PDA

View Full Version : Nhục Quá Bác Sang Ơi!



hieunguyen11
07-27-2013, 04:12 AM
NHỤC QUÁ BÁC SANG ÔI

Ngô Nhân Dụng

Trương Tấn Sang mang danh chủ tịch nhà nước Việt Nam, bị hàng ngàn người Việt biểu tình phản đối khi vừa bước chân tới nước Mỹ. Chưa thấy ai nói những lời trâng tráo như Trương Tấn Sang!

Ðược dịp gặp tổng thống Mỹ, ông ta nói, “Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người gốc Việt ở Mỹ được thành công trong cả hai mặt kinh tế và chính trị! Ông ta làm như không biết rằng hàng triệu người Việt đang sống ở nước Mỹ đều từng chạy trốn khỏi cái địa ngục mà đảng Cộng sản của ông trùm lên trên cả đất nước Việt Nam từ năm 1975! Những thuyền nhân tị nạn không ai nhờ ông làm đại diện cho họ để ngỏ lời cảm ơn cả; đại diện của họ là những người đi biểu tình trong công viên La Fayette chống chế độ tham ác mà ông là đại diện. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, khi nhắc đến cả mặt “hoạt động chính trị” (political activities) của người Việt sống tại Mỹ, nghĩ lại thấy là “ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu-tình-viên đang la ó phái đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!”

Nhà báo Ðức Tuấn kêu lên: “Nhục quá bác Sang ơi!” trong blog của anh. Kêu lên như thế là Ðức Tuấn quá lạc quan về tư cách con người ông Sang. Ông này không hề biết nhục. Người không bao giờ biết nhục là cái gì mới mở miệng nói một câu như vậy. Nói trâng trâng làm như cả nước Mỹ và ông tổng thống của họ không hề đọc lịch sử, không hề biết tại sao lại có hàng triệu người Việt liều chết vượt biển tìm tự do, trong đó có những người Việt đang sống ở Mỹ! Nói nghênh nghênh ngáo ngáo không khác gì mấy anh quản giáo bảo tù nhân phải “biết ơn cách mạng” vì mỗi ngày đều cho mình đi lao động! Chỉ một con người sống cả đời trong hàng ngũ cán bộ cộng sản, leo từng bước lên đến ngôi vị chủ tịch nhà nước thì mới đủ cơ hội tập được cái thái độ trơ tráo không biết hổ thẹn để phát ra được những câu như thế mà không biết mình sẽ bị cười vào mặt. Ðáng lẽ sau khi nghe Trương Tấn Sang nói những lời trơ trẽn đó, ông Barack Obama phải hỏi lại: “Thế ông chủ tịch đã viết thư cảm ơn các hãng tàu thủy quốc tế cứu giúp người Việt Nam tị nạn gặp nguy khốn trên đường vượt biển cho lên tàu hay chưa? Ngài có tặng huy chương cho Tầu Cap Anamour hay không? Họ đã chữa bệnh gần 40 ngàn người và cứu mạng sống hơn 10 ngàn người Việt sắp chết đuối trên mặt biển đó!” Ông Obama cũng có thể cũng thắc mắc trong lòng: Khi sang Bắc Kinh ông Trương Tấn Sang có ngỏ lời cảm ơn chính quyền Trung Cộng đã đón nhận những người Việt gốc Hoa bị chế độ cộng sản Việt Nam tịch thu tài sản, đuổi về Trung Quốc hay không? Phần lớn các đồng bào Việt gốc Hoa này đã sống ở Việt Nam bao nhiêu đời, chỉ nói tiếng Việt chứ không biết tiếng Trung Hoa, nhiều người đã đi lính, bị thương, nhưng vẫn bị tống ra biển bất kể sóng to gió lớn! Cũng chỉ một chế độ cộng sản mới có cái chính sách trục xuất người ta một cách táng tận lương tâm như vậy. Những người đã đánh mất lương tâm thì cũng không biết hổ thẹn.

Không biết trong gia sản của Trương Tấn Sang, có lúc được coi là người giầu nhất Sài Gòn, có bao nhiêu phần là do “đóng góp” của những người tị nạn cộng sản? Bao nhiêu ngôi nhà ở Sài Gòn đã bị tịch thâu rồi “hóa giá,” bỏ vào túi các quan cộng sản mỗi người được bao nhiêu? Thời đảng Cộng sản tổ chức vượt biên bán chính thức thì bọn Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng kiếm được bao nhiêu “cây” do đám đàn em bán bến dâng nộp? Nghe Trương Tấn Sang tới nước Mỹ mở miệng nói những lời trâng tráo như bây giờ, người ta chỉ cần nhắc lại lời phê phán tên Sở Khanh trong chuyện Kiều:
“Ðem người đẩy xuống giếng khơi / Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!”

Những lời cảm ơn trâng tráo trên đây là điều dư luận còn ghi lại sau chuyến công du của Trương Tấn Sang. Bởi vì chẳng có gì khác đáng nhớ hết. Nói như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, kết quả chuyến đi này là “Về tay không!” Nhưng về đến nước nhà, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản là báo Nhân Dân cũng trâng tráo không khác gì Trương Tấn Sang. Bản tuyên bố chung được báo này dịch ra có đoạn viết: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.”

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hỏi: “Hai đảng nào?” Ở nước Việt Nam mới có một đảng độc quyền cai trị ngồi trên đầu nhà nước, chứ ở nước Mỹ có đảng chính trị nào được phép làm như vậy đâu! Ông Obama thuộc đảng Dân Chủ, đảng này làm gì có “cơ quan” nào ngồi trên đầu chính phủ để “đối thoại và trao đổi” với mấy ông bà trong đảng cộng sản? Nếu có, chắc ông Obama sẽ bị đàn hặc và truất phế ngay lập tức!

Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay. Nhưng nếu muốn được Mỹ đồng ý cho tham dự vào hiệp định đó, cqn cộng sản Việt Nam sẽ phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán về hàng dệt may đang xuất cảng sang Mỹ.

