PDA

View Full Version : Đời Sống Bây Giờ ở Saigon -2013



TAM73F
03-25-2013, 12:03 AM
Ân Xá Quốc Tế Thăm VN Lần Đầu Sau Nhiều Thập Kỷ .

(03/22/2013)
Tác giả : Thục Quyên (Dịch và chú thích)



Một đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến thăm Việt Nam, với hy vọng mở đầu các kênh đối thoại với Chính phủ về tình hình nhân quyền ở trong nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ cuối thập kỷ 70.

"Chúng tôi đã rất vui lòng chấp nhận lời mời của chính quyền Việt Nam đến thăm viếng và thảo luận về công việc và cách thức hành động của Ân Xá Quốc Tế, trong đó bao gồm tiếp cận với các chính phủ trên toàn thế giới," ôngFrank Jannuzi, Phó Giám đốc điều hành người Hoa Kỳ của Tổ chức cho biết, sau sáu ngày thăm viếng Việt nam.

"Chúng tôi cũng đã sử dụng cơ hội để nói lên mối quan tâm của chúng tôi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, bao gồm cả những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận."

Trong hai năm qua, nhà chức trách Việt Nam đã bắt nhốt hàng chục nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, gồm các blogger, nhạc sĩ, luật sư, các nhà hoạt động lao động, các thành viên các nhóm tôn giáo, các nhà hoạt động dân chủ và những người khác, dù Việt nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2014-2016.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đến thăm thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam ,tiếp cận với các quan chức hữu trách về nhân quyền, ngoại giao, an ninh công cộng, lao động và tôn giáo.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã có các cuộc gặp riêng với các nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội, và gặp gỡ với các học giả, một số nhà lãnh đạo tôn giáo và các cựu tù nhân lương tâm Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Văn Đài.

Bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, người giám sát công việc của Ân xá Quốc tế về những vấn đề Việt Nam cho biết: "Chuyến thăm này đã tạo một cơ hội sơ bộ để thảo luận về công việc và các mối quan tâm của chúng tôi với chính phủ Việt Nam".

Bà cũng nói tiếp : "Chúng tôi rất hy vọng rằng các đại diện của Tổ chức Ân xá quốc tế sẽ được phép có những cuộc viếng thăm khác trong năm nay, và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại xây dựng với chính phủ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,".

AI Index: PRE01/111/2013

Chú thích:

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày 6/03/13 dành cho báo The New York Times /Asia Pacific, ôngFrank Jannuzi cho biết Tổ chức Ân xá Quốc tế đã từng chỉ trích gay gắt chính phủ Việt Nam, và gần đây nhất về việc kết án 13 nhà hoạt động Thiên chúa giáo, nặng nhất là 13 năm tù, và gọi sự trừng phạt này là "một phần của cuộc leo thang đàn áp tự do ngôn luận."

Ông thừa nhận chính phủ Việt nam còn phải đi một chặng đường dài để có thể giải quyết những mối quan tâm của Ân xá Quốc tế, nhưng ông cũng cho rằng nổ lực để thay đổi hiến pháp cho thấy dấu hiệu Việt Nam có thiện chí muốn giải quyết những vấn đề nhân quyền.

Ngược lại, trong bản tin đăng trong tờ The Montreal Gazette ngày 27/02/13, ký giả Chris Brummit (The Associate Press) đã trường thuật chi tiết vụ đuổi việc nhà báo Nguyễn đắc Kiên về tội "đụng vào giới hạn của sự sẵn sàng tranh luận về hiến pháp mới của chính phủ ".

Bài báo cũng cho biết Kiến Nghị 7 điểm sửa đổi Hiến Pháp do một số vài trăm trí thức nổi tiếng đề xướng, trong đó có cả một vị cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, đã được hàng chục ngàn người ký tên qua Internet ủng hộ.

Press releases 6 March 2013

Visit to Viet Nam first in decades by Amnesty International.

A representative from Amnesty International has visited Viet Nam to open up channels for dialogue with the government on the human rights situation in the country.

The visit was the first by the organization since the late 1970s.

“We were pleased to accept the invitation from Viet Nams authorities to visit the country to discuss Amnesty Internationals work and approaches, which includes engaging with governments all over the world,” said Frank Jannuzi, Amnesty International USA's Deputy Executive Director, who spent six days in the South East Asian country.

"We also used the opportunity to raise our concerns about the human rights situation in Viet Nam, including the severe restrictions on the right to freedom of expression.”

Over the past two years the Vietnamese authorities have locked up dozens of human rights defenders, including bloggers, songwriters, lawyers, labour activists, members of religious groups, democracy activists and others, even as they bid for a seat on the UN Human Rights Council in 2014-2016.

Amnesty International visited Viet Nams capital Ha Noi and Ho Chi Minh City in the south of the country, meeting with officials responsible for human rights, foreign affairs, public security, labour rights issues and religious affairs.

Amnesty International held private meetings with foreign diplomats in Hanoi, and met with academics, some religious leaders and former prisoners of conscience Pham Hong Son and Nguyen Van Dai.

"This visit provided a preliminary opportunity to discuss our work and concerns with Viet Nam's government,” said Isabelle Arradon, Amnesty International's Deputy Asia-Pacific Director, who oversees the organizations work on Viet Nam.

“We very much hope that Amnesty International representatives will be allowed to make further visits to the country this year, and that we will have ongoing constructive dialogue with the government on human rights in Viet Nam,” Arradon said.

AI Index: PRE01/111/2013

TAM73F
03-30-2013, 01:59 AM
-----------------------------

Các Đại Gia làm tiền phi pháp ,nên coi chừng ! Chồng của Ca sỉ Hà Phương đả bị bắt !


Ỡ Mỹ mà dám giởn mặt với FBI...

"Trong một chương trình của Thúy Nga Paris By Night có giới thiệu những người Việt thành công trên nước Mỹ trong đó có Don Chu một tỉ phú người Việt rất trẻ, nói tiếng Anh thật lưu loát có vợ là ca sĩ Hà Phương. Nghe tin ông ta bị bắt đã lâu, tôi không tin, nhưng một người bạn đã chứng minh qua các links dưới đây. Thật đáng buồn !" (Đồng)
Gần đây trên Internet loan truyền VỢ CHỒNG NỮ CA SĨ HÀ PHƯƠNG CÓ MÁY BAY RIÊNG...nhưng không biết sao không đưa tin về Billionaire Don Chu là chồng ca sĩ Hà Phương đã bị FBI bắt tội từ lâu và có thể bị kết án 25 năm vì tội "insider-traiding probe" , tạm hiểu đó là 1 tội nặng về hoạt động phi pháp trên thị trường chứng khoán.
Tin tức nầy đưa lên chỉ mong nói lên là những ai làm giàu phi pháp sẽ có ngày bị hậu quả!

http://money.cnn.com/2010/11/24/news/economy/don_chu_insider_trading_arrest/index.htm
http://www.businessinsider.com/don-chu-arrested-in-huge-insider-trading-case-2010-11
http://sg.news.yahoo.com/don-chu-primary-global-gets-2-years-probation-010226872.html


VỢ CHỒNG NỮ CA SĨ HÀ PHƯƠNG CÓ MÁY BAY RIÊNG...

Vợ chồng nữ ca sĩ Hà Phương khoe những hình ảnh mới nhất trên chiếc phi cơ riêng sang trọng. Cặp đôi vừa có chuyến du lịch dài ngày ở châu Âu.
Hà Phương, cô ca sĩ xinh đẹp cũng là em gái ca sĩ Cẩm Ly hiện đang sống hạnh phúc bên gia đình, cách quê hương Việt Nam nửa vòng trái đất. Cô vừa có chuyến đi công tác cùng ông xã qua các nước châu Âu trên chiếc máy bay riêng của gia đình đầy sang trọng và tiện nghi.
Hà Phương bây giờ không đi hát nhiều như trước vì cô bận chăm sóc gia đình nhưng vẫn nặng lòng với nghệ thuật. Cô đang nghiên cứu kịch bản để làm tiếp các DVD cải lương. Song song đó, Hà Phương còn có lớp thanh nhạc từ thiện mang tên Ươm mầm tài năng qua sự tổ chức trọn vẹn của Thanh nhạc Hoài Nam tại nhà hát Bến Thành, TP. HCM. Tháng 9 này, Hà Phương sẽ có mặt tại Việt Nam để thăm gia đình, hát trong liveshow chị gái Cẩm Ly và đặc biệt là sẽ giao lưu với các học viên lớp nhạc của mình.
Nữ ca sĩ chuyên dòng nhạc trữ tình quê hương cho biết: “Trong quãng thời gian còn thơ ấu, tôi đã nhiều lần chứng kiến, bắt gặp những thân phận khó khăn trên đường phố, những điều đó đã theo sát tôi đến bây giờ và thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đỡ các em”. Chính vì thế, không ít lần Hà Phương đã quay về Việt Nam với mục đích chính là dùng quỹ từ thiện của mình giúp đỡ cho các trẻ em nghèo, gặp khó khăn nhưng có tài năng và có ước mơ, muốn vươn lên trong lĩnh vực nghệ thuật.

-----------------------------------

TAM73F
03-30-2013, 11:55 PM
DÂN OAN VIỆT KIỀU HỒI HƯƠNG‏


Đến giờ phút này mà vẩn còn nhiều người " MÙ "

“DÂN OAN VIỆT KIỀU HỒI HƯƠNG” MANG XE HƠI VỀ NƯỚC
ĐÃ BỊ CÔNG AN VIỆT NAM ĐẾN TRẤN LỘT TỊCH THU !
http://www.vietpressusa.com/2013/03/dan-oan-viet-kieu-hoi-huong-mang-xe-hoi.html

California (VietPress USA): “Dân oan” là những người dân trong nước Việt Nam bị Đảng và Nhà Nước VN cướp ruộng đất và tài sản phải kéo nhau đi biểu tình khiếu nại năm nầy qua năm khác. Thế nhưng lần đầu tiên, một số người Mỹ gốc Việt đã mở cuộc tiếp xúc với Truyền Thông Báo Chí Hoa Kỳ để tố cáo rằng thân nhân của họ là các “Việt Kiều Hồi Hương” đã trở thành “Dân Oan” khi họ mang tài sản hồi hương về nước đã bị Nhà Nước VN tìm cách cướp trắng!

Một gia đình người Mỹ gốc Việt định cư tại Tiểu bang Texas đưa ra trang Cáo Phó đăng trên báo và nói rằng thân nhân của họ là Bà VÕ THỊ T. đã làm đủ các thủ tục hồi hương hợp pháp hợp lệ và đúng theo quy định trong Thông Tư số 522010TT-BCA của Bộ Công An và Nghị Định số 562010/NĐ-CP ngày 24-5-2010 về cư trú.

Theo các quy định của Chính Phủ VN thì các người Việt Nam ở nước ngoài được phép hồi hương sau khi hoàn tất cả thủ tục hồi tịch và được mang theo tài sản của cá nhân từ nước ngoài về Việt Nam.

Nhà nước VN cho phép mỗi người hồi hương được phép mang theo về nước một chiếc Xe Hơi trong số tài sản của mình để đăng ký bảng số hợp lệ làm phương tiện di chuyển trong nước hoặc tuỳ nghi có quyền bán nhượng.

image

Nạn nhân bị Công An đến trấn lột xe hơi mang về theo diện hồi hương
đã uất ức mà chết ngày 25-1-2013 tại Texas. Để tôn trọng sư nghỉ an của anh
linh người quá cố, chúng tôi xóa tên của người đã mất và thân nhân.

Bà Võ Thi T. đã gom góp tiền bạc của bà và vay mượn thêm tiền bạc của con cháu, bạn bè để mua một chiếc xe tương đối có giá trị để đưa về nước. Chiếc xe của bà Võ Thị T. mua từ đại lý (Dealer) xe hơi ở Hoa Kỳ, có giấy tờ hợp lệ hóa đơn, có đóng đầy đủ các sắc thuế của Hoa Kỳ, thuế xuất cảng của Mỹ, có bảo hiểm vận tải.. Khi xe về đến cảng Hải Phòng Việt Nam thì đã đóng đủ các khoản thuế nhập khẩu, đóng đủ các khoản phí tồn kho, cảng vụ. Sau đó đóng đủ các khoản thuế và phí về kê khai xin đăng ký đăng bạ biển số, thuế lưu hành, v.v..

Bà Võ Thị T. đã đóng đầy đủ mọi sắc thuế theo quy định của Chính Phủ VN; đã có giấy đăng ký xe hợp lệ, mang biển số xe hợp lệ và đã đưa xe về nhà sử dụng một thời gian ngắn thì bị Công An Hà Nội đến tịch thu xe vì lý do nói là nghi “Giấy Tờ Giả mạo ở Mỹ” tình nghi xe gian ở Mỹ mang về để kinh doanh trái phép!

Nhiều cán bộ Công An đã đến đòi tiền trà nước để trông coi giúp xe khỏi bị tháo gỡ thay đổ dỗm.. Bà Võ Thị T. làm đơn gởi khắp nơi nhưng không được cứu xét.. Nhiều ông lớn cho người đề nghị bà bán xe với giá rẻ cho họ nếu không sẽ bị tịch thu trắng tay!

Bà Võ Thị T. gom góp tiền già dành dụm ở Hoa Kỳ, mượn thêm tiền của người khác với hy vọng mua một chiếc xe tương đối có giá trị đưa về nước rồi sau đó có thể bán ra hợp pháp theo luật lệ Việt Nam quy định, hầu kiếm được phần tiền lời sai biệt để sống nốt những ngày cuối đời ở quê hương.. Thế nhưng nay bà trở thành “Dân Oan Việt Kiều Hồi Hương” bị Công An Nhà Nước VN đến trấn lột cướp sạch trắng tay không còn cách nào để sống nữa!

Giữa cảnh bị nợ đòi, bị Công An hù dọa, ngày đêm đòi tiền trà nước..bà Võ Thị T. buồn bã trở về Mỹ và bị khủng hoảng gây nhồi máu cơ tim nên đã chết vào ngày 25-1-2013 tại Dallas, Texas, USA. Người nhà nạn nhân Võ Thị T. cho biết trước khi chết, bà trối lại với con cái là phải lên tiếng vì có ít nhất 40 người khác đang bị cướp xe mang theo hồi hương như hoàn cảnh của bà!

Cùng lên tiếng trong đợt nầy, có 12 gia đình khác cũng có người nhà là cha mẹ, cô chú bác cao niên hồi hương mang theo Xe Hơi về Việt Nam và bị Công An Saigòn, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ và vài tỉnh khác tìm cách tịch thu cướp trắng. Ông Howie Lê nói rằng, người bác của ông đưa xe về tỉnh sau khi đã qua hết các thủ tục nhập cảng, đóng đủ mọi sắc thuế và mang biển số Việt Nam, giấy phép lưu hành của Việt Nam rồi nhưng lại bị Công An ở tỉnh đến xét giấy và tịch thu xe với lý do nói rằng “Sao gia đình ông nghèo mà đi xe sang quá thấy chướng mắt!”

Công An đề nghị nên bán lại xe cho con trai của ông Bí Thư Tỉnh! Các gia đình “Dân Oan Việt Kiều Hồi Hương” cho biết đang làm thủ tục kêu cứu với Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ để khiếu nại về tình trạng thân nhân, cha mẹ của họ là người Mỹ gốc Việt hồi hương đã bị Công An cấu kết với chính quyền địa phương tại các thành phố, tỉnh, thành ở Việt Nam dùng quyền lực trấn lột cướp trắng tài sản!

--------------------000000000000000------------------------

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Chuyện Thật ở Thủ đô Hà Nội

Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.

Niềm Tin & Quốc Tịch

Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Singapore làm gì?”

Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay quaSingapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”

Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì… thì… bay hơn 1 tiếng đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?


Cái gì cũng “đéo”

Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!


Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!

Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.


“Sĩ”

Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước
Khi niềm tin đã mất
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, đó là chuyện đáng nói nhất ở VN vào lúc này. Trong đó lễ hội ở khắp các đình chùa miếu mạo là những nét chính, một phong tục từ ngàn xưa cha ông ta đã để lại. Nhưng không phải người dân VN nào cũng có cơ hội được đi lễ hội. Cuộc sống vô cùng khó khăn chật vật, hầu hết những người lao động chưa hết tết đã phải lao vào kiếm sống. Chỉ những người dư giả chút đỉnh hoặc nhà khá giả, nhà giàu mới đủ khả năng đi lễ hội. Một dòng người chảy xuôi ngược từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vô Nam đến với lễ hội.
Theo thống kê, hiện nay ở VN có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội dân gian. Có ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của số đông người dân. Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng thu hút khách thập phương đến với hội làng mình.
Ước tính năm nay số người đi lễ hội tăng hơn nhiều so với mọi năm. Như số khách đi chùa Hương năm nay so với năm 2012 tăng khoảng 8%, khoảng 1,5 triệu lượt và kéo dài tới 3 tháng. Còn rất nhiều các lễ hội khác số khách cũng đều tăng đáng kể.



Vì sao số người đi lễ hội ngày càng nhiều?

Một sự thật hiển nhiên là con người khi chẳng còn biết tin vào cái gì thì chỉ còn biết gửi hết niềm tin vào những giấc mơ hư ảo. Từ tiền tài, bổng lộc, bằng cấp, sức khỏe cho đến tình duyên, đều trông cậy vào “một phép lạ nhiệm màu” từ trên trời rơi xuống. Mục đích vật chất, vị lợi, cầu xin thánh thần phù hộ cho đủ thứ cần thiết thực dụng đã biến cửa đền chùa thành một nơi phàm tục nhất. Nơi con người mong có thật nhiều lợi lộc mà chẳng cần làm gì.
Tôi cần phải xác định ngay đây không phải là vấn đề tín ngưỡng và cũng không phải tất cả mọi người đến lễ hội đều có một mục đích như nhau. Cũng có người đến lễ hội nhân dịp du xuân theo đúng ý nghĩa nhớ về nguồn cội hoặc chỉ để vui chơi “xem cho biết”.
Nhưng cũng có những người chen lấn, giành giật cành lộc, giẫm đạp xin ấn đền Trần; trèo tường, chui cửa chùa Bái Đính; hay ăn xin, rải tiền, cướp chiếu, xin nước thánh… đang khiến nhiều lễ hội không còn là lễ hội mà là nơi người ta cố chen lấn để mua thần bán thánh. Bởi trong cuộc đời thường họ đã quá vất vả cũng không thể nào khá hơn được nữa.
Bao nhiêu lợi lộc trong cuộc sống thực tế đã bị đánh cắp hay đúng hơn bị ăn cướp mất rồi. Từ thằng du côn, dân anh chị có số má đến anh có một tí quyền lực cũng có thể vơ vét hết công việc kiếm ăn ngay từ trong ngõ hẹp của người lương thiện. Vậy thần thánh tượng trưng cho quyền lực mơ hồ hư ảo chính là nơi cho họ cái hy vọng cuối cùng.
imageDu khách nhét tiền thật vào bất cứ chỗ nào trên pho tượng Phật.
Còn anh giàu muốn giữ của hay muốn giàu hơn, quan nhỏ muốn làm quan lớn. Đi lễ chùa, cầu Trời khấn Phật chính là cái “điểm tựa” thứ hai của họ. Ngoài đời có đàn anh, có phe nhóm che chắn, nhưng để “bảo đảm an toàn” hơn, họ cần có thêm một điểm tựa tâm linh mà họ nghĩ rằng không ai có thể phá đám được. Vì thế họ sẵn sàng lao vào các nghi thức trời ơi, các trò mê tín giữa lễ hội, giành giựt bằng được dịp may hiếm có này. Họ sẵn sàng nhét tiền thật, “tiền tươi” vào bất cứ chỗ nào trong pho tượng Phật, cùng lắm thì nhét dưới cái bệ gạch Phật đang ngồi. Chẳng biết Phật có thể xài tiền dương gian hay không, họ vẫn cứ hối lộ. Dường như hối lộ đã biến thành một thói quen bởi lâu nay, muốn làm bất cứ cái gì cũng phải có tiền đi trước. Không tiền thì đến bệnh viện cũng chỉ nằm ngoài hành lang chứ đừng hòng cấp cứu. Thế nên hối lộ thần thánh biến thành “chuyện tự nhiên như người Hà Nội”. Họ làm với tất cả cái gọi là “lòng thành”, nhưng chính “lòng thành” dúi tiền vào tay Phật đã phản bội giá trị đích thực của Thần Thánh.


Văn hóa dân tộc hay kinh doanh?

Lễ và hội ở khắp các vùng quê xưa kia là đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh vui chơi giải trí của dân cư sống bằng nông nghiệp là chính, theo thời vụ mùa màng và gắn với đất đai tự nhiên. Vui chơi ngày xuân để đền bù suốt 12 tháng làm lụng vất vả. Cúng bái đầu năm là để nhớ ơn tổ tiện, nhớ công đức người dựng làng, dựng nước nên mới có Bàn Thờ Tổ, có Thánh Hoàng Làng, chứ không phải cứ có lễ hội Thánh Hoàng Làng mới được ăn xôi, ăn “oản”. Tiếc rằng cái ý nghĩa đáng trân tọng đó đã bị người đời nay phản bội. Một số nơi tổ chức lễ hội là để kiếm thêm tiền cho địa phương hay cho chính các quan chức địa phương. Rồi các con buôn ở khắp nơi cũng nhào đến lễ hội để kiếm ăn, chặt chém, bói toán lừa bịp đủ kiểu, kể cả ăn cắp vặt. Người đi lễ hội cứ ngay ngáy đề phòng đủ chuyện từ ăn uống, di chuyển đến mua sắm lễ và… chuẩn bị “xung phong” vào nơi nào được coi là linh ứng nhất. Cho nên không chỉ người tổ chức lễ hội phản bội cha ông mà nhiều du khách cũng tham gia trò chơi này. Mượn danh nghĩa “Văn hóa dân tộc”, “Uống nước nhớ nguồn”…nhiều nơi tổ chức lễ hội rầm rộ thật ra là để “kinh doanh” hơn là “truyền thống” làm cho ý nghĩa thực của lễ hội dần dần bị mai một!
Ở đây tôi chỉ điểm lại vài lễ hội chính đã và đang diễn ra tại VN trong tháng giêng này.


Những cảnh chướng tai gai mắt ở lễ hội

Lễ hội lớn nhất và lâu nhất, phải kể đến lễ hội chùa Hương. Đã từ nhiều năm lễ hội này đã để lại nhiều điều tai tiếng. Từ sáng ngày15-2, đã có hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về dự lễ khai hội chùa Hương năm 2013. Ngay trong sáng ngày khai hội, một số hình ảnh chưa được đẹp mắt vẫn còn tồn tại như tình trạng ứ đọng gần như vô tổ chức tại khu vực cáp treo khiến du khách chật vật chen lấn. Các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật cho khách hành hương về đất Phật, trông thật chướng mắt. Trong động Hương Tích; tiền lẻ, gạo, muối trắng bị rải ở nhiều nơi.

Một điểm đáng nói là hiện tượng các chủ đò “chặt chém” du khách đi đò trên suối Yến đã giảm đáng kể. Một du khách phải trả 85.000 đồng (gồm 35.000 đồng tiền xuống đò, 50.000 đồng tiền vé thắng cảnh) thì người chèo đò chỉ “xin” thêm 15.000 đồng gọi là “tiền bồi dưỡng” – một từ ngữ rất quen ở VN. Tuy nhiên, rất đông du khách phàn nàn về việc bị các quán, hàng ăn “chém đẹp”. Như một bát mì tôm trứng, hay một bát phở bò tái (thực chất là thịt heo) có giá từ 55.000 - 60.000 đồng, một chai nước C2 cũng có giá từ 15.000 – 18.000 đồng, một hột vịt lộn cũng có giá 15.000 đồng…Thật ra hiện tượng chặt chém trong những ngày lễ tết đã trở thành một “thói quen” ở khắp nơi. Ngay như ở sân bay Nội Bài – Hà Nội, giá cũng tăng vô tội vạ. Du khách đành “chịu trận”.


Khai ấn đền Trần, lễ hội của quan

Cách đây năm bảy năm, hầu như người ta chỉ biết đến lễ khai ấn đền Trần, nhưng nay thì huyện Hưng Hà, Thái Bình cũng phát ấn, rồi Yên Tử, Quảng Ninh cũng đóng dấu khai ấn, và cả đền thờ ở tuốt Thanh Hóa cũng phát ấn nhà Trần.
Xưa kia lễ hội là việc của cộng đồng, người dân địa phương đến chơi hội, cùng nhau tổ chức những trò chơi thú vị đầy tính cách dân gian, không tốn kém như đu dây, ném vịt, bịt mắt đập nồi đất hoặc nam nữ ca hát đối đáp chung vui. Nhưng nay chính quyền nhiều địa phương muốn nâng lễ hội lên “tầm cao mới”, họ phân công cán bộ, lập ban tổ chức rồi cố gắng mời thật nhiều quan chức, càng có vị trí cao càng tốt về dự lễ. Người ta truyền tai nhau là nơi nào linh thiêng thì lãnh đạo mới về! Lãnh đạo được đón tiếp rất long trọng, hầu hạ chu đáo.
Trước khi lễ hội đền Trần diễn ra, ban tổ chức khẳng định sẽ trả lại lễ hội cho cộng đồng, nhưng đáng tiếc, trong số 1.000 người được cấp thẻ vào đền trong giờ thiêng, quan chức và người nhà chính quyền địa phương chiếm nhiều nhất.
Các vị lãnh đạo chính quyền cũng có tín ngưỡng, cũng có quyền được đi lễ. Nhưng Lễ làng thì có dính dáng gì các quan chức nhà nước mà họ phải làm đình đám. Nếu các quan muốn tham dự thì nên đến với tư cách cá nhân, đừng lạm dụng quyền quan chức mà đến lễ hội để thể hiện mình, ăn nhậu rồi lại bắt nghệ sĩ phục vụ. Điều này không thể chấp nhận được!
Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), không chỉ đua nhau ném tiền vào kiệu rước, hàng ngàn người còn chen nhau chui vào đền, giành giật hoa và cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn.
Khi đền Trần bắt đầu phát ấn, để có được một lá ấn, người dân phải trả ít nhất 15.000 đồng và theo quy định mỗi người chỉ được mua 1 – 2 lá. Tuy nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Người ta không ngần ngại trèo qua đầu người khác để xông vào đòi mua ấn trước.
Nhiều người chui vào mua tuồn ra cho “anh em” bên ngoài rồi lại chui vào mua tiếp.
Từ đó, tình trạng lộn xộn liên tiếp diễn bởi trong số này có nhiều người vào lấy ấn với mục đích ra cửa bán lại cho người ngại xếp hàng. Hàng ngàn người cứ hùng hục xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Trong khi bổng lộc, may mắn chưa thấy đâu, nhiều người bị xô ngã, mất trộm, rạch túi.


Những cảnh nhếc nhác ở lễ hội khác
Tương tự, hàng ngàn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến nơi này đông nghẹt. Đâu đâu cũng thấy những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mã ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân. Cảnh khấn thuê, cò mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức… vẫn diễn ra.
Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách. Nhiều trẻ em bị ép buộc, lạm dụng để kiếm tiền, trước sự bất lực của Ban quản lý di tích.

Tình trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Mặc dù Ban quản lý di tích đã căng hàng rào không cho khách sờ đầu rùa đội bia đá nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn cố tình bế con qua hàng rào để vào sờ đầu rùa mong học giỏi. Con cứ việc chơi, chuyện học hành đỗ đạt đã có Thánh lo!
Du khách còn bắt chước, đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí, nhiều người còn gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may.
Với mong muốn sinh con trai, hàng ngàn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ “đúc Bụt”. Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn.
Còn Hội làng Lim – Bắc Ninh, xưa nay vốn nổi tiếng về hát quan họ. Một thứ văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các “liền anh liền chị chân quê” trình diễn cho khách thập phương vui hội rất đặc sắc, không nơi nào có. Nhưng năm nay lại có nhiều dư luận ì xèo về cách nhận tiền “boa” của khách.
Bạn NVM cho biết: Hành động của các “liền anh, liền chị” ở hội Lim giống như mấy ca sĩ nghiệp dư phòng trà nhận tiền boa. Nếu có khác là ở các phòng trà, khán giả có thể nhét tiền boa vào áo lót, khe ngực của ca sĩ. Còn các “liền anh, liền chị” ở đây thì ngửa tay ra để nhận tiền.


Lễ hội ở Sài Gòn

Trở lại với TP Sài Gòn, ngày 24-2, người Sài Gòn tấp nập đổ về các ngôi chùa. Các ngôi chùa lớn như Giác Lâm (Q.Tân Bình), Vĩnh Nghiêm (Q.3), Xá Lợi (Q.3),… từ sớm đã đông người lễ Phật, cầu an, cầu siêu, cầu lộc năm mới.
Ngày rằm, các vật phẩm cúng được bán với giá cao gấp ba lần ngày thường. Gặp khách nơi xa đến, người bán cứ ấn đồ cúng vào tay khách bảo cứ vào chùa cúng cho kịp giờ tốt rồi ra tính tiền, nhiều người cả tin mang vào cúng xong khi trở ra bị tính tiền giá… trên trời. Bà Lê Thị Mành từ Bình Dương đến núi Sam viếng chùa than vãn: “Chỉ chục ký gạo, chục ký muối với hai ốp nhang, hai bó hoa mà bị chặt tới 2 triệu đồng”.

Dòng người chờ rước kiệu Bà đông nghẹt tại khu vực vòng xoay trung tâm TP Thủ Dầu Một- Bình Dương
Quanh các ngôi chùa, có đội “cò” luôn bám theo khách gạ gẫm đến các am miếu trên núi xem bói, mua chim thả phóng sinh, mua bùa chú, cúng giải hạn cầu may. May chưa thấy đã thấy khá nhiều trường hợp bị kẻ gian móc túi, lừa gạt…


Văn hóa hỏng mất rồi
- Đôc giả Phạm Xuân Nguyên sau khi đi lễ hội chùa Hương về đã cay đắng thốt lên: “Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh đền chùa, di tích trong những ngày lễ hội: một bãi rác khổng lồ, một đống chen chúc, xô đẩy, một phòng trưng bày lộ thiên tạp pí lù của tham vọng kỳ quặc của con người. Đem bạc dán dắt đầy mình tượng là một trong những hành động khó chịu điển hình nhất của lễ hội không chỉ xuân này.
Thịt động vật được bán tràn lan ở bến Thiên Trù tại chùa Hương

Đi hội tội người, tội cả thánh thần tiên Phật, tội cả văn hóa tâm linh tinh thần. Văn hóa lễ hội của chúng ta hỏng mất rồi. Nó hỏng trong cái hỏng chung của văn hóa tinh thần của người Việt ta lâu nay. Bây giờ có ai đi hội để ngắm nhìn thưởng lãm cái đẹp, cái hay của những di tích đình chùa nữa đâu. Người ta cứ đi cứ đến cứ vái cứ cúng nhưng về hỏi là đi đâu, nơi đó sự tích thế nào, kiến trúc ra sao, có gì hay gì đẹp thì lại chẳng biết, chẳng thèm biết.
Tiếc rằng hết năm này qua năm khác, vẫn không thấy chính quyền địa phương có được các biện pháp quản lý cụ thể và hữu hiệu nào để ngăn chặn những điều bát nháo cứ xảy ra ngang nhiên tại những nơi thiêng liêng của người Việt!

Nhìn những điều tồi tệ vẫn xảy ra ngay ở lễ hội chùa Hương và một số nơi khác mà thấy buồn cho sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa và nếp sống của nhiều người Việt ngày nay….”
Lễ hội văn hóa bát nháo, nhạt nhòa bản sắc, còn lễ hội tâm linh thì lôm côm, sặc mùi thực dụng. Tưởng đâu năm nay, vấn nạn này bớt được phần nào nhưng lại có phần tồi tệ hơn. Mùa lễ hội vẫn còn tiếp tục diễn ra sôi nổi đến hết “tháng ăn chơi” trên khắp cả nước.
Cần phải loại bỏ tổ chức phi văn hóa.


Giẫm đạp lên nhau để mua ấn đến Trần

Để kết luận cho bài này, xin mượn lời bàn của một ông già có tên Yamaha
- “Hãy loại bỏ vĩnh viễn những lễ hội khuyến khích văn hóa cướp giựt, không khuyến khích con người cố tâm rèn tài luyện đức, chỉ mong muốn thu gặt mà không bỏ công sức. Về nhân cách, những con người đó đang tự biến bản thân mình thành một loại ăn mày, một loại cái bang.
Ở Mỹ, hàng năm người ta tổ chức những lễ hội tôn vinh những cố gắng của con người là chính. VN ta trong những năm qua tệ nạn cướp giật ngày càng nhiều, các vụ tranh cướp khai thác trộm tài nguyên phát triển, tham nhũng, giả dối, ngày càng có khuynh hướng tăng lên , cẩu tặc, đinh tặc, mua quan bán chức, chạy băng cấp, chạy chức quyền và bao nhiêu chuyện tệ hại khác gia tăng. Có lẽ xuất phát từ những mơ mộng mông lung, muốn không làm mà có ăn như những lễ hội vay tiền bà chúa Kho, cướp ấn đền Trần… mà ra. Theo tôi những nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn dẹp bỏ những lễ hội không văn hóa như thế. Tương lai một dân tộc không thể dựa vào sự xin xỏ, sự cướp bóc hay mộng mơ đánh quả. Mà phải từ sự miệt mài phấn đấu của từng cá nhân. Ngay cả tương lai một con người, một gia đình cũng vậy. Đó là những hiện tượng báo trước sự suy vong của con người, gia đình và đất nước. Cần phải quyết liệt ngăn chặn ngay. Cần phải kỷ luật những người tổ chức các lễ hội phi văn hóa ấy”.

Ăn xin vây kín đền Củi – Hà Tĩnh. Đây là “đặc sản” ở bất kỳ lễ hội nào. Có nơi, một người ăn xin kiếm được tới cả triệu đồng mỗi ngày.
- Bạn Quang Hòa đưa ra kết luận gọn hơn:
“Mấy ngày sau Tết, mỗi lẫn xem TV, tôi không hiểu vì sao thay vì cổ vũ cho đồng bào cố gắng lao động sản xuất, dường như các phương tiện truyền thông cố tình kéo Tết thật dài ra và quảng cáo ghê gớm cho lễ hội. Ngưới ta cứ nói “đậm đà bản sắc dân tộc”. Tôi nói, muốn biết văn hóa nước ta giờ đây nó bát nháo, xuống cấp như thế nào, cứ đến lễ hội mà xem”.
Chắc chắn tôi không phải bình luận gì thêm khi niềm tin đã bị đánh cắp thì tất cả cùng theo nhau xuống dốc. Nhưng cách đi tìm niềm tin đích thực không phải là dựa vào người khác hoặc bất cứ một thế lực hư ảo nào, không phải ngồi đó mà than vãn, chờ đợi trong mơ hồ mà phải do chính con người tạo nên bằng chính nghị lực, sự kiên trì và dũng cảm của mình.

VănQuang
01-3-2013

TAM73F
04-01-2013, 03:41 AM
-----------------------------


Thưa Qúy Vị, Qúy NT ....

Để biết về tình trạng bọn vẹm hèn nhát trên biển, trên đất liền cũng chẳng khác chi..

Bọn vẹm tại địa phương chuyên hà hiếp, giết chóc đồng bào, nhưng lại sợ bọn chệt

cộng...dù chỉ là những tên lao động chân tay...có khi là lao động...chui...

Thêm vào đó là ảnh hưởng cuộc sống của dân lành, khi bọn chệt này xuất hiện

trong vùng....

Xin mời Quý Vị đọc bài viết mới sau đây của nhà văn Văn Quang để hiểu rõ thêm
vấn đề...

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Vấn nạn lớn về người lao động Trung Quốc tại VN

Những băn khoăn, bất bình và không kém phần hài hước về những luật lệ và quy định mới toanh tại VN, còn nhiền chuyện cần phải bàn, xin để bàn sau. Trước mắt, trong thời gian này là chuyện người lao động Trung Quốc (TQ) đã và đang xâm nhập vào hầu hết các công trình, các nhà máy, xí nghiệp từ Bắc vào Nam. Trong khi đó tại biển Đông, bọn bành trướng Bắc Kinh vẫn không ngừng xâm lấn chiếm đóng những hòn đảo vốn thuộc chủ quyền của VN, man rợ hơn chúng thẳng tay khủng bố, bắt giữ, chém giết ngư dân VN kiếm sống trên lãnh hải nước mình.

Trung Quốc ngày càng hung hãn trắng trợn hơn tại biển Đông
Thời gian gần đây, TQ tiến hành một loạt các hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử Biên đội tàu Hải giám 83 cùng trực thăng Hải giám B-7103 và các tàu Hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo Tân Hoa xã, hai tàu cá của người dân Việt Nam mang số hiệu QNg 96417TS và QNg 96382TS đã bị hai tàu hải giám 262 và 263 xua đuổi khỏi vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Hành động này được chính một phóng viên Tân Hoa xã có mặt trên tàu hải giám Trung Quốc tường thuật. Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho hay hai tàu cá Việt Nam bị xua ra khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào lúc 10 giờ (9 giờ, giờ Việt Nam) sáng 13-3 vừa qua.
Theo tin từ truyền thông Trung Quốc, cùng với tàu hải giám 83 và trực thăng hải giám B-7103, hai tàu 262 và 263 đang thực hiện hoạt động tuần tra phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thông tin được chính truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra là bằng chứng không thể chối cãi về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Tin cho biết, chiếc tàu có tải trọng 1,500 tấn này đã đến khu vực quần đảo Trường Sa vào hôm 18 tháng Ba mà theo lời Trung Quốc là để “làm công tác khảo sát khoa học”, nhưng không nói rõ là công tác gì. Và ngày 20-3, Hải quân Trung Quốc vừa bắt đầu cuộc diễn tập xa bờ trên Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương với 4 tàu chiến hạng nặng. Các hoạt động quân sự, đặc biệt là hải quân, của Trung Quốc thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc đang có các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng ở các vùng Biển Đông và Hoa Đông. Phải chăng là một cuộc phô trương sức mạnh bành trướng?
Cái mộng bá quyền của TQ không còn lừa bịp được ai trên toàn thế giới này nữa. Với tình hình này, người Việt chúng ta đang phải đối đầu với nguy cơ “thù trong giặc ngoài” rất rõ, không còn nghi ngờ gì nữa. Dù ai “nói Đông nói Tây”, dù vì lý do ngoại giao hay bất cứ thứ lý do nào khác, người VN bây giờ luôn đề phòng hiểm họa xâm lăng cực kỳ thâm độc đó. Bốn chữ vàng “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, bây giờ đã trở thành một trò cười lố bịch nhất thời đại. Và khẩu hiệu 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” đã đánh rơi mặt nạ, trơ ra bộ mặt trâng tráo phản bội, hướng đến mục đích thôn tính anh “đồng chí tốt” láng giềng, chưa nói đến toan tính cả những nước khác như Phillippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore…
Trở về đất liền của VN, TQ còn có những âm mưu đen tối hơn, không từ một thủ đoạn nào không làm. Thế nhưng rất tiếc vẫn còn có một vài địa phương tỏ ra quá thờ ơ hay quá “ngây thơ” với những thủ đoạn này.

Chuyện hai năm trước đến nay vẫn giống y chang
Bất kỳ một người VN nào dù ở trong nước hay ngoài nước đều nhìn rất rõ tham vọng của tập đoàn lãnh đạo TQ dù cũ hay mới, chúng vẫn đi theo một con đường như nhau. Vậy mà ở một số nơi, người lao động TQ vẫn có mặt và vẫn hoành hành ngang dọc, vì lọt sổ, ví quản lý quá yếu kém hay được quan chức một số địa phương “ưu ái” vì lẽ này hay lý khác?!
Tôi thật sự ngạc nhiên đến kinh ngạc với những tin tức nóng hổi trong tuần này về tình trạng những người lao động TQ hiện nay đang có mặt tại Phú Yên (miền Trung) và tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Tôi kinh ngạc bởi cách đây hơn 2 năm, dư luận tại VN đã lên án mạnh mẽ về vấn đề này, từ chuyện có tới cả ngàn người lao động làm việc tại nhà máy phân đạm Cà Mau là lao động “chui’, không cần thông hành, không xin phép, qua mặt nhà chưc trách tỉnh này dễ như đi chơi phố. Và tôi cũng đã có bài trả lời độc giả một số báo, nêu ra trường hợp cụ thể về hơn 200 lao động TQ có mặt tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cùng những hệ lụy của nó như dùng tiền làm hư con gái mới lớn, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn, làm tan nát nhiều gia đình đang êm ấm.
Tưởng rằng các địa phương đã nhìn thấy hiểm họa khôn lường đó, ngăn chặn đến nơi đến chốn tình trạng này, không còn có thể xảy ra thêm một lần nào nữa.
Vậy mà giờ đây tình trạng này vẫn còn xảy ra đúng như “bi hài kịch” tôi đã tường thuật với bạn đọc ngày 2 năm trước (ngày 18-8-2011). Lúc đó tôi chỉ trả lời độc giả của một hai tờ báo tôi cộng tác thường xuyên, nay tôi nhắc lại những vấn đề chính để nhiều bạn đọc cùng biết và so sánh.

Quê nghèo xáo trộn vì người lao động TQ
Trước hết mời bạn đọc nguyên văn bi hài kịch có thật sau đây ở một thôn xóm nghèo nay biến thành Khu Công Nghiệp do TQ làm chủ. Chuyện xảy ra từ những năm 2010.
Từ khi bắt đầu khởi động việc xây dựng, KCN Long Giang đã có rất nhiều công nhân người TQ đến làm việc. Hơn 200 lao động TQ có mặt tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, dùng tiền làm hư con gái mới lớn, làm tan nát nhiều gia đình đang êm ấm, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn.
Nhiều chị em đã có chồng, thấy mấy anh công nhân người nước ngoài này vừa đẹp trai vừa có tiền liền đem ra bàn cân để so sánh với chồng. Đó là mở đầu cho bi kịch của nhiều gia đình. Còn mấy cô gái trẻ cũng mê tít mấy tay công nhân ngoại quốc này, mặc cho thiên hạ dèm pha, chê bai… Và đây là chuyện có thật

Gái 1 con, bỏ chồng theo anh Tàu đáng tuổi ông nội
Chị T - sinh năm 1986, cao 1,73m với làn da trắng ngần, được coi là hoa khôi của xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước). 20 tuổi, chị yêu anh V - công nhân gần nhà, chỉ vì anh hiền lành, ăn nói có duyên. Cưới nhau được đầy năm, gia đình nhỏ của họ có thêm đứa con trai bụ bẫm, cuộc sống gia đình càng đầy ắp tiếng cười. Khi KCN Long Giang bắt đầu hoạt động, anh V mở quán cà phê , chị T bán thêm rượu bia và vài món ăn bán cho khách.
Trong nhóm công nhân kỹ sư người Trung Quốc là “mối ruột” của quán, có một người đàn ông dáng cao lớn, bệ vệ, gần 60 tuổi luôn hào hứng “chi đẹp” khi chị T ra tính tiền. Chỉ sau một tháng người đàn ông này ghé quán, chị T chuyển từ chiếc xe gắn máy Tàu sang xe tay ga Air Blade nhập khẩu từ Thái với giá lên đến hơn 60 triệu đồng.
Anh V gặng hỏi, chị T mặt nặng mày nhẹ bóng gió chê chồng lâu nay bất tài nên chị thua thiệt với người ta. Và chiếc xe này là “quà tặng” làm quen của một người đàn ông ngoại quốc vì khen chị nấu ăn ngon!
Đến khi anh V phát hiện vợ mình “tòm tem” với gã kỹ sư đáng tuổi ông nội, anh mới ngã ngửa khi lâu nay không để ý tới những biểu hiện khác thường của vợ. Lúc này chị V ném lá đơn ly hôn ra bắt anh ký và... đuổi anh khỏi nhà.
Thương vợ, thương con, anh V cố nhịn nhục và hứa cố gắng làm thật chăm chỉ để vợ con sung sướng. Thế nhưng, anh V càng xuống nước năn nỉ chị T càng coi thường chồng. Chị công khai qua lại với gã đàn ông kia mà không cần biết tâm trạng của chồng mình ra sao.
Uất ức, anh V canh vợ chạy xe trên đường rồi cho xe tông vào để “cả hai cùng chết”. Cú tông khá mạnh, cả hai phải vào bệnh viện cấp cứu. Cả hai không chết, khi ra bệnh viện, anh V đồng ý ly hôn và dọn đồ ra khỏi nhà. Còn người vợ đầu ấp tay gối với anh lâu nay lấy tiền của người tình cất thêm căn nhà khang trang bên cạnh căn nhà cũ để vui vầy duyên mới. Còn gì cay đắng hơn!

Mẹ cặp bồ, con cũng “lên đời” theo
Một người thợ VN làm tại đây cho biết, lương của những công nhân nước ngoài tại KCN Long Giang cả chục triệu đồng, còn bậc kỹ sư thì thu nhập vài chục triệu đồng một tháng. Do vậy, họ chi xài rất thoải mái so với những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn trong xã. Với mẽ ngoài bảnh bao, tiền bạc rủng rỉnh họ nhanh chóng hạ gục những phụ nữ muốn “lên đời”.
Ông Ba K - ở ấp 4, có cô con gái mới 16 tuổi dáng vẻ phổng phao, đã lọt vào tầm ngắm mấy tay công nhân ngoại quốc. Thấy cô con gái ông K phải tắm ngoài cầu ao, đám công nhân chi ngay 20 triệu đồng làm nhà tắm cho “nàng”. Khi thấy cô gái mới lớn xiêu lòng, cả nhóm thay nhau ve vãn, hết anh này “chia tay” lại tới lượt anh khác “nhào dô”…
Còn bà M ở ấp 5, thấy mình “hết lửa” khó cặp bồ với mấy tay công nhân ngoại, nên xúi đứa cháu gái chưa tới 18 tuổi “dụ” tay công nhân ngoại quốc lớn hơn tuổi bà, về ăn ở trong nhà như vợ chồng. Chưa hết, cũng tại ấp 4, có trường hợp cả hai mẹ con cùng cặp bồ với đám công nhân ngoại. Họ bất chấp mọi thứ, “miễn có tiền là được”. Thậm chí, bà còn rước đứa cháu mới 16 tuổi ở Kiên Giang đem lên mai mối cho một anh chàng xấp xỉ 50 tuổi.

Nhất quyết xin ly hôn để công khai qua lại với bồ mới
Theo một viên chức hộ tịch xã Tân Lập 1, chỉ riêng ấp 4, nơi có KCN, đã có hơn chục trường hợp các bà vợ tự ý xin ly hôn với chồng. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, say xỉn, quan điểm bất đồng... Ông này nói: “Ly hôn bữa trước, bữa sau đã thấy các chị công khai qua lại với mấy ông chồng hờ ngoại quốc”.
Ông Lê Văn Rớt – viên chức tư pháp xã Tân Lập 1, cho biết: “Tình hình phụ nữ cặp bồ với mấy ông công nhân Trung Quốc hồi mới thành lập KCN Long Giang gây xôn xao dư luận dữ lắm, nhưng bây giờ lắng dịu rồi. Theo tôi biết, chỉ có 2 trường hợp làm đám cưới, còn lại là họ sống theo kiểu chồng hờ vợ tạm, hết hợp đồng lao động mấy ổng bỏ về nước, mấy chị trót bỏ chồng phải chịu thiệt thòi. Dư luận thì nhiều nhưng tôi biết chỉ khoảng chục trường hợp xin ly hôn thôi…”.

Đánh công nhân Việt
Không chỉ ve vãn đàn bà con gái, một số công nhân ngoại quốc còn đánh nhau với công nhân Việt. Anh Nguyễn Văn Thảnh kể lại: Mất hết đất sản xuất, tui với mấy ông bạn xin vào KCN làm phụ hồ. Cùng phận “cu-li” như nhau nhưng lương của mấy ông Trung Quốc cao gấp 3-4 lần chúng tôi, tới 350.000 đồng/ngày.
Có lần tôi đang trộn hồ thì một công nhân tên A Sịn tự dưng cầm cán cuốc gõ vào đầu tôi, miệng xí xô tiếng Tàu. Đau quá, tôi cầm cái vá trộn hồ quật luôn vào chân A Sịn. Anh ta quăng cuốc bỏ chạy. Tôi tưởng vậy là thôi, nào ngờ A Sịn vác ra cây búa và tụ tập mấy công nhân khác đòi ăn thua đủ với tôi. May mà sự việc sau đó được can ngăn kịp thời, nếu không sẽ có án mạng.
Mới đây, một nhân công người Việt tên Danh C, khi làm việc trong KCN gây ra lỗi. Thay vì giải quyết theo Luật Lao động, một nhóm công nhân TQ đã lôi Danh C vào phòng, đánh cho một trận thâm tím mặt mày.

Chuyện ngày nay tại Phú Yên
Thưa bạn đọc, đó là “thảm cảnh” làng quê đã từng xảy ra từ nhiều năm trước và bây giờ đang “diễn” lại. Trong tuần này một số báo chí tại VN đã thông tin về chuyện lao động TQ vẫn hoành hành tại những công trình do họ đấu thầu được ở các tỉnh.
Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 được xây dựng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân - Phú Yên do Công ty CP VRG Phú Yên (Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Sau khi trúng thầu trọn gói từ thiết bị đến thi công, liên doanh nhà thầu Chiết Giang 1 (Trung Quốc) đã đưa hàng trăm lao động nước này sang làm việc. Nhà máy dự tính hoàn thành vào đầu năm 2012 nhưng hiện tại vẫn chưa xây dựng xong đường hầm!

Chạy xe ẩu, quan chức địa phương chỉ biết phàn nàn
Người dân sống dọc 2 bên đường từ thị trấn La Hai đến xã Phú Mỡ cho biết vào những lúc chiều mát, họ rất ngại ra đường vì sợ xe của người Trung Quốc tông phải. Anh Hiệp ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân kể lại: “Đường quê, nhiều trẻ em chơi đùa nhưng họ chẳng quan tâm, phóng xe như chỗ không người”.
Theo anh Hiệp, trước đây cũng đã từng xảy ra trường hợp lao động Trung Quốc lái xe hơi tông chết bò của người dân địa phương rồi chạy mất. Ông La Lan Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ, cho biết xã này đã phải khuyến cáo người dân sống gần đường cần đề phòng khi có xe của lao động Trung Quốc. Ông Dũng nói: “Họ chạy xe ẩu lắm, không cẩn thận là dễ gặp tai họa”.
Như thế là các quan chức địa phương cũng “chịu thua” mấy anh thợ TQ muốn làm gì thì làm? Luật lệ đâu chẳng thấy, chỉ thấy dở luật lệ với dân mình vốn hiền lành ngoan ngoãn.

Nhiều lao động “chui”
Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao Động -Thương Binh -Xã Hội tỉnh Phú Yên) cho biết lúc cao điểm, Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 có đến hơn 200 lao động Trung Quốc làm việc. Trong đó, sở này chỉ cấp giấy phép lao động cho hơn 150 người, còn lại là lao động “chui”. Ông Nguyễn Tài Soa, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, giải thích: “Chúng tôi chỉ cấp phép cho những người có đủ bằng cấp và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên”. Theo ông Nguyễn Xuân Ngân, cán bộ Phòng Việc làm - An toàn lao động, trên thực tế, các ngành chức năng rất khó xác định có bao nhiêu lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2. Ông nói: “Chúng tôi chỉ kiểm tra dựa trên danh sách lao động mà nhà thầu đã đăng ký, còn ngoài danh sách thì rất khó”.
Như vậy là ông Ngân thừa nhận nhưng không cho biết tại sao cơ quan có chức năng kiểm soát người lao động lại gặp khó? Khó ở chỗ nào? Ai làm khó?
Theo quy định, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là những chuyên gia, lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Thế nhưng, tại công trình thủy điện La Hiêng, lao động Trung Quốc làm đủ các công việc, kể cả nấu ăn, thợ hồ… Ông Ngân lại nói. “Khi kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện trường hợp này nhưng chủ thầu cho biết công nhân Trung Quốc làm được nhiều việc, từ tay nghề cao đến phổ thông nên rất khó xử lý”.
Té ra chủ thầu TQ nói sao quan chức đại diện cho nhà nước VN đều nghe hết? Lạ thật.

Đến người Lao động TQ ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quốc sinh sống và làm việc nhất VN. Kể từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được thực hiện (năm 2005) đến nay, cùng với việc các công ty Quảng Tây, Hồ Bắc và Đông Phương của Trung Quốc trúng thầu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao động Trung Quốc kéo đến làm việc tạo nên các làng Trung Quốc, phố tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.
Giống hệt như những gì đã xảy ra ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, người lao động Trung Quốc thường nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn tán tỉnh ve vãn sinh con với phụ nữ địa phương.
Ông Đỗ Quang Hảo, trạm trưởng Cảnh sát xã Tam Hưng cho biết: “Quá đông người nước ngoài làm việc, sinh sống gây cho chúng tôi nhiều khó khăn, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn. Nhiều đêm thấy họ về quá muộn, uống rượu say, mình nhắc nhở nhưng họ chẳng nghe. Ngoài số lao động chính thức, rất khó để quản lý số lao động “chui”. Có những vụ người Trung Quốc sau khi gây án, công an điều tra thì họ đã về nước…”.
Theo Sở Lao Động -Thương Binh -Xã Hội Hải Phòng, trước Tết Quý Tỵ có khoảng hơn 2.000 người nước ngoài làm việc tại Hải Phòng, trong đó quá nửa là người Trung Quốc. Số lao động này hầu hết tập trung tại các dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, KCN Đồ Sơn, KCN Thâm Việt (huyện An Dương). Ngoài ra, còn hàng chục doanh nghiệp da giày, hóa chất, xây dựng… có người lao động Trung Quốc làm việc. Thực tế, trong hàng ngàn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Hải Phòng, đa số làm những công việc phổ thông như phụ hồ, thợ xây, thợ hàn… trong khi rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương đang thất nghiệp.
Không nhũng thế họ còn quyến rũ phụ nữ VN, ăn ở sinh con cái dây dưa. Thật ra mấy anh lao động nghèo ở TQ kiếm vợ rất khó nên họ tìm đủ cách quyến rũ con gái Việt bất kể có chồng con hay chưa. Làng xóm Thủy Nguyên yên bình bỗng trở nên xáo trộn chẳng khác nào ở Long Giang huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang những năm trước.

Hồi chuông báo nguy
Có phải vì lạm phát, vì cơn bão giá làm đời sống khó khăn nên vùng quê hẻo lánh xa xôi cũng chịu ảnh hưởng lớn lao tới mức này? Đúng là xã hội đang xuống cấp kinh khủng. Đã có những hồi chuông báo nguy từ lâu, nhưng sao mọi chuyện vẫn cứ tiếp diễn? Các địa phương phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này và các ngành, các bộ của chính phủ cần kiểm soát gắt gao, kỷ luật thật nghiêm những kẻ tiếp tay cho giặc.
Mời bạn đọc những ý kiến vô cùng phẫn nộ của người dân, không cần bình luận gì thêm. Bạn Q.Hung: “Tất cả vì mấy ông nhà đầu tư của VN “bụng thì phệ mà óc thì ngắn”, chỉ biết cái lợi trước mắt, ham rẻ mà không thấy lợi bất cập hại. Đến đứa trẻ cũng biết đối với TQ thì “tiền nào của nấy”, họ bỏ thầu giá phế liệu để trúng thầu rồi họ tự do đưa người dân họ sang xây dựng công trình chất lượng thì như đồ chơi (vậy mà ta cũng nghiệm thu mới chết chứ). Sau đó buộc ta vào thế đã rồi, phải thêm chi phí phát sinh để khắc phục, sữa chữa đôi khi tốn gấp nhiều lần giá bỏ thầu.
Nhân dân ta thì thất nghiệp đầy ra mà để cho TQ nó cướp miếng ăn của dân, thật quá đáng! Chưa nói tới sự nguy hại về quốc phòng an ninh. Cái này ai chịu trách nhiệm?
- Bạn Hoa Cỏ May: “Khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng có người TQ, họ ngang nhiên, bạo ngược, mà không hề biết rằng mình đang ngụ cư trên đất của ai, xót xa hơn, là người dân mình đành phải nhún nhịn ngay trên mảnh đất nhà mình, khi người TQ nghênh ngang say sỉn, phá phách, và chính quyền địa phương thì cũng còn tệ hơn nữa. Ai sẽ đứng về phía người dân khi họ bị người TQ vào tận nhà ức hiếp. Căm phẫn!!!

Văn Quang 22-3-2013

-----------------------oooooo---------------------


Văn Quang - Viết từ Sài Gòn

Tìm mọi cách móc túi dân

Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, một số cơ quan, doanh nghiệp hết đường xoay xở kiếm chác tiền của nhà nước quay ra soi mói, tìm cách móc túi dân. Họ cho rằng đó là cái kho vô tận, khai thác tối đa để giải quyết những khó khăn của cơ quan hoặc doanh nghiệp của mình. Và cách nhanh nhất, hiệu quả nhất khiến anh dân cứ trơ thân cụ ra để họ móc túi là ban hành một nghị định, một thông tư nào đó có tính pháp lý là đám dân đen chỉ việc thi hành. Khi đã thành luật, thành quy định thì anh nào không thi hành sẽ phạm tội “chống đối”, có khi còn là tội “phản động”… những cái tội được đưa vào cái trại được gọi là “trại cải tạo”, tù mọt gông. “Cải tạo” cho những thằng khác sợ phải lòi tiền ra, phải ngậm miệng để trở thành những con cừu ngoan ngoãn nằm xuống cho người ta xén trụi lông.
Tất nhiên ngoài khó khăn ra, họ còn làm giàu trên những đồng tiền xương máu của người dân. Bởi vậy gần đây mới có những “đề xuất” những “kiến nghị” cực kỳ phi lý và ngay cả những quyết định, dự thảo luật đôi khi cũng không nằm ngoài mục đích móc tiền của dân. Có thể đây cũng chỉ là hành động “tung đòn gió” để đo lường phản ứng, nếu xuôi chiều mát mái thì làm tới, không lọt thì rút lại, đâu có mất mát gì.
Nhưng có một thực tế họ cần phải hiểu rằng những ngón đòn gió đó làm người dân hoang mang, sẽ làm mất lòng tin, có khi sợ hãi, đề phòng và dễ dàng biến thành đối nghịch, thù ghét nếu không muốn nói là thù hận đối với những “bộ óc của quỷ”.
Nhưng cũng có khi lại là những phát minh, những sáng kiến của những người làm chính sách, họ không cố tình mà chỉ là những người ngồi trên trời vẽ ra chính sách, họ ăn lương cao, chức lớn nhưng hoàn toàn không hiểu gì về đời sống của người dân. Chỉ trong một thời gian rất gần đây, đã có khá nhiều những quyết định, những dự thảo bị phản đối nên phải rút lại.

