PDA

View Full Version : Xuân Về, Viết Lại "Nhạc Vàng", Qua Những Ngày Tháng Cũ



NhaTrang
02-02-2009, 07:51 PM
<p><br />
<span style="font-size: xx-large"><b><span><span style="color: #800000"><font face="Arial">Xuân Về, Viết Lại "Nhạc Vàng" <br />
Qua Những Ngày Tháng Cũ</font></span></span></b></span><font face="Arial" size="4"><br />
<br />
<b><img height="337" alt="" hspace="5" width="385" align="right" vspace="2" src="/pics/nhacvang.jpg" />Nguyễn Phi Khanh</b> (2009)<br />
<br />
Tối 30 Tết, tôi được một người bạn cũ mời dùng cơm tất niên trong một nhà hàng ngay tại thủ đô Sàigòn. Nhà hàng có nhạc sống và nhiều ca sĩ trong cũng như ngoài nước trình diễn. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là các ca sĩ trình bày khá nhiều những bản nhạc xuân trước năm 1975. Khi ban nhạc nghĩ giải lao, tôi đến hỏi cô thu ngân trong nhà hàng:<br />
<br />
- Bây giờ các ca sĩ được phép hát loại “nhạc vàng” nữa sao?<br />
<br />
Cô mĩm cười, rất vô tình, rất tự nhiên:<br />
<br />
- Bây giờ người ta đâu còn gọi là “nhạc vàng” nữa. Người ta gọi là “nhạc xịn” đó anh. Cho hát hết. Tuy nhiên những bản nhạc nào có nói về người lính chế độ cũ (nhưng phải ca ngợi thật khiếp cơ), họ mới không cho hát. Đôi khi cũng có ca sĩ “phá rào” hát đại, rồi đâu cũng vào đó. Cách đây khoảng 17 năm, lúc chưa “mở cửa”, người ta không cho hát đâu, nhưng dân nghe lén thì nhiều lắm, nhiều vô số kể. Anh biết không, cũng trong nhà hàng nầy, thời đó có một ca sĩ lên trình diễn bản “Tà áo cưới” của Hoàng Thi Thơ. Các ông cán bộ ngồi hả họng ra nghe. Một trong những ông đó, tôi nghĩ là ông lớn, người Bắc, ông nói như cho người ngồi chung quanh nghe ông. Và cũng để tỏ ra ông là người am hiểu, phê bình “nhạc vàng” không thua kém một ai:<br />
<br />
- Mẹ kiếp! Nó hát cái đéo gì mà tớ chẳng hiểu. Thế là thế nào?<br />
<br />
Những người quanh ông ta chẳng ai dám phê phán hay giải thích. Một vài tay chân bộ hạ người Nam ngồi quanh ông, chắc chúng cũng hiểu, nhưng không dám giải thích với ông cán bộ cao cấp nầy. Không chừng làm ơn lại bị “đi cải tạo” thì khốn! Mà thực vậy. Cho dù ông là chính trị viên, là sĩ quan cấp tá, là tướng lãnh... ông cũng chỉ biết dạy bảo các đồng chí lo chiến đấu chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, hy sinh lao động cật lực cho đảng. Có thế thôi. Bây giờ bảo ông phải hiểu làm sao được khi nghe “tôi đi trong nắng thu màu nhớ, ngơ ngẩn vì tiếng gió thu buồn”. Ông lại càng mù tịt, có bao giờ được thấy “Hôm nay sao áo bay nhiều thế, tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe màu”. Ông lại càng khó hiểu vì cố hiểu cũng không hiểu nổi “Bâng khuâng trong gió bay tà áo, gió hỡi làm sao bớt lạnh lùng”. Có thể ông thầm nghĩ “Đúng là Nhạc... vàng”.<br />
<br />
Những bản nhạc nói về mùa xuân của một thời miền Nam yên bình tự do, chắc chắn không ai phủ nhận về hai lãnh vực phẩm cũng như lượng; nhất là những bản nhạc viết về những mùa xuân chinh chiến. Đó là những tác phẩm quá hay, rất hay, không những cho người miền Nam; mà khi quân phương Bắc tiến vào, họ cũng xem đó như là một hiện tượng thật xa lạ, nhạc gì như trăng sao trên trời rơi xuống.<br />
<br />
