Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảnh tượng hàng trăm con cò, vạc giãy giụa, rên xiết

Collapse
X

Cảnh tượng hàng trăm con cò, vạc giãy giụa, rên xiết

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cảnh tượng hàng trăm con cò, vạc giãy giụa, rên xiết

    RÙNG MÌNH CẢNH TƯỢNG HÀNG TRĂM CON CÒ, VẠC GIÃY GIỤA, RÊN XIẾT TRONG ĐỚN ĐAU




    Mỗi khi nhớ lại cảnh những chú cò, vạc bị khâu mắt làm con mồi thu hút đồng loại, những con khác giãy giụa, rên xiết trong đớn đau khi bị vặt lông sống, chuẩn bị lên giàn “hoả thiêu”, tôi lại rùng mình. Nhưng, đó là chuyện thường ngày ở nhiều xã thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Đủ kiểu tận diệt

    Trong lần về huyện Diễn Châu công tác, tôi được anh Nam, người quen ở xã Diễn Lộc chở đi tham quan xã Diễn Lộc và Diễn Thịnh, hai trong số những xã nông thôn mới của huyện, bởi theo lời anh nói, thì “quê anh giờ lên nông thôn mới rồi, đẹp lắm”.

    Khi xe chạy ra con đường xuyên giữa cách đồng nối 2 xã, thấy đàn cò trắng muốt, đậu trắng một vùng, cách đó vài trăm mét, tôi thốt lên: “Đàn cò đẹp quá”. Nghe vậy, anh dừng xe, cười lớn:

    “Không phải cò thật đâu, cò mồi đấy”. Tôi tiến vào, nhìn kỹ mới nhận ra chúng đều được làm bằng mút xốp. Không chỉ có cò, vạc giả, quanh cánh đồng tôi đứng còn có những tấm lưới mỏng, nhìn kỹ mới thấy, những con chim sà xuống, vướng vào lưới này, không có cách gì thoát được.

    Các loại bẫy: keo, lưới, cò mồi

    Chỉ những hàng que tre cắm chi chít trên bờ, dưới ruộng, anh Nam nói: “Chú nhìn thấy trên đầu mỗi que có keo không? Chim đậu xuống đây, dính keo rồi, nếu cò thoát được cũng khó sống, vì keo vẫn còn dính dưới chân, đậu ở đâu cũng dính”.

    Sau khi ngẩn ngơ trước đàn cò mồi, anh Nam dẫn tôi vào một căn nhà nhỏ, nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Sau khi gọi nhiều lần không có người hồi đáp, anh nói: “Chắc nó nhậu say, ngủ rồi. Chủ nhà này là dân bẫy cò chuyên nghiệp, cũng là người thu mua, cung cấp các loại chim cò cho các nhà hàng”.

    Sau đó vài phút, tôi thực sự sốc khi theo anh Nam ra phía đầu nhà, nơi chứa những lồng cò, vạc vừa bẫy được. Ở đây, trong chiếc lồng lưới sắt, đã có khoảng 2 chục con vạc loại lớn, màu nâu bị bắt. Con nào con nấy đều bị “khoá” chiếc mỏ dài bằng chính chiếc lông cánh của chúng xuyên qua lỗ mũi. Anh Nam giải thích, để chúng không mổ nhau hoặc không mổ người khi bắt chúng.

    “Từng có người bị nó mổ trúng mắt rồi. Còn mổ rách thịt, chảy máu thì nhiều”, anh Nam nói.

    Bên ngoài lồng, có gần chục con cò, vạc, tuy không bị nhốt nhưng bị cột chặt chân, đang đậu vắt vẻo trên những cây cọc tre. Tiến lại gần một con vạc khá to, con chim vẫn đậu yên, chẳng tỏ vẻ gì là sợ hãi, tôi thắc mắc:

    “Chim giả mà sao nhìn giống thật thế?”. Anh Nam tiếp tục cười lớn:

    “Chú lại nhầm. Đó là chim thật nhưng nó bị mù rồi, có thấy gì đâu mà sợ? Nhìn kỹ mắt nó đi”.

