự do, quyền lợi, của cải vật chất và sinh mạng của người khác.

Phong gật gù :

- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh.

Hoàng tiếp :

- Ngoài ra phải tính đến các ông công chức trong ngành vận chuyển công cộng như xe buýt, métro, xe lửa, máy bay...Các ông bà nầy làm việc ít giờ, lương cao nhưng không bao giờ bằng lòng. Họ dùng các phương tiện có trong tay như xe buýt, xe điện ngầm, tàu lửa, máy bay làm phương tiện đòi hỏi quyền lợi một cách quá đáng, phải nói là lố bịch thì đúng hơn. Những nghiệp đoàn nầy luôn kiếm cơ hội để đình công bắt chẹt chính phủ đòi hỏi yêu sách. Nhất là vào các dịp nghỉ hè lớn nhỏ, các cuộc thi đấu thể thao, lễ lộc hay những ngày trước bầu cử, nghĩa là những lúc người dân cần nhiều phương tiện di chuyển. Kết quả những cuộc nghỉ hè lớn nhỏ đình trệ, khách đến xem thi đấu không có phương tiện để đi.

- Như vậy trung bình mấy ông bà tài xế nầy đình công bao lần trong một năm.

- Không biết được, nhưng cứ tính sau khi nghiệp đoàn tài xế, phi công đình công, đến nghiệp đoàn thợ máy, nghiệp đoàn bán vé, nghiệp đoàn soát vé, nghiệp đoàn quét rác làm vệ sinh nội bộ cũng tổ chức nối đuôi nhau đình công. Chính phủ nhượng bộ một cho nghiệp đoàn nầy, các nghiệp đoàn khác nối đuôi làm tới ăn theo đòi hai, ba... như vậy các cuộc đình công ăn vạ cứ tiếp tục kéo dài…

Không đợi Phong có ý kiến, Hoàng tiếp :

- Tệ hơn nữa, có những trường hợp không thể chấp nhận được. Các nhà trồng cây trái, đánh bắt tôm cá, nuôi heo bò một khi không đạt được một yêu cầu gì thì đem sữa, trái cây rau cải, tôm cá đổ bừa bãi trước trụ sở xã, sở thuế, tòa đô chánh để phản đối. Hoặc có lúc chủ chi tiền cho đàn em đến các siêu thị, các khu chợ ngoài trời đạp đổ sạp hàng của những tiểu thương để phản đối việc bán giá rẻ đối với hàng hóa nhập từ các xứ trong liên minh Châu âu hay từ các nơi khác. Thật là một phí phạm lớn, trong lúc tại trên đất Pháp nầy, những Restaurant du coeur đang cần từng hộp sữa, cân cá, ký rau để giúp hàng trăm ngàn người đang sắp hàng để xin chén xúp, khúc bánh mì…. Đây có phải là hành động của người văn minh trí thức hay vẫn còn ăn lông ở lổ ?

- Chính phủ không có biện pháp sao ?

- Nếu các cuộc biểu tình diễn hành trật tự, đúng theo lộ trình đã đăng ký sẽ được Cảnh sát hướng dẫn bảo vệ. Cảnh sát chỉ can thệp mỗi khi có bạo động, đập phá cướp bóc…

- Tại sao chính phủ không mạnh tay ?

- Biểu tình ăn vạ nằm trong thế trao đổi và bắt chẹt lẫn nhau. Để tránh mất mặt với quốc tế và nhất là tránh mất phiếu trong kỳ bầu cử, thường thường chính phủ phải nhượng bộ những điều kiện và những yêu sách của họ.

- Như vậy không có cách gì để giải quyết ?

Thở dài một lúc, Hoàng tiếp :

- Như anh biết tại các xứ tự do dân là trên hết. Nhưng cũng có những chính quyền phải nói là sợ dân, sợ những tập đoàn, những nhóm sắc dân nào to miệng la làng, ăn vạ giỏi... Hơn nữa các quan chức sợ trả thù, sợ mất phiếu và mang tiếng là kỳ thị chủng tộc, nên đôi lúc lại ngấm ngầm đi đêm với nhau.

- Anh nói sao về thành phần to miệng la làng ?

- Ở đây ai to miệng lớn giọng thì thắng. Vài sắc dân đến đây chính thức hay không, trước tiên họ ghi danh ngay vào các nghiệp đoàn để được bảo vệ đồng thời nhập ngay vào cộng đồng sắc tộc của họ để có tiếng nói. Chính phủ thường sợ các nghiệp đoàn nầy gây náo loạn và nhẹ tay với các cộng đồng ăn vạ, sợ mang tiếng bài ngoại đồng thời muốn bảo vệ hai chữ nhân quyền truyền thống. Có thể xem đây một yếu tố quan trọng, các nhóm thuộc các sắc tộc đạt được yêu cầu lần nầy họ sẽ làm tới trong các dịp khác. Ngược lại những nghiệp đoàn nhỏ hay các thành phần không có nghiệp đoàn thường bị thua thiệt nhiều.

- Thành phần nào ?

- Tôi lấy ví dụ những người thợ làm bánh mì bánh ngọt, một nghề quan trọng và cần thiết trong đời sống hằng ngày của dân Pháp. Họ đơn độc làm việc trong bóng tối, bị bóc lột từ hàng chục năm qua nhưng đâu vẫn vào đó.

Phong ngắt lời :

- Thợ bánh tây được trọng dụng và lãnh lương cao ở Mỹ, Pháp là xứ bánh mì bánh ngọt nổi tiếng thế giới sao lại…?