Một “đề xuất móc túi” điển hình
Đó là “kiến nghị” của ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Sài Gòn đã được gửi tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề nghị đánh thuế vào lãi suất tiết kiệm gửi Ngân hàng từ mức gởi 500 triệu đồng trở lên! Ông hy vọng đánh thuế vào tiền lời của dân, họ sẽ chuyển sang đầu tư vào ngành bất động sản đang “chết đứng như Từ Hải” của ông. Ông chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) tung một “đề xuất” nặng mùi “nhóm lợi ích”, nhòm ngó, săm soi những đồng tiền gửi tiết kiệm của người dân.

Bất động sản chết đứng như Từ Hải với những khu nhà tiền tỉ bỏ hoang

Người ta tự hỏi, phải chăng BĐS quen hưởng lợi trên sự mất mát to lớn của số đông người dân mà cơ chế tạo ra suốt thời gian dài nên giờ lại mon men muốn hưởng tiếp lần nữa để vượt qua khó khăn?
Đại gia từ bóng tối bước ra
Hãy thử nhìn lại nguyên nhân sự xuống dốc nhanh chóng của BĐS VN. Ai cũng biết BĐS VN đang trong cơn khủng hoảng nặng. Tuy nhiên, nhiều ngành khác cũng bị khủng hoảng đã nhận được sự cảm thông chia sẻ rất nhiều từ công luận, còn BĐS thì không! Lúc Bộ Xây dựng đưa ra “phương án cứu BĐS”, nhiều ý kiến đã phản đối gay gắt. Cái gì cũng có nguyên do! Việc cứu BĐS bị phản ứng nhiều bởi đây là ngành đã làm mưa làm gió suốt một thời gian dài, đẩy giá thị trường nhà ở các đô thị lên mức cao nhất thế giới. Cũng nhờ lợi nhuận khủng bao năm qua, BĐS đã đẻ ra hàng loạt đại gia từ bóng tối bước ra.

Biệt thự của ông Trầm Bê, một đại gia bước ra từ bóng tối.

Chẳng thiếu gì ông tay trắng, bà tay đen, đang đói rách kinh niên bỗng chốc trở thành tỉ phú, đại gia, ăn chơi lừng lẫy nhờ vào mua bán lòng vòng bất động sản. Chuyện này làm nhức mắt nhiều người nên ai cũng biết và các đại gia lại càng thích thú vì danh tiếng nổi như cồn, nhà sang như cung điện, làm đám cưới cho con như làm “lễ hội”, tốn vài chục tỉ, coi như đồ bỏ. Con trai hầu hết là những công tử, cặp kè toàn chân dài siêu hạng, con gái là những tiểu thư đài các nay đi Mỹ mai đi Nhật, toàn là tổng giám đốc, giám đốc công ty mẹ công ty con, anh nào cũng phát thèm. Bắt chước thú chơi sang của những ông vua dầu hỏa, bữa ăn chơi vài chục ngàn đô là chuyện hàng ngày ở huyện…
Nguồn lợi nhuận khổng lồ của BĐS lấy được từ mất mát lớn lao của biết bao người dân bị thu hồi đất, thu hồi nhà với giá đền bù thấp so với khi bán ra của các dự án BĐS trên mảnh đất của dân. Mức chênh lệch có khi gấp vài chục lần giữa giá đền bù cho dân và giá bán nền của nhà đầu tư! “Cơ chế”- hay nói thẳng ra là “luật lệ” - hồi đó đã ban cho những nhà đầu tư những dự án, những cơ hội quý hơn vàng suốt thời gian dài mà nhiều ngành khác không có được.
Nhiều ngành đang cần cứu hơn bất động sản
Sự đầu cơ quá nhiều lợi lộc, quay cuồng như ma trận đã dẫn thị trường BĐS vào cửa tử. Nhiều người trở thành đại gia bỗng chốc trở thành con nợ khổng lồ, ôm dự án chịu trận, để lãi mẹ đẻ lãi con.
Làm ăn có thắng có thua là nguyên tắc bất di bất dịch khắp thế giới này. BĐS đã được hưởng lợi từ “cơ chế” quá nhiều, nay gặp khó khăn xin được “cứu” nghe không thuận chút nào! Xét về tình cảm, lý trí lẫn đạo đức đều không lọt lỗ tai! Đó là lý do khiến dư luận có nhiều quan điểm, ý kiến không đồng tình. Bởi nếu “cứu” thì phải dùng tiền ngân sách, tức đồng tiền của dân đóng thuế!
Hơn nữa, nếu vì vai trò quan trọng với nền kinh tế cần phải “cứu”, thì hiện nay có rất nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp sản xuất cần phải “cứu” hơn, phải tiếp sức cấp bách hơn gấp nhiều lần. Chẳng hạn ngành nông nghiệp mà đối tượng chính là nông dân đã đóng góp cho đất nước gần 22 tỷ đô la xuất khẩu trong điều kiện họ vẫn phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”; xuất khẩu được nhiều ngoại tệ trong khi nông dân thua lỗ!
BĐS sống hay chết là do chính các ông quyết định. Bán nhà bán đất giá trên trời, lời hàng ngàn tỉ, dân vẫn đói dài, tiền đâu mà mua nhà. Hạ giá xuống đúng như giá trị thật của nó, may ra các ông tự cứu được.
Lấy dân Mỹ ra so sánh là ngớ ngẩn
Chủ tịch BĐS Sài Gòn Lê Hoàng Châu lấy cớ hiệp hội của ông đề nghị cần sửa ngay chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm. Ông còn nhấn mạnh: “Trên thế giới không nước nào có lãi suất tiết kiệm thực dương như Việt Nam”, nên cần phải đánh thuế!
Ông cho rằng các nước khác đã làm như vậy song ông không biết rằng, các nước ấy đã có hệ thống phúc lợi xã hội rất tốt, bảo đảm cuộc sống cho người mất sức lao động, người về hưu và người thất nghiệp, đau ốm! Đời sống của họ vững vàng, đồng tiền không mất giá, không biết nhảy múa, không xáo trộn từng ngày. Còn dân VN mở mắt ra thấy giá cả tăng vùn vụt, thuế phí lu bù. Không thể biết ngày mai no hay đói, thiếu hay đủ. Già yếu, bệnh tật không có tiên để dành thì ai nuôi? Không có tiền nộp cho bệnh viện chỉ có nước nằm ngoài hè đừng hòng ai cứu. Vì vậy nên ở VN tiền gởi ngân hàng đúng như tên gọi là “tiết kiệm”, tức là phòng thân lúc bất trắc, lúc về già, ốm đau. Thế nên so sánh như vậy là ngớ ngẩn.
Ông đã gặp ngay phản ứng quyết liệt từ nhiều nhà nghiên cứu và hàng ngàn ý kiến của người dân lương thiện. Tôi chỉ nêu vài ý kiến gần nhất:

Mr. An Minh viết: “Đừng cào cấu hỡi Hiệp hội Bất động sản Sài Gòn! Tại sao khi các ông ăn nên làm ra, các ông không hô hào đóng thuế ngành nghề các ông mạnh vào, giờ thua lỗ tính chuyện gỡ gạc tùm lum”.
Bạn duonghn viết: “Việt Nam có lãi suất tiết kiệm thực dương? Tôi nghĩ ông nhầm lẫn vì những năm gần đây hầu như lãi suất đều nhỏ hơn lạm phát”.

Bạn Hoang Chuc: hoangchuc@yahoo.com kêu gọi những người quên mất lương tâm: “Nếu đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm, chắc chẳng còn ai dám gửi tiền vào ngân hàng nữa! Xin các “đại gia” sau khi đã tung ra bao chiêu trò ảo thuật làm cho người dân thất điên bát đảo rồi, no túi rồi thì đừng làm người dân kiệt quệ thêm nữa. Ông Châu có lẽ chẳng bao giờ biết rằng 500 triệu tiền gửi tiết kiệm là mồ hôi xương máu của người lao động, có khi phải tích lũy từ ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác từ trẻ tới già mới có được. Ôi! chỉ khổ người dân lao động mà thôi! Xin hãy đứng từ vị trí của người lao động mà xem xét vấn đề, hỡi những người có lẽ đang quên mất lương tâm!”
Bạn thanhbinh quyết định dứt khoát: Nếu bi đánh thuế tôi sẽ rút tiền mua USD vì:
1) Đồng tiền VND mỗi năm một mất giá so với USD.
2) Lạm phát của VN cao hơn lãi suất tiền gởi.
3) Việc đánh thuế là không hợp lý vì như thế tôi đã bị đánh thuế thu nhập 2 lần.

Chưa biết chính phủ và NHNN VN nghĩ sao trước những “đề xuất” khôn lỏi này. Ngành nào cũng chăm chú soi mói cái túi tiền của dân, đúng là một nguy cơ mà người dân phải gánh chịu, chẳng khác nào “thù trong giặc ngoài”, luôn phải ở tư thế phòng thủ kẻo nó móc tới ruột non ruột già, không chừa bất cứ thứ gì.
“Huy động sức dân” hay móc túi dân
Lâu nay người ta thường nghe nói đến một cái tên rất đẹp là “huy động sức dân” mỗi khi cần phải giải quyết một mục tiêu hay tăng lợi nhuận, Thực ra đó là “chiêu” móc túi dân. Dường như đã thành “căn bệnh” trầm kha, thành một thứ “hội chứng bất trị của thời đại”.
Ở mức độ nào đó thì việc “huy động sức dân” là cần thiết vì nhà nước sống được là do dân nuôi. Nhưng lạm dụng như thời gian qua, thành “hội chứng” thì không bình thường hay phải gọi là đáng báo động!
Ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng nghề cụ thể thì chiêu móc túi biến hóa khôn lường tùy lúc tùy thời.
Nhắc đến ngành điện lực người ta liền nghĩ tới căn bệnh “tăng giá” triền miên. Dù danh xưng là công ty song nhờ độc quyền nên ngành điện dễ dàng áp đặt mọi chuyện lên đầu “thượng đế”! Mặc dù không phải lần nào đề nghị tăng giá điện cũng được Bộ Công thương và Chính phủ thông qua song chưa năm nào người sử dụng điện thoát khỏi nạn tăng giá. Có năm ông điện tăng tới 3 lần mà vẫn chưa hài lòng! Điệp khúc “giá điện trong nước vẫn thấp hơn giá một số nước” là chiêu bài để “ông” này móc túi người tiêu dùng.
Tiếp theo là “ông” xăng dầu. “Ông” này chơi cao tay hơn vì có lúc giảm giá, song tựu chung vẫn là “lùi một bước để tiến ba bước”. Giảm 1 ngàn, tăng 3 ngàn.
Hết tăng giá đến thu phí
Đáng sợ nhất là ông giao thông vận tải với khẩu hiệu nổi tiếng: “Đóng phí giao thông đường bộ là yêu nước”! Vì không phải là doanh nghiệp nên “ông” này không tăng giá mà “soi” vào túi tiền của người dân bằng chiêu thu phí.
3 năm nay “ông” này “đề xuất” ra nhiều loại phí đánh vào phương tiện đi lại của người dân. Chiếc xe máy, xe hơi lâu nay đổ xăng đã phải gánh phí đường bộ 1.000 đồng/lít, nay đề nghị thu thêm “phí duy trì bảo hành đường bộ”, tức phí đè lên phí để rút tiền của người dân. Phương tiện đi lại chẳng khác gì đôi chân, sống chết gì cũng phải đi làm, đưa con đi học nên dù vô cùng ấm ức, người dân cũng phải chịu.
“Chính chủ” của mày đâu rồi?
Tiếp đến là “đề xuất” phạt xe không chính chủ. Tức khắc bị dân phản ứng gay gắt, nay đã phải dừng lại. Nhưng hai chữ “chính chủ” trở thành chuyện mỉa mai, khôi hài đầu lưỡi. Cặp vợ chồng vừa cưới, chưa kịp làm hôn thú, người ta nói đùa là “chúng mày chưa chính chủ”. Hai cô chân dài ngồi đấu láo với nhau lại hỏi “chính chủ của mày đâu rồi”? Chuyện luật lệ nhà nước biến thành chuyện tiếu lâm. Chẳng hiểu đầu óc các nhà làm chính sách, làm luật này “có vần đề” gì đây?

Những chiếc xe chỉ có vài triệu đồng này hầu hết đều đã qua nhiều đời chủ, đến chủ cửa hàng cũng chẳng biết “chính chủ” đang ở nơi nào...
Chiều 11-3, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng cho biết đã rút bỏ quy định xử phạt xe không chính chủ ra khỏi dự thảo nghị định xử phạt vi phạm giao thông dự định ban hành vào ngày 1-7.
Tuy nhiên, nói chuyện với báo mang VnExpress, ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) khẳng định, quy định về xử phạt xe không sang tên đổi chủ trong Thông tư 11 đã nêu rất rõ, nên bắt đầu từ ngày 15/4 CSGT vẫn sẽ áp dụng theo quy định. Ông Tuyên nói: “Hiện tại quan điểm của hai bộ không giống nhau nên quy định này sẽ phải trình Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên quan điểm của Bộ Công an là vẫn sẽ xử phạt nghiêm những xe không sang tên đổi chủ".
Người dân hiện đang bị “treo lửng lơ” giữa những bất đồng của hai bộ.


Cuộc chiến mũ bảo hiểm đang căng

Đến chuyện đội mũ bảo hiểm “dởm” bị phạt 200 ngàn đồng, dự tính áp dụng từ đầu tháng 4 - 2013, lại bị dân la làng. Từ ba bốn năm nay, mũ bảo hiểm (MBH) bán đầy đường, đầy chợ, góc phố, ngã ba… chỗ nào cũng bày bán tràn lan, hàng thật hàng dởm lẫn lộn. Chẳng người dân nào muốn chết vì tai nạn giao thông nên cũng muốn mua loại mũ thật mũ tốt. Nhưng họ không thể phân biệt được mũ nào đúng quy cách, mũ nào chỉ để “che mắt CSGT”. Cũng phải công nhận một sự thật là tình trạng ở VN, người lao động nghèo còn nhiều lắm, mỗi ngày kiếm vài chục ngàn đủ ăn là mừng rồi. Giá nón thật khá đắt, trong một thời gian ngắn, nhà có chừng 5-10 người, chưa thể có đủ tiền mua.

Mũ bảo hiểm bày bán tràn lan, người dân chẳng biết hàng nào thật, hàng nào giả ?
Ấy thế mà cũng có cơ quan đền nghị phạt anh dân đen trước. Dân nháo nhào, các cơ quan lại giải thích túi bụi. Cuối cùng giải pháp đưa ra là “Với mũ bảo hiểm giả, không bảo đảm chất lượng mà người dân khó nhận biết, cơ quan chức năng chỉ tuyên truyền, nhắc nhở.” Dân thoát được một mối lo, tuy nhiên, sáng 14-3, 4 bộ vừa quyết định ngừng ban hành thông tư mà theo đó sẽ phạt người đội MBH "dỏm" thì ngay trong chiều cùng ngày vị quan chức Ủy ban An toàn giao thông quốc gia lại tuyên bố sẽ xử phạt người đội MBH không có đủ 3 lớp. Thật ra MBH giả cũng thừa sức làm mũ có ba lớp.
Chưa biết “cuộc chiến Mũ bảo hiểm” này sẽ đi về đâu.
Trạm thu phí bủa vây
Đặc điểm chung của các “kiến nghị”, “đề xuất” móc tiền của người dân là các ông này viện dẫn nước này nước kia đã làm, họ đều lờ tịt đi hoàn cảnh, điều kiện của các nước khác tốt hơn VN gấp nhiều lần. Tỷ dụ như việc thu phí chồng phí giao thông đường bộ, đường sá thiên hạ tốt hơn, các trạm thu phí không dày đặc bủa vây như ở VN...

Trạm thu phí DT 745 không có giấy phép vẫn hiên ngang hoạt động
Thậm chí hiện nay có cả những trạm thu phí “lụi” tức là trạm thu phí không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Cụ thể trường hợp vửa xảy ra. Sau khi phát hiện trạm thu phí không bảo đảm an toàn tự động và hoạt động không có giấy phép, một doanh nghiệp đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án. Chiều 11-3 vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Mỹ, Giám đốc Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Thuận An (11/8 KP.Đông, P.Vĩnh Phú, TX.Thuận An) đã nộp đơn lên Tòa án Thị xã.Thuận An kiện Trạm thu phí Lái Thiêu trên đường ĐT745 (P.Lái Thiêu, TX.Thuận An, Bình Dương) vì thu tiền mà không có giấy phép hoạt động. Theo tố cáo của nhiều người dân, khi sử dụng xe hơi lưu thông từ hướng hầm Thủ Thiêm ra xa lộ Hà Nội, lúc qua trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội họ vẫn bị thu phí, mặc dù UBND TP.Sài Gòn quy định không thu phí với những xe này.
Như vậy, có thể thấy rằng, có sự không công bằng giữa người dân và các cơ quan quản lý, doanh nghiệp độc quyền và tổ chức Hiệp hội. Các ông chủ tịch chỉ chăm chú vào “lợi ích nhóm” và những biến tướng vô cùng tinh ma của nó.

Chuyện đáng làm không làm

Trong khi đó có nguồn lợi lớn thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm thì cù cưa đến nay vẫn chưa làm. Thí dụ việc cho quảng cáo trên xe buýt tại TP Sài Gòn. Người dân đặt câu hỏi: vấn đề này đã được đặt ra lâu lắm rồi nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển động nào hết. Các nước người ta đã cho quảng cáo trên xe buýt từ lâu, nhiều tỉnh thành ở VN cũng đã đồng ý cho thực hiện nhưng ở TP.Sài Gòn thì không. Vì sao? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Nếu chỉ vì quản lý không được mà cấm thì năng lực quản lý quá yếu kém.

Xe buýt ở TP Sài Gòn, sao không cho quảng cáo?

Mỗi năm TP.Sài Gòn phải trợ giá cho xe buýt hàng trăm tỉ đồng lấy từ ngân sách, là tiền của dân đóng góp. Trong khi đó có nguồn thu cả trăm tỉ đồng từ quảng cáo thì lãnh đạo TP lại từ chối. Thành phố đang thất thu một khoản ngân sách khá lớn. Chỉ có một quyết định cho quảng cáo trên xe buýt hay không mà kéo dài mấy năm nay (mỗi năm mất hơn trăm tỉ đồng). Tại sao vậy? Người dân chờ câu trả lời của các ông lãnh đạo TP.

Xây Nhà hát Giao hưởng trong công viên để làm gì?

Trong khi đó, UBND TP Sài Gòn vừa chấp thuận chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch trong Công viên 23/9 với diện tích 1,2ha, có 2 khán phòng chính, sức chứa 1.700 chỗ, hướng chính nhìn ra phía chợ Bến Thành. Công trình này được giới hạn bởi các đường Tôn Thất Tùng, Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, tọa lạc tại trung tâm quận 1, khu vực được mệnh danh là vị trí vàng của TP. Công trình dự trù đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015.

Mô hình vị trí xây nhà hát giao hưởng tại công viên 23-9
Chủ trương này cũng đang bị “ném đá” tơi bời. Bởi lẽ quá dễ hiểu là trong tình hình kinh tế suy thoái, xây dựng nhà hát giao hưởng là quá phí phạm, nhất là Nhà hát lớn Thành Phố mỗi năm cũng chỉ có lèo tèo vài vở diễn, giờ xây thêm cái nhà hát to đùng để ngắm nữa sao? Vả lại thưởng thức nhạc giao hưởng chưa phải là nhu cầu của người dân, ngay cả với những người được gọi là trí thức và hiểu biết âm nhạc. Hơn thế mật độ giao thông khu vực này quá dày đặc rồi. Lại thu hẹp khoảng xanh rất lớn vốn rất ít ỏi của thành phố để xây dựng nhà hát và bãi đậu xe của nhà hát. Đúng là chuyện… ngược đời!
Còn nhiều quy định “lẩm cẩm” đang trong vòng tranh cãi
Thưa bạn, đó chỉ là ba điều bốn chuyện với những “đề xuất” điển hình về máu “tham” của một số ông Chủ tịch tập đoàn cùng một vài quy định lạ đời tại VN. Còn khá nhiều những quy định khác cũng không kém phần “lẩm cẩm” của các ông làm ra luật, đẻ ra lệ. Thí dụ quy định “tay sáu ngón không được lái xe”; dự thảo về luật cư trú, quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng. Và những vấn đề gay go, gây nhiều tranh cãi như đề nghị “nổ súng bắn kẻ chống người thi hành công vụ”, còn rất nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại xung quanh dự thảo nghị định này; lật tẩy những “trò bẩn” ghê người của showbiz Việt”; bất bình về cảnh người lao động Trung Quốc làm việc chui tại VN…
Bài đã dài, xin để kỳ sau bàn tiếp.

Văn Quang


------------------///////-------------------

* Dân Trí *

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam .
Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”
Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”
Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.
Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:
“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”
Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qúa tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì…. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”
“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.
“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”
“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.
“Tôi quen một cô bạn Việt Nam . Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”
“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.
“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi.
Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”
“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.
“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận.
Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng.
Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.
“Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.
“Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.”
Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.
“Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”
“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.
“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”
“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.
“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”
“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.
“Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.
Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.
“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.
“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”
Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”
Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”

ST.

TAM73F
04-02-2013, 04:12 PM
-------------------------------------------------------------------------

.Thực Trạng Người VN ở Mỹ.
-Phạm Thành Sơn.

Kết quả các cuộc nghiên cứu xã hội cho chúng ta một cái nhìn thực tế và khách quan hơn về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Từ mấy chục năm qua, đã có rất nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông đề cập đến sự thành đạt của người Việt đang sinh sống ở khắp thế giới, nhiều người trong số này đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển ở quê nhà. Đa phần những Việt kiều ấy là người đã thành danh ở đất khách, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, con số này không phải là nhiều so với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ.

Mới đây, một số bài viết của các tác giả ở nước ngoài cũng như kết quả các cuộc nghiên cứu xã hội cho chúng ta một cái nhìn thực tế và khách quan hơn về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Bài viết sau đây tổng hợp từ các nguồn thông tin vừa nói.

Một vài con số

"Nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ" ( American Community Survey - ACS ) là bộ phận quan trọng của chương trình điều tra dân số thập niên 2010, do chính phủ Mỹ thực hiện từ năm 2005, với sự tham dự của khoảng ba triệu đơn vị gia cư. Công bố của ACS cách đây hơn một năm cho thấy người Việt đang sống tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau người Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines; đông hơn các cộng đồng Nhật Bản, Lào, Pakistan, Campuchia, Thái Lan và Đài Loan. Trong tổng số gần 1,3 triệu người Việt đang sống tại Mỹ thì hơn 50% nhập cư vào nước này từ sau năm 1990.

Nghiên cứu cho thấy người Việt tại Hoa Kỳ là cộng đồng Á châu trẻ thứ hai sau người Ấn Độ với 73,5% dưới 44 tuổi, trong số này có gần một phần tư là thanh thiếu niên dưới 18.

Về mặt xã hội, tài liệu ACS cho chúng ta một số thông tin rất đáng quan tâm. Chẳng hạn về khả năng sinh sản, cứ 1.000 phụ nữ Việt ở Mỹ thì có đến 71,8 lần sinh trong một năm, cao hơn nhiều so với phụ nữ Hàn Quốc (chỉ 45,9 lần). Nhưng điều đáng nói là phụ nữ Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ "single mom" với 18,6% không chồng mà có con, vượt xa mức trung bình của phụ nữ các nước Á châu khác ở Mỹ.

Điều này đặt ra cho các bậc làm cha mẹ người Việt - vốn còn ràng buộc ít nhiều tập quán phương Đông - một sự lo lắng và cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.

Về tổ chức gia đình thì gia đình người Việt đông thứ nhì sau người Philippines, nhưng tỷ lệ gia đình có đầy đủ chồng-vợ lại thấp nhất trong cộng đồng người châu Á. Phải chăng đây là con số biểu thị tình hình ly dị của người Việt thuộc loại cao, qua danh sách số phụ nữ Việt phải cưu mang gia đình (không có đàn ông) xếp hạng nhì sau người Philippines; đặc biệt số đàn ông Việt làm.

Khả năng nói tiếng Mỹ và học vấn chưa cao

Mặc dù cộng đồng người Việt có tỷ lệ đến 79,1% sinh ra tại Mỹ và có cha hay mẹ là dân Mỹ hoặc đã trở thành công dân Mỹ, nhưng về khả năng Anh ngữ thì bảng phân tích cho thấy đây là cộng đồng gìn giữ tiếng quê nhà cao nhất trong sinh hoạt gia đình, chỉ có 11,8% dân Việt nói tiếng Mỹ ở nhà so với 16,9% ở người Hàn hay 53% ở người Nhật. Trong chừng mực, chính điều này đã hạn chế khả năng giao tiếp xã hội khi mà cộng đồng người Việt ở Mỹ có tỷ lệ người kém khả năng Anh ngữ cao nhất, lên đến 55,1% so với 47,6% người Trung Quốc và 48,9% người Hàn Quốc.

Chính khả năng về ngôn ngữ còn thấp khiến cho cộng đồng người Việt ở Mỹ có tỷ số người học lực dưới trung học nhiều nhất (30%). Con số người Việt tại Mỹ tốt nghiệp cử nhân và có bằng cấp sau đại học cũng thấp nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Á châu (23,5%), dưới mức trung bình của toàn nước Mỹ.

Nghề nghiệp và mức sống

Số liệu về phân bố nghề nghiệp, thu nhập trung bình cho thấy tỷ lệ người Việt ở Mỹ làm nghề lao động xí nghiệp và vận tải hàng hóa cao nhất trong cộng đồng châu Á với 21,0%, so với 10% của người Philippines và Hàn Quốc, hai sắc dân có tỷ lệ hành nghề lao động cao đứng ngay sau Việt Nam.

Cũng theo thống kê được công bố, tỷ lệ người Việt tại Mỹ làm việc trong ngành quản trị và chuyên nghiệp thấp nhất so với những sắc dân gốc châu Á khác với 29,2% so với 60,6% người Ấn (mức cao nhất).

Người Việt ở Mỹ có lợi tức gia đình trung bình hằng năm là 45.980 USD và tỷ lệ nghèo là 14%, chỉ cao hơn cộng đồng người Hàn Quốc (có lợi tức gia đình trung bình 43.195 USD và tỷ lệ nghèo 14,9%). Tất nhiên đây là mức nghèo theo tiêu chuẩn Mỹ: chẳng hạn, một gia đình ba người có một trẻ dưới 18 tuổi được xem là nghèo nếu lợi tức gia đình ít hơn 14.974 USD/năm.

Trong hoàn cảnh nghèo hoặc khó khăn nhưng người Việt, cũng như đa phần những người gốc châu Á khác, vẫn thích mua nhà hơn là ở nhà thuê. Có 61,3% người Việt sở hữu nhà tại Mỹ, đứng đầu bảng thống kê. Cho dù không ít người Việt làm ăn thành công tại Mỹ sở hữu những căn nhà vài triệu USD, thì trị giá trung bình của gia cư người Việt chỉ ở mức 207.577 USD, thấp hơn nhiều so với các sắc dân châu Á khác ( 300.000 USD ).
Có thể nói, sau mấy chục năm tạo dựng cuộc sống mới nơi xứ người, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có những phát triển tích cực và thành đạt nhất định.

Tuy nhiên, thống kê của ACS cũng đã cho thấy một vài điều đáng lưu ý: tỷ lệ nghèo cao nhất nhì; số lượng người làm nghề lao động cao nhất, tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và khả năng Anh ngữ kém nhất; tỷ lệ phụ nữ độc thân sinh con gấp đôi trung bình của người gốc Á châu và gần bắt kịp người Mỹ da trắng.

Đó chính là những vấn nạn cần được các tổ chức xã hội của người Việt quan tâm hầu có những phương án khả thi và hiệu quả để điều chỉnh.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, giáo sư danh dự ngành Kỹ thuật không gian của Đại học Michigan - Hoa Kỳ, trong quyển sách về người Việt tại Mỹ đã viết với tất cả tâm tình của mình rằng: "...Tôi mong rằng thế hệ của tôi chỉ là lớp người đi trước đặt những viên đá sơ sài lót đường... Sau này các bạn sẽ đạt được những thành công rực rỡ xây nên một đại lộ thênh thang cho toàn thể những người Việt cùng tiến bước, cho non sông được mở mặt với đời....".

Đó có lẽ cũng là mơ ước của tất cả những người Việt, không chỉ ở đất Mỹ mà ở trên toàn thế giới.
Phạm Thành Sơn


------------------------ooooooo----------------------



Tại Sao Đảng Cộng Sản Buộc Phải Giữ Quân Đội?
(Viết Nhân Ngày Gạc Ma Trường Sa 14-3-1988)


Nguyễn Quang Duy
Ngày 14-3-1988, Trung cộng đã nổ súng tấn công và chiếm đóng bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa. Sau đó Trung cộng đơn phương tuyên bố bãi đá Gạc Ma nằm trong đường lưỡi bò thuộc lãnh hải Trung Hoa.

Năm 2008, Trung cộng cho phổ biến một đọan phim về trận tấn công và tàn sát Gạc Ma. Từ tàu chiến các lọat đạn bắn về phía Tàu và quân nhân Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, khiến 64 quân nhân vừa tử trận, vừa mất tích và 9 người bị bắt. Phía Việt Nam vì muốn giữ tình “hữu hảo” Việt Trung, nên mấy ai biết sự thật và sự việc đã xảy ra trên bãi đá Gạc Ma ngày 14-3-1988.

Gần đây đảng Cộng sản muốn sửa hiến pháp, buộc quân đội phải “trung” với “Đảng”. Nhân ngày 14-3, ngày Việt Nam mất bãi đá Gạc Ma và sau đó mất nhiều bãi đá khác trên quần đảo Trường sa, bài viết này mong trả lời câu hỏi tại sao đảng Cộng sản buộc phải giữ quân đội?

Với đảng Cộng sản, hiến pháp chỉ là công cụ để thể chế hóa đường lối sách lược do Bộ Chính Trị đề ra. Vì thế, trong chiến tranh Việt Trung, Lời Mở Đầu Hiến Pháp 1980 đã ghi rõ “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”.

Cuộc chiến Việt Trung kéo dài hằng chục năm, hằng trăm ngàn quân nhân tử trận hay bị thương tật. Mấy chục năm qua các chiến công của họ gần như bị bỏ quên, họ đã bị bỏ rơi với thương tích cả tinh thần lẫn thể xác. Điều mỉa mai là bản chất của cuộc chiến chỉ nhằm để giải quyết những bất đồng về đường lối giữa hai đảng Cộng sản Việt Trung. Ngày nay các bất đồng giữa hai đảng đã được giải quyết, để tồn tại tầng lớp lãnh đạo hai đảng cộng sản buộc phải gắn bó với nhau, tuy hai lại chỉ là một.

Trong khi ấy những người lãnh đạo quân đội đều đã trải qua và trưởng thành cuộc chiến Việt Trung. Họ nhận rõ dã tâm của tầng lớp lãnh đạo Trung cộng muốn xâm chiếm Biển Đông, xâm chiếm Việt Nam bằng bạo lực quân sự. Từ đó họ có cách nhìn và suy nghĩ rất khác với thiểu số cầm quyền cộng sản. Họ muốn sự thật lịch sử: họ phục vụ Tổ Quốc Dân Tộc, không phải phục vụ quyền lợi của đảng Cộng sản. Họ muốn họ và đồng đội được đối xử công bằng và xứng đáng với công lao giữ gìn biên cương tổ quốc.

Chính vì sự khác biệt tư tưởng giữa “Đảng” và quân đội, Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX) tiến đến việc thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội theo đúng khuôn mẫu đảng Cộng sản Trung Hoa đã đề ra. Nghị Quyết nhằm kiểm sóat và định hướng tư tưởng của quân nhân trong Quân đội Việt Nam, buộc Quân Đội phải “trung” với “Đảng”.

Việc thể chế hóa Quân Đội phục vụ “Đảng” từ lâu đã được báo Quân Đội Nhân Dân thường xuyên nhắc đến, qua loạt bài “Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình”. Bài viết rõ nhất là bài “Thực chất quan điểm cổ xúy xây dựng quân đội chuyên nghiệp” số ra ngày 15/11/2009, của Đại tá Nguyễn Văn Quang, Phó trưởng Ban Nghiên cứu Tổng kết Lý luận thuộc Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự.

Đại Tá Nguyễn Văn Quang đưa ra một số lý do từ phía đòi hỏi xây dựng quân đội chuyên nghiệp như: (1) trình độ lạc hậu của quân đội không thể bảo vệ được lãnh thổ, biển đảo; (2) đảng Cộng sản không chăm lo xây dựng quân đội chuyên nghiệp; (3) để có một quân đội hiện đại cần luật hóa quân đội để quân đội đứng ngoài chính trị các đảng phái; và (4) quân đội chỉ là của nhà nước và phục tùng nhà nước mà thôi.

Trở lại với trận Gạc Ma, nếu bạn đã xem đọan phim Trung cộng tấn công tàu chiến và tàn sát quân nhân Việt Nam, bạn sẽ hiểu rõ tình trạng yếu kém và lạc hậu của Quân đội Việt Nam.

Trung cộng vừa loan báo gia tăng ngân sách quốc phòng. Bắc Hàn vừa tuyên bố chấm dứt mọi thỏa thuận hòa bình với Nam Hàn và đánh Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân, thêm lý do chiến tranh sẽ xẩy ra tại Biển Đông. Một quân đội thiếu huấn luyện, thiếu trang bị, thiếu chiến thuật, thiếu chiến lược, thiếu sự hổ trợ của người dân và thiếu tinh thần chiến đấu khó có thể bảo vệ được lãnh thổ, được biển đảo, được nhân dân khi chiến tranh thực sự xẩy ra.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Quang nếu chỉ chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp mà không nâng cao bản chất chính trị giai cấp của quân đội thì quân đội sẽ không còn thực sự là quân đội của giai cấp công nhân. Một quan điểm lỗi thời vì đảng Cộng sản không còn hay chưa bao giờ đại diện cho giai cấp công nhân hay nhân dân lao động.

Người cộng sản ước mơ biên giới các quốc gia sẽ được xoá bỏ để tiến đến một thế giới đại đồng. Chính vì ước mơ này một phần không nhỏ lãnh thổ Việt Nam đã bị quốc gia đàn anh Trung cộng chiếm đóng. Càng ngày Trung cộng lại càng lộ rõ dã tâm xâm chiếm các quốc gia trong vùng bằng quân sự. Để giữ gìn bờ cõi ông cha để lại, quân đội cần phải hiện đại hoá và chuyên môn hoá.

Trong hoà bình việc xây dựng quân đội tình nguyện và chuyên môn hoá quân đội thường được đem ra áp dụng. Việc cưỡng bách quân dịch vốn không hợp với lòng dân, tạo tham nhũng và lãng phí nhân lực quốc gia. Việt Nam đang phải đối đầu với suy thoái kinh tế, lạm phát phi mã, các quân nhân thường gặp phải nhiều khó khăn về vật chất, các quân nhân thi hành nghĩa vụ không tham gia sản xuất và lại thường lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Quân đội cưỡng bách trở thành gánh nặng cho xã hội.

Khi chiến tranh và theo nhu cầu chiến cuộc luật tổng động viên có thể được ban hành. Lịch sử cho thấy nếu quân đội thực sự phục vụ tổ quốc, phục vụ dân tộc khi có chiến tranh toàn dân sẽ một lòng phục vụ quân đội chống ngoại xâm.

Đại Tá Nguyễn Văn Quang cũng cho biết đảng Cộng sản không tin vào cơ cấu nhà nước. Thực vậy, tại Việt Nam hiện đang xẩy ra một cuộc khủng hỏang chính trị, với những tranh chấp quyền lực trong đó có việc nắm quân đội và công an.

Nhà nước hiện đang nắm quân đội, đang chịu trách nhiệm chi tiêu cho quân sự, nhưng lại không chịu phục tùng “Đảng”, phục tùng Tổng Bí Thư Đảng. Vì thế Nguyễn Phú Trọng muốn sửa đổi hiến pháp để tước bớt quyền hành nhà nước. Quyền hành của thủ tướng đã bị giảm bớt rất nhiều, ngược lại quyền hành của chủ tịch nhà nước được gia tăng đáng kể nhất là các quyền về quân đội và công an.

Trong bài lược ghi cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại Câu Lạc Bộ Thăng Long ngày 19/2/2013, ông Sang nhận xét “Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân đội là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.”

Nếu đọan lược ghi trên là thật thì sự bất đồng chính kiến trong nội bộ Bộ Chính Trị đã bắt đầu công khai bùng nổ. Rút bài học Miến Điện, Nguyễn Phú Trọng cũng không tin vào sự trung thành của chủ tịch nhà nước nên phải buộc quân đội “trung” với “Đảng”.

Chỉ cách đây ít hôm giới chức Thành Phố Hà Nội tuyên bố hoàn tất góp ý sửa đổi Hiến pháp trước 7-3-2013. Ngày 6-3-2013, lại có Thông báo từ Quốc Hội cho biết thời hạn góp ý đã thay đổi từ 31-3-2013 sang hạn mới là 30-9-2013. Thành phố Hà Nội là tiền đồn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thế lực nào và lý do gì đã khiến Quốc Hội đưa ra quyết định nói trên.

Nguyễn Phú Trọng như đang cố gắng thắng chiếc xe đang lao xuống dốc, xem chừng chiếc xe đã đứt thắng, càng cố thắng xe càng lao nhanh. Có phải các thế lực nhà nước do Nguyễn Tấn Dũng đại diện vì bị thế lực “Đảng” do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu dùng hiến pháp tước quyền, nay cánh nhà nước công khai nổi dậy đảo chánh tước quyền của “Đảng”?

Nói chung việc đảng Cộng sản muốn thể chế hóa Quân Đội phải “trung” với “Đảng”, chỉ nhằm duy trì vai trò độc quyền chính trị của đảng Cộng sản. Chẳng may việc làm lại tạo ra một dư luận trái chiều.

Khởi đầu là Kiến Nghị 72, kế đến là Tuyên Bố của các Công Dân Tự do, kế đến là Kiến Nghị sinh viên và cựu sinh viên khoa Luật Hà Nội, rồi Tuyên Bố của các Công Dân Tự do dựa trên bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Lá Thư Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Lời Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Lời kêu gọi của Cụ Lê Quang Liêm và gần nhất là Lời Kêu Gọi của Khối 8406, đều đòi hỏi một thể chế đa nguyên, đa đảng, một chính thể với tam quyền phân lập, một quân đội bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước.

Tất cả đang tạo ra một phong trào dân sự đòi đảng Cộng sản phải trao trả quyền lập hiến và quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) lại cho tòan dân. Các tôn giáo khác, các tổ chức chính trị và nhiều cá nhân khác đã và đang sửa sọan nhập cuộc tạo ra một cuộc cách mạng mang đặc thù Việt Nam, Cách mạng Trưng cầu dân ý với sự giám sát của Quốc Tế, Trưng cầu một Hiến Pháp Tự do cho Việt Nam.

Lúng túng trước cao trào cách mạng, đảng Cộng sản một mặt răn đe những ai góp ý trái ngược với đường lối của đảng, một mặt cho người của mình tuyên truyền dối trá ngụy biện trên các phương tiện truyền thông, mặt khác nữa đang bày trò in phiếu ép buộc nhân dân ký đồng ý với bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 của họ. Khối 8406 đã nhanh chóng phổ biến một kháng thư vạch trần và phản đối trò “trưng cầu dân ý” kiểu công sản này.

Đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh nhiều mặt với nhiều phương cách đấu tranh khác nhau nhưng tựu trung là để giải thể chế độ độc tài cộng sản mang lại tự do cho dân tộc. Vì thế có ý kiến cho rằng phong trào đấu tranh chính trị cần chủ động hơn và tránh bị cuốn vào cuộc chiến “góp ý hình thức xin cho” mà quên đi những sự kiện nóng hổi khác như việc gia tăng đàn áp bắt bớ người đấu tranh hay tình trạng kinh tế càng ngày càng suy thóai.

Trở lại với câu hỏi “Tại sao đảng Cộng sản buộc phải giữ quân đội?”, Đại tá Nguyễn Văn Quang cho biết: “Ở các nước đông Âu khi nhân dân nổi dậy quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ Tổ quốc nên đảng thua.” Tại Việt Nam cũng thế quân đội là của dân, do dân, vì dân và quân đội sẽ đứng về phía người dân để bảo vệ công cuộc đấu tranh giành lại tự do cho tòan dân tộc. Đây là nỗi lo sợ hàng đầu của giới lãnh đạo cộng sản và vì thế họ phải tìm mọi cách trói buộc tư tưởng quân nhân và bắt quân đội phải “trung” với “Đảng”.

Tại Melbourne và nhiều thành phố khác thuộc Úc, Mỹ và Âu châu, mặc dù chính thể Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, hằng năm cứ đến ngày 19-1, cộng đồng đều tổ chức lễ tri ân các chiến sĩ hải quân đã hi sinh trong trận hải chiến Hòang Sa và nhắc nhở nhau về một phần đất quê hương đang bị giặc Tầu chiếm đóng.

Ngược lại, khi đảng Cộng sản còn kiểm sóat quân đội thì hương hồn các chiến sĩ Gạc Ma, các chiến sĩ bỏ mình trên biên giới phía Bắc, lại một lần nữa phải hy sinh cho tình hữu hảo của hai đảng Cộng sản Việt Trung. Một thể chế tự do sẽ đưa ra sự thật và phục hồi danh dự những chiến sĩ đã bỏ mình gìn giữ biên cương biển đảo Việt Nam, họ không chiến đấu vì “Đảng”, mà chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Nhân Dân.

Khi viết xong bài, người viết có nhận được một youtube về trận Gạc Ma do các bạn trẻ từ Việt Nam gởi ra, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
http://www.youtube.com/watch?v=xNHrx-w70KE&feature=youtube_gdata_player


Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
12/3/2013

TAM73F
04-03-2013, 04:29 PM
-------------------------000000000000--------------------------

Huỳnh Thục Vy: "Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy lớn''...


<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/ZJJLlEq0P0E" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

------------------------0000000000000-------------------------

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1)

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/gX02jFfnCW0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


-------------------

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.2)

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/twcIFRICTWE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

-----------------------

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/wk9p97oam1c" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
----------/////------------

TAM73F
04-05-2013, 12:33 PM
Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt

Đào Văn Bình


Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước. Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời. Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch theo kiểu “mot à mot”. (*).

Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!

Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA - hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa… có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.

Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn ” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì thì ôi thôi… 4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!

Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào:

1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”

2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail“ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”

3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”

4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”.

5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.

6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”

7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ “dữ dội”, “ác liệt” v.v… Do đó câu văn chỉnh sẽ là “Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”

8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.

9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”

10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.

11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”, “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.

12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ” và “ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.

13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”.

14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’“. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.

15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1”

16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.

17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!

18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”, hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp.

19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”

20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”

Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy? Nếu ngày xưa chúng tôi ở Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn. Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc, Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v… Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá” cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh… nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh - cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ hiểu không? Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của Pháp mỗi khi viết xong một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức mình đã viết một câu văn tối nghĩa. Khi người đọc nhăn mặt tức mình viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.

Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2013)

(*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn. Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.


-------------000000-------------



Bánh mì ở đâu ngon nhất ở Việt Nam ?


Gõ Google tìm “best banh mi in Vietnam” (bánh mì ngon nhất ở Việt Nam) và câu trả lời bạn nhận được khá bất ngờ: bánh mì Phượng ở Hội An. Nếu tin vào sự khẳng định ấy, bạn hãy thử tìm đến tiệm bánh mì khiêm tốn ở gần cầu Cẩm Nam, vốn đã được đưa lên bản đồ du lịch thế giới kể từ khi đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain đi ngang qua đây, nếm thử và hết lời ca ngợi món ăn bình dân này.

Bạn sẽ thấy ở tiệm có những xưng tụng còn ghê gớm hơn của nhiều du khách đối với bánh mì Phượng, chẳng hạn “Từ Úc/ Anh/ Phần Lan…, bằng mọi giá tôi đã đi đến đây chỉ để ăn món này”. Liệu Anthony Bourdain cũng như nhiều du khách nước ngoài có quá lời không? Bạn hãy thử ăn bánh mì Phượng rồi tự tìm câu trả lời.



Bánh mì ngon nhất Việt Nam là ở Hội An
Có điều cô Phượng chủ tiệm đã phục vụ món bánh mì “xuất sắc nhất” theo lời Caroline Mills, phóng viên của tạp chí du lịch online Travelfish, cho người Hội An, và có lẽ cho toàn thế giới, suốt hơn 20 năm qua.

Đều đặn mỗi ngày cô dậy sớm, chuẩn bị làm các thứ để nhồi vào bánh mì: đó là thịt heo xá xíu khi nhai như tan ra trong khẩu cái, patê và jambon ngon ở mức độ tuyệt hảo. Rồi một thứ nước xốt nhà làm bí ẩn khiến vị giác của bạn như reo lên trong niềm hân hoan!Thật khó để diễn tả đến tận cùng sự khoái khẩu khi nhai từng miếng bánh mì của tiệm Phượng, điều mà Anthony Bourdain mô tả như là “bản hòa âm trong miếng bánh sandwich” (a symphony in a sandwich) nhưng đây không phải là sandwich mà là “loại bánh mì đã phổ thông khắp thế giới như tất cả chúng ta đã được biết” (Caroline Mills).Muốn biết bánh mì Phượng ngon cỡ nào, nói như Caroline Mills, chỉ cần tưởng tượng đến một món ngon nào đó bạn đã từng nếm trải rồi nhân lên 100 lần sự khoái khẩu với món ấy thì ra ngay! Và câu chuyện về cô Phượng không chỉ dừng lại ở một món ăn gây cảm hứng sâu rộng mà cô bán hằng ngày.



Tiệm bánh mì Phượng luôn đông khách, cả dân địa phương lẫn du khách năm châu
Tiệm bánh nhỏ của cô đã ra đời từ trước đổi mới ở Việt Nam, khi đất nước này lần đầu mở cửa đón du khách nước ngoài. Hội An khi đó vẫn chưa phục hồi do hậu quả chiến tranh để lại, đa số người dân phố cổ còn nghèo khổ và chẳng có mấy hàng quán, chỉ có những người bán rong các món ăn trên phố.

Khi đó Phượng tìm được một địa điểm trong khu chợ cổ để mở tiệm bán bánh mì. Mỗi ngày cô dậy lúc 3g sáng để chuẩn bị món thịt heo xá xíu và các phụ gia khác, sẵn sàng phục vụ cho những người khách đầu tiên đến mua; trong khi cô em gái của Phượng nướng bánh mì lại cho giòn và những mẻ bánh được nướng nóng, kẹp nhân thịt, patê, đồ chua… như vậy được bán suốt ngày. Chẳng mấy chốc, tiệm bánh mì Phượng trở thành một trong những điểm bán hàng ăn đông khách nhất của Hội An.



Nhiều năm qua tiệm bánh mì Phượng vẫn không có gì thay đổi
Điều lạ nhất về tiệm bánh mì Phượng ở chỗ nó hầu như chẳng thay đổi gì mấy so với những ngày đầu mới mở cách đây đã hơn 20 năm. Cô chủ vẫn đứng bán dưới mái hiên lợp tôn của cửa tiệm là một ngôi nhà gỗ nhỏ trên đường Hoàng Diệu.

Các loại bánh mì được bán và thời điểm mở cửa tiệm vẫn là 3g sáng vẫn như thế sau bao năm tháng. Có chăng một chút thay đổi là bánh mì cung cấp cho tiệm của cô đến từ một lò bánh ở góc phố, và ngoài cô em gái còn có bốn thành viên khác trong gia đình phụ giúp Phượng theo ca, bởi tiệm Phượng bây giờ đã quá nổi tiếng, khách mua đông thế mà không ai phải chờ đợi lâu bởi có một dây chuyền cung cấp bánh mì hợp lý, chỉ sau vài giây là khách đã nhận được món ăn còn nóng hổi!


“Tôi đã đi bao dặm đường đến đây để ăn bánh mì Hội An” (du khách Chris Conway)
Bạn sẽ order thứ gì khi đến tiệm bánh mì Phượng? Dù nay ở đây đã có mặt hàng mới là hamburger thịt heo rất ngon, nhưng sản phẩm “truyền thống” vẫn được ưa chuộng nhất là bánh mì kẹp thịt heo, rau thơm, salad và thứ nước xốt huyền hoặc chỉ có ở đây.
Một ổ giá chỉ 15.000 đồng. Nếu bắt chước Anthony Bourdain gọi một ổ “bánh mì deluxe” thì cô chủ quán sẽ đặt lên trên lớp nhân một quả trứng chiên giòn rụm và khi đó giá ổ bánh là 20.000 đồng.Nếu bạn ăn chay mà vẫn muốn thưởng thức bánh mì Phượng thì sao? Có chứ: một ổ bánh mì ốp-la ngon lạ thường dành cho người ăn chay với giá chỉ 10.000 đồng.

“Sẽ phải ăn thêm một ổ!”
Điều cuối cùng bạn cần nhớ: dù bánh mì là loại thức ăn mua mang về nhưng ở tiệm của Phượng luôn có một cái bàn nhỏ và vài cái ghế nhựa. Nếu bàn còn trống chỗ, bạn hãy ngồi xuống và gọi món để ăn tại chỗ. Sẽ rất thú vị khi ngồi ăn bánh mì Phượng tại chỗ và bạn sẽ chẳng cần di chuyển nếu như muốn gọi thêm một ổ bánh nữa!

Trang web du lịch TripAdvisor xếp hạng tiệm bánh mì Phượng thứ 15 trong số 227 điểm ẩm thực được xếp hạng ở Hội An.


LƯU HƯƠNG

TAM73F
04-16-2013, 08:38 AM
-----------------------------------0000000---------------------------------

3-6-2013: Viet Nam Di Ve Dau với Bình Luận Gia Dai Duong

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/yRsc7s86IDk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

---------------------------------------/////---------------------------------------


1-30-2013 SBTN-DC VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU : Cái HỐ GIÀU NGHÈO TẠI VIỆT NAM

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/RK6EMyDuzRM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


--------------------------------------/////----------------------------------------

Cộng Sản Việt Nam đang bán Dân Tộc Việt ... Mở mắt vẫn bị... mờ

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/92OrZxelNnc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


------------------------------------//-----------------------------------------

VIỆT NAM SỬA HIẾN PHÁP THEO KIỂU GỌT CHÂN CHO VỪA GIÀY

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/fTIw_F7lAEo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

--------------------------------------//----------------------------------------

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: TƯƠNG LAI KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NĂM 2013

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/EbD-fuKU3Ok" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

-------------------------------------//-----------------------------------------

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: BONG BÓNG ĐỊA ỐC VIỆT NAM CHỪNG NÀO NỔ ?

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/Hi4EY_nfhHA" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
04-20-2013, 09:54 AM
-------------------------------

Quốc Ca VNCH được cải biến lời và được Cụ Tạ Trí Hải hát ở trong nước.‏

Người dân không còn sợ hãi nữa! Sửa lời ca bài Quốc Ca VNCH.
Cụ Tạ Trí Hải đã công khai hát ca ngợi anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn.

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/Qv7TiDEpsQs" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


--------------------------------------

Gửi các NT và Anh Chị Em đọc mà coi chừng bọn Cộng sản Việt Nam :

Lá Thư Gửi Việt Kiều Mỹ

Quảng Nam, ngày 24 tháng 12, năm 2012.

Công an Việt cộng vẫn còn kiểm soát chặt chẽ Việt kiều



Ngày còn VNCH thì có câu “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.” Còn bây giờ có lẽ “ăn tiền đế quốc Mỹ làm giàu cho Việt cộng.”

Tôi là Cao Quang Minh một cựu HSQ quân báo nguyên SĐ1BB, bây giờ đang sinh sống ở Quảng Nam.

Tôi không biết ở các tỉnh khác của VNCH như thế nào, chứ các tỉnh Trị Thiên, Nam Ngãi Bình Phú thì công an vc vẫn còn tàn ác khó khăn với dân chúng; nhất là Việt kiều từ Mỹ [VKM] về Việt Nam du lịch, thăm gia đình, lấy vợ trẻ, và buôn bán.

Muốn dễ dàng và thuận lợi với chính quyền vc nhất là công an vc thì Việt kiều từ Mỹ phải hối lộ và thi hành vài việc mà tụi công an vc chỉ thị. Nếu không làm thì đừng hòng trở về Việt Nam và gia đình họ ở Việt Nam bị làm khó dễ trở thành khốn nạn lắm mà chính bản thân tôi từng bị theo dõi điều tra.

Xin vui lòng nhớ rằng, chế độ vc tồn tại là nhờ vào “giết lầm không bỏ sót”, công an trị; đàn áp, thủ tiêu, hăm dọa, tiền, gái và đàn bà trẻ đẹp, văn công ca hát với châm ngôn “đảng trên hết” và rất hiệu quả với VKM. Chỉ có VKM là có tiền và chịu chi.

Đừng tưởng VKM chi tiền là công an vc tin dùng. – Sẽ không bao giờ!

Cũng nhờ đô la của đế quốc Mỹ mà có vợ dễ thương và con cái học hành nên người, có đứa cũng làm công an vc và có đời sống thoải mái. Con cháu của cựu QLVNCH bây giờ thì làm đủ ngành trong chính quyền vc. Vì thế tôi cũng có cơ hội học hỏi đường lối làm việc của công an vc; tuy nhiên hình như tụi vc vẫn còn nghi ngờ những ai có liên đới với Mỹ - Ngụy.
>

Đến giờ này thì vc vẫn còn thù hận lực lượng an ninh, cảnh sát, không quân, pháo binh, v.v.. của chế độ VNCH cũ. Vì nhiều gia đình vc từ bắc chí nam đều bị ảnh hưởng bởi các cựu đơn vị VNCH này.

Tôi cũng đi ở tù, vì ưa đùa giỡn với bác đảng, bị công an vc đánh gãy vài bá sườn, mất hai cái răng cửa, cộng thêm gãy chân trái phải trở thành tàn phế; nhờ vậy tôi mới không bị xử bắn và sống đến hôm nay... Bây giờ thì đã 68 tuổi, con cái nên người, có chết cũng vui thôi. Gia đình và anh em tôi thì phục vụ cả quốc gia lẫn cộng sản; và hiện tại có ace đang sống ở Mỹ, Đức, Gia Nã Đại. Dù VNCH đã bị thua gần 38 năm, nhưng khi gặp cán bộ bà con làm cho công an vc, chúng tôi những người thuộc Mỹ - Ngụy cũng phải cẩn thận đề phòng vì sợ tụi công an vc làm khó dễ con cháu.
Công an vc khi say sưa thường chửi Ngụy tàn nhẫn và cho tụi Ngụy còn ngu hơn chó ghẻ, vì từ xứ tự do lại đưa thân chó về Việt Nam cho tụi nó hành hạ làm tay sai và làm giàu cho công an vc; con cháu của cán bộ vc giàu, nhiều tiền đều sang Mỹ du học hay giữ tiền.
>

Hãy trở lại với VKM bị công an vc xử dụng như thế nào:

1. Theo dõi, quay phim, chụp hình, lập hồ sơ bằng tay, trong các buổi họp, qua những nhóm – groups; các thành viên và hội trưởng của các hội đoàn và tôn giáo; rồi giao nộp cho công an vc nằm vùng ở Mỹ hay chuyển về Việt Nam.

2. Lấy thật nhiều tiền của VKM bằng cách tìm cách hối lộ VKM.
3. Làm theo chỉ thị của công an vc khi trở về Mỹ bằng nhiều cách: Dụ dỗ VKM trở thành cảm tình viên cho vc; đón tiếp và nuôi dưỡng cán bộ vc khi họ thăm viếng Mỹ. Xâm nhập các đoàn thể Việt Nam ở HK nhất là các hội đoàn cựu quân nhân VNCH đặc biệt Hải Lục và Không quân, tìm cách phá hoại, gây chia rẽ, thay đổi các chỉ huy chống cộng tích cực... nhất là các đoàn thể và hội đoàn có lãnh đạo giỏi; vc đang lo sợ các đoàn thể này – hình như ở Mỹ có nhiều thành phố cấm cán bộ vc thăm quan Mỹ – không biết đúng hay sai – mà công an vc vùng tôi nói là do tụi phản động Ngụy tung tin láo. công an vc đang có kế hoạch cho VKM, để đánh phá những nghị quyết cấm chỉ tụi công an vc thăm Mỹ này. Công an vc dấu hầu hết các tin tức bất lợi cho vc; mà hỏi VKM thì họ chỉ ầm ừ không trả lời thẳng thắn. Công an vc sẵn sàng đài thọ tiền cho vài VKM để bầu những chủ tịch mà họ sai bảo được; và trái lại những chủ tịch VKM bầu lên mà không làm lợi cho vc thì công an vc qua VKM tìm mọi cách triệt hạ uy tin và loại họ ra khỏi các đoàn thể đó.