Năm ngoái Việt Nam xuất cảng 17 tỷ hàng hóa qua Mỹ, hàng dệt may chiếm khoảng 7 tỷ đô la. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được đánh thuế thấp khi sang Mỹ, theo điều khoản ưu đãi của WTO cho các nước chậm tiến. Trong khuôn khổ TPP, các sản phẩm xuất cảng của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước trong khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế. Người Mỹ lo rằng Trung Quốc sẽ chuyển hàng vải sợi sang cắt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi. Ðã có hơn 160 nghị sĩ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa ký tên vào bức thư yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo đảm các loại hàng dệt may phải được sản xuất “với nguyên liệu từ một quốc gia là đối tác tự do mậu dịch của Mỹ, thì mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ với mức thuế ưu đãi.”

TPP là một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, nên không có chính sách ưu đãi như khi Việt Nam đàm phán xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Chính phủ Mỹ và một số nước thành viên tương lai của TPP vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vào Tháng Sáu, ông Nguyễn Vũ Tùng, phó đại sứ Việt Nam ở Washington, cho biết đề nghị mới nhất của Mỹ “thực sự, thực sự rất khó để chúng tôi chấp nhận.” Như vậy thì muốn giữ lời hứa kết thúc cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải hy sinh quyền lợi của các công ty dệt may để được chính phủ Mỹ chấp nhận!

Nhưng Ðại Sứ Mỹ David Shear tại Hà Nội mới tuyên bố rằng, “Nếu muốn quan hệ mậu dịch sát hơn, ta cần đến hiệp định TPP. Nhưng muốn những nỗ lực hợp tác ngoại giao đó thành công cần có cần thấy có sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam.” Trong khi Tư Sang ở Washington, hàng trăm nhà trí thức nước ta đã ký lá thư gửi đích danh ông ta, yêu cầu phải giải quyết ngay vụ nhà báo Ðiếu Cày đang tuyệt thực vì bị bạc đãi trong nhà tù. Ông Ðiếu Cày có thể chết bất cứ lúc nào trong khi vợ và các con ông còn chưa được gặp mặt.

Trương Tấn Sang được tiếp đón theo cung cách chưa có một vị nguyên thủ quốc gia nào phải chịu khi đến thăm nước Mỹ lần đầu. Chỉ vì xin được sang Mỹ gấp quá. Theo Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Ðại Học Quốc Gia Úc: “Chuyến đi Mỹ của phái đoàn ông Trương Tấn Sang chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị. Ðây là điều rất bất thường trong các quan hệ ngoại giao quốc tế.”

Tại sao phải đi gấp như vậy? Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đoán rằng sau khi Sang đi Bắc Kinh ký kết những thứ mà Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” thì “về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội kiến với ông Mỹ, mong để đối trọng với ông Tàu.” Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả Bộ Chính Trị đảng Cộng sản cũng lo.

Sau khi nghe dư luận khắp nước phê phán các cam kết của Hà Nội với Bắc Kinh, họ cảm thấy sợ thật. Nhất là ngay sau khi Tư Sang ở Tàu về, mới đầu Tháng Bảy, tàu Trung Quốc lại tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Chính Trị không biết “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?” Cho nên cả guồng máy ngoại giao của nhà nước phải thu xếp xin cho Tư Sang qua Mỹ, hy vọng dân Việt Nam sẽ quên mối nhục Thành Ðô nối dài. Một mình Tư Sang không đủ sức vận động chuyến đi này.

Ông Nguyễn Ngọc Bích kể lại những điều bất bình thường khi Tư Sang tới Mỹ: Không có tiếp đón long trọng, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (quốc yến, “state dinner”), không trưng cờ hai nước ngoài đường, phái đoàn Tư Sang phải thuê khách sạn ở gần Sứ quán Trung Cộng, vân vân. Ông Bích viết: “Chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng (chính phủ Mỹ) dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh tụ đối lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc Hội.”

Khi biết hình thức đón tiếp như vậy, chắc Ðức Tuấn cũng phải nhắc lại: “Nhục quá bác Sang ơi!”

SVSQKQ
07-27-2013, 05:28 AM
http://youtu.be/nPqepgIvW94

TAM73F
07-27-2013, 05:46 AM
From: Tuổi Trẻ Yêu Nước

ĐÚNG ! “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”

Nhận lời mời của ngài tổng thống Hoa Kỳ là ông Obama , người đứng đầu nhà nước cộng sản Việt Nam là ông Trương Tấn Sang đã lên đường sang Hoa Kỳ để gặp gỡ tổng thống Obama vào ngày 25/7/ 2013 . Có thể nói chuyến sang Hoa Kỳ lần này của ông Trương Tấn Sang được dư luận đánh giá là khá quan trọng giữa lúc Việt Nam bị các tổ chức quốc tế đáng giá là nước có tình hình nhân quyền tồi tệ nhất , tôn giáo bị đàn áp nghiêm trọng và tình hình tham nhũng ngày càng trầm trọng

Trước ngày diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống Obama một ngày tức là ngày 24/7/ 2013 , ông Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp gỡ thân mật với ngài ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Tại cuộc gặp gỡ này , ông Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu làm nổi bật các vấn đề cho rằng Việt Nam đã có tiến bộ nhiều mặt thông quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ

“…Thưa quý vị và bạn bè, sau 25 năm đổi mới từ một nước Việt Nam kém phát triển chúng tôi đã trở thành một quốc gia thu nhập trung bình. Chúng tôi đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đạt được trước thời hạn một số mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Chính sách của chúng tôi là duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, tái cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng… Hoa Kỳ là một đối tác hàng đầu về kinh tế và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các vấn đề về khoa học, công nghệ, giáo dục và y tế đã được hợp tác hiệu quả hơn. Hai nước đã tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm trong đó có nhân quyền…. Việt Nam đã nỗ lực để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người … Chúng tôi cũng ưu tiên cho sự phát triển truyền thông và công nghệ thông tin đưa Việt Nam là một trong những nước sử dụng internet tăng nhanh nhất. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức để đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như để duy trì đa dạng các giá trị văn hóa của người dân …” . Có thể nói , thông qua bài phát biểu này dư luận có thể dễ dàng nhận thấy ông Trương Tấn Sang hiện đang giữ cương vị chủ tịch Nhà nước cộng sản Việt Nam là người nói không đầy đủ sự thật ,là người nói những lời lẩn tránh có chăng với mục đích lừa bịp dư luận thế giới về các vấn đề Nhân quyền , tôn giáo , tham nhũng ở Việt Nam

