SVSQKQ
06-17-2013, 06:12 AM
http://youtu.be/DK9A6RMdIWY
Khóa xuyên huấn đầu tiên về F-5
Của Không quân VNCH
Từ cuối năm 1965, các Cố vấn Hk đã đưa ra những kế hoạch để tối tân hóa các phi cơ mà KQ VNCH đang sử dụng. Các dự án đã được phác họa vào tháng 12 và dự trù sẽ được thực hiện trong thời gian kéo dài 3 năm sắp tới : 2 trong 6 phi đoàn chiến đấu của KQ VNCH sẽ được đổi dần sang F-5 (nếu thuyết phục được Mc Namara), các trực thăng H-34 sẽ được thay bằng loại UH-1 mới hơn và ít nhất là một phi đoàn C-47 sẽ được chuyển sang C-119.
Ngày 13 tháng 7 năm 1966 Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara đã chấp thuận việc trang bị cho KQ VNCH 2 Phi đoàn F-5 và 4 Phi đoàn A-37, để thay thế cho 6 Phi đoàn A-1 Skyraider đã đi vào giai đoạn ‘hết thời hạn sử dụng’.
Việc chấp thuận này diễn ra vào lúc các F-5 đang được KQ Hoa Kỳ sử dụng tại chiến trường VN.
Đơn vị đầu tiên được chọn để chuyển đổi từ A-1 sang F-5 là Phi đoàn 522, đồn trú tại Biên Hòạ Phi đoàn được đình động vào thượng tuần tháng 9 năm 1966 để có thể gửi một số nhân viên bảo trì sang thụ huấn về loại phi cơ mới này tại Căn cứ KQ Clark (Phillipines).
Vào khoảng giữa tháng 7 năm 1966, Bộ Tư lệnh KQ đã công bố danh sách các phi công được chọn để dự khóa xuyên huấn về F-5 tại Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn để tuyển chọn là các phi công từ những Phi đoàn A-1 đang là Phi tuần trưởng, Phi tuần phó và Phi tuần viên thâm niên kinh nghiệm bay A-1; các phi công phản lực B-57 (Biệt đội này đã giải thể và các B-57 được hoàn trả KQ HK) :
Danh sách tuyển chọn như sau :
Phi công phản lực B-57 (ưu tiên chuyển đổi sang F-5, số còn lại trở về đơn vị cũ hay chuyển sang bay Vận tải) gồm:
- Đại uý Lê Xuân Lan
- Đại úy Nguyễn Hữu Hoài
- Trung úy Đàm Thượng Vũ.
Tuyển chọn từ các Phi đoàn, mỗi Phi đoàn 4 phi công :
Phi đoàn 514 (Phượng Hoàng) :
- Thiếu úy Lê Như Hoàn
- Th/u Thăng Quốc Phan
- Th/u Nguyễn Trí Kiên
- Th/u Trịnh Hữu Trí
Phi đoàn 516 (Phi Hổ) :
- Trung úy Phạm Quang Điềm
- Th/u Nguyễn văn Ghi
- Th/u Vũ Viết Quý
- Th/u Mạc Đức Ninh
Phi đoàn 518 (Phi Long) :
- Th/u Phạm Đình Anh
- Th/u Nguyễn Quang Vinh
- Th/u Nguyễn Xuân Dũng
- Th/u Võ Anh Tài
Phi đoàn 520 (Thần báo) :
- Th/u Trịnh Bửu Quang
- Th/u Nguyễn Đạm Thuyên
- Th/u Trương Công Chánh
- Th/u Trịnh Thành Châu
Phi đoàn 522 (Biệt đoàn 83) :
- Th/u Lê My
- Th/u Nguyễn Quốc Trị
- Th/u Lê Hải
- Th/u Vũ Ngô Dũng
Phi đoàn 524 (Thiên lôi ) :
- Th/u Nguyển Văn Tường
- Th/u Nguyễn Anh Tăng
- Th/u Nguyển văn Cổn
- Th/u Đào văn Lập
Ngoài ra còn có một số phi công được Bộ Tư lệnh KQ chọn trực tiếp theo đề nghị của Thiếu tá Võ văn Sĩ gồm :
- Đại úy Nguyễn Quốc Phiên
- Tr/u Lưu Tùng Cương
- Tr/u Nguyễn Thành Dũng
- Tr/u Nguyển văn Vui
Riêng Đại úy Nguyễn Quốc Hưng sẽ tham gia Khóa xuyên huấn ngay khi mãn nhiệm chức vụ Sĩ quan liên lạc của KQ VNCH tại Căn cứ Lackland.
Tổng cộng số phi công được gửi đi thụ huấn F-5 là 33 người..
Chương trình xuyên huấn được bắt đầu vào tháng 8 năm 1966 ;
Các phi công được gửi đến Căn cứ KQ Williams tại Chandler (Arizona) để được học về phản lực trong 88 giờ bay, bay trên loại phi cơ huấn luyện phản lực T-38 Talon (rất tương tự như F-5). Sau khi hoàn thành việc bay trên T-38, họ sẽ được chuyển sang bay tiếp trên F-5Ạ Chương trình huấn luyện dự trù kéo dài từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng.