    Lúc này tôi mới thấy, đôi mắt tròn, nhỏ của con chim tội nghiệp đã bị khâu dính 2 mí.

    “Sao phải khâu mắt nó lại?”, tôi hỏi. Anh giải thích: “Đây là những con chim mồi, phải khâu mắt nó lại để nó không nhìn thấy, phòng nó mổ mỗi khi gần”.

    Những con cò, vạc bị khâu mắt làm mồi

    Những con chim mồi này không bị nhốt trong lồng và có thể sống thêm ít ngày nữa nhưng thân phận chúng còn bi đát hơn. Bởi cạnh chúng, có vài con đã chết khô trên đầu cây cọc tre. “Những con chim mồi này bị cột chặt chân vào bằng một đoạn dây khoảng 1 mét, khi cắm ra ngoài đồng cùng đám cò giả, có một sợi dây dài vào đến chỗ núp, lâu lâu lại giật vài cái, cho chim mồi bay lên, đập cánh. Những con chim còn đang bay trên trời nhìn thấy, sẽ đáp xuống. Thế là dính bẫy”, anh Nam nói.

    Số phận một con cò mồi: Chết trong đớn đau, đói khát và hành hạ đủ kiểu

    Rời khu bẫy cò, anh Nam dẫn tôi vào một xóm nhỏ thuộc xã Diễn Thịnh, ở đây có vài nhà chuyên bẫy chim cò, thu gom và làm thịt bán. Và, tôi lại thêm một lần sốc khi chứng kiến cảnh “hành hạ” những con chim nhỏ tội nghiệp.

    Khi xe đang chạy trên con đường thôn trải bê tông rất đẹp, tôi bất ngờ nghe những tiếng kêu thảm thiết, nghe mãi mà chẳng nhận ra tiếng con gì. Rồi lát sau, khi một cơn gió lúa đến, cuốn theo vô số lông cò, vạc, bay tứ tung. Ngay sau đó, tôi nhìn thấy một người đàn ông, đầu đội chiếc mũ cối sùm sụp, đang ngồi ven đường hí húi vặt lông mấy con vạc, những con tôi vừa nhìn thấy chúng bị nhốt trong lồng.

    Và, con chim bị vặt lông khi còn đang khoẻ mạnh.

    Có lẽ, nó đau đớn lắm nên liên tục phát ra tiếng kêu thảm thiết. Để con vạc bớt quậy phá, lâu lâu người đàn ông lại dùng bàn chân đeo dép đè mạnh lên chiếc mỏ dài nhưng tiếng kêu của nó vẫn không dứt, càng thảm thiết hơn.

    Mỗi ngày, có hàng trăm con cò, vạc bị vặt lông

    “Ở đây săn bắt chim không bị cấm hay sao?”, tôi hỏi. Vẫn cắm cúi vặt lông con chim, người đàn ông đáp: “Cấm thì sao dám làm vậy. Chỉ cấm dùng súng săn bắn thôi. Còn các loại bẫy thì thoải mái. Tôi nghe nói bên Hà Tĩnh cấm săn bắt chim cò lâu rồi nhưng ở đây không bị cấm”.

    Rời chỗ người đàn ông đang hành hạ con vạc, tôi theo chân anh Nam vào một xóm nhỏ, ở đây cảnh tượng khủng khiếp hơn. Bởi, có đến hàng trăm con chim, cò, vạc… các loại. Chúng bị vặt lông nằm ngổn ngang. Một số đã bị “thiêu sống”, mổ bụng, một số khác mới bị vặt lông, còn đang rên rỉ. Tưởng tôi là khách mua chim về nhậu, một chàng trai 2 tay xách lên 2 chùm chim cò đã làm sạch, cười tươi hỏi: “Chú muốn mua loại nào? Cò 7 chục một cặp, vạc to hơn, thịt ngon hơn nên trăm rưởi cặp 1 cặp. Cháu bỏ mối nên rẻ, chứ nếu ra chợ thì chú phải thêm mỗi cặp 2 chục nữa”.