Cụ thể về Tham nhũng ;

Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả . Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu ‘ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng’. Tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước . Trong 15 tỉnh được khảo sát, nhìn nhận tiêu cực nhất về tham nhũng thuộc về người dân Lạng Sơn (69%), Hà Nội (53%), Đà Nẵng (43%) và thành phố Hồ Chí Minh (35%).36% số người được hỏi cho rằng Chính phủ hoàn toàn hoặc phần lớn bị “chi phối bởi một số nhóm lợi ích”Chưa đầy một phần tư số người được hỏi (24%) cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ là có hiệu quả. Ngược lại, 38% cho rằng những nỗ lực đó không hiệu quả hoặc rất không hiệu quả. 39% nhận định những nỗ lực này không rõ hiệu quả hay không hiệu quả (bình thường). Rõ ràng người dân Việt Nam đang bi quan hơn về tham nhũng . Như vậy nỗ lực đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện thực có tích cực đây sao thưa ông Trương Tấn Sang ?

Về vấn đề Nhân quyền ;

Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cho rằng “Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.” Tuy nhiên ,có khoảng cách xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế. “Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này bị cắt giảm, thậm chí vô hiệu hóa, bởi hệ thống quy định pháp luật để đảm bảo “các chính sách và lợi ích của Đảng và Nhà nước Cộng sản . Một trong những điều đó là Điều 4 Hiến pháp ghi sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Và nhằm giữ quyền lợi độc quyền ấy , chính quyền Hà Nội liên tiếp bắt bớ tù đày những Blogger ,những tiếng nói bất đồng chính kiến và đấu tranh ôn hòa như ; nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) (12 năm tù), cựu sĩ quan Trần Anh Kim (5 năm rưỡi), nhà tin học Nguyễn Tiến Trung (7 năm), Nguyễn Kim Nhàn, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (5 năm), nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), doanh nhân Phan Thanh Hải (anh Ba Sài Gòn) (3 năm), cựu giám đốc trường Đảng Vi Đức Hồi (5 năm), luật gia Cù Huy Hà Vũ (7 năm), cựu quân nhân chế độ cũ Lư Văn Bảy (4 năm), ông Nguyễn Ngọc Cường (7 năm), mục sư Nguyễn Công Chính (11 năm), linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm), các thanh niên Công giáo Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa (13 năm), Đặng Xuân Diện, Chu Mạnh Sơn (3 năm), Trần Hữu Đức (3 năm 3 tháng), Đậu Văn Dương (3 năm rưỡi), Paulus Lê Sơn (4 năm), Nông Hùng Anh (3 năm), Nguyễn Văn Duyệt (3 năm rưỡi), Thái Văn Dung (4 năm), Trần Minh Nhật (4 năm), cựu sĩ quan Tạ Phong Tần (10 năm), nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình (6 năm), thành viên khối 8406 Lê Thanh Tùng (5 năm), nhà tranh đấu Lê Thị Kim Thu (2 năm tù) . Trước đó, trong năm 2012, có luật sư Lê Quốc Quân, các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và thầy giáo Đinh Đăng Định. Ông Định bị y án 6 năm tù trong phiên phúc thẩm năm ngoái, chị Uyên và anh Kha bị kết án 6 và 8 năm tù trong phiên xử sơ thẩm tháng 6/2013…với cáo buộc tuyên truyền chống phá Nhà nước cộng sản Việt Nam theo các Điều 79 , 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành . Những người này thường bị giam giữ không cho liên hệ với bên ngoài trong một thời gian dài, bị kết các mức án tù ngày càng nặng nề hơn . Riêng trường hợp blogger Điếu Cày, từng được Tổng thống Obama nêu ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới tháng 5/2012, Human Rights Watch ghi nhận, ông Nguyễn Văn Hải đã bị liên tục chuyển đi 9 trại giam khác nhau. Mới đây ông đã tuyệt thực dài ngày để phản đối việc bị biệt giam. Tổ chức này nhắc lại, theo hệ thống hình sự Việt Nam, thường các tù nhân chính trị chỉ được xếp vào một trong hai loại “cải tạo tốt” hay “cải tạo khá” nếu họ nhận tội.

Mới đây , trong 2 tháng ( tháng Năm và tháng 6 ) đầu năm 2013, Chính quyền Hà Nội lại bắt giữ các ông Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước “ theo Điều 258 của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành vì những người này đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog , facebook của họ . Việc làm này của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.

Đối với internet chính phủ Việt Nam cũng có biện pháp kiểm soát nội dung những trang web và blogtrong cũng như ngoài nước. Ngày 5 tháng 5, 2010 thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Vũ Hải Triều xác nhận hơn 300 trang web và blog “không phù hợp” đã bị đánh sập. Đề tài bị ngăn cấm vì cho là “nhạy cảm” như vụ nông dân khiếu kiện vì mất sở hữu đất, vụ dân khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Số người bị bắt tù vì phát biểu trên internet tính vào đầu năm 2011 đến nay thuộc loại đông thứ nhì trên thế giới . Một chiến tích về tự do internet ở Việt Nam đây thưa ông Trương Tấn Sang

Theo Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói: “Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân”


