Nhớ về: đồng đế - dục mỹ - lam sơn  

Collapse
X

Nhớ về: đồng đế - dục mỹ - lam sơn  

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts
  • Tinh Hoai Huong
    Senior Member

    • May 2009
    • 946

    Nhớ về: đồng đế - dục mỹ - lam sơn  

    NHỚ VỀ: ĐỒNG ĐẾ - DỤC MỸ - LAM SƠN


    Tình Hoài Hương
    *


    Trước 1975, thời VNCH có các trung tâm huấn luyện quân nhân rất tuyệt vời như:

    1/ Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH Đồng Đế.


    Từ hướng tây quốc lộ 1 cách Nha Trang 4km, dưới chân núi Hòn Ngang là trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH Đồng Đế (The School of the Non-commissioned officers of the Vietnam Military Forces). Đồng Đế tọa lạc tại xã Vĩnh Hải, quận Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.

    Ban huấn luyện chuyên trách đặc biệt đào tạo các hạ sĩ quan, thời gian học 6 tháng. Nhưng hồi trước trường cũng có tổ chức các khóa sĩ quan đặc biệt, ví dụ khóa của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.

    a - Do quân trường Thủ Đức rất đông, nên có những khóa sinh viên sĩ quan phải đi học ở Đồng Đế. (Nếu khóa học nào chứa đủ nhân số SVSQ 1600 người, thì họ học ở Thủ Đức.

    b - Cũng có lúc các khóa học khác vì SVSQ rất đông, nên quân trường (TTHL SVSQ Thủ Đức) phải chia sinh viên sĩ quan ra làm hai nơi: ai là cư dân sinh sống ở miền Trung, thì học ở Đồng Đế. Ai là cư dân sinh sống miền Tây, phụ cận Vũng Tàu, Sài Gòn, v.v… thì học ở Thủ Đức.

    c - SVSQ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trước khi ra trường, ai chọn ngành Hải quân, hoặc Không quân, được trường gởi đi Nha Trang để học về ngành chuyên môn. Sau khi học xong, họ trở về trường cũ tiếp tục học cho đến lúc mãn khóa.

    Từ trại cùi Bàu Phong nhìn chéo xa xa thấy núi Hòn Khô. Đồng Đế ở gần đèo Rù Rì, trên đỉnh Hòn Khô thuộc núi Cô Tiên sương phủ quanh năm, lá vàng rơi đầy vai bức tượng đã sạm màu với thời gian. Nơi đó tạt hình chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa khá cao, chiến sĩ ấy đứng trong tư thế thao diễn nghỉ, do bộ chỉ huy trường Đồng Đế xây đầu năm 1960, dưới đế ghi câu thơ:

    Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,
    Em nằm xõa tóc đợi chờ anh.

    Hai câu thơ trên đã có từ lâu, không nhớ tác giả là ai, mãi về sau nầy mới có các thi sĩ nối tiếp thành bài thơ dài hay, tác giả ghi ít trích đoạn thơ:

    “Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ”,
    Em nằm xõa tóc đợi chờ anh.
    Người yêu ơi câu ước hẹn chưa thành,
    Mà chinh chiến ngăn đôi mình đôi ngã.
    Đà Nẵng - Nha trang cách nhau xa quá!
    Em ở phố phường còn nhớ anh không?
    Đây Nha Trang sóng vỗ cạnh Hòn Chồng.
    Trường Đồng Đế những chiều êm nắng đổ,
    Đêm di hành nghe trùng dương sóng vỗ.
    Lẫn tiếng buồn vang từ rặng thùy dương … (1)

    Có thi sĩ khác viết:

    … Ðường Ba Làng lâu nay đã tắt lịm,
    Vắng tiếng ca vang theo nhịp bước đều,
    “Tàn trong bóng chiều…” sao thấy quạnh hiu!
    Chàng chiến sĩ phương nào anh có biết?
    Ðường Bãi Tiên non cao nước biếc.
    Núi hòn Khô da diết nhớ mong anh.
    Em vẫn nằm xõa tóc ngắm biển xanh,
    Nghe sóng vỗ tưởng như lời anh nhắn.
    Chàng chiến sĩ năm xưa... anh tắm nắng.
    Gội sương sa Ðồng Ðế đậm màu da.
    Anh ở đâu để ngăn cách tình ta?
    Em vẫn đợi, vẫn nằm đây xõa tóc. (2)

    2/ Trung tâm huấn luyện Dục Mỹ (TTHL) cách xa tỉnh Khánh Hòa 10km, TTHL tọa lạc tại xã Ninh Sim, thị trấn Dục Mỹ, quận Ninh Hòa: TTHL Dục Mỹ ở gần núi Đeo.

    a - Dục Mỹ có khóa huấn luyện "Rừng núi sình lầy" , thời gian học khoảng 42, 43 ngày.
    b - Dục Mỹ là nơi huấn luyện sĩ quan của các binh chủng (không chỉ dành riêng cho BĐQ). Khóa học rất gian khổ. Những ai đã từng đến nơi nầy học, họ rất tự hào được cấp bằng tương đương với bằng Đại đội trưởng.

    c - Dục Mỹ đào tạo huấn luyện căn bản tân binh Biệt động quân.
    d - Các khóa chiến thuật hành quân biệt động như: Chiến thuật "hành quân viễn thám".
    e - Bổ túc chiến thuật hành quân đơn vị cấp Đại đội, Tiểu đoàn.

    3/ Trung tâm huấn luyện Lam Sơn: (TTHL) về hướng tây, muốn đến trường nầy phải đi ngang qua trường Dục Mỹ. Đây là quân trường đào tạo binh sĩ cấp bậc thấp nhứt cho Bộ binh, Địa phương quân… thời gian học 3 tháng.

    * * *
    Năm mươi năm bồng bềnh trôi qua theo dòng đời "bách niên thiên hải biến vi tang điền". Ngày nay lê gót phong trần lặng lẽ trở về trên lối cũ nẻo xưa, tôi ngẩn ngơ tìm kiếm mãi... Đâu rồi dấu vết tình thân và quê hương tuy còn đó. Nhưng tôi cảm thấy cõi lòng tê tái đắng cay, buồn không thể tả.
    *
    Tình Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...