    Cứ tưởng chuyện hành hạ chim trời chỉ đàn ông mới làm nhưng không phải. Ở 2 chợ Diễn Thịnh và Diễn Lộc, có cả chục sạp bán chim cò sống. Tại đây, những người phụ nữ cũng mải miết vặt lông cò, vạc sống. “Giá bao nhiêu một con chị?”, tôi hỏi.

    Cảnh vặt lông chim vui như hội

    Người phụ nữ nghe hỏi, ngẩng đầu lên nhìn tôi, thấy chiếc điện thoại trên tay tôi đang hướng về mình, chị vội cúi xuống, liến thoắng một hơi: “Trăm rưỡi một cặp vạc. Đây chú xem, vạc mới bẫy chiều nay, béo lắm chú ạ. Con này mà nhậu thì hết ý, thịt nhiều hơn và ngon hơn cò. Có 2 cặp chị mới nhổ lông, em lấy hết chị thui luôn cho? Em về chỉ cần mổ bụng, bỏ ruột, chặt ra là nấu. Nhớ không được rửa, nếu không thịt rất tanh, ăn không ngon”.

    Tôi hỏi: “Sao không cho nó chết hãy làm thịt mà làm sống vậy?”, chị cười đáp: “Chắc chú chưa từng ăn cò, vạc rồi. Con này phải làm sống thịt mới ngon”.

    Tôi nói tiếp: “Nhưng mà nhìn tội lắm, ai dám ăn?”. Nghe vậy, chị im lặng rồi nhìn tôi như người ở hành tinh khác đến.

    Cách chị vài mét, một người phụ khác cũng đang bán khoảng chục con chim, cò các loại, sau khi có khách mua, người bán thả con cò vào đống than củi đang cháy âm ỉ ngay bên cạnh, con vật đáng thương giãy giụa chừng một phút rồi nằm yên. Người phụ nữ lấy chiếc quạt nan phất vài cái, than hồng lên, con chim sém dần. Còn đây là những con cò sẽ bị “hoả thiêu”

    Mang chuyện tận diệt chim trời ở Diễn Châu về kể cho anh Trần Vỹ, chuyên gia chuyên nghiên cứu về các loài chim di trú, thuộc Viện sinh học Nhiệt đới TP.HCM, anh cho biết: “Đây là cò ốc, cò trắng và có cả 2 loại vạc. Chúng không nằm trong Sách đỏ nhưng góp phần ổn định hệ sinh thái. Nếu khu vực nào ruộng lúa có nhiều cò đậu thì ở đó sẽ có nhiều sâu rầy. Việc tận diệt chim cò, làm thịt chúng bằng những hình thức có thể nói là man rợ, rất đáng lên án. Chưa kể đó là những hình ảnh rất đẹp của các vùng quê Việt Nam.


    Theo FB Chau Nguyen Thi
    https://www.facebook.com/photo?fbid=...27779034000632

    (Bài copy từ trang "Giải trí cho Chiến Hữu" của Phusinh:
    https://hoiquanphidung.com/forum/c%C...age4#post52998 )

  • #2
    Việt Nam là ĐỊA NGỤC cho các loài động vật! Không khá được!

    Chùa Hương vẫn bày bán tràn lan thịt chó, thịt thú rừng

    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cảnh thú rừng thui nằm lổn ngổn trên quày, chủ tiệm vung dao chặt thịt chó mời chào du khách, quán nhậu xập xình bia rượu… lại diễn ra tại chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trong mùa hành hương.

    Được xây dựng đã hơn 3 thế kỷ, chùa Hương với nhiều danh thắng và truyền thống tín ngưỡng đã trở thành nét văn hóa in sâu trong tâm linh của người Việt, đặc biệt là người dân các tỉnh phía Bắc. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở Việt Nam.

    Thịt chó, thịt dúi bán trong lễ hội chùa Hương. (Hình: Ngô Nhung/Người Lao Động)

    Sau một tháng đóng cửa, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội quyết định từ 0 giờ ngày 13 Tháng Ba, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) được phép mở cửa trở lại.

    Theo báo Tuổi Trẻ, sáng 13 Tháng Ba, hàng chục ngàn người đã đổ về chùa Hương. Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỹ Đức phải thiết lập 10 chốt kiểm soát ở các cửa ngõ ra vào huyện. Ban Tổ Chức Lễ Hội liên tục phát loa nhắc nhở du khách “thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19.”