- Không kể đến các người làm bánh bậc thầy trong các hãng bánh danh tiếng hay các công ty sản xuất lớn. Đây tôi đề cập đến những thợ làm bánh mì bánh ngọt trong những tiệm nhỏ, mỗi nơi chừng vài ba người tối đa. Trên nguyên tắc hay trên hợp đồng đều có đề cập đến giờ giấc, nhưng thực tế họ phải làm việc theo nhu cầu, nghĩa là làm khoán người thợ phải hoàn tất việc trước khi về. Lương của thợ nếu chưa thâm niên trong nghề, chủ chỉ trả tương đương với bậc lương thấp nhất theo luật định, nếu chia đều cho số giờ làm việc thì quá thấp. Trong ngành nầy không có vấn đề 35 giờ một tuần. Ở Pháp thì đủ các thứ lễ trong năm. Ngoài các lễ lớn như Sinh nhật, Tết, Phục sinh, lễ tình nhân, lễ cha, lễ mẹ rồi đến bà ngoại…còn các lễ đặc biệt về bánh như bánh crêpe, bánh galette…Lễ nầy vừa chấm dứt người thợ phải quay qua làm những loại bánh đặc biệt của lễ khác. Nghề làm bánh không có ngày nghỉ vào các ngày lễ và cuối tuần. Thợ được luân phiên nghỉ vào giữa tuần, người nầy phải gánh thêm việc cho người khác. Mỗi ngày họ phải bắt tay vào việc từ hai, ba giờ khuya để có bánh bán vào buổi sáng. Nếu xong nhu cầu trong ngày chủ lại tạo ra chương trình làm bánh dự trữ để vào phòng lạnh. Chủ tiệm thường xuất thân từ nghề nầy, từng bị bóc lột trong thời làm công, một khi có cơ hội ra làm chủ thì việc bóc lột lại đàn em sau là chuyện thường tình. Nghề làm bánh tổn hại nhiều cho sức khỏe khi tiếp xúc với đường và bột nhưng không thấy trả phần phụ trội các bệnh về nghề nghiệp…Một người thợ khi được thâu nhận vào làm việc, nếu có đặt câu hỏi về giờ giấc, về sức khoẻ, chủ trả lời ngay không cần suy nghĩ, nghề nầy là vậy thích ở lại làm không thích thì cứ ra đi. Ít có người thợ nào làm tại một tiệm bánh trong vài ba năm, họ kiếm cách thoát ra để cầu may một chỗ nào đó dễ chịu hơn. Nhưng thực tế các tiệm bánh nào cũng như nhau. Tính đổ đồng tại Pháp có trên vài trăm ngàn thợ làm bánh trong các tiệm nhỏ không có nghiệp đoàn. Ngược lại đám chủ nhân họp nhau lại thành nhiều nghiệp đoàn, mặc tình bóc lột những người thấp cổ bé miệng. Có ai nghĩ đến những người thợ đáng thương nầy không ? Tôi nghĩ một ngày nào đó, những người làm bánh có cơ hội xuống đường đình công chừng năm bảy ngày xem người Pháp, ngày ăn hai lần bánh mì có sáng mắt ra không !

Quá kẹt xe không thể di chuyển được nữa, Hoàng đề nghị vào tiệm uống café nhân tiện nói chuyện thoải mái hơn. Phong đồng ý ngay. Kêu café xong, Hoàng tiếp :

- Có những trường hợp đau lòng phải kể anh nghe. Một thanh niên lấy trộm xe hơi, chạy trốn gây tai nạn cho người đi đường. Cảnh sát rượt bắt gây náo loạn trong thành phố, cuối cùng phải bắn chết tên trộm. Tưởng sẽ nhận được khen thưởng, không ngờ người cảnh sát đã lập công trở thành vật hy sinh, ra tòa bị khiển trách và mất chức. Chẳng qua vì đã đụng chạm đến một tên cướp thuộc sắc dân to miệng ăn vạ hay nhất trên đất Pháp.

- Thế dân nhập cư tại đây nhiều và có thớ vậy sao ?

- Chính thức, theo thống kê khoảng chừng mười triệu, nhưng không chính thức, tức là nhập lậu và ở lậu không giấy tờ thì quá lớn và họ thường tập trung tại thủ đô và các thành phố lớn. Chính thành phần nầy đã phá nát nước Pháp. Đây là đất hứa, là thiên đàng, những ai đến được Pháp dù dưới hình thức nào cũng hưởng ngay được chính sách nhân đạo của Pháp nhất là con nít và đàn bà. Họ được hưởng quyền lợi an sinh ngay từ ngày đầu như một người Pháp. Pháp bị thâm thủng ngân sách nặng nề cũng vì chính sách nhân đạo nầy. Việc chi tiêu trong chương trình bảo vệ sức khỏe, trợ cấp nhân đạo, nuôi dưỡng đào tạo giải trí cho trẻ em lẫn người lớn phần lớn đều lọt vào tay những người nhập cư. Cũng nên nói cho anh biết, gia đình nào có từ ba con trở lên, được hưởng rất nhiều quyền lợi. Quyền lợi nầy còn tăng lên thêm theo số lượng từng đứa con tiếp theo. Người Pháp chỉ sanh một hoặc hai đứa con tối đa, trong lúc các các sắc tộc khác, gia đình nào cũng không dưới ba bốn con, mà đa số có từ năm sáu con trở lên. Thậm chí có gia đình một chồng hai ba vợ, với trên hàng chục đứa con. Chỉ cần tính tổng số tiền trợ cấp về gia đình đông con, họ kiếm được gần hai đầu lương của một người thợ mới vào nghề. Những bà mẹ chỉ cần đẻ và lãnh tiền trợ cấp. Con lớn lên cứ việc thảy chúng ra đường đi bụi đời, việc nuôi và giáo dục con cái đã có chính phủ lo. Mua nhà rất dễ dàng, tiền trả nợ nhà hàng tháng còn thấp hơn nhiều trợ cấp chính phủ trong thời gian con cái họ còn trong tuổi vị thành niên. Ví dụ trường hợp gia đình có bảy tám đứa con, đứa đầu mười tuổi, đứa cuối một tuổi, người mẹ còn mang thêm cái bầu nữa… dù chủ gia đình làm lương thấp nhất cũng được mua căn nhà lớn 5 phòng, chỉ cần ký giấy mua, khỏi đóng tiền, nhà trả góp hàng tháng không mất đồng nào. Quan niệm của số người nầy, sinh con để kiếm lợi, tương lai chẳng cần biết đến. Con lớn lên học được ít chữ đã đi bụi đời, phá làng phá xóm. Anh xem tin tức mỗi ngày sẽ thấy, chín trên mười trẻ vị thành niên bị bắt giữ đều thuộc các sắc tộc nầy. Chỉ tội nghiệp cho người Pháp chân chính, nhất là những cặp vợ chồng trẻ lo làm việc, đóng thuế và không chịu sinh con. Thật buồn không biết nước Pháp tương lai sẽ đi về đâu. Một thống kê cho thấy, hiện nay trong các bệnh viện, số trẻ con trắng chào đời hằng năm chỉ bằng một phần năm trẻ con màu đen, màu nâu, màu vàng... Tình trạng nầy kéo dài trong vài chục năm nữa, ra đường không tìm thấy người Pháp trắng thật sự. Họ sẽ trở thành thiểu số và an phận quay về sống tại miền quê.

Phong thắc mắc :

- Thế người Việt chúng ta tại đây.

- Lớp trẻ bây giờ chỉ sanh một hai đứa tối đa.

- Còn những vấn đề khác.

- Hẹn anh lúc nào rỗi rảnh.

- Chắc anh còn buồn cho tương lai nước Pháp dưới nhiều khía cạnh khác ?

