PDA

View Full Version : Thư Thượng-Nghị-Sĩ Black Giải Thích Về Nghị-Quyết SJ455



TAM73F
04-17-2013, 11:37 AM
(04/10/2013)

Tác giả : Nguyễn Ngọc Bích

Sau khi có tin là Nghị-quyết Lưỡng-viện SJ455 của Virginia đã được thông qua để lập ra một "Ngày Việt Nam Cộng Hòa" (Republic of Vietnam Day) ở Virginia, nhiều người đã gọi về để chia xẻ sự mừng vui khi nhận được tin này. Từ Seattle, Washington State, cựu-Đại-tá Phạm Huy Sảnh đã yêu-cầu gởi cho ông và các bạn thuộc nhiều binh-chủng trong Quân-lực VNCH miền Tây-bắc bản văn của Nghị-quyết bằng tiếng Anh để xem có thể đưa ra được những nghị-quyết tương-tự ở các tiểu-bang miền Tây-bắc Hoa-kỳ hay không. Giáo-sư Nguyễn Chính Kết ở Houston, Texas, cũng gọi lên ca ngợi việc làm này của đồng-bào ở Virginia. Từ Arizona cũng có người yêu-cầu được có bản tiếng Anh "để vận động ở Arizona" cho một bản nghị-quyết tương-tự. Chương-trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ở Nam Cali cũng ngỏ ý muốn được phỏng vấn về câu chuyện hình thành nghị-quyết tiên-phong này. Từ Paris, một cựu-chủ-tịch Tổng-hội Sinh-viên cũng muốn có một bản tiếng Anh để phổ-biến đến các bạn ở Âu-châu.

Nhưng đặc-biệt nhất là có một vị, ký tên Thi-Kham Nguyen ở Côte d'Azur miền Nam nước Pháp, đã điện cho Thượng-nghị-sĩ Dick Black, người đỡ đầu cho Nghị-quyết SJ455 từ những ngày đầu tiên cho đến khi nó được thông-qua vào tháng 2/2013. Điện-thư của vị phụ nữ này viết gỏn gọn có mấy chữ: "THANK YOU FOR VN DAY THAT YOU'RE AGREED WITH US: REPUBLIC VN DAY+FOREVER" ("Cám ơn Thượng-nghị-sĩ đã đồng-ý với chúng tôi về một Ngày VN: NGÀY VNCH MÃI MÃI"). Vì văn-phòng TNS Dick Black không rõ về giới-tính của người viết điện-thư nên đã trả lời và xem đó là một người đàn ông. Văn-phòng ông đã chuyển đến cho chúng tôi nội-dung lá thư và xin một bản dịch Nghị-quyết S455 sang tiếng Việt để có thể gởi cho vị phụ nữ nói trên. Chúng tôi đã cho văn-phòng ông biết người viết là một phụ nữ, nhưng dưới đây chúng tôi xin dịch nguyên-văn thư trả lời lúc ban đầu của TNS Black. Thiết tưởng lá thư này cũng giải tỏa được một số thắc mắc mà người Việt chúng ta có thể có được về nghị-quyết vừa thông qua ở Virginia. Lá thư có tiêu-đề của văn-phòng TNS Black với nội-dung như sau.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Thưa Ông Nguyễn:

Cám ơn Ông đã gửi cho tôi điện-thư về nghị-quyết mà tôi đã thảo ra và đưa ra khóa năm nay, 2013, để cho Đại-nghị-viện Virginia thông qua. Nghị-quyết đặt ra lệ là kể từ nay, ngày 30 tháng 4 sẽ được đánh dấu như Ngày Việt Nam Cộng Hòa ở Virginia. Nghị-quyết đó đã được đồng-thanh biểu quyết ở Thượng-viện và chỉ có một phiếu chống trong số 100 dân-biểu ở Hạ-viện.

Tôi viết nghị-quyết trên là để tạo ra một văn-bản lịch-sử chính-xác và vĩnh viễn về sự can trường của người Nam Việt Nam đã chiến-đấu chống bạo-quyền Cộng-sản. Nghị-quyết ghi lại cái dã man ác độc của bọn đồ tể đã cưỡng-chiếm được miền Nam. Nó nêu ra chuyện hai triệu người đã bỏ trốn khỏi "Thiên-đàng Nhân-dân" của tên độc-tài khát máu Hồ Chí Minh. Nó kể lại chuyện những quân-nhu quân-cụ bị cắt đứt, làm cho những chiến-binh anh-dũng của Quân-lực VNCH đã không còn đạn dược để tiếp-tục chiến-đấu, và chuyện hơn một triệu người vô tội đã bị gởi đi đến các trại tập trung, nơi dây khoảng 1/3 số người trong đó đã chết.