Nếu nói đến nhạc xuân của miền Nam trước năm 1975, có lẽ tôi phải dùng tới một cuốn sách hơn ngàn trang viết cũng chưa chắc hết. Những nhạc sĩ sáng tác nhạc xuân nhiều vô kể, nhưng tôi chỉ xin đan cử một số nhạc sĩ quen thuộc trong nhân gian ai cũng biết. Họ là biểu tượng cho một thế hệ sáng tác mà tôi tin rằng ở hiện tại và tương lai, trong cũng như ngoài nước, thế hệ trẻ sau nầy khó có thể thay thế. Tôi cũng chỉ chọn ra những bản nhạc tựa đề có tên chữ Xuân mà thôi; vì nếu chọn nhạc xuân thì rất nhiều, rất nhiều...<br />
Nhạc sĩ Hoàng Trọng, một nhạc sĩ lão thành. Ông có rất nhiều sáng tác được phổ biến trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Thời gian nầy người chiến sĩ có mặt trong các tác phẩm của ông viết về mùa xuân, có thể là những đoàn quân chống Pháp. Tác phẩm “Hẹn gió xuân về”, Hoàng Trọng viết:<br />
<br />
<i>Thắm như mùa xuân đến<br />
Người đi xa khuất muôn ngàn trùng<br />
Nàng gắng ghi một lòng<br />
Hằng đứng mong tin nhạn về ngoài song<br />
Xuân lại về gieo câu tình luyến<br />
Xuân với gió thanh bình về đây<br />
Ngàn tiếng chim ca trong chòm cây<br />
Xuân về với tơ duyên tình xây.</i><br />
<br />
“Giáng xuân” là một tác phẩm của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Ông diễn tả nét đẹp và sức quyến rũ của mùa Xuân bằng một dòng thơ thật tuyệt vời:<br />
<br />
<i>Giáng xuân về<br />
ngàn muôn hoa vì xuân thắm tươi<br />
Dưới nắng hồng<br />
hương xuân hòa gió lan tràn khắp nơi<br />
Xuân êm đềm tuổi xuân càng thêm thắm xinh<br />
Như đóa hoa mỉm cười đùa với gió xuân bình minh.</i><br />
<br />
Phạm Đình Chương, người ca nhạc sĩ tài hoa. Ông đã sáng tác nhạc phẩm “Đón Xuân” vào thập niên 60 (nếu tôi không lầm). Ông đã vẻ ra một bức tranh mùa xuân miền Nam trong những ngày đầu đi vào vùng trời tự do qua tác phẩm “Đón xuân”: <br />
<br />
<i>Xuân đã đến rồi<br />
gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời<br />
Vui trong bình minh<br />
muôn loài chim hát vang mọi nơi<br />
Đem trong tiếng cười<br />
cho kiếp người tình thương đắm đuối<br />
Ánh xuân đem vui với đời.</i><br />
<br />
Rồi cùng với Minh Kỳ, cả hai nhạc sĩ ưu tú nầy cùng vẻ lại hình ảnh bao cô gái xinh như hoa, hình ảnh bầy em bé khúc khích cười cùng với chim đang hót... đã làm cho những sáng tác của hai ông trở thành bất tử trong quần chúng, cho hội đoàn và cho cả đất nước mỗi khi xuân về:<br />
<br />
<i>Ngoài trời bao la xinh tươi<br />
Bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa...<br />
Và <br />
Bầy em bé rúc rích<br />
Khúc khích tiếng cười rủ nhau vui ca.<br />
Cuối cùng, họ kết thúc bản nhạc bằng một mùa xuân đầy hy vọng:<br />
Mừng xuân nay đã về rồi<br />
Và mùa đông đã vừa qua...<br />
Lòng ta thấy yêu đời.</i><br />
<br />
Chải chuốt từng lời nhạc trong suốt cho mùa xuân với tình yêu, không ai có thể hơn được nhạc sĩ Từ Công Phụng. Lời và nhạc của ông trong tác phẩm “Mùa xuân và tình yêu em” đã cho chúng ta nhìn ra được những ý tưởng thanh cao đó:<br />
<br />
<i>Tình yêu trong niềm vui<br />
Ngày em hong nỗi nhớ<br />
Mùa xuân ươm ướp mơ về tương lai </i><br />
<br />
hay:<br />
<br />
<i>Tình yêu trong tim ta em nghe chăng nồng ấm<br />
Như mắt môi và đôi tay quấn quýt đời nhau.</i><br />
<br />
Trong bài “Tình tự mùa xuân”, ông nhìn mùa xuân thực tế hơn, và thực sự yêu đời hơn:<br />
<br />
<i>Em, lại đây với anh<br />
ngồi đây với anh<br />
trong cuộc đời nầy<br />
nghe thời gian lướt qua <br />
mùa xuân khẽ sang<br />
chừng như không gian<br />
đang sưởi ấm những giọt tình nồng.</i><br />
<br />