- Chúng tôi đã đến đây được nước Pháp và người Pháp cưu mang, được hưởng những ân huệ của xứ nầy. Chúng tôi xem đây như quê hương thứ hai là tương lai của con cháu. Không muốn thu mình sống tạm bợ mà phải vươn lên làm một công dân có bổn phận bảo vệ phục vụ và xây dựng đất nước. Chúng tôi không thể an phận như đa số người Pháp thầm lặng ! Đã hai mươi lăm năm nay, chúng tôi không bỏ sót một lần bầu cử nào và rất buồn khi thấy người Pháp chú trọng việc đi nghỉ cuối tuần quan trọng hơn đi bầu. Chưa đến hai mươi lăm phần trăm dân Pháp chính cống đi bầu (Tính trung bình trong 50% số người đi bỏ phiếu, so với tổng số người có tên trong danh sách) trong lúc các thành viên các nghiệp đoàn thuộc tổ chức Cộng Sản, các tổ chức đoàn thể vớ vẩn, các công dân gốc nước ngoài đều sốt sắng làm nhiệm vụ công dân !. Còn rất nhiều vấn đề nữa, ví dụ như những nhân tài trẻ của Pháp bỏ xứ ra đi tìm đến những nơi biết trọng dụng người, nơi dễ kiếm việc làm, lương cao mà đóng thuế thì ít...

- Còn thành phần nào nữa anh ?

- Giới giàu có thì vào quốc tịch các nước như Thụy sĩ, Monaco, Bỉ, Hòa Lan...rồi đưa gia tài đồ sộ của họ đến đây với một lý do đơn giản : thuế lợi tức đóng ít. Đa số hãng xưởng dọn ra ngoại quốc để hưởng ưu đãi về hành chánh, ngân hàng, thuế khóa. Lý do tiếp, lương nhân công xứ ngoài quá rẻ ngược lại họ cần cù làm việc, không ỷ lại vào nghiệp đoàn, không xuống đường biểu tình đòi hỏi yêu sách. Một điều nghịch lý, thành phẫm sau khi hoàn tất tại nước ngoài tái nhập lại vào đất Pháp, nhưng vẫn bán giá cao trong lúc dân chúng tại đây mất việc làm.

- Vấn đề thất nghiệp ?

- Con số thất nghiệp cứ lên cao dần. Nạn thất nghiệp là bệnh nan y của thế giới chứ không riêng gì nước Pháp. Đã là bệnh nan y, không thể đơn giản chữa trị bằng cách bôi thuốc đỏ bên ngoài mà phải cam đảm chữa trị tận gốc.

- Có cách nào để…?

- Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng rốt cuộc vẫn không chận đứng được vì những vá víu nghịch lý. Có thể thử một giải pháp cách mạng xem kết quả ra thế nào. Hãng xưởng đóng cửa càng ngày càng nhiều vì chủ không muốn mướn thêm người với một lý do rất đơn dản, ngoài việc trả lương còn phải gánh thêm phần đóng góp cho chính phủ. Đây là trở một trở ngại, các vị lãnh đạo thử nghiên cứu bỏ việc đóng góp bắt buộc (Cotisation) của các công ty lớn, vừa và nhỏ cũng như các cơ sở thương mãi sản xuất có tính cách gia đình (Artisanal) mỗi khi họ thu dụng một người thất nghiệp vào làm việc. Với trên hai triệu ba trăm ngàn người ghi danh xin việc làm, chính phủ trả trợ cấp hàng tỉ mỗi tháng. Ngoài tiền phụ cấp thất nghiệp, chính phủ còn trả thêm cho những người bị bắt buộc đi học một nghề chỉ định. Nhưng hoàn toàn vô ích, khi học xong không ai chịu đi làm nghề mới mà quay trở lại ghi danh tiếp tục đi kiếm việc làm. Làm một bài tính để xem chính phủ đã chi ra bao nhiêu hàng tháng cho chương trình thất nghiệp? Nếu đem tổng số tiền trợ cấp nầy bù đắp một phần hay toàn bộ cho người chủ về khoản đóng góp bắt buộc thì chắc chắn số người thất nghiệp sẽ không còn bao nhiêu. Thất nghiệp giảm đương nhiên sẽ loại được một số người thất nghiệp 'chuyên nghiệp', lợi dụng kẻ hở của luật lệ, hưởng trợ cấp thất nghiệp từ năm nầy qua năm khác dưới nhiều hình thức khác nhau.

Phong chuyển vấn đề sang Châu-Âu :

- Chắc sẽ có thay đổi nhiều sau khi Châu-âu trở thành một khối lớn gồm hai mươi lăm quốc gia.

- Tương lai chưa biết đi về đâu, nhưng theo tôi sẽ không sáng sủa gì.

- Lúc đầu anh ủng hộ ?

- Hoàn toàn không. Châu âu muốn thành lập một khối lớn nặng ký có thể đối đầu hay để qua mặt Mỹ cũng như khối Á châu về nhân số, quân sự, chính trị và kinh tế. Nhưng theo tôi chắc chắn Châu âu không thể tạo được mô hình 'hiệp chủng' giống như Mỹ. Hai bên bờ đại dương hoàn toàn khác nhau. Trước tiên, Mỹ là một 'tạp chủng' đúng với tên gọi của nó, gồm những sắc dân từ Âu, Á Phi, Mỹ châu Latin đến lập nghiệp nơi đây, trên người vỏn vẹn vài bộ áo quần. Họ bỏ dần văn minh phong tục tập quán, bỏ luôn tiếng mẹ đẻ...và chấp nhận một cuộc đổi đời để cùng xây dựng một quốc gia. Trong khi hai mươi lăm xứ tại Châu-âu, có thể sẽ lên đến ba chục trong tương lai, đã có những nền văn minh khác biệt, tiếng nói và văn hóa không đồng nhất. Hơn nữa, niềm tự hào dân tộc của từng sắc dân họ không dễ dàng quên đi một sớm một chiều để chịu sự chi phối của những nhóm đa số. Văn minh truyền thống dù tính đến hàng trăm năm sau vẫn còn những cách biệt lớn lao...Thứ đến, hai mươi lăm nền kinh tế quá chênh lệch, có xứ nguồn thu nhập quốc gia chỉ quanh quẩn trong ngành du lịch. Có xứ giàu có, mức thu nhập người dân bình quân gấp đến mười xứ khác. Giá trị nhân công cũng như hàng hóa phẩm còn cách biệt bởi những đường ranh giới đậm nét. Đã nhiều tranh chấp trầm trọng trong sản xuất, trong nông nghiệp. Để xây dựng một Châu âu hùng mạnh trong mai sau, trước mắt những xứ giàu phải đùm bọc xứ nghèo. Dù được gọi là giàu, nhưng đời sống đại đa số dân chúng vẫn còn quá khó khăn. Người dân phải bóp bụng đóng những số tiền lớn hàng năm để nuôi xứ nghèo và đám người điều hành ở trung ương. Thật ra vấn đề giúp đở xứ nghèo có thể chấp nhận được, nhưng đóng tiền để trả tiền lương, các chi phí phụ thuộc xa xí của cái quốc hội Châu Âu và nhân viên các ngành thì khó chấp thuận. Cả trăm ngàn người từ dân biểu, công chức lớn nhỏ các bộ các ngành, đến thư ký và tài xế riêng của họ đều tiêu xài vô tội vạ từ tiền máy bay, xe cộ xăng dầu để di chuyển, ăn ở khách sạn, áo quần, thông tin liên lạc đến việc tiếp tân du hí...thì quá lắm. Đã mấy nhiệm kỳ, đám người nầy đã làm được gì cho Châu-Âu ! Đây là vấn đề cần phải đặt ra và suy nghĩ lại.