    Ông Nguyễn Bá Hiền, trưởng Ban Quản Lý Khu Thắng Cảnh Chùa Hương, cho biết theo số liệu thống kê từ các trạm bán vé, ngày đầu tiên mở của chùa Hương đón khoảng ba vạn khách. So với những năm trước, con số này khá thấp.

    Thế nhưng theo báo Người Lao Động, cũng như những năm qua vấn nạn buôn bán thịt thú rừng và những tệ nạn khác đã làm vấy bẩn chốn này.

    Câu nói “ lên chùa Hương ăn thịt thú rừng, thịt chó” đã trở thành “thương hiệu” nơi đây. Người dân phản ánh, người mộ đạo lên tiếng nhưng rồi lãnh đạo các cơ quan hữu trách cũng chỉ xuề xòa cho qua chuyện.


    Dòng người đi xuống động Hương Tích trong ngày 13 Tháng Ba. (Hình: Báo Lao Động)

    Năm nay cũng thế, thịt rừng vẫn được bày bán công khai. Dọc trên con đường vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích có bán thịt của rất nhiều loại động vật “kỳ lạ.” Khi được hỏi, các chủ quán đã trả lời đó là thịt thỏ, chó, trâu,…

    Nói với báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Nhung (ở huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình), một du khách đã ba lần đến đây cho biết: “Lần nào tôi đi cũng thấy bày bán nhiều loại động vật lạ, khi vào hỏi để mua thì được chủ nhà hàng cho biết là thú rừng bắt từ núi Hương Sơn.”

    Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Hiển vờ như không thấy lại cho rằng “không có tình trạng bán thịt thú rừng tại đây.” Các đoàn kiểm tra liên ngành, Kiểm Lâm và Ban Quản Lý cũng như lực lượng hữu trách “đã kiểm tra các cửa hàng bán đồ ăn uống. Đa phần là những con vật nuôi như thỏ… chế biến ra rồi ghi là thú rừng.”

    Trong khi đó ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch huyện Mỹ Đức, cho biết cách đây vài năm, việc treo móc thịt tươi sống tại các cửa hàng rất nhiều nhưng bây giờ đã bày thịt vào trong tủ kính, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Tiểu thương tại bến Trò khẳng định thịt thú rừng loại nào cũng có. (Hình: Tùng Giang/Lao Động)

    “Nếu có trường hợp nào còn treo móc thịt tươi sống sẽ bị kiểm tra và xử lý, thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh,” ông Hậu nói chung chung.

    “Thỏ thế nào được, khi mà nai, chồn, nhím, dúi… bày sờ sờ ra đấy. Khách thì mua nườm nượp, bảng hiệu thì giương ra cụ thể cả giá tiền… Nói thẳng, lễ hội thì ‘ăn’ theo mùa. Khách càng đông thì lợi nhuận càng nhiều và có lẽ cũng vì lý do này mà những người tổ chức sẵn sàng chiều chuộng mọi gu của du khách. Dù biện hộ kiểu gì thì đại diện Ban Tổ Chức cũng không lấp liếm được những nhếch nhác đang bày ra hằng ngày ở chốn linh thiêng này,” độc giả Hồ Phi bất bình bày tỏ trên báo Người Lao Động. (Tr.N)

    __________________________________________________

    Chùa Hương bị vấy bẩn đến phản cảm!

    NLĐO – Thú rừng thui nằm lổn ngổn trên quày, chủ hàng vung dao chặt thịt chó mời chào du khách, dưới bến thuyền thanh niên tụ tập đánh bài, quán nhậu xập xình bia rượu…

    Những tưởng sự trần trụi trên chỉ có ở nơi chốn xô bồ. Nhưng không, đấy là chùa Hương. Chùa Hương trong mùa hành hương mà vậy đấy.

    Được xây dựng đã hơn 3 thế kỷ, chùa Hương với nhiều danh thắng và truyền thống tín ngưỡng đã trở thành nét văn hóa in sâu trong tâm linh của người Việt, đặc biệt là người dân các tỉnh phía Bắc. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ấy vậy mà từ lâu, những trò bán buôn đã làm vấy bẩn chốn này.