Hiệp-hội Thương mại Á-châu đã mời một nhóm cựu-quân-nhân và cựu-cảnh-sát VNCH đến văn-phòng của tôi để bàn thảo cái nghị-quyết và đảm bảo là nó chính-xác. Tôi biết ơn Ông Tính Phan, Chủ-tịch, và Bà Mỹ-Lan Trần, Giám-đốc Điều hành của Hiệp-hội, đã đứng ra tổ-chức buổi gặp gỡ đó. Tôi cũng biết ơn Ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Ban Điều-hợp Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, là đã đóng vai trò hướng-dẫn trong cộng-đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như Thượng-nghị-sĩ Toddy Puller và các Dân-biểu Mark Keam và Bob Marshall, mỗi một vị này đã có một vai trò đặc-biệt trong việc biến nghị-quyết thành hiện-thực.

Chúng tôi đang dịch nghị-quyết sang tiếng Việt, và tôi mong rằng nghị-quyết này sẽ vào được tận Việt-nam hiện đang bị [CS] chiếm đóng. Nhân-dân Việt-nam đáng được biết là Tiểu-bang Virginia công-nhận sự can trường của người miền Nam VN trong chiến-đấu và rằng những hy-sinh của họ sẽ không bị lãng quên.

Là một phi-công, tôi đã chuyên chở hàng trăm binh-sĩ VNCH đi vào chiến-trường. Như một sĩ-quan bộ-binh thuộc Trung-đoàn 1 TQLC Mỹ, tôi đã tham-dự nhiều trận chiến dưới đất vai kề vai với các binh sĩ VNCH anh-dũng. Trước khi rời VN, tôi bị thương trong một trận ở sông Hội An, ở phía nam Đà Nẵng. Tôi hy-vọng là những người con, trai cũng như gái, của những anh-hùng đã chiến-đấu để bảo vệ tự do của Việt-nam Cộng-hòa sẽ học được sự thật khi nghị-quyết này về đến tận Việt-nam đang bị [CS] chiếm đóng cũng như đi ra khắp thế-giới.

Thân kính,
[ký tên]
Richard H. Black
Thượng-nghị-sĩ Virginia, đơn-vị 13
__._,_.___

khongquan2
04-17-2013, 02:46 PM
SJ455: South Vietnamese Recognition Day; designating as April 30, 2013, and each succeeding year.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1366214425.jpg
Virginia's 13th District Senator Richard Black

SENATE JOINT RESOLUTION NO. 455

Designating April 30, in 2013 and in each succeeding year, as South Vietnamese Recognition Day in Virginia.


Agreed to by the Senate, February 21, 2013
Agreed to by the House of Delegates, February 22, 2013


WHEREAS, South Vietnamese Americans, a proud, industrious people, make up the fourth-largest group of Asian Americans in the United States; and

WHEREAS, a South Vietnamese mass immigration to the United States began when communist tyranny swept the former Republic of Vietnam after the fall of Saigon in 1975; and

WHEREAS, to the very end, soldiers of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) fought valiantly, defending their freedom with skill, daring, and gallantry; the ARVN 3rd Cavalry Regiment, for example, demonstrated such skill and heroism in battle that it was awarded the coveted United States Presidential Unit Citation; and

WHEREAS, nearly 60,000 American fighters died in the Vietnam War and some 224,000 South Vietnamese troops also fell defending their nation; and

WHEREAS, although the American sacrifice in Vietnam was enormous, some of the most bitter combat—including the savage warfare after the United States’ withdrawal—was shouldered principally by our South Vietnamese allies; and

WHEREAS, the 1968 communist Tet Offensive was designed to crack South Vietnam’s will to resist, instead, South Vietnamese forces fought ferociously, and not a single unit collapsed or ran; indeed, even the police fought, turning pistols against heavily armed enemy regulars; and

WHEREAS, together with American soldiers, sailors, airmen, and Marines, the ARVN decimated the indigenous Viet Cong guerrillas, eliminating them as an effective fighting force for the remainder of the war; and