Về vấn đề Tôn giáo

Trong bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang có thêm đoạn “
Trong chuyến thăm này, tôi cùng với một số chức sắc tôn giáo, và họ vừa có các cuộc thảo luận cởi mở về các vấn đề liên quan đến tôn giáo, và tôi tin rằng những sự trao đổi ấy sẽ giúp Hoa Kỳ có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình thực tế tại Việt Nam ” . Trong số chức sắc tôn giáo ấy có mục sư Tin Lành là mục sư Đinh Thiên Tứ, đang là Giáo hội trưởng của Hội Thánh Liên Hữu Cơ Đốc ở TP. HCM, từng bị kết án tù năm 1991 . Theo truyền thông nhà nước các chức sắc tôn giáo này sẽ gặp “những tổ chức xưa nay vẫn có cái nhìn thiên lệch về dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam” . Rõ ràng , thông điệp ông Trương Tấn Sang muốn đem đến Hoa Kỳ là sự lừa bịp trước quốc tế về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam , sự xảo trá của cái gọi là “ tự do tôn giáo” ở Việt Nam

Nhà cầm quyền VN tuyên truyền rằng VN có tự do tôn giáo. Liên quan đến Công giáo, họ thường trưng ra trước công luận quốc tế hình ảnh các nhà thờ mới được xây dựng và giáo dân đến nhà thờ đông đảo, để nói VN có tự do tôn giáo, nhưng thực tế không phải vậy. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải đã tuyên ;

Những cái mà Nhà nước Cộng Sản Việt Nam gọi là “ TỰ DO” là thế này

- Không tự do theo đạo

- Cưỡng bách bỏ đạo

- Không tự do đến nhà thờ, tự do tụ họp, cầu nguyện

- Không tự do xây dựng cơ sở tôn giáo

Một số lĩnh vực mất tự do và bất bình đẳng

- Nhà đất của các tổ chức tôn giáo trong GHCG không được luật pháp bảo hộ

- Không được tự do trong các sinh hoạt thuần túy tôn giáo.

- Không có tự do và bình đẳng về quyền chính trị cho người Công giáo.

- Không có tự do và bình đẳng trong các hoạt động kinh tế đối với Công giáo

- Không có tự do và bình đẳng về mặt xã hội

- Không được tự do và bình đẳng trong lãnh vực giáo dục, văn hóa-thông tin và các hoạt động bác ái-từ thiện

- Không được tự do cư trú và di chuyển

Theo báo cáo thường niên năm 2013 của USCIRF, chính phủ Việt Nam tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát tất cả các hoạt động tôn giáo, ngăn cản việc thực hành tôn giáo độc lập, và đàn áp các cá nhân và các nhóm tôn giáo mà họ xem là sự thách thức quyền lực của mình như Thái Hà , Đồng Chiêm, Con Cuông , Cồn Dầu … Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sử dụng một lực lượng cảnh sát tôn giáo chuyên ngành và các điều về luật an ninh quốc gia một cách mơ hồ để ngăn chặn các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, và tìm cách ngăn chặn sự phát triển của đạo Tin lành và Công giáo của người dân tộc thiểu số thông qua sự phân biệt đối xử, bạo lực và buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình. Tiếp tục sách nhiễu, đe dọa, bắt giữ, và kết án các luật sư bảo vệ nhân quyền, những người đã hỗ trợ các cộng đồng tôn giáo hay những người ủng hộ tự do tôn giáo bị buộc tội chống lại nhà nước

Chưa biết cuộc gặp gỡ với tổng thống Hoa Kỳ Obama , ông Trương Tấn Sang sẽ nói những gì và sẽ gặt hái được gì ? Nhưng qua những gì phát biểu của ông tại cuộc gặp gỡ với ngài John Kerry thể hiện rõ bản chất cộng sản là lừa bịp là mị dân vẫn vẹn nguyên. Câu nói của “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!” của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu _VNCH vẫn còn đúng trên miệng ông Trương Tấn Sang
TTYN-ĐN99

TAM73F
07-27-2013, 06:08 AM
Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ

Cập nhật: 21:08 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013

Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).

Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".

Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".

Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.

Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"

Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.

Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.

Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.

Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.

"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.

'Thẳng thắn'

Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng

"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.

"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.

Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp

Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp

Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.

Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.

Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.

Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."

Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.

Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.

Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.

Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.

Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".

Theo Bấm lịch trình, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ra phi trường Andrews để bay tới Florida lúc 11:30.

Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.

Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.

Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.

Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.

Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Nhân quyền và khí hậu

Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.

Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."

Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.

"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Biểu tình ở Nhà Trắng

Đông đảo người Việt chống Đảng Cộng sản có mặt gần Nhà Trắng

"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"

-------------------------------------------------

Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Cập nhật: 20:58 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013

Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).

Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".

Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".

Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.

Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:

"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.

Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.

Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Ông Obama nói cuộc gặp thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước

Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.

Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.

Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào.

Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.

Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.

Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."

--------------------////----------------------

Lời ông Sang và ông Kerry có gì mới?

Nguyễn Hùng

bbcvietnamese.com

Cập nhật: 12:08 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng John Kerry hôm 24/7

Hai ông Sang - Kerry cam kết tiếp tục bàn về nhân quyền bất chấp khác biệt

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry không mang lại điều gì mới mẻ nếu dựa vào diễn văn chính thức của hai phía.

Cũng giống như người tiền nhiệm Hillary Clinton, ông Kerry có thể được coi là "người bạn" của Việt Nam.

Và dường như các ưu tiên của Hoa Kỳ trong quan hệ với Hà Nội vẫn như thời của bà Clinton.

Trong Bấm phát biểucủa mình, trước hết ông Kerry nhắc tới vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cũng như đảm bảo rằng không còn tù nhân Mỹ ở Đông Nam Á.

"Họ đã giúp chúng ta tìm vài ngàn người con của nước Mỹ trong lúc số người mất tích của họ còn lớn hơn.

"Họ tự nguyện đào những đồng lúa để giúp chúng ta tìm câu trả lời.

"Họ để chúng ta vào nhà họ, họ để chúng ta vào những ngôi nhà lịch sử của họ.

"Họ để chúng ta vào các nhà tù của họ, đôi khi không báo trước, để phỏng vấn tù nhân.