Hầu hết những nhạc sĩ viết về mùa xuân, họ gắn liền nó với tình yêu. Mùa Thu của tình yêu thì thơ mộng, mùa Đông thì buồn thảm, mùa hè “rực như tình nồng” không phải là sai. Chỉ có mùa xuân mới mang lại một tình yêu bất tử. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng không thoát ra khỏi thông lệ đó nên trong tác phẩm “Mùa xuân đầu tiên”, ông rất vui để viết lên:<br />
<br />
Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy<br />
anh trở về thăm em<br />
bao lần ngồi thâu đêm<br />
nghe mùa xuân vừa đến<br />
em ơi hoa thắm rơi ngập đường.<br />
<br />
Vì mùa xuân chỉ mang lại tốt đẹp và chung thủy trong tình yêu, Tuấn Khanh chiêm nghiệm ra được điều nầy:<br />
<br />
<i>Người yêu ơi! biết chăng anh về<br />
Người yêu ơi! nhớ chăng lời thề<br />
Anh say sưa nhịp bước trên hè<br />
Anh nâng niu nụ hoa vừa hé<br />
Đôi môi xinh người em nhỏ bé mộng mơ.</i><br />
<br />
Đôi khi người nhạc sĩ còn dùng những sáng tác về mùa xuân của mình như là những lời chúc tụng đầu năm. Nhạc sĩ Thanh Sơn trong tác phẩm “Bài ca xuân”, ông gởi đến mọi người những lời cầu chúc chân tình:<br />
<br />
<i>Chúc xuân mọi nhà<br />
Một năm mới an khang<br />
Chúc quê hương mình<br />
Rợp bóng lúa tươi vàng<br />
Chúc đôi tình nhân<br />
Đầu xuân sẽ đẹp xinh<br />
Và chúc đất nước bình yên<br />
Mùa xuân đắm say diụ hiền.</i><br />
<br />
Đối với ông, mùa xuân không chỉ hiện diện nơi tuổi trẻ, nhưng nó còn giữ mãi cho đến lúc tóc đã đổi màu, mùa xuân vẫn huyền nhiệm:<br />
<br />
<i>Nếu ai không ngờ thì đâu biết xuân sang<br />
Ước mơ bên đời, mùa xuân đến huy hoàng<br />
Tóc xanh hay bạc lòng vẫn thấy mùa xuân<br />
Hạnh phúc mãi mãi gần nhau<br />
Mùa xuân đến như nhiệm mầu.</i><br />
<br />
Thế nhưng đôi lúc, Thanh Sơn cũng phải bàng hoàng để ông phải thốt lên lời chua xót oán trách mùa xuân trong tác phẩm “Mùa xuân hoa đào”:<br />
<br />
<i>Mùa xuân ơi<br />
mang đến chi với ta niềm đau phủ phàng<br />
Ngồi ôm nuối tiếc thương về cố nhân<br />
Phút chốc cơn muộn màng.</i><br />
<br />
Nói đến Trầm Tử Thiêng là phải nói đến những mơ ước của ông về một mùa xuân hòa bình trên quê hương. Ông mơ ước hòa bình như đứa bé mong tìm dòng sữa mẹ. Ca khúc “Nếu xuân nầy hòa bình” của ông đã nói lên tâm trạng đó:<br />
<br />
<i>Nếu mùa xuân nầy quê hương hòa bình<br />
Người người vui chơi, hội hè suốt đêm suốt sáng<br />
Nếu mùa xuân nầy quê hương hòa bình<br />
Nhà nhà hân hoan, mừng người thân quay về.<br />
Nhưng mơ ước của ông vẫn chưa thành trong bài “Mùa xuân trên cao”:<br />
Quê hương trong thời đau thương<br />
Mùa xuân chia ly là thường<br />
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn<br />
Hát lên nhân loại<br />
Trả buồn cho đông.</i><br />
<br />
Cuộc tình chưa tới, mùa xuân chưa về thì tóc đã ngã mầu, ân tình dang dỡ... để không còn ai đón xuân với ông vì ông đã vĩnh viễn ra đi:<br />
<br />
<i>Để đêm nay mùa xuân anh còn buốt gía<br />
Mái tóc vẫn pha màu chia phôi<br />
khi gặp người thì đã muộn rồi<br />
Mùa xuân ơi lòng ta đau từng canh thâu<br />
sau những đêm ân tình đã lỡ<br />
Có còn ai đón xuân với ta đâu</i><b><br />
(Mùa xuân không đợi)<br />
</b><br />
Viết về xuân và lính, có lẽ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người sáng tác sớm nhất sau khi đất nước bị chia cắt thành hai miền. Tác phẩm bất hủ “Phiên gác đêm xuân” của ông đã đi vào lòng dân gian mau chóng sau khi được ca sĩ Khánh Ngọc trình bày đầu thập niên 1960. Mặc dù chiến tranh chưa bộc phát dữ dội, nhưng trong bản nhạc nầy, ông đã nhắc đến hình ảnh người chiến sĩ nơi biên ải:<br />