WHEREAS, most American units had left Vietnam by 1972, yet South Vietnamese units continued to perform remarkably well; with limited American help, they defeated North Vietnam’s all-out Easter Offensive, a massive conventional invasion led by Soviet T-54 tanks; and

WHEREAS, the Easter Offensive victory helped force North Vietnam to accept a negotiated end to the war; and

WHEREAS, sadly, in 1974 the United States withdrew most military support, including air power, severely restricting the flow of fuel and munitions to the ARVN; strangled by a lack of supplies, tanks and artillery pieces were allotted meager quantities of ammunition—sometimes just a few shells per day—and radios often had no batteries; and

WHEREAS, the strangulation of South Vietnamese supply lines destroyed morale and decimated combat power, making it impossible for even the bravest South Vietnamese troops to effectively defend against the final invasion by North Vietnamese soldiers; North Vietnam remained well-supplied by its communist allies in China and the Soviet Union; and

WHEREAS, everyone with ties to the Americans or the government of the Republic of Vietnam feared the threatened communist reprisals; as communist forces overran the South during the spring of 1975, 125,000 key South Vietnamese personnel were airlifted from South Vietnam to refugee centers in the United States; and

WHEREAS, as American troops and embassy staff were evacuated by waiting aircraft, terrified South Vietnamese mothers thrust their babies into the hands of complete strangers, hoping their offspring might somehow survive the approaching bloodbath; and

WHEREAS, the promised reign of terror quickly emerged and the South Vietnamese desperately fled the murderous tyranny of the communists; roughly two million South Vietnamese fled to escape North Vietnam’s promised “people’s paradise”; and

WHEREAS, launching small, crowded sampans, many South Vietnamese sailed into the vast, treacherous waters of the South China Sea, where hundreds of thousands drowned in the escape attempt; the South Vietnamese continued to flee their country in huge numbers from 1975 until the mid-1980s; and

WHEREAS, beginning in 1975 and for decades afterwards, well over one million South Vietnamese—especially former military officers and government employees—were imprisoned in communist concentration camps; these were euphemistically called “reeducation camps,” where many thousands of South Vietnamese were “educated” to their deaths; and

WHEREAS, the communist concentration camps were characterized by brutal forced labor, political indoctrination, and deadly assignments like human mine clearing; there were no formal charges or trials; and

WHEREAS, the conditions in the camps were so savage that many surviving inmates estimate that almost a third of the prisoners of war died while in captivity; and

WHEREAS, South Vietnamese immigration to the United States peaked in 1992 when, after decades of torture, many concentration camp survivors were finally released and sponsored by their families to come to this country; and

WHEREAS, after persevering through unimaginable brutality and suffering, the South Vietnamese who escaped their homeland demonstrated admirable talent and intellect; they became an entrepreneurial, upwardly mobile group, whose poverty rate rapidly declined after their arrival in the United States; and

WHEREAS, today, 82 percent of the South Vietnamese in the United States are native-born or naturalized citizens, an exceptionally high portion of American citizenship for any immigrant group; and

WHEREAS, for several decades, South Vietnamese American patriots have contributed to the United States with intellect, skill, loyalty, and determination; many have served proudly in the Armed Forces of the United States; now, therefore, be it

RESOLVED by the Senate, the House of Delegates concurring, That the General Assembly designate April 30, in 2013 and in each succeeding year, as South Vietnamese Recognition Day in Virginia; and, be it

RESOLVED FURTHER, That the Clerk of the Senate transmit a copy of this resolution to the Virginia Asian Chamber of Commerce and the National Congress of Vietnamese Americans so that the members of these organizations may be apprised of the sense of the General Assembly of Virginia in this matter; and, be it

RESOLVED FINALLY, That the Clerk of the Senate post the designation of this day on the General Assembly’s website.

Source: "www.richmondsunlight.com"

BachMa
04-17-2013, 03:28 PM
Tại tiểu-bang Virginia: 30.04 là ngày Nam Việt Nam

Bản Dịch Nghị Quyết 455

NIÊN-KHÓA 2013

NGHỊ-QUYẾT LƯỠNG VIỆN DO THƯỢNG-VIỆN KHỞI XƯỚNG SỐ 455

Chỉ-định ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế-tiếp, là Ngày Công Nhận

Nam Việt Nam ở Virginia

Được Thượng-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 21/2/2013

Được Hạ-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 22/2/2013

XÉT VÌ, những người Mỹ gốc Nam Việt Nam, một dân-tộc oai hùng và cần mẫn, hiện là nhóm người Mỹ gốc Á lớn thứ tư trên đất Mỹ; và