"Và họ đã sẵn sàng để trực thăng bay trên các ngôi làng, như các chuyến bay từng diễn ra trong bối cảnh khác, để tham vấn người dân, để trả lời các câu hỏi không có lời đáp trong nhiều năm. Và không chỉ một lần họ dẫn chúng tôi qua những bãi mìn theo đúng nghĩa của từ này."

Nhớ lại hồi tháng 7/2012, Bà Clinton cũng đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong cố gắng tìm kiếm những người Mỹ mất tích khi thăm Hà Nội lần thứ ba với tư cách ngoại trưởng.

Bấm Bà nói: "Khi tôi đến đây cùng chồng khi ông tới thăm với tư cách Tổng thống hồi năm 2000, chúng tôi đã chứng kiến công việc của những nhóm làm việc hỗn hợp Mỹ - Việt và tôi vô cùng cảm động.

"...Qua những nỗ lực này, chúng ta đã hồi hương và xác minh được gần 700 [hài cốt] người Mỹ.

"Nhưng gần 1.300 người vẫn còn đang mất tích, và khi Bộ trưởng [Quốc phòng] Panetta [đã nghỉ] tới đây, Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ mở cửa những vùng trước đây bị khoanh lại và chúng tôi rất biết ơn về điều này.

"Và chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích từ phía họ nữa."
Không còn kém nữa

Mặc dù số người bộ đội còn mất tích của Việt Nam trong cuộc chiến lớn hơn rất nhiều so với con số 1.300 còn lại của Hoa Kỳ nhưng hiếm khi các nhà lãnh đạo Việt Nam coi đây là trọng tâm như người Mỹ vẫn làm trong suốt hơn hai thập niên bình thường hóa quan hệ vừa qua.

Thay vì nhắc tới những người lính nằm xuống mà gia đình họ còn chưa tìm thấy xác hay vấn đề chất da cam hoặc bom mìn từ thời chiến vẫn đang giết hại người dân, ông Sang nhắc tới sự phát triển kinh tế:

Đáp từ ông Kerry, ông Bấm Sang nói: "Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng khá và đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ.

"Chính sách của chúng tôi là duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục cải thiện đời sống người dân, tái cơ cấu nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng.

"Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

"Sau nhiệm kỳ là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an từ 2008 – 2009, Chủ tịch ASEAN năm 2010, chúng tôi đang ứng cử vào nhiều cơ quan đa phương và sẽ tham gia vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong thời gian tới. Việt Nam mong muốn là một thành viên có trách nhiệm, đáng tin cậy và đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương."

Qua cách mở đầu của hai bên cũng có thể thấy phần nào sự khác biệt trong cách nhìn của hai nước về con người.

Hoa Kỳ có vẻ xem mỗi một con người, ngay cả những người đã tử trận mà chưa biết tung tích, đều cần được quan tâm trong khi Việt Nam có cái nhìn bắt đầu từ thực thể lớn hơn là cả một đất nước, một chính quyền.
Tài năng và cơ hội

Sau khi nhắc tới những người Mỹ đã bỏ mình vì đất nước trong cuộc chiến mà chính ông cũng tham gia, Ngoại trưởng Kerry nói tới quan hệ kinh tế giữa hai nước:

"Nhờ hiệp định thương mại song phương lịch sử hồi năm 2001, thương mại song phương đã tăng 50 lần kể từ năm 1995 tới nay. Và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng gần 500%.

"Cùng với Việt Nam và các nước khác trong vùng, chúng ta đang cố gắng để đạt được Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại chất lượng cao của thế kỷ 21, vốn sẽ đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng, sự thịnh vượng và cơ hội cho người dân của tất cả các nước thành viên."

Ngay cả hiệp ước này cũng không phải là điều gì mới mẻ. Cựu Ngoại trưởng Clinton từng tham vọng kết thúc đàm phán vào cuối năm ngoái nhưng nay dường như thỏa thuận về hiệp ước gọi tắt là TPP sẽ chậm so với kế hoạch nhiều tháng.

Cũng ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, bà Clinton nói về tầm quan trọng của cơ hội, điều ông Kerry vừa nhắc trong diễn văn:

"Tôi hay nói rằng tài năng có ở mọi nơi nhưng cơ hội lại không phải vậy," bà Clinton nói.

Một trong những cơ hội mà Hoa Kỳ muốn tạo ra cho người lao động Việt Nam qua TPP là khả năng liên kết lại với nhau để có sức mạnh mặc cả với giới chủ khi thương lượng về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ.

Ngoài mặt, Việt Nam luôn nói muốn cải thiện đời sống của người dân nhưng họ luôn lo lắng trước bất cứ một sự liên kết nào có tiềm năng xói mòn thêm nữa tính chính danh vốn đã mai một nhiều của chính quyền.
Quyền con người

Những người "bạn Mỹ" của Việt Nam đã luôn nhắc Hà Nội về tầm quan trọng của vấn đề quyền con người. Ông Kerry nói hôm 24/7:
Bà Hillary Clinton và Bộ trưởng Phạm Bình Minh ở Hà Nội tháng 7/2012

Bà Clinton nói dân chủ và sự thịnh vượng đi đôi với nhau

"Khi chúng ta nhìn tới tương lai của quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta cần nhớ rằng bình thường hóa quan hệ đã không thể xảy ra nếu không có đối thoại thành thật, nếu không có sự bộc trực giữa Washington và Hà Nội ngay cả về những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền và tôi cam kết tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác hợp tác và thẳng thắn vốn rất quan trọng cho cả hai nước chúng ta."

Về điều này bà Clinton hồi tháng 7/2012 nói rõ hơn khi đề cập tới TPP:

"Tiêu chuẩn cao [của TPP] là quan trọng vì nếu Việt Nam tiếp tục phát triển và tiến lên thành nền kinh tế năng động và sáng tạo của thế kỷ 21, sẽ cần phải có nhiều không gian hơn để tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường tính pháp quyền và tôn trọng quyền phổ quát của mọi người lao động trong đó có quyền tham gia công đoàn.