    Nạn buôn bán thịt rừng ở mùa lễ hội chùa Hương rộ lên từ lâu lắm rồi và thịt rừng đã trở thành “thương hiệu” nơi đây. Người dân phản ánh, người mộ đạo lên tiếng nhưng rồi lãnh đạo các cơ quan chức năng địa phương cũng chỉ xuề xòa qua chuyện.

    Năm nay cũng thế, thịt rừng vẫn được bày bán công khai đấy thôi, nhưng Trưởng Ban quản lý khu thắng cảnh chùa Hương cũng vờ như không thấy. Ông ngụy biện cho qua rằng đấy chỉ là thịt thỏ. Thỏ thế nào được, khi mà nai, chồn, nhím, dúi… bày sờ sờ ra đấy. Khách thì mua nườm nượp, bảng hiệu thì giương ra cụ thể cả giá tiền…

    Nói thẳng, lễ hội thì “ăn” theo mùa. Khách càng đông thì lợi nhuận càng nhiều và có lẽ cũng vì lý do này mà những người tổ chức sẵn sàng chiều chuộng mọi gu của du khách.



    Dù biện hộ kiểu gì thì đại diện ban tổ chức cũng không lấp liếm được những nhếch nhác đang bày ra hằng ngày ở chốn linh thiêng này.

    Vãn cảnh chùa là nhằm cầu cho mọi sự tốt lành, để tâm mình hướng thiện, lòng mình thanh thản. Chứ đến chùa cầu lành mà cảnh sát sinh bày ra dọc lối đi, chó thui nhe răng trên sập, nhím thịt phanh bụng trên thớt… thì quả là tội nghiệp.

    Chùa nào chịu đựng cho cam, lòng thanh bạch nào giữ cho nổi!

    Dù biết rằng lễ hội sẽ khó tránh những điểm xô bồ của phần hội. Nhưng xô bồ đến độ thô tục như thế thì quá phản cảm.

    Chẳng phải là ngày một ngày hai mà những người tổ chức có thể đỗ lỗi cho sơ suất, thiếu kinh nghiệm. Lễ hội này đã có từ lâu đời và những bậc tiền bối vẫn lưu giữ nghi thức, chương trình cụ thể. Dù có ý muốn khai thác du lịch đến mức nào thì nhà tổ chức cũng không thể để tùy phát phần hội hè mà dần làm mất đi ý nghĩa của phần lễ nghi và lòng giao hòa với thiên nhiên vốn là mục đích để xây dựng quần thể chùa Hương từ tận thế kỷ 17.

    Những điều trên đã được cảnh báo nhiều rồi, các nhà tổ chức đừng lơ là mà cứ chăm chăm vào lợi nhuận từ du lịch. Lễ hội thì ai cũng biết là cần vui, nhưng vui vừa chứ không thể thô tục hóa!

    NguoiLaoDong

    Comment


    • #3
      Bọn lái thương ở Việt Nam không chừa một chiêu trò tàn ác dã man nào với loài thú, cả heo lẫn chó, dể được lời tối đa... bất chấp sự đau đớn tột đỉnh của con vật đáng thương. Khốn nạn, tàn ác với loài vật thua mình thì rất hay!

      Heo Bơm Nước
      Thanh Tùng


      Tình trạng bơm nước cho heo đang hoành hành ở Đồng Nai, tỉnh có sản lượng heo lớn nhất cả nước và cũng là “đầu não” cung cấp phần lớn thịt heo cho thị trường TP.HCM.

      Trong vai thương lái có nhu cầu bơm nước vào heo cần học hỏi công nghệ bơm nước và phải được sự giới thiệu của một số thương lái thân quen, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với Q. – một “cò” heo ở Biên Hòa. Q. dẫn PV đến lán ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi ngày, lán này có thể bơm nước hơn 100 con heo rồi chuyển đến các lò mổ để đưa đi tiêu thụ ở thị trường TP.HCM. “Giờ kinh doanh mà không bơm nước coi như làm vài ba tháng rồi phá sản vì không thể cạnh tranh được”, Q. cho biết.