Vì quyền lợi trước mắt, hai mươi lăm thành viên chấp nhận ngồi chung với nhau, nhưng sẽ kéo dài được bao lâu. Một ví dụ nhỏ, các cửa biên giới phải hoạt động trở lại một phần nào sau một thời gian ngắn bỏ ngõ. Những bất đồng về quyền lợi đã diễn ra, cá lớn cấu kết với nhau hiếp cá bé, việc chia nhau ghế ngồi hưởng lợi tại trung ương không đồng đều. Những âm ĩ nầy có thể dập tắt được hay sẽ bùng nổ một ngày gần đây. Mội ít người không đồng ý với tôi, họ cho rằng những gì làm ngày hôm nay, mục đích cho một Châu âu trong tương lai lâu dài. Bây giờ đóng góp để xây dựng cho các thế hệ mai sau... Nhưng trong bao nhiêu lâu ? Hai mươi, năm mươi hay trăm năm ? Cuộc diện thế giới ngày nay sẽ thay đổi nhanh như trở bàn tay, những đóng góp của chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta sẽ đi về đâu. Tôi quan niệm cái gì thực tế, dùng số tiền lảng phí đó để giúp nhau chống nghèo đói bệnh tật. Hàng chục triệu trẻ em chết vì thiếu cơm, hàng triệu người bệnh chết vì không có thuốc chữa trị. Anh có đồng ý một phần về qua niệm của tôi. Nếu không thì bỏ qua, chúng ta nói về vấn đề khác.

Gần bốn giờ chiều xe về được đến nhà. Vợ Hoàng niềm nở bước ra mở cửa.

- Chào anh, cứ nghe anh Hoàng nhắc mãi, hôm nay anh mới qua chơi. Vào nhà rửa mặt rồi dùng cơm. Trể quá rồi, để hành lý tôi đưa vào sau.

Hoàng đề nghị :

- Vào ăn chút gì trước, ngày còn dài và chuyện thì kể biết bao giờ cho hết.

- Sao cũng được, tôi đã ăn tên máy bay không cảm thấy đói.

Ba người vào nhà, mâm cơm đã sẵn, vợ Hoàng phân bua :

- Chờ cơm trên mấy tiếng đồng hồ, thức ăn đã nguội, để em đưa vào hâm lại. Trong lúc chờ đợi các anh thay áo quần cho thoải mái.

Biết đi đường mệt, vợ Hoàng chuẩn bị món xúp nóng mời khách.

- Bên Mỹ thức ăn nhiều và ngon, tôi không dám làm món ăn Việt nam đãi anh, tôi mời anh trước món xúp theo recette của Pháp.

Hoàng cướp lời vợ :

- Mấy người bên Mỹ qua, vợ tôi đâu dám đãi thức ăn Việt nam. Bà khôn lắm, làm mấy món ăn của Tây, nếu có trật sách vở cũng không ai biết đâu mà chê. Chỉ thấy khách khen nức nở mà thôi. Cả ba người cười lớn rồi ngồi vào bàn.

Sau bữa ăn, hai người bạn không ai chịu đi nghỉ, họ tiếp tục lấy chai Cognac và hai cái ly ra vườn nói chuyện. Vừa rót rượu ra ly, Hoàng giới thiệu :

- Trong thời gian anh ở tại đây, tôi sẽ mời anh thưởng thức các món ăn và các loại rượu của Tây. Thức ăn Việt Nam vợ tôi làm được quanh quẩn vài món chắc chắn không ngon hơn tại Mỹ.

Phong trở lại vấn đề đang dở dang :

- Bây giờ anh có thể cho biết sơ qua người Việt tại đây.

Hoàng chậm rải :

- Nói về hội nhập và những thành công của người Việt tại đây không có gì đặc biệt. Cũng như ở Úc, Đức, Mỹ, Canada. Nhưng nhắc đến sinh hoạt cộng đồng thì hơi buồn một chút, nghĩa là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, không thể kết hợp thành một khối lớn và đoàn kết chặt chẽ như người Hoa, Ấn, Miên, Lào...

- ....?

- Thực ra có nhiều hội đoàn nhỏ sinh hoạt chung quanh các chùa, nhà thờ, các trường đại học. Cũng có vài hội đoàn hoạt động riêng rẽ trong lãnh vực khoa học kỹ thật, nhân đạo. Giới trẻ thì có tổng hội sinh viên, hội hướng đạo, gia đình Phật tử, sinh viên công giáo...

Phong đi vào vấn đề :

- Còn các hội đoàn có tính cách chính trị ?

- Có nhiều chứ. Nhưng vấn đề nầy thì tế nhị. Khuynh hướng người Việt tại đây có thể chia làm năm thành phần. Những người lớn tuổi theo Quân đội viễn chinh qua Pháp lập nghiệp sau 1954. Một số người du học trước 1975 và ở lại đây sau ngày mất nước. Số lớn người tỵ nạn sau 1975 và mới đây, nhiều người sẵn tiền nhiều của qua mua nhà, tạo dựng cơ sở phòng thân mai sau. Cuối cùng anh em lao động xuất khẩu bỏ hàng ngũ cũng như một số người do Hà nội cài lại đã chạy qua đây sau khi Đông Âu từ bỏ chế độ Cộng Sản. Năm kiến thức, năm suy nghĩ và năm lối nhìn khác nhau lẫn lộn giữa hai khuynh hướng chính trị ủng hộ hoặc đối với chế độ Cộng Sản tại Việt nam. Các thành phần trong năm nhóm nầy đã khó nói chuyện với nhau huống chi ngồi chung cùng một hướng. Đã vậy mỗi người là một ông vua, ai cũng tài giỏi, không ai chịu nhường ai.