"Tôi biết có người cho rằng các nền kinh tế đang phát triển cần coi trọng tăng trưởng kinh tế và sau đó mới nghĩ tới cải cách chính trị và dân chủ, nhưng đó là sự đánh đổi thiển cận.

"Dân chủ và sự thịnh vượng đi đôi với nhau, cải cách chính trị có liên hệ với tăng trưởng kinh tế, và Hoa Kỳ muốn hỗ trợ tiến bộ ở cả hai lĩnh vực."

Tự do chính trị cho các cá nhân người Việt Nam, một nội hàm của nhân quyền cũng đã được chồng bà, Tổng thống Bill Clinton nói khi đến Việt Nam năm 2000.

Tại buổi ăn trưa ở Bộ Ngoại giao, ông Trương Tấn Sang cũng nhắc tới nhân quyền một cách chung chung:

"Hai nước chúng ta tiếp tục duy trì đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề quyền con người.

"Thông qua các cuộc đối thoại, chúng ta hiểu nhau hơn, nhất là về cách tiếp cận cũng như những đặc thù về văn hóa, lịch sử của mỗi bên.

"Việt Nam luôn nỗ lực để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, phấn đấu để người dân chúng tôi được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của công cuộc đổi mới đang diễn ra."

"Cũng như những gì Chính quyền Hoa Kỳ đang hướng tới, chúng tôi không ngừng cải thiện các chương trình y tế, xã hội, giáo dục cho người dân của mình, và đặc biệt là những người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số."
'Khoảng cách nhân quyền'

Nhìn vào khoảng cách từ khi nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào Nhà Trắng hồi hè năm 2007 cho tới nay, hai bên dường như không thu hẹp được khoảng cách về cách chính quyền cần hành xử với dân.

Kể từ đó tới nay Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều người mà các tổ chức nhân quyền nói chỉ bày tỏ chính kiến của mình.

Chính quyền cũng có vẻ sử dụng tới lực lượng công an để giải quyết các tranh chấp giữa lực lượng công quyền và người dân thay vì sử dụng đối thoại, điều mà họ luôn kêu gọi trong đàm phán quốc tế, nhất là trước xu hướng dùng vũ lực của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Chuck Hagel, nay là Bộ trưởng Quốc phòng, tiếp Nguyễn Hùng khi còn la Thượng nghị sỹ

Ông Hagel, nay là Bộ trưởng Quốc phòng, nêu vấn đề nhân quyền khi trả lời BBC hồi năm 2007

Khi tiếp tôi tại Quốc hội Hoa Kỳ trước khi ông Triết sang thăm hồi hè năm 2007, Thượng Nghị sỹ Chuck Hagel, người giờ là Bộ trưởng Quốc phòng, cũng bày tỏ quan ngại về nhân quyền như nhiều dân biểu Hoa Kỳ khác đã làm trong vài ngày qua.

Ông nói về vụ xử một số người mà Hoa Kỳ coi là bất đồng chính kiến:

"Chúng tôi quan ngại về hành động này của chính phủ Việt Nam. Hồi tháng mười năm ngoái khi tôi sang thăm Việt Nam tôi đã trao đổi vấn đề này với các quan chức cao cấp trong chính quyền ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

"Tôi nghĩ rằng sự minh bạch, thành thật và cởi mở luôn là những điều rất quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Như tôi đã nói các quyền tự do cá nhân trong đó quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân của mình trong khuôn khổ pháp luật là điều căn bản của nhân quyền.

"Nhưng chúng ta phải nhìn nhận các khác biệt theo hướng là các khác biệt này sẽ được giải quyết như thế nào. Có rất nhiều lĩnh vực mà chúng ta có sự đồng thuận, nhiều lĩnh vực chúng ta đang hợp tác tốt và chúng ta phải dựa vào đây để xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau để giải quyết những vấn đề hai bên có quan điểm khác nhau."
Vi phạm pháp luật

Về phía Việt Nam, khi bị chất vấn về các vụ xử đó, ông Triết đáp lại: "Đất nước Việt Nam có luật lệ của Việt Nam, luật pháp của Việt Nam, Hiến pháp của Việt Nam, mọi người công dân của Việt Nam phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, nếu ai làm sai cái đó thì họ phải bị xử phạt.

"Vừa qua Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật của Việt Nam.

"Đó không phải là bất đồng chính kiến bởi vì họ có những hoạt động gây phương hại đến an ninh của quốc gia.

"Tôi nghĩ điều này không riêng gì Việt Nam mà tất cả các nước đều làm như thế."

Hiện chưa rõ ông Trương Tấn Sang sẽ trả lời ra sao khi bị hỏi về những vấn đề nhân quyền cụ thể. Nhưng khó mong đợi lãnh đạo Việt Nam phát biểu quá khác so với những gì ông Triết từng nói.

Nhưng bất chấp những khác biệt về nhân quyền, hai bên đều tìm cách tăng cường quan hệ trong những lĩnh vực mà họ đều có lợi.

Ông Sang thậm chí tuyên bố: "Tôi cho rằng hai nước đang đứng trước những cơ hội để đưa quan hệ song phương sang giai đoạn phát triển mới.

"Hai bên cần tiếp tục làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực trọng tâm như kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và cùng các đối tác sớm kết thúc đàm phán Hiệp định TPP, duy trì đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề khác biệt."
Đặt lại vấn đề :
Should we be cautiously optimistic?