4. Các VKM thân với công an vc sẽ tìm cách mua chuộc các thành viên cựu QNVNCH ở Mỹ bằng cách cho ăn nhậu, tiệc tùng, thậm chí còn cho vợ trẻ của họ dụ dỗ những kẻ thèm gái. Những người đàn bà này là công an vc mà gia đình họ ở Việt Nam, chồng con họ và chính bản thân họ ở Mỹ đang hưởng tiền của công an vc cung cấp. Vì đảng là trên hết, nên những cán bộ CÁI công an vc này sẵn sàng ngủ với những người đàn ông khác, nếu cần thiết, nhất là đàn ông Mỹ có gia đình. Có vài mục đích: một là thỏa mãn tình dục, hai là có tiền, ba là dụ họ làm việc cho công an vc, bốn là cùng nhau phá hoại các tập thể QLVNCH ở Mỹ chống cộng hữu hiệu, có khả năng đoàn kết cộng đồng, và được đồng bào hải ngoại quý mến.

5. VKM thân cộng không bao giờ ra mặt chống cộng nhưng lại làm bộ xúi dục hoặc tham gia biểu tình để nhận diện ai là những người tích tực chống cộng.

6. Họ sẵn sàng đón mời những thành viên trong các đoàn thể chống cộng vào nhà họ bất kể giờ giấc, cho an nhậu, ngủ lại; cho vợ trẻ Việt Nam ca hát nhảy múa chung để chiếm cảm tình với mục đích làm lợi cho công an vc.

7. Làm xáo trộn cộng đồng Việt Nam hải ngoại qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng lưới điện toán, thư điện, v.v....

8. Những VKM thân cộng thật sự không tiêu tiền của họ mà xài tiền của vc cung cấp. Mà tiền từ đâu? Là từ Việt Kiều Mỹ. Đúng là gậy ông đập lưng ông “Nồi da xáo thịt.”


Vài hàng kính gửi đến quí vị và xin hãy thức tỉnh và cẩn thận khi tiếp xúc những VKM thường về thăm Việt Nam, có cơ sở buôn bán ở Việt Nam, và lấy vợ trẻ Việt Nam, đừng đừng để quá trễ như VNCH xa xưa, “Tiền mất tật mang”.

Trân trọng,

Cao Quang Minh

TAM73F
05-09-2013, 08:05 AM
VN chính thức thừa nhận nô lệ......

NGU QUÁ !!!! TỰ NHIÊN NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI «THIỂU SỐ » .


THÊM 1 CÁI NGU NỮA

ĐẠI HỘI DÂN TỘC THIỂU SỐ TC MÀ MÌNH GỞI NGƯỜI ĐI DỰ THI....VẬY MÌNH LÀ AI ....?
CÁI THẰNG NÀO PHỤ TRÁCH THỂ THAO PHIÁ VN, CHẮC NÓ KHÔNG ĐI HỌC,hoac <MUA BẰNG TIẾN SĨ ....DỔM >

ĐÃ NGU RỒI THÌ LÀM CÁI GÌ CŨNG NGU ! 1 LŨ VC NGU HƠN CON BÒ BỊ RƠI VÀO BẪY CỦA TC !!!


Khi nào VN tự nhận là Dân tộc Thiểu số cuả tầu? Tai sao lai nhan minh la dan toc thieu so.?!!!...Dung la NGU
Khai mạc Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ 9; có cả VN tham dự!

Ai đã gởi đại diện VN tham dự Đại hội này cuả Tầu? Nguoi con gai mac ao dai khan dong la dan toc thieu so VN....?!!!!

Description: http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2011/09/11/ac24ebd8d8444da9ab47acf94a9d4db3.jpg

Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần này đã thu hút được 6771 vận động viên của 55 dân tộc thiểu số Trung Côngc tuyển thủ sẽ tiến hành đua tranh trong 16 môn thi và 188 nội dung biểu diễn.

http://vietnamese.cri.cn/421/2011/09/11/1s161271_1.htm

Sự hiện diện của một người mặc ÁO DÀI KHĂN ĐÓNG trong số những dân tộc thiểu số đã nói lên được điều gì?!?!?!
Nước Việt Nam sẽ (đã) mất, Dân Tộc Việt Nam sẽ bị Hán hoá và sẽ trở thành một trong những dân tộc thiểu số của Trung Cộng!

TAM73F
05-13-2013, 11:03 PM
------------------------ooooooooo-------------------------

MẤY LÁ BÀI MỚI CỦA MỸ Ở VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN THỜI CSVN SỤP ĐỔ, MỸ TÍCH CỰC DẤN TỚI.

Hà Nhân Văn

Sau khi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ long trọng trao giải thưởng "Phụ nữ dũng cảm" trên thế giới cho Tạ Phong Tần, Uncle Sam lật một lá bài nho nhỏ trên bàn, phe Thái thú Nguyễn Phú Trọng hụt hẫng, vô phương phản bác: Phó Đô đốc (3 sao), bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ trong một hội nghị, tuyên bố tuần duyên Hoa Kỳ sẵn sàng giúp VN, bảo vệ ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông. Tin này loan tải qua đài VOA và RFA, như điện giật, như sấm chớp loan nhanh khắp miền duyên hải VN với hơn 5 triệu ngư dân đang khốn khổ ở ngõ cụt xa bờ do các tàu hải giám TC bắn phá ngăn cản, đang bừng bừng sống dậy coi "ông Mỹ" như Thần biển cứu độ. Những lời đồn đại thêm hoa lá cành như trận gió Nồm thơm mùi sinh khí mới trên sinh lộ mới giữa biển cả: "Tàu Mỹ sắp tới bảo vệ ta, bà con ơi!" Một vị linh mục cao niên ở Qui Nhơn cho biết như thế.

Thì đúng rồi, VOA vừa loan tin tàu chiến Mỹ USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, sẵn sàng rồi đấy! Tàu chiến Mỹ lại vừa cập bến Tiên Sa. Cứ thế, một đồn 10, mười đồn 100! Nói với ngư dân và nông dân về tự do, dân chủ nhân quyền đâu hấp dẫn bằng "bát cơm đầy với khúc cá to!" Dân đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) mở hội lễ tưng bừng tuần trước để biểu dương khí thế "bám biển". Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng phái đoàn bay qua đảo tham dự, dân đảo hoan hô vang dội như bão tố, nhất là chàng Ngoại trưởng trẻ tuổi này, lớn tiếng đầy hào hùng nói mấy tiếng “Kẻ Thù của chúng ta”, dân Lý Sơn cuồng nhiệt vỗ tay! Tuy không nói đích danh kẻ thù ấy là ai nhưng ai ai cũng hân hoan hiểu rằng đó là Trung Cộng. Xưa (1990) cha Phạm Bình Minh (PBM) là NT Nguyễn Cơ Thạch gọi đích danh Bắc Kinh là giặc Bắc. Nay con PBM sẽ thế nào? Một cái gai trước mắt Bắc Kinh. Cho đến nay, chàng trai trẻ "Mỹ du" này vẫn bị Bắc Kinh chặn không cho vào bộ CT-ĐCSVN.
Nên lưu ý, bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ (The Coast Guard) trực thuộc bộ Giao thông (DOT), kinhnghiệm báo chí cho biết, tàu phá mìn "The Cutter" của Tuần duyên đen nơi đâu là báo trước biến cố lớn sẽ xảy ra như chiến tranh vùng Vịnh, Iraq, A Phú Hãn hoặc mang một tín hiệu báo cho đối thủ biết "Hoa Kỳ đang có mặt, đừng có xớ rớ" (American is here!). Năm 2012, tàu Tuần duyên "The Cutter" đến Phi Luật Tân, neo ở bờ biển Palawan. Nay, chỉ cần một Đô đốc tuần duyên Mỹ bắn tiếng, sẽ giúp ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ được an toàn. Đại sứ David Shear ở Hà Nội đã lượm được trên 5 triệu phiếu của ngư dân Việt giơ cao tay "American Number One", không kể hàng triệu người liên hệ đến ngư nghiệp. Đây là vấn đề nhân đạo, vị Đô đốc tuần duyên thuộc bộ giao thông bắn tiếng mà không phạm luật. Phe Thái thú đầy tớ Bắc Kinh ở Hà Nội có dám từ chối đề nghị này không? Nếu từ chối thì ngư dân miền Trung sẽ đào mả ông bà cha mẹ chúng đổ xuống sông biển. Đây là một trong mấy chiến thắng của Mỹ "bất chiến tự nhiên thành" ở VN sau 38 năm VNCH sụp đổ.

KHI HOA KỲ CÔNG NHẬN HOÀNG SA CỦA VN

John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ đã khác một Kerry phản chiến trước đây, khác Kerry Nghị sĩ liên tục bảo trợ cho VNCS gần 20 năm. Ngồi vào ghế ngoại trưởng, Kerry phải theo định hướng của Uncle Sam với 2 mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu mà thế kỷ 21 được mô tả là thế kỷ Á châu và bây giờ thêm lục địa Phi châu: 1. Trở lại Á châu TBD như quí độc giả đã rõ. 2. Cùng với đồng minh Anh, Pháp và Đức, tranh thủ Phi châu, dầu hỏa, tài nguyên nông dân và quặng mỏ.
Hơn 20 năm qua, lợi dụng Mỹ và Tây Âu bỏ ngỏ Phi châu, Mỹ bị lôi kéo rồi chìm đắm vào 3 cuộc chiến vùng Vịnh, Iraq và A Phú Hãn, không kể cuộc chiến chống khủng bố, tốn kém khủng khiếp, Bắc Kinh được dịp thơ thới tung cánh rồng Đỏ bay về 10 phương 9 hướng với đại chiến lược Go Out, Phi châu là chính yếu. Năm 2001, TQ chi 70% vốn liếng cho dầu khí. Nay thì TQ khựng lại (2013), do lối làm ăn quốc tế không thành thật, lắt léo, quá tham lam, thiếu kinh nghiệm (xem: "China's Go-Out strategy". Oil magazine, Dec, 2012, pp. 40-42).

TQ đã mất Lybia, đang gặp khó khăn ở Nam Sudan và kể cả Angola và Algeria ... Đó là lý do một mất một còn, Bắc Kinh phải lao xuống Biển Đông và nhoài qua liên minh với Putin Nga Sô. Nếu không có Mỹ OK thì Mao - Chu không dám liều lĩnh đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH năm 1974. Không đoàn khu trục, vùng I CT (ở Đà Nẵng) đã bị chặn không cho cất cánh tấn công hạm đội TC tiến chiếm Hoàng Sa, dù vị Chuẩn tướng Tư lệnh nôn nóng trong cánh chim sắc cho quân xâm lăng TC biết tay không quân VNCH (đó là lý do vị Chuẩn tướng Tư lệnh quá uất hận, định cư ở Montreal, Canada mà không vào Mỹ, ông đã mang mối hận lòng cho đến khi qua đời).

Với máu Đại Hán xâm lược, quá hung hăng nên Bắc Kinh phạm vào sai lầm nghiêm trọng mà Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đã tránh được để tiến hành chiến lược vết dầu loang: Không thách đố Mỹ, hòa hoãn với Nhật để phát triển "Đại dương Nam tiến" sau khi được Nixon - Kissinger bật đèn xanh cho chiếm Hoàng Sa của VN để làm một chốt chiến lược chống Liên Xô ở Biển Đông. Hồ Cẩm Đào quá yếu, chỉ là một đại thư lại để cho các ông Tướng chủ động tung hoành, ngang ngược tiến nhanh xuống Biển Đông, lợi dụng Mỹ bị cầm chân ở A Phú Hãn và Trung Đông, coi Biển Đông là ao nhà của TQ, chiếm diện tích 80% Biển Đông! VN đặt tên là Lưỡi Bò. Uncle Sam và cử tri Mỹ chọn huyền ngọc Barack Obama, thật là một viễn kiến tuyệt vời, trao cho Obama mài quê cha là Kenya, với sứ mệnh trở lại Phi châu, một Phichâu đầy triển vọng đang lớn dậy, tạp chí Oil tôi đã dẫn, dành hẳn một số chủ đề Africa Today - A continent at a crossroads (Một lục địa ở ngã đường giao lưu), (no 19, p. 3-4). Một Phi châu mà TQ tràn ngập cách đây trên 20 năm, nay thì đang lúng túng to, Âu Mỹ "nhường cho phần nào hay phần ấy". Một Phi châu vốn chống Mỹ do thù ghét Do Thái thì nay một Phi châu tự hào về Barack Obama, một thần tượng của giới trẻ và trung niên Phi châu. Người Tàu Hoa Lục càng ngày càng trở nên xa lạ (distant from) ở giữa lòng xã hội Phi châu (với thịt heo và lạp xưởng là điều đáng kinh tởm đối với Hồi giáo Phi châu).

Cũng như thế, khi ngồi vào ghế Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton chọn chàng tuổi trẻ Mỹ gốc Việt làm Tổng lãnh sự Mỹ tại Sàigòn! Và nay ông Ngoại John Kerry mới sử dụng lá bài tuyệt vời này, cử Tổng lãnh sự Lê Thành Ân, cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ ra Đà Nẵng thăm huyện đảo Hoàng Sa ngày 23-4-2013 vừa qua gồm các Tham vụ chính trị, văn hóa, thương mại và viên chức của tòa Đại sứ. Tại sao không cử Đại sứ hay Phó Đại sứ và Đệ Nhất tham vụ làm trưởng phái đoàn? Đây là một "đòn" chính trị tuyệt vời. Như tôi đã biết, ngoại giao nước nào cũng có riêng một ngành lãnh sự trách nhiệm về kiều dân, di trú, chiếu khán, giữ quyen lãnh sự tài phán và luật lệ lãnh sự, còn Đại sứ thuộc về ngoại giao và chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ muốn tách ngoại giao và chính trị cũng như Đại sứ Mỹ ra khỏi vấn đề Hoàng Sa vốn rất nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao Hoa-Mỹ. Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa chào đón phái đoàn. Theo tin RFA, "Đoàn công tác Tổng lãnh sự bày tỏ lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, khẳng định sự cần thiết hợp tác để bảo đảm chủ quyền, bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải (...) trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật biển 1982". Đây chỉ là ngôn ngữ ngoại giao vẫn thường được Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại. Nói tranh chấp là không đúng, TC đã đơn phương xâm lược.

Từ trong lịch sử, luật biển và công pháp quốc tế, Hoàng Sa - Trường Sa mặc nhiên và đương nhiên thuộc chủ quyền của nước VN. Cho đến nay chưa một nước nào trong cộng đồng thế giới, công nhận đường Lưỡi Bò Biển Đông là của Trung Cộng. Dù Hun Sen, Cao Miên là tên tay sai của Bắc Kinh vẫn im lặng. Đó là lý do tại sao Trung Cộng chỉ to mồm lấp liếm, không dám đối mặt với luật pháp quốc tế. Hầu hết giới sử gia và luật gia quốc tế, xác minh rằng, nếu đưa Hoàng Sa-Trường Sa ra trước tòa án quốc tế, TC sẽ thua to. Với Bắc Kinh, họ bất chấp! Lịch sử TQ họ còn viết lại cho phù hợp với bá quyền bánh trướng của Đại Hán Mao huống chi. Đấy, Phi đưa TQ ra trước tòa án quốc tế và LHQ đã chấp đơn, thụ lý, Bắc Kinh còn lờ hẳn đi, huống chi VN đang trong tay Bắc Kinh. Hẳn bộ NG Hoa Kỳ biết rõ như thế. Và, Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Phi. Sự kiện Tổng lãnh sự Mỹ và phái đoàn Mỹ đến thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa, đây là vấn đề ảo nhưng ảo mà là thật. Báo chí Đảng và nhà nước TC phản ứng điên cuồng, lên án Mỹ là kẻ "phá hoại hòa bình" ở Á Đông. Chính trị quốc tế bao giờ chẳng là ảo nhưng không hư ảo trong vấn đề Biển Đông và VN. Những đội tàu hải giám TC và cả hạm đội Nam Hải của TC rong ruổi đi lại đầy thách đố ở Biển Đông, Bắc Kinh đã cống hiến cho HP Obama một cơ may hiếm có, vượt qua mặt các giải Nobel Hòa Bình của Obama lại thuyết phục được lưỡng đảng và công luận Mỹ đem sức mạnh Liên quân Mỹ trở lại Á châu, TBD trong đó có ĐNA như thời 1954 với Tổ chức Liên phòng ĐNA SEATO để "be bờ đắp đập" ngăn làn sóng đỏ Bắc phương. Nay lại nhờ có TC công khai thách đố, Uncle Sam được cả Nhật, Nam Hàn và ĐNA đón chào công kênh làm Anh Hai bảo trợ, vượt cả vai trò "sponsor" mà là "protégé" của ĐNA, không cần tổ chức tốn hàng tỷ hàng tỷ dollars như SEATO năm 1954-55... Năm 2012 một "siêu" SEATO đã thành hình, một SEATO ảo! Không cần Cam Ranh, không cần Chu Lai, không cần cả "đất địa giang sơn" MAC-V ở Tân Sơn Nhấtnhư xưa. Tàu chiến võ trang hiện đại nhất USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, hoạt động trong vòng 6 tháng, luân phiên, không cần doanh trại, sĩ quan và thủy thủ đoàn vẫn ở dưới tàu. Trước đây, từ thời SEATO ra đời, Hoa Kỳ phải thuê căn cứ Subic Bay và phi trường quân sự Clark Field (gần Manila) nay khỏi phải chi một xu, hạm đội Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm tự do neo ở Subic Bay mà lại không cần thường trú. Quốc hội Mỹ mừng vô tả, không cần mở hầu bao!

Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn kẹt ở VN! Miên đã lọt vào tay TC nhưng không đáng kể, vẫn còn Thái Lan khống chế, kể cả Lào. Với tình báo Mỹ và Đài Loan, hơn ai hết, Ngũ giác đài và bộ NG Mỹ đã biết tỏ tường, kể cả ngỏ ngách nội bộ ĐCSVN hiện nay. Hoa Kỳ chưa thể tiến xa hơn. Nhân quyền tuy là vũ khí nhưng vậy vậy thôi! Đầu tư của Mỹ ở VN lớn lao như thế nhưng vẫn là ảo, qua các con số, đã giải ngân được bao nhiêu đâu! Trong khi Bắc Kinh bằng mọi giá phải nắm chặt VNCS. Hơn ai hết, tình báo Đài Loan biết rõ thực lực khủng khiếp của TC ở VN hiện nay. Thái thú bản xứ Nguyễn Phú Trọng chỉ là mặt nổi, còn nhiều đà cản khác rất mạnh của TC trong ĐCSVN từ cơ sở tỉnh và huyện, 90% các gói thầu vừa và nhỏ ở VN trong tay tư bản TC thì đủ hiểu sức mạnh của Bắc Kinh như thế nào! Âu - Mỹ thấm thía vào đâu! Mặc dầu sức mạnh mềm (soft power) của Mỹ càng ngày càng lan rộng và bám sâu ở VN từ xã hội đời thường đến trí thức tầng cao, nhưng vẫn chưa tạo thành lực tập trung để đẩy CSVN sụp đổ!

KHÔNG THOÁT KHỎI SỤP ĐỔ!

Qua 2 biến cố, tôi gọi là biến cố vì tác động rất mạnh trong lòng dân VN: 1. Mỹ bắn tiếng lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ sẽ giúp và che chở cho ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ! Ngư dân Việt ham quá đi chứ lại! Điều bắn tiếng này không phải là hứa suông, rất dễ thực hiện. Quốc hội và công luận Mỹ chấp nhận ngay vì không đối đầu với TC, đã sẵn cảng TGB và Subic Bay, năm ba tàu tuần duyên từ Hawaii điều qua "du dương" ở vùng biển VN lợi nhiều mặt, nhân đạo mà! Các tàu hải giám TC, kể cả hạm đội Nam Hải có dám đương đầu với tàu tuần duyên của Mỹ không? Xin thưa không, ngoại trừ lên cơn điên. Đại tướng Lương Quang Liệt, khi là Bộ trưởng Bộ quốc phòng TC qua thăm Ngũ giác đài và các căn cứ quân sự Mỹ (2011), tướng Liệt đã công khai thừa nhận trong một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn rằng "Khoa học kỹ thuật quân sự của Mỹ bỏ xa TQ", và "TQ phải cần 20 năm nữa mới đuổi kịp Hoa Kỳ". Không điên dại gì hải quân TC đối đầu thách đố với hạm đội Mỹ. Giả dụ, tàu chiến TC nổ súng trước, cầm chắc sẽ bị hạm đội Mỹ tiêu diệt ngay, kể cả tàu ngầm của TC. Bắc Kinh không dại gì tự phá vỡ huyền thoại hải dương Nam tiến của hải quân TC.

Hoa Kỳ tuần qua lật thêm một lá bài trên bàn họp của lãnh đạo VNCS: VN có thể mua máy bay tuần thám biển của Mỹ loại P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo đang đậu đầy ở sân bay Honolulu, Hawaii. VN dự trù sẽ mua 6 cái. Ngũ giác đài bắn tiếng VN có thể mua và Hoa Kỳ bán mà không vi phạm luật hiện hành cấm "bán vũ khí cho một nước CS hay thù địch loại sát thương". Máy bay Orion không võ trang bất cứ loại vũ khí sát thương nào. Máy bay thám thính Orion có thể khám phá tàu ngầm địch dưới lòng sâu đại dương. Trước đây, Liên Xô chế tạo loại thám thính tương đương IL-38, TU 142 nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không còn chế tạo loại này nữa, vả lại đã quá lạc hậu so với Orion. Do vậy, chỉ còn Orion của Lockheed. Với Orion, VN có thể kiểm soát trên mặt biển và dưới lòng sâu toàn hải phận VN. Không ham sao được! Nếu Bạch ốc OK, Orion có thể trao cho VN ngay. Ngon lành quá! Phe đầy tớ Bắc Kinh ở Hà Nội chủ trương "chiến lược" tách lãnh thổ đất liền ra khỏi biển đảo VN. Vẫn tiếp tục "16 chữ vàng, 4 tốt với TQ, còn "vấn đề Biển Đông" trao cho bộ ngoại giao xử lý, đã có sẵn bổn cũ sao lại, khi cần phát ngôn viên cứ đem ra đọc thuộc lòng bài bản tố cáo TQ "vi phạm chủ quyền biển VN". Thế thôi.

Đột nhiên, huyện Lý Sơn, trung tâm nghề cá từ Hoàng Sa đến Trường Sa, mở hội lễ cờ quạt kèn trống rước kiệu tưng bừng, bộ trưởng ngoại giao PBM bay ra đảo dự lễ hội khai mạc. Tuần sau chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại bay qua đảo hứa hẹn tùm lum. Ít nhất đây là một dấu chỉ mới đối đầu với phe đầy tớ Bắc Kinh. Miến Điện hay Mayanmar đang là mẫu mực lý tưởng đang là mẫu mực lý tưởng đối với doanh gia và kinh tế gia VN. Tạp chí Foreign Affairs, số mới nhất, lần thứ 2, hoan hỷ giới thiệu nước Myanmar mới, đã dứt bỏ TC, chế độ quân phiệt đã cáo chung. Myanmar tưng bừng sống lại, phục hồi toàn diện nhờ phép lạ dân chủ, tự do (báo đã dẫn, The remarkable transformation continue, May-June 2013- với 11 trang báo hình ảnh rực rỡ). Miến Điện đổi mới và dân chủ hóa đang phổ biến rộng rãi ở VN. Điều mà Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi về Mayanmar mới: đó là, đảng cầm quyền vẫn tồn tại, quốc hội Miến Điện vẫn trong tay đảng cầm quyền. CSVN không thoát khỏi sự sụp đổ, không còn bao xa! Nó phải sụp đổ, một qui luật tất yếu. Miến Điện là mô hình.

HÀ NHÂN VĂN



------------------0000000000-------------------


Thời " mạt vận đảng CS VN "

David Thiên Ngọc (Danlambao) -

Với nét văn hóa chính trị VN thì lúc này nói đúng hơn là thời " đảng mạt vận ". Thời mạt vận của một thể chế chính trị hầu như từ ngàn xưa đến nay của mọi quốc gia trên thế giới đều diễn biến theo hướng biến thiên và có tính liên hoàn. Bắt nối từ sự kiện này đến sự kiện khác, từ sự cố nhỏ đến sự cố lớn. Có những sự kiện tuy diễn ra trong khoảnh khắc nhưng để lại dấu ấn đậm nét và là khởi điểm cho những sự kiện tiếp theo đôi khi khác hình thức nhưng cùng sắc màu.

Một chế độ, một thể chế chính trị nào đang trên đà suy thoái đều có những diễn biến tuần tự từng bước, chính những cái diễn biến ban đầu mà những thành phần cốt cán trong nội bộ nhà cầm quyền, đảng cầm quyền đã thấy, biết nhận ra vấn đề và ra sức ngăn chặn hô hào trong nội bộ giới cầm quyền chống lại sự diễn biến đó hòng bảo vệ chế độ của mình. Nhưng khổ thay cái tố chất để tạo nên sự kiện diễn biến nó có và xuất phát từ trong nội bộ, trong cội rễ của thể chế đó.

Cụ thể ở VN là trong từng đảng viên cộng sản từ cao cấp xuống buôn làng hầu như đã thay nhóm máu. Tuy rằng cái vỏ bọc màu đỏ bên ngoài với chiếc thẻ cầm tay, chiếc áo Mác-Lê, miệng tung hô chủ nghĩa vô địch nhưng thời gian trôi từng ngày và đã qua rồi chiếc gậy Trường Sơn với mũ cối dép râu để thay vào đó là cảnh nhà lầu, biệt thự xe hơi bóng lộn... Thay vì xài tiền Hồ bé nhỏ để chật túi đầy ví thì nó là đồng Đô với màu xanh quyến rủ và hy vọng. Tất cả những thứ đó có được là kết quả của quyền và máu. Quyền của kẻ mạnh là bạo quyền và máu của kẻ yếu là tầng lớp bị trị, là dân đen.

Điểm lại cái ban đầu của sự diễn biến trong xã hội của đảng cầm quyền VN từ chiến tranh ra hòa bình. Từ hòa bình ở đây chỉ hiểu trong hạn hẹp là im tiếng súng. Đảng CSVN hô hào chống diễn biến hòa bình, cái diễn biến hòa bình mà đảng CSVN thấy, sợ và hô hào trong nội bộ đảng phải quyết tâm chống thể hiện qua các nghị quyết mà cụ thể gần đây là nghị quyết T.Ư 4 và qua các nghị quyết sau là thực hiện nghị quyết đi trước nhằm chống suy thoái, củng cố chỉnh đốn đảng bảo vệ chế độ.

Có một điều là cái ám ảnh "diễn biến hòa bình" mà đảng CSVN thấy được và ra sức hô hào chống lại mới chỉ là ảnh ảo được phản chiếu lại từ ảnh thật nằm ngay trong hậu trường chế độ. Từ đó đảng CSVN từ T.Ư Bộ chính trị đến từng chi bộ đảng địa phương đều "quán triệt" chống diễn biến hòa bình và cứ thế mà lao ra chộp cái bóng ảo của diễn biến như thi sĩ Lý Bạch đời thịnh Đường nhảy xuống sông mà ôm lấy chị Hằng.

Về phía nhân dân và xã hội VN hiện tại cũng đang diễn biến từng ngày. Song song với đảng CS thì nhân dân VN cũng đang diễn biến với chiều ngược lại và với tốc độ chóng mặt, con đường đấu tranh đòi lại nhân quyền, dân chủ, độc lập, tự do mà hàng bao thập kỷ qua đã bị tước đoạt nay đã đến thời kỳ quá độ.

Nơi đây ta nhìn vào sự diễn biến về mặt văn hóa chính trị của VN nó có hai lĩnh vực đó là lĩnh vực của nhà cầm quyền CSVN và lĩnh vực của nhân dân VN.

Con đường của nhân dân VN hiện tại đang đi là con đường đấu tranh chính nghĩa mà nhân loại văn minh trên thế giới đều ủng hộ. Là con đường được xây dựng trên nền tảng ý chí của toàn dân với triệu triệu trái tim và cả dòng máu của mọi tầng lớp, thế hệ của dân tộc VN. Một điều minh bạch, tất yếu và cao cả là nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền ắt có của mọi con người khi mới sinh ra. Do đó cái chính danh, chính nghĩa là hiển nhiên.

Thời điểm hiện nay là thời kỳ quá độ, thời kỳ bưng mủ của cái ung nhọt, cái bờ đê rò rỉ và xiêu vẹo không thể nào ngăn được dòng lũ đang ồ ạt đổ về từ đầu nguồn. Những hành động chống trả, che bịt chỉ là gượng gạo, lúng túng và càng phơi bày cái yếu, nghịch lại chính danh là phi nghĩa, đúng hơn là ngụy.

Về lĩnh vực của đảng cộng sản, nhà cầm quyền CSVN. Trên mặt khách quan mà nói rằng đảng CSVN đang trên đà diệt vong không lối thoát. Bởi như đã nói ở trên rằng đảng viên CSVN từ trung ương đến bản làng đã thay nhóm máu. Loại máu Mác-Lê-Mao đã bị loại ra khỏi huyết quản của mỗi đảng viên, bên ngoài khoát bộ áo công sản chỉ là giả hiệu mà thôi. Như chúng ta ai cũng biết kinh tế là máu nuôi cơ thể toàn dân, mà trong một quốc gia nền kinh tế lại được định hướng bởi thể chế chính trị.

Điều đó đã được minh định trên toàn thế giới với hai bức tranh kinh tế xã hội, cuộc sống của người dân dưới hai chế độ CSCN và TBCN như thế nào mà nơi đây ta không cần phân tích và sự tồn tại hay diệt vong của chế độ nào, học thuyết nào ta cũng không cần bàn cãi.

Tuy nhiên nơi đây tôi chỉ điểm sơ qua cái gam màu văn hóa chính trị của VN thời CS đang trên đà lao dốc và rơi xuống vực thẳm.

Đảng CSVN hiện tại là đảng cầm quyền duy nhứt, ngồi trên đầu nhân dân, hiến pháp và pháp luật. Nhưng có một điều bất biến trong thế giới loài người là mọi sự việc khi đi quá cái có thể sẽ trở thành không thể. Sự cùng tắc biến-biến tắc thông. Nó đã trở thành qui luật. Hoàn cảnh chính trị VN thời hiện đại nó đang ở trong trạng thái này.

Gần 3/4 thế kỷ qua nhân dân VN như một đàn cừu được sự chăn dắt bởi một bầy sói. Mỗi ngày bầy sói thịt một vài con cừu non và cứ thế... cứ thế... Khi những đàn cừu không còn là cừu non nữa và đã biết mài sừng thế là sự thịt của bầy sói đã bị đối kháng và đã trở thành không thể.

Nhìn vào bầy sói bằng một lăng kính có màu sắc đa dạng, vĩ mô thì ta thấy trong bầy sói đó lại cũng có những con cừu. Cái thời mà sói chúa hăm he thế nào thì sói con (cừu trong bầy sói) răm rắp nghe theo nay không còn nữa. Đó chính là cái diễn biến trong đảng CSVN, là cái ảnh chính, ảnh thật của "diễn biến hòa bình" mà đảng CSVN từ trước giờ không thấy và bắt được mà suốt thời gian qua chỉ đi bắt bóng đuổi hình... bắt cái ảnh ảo được phản chiếu từ ảnh thực nằm ngay trong cung thất Ba Đình.

Đó là cái thời mà cả tập đoàn Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ... và gần đây hơn là dưới triều Đỗ Mười thì nhất cử nhất động của mọi đảng viên các cấp đều răm rắp nhịp theo chiếc đũa của người nhạc trưởng. Những việc làm của các con đại sói kể trên đều hoàn toàn bí mật, toàn quyền mà không một ai có thể biết hay chi phối vào. Do đó nhân dân VN hiện nay phải gánh chịu mọi hậu quả và hệ lụy có thể di hại đến nhiều đời sau bởi những việc đi đêm bí mật bán nước, bán non sông biển đảo và phản bội xương máu của tiền nhân và cả dân tộc trong mọi chặng đường lịch sử.

Cái thời quá độ đã đến. Trong nội bộ đảng CSVN thì qua các hội nghị T.Ư 4, 5, 6 và cụ thể là T.Ư 7 vừa rồi đã chứng tỏ từng bước của sự nát vụn bên trong đảng chứ không còn gọi là rạn nứt nữa. Thậm chí trong thời gian qua các phe phái trong đảng đã công khai quần thảo nhau như các đấu sĩ trên võ đài đến nỗi giày mũ te tua... áo quần tuột luốt để lộ ra những hình xăm của giới giang hồ, những vết sẹo trên thân thể còn lại trong chặng đường cướp giựt và lõa lồ ra hết những cái gì đáng giấu nhất. Thế thì cái bàn tay dính chàm, vấy máu cùng chiếc lưỡi liếm bẩn giấu được đi đâu trước mắt bàn dân thiên hạ cả trong và ngoài nước!

Cái động thái điên cuồng đàn áp dã man người dân mà nhất là giới trẻ, nữ nhi đấu tranh đòi nhân quyền, tự do công lý... là chế độ CSVN đã để lộ sự thấp kém bất lực, thoái trào trong văn hóa chính trị của mình. Cụ thể như vừa qua trong buổi Dã Ngoại trao đổi Nhân Quyền, Phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cho mọi người nhất là giới trẻ cùng đọc là chuyện hết sức bình thường, bản Tuyên Ngôn mà hầu hết các nước trên thế giới đều ký tên ủng hộ trong đó có Việt Nam. Việc làm của giới trẻ VN mang đậm nét nhân văn và hoàn toàn không có màu sắc chính trị.

Nếu như lúc đó đảng CSVN thay vì đàn áp, bắt bớ đánh đập thì ủng hộ, bảo vệ an ninh cho thanh niên tuổi trẻ VN sinh hoạt trong không khí cởi mở, văn minh và cả trong sự thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ Quốc yêu Đồng Bào... thì có lẽ uy tín của đảng CSVN không phải tồi tệ và ngấp nghé bên bờ vực cáo chung như ngày hôm nay và đảng CSVN có thể lấy được thế chính danh như đã từng tự hào là lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc qua bao phen ngập chìm của đất nước. Cũng do bởi căn nhà CSVN đã xiêu vẹo, lung lay nên khi thấy ngọn gió heo may cũng cho là bão. Nhà bị mất trộm khi thấy thầy tu cũng nghi là kẻ cắp là vậy.

Các bạn trẻ thảo luận về Quyền Làm Người và phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Đàng này đảng CSVN làm ngược lại hoàn toàn. Họ không hiểu rằng - không biết vì thấp kém hay bị rối mù trong cơn đại loạn - chính cái điên cuồng thể hiện máu côn đồ trong những cuộc bố ráp, đàn áp ngăn cản mọi công dân, tuổi trẻ VN thể hiện nét văn minh, ưu việt sẵn có của dân tộc mình là đảng CSVN đã tô đậm thêm sắc màu cho bức tranh mà tuổi trẻ VN đang vẽ.

Là tạo thêm một nét son, là cấp thêm nguồn nhiên liệu cho cơn bão lửa mà toàn thể các tầng lớp trí thức, tôn giáo, thanh niên sinh viên... yêu nước VN đã và đang ngùn ngụt đốt cháy mọi rác rưởi bẩn nhơ, trong đó đốt cháy căn nhà mục nát CSVN là chính.

Không có cái chết nào đến mau và gọn nhẹ cho bằng mình tự đào huyệt chôn mình. Đảng CSVN đã đến hồi diệt vong là điều không tránh khỏi. Sự vẫy vùng cưỡng lại thì đó cũng chỉ là những cú giãy trước khi chết của mọi loài mà thôi. Đúng rõ là "thời mạt đảng".

14/5/2013

David Thiên Ngọc
danlambaovn.blogspot.com

TAM73F
05-16-2013, 10:42 AM
-----------------------------------

Tâm sự của một người đàn bà Việt kiều đau khổ...


Vợ chồng tôi định cư ở Mỹ vừa đúng 30 năm. Chúng tôi rất ít về Việt nam vì bà con chẳng còn mấy người. Nhưng đột nhiên khoảng hơn 2 năm trở lại đây, chồng tôi bỗng thường xuyên đi về VN đầy khó hiểu, lần gần nhất đã ở lại hơn 2 tháng.

Hỏi thì ông ấy bảo, về để tìm cơ hội làm ăn mà chẳng nói làm ăn cái gì, nhưng lần nào đi cũng mang nhiều tiền theo mà khi về thì hết sạch. Thời gian ở nhà, ông thường lên mạng ngồi Chat rất khuya và có nhiều cuộc điện thoại rất lâu, ông thường lén ra vườn ngồi nghe một mình làm tôi hết sức nghi ngờ. Sự nghi ngờ càng tăng khi ông nhạt hẳn chuyện gối chăn cùng vợ, cái nhạt nhẽo này rất khác thường so với trước, vì chúng tôi mới hơn 60 tuổi.

Tôi điện thoại về VN dò hỏi nhiều người quen thì được biết, ông cặp bồ với một phụ nữ không còn trẻ nhưng đẹp.

Tôi vội vã lấy vé bay về VN thì cũng là lúc chồng tôi trên đường về Mỹ.

Tôi ở lại VN gần một tháng lân la dò hỏi thì được biết người phụ nữ kia ở trong “Nhóm câu Sài gòn”, tức là câu người trên mạng. Tôi đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới biết được nhóm này có khoảng 10 người, chuyên lên mạng sưu tầm các hình ảnh độc đáo, và những thông tin nóng mà nhiều người nước ngoài quan tâm rồi Post lên mạng và các diễn đàn. Từ đó nhóm này có vô số người quen khắp nơi thế giới. Mỗi người trong nhóm luôn có hàng ngàn địa chỉ để giao lưu quan hệ.

Tôi dấu mình không cho biết tôi từ Mỹ về, thật may mắn, tôi được giới thiệu và kết thân với 1 người trong nhóm. Lân la mãi, tôi được cô này cho xem cả xấp hình, trong đó có hình chồng tôi đi câu cá ở Bình Chánh, rồi tắm biển Nha Trang chung với cả nhóm. Nhờ thế, tôi biết rõ mặt người phụ nữ kia khi đang ôm chồng tôi. Cố dằn lòng, tôi vẫn tỉnh bơ như không quen biết ai trong những tấm hình trước mắt.

Khi hết sức thân, cô gái kia mới dốc bầu tâm sự. Đại khái cô cho biết, chúng em là những người tử tế, có ăn học và có nhà cửa đàng hoàng, chỉ tội nghèo.

Cô rất tự hào về chuyện “câu” của mình.

Cao hứng cô bóc trần mọi thứ:

“Chị tưởng ai cũng có thời gian suốt ngày trên Net ư?..”

...Chị tưởng ai cũng đủ trình độ để sưu tầm những hình ảnh độc đáo và các tin tức nóng hay sao?...”

Những email em gởi là các mồi câu. Cả ngàn Mail gởi đi, bèo nhất cũng có vài chục phản hồi, bao nhiêu năm như thế chúng em có vô số bạn hữu, từ thân ít đến thân nhiều và rất thân.

Trong đó em sẽ lựa ra, con nào hám của lạ ( nhiều lắm) đủ mọi thành phần. Và em thường dành ưu tiên cho cá nước ngoài ( vì dễ dãi bạc tiền) luôn đặc biệt quan tâm đến loại vợ chết và nhất là loại cá già, cá càng già càng tốt và càng dễ câu. Nhưng thú vị nhất là loại vợ chết.

Đầu tiên là chat, kế tiếp là điện thoại và sau đó là hẹn gặp tại VN, em luôn thòng rằng : “Xin làm hướng dẫn viên miễn phí, mọi nơi mọi lúc”. Ít khi em chủ động gọi điện thoại lắm, vì tốn tiền, chỉ cần nhá máy, “cá” sẽ gọi lại ngay.

Em siêng chat lắm, có lần cùng một lúc phải chat với 4 – 5 cá, nhưng vẫn khỏe re.

Cô hào hứng huỵch toẹt:

“ Em đang là em tinh thần, là em kết nghĩa, là cháu dễ thương...” của rất nhiều cá nước ngoài. Cả là “người thương yêu dấu” hoặc là “cục cưng rất nhớ” của nhiều con cá lờ đờ đó chị ạ. Mỗi kỳ lễ, Tết hoặc Sinh nhật em đều có quà của cá từ các nơi, cá luôn hào phóng và rộng tay với bọn em.

Cá về, em đón. Cá đi em tiễn. Nhưng ngại nhất là vào tháng Tết này, nhiều cá về lắm, em rất lúng túng khi xếp lịch vì sợ cá đụng đầu, do đó, mỗi đứa bọn em luôn có ít nhất là 4 hoặc 5 số điện thoại. Sợ cá ghen khi thấy máy bận.

Bọn em có đứa đã mua được nhà, đã mua được xe xịn, còn đi du lịch đó đây thì là chuyện vặt.

Chợt giọng cô chùng xuống:

Bọn em đứa lớn nhất cũng trên 50 rồi, trong đó mấy đứa đã vướng HIV vì cá nước ngoài chẳng ai chịu dùng bao cao su ( cô chỉ ngay người phụ nữ trong hình đã cặp bồ với chồng tôi 2 năm nay). Mấy đứa này vừa đang uống thuốc vừa đang “trả thù đời”, chúng ngủ với bất cứ ai muốn chúng và nhất định không cho dùng bao.

“Nhóm câu SG” là tên kín đáo bọn em tự gọi cho vui, ít người biết lắm.

Vậy làm sao tránh được? Tôi hỏi.

Cô bảo: Không tránh được đâu, khó biết lắm. Vì bọn em là người đàng hoàng, có ăn học tử tế, có đứa còn là Phật từ thuần thành siêng lễ bái lắm chị ơi.

Tôi tối xầm cả mặt, ù hết cả tai khi nghĩ đến chồng tôi, không còn hơi sức đâu nghe tiếp phải lảo đảo đứng lên ra về.

Tôi trở lại Mỹ mà lòng tan nát. Ba ngày không nói với chồng một câu. Cuối cùng, chẳng thể mãi thinh lặng, tôi kể hết với ông những chuyện tôi biết về “Nhóm câu SG” và yêu cầu ông đi xét nghiệm máu. Mới đầu ông nổi giận ghê gớm và quát nạt kinh khủng. Quá chán nản, tôi chẳng nói lại nửa lời. Sau đó, tôi lẳng lặng thu xếp áo quần về ở với con trai lớn hơn 1 tháng trời. Trong thời gian này, ở nhà ông ấy đi xét nghiệm máu : Kết quả DƯƠNG TÍNH HIV. Dù đã đoán trước nhưng tôi vẫn bàng hoàng đổ sụp và nghĩ đến bản thân mình.

Ba tháng sau mới lấy lại được thăng bằng, tôi đi xét nghiệm, kết quả cũng như chồng tôi DƯƠNG TÍNH HIV.

Tôi có 2 trai và 2 gái đều trưởng thành. Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của mình gởi các diễn đàn, chỉ với mong ước các diễn đàn tiếp tục phổ biến, đến càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng để ai vướng phải bất hạnh như gia đình tôi.

Đó là tâm nguyện của tôi, xin các diễn đàn giúp tôi hoàn thành tâm nguyện cuối đời của mình.

Người phụ nữ bất hạnh.

Huyền Nguyễn


------------////-------------


Thêm hai người vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN
Saturday, May 11, 2013 3:27:31 PM


HÀ NỘI 11-5 (NV) - Phiên họp Trung Ương Đảng CSVN kỳ 6 kết thúc hôm Thứ Bảy 11 Tháng Năm với kết quả thêm 2 người được “cơ cấu” vào Bộ Chính Trị, nâng tổng số thành 16 người, cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, Ủy viên trung Ương đảng vừa được bầu vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN. (Hình: AFP/getty Images)

Ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953, hiện là phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954, hiện là phó chủ tịch Quốc Hội, được “bầu bổ sung” vào Bộ Chính Trị như một kế hoạch chuẩn bị nhân sự cấp cao cho những kỳ họp đại hội đảng sắp đến.

Trong chiều hướng đó, ông Nhân có thể kế vị ông Nguyễn Tấn Dũng ở vai trò thủ tướng. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng có thể trở thành một nữ thủ tướng đầu tiên của Việt Nam không chừng hay ít nhất cũng là phó thủ tướng hoặc cũng có thể là nữ chủ tịch Quốc Hội.

Tin ông Nhân và bà Ngân vào Bộ Chính Trị đã bị lọt ra ngoài ở mấy ngày đầu của cuộc họp Trung Ương 7. Một bài viết trên blog Cầu Nhật Tân ngày 4 Tháng Năm đã loan tin ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu vào Bộ Chính Trị trong khi ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, với những tuyên bố ồn ào gần đây về chống tham nhũng đã bị gạt ra ngoài.

Ông Nguyễn Bá Thanh được mô tả là “gà” của phe bảo thủ, đối nghịch với phe “lợi ích nhóm” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, quê quán Trà Vinh, từng là cán binh CSVN. Hết chiến tranh, ông du học ở Đông Đức, tốt nghiệp tiến sĩ ngành điều khiển học. Sau một thời gian dạy học ở Sài Gòn, được cho qua Mỹ học năm 1993, tốt nghiệp cao học hành chánh công tại đại học Oregon nhờ học bổng của chương trình đào tạo Fulbright của Hoa Kỳ.

Từng là phó chủ tịch UBND thành phố Sài Gòn khi công ty Intel lập dự án đầu tư sản xuất chip điện tử tại đây, rồi bộ trưởng giáo dục, rồi phó thủ tướng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, quê Bến Tre, là người phụ nữ thứ hai trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN. Bà Tòng Thị Phóng (sắc tộc Thái) được bầu vào Bộ Chính Trị trong kỳ họp đảng năm 2011.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch Quốc hội CSVN, vừa được đưa vào Bộ Chính Trị. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Bà Ngân có bằng thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị, từng là bộ trưởng Lao Động-Thương Binh-Xã hội, cũng như từng giữ một số chức vụ khác như thứ trưởng Tài Chính, thứ trưởng Bộ Thương Mại.

Việc các phe cánh ở thượng tầng trong đảng CSVN đấu đá nhau, đưa “gà” của mình vào Bộ Chính Trị là chuyện bình thường, để phục vụ nhu cầu củng cố quyền lợi cho mình bây giờ và bảo vệ quyền lợi sau này khi nghỉ hưu.

Nhưng trong trường hợp ông Nguyễn Thiện Nhân, đây là lần đầu tiên người ta thấy một người được đào tạo ở Mỹ đã lọt vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN. Từ trước đến nay, người ta chỉ thấy những người có trình độ văn hoá thấp, hoặc được đào tạo ở Liên Xô hay các nước Cộng Sản Đông Âu trong cơ quan quyền lực cao nhất này.

Năm 2009, ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng CSVN phổ biến bản “Đề Cương Tuyên Truyền” “chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí Thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạch động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa”.

Bản “đề cương tuyên truyền” đoạn về “sự chống phá của các thế lực thù địch” này viết rằng “Chúng tập trung vào 'chiến lược con người' để tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hóa Việt Nam. Đến nay chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lãnh vực giáo dục – đào tạo đang triển khai tại Việt Nam. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho các chương trình Fulbright Việt Nam tăng lên $4 triệu USD/ năm, còn 'Quỹ giáo dục Việt Nam' mỗi năm dành $5 triệu USD cấp cho 100 sinh viên Việt Nam du học Mỹ, đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai 'Góc Hoa Kỳ' nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ. Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản 'lộ trình 4 bước', trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ khuyến khích mở các cơ sở tại Việt Nam”.

Như vậy, ông Nguyễn Thiện Nhân có thể là người đã được cho sang Mỹ uống thuốc “diễn biến hòa bình” qua chương trình học bổng Fulbright, nếu đúng như lời cảnh giác vừa kể thì không được “cơ cấu” những chỗ như ở Bộ Chính Trị, nhưng nay lại nằm trong bộ sậu chóp bu và có thể còn leo lên cao hơn nữa.

Hồi đó, Ban Tuyên Huấn các tỉnh đua nhau ra chỉ thị hướng dẫn thi hành “chỉ thị số 34-CT-TW” với những lời hô hò “Đấu tranh phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch. Đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến, tự chệch hướng trong cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị....”

Vậy là những người quyền hành nhất trong kế hoạch chuẩn bị nhân sự cấp cao của đảng CSVN cho những kỳ họp tới đang “tự chệch hướng”? Hay lời nói và hành động của đảng CSVN thường ngược nhau như một lời cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng khuyến cáo hơn 40 năm trước “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm...”?

Cuộc họp Trung Ương 7 CSVN đến ngày 11 Tháng Năm mới bế mạc nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân đã rời Hà Nội ngày hôm trước, cầm đầu một phái đoàn sang Bắc Kinh đồng chủ tọa phiên họp lần thứ 6 “Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc” mà TTXVN tuyên truyền quảng cáo là “hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực xử lý, giải quyết thỏa đáng những bất đồng, quản lý, kiểm soát tốt các vấn đề nảy sinh, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến các mặt hợp tác giữa hai nước”.

Ngoài ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người ta thấy tin tức loan báo ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên trung ương đảng, chánh văn phòng Trung ương, được đưa vào “Ban Bí Thư”. Bộ Chính Trị Đảng CSVN có một người của quân đội duy nhất là đại tướng Phùng Quang Thanh. Dư luận đồn đoán một ông tướng khác có thể được vào, nhưng đã không xảy ra.

Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị nói trên, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, tuyên truyền là “tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân tán thành nội dung của dự thảo” bản Hiến pháp đang chuẩn bị sửa đổi.

Ông Trọng “nói lấy được”, bất chấp sự thật khi các mạng xã hội đưa ra những video clip, audio clip cho thấy cán bộ nhà nước đi ép từng nhà “ký khống” vào các bản “góp ý”, bị người dân phản bác.

Hơn một chục ngàn người ký tên vào bản kiến nghị đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Giáo hội Công Giáo Việt Nam với hơn 7 triệu tín đồ cũng yêu cầu tương tự.

(TN)

TAM73F
05-16-2013, 03:09 PM
----------------------------------------

SHOW TIME VIỆT-NAM


Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ
Nguyễn Thiện Nhân sau khi được Hội nghị Trung ương 7 khóa 11 bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN đã trở thành vị lãnh đạo Cộng sản đầu tiên có chân trong Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ trong chương trình học bổng Fulbright. Chuyện này chưa từng xảy ra tại các nước Cộng sản.

Kể từ Liên Xô, CH Dân chủ Đức tới anh cộng sản cấp tiến như Hungary, Ba Lan rồi qua các nước Cộng sản phong kiến biến dạng như Triều Tiên, Trung Quốc, chưa có vị nào Ủy viên Bộ Chính trị được đào tạo tại phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Trong hồ sơ của tổ chức – an ninh, chương trình Fulbright đồng nghĩa với “diễn biến hòa bình” – (Chỉ thị 34-CT/TW 2009 của Đảng về chống diễn biến hòa bình).



Link của file: http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1368717459.jpg



Do vậy, từ lâu việc cất nhắc anh Nhân gặp không ít trở ngại. Anh Nhân lẽ ra đã vào Bộ Chính trị và thay anh Phạm Gia Khiêm từ sớm song do cái mác Fulbright nên người ta đã dè dặt.

Hồi mới từ Sài Gòn ra Bộ Giáo dục thay anh Nguyễn Minh Hiển, anh Nhân khiến cả bộ máy quan liêu cồng kềnh, trì trệ của 49 Đại Cồ Việt lao đao. Anh tung ra “ba không”. Anh nhấc bổng thày Đỗ Việt Khoa lên trời xanh. Anh có mặt tại Bộ lúc 7h30 sáng (may ra mới có chị lao công bắt đầu làm việc), 12h kém 5 phút trưa (giờ mà chỉ tìm thấy quan chức ở nhà hàng và quán bia), anh cho thư ký gọi điện tới các Vụ trưởng, Vụ phó đốc thúc công việc. Mới 1h chiều, đích thân anh sục vào từng Cục, Vụ kiểm tra.

Sau 1 tháng anh Nhân ra Bộ, các bác Cục, Vụ trưởng, Vụ phó khỏi phải đi đánh bóng mà vẫn sụt ký đều đều. Có điều huyết áp thì vùn vụt tăng vì không được vùi mình vào những giấc ngủ trưa ngon lành sau khi đã được “đối tác” chăm sóc bằng những bữa chén đẫy với phong bì nặng túi.

Anh Nhân đi công tác không mang theo thư ký. Tiếp các đại sứ, các chuyên gia dự án, anh không dùng phiên dịch. Họp hành, anh chú ý lắng nghe, cho ý kiến chỉ đạo rất mạch lạc, làm việc thì chi tiết chứ không đại khái qua loa như bác Hiển tiền nhiệm.

Có điều, càng làm ở Hà Nội lâu, càng lên cao anh càng mắc chứng quên.

Đầu tiên là nhân vật dấu ấn mà chính anh dựng lên – thày Khoa. Sự nghiệp “ba không” của anh Nhân càng được tung hê thì thày Khoa càng bị đánh cho bầm dập, tơi tả và càng bị rơi vào quên lãng (lưu ý là vài ngày trước khi anh Nhân vào Bộ Chính trị thì cũng là ngày thày Khoa bị an ninh túm vào đồn Công an ở Thường Tín, Hà Nội). Hiệu quả “ba không” của anh Nhân đến nay thế nào thì cả nước đã rõ. Giáo dục nay thối hơn c…t, nhiều nhà giáo phải than như vậy.

Anh Nhân chọn cách giả điếc.

Lên Phó Thủ tướng phụ trách cả mảng y tế, biết bao chỉ đạo của anh về thuốc, về điều trị về y đức đều rơi vào “ba không”. Anh càng chỉ đạo, y tế càng bê bết. Anh cũng lại chọn cách hứa hão giống anh Triệu hoặc chọn cách quên cho nhẹ đầu, để cho con đường phía trước được hanh thông.

Một người từng làm việc sát cánh với anh Nhân, nghe tin anh vào Bộ Chính trị, than rằng: anh Nhân trí tuệ thật, nhưng giá như khắc phục được chứng “điếc” và “quên” thì dân được nhờ lắm lắm.

05/05/2013

Cầu Nhật Tân


------------------/////------------------



Thứ tư, ngày 22 tháng năm năm 2013

TIN CỰC NÓNG: MẤT ĐIỆN HOÀN TOÀN MIỀN NAM
Cúp điện toàn miền Nam

Sự cố mất điện đột ngột đã làm ảnh hưởng đến nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên khắp các tỉnh thành.

Cữa ngõ Khu chế xuất Tân Thuận, toàn bộ các nhà máy mất điện nên cho tất cả CN về.
Ảnh: FB Bùi Công Thủ.

Không những toàn TPHCM không đâu. An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long ... cũng đang mất điện nốt
Giao thông náo loạn!!!
Đồng Nai , Vũng Tàu cũng mất điện luôn rồi
Kien giang cung mat dien.
Bình Dương cũng cúp điện từ 14 h, k biết chừng nào mới có lại
Không riêng gì Tp. HCM mà sự cố đã làm gián đoạn công việc của các khu vực Bình Dương, Đồng Nai.. Biết đâu cả Bình Thuận, Bình Phước... Sự cố làm mạng lưới điện ở Biên Hoà tê liệt gần 1 tiếng đồng hồ
Huyện Thuận An, Tỉnh Binh Duong cũng cúp điện luônCúp điện mà không thông báo trước, rất khó cho mọi người.
Cà mau, Bạc Liêu cũng mất điện luôn. Mất điện từ lúc 14h. Như cực hình vậy đó
Cà mau chung số phận
Rạch Giá cũng cúp nữa!
không phải toàn TP HCM đâu. Từ Phan Thiết đổ vào đó
Mất điện cả Miền Nam từ DNI đến Cà Mau.
Bến Tre cũng mất điện!



Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Điện lực Sóc Trăng, đây là lần tiên xảy sự cố mất điện trên diện rộng trong vòng 100 năm qua. Có thể đường dây 500 KV đã bị đứt ở một khu vực nào đó, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định chính xác vị trí nên hiện các trạm biến điện tất cả các tỉnh thành buộc phải ngưng phát. Hiện hệ thống điều độ quốc gia đang rà soát lại để tìm ra nơi xảy ra sự cố. Trong khoảng ít nhất 1 tiếng nữa, các trạm biến điện sẽ dần cho phát trở lại.


Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam không nói cụ thể chi tiết về mức độ ảnh hưởng, song ông khẳng định không có chuyện cháy nhà máy điện. “Tập đoàn đang tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục . Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục để có điện sớm nhất có thể”, ông cho hay.


"Điện tự dưng mất đột ngột từ 13h30 đến nay, nhưng công ty không có máy phát, cả cơ quan chịu không nổi", Bảo Châu, nhân viên một công ty trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM cho biết.


Ngay sau đó, chia sẻ trên Facebook của Châu nhận được nhiều ý kiến tương tự của bạn bè khi điện mất đột ngột trên diện rộng ở các khu vực quận 5, 10, quận 1... "Điện mất cả thành phố rồi", trên các mạng xã hội tràn ngập các chia sẻ như vậy.


Một người dân ở đường Hưng Phú, quận 8 than phiền, điện mất từ 13h. "Cả xóm, cả khu không có điện trong thời tiết này là cực hình, không biết vì sao", chị Phương Nghiệp cho biết. Một công ty làm game online thì chỉ biết "kêu trời" khi có tới 60% người đang chơi mất nguồn khiến ai cũng bức xúc.

"Lưới điện bị mất do hệ thống chung, không phải sự cố của tòa nhà, ban quản lý vẫn chưa liên hệ được với điện lực Tân Thuận", một công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 nói.

Trao đổi vói VnExpress.net, đại diện Tổng công ty Điện lực TP HCM khẳng định, có sự cố đột ngột trên đường dây Bắc Nam 500KV nên gây mất điện toàn thành phố. Những đường dây 220 KV và 110 KV cũng bị ảnh hưởng.

"Đây là sự cố bất khả kháng nên điện lực TP HCM mong người dân thông cảm. Tổng công ty điện lực TP HCM gửi lời xin lỗi đến khách hàng. Chúng tôi đang thực hiện theo chỉ đạo cũa Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam để nhanh chóng tái lập điện trong thời gian sớm nhất có thể", vị này nói.