Trước đây khoảng 20, 25 năm, lúc người tỵ nạn mới đến, hàng trăm hội đoàn phong trào mọc lên như nấm mang toàn danh từ dao to búa lớn. Chỉ nội vùng Paris và phụ cận đã có khoảng trăm phong trào mặt trận mà phần lớn do chồng làm chủ tịch, vợ là...phó chủ tịch. Thời kỳ nầy tôi có tham dự một vài cuộc hội họp tổ chức tại một rạp hát trong Paris 5. Số phong trào hội đoàn ghi tên tham dự lên đến cả trăm, nhưng khi nghe đến việc đóng góp, các ông các bà kiếm cớ đi toillete rồi chui ra ngả sau mất tiêu. Người lãnh đạo thì dùng tiền đóng góp mua trước tiên chiếc Mercedes để có phương tiện hoạt động ! Ngày nay vẫn còn vài hội đoàn tiếp tục đi theo con đường tranh đấu tự do, dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, nhưng so với các hội đoàn do việt cộng chủ trương hoặc giật giây thì vẫn là thiểu số.

Lúc sau nầy mỗi khi đi ngang qua quán café trên lầu Paris Store người ta còn bắt gặp vài ông già xưng tướng tá, thường ngồi tán dốc những chuyện thần thoại ngày xưa và thảo ra nhiều kế hoạch vĩ đại kéo quân về lập quốc sắp đến !

Ngay đến việc tham gia diễn hành nhân ngày Tết Nguyên đán, tổ chức hàng năm ở quận 13, tôi chưa bao giờ thấy xuất hiện một nhóm nhỏ nào mang sắc thái riêng biệt đại diện cho người Việt Nam tại đây. Ngoài cộng đồng người Hoa rồi đến Ân độ, Miên, Lào, Thái.... Đa số người Pháp ít biết phân biệt được người Việt, họ nhìn chúng ta dưới đôi mắt thiếu thiện cảm khi nhầm lẫn chúng ta với những người Hoa đang sinh sống tại đây.

Vừa nghe một cách chăm chú những gì Hoàng nói, Phong uống thêm ly rượu rồi hỏi tiếp về các ngành nghề người Việt đang làm :

- Người Việt làm nghề gì nhiều nhất tại đây ?

- Đủ mọi ngành nghề, cũng khó đưa ra con số. Lớp trẻ thành công nhiều nhất trong giới y khoa, điện toán, khoa học kỹ thuật, hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nước. Lớp lớn tuổi thường thấy trong các hoạt động về nhà hàng ăn hoặc trong một vài cơ sở thương mãi nhỏ, như vài cửa tiệm chạp phô nhập hàng từ Á châu qua đây rồi phân phối lại. Vấn đề thương mãi gần như nằm trọn trong tay của người Hoa tại khu 13, người Việt tại khu nầy chỉ là một con số rất khiêm nhượng.

Ngẫm nghĩ một hồi, Phong bỗng nhiên hỏi tiếp :

- Theo anh, nghề nào ngon lành nhất tại đây.

- Thật khó trả lời câu hỏi nầy thật chính xác.

Hoàng suy nghĩ vài phút, cuối cùng Hoàng cũng tìm ra câu trả lời :

- Theo nhiều người nhận xét, nghề ngon lành nhất của một số ít người Việt tại Pháp là…họ không cần làm việc, nhà cao cửa rộng, hưởng trợ cấp đặc biệt đều đặn của chính phủ, cuối năm không đóng một đồng thuế nào. Hằng ngày có người đem dâng tiền của, phục dịch cơm nước tận miệng. Tài sản có tiền triệu, ra đường có ông còn đi mercedes với tài xế riêng...

Phong ngạc nhiên :

- Những người nào có phước vậy anh ?

- Tôi sẽ đưa anh đi một vòng tham quan nước Pháp, khi anh khám phá ra sẽ thấy thú vị vô cùng.

Trong hai tuần đầu Phong được ngắm các đền đài cung điện, thăm viếng danh lam thắng cảnh, đi thuyền trên sông Seine và lên tận đỉnh Eiffel để nhìn xuống thành phố cổ kính sáng rực ánh đèn ban đêm....Phong cũng chụp được hình những hầm rượu nổi tiếng tại các vùng Bordeaux, Cognac, Reim, Alsacce , Bourgogne. Hai tuần còn lại họ làm một chuyến du lịch bỏ túi đến các thành phố lân cận với nước Pháp như Barcelone, Genève, Frankfurt, Bruxelles, Amsterdam trước khi trở về lại Mỹ.

Còn hai ngày nữa Phong lên đường, vợ Hoàng nới nhỏ với chồng :

- Gần cả tháng nay anh Phong ăn toàn đặc sản địa phương chắc anh đã thèm hương vị nước mắn. Mời anh thử vài món ăn Việt nam trong Paris, anh nghĩ sao ?

- Em có lý, chiều nầy chúng ta ăn chung với anh Phong, mà tại đâu em nhỉ ?

- Theo em, tại nhà hàng Hai Con Hạc trong trung tâm Paris là tốt nhất.

Hoàng gật đầu :

- Nhân tiện thăm vợ chồng anh Vinh luôn thể.

Ba người vào xe, vợ Hoàng giới thiệu :

- Hôm nay ra nhà hàng Hai Con Hạc để anh Phong nếm thử.

- Tại sao gọi Hai Con Hạc, nghe như tên nhà hàng Trung hoa ?

Hoàng trả lời :

- Có tên đoàng hoàng, nhưng trước cửa đi vào có hai con hạc trắng nên tụi nầy thường gọi như vậy. Vợ chồng anh Vinh là bạn thân, mở nhà hàng kể từ lúc vừa đặt chân đến Pháp.

- Ở trong quận 13 ?

- Không, khu thương mãi và du lịch trong quận 6.

Vợ Hoàng xen vào :

Tụi nầy mời anh Phong ra đây với hai lý do. Đây là nhà hàng quen thân đã lâu đời, nấu ăn được lắm và để tránh cho anh Phong những cái bực mình khi ăn ở khu 13.

- Tại sao vậy ?

Hoàng lên tiếng :

- Khu 13 là của người Hoa, chỉ có ít tiệm Việt nam chuyên bán cơm, bún bò, phở, hủ tiếu Mỹ tho, bánh cuốn Hà nội và những loại bánh được đặt tên đúng theo sách vở. Các món ăn tạm được nhưng cách tiếp khách thì hết ý kiến !

- Vợ Hoàng tiếp :

- Họ tiếp khách... theo thói quen của người Việt.

- Nghĩa là sao chị ?