(Sưu-Tầm Tin Tức)
----------------------

hieunguyen11
07-27-2013, 06:21 PM
TPP (Trans-Pacific Partnership) có ích lợi gì?

http://www.youtube.com/watch?v=NWwwadjzTWo

TAM73F
07-29-2013, 12:30 AM
The White House
Office of the Press Secretary
For Immediate Release
July 25, 2013
Remarks by President Obama and President Truong Tan Sang of Vietnam after Bilateral Meeting
Oval Office
11:30 A.M. EDT


PRESIDENT OBAMA: It is my pleasure to welcome President Truong Tan Sang to the White House and to the Oval Office for his first bilateral meeting with me. This represents the steady progression and strengthening of the relationship between our two countries.
Obviously, we all recognize the extraordinarily complex history between the United States and Vietnam. Step by step, what we have been able to establish is a degree of mutual respect and trust that has allowed us now to announce a comprehensive partnership between our two countries that will allow even greater cooperation on a whole range of issues from trade and commerce to military-to-military cooperation, to multilateral work on issues like disaster relief, to scientific and educational exchanges.
What we've also discussed is the ways in which through the Trans-Pacific Partnership -- or TPP -- both the United States and Vietnam are participating in what will be an extraordinarily ambitious effort to increase trade, commerce and transparency in terms of commercial relationships throughout the Asia Pacific region. And we're committed to the ambitious goal of completing this agreement before the end of the year because we know that this can create jobs and increase investment across the region and in both our countries.
We discussed the need for continued efforts to resolve peacefully maritime issues that have surfaced in the South China Sea and other parts of the Asia Pacific region. And we very much appreciate Vietnam’s commitment to working with ASEAN and the East Asia Summit in order for us to arrive at Codes of Conduct that will help to resolve these issues peacefully and fairly.
We discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly. And we had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.
We both reaffirmed the efforts that have been made to deal with war legacy issues. We very much appreciate Vietnam's continued cooperation as we try to recover our Missing in Action and those that were lost during the course of the war. And I reaffirmed the United States' commitment to work with Vietnam around some of the environmental and health issues that have continued, decades later, because of the war.
Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.
So I just want to say to President Sang how much I appreciate his visit. I think it signifies the maturing and the next stage of the development between the United States and Vietnam. As we increase consultation, increase cooperation, increase trade, and scientific and education exchanges, ultimately, that’s going to be good for the prosperity and opportunities of the people here in the United States, as well as good for the opportunities and prosperity of the people of Vietnam.
At the conclusion of the meeting, President Sang shared with me a copy of a letter sent by Ho Chi Minh to Harry Truman. And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S. Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United States. And President Sang indicated that even if it's 67 years later, it's good that we're still making progress.
Thank you very much for your visit. And I look forward to continued work together.
PRESIDENT SANG: (As interpreted.) Once again, I would like to thank you, President Obama, for your kind invitation extended to me to visit the United States as well as the warm hospitality that you have extended to me over the past couple of days while I'm here in the U.S.
To be frank, President Obama and I had a very candid, open, useful and constructive discussion. Given the progress of our bilateral relationship over the past 18 years, it is time now to form a comprehensive partnership in order to further strengthen our relations in various areas.
We discussed various matters, including political relations, science and technology, education, defense, the legacy of the war issue, environment, the Vietnamese-American community, human rights as well -- and the East Sea as well.
In a candid, open and constructive spirit, we have come to agree on many issues. We will strengthen high-level exchanges between the two countries. We will consider in order to continue our -- to upgrade the mechanism of cooperation at the high level, as well as take the best use of the existing mechanism of cooperation. Particularly, we will continue regular dialogue at the highest level as possible. I believe that this is the way in order to build a political trust for further development of our cooperation in all areas.
Economic and trade relation continue to be important to our relations. As far as TPP is concerned, the Vietnamese side will do its upmost in order to participate in the process of negotiations for the conclusion of TPP by the end of this year.
We also discussed in detail our cooperation in science and technology, in education and training, as well as security and defense. We also touched upon the war legacy issue, including human rights, which we still remain -- which we still have differences on the issue.
I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
And I also would like to take this opportunity to convey a message from our government to the Vietnamese-American community here in the U.S. that we would like to see you contributing more and more to the friendship between our two countries as well as further development of our relationship in the future.
We also discussed in detail the issue of the East Sea. We appreciate and welcome the U.S. support for our stance in this matter, as well as the stance of ASEAN related to this particular matter, and we appreciate the U.S. support to solving the matter by peaceful means in accordance with international law, DOC, and moving toward COC. We welcome the United States’ support as well as other countries’ support in the matter in order to ensure peace, stability, prosperity not only in the East Sea but also in the Asia Pacific and the world at large.
Last but not least, I also, on behalf of our government and our state, to extend to President Obama our invitation to visit Vietnam. And President Obama has accepted our invitation and will try his best to pay a visit to Vietnam during his term.
And, once again, I would like to thank President Obama and all of the American people for their warm hospitality extended to me during this trip to the United States. And I believe that our cooperation will continue to strengthen for the mutual interest and benefit of our people.
Thank you.

PRESIDENT OBAMA: Thank you very much, everybody.

END


---------------00000--------------

Đặng Ngữ

Theo blog Đặng Ngữ ( Cán bộ Việt Cộng )

