Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn Nạn Súng Đạn Xảy Ra Ở Hoa Kỳ

Collapse
X

Vấn Nạn Súng Đạn Xảy Ra Ở Hoa Kỳ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn Nạn Súng Đạn Xảy Ra Ở Hoa Kỳ

    Vấn Nạn Súng Đạn Xảy Ra Ở Hoa Kỳ




    Phạm Văn Bản

    Hình của nhóm sinh viên sĩ quan trường Hải Quân Hoa Kỳ đến thăm hãng chế tạo phi cơ phản lực thương mại Boeing ngày 26 tháng 5 năm 2022, và Phạm Văn Bản nhận lệnh trang bị quân phục để thay mặt hãng theo nghi lễ quân cách, vì Bản đã nhận luật số: CONGRESSIONAL INQUIRY COMPLETE: 2022-05391/ PHAM/NARANJO của Quốc Hội do Bộ Không Quân Hoa Kỳ gởi cho Bản nên phải thi hành.





    Trước nạn súng đạn mà học trò mang lén vào trường lớp bắn giết bạn bè thày cô, thì các nhà giáo dục Hoa Kỳ không thể đương đầu đối phó (deal) làm ra luật ngăn chặn, ngược lại họ đã xuống nước năn nỉ, van xin (appeal) bọn trẻ “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” rủ lòng thương đừng bóp cò! thày cô cũng đành bất lực trước sự kiện con em xách súng vào trường nhả đạn… và chỉ còn biết cầu cứu hội phụ huynh, hội tôn giáo, hay lực lượng an ninh cảnh sát ra tay phản công hỗ trợ.

    Đảng Cộng Hoà chủ trương thị trường súng đạn tự do, phò súng và ai muốn mua sắm vũ khí đạn dược hay thử nghiệm thì cũng được, ngoại trừ thành phần tội phạm... Hội Súng Đạn NRA (National Rifle Association) gồm có những thành viên thuộc Đảng Cộng Hoà nhiều thế lực, tài phiệt, vô luật, giầu có và cựu Tổng Thống Donald Trump là một đại diện sẽ phát biểu trong đại hội NRA vào cuối tuần này... chưa ai biết nhóm người này có chịu hạn chế hay giảm bớt lợi nhuận súng đạn gì chăng!

    Ngược lại Đảng Dân Chủ muốn hạn chế và kiểm soát việc lưu hành, xử dụng súng đạn trong cộng đồng xã hội với bao cảnh học trò nổ súng gây tang thương đau khổ cho nhau xưa nay. Nhưng tới ngày nay cho dù Tổng Thống Barack Obama đã tận tình tranh luận, đưa ra nhiều bằng chứng... Luật Kiểm Soát Súng Đạn vẫn lơ lửng và không được Lưỡng Viện Quốc Hội thông qua, vẫn còn tiếp tục cắc bùm không biết chừng nào mới yên.

    Bởi vì hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang bước vào một khúc quanh hiểm nghèo, khó phương giải quyết. Vì nền giáo dục Hoa Kỳ chưa thực thi sứ mệnh là đào tạo những lớp người trẻ có thái độ chính đáng đối với chính mình, và đối với cộng đồng xã hội trên nguyên tắc “Tương Thân – Phát Triển.”

    Chúng ta biết rằng, mục đích của giáo dục nhân loại là không chỉ bao gồm thiện chí học hỏi, khả năng lý luận, trình độ nhận thức... mà còn đào tạo cho lớp người trẻ biết sống và cư xử trong đời sống con người và làm người một cách “Quang-Minh-Chính-Đại” đối với chính mình, đối với thày cô, đối với bạn bè, đối với gia đình hay đối với cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc hay cả nhân loại qua nguyên tắc “Tiên học lễ hậu học văn” (trước là học lễ nghĩa, sau là học chữ nghĩa) là vậy.

    Nói cách khác, công cuộc giáo dục con người là định đặt nền tảng huấn luyện và đào tạo theo nguyên lý giáo dục là “Tình Tương Thân và Việc Phát Triển” hay “Tương Thân – Phát Triển” hoặc “Tình và Việc” mà thôi!

    Phát triển cũng là hình thức bộc lộ mọi tiềm năng, mọi sức sống, mọi phương diện cuộc sống con người. Phát triển cũng là khát vọng trổi vượt chính mình, trổi vượt ngoại cảnh, trổi vượt thời không trong Thời Đại Tín Liệu (Information Age) ngày nay.