Vợ Hoàng giải thích :

- Vừa mới khai trương khách là vua, được ân cần mời mọc. Nhưng khi tiệm đông thì muốn đuổi khách ra khỏi tiệm trong lúc chưa chấm dứt bữa ăn. Cũng như trước khi ra về khách quên hoặc để lại ít tiền biếu bồi bàn thì không ai thèm chào một tiếng từ giã. Tất cả mãi lo ân cần mời mọc những người đang đến sau.

Phong gật gù :

- Vấn đề tiền phục vụ thì không nên quên, xứ nào cũng vậy.

- Tại Pháp khác hẳn anh, trong ticket đã tính rõ tiền biếu nhân viên. Luật cho phép tăng thêm từ 12% đến 16% trên tổng số tiền. Trên nguyên tắc, những người làm công trong nhà hàng phải được chủ chia cho số tiền nầy, có lẽ còn lớn hơn ở Mỹ chỉ 10% phải không anh ?

Hoàng kể :

- Cách đây không lâu, tôi ra khu 13 ăn phở với người bạn cũng từ Mỹ sang thăm. Chúng tôi đẩy cửa bước vào một tiệm chuyên môn bán đặc biệt các loại phở. Một người đàn ông lớn tuổi đứng bên trong, có lẽ là chủ nhân hay quản gia gì đó…không lên tiếng, hơi nhích đầu đưa mắt nhìn chúng ra dấu như muốn hỏi, mấy người ?

Tôi trả lời lịch sự :

- Thưa ông cho hai chỗ.

Không có một phản ứng gì thêm, ông đưa tay chỉ chiếc bàn trong góc, cầm tấm thực đơn đến để xuống bàn và bỏ đi. Một lúc sau, một anh bạn trẻ đến hỏi một câu lộc cốc :

- Ăn gì ?

- Thưa cho hai tô phở đặc biệt.

- Uống gì ?

- Hai ly café sữa đá.

Sau khi đem ra một lượt hai tô phở và hai ly café rồi không thấy anh chàng trở lại. Đến giờ trưa, khách bắt đầu vào đông, lúc nầy mới thấy một thanh niên khác đến đứng sẵn bên bàn. Trong lúc chúng tôi uống chưa đến nửa ly café đã nghe anh chàng hỏi :

- Xong chưa ?

Chúng tôi trả lời trong lúc bực mình :

- Anh xem chúng tôi chưa uống xong.

Nói vậy nhưng cũng yêu cầu tính tiền. Trên ticket ghi rỏ tổng cọng tất cả 18 euros trong đó có 12% tiền biếu nhân viên. Chúng tôi trả 20 Euros, xem như biếu thêm 2 Euros tiền pour boire. Như vậy tổng cộng 4 Euros trả tiền phụ trội (22% trên tổng số tiền trả). Nhưng không được một tiếng cám ơn hay một câu tiển đưa khách sáo nào.

Nhà hàng Hai Con Hạc được xếp loại ba sao, xem như một nhà hàng Á châu lớn tại Paris với gần 300 chỗ ngồi. Chưa kể đất đai nhà cửa, trị giá thương hiệu vượt quá ba triệu Euros. Chủ nhân, một trong những người Việt giàu có nhất tại Pháp. Vừa thấy chúng tôi, Vinh vội ra bắt tay. Tôi giới thiệu hai người bạn với nhau. Bốn người chúng tôi vui vẻ uống khai vị và nói chuyện trong lúc chờ thức ăn.

Vợ Hoàng chợt hỏi :

- Chị Vinh đâu hôm nay không thấy ?

- Ồ, bà lúc đến lúc không, có thể chút nữa vợ tôi lại không chừng, vì hôm nay chúng tôi có hẹn.

Nói xong Vinh xin cáo từ để chúng tôi tự nhiên. Hoàng giải thích với Phong :

- Khác với các nhà hàng bình dân trong quận 13. Ở đây khách gần như toàn người nước ngoài thích hương vị Á Châu, cũng là nơi những người làm business gặp gở nhau hoặc những cơ quan, công ty thường tổ chức yến tiệc. Nếu đến một hai người trong tình quen biết thì không thành vấn đề, ngoài ra muôn ăn tại đây, phải đặt bàn trước có khi cả tuần lễ.

Phong thêm vào :

- Ông bà Vinh giỏi thật.

Vợ Hoàng giải thích :

- Thật ra họ có sẵn số vốn lớn khi vừa đến Pháp. Trước tiên anh chị Vinh mua một nhà hàng cở trung, bán đi mua lại nhiều lần, cuối cùng là Hai Con Hạc.

- Nhưng cũng phải có tài chứ !

- Đồng ý với anh.

Đang nói chuyện thì bà Vinh vừa đến, ông Vinh dẫn vợ đến giới thiệu.

Sau ba câu xã giao, Phong quay qua nói nhỏ vào tai Hoàng :

- Tôi thấy quá quen, hình như đã gặp nhau đâu đó rồi thì phải.

- Trên đời nầy thiếu gì người giống nhau. Nhất là lúc nầy đàn bà giải phẫu thẩm mỹ, mặt người nào người nấy trông hao hao giống nhau là chuyện thường. Tôi cũng nhiều lần lầm lẫn, tưởng mình gặp người quen, nhất là trong các chuyến đi Mỹ vừa qua.

Phong cải lại :

- Không anh à, hình như...

Bà Vinh, linh tính của một người đàn bà bao giờ cũng bén nhạy hơn, có lẽ đã nhận ra Phong. Bà sửng sờ một chút nhưng vẫn giữ bình tĩnh xin phép vào trong gấp vì có việc cần.

Quay qua vợ chồng Hoàng, Phong hỏi gấp :

- Có biết tên thật của bà ta hay không ?

Không đợi trả lời, Phong khẳng định :

- Chắc là nó rồi, tôi tin trăm phần trăm. Còn thằng chồng nó thì tôi hoàn toàn không biết tên biết mặt.

Vợ Hoàng trả lời không đắn đo :

- Tôi biết vợ chồng anh Vinh từ ngày mới qua, bà vợ tên Sương.

Phong vẫn ấm ức :

- Chắc nó đã đổi tên. Tên thật là Hương.

Nói xong Phong đứng lên :

- Tôi phải hỏi cho ra chuyện.

Thấy tình thế không tốt đẹp, Hoàng ra dấu cho vợ đứng lên nói nhỏ với Phong :

- Chuyện gì vẫn còn đó. Về nhà tính lại sau. Nên xử sự tốt đẹp nơi đông người. Hơn nữa vợ chồng tôi là bạn của hai người tất cả còn đó.