<br />
<i>Đón giao thừa một phiên gác đêm<br />
Chào xuân đến súng xa vang rền<br />
Xác hoa tàn rơi trên báng súng<br />
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi.</i><br />
<br />
Xác hoa rơi trên báng súng mà ngỡ là xác pháo tung bay, Nguyễn Văn Đông qủa thực phong phú về sức tưởng tượng của ông.<br />
Cũng như những nhạc sĩ khác, ông đi tìm kiếm một mùa xuân hòa bình đang tới, nhưng rồi:<br />
<br />
<i>Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu<br />
Vì mơ ước trắng như mây chiều<br />
Tủi duyên người năm năm tháng tháng<br />
Mong chờ ánh xuân sang<br />
Ngờ đâu đêm cứ đi.</i><br />
<br />
Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương không sáng tác nhiều về nhạc xuân, nhưng ông chỉ viết một bài “Nhạc khúc mừng xuân” trên vùng cao nguyên gía buốt:<br />
<br />
Thành đô cao nguyên thôn xóm sát cánh<br />
tưng bừng mừng xuân tới<br />
Nguồn vui bao la chan chứa ánh sáng<br />
yêu đời nào người ơi<br />
Ngàn sắc thắm mùa hoa<br />
Hòa tiếng hát lời ca<br />
Tình xuân mênh mang say sưa thái hòa.<br />
<br />
Trong những bản nhạc xuân, tác phẩm “Đan áo mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, có lẽ là một nhạc phẩm được nhiều người ưa thích nhất. Lời nhạc bình dị, tiết tấu bolero êm đềm. Ông đã dùng thời điểm khi mai vàng nỡ để báo tin cho người em gái hậu phương biết mùa xuân đang về:<br />
<br />
<i>Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ<br />
là thôi em mong nhớ xuân nầy chàng có về.<br />
Mùa xuân gợi cho ông hình ảnh người con gái bên bếp lửa hồng:<br />
Nhớ xuân năm nào bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh<br />
Đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về khi máu xương thôi ngừng rơi.</i><br />
<br />
Nhưng nay thì:<br />
<br />
<i>Để giờ mình em và manh áo xám trên tay<br />
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo giao thừa<br />
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng<br />
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.<br />
</i><br />
Nhưng Phạm Thế Mỹ vẫn chưa chết hy vọng trong ông:<br />
<br />
<i>Anh sẽ về khi không còn tiếng súng<br />
trời xanh cao tiếng hát, chim trổi nhạc đón mừng<br />
Để hoa xuân lại thắm, để môi em lại ấm<br />
cho áo mới yêu đời, cho tiếng sáo thêm vui.</i><br />
<br />
Cũng như Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ Lam Phương mơ ước một mùa xuân thanh bình dù rằng ông đang sống tại miền Nam, chiến tranh chưa tàn phá ghê gớm như quê hương miền Trung của Trầm Tử Thiêng. Trong tác phẩm “Hẹn một mùa xuân”, ông viết:<br />
<br />
<i>Tôi sẽ về thăm lại dòng sông con phố cũ<br />
Ngày xưa có lần chiến tranh qua<br />
Những đôi mắt buồn lệ nhạt nhòa<br />
Xuân không pháo nổ, xuân không áo màu<br />
Không nụ cười đưa duyên.</i><br />
<br />
Nhìn trên lăng kiếng tình yêu, mùa xuân đối với ông rất có thể vương màu ảm đạm. Ca khúc “Mùa xuân không còn nữa” đã nói lên tâm trạng đó:<br />
<br />
<i>Anh biết em vô tình<br />
Lạc vào vòng tay người yêu mới<br />
Anh nghe hồn lặng câm<br />
Đi vào nuối tiếc mênh mông<br />
một thời yêu xa vắng<br />
Còn chăng cay đắng<br />
Còn nhớ thương nầy em biết không?<br />
Và đó là lý do ông thốt lên:<br />
Anh biết em hững hờ<br />
Để rồi “Mùa xuân không còn nữa”.</i><br />
<br />
Nhạc sĩ Anh Việt Thu cùng với thi sĩ Cao Tiêu, họ đã sáng tác chung một tác phẩm vào cuối năm 1960 “Mùa xuân hát cho em”:<br />