      Thợ đang bơm nước cho heo tại lán ở ấp Bắc Hòa

      Trong vai thương lái có nhu cầu bơm nước vào heo cần học hỏi công nghệ bơm nước và phải được sự giới thiệu của một số thương lái thân quen, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với Q. – một “cò” heo ở Biên Hòa. Q. dẫn PV đến lán ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi ngày, lán này có thể bơm nước hơn 100 con heo rồi chuyển đến các lò mổ để đưa đi tiêu thụ ở thị trường TP.HCM. “Giờ kinh doanh mà không bơm nước coi như làm vài ba tháng rồi phá sản vì không thể cạnh tranh được”, Q. cho biết.

      Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng. Ông V. – chủ một trại heo.

      Inh ỏi một vùng
      Khi PV đến, lán đang tập kết khoảng 50 con heo chờ bơm nước. Lán có diện tích chừng 300 m2, được thiết kế như trang trại nuôi heo. Chuồng được chia nhiều ô rộng từ 5 – 7 m2, thành chuồng được làm bằng sắt khá kiên cố. Phía trên thành chuồng treo nhiều xô nhựa xanh, đỏ gắn với các ống nhựa có đường kính khoảng 2 cm. Khi bơm, thợ sẽ nhét ống nhựa này vào miệng heo, chạy qua thực quản vào sâu tới ruột.


      Những con heo chừng 95 – 110 kg được thợ bơm thúc lại gần thành chuồng rồi dùng dây dù cột chặt hàm phía trên, siết chặt vào thành sắt. Heo càng quẫy đạp, dây dù càng siết chặt mõm heo với thành chuồng. Con nào phản kháng sẽ bị thợ đạp cho phủ phục xuống nền rồi kéo lê lại sát thành.Tiếng heo kêu inh ỏi, vang khắp một vùng. Sau khi cắm ống nhựa sâu vào miệng heo, thợ sẽ đổ nước vào thùng nhựa, nước từ đó sẽ chảy vào bụng heo. Tùy theo thể trạng từng con, thợ sẽ điều chỉnh khóa ở thùng nhựa chảy nhanh hay chậm. Chỉ khi nào heo no nước, ống nhựa mới được rút ra. Nguồn nước bơm vào heo thường được chủ lán lấy từ các giếng khoan ngay tại lán.Mỗi lần bơm kéo dài khoảng 10 phút. Hết con này đến con khác. Khi thấy bụng heo đã đầy nước, thợ bơm rút vòi ra và chiếc vòi đó lại được cắm sâu vào miệng những con khác. Có những con bị bơm nước quá nhiều, khi rút vòi chúng lảo đảo té xuống nền, nước từ miệng trào ra xối xả.

      Biết điều thì sống thôi (!)
      Sau đó, Q. giới thiệu PV qua lán mới được giới thiệu là “một trong những lán lớn nhất Đồng Nai”. Lán này nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa (xã Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai). Trên đường đi, Q. chỉ tay vào mấy khu lán ven đường nói: “Vùng này nhiều lán bơm nước cho heo lắm. Không bơm không thể sống được. Ai cũng phải bơm. Đây lán ông H. nè, kia lán ông G. Mấy lán này nhỏ thôi. Một ngày hơn trăm con. Có lán dựng lên bơm cho người nhà nhưng cũng có lán bơm cho heo của thương lái đưa đến. Ai có nhu cầu là bơm”.

      Theo một chủ trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, so với heo không bị bơm nước, thịt heo bị bơm nước ướt hơn, sờ tay vào thịt có cảm giác ướt. Nếu bị bơm nhiều nước, thịt heo từ màu đỏ tươi chuyển sang bạc màu. Sau 3 – 4 giờ từ khi giết mổ, heo sẽ bị rỉ nước. Khi xào nấu, heo bị bơm nước sẽ chảy ra rất nhiều nước so với thịt heo bình thường.