Nói xong Hoàng kéo nhẹ tay Phong ra cửa. Vợ Hoàng đến quầy tính tiền. May quá, cả hai vợ chồng Vinh đều không có mặt tại đây. Vợ Hoàng nhờ cô thu tiền chuyển lại lời cám ơn.

Trên đường về Phong vẫn một mực xác nhận bà Vinh tên thật là Hương, người vợ cũ cùng nhân tình cướp hết tài sản vượt biên rồi kiếm cách đưa Phong vào vòng tù tội. Có lẽ bà ta đã thay đổi tên tuổi hình dáng bên ngoài nhưng đã là vợ chồng làm sao qua mặt được Phong sau nhiều năm chung sống với nhau. Phong nhất định phải làm một trận cho ra lẽ, phải vạch mặt chỉ tên con vợ khốn kiếp cùng thằng chồng lưu manh gian xảo.Tội chúng nó không chỉ cướp đoạt toàn bộ gia tài mà còn mua chuộc công an để Phong không còn cơ hội nhìn thấy ánh sáng mặt trời nữa.

Trước hoàn cảnh bi đát nầy vợ chồng Hoàng chưa biết phải giải quyết ra sao. Hoàng ghé ngang phòng ngủ đưa Phong chai Hennessy rồi bảo :

- Uống hết chai rồi ngủ, sáng mai sẽ bàn tính với anh.

Nói xong Hoàng qua nằm chung phòng với vợ để kiếm một giải pháp cho Phong.

Sáng hôm sau, vừa nghe tiếng nói chuyện bên phòng ăn, Phong vội bước ra :

- Anh chị dậy sớm vậy ?

- Hôm qua vợ chồng tôi thức gần đến sáng để bàn với nhau về chuyện của anh.

- Tôi uống chưa đến nửa chai đã gục. Nhờ chai rượu chẳng hay biết trời trăng gì nữa.

Hoàng kéo ghế mời :

- Ngồi xuống đây, café cho tỉnh táo rồi tính.

Phong nôn nóng :

- Tôi phải nán lại Paris vài ba ngày để giải quyết chuyện nầy cho xong.

- Đồng ý, nhưng anh đã nghĩ ra cách giải quyết ?

- Tôi chưa có cách nhưng phải làm cho ra lẽ.

Hoàng đặt câu hỏi trước :

- Tôi hỏi anh trước, từ ba mươi năm nay, anh xem như chiếc thuyền vượt biên đã chìm dưới đáy biển, vợ anh đã bị hải tặc Thái lan bắt, hãm hiếp và giết chết !

- Đúng vậy, tôi xem như giấc mộng.

Vợ Hoàng chụp lấy cơ hộ :

- Như vậy thì anh xem như việc tái ngộ hôm qua cũng là giấc mộng.

- Đâu được chị, thà không gặp thì thôi, bây giờ tụi nó sống sờ sờ trước mặt làm sao bỏ qua đuợc.

Hoàng đi vào vấn đề :

- Thế anh định ra sao. Một, thanh toán bằng vũ lực. Hai, đưa chúng nó ra tòa. Ba, dàn xếp lấy lại tiền. Bốn là bỏ qua.

- Không để Phong có ý kiến, Hoàng tiếp :

- Thanh toán bằng vũ lực, giải pháp hoàn toàn không thể thực hiện, kết quả lại kéo nhau vào tù. Đưa chúng nó ra tòa, có thể được, nhưng lấy ai làm chứng, chúng nó mang tên tuổi quê quán mới. Lý lịch khai lại ở trại tỵ nạn làm sao xác định được dấu vết nguyên thủy. Chúng nó chắc chắn sẽ chối phăng, lúc đó anh lại phải trả thêm tiền đi hầu tòa. Cuối cùng tật mang mà tiền còn mất thêm nữa. Anh ở trong ngành luật thì anh đã biết rõ. Chỉ còn hai giải pháp sau có thể nghĩ đến.

Vợ Hoàng cắt ngang :

- Phải điều tra xem bà Vinh có phải là Hương vợ trước của anh hay không là việc phải làm ưu tiên.

Hoàng phụ họa :

- Đúng, phải thận trọng, vì hiện giờ chúng ta chỉ suy đoán có một chiều.

Phong cũng đồng ý :

- Chắc việc nầy phải nhờ đến chị Hoàng.

- Để tôi nghĩ xem, hay tôi điện thoại cho bà ta dò đường trước ?

Hoàng ngập ngừng :

- Cũng khó lắm, chúng nó sẽ không sơ hở một chút gì vì sợ chúng ta ghi âm cuộc đàm thoại.

Phong cổ võ vợ Hoàng :

- Dầu sao trong câu chuyện, nếu bà Vinh đã nhúng tay vào sự việc nầy, tâm hồn đang rối loạn chắc chắn sẽ có nhiều sơ hở.

- Thôi đành thử xem sao.

Nói xong vợ Hoàng lấy điện thoại, bấm lớn lên cho tất cả đều nghe.

Vừa dứt hai tiếng chuông đầu giây kia bà Vinh đã lên tiếng.

- Alô, tôi nghe.

- Chào chị, tôi Mai đây.

Nghe tiếng vợ Hoàng, bà Vinh hơi ngập ngừng giây lát rồi giả vờ mừng rở :

- À Mai, dậy sớm vậy.

- Vợ chồng tôi dậy sớm để chuẩn bị đưa anh Phong ra phi trường.

Đường giây kia nghe tiếng reo lên :

- A hôm nay ông bạn gì đó trở về Mỹ ?

- Hai giờ chiều máy bay cất cánh.

- Cho gởi lời chúc ông bạn lên đường bình yên. Thôi xin chào, sẽ nói chuyện sau nhé. Tôi phải chuẩn bị tiếp một đoàn khách du lịch. Gởi lời thăm anh Hoàng nghe.

Điện thoại vừa cúp, Phong hậm hực :

- Ghê thật, trong bụng nó chúc tôi bị nổ máy bay thì đúng hơn.

Vợ Hoàng quay qua hỏi chồng :

- Anh nghĩ thế nào ?

- Theo anh có lẽ chính bà ta rồi. Qua cách nói chuyện, bà ta nghĩ rằng Phong chưa biết gì và muốn tụi mình tống cổ anh Phong về Mỹ càng sớm càng tốt. Trường hợp bình thường, bao giờ cũng có những câu khách sáo cầm khách, mặc dù không phải là khách của mình.

- Chắc em phải làm một cuộc điều tra bất ngờ mới chắc chắn được.

- Nghĩa là...

- Em sẽ đến trước cổng, dùng điện thoại cầm tay hỏi thăm, nếu biết chắc bà ta đang có mặt tại nhà em sẽ bất chợt vô hỏi cho ra sự thật và có thể được, dàn xếp một phần nào trước khi đối mặt nhau.