<br />
Mùa xuân... hát cho em<br />
Điệu tình... dâng phơi phới<br />
Trăng lòng... đầy hương êm<br />
Đón em... vào mở hội.<br />
<br />
</font></p>

NhaTrang
02-02-2009, 07:54 PM
<p><size=2>
Trong nhạc phẩm nầy, cả hai ông không viết về mùa xuân, nhưng họ đã ca ngợi tình yêu đẹp và xanh như một mùa xuân:<br />
<br />
Nếu em là biển rộng<br />
Anh xin làm cát vàng...<br />
Nếu em là núi biếc<br />
Anh nguyện làm tà mây...<br />
Nếu em là rừng xanh<br />
Anh sẽ làm suối bạc...<br />
Em có là đồi hoang<br />
Anh xin làm lối cỏ...<br />
Mùa xuân hát cho em.<br />
<br />
Riêng với Anh Việt Thu, ông sáng tác “Mùa xuân đó có em”; lời rất chải chuốt, tình rất nồng nàn:<br />
<br />
<i>Em có nghe trời vào xuân chưa<br />
bên song từng giọt nắng hạ<br />
Chợt lưa thưa và mùa xuân đó<br />
Có em thì xuân rất đẹp<br />
Anh không biết xuân về lúc nào<br />
lời tình đong đưa theo gió<br />
Mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi.</i><br />
<br />
Rồi cuối cùng cũng chỉ là một mối tình trong giấc mơ. Ca khúc “Như giọt xuân rơi”:<br />
<br />
<i>Thôi chẳng còn, chẳng còn gì<br />
Kỷ niệm ơi nhắc nhở chi hoài<br />
Hãy quên đi, hãy quên đi...<br />
Như mùa xuân đã chết trên cành thiên thu<br />
Chẳng còn, chẳng còn<br />
Mùa xuân đã chết<br />
trên cội mai gìa, tình ta đã hết<br />
Nhưng còn tất cả, nỗi nhớ nhớ, thương thương<br />
Kỷ niệm nào cho anh, kỷ niệm nào cho em.</i><br />
<br />
Ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không còn xa lạ với người dân cả ba miền Việt Nam. Ông là một thiên tài ca nhạc trong nền văn học nước nhà. Có một số người “học làm sang” chẳng biết gì về âm nhạc, cứ mãi miết ca ngợi Trịnh Công Sơn và cho nhạc Trần Thiện Thanh là loại nhạc “sến”, bùm bùm, trắc trắc, bùm bùm... Nhưng họ không biết rằng mỗi nhạc sĩ có một cái hay riêng về một lãnh vực nào đó. Không thể hỏi một em bé thương ba hơn hay thương mẹ hơn. Đó là một câu hỏi ngu xuẩn. Nhưng không ai có thể phủ nhận sự khác biệt giữa “phản bội” và “trung thành” dù trong hoàn cảnh trạng huống nào. Đó là câu trả lời sự khác biệt giữa hai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Trần Thiện Thanh. Cho nên người nhạc sĩ viết nhạc bằng một tâm hồn tươi sáng và ngay thẳng khác với loại nhạc sĩ viết theo chỉ thị cấp trên.<br />
<br />
Trần Thiện Thanh sáng tác rất nhiều nhạc về mùa xuân, qua rất nhiều thể điệu khác nhau. Ông còn là một chiến sĩ gắn bó với đời quân ngũ. Chính vì vậy, nhạc xuân của ông cũng gắn liền với đời trai thời chinh chiến. Sáng tác “Đồn vắng chiều xuân” là một trong những tác phẩm mà không một người chiến sĩ miền Nam nào không biết, không hát.<br />
<br />
<i>Mùa hoa năm đó ta chung đôi<br />
Mùa hoa nầy nữa xa nhau rồi<br />
Nhớ đêm hành quân thân ướt mềm<br />
Băng dòng sông loang trăng đầy<br />
Lòng muốn vớt ánh trăng thề viết tên em.</i><br />
<br />
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã gặp Trần Thiện Thanh ở một điểm, dùng hoa mai để báo tin cho người yêu mùa xuân đang về. Nếu Phạm Thế Mỹ viết “Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ, là thôi em mong nhớ, xuân nầy chàng có về”; thì hoa mai nở quanh tiền đồn xa vắng nhắc cho Trần Thiện Thanh biết mùa xuân sắp đến:<br />
<br />
Đồn anh đóng ven rừng mai<br />
Nếu mai không nở, anh đâu biết<br />
xuân về hay chưa.<br />
<br />