    Phát triển từ sức sống sức mạnh, an lành, kiến thức, khôn ngoan, tài giỏi, tâm tình, đạo đức, may mắn, sống lâu cho đến tiền bạc, tiện nghi, uy tín, danh vọng, quyền hành, chức tước hay để lưu danh thiên cổ bằng lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ (dòng dõi đông đúc) hoặc khám phá khoa học kỹ thuật, tiến bộ tiện nghi, sáng tạo như trồng cảnh, đánh cờ, ngâm thơ, tu tâm dưỡng tính, phát triển tiềm năng siêu vật chất, vượt thời không.

    Tất cả giúp cho con người phát triển một cách tốt đẹp miễn sao thể hiện được nền tảng giáo dục là “Tài Của Giúp Người – Mọi Người Cùng Hưởng.”

    Nhưng nhìn vào thực tại, tổ chức Giáo Dục Hoa Kỳ rất phức tạp nhiêu khê trong thể chế Liên Bang với phương pháp tài trợ giáo dục, lại thêm nạn kỳ thị chủng tộc và những khác biệt trong quyết định hay thực thi chính sách giáo dục của chính quyền tiểu bang và địa phương.

    Vì rằng Giáo Dục Hoa Kỳ là hướng về chủ nghĩa cá nhân và mở rộng đón nhận những yêu sách địa phương, những áp lực chính trị, cho nên mục đích của giáo dục là mối tương quan giữa giáo dục và hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình hay mỗi nhóm người.

    Chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một xã hội giai cấp, và dựa trên bằng cấp. Giai cấp ưu đãi nhất được thừa hưởng mọi thành quả ích lợi xã hội và là nhóm đặc quyền.

    Giai cấp thiếu ưu đãi thì phải lãnh nhận gánh nặng xã hội và chịu mọi sự thiệt thòi, sưu cao thuế nặng, lãnh nạn bóp cò. Quốc gia này đã vượt qua giai đoạn phát triển nông nghiệp cũng như đại kỹ nghệ, và nay đang trong giai đoạn phát triển dịch vụ với chủ trương tăng gia mức tiêu thụ đại chúng để thâu lợi.

    Theo định chế giai cấp xã hội dựa trên bằng cấp đã mang lại số thành quả trong việc phát triển kinh tế, kỹ thuật, nhưng định chế này cũng mang lại sự tập trung quyền lực kinh tế chính trị vào tay nhóm đặc quyền, tức là một thiểu số người và một số nghề nghiệp có lương bổng cao và hưởng nhiều ưu tiên, được xã hội trọng vọng.

    Tới nay, nhiều người cho rằng tuyển chọn theo bằng cấp thì ứng hợp với tiêu chuẩn hiệu năng và quản trị khoa học. Điều này đúng, nhưng tiêu chuẩn này sai, không đúng, vi không mang lại việc phát triển trọn vẹn tài năng cho mọi lớp người và mọi nhóm chủng tộc trong một xã hội, không diễn tiến “Tài Của Giúp Người – Mọi Người Cùng Hưởng.”

    Nhìn chung Lưỡng Đảng lại có những nền tảng tổ chức khác biệt: Đảng Cộng Hoà gồm có những thành phần bảo thủ (Conservative), bảo vệ thời đại kỹ nghệ và quyền lực lợi lộc.

    Đảng Dân Chủ là đất dụng võ cho những người có chủ trương phóng khoáng về mặt xã hội (Liberal), gọi là cấp tiến đang muốn xây dựng thời đại tín liệu.

    Đảng Cộng Hoà chống chương trình y tế công cộng và ủng hộ sự lựa chọn cá nhân Pro-Choice, dựa vào chế độ bảo hiểm y tế tư của các hãng xưởng, công ty xí nghiệp với nhóm chủ nhân ông.

    Đảng Dân Chủ lại cho rằng bảo hiểm y tế không phải là một đặc ân (Privilege) mà là một thứ quyền (Right) phải được bảo đảm, phải được chính phủ phải quan tâm.

    Tóm lại, chúng ta nhìn lại phương diện giáo dục Hoa Kỳ, Đảng Cộng Hoà vốnchủ trương tư nhân hoá, không ủng hộ hệ thống trường công lập, đảng đã từng lên án hệ thống giáo dục cũng như những tổ chức công đoàn (Union) của ngành giáo chức là vô bổ.

    Thậm chí trước đây nhiều người Cộng Hoà đã chống đối việc thành lập Bộ Quốc Gia Giáo Dục Hoa Kỳ (The United States Department of Education) vào năm 1979. Nhìn vào thực tại, điều gây nguy hại cho cộng đồng xã hội không phải do phát triển, mà là do con người không thể hiện trọn vẹn nguyên tắc nền tảng cuộc sống và công cuộc giáo dục như tôi đã phân tích phần trên khi tôi còn học hỏi trong trường đại học và cao học Hoa Kỳ ngày trước.


    Phạm Văn Bản
    Last edited by Phạm Văn Bản; 05-28-2022, 04:03 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X