* Tiếp tục cập nhật
Kiên Cường
Nguồn: VNE.

http://xuandienhannom.blogspot.de/2013/05/mat-ien-hoan-toan-tren-khap-mien-nam.html

__._,_.___

TAM73F
05-24-2013, 11:16 PM
Việt Nam: THÂM CUNG BÍ SỬ‏

Con của nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh (1992-1997)

Lê Đức Anh hiện là «bố già» trong đảng cộng sản mafia, là người lãnh đạo quân sự và chính trị cộng sản từ hơn nửa thế kỷ qua, cực kỳ thân Trung Quốc. Cả 2 ông đại tướng tên Anh (Lê đức Anh và Lê hồng Anh) đều là hai cây dù của Nguyễn Tấn Dũng (Đức Anh là dù to, Hồng Anh là dù bọc hậu) và cả hai đều xuất thân là phu cạo mủ cao su ở Hớn Quản.

Con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà hiện là Phó Chủ Tịch Ùy Ban Nhân dân TP HCM. Ông Hà được học bổng Fulbright du học ở Harvard từ 1998 đến 2000. Con dâu là Nguyễn thị Đoan là Phó Chủ tịch nước (thay Trương Mỹ Hoa) từ 2007. Bà Đoan có tiến sĩ ở Bulgarie và có tu nghiệp ở Pháp.

Những tân ủy viên Trung ương đảng trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010)

Được vào ủy viên Trung ương đảng là bảo đảm một chức vụ cao cấp, béo bở trong chánh phủ nên cuộc chạy đua vào chức vụ nầy thường diễn ra trong hậu trường với nhiều cuộc liên kết phe nhóm, tranh chấp ác liệt và đòn phép bẩn thỉu. Ngoài các nhân vật vừa kể, trong đại hội đảng lần thứ XI còn có các tân ủy viên sau đây :

- Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976 là con của Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kiểm Tra trung ương. Nguyễn Xuân Anh nhảy vọt từ Bí thư huyện Liên Châu (Đà Nẳng) đi thẳng vào Trung ương đảng. Tháng 7/2011, Anh được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẳng và chắc chẳng bao lâu sẽ là chủ tịch, nắm giữ thành trì của miền Trung

- Trần Sĩ Thanh, sinh năm 1972. Phó bí thư tỉnh ủy Darlac là cháu của Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ Tướng (Nguyễn Sinh Hùng là cháu của Hồ Chí Minh). Darlac hiện nay là một vùng béo bở, có nhiều tài nguyên và nhiều cơ sở kỹ nghệ của ngoại quốc đã và sẽ thành lập tại đây.

- Trần Bình Minh : Phó Tổng giám đốc đài truyền hình VN là con trai của Trần Lâm, nguyên Tổng giám đốc đài Tiếng nói VN.

- Nguyễn thị Kim Tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế là cháu ngoại của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Điểm đáng lưu ý là Cộng Sản đặt chỗ cho con cháu trước tiên vào ghế số 2 ở mỗi cơ quan bằng các chức vụ như phó (Phó Tổng Cục, Phó Cục, Cu Phó Giám đốc, Phó ban..), hay thứ (Thứ Trưởng) để chờ khi các ông số 1, vốn đang có những dù lộng cũng to để chiếm chỗ khi các ông số 1 về hưu, được điều động đi nơi khác để nhường chỗ, hay bị hất chân khi cái gốc không còn đứng vững.

Những hình thức «truyền ngôi» cho con cháu, hàng họ trong chế độ Cộng Sản

Không thể nào kể hết chi tiết các tên họ những 4C, bởi lẽ chế độ con ông cháu cha cộng sản chằng chịt ngang dọc từ trung ương đến địa phương như những dây leo, hay đúng ra như những tế bào độc hại của bịnh ung thư tràn lan khắp cơ thể, chúng tôi xin tóm tắt tổng quát cách truyền ngôi, tập quyền và tản quyền của hệ thống 4C theo như tổ chức mafia dưới 3 hình thức chính yếu là: tham chính, lập công ty kinh doanh, kết thông gia và bè đảng.

*Tham chính

Thông thường, những người có học, có khả năng thường được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan của đảng hay chính phủ. Ngoài những nhân vật kể trên, cần kể thêm một số nhân vật đang tại chức hay vừa rời chức vụ gần đây.

- Nguyễn Thiện Nhân: Phó thủ tướng là con của y sĩ Đông Dương Nguyễn Thiện Thành, gốc người tỉnh Trà Vinh (có tài liệu ghi là Biên Hòa) một cán bộ cao cấp cộng sản đã tham gia từ phong trào Việt Minh. Mặc dù Nguyễn Thiện Nhân đậu tiến sĩ ở Đông Đức và có tu nghiệp ở Harvard, đã bị mất chức Bộ Trưởng bộ Giáo Dục vì bất tài nhưng lại thích phô trương, đã đưa nền giáo dục VN đến chỗ lạc hậu, nhưng vẫn được tiếp tục lưu nhiệm chức vụ Phó thủ tướng, đúng như lời mỉa mai của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo dục được trong nước và ngoại quốc nể trọng : Bộ giáo dục (ý nói ông Nhân) trơ như đá, vững như đồng.

- Phạm Bình Minh: hiện là Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, con của Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương), phụ tá cho Lê Đức Thọ trong hội nghị hòa đàm Paris và là Bộ Trưởng bộ ngoại giao sau đó (1980-1991). Có tin là con của Phạm Bình Minh cũng đang du học ngành ngoại giao hi vọng nối nghiệp cha ông.

- Trần Tuấn Anh: nguyên lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ (San Francisco) là con của chủ tịch Trần Đức Lương.*

* Lập công ty

Những con cháu cán bộ cao cấp không có khả năng học vấn hay thiếu đạo đức (thực ra ông cha cũng đã thiếu đạo đức, nhưng thành phần các ông con nầy trác táng, lêu lỏng, không thể đảm nhiệm vai trò chỉ huy) thì quay ra kinh doanh, lập công ty. Thực ra những công ty nầy chỉ là bình phong để lợi dụng danh nghĩa của ông cha mà làm giàu phi pháp. Số 4C loại nầy thì kể sao cho hết bởi tràn lan khắp nơi ăn chịu với khắp các cơ quan. Chỉ đan kể vài tên con cháu của các cấp lãnh đạo ở Trung ương đảng.

Con rể của Võ Nguyên Giáp

Tên là Trương Gia Bình, là một tỷ phú, giám đốc công ty FPT, là một trong những công ty lớn nhất nước cung cấp dịch vụ internet, truyền thông.

Con rơi của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Võ văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, người được xem là cấp tiến, mở đầu cho phong trào đổi mới kinh tế. Nhân nói đến đứa con rơi của Võ văn Kiệt tên Phan Thành Nam, tưởng cần nói qua về đạo đức tồi tệ của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản.

Ông Hoàng Dũng, Thư ký Văn phòng Trung Ương đảng đã viết về lai lịch của Phan Thành Nam như sau: Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ biết rằng cụ Hồ gặp những khó khăn và thiếu thốn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình với người vợ cũ ở Trung Quốc nhưng bị phản đối, do vậy bộ Chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt từ thuở còn thanh niên, cụ Hồ đã có một mối tình rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật nầy đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết «Đi tìm Út Huệ»). Biết thế nên lúc nầy Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục miền Nam phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một số cô gái còn trẻ đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong bộ Chính trị (đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ). Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt nầy. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc có một cô còn trẻ và sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lỡ thì cô gái đã có thai mấy tháng, thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là Phan Thành Nam.

Phan Thanh Nam hiện nay là một tỷ phú đỏ, Tổng Giám Đốc Công Ty quốc doanh Tracodi, chuyên về «xuất khẩu lao động», xuất cảng hàng hóa, xây cất và du lịch.

Điều cần nói thêm là ông Kiệt cũng có chính thức 2 vợ: bà vợ cả tên là Trần Kim Anh và 3 đứa con đã chết trong chiến tranh, chỉ còn lại đứa con gái tên là Võ Hiền Dư. Ông lấy vợ kế là Phan Lương Cầm nổi tiếng tham nhũng được các công ty đặt tên là Bà Mười Cầm vì tất cả các dự án đầu tư đều phải đóng «hụi chết » cho bà ít nhứt 10%.

Con của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải

Tên là Phan văn Tỵ tục danh là Hoàng Tỵ là một tay du đảng chọc trời khuấy nước, có lần vì tranh giành địa bàn buôn lậu đã bắn chết Phạm Văn Hưng là sĩ quan công an, con của Phạm Thế Duyệt cũng là đảng viên trong Trung ương đảng, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Về kinh doanh, Hoàng Tỵ lợi dụng thế lực của cha và của các đồng chí của cha, nhập cảng lậu xe hơi cũ rồi tân trang lại bán sang Trung Đông, nhập cảng xe đạp mới nguyên chiếc từ Thái Lan, Singapore đem tháo ra từng bộ phận rồi lắp ráp lại (bởi luật VN lúc ấy chỉ cho phép bán xe đạp lắp ráp ở VN), bán với giá gấp đôi gấp ba. Hoàng Tỵ cũng là chủ nhân của hai đại khách sạn Hoàng Gia và Planet ở Saigon và HàNội, cho du khách ở tại hai khách sạn nầy được ưu tiên khỏi bị xét hỏi khi đến và khi rời phi trường. Nhờ tất cả mánh khoé và thế lực, Hoàng Tỵ cũng là một tỷ phú.

Con của Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng

Phùng Quang Thanh xuất thân là một bộ đội không có học thức nhưng nhờ phe cánh thân Trung Cộng trong đảng nên được phong quân hàm đại tướng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ nhiều năm nay. Con trai của Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải, lý lịch cũng không ghi học lực và trường đào tạo, nhưng mang cấp bậc Thượng tá, là Tổng giám đốc Công ty xây dựng 319 là một công ty quốc doanh bao gồm hơn mươi công ty hoạt động trong lãnh vực xây cất, cung cấp vật dụng cho quân đội và các cơ quan chính phủ trên địa bàn khắp nước. Đây là một nguồn lợi khổng lồ cho gia đình họ Phùng và các phe cánh trong đảng để tham nhũng và độc quyền các lãnh vực béo bở.

Nếu cần phải kể thêm thành tích của những 4C vì ăn chia không đồng đều bị tố cáo hay bị ra tòa, hay bị làm vật tế thần thì có mấy vụ gần đây như Mai Văn Dậu, Thứ trưởng Bộ Thương Mại bị ra tòa cùng với con là Mai Thanh Hải vì tham nhũng trong việc xuất nhập cảng, Đoàn Văn Kiểm, chủ tịch Hội đồng Quản Trị Tập đoàn Than - Khoáng sản bị bãi chức vì cho phép em là Đoàn Duy Thức khai thác quặng mỏ trái phép, Phạm Thanh Bình, chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tổng đoàn Công nghiệp Tàu Thủy VN bị bắt giam vì bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (một Bình Minh khác, không phải là Bình Minh con Nguyễn cơ Thạch) vào công ty Vinashin, Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng bộ Bưu Chính Viễn Thông, bị cảnh cáo vì cho con rể là Hoàng Minh gian lận trong việc trúng thầu.

Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị bằng bạo lực và áp dụng luật mafia ngay trong hàng ngũ đảng viên cao cấp của họ theo kiểu mạnh được yếu thua. Trong sự phá sản hàng tỷ mỹ kim của công ty Vinashin, người chịu trách nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng thì không hề hấn gì trong khi bộ trưởng Phạm Thanh Bình bị bắt giam vì một sự bổ nhiệm. Vụ ăn hoa hồng trong việc in giấy bạc polymer ở Úc (12 triệu Úc kim) liên hệ đến nguyên Thống đốc ngân hàng Lê đức Thúy đã có bằng chứng rõ ràng thì chẳng ai bị tù tội.

Lãnh đạo Việt Nam hôm nay làm trò hề và gây ô nhục cho đất nước mà không biết nhục. Vũ Văn Hiến, Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc Truyền hình VN gởi con gái tên Kiều Trinh sang Thụy Điển tu nghiệp bị cảnh sát Thụy Điển bắt vì ăn cắp trong siêu thị, bị báo chí trong nước phanh phui nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa – Du Lịch của đài truyền hình, chưa kể Hiến đưa bè đảng vào cơ quan để tham nhũng, bị nhân viên các cấp tố cáo nhưng vẫn bình chân như vại.

*Kết thông gia và bè đảng

Người Việt Nam ta có câu Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, những cán bộ cao cấp gian manh thường tìm gần nhau để hợp quần gây sức mạnh trong công cuộc trấn áp, bóc lộ lương dân. Những cuộc liên kết giữa các cán bộ qua các cuộc hôn nhân là một hình thức lưu chuyển quyền hành và tham nhũng theo hàng ngang và hàng chéo đến độ hệ thống tham nhũng Việt Nam hôm nay là những loại ung thư đang tàn phá một cơ thể chỉ chờ ngày bị tiêu hủy toàn diện. Dĩ nhiên không sao kể hết loại liên kết nầy, chỉ cần đan kể vài thông gia gần đây tạo nhiều tai tiếng to lớn.

Tại Việt Nam, nhắc đến tướng công an Nguyễn Đức Nhanh là người dân kinh sợ và khinh bỉ vì chánh sách đàn áp lương dân và tham nhũng của tên trùm công an nầy (đàn áp giáo dân Thái Hà). Nhanh đảm nhiệm 2 chức vụ: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (tổng cục 1: lo về tình báo hải ngoại, tổng cục 2: lo về an ninh quốc nội) kiêm Giám Đốc Công An TP HàNội. Nguyễn Đức Nhanh kết thông gia với Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy Ban nhà nước về người VN ở nước ngoài. Như vậy hai gia đình thông gia nầy đảm nhiệm vai trò chiến lược của đảng Cộng Sản và chánh phủ Việt Nam.

Trương Mỹ Hoa, Phó chủ tịch Quốc hội (2002-2007) là con của Trương Văn Đẩu, Tỉnh ủy viên Gò Công (cũng gốc là phu cạo mủ cao su) có em là Trương thị Hiền, Hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM, kết hôn với Lê Thanh Hải, Ủy Viên Trung ương đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Lê Thanh Hải làm sui với Huỳnh Ngọc Sỹ nổi tiếng trong vụ tham nhũng xây xa lộ Đông Tây nối liền từ Bình Chánh đến Saigon, qua Thủ Thiêm chạy đến Cát Lái trên đường về miền Tây. Xa lộ nầy do Nhật viện trợ và giao cho công ty Nhật PCI xây cất, Huỳnh Ngọc Sỹ làm quản lý. Lúc đầu, Sỹ đòi hối lộ 15%, sau sụt xuống 10% và đã nhận 2.6 triệu MK thì bị báo chí Nhật phanh phui, 4 người đại diện công ty Nhật bị Nhật bắt giữ vì đưa hối lộ. Chánh phủ Nhật đòi Việt Nam phải có biện pháp chế tài với người nhận hối lộ là Huỳnh ngọc Sỹ nhưng VN vẫn binh vực Sỹ khiến Nhật trả đủa bằng cách ngưng tất cả tiền cho vay ODA và đòi lại 30 triệu tiền viện trợ, điều hiếm có trong lịch sử bang giao quốc tế. Trước áp lực của các quốc gia viện trợ cho VN và Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải miễn cưởng đưa Sỹ ra tòa với án chung than khổ sai, sau giảm xuống 20 năm tù. Thì ra Sỹ chỉ là vật tế thần của một tập đoàn tham nhũng, mà những án vụ tham nhũng như thế chỉ là hãn hữu trong số ngàn ngàn vụ tham nhũng chẳng bao giờ bị phanh phui bởi được bao che từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và 700 cơ quan truyền thông trong nước chỉ là bầy két lập lại luận điệu của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một vài ngoại lệ khi báo chí đăng tin tham nhũng liên quan đến 4C, hoặc vì nhà báo có lương tâm, hoặc vì thanh toán nội bộ bởi chia phần không sòng phẳng. Thí dụ như trường hợp khi báo chí đăng tin tiền in của công ty TechBank của Lê Đức Minh là con của nguyên thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy không có phẩm chất thì hai tờ báo Thời Đại và Công Lý bị đình bản, và 6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô, Công Luận...bị cảnh cáo.

Về chuyện nhà báo bị khủng bố vì dám đá động đến việc tham nhũng của các 4C, tưởng cũng nên nhắc lại một vụ tham nhũng lớn bị phanh phui cách đây 5 năm, nhưng vụ án đã bị ém nhẹm vì liên quan đến các thủ phạm ở chóp bu, nhưng hai phó tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt giam và 5 phóng viên bị thu hồi thẻ hành nghề vì tội phá hoại an ninh quốc gia. Vụ tham nhũng bị vở lở khi công an bắt được 2 cầu thủ cá độ ngày 13/12/2005 và cuộc điều tra cho biết Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc Đơn vị Quản Lý các dự án PMU-18 đã chi tiêu 2.6 triệu trong trò chơi cờ bạc nầy. PMU-18 (Project Management Unit) trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) là cơ quan phụ trách thực hiện xây cất các dự án cầu đường với số vốn 20 tỷ gồm ngân sách quốc gia và quỹ tài trợ ODA của Nhật, Tây Âu và Ngân hàng Quốc Tế (World Bank). Bùi Tiến Dũng là con trai của Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Bộ Công An, cấu kết với Nguyễn Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ GTVT), Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng tài chánh), rể của Nguyễn Việt Tiến cùng với Phạm Hoàng Hải, rể của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Việt Bắc, rể của Đào Đình Binh (Bộ trưởng Bộ GTVT) cùng với nhiều bạn bè hàng họ lập ra hàng chục công ty để trúng thầu dù các công ty nầy không khả năng và không vốn. Tài sản tham nhũng của Nguyễn Việt Tiến, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Việt Bắc, mỗi người trên trăm triệu MK. Báo Thanh Niên tiết lộ là có ít nhất 40 quan chức cao cấp liên quan đến vụ tham những khổng lồ nầy. Bị gọi ra thẩm vấn trước tòa án, Bộ trưởng Đặng Đình Binh tuyên bố «Tôi thuộc diện Trung ương quản lý» có nghĩa là chỉ trả lời với trung ương đảng mà thôi. Ngoài ra, 2 đảng viên cao cấp là tướng Cao ngọc Oánh, Cục trưởng Cục điều tra C15, Phạm Xuân Quấc, Cục trưởng Cục điều tra C14 cũng bị dính líu, nhưng được miễn truy tố, rốt cuộc chỉ có Bùi Tiến Dũng và các « tép riu» bị lãnh án.

Một vụ tham nhũng khác gần đây còn to tát hơn là vụ Vinashin liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm thất thoát 5 tỷ mỹ kim, nhưng rút kinh nghiệm đau thương vụ PMU-18, không một tờ báo nào dám hé môi. Trên thế giới, có quốc gia nào tham nhũng và ngang ngược như Việt Nam cộng sản hay không ?

Ngoài việc cấu kết quyền lực bằng kết thông gia, các cán bộ cộng sản các cấp đều kết nạp đàn em hàng họ làm vây cánh để chia chác lợi nhuận tham nhũng và bao che lẫn nhau. Điển hình như khi Nguyễn Tấn Dũng về trung ương thì kéo theo Lê Hồng Anh vào bộ Công An, Huỳnh Vĩnh Ái vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thể Thao quốc gia (như Thứ trưởng), Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y Tế. Đọc lý lịch các cán bộ trong các cơ quan nhà nước và công ty quốc doanh, từ trung ương đến làng xã đều thấy bóng dáng của nguời chỉ huy. Một người bạn của người viết khi về thăm quê hương ở một quận lỵ thuộc tỉnh Long An gặp rất nhiều nhân viên trong quận, thậm chí đến người phu quét chợ, nói tiếng giọng «trọ trẹ» như ông huyện ủy. Trong khi đó, đồng chí Giải phóng miền Nam thì phải trở về cái chòi lá xiêu vẹo bên bờ kinh để chờ chết trong nghèo đói, và bà mẹ chiến sĩ răng rụng quần áo tả tơi đứng trước cơ quan xỉa xói «phải chi hồi đó tao kêu lính Quốc Gia bắt nhốt hết cái bọn khốn nạn nầy !».

Cái «bọn khốn nạn» nầy đã dùng mọi mưu chước xão quyệt để cai trị với chánh sách bạo ngược miền Bắc trong 66 năm và cả nước trong 36 năm qua và hôm nay run sợ phủ phục trước bọn đàn anh láng giềng để «dựa hơi» tiếp tục kềm kẹp 90 triệu dân Việt Nam hầu tiếp tục vơ vét bóc lột mà viễn ảnh cuộc cách mạng mùa xuân Á Rập làm chúng vừa hoảng hốt, vừa càng hung hản hơn.

Thay lời kết

Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với chánh sách gọi là «đổi mới» vào cuối thập niên 80, khi sinh viên Việt Nam lũ lượt ra nước ngoài du học hay tu nghiệp, nhiều người Việt Nam trong nước và nhất là ở hải ngoại hi vọng nước Việt Nam sẽ lần lần thoát khỏi được chế độ độc tài, nghèo đói và chậm tiến. Họ hi vọng với sự tiếp cận tinh thần tự do và kỹ thuật Tây phương, đất nước Việt Nam sẽ được khai phóng hơn. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Trong 20 năm qua, hàng ngàn sinh viên Việt Nam du học và tu nghiệp ở các nước dân chủ và kỹ nghệ đã trở về nước, chẳng những không giúp gì cho đất nước khả quan hơn mà còn đồng lỏa với những người lãnh đạo bất tài, vô lương để gia tăng thêm guồng máy tham nhũng, đưa đất nước mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Hãy nhìn vài ủy viên trung ương đảng như Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, Lê Mạnh Hà, Lê Đức Thúy, Nguyễn Thị Đoan, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Nghị ...và biết bao Bộ trưởng, Tổng giám đốc, Giám đốc cơ quan là những sinh viên tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, họ chỉ lợi dụng cái nhãn hiệu du học ngoại quốc để vinh thân phì gia, làm tay sai hay tác nhân trong hàng ngũ quỷ đỏ. Họ chỉ là những cái lọ bằng đất sét được tráng men và một đất nước bị cai trị bằng những cái đầu nhồi nhét đất sét thì làm sao khá lên được.

Khi cuộc «cách mạng mùa xuân» lần lượt bùng nổ tại các quốc gia Á Rập, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và một ít người Việt Nam trong nước hớn hở. Họ hớn hở bởi họ hi vọng khi thấy những chế độ độc tài đã thống trị ngót mấy mươi năm tại những vùng đất mà không ai nghĩ dân chúng có thể nổi dậy thì bỗng chốc lại bốc lên khói lửa, dân chúng đồng loạt xuống đường để lật đổ chế độ độc tài, thanh toán bè lũ ác ôn. Người Việt hải ngoại hi vọng những biến cố nầy sẽ lan tràn đến Việt Nam. Nhưng hi vọng ấy chóng đi qua để trở về với nỗi thất vọng bởi lẽ Việt Nam hôm nay chưa hội tụ đủ những yếu tố của một cuộc «cách mạng mùa xuân Á Rập ».

Trước tiên phải kể đến chế độ kiểm soát, kềm kẹp người dân VN quá tinh vi và nghiệt ngã. Tuy những thống kê của nhà nước mang bản chất phô trương, khoác lác, với con số 3 triệu đảng viên, 2 triệu cảnh sát công an và nửa triệu quân nhân, tuy vẫn biết có nhiều đảng viên bất mãn vì bị lừa dối hay bị bạc đãi, và không phải cảnh sát công an nào cũng có được chức vụ để có thể tham nhũng trong một xã hội có nền văn hóa phong bì, nhưng phải hiểu là thành phần trung kiên, cúc cung tận tụy cho chế độ, chiến đấu cho chế độ đến giọt máu cuối cùng để cùng chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cũng rất đông đảo. Bị nhuộm đỏ khối óc và đánh mất lương tri, nhóm đảng viên lớn nhỏ nầy đang chia chác các đặc quyền đặc lợi trong một hệ thống quyền lực mafia, dùng mọi biện pháp sắt máu để cai trị và bóc lột người dân còn thậm tệ hơn thời Pháp thuộc.

Trong lịch sử, cuộc cách mạng nào cũng bắt đầu bằng sự nổi dậy của khối người bị áp bức. Nhưng muốn cảm nhận được sự áp bức, người dân cần được thông tin những quyền lợi căn bản của con người, những cảnh sống tự do, no ấm để từ đó cảm nhận thân phận mà đòi hỏi. Dưới chế độ độc tài, công an trị của cộng sản Việt Nam, mọi thông tin từ bên ngoài, bên trong có mảy may bất lợi cho chế độ đều bị kiểm duyệt và ngăn chận, mọi hành động đối kháng đều bị tiêu diệt từ trong trứng nước. Người dân chỉ được quyền nghe biết những gì chánh phủ nói. Từ khi có truyền thông qua trang mạng, thông tin tuy có lưu hành nhiều hơn, nhưng luôn bị bức tường lửa ngăn chận. Internet vẫn còn là phương tiện truyền thông của lớp thị dân trung lưu hay giàu có, vốn là thành phần bằng lòng với cuộc sống, với chế độ, trong khi 80% dân số là những nông dân, thợ thuyền nghèo khổ, ít học, phải vật vã với bữa no bữa đói thì thời giờ tim óc đâu mà nghe tin tức, mà nghĩ đến đấu tranh trong cảnh giành giựt giữa những người đồng cảnh ngộ và trạng thái kềm kẹp thường xuyên của hệ thống cán bộ, công an .

Ngoài chuyện thông tin từ thế giới bên ngoài và trong nước bị bưng bít, bị kiểm duyệt, cơ cấu dân số VN hiện nay còn là một yếu tố giải thích phần nào lý do cuộc «cách mạng mùa xuân» chưa đến VN. Nếu tính với người dân VN sinh ra sau 1975 thì thành phần nầy nay đã 35 tuổi và nếu phải kể thêm những đứa trẻ khoảng 5 tuổi vào năm 1975 thì đến nay họ cũng đã đến tuổi 40. Đó là thế hệ người Việt chẳng biết gì về chiến tranh Việt Nam, chẳng có ý niệm gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2008, số người VN đưới 40 tuổi chiếm đến 66% dân số. Ngoài ra, lớp trẻ sinh ra sau 1986 là năm cộng sản bắt đầu chánh sách đổi mới kinh tế thì đến nay lớp người nầy đã hơn 20 tuổi. Như vậy, trên đất nước VN hiện nay có hơn phân nửa dân số chưa biết thế nào là kinh tế «xếp hàng cả ngày» và chế độ «Mỹ Ngụy» để họ có thể xác định một lập trường chính trị rõ rệt chống Cộng hay theo Cộng. Dĩ nhiên, sanh ra và lớn lên trong nền giáo dục bác đảng và văn hóa phong bì, đa số người Việt Nam trong nước hiện nay không có chọn lựa nào khác là phải sống theo những bản chất của người cộng sản. Tuy nhiên, đó cũng là một sức mạnh vô song để hi vọng lật đổ chế độ bạo tàn cộng sản nếu khát vọng tìm tự do và no ấm được huy động.

Khi 36 người tự xưng là trí thức gởi thư ngỏ cho chánh phủ bạo quyền, nhiều chống đối và mỉa mai vì «quá khứ» của người chủ xướng và cung cách, ngôn từ sử dụng trong thư ngỏ đã khiến một số người có thành tín, ưu tư với đất nước đồng ký tên bị vạ lây. Phải hiểu rằng những người bỏ xứ ra đi là những người không chấp nhận sống với chế độ Cộng Sản và sự trở về, thỏa hiệp với chế độ là hành động thiếu lương tri. Vã chăng, với 66 năm cầm quyền bằng phản bội, dối trá và bạo lực của chế độ cộng sản đã quá đủ để cho người có chút suy nghĩ hiểu rằng thỏa hiệp với cộng sản đồng nghĩa với khuất phục hay đầu hàng. Với cộng sản, biên giới bạn và thù họ đã vạch rõ. Trừ một thiểu số người, chỉ vì ham danh ham lợi, ngụy trang dưới lớp son phấn thương nước thương dân, đã ra đi trong nhục nhã năm xưa rồi hôm nay quay về hợp tác với bạo quyền, cộng đồng 3 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới tự do trong 36 năm qua, mỗi người, mỗi cách đã kiên quyết chống chế độ cộng sản. Những cuộc biểu tình, tuyên ngôn, bài viết, bài nói chuyện của cộng đồng người Việt tỵ nạn qua các phương tiện truyền thông phổ biến khắp năm châu là một sức mạnh mà cộng sản khiếp sợ bởi lẽ đó là tiếng nói của người Việt tự do nói cho Thế giới tự do biết được những xấu xa của chế độ cộng sản Việt Nam, và do đó chánh quyền cộng sản tìm mọi cách ngăn chận tiếng nói nầy vang dội trong nước làm thức tỉnh 90 triệu người dân đang bị họ bịt mắt bịt tai.

Hàng năm, vào dịp Tết, dịp hè, hàng triệu người Việt, trước đây đã bị bạo quyền đày ải trong các trại tù, trại cải tạo, hay nín thở trong các đám lau sậy chờ giờ lên ghe, đi tìm cái sống trong cái chết, thì nay họ đã sớm quên những ngày ngục tù, nhục nhã khi xưa, nhởn nhơ trở về du hí trên cái đất nước mà đồng bào họ không có cơ may vượt thoát được. Sự có mặt của những du khách Việt kiều nầy cũng là một nguyên nhân khiến cho «cuộc cách mạng mùa xuân» chậm đến. Họ hằn sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và niềm cay đắng giữa những người đồng cảnh ngộ khi xưa, và dưới mắt của người bất hạnh, có gì khác biệt trong sự phản bội giữa người bạn cũ và người thù mới. Người bạn cũ phải ngoảnh mặt để khỏi bị tủi nhục mà kẻ thù mới còn khinh rẻ họ nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trở về cũng là những du khách bị «mất trí». Có những người, phải nói là hiếm hoi, trở về quê để xây lại mồ mả tổ tiên đã bị cộng sản đào xới vì hận thù, vì chiếm đất, hay mang về những món quà mà họ đã chắt chiu dành dụm trong những ngày lao tâm lao lực ở xứ người để tiếp sức cầm hơi cho thân nhân đói khổ, thông tin cho người bị bịt tai biết được những quyền tự do, bình đẳng ở thế giới bên ngoài để như vết dầu thắp sáng ngọn nến cách mạng. Nếu cứ mỗi năm, hai triệu du khách Việt kiều trên các nẽo đường du hí, thay vì nhi nhô tiếng Tây tiếng Mỹ, khoe khoang nhà cao cửa rộng, thực hay láo, làm cho đồng bào nghèo khổ càng thêm bi phẩn, thì hãy mang về cho đồng bào những bản tin, những tấm ảnh, đại loại như cha Lý bị bịt miệng trước tòa án, công an đánh đập giáo dân Thái Hà, công ty Vinashin bị tập đoàn lãnh đạo tham nhũng hàng tỷ mỹ kim, để cho người dân biết được sự thật bị bít kín, khơi động mối hận thù cộng sản, thì cuộc cách mạng mùa xuân Việt Nam có cơ may sẽ đến nhanh hơn.

Nghĩ cho cùng, lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố giống nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau. Mọi chế độ độc tài rồi cũng bị tiêu diệt. Hình ảnh cha con Kadhafi phơi thây sình thúi trong cái nhà kho, Moubarak nằm im bất động trên cái «băng ca» trước tòa án, phải chăng đó cũng là hình ảnh ngày tàn của những bạo chúa cộng sản Việt Nam một ngày nào, xa hay gần ./.

-----------------------0000000000000000---------------------

TAM73F
05-28-2013, 11:56 AM
Hối Lộ tại Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn‏


WASHINGTON (McClatchy) – Một nhân viên ngoại giao Mỹ từng làm việc ở Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn vừa bị truy tố tội ăn hối lộ cả triệu đô la từ người dân Việt Nam muốn có visa vào Mỹ.

Theo hồ sơ vừa được công bố, ông Michael Sestak, 42 tuổi, đã đứng đầu một đường dây gian lận visa và ăn hối lộ từ $50 ngàn đến $70 ngàn cho những ai muốn có visa vào Mỹ hợp pháp.
Ông Sestak bị bắt một cách êm thắm ở vùng Nam California hồi tuần qua. Lấy lý do là nghi can có thể bỏ trốn, giới hữu trách xin tòa cho giữ ông ta mà không để đóng tiền thế chân cho đến khi đưa về Washington và chính thức truy tố nhưng hồ sơ giữ kín.
Ông Sestak từng làm việc ở tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn từ Tháng Tám năm 2010 và đứng đầu phòng cấp visa không di trú. Đến tháng 9 năm 2012, ông rời khỏi chức vụ để chuẩn bị tái ngũ trong Hải Quân Mỹ.
Trong vụ truy tố không được công bố trước đây, nhân viên Ngoại Giao Michael T. Sestak bị truy tố các tội toa rập gian lận visa và hối lộ, trong vụ án mà theo các nhân viên điều tra đã diễn ra ở vài quốc gia.

Trong một số trường hợp, người ta đã phải trả tới $70,000 để có visa vào Mỹ hợp pháp.

Những người đồng lõa với nghi can Sestak khi đi kiếm mối đã quảng cáo chi phí từ $50,000 đến $70,000 nhưng cũng có khi lấy rẻ hơn, theo điều tra viên Simon Dinits của Bộ Ngoại Giao Mỹ.
“Họ cũng khuyến khích người môi giới hãy tăng giá và giữ phần tiền trên giá ấn định này lại cho riêng mình,” theo hồ sơ điều tra.

Điều tra viên Denits cho hay đường dây bán visa này gồm ông Sestak và năm đồng lõa khác. Ông Sestak chuyển tiền ra khỏi Việt Nam bằng những ngân hàng ngoại quốc, phần lớn ở Trung Quốc, về một trương mục ở Thái Lan mà ông đã mở ra hồi Tháng Năm 2012.

Bản tường trình của ông Dinits nói rằng ông Sestak sau đó dùng tiền này để đầu tư vào địa ốc ở Phuket và Bangkok, Thái Lan.

Sestak đến làm việc ở tòa lãnh sự Sài Gòn hồi Tháng Tám năm 2010 và đứng đầu phòng cấp visa không di trú (non-immigrant visa).

Hồ sơ lưu trữ cho thấy từ Tháng Năm 2012 đến Tháng Chín 2012, tòa lãnh sự ở Sài Gòn nhận được 31,386 đơn loại này và bác khoảng 35.1%. Trong khi đó, cá nhân ông Sestak xem xét 5,489 hồ sơ và bác bỏ khoảng 8.2%. Con số này còn tụt xuống tới mức 3.8% vào Tháng Tám, ngay trước khi ông Sestak rời khỏi nơi đây.

Theo ông Dinits, một trong những đồng lõa với ông Sestak là một tổng giám đốc văn phòng Việt Nam của một công ty đa quốc gia, bốn người kia là họ hàng hay bè bạn của người này.

Ông Dinits nói rằng hồi Tháng Bảy năm ngoái có người báo cho tòa lãnh sự biết rằng chỉ trong một làng ở Việt Nam đã có tới 50 đến 70 người trả tiền để có visa vào Mỹ.

(V.Giang)


__._,_.___

Thêm chi tiếc của báo Tuổi Trẻ ( Việt Gian Cộng Sản) đăng tin liên quan đến chuyện Visa vào Mỹ :

http://tuoitre.vn/The-gioi/550655/vach-tran-vu-ban-visa%C2%A0qua-my-o-tp-hcm.html28/05/2013 10:15 (GMT + 7)

TT - Dù mức lương chỉ 7.500 USD/tháng nhưng Michael Sestak - cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM - đã chi trên 3 triệu USD để mua bất động sản tại Thái Lan…



Michael Sestak - nhân vật chính trong vụ bán visa vào Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, và lệnh bắt cùng bản cáo trạng vụ án - Ảnh: H.Huyền Vy

Đó là một trong nhiều tình tiết trong bản cáo trạng mà PV Tuổi Trẻ tiếp cận được.
Cáo trạng hình sự mà Tuổi Trẻ tiếp cận được cho thấy Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, cùng đường dây của mình nhắm vào những trường hợp “hết đường” xin sang Mỹ để bán visa với giá cao.
Theo hồ sơ cáo trạng do điều tra viên Simon Dinits, thuộc bộ phận mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS), thực hiện trong nhiều tháng và nộp hôm 6-5-2013 tại Tòa án Washington DC, hành vi bán visa và nhận hối lộ của Sestak bắt đầu khoảng tháng 3-2012 đến giữa tháng 9-2012 khi Sestak phải trở về nước để tái ngũ vào lực lượng hải quân.
Sestak và 5 đồng phạm
Năm đồng phạm trong đường dây
Điều tra của DSS phát hiện mạng lưới của Sestak có năm đồng phạm gồm ba người Mỹ và hai người Việt. Cả năm người này đều đang sinh sống ở VN.
Đồng phạm 1: người Mỹ, đang là tổng giám đốc chi nhánh VN của một công ty đa quốc gia.
Đồng phạm 2: người Việt, là vợ của đồng phạm 1.
Đồng phạm 3: người Mỹ, là em của đồng phạm 1 và đang sống ở VN.
Đồng phạm 4: người Mỹ, là bồ của đồng phạm 3.
Đồng phạm 5: người Việt, là họ hàng của đồng phạm 1.
Có hẳn một đường dây làm việc bài bản, trong đó Sestak có năm đồng phạm. Theo cáo trạng, Sestak và đồng phạm số 1 quen nhau và thường xuất hiện tại nhiều sự kiện do Tổng lãnh sự quán Mỹ tổ chức. Cáo trạng cũng cho thấy gia đình đồng phạm 1 có nhiều động thái để cố gây dựng mối quan hệ này để được Sestak giúp cấp visa.
Trong một lần chat trên mạng ngày 1-6-2012, đồng phạm số 3 viết: “Đêm qua chúng tôi đi chơi với tay này làm việc tại tổng lãnh sự quán. Hắn là người cấp visa cho người khác... Hắn là gã vẫn độc thân và muốn tìm cô gái nào đó..., anh tôi biết điều này nên thường đưa hắn ra ngoài và giới thiệu hắn với mọi người... để rồi sau đó hắn có thể giúp anh tôi như... giúp duyệt visa”.
Đồng phạm số 3 còn cho biết anh trai y nhiều lần ra ngoài đi kiếm bạn gái cho Sestak. Thông tin này trùng hợp với chuyện Sestak có nhiều bạn gái người Việt trong giai đoạn làm việc ở VN.
Một điều khiến nhiều người ngạc nhiên là mức giá quá cao để lấy visa sang Mỹ từ đường dây này. Con số Dinits điều tra được là 50.000-70.000 USD cho một visa. Thông tin cho biết Sestak và đường dây thường nhắm đến những người có rất ít khả năng xin được visa và những người có người thân là Việt kiều - các đối tượng sẵn sàng chi tiền để có được visa. Một khi sang được Mỹ, những người này sẽ tìm cách ở lại bằng các biện pháp khác nhau như kết hôn giả.
Trong một lần chat ngày 16-7-2012 với khách hàng, đồng phạm số 3 giới thiệu Sestak là “một luật sư” có thể giúp lấy visa sang Mỹ, kể cả cho những người “không thể lấy được visa... hoặc muốn đi mà không thể nào có cơ hội”. Khi được hỏi về giá, đồng phạm số 3 nói giá là 50.000-70.000 USD, nhưng nói tay “luật sư” có thể chấp nhận giá thấp ở mức 20.000 USD tùy từng vụ.
Những kẻ trong đường dây đã dùng tên giả để giao dịch như một dạng “mật khẩu”. Trong một lần trao đổi bị DSS ghi lại, đồng phạm số 1 còn xác định rõ với đối tác: “Cô phải nói rõ với họ về giá cả để xem họ có đủ tiền hay không... Họ có thể thanh toán ở Mỹ hoặc VN. Và sẽ chỉ làm tới giữa tháng 9 rồi là thôi”. Giữa tháng 9-2012 cũng là thời điểm mà Sestak rời tổng lãnh sự quán ở TP.HCM để về Mỹ tái ngũ vào hải quân.
Bóc đường dây
Hành vi của Sestak bắt đầu bị chú ý. Tháng 7-2012, Tổng lãnh sự quán Mỹ nhận được thư từ một nguồn bí mật cho biết có người đang nhận hối lộ để cấp visa. Lá thư cáo buộc trong thời gian từ ngày 20-5-2012 đến đầu tháng 7-2012, khoảng 50-70 người từ một làng ở VN đã nhận được visa đi Mỹ bằng cách hối lộ này.
Nguồn tin này thậm chí nói có người từng trả 55.000 USD để lấy được visa du lịch đi Mỹ. Lá thư cung cấp cả tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của bảy cá nhân bị cáo buộc mua visa. Từ đây, cuộc điều tra đối với những hành vi sai phạm của Sestak bắt đầu.
Trong lúc điều tra, điều tra viên của DSS đã truy cập hàng chục email khác nhau của Sestak, các đồng phạm và một loạt người thân trong gia đình của các đồng phạm. Thông tin những cuộc chat trên mạng của Sestak và đồng phạm cũng bị truy dấu.
Theo hồ sơ điều tra, bằng việc theo dõi địa chỉ IP, các điều tra viên phát hiện ba địa chỉ IP có vấn đề: địa chỉ IP A được xác định là một số VPN của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. (trụ sở ở California), một địa chỉ IP B của FPT Telecom và một địa chỉ IP C của VNPT. Cả hai địa chỉ IP B và IP C đều ở TP.HCM.
Điều tra viên phát hiện tổng cộng 425 đơn xin visa (cho 419 cá nhân) được thực hiện từ địa chỉ IP A và địa chỉ IP B trong khoảng thời gian từ ngày 8-3 tới 6-9-2012. Sestak đã phỏng vấn 404 trong tổng số 419 người này và cấp visa cho 386 người. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, Sestak tác động để giúp thêm 22 người trong số này có visa.
Sau khi điều tra, điều tra viên phát hiện IP A là của đồng phạm số 3 và số IP này là của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. Số liệu từ Black Oak cho biết tài khoản VPN dùng để tiếp cận 408 hồ sơ này là của đồng phạm số 3 với địa chỉ ở Denver, Colorado. Đồng phạm số 3 cũng có địa chỉ ở Denver trong đơn xin cấp hộ chiếu Mỹ năm 2006. Riêng số IP B thì được xác định chính là ở trụ sở văn phòng của đồng phạm số 1, tổng giám đốc văn phòng một công ty đa quốc gia tại TP.HCM. Với địa chỉ IP C, trong thời gian từ tháng 11-2011 tới tháng 9-2012, có tổng cộng 91 đơn xin visa từ số IP C và Sestak đã phỏng vấn, cấp visa cho 85 trong tổng số 91 đơn xin này. Điều tra sau đó phát hiện địa chỉ IP C này là của gia đình bố mẹ đồng phạm số 2 ở một tòa nhà cho thuê tại TP.HCM.
Các điều tra viên đồng thời phát hiện Sestak cấp visa cho ít nhất bảy người từng ghi trong hồ sơ xin visa tên đồng phạm số 1 hoặc ghi tên bố mẹ đồng phạm số 1 làm đầu mối liên lạc ở Mỹ. Điều tra cũng cho thấy Sestak đồng thời cấp visa cho đồng phạm số 2 (vợ của đồng phạm số 1) vào ngày 28-4-2011, ngày 24-10-2011 và ngày 28-8-2012.
Hơn 3 triệu USD mua bất động sản
Qua theo dõi, các điều tra viên phát hiện Sestak mở ít nhất một tài khoản ở Ngân hàng Siam Commercial Bank PLC tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 5-2012. Theo dõi các chuyển khoản, các điều tra viên nhận thấy từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012, tổng số tiền 3.238.991 USD đã được chuyển tới tài khoản cuối này và phần lớn số tiền được chuyển qua Ngân hàng Bank of China ở Bắc Kinh. Ngoài số tiền này, họ còn xác định được ít nhất đã có một khoản 150.000 USD được chuyển vào tài khoản Ngân hàng Wells Fargo của người chị/em gái Sestak ở Yulee, Florida.
Điều tra cũng phát hiện cha của đồng phạm số 2 đã giúp chuyển tiền ra khỏi VN tới Thái Lan và Mỹ. Ngày 28-6-2012, ông ta gửi cho đồng phạm số 2 một email trong đó cho biết khoản tiền chuyển khoản 150.000 USD đã được gửi tới tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái Lan trước đó ba ngày. Có tổng cộng bốn email của ông này gửi cho đồng phạm số 2 nêu chi tiết tổng cộng 600.000 USD đã được gửi cho tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái cùng với 100.000 USD được gửi cho tài khoản Wells Fargo của đồng phạm số 2. Ngoài ra còn có ba email từ một người khác gửi tới đồng phạm số 2, trong đó nêu chi tiết số tiền chuyển khoản khoảng 1,46 triệu USD đã được gửi vào tài khoản của Sestak tại Thái Lan và 200.000 USD tiền chuyển khoản khác được gửi tới Ngân hàng Wells Fargo của đồng phạm số 2.
Điều tra cũng cho biết trước tháng 9-2012, mức lương sau thuế của Sestak cho vị trí làm việc tại tổng lãnh sự quán và vị trí thành viên dự bị của lực lượng hải quân Mỹ xấp xỉ 7.500 USD/tháng.
Tài liệu điều tra cho thấy toàn bộ số tiền được chuyển cho Sestak trong thời gian từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012 đã được rút ra ngày 11-1-2013. Bằng việc theo dõi các email của Sestak, các điều tra viên biết được trong tháng 6 và 7-2012, Sestak đã mua bốn khu bất động sản ở Phuket với giá trị xấp xỉ 1,231 triệu USD. Tới tháng 12-2012, Sestak lại mua thêm năm khu bất động sản khác ở Bangkok với giá trị tổng cộng 2,103 triệu USD.
Qua thư từ theo dõi, có thể thấy rõ Sestak muốn xử lý nhanh số tiền kiếm được. Trong lá thư ngày 8-12-2012 gửi tới đại diện công ty bất động sản Thái Lan, Sestak đã nói: “Tôi không còn nhiều thời gian, và tôi cần có toàn bộ tiền...rút khỏi tài khoản và đầu tư vào bất động sản... trước ngày 1-1 để không bị dính thuế... Tôi không còn nhiều thời gian và tôi phải hành động nhanh”.
Vào ngày 24-9-2012, Sestak phải nộp bản khai SF-89 về an ninh cho Văn phòng quản lý nhân sự Mỹ ở Washington theo chương trình kiểm tra thông tin của hải quân Mỹ để tiếp tục gia hạn giấy tờ an ninh cho Sestak. Trong tờ khai này, Sestak đã cố tình không khai báo thông tin về tài sản mình thực có. Trong câu hỏi liên quan tới phần tài chính ở nước ngoài, Sestak đã trả lời: không có.
Ngày 19-10-2012, Sestak phải làm việc với hai đặc vụ DSS tại Bộ Ngoại giao Mỹ, liên quan tới việc điều tra một nhân viên tên K. ở Tổng lãnh sự quán Mỹ (nhân viên này bị đuổi cũng vì liên quan tới việc nhập nhằng visa). Trong phỏng vấn, khi được hỏi: “Anh có biết bất cứ người Mỹ nào kiếm được rất nhiều tiền khi anh ở đó, kiểu tiền bất ngờ, vượt quá khoản lương của họ?”, Sestak trả lời: “Tôi không nghĩ được ra ai làm chuyện vậy”. Sestak khẳng định hầu hết nhân viên lãnh sự quán đều nhận được lương tốt, phụ cấp “vất vả”, tiền phiên dịch, nhà cửa miễn phí và phí chênh lệch mức sống và “anh đã như là người giàu nhất ở đó (VN) rồi”.
Có thể mở cuộc điều tra về các đồng phạm
Theo luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), trong vụ hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ, ngoài Sestak còn liên quan đến một số người khác (có cả người VN) mà cơ quan chức năng Mỹ chưa đề cập hành vi cụ thể của họ và chưa đưa ra quan điểm là họ phạm tội nào trong Bộ luật hình sự Mỹ.
Tuy nhiên, việc họ quảng cáo là có thể lo chạy tiền để được viên chức này cấp visa đi Mỹ, cho dù việc họ nói có làm được hay không thì hành vi của họ vẫn được xem là lừa đảo với vai trò đồng phạm.
Đối với những đồng phạm người VN và Mỹ nói trên, luật áp dụng trong trường hợp này vẫn là luật VN. Theo đó, hành vi của họ đã cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Michael T. Sestak.
Về phía cựu nhân viên ngoại giao Mỹ Michael T. Sestak (được miễn trừ ngoại giao) sẽ đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ. Dù phạm tội tại VN nhưng luật Mỹ được áp dụng trong trường hợp này và hành vi phạm tội của ông Sestak được quy định tại chương 75, điều 1546 Bộ luật hình sự Mỹ về tội “gian lận và lạm dụng visa, giấy phép và các giấy tờ khác”.
Theo đó, ông Sestak có thể bị phạt tù lên đến 10-15 năm. Ngoài ra nếu hành vi gian lận cấp visa trái phép này của ông bị phát hiện là đã tạo điều kiện cho tội phạm thì mức hình phạt có thể lên đến 20-25 năm tù.
Luật sư Hà Hải cho rằng các thông tin được báo chí đăng tải đã cho thấy có vụ việc vi phạm pháp luật tại VN, nghiêm trọng ở chỗ có liên quan, có yếu tố nước ngoài và không loại trừ khả năng một số tội phạm người VN đã có thể chạy trốn sự truy cứu của pháp luật VN bằng con đường này. Do đó, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể mở cuộc điều tra riêng về đường dây chạy xin visa của các đồng phạm nói trên mà không cần thiết chờ các tài liệu giấy tờ liên quan hay yêu cầu từ phía nhà chức trách Mỹ. Nếu việc điều tra có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can là những người liên quan trong đường dây chạy xin visa đi Mỹ này.
V.H.Q. ghi

THANH TUẤN

TAM73F
06-01-2013, 09:32 PM
Bốn ngân hàng Việt Nam dính vụ rửa tiền hàng tỉ đô la?
Friday, May 31, 2013 7:40:37 PM


HÀ NỘI 31-5 (NV) - Bốn ngân hàng lớn ở Việt Nam, trong đó có hai ngân hàng quốc doanh, có thể dính líu đến các vụ rửa tiền quốc tế của công ty dịch vụ chuyển ngân Liberty Reserve, lên tới hàng tỉ đô la, mà mới đây chính phủ Hoa Kỳ truy tố.

Ông Preet Bharara, công tố viên liên bang Hoa Kỳ, trình bày đồ biểu dịch vụ rửa tiền của Liberty Reserve trên thế giới trong cuộc họp báo ở New York ngày 28 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Richard Drew)

Ngày 28 Tháng Năm, công tố viên liên bang Hoa Kỳ họp báo ở New York loan báo chính phủ đã truy tố một vụ rửa tiền coi như lớn nhất thế giới do công ty giao dịch tiền trên mạng có tên là Liberty Reserve trụ sở chính ở Costa Rica.

Số tiền bị cáo buộc trong vụ này lên đến $6 tỉ qua ít nhất 55 triệu giao dịch bất hợp pháp cho hơn 1 triệu người ở nhiều nước trên thế giới, trong đó, có ít nhất 200,000 người ở Mỹ. Hầu như các dịch vụ trung gian chuyển tiền của công ty nói trên qua mạng Libertyreserve.com bị nghi ngờ là bất hợp pháp.

Bản cáo trạng nói Liberty Reserve đã trở thành “trung tâm tài chính của thế giới tội phạm ảo, cung cấp phương tiện để bọn tội phạm trên mạng khắp thế giới phân phối, lưu trữ và rửa những khoản tiền thu được từ đủ loại hoạt động phạm pháp, như: gian lận thẻ tín dụng, ăn cắp danh tính, khiêu dâm trẻ em, buôn lậu ma túy…”

Cuộc điều tra vụ rửa tiền của công ty nêu trên có sự tham gia và phối hợp của cơ quan tư pháp tại 17 nước. Chính phủ Mỹ cho biết đã truy tố 7 người, trong đó 5 người bị bắt tại Tây Ban Nha, Costa Rica và New York ngày 24 Tháng Năm. Hiện còn hai nghi can trốn ở Costa Rica.

Các trương mục ngân hàng, tên miền Internet liên quan đến Liberty Reserve và trương mục cá nhân của các nghi phạm đã bị phong tỏa.

Sự loan báo của chính phủ Mỹ trong cuộc họp báo không đề cập gì đến Việt Nam, nhưng tại Việt nam lại có một công ty “ảo” làm dịch vụ chuyển tiền qua mạng tên là <<libertyreserve.com.vn>> với quảng cáo cho biết việc chuyển tiền của họ tại đó được gửi qua 4 ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Á Châu.

Nguồn tin của báo người Việt Online

-------------------0000000000000--------------------




Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi

Posted on 31/05/2013by minhhieu90

Theo Xã Hội

Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.
Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)

Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi …Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.
Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày…
Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng…đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách…biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?

---------------------

TAM73F
06-03-2013, 06:09 PM
THIỀN SƯ TUỆ SỸ LÊN TIẾNG:

TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Kính thưa quí vị,

Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái "may mắn" khác - nếu cho đó là may mắn - được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là "cặn bã" của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những "đổi thay to lớn" của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: "Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp".

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: "Cán bộ làm sai, đảng tri... Đảng làm sai, đảng sửa." Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho "dân tin đảng và đảng tin dân." Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng "dân tin đảng" có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách "đại đoàn kết" như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: "đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc"(mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử.

Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là "rác rưới tư bản". Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định.

Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với "thần dân" dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ.

Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do:không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống "vô gia cư" phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói "lén lút qua mặt chính quyền." Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu.

Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

TAM73F
07-27-2013, 04:34 AM
Khi người Việt chịu chơi và chịu chi

Tác Giả : Nhật Nam (11-July-2013)


Trong tình hình kinh tế đầy biến động, các doanh nghiệp đồng thanh kêu khó, nợ xấu gia tăng, bất động sản đông cứng… thì thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn đang là “miền đất hứa” của các nhãn hàng hiệu siêu sang.

Sự đổ bộ của những thương hiệu siêu sang

Vượt qua các tên tuổi lớn trong hàng thời trang thế giới như Louis Vuitton, Versace, Chanel, Hermes trở thành hãng thời trang xa xỉ nhất do Hiệp hội hàng xa xỉ thế giới bầu chọn. Những sản phẩm từ túi xách cho đến quần áo thời trang của Hermes đều là lựa chọn yêu thích của những người nổi tiếng. Năm 2008 cửa hàng Hermes đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ở Hà Nội. Đến nay, cửa hàng này luôn tăng trưởng doanh thu hằng năm từ 20-30%, với các sản phẩm có giá dao động từ 10.000-150.000 USD/sản phẩm…

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường khiến Hermes luôn muốn đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Đầu năm 2013, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp những chiếc túi với thông điệp: “Tôi là người giàu có và đầy quyền lực”.

Bên cạnh Hermes, có một điều đặc biệt là dù thị trường xe hơi hiện nay gần như đóng băng nhưng các dòng xe cao cấp vẫn được ưa chuộng và duy trì được doanh số. Các hãng xe sang như BMW, Mercedes, Audi… đều đạt mức tăng trưởng cao tại Việt Nam, cho thấy xu thế tiêu dùng hàng xa xỉ, đắt tiền của người Việt Nam đang lũy tiến.

Cuối tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội, Rolls-Royce đã chính thức công bố đại lý chính thức của hãng tại Việt Nam. Rolls Royce là một thước đo vị thế xã hội, thể hiện sự tột đỉnh trong văn hóa tiêu dùng ngay tại những đất nước phát triển nhất. Tại khu vực châu Á, Hà Nội là thành phố thứ 22 mà Rolls-Royce có mặt. Lựa chọn Hà Nội là nơi đầu tiên đặt tổng hành dinh, Rolls-Royce đã thể hiện định hướng trước mắt tập trung vào thị trường phía Bắc.

Ở một đất nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức 1.400 USD/năm, việc hãng xe hơi siêu xa xỉ có giá từ 1,2-1,7 triệu USD/chiếc đặt đại lý đã chứng tỏ tiềm năng thực sự của thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam.

Độ chịu chơi và chịu chi của người Việt đã khiến cho các thương hiệu danh tiếng thế giới phải để mắt đến thị trường mới nổi này.

Ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Regal Motor Cars, đơn vị phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam, cho biết ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, phân khúc khách hàng của Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ là những người thành đạt trong các lĩnh vực và ngành nghề mà họ đại diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng thưởng riêng cho bản thân một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.

Tuy nhiên, lạc quan về thị trường trong nước, ông Minh tin rằng trong năm 2013 và 2014, mức độ tăng trưởng về sản lượng bán Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.
Các “tín đồ” hàng hiệu không chỉ dừng ở các cửa hàng trong nước mà họ sẵn sàng đầu tư một chuyến xuất ngoại để mua sắm thỏa thích. Bên cạnh việc các “sao” trong giới showbiz lên báo khoe sang nước này, nước khác để sắm sanh đồ hiệu thì một thực tế trong giới “nhà giàu” Việt Nam là họ luôn đi máy bay như “đi chợ” để lùng mua những thứ đồ mà mình thích ở các thiên đường mua sắm như Hong Kong, Singapore hay các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Anh Q.C, một doanh nhân trung tuổi, vừa có chuyến mua sắm kéo dài 1 tiếng rưỡi ở khu phố hàng hiệu Orchard Road của Singapore. Máy bay hạ cánh lúc 1 rưỡi chiều, đủ để anh kịp sắm 1 đồng hồ Rolex nạm kim cương, 1 đôi giày Louis Vuitton kiểu dáng mùa hè, 1 thắt lưng nam hiệu Gucci… Danh sách hàng hóa xa xỉ anh mua được trong 90 phút còn dài nhưng cũng vừa vặn thời gian để anh lên máy bay về Hà Nội vào lúc 15 giờ đúng.

Thuê đồ hiệu để… sướng (!)

Với giới thượng lưu, nhà giàu, việc họ bỏ tiền ra để sở hữu những thương hiệu xa xỉ là việc làm trong tầm tay. Còn với những người bình thường, cơ hội sử dụng các mặt hàng xa xỉ là điều không tưởng. Vậy tại sao không thuê một lần khi bạn cần tới nó? Và thế là dịch vụ cho thuê đồ hiệu đã và đang phục vụ không hết khách.

Muốn thuê một món đồ của các thương hiệu đắt giá như Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Dior, Chanel… các khách hàng phải đặt cọc tiền, chứng minh thư và trả tiền thuê hằng ngày bằng 3% giá bán lẻ của sản phẩm đó.

Nhu cầu thuê đồ hiệu để thỏa mãn sự “sang chảnh” của giới trẻ đang rất cao. Các cửa hàng cho thuê này mặc dù có giá trị hàng hóa rất lớn nhưng thường nằm trong ngõ nhỏ ở các khu Chùa Bộc, Nghĩa Tân… Quần, áo, váy và các loại phụ kiện như đồng hồ, giày, túi… của các thương hiệu lớn có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn USD/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Bạn Phương Nga, khách quen của một hàng cho rằng, được sử dụng hàng hiệu để thấy mình đẹp và sang trọng hẳn lên mà chỉ mất có 200.000-400.000 đồng/ngày thì cũng đáng.

Hiện nay, nhiều cửa hàng điện thoại ở khu Cầu Giấy, Hà Nội đang có dịch vụ cho thuê iPhone5 với giá 600.000-800.000 đồng/ngày để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận giới trẻ sính hình thức, thích xài hàng hiệu nhưng không đủ tiền để sắm. Người thuê phải đặt cọc đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc như nếu lỡ máy bị một vết xước nhỏ hoặc bị rơi bể viền thì phải bồi thường tới tiền triệu.

Bạn Huy Khoa, sinh viên một trường ĐH tại Hà Nội, nói:
“Xài đồ xịn để thể hiện đẳng cấp và được bạn bè coi trọng, bỏ gần triệu bạc mà được sở hữu kiệt tác iPhone 5 lấy le vào dịp gì quan trọng nào đó thì cũng đáng tiền”.

Bên cạnh iPhone5, tiền thuê các loại điện thoại khác như các dòng cảm ứng của Nokia, Samsung có giá rẻ hơn, dao động từ 100.000-300.000 đồng/ngày.

Những chiếc xe tay ga đắt tiền và ô tô cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, LX… thì giá cho thuê thường là 500.000 đồng/ngày. Đối với các loại ô tô bình dân như Morning, Vios, Innova… có mức giá cho thuê dao động từ 500.000-1 triệu đồng/ngày. Các loại xe sang trọng hơn như Altis, Camry… có giá từ 2 triệu đồng/ngày.

Những câu chuyện từ sự khát khao được sử dụng hàng hiệu bằng cách đi thuê đã thể hiện rõ căn bệnh sính hình thức, thích chơi trội của giới trẻ. Có phải rằng các bạn không đủ điều kiện để khẳng định thương hiệu, giá trị của bản thân, nên phải thể hiện bằng những món đồ hiệu đi thuê?

Một người hàng hiệu từ đầu tới chân nhưng thiếu sức sống thì chẳng hơn gì một ma-nơ-canh trong cửa hàng thời trang. Giới trẻ cần phải xác định lại rằng ta đầu tư gì cho giá trị bản thân trước khi đầu tư cho bề ngoài? Sự đắt tiền của vẻ bề ngoài không bao giờ thay thế nổi sự kém cỏi của bên trong!

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/khi-ngi-vit-chu-chi-chu-chi.html

--------------/////--------------


Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi.
Tác Giả : Tạ Duy Anh (31-May-2013)


Xahoi – Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.

Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi … Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng:

“Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor… Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng (2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng.

Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào?
- Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012;
- nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận;
- nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô;
- nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng.
- Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông.
- Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn.
- Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc?

Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày…

Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác.

Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng… đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách… biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ.

Liệu có khác gì một thứ quốc nạn ?

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nghch-vit-nam-mt-quc-gia-nh-ch-ri-chi.html


----------------ooooooo---------------

TAM73F
07-27-2013, 04:35 AM
Khi người Việt chịu chơi và chịu chi

Tác Giả : Nhật Nam (11-July-2013)


Trong tình hình kinh tế đầy biến động, các doanh nghiệp đồng thanh kêu khó, nợ xấu gia tăng, bất động sản đông cứng… thì thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn đang là “miền đất hứa” của các nhãn hàng hiệu siêu sang.

Sự đổ bộ của những thương hiệu siêu sang

Vượt qua các tên tuổi lớn trong hàng thời trang thế giới như Louis Vuitton, Versace, Chanel, Hermes trở thành hãng thời trang xa xỉ nhất do Hiệp hội hàng xa xỉ thế giới bầu chọn. Những sản phẩm từ túi xách cho đến quần áo thời trang của Hermes đều là lựa chọn yêu thích của những người nổi tiếng. Năm 2008 cửa hàng Hermes đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ở Hà Nội. Đến nay, cửa hàng này luôn tăng trưởng doanh thu hằng năm từ 20-30%, với các sản phẩm có giá dao động từ 10.000-150.000 USD/sản phẩm…

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường khiến Hermes luôn muốn đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Đầu năm 2013, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp những chiếc túi với thông điệp: “Tôi là người giàu có và đầy quyền lực”.

Bên cạnh Hermes, có một điều đặc biệt là dù thị trường xe hơi hiện nay gần như đóng băng nhưng các dòng xe cao cấp vẫn được ưa chuộng và duy trì được doanh số. Các hãng xe sang như BMW, Mercedes, Audi… đều đạt mức tăng trưởng cao tại Việt Nam, cho thấy xu thế tiêu dùng hàng xa xỉ, đắt tiền của người Việt Nam đang lũy tiến.

Cuối tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội, Rolls-Royce đã chính thức công bố đại lý chính thức của hãng tại Việt Nam. Rolls Royce là một thước đo vị thế xã hội, thể hiện sự tột đỉnh trong văn hóa tiêu dùng ngay tại những đất nước phát triển nhất. Tại khu vực châu Á, Hà Nội là thành phố thứ 22 mà Rolls-Royce có mặt. Lựa chọn Hà Nội là nơi đầu tiên đặt tổng hành dinh, Rolls-Royce đã thể hiện định hướng trước mắt tập trung vào thị trường phía Bắc.

Ở một đất nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức 1.400 USD/năm, việc hãng xe hơi siêu xa xỉ có giá từ 1,2-1,7 triệu USD/chiếc đặt đại lý đã chứng tỏ tiềm năng thực sự của thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam.

Độ chịu chơi và chịu chi của người Việt đã khiến cho các thương hiệu danh tiếng thế giới phải để mắt đến thị trường mới nổi này.

Ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Regal Motor Cars, đơn vị phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam, cho biết ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, phân khúc khách hàng của Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ là những người thành đạt trong các lĩnh vực và ngành nghề mà họ đại diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng thưởng riêng cho bản thân một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.

Tuy nhiên, lạc quan về thị trường trong nước, ông Minh tin rằng trong năm 2013 và 2014, mức độ tăng trưởng về sản lượng bán Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.
Các “tín đồ” hàng hiệu không chỉ dừng ở các cửa hàng trong nước mà họ sẵn sàng đầu tư một chuyến xuất ngoại để mua sắm thỏa thích. Bên cạnh việc các “sao” trong giới showbiz lên báo khoe sang nước này, nước khác để sắm sanh đồ hiệu thì một thực tế trong giới “nhà giàu” Việt Nam là họ luôn đi máy bay như “đi chợ” để lùng mua những thứ đồ mà mình thích ở các thiên đường mua sắm như Hong Kong, Singapore hay các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Anh Q.C, một doanh nhân trung tuổi, vừa có chuyến mua sắm kéo dài 1 tiếng rưỡi ở khu phố hàng hiệu Orchard Road của Singapore. Máy bay hạ cánh lúc 1 rưỡi chiều, đủ để anh kịp sắm 1 đồng hồ Rolex nạm kim cương, 1 đôi giày Louis Vuitton kiểu dáng mùa hè, 1 thắt lưng nam hiệu Gucci… Danh sách hàng hóa xa xỉ anh mua được trong 90 phút còn dài nhưng cũng vừa vặn thời gian để anh lên máy bay về Hà Nội vào lúc 15 giờ đúng.

Thuê đồ hiệu để… sướng (!)

Với giới thượng lưu, nhà giàu, việc họ bỏ tiền ra để sở hữu những thương hiệu xa xỉ là việc làm trong tầm tay. Còn với những người bình thường, cơ hội sử dụng các mặt hàng xa xỉ là điều không tưởng. Vậy tại sao không thuê một lần khi bạn cần tới nó? Và thế là dịch vụ cho thuê đồ hiệu đã và đang phục vụ không hết khách.

Muốn thuê một món đồ của các thương hiệu đắt giá như Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Dior, Chanel… các khách hàng phải đặt cọc tiền, chứng minh thư và trả tiền thuê hằng ngày bằng 3% giá bán lẻ của sản phẩm đó.

Nhu cầu thuê đồ hiệu để thỏa mãn sự “sang chảnh” của giới trẻ đang rất cao. Các cửa hàng cho thuê này mặc dù có giá trị hàng hóa rất lớn nhưng thường nằm trong ngõ nhỏ ở các khu Chùa Bộc, Nghĩa Tân… Quần, áo, váy và các loại phụ kiện như đồng hồ, giày, túi… của các thương hiệu lớn có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn USD/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Bạn Phương Nga, khách quen của một hàng cho rằng, được sử dụng hàng hiệu để thấy mình đẹp và sang trọng hẳn lên mà chỉ mất có 200.000-400.000 đồng/ngày thì cũng đáng.

Hiện nay, nhiều cửa hàng điện thoại ở khu Cầu Giấy, Hà Nội đang có dịch vụ cho thuê iPhone5 với giá 600.000-800.000 đồng/ngày để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận giới trẻ sính hình thức, thích xài hàng hiệu nhưng không đủ tiền để sắm. Người thuê phải đặt cọc đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc như nếu lỡ máy bị một vết xước nhỏ hoặc bị rơi bể viền thì phải bồi thường tới tiền triệu.

Bạn Huy Khoa, sinh viên một trường ĐH tại Hà Nội, nói:
“Xài đồ xịn để thể hiện đẳng cấp và được bạn bè coi trọng, bỏ gần triệu bạc mà được sở hữu kiệt tác iPhone 5 lấy le vào dịp gì quan trọng nào đó thì cũng đáng tiền”.

Bên cạnh iPhone5, tiền thuê các loại điện thoại khác như các dòng cảm ứng của Nokia, Samsung có giá rẻ hơn, dao động từ 100.000-300.000 đồng/ngày.

Những chiếc xe tay ga đắt tiền và ô tô cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, LX… thì giá cho thuê thường là 500.000 đồng/ngày. Đối với các loại ô tô bình dân như Morning, Vios, Innova… có mức giá cho thuê dao động từ 500.000-1 triệu đồng/ngày. Các loại xe sang trọng hơn như Altis, Camry… có giá từ 2 triệu đồng/ngày.

Những câu chuyện từ sự khát khao được sử dụng hàng hiệu bằng cách đi thuê đã thể hiện rõ căn bệnh sính hình thức, thích chơi trội của giới trẻ. Có phải rằng các bạn không đủ điều kiện để khẳng định thương hiệu, giá trị của bản thân, nên phải thể hiện bằng những món đồ hiệu đi thuê?

Một người hàng hiệu từ đầu tới chân nhưng thiếu sức sống thì chẳng hơn gì một ma-nơ-canh trong cửa hàng thời trang. Giới trẻ cần phải xác định lại rằng ta đầu tư gì cho giá trị bản thân trước khi đầu tư cho bề ngoài? Sự đắt tiền của vẻ bề ngoài không bao giờ thay thế nổi sự kém cỏi của bên trong!

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/khi-ngi-vit-chu-chi-chu-chi.html

--------------/////--------------


Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi.
Tác Giả : Tạ Duy Anh (31-May-2013)


Xahoi – Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.

Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi … Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng:

“Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor… Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng (2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng.

Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào?
- Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012;
- nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận;
- nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô;
- nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng.
- Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông.
- Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn.
- Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc?

Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày…

Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác.

Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng… đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách… biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ.

Liệu có khác gì một thứ quốc nạn ?

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nghch-vit-nam-mt-quc-gia-nh-ch-ri-chi.html


----------------ooooooo---------------

TAM73F
08-14-2013, 02:04 PM
Thủ tướng Dũng có cứu vãn được kinh tế Việt Nam ?

bởi Phạm Chí Dũng

Chỉ trong khoảng thời gian thoi đưa gần ba năm - từ 2011 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã sa chân vào cửa tử với hố đen khủng hoảng há rộng chực chờ. Chưa bao giờ trong lịch sử của thể chế đương đại, các nhóm lợi ích lại lộ hình tác quái ghê gớm và “quyết tâm” đến thế.

Tiêu biểu cho hoạt động lợi ích nhóm là ba thể loại chủ chốt: nhóm lợi ích đầu cơ như vàng, chứng khoán, bất động sản và một bộ phận ngân hàng; nhóm lợi ích độc quyền như xăng dầu, điện lực; nhóm lợi ích “sự nghiệp kinh doanh” như Vinashin, Vinalines…

Trong một lần quá hiếm hoi bên lề phải, tờ Văn hóa Nghệ An mới đây đã rút tít: “Các nhóm lợi ích, đừng nấp áo Nhân Dân để phục kích Nhân Dân”.

Chỉ sau tiếng chuông báo động réo vang thảng thốt từ tuyệt đại đa số tầng lớp thu nhập thấp và trung bình của xã hội, một bộ phận nho nhỏ trong chính giới mới âm thầm thừa nhận hiện trạng kinh tế đã bị thao túng bởi những nhóm lợi ích “vô hình” nào đó, cũng như tình hình kinh tế “không quá lạc quan”.

GDP là một trong những thông số tiêu biểu cho nỗi cám cảnh chưa có nơi nương tựa ấy.

GDP “suy thoái tư tưởng”

Nếu vào các năm 2009 - 2011, chỉ số GDP còn đạt ở mức “quyết tâm” của Bộ chính trị, Chính phủ và Quốc hội là 9-9,5%, thì những năm sau đó, quyết tâm này cũng bị suy thoái một cách không thể duy ý chí hơn.

Đến cuối năm 2011, hầu hết mọi người đều nhận ra là nền kinh tế đã quá khó khăn, con số phá sản của doanh nghiệp đã lên đến ít nhất 50.000. Không còn cách nào khác, người ta buộc phải thừa nhận GDP “năm sau sẽ không bằng năm trước”.

Tuy nhiên, đến lúc này và khác hẳn với năm 2009, đã không còn một gói kích cầu nào đủ lớn. Tiền chạy đâu hết rồi? Không người dân nào biết. Chỉ biết rằng Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn nắm giữ huyết mạch kinh tế của đất nước và vẫn ung dung hưởng thụ núi lợi nhuận tích lũy của họ, trong khi số doanh nghiệp “tử trận” đã lên đến ít nhất 100.000, theo con số báo cáo chính thức của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.

Trong thực tế, con số phá sản và giải thể của doanh nghiệp có thể còn lớn hơn khá nhiều. Một ước tính của giới chuyên gia, xuất phát từ tình trạng có đến 200.000 doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế, đã ước tỷ lệ phải ngưng hoạt động của doanh nghiệp có thể chiếm đến 1/3 trên tổng số gần 600.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

1/3 cũng là một khả năng có thể xảy ra đối với hiện trạng thất nghiệp toàn phần và có nguy cơ thất nghiệp ở Việt Nam, cho dù báo cáo của Bộ lao động, thương binh và xã hội chỉ luôn thừa nhận tỷ lệ này khoảng 2%.

Nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu hình dạng lõm toàn phần, khi công tác điều hành “linh hoạt và uyển chuyển” đối với nó đã phạm nhiều sai lầm và còn liên quan đến cả những nhóm lợi ích và nhóm thân hữu.

Nhưng thế đi xuống theo dạng parabol lõm của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phản ánh toàn bộ thực trạng, bởi hoạt động thống kê số liệu ở Việt Nam là rất đáng bị hoài nghi về mức độ trung thực và tính minh bạch.

Giả số liệu?

Vào năm 2012, Quốc hội đã phải chấp nhận tỷ lệ tăng trưởng GDP dừng ở mức “khiêm tốn” là 6 – 6,5%; còn vào năm 2013 là khoảng 5%. Nhưng như vậy vẫn là quá triển vọng, nếu so với mặt bằng tăng trưởng GDP bình quân của nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp; và ngay cả đầu tàu kinh tế châu Âu là Đức cũng chỉ khoảng 2,5-3% - một kết quả được xem là đáng mừng trong thời buổi suy thoái và luôn chực chờ nguy cơ khủng hoảng kép.

Một số chuyên gia kinh tế độc lập có hàm lượng phản biện cao của Việt Nam như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A và sau này có cả chuyên gia đương chức Trần Đình Thiên đã nêu nhiều dẫn chứng cho thấy thực tế chỉ số thực về GDP ở Việt Nam không tăng đến mức như báo cáo, và nếu có như báo cáo thì chỉ là bản sao của cái gọi là “mức tăng trưởng 7-8% của GDP” Trung Quốc mà thôi. Hiện trạng này cũng gần tương tự như việc giáo sư Lang Hàm Bình – một chuyên gia phản biện độc lập của Trường đại học Hồng Kông – đã cho rằng những số liệu về GDP và lạm phát ở Trung Quốc đều là giả.

Vào giữa năm 2013, một chuyên gia phương Tây cũng cho rằng về thực chất, GDP của Trung Quốc chỉ vào khoảng 3,7% chứ không phải gần 8% như con số được công bố hiện thời. Còn trước đó, chuyên gia phản biện Vũ Quang Việt đã tính toán GDP của Trung Quốc chỉ vào khoảng 1-2%.

Kinh tế Trung Quốc và kinh tế Việt Nam lại có nhiều nét đặc biệt giống nhau – trong quá khứ, hiện tồn và có thể cả về tương lai. Nếu căn cứ vào độ chênh giữa số thực tế và số báo cáo của Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam đang không phải tăng trưởng đến 5% hay 5,5%, mà thực chất chỉ nhỉnh hơn 0% một chút.

“Thập kỷ mất mát”?

Vậy Việt Nam còn gì để hy vọng?

Điều có thể an ủi là không phải đồ thị kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ lao dốc một cách thẳng thừng và liên tục. Theo quy luật thường thấy, hình thể parabol lõm thường làm nên một giai đoạn hồi phục nhẹ, trở thành parabol lồi – hiện tượng có thể xảy ra vào hai năm 2013 – 2014, bắt đầu từ việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước bắt buộc phải thúc đẩy hạ các loại lãi suất và bơm tiền cho nền kinh tế. Tiền được bơm ra càng nhiều, nền kinh tế sẽ càng nhanh phục hồi.

Tuy nhiên, từ khái niệm phục hồi này đến yêu cầu về một nền kinh tế phát triển bền vững vẫn còn một khoảng cách rất xa, hoặc gần như ảo tưởng. “Tiền được đẩy ra nhiều nhất trong một thời gian ngắn nhất” vẫn là bài học đắng ngắt của hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010.

Bởi sau giai đoạn phục hồi tạm bợ 2013 - 2014, nếu huyết mạch kinh tế Việt Nam không được gia cố các mao mạch, nó sẽ tiếp tục lao dốc. Liên quan đến hình ảnh này, có thể kiểm nghiệm lại đồ thị lao dốc của nền kinh tế Mỹ và chỉ số chứng khoán Dow Jones vào nửa cuối năm 2008 để có thể xác nghiệm một bài học rất cận kề cho nền kinh tế Việt Nam.

Hoặc xa hơn nữa nhưng lại có vẻ ngày càng gần gũi với Việt Nam, đó là cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1932 ở Hoa Kỳ, khi chỉ số Dow Jones mất đến 90% và tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20%.

Nếu kịch bản khủng hoảng tài chính 1997 ở vùng Đông Nam Á tái hiện ở Việt Nam, cuộc Suy thoái năm 2008 tại quốc gia hình chữ S chắc chắn mới chỉ là bước dạo đầu của “Thời kỳ mất mát”.

Cần nhắc lại, khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam phục hồi phần nào vào năm 2009, một số chuyên gia đã vội vã cho đó là hình dạng hồi phục chữ V của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng thực ra đã chẳng có chữ V nào hết. Ngoại trừ thị trường vàng vẫn còn giữ giá cao nhưng thanh khoản lại sụt giảm đến mức báo động, ẩn dụ được dành cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là “chết lâm sàng”.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, mới đây đã nhận định: nền kinh tế đã rơi xuống đáy và đang ở đáy chữ U. Việc thoát khỏi đáy rất khó khăn do thiếu điểm tựa và sức mạnh. Nếu không có đột phá thì tình trạng đáy chữ U cứ kéo dài ra mãi là khó tránh khỏi.

Vì sao thế? Có lẽ đúng như nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét, lấy mốc từ năm 1991, chưa bao giờ tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam lại xấu như hiện nay. Không thể nói khác hơn là một cuộc suy thoái đang trở lại. Hoặc chính xác hơn, đây có thể là một cuộc khủng hoảng được dạo nhịp đầu tiên của nó.

Chữ L?

IMF vẫn đang cảnh báo nước Mỹ có thể rơi vào một “thập kỷ mất mát” như người Nhật đã từng bị như thế vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Còn ở Việt Nam, “Thời kỳ mất mát” có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí rất nhiều năm, sau chuỗi tăng trưởng quá nóng trong suốt 20 năm – từ 1991 đến 2011.

Thực tế cho đến nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo nên cơn dư chấn ở Việt Nam dài đến 5 năm. Nhưng ngay tại thời điểm này, có lẽ nhiều người nhận ra rằng 5 năm chưa phải màn cuối của vở bi kịch. Trong khi, những năm tiếp theo với tình thế khó khăn, hoặc còn lâu hơn thế, là một khả năng “trong tầm tay”. Khi đó, “Thập kỷ mất mát” có thể ứng nghiệm với trường hợp Việt Nam.

Cho tới giờ, đã có thể nhận ra đường biểu diễn vận động của nền kinh tế Việt Nam từ giai đoạn 2006-2007 đến nay nghiêng về hình thể L hơn là sự phục hồi tự tin của chữ V hay chậm chạp nhưng bền vững của chữ U.

Gần như chắc chắn, L là sắc thái không thể tránh được cho một thời kỳ ngưng trệ và lộn xộn mới về kinh tế - chính trị ở đất nước này.

Và có thể, biểu đồ lao dốc của nền kinh tế Việt Nam chỉ dừng lại vào năm 2016 - 2017, tức đến lúc đó nền kinh tế mới thật sự nhìn ra cái đáy của chính nó.

Dự báo trên liệu có quá bi quan? Biết làm sao được, tất cả đang lệ thuộc quá nhiều vào cái hiện tồn chưa có lối ra hiện nay.

Kinh tế lại phụ thuộc rất nhiều vào những biến động chính trị. Dĩ nhiên, ai cũng biết chính trị có ổn định thì kinh tế mới phát triển. Còn không thì ngược lại…

Chính phủ và thủ tướng?

Điều bất hạnh cho Việt Nam là quốc gia này đã không thể có một tổng thống Mỹ đầy quyết tâm như Barak Obama – một quyết tâm đầy trong sáng, người đã giữ nguyên mức chi an sinh xã hội và y tế dù vào thời kỳ đầy khó khăn; và cũng không có được một Bernanke của Cục dự trữ liên bang – người có đủ tài và tâm điều hành chính sách tài chính.

Điều bất hạnh hơn là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái gần như toàn diện, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và lòng dân quá bất an cùng bất mãn, các nhóm lợi ích lại vẫn tồn tại một cách đầy thách thức và trở thành những ông vua không ngai trên đầu dân nghèo.

Một nghiên cứu ở Mỹ đã so sánh chu kỳ hoạt động của động đất với chu kỳ của những cơn “địa chấn” về chính trị trong chính trường nước Mỹ. Có thể ở Việt Nam, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng gần tương tự. Điều chắc chắn thấy rõ từ năm 2007 đến nay là đồ thị đi xuống của kinh tế, nhưng không hẳn là parabol lõm, mà có thể được xen kẽ bởi một giai đoạn lao dốc.

Cần đặc biệt lưu ý, đồ thị lòng dân và niềm tin chính trị cũng có thể biến diễn như thế.
Vậy ai có thể cứu vãn được nền kinh tế khốn khổ đang lao dốc này?

Với gần như toàn bộ quyền lực hành pháp trong tay, đáp án cho câu hỏi trên chỉ thuộc về chính phủ và những cá nhân lãnh đạo nó.

Vậy những công việc còn lại mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể làm là gì?

Ít ra, chính phủ của ông cần có một gương mặt mới trong một khung cảnh mới - một không gian mà công dân và đặc biệt là người nghèo có thể phục hồi phần nào sinh khí đối với niềm tin chính thể. Tất cả nhằm làm nhòa nhạt một dĩ vãng điều hành kinh tế - xã hội bị xem là thất bại với quá nhiều hậu quả và lợi ích nhóm.

Trong sâu xa, lòng dân và nhiệt huyết cống hiến dân tộc của công dân vẫn còn nguyên đó, chưa hề mất mát, chỉ là chưa ai biết cách khơi dậy tính đồng nguyên của nó mà thôi.

Những lối thoát cho kinh tế Việt Nam cũng vẫn còn nguyên giá trị, từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Tổ chức thương mại thế giới đến tương lai có thể hứa hẹn cho Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trong đó không thể bác bỏ hơi ấm từ bàn tay người Mỹ – tất cả vẫn còn chừa ra một cơ hội cho chính thể và những chính khách không lạc hậu với thời cuộc.

Uy tín và chỗ đứng của những người lãnh đạo cao nhất của chính phủ cũng vẫn còn cơ may giành lại chỗ đứng trong lòng dân, nếu họ nhận ra rằng đã đến lúc bức thiết phải kiên định gạt bỏ những quan chức không làm được việc, vô trách nhiệm và quá thiên về quyền lợi tư hữu mà có thể khiến cho nhân dân tràn uất phẫn nộ rồi gầm thét phủ nhận tất cả.

Phạm Chí Đũng

Ghi Chú:

**Tác giả đã không được phép tham dự buổi hội thảo về KT VN đang diễn ra ở Singapore **.


Theo thiện ý , bàn chơi :

VN thì có 1 số đặc thù như sau:
1. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được hưởng lợi từ những gói kích cầu. Hiệu quả của các công ty nhà nước ra sao thì miễn bàn.
2. Con buôn ở VN không đếm xỉa gì đến salary cycle ( bên Mỷ là 3 năm )... Cứ thấy chính phủ in tiền là mau mau tăng giá. Hai điều này mình đã trông thấy vào 2 năm vừa qua. Mọi thứ đều tăng đến chóng mặt.
3. Khác với Mỹ, khi lãi xuất xuống,người dân cũng được hưởng lơi qua việc mortgage refinance. Ở VN, các gói kích cầu không bao giờ đến tận tay dân thường.
Do đó, làm sao mà tránh khỏi một đợt lạm phát nữa?

TAM73F
08-14-2013, 02:46 PM
----------------------000000000000----------------------


“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.


Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.

Lý Tư tấu: “Thần xin rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư, sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.

Năm 212 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Đốt sách, chôn Nho là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần Thủy Hoàng. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân loại lên án.

Trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh đốt sách không thể nào xóa sạch những tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần con người. Như vậy, việc đốt sách thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong muốn.

***

Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.

Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.



Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!



Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.



***

Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.

Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.





Xuống đường Bài trừ Văn hóa Đồi trụy & Phản động trong thời điêu linh



Đội ngũ những người cầm bút miền Nam phải nói là rất đông và bao gồm nhiều lãnh vực. Về triết học phương Tây có Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan… Triết Đông có Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Nhất Hạnh…

Phần biên khảo có Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm...

Về thi ca có Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê.... Phê bình văn học có Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh...

Đông đảo nhất là văn chương với Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh...

Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.

Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có phản ứng quyết liệt. Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:

“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.

Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan mắt nhung, Kinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên phải lên giàn hỏa.





Năm 1975, Duyên Anh (Vũ Mộng Long) bị chính quyền mới coi như ‘một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của miền Nam’ với hơn 50 tác phẩm văn chương, trong đó nổi bật có Luật hè phố, Dzũng Đakao, Điệu ru nước mắt, Vẻ buồn tỉnh lỵ, Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy. Chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung.







Vượt biển sang Pháp, Duyên Anh tiếp tục viết và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó có Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư Đại học Sorbonne, coi Duyên Anh là ‘nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia’.



Đầu năm 1997, Duyên Anh từ trần tại Pháp. Dù muốn dù không, nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến tác giả của truyện ngắn đọc đến mủi lòng, có tựa đề là Con sáo của em tôi đăng trên Chỉ Đạo năm 1956. Những truyện ngắn, truyện dài thật trong sáng của tuổi ô mai như Dưới dàn hoa thiên lý hoặc du côn du đãng như Dzũng Dakao… Tất cả lần lượt được hóa kiếp bằng ngọn lửa.





Trong cuốn Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng xuất bản sau năm 1975 có đoạn viết:







“… Một số người như Duyên Anh, Nhã Ca… chấp nhận chủ nghĩa chống Cộng với một thái độ hoàn toàn tự nguyện. Nhưng nếu xét gốc rễ thái độ thù địch của họ đối với cách mạng, thái độ đó có nguyên nhân ở sự tác động của chủ nghĩa thực dân mới. Họ vừa là kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Nhưng nếu xét đến cùng họ cũng vừa là một nạn nhân của đường lối xâm lược tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.







Dù xét dưới tác động nào, hoạt động chống Cộng bằng văn nghệ của đội ngũ những cây bút này cũng là những hoạt động có ý thức. Ý thức đó biểu hiệu trước hết trong thái độ chấp nhận trật tự xã hội thực dân mới, chống lại một cách điên cuồng chủ nghĩa Cộng Sản...







Họ cho văn nghệ là sự chọn lựa một phạm vi hoạt động, một phương tiện để đạt mục đích và tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho chế độ. Thái độ tự nguyện của họ cũng đã có nhiều người tự nói ra. Vũ Hoàng Chương tự ví mình là ‘viên gạch để xây bức tường thành ngăn sóng đỏ’, Doãn Quốc Sĩ coi mình như một ‘viên kim cương, răng Cộng Sản không sao nhá được’...”



Trong vụ án được mệnh danh là Nhũng tên Biệt kích Cầm bút năm 1986, một số nhà văn ra tòa tại Sài Gòn với tội ‘gián điệp’. Chính quyền mới muốn dựng một vụ án điển hình để đe dọa các nhà văn miềnNam nhưng bất thành vì áp lực từ bên ngoài. Theo kịch bản được dàn dựng, họ muốn xử Doãn Quốc Sĩ mức án tử hình hay chung thân, Hoàng Hải Thủy (từ chung thân đến 20 năm), Dương Hùng Cường (18 năm), Lý Thụy Ý (15 năm), Nguyễn Thị Nhạn (12 năm), Hiếu Chân Nguyễn Hoạt (10 năm) và Khuất Duy Trác cùng Trần Ngọc Tự (8 năm).

Tính ra Hoàng Hải Thủy (còn có bút danh Công tử Hà Đông, Con trai bà Cả Đọi…) ngồi tù ngót nghét 10 năm sau đó tìm đường vượt biên sang Mỹ. Tác phẩm của ông gồm đủ thể loại: tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên các báo, truyện phóng tác, bình luận, phiếm luận… Bây giờ tuy đã già nhưng vẫn còn viết rất hăng ở Rừng Phong (Virginia) trên blog http://hoanghaithuy.wordpress.com/.

Những nhà văn như Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long thường sinh sống bằng nghề viết báo bên cạnh việc viết văn. Trong lãnh vực báo chí, Sài Gòn vẫn được coi là trung tâm của báo chí với những nhật báo lớn đã xuất hiện từ lâu như tờ Thần Chung (sau đổi thành Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai), Sài Gòn Mới của bà Bút Trà… Khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến là Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Hoạt động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng 12/1963, ở Sài Gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.





Nhật báo Tiếng Chuông



Một đặc điểm của văn học miền Nam là việc hình thành các nhóm văn học. Nhóm Quan Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ. Quan Điểm (cũng là tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ điều hành) được người đương thời gọi là nhóm ‘trí thức tiểu tư sản’, bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước sau hiệp định Genève, thường có những nhân vật mang nỗi hoang mang, trăn trở của người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng ngoài thời cuộc?

Theo Trần Thanh Hiệp, nhóm Sáng Tạo là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954, gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp. Di cư vào Sài Gòn, họ tiếp tục hoạt động văn nghệ với tuần báo Dân Chủ (do Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách), rồi tờ Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo). Sau đó Mai Thảo gia nhập nhóm với truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, rồi đến Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại.

Trên tạp chí Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên người ta còn thấy Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn. Sáng Tạo số đầu ra tháng 10/1956 và tạm ngưng ở số 27 (tháng 12/58). Sáng Tạo bộ mới chỉ đến số 7 (tháng 3/62).





Tạp chí Sáng Tạo (1958)



Nhóm Bách Khoa ra đời tháng 1/1957 và sống đến ngày Sài Gòn sụp đổ. Bách Khoa là nguyệt san văn học nghệ thuật có tuổi thọ dài nhất với 426 số. Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang điều hành trong những năm đầu. Đến 1963, khi Ngô Đình Diệm đổ, Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị tù, nên giao hẳn cho Lê Ngộ Châu.

Bách Khoa quy tụ được nhiều tầng lớp nhà văn khác nhau thuộc mọi lứa tuổi. Những cây bút nổi tiếng cộng tác thường xuyên với Bách Khoa là Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngu Ý, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Đoàn Thêm, Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc.... Theo Võ Phiến, trong thời kỳ cực thịnh, tức là khoảng 1959-1963, mỗi số Bách Khoa bán được 4500 đến 5000 bản.





Tạp chí Bách Khoa (1962)



Đắt khách nhất là tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng, ra đời ngày 1/1964 và sống đến 1975. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm đầu, đến 1974 chuyển lại cho Mai Thảo. Văn cũng quy tụ được nhiều nhà văn ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều khuynh hướng, từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh Côn, Bình Nguyên Lộc... Văn đặc biệt quan tâm đến việc dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài. Trần Phong Giao cũng là một dịch giả nổi tiếng, còn có thêm Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và viết về những phong trào văn học đang thịnh hành ở Pháp.





Tạp chí Văn



Tạp chí Văn hoá Ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh tiếp tục chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều hướng Văn hoá Ngày nay.

Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học, xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sinh viên và trí thức.

Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương, cho biết: “Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt”.

Đa số các nhà văn miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy...). Các nhà văn gốc miền Trung xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...





Nhật báo Tiền Tuyến



Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu; khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù khi đó đảng Cộng Sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng trên Tin Văn hay hiện diện trong tổ chức Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.

Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị rõ rệt, họ thuần túy làm văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng. Những tờ về nghệ thuật hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang...

Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: “Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức...”

Những nhà văn trẻ đã trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn chính trị-xã hội, chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến họ vì bị động viên hay quân dịch... Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của những đàn anh viết từ trước 1963… Thơ văn giới trẻ viết sau 1963 thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu.

Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả bao gồm nhiều thành phần trong khi các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh, Chu Tử, Thanh Nam... đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp, thậm chí nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng.

Nguyễn Hiến Lê trong 30 năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 1975, và 20 cuốn thời gian sau đó. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 1975, trong những công trình sau 1975, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo... cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng và đó là cái giá mà nhà văn phải trả.

Về đối tượng độc giả, có thể nói, lớp trẻ ‘bụi đời’ thích đọc Duyên Anh, lớp sống vũ bão thích Chu Tử. Phụ nữ thích Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca vì họ phản ảnh đời sống người phụ nữ tân tiến. Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng. Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Tuy nhiên, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả đòi hỏi người đọc một trình độ trí thức cao. Quần chúng bình dân thích Lê Xuyên, Tùng Long... Học sinh trường Tây đọc văn chương ngoại quốc qua tiếng Pháp, tiếng Anh. Học sinh trường Việt đọc các tác phẩm ngoại quốc qua bản dịch hoặc phóng tác.





Nhà văn Chu Tử qua Vũ Uyên Giang



Bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng xuất bản sau năm 1975 có đề cập tới 53 ‘văn gia’ của VNCH, mỗi người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Trung là ‘nhà văn nhập cuộc’, Cao Xuân Hạo ‘nhà lập thuyết ngữ học’, Nguyễn Ngọc Lan ‘nhà văn Công giáo, nhà báo dấn thân’, Thanh Việt Thanh (?) ‘nhà văn cần cù’, Thế Uyên ‘nhà văn nhập cuộc’, Viên Linh ‘hoàng đế’, ‘nhà độc tài' văn học’ (!?), Hồ Trường An ‘dược sĩ (?), nhà văn’…

Những nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ được khoác cho cái nhãn ‘nhà văn nữ giầu tình dục’, Túy Hồng ‘nữ văn sĩ giầu tính nhục cảm’, Nguyễn Thị Hoàng ‘nhà văn trẻ của tình lụy’, Thu Vân (?) ‘nhà văn dùng tính dục để giải quyết vấn đề’…





Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ dưới mắt họa sĩ Chóe








Nhà văn Túy Hồng dưới mắt họa sĩ Chóe








Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng dưới mắt họa sĩ Chóe



Một điều không ai có thể phủ nhận là miền Nam trước khi có chiến dịch đốt sách năm 1975 rất phong phú về sách báo, từ sáng tác đến dịch thuật, từ chính luận đến phiếm luận. Điều chắc chắn là trong số các tác phẩm đó ‘có vàng’ nhưng cũng ‘có thau’. Người đọc đủ sáng suốt để lọc ra những gì với họ là tinh túy để giữ lại, hoặc dấu nếu cần.

Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật trình. Người bình dân miền Nam có truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 miền Nam đã là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học.

Miền Nam vào những thập niên 60-70 lại có hiện tượng giao thoa giữa hai nền văn hóa Pháp và Mỹ với sự du nhập ồ ạt của các loại sách Livre de poche của Pháp và các loại sách soft cover của Mỹ. Giá sách nói chung tương đối rẻ vì mục đích chính là phổ biến văn hóa, thương mại chỉ là phụ.

Người đọc có thể tìm loại sách IC (Information & Culture) dưới hình thức sách bỏ túi (Livre de Poche) của Pháp bày bán tại các nhà sách Sài Gòn trước 1975 một cách dễ dàng. Nếu có chút vốn liếng về tiếng Pháp, người ta có thể tìm đọc những tác phẩm cổ điển của Platon, Homère hoặc các tác phẩm đương đại của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Saint Exupéry, Francoise Sagan…

Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Theo giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, “Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam nằm trong vùng ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ, theo gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối sống, ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ, nhưng ở thượng tầng thì chưa”.

Hoa Kỳ thành lập cơ quan thông tin-văn hóa JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office) và tạp chí Thế giới Tự do được phát hành miễn phí cho mục đích tuyên truyền. Đây là báo ảnh, được in ấn bằng phương tiện tối tân nên rất hấp dẫn người đọc.

Cũng có một nguồn cung cấp sách tiếng Anh hoàn toàn miễn phí nhưng rất ít người biết để đem về kệ sách riêng của mình. Đó là sách của Asia Foundation (Cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu) một tổ chức phi mậu dịch, tặng không cho người đọc là quân nhân, công chức với số lượng hạn chế mỗi lần 5 quyển cách nhau 3 tháng.

Tôi là ‘khách hàng’ thường xuyên của Asia Foundation. Sách của Asia Foundation là loại sách viện trợ thuộc đủ mọi lĩnh vực, trên sách có đóng dấu bằng 2 thứ tiếng “Not for sale” và “Xin đừng bán”. Nếu gặp may, bạn có thể gặp những sách thuộc loại ‘quý, hiếm’.

Tôi còn giữ được một bộ 2 cuốn World Masterpieces (dày khoảng 3000 trang in lại những kiệt tác văn chương của thế giới qua các thời kỳ như Iliad của Homer, Don Quixote của Miguel de Cervantes,Hamlet của William Shakespeare, Thoughts (Les Pensées) của Blaise Pascal, Faust của Von Goethe,The Death of Iván Ilyich của Leo Tolstoy, Theseus (Thésée) của Andre Gide, Remembrance of Things Past của Marcel Proust, No Exit của Jean-Paul Sartre…





Sách do Asia Foundation tặng



Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này. Hơn nữa, tên tuổi và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng ở miền Nam đã xuất hiện khá nhiều trên Internet. Sau 1975, Từ điển văn học bộ mớicũng được phép in một số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng...

Chỉ tiếc một điều là một số sách báo xưa đã biến mất sau đại họa 1975 và chỉ còn lưu giữ rất hạn chế tại các thư viện tại hải ngoại dưới hình thức microfilm. Rồi người ta cũng quên đi ‘bữa tiệc BBQ’ nhưng vấn đề là những thế hệ sau này sẽ mất hẳn sợi dây liên lạc bằng sách báo với quá khứ.

Kết thúc bài viết này, tác giả xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học:

Năm nay đào lại nở

Không thấy sách báo xưa

Ngọn lửa nào năm cũ

Lạc về đâu bây giờ?

http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/gop-nhat-buon-vui-thoi-ieu-linh-ot-sach.html


---------------00000000-------------

Chuyện Tức Cười Ở Nông Thôn.

Văn Quang


Thật ra thì phải gọi là chuyện “tức” và chuyện “cười” ở nông thôn, bởi đây là hai thứ chuyện hoàn toàn khác nhau xảy ra ở nông thôn VN ngày nay. Một chuyện đọc để “tức” và một chuyện để bạn đọc “cười” cho… hạ hỏa.

Bạn đã từng biết đến những chiêu lừa gạt của bọn bất lương mượn oai quen biết với cơ quan này, cơ quan khác, nhân danh con ông nọ cháu bà kia, có họ hàng hang hốc với những vị vai vế tầm cỡ và ngày nào cũng có tin những nạn nhân bị lừa và bị bắt. Chạy án từ 5-10 năm xuống 2-3 năm hoặc nhận cái án treo cũng mất vài trăm triệu hoặc nặng hơn thì không dưới vài tỉ đồng. Chạy vào trường CA, chạy vào cơ quan nhà nước, chạy để được đi lao động ở nước ngoài, thậm chí chạy để được đi làm “ô sin.” Đủ kiểu chạy và hầu như rất nhiều vụ trót lọt đúng như giao ước, chẳng ai biết đó là đâu, chỉ những vụ “đổ bể” mới xảy ra tai tiếng mà thôi. Câu hỏi đặt ra là nếu không thật sự có những vụ “chạy chọt” thành công thì bọn lừa đảo làm sao có đất sống?

Chuyện chạy chọt không còn là chuyện lạ. Bất kể chuyện gì có quyền lợi là có chạy chọt, bất kể ai vi phạm pháp luật kiểu nào cũng có thể chạy theo kiểu đó. Dường như mọi con đường đã thành thói quen, thành “tiền lệ,” thành “tập quán,” thành “mẫu số chung.” Có thể tra cứu như kiểu hỏi Google là ra tuốt.

Mày ăn cắp bị bắt quả tang hả? Chạy theo đường này, từ ông A tới sở B, đến cơ quan C.

Mày bị tố ăn hối lộ hả? Chạy theo kiểu này, đi từ cơ quan đến sếp, từ sếp đến huyện, từ huyện đến tòa.

Thậm chí một bà từ nước ngoài về VN bị giật túi xách trong đó có nhiều giấy tờ và khoảng vài ngàn USD. Bà đang lo sốt vó thì được chỉ cách gặp “đại ca X” ở Đa-kao, sau đó có thể ra phường nhận lại cái bóp đã mất mà chỉ tốn có 1/4 số tiền bị mất.

Cái gì cũng có “đường chạy” và cái giá của nó hết, bạn khỏi lo!

Còn một kiểu chạy nữa cũng “ngon ăn” không kém, đó là chạy “dự án” đôi bên cùng có lợi, không anh nào mất đồng xu teng nào cả. Chỉ có lợi nhiều hay lợi ít mà thôi. Còn quốc gia có mang tiếng một tí thì cũng chẳng ăn thua gì tới mình. Xin chứng minh cụ thể.

Xã nghèo bị xẻo 40% vốn ODA xây dựng trường học và đường sá

Năm 2009 - 2010, Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ không hoàn lại cho một số địa phương xây dựng trường học, đường sá, cơ sở hạ tầng ...


Nguồn vốn bị "cắt" và xà xẻo nên lẽ ra UBND xã Gia Phố phải xây ngôi trường
2 tầng 6 phòng học thì chỉ xây 1 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng

Nắm bắt được cơ hội, một phụ nữ tên Bùi Thị K. (ở tại TP Vinh, Nghệ An) đã đến một số địa phương đặt vấn đề "chạy" dự án với điều kiện khi thành công, phải chia cho bà 40%.

Nguồn vốn tài trợ từ Đại sứ quán Nhật Bản ngay sau đó được rót về các xã: Gia Phố (Hương Khê), Cẩm Minh và Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) nhưng đã phải chấp nhận "cắt" không thương tiếc.

Tại xã Gia Phố, một xã “điểm” về xây dựng nông thôn mới của cả nước được nhận nguồn tài trợ 80.000 USD (tương đương 1,6 tỷ đồng) để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải theo đề án là một dãy nhà 2 tầng 6 phòng học.

Tuy nhiên, khi dự án về đến địa phương thì đã phải bị xẻo mất 40%, trong đó chi phí cho bà K. là 30%, còn lại 10% bị 3 cán bộ xã đút túi.

Được ít còn hơn là không có

Tại xã Cẩm Quan nguồn vốn trên cũng được rót về 1,9 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng cũng đã phải "cắt" 40% cho người "chạy" dự án.

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quan, ông Nguyễn Huy Long cho biết, năm 2009 qua giới thiệu, lãnh đạo UBND xã đã có cuộc tiếp xúc với bà K. ở TP Vinh, Nghệ An để có thông tin về nguồn vốn tài trợ.

Tại cuộc gặp đó, lãnh đạo xã đã thỏa thuận, đồng ý để bà K. chạy dự án, khi thành công sẽ "cắt" lại 40% cho bà.


Con đường mới được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Đại sứ quán Nhật Bản ở xã Cẩm Quan.
Đáng tiếc là nó cũng đã bị "xẻo" đến 40% cho người chạy dự án

Khi nguồn vốn đưa về, như đã thỏa thuận, xã Cẩm Quan phải "cắt" cho bà K. là 760 triệu đồng nhưng hiện xã đã trả cho bà này 620 triệu đồng. Ông phó chủ tịch đại diện cho xã trả lời tỉnh bơ:

“Mục đích của chúng tôi là làm sao cho người dân được hưởng lợi, cho nên nhận được đồng nào hay đồng đó. Chấp nhận được ít còn hơn không có.”

Câu trả lời đúng với hiện trạng tham lam, thối nát chỉ biết đến mình mà không cần biết đến danh dự quốc gia và những địa phương nghèo khổ hơn mình. Vả lại các quan xã cũng được chấm mút 10% vào cái phần chia chác đó do bà K “lại quả” thì tội gì không làm. Tiền của Nhật mà, mình không ăn thằng khác ăn cũng thế!

Tại xã Cẩm Minh, cũng “học tập” theo tấm gương đó nên khi tiếp nhận số tiền tài trợ không hoàn lại của Đại sứ quán Nhật Bản để xây dựng một dãy nhà 2 tầng, 6 phòng học cũng đã phải "cắt" 40% tiền chạy dự án cho bà K.

Công trình bị biến dạng

Đấy là “khẩu phần” của “cò” và các quan, khi xây trường, đến lượt mấy anh chủ thầu lại thông đồng làm ẩu, ăn thêm một lần nữa.

Theo đề án, nguồn vốn 1,6 tỷ đồng sẽ được giao trực tiếp cho xã Gia Phố để xây một trường Tiểu học Đông Hải với kết cấu một dãy nhà 2 tầng 6 phòng học.


Ngôi trường Tiểu học Đông Hải mà lãnh đạo xã Gia Phố đã "mượn" để hợp thức hóa, che mắt thiên hạ.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, ngôi trường đã "biến dạng", chỉ là 1 dãy nhà cấp 4 và chỉ có 3 phòng học. Mất hẳn 1 tầng và 3 phòng học cho trẻ em, tức là mất một nửa, chưa nói đến chất lượng xây trường.

Bí Thư Đảng ủy xã Gia Phố, ông Nguyễn Văn Lương cho biết, sở dĩ ngôi trường bị "biến dạng" vì khoản tiền tài trợ trên đã phải "cắt" 40% tiền chạy vốn nên thực hiện theo thiết kế ban đầu thì không bảo đảm.

Câu trả lời vô trách nhiệm, vô cảm đến thế là cùng! Cứ như nhận xét của người ở châu Phi mới tới vậy.

Cũng theo ông Hải, khi công trình hoàn thành, bàn giao thì UBND xã Gia Phố không đem hồ sơ công trình đó mà mượn ông hồ sơ của dãy nhà 2 tầng kế bên để làm thủ tục thanh toán. Còn dãy nhà cấp 4 mới làm chưa biết sụp đổ lúc nào và có thể nguy hiểm tới sinh mạng của các em nhỏ, nhất là trong mùa mưa bão, các ông được gọi là “lãnh đạo” có nghĩ tới không?

Ăn đến tận xương

Mượn bản vẽ nhà khác để làm hồ sơ thanh toán thì đúng là “hội chứng đểu” trắng trợn của cả tập đoàn quan xã, dùng mọi thủ đoạn để “ăn bẩn.”

Chính Bí Thư Đảng ủy xã Gia Phố, ông Lương cho biết, liên quan đến nguồn vốn nói trên, hiện ông Nguyễn Văn Trọng Phó chủ tịch UBND xã, nguyên kế toán trưởng đã bị kỷ luật cảnh cáo vì có ý tư lợi, bỏ túi 100 triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Thắng, cán bộ tư pháp hộ tịch, kiêm thủ quỹ xã cũng bị kỷ luật cảnh cáo vì thực hiện không đúng nguyên tắc tài chính, có ý che giấu, tư lợi số tiền gần 200 triệu đồng. Tội ăn cắp rõ như ban ngày mà chỉ bị “kỷ luật cảnh cáo” thì như nước đổ lá khoai thôi.

Trước dư luận bất bình của người dân, Phòng CSĐT về kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh đang vào cuộc điều tra về vụ “xà xẻo” này. Chưa biết chuyện này sẽ được giải quyết ra sao.

Chắc bạn đọc câu chuyện “xà xẻo đến tận xương” trên đây cũng thấy nổi giận bởi những thủ đoạn gian trá cùng tận của bọn quan tham và thấy xấu hổ cho người VN chúng ta trước lòng ưu ái của chính phủ và người dân Nhật. Liệu những nước khác còn vui vẻ giúp dân nghèo VN nữa không?

Để làm “hạ hỏa” sự tức giận các bạn, mời bạn đọc một chuyện tiếu lâm nông thôn thời hiện đại. Trong kho tàng truyện tiếu lâm nông thôn VN có rất nhiều chuyện hay nhưng hầu hết đều là chuyện “dân gian tưởng tượng” hoặc bịa đặt ra kể để bù khú với nhau thôi. Và loại tiếu lâm thường… hơi tục, cái vui chính là ở chỗ bịa và tục đó.

Nhưng đây là câu chuyện tiếu lâm có thật 100% đã và đang còn lằng nhằng chưa chấm dứt. Bạn đọc cũng vui lòng thông cảm với người kể chuyện này về cái sự hơi tục vốn là “hơi thở của tiếu lâm.” Vả chăng đây là chuyện đã được loan truyền trên nhiều tờ báo tại VN. Có bạn đã biết và có bạn chưa biết nhiều chi tiết bên lề câu chuyện hi hữu “ngàn năm có một,” có lẽ chỉ xảy ra trong thời đại này mà thôi.

Chuyện tiếu lâm thời hiện đại

Ở VN thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện khó tin, cười ra nước mắt, như trước đây ông Sáu Lèo đánh cờ độ một ván 5 tỉ đồng, rồi bà Hồng Ly “đại náo” trụ sở UBND tỉnh... Mới đây lại có một chuyện “bi hài” không kém: Một “đại gia nông thôn” trong lúc ăn nhậu đã nổi hứng thách thức một chị phụ nữ nếu dám… cắn “của quý” của ông ta thì ông này sẽ trả 100 triệu đồng (hơn $4,700 Mỹ kim).

Chị phụ nữ cắn thật, nhưng “đại gia nông thôn” lại quỵt tiền, quay ngược lại tố cáo chị ta “cố ý gây thương tích,” còn chị nọ kiện ông ta ra tòa đòi trả 100 triệu đồng đúng như giao ước. Khi chuyện đã ra tòa, tất nhiên các quan tòa phải phân xử.

Chuyện kỳ cục này xảy ra từ một bữa nhậu.


Căn nhà khang trang của đại gia Trần Thanh Hiền ở xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy.

Xã Mỹ Thành Bắc là vùng quê chuyên trồng lúa lâu nay được đánh giá là xã nghèo khó của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhưng ông Trần Thanh Hiền (64 tuổi, ở ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), là cán bộ Hội Cựu chiến binh ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc). Ông nổi tiếng là một đại gia xứ lúa khi có trong tay hơn 700,000m2 ruộng, nhà cao cửa rộng và thường tổ chức ăn nhậu tưng bừng. Không chỉ giàu có, ông lại nằm trong thành phần là "quan chức xã.” Đại loại, ông vừa có tiền, vừa có quyền. Ở quê, người như ông có thể gọi là thành đạt, có thể được nhiều người ngưỡng mộ rồi.

Còn bà N.T.L cũng đã gần tứ tuần cũng có “của ăn của để” với nghề buôn bán thịt heo.

Một ngày giữa tháng 3 năm 2013, ông Hiền trên đường đi thăm ruộng về thì gặp một đám nhậu gồm nhiều người quen trong nhà ông Sáu Ch, trong đó có bà L.

Thách thức kỳ quái

Sau khi uống hết mấy lít rượu đế, ông Hiền bất ngờ tuyên bố với mọi người trong bàn nhậu, “Nếu bây giờ con L dám cắn c... của tao một cái thì tao sẽ trả cho nó 100 triệu đồng, không thiếu một cắc.”

Lúc đầu những người trong bàn nhậu tưởng ông Hiền nói chơi, nên không ai để ý, tiếp tục ăn nhậu, đùa giỡn.

Nhưng một lúc sau, ông Hiền nhắc lại lời thách thức khi nãy, đồng thời thò tay vô quần kéo “của quý” ra “khoe hàng” để tăng thêm trọng lượng của lời thách thức. Đến lúc này thì đám bạn nhậu của ông Hiền tá hỏa, trong khi bà L không có phản ứng gì.


Một nhân chứng trong vụ “cắn của quý”

Cuộc nhậu lại tiếp tục diễn ra tưng bừng, nhưng chỉ vài phút sau ông Hiền lại tiếp tục lên tiếng thách thức bà L.

Thậm chí ông Hiền cho rằng bà L không dám cắn và liên tục móc “thằng nhỏ” ra ngoài vừa khoe hàng, vừa tiếp tục lớn tiếng thách thức, vẫn giữ cam đoan nếu bà L dám cắn thì ông ta dám trả 100 triệu đồng, đồng thời nằm xuống cho bà L… dễ cắn.

Lần này, khi mọi người chưa kịp phản ứng, bà L nhào sang chụp “thằng nhỏ” của ông H cho vào miệng… cắn một nhát. Ông H đau đớn kêu trời, còn bà L thực hiện xong việc ông H thách thức thì quay sang đòi ông “đại gia” này phải chung đủ 100 triệu đồng như đã cam kết. Hai bên gây gổ ầm ĩ, đám bạn nhậu sau một lúc sững sờ trước việc làm của bà L, liền quay sang can gián cả hai người, sau đó trận nhậu giải tán.

Cả hai cùng đệ đơn kiện

Mấy hôm sau, bất ngờ ông H đệ đơn ra UBND, Công an xã Mỹ Thành Bắc kiện bà L đã “cắn của quý” của ông ta gây thương tích trong lúc ông ta… nhậu say không biết gì hết.


Ông Hiền và bà L. đưa nhau ra tòa vào ngày 22-7-2013 vừa qua

Không chịu thua, bà L cũng nộp đơn đến UBND và Công an xã Mỹ Thành Bắc, thưa ông H không chịu thực hiện lời cam kết, quỵt của bà 100 triệu đồng. Trong đơn, bà L nói số tiền 100 triệu đồng ông H bắt buộc phải bồi thường vì đã… mướn bà “cắn của quý” của ông ta, có nhân chứng. Đến lúc này thì sự việc vỡ lở và lan ra khắp xã, trở thành câu chuyện “thời sự” nổi nhất vùng quê lúa trong mấy tháng qua.

Kiên quyết đưa ra toà

Sau khi nhận được đơn thưa, vào ngày 1-4-2013, các cơ quan của xã mời ông H và bà L đến trụ sở UBND xã để giải hòa, khuyên hai nhân vật chính của sự việc “vô tiền khoáng hậu” này nên tự thương lượng vụ việc, nhằm “trấn an dư luận.”

Tuy nhiên, sau một buổi làm việc, bất chấp các ý kiến hòa giải, ông Hiền và bà L đều nhất quyết giữ nguyên quan điểm của mình và yêu cầu chuyển vụ việc kỳ khôi này ra Tòa án huyện Cai Lậy để giải quyết.

Phiên tòa độc nhất vô nhị và mâu thuẫn bí ẩn từ trước

Sáng sớm ngày 22-7-2013, hàng trăm người dân đã tụ tập trước sân Tòa án huyện Cai Lậy để chứng kiến phiên tòa có một không hai xử vụ thách cắn “của quý,” thế nhưng phiên tòa hoãn đến đầu giờ chiều.

Theo đơn kiệncủa chị L., vào ngày 20-1-2013, chị đã bán lòng và xương heo cho ông Hiền với giá 1.7 triệu đồng để ông Hiền làm tổng kết năm của chi hội Cựu chiến binh. Ông Hiền yêu cầu chị L. kê số tiền lên thành 2.2 triệu đồng, chị L. đồng ý nhưng sau đó thấy sai nên chị làm tường trình báo cáo với chủ tịch xã. Từ đó, ông Hiền thù chị, luôn kiếm cớ gây sự, dùng những lời lẽ thô tục chửi bới, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm chị.

Vẫn theo đơn kiện của chị L., ngày 12-3, chị L. tham gia tiệc nhậu tại nhà ông Sáu Ch. cùng sáu người khác, sau đó thì ông Hiền đến. Ông dùng những lời lẽ khó nghe chửi bới chị và có những hành động thô tục nhắm vào chị. Cụ thể, ông cởi quần ra và nói chị cắn vào “thằng nhỏ” của ông thì ông đưa 100 triệu đồng. Những người xung quanh đã can ngăn nhưng ông Hiền cứ tiếp tục. Quá bực tức trước lời lẽ và hành động đó, chị L. đã phản ứng (cắn “của quý” của ông Hiền). Sau đó, ông H. lấy ghế định đánh chị nhưng được mọi người can ngăn kịp thời…

Những lời khai trước tòa

Tại tòa, bà N.T.L yêu cầu ông T.T. Hiền bồi thường 80 triệu đồng, gồm 50 triệu đồng bồi thường nhân phẩm, danh dự, uy tín; 10 triệu đồng bồi thường thiệt hại trong những ngày bà không đi bán hàng được, 20 triệu đồng cho chi phí đi lại, thu thập chứng cứ... Bà L rút lại yêu cầu buộc ông Hiền phải công khai xin lỗi trước bà con trong xã, mà chỉ xin lỗi trước tòa.

Trước tòa, bà L thừa nhận có cắn “của quý” của ông Hiền. Bà nói, “Vì ông Hiền nhiều lần vạch quần đưa “thằng nhỏ” ra khiêu khích, nói tôi cắn thì cho 100 triệu đồng. Vì cảm thấy bị nhục mạ danh dự người phụ nữ, không kiềm chế được nên tui đã cắn.”

Tòa hỏi có biết cắn như vậy mà gây thương tích nặng thì sẽ bị xử lý hình sự không, bà L nói, “Tui biết gây thương tích là có tội nhưng ảnh khiêu khích, tui bị kích động nhiều quá nên cắn để ảnh chừa.”

Về phần ông Hiền, ông chỉ thừa nhận có nhậu với bà L và bảy người khác, nhưng do say quá nên không biết gì. Ông nói, “Chỉ khi bị cắn thì mới giật mình thức dậy và được hai người trong bàn nhậu đưa lên võng nằm.”

Ông Hiền cho biết thêm, sau khi về nhà ông mới thấy đau, xem lại thì thấy bị xước miếng da nhỏ nên không yêu cầu bồi thường. Trước yêu cầu bồi thường của bà L, ông Hiền nói, “Chị L chẳng mất mát gì mà đòi bồi hoàn.”

Ông H cũng không thừa nhận chuyện mình vạch quần thách thức bà L cắn “của quý.” Khi tòa hỏi, “Anh không vạch ra sao chị L. cắn?,” ông Hiền ấp úng cho rằng mình say quá nên không biết. Hội đồng xét xử đã cố gắng hòa giải để hai bên thương lượng nhau, nhưng cả hai không ai nhường ai. Phiên tòa tạm dừng chiều 22-7, sáng 23-7 tiếp tục phần tuyên án.

Buổi sáng 23-7 vừa qua, phòng xét xử Tòa án huyện Cai Lậy tiếp tục chật kín người hiếu kỳ đến chờ nghe Hội đồng xét xử tuyên án.

Cả phòng xử án im phắng phắc nghe tuyên án, mọi người chỉ ồ lên xôn xao khi chủ tọa phiên tòa tuyên bác yêu cầu của bà N.T.L (đòi bồi thường 80 triệu đồng) vì không đủ căn cứ. Rời khỏi phiên tòa, bà N.T.L như vẫn còn ấm ức, bà tuyên bố chắc nịch là sẽ kháng cáo. Trong khi đó, một số người không có điều kiện xem phiên tòa đã hỏi, “Có tái hiện lại hiện trường không nhỉ?”

Những chuyện bên lề sau phiên tòa

Sau phiên tòa, từ khi cái chuyện thách đố được một tờ nhật báo lớn loan tin, rồi nhiều tờ báo khác đưa tin theo, ông ra đường gặp ai cũng ngại ngần. Ông Hiền nói, “Tui có gọi cho nó (ý nói chị L.) mấy lần, nói có gì nó lên nhà tui thương lượng. Chứ cái chuyện đó hay ho gì mà làm ầm ĩ, người ta xì xào nghe mắc cỡ quá. Nhưng mà, nó không có chịu lên.” Và cũng có người bàn rằng chị L. chỉ “cắn cảnh cáo” thôi nên ông Hiền mới bị sứt tí da, chứ nếu chị L. “cắn thật” thì ông Hiền “đi đứt” rồi.

Còn về phía chị L, chị xấu hổ lắm, chị tâm sự, “Ông chồng tui từ Sài Gòn nghe tin, về tìm tui la cho một chặp nên thân. Xong bạt tai tui mấy cái vì làm cái trò không giống ai. Có điều, ổng nói phải kiện thằng cha già mắc dịch này đến nơi đến chốn, đừng nghĩ có tiền rồi muốn làm gì ai đó thì làm.” Chị có sạp thịt heo ngoài chợ, từ ngày xảy ra chuyện đến giờ, vẫn chưa dám ra chợ bán hàng lại, chị ngại điều tiếng thiên hạ. Chị cho biết thêm, thật ra còn một nguyên nhân khác nữa.

Chuyện đó bắt đầu từ bữa rượu khác của một người hàng xóm, khi uống rượu có ông Hiền, chị L. và một chị là người yêu cũ của ông Hiền cùng mấy người hàng xóm khác. Nhậu say, ông Hiền và người yêu cũ ngồi rủ rỉ về “những ngày xưa thân ái.” Cao hứng, người yêu cũ còn lôi đặc điểm ít người biết của ông Hiền ra nói để chứng minh sự thân mật ngày trước của mình. Chị L. nghe vậy chắc chướng tai, nên nói móc này kia kia nọ. Từ đó sinh thù hận giữa hai người.

Cho đến nay chị L. quyết kháng cáo. Chưa biết cái thứ chuyện tiếu lâm thời đại này sẽ đi đến đâu, ai được ai thua? Nhưng chắc chắn chuyện sẽ được lưu truyền lại trong kho truyện tiếu lâm dân gian có thật cho mấy ông nhậu tha hồ bú khú.

Văn Quang

TAM73F
08-16-2013, 11:22 PM
Ni cô 'thay nâu sòng mặc quân phục'‏

Khi cấp trên không có ý thức về Văn Hoá thì cấp dưới bắt dân chúng làm trỏ múa rối , chuyện nhỏ mà !!!

Tính sáng tạo cao!!!!
Ni cô 'thay nâu sòng mặc quân phục'
Cập nhật: 10:35 GMT - thứ tư, 14 tháng 8, 2013

Chính quyền yêu cầu các ni cô diễn văn nghệ nhân ngày kỷ niệm chính trị

Dư luận trong nước đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó các ni cô xuất hiện trong trang phục bộ đội và cầm súng.

Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.

Tuy nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả.

Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
‘Ngày hội nữ tu’

Theo giới luật nhà Phật, trong ba tháng mùa hạ, chư tăng ni phải tập trung tu tập và hành thiền để tinh tấn về cả giáo pháp và đạo hạnh, hạn chế đi ra ngoài để tránh giẫm đạp sinh linh cũng như tiếp xúc với bên ngoài.

Chùa Pháp Hải là một điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn thường được gọi là ‘giáo hội nhà nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ tu’.

Những bức ảnh được đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu sồng mà thay vào đó là áo tứ thân, áo dài khăn đóng và những trang phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.

Thậm chí, trong một tiết mục, các vị nữ tu này còn vận vào trang phục bộ đội thời chiến, đội mũ tai bèo và cầm súng giả lên sân khấu.

Hiện giờ bức ảnh gây tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự ảnh.

Phông nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh’ chủ trì.

Trang mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ chức nhân ‘kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’ nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện của nữ tu’ nhưng không thấy đề cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt an cư kiết hạ hay không.

Theo phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba tháng mùa hạ.

Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.

Tuy nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích Huệ Minh.

Cũng chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng sự ảnh này đã nhận nhiều lời chỉ trích.

Một người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh?”

“Ngày nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày hội tòng quân. Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một người tên Kiên viết.

Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”
‘Rất phiền lòng’

Cũng trong phóng sự ảnh này, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, được mô tả là ‘vô cùng hoan hỷ’ về ngày ‘Ngày hội nữ tu’ này.
Một tiết mục văn nghệ của các ni cô

Đây là hoạt động vào cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni cô chuẩn bị trở về tu viện của mình

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy ‘rất phiền’ khi sự việc để lại dư luận không tốt như thế.

Bà cho biết đây là sự kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa đứng ra tổ chức.

“Họ đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác Hồ kêu gọi,” bà nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ chức”.

“Bên phụ nữ yêu cầu chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên làm như vậy thôi”.

“Họ nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không rành đâu, tự vì mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà nói.

Khi được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật giáo không, ni trưởng trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó thôi’.

Bà cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để xảy ra hậu quả như thế là ‘ngoài ý muốn’.

“Họ không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.

“Đúng là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ thế (thế gian) như vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là ra hạ, là ngày chư Phật hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự muốn có một ngày chia tay cho các hành giả nên mới đồng ý.”

Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho bà biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm thấy rất buồn’.

-----------0000----------

TAM73F
08-27-2013, 07:45 PM
 Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ các ca sĩ ViệtNam hiện nay ...

Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hà Hồ.

Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay?

Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.

So với thế hệ trước như ông, giới ca - nhạc sỹ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói?

Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377736554.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.
Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!
Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm...

Những ca sỹ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc?

Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn,không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát.
Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sỹ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sỹ cũng phải hát 'nhập vai' như vậy mới ra ca sỹ.
Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sỹ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sỹ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.

Hai nữ ca sỹ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao?

Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì...
Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.
Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377736658.jpg
Hồ Ngọc Hà và Mỹ Tâm

Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được.
Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sỹ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy!

Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá thế nào?

Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu!


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377736764.jpg
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không thích Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc của ông

Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’.
Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!

Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất?

Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm.
Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.
Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.

Nhưng rõ ràng trên thị trường, những giọng ca này không phải nổi tiếng nhất, được khán giả ưu ái nhất. Theo ông vì sao có nghịch lý này?

Nhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.
Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất.
Mong có nhiều nghệ sỹ ‘tử tế’ và người nghe ‘tử tế’

Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’?

Không phải! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không?
Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm!
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.

Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu?

Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết.
Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm.
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.

Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì?

Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết!
- Xin cảm ơn ông!

Theo VTC

TAM73F
08-31-2013, 04:21 AM
25-08-2013
Đừng khóc cho Cường đô la.

Đào Tuấn

Thông báo: Để bọ Lập có thời gian kiếm sống, kể từ hôm nay ( 25/08/2013) Quê Choa tạm thời đình chỉ mục điểm tin: "Hàng xóm có gì hay?", các mục khác không thay đổi. Chỉ đình chỉ tạm thời thôi, khi nào có điều kiện lại tiếp tục

Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.


Trên facebook, có lần Cường Đô la cất lời than “Sao thấy mình nghèo quá”. Và anh “giơ tay hô”: Phấn đấu. Phấn đấu.

“Tội nghiệp” cho Cường đô la, thiếu gia một thời tiêu tiền như rác, sở hữu bộ sưu tập những Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider. Ừ thì toàn những siêu xe, ừ thì có lúc anh “cưỡi” Lamborghini Aventador LP700-4, siêu xe chạy nước rút nhanh nhất thế giới với “chỉ chưa đầy 3 giây để đạt vận tốc 100 km/h”,nhưng cái làm nên thương hiệu “Cường Đô la” cho anh phải là tốc độ đổi siêu xe còn nhanh hơn cả Lamborghini Aventador.

Hơn 3 năm qua, thiếu gia một thời có vẻ cũng “3 giấy 100km” trong tốc độ đi xuống khi dòng tiền của Quốc Cường Gia Lai được đánh giá là yếu kém, và phần lớn đến từ việc phát hành cổ phiếu và đi vay. Thiếu gia khó khăn, DN cũng ngập trong nợ nần, tồn kho, những vụ kiện tụng và sự đàm tiếu của dư luận. Thậm chí, người ta lôi anh, lôi mẹ anh, lôi vợ anh, và lôi cả con anh ra làm trò đùa. Thậm chí, người ta cười đắc ý khi các tài sản “lần lượt vào ngân hàng”.

Khổ thân anh, tài sản giờ chỉ còn mỗi 3,8 tỷ đồng, bằng một phần năm con “bò tót” Lamborghini Aventador mà anh từng cưỡi.

Tội nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, anh “cá kiếm” chưa tới 110 triệu.

Cường có thể than nghèo, bởi giờ đây, anh phải bắt đầu “học” cách tiêu bằng tiền vnd. Cường than nghèo, nhưng than nghèo, bằng sự thèm muốn, so với sự giàu có của Warrent Buffett. Còn Warrent Buffett vừa bị “tụt dã man” xuống “thân phận” người giàu thứ…3 thế giới.

Nhưng vì sao phải khóc cho Cường Đô la khi giờ đây, thay vì hình ảnh một thiếu gia “nhà điều kiện, tiêu tiền miễn đếm”, anh đã điềm đạm hơn trong vai một người đàn ông gia đình, một người cha. Bên một người vợ vừa xinh đẹp, vừa tài năng, vừa nổi tiếng, từng khẳng định “Bạn Cường là đàn ông nên có hay không cũng không ngửa tay cầm tiền của vợ”. Và trong ngày vu lan, khi mẹ phải “cắm nhà” vay tiền, thiếu gia một thời đã giấu biệt siêu xe.

Đừng khóc cho Cường Đô la, người mà năm 2005 từng có giai thoại “Siêu xe của Cường Đô la một bên. Siêu xe của phần còn lại một bên. Chưa biết ai hơn ai”, anh đang đoái thương chúng ta đấy chứ. Còn bởi dường như những nhà đầu tư vào Quốc Cường muốn nhìn thấy hơn một người đàn ông gia đình đã chín, hơn là một thiếu gia ngồi nhe răng cười trên “bò tót”.

Vài hôm trước, báo chí đồng loạt đưa tin về mức lương 2,5 triệu của nhân viên ngành ngân hàng. Mức lương “thấp hơn lương O sin”. Giảm lương và còn không có thưởng. Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.

Cơn bão khủng hoảng chưa hề dừng lại và không tha một ai cả. Thiếu gia một thời học tiêu tiền Việt. Người giàu nhất trên sàn chứng khoán “kiếm triệu đô mỗi ngày vẫn lo”. Hoàng Anh Gia Lai phải “rứt ruột” để tái cấu trúc. Và không rõ là bao nhiêu các đại gia, thiếu gia “đi nước ngoài chữa bệnh” hoặc “chết chưa được chôn”. Nhưng không phải vì thế mà họ cần những lời khóc mướn.

Người ta không thể kiếm tiền bằng những lời than, không thể khiến thân phận mình thay đổi bằng cách khóc mướn cho người khác, càng không thể hạnh phúc hơn bằng cách cười nhạo những người có khi vẫn hạnh phúc hơn mình.

Vì thế, thay vì khóc anh, ngay cả khi “Cường Đô la bán xôi, Hồ Ngọc Hà buôn mực” như sự hài hước của một quán ăn đêm nào đó, sao chúng ta không nhìn lại mình. Bắt đầu bằng việc viết một bài về Cường đô la để kiếm vài trăm nhuận bút bằng vnd chẳng hạn...

Theo blog Đào Tuấn
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


----------------------00000---------------------



25-08-2013
Đừng khóc cho Cường đô la
Đào Tuấn

Thông báo: Để bọ Lập có thời gian kiếm sống, kể từ hôm nay ( 25/08/2013) Quê Choa tạm thời đình chỉ mục điểm tin: "Hàng xóm có gì hay?", các mục khác không thay đổi. Chỉ đình chỉ tạm thời thôi, khi nào có điều kiện lại tiếp tục

Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.


Trên facebook, có lần Cường Đô la cất lời than “Sao thấy mình nghèo quá”. Và anh “giơ tay hô”: Phấn đấu. Phấn đấu.

“Tội nghiệp” cho Cường đô la, thiếu gia một thời tiêu tiền như rác, sở hữu bộ sưu tập những Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider. Ừ thì toàn những siêu xe, ừ thì có lúc anh “cưỡi” Lamborghini Aventador LP700-4, siêu xe chạy nước rút nhanh nhất thế giới với “chỉ chưa đầy 3 giây để đạt vận tốc 100 km/h”,nhưng cái làm nên thương hiệu “Cường Đô la” cho anh phải là tốc độ đổi siêu xe còn nhanh hơn cả Lamborghini Aventador.

Hơn 3 năm qua, thiếu gia một thời có vẻ cũng “3 giấy 100km” trong tốc độ đi xuống khi dòng tiền của Quốc Cường Gia Lai được đánh giá là yếu kém, và phần lớn đến từ việc phát hành cổ phiếu và đi vay. Thiếu gia khó khăn, DN cũng ngập trong nợ nần, tồn kho, những vụ kiện tụng và sự đàm tiếu của dư luận. Thậm chí, người ta lôi anh, lôi mẹ anh, lôi vợ anh, và lôi cả con anh ra làm trò đùa. Thậm chí, người ta cười đắc ý khi các tài sản “lần lượt vào ngân hàng”.

Khổ thân anh, tài sản giờ chỉ còn mỗi 3,8 tỷ đồng, bằng một phần năm con “bò tót” Lamborghini Aventador mà anh từng cưỡi.

Tội nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, anh “cá kiếm” chưa tới 110 triệu.

Cường có thể than nghèo, bởi giờ đây, anh phải bắt đầu “học” cách tiêu bằng tiền vnd. Cường than nghèo, nhưng than nghèo, bằng sự thèm muốn, so với sự giàu có của Warrent Buffett. Còn Warrent Buffett vừa bị “tụt dã man” xuống “thân phận” người giàu thứ…3 thế giới.

Nhưng vì sao phải khóc cho Cường Đô la khi giờ đây, thay vì hình ảnh một thiếu gia “nhà điều kiện, tiêu tiền miễn đếm”, anh đã điềm đạm hơn trong vai một người đàn ông gia đình, một người cha. Bên một người vợ vừa xinh đẹp, vừa tài năng, vừa nổi tiếng, từng khẳng định “Bạn Cường là đàn ông nên có hay không cũng không ngửa tay cầm tiền của vợ”. Và trong ngày vu lan, khi mẹ phải “cắm nhà” vay tiền, thiếu gia một thời đã giấu biệt siêu xe.

Đừng khóc cho Cường Đô la, người mà năm 2005 từng có giai thoại “Siêu xe của Cường Đô la một bên. Siêu xe của phần còn lại một bên. Chưa biết ai hơn ai”, anh đang đoái thương chúng ta đấy chứ. Còn bởi dường như những nhà đầu tư vào Quốc Cường muốn nhìn thấy hơn một người đàn ông gia đình đã chín, hơn là một thiếu gia ngồi nhe răng cười trên “bò tót”.

Vài hôm trước, báo chí đồng loạt đưa tin về mức lương 2,5 triệu của nhân viên ngành ngân hàng. Mức lương “thấp hơn lương O sin”. Giảm lương và còn không có thưởng. Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.

Cơn bão khủng hoảng chưa hề dừng lại và không tha một ai cả. Thiếu gia một thời học tiêu tiền Việt. Người giàu nhất trên sàn chứng khoán “kiếm triệu đô mỗi ngày vẫn lo”. Hoàng Anh Gia Lai phải “rứt ruột” để tái cấu trúc. Và không rõ là bao nhiêu các đại gia, thiếu gia “đi nước ngoài chữa bệnh” hoặc “chết chưa được chôn”. Nhưng không phải vì thế mà họ cần những lời khóc mướn.

Người ta không thể kiếm tiền bằng những lời than, không thể khiến thân phận mình thay đổi bằng cách khóc mướn cho người khác, càng không thể hạnh phúc hơn bằng cách cười nhạo những người có khi vẫn hạnh phúc hơn mình.

Vì thế, thay vì khóc anh, ngay cả khi “Cường Đô la bán xôi, Hồ Ngọc Hà buôn mực” như sự hài hước của một quán ăn đêm nào đó, sao chúng ta không nhìn lại mình. Bắt đầu bằng việc viết một bài về Cường đô la để kiếm vài trăm nhuận bút bằng vnd chẳng hạn.

Theo blog Đào Tuấn
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

----------------------00000---------------------


- Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia !


Ngô Nhân Dụng



Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt.

Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!

Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?

Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn.

Chắc hẳn Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam cũng lo lắng khi nhìn kết quả cuộc bầu cử ở Campuchia ngày 28 Tháng Bảy năm 2013. Trước hết, nó cho thấy thực lực của đảng cầm quyền không mạnh như chính họ vẫn nghĩ.

Ðảng Nhân Dân Campuchia có gần 6 triệu đảng viên, trong dân số dưới 15 triệu người. Nhưng kết quả kiểm phiếu chính thức cho thấy đảng chỉ được 3 triệu 200 ngàn lá phiếu; phe đối lập, Ðảng Cứu Quốc được 2 triệu 900 ngàn phiếu! Trước ngày dân đi bầu, chính quyền Hun Sen đã mua chuộc cử tri bằng cách tăng lương 40% cho các công chức cấp thấp, nâng lên bằng 80 đô la một tháng. Vậy mà gần một nửa số đảng viên Ðảng Nhân Dân đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên đối lập!

Cuộc bỏ phiếu được các cơ quan quốc tế theo dõi, giám sát; nhưng phe đối lập đang tố cáo nhiều vụ gian lận. Có những cử tri đến phòng phiếu khám phá ra mình đã bỏ phiếu rồi! Tức là đã có người đi bỏ phiếu thay cho mình. Có người thì thấy tên mình biến mất, không còn trên danh sách cử tri!

Ðiều thứ nhì khiến đảng Cộng sản Việt Nam run sợ, là lòng dân chống đối âm ỷ đã có dịp bùng lên. Trước đây, người ta vẫn tưởng dân Campuchia hiền lành, bảo sao nghe vậy. Nhưng khi có cơ hội, họ chứng tỏ họ có thể hiền lành thật nhưng không ngu.

Ðảng Cứu Quốc tập hợp Ðảng Sam Rainsy và Ðảng Nhân Quyền, mới lập năm 2007. Trước cuộc bầu cử này, hai đảng lần lượt có 26 và 3 đại biểu trong Quốc Hội. Nay dân đã bầu lên 55 đại biểu Ðảng Cứu Quốc; so với 68 ghế của Ðảng Nhân Dân, so với 90 ghế họ đã có. Dân chúng Phnom Penh đã đi biểu tình ngày 24 Tháng Tư đòi chính phủ tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, 4,000 người tham dự, đòi thay đổi thành phần trong Ủy Ban Bầu Cử quốc gia.

Ngày 12 Tháng Bảy, Quốc Vương Sihamoni ký lệnh miễn tội cho ông Sam Rainsy theo đề nghị của Hun Sen, ngày 19 ông về nước, được hàng trăm ngàn người tiếp rước. Rainsy quốc tịch Pháp, nơi ông sống từ lâu trước khi về nước năm 1991, lên làm bộ trưởng tài chánh trong chính phủ liên hiệp. Năm 1994 ông mất chức, vì chống chính sách cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam phá rừng, theo lời ông giải thích. Ông lập một đảng chính trị lấy tên Rainsy, rồi ông bị tuyên án 11 năm tù sau khi lưu vong bên Pháp từ năm 2009. Chắc Hun Sen tự tin quyền hành của mình đã vững chắc sau 28 năm làm thủ tướng, cho nên cứ cho Rainsy trở về mà không có quyền bầu cử và ứng cử. Nhưng dân Campuchia đã phản ứng khác. Giới thanh niên có học là thành phần dẫn đầu phong trào đòi thay đổi. Dùng Internet và điện thoại lưu động, họ cổ động cho đảng Cứu Quốc, thanh thế của đảng lan rộng nhờ mạng lưới tuyên truyền mới vượt qua mặt các báo, đài “lề phải” do đảng Nhân Dân kiểm soát. Vợ ông Rainsy là bà Tioulong Saumura cũng đắc cử. Khí thế phe đối lập lên cao đến nỗi nhiều người có tiền trong đảng cầm quyền đã lo sợ rút tiền ra khỏi ngân hàng, dân chúng nghe tin đồn bảo nhau đi rút theo; trong ngày bầu cử họ rút ra số tiền tổng cộng bằng 4 triệu đô la, gấp đôi số tiền rút bình thường.

Một chiêu bài tranh cử của đảng Cứu Quốc là chống Cộng sản Việt Nam, đã được dân Campuchia hoan nghênh. Hun Sen vốn là một cán bộ Khờ Me Ðỏ, sợ mất mạng trong các cuộc thanh trừng đã bỏ theo Việt Cộng, rồi được bọn Lê Ðức Thọ, Lê Ðức Anh đưa lên làm thủ tướng. Sau đó Việt Cộng tiếp tục thao túng chính trường Campuchia, cho đến năm 1997 Hun Sen sợ quá đã quay đầu sang nhờ Trung Cộng giúp. Sam Rainsy lợi dụng nỗi bất mãn của dân đối với Cộng sản Việt Nam cho nên dùng chiêu bài chống người Việt trong cuộc tranh cử. Trong ngày bỏ phiếu, có tin đồn rằng nhiều đoàn xe chở người Việt Nam qua biên giới đi bỏ phiếu cho đảng của Hun Sen! Trên các mạng Internet có những lời phản kháng: “Dân Khờ Me không được bỏ phiếu, dân 'Duồn' đi bỏ phiếu!” Người Campuchia gọi người Việt là “Duồn;” một tên gọi miệt thị cũng giống nhiều người Việt đang gọi người Trung Hoa là “Khựa” trước cảnh chính quyền Trung Cộng lấn áp cả nước Việt Nam. Sau cuộc bầu cử, trong lúc đảng Cứu Quốc còn đang thưa kiện về bàu cử gian lận thì lãnh tụ Sam Rainsy vẫn lên đường đi Boston dự đám cưới của cô con gái, cô Rachel Estée Sam lấy William Josiah Rubenstein, được một vị pháp sư Do Thái làm chủ lễ bằng ba thứ tiếng Hebrew, Pháp và Anh!

Cộng sản Việt Nam phải lo lắng vì phong trào bài Việt ở Camphuchia đang được khơi động; dân Việt sẽ coi đây là hậu quả do chủ trương bành trướng và thao túng nước Campuchia từ thời Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ gây ra. Nhưng Trung Cộng còn lo lắng hơn nữa. Sau cuộc bầu cử, nhật báo Wall Street Journal ở Mỹ nhận xét rằng, “Trung Quốc thua nặng nhất.”
Phong trào dân Campuchia ủng hộ đảng đối lập cho thấy tự ái dân tộc của họ đã bùng lên, sau khi thấy chính quyền Hun Sen hết bám lấy Việt Cộng lại dựa vào Trung Cộng. Người Hoa chiếm 5% trong dân số nhưng kiểm soát 80% nền kinh tế.
Dân Campuchia ghét Cộng sản Việt Nam nhất vì nạn tham nhũng ở xứ này đã được các cán bộ người Việt truyền nghề cho đàn em bản xứ. Mà bây giờ thì đám đàn em còn tham nhũng vượt chỉ tiêu! Người ta đồn “trong đám cưới con ông Hunsen đám thuộc hạ dâng tặng nhiều xe hơi đắt tiền đến mức số chìa khóa xe không thôi đã đầy mấy rổ!” Ðồng bào Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia sẽ phải gánh chịu hậu quả!



Tiếng Hoa là ngoại ngữ được học hàng thứ nhì sau tiếng Anh. Trong số khoảng 70 đài truyền hình có 50 đài nói tiếng Trung Hoa. Trung Cộng sử dụng đồng tiền để mua chuộc Hun Sen; hiện nay đứng hàng đầu về vốn đầu tư vào Camphuchia; cao hơn tổng số đầu tư của tất cả các nước khác. Riêng năm 2011, Bắc Kinh bỏ vào Campuchia 1 tỷ 200 triệu đô la, gấp 10 lần số đầu tư của tất cả các công ty Mỹ. Ai cũng biết chính quyền cộng sản ở nước nào cũng rút ruột các công trình đầu tư. Trung Cộng không bao giờ đặt vấn đề đó, trong khi các công ty Mỹ bị trói buộc bởi các đạo luật cấm hối lộ chính quyền các nước khác. Trung Cộng đang thi hành một dự án xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép trị giá 11 tỷ đô la; khiến ai cũng nghĩ tới dự án xây dựng đập Myitsone tại Miến Ðiện, trị giá 3 tỷ 6, đã bị chính quyền Miến cắt ngang trước khi khởi đầu chương trình dân chủ hóa.

Người dân Camphuchia cũng nhìn thấy rõ chính quyền Hun Sen đang “bán nước.” Thế giới cũng nhìn thấy Trung Cộng đã “bỏ Campuchia vào túi!” Tháng Bảy năm ngoái, trong hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, chính phủ Campuchia đóng vai chủ nhà đã ngăn cản khiến không đưa ra được một thông cáo chung, vì biết bản dự thảo nêu lên các hành động xâm lấn của Trung Cộng tại Biển Ðông. Có lúc ông tổng thư ký ASEAN đang bắt đầu nói đến vấn đề này, ngoại trưởng Campuchia đã ngăn lại, cắt ngang lời. Ðến Tháng Chín, Bắc Kinh loan báo cho Phnom Penh vay 500 triệu đô la với lãi suất nhẹ! Không biết các quan chức sẽ bỏ túi bao nhiêu trong số tiền này, nhưng dân cả nước sẽ mắc nợ! Lại còn nạn “bán rừng” cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam nữa!

Dân Campuchia ghét Cộng sản Việt Nam nhất vì nạn tham nhũng ở xứ này đã được các cán bộ người Việt truyền nghề cho đàn em bản xứ. Mà bây giờ thì đám đàn em còn tham nhũng vượt chỉ tiêu! Người ta đồn “trong đám cưới con ông Hunsen đám thuộc hạ dâng tặng nhiều xe hơi đắt tiền đến mức số chìa khóa xe không thôi đã đầy mấy rổ!” Ðồng bào Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia sẽ phải gánh chịu hậu quả!

Dân Việt Nam chỉ mong người Khmer không khơi dậy mối thù hận lâu đời với người Việt. Họ sẽ phải thấy các chính sách lấn áp của đảng Cộng sản Việt Nam không được dân Việt ủng hộ. Hơn nữa, người Việt Nam sẽ tranh đấu để được sống trong một xã hội tự do dân chủ, ít nhất cũng bằng dân Campuchia. Dù nền dân chủ ở nước láng giềng còn trong cảnh sơ sinh nhưng đã đầy hứa hẹn. Chính quyền Hun Sen sẽ phải giảm bớt tham nhũng và bớt lệ thuộc Trung Cộng khi bị phe đối lập trong quốc hội theo dõi và phê phán. Khi nào cả hai dân tộc cùng sống trong các chế độ dân chủ tự do thì mọi bất đồng sẽ được giải quyết trên căn bản bình đẳng.

Ngô Nhân Dụng

Thứ Sáu, 30/08/2013

TAM73F
09-12-2013, 11:26 PM
tội ác của Cong An CS Viet Nam

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/kMvj1Oc4RwM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
09-20-2013, 04:24 PM
Bài nhận định về KT VN của Bà Phạm Chi Lan‏

Mời đọc bài của bà PCL. Bà này hồi 1994 làm Chủ tịch Phòng Thương mại VN. Rất cởi mở, đứng đắn, có trình độ, ăn nói nhẹ nhàng nhưng luôn luôn đi thẳng vào vấn đề. Dưới trướng bà ta thời đó toàn dân tốt nghiệp Harvard, MIT. Bà ấy đã giúp rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư vào VN trong đó có Caltex và Chevron.

'Việt Nam không nên để lỡ cơ hội vượt qua khủng hoảng'
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản gần đây cũng đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ mới là cơ hội Việt Nam cần tận dụng.

- Đã 5 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng. Bà đánh giá thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay?

- Để thấy được tiến trển của kinh tế Việt Nam 5 năm qua, phải nhìn vào những con số như tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của những ngành quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xuất khẩu hay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo đó, có thể thấy tăng trưởng GDP bị sụt giảm nặng nề. Năm 2009 bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khủng hoảng kinh tế, sau đó có phục hồi lại vào năm 2010, nhưng từ 2011 đến nay, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, mỗi năm lại giảm xuống. Tốc độ tăng trưởng của những ngành như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều xuống thấp, nhất là 2012 công nghiệp tăng thấp nhất từ trước đến nay, năm 2013 cũng chưa thấy dấu hiệu phục hồi rõ ràng.
pham-chi-lan-3484-1378876468.jpg
Theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng do những vấn đề nội tại.

Về cơ bản, chưa thể nói Việt Nam đã phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vấn đề chính là những yếu kém nội tại của nền kinh tế mà qua khủng hoảng toàn cầu, qua hội nhập lại càng bộc lộ rõ hơn. Bởi cùng bị ảnh hưởng, nhưng một số nước trong khu vực lại tăng trưởng tốt hơn Việt Nam rất nhiều, nhất là hai năm gần đây như Indonesia, Philippines. Xuất khẩu tăng trưởng khá nhưng chủ yếu nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nếu tách riêng nội địa thì tăng trưởng xuất khẩu lại sụt giảm so với năm trước và hiện nay thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 35%.

Điều này cũng cho thấy sự không ổn của Việt Nam, trừ đi phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tốc độ tăng của chỉ số GNI thấp hơn nhiều so với GDP (GNI là chỉ số tính tăng trưởng thực của nền kinh tế trừ đi yếu tố sở hữu có thể chuyển vốn ra bên ngoài). Khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng giảm rất rõ so với năm 2007 và 2008.

- Vậy theo bà, vấn đề nội tại của Việt Nam hiện là gì?

- Cậu chuyện lớn nhất tại Việt Nam những năm gần đây là kinh tế vĩ mô bất ổn định, lạm phát cao. Bên cạnh đó, ưu tiên mới đây của Chính phủ là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nói lên vấn đề năng lực cạnh tranh của Việt Nam sụt giảm và khó khăn của doanh nghiệp tăng lên.

Ngoài ra, Nghị quyết của Chính phủ cũng nói đến vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đây vừa là mục tiêu ngắn hạn, vừa là mục tiêu trung và dài hạn của Việt Nam. Nhưng dù Chính phủ đã nhìn ra những vấn đề như vậy, quá trình này chưa thực sự được khởi động. Trong 3 lĩnh vực tái cơ cấu hiện mới chỉ có 2 lĩnh vực có đề án là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng, việc thực hiện các đề án cũng chậm chạp.

Chẳng hạn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ dừng ở các tập đoàn kinh tế lớn trình đề án cho Chính phủ phê duyệt, nhưng đề án đó thực hiện như thế nào thì xã hội cũng ít biết được để có sự giám sát. Dường như quá trình này hiện mới chỉ đang tập trung giảm bớt đầu tư ngoài ngành, trong khi tái cấu trúc đòi hỏi thực sự phải nhìn thấy doanh nghiệp đã vận hành như thế nào, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi gì, minh bạch ra sao sau khi tái cơ cấu.

Với hệ thống ngân hàng, đến nay mới dừng ở việc hợp nhất, sáp nhập một số tổ chức yếu kém, còn giải quyết nợ xấu vẫn còn là vấn đề khó. Nhà nước đã cho thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng đây chưa phải là phép thần thông để giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống quản trị ngân hàng cũng là câu chuyện chưa được bàn đến. Tái cơ cấu đầu tư công đến nay chưa có đề án, vốn đã giảm xuống nhưng vẫn tăng về số dự án, một số trường hợp chưa được duyệt vẫn triển khai.

Những điều trên cho thấy những nỗ lực thực sự để tái cơ cấu kinh tế chưa được bao nhiêu, sức ỳ và rào cản vẫn còn rất lớn. Việt Nam chưa khắc phục được những vấn đề của chính mình dẫn tới hệ quả khủng hoảng, thông qua những bất cập trong nước tác động nặng nề hơn tới Việt Nam so với các quốc gia khác.

Tóm lại, có thể khẳng định ở Việt Nam, vấn đề số một vẫn là những yếu kém của nền kinh tế chứ không phải riêng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Nói riêng về khối doanh nghiệp, thống kê cho thấy lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể những năm qua không ngừng tăng lên. Bà nhận xét như thế nào về sự chìm xuống của những nhân tố chính sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế?

- Tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhiều vấn đề, nay tích tụ lại và bộc lộ rõ hơn. Nếu tính từ năm 2010, 2011 đến nay thì xấp xỉ đã có 200.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, trên tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp (chiếm 1/3). Trong khi đó, số mới ra đời mấy năm nay đều thấp, giảm cả về số vốn, quy mô lao động.

Điều này thể hiện khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn đấy như sự suy giảm của thị trường trong nước, niềm tin giảm xuống do sức mua của nền kinh tế xuống thấp. Ngoài ra, với việc hệ thống ngân hàng gặp nhiều vấn đề, doanh nghiệp Việt Nam vốn dựa vào ngân hàng là chủ yếu (vốn vay ngân hàng có thể chiếm tới 70-80% lượng vốn của doanh nghiệp) bị lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.

Không chỉ vậy, dường như môi trường kinh doanh cũng càng ngày càng xấu đi. Ở Việt Nam, cải thiện môi trường kinh doanh để Chính phủ có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là vô cùng gian nan, dù tuyên bố của Chính phủ luôn thể hiện quyết tâm. Nhưng khi thực hiện, quá trình này gặp quá nhiều cản trở từ các cấp khác nhau, rất nhiều biện pháp tốt không đi vào thực tế khiến những rào cản tăng lên, nhất là vấn nạn tham nhũng.

- Việt Nam nên làm gì để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm như hiện nay?

- Theo tôi, tình hình thời gian tới có sáng sủa hơn hay không phụ thuộc nhiều vào quyết tâm và tiến độ của cuộc cải cách kinh tế, nếu không có những thay đổi rõ nét thì rất khó để nền kinh tế Việt Nam vượt qua những khủng hoảng hiện nay, trở lại đà tăng trưởng tốt trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.

Bên cạnh đó, từ năm 2014 có thể tham gia những hiệp định mới như TPP, FTA cùng với chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam với Nhật Bản… Những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản gần đây cũng đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ mới và phát triển tốt hơn. Đây là những cơ hội Việt Nam cần tận dụng, đi đôi với cải cách để tạo nên những xung lực mới, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tôi cho rằng cơ hội hoàn toàn có nhưng then chốt dựa vào cải cách, càng chậm cải cách chừng nào thì những vấn đề của nền kinh tế lại càng trầm trọng hơn. Chúng ta đã để lỡ cơ hội trong những năm vừa qua nhưng đừng để lỡ cơ hội trong thời gian tới, nếu không nắm bắt thì khó khăn còn lớn hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu.

Huyền Thư

Tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015: sự chuẩn bị của doanh nghiệp” vừa được Viện Quản trị kinh doanh - Đại học FPT (FSB) tổ chức, Giám đốc Chính sách công của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright - Nguyễn Xuân Thành cho rằng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vấp phải không ít khó khăn. Nguyên nhân là nền kinh tế trước đây vận dụng tăng trưởng theo mô hình dựa vào đầu tư và tín dụng ngân hàng. Khi khủng hoảng nổ ra, hiệu quả của mô hình này ngày một thấp. Điều này dẫn tới mất cân đối vĩ mô và rơi vào vòng xoáy nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, khi bắt đầu tái cấu trúc thì hoạt động đầu tư trong 3 năm qua nằm ngang, không còn sự tăng trưởng.

Ông Thành dẫn chứng, một năm sau nỗ lực của Chính phủ về tái cơ cấu kinh tế, tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP đã giảm từ mức bình quân 39% trong giai đoạn năm 2005-2010 xuống còn 33,3% năm 2011 và 30,5% năm 2012. Đi liền với xu hướng giảm đầu tư là tín dụng cũng giảm so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP đã giảm từ đỉnh cao 136% năm 2010 xuống còn 121% năm 2011 và 108% năm 2012.

Cũng theo chuyên gia này, cỗ máy tăng trưởng bốn động cơ đang suy kiệt dần. Ông giải thích, Việt Nam có 4 nguồn đóng góp cho nền kinh tế: nông nghiệp hộ gia đình - cá thể, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI.

Trước đây, 4 nhóm này đều phát huy hết tiềm lực nhưng từ năm 2012 đến nay chỉ duy nhất doanh nghiệp FDI còn lực. Hiện chỉ có khu vực FDI đóng góp kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. "Riêng lĩnh vực nông nghiệp đuối sức dần, nếu như trong giai đoạn trước vẫn nhìn thấy tăng trưởng thì nay không còn", ông Thành nhận xét.

Diễm Ái

TAM73F
09-27-2013, 06:06 PM
------------------------------------------

Biều tình chống Nguyễn Tấn Dũng đến Paris / 09-2013

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/_K20UNR_Z2Q" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Ẩn Danh:
11:15 27/09/2013 Reply

TIN SAO NỔI / (het tin nổi)
Bọn cọng phì
Miệng chúng nói
Chúng đầy tớ
Tay chúng vét
Sạch của dân
Nếu dân chống
Chúng đánh đập
Không đui què
Cũng sứt trán
Hởi hởi trời !!!
Hết chịu nổi !!!
Trước sau gì :
Cũng sẻ chết ???
Thà chết VINH ???
Hơn sống NHỤC ???
Kính dâng vài lời "thương-tiếc" anh-hùng: ĐẶNG NGỌC VIẾT.

Ẩn Danh:
11:15 27/09/2013
----------------
Ẩn danh:
11:12 27/09/2013 Reply

Loi keu goi:

Xin yêu cầu quý bà con anh chị em, tất cả chúng ta mỗi ngươi phải có 01 sổ tay dùng để ghi chép:
Tên tuôi ( vợ con cha me & anh chị em ) cùa tất cả bon cọng phỉ:
Hiện đang sống chết ở đâu ???
Mục đích của việc làm nầy là để giúp cho Tòa-án trong nhửng ngày sắp tới ( khi toàn dân nổi dậy )có thêm nhiều bằng chứng để xử-tội bọn chúng nhanh hơn.
&
Mục đích của việc làm nầy là: Không để sót một tên nào cả.


Kính chào
Khi Người Dân Nổi Dậy


--------------------------------------------

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ


Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên
Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)
Thụy My RFI

Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ».

Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta,
Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam.
Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù.
Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.
CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa.
Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.

http://www.cpj.org/awards/


International Press Freedom Awards

CPJ International Press Freedom Awards 2013
23rd Annual Ceremony and Dinner
To benefit the Committee to Protect Journalists


Four journalists who face imprisonment or other persecution for exposing realities in Ecuador, Egypt, Turkey, and Vietnam will be honored with the Committee to Protect Journalists' 2013 International Press Freedom Awards, an annual recognition of the courageous reporting that defines free media.
The awardees--Janet Hinostroza (Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (Capital Broadcast Center, Egypt), Nedim Şener (Posta, Turkey) and Nguyen Van Hai (Dieu Cay, Vietnam)--are confronting severe reprisals for their work, including legal harassment, physical threats, and imprisonment. Hinostroza was forced to temporarily give up one television program to ensure her safety after being threatened; Youssef has come under legal investigation for his satirical newscast; and Şener is charged with terrorist activity for his critical reporting and could be sentenced to 15 years in prison. Nguyen Van Hai, one of Vietnam's best known bloggers, created an independent alternative in a country where all news publications are controlled by the government. Consequently, he is serving a 12-year prison sentence under a vague law that bars "conducting propaganda" against the state.
CPJ will present Paul Steiger, founding editor-in-chief of ProPublica, with the Burton Benjamin Memorial Award for lifetime achievement in the cause of press freedom. Steiger, who served as CPJ chairman for six years, from 2005 to 2011, was managing editor of The Wall Street Journal from 1991 to 2007.
All of the winners will be honored at CPJ's annual award and benefit dinner in New York City on November 26, 2013. Lara Logan, CBS News correspondent and CPJ board member, will host the event. Daniel L. Doctoroff, chief executive and president of Bloomberg L.P., is the dinner chairman.
Full press release available in Arabic, English, Spanish, and Turkish.

CPJ International Press Freedom Awards:
Tuesday, November 26, 2013
Grand Ballroom
The Waldorf-Astoria
New York City
For tickets, please call CPJ's Development Office at +1 (212) 465-1004, ext. 113.

CPJ 2013 International Press Freedom Awardees:
Janet Hinostroza, Ecuador
Bassem Youssef, Egypt
Nedim Şener, Turkey
Nguyen Van Hai, Vietnam
Burton Benjamin Memorial Awardee:
Paul Steiger, United States

--------------////////---------------



Hé lộ tình tiết rúng động vụ “tráo thủy tinh thể” BV Mắt Hà Nội
Thứ Sáu, 27/09/2013 14:12 (GMT + 7)

TIN LIÊN QUAN
Gian lận ở viện mắt Hà Nội: Người tố cáo bị trả thù?
Lại gian lận "động trời" ở Bệnh viện Mắt Hà Nội?

UBND TP cũng thừa nhận đã có 703 ca bị “tráo thủy tinh thể” trong lúc mổ so với hóa đơn ban đầu. BS Thủy không hài lòng với kết luận “sai sót” vì cho rằng không thể có sai sót với số lượng lớn như vậy.

Ngay sau khi BS Nguyễn Thị Thu Thủy tố cáo trực tiếp với Bí thư Phạm Quang Nghị về việc “đánh tráo thủy tinh thể” tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội, PV đã làm việc với người tố cáo và người bị tố cáo để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc này.

Ban đầu BS Thủy có phần lưỡng lự nhưng sau rồi chị cũng đồng ý hẹn gặp, cung cấp toàn bộ thông tin chưa thể nói hết trong lần tiếp xúc cử tri của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị mới đây. Gặp chúng tôi, điều đầu tiên BS Thủy đề cập là mong muốn “được bảo vệ” theo quy định của luật tố cáo, và không muốn chụp hình đăng báo.

Theo lời BS Thủy, trong năm 2011 BV Mắt Hà Nội đã mổ cho khoảng 3.000 ca. Giá mỗi ca mổ khoảng 6,5 triệu đồng. Với số tiền này người bệnh sẽ phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền để tráo đổi trong lúc phẫu thuật.
Những sản phẩm của Mỹ và Ấn Độ bị đánh tráo khi mổ

Cụ thể trên hóa đơn thu tiền của người bệnh đều ghi rõ thể thủy tinh nhân tạo IQ của hãng Alcon (Mỹ), nhưng trên thực tế trong lúc mổ nó đã bị tráo sang nhân HOYA và Focus của hãng khác. Từ những số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết, chị Thủy và một đồng nghiệp trong bệnh viện tính toán có khoảng 800 ca mổ đã bị đánh tráo.

Nghiêm trọng hơn, từ dịch nhầy Duovis của Mỹ (600.000 đồng/hộp) đã bị tráo sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền (chỉ có giá 245.000 đồng/hộp). Mặt khác thay vì chỉ dùng cho một bệnh nhân, thì mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ lại được chia dùng cho từ 4 – 5 bệnh nhân. Sau khi khớp nối toàn bộ số liệu, các chị tính toán đã có khoảng 3.000 ca mổ bị tráo dịch nhầy. Như vậy qua nhẩm tính, số tiền gian lận đã lên đến hàng tỷ đồng.

“Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết nhiều lần nhưng chị Thủy không hài lòng với kết luận thanh tra. Tới đây tôi sẽ giao cho thanh tra liên ngành vào cuộc” – Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị

Đề cập đến vấn đề y đức, chị cho biết các bệnh nhân trước khi mổ hoàn toàn không được làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. BS Thủy phân tích, trong mắt thường có nhiều mạch máu, cộng với ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 7 phút, mà mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ, dùng cho 4 – 5 người lại chỉ dùng chung một kim truyền dịch, điều này khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao. BS Thủy nói thêm, sau khi lên tiếng phản ánh vụ việc, bệnh viện đã cho bệnh nhân xét nghiệm trước khi mổ. Từ đó phải có khoảng 5 – 10% trong tổng số bệnh nhân đến mổ bị phát hiện bệnh.

Sau khi gửi nội dung tố cáo lên Sở Y tế và UBND TP Hà Nội, cả hai đơn vị đều thừa nhận những tố cáo trên là đúng, nhưng BS Thủy không hài lòng khi vụ việc chỉ được kết luận là “sai sót chuyên môn”.

UBND TP cũng thừa nhận đã có 703 ca bị “tráo thủy tinh thể” trong lúc mổ so với hóa đơn ban đầu. BS Thủy không hài lòng với kết luận “sai sót” vì cho rằng không thể có sai sót với số lượng lớn như vậy.

Mặt khác UBND TP cũng chưa trả lời rõ ràng về hành vi gian lận tráo đổi dịch nhầy trong 3.000 ca mổ. Điều nữ BS này nhấn mạnh là trong suốt một năm qua đến giờ, bà Thanh vẫn tiếp tục gian lận.

Một vấn đề khác được chị Thủy lên tiếng tố cáo là việc gian lận trong vật tư tiêu hao của ca mổ. Cụ thể hệ thống máy Infinity khi vận hành cần một bộ phận catsset infinity có giá trên 2,3 triệu đồng/cái. Trung bình 1 catsset dùng cho 20 ca mổ, nhưng giám đốc Thanh đã xây dựng định mức chỉ với 4 ca mổ/1 catsset. Như vậy số tiền gian lận khoảng 500.000 đồng/ 1 ca mổ. Tương tự theo định mức 1 ca mổ dùng 1 bộ dao giá trên 400.000 đồng, nhưng thực tế thì 10 ca mổ chỉ sử dụng chung 1 bộ. Tính ra số tiền gian lận gần 400.000 đồng mỗi ca mổ.
Hàng loạt đơn thư, và các số liệu có liên quan tố cáo hành vi gian lận tại BV mắt Hà Nội

Bên cạnh đó, BS Thủy còn cho biết những bệnh nhân có thẻ BHYT thì tiền catsset và dao mổ đã được BHYT thanh toán, nhưng bà Thanh vẫn thu thêm 1 triệu đồng mỗi ca mổ. BS Thủy tính toán từ tháng 7/2012 đến nay có khoảng 3.000 ca mổ bị gian lận, số tiền cũng lên đến hàng tỷ đồng.

Thậm chí, BS Thủy còn lên tiếng tố cáo gian lận trong việc mổ từ thiện khi bệnh viện mổ thay thủy tinh nhân tạo cho 25 bệnh nhân trại phong ở Quốc Oai, Hà Nội, với chi phí được tài trợ 1,3 triệu đồng mỗi ca mổ. Tuy nhiên các ca mổ này đã không được thực hiện theo đúng quy định như những ca mổ thay thủy tinh thể khác…

“Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại BV đa khoa Hoài Đức chỉ với vài chục triệu đồng chẳng thấm tháp gì so với vụ việc này” – Chị Thủy so sánh.

Để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều, chúng tôi đã có buổi làm việc với Giám đốc BV mắt Hà Nội Vũ Thị Thanh. GĐ Thanh lý giải gì về những nội dung tố cáo của BS Thủy như thế nào sẽ tiếp tục thông tin đầy đủ tới bạn đọc.

Theo Infonet

TAM73F
10-01-2013, 04:18 PM
Gangsterism abounds at Vietnam metro airport, ‘crackdowns’ for naught
TalkVietnam - Posted: 29 Sep 2013 10:20 PM PDT


Despite a backlash in the press and lots of loud lip-service from authorities, thieves and dishonest cabbies continue to prey on passengers at Vietnam’s main international airport
Passengers checking out at Tan Son Nhat International Airport in Ho Chi Minh City. The airport security agency has reported a rash of crimes targeting passengers recently. Photo by Diep Duc Minh
Passengers checking out at Tan Son Nhat International Airport in Ho Chi Minh City. The airport security agency has reported a rash of crimes targeting passengers recently. Photo by Diep Duc Minh
Tran Thi Hang saw two men in fancy outfits staring at her when she arrived at Ho Chi Minh City’s Tan Son Nhat International Airport after a recent flight from Singapore.
She saw them again in the parking lot as she walked to her motorbike. But this time they were on a bike and speeding straight for her. Next thing she knew, they had snatched her bag and were speeding away.
“They must have followed me as I checked out,” said the 28-year-old woman. She lost 1,000 Singapore dollars, 300 US dollars, a cell phone and her cosmetics.
Many similar cases have been reported around the airport, highlighting a spate of robbery, extortion and swindling targeting passengers arriving at Ho Chi Minh City’s only airport, the most bustling transit point in the nation.
In another case, a local man, identified only as K, arrived at the airport on September 12 and walked out along nearby Truong Son Street when five men robbed his watch and US$15,000.
The victim said it was likely that his watch, which he said was worth about $100,000, that attracted the robbers who probably followed him from the airport.
Senior Lieutenant Colonel Pham Cong Nghia, chief of police in Tan Binh District’s Ward 2, where the airport terminal is located, said many robbers have begun operating in and around the airport because they believe airplane passengers carry lots of money and valuables.
Easy infiltration
Nghia said criminal gangs from northern provinces have migrated to HCMC recently and are using new ploys to make off with people’s money and property. Add that to the fact that local criminals have also stepped up operations, and things at the airport look pretty bad.
The Tan Binh District police are currently filing robbery charges against 32-year-old Le Hoang Chanh for stealing luggage at Tan Son Nhat in May.
According to police, Chanh, who is serving a one-year probation sentence for a previous robbery conviction, came to the airport’s international arrival section and took a bag of luggage from the carousel.
Wearing smart clothes to impersonate a passenger, he put the stolen luggage in a trolley and easily pushed it out of the terminal. Police said he used the elevator, instead of passing through the gate like most other passengers, to avoid the check-out process.
He was arrested while stealing another bag with the same ploy. Chanh even claimed that he had taken someone’s bag by mistake before confessing to the crime, police said.
Earlier, airport security detected Nguyen Thi My, 41, via security camera tapes, which showed her stealing the purse of a Taiwanese passenger.
My admitted that she came to the airport to steal. After seeing the Taiwanese passenger put her wallet on a pile of luggage, My cleverly stole it while hiding the act with a coat over her arm.
Swindling
Besides outright robberies, police and airport security have also caught con men and swindlers operating at the airport.
Captain Mai Trong Hanh of the District 10 Police Department said officers recently arrested groups of thieves who have confessed to luring airport passengers to hotels for “massages” before stealing their property.
Among the gangs was one led by Nguyen Van Tung and Nguyen Thi Ha, who were arrested and investigated on swindling charges.
Investigators said the duo came to the airport and found Japanese passenger Mayata Yuki waiting for a delayed flight.
They offered a massage package at a hotel in District 10 and after the service, Yuki found that her iPad and money, valuing more than $1,000 in different currencies, were gone.
According to the police, many criminals tend to target foreigners, assuming that they have valuable property and are not watchful enough.
“Criminals even buy a ticket like other passengers but only to be allowed to enter limited areas, like the waiting rooms, to steal properties,” Nghia, the police chief of Tan Binh District’s Ward 2, said.
Unsolved taxi problems
According to the airport’s Aviation Security Center, last week, a South Korean passenger taking a taxi from the airport to a hotel in the city was extorted by a cabbie who charged more than ten times the real fee.
The driver, who was later identified as a Saigon Tourist taxi driver, charged the Korean passenger VND1.5 million while the meter displayed only VND140,000.
After reporting the case, the security agency coordinated with police and identified the driver, who later confessed to the scam and returned the money.
Do Xuan Toan, the agency’s director, said such taxi problems have been persistent for years and are difficult to deal with for several reasons.
“Many passengers only stay for a few days while investigations often take longer,” he said.
“After arresting the criminals, police only issue an administrative fine instead of criminal charges because the victim is not present as required in criminal procedures in order to press charges against the culprits,” he told Vietweek.
He said many criminals, including taxi drivers, have abused this loophole to commit crimes.
He also used the excuse that when scams or robberies happen to tourists in taxis that have left the airport, jurisdiction becomes an issue because even victims who report the crimes do not know the city well enough to pinpoint the location of the crime.
Meanwhile, many taxi firms do not require a deposit from drivers to ensure their honesty at work, he said.
“The strictest measure a driver can face is dismissal. So they are not deterred against violations like appropriating property or stealing money from passengers,” he said.
He admitted that the fact that criminals were now operating inside the terminal was a serious problem.
He said many airlines sell electronic ticket, making it difficulty for security to check their tickets.
“The ticket can be a number code in their phone,” he said. “Previously, we checked paper tickets before passengers entered the luggage check section. It used to be safer for the passenger’s luggage because the criminals, who do not have tickets, could not enter this area.”
He said his agency has coordinated with local police but the airport is located on the border of different wards, which makes the security situation more “complicated”.
“The aviation security agency has tried their best. But it requires actions from other relevant agencies like the police and city authorities to maintain the safety of passengers and to handle violations thoroughly as a deterrent.”

----------------------------------------------------
----------------------------------------------------

:rauch0001: :icon_hateyou:


TRUYỀN HÌNH PHÁP CHẾ NHẠO NGUYỄN TẤN DŨNG - GIĂNG MẮC Ê RÔ

Vì tự ái dân tộc, nghe tường thuật đối thoại, phát biểu, phát âm, nhin cử chỉ xoay tới quay lui của Ba Dũng, thủ tướng chính phủ CHXHCNVN; lòng tôi cảm thấy buồn vô hạn, vì đất nước Việt Nam giàu, đẹp, dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù đã phả chịu sự thống trị, quản lý ngu xuẩn, độc tài của những kẻ yếu kém về trình độ văn hóa.( Lớp ba trường làng mua bằng Tiến Sỉ )

PV


https://www.facebook.com/photo.php?v=416446511801094


NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỌC Jean Marc Ayrault là (GIĂNG MẮC Ê RÔ) làm trò cười cho cả nước Pháp. Kiểu phiên âm nầy chắc là do báo Nhân Dân bày ra làm quê 3 Dũng đây.

(*) CỘNG SẢN SỢ ÁNH SÁNG - NGUYỄN TẤN DŨNG nói chuyện với chính giới Pháp :

- Ê có thể khóa cánh cửa đằng sau được không ? Nắng quá !

----------------------------------------------------
Chuyến thăm viếng chính thức nước Pháp của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn lầm lũi. Không có một tờ báo nào đề cập đến, dù chỉ là một dòng. Cũng không có đài phát thanh hay truyền hình nào đưa tin dù chỉ là vài giây.

Tệ hơn nữa đài Canal Plus, một đài chủ yếu có mục đích giải trí, còn chiếu một đoạn trong buổi họp báo chung của ông Dũng với thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault để làm trò cười. Các ký giả cười ngặt nghẹo vì cử chỉ và ngôn ngữ ngớ ngẩn của ông Dũng và về cách phát âm rất quê mùa của ông khi ông nói tên thủ tướng Jean Marc Ayrault là "Giăng Mắc Ê Rô".

Tuy vậy họ không hiểu tiếng Việt để cười vì câu mở đầu rất ngộ nghĩnh của ông Dũng:
"Tôi xin bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới".

nguồn: FB Gia Kieng Nguyen

Những câu nói đài truyền hình diễu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được Thùy Trang chép lại dưới đây :

ce n'est pas parce que vous avez merle moquer et par la conscience pour

écouter ca

exactement un accord de rachat avec une pensée émue et en verre

jean-marc perono premier ministre savait qu il a du poids des problèmes de

communication alors soro dont vous avez besoin de préciser notre premier

ministre on va chier tout le monde cela mais un rapport à ce que il sait que ce

trimaran francaise pas terrible en allemand c'est formidable mais allez

savoir pourquoi il s'exprime pas en allemand à la télévision

mais il ya des difficutés de communication aussi quand il tient des

conférences de presse

vous allez le voir avec le premier ministre vietnamien de la garder ca

et vous allez même peut-être avoir quelques compassion pour lui-même ou

elisabeth elle-même n est pas ce que il a sailor de lozère finale

ca commence mal l'année avec des questions minìeres et puis ca finit

pas très très très bien mais regardez d'abord le début

monsieur le premier ministre mesdames monsieurs conviviale était

particulìerement chargé...

lethucthang
10-04-2013, 06:30 AM
Từ 1949. Và 1953. C. S Đa có hai Lần hiến pháp Nhưng chăng có gì thay đôi r. Bây giờ Mang hình thức. Dân. Chủ một chút Có gì khác đâu ? Rượu. Cũ.chỉ Thay Cai. Bình. Mơi mà thôi Tôi đọc thấy có gì Lạ ? Mấy. Trăm. Trí. Thức Cò. Mồi góp ý. Cũng. Chỉ để Lừa Quốc. Tế và Đồng bào. Hải. Ngoại Làm ra vẻ. Dân. Chủ ... Thế thôi ! Có gì làm Lạ ?
Tên nào. Ý. Kiến ý. Cò nhiều thì hãy đợ i đấy ! Nó cho vô. Nhà. Đá . Lúc ấy hôi o kịp !

lethucthang
10-04-2013, 06:37 AM
Quý vị nhớ ghi chép cân thân. Và. Học thuộc lời của. Thủ. Tướng nhé n! Đó La nhưng lời. Vàng Ngọc từ. Đinh. Cao. Trí. Tuệ đấy !

lethucthang
10-04-2013, 06:48 AM
Câu đâu tiên nếu. , sửa lại một Chữ ... Chắc. Sẽ rất. Vui ; ... Ce n' et pas parce que vouz ave z MERDE. (. Merle ) moquer, et ,,,,

lethucthang
10-04-2013, 06:59 AM
Đúng La Đa lộ diện đám. Cò. Mồi của Khôi 8406 Và ô. Thích. Quảng. Độ (. Năm nhà biểu tình tại gia )

TAM73F
10-04-2013, 07:21 AM
Câu đâu tiên nếu. , sửa lại một Chữ ... Chắc. Sẽ rất. Vui ; ... Ce n' et pas parce que vouz ave z MERDE. (. Merle ) moquer, et ,,,,

Merde của Lethucthang là phân ...còn Merle của người ghi lại trong Dai TV là Con chim sáo (ám chỉ Sự Tào Lao,lắm chuyện để làm trò hề )

TAM73F
10-10-2013, 08:14 PM
Bài nầy có lâu rồi, xin đăng lại (update) , xem cho vui :

Sàigòn hay Hồ Chí Minh.


Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh,ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu.
Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này...

Sài Gòn hay Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Nam :rose:


Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...

... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạn và kiêu ngạo cùng tuế nguyệt.

Chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu?

- Saigon.

2. Bà ngoại đi đâu?

- Lên Saigon.

3. Mầy từ đâu về?

-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

Nhưng hơn 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.

Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết là kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia sẻ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh” !!!

- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:

Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.

- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.

- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”

- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”

- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”

- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.

- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.

- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.

- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”

- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.

Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.

Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?

Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”

Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

"Cỏ cây còn biết hờn sông núi

Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi..."



Bài ca "Sài gòn niềm nhớ không tên " :40:

<iframe width="640" height="480" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/fmnGpPyCmxE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Saigon Bây Giờ Buồn Không Em - Khánh Ly

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/EENtykZvjwk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
--------------------------------/////////----------------------------------


Ôi, Văn Hóa dân tộc VN ngày nay !!!




Vũ Kiều Trinh: Kẻ cắp Siêu Thị ở Thụy Điển,
Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV


Mỗi lần xem chương trình "Văn hóa dân tộc", của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự .

Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.



Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra taỵ. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó

Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV .

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng văn hóa dân tộc Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực, chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thỉ phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?

Vậy chắc chắn là kẻ cắp!

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?

Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện?

Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.


__._,_.___

TAM73F
10-12-2013, 10:07 AM
Việt Nam và Pháp ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược

Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault (P) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký Tuyên bố chung về đối tác chiến lược, tại Matignon, Paris, 25/09/2013
REUTERS/John Schults
Thanh Phương
Hôm nay, 25/09/2013, nhân chuyến công du Pháp, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với đồng nhiệm Jean-Marc Ayrault, tại điện Matignon. Hai bên đã quyết định nâng bang giao song phương lên một tầm mức mới, ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.
Đặc phái viên Thanh Phương từ Matignon, Paris

25/09/2013

Từ Matignon, đặc phái viên Thanh Phương cho biết :
« Trưa nay, sau cuộc hội đàm tại Phủ Thủ tướng Pháp, hai lãnh đạo chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Pháp Jean-Marc Ayrault đã ký kết Tuyên bố chung nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược. Hiệp định đối tác chiến lược đánh dấu 40 năm quan hệ Pháp – Việt.
Trong cuộc họp báo sau buổi ăn trưa làm việc giữa hai Thủ tướng, ông Jean-Marc Ayrault nhấn mạnh đến quan hệ lịch sử giữa hai dân tộc, thể hiện qua con số sinh viên Việt Nam tại Pháp không ngừng tăng lên, hiện nay đã lên tới 7.000 sinh viên. Đối với Thủ tướng Pháp, lễ ký kết Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược hôm nay là một sự kiện lịch sử, thể hiện sự tin cậy giữa hai nước. Cụ thể hơn, theo Thủ tướng Pháp, đối tác chiến lược có nghĩa là hai nước sẽ nâng cấp đối thoại chính trị, không chỉ về những vấn đề song phương, mà cả về vấn an ninh, quốc phòng, đặc biệt là an ninh khu vực. Cũng trong cuộc họp báo này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hai Thủ tướng đã quyết định là Việt Nam và Pháp sẽ tăng cường đối thoại giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, khối Pháp ngữ v.v.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh là Hà Nội vẫn hoan nghênh lập trường của Pháp trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam hy vọng là Pháp sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Khi được hỏi về lập trường của Pháp về việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC – Thủ tướng Jean-Marc Ayrault nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông và cho biết là Paris sẽ thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Theo bản Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, trước hết về chính trị - ngoại giao, Pháp và Việt Nam sẽ tăng cường trao đổi nhằm thúc đẩy đối thoại về quan hệ hợp tác song phương, về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm. Pháp và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy quản trị tốt, nhà nước pháp quyền và các quyền con người.
Về hợp tác quốc phòng và an ninh, hai nước sẽ tăng cường trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng, quan chức cấp cao, chuyên gia; tăng cường cơ chế Ủy ban chung về hợp tác quốc phòng, cũng như tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai nước cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, đầu tư và kinh doanh. Trong bản Tuyên bố, Pháp và Việt Nam khẳng định ủng hộ việc ký Hiệp định thương mại tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức khu vực.
Riêng về hợp tác văn hóa, hai nước cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện lâu dài và sự phát triển của các trung tâm văn hóa của hai nước tại Hà Nội, Paris và ở địa phương. Pháp và Việt Nam cũng sẽ phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Ngoài Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt, hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Jean-Marc Ayrault hôm nay đã chứng kiến việc ký kết nhiều hiệp định khác, như hiệp định giữa tập đoàn khí đốt Pháp GDF-Suez với tập đoàn Petro Vietnam Gas về dự án khai thác khí hóa lỏng Sơn Mỹ, ở miền Nam Việt Nam.
Trong số các hiệp định và hợp đồng khác được ký kết nhân dịp này, có thể kể đến hiệp định giữa công ty Pháp Vinci Concessions và Bộ Giao thông Việt Nam về việc phát triển hệ thống đường bộ cao tốc của Việt Nam.
Nhân dịp này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trao cho Chủ tịch tập đoàn ngân hàng Pháp BNP Parisbas Beaudoin Prot giấy phép thành lập một chi nhánh của ngân hàng này ở Hà Nội. Một hiệp định tài chính cũng đã được ký kết giữa hai nước về việc Pháp tài trợ 13,5 triệu euro năm 2013 cho một dự án bệnh viện ở Việt Nam.

TAM73F
10-16-2013, 04:27 PM
------------------------0000000000000------------------------

Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay Trung Cộng

Phan Châu Thành (Danlambao) - Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:

“Nếu bây giờ TC tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”

Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”

“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”

“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”

“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”

Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.

Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:

“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”

“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”

“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”

Thế họ có ăn chung với các cháu không?”

“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”

“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”

“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”

“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…

Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.

Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba. Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).

Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!

Câu chuyện thứ tư. Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TC đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TC đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…

Câu chuyên thứ năm. Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:

- “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”

- Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…

Tôi phán tiếp:

“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”

Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuê nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).

Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TC đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”

Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”

Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TC tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!

Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TC?

Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?


Phan Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com

TAM73F
10-17-2013, 09:52 AM
Nên xóa đảng cộng sản đi
Tuesday, October 15, 2013 6:40:27 PM



Ngô Nhân Dụng

Ma chê, cưới trách, các cụ dạy không sai. Sau khi ông Võ Nguyên Giáp đã mồ yên mả đẹp, dân Hà Nội bắt đầu bàn tán. Tại sao chính quyền lại ra lệnh ngưng treo cờ rủ ngay buổi trưa bữa hạ huyệt, mà không đợi đến tối? Buổi tối là lúc người ta thường làm lễ “hạ cờ.” Ðó là lúc ngưng không treo cờ rủ; sáng hôm sau sẽ kéo lên tới ngọn cột cờ, không còn dấu hiệu để tang nữa.

Tại sao lại ngưng “để tang” giữa ngày, mà không đợi thêm dăm, sáu giờ nữa, cho hợp nghi lễ? Nếu tin bói toán, có thể đổ tại các nhà chiêm tinh. Chắc có ông thầy bói nào đó gieo quẻ Mai Hoa, phán rằng nếu treo cờ để tang ông Võ Nguyên Giáp quá giờ Ngọ thì ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng có thể bị tai nạn! Tai nạn gì? Ðồng bào ta bàn nhau: Tai nạn Lý Khắc Cường. Ông thủ tướng Trung Cộng ghé Hà Nội trên đường bay về Bắc Kinh. Ông lại đến Phú Bài vào đúng buổi trưa; trong ngày chôn cất ông Giáp. Không lẽ lại đón một vị quốc khách bằng lá cờ treo rủ, nửa chừng? Lý Khắc Cường cũng sợ bị xui xẻo y như Nguyễn Tấn Dũng vậy. Cho nên Sứ Quán Trung Quốc phải lập tức yêu cầu kéo các lá cờ lên tới ngọn. Chấm dứt cờ rủ!

Chắc ông Võ Nguyên Giáp cũng chẳng biết gì nữa, về chuyện họ ngưng để tang ông vào giờ Ngọ. Ông cũng không biết Sứ Quán Trung Cộng không hề đến viếng tang ông, dù trụ sở của họ ở rất gần nhà ông. Khi nhiều người thắc mắc, sứ quán trả lời rằng họ có viếng tang. Nhưng viếng tang ở Sài Gòn. Xác người ta quàn ở Hà Nội, cáo phó ghi địa chỉ rõ ràng. Vậy mà lại đem vòng hoa đến viếng ở Sài Gòn!

Có thể giải thích hành động này. Nếu viếng tang ở Hà Nội thì ông đại sứ phải tới. Còn ở Sài Gòn thì một viên chức thấp hơn tới cũng được. Bắc Kinh muốn chứng tỏ đối với họ ông Giáp không đáng được thăm viếng ở cấp đại sứ; cho một tổng lãnh sự hay cấp thấp hơn viếng là đủ rồi.

Bây giờ thì người ta lại nhớ: Các cố vấn quân sự Trung Cộng, như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, đều coi thường ông Giáp.

Họ viết rõ ràng trong hồi ký của họ. Trong đám các lãnh tụ cộng sản đợt đầu, 1945, 46 ở nước ta, ông Võ Nguyên Giáp là người ít bị mang tiếng thân Trung Cộng, so với Hồ Chí Minh hay Trường Chinh. Hành động đáng nói sau cùng của ông Giáp là phản đối vụ cho Trung Cộng khai thác Bô xít. Các đồng chí Bắc Kinh không bao giờ tha thứ.

Nhiều đảng viên cộng sản ở trong nước đã bầy tỏ lòng quý mến đối với ông Võ Nguyên Giáp; chính vì họ thấy Trung Cộng ghét ông. Có lẽ cách tốt nhất để tiếp tục tỏ lòng quý mến ông là họ nên vận động xóa bỏ cái đảng cộng sản đi.

Trong đời ông, mối nhục lớn nhất của Võ Nguyên Giáp là ông hoàn toàn bất lực khi các tướng, tá đàn em bị tù đầy. Họ bị trù ếm chỉ vì họ từng thân tín đối với ông. Ngoảnh mặt làm ngơ khi các đàn em bị hành hạ, đó là một nỗi nhục. Ông Võ Nguyên Giáp còn bị các đối thủ làm nhục công khai, khi bắt ông đứng chỉ huy chiến dịch ngừa thai. Thà rằng như Ðặng Tiểu Bình, bị hạ xuống làm công nhân nhà máy; hay Lưu Thiếu Kỳ, bị bắt đi chăn cừu, còn đỡ nhục hơn.

Tại sao Võ Nguyên Giáp lại chấp nhận để người ta làm nhục như vậy?

Vì ông là một đảng viên cộng sản tốt. Một đảng viên tốt thì chấp hành, tuân phục bất cứ việc gì mà “đảng” bảo phải làm.

Ðảng cộng sản đã xóa bỏ nhân cách của các đảng viên. Họ không được phép có tư cách riêng, danh dự riêng, cũng như các tình cảm hay quyền lợi riêng. Võ Nguyên Giáp có thể tự biện minh mình đóng đúng vai trò đảng viên, không có gì hối hận.

Một điều mà ông ta, cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác, không tự hỏi, là cái đảng cộng sản mà họ đã tuyên thệ gia nhập, có còn là một đảng cộng sản hay không? Họ không dám đặt câu hỏi này, vì mở miệng ra là sẽ mất hết các quyền lợi dành cho các đảng viên; có thể chết nữa.

Nhưng ai cũng biết, hiện nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam không còn đảng cộng sản nào nữa. Khi thu nhận các nhà kinh doanh tư vào đảng, và công nhận quyền kinh doanh của các đảng viên cộng sản, Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Ðảng Cộng Sản Trung Quốc không còn là “cộng sản” nữa. Các vị lãnh đạo hai đảng này cố biện minh bằng các lý luận, như “Ðảng phải là đại biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ nhất” (lý thuyết Giang Trạch Dân;) hoặc phải “giải phóng sức sản xuất” (Dự thảo Báo cáo chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam). Các lý thuyết trên bao hàm một nhận xét thực tế: Trong xã hội Trung Hoa hay Việt Nam hiện nay, giai cấp tư sản đang thành hình là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất.

Vai trị tiền phong của giai cấp tư sản cũng được Karl Marx đề cao, khi ông quan sát sự chuyển biến từ thời kỳ phong kiến sang kinh tế tư bản. Các quyết định thay đổi của hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam chỉ thể hiện diễn biến mà Marx mô tả: Chế độ phong kiến chuyển dần sang chế độ tư bản. Xã hội Trung Hoa và Việt Nam hiện nay vẫn còn đầy di sản của thời phong kiến do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lập nên, cần phải dẹp bỏ thì mới tiến bộ được.

Chúng ta vẫn phải đặt thêm một câu hỏi, là: Tại sao quý vị lãnh đạo trong các đảng Cộng Sản ở Trung Hoa và ở Việt Nam không thành thật một lần trong đời, trong đời sống cá nhân cũng như đời sống đảng viên, bằng cách tuyên bố thẳng rằng họ thôi, ngưng, stop, từ nay không theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê nin nữa?

Khi một đảng chính trị tự đặt mình vào tình trạng phải tự mâu thuẫn với chính mình (mâu thuẫn giữa cương lĩnh, lý thuyết, với hành động thực tế), thì sẽ làm hư hỏng cả giềng mối tinh thần của cả quốc gia. Khi một ông vua hay một đảng cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo, thì chữ TÍN không còn được coi trọng nữa. Không lấy chữ TÍN làm căn bản trong các mối tương quan, trong mọi giao tế xã hội, thì sẽ không còn một hệ thống đạo đức. Hơn thế nữa, cũng không thể phát triển tinh thần tôn trọng luật pháp, là nền tảng của mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị trong thế giới hiện đại. Tái lập chữ TÍN trong xã hội là điều quan trọng và đáng theo đuổi hơn là thực hiện bất cứ một chủ nghĩa mơ hồ và không tưởng nào.Về mặt chính trị, ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, chế độ toàn trị (totalitarian) đã biến dần sang một chế độ độc tài (authoritarian) bình thường. Guồng máy của đảng và nhà nước không còn kiểm soát được tất cả đời sống xã hội nữa. Xã hội đã tách rời khỏi chế độ. Giới lãnh đạo đảng đã nhận thức được giới hạn của quyền lực mà họ đang nắm. Ðời sống mỗi cá nhân không còn hoàn toàn tùy thuộc vào đảng và nhà nước nữa.

Nhưng giới lãnh đạo đảng cộng sản không còn khả năng kìm hãm các biến chuyển, vì chính họ đang bước vào một cuộc phiêu lưu mới, không biết sẽ hướng vào đâu. Tại Ba Lan, Tiệp, Slovack, Hungary, những đảng cộng sản ở đó có góp phần chủ động thúc đẩy cuộc “cách mạng nhung” để thiết lập thể chế mới, khi đó chính họ phải rời khỏi chính quyền. Nhờ thay đổi toàn diện và nhanh chóng, sau hai mươi năm kinh tế các nước này đã tiến rất nhanh. Các đảng viên cộng sản cũ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn các đảng phái mới, họ có thể trở lại nắm quyền hnh dưới ngọn cờ khác. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì không. Giới lãnh đạo cộng sản không dám rút khỏi chính quyền, tự mò mẫm con đường đổi mới từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam thì còn dè dặt hơn, đợi Trung Quốc thí nghiệm cái gì trước rồi mới theo.

Nhưng có những vấn đề mà chính đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng không giải quyết nổi. Một vấn đề lớn là guồng máy quản lý xã hội cũ vốn được vạch ra để cai trị trong một hoàn cảnh đơn giản, có cấp bậc trên dưới rõ ràng. Guồng máy này không còn thích hợp để cai quản một xã hội phức tạp; các tương quan cũ bị đứt, bị vỡ, và các tương quan mới đã nẩy sinh. Tương quan cũ dựa trên hệ cấp quyền hành, bây giờ thêm tương quan dựa trên tiền bạc, lợi lộc. Ðảng cộng sản không dám xóa bỏ hệ cấp quyền hành, nhưng vẫn phải công nhận hệ thống duy lợi. Hệ cấp quyền hành dựa trên đảng, trên tương quan quyền lực cá nhân. Hệ thống duy lợi dựa trên tiền, nhưng không có các luật lệ ràng buộc như trong các nước tư bản lâu đời. Hai mạng lưới đó chồng chéo lên nhau, tất nhiên đẻ ra tham nhũng. Ðó là một hiện tượng làm uy tín của đảng cầm quyền bị ở Trung Quốc và Việt Nam suy sụp.

Một hiện tượng khác là hệ quả của nền kinh tế tư bản phi luật pháp là tình trạng bất công về lợi tức, thu nhập và tài sản ngày càng cao và càng hiển nhiên. Không những bất công trong thu nhập, trong tài sản, mà hệ cấp quyền hành của đảng còn tạo ra cảnh bất công trong cơ hội sống và kiếm ăn nữa. Trong khi ý thức hệ được tuyên dương vẫn đề cao một xã hội bình đẳng, trong thực tế thì chính chế độ này lại nuôi dưỡng cảnh bất bình đẳng. Niềm tin của chính các đảng viên, ngay cả giới lãnh đạo đảng, cũng hao mòn.

Hiện nay, cuộc đổi mới kinh tế thúc đẩy tinh thần duy lợi và vị kỷ. Khơi dậy những điều xấu xa đó không khó gì cả. Chỉ cần buông thả ra là lòng tham, óc vị kỷ sẽ tự phát triển. Không có đạo đức để kiềm chế, cũng thiếu cả luật pháp để ràng buộc, nền luân lý bị đổ vỡ.

Trong lịch sử loài người, óc duy lợi và tính ích kỷ luôn luôn phải kèm theo một hệ thống các quy tắc luân lý hoặc giáo lý kiềm chế. Kinh tế tư bản phát sinh trong những xã hội đã có một nền luân lý cổ truyền, và chính các truyền thống tôn giáo giúp kiềm chế óc duy lợi, ích kỷ, để lái động lực tìm lợi lộc, hướng chúng vào các giá trị tinh thần. Khi kinh tế tư bản được thả lỏng trong một xã hội mất nền tảng, đạo lý đang tan rã, thì những điều xấu xa nhất của lối làm ăn đó tha hồ nẩy nở và tung hoành. Ðó là hoàn cảnh nước ta và Trung Quốc bây giờ.

Nói một đằng làm một nẻo, tất cả ý thức hệ cộng sản đã phá sản, không còn ai tin nữa, kể cả các đảng viên. Ðó là bị kịch của cả dân tộc. Muốn lập lại chữ TÍN trong xã hội Việt Nam bây giờ, chính những người có trách nhiệm, tức là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản, phải nói thẳng, nói thành thật với mọi người: Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ðiều đó không có gì xấu, không có gì phải che đậy và trì hoãn. Vì chính họ đã không còn chủ nghĩa cộng sản tin nữa!

Ông Võ Nguyên Giáp sống như một đảng viên cộng sản gương mẫu suốt đời: Luôn luôn tuân thủ, chấp hành các quyết định của đảng. Cái đảng đó đã làm ông mất tư cách, mất cả danh dự. Chỉ vì ông đã học tập và thể hiện “đạo đức cách mạng” do Hồ Chí Minh dạy: Không có thứ đạo đức nào cao bằng tinh thần kỷ luật của đảng viên. Những người còn giữ lòng quý trọng ông nên giúp ông làm một việc mà chính ông không làm được: Xóa bỏ đảng cộng sản. Nó không những tiếp tục giết chết nhân cách của các đảng viên khác, mà còn làm bại hoại của nền đạo lý của dân tộc!


__._,_.___

TAM73F
10-20-2013, 06:17 PM
Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ

Có gần 30 triệu người được cho là sống trong tình trạng nô lệ trên toàn cầu, riêng Việt Nam có khoảng 240-260 ngàn người.

Báo cáo CBấm hỉ số tình trạng Nô lệ 2013 về 162 nước cho biết, Ấn Độ là quốc gia có số người sống trong tình trạng nô lệ đông nhất với 14 triệu người.
Nhưng Mauritania là quốc gia có tỉ lệ cao nhất với 4% dân số bị biến thành nô lệ.

Những người thực hiện báo cáo hy vọng rằng chỉ số trên sẽ giúp chính phủ giải quyết điều mà họ gọi là “tội ác giấu mặt”.
'Tìm cách tốt hơn'
Quốc gia có tỉ lệ nô lệ ước tính cao nhất

Ấn Độ - 13.956.010
Trung Quốc - 2.949.243
Pakistan - 2.127.132
Nigeria - 701.032
Ethiopia - 651.110
Nga - 516.217
Thái Lan - 472.811
Cộng hòa Dân chủ Congo - 462.327
Miến Điện - 384.037
Bangladesh - 343.192

Bảng xếp hạng do Bấm Quỹ Walk Free chuyên đấu tranh cho các quyền đặt ở Úc sử dụng định nghĩa của nô lệ thời hiện đại trong đó có nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người.

“Rất nhiều chính phủ không thích nghe những điều chúng tôi cần phải nói,” chủ tịch WFF Nick Grono nói với hãng thông tấn AFP.

“Những quốc gia nào muốn hợp tác cùng chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng và chúng tôi sẽ tìm các cách xem xét sự việc để đánh giá vấn đề nô lệ ngày nay tốt hơn.”

Theo ước tính của tổ chức này, có khoảng 29.8 triệu nô lệ trên toàn thế giới – cao hơn hẳn so với các cách đo lường nô lệ hiện đại khác.

Bấm Tổ chức Lao động Thế giới ước tính có gần 21 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động.

Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nigeria có số người bị buộc làm nô lệ cao nhất, tổ chức này nói.

Cùng với năm nước khác, riêng chín quốc gia này chiếm tới ba phần tư tổng số người được cho là nô lệ trên toàn thế giới.

Xếp hạng của Ấn Độ là chủ yếu do lao động bị lạm dụng từ chính bên trong quốc gia này.

Khảo sát mới này được nhiều nhân vật có uy tín trên thế giới ủng hộ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và cựu thủ tướng Anh Tony Blair.

Bà Clinton nói rằng mặc dù chỉ số trên chưa hẳn đã hoàn thiện, nhưng nó đưa ra điểm khởi đầu, theo hãng tin AP dẫn lời.

“Tôi hối thúc các lãnh đạo trên toàn thế giới coi xếp hạng này là lời kêu gọi hành động, và tập trung vào việc đáp trả tội ác này.”

Nô lệ Việt Nam


Việt Nam xếp thứ 64 trên tổng số 162 quốc gia và đứng thứ 9 trong khu vực châu Á. Ước tính số người được cho là nô lệ ở Việt Nam là 240.000 đến 260.000 người, theo báo cáo.

Tuy nhiên, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới nếu xếp theo tổng số người được cho là nô lệ.

Ấn Độ vẫn đứng đầu trong bảng này, Trung Quốc theo sau với gần 3 triệu người.

Tình trạng người Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh lao động trái với ‎ mong muốn xảy ra nhiều ở cả trong nước và nước ngoài.

Ngay ở thành phố thương mại lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, hồi tháng 8/2013 có vụ ba thiếu niên liều nhảy khỏi cửa sổ tầng 3 của một ngôi nhà do bị khóa trong phòng suốt hai năm để làm không lương cho một công ty may mặc.

Báo chí Anh cách đây vài tháng cũng có loạt bài về nhiều người Việt ở Anh làm nô lệ tình dục hoặc làm trong các tiệm sơn móng tay.

Hồi tháng 7 năm 2012, đại diện của hơn 100 công nhân làm việc trong một xưởng may ở Nga đã liên hệ với BBC tiếng Việt để cầu cứu, với cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ.

Tổ chức Walk Free cũng đang thực hiện các chiến dịch tại Việt Nam, có trang web bằng tiếng Việt với đại sứ đại diện là MC Thùy Minh.

Cập nhật: 10:31 GMT - thứ năm, 17 tháng 10, 2013
Nguồn tin của BBC

TAM73F
10-24-2013, 05:55 PM
Giám đốc thẩm mỹ viện phi tang xác khách hàng như thế nào?

Không cứu được chị Huyền, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường chỉ đạo nhân viên cất giấu sổ sách, dụng cụ khám chữa bệnh. Đích thân vị giám đốc này mang xác nạn nhân phi tang, tạo hiện trường giả với chiếc xe máy và tài sản của nạn nhân.

Mất tích bí ẩn khi đi thẩm mỹ viện

Vụ phi tang xác khách hàng tại thẩm mỹ viện Cát Tường (số 45 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bước đầu đã được cơ quan công an làm rõ. Đại tá Dương Văn Giáp - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 - CATP Hà Nội) - cho hay, vụ án được phát hiện vào khoảng 23h ngày 19/10, tại đường Cổ Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
Vào khoảng thời gian trên, anh Vũ Văn Tuấn (SN 1990, trú tại Thạch Bàn, Long Biên) trên đường đi xem phim về đến đường Cổ Linh phát hiện trên vỉa hè có một xe Honda Lead màu đen mang biển kiểm soát 30K2- 8747 đỗ nghiêng trên vỉa hè trong tình trạng khóa vẫn cắm ổ điện, trên móc xe treo một túi xách nhỏ.

Thẩm mỹ viện Cát Tường, nơi xảy ra vụ việc.

Nhìn xung quanh không có người, anh Tuấn gọi hai người bạn tới hiện trường và cùng mở túi xách ra xem, phát hiện trong túi có hai thẻ ATM, một chiếc điện thoại Nokia màu đỏ và một chứng minh thư mang tên Lê Thị Thanh Huyền. Kiểm tra điện thoại, anh Tuấn thấy có rất nhiều cuộc gọi nhỡ. Anh Tuấn gọi lại vào số điện thoại gần nhất thì gặp anh Nguyễn Hữu Huy (SN 1973, trú tại 36 Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Anh Huy nói đó là số điện thoại của vợ anh, tại sao anh Tuấn lại sử dụng. Anh Tuấn cho biết anh và các bạn phát hiện xe và túi xách có chứa điện thoại trên tại đường Cổ Linh. Sau khi nghe anh Tuấn thông báo đặc điểm xe và các đồ đạc, anh Huy xác định đó là tài sản của vợ anh, chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974). Ngay lập tức, anh Huy cùng người nhà đến gặp anh Tuấn rồi cùng tới cơ quan công an trình báo.
Anh Huy cho biết, chị Huyền ra khỏi nhà vào lúc 8h45 ngày 19/10, nói là đi có việc riêng nhưng đến tối không về. Gia đình anh chia đi nhiều nơi nhưng không thấy cho tới khi nhận được tin báo của anh Tuấn.
Công an phường Thạch Bàn đã báo cáo vụ việc lên Công an quận Long Biên và Phòng PC45. Khẩn trương vào cuộc, cảnh sát xác định, khoảng 8h45 ngày 19/10, chị Huyền đi ra khỏi nhà bằng xe máy. Trong túi xách chị Huyền magng theo có hai điện thoại di động, một chiếc Nokia màu đỏ (để lại hiện trường) và điện thoại Iphone 5 màu đen (không thấy); thẻ ngân hàng, chứng minh nhân dân…
Thông qua lời khai của những người trong gia đình, cơ quan công an xác định chị Huyền có tâm sự với người quen về việc đi thẩm mỹ viện để nâng ngực. Bằng các tài liệu thu thập được, đến ngày 21/10, cảnh sát làm rõ, chị Huyền đến trung tâm thẩm mỹ Cát Tường hút mỡ, nâng ngực rồi bị tử vong.
Phi tang, xóa dấu vết
Theo cơ quan công an, trung tâm thẩm mỹ Cát Tường mở từ tháng 4/2013 do bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, bác sĩ khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai, mở và làm giám đốc, quản lý 20 nhân viên. Thẩm mỹ việc này được cấp giấy kinh doanh nhưng chưa có giấy phép của Sở Y tế Hà Nội về hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ. Song, thực tế, thẩm mỹ viện này vẫn tiến hành các hoạt động hút mỡ, nâng ngực cho khách.
Lời khai ban đầu của bác sỹ Tường và nhân viên cho thấy, khoảng 9h ngày 18/10, chị Huyền đã đến thẩm mỹ viện Cát Tường để liên hệ làm phẫu thuật, liên hệ làm hút mỡ, nâng ngực. Chị Huyền đã đặt cọc 50 triệu đồng và được nhân viên hẹn làm vào ngày 19/10.
Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) bị cảnh sát dẫn giải đến cầu Thanh Trì để dựng lại hiện trường.
Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) bị cảnh sát dẫn giải đến cầu Thanh Trì để dựng lại hiện trường.
Khoảng 12h ngày 19/10, Tường cùng 3 nhân viên của trung tâm gồm Lê Thị Ngọc Vân, Bùi Thị Hoa và y tá Nguyễn Ngọc Thư tiến hành hút mỡ, nâng ngực cho chị Huyền. Tường dùng ống bơm kim tiêm loại 50cc hút khoảng 11 ống bơm mỡ từ phần bụng chị Huyền. Sau đó, Tường dùng các ống bơm trên, bơm lượng mỡ vừa hút được vào 2 ngực chị Huyền, đến khoảng 16h thì xong. 3 nhân viên đưa chị Huyền ra phòng ngoài nằm nghỉ.
Khoảng 30 phút sau, chị Huyền có biểu hiện co giật, sùi bọt mép. Thấy vậy, Tường đã tiêm cho chị Huyền một liều thuốc thì chị Huyền không còn biểu hiện trên nữa.
Đến khoảng 17h45, nhân viên thẩm mỹ viện phát hiện chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch yếu không đo được nên đã thông báo cho Tường biết. Tường hướng dẫn cho nhân viên truyền dịch, tiêm thuốc chống sốc, cho thở ô-xy. Sau đó, Tường quay lại trung tâm và làm các biện pháp cấp cứu khác cho chị Huyền nhưng chị Huyền vẫn sùi bọt mép, không thở, mặt tím tái.
Tường đặt ống thở và tiêm thuốc trợ tim nhưng nhận thấy chị Huyền đã rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Tường tiếp tục các biện pháp cấp cứu nhưng chị Huyền đã tử vong. Sợ bị các cơ quan chức năng phát hiện, Tường đã chỉ đạo nhân viên thu dọn đồ đạc, sổ sách khám chữa bệnh cùng trang thiết bị mang đi cất giấu.
Đến tối, Tường sử dụng xe ô tô của mình BKS 29A- 488.81, cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh (SN 1996, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mang xác chị Huyền vào ô tô. Khánh đi xe máy mang theo đồ đạc của chị Huyền đi trước, Tường lái ô tô đi sau. Lòng vòng nhiều nơi, đến đường Cổ Linh, Khánh dừng xe làm đổ trên đường 40m ở Cổ Linh rồi lên xe ô tô cùng Tường tiếp tục vòng đường đê về cầu Thanh Trì. Khoảng 23h30 cùng ngày, đến giữa cầu, Tường cùng Khánh khênh xác chị Huyền vứt xuống sông Hồng rồi bỏ trốn.
Hiện cơ quan công an đang phối hợp cùng các địa phương Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức rà soát, tìm kiếm thi thể của chị Huyền.
Ngày 22/10, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án giết người, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm; đồng thời ra lệnh bắt khẩn cấp với Nguyễn Mạnh Tường (SN 1973, trú tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) và Đào Quang Khánh (SN 1996, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đã triệu tập 10 nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường để làm rõ.
Cuối giờ chiều ngày 22/10, Cơ quan điều tra đã đưa Nguyễn Mạnh Tường đến cầu Thanh Trì, dựng lại hiện trường vụ việc.
Làm chết khách hàng, nhân viên thẩm mỹ viện ném xác xuống sông Hồng
) - Bước đầu, các nhân viên thẩm mỹ viện bị công an triệu tập khai nhận, khi thấy chị Huyền tắt thở, thay vì báo cơ quan chức năng, họ đã chở xác nạn nhân lên cầu Vĩnh Tuy, ném xuống sông Hồng.
Ngày 22/10, một nguồn tin của phóng viên Dân trí cho hay, cơ quan công an đang tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 36 Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Gia đình chị Huyền cho biết, sáng cùng ngày 22/10, những người thân trong gia đình chị Huyền nhận được tin báo chị Huyền sau khi đi làm đẹp tại thẩm mỹ viện Cát Tường (địa chỉ 45 Giải Phóng - Hà Nội) đã tử vong.

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382637764.jpg

Thẩm mỹ viện nơi chị Huyền đến xăm mắt..


Nơi chị Huyền đến thẩm mỹ viện làm đẹp dẫn đến tử vong
Theo anh Huy (chồng nạn nhân), sáng 22/10, khi giặt quần áo cho vợ, anh đã tìm thấy phiếu thanh toán tại cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường ghi ngày 18/10, trước thời điểm chị Huyền mất tích 1 ngày. Trước đó, vào ngày 19/10, anh Huy nhận được điện thoại cuối cùng của chị Huyền vào lúc 9h sáng. Đến 11h, điện thoại của chị Huyền tắt máy, anh Huy không liên lạc được với vợ.
Tiếp đó, vào lúc 0h10 ngày 20/10, anh Huy nhận được một cuộc điện thoại lạ nói là tìm thấy xe máy của chị Huyền tại khu vực Sài Đồng (Long Biên) trên xe còn nguyên chìa khóa và tài sản. Gia đình anh Huy đã thông báo về sự mất tích bất thường của chị Huyền tới cơ quan công an.

Tại buổi giao ban báo chí chiều nay (22/10), Đại tá Dương Văn Giáp -Trưởng phòng cảnh sát hình sự, công an TP Hà Nội cho biết, tối ngày 19/10, anh Vũ Văn Tuấn (ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên) khi đi xem phim về qua đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn) thì phát hiện chiếc xe máy Honda Lead màu đen dừng bên lề đường, trên xe vẫn còn cắm chìa khóa, tay lái treo một chiếc túi xách.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382637641.jpg
Công an Hà Nội công bố vụ việc

Thấy vậy, anh Tuấn liền gọi thêm hai người bạn đến để kiểm tra sự việc. Khi mở túi xách thì phát hiện trong túi có 2 thẻ ATM và một chiếc điện thoại Nokia cùng một số giấy tờ tùy thân. Ngay sau đó, anh Tuấn đã kiểm tra chiếc điện thoại thì phát hiện rất nhiều cuộc gọi lỡ. Anh Tuấn liền gọi điện lại thì có một người đàn ông tự xưng là Huy, chồng của người có chiếc điện thoại nghe máy.
Theo lời người đàn ông tên Huy thì chủ nhân chiếc điện thoại tên Lê Thị Thanh Huyền (37 tuổi, ở số 36 phố Hàng Thiếc, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo đó, chị Huyền đi khỏi nhà lúc 8h45' ngày 19/10 không về. Anh Huy đã đến cơ quan công an phường Hàng Gai trình báo.
Nhận tin báo quần chúng nhân dân về chiếc xe máy bỏ ở lề đường, Phòng PC45 có mặt phối hợp các đơn vị nghiệp vụ công an thành phố Hà Nội vào cuộc điều xác minh làm rõ. Cùng thời gian này, cơ quan công an nhận tin báo của một người tên Huy ở phố Hàng Thiếc trình báo về việc phát hiện chiếc xe máy của nạn nhân bị bỏ ở đường Cổ Linh.
Qua xác minh, cơ quan công an phát hiện chị Huyền làm việc tại công ty du lịch, ngay sau đó cơ quan điều tra đã làm việc với những người thân của nạn nhân và biết được chị Huyền có đi thẩm mỹ viện. Cơ quan công an cũng nhận biết trong túi xách mà chiếc xe ở lại có một số hóa đơn của Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường (ở số 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Mạnh Tường làm giám đốc trung tâm thẩm mỹ này.
Đại tá Dương Văn Giáp cho biết, 9h ngày 18/10 chị Huyền đến thẩm mỹ viện làm thẩm mỹ hút mỡ nâng ngực, đặt 50 triệu và hẹn ngày 19/10 đến thẩm mỹ. Đúng hẹn, chị Huyền đến trung tâm thẩm mỹ và được bác sĩ Tường cùng nhân viên Lê Ngọc Vân, Bùi thị Hoa và Thư thực hiện hút mỡ.
Làm việc với công an Bác sĩ Tường khai hút 11 ống 50cc mỡ ở bụng chị Huyền. Sau đó, bác sĩ và nhân viên bơm lượng mỡ trên vào ngực chị Huyền. Sau đó, chị Huyền có biểu hiện sùi bọt mép, người co giật. Bác sĩ Tường tìm các biện pháp cấp cứu nhưng chị Huyền không qua khỏi cơn nguy kịch.
Sau khi tử vong, bác sĩ Tường đã cho nhân viên cất giấu các tài liệu liên quan. Riêng bác sĩ Tường và một nhân viên bảo vệ mang xác chị Huyền ra sông Hồng phi tang.
Đại tá Dương Văn Giáp cho biết, qua các hành vi trên công an Hà Nội đủ căn cứ bắt khẩn cấp Nguyễn Mạnh Tường và khởi tố về hành vi giết người. Hiện cơ quan công an đã triệu tập 10 nhân viên của trung tâm để làm rõ.
Đến nay xác nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382638118.jpg




---------------------------////////////----------------------------



Các bạn đang ở Sài gòn cần biết để đề phòng !‏!!

“Thời gian gần đây, trên đường đoạn từ Đồng Nai về Vũng Tàu có rất nhiều quán “Cafe chết máy”. Hiện tượng như sau: Khi khách hàng tấp vào quán nước ven đường nào đó, sau khi uống nước xong, ra lấy xe thì đề máy không nổ nữa, mặc dù trước đó xe hoàn toàn bình thường...

Chuyện xảy ra khoảng 4h chiều, ngày 28/4, tôi đang cùng bà xã đi trên đoạn từ Đồng Nai về TP.HCM, đến đoạn thuộc xã Long Phước thì trời chuyển mưa to. Thấy vậy, tôi cho xe ghé vào một quán nước bên đường để uống nước và trú mưa. Gọi một trái dừa ra và nằm trên chiếc võng, tôi quay mặt vô còn vợ thì ngồi qua ra đường. Không lâu sau thì trời cũng bớt giông, tôi lên xe và đề máy nhưng đề mãi vẫn không nổ. Tôi vẫn tiếp tục đề thử lại nhiều lần vì trước đó xe tôi chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy. Đang loay hoay có một thanh niên đứng gần đó bước hỏi:

- Hết xăng à? Đề không nổ à?

- Tôi: Ờ

- Để xem nào.

Nói đến đây, anh thanh niên lạ mặt này tiến sát hơn chiếc xe của tôi và nắm chặt hai tay vào tay cầm định đề giúp. Lúc này thì trực giác mách bảo tôi có chuyện không ổn. Những kinh nghiệm về "body language" cho tôi biết kẻ lạ mặt này không phải là người tốt. Tôi lập tức phản ứng:

- Thôi được rồi, không cần anh giúp đâu.

Vừa nói tôi vừa hất tay hắn ra không cho chạm vào xe tôi. Bạn cũng lưu ý, đây là quyết định hết sức quan trọng, bạn đừng bao giờ dại dột cho người lạ cầm vào tay lái xe của mình, có thể họ sẽ chạy mất trong vòng 1 giây. Thái độ hơi khó chịu của tôi, hắn diễn tiếp:

- Không cần giúp thì thôi, làm gì ghê vậy.

Bà xã của tôi cũng hết sức bất ngờ trước phản ứng của tôi. Lúc này, tôi có dịp quan sát kỹ hơn, cách ăn mặc của hắn đúng là rất giống hệt một tên cướp, lại chạy chiếc xe exciter và đi cùng một nam thanh niên khác đứng gần đấy như sẵn sàng hỗ trợ.

Tôi quay sang hỏi bà xã: “Nãy giờ em có thấy có người nào lại gần chiếc xe mình không?”. Chắc do mất bình tĩnh, bà xã tôi chẳng nghĩ ra được gì cả. Nói xong tôi quyết định dắt bộ. Ngay cạnh quán nước là một tiệm sửa xe, chỉ cần vài bước là tới. Nhưng tôi dắt đi luôn mà không ghé tiệm này. Bà xã tôi lại một phen bất ngờ:

- Ơ, sao anh không dắt xe vô tiệm này sửa?

Tôi giải thích: Xe chết máy một cách bất thường, sau đó thì xuất hiện hai thanh niên lạ mặt, dấu hiệu rất đáng khả nghi, lại nhiệt tình giúp đỡ người lạ sửa xe, rồi ngay cạnh quán lại có sẵn một cái tiệm sửa xe nữa chứ. Em nghĩ, đây có phải là một kịch bản không? Bà xã tôi nghe xong những chắc chưa hiểu lắm vẫn ậm ừ nghe theo. Chợt tôi thấy chính hai người thanh niên kia chạy chiếc xe ngang qua mình. Tôi nghĩ chúng lại đón đầu và bày sẵn một kịch bản khác đây?

Chưa biết giải quyết thế nào nhưng tôi cứ đi và nghĩ tiếp. Đi được một đoạn thì thấy trời bắt đầu chyển mưa trở lại. Bà xã tôi mới ghé vô một tiệm tạp hóa ven đường để mua áo mưa. Còn tôi dừng xe lại và đi một vòng, rồi hai vòng quanh chiếc xe mình. Vừa đi tôi vừa quan sát thật kỹ chiếc xe xem có dấu hiệu gì lạ không. Đến vòng thứ ba thì mọi chuyện đã phơi bày các bạn ạ.

Nhìn kỹ vào phía sau chiếc Atila, tôi thấy có một góc nhỏ gần bình xăng, có vài sợi dây điện lòi ra. Cúi người xuống chút nữa tôi thấy rất rõ, có hai chốt điện nhưng mà một trong hai cái bị rơi hẳn ra. Nhìn kỹ hơn thì đó chính là cục đề. Oh My God! Đây chính là nguyên nhân và hai tên kia chính là thủ phạm. Đến đây thì tôi cũng chẳng thèm gắn lại, đợi bà xã mua áo mưa ra tôi biểu diễn:

- Bà xã xem nè – tèng téng teng…

Vừa nói vừa lấy tay cắm chốt còn lại vô (vào) cục đề, rồi đề máy. Bùm bùm bùm… Xe nổ máy ngon lành, chưa bao giờ tôi nghe tiếng máy xe tôi thân thương như vậy.

Bà xã tôi hết sức vui mừng rồi hí hửng kể lại một câu chuyện khác, một bí mật khác. Số là em vô mua áo mưa, sẵn tiện em hỏi chị chủ quán xem có tiệm sửa xe nào gần đây không? Chị chủ quán hỏi xe em bị hư thế nào? Em nói là bị sao mà đề không được nữa. Chị ấy bảo, có phải em vừa ghé uống nước ở quán nước gần đây không? Em nói dạ đúng rồi. Vậy là em bị bọn lừa đảo phá xe rồi. Ở đây chúng hoạt động khá nhiều, nhất là ở các quán nước. Lúc trước cũng có vài quán bị công an bắt rồi nhưng chưa hết.

Kịch bản của chúng là: “Làm hư xe khách, sau đó giả vờ giúp đỡ, rồi có thể lấy xe khách chạy mất, hoặc hên lắm thì chúng sẽ kêu dắt vô tiệm kế bên sửa (cũng là tiệm của hắn). Thế chúng sẽ chém đẹp mỗi xe vài trăm đến vài triệu chứ chẳng chơi. Chúng giả vờ thay cái cục đề khác, mà cục lô nữa chứ, rồi lấy cục jean của khách để bán lại để kiếm tiền tiếp”.

Đến đây thì mọi chuyện đã sang tỏ, hai vợ chồng lên xe về mà cứ nghĩ mãi về chuyện này, cũng thầm cảm ơn ông trời còn thương người hiền và cũng cảm ơn cái trực giác của mình vẫn luôn làm việc chính xác. Và đến lúc này, bà xã tôi mới nhớ ra, lúc vào quán nước, bà xã có tháy một nam thanh niên lạ mặt chạy xe vô rồi dựng kế bên và che mất một phần tầm nhìn chiếc xe của tôi rồi giả vờ sửa xe của mình. Đây cũng là lúc chúng hành sự.

Cũng trên đường về, tôi tự hứa sẽ kể lại câu chuyện này, nhằm giúp cho những ai không may trở thành nạn nhân của chúng biết đường mà tránh. Cũng hy vọng cơ quan công an sớm dẹp sạch các quán "café chết máy" kiểu này.

Các bạn đọc được câu chuyện này hãy bấm chia sẻ để bạn vè mình biết tránh sập bẫy bọn lừa đảo này, nhất là những dịp lễ sắp tới các bạn nhé!”.

Ngay sau khi đăng tải lên mạng, nhận biết được những thông tin trong nội dung của câu chuyện rất quan trọng hàng nghìn thành viên mạng đã cùng nhau bình luận, chia sẻ câu chuyện đi nhằm “cảnh báo” cho những người chưa biết lỡ không may một ngày nào đó chính bản thân họ nằm trong tình huống trớ trêu này biết mà phòng tránh.

TAM73F sưu-tầm

---------------------00000000000-----------------------
Hết ý luôn !!!

Xả Hội ngày nay ở Việt Nam ...


http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146296/bo-vien-thit-chuot-cong-campuchia-vao-nha-hang-vn.html
vietnamnet.vn

-----------------------

TAM73F
10-29-2013, 04:32 PM
Thật không thể tưởng tượng được.

Chen lấn, xô đẩy để được ăn buffet miễn phí

Cập nhật: 08:29, 27/10/2013 (GMT+7)

(Tin tức thời sự)- Ngày 24/10, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội), thông báo là mở cửa tự do, ăn miễn phí, nên hàng nghìn người đã đổ về đây gây ùn tắc giao thông.
·
Số lượng người xếp hàng vượt xa mức dự tính của cửa hàng, con số lên đến hàng nghìn người, gây ra tình trạng ách tắc giao thông, một số người còn vô ý chen lấn, xô đẩy chỉ để có được phần ăn.

Với số lượng suất ăn có hạn mà lượng khách quá đông khiến cho cửa hàng luôn rơi vào cảnh quá tải, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị và mua thêm nguyên liệu nhưng vẫn không cung cấp đủ cho khách nên cửa hàng chỉ có thể cầm cự được đến chiều.

Dòng người quá đông nên rất nhiều các bạn trẻ mặc dù xếp hàng đến hàng tiếng đồng hồ nhưng vẫn phải ra về trong nuối tiếc.

Các bạn trẻ chen lấn, xô đẩy để được vào ăn miễn phí
Các bạn trẻ chen lấn, xô đẩy để được vào ăn miễn phí
Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến. Người phụ trách sự kiện lần này cho biết: “Đây là lần đầu tiên cửa hàng tổ chức ăn miễn phí như thếnày nên không khó tránh khỏi sai sót. Thực sự chúng tôi không lường trước được số lượng khách đến quán lại đông vậy”.

Cảnh tượng người dân xếp hàng, chen lấn đã không còn xa lạ, trước đây, đã có rất nhiều chương trình, cảnh tượng này đã xảy ra. Chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa" được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.

Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cảsân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.

Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Không chỉ vậy, những ngày gần đến rằm trung thu, chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường nhưđã không còn xa lạ với người dân Hà Nội.
Xếp hàng cây số để mua bánh trung thu
Xếp hàng cây số để mua bánh trung thu
Nhưng không ai có thể ngờ được những câu chuyện dở khóc, dở cười liên tục xuất hiện. Là người bán bánh tạp hóa gần Bảo Phương, ghen ăn tức ở với sự chạy hàng của nhà hàng xóm, bà H. bực tức nên xô xát với một khách hàng nam đang đứng xếp hàng mua bánh.

Mọi việc lên đến đỉnh điểm khi bà H. tức khí bỗng nhiên… tụt quần, vỗ bồm bộp vào "vùng tam giác" nhằm dằn mặt đối thủ. Có lẽ do mất quá nhiều thời gian chờ mua bánh, nam thanh niên nổi cơn thịnh nộ, cộng với những câu chửi như tát nước vào mặt của bà chủ quán tạp hóa, anh này cũng phừng phừng tụt ngay cả quần bé lẫn quần lớn, hất “của quý” về phía mặt bà già thách thức.

Trước đó, một khách hàng nam mất công chờ lâu, lại chỉ được mua 2 hộp nên nổi sung, cầm gạch ném vào cửa hàng, khiến 2 nhân viên phải nhập viện. Không dừng lại ở đó, sáng sớm hôm sau, khách hàng này còn quay lại, đổ nguyên một thùng phân và chất thải ra trước cửa cửa hàng Bảo Phương cho thỏa nỗi bực dồn nén bấy lâu nay.

Thái Linh

TAM73F
10-29-2013, 10:29 PM
-----------------------000000000000----------------------


NHỮNG CHUYỆN QUÁI ĐẢN Ở BỆNH VIỆN VN - Văn Quang - Viết từ Sài Gòn

Nói đến chuyện bệnh viện ở VN nhiều quá rồi, thật tình tôi không muốn nhắc đến nữa. Nhưng còn những chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người giữa thời đại này và có lẽ ngay cả ở thời đại y khoa còn non trẻ lạc hậu cũng không ai dám ngờ tới. Ở đây không phài do khoa hoc kỹ thuật mà do chính con người. Những con người được dạy dỗ, đào tạo bài bản cả về trình độ chuyên môn đến lương tâm trong sáng và được mang danh là những nhà trí thức, được mọi người vì nể qúy trọng. Nhưng tiếc rằng họ đã bỏ quên lương tâm là thứ mà bất cứ một con người nào từ anh vô học đến anh “đại trí thức” đều phải có mới xứng đáng làm người.

Trong tuần vừa qua, cả nước rộ lên nguồn tin về những sai phạm hay nói thẳng ra là những vụ “ăn bẩn” của các ông chủ chốt tại hai bệnh viện lớn nhất Thành phố Sài Gòn là Bệnh viện Bình Dân và Bệnh Viện Chấn thương – Chỉnh hình. Nói đến 2 bệnh viện (BV) này hầu như toàn bộ người dân miền Nam VN không ai không biết và may mắn lắm mới có gia đình chưa có ai phải qua hai BV lớn đó. Nói thẳng ra, lâu nay đa số người dân đã có những bàn tán, kêu ca, nghi ngờ về sự phục vụ và cách “kiếm tiền” của các vị bác sĩ ở từng khoa trong 2 BV này, tất nhiên nói như thế không phải là tất cả các vị BS đều mang tiếng xấu, có chăng người tốt chị bị vạ lây. Chỉ cần vài ông thiếu lương tâm là người ta có thể nói đến cả cái BV đó rồi.

Nhưng trước khi tường thuật những chuyện động trời vừa được công bố của 2 BV lớn này, mời bạn đọc xem qua những chuyện “nhỏ” nhưng rất lạ, rất quái đản, tôi tin rằng các bạn khó có thể hình dung ra nổi. Mà nếu có ai kể lại, bạn có thể nghi anh ta “phịa” hoặc thứ chuyện khôi hài, bịa đặt với mục đích hay ác ý nào đó, chứ không thể có thật. Đây là những chuyện có thật 100% xảy ra trong những ngày tháng gần đây.

1- Sản phụ và chồng suýt tự vẫn vì BV thông báo nhầm nhiễm HIV
Theo lời kể của bà Phạm Thị Hương (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), rạng sáng ngày 23/8/2013, con gái bà là chị Lê Thị Oanh (21 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa chờ sinh. Bác sĩ đưa chị Oanh đi khám, lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu.
Chị Oanh vừa sinh xong thì gia đình nhận được hung tin, chị dương tính với HIV.
Bà Hương kể: “Nhận tờ kết quả xét nghiệm của con gái từ nữ y tá, tôi như chết lặng rồi òa khóc. Dù rất hoang mang nhưng chúng tôi cố trấn tĩnh không để con gái biết chuyện vì sợ cháu bị sốc mà nghĩ quẩn”.
Các bác sĩ cũng bàn tán khiến mọi người xa lánh
Nhưng theo bà Hương, câu chuyện con gái bà bị nhiễm căn bệnh thế kỷ được các y bác sĩ trong bệnh viện bàn tán khắp nơi. Thậm chí nhiều bệnh nhân cùng phòng biết chuyện nên tìm cách xa lánh, khiến sau đó mọi chuyện đến tai chị Oanh.
Bà Hương tâm sự: “Con gái tôi từ khi biết tin mình bị nhiễm HIV cứ một mực đòi cắn lưỡi mà chết. Gia đình phải thường xuyên cử người túc trực bên giường bệnh để an ủi, khuyên giải. Mất nhiều ngày, cháu nó mới bình tâm trở lại nhưng tỏ ra rất đau đớn vì án tử lơ lửng trên đầu”. Bà cho biết các bác sĩ đề nghị gia đình đem nhau thai về chôn, để ở viện sẽ làm ô nhiễm và tăng nguy cơ lây bệnh.
Trước tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu ra nhiều máu, sức khỏe xấu đi, phần vì không tin kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa nên người nhà đã chuyển chị Oanh đến Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để theo dõi đồng thời lấy máu đi xét nghiệm lại.

Xét nghiệm lầm!!!
Tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, qua hai lần xét nghiệm, kết quả đều khẳng định, bệnh nhân Lê Thị Oanh âm tính với HIV.

Anh Trọng chồng chị Oanh nói lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc đưa vợ con ra sông tự tử

Trong tâm trạng rối bời, anh Lê Duy Trọng, chồng chị Oanh cho biết, những ngày qua, gia đình sống trong không khí vô cùng nặng nề. Anh Trọng nói: “Mấy bữa trước, trong đầu tôi cứ lởn vởn ý nghĩ sẽ đưa vợ con ra sông tự tử vì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Hai bên nội ngoại và bạn bè đều nhìn vợ chồng chúng tôi với một cái nhìn ghẻ lạnh. Đi đâu tôi cũng nghe bàn tán về chuyện tai ương nhà mình, thật không tài nào chịu đựng nổi”.

Chỉ là sai sót nhỏ?!
Trả lời báo chí về việc này, chiều 27/8, ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa cho rằng đây là sơ suất đáng tiếc của nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên ông này khẳng định đó “chỉ là sai sót nhỏ”, sẽ chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.


Ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa cho rằng đây là “sai sót nhỏ”

Khi được đề cập việc bồi thường cho chị Oanh, bác sĩ Toàn cho rằng “Hiện nay bệnh viện không có cơ chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp chị Oanh. Việc bồi thường về vật chất thì không bởi bệnh viện không có kinh phí”.
Thưa bạn đọc, bạn có thể ngờ được chuyện đó lại xảy ra trong một BV cấp tỉnh. Và hơn thế ông Giám Đốc BV lại cho rằng “chỉ là sai sót nhỏ”. Vậy thế nào mới là sai sót lớn? Có lẽ là khi cả 2 vợ chồng anh Trọng, chị Oanh và cháu nhỏ cùng ôm nhau nhảy xuống sông tự vẫn mới là lớn? Câu trả lời vô trách nhiệm như thế thì BV ấy còn dẫn đến nhiều “sai sót nhỏ” nữa. Chưa biết chừng đã từ lâu, những sai sót này xảy ra nhưng người bệnh không biết hoặc chết rồi, không lên tiếng được nữa. Họ chỉ còn cách đợi các ông BS này ở đầu con đường đến địa ngục ở thế giới bên kia.

2- Gãy chân phải, bác sỹ bó bột chân trái
Câu chuyện thứ hai cũng ly kỳ không kém, có lẽ chỉ có ở VN mới làm được.


Cháu Thạch gãy chân phải, bác sỹ bó bột chân trái

Anh Trần Văn Hợi (bố cháu Thạch) bị bệnh đang điều trị nên ngày 17/5, chị Phạm Thị Ca (mẹ cháu Thạch) đã nhờ người thân chở cháu Thạch đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn điều trị. Sau khi chụp X – Quang và làm các thủ tục gây tê, cháu Thạch được bó bột điều trị. Người trực tiếp điều trị cho cháu Thạch là bác sỹ chuyên khoa Trần Xuân Hạnh, Trưởng Khoa ngoại của bệnh viện.
Sau khi bó bột xong, cháu Thạch được xuất viện, chuyển về gia đình điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi về đến nhà, cháu Thạch hết thuốc tê nên kêu khóc ầm ĩ. Lúc này, chị Ca mới phát hiện ra sự việc, bác sỹ đã bó bột và điều trị nhầm chân cho con trai mình. Chân phải của cháu bị gãy nhưng bột lại bó ở chân trái. Lúc này, chị Ca chở con ra bệnh viện gặp lại bác sỹ. BS Hạnh đã thừa nhận lỗi “cẩu thả” và mong gia đình thông cảm. BS này lý giải, vì do vội vàng chuẩn bị cho một ca mổ sinh nên dẫn đến sơ suất.

3- Vỡ xương tay phải, bó bột tay trái


Anh Trần Ngọc Thạch bị bó nhầm tay

Anh Trần Ngọc Thạch (25 tuổi) ở phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi cho biết, ngày 26-9, anh bị tai nạn, chụp phim bị vỡ xương thuyền tay phải và nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
Thay vì bó bột tay phải, nhưng kỹ thuật viên bệnh viện lại bó bột tay trái. Sau đó bác sĩ khoa kiểm tra lại thấy anh Thạch bị bó nhầm nên đã chỉ định bó lại tay phải, nhưng nhân viên khoa này không chịu tháo bột tay trái bị bó nhầm cho anh Thạch mà cứ để luôn vậy. Thật khó hiểu!
- Chỉ cần đọc ba “chuyện vặt” đó trong các BV ở VN, chắc chắn bạn đọc đã có thể hình dung ra được những nguy hiểm chết người rình rập đủ mọi loại bệnh nhân bởi sự “sai sót nhỏ” của các vị “lương y như từ mẫu” là thế nào. Nhưng những chuyện như vậy còn là “hạng nhẹ”. Có nhiều chuyện nặng nề hơn, cả một tập đoàn “lãnh đạo” ở một số BV VN bất chấp tính mạng của bệnh nhân, vơ vét cho đầy túi tham. Gần đây đã có nhiều vụ được chính các nhân viên làm việc trong BV tố cáo, lúc đó “cơ quan chức năng” mới biết vào cuộc điều tra. Sau vụ tai tiếng rùm trời về vụ nhân bản giấy xét nghiệm tại BV Hoài Đức Hà Nội, lại đến vụ tráo đổi thủy tinh thể tại BV mắt Hà Nội cũng khiến dư luận của người dân VN vô cùng phẫn nộ.

Vụ “đánh tráo” thủy tinh thể

BS Nguyễn Thị Thu Thủy người tố cáo BV mắt Hà Nội
không được đối chất trong cuộc họp báo. Vì lý do gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy (làm việc tại BV Mắt Hà Nội), đã tố cáo BV này với 7 điểm khuất tất hay có thể gọi thẳng là gian lận. Ở đây, tôi chỉ tóm tắt một nội dung chính là việc BV này đã tráo đổi thủy tinh thể cho bệnh nhân đến mổ mắt kiếm lời bất chính nhiều tỉ đồng.
Từ năm 2011, BV Mắt HN đã mổ cho khoảng 3.000 ca (giá mỗi ca mổ khoảng 6,5 triệu đồng). Với số tiền này, lẽ ra người bệnh phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế, Giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền, từ dịch nhầy, đến thể thủy tinh nhân tạo để tráo đổi lúc phẫu thuật.
Mỗi ống dịch nhầy của Ấn Độ- 245.000 đồng /hộp (lẽ ra là của Mỹ- 600.000 đồng/ hộp), dùng cho một người bệnh, lại được chia ra, dùng cho 4-5 người bệnh (có khoảng 3000 ca) bị tráo dịch nhầy. Chưa kể, trước khi mổ, bệnh nhân không được xét nghiệm HIV, viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ước tính trong năm 2011, có khoảng 3.000 ca mổ với số tiền thu được là 6,5 triệu đồng/ca… (VietNamNet, ngày 27/09)
Sáng 6-10-2012, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ báo chí chính thức thông tin về sự việc đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội. Buổi họp báo có sự tham gia của ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; đại diện BV Mắt Hà Nội và BV Mắt Trung ương. Bà Nguyễn Thu Hương – Phó Giám đốc BV Mắt Hà Nội: BV đã “thanh minh thanh nga” rằng không có sự đánh tráo thủy tinh thể trong khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là sự hiểu lầm và đây là lỗi về hành chính của phòng tài chính…Ông Nguyễn Văn Yên – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đồng ý với lời thanh minh này. Tuy nhiên có vài câu hỏi của giới báo chí, bà Phó Giám đốc đã từ chối trả lời.
Một sự việc lạ lùng hơn, không cho người tố cáo đối chất.
Cũng trong buổi họp báo sáng 6-10, người tố cáo là BS Nguyễn Thị Thu Thủy đã liên lạc với Sở Y tế mong muốn được đối chất để nói lên sự thực, nhưng Sở Y tế từ chối. Nói với phóng viên, chị Thủy cho biết đã đã đợi nhiều giờ liền để được vào cuộc họp nhưng nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù có một số phóng viên bảo lãnh.
Nói với giới báo chí, bác sĩ Thủy tiếp tục khẳng định có sự gian lận, tráo đổi thủy tinh thể của BV Mắt Hà Nội đối với người bệnh chứ không phải là sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân như giải thích của lãnh đạo BV. BS Thủy rất phẫn nộ: “Đây là một sai phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người bệnh”. Không dám cho người tố cáo đối chất trước công luận, phải chăng BV đã run sợ, đã gián tiếp công nhận những sự thật như đơn tố cáo? Chưa biết vụ này có “qua sông đắm đò” không.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài.

Sai phạm “động trời” tại hai bệnh viện lớn tại TP Sài Gòn
Chiều ngày 7/10, lãnh đạo sở Y tế TP. Sài Gòn đã công bố kết luận chính thức thanh tra bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện Bình Dân.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.

“Nhóm lợi ích” tại Bệnh viện Bình Dân


Bệnh viện Bình dân nơi phát hiện hàng loạt sai phạm

Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện hành loạt sai phạm trong việc liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài nhằm đặt máy móc, thiết bị tại bệnh viện để thu lợi vào túi cá nhân hàng tỷ đồng.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang… từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50.000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40.000 đồng.
Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng – Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân – được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh – Phó Giám đốc bệnh viện – được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên – Phó Giám đốc bệnh viện – được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến – Trưởng phòng Tài chính – được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – được hơn 254 triệu đồng.
Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53,7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để “trùm mền” không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1,7 tỉ đồng.
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3,4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.


Bệnh nhân ngồi chờ đợi tại BV Chấn thương chỉnh hình

“Ăn” phim X-quang, ép bệnh nhân mổ dịch vụ
Tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, qua kiểm tra 32.033 phim chụp X-quang trong các tháng 10-2010, tháng 10-2011 và tháng 6-2012, Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện có đến 6.688 phim sai, phim cắt xén để hưởng phần chênh lệch vật tư tiêu hao.
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm.
Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23.000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42.000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10.2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3,3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng “phim thừa” là 12.630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.
Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.


6.688 tờ phim “mang tội gian lận” bị thanh tra Sở tạm giữ

Một loạt sai phạm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Sài Gòn
Bên cạnh 2 “ông lớn”, một BV nhỏ hơn là BV Nguyễn Tri Phương, Thanh tra Sở Y tế cũng xác định tình trạng gian lận phim xảy ra tại bệnh viện này. Có 2 bác sĩ gây ra “vụ việc tiêu cực” này đã phải bồi hoàn hơn 600 triệu đồng và đã nộp đơn xin nghỉ việc. (Rất tiếc tên tuổi của 2 vị bác sĩ “khả kính” này chưa được tiết lộ).
Nguồn tin mới nhất còn cho biết: Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, còn bị cho là đã “rút ruột” hàng chục ngàn tấm phim để hưởng lợi.
Ngoài việc “ăn” 18.000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã “rút ruột” 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng “nhập nhằng” giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ “cả trong và ngoài giờ hành chính”, bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47 % tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.
Hãy chờ những cuộc thanh tra tiếp theo
Hiện Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra nữa. Trong đó có các tập đoàn, các ngân hàng như: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG); Thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và nhiều cuộc thanh tra khác đang được thực hiện.
Hãy chờ đợi những cuộc thanh tra này đưa dẫn tới đâu và những “quan lớn” nào sẽ bị vạch mặt chỉ tên cho nhân dân cả nước được biết. Người dân rất muốn biết những vấn đề cụ thể như ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao Thông Vận tải đã nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ “béo bở” hơn. Đó là vụ mua ụ nổi cũ, 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả”. Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử dụng số tiền tham ô để mua nhà cho “bồ nhí”, người đã có con riêng với Dương Chí Dũng, 2 căn nhà, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Nếu tính theo giá bán căn nhà cao cấp này trên thị trường, giá trị tài sản lên đến khoảng gần 17,4 tỷ đồng. Rất có thể hai căn nhà này sẽ bị phong tỏa kê biên. (Tôi sẽ tường thuật chi tiết vụ tham nhũng “vĩ đại” và chạy trốn rất bài bản này trong một bài khác).
Đó là điều cụ thể mà người dân muốn biết và có quyền được biết. Người dân lúc này không còn muốn nghe “một bộ phận cán bộ tham nhũng” hoặc một “một số nơi, một số địa phương yếu kém”, nói theo kiểu “huề cả làng”.

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
18-10-2013


-----------------------00000----------------------


VIET NAM NGÀY NAY : MÀY & TAO


1) MÀY TAO- Bản thứ nhất

Việc ăn là việc của tao
Việc suy, việc nghĩ tao giao cho mày
Việc tao là ký suốt ngày
Thực thi việc ấy là mày thay tao
Việc tao là hưởng lộc cao
Còn việc khó nhọc tao giao cho mày
Đi Tây đi Nhật đó đây
Nâng cao kiến thức việc này của tao
Lên rừng xuống biển lao đao
Đã suy nghĩ kỹ tao giao cho mày
Thư ký trẻ đẹp mới hay
Nếu mày tuyển được thì mày đưa tao
Phê bình cán bộ cấp cao
Hôm nay tao ốm, tao giao cho mày
Năm nay tao đã 72/62
Nhưng thiếu người tài lãnh đạo như tao
Cấp trên có hỏi: “vì sao ?”
Về hưu, chuyện vặt tao giao cho mày
Lại đây, tao bảo câu này
Tao cấm mày nghĩ việc mày chống tao
Chống tao, tao chẳng làm sao
Nhưng mà như thế buộc tao trị mày
Trời cao, biển rộng, đất dày
Tao đố mày thoát tay này của tao
Trên trời triệu triệu vì sao
Đố ai hiểu được “tình tao với mày” !


2) MÀY TAO- Bản thứ hai

Ăn nhậu là chuyện của tao
Việc gì khó nghĩ tao giao cho mày
Đi Tầu, đi Nhật, đi Tây
Mở mang tầm mắt, việc này của tao
Lên rừng, xuống biển lao đao
Suy đi tính lại tao giao cho mày
Thư ký trẻ đẹp chân dài
Nếu mày tuyển được thì mày giao tao
Ăn ốc là việc của tao
Còn chân đổ vỏ tao giao cho mày
Phong bì quà cáp hàng ngày
Mày đừng động tới thì mày chẳng sao
Phê bình lãnh đạo cấp cao
Điều gì khó nói tao giao cho mày
Lại đây tao bảo điều này
Đừng bao giờ nghĩ rằng mày chống tao
Chống tao, tao chẳng làm sao
Còn mày thì sẽ lao đao cả đời
Đói no là chuyện của trời
Thanh tra có hỏi trả lời thay tao
Trên trời triệu triệu vì sao
Cũng không thấu hiểu tình tao với mày
Phân công cho rõ thế này
Để mày đừng tưởng rằng... mày hơn tao ! ! !

TAM73F sưu-tầm

TAM73F
11-08-2013, 11:52 AM
Quán cắt tóc massage vip nhất thế giới ,ngày nay tại Saigon

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/yoZsnIH6CAQ" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F sưu-tầm

----------////-----------


Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức duoc bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân‏

Ngày 7/11, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi sẽ chính thức bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chiếc tàu này được đặt tên là Hà Nội mang số hiệu HQ-182.
http://vn.news.yahoo.com/anh/ng-m-n-th-t-slideshow-062608735/ng-m-n-th-t-c-c-t-photo-192608335.html

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1383912137.jpg

TAM73F
11-19-2013, 04:13 PM
Ngăn chặn mối nguy (phi quân sự !) từ bên kia biên giới miền bắc

Mời xem sự thật kinh hoàng tại VN. Ngăn chặn mối nguy (phi quân sự) từ bên kia biên giới miền bắc

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube-nocookie.com/embed/5Cnj6ngijOk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
12-05-2013, 12:15 AM
SỬ DỤNG TỪ VIỆT PHẢI CHO CHÍNH XÁC !


Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.


1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.

CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pelé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?”

HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.

2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt

ĐỘC LẬP Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.

PHONG KIẾN.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.

TIÊU CỰC, TÍCH CỰC 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có xấu đâu.

3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).

QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.

GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.

ĐỆ NHẬT THÁC. Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có` tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑 布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.

4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.

X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng “Phòng X quang” Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang 光 có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao?

BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phu, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.

Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!

NỮ NHÀ BÁO Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao?

TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強 潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn (haute marée). Triều cường 潮 強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng.

HẠT NHÂN. Đây là từ vật lý học chỉ các hiện tượng xảy ra bên trong cái lõi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hạch tâm. Hạch 核 là cái hạt, tâm 心 là cái lõi hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép theo văn phạm Hán Việt vì cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dùng 2 từ Nôm thì phải theo văn phạm nôm và phải gọi là “nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi. Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phản ứng hạch tâm thì hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của giới bình dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.

TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc 賊có nghĩa là ăn cướp, đạo 盜 mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt 釘 nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc thì không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là sai nghĩa vì từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” thì hơn.

Còn vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên đây như:

Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp,
Nhóm trưởng, phải sửa lại trưởng nhóm
Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ
Siêu bền, phải sửa lại rất bên
Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn
Vân vân…

5.- Dùng từ vô nghĩa

Bệnh viện DA LIỄU. Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy, thú thật tôi không hiểu là cái gì. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu 花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu” để chỉ cái bịnh lây qua đường tình dục cho những người hay lui tới các hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đã là sai rồi. Bỏ luôn chữ hoa, chỉ còn chữ liễu thôi thì càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thì có nghĩa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây liễu !!!

ĐẠI TRÀ. Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng vì dạy sử địa bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là gì. Đại là lớn, còn trà là gì? Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra thì chẳng thấy chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm mãi anh mới rõ trồng đại trà là trồng rộng rãi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thì cũng đáng buồn.

SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.

HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ?

ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rõ ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nghĩ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng như muốn làm giàu thì kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được.

XÂY DỰNG. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu của mình” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới dó. Viết văn như thế thì hết chỗ để phê bình rồi.

6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt.

NGƯỠNG. Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới hạn rất xác định, một gạch ngang rõ nét, và bước qua vạch ngang đó thì mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phòng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không còn là phòng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và vượt qua ngưỡng 1% thì đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, còn dưới cái ngưỡng đó thì không hề gì. Ngưỡng có nghĩa rõ ràng như thế và học sinh nào cũng biết. Thế mà mổi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trách người xướng ngôn vì bản tin không phải do người xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên.

KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.

TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch”

7.- Dùng từ thiếu chính xác

CHẤT LƯỢNG. Chất 質là cái khối chứa bên trong một vật (matière,) lượng 量là tính chất của cái gì có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được ( masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má cò có hại cho sức khỏe nữa”.

CẢM GIÁC. 感覺 Đó là sự nhận biết của cơ thể do ngoại giới tác động vào các giác quan của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm nghĩ. Thí dụ: ‘Với tình hình nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai một cách trầm trọng.

THỐNG NHẤT. Thống nhất 統一 là làm biến mất tình trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ý, cùng chung quan điểm. Thí dụ, người ta đã nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.

GIẢI PHÓNG . Giải phóng 解放 là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng.

ĐĂNG KÝ. Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.

8.- Từ vựng lộn xộn.

LÁI XE. Đó rõ ràng là một động từ, hay đúng hơn là một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. Vì vậy, người ta có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, còn danh từ phải là người lái xe hay muốn nói gọn hơn thì dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng được rõ ràng minh bạch.

YÊU CẦU. Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu cầu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đã biến hẳn thành danh từ.

NGHIÊN CỨU SINH. Sinh 生 là tiếng Hán Việt. Dùng làm động từ thì sinh có nghĩa là sống, còn dùng làm danh từ thì sinh có nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rõ ràng như vậy, thế mà tôi đã nghe người ta nói và đã thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy vì lấy một danh từ làm động từ!

ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà còn in sâu vào óc. Vậy ấn thượng là một danh từ của tâm lý học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cảnh đó”. Hết sức bậy bạ

THẦN TƯỢNG. 神像 Từ nầy có nghĩa là hình tượng cao quý như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?”

TRÊN. Rõ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rõ” hay “trên bảo, dưới không nghe”.

LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.

LÃNH ĐẠO. Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế”

Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó.

9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng.

LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được.

TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.

Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.

10.- Đảo ngược từ kép làm sai nghĩa.

ĐIỂM YẾU Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt thì lại có nghĩa hoàn toàn khác hẳn: điểm rất quan trọng.

THẤP ĐIỂM. Từ nầy thường được dùng sai một cách thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đã được Việt hóa, nên có thể dùng theo văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”. Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm. Theo tiếng Nôm thì thấp có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt.. Vì vậy, khi nói điểm thấp thì đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại thành thấp điểm thì có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm”

11.- Đảo tư kép bừa bãi và không cần thiết.

XA XÓT. Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đã viết là: “…ông Năm xa xót nhìn hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa bãi, chẳng nhằm lợi ích gì. Với văn vần thì có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi luật; nhưng với văn xuôi thì không thể đảo từ một cách bừa bãi được.

Còn rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh; ái ân / ân ái …..

Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết ngay tức thì được.

Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày mình sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ, dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ lòng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!!

12.- Ghép từ bừa bãi.

KÍCH CẦU. Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm. Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại rất phổ biến hiện nay.

GIAO HỢP. Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phài một nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đò cẩn thận: “Cô hãy sang đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ý đồng chí giám đốc muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ nhân viên có hiểu đúng ý đồng chí giám đốc hay không

13.- Dùng từ dao to búa lớn

CHIẾN. Đá bóng chỉ là một trò chơi thể thao thuần túy thế mà các xướng ngôn viên và bình luận viên của chúng ta luôn luôn gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến thì phải có đổ máu, phải có quyết tâm tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn. Một hôm đi ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật mình không hiểu tại sao giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh. Tôi vội vã móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngã ngửa, Thì ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bóng tròn của Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay.

CHIẾN ĐẤU. Tôi đã từng nghe nói: “Chúng ta phải cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ.

NGÀI. Đã có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bạn thù, người ta gọi các lãnh tụ của nước tư bản bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản thì ai người ta cũng gọi bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có vẻ nịnh bợ quá đi thôi.

THAM QUAN. 參觀 Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.

NGHIÊN CỨU SINH. Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc mình là đi nghiên cứu.

14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm một cách kỳ cục.

KHẨN TRƯƠNG Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say, bỗng thầy giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống tàu ở ga nầy thì nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn cũng phải vì ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.

BÁO CÁO. Một người bạn đã nói với tôi: “Báo cáo anh, chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo thì cứ tưởng anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường.

15.- Thay từ Hán Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lý.

MÁY BAY LÊN THẲNG. Cái loại máy bay có thể bay lên mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng, không hiểu lý do tại sao.

LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ. Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thì sửa lại là lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt. Có người bảo rằng cái gì của ta thì dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, còn cái gì của kẻ thù thì dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng như thế thì đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc mình.

16.- Chưa có được những từ thỏa đáng cho khoa học và kỷ thuật hiện đại.

COMPUTER dịch là máy vi tính là không thỏa đáng. Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn về kỷ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính xác.

INFORMATION TECHNOLOGIE dịch là tin học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, technologie là một kỷ thuật, dịch bằng một chữ học trơ trọi thì không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học” thì 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm còn tín mới là tiếng Hán Việt. *ON LINE, OFF LINE, dịch là trực tuyến và ngoại tuyến thì e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thì dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dùng 2 từ trực và ngoại thì chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuật và ngôn ngữ.

(trich TrieuThanh Magazine)

TAM73F
12-08-2013, 12:30 AM
VÌ THAM NHŨNG, PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT ĐƯỢC COI LÀ ĐIỂM TRUNG CHUYỂN MUA BÁN MA TÚY THUỘC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI !!!



Nhờ nghe lén được điện thoại của một đường dây mua bán ma túy quốc tế, mà ngày 18 tháng 11 năm 2013 vừa qua, Đài Loan cho biết đã chận bắt được một đợt chuyển giao ma túy khổng lồ đến 600 bánh, vào khoảng 229 ký.

Số ma túy này nằm trên một chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam, đáp xuống phi trường Đào Viên của Đài Loan, mang theo một lượng bánh heroin khổng lồ nhằm tiêu thụ trong Đài Loan. Giá trị của toàn bộ số ma túy này khoảng 9 tỉ Đài tệ tương đương 300 triệu mỹ kim. Tuy nhiên nếu được tiêu thụ phi pháp ngoài trị trường đen, thì số tiền thu về của 600 bánh heroin này không ít hơn con số 500 triệu mỹ kim, một số tiền khủng khiếp.

Những chi tiết điều tra hé lộ cho thấy hải quan phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Nam đã nằm trong đường dây mua bán và vận chuyển ma túy này, Hồ sơ điều tra cho biết 600 bánh heroin trên nghi có xuất xứ từ Trung Cộng và được vận chuyển vào Việt Nam bằng đường bộ, sau đó đưa đến Saigon.

Từ đây có một nhóm người đóng ép vào thùng loa, chở ra kho hàng của Công ty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn, làm thủ tục xuất sang Đài Loan. Có thông tin cho rằng, trong ngày làm thủ tục xuất lô hàng trên thì một máy soi chuyên dụng trị giá 1.2 triệu Mỹ kim của Hải quan Việt Nam bỗng dưng bị hư, lô hàng được soi bằng một máy soi khác

Nhưng khi số hàng tới Đài Loan đã bị cơ quan chức năng sở tại phát hiện và bắt giữ. Hiện nay hồ sơ của Interpol gửi đến Việt Nam cho biết rằng cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất trở thành những đầu mối quan trọng để đưa ma túy ra vào lãnh thổ Việt Nam. Hồ sơ thanh tra của ngành hải quan Việt Nam cũng ghi nhận rằng Thống kê của Cục Hải quan Saigon cho thấy từ đầu năm đến nay, Hải quan phi trường Tân Sơn Nhất đã phát hiện 9 vụ vận chuyển trái phép chất ma túy bắt giữ 13 đối tượng, tổng trọng lượng là 23.67 ký ma túy các loại và 2065 viên ma túy tổng hợp.

Cục Hải quan Saigon đã từng phát hiện số lượng lớn chất ma túy đưa ra nước ngoài, nhưng khai là cà phê, bột mè đen, mít sấy, khoai môn sấy. Cũng có vụ đối tượng vận chuyển trộn ma túy với bột nêm, bánh bèo. Mỗi ngày phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất có khoảng 150 chuyến bay quốc tế đi và đến, vận chuyển trên 15,000 lượt hành khách xuất nhập cảnh và hàng trăm tấn hàng hóa. Nhưng sự kiển soát lỏng lẽo và nạn tham nhũng lan tràn khiến phi trường Tân Sơn Nhất đang trở thành một trong những nơi tiếp tay mạnh mẽ cho giớ tội phạm buôn ma túy quốc tế.

TAM73F sưu-tầm tin tức


----------------////////----------------

Bài thơ của một cựu cán binh CS.

Xin Lỗi Tháng Tư !

Bình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?

Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.

BÌNH-NGỌC.

---------------------------//////---------------------------

TAM73F
12-18-2013, 07:34 PM
Lá thư lạ lùng của “quan tham” gửi những người hôi của

11/12/2013


Kính gửi hàng trăm “anh chủ, chị chủ” đã tham gia “Ngày Hội Hôi Bia” thành công rực rỡ ở Đồng Nai.

Em xin tự giới thiệu, em là Trần Văn Cạp, một cán bộ có vị trí “quan phụ mẫu” nhưng vẫn được gọi là đầy tớ, là công bộc, là "osin" của nhân dân. Vì là đầy tớ, nên em không nề hà gì việc Cạp: Cạp đất, Cạp sắt, Cạp đường, Cạp tiền, Cạp quà biếu…thậm chí Cạp cả giấy vệ sinh.

Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.

Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy đã nhen nhóm cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Chỉ chờ có thế, “các anh chủ, chị chủ nhân dân” mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.

Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ lắm khi chứng kiến cả triệu người dân kiên nhẫn, trật tự xếp hàng dài hàng km trong nhiều tiếng đồng hồ, để có thể được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau”.

Nếu lúc nào hàng triệu người cũng biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không “tham lam” dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ đủ sức đánh bại đế chế Cạp, vương triều Tham chúng em.

Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các “ông bà chủ nhân dân” quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng Shusi khuyến mại, thì lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt.

Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm “anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ” biến vòng xoay ở Biên Hòa thành Ngày Hội Hôi Bia – lễ hội độc đáo nhất trên thế giới.

Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên “trường bắn dư luận” của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là “quan tham”, chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là “dân tham” đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em.

Nay, từ “dân tham” đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí. Nhìn những gương mặt rạng ngời của các “ông bà chủ” khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân. Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị như thế, thì thử hỏi nếu các anh chị được bổ nhiệm làm “đầy tớ cấp cao” như chúng em, đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các anh chị có không Cạp?

Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các anh chị có “cứng” được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.

Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi “chủ nhà cơ chế” lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng “ông chủ” các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo – người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.

Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: “Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à”. Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù “nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy”. Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.

Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người – nước Nga – cũng đưa ra phát hiện to đùng: “Ở Việt Nam, rơi cái gì coi như mất!”.

Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.

Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn có “một anh chủ nhân dân” căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là Quốc nhục.

Chúng em biết, nếu số lượng “ông chủ” giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số “ông chủ” hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.

Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các "ông chủ dân tham” vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi…nữa để cho lực lượng “đồng minh tham” của chúng em đông lên theo cấp số nhân.

Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.

Và điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình không hề ăn được mắm tôm và thịt chó.
Kính bút
Trần Văn Cạp

----------------------------

TAM73F
12-20-2013, 09:40 PM
NGƯỜI VIỆT THỜI CỘNG SẢN CAO QUÝ HAY XẤU XA ĐỐN MẠT?
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Có lẽ vì cái thói tục “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại” được lưu truyền qua nhiều đời trong văn hóa Việt Nam đã trở nên một rào cản vô hình cho các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam, như một cấm chỉ, họ không được phép nêu lên cái xấu, cái ác, cái ô nhục, cái mặt trái thô kệch, gớm ghiếc của người Việt, mà chỉ được tô hồng, chỉ được ngợi ca những cái tốt cái đẹp vốn dĩ quá ít ỏi, hiếm hoi trong xã hội, cũng như trong đời sống thường nhật của người Việt, đến nổi nhiều người Việt vẫn cứ lầm tưởng rằng người Việt là cao quý.
Sự thật lại vô cùng đáng buồn, ấy là so với các dân tộc láng giềng, vốn từng bị người Việt coi là mọi rợ, thì thực ra người Việt mình còn man di mọi rợ, còn đốn mạt hơn nhiều. Nếu cứ mãi che đậy cái xấu, cái ác, cái ô nhục trong nhiều sinh hoạt đời sống thường nhật của người Việt mình, thì e rằng đến cả ngàn đời sau đất nước, con người Việt Nam vẫn chưa thể nào theo kịp thế giới bên ngoài.

Xin tạm bỏ qua những tệ nạn như trộm cắp, cướp của giết người, hãm hiếp, lừa bán bè bạn, đồng bào qua biên giới, vào các nhà chứa… hay những vụ việc bức cung ép cung để xét xử oan sai cho người vô tôi, để đưa họ vào chốn tù đầy lao lý nhằm lập thành tích dâng bác, dâng đảng… rồi chối bỏ trách nhiệm của các quan chức, các cơ quan điều tra… Mà chỉ xin đề cập đến một vấn đề nhỏ, mới vừa xãy ra trong mấy ngày đầu tháng 12 này: Ấy là việc hàng trăm người dân ở Biên Hòa, Đồng Nai đổ xô đến hôi của, đến cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật, khi một xe chở bia gặp nạn và hơn 1.000 két bia rơi vãi ra đường vào ngày 04 tháng 12 vừa qua. Sao không cứu giúp cho người gặp nạn, mà lại “thừa nước đục thả câu”? Sao lại mừng vui hớn hở trên sự đau thương của đồng bào mình đang lâm nạn? Trong số những nam thanh, nữ tú tham gia hôi của, hăng hái cướp bia của nạn nhân vụ tai nạn giao thông đó có bao nhiêu người đã từng tự nhận mình là con Phật? Bao nhiêu người đã từng tự nhận mình là con Thiên Chúa? Bao nhiêu người đã từng ăn chay vào những ngày sóc vọng? Bao nhiều người từng lên chùa lễ Phật? Bao nhiêu người từng đến các Thánh đường để xem lễ vào những ngày Chúa Nhật? Bao nhiêu người từng đến các điểm nhóm, để thờ phượng, để nghe lời Chúa vào mỗi ngày Sa Bát? Và bao nhiêu người là đội viên, là đoàn viên, là đảng viên đảng cộng sản, là con dân của “bác và đảng”?

Hình ảnh đất nước Philippines hoang tàn sau trận cuồng phong Hải Yến vừa qua, và hình ảnh hàng triệu người trên thế giới chung tay góp sức để cứu trợ cho dân tộc Phi khắc phục hậu quả của thiên tai và hình ảnh hàng trăm người Việt Nam hôi của, cướp bia của đồng bào mình đang lâm nạn đang nói lên điều gì?

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” là như thế này chăng?

Bởi ai? Do đâu mà người Việt chúng ta bị biến thái để ngày càng trở nên xấu xa, gian ác và đốn mạt đến thế này?

-------------------------------

THƯ TRẢ LỜI THU TRÂM: NGƯỜI VIỆT THỜI CỘNG SẢN CAO QUÝ HAY XẤU XA ĐỐN MẠT?
Nguyễn Tuấn,
Thu Trâm ơi, em đừng buồn làm chi! Anh nhớ em lắm! Ở nước ngoài mấy chục năm nay, anh vẫn thường phải trả lời những câu hỏi như thế từ bạn bè, đồng nghiệp quốc tế. Mỗi lần họ hỏi, mục đích để chuẩn bị đầu tư, hợp tác gì đó với Việt Nam, hoặc chỉ để đi du lịch, nghiên cứu về Việt Nam, anh đều phải trả lời thành thật, nhưng rõ ràng, minh bạch chứ không đánh đồng cả lũ, theo kiểu cá mè một lứa, một con sâu làm đổ cả nồi canh. Nhà mình nghèo, không nên đổ hết nồi canh em ạ. Vớt sâu ra mà ăn canh cho đỡ đói.
Anh nói với họ như sau:

Ông muốn biết về người Việt, và nước Việt Nam nào, vào thời đại nào, giai đoạn lịch sử nào? Họ thấy anh tỉ mĩ như thế nên lúc nào cũng lắng nghe. Anh nói:
Trước 1954 tại Miền Bắc và trước 1975 tại Miền Nam, người Việt có thể nói là gần giống với người Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore, Indonesia, Mã Lai…hay bất cứ một dân tộc Á Châu có đạo nghĩa nào khác, từ khía cạnh văn hóa, tôn giáo, chính trị, xã hội, kinh tế…Thật ra thì vào thời Phong Kiến, khoảng thế kỷ 18 về trước, Việt Nam còn hơn hẵn các nước láng giềng như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân…ngang ngữa với Nhật Bản và Hàn Quốc…vì vào thời đó, trong khi các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập những vương triều rực rỡ, hùng mạnh, có cả trường đại học (Quốc Tử Giám), với những chiến công hiễn hách chống giặc ngoại xâm như Nguyên Mông, và Đế Quốc Trung Hoa..thậm chí Hoàng Đế Quang Trung, một Napoleon thật sự của Việt Nam (chứ không phải tên tay sai bù nhìn Tàu Cộng Võ Nguyên Giáp) đã từng đánh thốc sang Tàu, khiến vua tôi nhà Thanh phải chạy dài…thì các nước chung quanh mà bây giờ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam phải thua xa, phải theo học…vẫn còn đang ở giai đoạn bộ lạc, thậm chí còn ăn thịt người như Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai…Đó là về lịch sử.
Còn về hiện tại thì sao? Người Việt, cả Nam lẫn Bắc, trước 1954 ở Miền Bắc và trước 1975 ở Miền Nam là những con người có đạo đức, đáng tin cậy, giống như bất cứ một dân tộc nào khác trên thế giới. Người Việt có một nền đạo đức cao đẹp, kết tinh của hơn năm ngàn năm văn hiến, hấp thụ đạo đức Khổng Mạnh, tam giáo (Phật,Khổng, Lão) và sau này là Thiên Chúa Giáo – sâu xa, nhờ thế người Việt trước những năm đó có các đức tính như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Từ Bi, Bác Ái…Đó là một dân tộc đáng tin cậy và ngưỡng mộ, như những dân tộc đáng tin cậy và ngưỡng mộ trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Nhưng sau 1954 tại miền Bắc và sau 1975 tại Miền Nam, những người theo chủ nghĩa cộng sản đã du nhập vào Việt Nam một chủ thuyết ngoại lai, vô thần (thực ra là tam vô – vô tổ quốc, vô gia đình và vô thần) khiến dân tộc này, lần lượt từ Bắc chí Nam đã trở thành băng hoại. Hiện nay thì trừ một số ít nhờ nỗ lực của bản thân và gia đình và tôn giáo còn giữ được những giềng mối đạo đức của dân tộc, còn lại rất nhiều người, nhất là những người cộng sản và con cháu của họ, đã biến chất, không còn là người Việt như xưa nữa: Họ có những đặc tính sau đây: Vô thần, mê tín (mới lạ chứ! Đã vô thần mà lại mê tín, có ai tin nỗi không?), bất nhân, vô lễ, bất nghĩa, vô trí, và bất tín! Họ đã mết hết lòng từ bi, bác ái mà Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo đã truyền dạy cho dân tộc họ. Họ vô cảm, tham, sân, si vô độ, cựa một chút là đánh nhau, đâm nhau, chém nhau, bắn giết nhau. Cha con, vợ chồng , anh em, bà con chém giết nhau chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ; con trai vờ yêu con gái để phá trinh xong rồi bán sang Tàu làm gái điếm; cha, ông, chú, bác, cậu…hãm hiếp cháu ruột, cháu họ của mình; tà dâm, không chung thủy, chạy theo tiền tài, danh vọng, vật chất và tình dục mà họ xem là tình yêu…Trên không ra trên, dưới không ra dưới, toàn bộ cương thường, đạo đức đều đã trôi theo những trận cuồng phong của cuộc “cách mạng vô sản/cộng sản/hoặc xã hội chủ nghĩa gì đó và được thay thế bằng cái thứ “đạo đức” của một tên ác ôn, suy đồi là Hồ Chí Minh lấy việc giết người làm lý tưởng và sự giả dối làm phương tiện để tiến thân và đối nhân xử thế.
Nguời ngoại quốc lại hỏi: Vậy thì đến Việt Nam tôi có thể tin ai? Anh trả lời: Ông phải hết sức cẩn thận, đừng để mình mắc lừa bởi cái vỏ bề ngoài hoặc bằng cấp của họ. Những tên cộng sản bây giờ không giống như lúc chúng mới về Sài Gòn đâu. Lúc đó nhìn chúng ông sẽ phân biệt được ngay với dân Việt Nam Cộng Hòa – Miền Nam Tự Do – chúng tôi: Chúng tôi thì hồng hào, mập mạp, khuôn mặt tươi tắn, đôi mắt long lanh, sáng ngời, sang trọng, còn bọn chúng thì xanh xao, sốt rét, mặt mày láo liên, lơ láo vì dốt nát, thân hình tiều tụy vì ốm đói…nhưng hiện nay, sau gần 40 năm cầm quyền, vơ vét, ăn sung mặt sướng, no cơm ấm cật, chơi bời sung sướng, rượu chè bê bết…thì tướng tá chúng trông còn phương phi, “sang trọng, hùng, dũng” hơn những người ngoại quốc từ các nước giàu có của các ông nữa đó. Ngược lại, ông hãy đi tìm sự chân thật ở một số người còn sót lại ở Miền Nam, và có thể cũng có tại Miền Bắc, đa số nghèo, thất nghiệp, dĩ nhiên ở Miền Bắc thì hiếm hơn và cổ hơn. Nhưng hãy luôn luôn coi chừng, vì bọn chúng có thể lường gạt các ông bất cứ lúc nào!
Nghe anh giải thích tận tình và chân thực xong, người ngoại quốc chuẩn bị sang Việt Nam mới thú nhận: Ông đã bị gạt hơn 30 ngàn đô Mỹ tại Sài Gòn sau khi cho một giám đốc người Việt Nam vay khi cùng làm ăn chung. Trước khi nghe, ông chưa dám nói với anh vì sợ đụng chạm. Ông hỏi anh có cách gì lấy lại được không. Anh bảo: Quên đi cha nội! Ai bảo dại cho Việt Cộng vay làm chi! Ông có biết tiền vô túi Việt Cộng như gió vô nhà trống không? Như nước vô thùng không đáy không? Ông không thể nhờ đến luật pháp như tại nước ông, vì công an và quan tòa Việt Nam “rất bận” và họ cũng chính là ăn cướp nữa! Hiện nay tại Việt Nam đang có dịch vụ đòi tiền thuê mà cả giới giang hồ và công an đều tham gia tích cực. Chỉ cần chi cho họ 50% là họ làm thịt thằng đó liền, nếu nó không trả tiền lại. Nhưng lỡ họ làm thịt nó thì tội lắm vì những người đàng hoàng như ông đâu có muốn giết người, phải không? Thế là ông ta đồng ý và chịu bỏ qua cho khỏe óc. Nhưng bỗng nhiên ông ta quay lại nhìn anh, với một vẽ nghi kỵ, sợ hãi: Còn ông, liệu tôi có còn tin ông được nữa không, sau khi đã nghe hết những chuyện kinh tởm như thế này về dân tộc của ông? Anh bật cười, trả lời: Đồ quỷ! Mày phải tự nhận xét lấy chứ sao lại hỏi tao? Đương nhiên tao phải bảo là tao tốt chứ, như Trần Dân Tiên đó. Ông ta lại ngạc nhiên: Trần Dân Tiên là ai vậy? Anh nói: Đó là “Bác Hồ” của dân tộc Việt Nam sa dọa, biến chất tao vừa mới mô tả đó. Anh thấy ông ta rùng mình, nhắm mắt, không nói lời nào nữa!

Nguyễn Tuấn.

TAM73F
12-28-2013, 09:06 PM
Đây là 2 bài sau cùng cho nam 2013

Luật Lệ & Quy Định Quái Gở Của VC !

Đây là những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được phổ biến trong nhân dân, hướng dẫn mọi người đi theo nếp sống gọi là mới, lành mạnh. Người viết có phần nằm trong dấu ngoặc để lạm bàn về những điều rất là khôi hài, nay trở thành chính sách, nằm trong đạo đức cách mạng, được hồ chí minh và đảng CSVN phát động, lái con người sinh sống tại Việt Nam đi theo.

2012 (đây là những qui định từ năm 2012)

1. Đóng thuế đẻ. ( tức là ai vào" xưởng đẻ" phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam là có sắc thuế đẻ. Nhớ thời thực dân, người Pháp chỉ có thuế thân, dành cho người dân thuộc địa, nhưng chưa có thuế đẻ. Trái lại tại một số nước Tây Phương, đẻ con được chính phủ hoan hỷ, như ở nước Úc, trước đây, đẻ một đứa con được chính phủ biếu cho 5 nghìn Úc Kim, là phần thưởng cho những bà mẹ đẻ con. Hình như kinh tế suy trầm, nên chính phủ giảm còn 3 nghìn khi đẻ con, chứ không bao giờ đánh thuế đẻ)

2. Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. (đây là cách" mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu)

3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX). (Đài Loan được Trung cộng xem là tỉnh nổi loạn, thế là hệ thống thái thú Việt Công phải tuân thủ theo thiên triều với" 16 chữ vàng, 4 tốt", trái lại cờ Trung Cộng được treo, báo nguy là Việt Nam đã mất vào tay Tàu, qua một nhóm người bán nước là đảng cộng sản VN).

4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó. ( Chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ, cũng là hình thức suy tra lý lịch, để đảng và nhà nước dể nhìn ra, chỉ qua thẻ chứng minh nhân dân)

5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng. ( thịt làm do tư nhân là không bảo đảm kiểm dịch như các nước Tây phương, có ai bảo đảm là bán hết trong 8 tiếng đồng hồ? Đây là luật dỏm, làm ra vẻ Việt Nam có qui chế vệ sinh cao. Tại các nước Tây Phương, thịt đông lạnh để nhiều tháng, cũng bảo đảm vệ sinh, sau khi được kiểm dịch kỷ lưỡng từ các lò sát sinh)

6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức. ( buôn bán vàng miếng mà cấm được, cũng là phép lạ, vì tại Việt Nam, sau 3 đợt đổi tiền, dân chúng và cán bộ thi nhau mua vàng lá để dự trữ làm của, đơn vị cây vàng trở thành phổ biến trong buôn bán, hối lộ quan chức nhà nước. Nhưng cấm vàng làm trang sức cũng là luật ruồi bu, dân chúng chuộng sắm nữ trang, nếu cấm như thế là thợ kim hoàn thất nghiệp)

7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. ( chết là phải chôn trong vòng 48 giờ, là luật rừng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm. Chết mà chôn quá sớm, giới thấy cúng, thầy tụng mất lợi nhuận, nhưng ngày nay nhiều người hỏa táng, nên chôn cất không quan trọng)

8. Làm đập thủy điện tại Nam Cát Tiên. (Đập thủy điện mà thời trang, đập xây bừa bãi, thiếu phẩm chất, bảo đảm, là tai họa cho dân)

9. Xe phải “chính chủ”. ( xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè là bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề)

10. Chó mèo phải “chính chủ”.( đây là lần đầu tiên có luật chó mèo, chó mèo phải do chủ quản lý, nhưng người ăn cắp mèo chó thì sao?. Không thấy qui định về đóng tiền chó mèo tại các ủy ban nhân dân như các nước Tây Phương, chỉ đăng ký chó tại các hội đồng thành phố, còn mèo thì nằm ngoài sổ quản lý. Nhưng tại Việt Nam, chó mèo trở thành thức ăn thay thế gà, vịt, khi tình trạng cúm gia cầm đe dọa)

11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản. (đảng và nhà nước cấm chủ nhân tự 1y chia đất, dự án cất nhà, luật nhà đất mơ hồ, chỉ tác động vào dân chúng, còn cán bộ là miễn trừ)

12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.( ở các nước Tây Phương, chó chết thì khỏi khai tử, chỉ không đóng tiền cho hội đồng thành phố khi đáo hạn, là chính quyền địa phương biết chó đã chết. Nhưng mèo thì lọt số, không đăng bạ nên cũng không cần biết chết sống ra sao. Tại Việt Nam, chó mèo là thức ăn, có ai đến báo với chính quyền khi chó mèo chết? Ngay cả còn sống mà người ta còn giết chó mèo để ăn thịt..)

13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet. (ở Việt Nam, thành phần dùng internet không nhiều, đăng ký tên là do các công ty phục vụ như Google, Yahoo…chứ đảng và nhà nước lấy quyền gì để buộc người dân đăng ký tên thật?)

14. Thu phí nhạc số. ( thu phí nhạc số, nghe qua mơ hồ, không rõ đây là qui định gì, chỉ có những nhà làm luật cộng sản mới hiểu nổi. Nhưng hiểu theo câu nầy, thì tiền thu số lần bản nhạc được hát?. Trong nước hiện nay, lối dùng chữ rất tối nghĩa, là văn hóa mới của chế độ cộng sản)

2013

1. Cấm uống rượu trong quán Karaoke (không cấm bia). (Đây là qui luật mới, cấm uống rượu trong các quán Karaoke, nhưng bia thì không. Đây là luật giúp cho công an kiếm chác, khi các quán ăn chơi có bán rượu cả bia)

2. Đám cưới không quá 300 người. (ở các nước, có ao qui định số người tham dự đám cưới bao giờ? Ai có tiền là mời bao nhiêu người cũng được. Nếu vậy, các đám cưới của cán bộ, con ông cháu cha, số người có khi lên đến hàng nghìn, có ai dám đến để phạt?. Mới đây, bà chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa là Lê Thị Nương, vừa làm đám cưới rất là" giản tiện" vào từ ngày 31-7 đến 1-8-2013, sơ sơ cũng phải có đến 130 mâm lễ vật, khách mời thì phải và nghìn, toàn là khách có của, quan chức, tặng quà phải đáng giá)

3. Đám ma không quá 7 vòng hoa. (Đám ma thì thân nhân, bạn bè muốn phúng điếu bao nhiêu vòng hoa cũng được, nhưng luật mới qui định giới hạn là 7 vòng hoa, chưa có nước nào có thứ luật ky quặc như thế)

4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….) ( tức là xác chết phải dùng nắp quan tài bằng gỗ, có nước nào cấm đám ma như thế?)

5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ. (Đây là sắc thuế đập vào các chủ nhân xe, hình thức trấn lột khác)

6. Niêm phong lồng gà chính chủ.( các chuồng gà của chủ nhân phải" niêm phong", thật là vô lý, chuồng gà phải bảo đảm gà không bay ra ngoài.)

7. Dán tem rau, thịt, cá.( qui luật dám tem vào rau thịt cá, rất khó khi hành…luật nầy kỳ quặc, và khôi hài)

8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt. ( chắc lá đảng nhà nước muốn kiểm soát những người dân trong nước trong việc sử dụng facebook, ngay cả thích cũng không được, sẽ bị phạt)

9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 tr. ( tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?)

10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100 tr. ( luật nầy đụng đến nhiều người, trong đó có quan thầy Trung Cộng, hàng giả tràn cả thị trường, ngay cả phân cũng có người làm giả ở chợt phân làng Cổ Nhuế… phạt làm hàng giả cũng thu nhiều lợi nhuận cho công an, cán bộ)

11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm. ( cấm kiểu nầy là dân nghèo không có cái gì để sống, bán hàng rong mà phải có giấy chứng nhận sức khỏe, chắc là bác sĩ muốn kiếm thêm tiền. Người bán hàng phải học tập, điều nầy làm cho tình trạng buôn bán ngoài đường khó khăn, người nghèo phải đi tập huấn trước khi bán, Việt Cộng bắt chước các nước tây phương, trưởng giả học làm sang)

12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.( mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn. Thế là luật nầy chỉ dành cho dân, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến)

13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú. ( tức là chủ xe phải có nhà, nhưng ai không có hộ khẩu là không được đăng bạ xe…đây là cái cớ để công an, đảng ủy địa phương ăn thêm tiền với những người mua xe mà không có thường trú, rốt cục, luật nầy làm giàu thêm cho đảng viên)

14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại. ( nhạc Asia chỉ cấm nhạc lính, nhạc chính huấn… chứ nhạc khác thì hát thoải mái)

15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài). ( cấm kiểu nầy là các trường do nước ngoài đầu tư phải dẹp luôn, vì đa số học trò có điều kiện học những loại trường nầy, phải là con cháu cán bộ, đại gia. Đây cũng là lối làm tiền mới, nếu các trường ngoại quốc muốn có học trò, phải biết đi cửa sau, cái gì cũng thông qua, miễn đút lót đủ tiền theo yêu cầu)

16. Có quota mới được nhập xe hơi. (điều nầy không cần thiết, vì hầu hết các công ty làm ăn lớn đều do đảng, nhà nước hay quan hệ điều hành)

17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi.( điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?)

18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.( Việt nam cúp điện thường xuyên, những nơi xài điện nhiều là nhà cán bộ, đại gia, cài nhiều không bị phạt, nhưng nhà nghèo, xài ít bị phạt, thì chỉ có luật rừng Việt Cộng mới có. Trong khi các nước Tây Phương, khuyến khích dân chúng xài ít điện, càng ít càng tốt để bảo vệ môi sinh. )

19. Thu phí đọc thơ online. (đọc thư trên online cũng đóng tiền, thật là kỳ dị)

20. VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) ra ban tư vấn đạo đức. (Vì các đội bóng đá đã quá nhiều lần bán độ, gian lận, nên mới thành lập ban tư vấn đạo đức)

21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định. ( khó hiểu)

22. Không mua vàng dưới 1 lượng. ( nếu lỡ mua vàng, thì mua nhiều, chứ mua ít hơn la phạm luật, điệu nầy cán bộ, đảng viên, khó ai phạm luật cả)

23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. (đi lính trước, học sau…)

24. Đánh thuế vàng.

25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà. (đảng vét hết tiền, thương binh và con nít dưới 10 tuổi phải mua vé qua phà)

26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu.( biện pháp nầy nhằm khuyến khích du học, đi làm, kiếm cớ ở luôn bì bị xóa tên hộ khẩu ở quê nhà)

27. Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực.

28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng. ( xe phải có gắn sao, sao vàng hay sao đỏ?)

29. Đánh thuế tiền tiết kiệm. ( tiền để dành cũng bị đánh thuế, vơ vét rất kỷ)

30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu. ( cảnh sát là quan quyền, ai dám chửi mất 5 triệu, oan mạng, nhiều khi không dám chửi mà cảnh sát bảo là chửi, cũng mất tiền)

31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua). ( như vậy hãng làm mũ và giới đi chơi bời được miễn trừ, luật rừng đấy).

32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá.

33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!) ( như vậy ký bằng mực đỏ, vàng hay mực tím?)

34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ. ( luật nầy dành cho công an có quyền bắn người, tức là có license to kill)

35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.

36. Xe máy 2 bánh phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn. ( giáo viên dạy dỡ là bị phạt, như vậy trong nước, thầy cô giáo toàn là ưu tú, đỉnh cao trí tuệ?)

38. “Quyền công dân có thể bị giới hạn.” (dự thảo Hiến pháp 2013). ( dự thảo hiến pháp đã góp ý xong, đây là thành quả bịp bợm, có sụ góp tay của đảng Việt Tân ở nước ngoài, họ vận động dân tị nạn góp ý theo đảng đề nghị, nay đã có kết quả là đảng dùng văn bản nầy để đàn áp dân chúng trong nước)

39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc” ( dân nghèo khiếu kiện, lấy tiền đâu để đặt cọc?"

40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”. (đây là danh hiệu mới, như vậy những tiến sĩ, bác sĩ, bằng giả, bằng dỏm…cũng đều là danh nhân, thì nước Việt Nam là nơi sản xuất danh nhân thế giới. Trong kho ở nước ngoài, ai được gọi là danh nhân cũng phải xuất sắc lắm..)

41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh. ( con nít quên giấy khai sinh là bị phạt?)

42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông. ( iPad hơi khó dùng, mà cảnh sát giao thông thì có nhiều người mù mờ, như vậy, trang bị máy tốt, đòi hỏi phải có trình độ tối thiểu…đây cũng là lối trưởng giả học làm sang, như trước đây, có chỉ tiêu là mỗi đại biểu quốc hội được trang bị một máy Laptop)

43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng. ( khó hiểu)

44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2.

45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú.

46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.

47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giới. ( tối nghĩa)

48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook.

49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri).( đây là luật công nhận mua quan bán chức, chỉ thấy ở Việt Nam)

50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”. (ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bờ được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?)

51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22g.

52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn. ( ai hiếu học cũng phải làm đơn, vì ở trong nước, học hành ít hơn chơi, ai học nhiều là bị nhà nước làm khó dễ)

53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế. ( mới sinh ra là phải có số thuế, lớn lên chạy không thoát, trong khi các nước Tây Phương chỉ cấp số thuế khi đến tuổi đi làm mà thôi)

54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?) ( pháo tết mà không nổ, thì tốt nhất là đừng mua pháo, tốn tiền vô ích)

55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước. ( tức là ai chống nạn tham ô, cửa quyền là phải đăng ký, để nhà nước tìm đến bắt, hù dọa trước khi chống kẻ xấu)

56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người. ( luật nầy rất phi lý, người ta không lõa lồ, nhưng mặc quần áo lót ở bên trong, ai thấy?)

57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.

58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp. ( cất nhà lá, nhà sàng là chắc ăn..không sợ bị phạt)

59. Thay đổi lời quốc ca. (đảng sợ dân thay thế lời quốc ca, là cách chống cộng rất tinh vi, nhưng càng cấm, dân càng sáng tác ra nhiều lời ca độc đáo chống đảng)

60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.

61. Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phóng viên khám phụ khoa miễn phí.

62. Doanh nghiệp có 10 nhân công trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.

63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013) ( nhiều bà mẹ, bà cố nội chiến sĩ, gần chết mà được trúng tuyển vào đại học, nếu đậu bằng tiến sĩ, được gọi la DANH NHÂN)

64. Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai. (điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi)

65. Chống chì chiết vợ bị phạt.

66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.

67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.

68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh) ( chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác..phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp).

Đó là những luật lệ mới, trong xã hội chủ nghĩa, chắc là được quốc hội biểu quyết để thành luật. Những người nào chủ trương: ứng cử vào quốc hội bù nhìn, không thể làm gì khác hơn là làm những thứ luật nêu trên./.

11.12.2013

Bùi Lý Hồng


=======================


Đi Air Viêtnam - Kinh bỏ mẹ!

Bút ký của một ông "cựu" lái tàu bay lên thẳng
Truyện ngắn
Về VN năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em ruột:
-Rạch Giá đi Sài Gòn, thuê xe hơn hay mua vé máy bay hơn ?
-Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay.
Tôi quyết định đi máy bay Air Viet Nam của Nga cho biết với người ta.
Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói:
-Không biết hôm nay có máy bay không.
-Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy ?
-Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì chưa biết.
Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ khá lớn đáp xuống phi đạo.
Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ.
Cô tiếp viên Air Viet Nam nói gia đình họ đi có đoàn. Tôi đành nhường chỗ và theo cô xuống phía dưới .
Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ.
Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng lái, cự nự:
-Các cô làm ăn thế này thì chết cả lũ.
Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất (hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi màu hồng) năn nỉ:
-Anh Ba thông cảm cho em chuyến này, chuyến sau em làm tốt hơn.
-Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả lũ.
Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất.
Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này.
Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân tàu.
Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao đâu.
Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc.
Lỗi này là tại tôi không đọc kỹ vé.
Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường là:
HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM.
Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi mới vòng về SG.
Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được.
Có điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay ngồi.
Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ, vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi.
Tôi hỏi:
-Cô bay tuyến này khá không?
-Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn, nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc.
-Sao thế ??
-Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào cũng chẳng chịu nghe.
Cô ta làm tôi nhớ tới một ông "Bắc Kỳ Di Cư", y hệt tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần.
Trời SG tháng Bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ ở đó. Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
-Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!
Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy khách.
Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy.
Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên hỏi:
-Họ làm gì vậy ?
Cô giải thích:
-Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh, mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có ... vấn đề đấy.
Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường, cô trả lời không biết, chắc là của Công an.
Khi đáp xuống Tân Sơn Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca, trên đó nằm đưỡn đừ một bênh nhân đang thiêm thiếp.
Có lẽ ông này được khiêng lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi.
Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe thuê bao đến chở đi nhà thương.
Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ xe đò Phước Chí ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!!
Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ.
Lâu hơn đi xe, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị.
Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó hỏi:
-Anh đi máy bay Nga - Air Viet Nam có sướng không?
Tôi cười như mếu: - Kinh Bỏ Mẹ !

========================