Viết tới đây, tôi lại nhớ khi tôi đóng quân trên một ngọn đồi mang tên Cam Carrol, nằm về hướng Tây Bắc thị xã Cam Lộ, Quảng Trị. Mùa xuân năm 1968 (Tết Mậu Thân) mai vàng nở ngập tràn quanh đồi. Những chiến binh Mỹ hỏi tôi đó là loại hoa gì nhiều và đẹp thế. Tôi cũng chẳng hiểu tiếng Mỹ hoa Mai là gì, nhưng chỉ giải thích cho họ biết rằng: Đó là một lọai hoa rất nhiều trên quê hương tôi. Nó chỉ nở vào mùa xuân và cũng báo tin mừng cho dân tôi biết mùa xuân đang tới, mang theo nhiều phúc lộc cho chúng tôi. Nó còn là biểu tượng cho đức tính hào hùng sĩ khí.<br />
<br />
Trần Thiện Thanh cũng mơ ước một ngày nào đó mùa xuân thanh bình sẽ về trên quê hương. Mùa xuân có hoa mai vàng rơi nhẹ trên áo người yêu, mùa xuân của riêng hai chúng mình:<br />
<br />
<i>Hẹn em khi khắp nơi yên vui<br />
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình<br />
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai<br />
nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi<br />
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang.</i><br />
<br />
Quay về thời thơ ấu, ông có những sáng tác đầy ắp kỷ niệm mỗi khi mùa xuân về. Tác phẩm “Đám cưới đầu xuân” ông vẻ ra một bức tranh đám cưới của hai đứa mình khi cả hai “quần còn thủng đít”:<br />
<i><br />
Rồi một ngày kia em khoe áo mới<br />
xanh hơn mây trời<br />
Hai đứa chung vui khi xuân<br />
vừa tới thơ ngây cuộc đời<br />
Trò chơi trẻ con em cô dâu mới<br />
chưa nghe nặng sầu<br />
Chú rể ngẩn ngơ ra hái<br />
hoa cà làm qùa cưới cô dâu.</i><br />
<br />
Nhưng rồi đất nước rơi vào chiến tranh, ông cũng phải xếp bút nghiên lên đường. Bây giờ chỉ còn là:<br />
<br />
Chuyện xửa chuyện xưa<br />
chuyện từ xuân trước xuân nay chưa nhòa<br />
Anh nói em nghe thương em từ lúc<br />
hoa chưa mặn mà<br />
Ông không quên:<br />
Cầu cho mùa xuân nồng nàn <br />
trên má em thôi đợi chờ<br />
Giữa lòng chiều hoang nâng cánh sim rừng<br />
Ngỡ màu hoa tím năm xưa.<br />
<br />
“Mùa xuân lá khô” là một bản nhạc ông cũng viết về đời lính. Những tháng năm dầm mưa giải nắng, băng rừng lội suôí, thuyên chuyển từ đơn vị nầy đến đơn vị khác, đánh trận nầy chưa xong lại tiếp trận khác đang chờ trước mặt.. có khi người lính quên cả mùa xuân:<br />
<br />
<i>Tôi trở lại vùng hành quân<br />
vùng xa xôi đá sỏi biết buồn<br />
Ba tháng hậu phương yên bình<br />
tuy vết thương chưa lành hẳn<br />
tôi lại đi giữa lạnh sang Đông<br />
Đời tôi chinh chiến lâu năm<br />
yêu lúc băng rừng như mộng tình nhân<br />
Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài<br />
trôi đi miệt mài chẳng cần ai biết cho ai</i><br />
<br />
Và rồi xuân về, người lính cũng quên cả ánh đèn phố thị, quên cả bánh chưng xanh, ly rượu nồng... còn chăng là những thương yêu dành cho người em gái đang cô đơn trong mùa xuân nầy:<br />
<br />
<i>Tôi đã quen rồi chuyện đi<br />
và quen xa ánh đèn phố thị<br />
Nên dẫu mùa xuân đơn vị <br />
không bánh ngon không rượu qúy, <br />
tôi nào nghe thấy lạnh trong tôi.<br />
Chỉ thương em gái quê hương<br />
trong sớm xuân hồng thiếu hẳn người thương<br />
Em hỡi em! khi chiến chinh dài xa nhau<br />
từng ngày và xa cả xuân nầy.</i><br />
<br />
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ sáng tác rất nhiều nhạc trữ tình. Nhạc ông được xem là loại “nhạc sang” và mang âm hưởng phương Tây. Trong tình khúc “Tình khúc mùa xuân”, ông rất lãng mạng:<br />
<br />
<i>Một hôm gió xuân sang<br />