      Cách nhận biết heo có bơm nước
      “Bơm thế này không sợ cơ quan chức năng phát hiện à?”, PV hỏi. “Có chứ. Khi bơm, heo nó rống như trời đánh sao giấu được. Nhưng biết điều thì sống thôi!”, Q. đáp.Lán mà Q. dẫn đến rộng hàng ngàn mét vuông, xung quanh được bao bọc bằng tường bê tông cao gần 3 m, chỉ ra vào bằng cổng chính. Xung quanh lán là những khu đất trống, xen lẫn cây cối và hầu như không có nhà dân.

      Khung cảnh bơm nước tại lán nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa

      Khi PV có mặt ở lán là lúc gần tối và đây là thời gian cao điểm các xe thu mua heo đổ về bơm nước trước khi đưa tới lò mổ để tiêu thụ ở các chợ vào sáng hôm sau. Trong lán, một xe tải đang đổ heo xuống bơm nước chưa xong thì một xe khác trờ tới tiếp tục thả heo xuống. Tiếp đó, những thanh niên cởi trần, xăm trổ đầy người, lùa heo vào khu vực bơm nước. Sau khi tắm sơ qua, heo cũng bị thợ dùng dây dù cột chặt mõm heo vào thành chuồng, ống nhựa được thọc qua mõm, nước được bơm vào đến khi nào heo ngã quỵ không đi được thì thôi. “Trung bình một ngày lán này bơm khoảng 500 – 600 con, có khi cao điểm bơm cả ngàn con là chuyện bình thường. Khu đất này vừa được một thương lái thuê để xây dựng lán mới. Làm xa nhà dân là an tâm nhất”, Q. vừa nói vừa chỉ tay về khu đất bên cạnh.Ông T. – một thương lái đưa heo đến bơm nước – cho biết ông vừa bắt heo của công ty chăn nuôi C. là đưa đến lán này bơm ngay. Mỗi ngày, ông T. bơm 100 – 120 con. Sau khi bơm xong, heo sẽ được chở đến lò ở Hóc Môn (TP.HCM) để giết mổ, rồi đưa đi tiêu thụ ở chợ đầu mối Tân Xuân (Hóc Môn).

      Thương lái đàng hoàng sẽ phá sản
      Tình trạng bơm nước ở heo phổ biến đến mức ông V. – một chủ trại heo có tiếng ở Đồng Nai – cay đắng thốt lên: “Cứ đà này, nếu cơ quan quản lý không dẹp nạn bơm nước vào heo thì người nuôi, thương lái làm ăn đàng hoàng sẽ phá sản”. Ông V. cho biết thêm sau khi bơm, heo tăng chừng 4 – 5 kg so với trước. Hiện nay giá heo khoảng 60.000 đồng/kg, khiến doanh thu do bơm nước tăng thêm 250.000 – 300.000 đồng/con. Như vậy sau khi trừ đi chi phí, người bơm lời khoảng 200.000 đồng/con. Nếu bơm một ngày 100 con sẽ lời khoảng 20 triệu đồng.

      “Cứ cho là ra chợ heo bơm nước bán thấp hơn một giá, tức là 1 kg giảm gần 1.000 đồng thì người bơm cũng lời 100.000 đồng/con. Họ bỏ túi 10 triệu đồng nếu mỗi ngày bơm 100 con. Siêu lợi nhuận”, ông V. nói và khẳng định: “Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng”.

      Thịt heo sẽ nhiễm vi khuẩn, vi sinh khi bơm nước
      Theo bác sĩ Trần Văn Ký thuộc Hội Khoa học an toàn thực phẩm VN, việc bơm nước diễn ra ở các lán trại nên chắc chắn nguồn nước dùng bơm vào heo không đảm bảo vệ sinh. Nước bẩn có nhiễm vi sinh, hóa chất, kim loại nặng sẽ thấm vô từng thớ thịt của heo. Vi khuẩn, vi sinh sẽ phát triển trong thịt heo và loại thịt này sẽ rất nhanh bị hư, khi nấu thì loại thịt này thường ra nhiều nước. Thịt heo bơm nước nhiễm hóa chất, kim loại nặng từ nguồn nước bẩn như thế rất không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tích tụ độc chất trong cơ thể, sinh ra bệnh tật, nhất là bệnh ung thư cho người sử dụng.

      Thanh Tùng

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X