XÉT VÌ, một cuộc di-cư vĩ-đại của người Việt miền Nam đã sang Hoa-kỳ khi bạo-quyền cộng-sản chiếm xong Việt-nam Cộng-hòa sau ngày Sài-gòn thất thủ vào năm 1975; và

XÉT VÌ, cho đến phút chót, những binh sĩ trong Quân-lực VNCH đã kiên-cường chiến-đấu để bảo-vệ nền tự do của họ một cách tài-tình, táo-bạo và can-đảm, như trường-hợp Lữ-đoàn III Kỵ-binh QLVNCH đã chứng-minh sự dũng-cảm và tài-nghệ trong chiến-đấu đến độ được lãnh Huy-chương của Tổng-thống Hoa-kỳ dành cho một đơn-vị; và

XÉT VÌ, gần 60 nghìn chiến-sĩ Hoa-kỳ đã hy-sinh trong Chiến-tranh VN và 224 nghìn binh sĩ QLVNCH đã nằm xuống để bảo-vệ quốc gia của họ; và

XÉT VÌ, mặc dầu sự hy-sinh của người Mỹ rất to lớn ở VN, một số trận chiến khắc nghiệt nhất–kể cả cuộc chiến dã-man sau khi Hoa-kỳ đã rút khỏi VN–đã được gánh vác chủ-yếu bởi các đồng-minh Nam Việt Nam của chúng ta; và

XÉT VÌ, cuộc Tổng-công-kích Tết Mậu-thân 1968 của CS là nhằm bẻ gãy ý-chí chống lại CS của quân dân Miền Nam, Quân-lực VNCH đã chống trả quyết-liệt, và không một đơn-vị nào bỏ chạy hay tan hàng; thật vậy, đến ngay cảnh-sát cũng hăng say chiến-đấu, dùng súng lục chống lại quân chính-quy của địch được võ-trang đầy đủ; và

XÉT VÌ, cùng với bộ-binh, thủy-quân, không-quân, và TQLC Hoa-kỳ, Quân-lực VNCH đã tận-diệt bộ-đội du-kích của Việt-Cộng, loại-trừ hẳn thành-phần này ra như một binh-đội còn có khả-năng chiến-đấu trong phần còn lại của cuộc chiến; và

XÉT VÌ, hầu hết các đơn-vị chiến-đấu của Hoa-kỳ đã rời VN vào năm 1972, các đơn-vị QLVNCH đã tiếp-tục chiến-đấu rất hào-hùng chỉ với một sự giúp đỡ tối-thiểu của Mỹ, đánh bại cuộc Tổng-công-kích Mùa Hè Đỏ Lửa năm ấy, một cuộc xâm-lăng quy-mô và quy-ước trên toàn miền, có chiến-xa T-54 của Liên-Xô dẫn đường; và

XÉT VÌ, chính chiến-thắng của QLVNCH vào Mùa Hè Đỏ Lửa đã buộc Bắc-Việt phải chấp nhận kết-thúc chiến-tranh qua thương thảo; và

XÉT VÌ, tiếc thay, vào năm 1974 Hoa-kỳ đã rút cầu bằng cách giảm gần hết yểm-trợ quân-sự, kể cả không-lực, cắt nghiêm-trọng việc cung-cấp dầu xăng và đạn-dược cho Quân-lực VNCH–giờ đây bị bóp nghẹt bởi thiếu hết quân-trang quân-cụ trong khi chiến-xa và pháo-đài chỉ được phát một số-lượng rất nhỏ đầu đạn, có khi xuống đến vài quả trong một ngày, thậm chí đến các bộ truyền tin cũng không cả có pin để xử dụng; và

XÉT VÌ, việc thắt chặt các đường dây tiếp-tế cho Quân-lực VNCH đã làm suy sụp tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của họ, làm cho việc chiến-đấu hữu hiệu của ngay những đơn-vị can trường nhất của Miền Nam cũng không thể thực-hiện được trước cuộc xâm-lăng chót của quân Bắc-Việt, vào lúc đó vẫn được cung-cấp đầy đủ bởi đồng-minh Trung-Cộng và Liên-Xô của họ; và