Mây lang thang cài tóc em mang<br />
đến thăm em chiều nắng miên mang<br />
Rồi thu đến sao em giận hờn<br />
Rồi đông đến sao em lạnh lùng<br />
Đường phố vắng thênh thang<br />
ru buồn gót chân...</i><br />
<br />
Ông kết thúc ca khúc “Tình khúc mùa xuân”:<br />
<br />
<i>Mùa xuân đến chưa em?<br />
Bước chân ai dìu tiếng mưa đêm<br />
vắng xa chưa dòng tóc mây bay?<br />
Mùa thu vẫn chưa nguôi giận hờn<br />
Mùa đông vẫn chưa thôi lạnh lùng<br />
Dòng lá cuốn em mang<br />
trôi dài mãi trôi.</i><br />
<br />
Nhạc sĩ Châu Kỳ có hai bản nhạc xuân được xem là rất được nhiều người ái mộ và ưa thích. Lời và nhạc chân tình mộc mạc. Chính vì vậy tác phẩm “Đón xuân nầy, nhớ xuân xưa” của ông hầu như ai cũng hát được:<br />
<br />
<i>Đón xuân nầy tôi nhớ xuân xưa<br />
Một chiều xuân em đã hẹn hò<br />
Như ươm tình trong cánh hoa mơ<br />
đưa em theo làn gió<br />
Em nói rằng em viết thành thơ.</i><br />
<br />
Hình ảnh tìm lại người thơ trong mùa xuân của Châu Kỳ cũng lắm gian lao đoạn trường:<br />
<br />
<i>Bước sông hồ như đắm như mơ<br />
Trở về đây khi gió giao mùa<br />
Mong ước tìm cô gái xuân xưa<br />
cho vơi bao niềm nhớ<br />
Có ngờ đâu xuân vắng người thơ.</i><br />
<br />
Trong ca khúc “Tôi chưa có mùa xuân”, ông nói lên nổi thất vọng khi chờ đợi một mùa xuân sắc màu trên quê hương nhưng biết đến bao giờ? Đôi khi ông trở thành người buông xuôi rồi trách thầm mùa xuân:<br />
<br />
<i>Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa<br />
mời xuân đến với tôi, giờ nầy còn nổi trôi<br />
Riêng tôi xin từ chối, mà xuân chán gì nơi<br />
Nàng xuân chán gì nơi, xuân là của muôn người<br />
mặc tình xuân lã lơi, xuân chẳng phải riêng ai<br />
xuân đi rồi xuân tới, ngại rằng xuân kém vui.<br />
</i><br />
Nhưng Châu Kỳ vẫn chưa tin rằng ngày đó sẽ không tới. Ông đã lặp lại hai lần “Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa” trong ca khúc “Tôi chưa có mùa xuân”:<br />
<br />
<i>Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa<br />
mời xuân đến với tôi, giờ còn nặng hai vai<br />
Thân tha hương hồ hải, hỏi xuân có gì vui?<br />
Hỏi xuân có gì vui, xuân làm dáng cho đời<br />
đẹp lòng giây phút thôi, ôi đất nước xa xôi<br />
Xuân đi làm sao tới, dặm dài xin chớ lui.</i><br />
<br />
Để kết thúc bài viết “Xuân về, viết lại “Nhạc Vàng” qua những ngày tháng cũ”, tôi xin nói đến nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân (Nhật Ngân). Ngoài những đề tài hướng về tuổi trẻ thời chinh chiến, tình yêu và quê hương, Trịnh Lâm Ngân còn có những sáng tác viết về mùa xuân và Mẹ. Đây là một chủ đề tôi thấy ít xuất hiện trong những sáng tác khác của phần đông nhạc sĩ. Có thể người mẹ là một phần trong thân thể của ông, và cũng chính hình ảnh người mẹ đã gây cho ông cảm xúc mãnh liệt khi sáng tác lên những dòng nhạc nói về mẹ.<br />
<br />
Tác phẩm “Mùa xuân của mẹ”, ông rất buồn phải lênh đênh bồng bềnh trên quê hương, không được cùng mẹ mỗi khi xuân về:<br />
<br />
<i>Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi<br />
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh<br />
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn<br />
Áo trận sờn vai bạc màu<br />
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang.<br />
Ông nhớ về những ngày xuân bên mẹ:<br />
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang<br />
Bếp hồng quây quần bên nhau<br />
Nghe mẹ kể chuyện đời xưa</i><br />