Chia sẻ bài viết này

Dân gian hay nói "thằng cha/con mẹ đó màu mè quá trời" tức có ý chê bai khinh miệt những người thích tô son điểm phấn cho cái vẻ bề ngoài không thực chất. Nói như thế không có nghĩa là bỉ bai cái bề ngoài mà nhất nhất đặt nặng nội dung bên trong. Màu mè theo một nghĩa ngầm định rằng ai cũng hiểu, cũng biết từ trong ra ngoài cái thằng cha con mẹ kia rồi nhưng thằng chả và con mẹ kia cứ bày mặt làm trò. Theo cách hiểu và diễn giải của tui là như vậy. Bà con nào có ý khác xin cứ trình bày thêm cho rõ nghĩa.
Chuyện chủ tịch Sang qua Mỹ gặp người đồng cấp Obama tui đây không bàn vào chi tiết. Chỉ nghe phong phanh mạng mẽo rằng chủ tịch qua Mỹ trọng tâm mấy vấn đề lớn sau đây, râu ria thì không kể vô làm chi cho mệt. Chuyện lớn nhất hạng phải kể đến là thảo luận thêm nhằm thúc đẩy cái TPP, hiệp định thương mai tự do liên Thái Bình Dương không có Tàu. Nói là nói thảo luận cho oai chứ thực ra là một bên xin và một bên ra điều kiện như kiểu xin cấp miếng đất, xin mua cái nhà hóa giá ở bên nhà mình. Chuyện lớn hạng nhì là bàn thêm chuyện mua vũ khí sát thương hàng loạt. Cái chuyện này hơi căng à nghen. Mặc dù được bà con toàn thế giới ví dầu Hoa Kỳ thuộc vào hạng lái súng số một thế giới nhưng thằng nớ hắn kiêu kỳ lắm. Không phải ai mua hay cứ trả giá cao là hắn bán cả đâu. Bán súng ống hỏa tiễn là cứ phải có điều kiện, bán là bán cho bạn bè, bán là bán cho đồng minh hoặc chí ít là bán cho người chuẩn bị đối địch với đối thủ của thằng chả. Mà mình thì... e hèm... vừa chơi vừa chửi thằng Mẽo thì cũng ngặt. Có người thúi miệng bảo rằng quân mình mua giúp thằng Tàu để Tàu cọp pi công nghệ tối tân của Hoa Kỳ, chắc chỉ đồn thôi chứ ai mà ốt dột làm ba cái chuyện kì cục quặc như vầy. Cho nên, thấy vậy mà cái này khó cho chủ tịch Sang nhà mình rồi. Chuyện thứ ba phải tính đến trong chuyến thăm này có liên quan nhiều đến tinh thần. Thằng đế quốc to, thằng sen đầm quốc tế, thằng giặc cũ này nói cho kì cùng thì mình vẫn còn cần nó. Obama bật đèn vàng... ư hừm... qua đây chơi nói chuyện này nho nhỏ thôi... mình trước đây có đánh nhau thật, có hiểu nhầm nhau thật, có nhiều người chết thật nhưng là chuyện đã qua... anh thì anh thật với chú là anh vẫn quan tâm tới chú, chú có bề gì với thằng Tàu hiểm nhọ thì anh cũng phiền... cho nên anh vẫn muốn giúp chú... thôi thì anh đứng sau lưng hỗ trợ chú một tay. Nói chung, truyền thống dòng giống nhà mình giỏi đi dây nhưng thiên hạ cũng nhiều thằng đi dây giỏi lắm qúy vị ạ. Ai chớ thằng Hoa Kỳ thì nó thực dụng lắm, trượng phu có trượng phu nhưng trượng phu với ai chứ không phải với mình. Cái suy nghĩ của các quan nhà mình với các quan nhà nó hãy vẫn còn khoảng cách rộng mênh mênh mang mang chưa thể lắm đầy trong một sớm một chiều. Túm lại, chuyện này cũng quá khó với chủ tịch nhà mấy. Chi chớ liên quan đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo với chống phân biệt đối xử không giỡn chơi được. Chủ tịch thì chủ tịch chứ nguyên tắc tập trung dân chủ là cứ phải báo cáo lên BCT rồi BCT bàn tới bàn lui chứ không một mình quyết định mà được. Đéo mẹ bọn đế quốc với lại tư bản, ba cái chuyện bé như con kiến thế kia mà chúng nó cứ hay ầm ĩ. Dân mình mình không lo mà chúng cứ lo hộ hà cớ làm sao, tụi nhà giàu có khác. Nói như rứa không có nghĩa là bó phép. Đám ngoại giao từ ngày con cụ Thạch lên trấn thủ thấy rứa mà hay à nghen. Tụi hắn biết thế nào cũng sẽ bàn đến vụ này nên đã thủ sẵn: mang theo một ông đầu láng và một ông người Thượng. Ê, Obama bạn ơi, nước tui không có cái vấn đề gì về tự do tôn giáo với lại phân biệt Kinh Thượng chi cả. Đó đó... tui có mang theo đầy đủ cả thấy chưa. Tất nhiên là gã Obama sẽ đuối lý, nhân chứng vật chứng rành rành ra cả đấy. Chủ tịch thở phào, kỳ này vào được TPP, mua được sống ống mà lại được động viên tinh thần. Nhưng mà tui có một thắc mắc nhỏ, cái ông đầu trọc kia sẽ làm gì khi các quan chức bàn bạc việc mua vũ khí sát thương nhỉ? Rồi lúc gã Kerry đãi tiệc cả đoàn chẳng lẽ phải làm riêng một bàn tiệc chay cho gã. Thắc mắc là thắc mắc chơi rứa thôi chứ kệ mẹ mấy thằng trọc, mình là mình ghét cái đám đấy lâu rồi... hehehe... dù đầu mình cũng gần trọc.
Vậy mà, vừa ban nãy thôi, nghe thông cáo báo chí, gã Obama vẫn chưa chịu cái biện chứng của chủ tịch nhà mình, gã phát biểu trước báo chí là chưa gia nhập, chưa mua bán súng ống gì cả vì xứ mình chưa có tự do tư tưởng, dạo này bỏ tù blogger nhiều quá. Thế có bỏ mẹ không chứ, bao nhiêu công thế là đổ sông đổ bể. Có kẻ dại nghe thế liền tâu lên: biết trước thế ta mang thằng Điếu Cày đi cùng có phải hay không, đường nào cũng màu mè rồi thì tiến lên luôn sặc sỡ.

Admin gửi hôm Thứ Bảy, 27/07/2013

-----------------000000==========


Việt-Mỹ ra tuyên bố chung về quan hệ '' đối tác toàn diện ''

http://safeshare.tv/w/RXHYmupxRL

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/kl9cXVOgBXM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


'' Cách tiếp rước thì khá xuề xòa đấy.Chắc vậy nên anh Tư phải lôi cả thơ của Hồ ra mà nhắc: Đằng í mà không giúp thì tớ lại phải theo CS thôi.'' :kk: :kk: :kk: