PDA

View Full Version : Những ca khúc viết trong tù



Như Mây
03-11-2013, 02:21 AM
Điểm Nóng Trên Công Trường Sỏi & Đứng Thẳng Nhìn Thù


http://www.youtube.com/watch?v=-mW1CWPcuiU


Điểm Nóng Trên Công Trường Sỏi
Thơ Hạ Quốc Huy - nhạc Nguyễn Hữu Tân

Trên công trường sỏi điểm nào cũng nóng
Nóng trong tim và nắng trên vai
Trên công trường sỏi điểm nào cũng tiếc
Tiếc ngày xanh và tiếc tương lai
Nếu mỗi viên sỏi là một nỗi nhớ
Thì anh nhớ em suốt cả công trường dài
Nếu mỗi viên sỏi là viên đạn đồng đỏ ối
Thì cho tôi xin ôm hết công trường này

Trên công trường sỏi
Những hờn căm và tủi nhục
Ứa đều đều theo từng giọt mồ hôi
Nếu mỗi viên sỏi là linh hồn người chiến bại
Thì xin nâng niu để cùng xót xa
Trên công trường sỏi của những người thua cuộc
Đứng trên quê hương mà mất quê hương
Đứng trên quê hương mà mất quê hương

Nếu có thương xin người đừng hỏi
Vì câu trả lời là những giọt nước mắt tuôn
Trên công trường sỏi bạn bè và tôi lặng lẽ khóc
Khóc đớn đau nào hơn một lần mất nước
Trên công trường sỏi bạn bè và tôi lặng lẽ khóc
Xót xa nào hơn một kiếp tù binh
Nếu thượng đế, thượng đế ban cho một điều ước
Thì cho tôi xin, cho tôi xin, cho tôi xin, được một chiến hào.

Như Mây
03-11-2013, 02:30 AM
http://www.youtube.com/watch?v=76ZypeF_CWo

Hải Đảo Lưu Đày
Nhạc và lời: Xuân Điềm - Trình bày: Đức Tuấn

Vì đâu ta phiêu bạt nơi đây?
Vì đâu ta lưu đầy biệt xứ?
Vì đâu ta xa vợ, xa con, xa cách gia đình
Xa cả mẹ gìa từng đêm nhớ thương về con!
Cùng chia bát cơm độn ngô khoai
Cùng chia bao tủi hờn cay đắng
Bạn tôi áo rách sờn hai vai, chân bước ngập ngừng
Trên nẻo đường về thịt da máu chảy thành dòng

ĐK: Đảo buồn giữ bước chân tôi, bốn bề mây nước tìm đâu nẻo về
Đâu đây tiếng súng vọng vào, cọc rào, vọng gác bao quanh trại tù
Đêm nghe sóng vỗ rì rào
Nhớ con ,thương vợ mắt trào lệ rơi...
Nhìn ra nơi phương trời xa xa
Nhìn ra ôi muôn trùng hải lý
Thầm nghe tiếng vỗ về ru con
Tiếng nấc ngh5n ngào
Tiếng khóc chào đời hài nhi giữa đêm trường
Tàu đưa ta lưu đầy nơi đây
Tàu quên đưa ta về chốn cũ
Chạnh nhớ đến mối tình quê hương
Mong ngóng từng ngày
Mong ngóng từng giờ ngày về quá xa mời...


Ngày 23 tết năm 1975 từ trại tù Hóc Môn bị đày đến trại số 5 đảo Phú Quốc. Mang tâm trạng người bị lưu đầy từ đất liền ra hải đảo, bốn bề mây nước đường về quá xa vời. Sự đói khát và cách đối xử quá khắc nghiệt của cai tù CS, không ai có hy vọng trốn thóat hoặc gặp lại vợ con, mà đành chấp nhận sẽ ở đây đến "mút mùa lệ thủy". Thời gian này đứa con thứ ba sẽ ra chào đời, hòan cảnh gia đình đang thiếu thốn mọi bề và lại vắng bóng cha.

Vì đâu và vì ai đã gây nên cảnh đọan trường này cho cả dân tộc Việt Nam?
(Xuân Điềm)

Như Mây
03-11-2013, 02:41 AM
“ . . . Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương . . .

Vị đắng của những năm tháng Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú, Gia Trung, Cà Tum, Trảng Lớn, Long Giao, Xuân Lộc … sẽ còn đọng lại mãi mãi trong tâm tư chúng ta. Vị đắng của những năm tháng khoác bộ quân phục của chính mình nhưng không phù hiệu, không cấp bậc. Thay vào đó là những mảnh vá của mồ hôi. Của máu và thù hận. Của đói khát và nhục nhằn.

“Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương… “ Lời bài tù khúc thở than cho một số phận ? cho những mảnh đời đã mất ? hay nỗi uất ức vì đã không trọn lời thề năm xưa khi lần duy nhất trong đời chúng ta quỳ xuống long trọng tuyên thệ TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM. Lời thề bất tử cùng với thời gian và cả không gian. Nhưng nước thì đã mất, nhà đã tan, dân đỏ rên xiết giữa đọa đầy của “Tù Ngoài“. Còn chúng ta, trong “Nhà Tù Trong“ cúi đầu uất hận.

Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương. Bước chân trần thất thểu giữa cát sỏi lưu đầy ngay trên đất Tổ Hùng Vương của những chàng trai tóc bời lộng gió ngày nào đã đề lại những dấu ấn đậm nét trong Lịch sử. Những dấu ấn của một nỗi bất lực khủng khiếp . Những dấu ấn của một trách nhiệm không được chu toàn. Những dấu ấn của những đêm mê sảng vì sốt rét rừng mơ thấy ngọn cờ Tổ Quốc vẫn ngạo nghễ giữa Cổ Thành Uy Nghi.. . “(Trích : Đọan Trường Thất Thanh)

Tù khúc “Nhớ Cố Hương“ là tâm sự của bất cứ người tù cải tạo nào. Theo lời anh Lê Trần, những ý tưởng trong bài đã sống trong lòng anh từ nhiều năm, nhưng chỉ đến khi được chuyển từ trại tù miền Bắc về lại miền Nam ở trại Xuân Lộc Z30 B khỏang năm 1982-1983, bài thơ mới có cơ hội thành hình và ngay sau đó, anh Phạm Thiên Tứ chắp cánh cho những ý thơ thành nhạc bay đến những anh em đồng cảnh ngộ, nhắc nhau đừng quên rằng “Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương “.

“Nhớ Cố Hương“ là một trong những tù khúc được nhiều anh em ở Xuân Lộc biết đến. Sau này, khỏang thời gian những đợt HO ồ ạt đến Mỹ, anh Việt Long , tuy cũng mới vừa chân ướt chân ráo như những anh em khác, đã không bỏ lỡ cơ hội nói lên tiếng lòng chung của anh em giữa không khí tự do hải ngọai. Và qua làn sóng điện Little Sài Gòn Radio những năm khỏang 1993-1996, người hải ngọai đã có dịp nghe bài tù khúc vang lộng tâm sự một thời của những người tù cải tạo qua giọng hát tuy không chuyên nghiệp nhưng đã chuyên chở chính xác và trọn vẹn nội dung bài hát đến với người nghe.

Phần âm thanh của bài tù khúc “Nhớ Cố Hương“ chúng tôi giới thiệu ở đây cũng vẫn qua giọng hát của anh Việt Long thâu lại nhiều năm sau. Giọng hát dường như u uẩn hơn vì sau gần 10 năm “tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương“, thì nay, sau gần 20 năm lưu lạc xứ người, tâm sự người tù năm xưa phải chăng là “Giữ gìn chút hương trầm thơm /Mơ về cố hương“ như hai câu kết ngậm ngùi của bài tù khúc. (T.Vấn & Bạn Hữu)


Nhớ Cố Hương (Chiều Hoàng Liên Sơn)
Phạm Thiên Tứ & Lê Trần
Trình bày: Việt Long


http://www.youtube.com/watch?v=xuWov1ii47s

Như Mây
03-14-2013, 10:03 PM
"Tù khúc Du Ca Tù được sáng tác tháng 6 năm 1979 tại trại tù Đồng Ban, Tây Ninh, sau những lần tham gia văn nghệ có canh gác ở các trại tù trong vùng. Lúc này, các tù nhân đang phá rừng để lập trại ở gần nhau, nhưng không có hàng rào bao bọc chung quanh mà cán bộ coi tù thường nói rằng "các anh đang ở trong hàng rào lương tâm, mọi người nên cảnh giác và tuân giữ luật trại mà thôi . . . "
Cảm thấy mình như người du ca đang đi hát rong cho bạn tù nghe tâm trạng mình. Người tù hát trên ruộng ngô, trên cánh đồng, hát trên dòng sông để tiếng hát vọng về nguồn, nói cho mọi người nghe về kiếp sống đày phiêu lãng tháng ngày của những người đang mất tự do, đang hát về tình yêu quê hương . . . " ( Xuân Điềm )

Tù khúc du ca
Nhạc và Lời: Xuân Điềm - Trình bày: Khánh Ly


http://www.youtube.com/watch?v=egHRWvKgrtA

Như Mây
03-14-2013, 10:05 PM
Lưu Đày
Nhạc & lời: Lê Minh Đảo
Lê Tâm trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=K4e9R4JUfcE

Như Mây
03-14-2013, 10:12 PM
Nhớ Mẹ
Sáng tác: Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề
Asia 70


http://www.youtube.com/watch?v=ul9loVDccgw

ttmd
03-14-2013, 10:17 PM
http://youtu.be/2PGYt5bHv54

ttmd
03-14-2013, 10:32 PM
http://youtu.be/yF3uA49hxKA

ttmd
03-14-2013, 10:34 PM
http://youtu.be/8kkhIDD1D8o

ttmd
03-14-2013, 10:37 PM
http://youtu.be/HqTwlZ7M4EU

Như Mây
03-16-2013, 09:50 PM
http://www.youtube.com/watch?v=aATIdGQ7qPw

Viên Đạn Cũ
Sáng tác: Việt Long - Trình bày: Đoàn Khôi

Giọt mồ hôi trên đồng cỏ cháy
Rơi cạnh viên đạn cũ im lìm
Bao ngày qua viên đạn nằm câm nín
Như dĩ vãng bao năm chưa vội quên
Màu đồng đen nay bỗng khơi dậy lên
Thời liệt oanh xông lướt trong đạn tên
Ngàn quân reo theo sóng reo vang tràn lên
Giữa biên cương vì hạnh phúc cho muôn người

Trời vần xoay nên đời đổi thay
Cho thịt da hằn vết roi thù
Cho lòng ta bao ngày đêm thao thức
Nhìn sông núi tối tăm dưới vực sâu
Từng ngày qua năm tháng âm thầm trôi
Từng ngày qua nghe máu tim sục sôi
Lửa hờn căm nung nấu chưa hề nguôi
Ước mơ ngày cùng gươm súng đi ngàn nơi

Tuổi xuân đã chôn vùi
Trong bao nỗi nhục nhằn
Ngoài kia người người rên xiết trong lầm than
Ta mơ thấy sấm rền trời Nam
Ta mơ thấy bão gầm biển Đông
Ta mơ phá xích xiềng cùm gông
Đánh nát thây quân tàn hung

Giọt mồ hôi trên đồng cỏ cháy
Rơi cạnh viên đạn cũ im lìm
Bao ngày qua viên đạn nằm câm nín
Mặc sương gió nắng mưa vẫn ngời đen
Chạnh lòng ta thắp sáng với niềm tin
Người còn đây khối óc với buồng tim
Còn bàn tay gom gió cho cờ bay
Sống hôm nay chờ dâng hiến cho ngày mai
Cho ngày mai....

Như Mây
03-16-2013, 10:11 PM
http://www.youtube.com/watch?v=FU92JrGuZLU


Trong một buổi trò chuyện giữa nhà văn/nhạc sĩ Hà Thúc Sinh (một tác giả Tù Khúc) và Linh Mục Nguyên Thanh, tác giả bài Thân Phận Lưu Đầy, LM Nguyên Thanh đã cho biết về lai lịch bài tù khúc này như sau:

“ . . . Sau 30/4/75, trong các trại tù từ Nam ra Bắc, bắt đầu từ trại Suối Máu, Biên Hòa. Tôi đã giữ được cuốn Phụng vụ giờ kinh trong suốt một năm tại Suối Máu và đã viết các bài Thánh Ca dựa trên Lời Kinh Phụng Vụ. Bài đầu tiên tôi viết trong trại tù Suối Máu là Thánh vinh 136 : THÂN PHẬN LƯU ĐẦY: Babylon bên dòng sông xưa ấy, Ngồi nức nở mà tương nhớ Sion. Bài này đã được anh em trong tù thích thú và phổ biến thật rộng qua các trại từ Nam ra Bắc, không phân biệt tôn giáo. Ba mươi năm sau, có dịp gặp cựu Đại tá tư lệnh phó Sư đoàn TQLC, câu đầu tiên ông nói với tôi: “Tôi rất thích bài Babylon của Cha”. Mới đây nhất, trong dịp Kỷ niệm đệ ngũ chu niên ngày thành lập Tổ chức Lương Tâm Công Giáo tại San Jose ngày 17/9/2006, bất ngờ được găp ông B.Q., một cựu Trung tá Tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn Nhảy Dù, ông cho biết đã thuộc lòng bài Babylon này và tự chép lại dấu nhạc để tặng lại tôi (bản nhạc ông ghi lại chỉ sai vài chữ và một nốt nhạc mà thôi). . . “ (Lm Nguyên Thanh trả lời Anh Hà Thúc Sinh).

Hầu như không một người tù nào là không một lần nghe qua bài “ Thân Phận Lưu Đầy “ của Linh Mục Nguyên Thanh. Thực ra, mãi về sau này, nhờ các phương tiện tra cứu của thế giới ảo, anh em chúng tôi mới được biết tên chính thức của bài tù khúc này là “ Thân phận lưu đầy “ và tác giả là linh mục Nguyên Thanh, cũng là một cựu tù cải tạo. Bản thân chúng tôi, được biết đến bài hát này năm 1979 tại trại tù Vĩnh Quang A. Dịp cuối năm, trại A cần bổ sung số tù biết đàn ca xướng hát cho đội văn nghệ, nên đã chuyển trại một số anh em từ trại B ra trại A. Từ đợt chuyển trại này, anh em tù trại B lần đầu tiên được nghe anh Cao Đắc Lân bằng giọng hát êm như nhung của mình cho nghe bài tù khúc nói đến ở trên, nhưng bằng cái tên ngắn gọn “ Babylon “ . Bài tù khúc nhanh chóng được phổ biến đến anh em tòan trại gần 1500 tù viên. Bài hát dễ nghe, dễ hát, dễ thuộc mà lại đáp ứng đúng tâm trạng người tù.

Bài này, theo sự giải thích của chính tác giả (đọan trích ở trên) dựa trên một bài kinh Phụng Vụ là Thánh Vịnh 136 Thân Phận Lưu Đầy.

Theo một diễn đàn Thánh Nhạc:

“ . . . Thánh Vịnh 136 là TV diễn tả “tâm trạng” của dân Do thái khi bị đi lưu đày sau khi dân Babylon chiếm thành Giêrusalem. Đây là trích đọan TV 136 theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh:

Trên bờ sông Ba-by-lon
(1) Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on;
(2) trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn.
(3) Bọn lính canh đòi ta hát xướng,
lũ cướp này mời gượng vui lên:
“Hát đi, hát thử đi xem
Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài!”
(4) Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi
nơi đất khách quê người?
(5) Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi,
thì tay gãy đàn thành tê bại!
(6) Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm,
nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem
làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn.

. . . . . . .
(Trích TV 136 theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh)

. . . Theo địa hình thời đó, dân Do Thái sống ở Judah. Nước Babylon nằm cách khoảng hơn ngàn dặm về phía đông . Năm 586 BC quân Babylon phá hủy thủ đô của Judah là Giêrusalem . Quân xâm lăng bắt hết mọi người đang sống ở đó mang về Babylon làm tù binh, bị là làm nô lệ,. Năm 536 BC, rất nhiều tù binh và vợ con của họ sau khi đã “học tập cải tạo” được cho trở về lại Giêrusalem . . . “ (Thánh Vịnh 136 và “Thân Phận Lưu Đày”)

Vì nội dung của Thánh Vịnh diễn tả đúng tâm trạng của những người tù bị lưu đầy, không biết đến ngày trở về, lại được phổ thành bài hát bởi một vị linh mục do thiên hướng đã chọn âm nhạc là phương tiện phụng vụ nên sức hấp dẫn của bài tù khúc rất lớn. Và cũng vì nội dung bài lấy từ một thánh vịnh, có ngôn ngữ và ý nghĩa tôn giáo, nên nhiều người khi hát, đã đổi vài chữ từ ý nghĩa tôn giáo thành ý nghĩa chung để dễ đến với tất cả mọi người , hoặc để tránh sự xoi mói của ăng-ten(thí dụ câu : Và bài ca kính Chúa Trời , được đổi thành : Và bài ca , nhớ đến N(n)gười – người ở đây có thể viết hoa hàm ý chỉ một lý tưởng chiến đấu cho tự do thay cho ” Chúa Trời”, có thể viết thường nhằm chỉ đến người yêu, người vợ ở nhà hoặc những ngụ ý khác nữa v..v..).

Mãi cho đến hôm nay, bài hát “ Thân Phận Lưu Đầy “ của LM Nguyên Thanh vẫn còn được đem ra hát trong những buổi họp mặt của các nhóm sinh họat, vì xem ra ý nghĩa của bài hát vẫn còn đáp ứng được tâm tư của nhiều người , kể cả ở trong nước.

T.Vấn

--------

Một câu chuyện về bản tù khúc “Thân Phận Lưu Đầy“

Nguyễn văn Khánh

Khỏang thời gian từ 1979 đến 1982, tôi ở trại cải tạo Vĩnh Quang (Vĩnh Phú). Đội tôi là đội nông nghiệp, nhưng lại có một nhóm anh em thuộc tóan Văn Nghệ trại ở chung. Dịp cuối năm, cần văn nghệ ca hát giúp vui, nhóm anh em văn nghệ này ở nhà tập dượt và có khi đi trình diễn. Hết mùa văn nghệ, họ lại nhập với chúng tôi ra ruộng lao động. Trong số các anh em thuộc tóan Văn Nghệ, có anh H. là người tôi quý mến vì tác phong giống như người tu hành của anh. Theo tôi biết, anh H. là người giữ cuốn nhật ký của một vị linh mục tuyên úy binh chủng TQLC. Anh không cho tôi biết tên vị linh mục cũng như (lúc ấy) vị linh mục bị giam giữ ở trại nào. Nội dung của cuốn nhật ký là những bài hát phổ từ Thánh Vinh, trong đó có bài Thánh Vịnh 136, được anh em trong trại phổ biến rộng rãi với tên bài ngắn gọn là “ Babylon” lấy từ câu đầu của bài hát (Babylon, bên dòng sông xưa cũ . . .). Với cái nhan đề như vậy, nếu có bị cán bộ trại hạch hỏi thì anh em dễ dàng nói trớ đi đó là nhạc của nhân dân tiến bộ Palestine. Phải nói đây là bản tù khúc được tất cả anh em trong trại Vĩnh Quang ưa thích và thuộc lòng vì nội dung đáp ứng được đúng tâm trạng của những người tù biệt x

Vì nội dung cuốn nhật ký nên anh H. không thể cho bất cứ ai xem (sợ ăng-ten). Khỏang năm 1981, trại Vĩnh Quang có đợt anh em được tha về, trong số ấy anh H. là một trong những người may mắn. Anh H. đến gặp tôi để bàn về việc làm sao đưa quyển nhật ký này ra ngòai, riêng anh H. không thể mạo hiểm làm công việc nguy hiểm có thể khiến anh bị giữ lại không cho về nữa. Tôi chợt nghĩ, trong đợt về này có anh T. là y vụ của trại, và là người có thể dễ dàng đem “vật cấm” ra mà không sợ cán bộ trại khám xét . Tôi đến gặp anh T. và đem câu chuyện nói với anh. May mắn thay, anh T.nhận lời. Tôi đã thu xếp với gia đình để khi anh lên tàu hỏa xuôi Nam sẽ có người đến nhận “ vật cấm “.

Công việc được sắp xếp trôi chảy. Một tháng sau, qua gia đình, tôi được biết anh H. đã đến nhận lại quyển nhật ký nói đến ở trên. Mãi cho đến nay, tôi không biết quyển nhật ký ấy có được anh H. chuyển ra hải ngọai không, và vị linh mục tác giả (Nguyên Thanh) có nhận được không.

Hồi tháng 6 năm 2012, tôi có liên lạc được với anh Trần Hưng Nguyên, bạn tù cùng trại, anh gởi cho tôi bản nhạc “Babylon“ năm xưa với cả lời lẫn nhạc phổ, bây giờ có tên gọi nguyên thủy là “Thân Phận Lưu Đầy“. Anh Nguyên cũng cho biết anh H. bị bạo bệnh và đã quay về Việt Nam để chết từ mấy năm trước.

Tôi viết lại câu chuyện này để cám ơn anh Tiến đã không quản ngại nguy hiểm cho bản thân sẵn sàng đem quyển nhật ký , “vật cấm“ năm xưa ra khỏi nhà tù .

Nguyễn Văn Khánh (cựu tù Vĩnh Quang)

Như Mây
03-16-2013, 10:16 PM
“... Ngựa về gục khóc trường giang lạnh
Gươm súng đưa chàng theo núi sông"
(Khúc Minh)


http://www.youtube.com/watch?v=DLzPtAKZJrY

Nhạc Trần Lê Việt - Thơ Lê Trần
Trình bày: Xuân Phú

Vàng phai trên thanh gươm
Người mái tóc điểm sương
Ngựa tung vó trong mưa buồn trên quê hương sầu thương
Đường mây vỡ tan thang mộng trong cô đơn còn mơ sa trường
Bóng xô nghiêng hoàng hôn

Mài gươm trong cô đơn
Người nuốt những hờn căm
Ngựa nuôi móng non thay bờm trên quê hương sầu thương
Đường xa dẫu xa muôn trùng trong đêm nay ngựa phi lên đường
Bóng dõi bóng quê hương

Chiến mã tiến đến sát dòng sông trong đêm khuya mênh mông
Sao chưa hừng đông
Chiến mã rất khát miếng nước trong
Trên quê hương tang thương
Ai qua trường giang...

Như Mây
04-04-2013, 01:17 AM
http://www.youtube.com/watch?v=mEUa53kTkDw

Như Mây
04-04-2013, 01:19 AM
http://www.youtube.com/watch?v=Mb5XBq_EWXw

Như Mây
04-04-2013, 01:22 AM
http://www.youtube.com/watch?v=P4kz23_wPwI

Như Mây
04-04-2013, 01:33 AM
http://www.youtube.com/watch?v=2bB0j9d_6Ug


..... Anh Việt Long, tác gỉa tù khúc " Hẹn thề " tâm tình về " đứa con trong tù " của mình như sau:
" . . . Bài "Hẹn thề" được sáng tác tại trại tù Z30A -- Xuân Lộc khoảng năm 1982-83, lúc phong trào sáng tác và trình diễn nhạc tù ca lên cao nhất tại nơi đó. Tôi viết bài này như một lời thề hứa đoàn viên với vợ hiền, con ngoan để rồi lại lên đường chiến đấu giành lại quê hương, rồi sẽ đoàn tụ vĩnh viễn trong một đất nước tự do, theo mộng tưởng của mình vào lúc đó.
Trong bài có hai câu: "Bên ngoài đời vẫn trôi đi- Riêng ta đứng mãi giữa mịền trầm luân" là ý thơ của Vũ Cao Hiến trong một nhạc bản của anh mà tôi mượn lấy (Biết Bao Giờ -- Vũ Cao Hiến), trước khi nói với Hiến về điều đó.
Câu cuối cùng của bài hát : Trăm năm tơ tóc chứa chan ân tình. " Chứa chan ân tình", câu chữ đó đơn giản như vậy và sừng sững trước mắt, mà tôi mất hai ngày không viết đầy được vần thơ "Trăm năm tơ tóc...???? ... ân tình" . Tôi đã hỏi bác biện lý Phan Văn Kế. Bác ngẫm nghĩ khoảng gần 1 phút, nhìn mông lung ra phía xa, rồi vỗ vai tôi cuời "Cái chữ đó ngay truớc mắt anh và tôi kia kìa! Núi Chứa Chan đó. Thì "chứa chan ân tình", được không? "

Chẳng biết bác Kế nay còn hay mất, đang ở nơi nào. (Việt Long).
( Trích từ T.Vấn & Bạn Hữu)

Như Mây
04-04-2013, 01:41 AM
Tù Khúc “ Đợi Chờ “ được sáng tác năm 1976 tại Trảng Lớn, Tây Ninh, sau khi di chuyển từ trại tù số 5 Phú Quốc về Trảng Lớn rồi di chuyển đến Đồng Ban, Tây Ninh dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên tôi được vợ con đến thăm nuôi và cũng chỉ được 15 phút ngắn ngủi. Nói sao cho hết niềm thương yêu và nỗi vui mừng gặp lại con . Nhìn vợ nhan sắc héo hon tiều tụy, nhìn con ốm o ngơ ngác mà lòng đau như cắt, nước mắt lưng tròng. Không ai dám nói lên sự thật phũ phàng nhục nhã nơi tù ngục, và cuộc sống ngòai đời đang đày đọa người dân đói khổ lầm than. Giây phút gặp nhau chỉ biết nuốt nhục an ủi nhau chịu đựng nuôi con Đợi Chờ . . . (Xuân Điềm)




http://www.youtube.com/watch?v=wai1fbpKG8A

Như Mây
04-04-2013, 01:45 AM
http://www.youtube.com/watch?v=DnIHc8EzTZc


Tù khúc Anh Vẫn Sống được sáng tác tháng 7 năm 1981 tại trại Z30D Hàm Tân, khi nhìn thấy cảnh những bạn tù vượt trốn bị bắt lại trên đường dẫn về trại. Bọn cán bộ như bầy thú rừng, chúng xúm lại giáng những trận đòn dã man sấm sét trên thân thể người tù rách nát, bê bết máu, nằm bất động, rồi chúng bỏ đi. Nhưng cuối cùng người tù xấu số cũng sống sót.Anh sống để nhìn thấy bạn bè rời trại đi đến một phương trời vô định nào đó hay được về với gia đình. Và Anh Vẫn Sống để mỉm nụ cười ngạo nghễ nhìn những kẻ sắt máu, những kẻ đã muốn chôn vùi cuộc đời anh dưới những lớp bùn đen. Với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước, Anh Vẫn Sống. Người chiến sĩ VNCH vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
Tù khúc Anh Vẫn Sống đã được phát thanh trên đài Little Sài Gòn Radio từ năm 1993 đến nay đã gần 20 năm. . . (Xuân Điềm)

(T.Van & Bạn Hữu)

Như Mây
04-15-2013, 03:26 AM
http://www.youtube.com/watch?v=wyD8QJhK6To

Như Mây
04-15-2013, 03:29 AM
http://www.youtube.com/watch?v=2bB0j9d_6Ug

Như Mây
04-15-2013, 03:47 AM
http://www.youtube.com/watch?v=juf7ynMyB_U


.......Cuối năm 1983, sau gần 9 năm xa Sài Gòn, -- thành phố của cả một thời tuổi trẻ đầy ắp những mơ ước cho đời , cho mình -- tôi đặt lại bước chân mệt mỏi trên mảnh đất cũ với tâm trạng của một kẻ phụ tình, kẻ bất lực , kẻ đáng kiếp lưu đầy. Sau lưng tôi, những ngày tháng tù ngục thoang thỏang như một giấc ngủ trưa dậy muộn, bỗng bừng mắt, thấy mình như cái ông Hạ Trí Chương (1) nào đó bên Tàu . Ông này giã nhà ra đi tìm công danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong bước công danh hoạn lộ, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa .Đếm bước chân buồn tênh trên hè phố cũ, tôi bùi ngùi nhớ lại giây phút cuối cùng chia tay với những người bạn vẫn còn mòn mỏi chờ đợi tấm giấy ra trại ( giấy tha tù cải tạo), và hình ảnh mình ôm cây đàn thô sơ tự chế, hát những lời nhạc tiên tri:

Khi ta về, nhìn Sài Gòn thật quen
Ngày đêm nào ta chẳng thấy trong mơ
Sài Gòn ơi, sao nhìn ta xa lạ
Bao năm rồi, đâu phải mới hôm qua
(Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

Và cứ thế , trong cái ngậm ngùi khi nhìn lại thành phố tuổi trẻ và tấm thân xác " gìa háp" mới 33 tuổi, bài hát của anh bạn nhạc sĩ đã từng chia sẻ ngọt bùi với tôi hầu như gần 9 năm cuộc đọan trường thất thanh cứ đuổi theo từng nẻo đường tôi bước qua trong ngày đầu tiên tái ngộ Sài Gòn. Sự ra đi của ông Hạ Trí Chương là một cuộc ra đi lập thân. 50 năm xa quê của ông là 50 năm ông lao vào cuộc giành giựt những hư ảo đời người. Ông chỉ trở về lại quê hương sau khi đã chán chê mọi thăng trầm cuộc đời vốn nhẹ tênh như lá mùa thu. Còn sự ra đi của chúng tôi là một cuộc lưu đày, dẫu mới chỉ 9 năm, nhưng có khác gì hai chàng Lưu Nguyễn xưa, quên mất cả lối về:

Có mấy ngã đường, dẫn vào thành phố
Khi bước chân về, bối rối bơ vơ
Biết lối đường nào về vùng kỷ niệm
Tìm lại dùm ta dáng nhỏ quen xưa
(Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

Sài Gòn những năm đó, là một thành phố chết. Người Sài Gòn thực sự, lớp bỏ nước ra đi từ tháng 4/75, lớp vượt biên, lớp tù cải tạo, lớp đi kinh tế mới. Người Sài Gòn còn lại ( lúc ấy ) chỉ sống dật dờ như những cái bóng. Và câu thơ Nguyên Sa bỗng như lời mai mỉa . Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thế nên, người nhạc sĩ, dù bị che khuất bởi những hàng rào kiên cố của trại giam ở một nơi xa tít tắp tận miền trung du Bắc Việt , vẫn nhìn thấy được:

Sài Gòn nay, không còn áo lụa
Sao ta nghe xót bỏng trong lòng
(Sài Gòn ngày trở lại – Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

“ . . . Tháng 7 năm 2009, từ mảnh đất tha hương, tôi trở về Sài Gòn thăm nhà. Một buổi sáng có hẹn với những người bạn cũ nơi một địa điểm ở Gò Vấp, tôi đã bị lạc gần 2 tiếng đồng hồ ngay trong thành phố mà tôi hằng tin tưởng rằng mình đã thuộc lòng những con đường như những đường chỉ tay . Đường đã thay tên. Công viên xưa nay đã thành khách sạn, nhà hàng. Quán cà phê xinh xắn xưa nay đã thành nhà chứa . Giữa những con đường ồn ào tiếng kèn xe bóp vô tội vạ, bụi cát của những lô cốt đào nát mặt đường bay mù trời, những khuôn mặt bịt kín bằng những miếng khẩu trang dơ dáy kệch cỡm và chiếc nón bảo hộ quái đản, tôi biết rằng Sài Gòn của tôi, của anh bạn Trần Lê Việt đã chết rồi. Đã chết thật rồi. Cái tên Sài Gòn, nếu có đòi lại được, cũng chỉ là áo lụa Hà Đông mặc vào tấm thân xác vô hồn của người đã chết từ một mùa hè nào xa lắc.

Sau đó, trong buổi họp mặt của một nhóm nhạc ”vàng", tôi đã có cơ hội hát lại bài hát một thời: ”Sài Gòn ngày trở lại” của Trần Lê Việt. Vẫn là bài hát đó, vậy mà âm vang nó xa vắng mênh mông như con đường trở lại làng xưa của hai chàng Lưu Nguyễn.

Hôm ấy, đứng giữa Sài Gòn , người tình một thời đã chỉ còn là kỷ niệm, tôi không thể không nhớ đến một ngày cuối năm 1983, ngồi bó gối ở sân tập họp chờ giờ đi lao động của trại cải tạo Z30 A, tên tôi được xướng lên khi anh chàng cán bộ trưởng trại trịnh trọng đọc danh sách những người tù được tha về . Tôi nghe tên mình mà lòng dửng dưng như nghe tên một người nào đó. Ở tù lâu quá rồi nên lòng đã nguội lạnh chăng . Hay vì biết chẳng còn ai chờ đợi mình nữa ngòai một thành phố Sài Gòn xơ xác xác xơ. Tôi không biết và cũng không bận lòng tìm biết. Tối hôm ấy, những người có tên trong danh sách tha về được chuyển qua ở tập trung một chỗ bên trại Z30 B, nơi người bạn Trần lê Việt của tôi đã ở đó từ dạo chuyển trại năm trước. Tôi nhắn người mượn của Việt cây đàn guitar tự chế, cây đàn chúng tôi đem về từ ngòai Vĩnh Phú , miền trung du Bắc Việt. Đêm hôm đó, chúng tôi đã có được một đêm hát tù khúc thật đáng nhớ. Tôi ôm đàn hát “Sài Gòn ngày trở lạI“ của Trần Lê Việt mà lòng rưng rưng. Biết lối nào tìm vùng trời kỷ niệm .Tìm lại dùm ta ngõ nhỏ quen xưa. Ngày mai này tôi về lại Sài Gòn . Ôi ! Chuyện tình xưa như mây chiều lang bạt. Mây xa xôi nên quá đỗi vô tình. Quá nửa đêm, cán bộ trại đập cửa phòng tịch thu cây đàn và hăm he giữ mấy anh em chúng tôi lại, không cho về nữa. Không có đàn, chúng tôi hát “chay“ với linh cảm rằng rồi đây sẽ không còn có dịp được hát với nhau như thế này .

Linh cảm năm xưa đã là sự thật. Mãi mấy chục năm sau, tôi mới có dịp hát “Sài Gòn Ngày trở lại“ giữa Sài Gòn mà lòng cứ thầm nhủ:

Thôi nhé em. Xin vĩnh biệt Sài Gòn của tôi, của chúng ta. Hãy ngủ yên em nhé !

T.Vấn

Như Mây
04-15-2013, 04:08 AM
Lời Lê Trần - Nhạc Trần Lê Việt - Việt Long trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=Y-fC2r3Lt3k

Như Mây
04-15-2013, 04:22 AM
Sáng tác: Thục Vũ (Cố Trung Tá Vũ Văn Sâm)
Lời hai: Vũ Đức Nghiêm


http://www.youtube.com/watch?v=K66VwCYY-uc

Như Mây
04-15-2013, 04:32 AM
Lòng Ta ở Với Người - Sáng tác: Trần Dạ Từ
Quỳnh Giao & Trần Đại Phước


http://www.youtube.com/watch?v=srlnfQywHHM

Như Mây
04-15-2013, 04:39 AM
Sáng tác: Trần Dạ Từ


http://www.youtube.com/watch?v=q1H3087Y0Mo

Như Mây
04-16-2013, 03:56 AM
Thơ Thái Tú Hạp - nhạc Phạm Duy - Việt Dũng trình bày.


http://www.youtube.com/watch?v=IbsukZcWZ3s

Như Mây
04-16-2013, 04:01 AM
http://www.youtube.com/watch?v=G9xc1CxbfzM

Như Mây
04-16-2013, 04:07 AM
Nhạc & lời: Nguyễn Đình Toàn - Lâm Nhật Tiến trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=WbeR6R66PX0

Như Mây
07-19-2013, 03:04 AM
Thơ: Lê Trần - Nhạc: Trọng Minh
Trình bày: Trần Gia Toản, Việt Long, Minh Hòa


http://www.youtube.com/watch?v=Ne2imCoxIgw

Như Mây
07-19-2013, 03:05 AM
Thơ: Ngọc Phi - nhạc: Vũ Cao Hiến - trình bày: Đinh Quốc Trực


http://www.youtube.com/watch?v=RTA8PO-WCJ8

Như Mây
07-19-2013, 03:27 AM
Trần Gia Toản trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=RTA8PO-WCJ8

Như Mây
08-14-2013, 11:48 PM
http://www.youtube.com/watch?v=uOarpccLGJo

Như Mây
08-14-2013, 11:50 PM
Nhạc: Đoàn Khôi - Lời: Trần Thúc Vũ
Đoàn khôi trình bày


http://www.youtube.com/watch?v=myTmsyz423s

Như Mây
08-15-2013, 12:42 AM
”Nhà văn Duy Lam từ Bắc chuyển trại về Nam có tặng bài thơ nội dung nói về cái chết tức tưởi của đại tá Nguyễn Khoa Doánh là bào đệ của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

Nhà văn Duy Lam là người tù canh giữ trạm xá nơi đại tá Nguyễn Khoa Doánh kiệt sức đang nằm chờ chết. Hôm ấy, đại tá Doánh thều thào với nhà văn Duy Lam rằng ông thèm ngậm một viên kẹo trước khi lìa đời. Sau khi tìm được kẹo về thì đại tá Doánh cầm chặt viên kẹo trong tay tỏ vẻ vui mừng nhưng không ngậm được nữa vì giờ chết gần kề. Khi nhà văn Duy Lam vuốt mặt lần cuối cho người bạn tù thì viên kẹo rơi ra khỏi tay và nằm trên ngực áo, Ôi! Thương thay, đến chết mà ước mơ thật nhỏ bé cũng không thành sự thật “ ( Xuân Điềm)




http://www.youtube.com/watch?v=FKE7lC6aDUk


Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bài Tay Người Chết
Thơ: Duy Lam – Nhạc: Xuân Điềm – Trình bày: Đức Tuấn

Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Nắm không buông như níu kéo cuộc đời
Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Người bạn tôi vừa từ bỏ cuộc đời

Mới vừa đây trong tiếng rên hấp hối
Anh đã xin “ hãy tìm hộ cho anh
Một chiếc kẹo “ . . . vì đã thèm chất ngọt
Nhiều tháng năm chỉ chờ đợi phút này

Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết
Phút chia ly tôi vuốt mắt bạn hiền
Chiếc kẹo nhỏ rơi nằm trên ngực áo
Kẹo còn đây mà người đã lìa đời . . .

Thế là thôi trong nỗi vui phút cuối
Anh chết đi chiếc kẹo còn trong tay
Đầy cẩn trọng trong nỗi niềm vô vọng
Nhiều tháng năm chỉ chờ đợi phút này

Tiễn đưa anh những bạn tù đói rách
Chiếc áo thô tẩm liệm cuối đời tù
Khóc cho anh và cho cả chúng ta
Rồi ngày nao . . . cũng sẽ đến lượt . . . mình

Như Mây
08-26-2013, 04:37 AM
Tác giả: Dương Văn Dung


http://www.youtube.com/watch?v=BdQOshVr8Tk

Như Mây
08-26-2013, 04:39 AM
Tác giả: Dương Văn Dung


http://www.youtube.com/watch?v=RZpHxy3B0mE

Như Mây
04-07-2014, 02:25 AM
Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã được trả tự do ngày 21-3-2014
Ông Nguyễn Hữu Cầu là một cựu sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cấp bậc đại úy. Sau năm 1975 ông phải đi tù cải tạo 5 năm. Ông bị bắt lại vào năm 1982 vì sáng tác nhạc chống chính quyền Hà Nội, cũng như việc lên tiếng tố cáo cán bộ tỉnh tham nhũng và hiếp dâm. Tòa án sơ thẩm kết án tử hình ông, và sau đó giảm xuống thành án chung thân. Ông bị giam tại trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Dù bị bệnh tật và mù một mắt, thế nhưng thân nhân ông cho biết ông không bao giờ chịu ký vào giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.


'Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe'
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu


https://www.youtube.com/watch?v=fVQq2kGvK0I

Như Mây
04-07-2014, 02:27 AM
'Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe'
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

(2)

https://www.youtube.com/watch?v=gKEGYD4xZCA