Chương trình huấn luyện được hoàn tất vào ngày 29 tháng 3 năm 1967 (Tập Quân sử KQ dựa theo Flying Dragons ghi cuối tháng 5 ). Các phi công trở về VN ngày 11 tháng 4 và trình diện Bộ Tư lệnh KQ ngày 17 tháng 4 năm 1967.
Trong thời gian huấn luyện có 2 phi công không tốt nghiệp vì lý do sức khỏe. Thiếu Úy Nguyễn Đạm Thuyên đã đoạt giải thưởng xuất sắc nhất về Tác xạ chính xác (Top Gun Trophy); các Th/u Nguyễn Thành Dũng, Nguyễn văn Ghi và Trương Công Chánh đoạt các Bằng ưu hạng (Academic trophies)
Phi công Vũ Ngô Dũng trong bài Đứa con cầu tự (Đặc San KQ Bắc California tháng 7 năm 2006) đã ghi lại một số nét chính về khóa huấn luyện này như sau :
..’ Chúng tôi rời Sài gòn vào giữa tháng 8-66, trực chỉ Trường Anh ngữ Lackland Texas.. Có lẽ Phòng Huấn luyện Bộ Tư lệnh nghi ngờ khả năng Anh ngữ..ăn đong của chúng tôi nên đã xếp đặt chương trình 6 tuần lễ để ôn lại môn ngoại ngữ này.’
‘.. Sáu tuần trôi qua mau chóng,. chúng tôi mãn khóa và..sang trường bay..
Williams AFB là căn cứ huấn luyện hoa tiêu căn bản trên các loại phi cơ T-37 và T-38..’
‘..4441st CCTS (Combat Crew Training Squadron) là đơn vị được thành lập để huấn luyện phi công F-5 cho Không lực các Quốc gia Đồng Minh nhận viện trợ của HK trong Chương Trình MAP và VN là một trong những quốc gia trong Chương trình nàỵ Đơn vị 4441 tiếp nhận khoá sinh ngoại quốc đầu tiên vào tháng 4 năm 1964. Khi chúng tôi đến thụ huấn, các huấn luyện viên đều là những phi công đã từng bay hành quân trên F-5 tại chiến trường VN..’
Trần Lý
(Trích trong Phi cơ phản lực và KQ VNCH)
Khóa xuyên huấn đầu tiên về F-5
Của Không quân VNCH
Từ cuối năm 1965, các Cố vấn Hk đã đưa ra những kế hoạch để tối tân hóa các phi cơ mà KQ VNCH đang sử dụng. Các dự án đã được phác họa vào tháng 12 và dự trù sẽ được thực hiện trong thời gian kéo dài 3 năm sắp tới : 2 trong 6 phi đoàn chiến đấu của KQ VNCH sẽ được đổi dần sang F-5 (nếu thuyết phục được Mc Namara), các trực thăng H-34 sẽ được thay bằng loại UH-1 mới hơn và ít nhất là một phi đoàn C-47 sẽ được chuyển sang C-119.
Ngày 13 tháng 7 năm 1966 Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara đã chấp thuận việc trang bị cho KQ VNCH 2 Phi đoàn F-5 và 4 Phi đoàn A-37, để thay thế cho 6 Phi đoàn A-1 Skyraider đã đi vào giai đoạn ‘hết thời hạn sử dụng’.
Việc chấp thuận này diễn ra vào lúc các F-5 đang được KQ Hoa Kỳ sử dụng tại chiến trường VN.
Đơn vị đầu tiên được chọn để chuyển đổi từ A-1 sang F-5 là Phi đoàn 522, đồn trú tại Biên Hòạ Phi đoàn được đình động vào thượng tuần tháng 9 năm 1966 để có thể gửi một số nhân viên bảo trì sang thụ huấn về loại phi cơ mới này tại Căn cứ KQ Clark (Phillipines).
Vào khoảng giữa tháng 7 năm 1966, Bộ Tư lệnh KQ đã công bố danh sách các phi công được chọn để dự khóa xuyên huấn về F-5 tại Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn để tuyển chọn là các phi công từ những Phi đoàn A-1 đang là Phi tuần trưởng, Phi tuần phó và Phi tuần viên thâm niên kinh nghiệm bay A-1; các phi công phản lực B-57 (Biệt đội này đã giải thể và các B-57 được hoàn trả KQ HK) :
Danh sách tuyển chọn như sau :
Phi công phản lực B-57 (ưu tiên chuyển đổi sang F-5, số còn lại trở về đơn vị cũ hay chuyển sang bay Vận tải) gồm:
- Đại uý Lê Xuân Lan
- Đại úy Nguyễn Hữu Hoài
- Trung úy Đàm Thượng Vũ.