XÉT VÌ, bởi tất cả mọi người có liên-hệ với Mỹ hay chính-quyền VNCH rất lo ngại về viễn-ảnh trả thù tệ-hại của CS nên vào phút chót, trong khi quân-đội CS tràn xuống miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, 125 nghìn nhân-viên then chốt của VNCH đã được không-vận từ Miền Nam sang các trại tỵ nạn ở Hoa-kỳ; và

XÉT VÌ, ngay trong lúc binh lính Mỹ và nhân-viên Sứ-quán Hoa-kỳ được trực-thăng đến đón thì có những bà mẹ VN kinh hãi ném ngay con mình vào tay những người hoàn-toàn xa lạ, chỉ để mong làm sao cho con mình thoát được cảnh tắm máu sắp xảy ra; và

XÉT VÌ, chế-độ kinh-hoàng xuất hiện gần như tức-khắc nên người Việt miền Nam đã trong tuyệt-vọng trốn chạy bạo-quyền sát sinh CS, đưa đến khoảng 2 triệu người đã tìm cách trốn khỏi “thiên-đường nhân-dân” do CS Bắc-Việt hứa hẹn; và

XÉT VÌ, đi bằng những con thuyền mỏng manh, chặt nứt, rất nhiều người miền Nam đã liều lĩnh ra khơi, đi vào sóng gió bão táp của Biển Đông, đem lại cái chết của hàng trăm ngàn người bị lật thuyền, chìm xuống đáy đại-dương; mặc dầu vậy, những con số khổng-lồ người Việt miền Nam vẫn tiếp-tục ra đi từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980; và

XÉT VÌ, cũng bắt đầu từ 1975 và kéo dài hàng thập niên sau đó, hơn một triệu người miền Nam–đặc-biệt là các cựu-sĩ-quan và công-chức chính-phủ–bị đưa vào các trại tập trung mà được gọi một cách hiền lành là các trại “học tập cải tạo,” nơi đó nhiều ngàn người đã bị “cải tạo” đến chết luôn; và

XÉT VÌ, những trại tập trung của CS được nổi tiếng qua các chế-độ khổ-sai tàn-bạo, nhồi sọ về chính-trị, và những nhiệm-vụ chết người như đi chân đất dò mìn, không hề qua những thủ-tục cáo buộc tội-trạng hay xét xử trước tòa án; và

XÉT VÌ, những điều-kiện trong trại tệ hại đến mức nhiều người sống sót cho rằng gần một phần ba các tù-binh đã chết trong thời-gian bị cầm tù; và

XÉT VÌ, con số di-cư của người Việt miền Nam sang Hoa-kỳ lên tới đỉnh-điểm vào năm 1992 khi, sau hàng thập niên bị tra tấn, nhiều người sống sót từ các trại tập trung nói trên cuối cùng mới được thả ra và bảo trợ bởi gia-đình họ sang xứ này; và

XÉT VÌ, sau khi chịu cực-hình qua nhiều năm khổ đau và ngược-đãi không thể tưởng-tượng nổi, những người miền Nam đã trốn được khỏi quê hương đã tỏ ra tài-năng và thông minh vượt bực để trở thành một nhóm người dám vào thương-trường và tìm đường thăng-tiến, giải-quyết chóng vánh những bước đầu nghèo khó sau khi đến Hoa-kỳ; và

XÉT VÌ, ngày nay, 82 phần trăm người Việt miền Nam có mặt ở Hoa-kỳ là những người sinh trưởng ở đây hay là người đã có quốc-tịch Hoa-kỳ, một tỷ-lệ rất cao trong mọi nhóm di-dân có quốc-tịch; và

XÉT VÌ, qua nhiều thập niên, những người Mỹ yêu nước gốc Nam Việt Nam này đã đóng góp đáng kể vào nước Mỹ với trí-tuệ, tài-năng, quyết-tâm và lòng trung-thành của họ, với không ít con em đang phục-vụ một cách hãnh-diện trong Quân-lực Hoa-kỳ; do đó,


Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện,
Là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và


QUYẾT-NGHỊ TIẾP,
Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị-quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ đặng cho những thành-viên của hai tổ-chức này được biết về quyết-định của Đại-nghị-viện Virginia về vấn-đề này; và


CUỐI CÙNG QUYẾT-NGHỊ,
Là Thư-ký Thượng-viện đưa việc chỉ-định ngày này lên Trang Nhà Điện Tử của Đại-nghị-viện Virginia.


Nguyễn Ngọc Bích dịch

Springfield, VA

Đêm 28-29 tháng 3, 2013