Phong góp ý :

- Chỉ có cách nầy, theo tôi nghĩ.

Làm đúng theo chương trình đã dự trù trước, vợ Hoàng bấm chuông gọi cửa sau khi chắc chắn bà Vinh đang có mặt tại nhà. Khi nhấc máy lên hỏi danh tánh thì chuyện đã rồi, bà Vinh buộc lòng mở cửa ra tiếp.

Bà Vinh có vẻ hốt hoảng và sửng sờ khi chạm mặt bà Hoàng, nhưng cũng vớt vác bằng một câu hỏi :

- Chắc Mai có gì gấp, vừa điện thoại xong lại xuất hiện ngay tại đây.

Bà Hoàng vào đề một cách mập mờ :

- Chắc chị đã biết chuyện gì rồi phải không chị Hương !

Vừa nghe đến tên Hương, bà Vinh giật mình, tay chân rụng rời, miệng lẫm bẫm :

- Tất cả đều biết chuyện....thế Mai và mấy người muốn gì ?

Bà Hoàng trấn an :

- Tất cả đều là bạn, vợ chồng tôi là người đứng giữa sẽ cố gắng dàn xếp ổn thỏa việc nầy.

Bà Vinh nôn nóng :

- Anh Phong muốn dàn xếp ra sao ? Đặt điều kiện gì ?

- Chúng tôi đang trấn an và đề nghị một vài giải pháp nhưng không biết anh Phong quyết định ra sao.

Bây giờ bà Vinh bắt đầu xuống nước :

- Hy vọng ở Mai, từ tối hôm qua tôi nghi Phong đã nhận ra tôi. Tôi và Vinh suốt một đêm không hề chợp mắt.

- Tôi nghĩ rằng, hai vợ chồng chị phải nhận lỗi, xuống nước nhỏ rồi chúng tôi năn nỉ từ từ xem sao. Chứ chuyện nầy không đơn giản đâu.

Hoàng và Phong nóng lòng chờ vợ Hoàng trong xe hơi cách đó một con đường. Khi bà Hoàng vừa trở lại, câu đầu tiên Phong đặt ra trước :

- Chúng nó chịu nhận là thủ phạm không ?

- Nhận. Bà Vinh nhận ra anh Phong ngay từ tối hôm qua, sau khi biết chuyện đã đổ vỡ, hai vợ chồng Vinh ra xe chạy trốn khỏi nhà hàng ngay lúc đó.

Trên đường về nhà, ba người trở lại câu chuyện dở dang sáng nay :

Hoàng lên tiếng trước :

- Anh tính sao, Phong ?

Trước tình thế nầy thật khó khăn để có một quyết định dứt khoát. Phong đề nghị về nhà rồi tính.

Sau bữa cơm tối Hoàng vô đề trước :

- Anh Phong à, như đã trình bày với anh sáng nay, có bốn cách giải quyết nhưng hai giải pháp đầu, anh đã đồng ý với chúng tôi là không thể. Chỉ còn lại hai giải pháp sau, một là chúng nó trả lại số tiền đã cướp của anh, hai là anh bỏ qua, xem như vàng và hai người phản bội đã chìm sâu dưới đáy biển.

Phong nói trong cơn tức giận :

- Nếu chọn giải pháp cuối cùng xem như cho không, để chúng nó xây tổ ấm trên đau khổ những năm tháng tù đày của tôi.

Biết chưa thể làm gì hơn trong lúc nầy, Hoàng rót rượu cho hai người rồi châm điếu thuốc suy nghĩ miên man. Cuối cùng Hoàng vẫn lập lại câu hỏi cũ.

- Trả lại tiền hay tha thứ ?

Phong trả lời không suy nghĩ :

- Tiền tôi không cần, xem như đã chìm dưới lòng Đại dương, chỉ cần làm sao cho chúng nó phải đau khổ suốt đời về sự phản bội của chúng.

Hoàng hỏi lại :

- Anh không cần lấy lại tiền của chỉ cần trị cho chúng nó đau khổ suốt đời phải không ?

- Có thể như vậy.

- Vậy thì tha cho chúng nó.

Phong nổi giận :

- Anh nói vậy mà nghe được à.

- Vậy anh muốn làm cho chúng nó đau khổ suốt đời bằng cách nào ? Đau khổ thể xác hay đau khổ tâm hồn ? Đau khổ thể xác thì chỉ có cách cắt tay cắt chân, móc mắt, moi bụng để chúng nó dở sống dở chết suốt cả cuộc đời. Như vậy chúng ta đã quay trở lại giải pháp thứ hai, nghĩa là cùng vào tù một lượt với nhau.

Thấy Phong chưa có phản ứng về câu nói cuối cùng của mình, Hoàng đứng dậy lấy thêm chai rượu, rồi bình tĩnh :

- Anh không muốn đòi lại tiền, anh không muốn dùng luật rừng thì chỉ còn một cách duy nhất để cho chúng nó phải đau khổ suốt đời.

- Cách gì ? Phong hỏi lại.

- Lấy ân báo oán. Chỉ có cách nầy, anh thay mặt Thượng Đế trừng phạt chúng nó mà luật đời không làm gì được anh. Với con người đã mất hẳn lương tri như chúng nó, hành động phi thường và vĩ đại của anh sẽ là tiếng sét đánh vào tận xương tủy, vào bản năng lý trí, vào cái 'Chân Thiện Mỹ' đang ngủ say trong con người chúng nó. Anh tin tôi đi, chúng nó sẽ đau khổ và hối hận suốt đời, chết không nhắm được mắt mặc dù anh đã tha thứ.

Nghe xong, Phong không nói gì, đứng dậy lấy theo chai rượu bước vào phòng, đóng kín cửa và không ra ăn tối với vợ chồng Hoàng.

Sáng hôm sau vừa bước ra phòng, vợ chồng Hoàng chưa ai dám trở lại vấn đề thì Phong đã mở đầu trước :

- Tôi làm theo lời khuyên của anh chị. Của cải trên đời chết đi cũng không mang theo được. Thù hận gìữ mãi trong lòng càng thêm tội với trời đất. Ngày mai tôi sẽ lên đường, xem như không có chuyện gì xảy ra !

Vợ Hoàng đứng dậy lấy điện thoại gọi ngay cho bà Vinh.

- Alô, Chị Vinh phải không ? Ngày mai anh Phong trở về Mỹ. Anh nhắn lại với anh chị như sau : ‘Yên tâm, tôi xem như số vàng và hai ông bà đã chìm xuống biển’.



Paris, Cuối Hè 2004.
Đinh Lâm Thanh