<br />
Nhưng dù có ngàn trùng cách trở, biền biệt núi sông, ông vẫn hứa với mẹ:<br />
<br />
<i>Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về<br />
Dù cho xuân đã đi qua<br />
Dù cho én từng bầy bay về ngàn<br />
Dẫu gì rồi con cũng về<br />
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi.</i><br />
<br />
Một sáng tác thứ hai về mẹ là ca khúc “Xuân nầy con không về”. Đây cũng là một ca khúc hầu như nằm trong lòng tất cả các chiến sĩ miền Nam ngày trước. Cái tâm trạng “Xuân nầy con không về” là tâm trạng chung của những người lính xa nhà. Sau khi quân phương Bắc vào chiếm luôn miền Nam, người lính miền Bắc cũng phải “ngất ngây” với sáng tác nầy. Ca sĩ Ngọc Minh có kể lại trên đài SBTN trong một chương trình “Người yêu của lính” do cô phụ trách, rằng: Trong một đại nhạc hội, khi cố ca nhạc sĩ Duy Khánh đang tiến lên sân khấu trình diễn, vô số các chiến binh Việt cộng ngồi phía dưới la rầm lên: “Xuân nầy con không về! Xuân nầy con không về”.<br />
<br />
Khác với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và Trần Thiện Thanh, khi thấy mai vàng nở ven đồi để biết mùa xuân sắp về, Trịnh Lâm Ngân đang ngồi nơi tiền đồn heo hút gía lạnh, nhưng ông đã hình dung được mai đào quanh vườn của mẹ đang trổ bông. Rồi cũng nơi yêu dấu đó, mẹ đang chờ người con phương xa trở về:<br />
<br />
<i>Con biết bây giờ mẹ chờ tin con<br />
khi thấy mai đào nở vàng bên nương<br />
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về<br />
nay én bay đầy trưóc ngõ<br />
mà tin con vẫn xa ngàn xa.</i><br />
<br />
Ngồi trong chiến hào mà hình dung ra những ngày xuân thanh bình trên quê hương, bên mẹ:<br />
<br />
<i>Ôi nhớ xuân nào thuỡ trời yên vui<br />
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi<br />
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng<br />
trông bánh chưng, chờ trời sáng <br />
đò hây hây những đôi má đào.</i><br />
<br />
Trịnh Lâm Ngân nuối tiếc và ân hận vì không được gần mẹ để sửa lại mái tranh xiêu, cắm lại đóa cúc vàng, mua cho đàn em những tà áo mới để vui cùng bạn bè trong những ngày đầu năm:<br />
<br />
<i>Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm<br />
mái tranh nghèo không người sửa sang<br />
khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân<br />
Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai<br />
sẽ đem về cho tà áo mới<br />
ba ngày xuân đi khoe xóm làng.</i><br />
<br />
Nhưng với Trịnh Lâm Ngân, tình nước trên tình nhà, tình chiến hữu trên cả những ấm êm cho riêng mình. Ông phải ở lại cùng đón xuân với đồng đội, nơi rừng sâu núi thẳm, không bánh chưng xanh, không mai đào nở. Và xin hẹn lại mẹ một mùa xuân sau khi đất nước thanh bình:<br />
<br />
<i>Con biết bây giờ mẹ chờ em trông<br />
nhưng nếu con về bạn bè thương mong<br />
bao lứa trai hùng chào xuân chiến trường<br />
không lẽ riêng mình êm ấm<br />
Mẹ ơi con xuân nầy vắng nhà<br />
Mẹ thương con xin đợi ngày mai...</i><br />
<br />
Tôi xin hẹn lại bạn năm sau. Mùa xuân còn nhiều, nhạc xuân còn dài, tình xuân bất tận, nhưng trang báo Đất Mẹ có hạn. Tôi tạm chia tay bạn nơi đây. Tôi viết bài nầy khi qúa vội vàng nên sẽ có những lầm lỗi. Nhưng dù sao, sự giúp đỡ của bạn để điều chỉnh lại chính xác hơn, đó cũng là một tha thứ thật nhẹ nhàng nhưng cảm thông thật sâu xa mà bạn dành cho tôi trong mùa xuân nầy. <br />
<br />
Chúc bạn một mùa Xuân nhiều may mắn.</p></size>