Tuyển chọn từ các Phi đoàn, mỗi Phi đoàn 4 phi công :
Phi đoàn 514 (Phượng Hoàng) :
- Thiếu úy Lê Như Hoàn
- Th/u Thăng Quốc Phan
- Th/u Nguyễn Trí Kiên
- Th/u Trịnh Hữu Trí
Phi đoàn 516 (Phi Hổ) :
- Trung úy Phạm Quang Điềm
- Th/u Nguyễn văn Ghi
- Th/u Vũ Viết Quý
- Th/u Mạc Đức Ninh
Phi đoàn 518 (Phi Long) :
- Th/u Phạm Đình Anh
- Th/u Nguyễn Quang Vinh
- Th/u Nguyễn Xuân Dũng
- Th/u Võ Anh Tài
Phi đoàn 520 (Thần báo) :
- Th/u Trịnh Bửu Quang
- Th/u Nguyễn Đạm Thuyên
- Th/u Trương Công Chánh
- Th/u Trịnh Thành Châu
Phi đoàn 522 (Biệt đoàn 83) :
- Th/u Lê My
- Th/u Nguyễn Quốc Trị
- Th/u Lê Hải
- Th/u Vũ Ngô Dũng
Phi đoàn 524 (Thiên lôi ) :
- Th/u Nguyển Văn Tường
- Th/u Nguyễn Anh Tăng
- Th/u Nguyển văn Cổn
- Th/u Đào văn Lập
Ngoài ra còn có một số phi công được Bộ Tư lệnh KQ chọn trực tiếp theo đề nghị của Thiếu tá Võ văn Sĩ gồm :
- Đại úy Nguyễn Quốc Phiên
- Tr/u Lưu Tùng Cương
- Tr/u Nguyễn Thành Dũng
- Tr/u Nguyển văn Vui
Riêng Đại úy Nguyễn Quốc Hưng sẽ tham gia Khóa xuyên huấn ngay khi mãn nhiệm chức vụ Sĩ quan liên lạc của KQ VNCH tại Căn cứ Lackland.
Tổng cộng số phi công được gửi đi thụ huấn F-5 là 33 người..
Chương trình xuyên huấn được bắt đầu vào tháng 8 năm 1966 ;
Các phi công được gửi đến Căn cứ KQ Williams tại Chandler (Arizona) để được học về phản lực trong 88 giờ bay, bay trên loại phi cơ huấn luyện phản lực T-38 Talon (rất tương tự như F-5). Sau khi hoàn thành việc bay trên T-38, họ sẽ được chuyển sang bay tiếp trên F-5Ạ Chương trình huấn luyện dự trù kéo dài từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng.
Chương trình huấn luyện được hoàn tất vào ngày 29 tháng 3 năm 1967 (Tập Quân sử KQ dựa theo Flying Dragons ghi cuối tháng 5 ). Các phi công trở về VN ngày 11 tháng 4 và trình diện Bộ Tư lệnh KQ ngày 17 tháng 4 năm 1967.
Trong thời gian huấn luyện có 2 phi công không tốt nghiệp vì lý do sức khỏe. Thiếu Úy Nguyễn Đạm Thuyên đã đoạt giải thưởng xuất sắc nhất về Tác xạ chính xác (Top Gun Trophy); các Th/u Nguyễn Thành Dũng, Nguyễn văn Ghi và Trương Công Chánh đoạt các Bằng ưu hạng (Academic trophies)
Phi công Vũ Ngô Dũng trong bài Đứa con cầu tự (Đặc San KQ Bắc California tháng 7 năm 2006) đã ghi lại một số nét chính về khóa huấn luyện này như sau :
..’ Chúng tôi rời Sài gòn vào giữa tháng 8-66, trực chỉ Trường Anh ngữ Lackland Texas.. Có lẽ Phòng Huấn luyện Bộ Tư lệnh nghi ngờ khả năng Anh ngữ..ăn đong của chúng tôi nên đã xếp đặt chương trình 6 tuần lễ để ôn lại môn ngoại ngữ này.’
‘.. Sáu tuần trôi qua mau chóng,. chúng tôi mãn khóa và..sang trường bay..
Williams AFB là căn cứ huấn luyện hoa tiêu căn bản trên các loại phi cơ T-37 và T-38..’
‘..4441st CCTS (Combat Crew Training Squadron) là đơn vị được thành lập để huấn luyện phi công F-5 cho Không lực các Quốc gia Đồng Minh nhận viện trợ của HK trong Chương Trình MAP và VN là một trong những quốc gia trong Chương trình nàỵ Đơn vị 4441 tiếp nhận khoá sinh ngoại quốc đầu tiên vào tháng 4 năm 1964. Khi chúng tôi đến thụ huấn, các huấn luyện viên đều là những phi công đã từng bay hành quân trên F-5 tại chiến trường VN..’
Trần Lý
(Trích trong Phi cơ phản lực và KQ VNCH)