Tôi mạn phép chia sẻ bài viết về Việt Nam Quê Hương Cẩm Tú:
VĨNH LONG
Cảm ơn Admins, cảm ơn quý anh chị ghé đọc bài tôi viết.
Chúc Ban Quản Trị, thành viên và gia đình có sức khỏe dồi dào, bình yên, vui tươi, như ý nhé.
Quý mến.
*
MIỀN TÂY CHẬP CHÙNG SÔNG NƯỚC.
Phần 1
VĨNH LONG
Tình Hoài Hương.
*
Vĩnh Long an ngự từ phía nam tỉnh Định Tường (Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang), đông giáp tỉnh Kiến Hòa (nay là Bến Tre), tây bắc giáp tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh, nay là tỉnh Đồng Tháp), tây giáp tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ, Hậu Giang), nam giáp Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) và Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng).
Tỉnh Vĩnh Long có ba dân tộc chính: người Việt chiếm 97% dân số trong tỉnh. Người Hoa chiếm 1%. Tuy người Khmer chỉ chiếm 2% tổng dân số, nhưng họ có những lễ ngày lễ tết uy nghi đặc sắc, long trọng:
Tết Chol Chnam Thmay 15/4 Dương lịch.
Lễ Đôn Tạ (cúng ông bà từ 29/8 đến 1/9 Âm lịch).
Lễ dâng bông, dâng phước.
Lễ Ok Om Bok 15/10 Âm lịch (lễ cúng trăng và đua ghe).
Các lễ hội nầy của người Khơ Me thật ra được tổ chức đậm nét ở tỉnh Vĩnh Bình vốn là có đông cư dân Khơ Me hơn.
Thời kỳ từ năm 1954 đến 1975, có 7 quận, 18 tổng và 65 xã. 7 quận là: quận Châu Thành (bao gồm cả thị xã Vĩnh Long và quận Long Hồ có từ thời vua Minh Mạng triều Nguyễn), Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn và Vũng Liêm.
Vĩnh Long được khai phá và chính thức thành lập năm 1832 (sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu dựng dinh Long Hồ năm 1732).
Quận Chợ Lách đúng là quận lớn chỉ cách thị xã Vĩnh Long có một cây cầu Thiềng Đức. Nhưng sau năm 1975, có lẽ vì nó nằm bên kia sông Long Hồ nên bị chánh quyền mới tách ra cho nhập vào tỉnh Bến Tre.
Riêng Long Hồ ngày trước 1975 là thị trấn nằm trong quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Thị trấn Long Hồ nằm ngay trên Quốc lộ 4 thời Việt Nam Cộng Hòa (nay là Quốc lộ 53), chỉ cách Vĩnh Long hơn 13 cây số về phía nam, nằm giữa quận Minh Đức với thị xã Vĩnh Long.
Tên Long Hồ vốn đã có từ thế kỷ 18, khi Chúa Nguyễn mới khai phá miền Nam. Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu địa danh này gọi là dinh Long Hồ, thuộc châu Định Viễn, lãnh thổ trải rộng đến 90% miền Tây Nam phần ngày nay, từ Tiền Giang đến tận Phú Quốc.
Sau 1975, nhà nước mới chánh thức thành lập ra huyện Long Hồ, thành một trong 7 huyện của tỉnh Vĩnh Long, gồm: Long Hồ, Mang Thít (trước 1961 là quận Cái Nhum, từ 1961 đến 1975 là quận Minh Đức), Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh và Bình Tân.
Quốc lộ, hay Liên tỉnh lộ 4 ngày trước của Vĩnh Long, nay là quốc lộ 53 êm đềm duỗi mình trên đồng bằng cây trái phì nhiêu, trải dài đến tỉnh Trà Vinh. Nơi đây được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ, dồi dào, trù phú của hai dòng sông Tiền, sông Hậu và chằng chịt sông rạch. Nhất là những khu vườn cây trái sum sê, không khí trong lành mát mẻ, cảnh vật hài hòa nhịp nhàng với sông nước mênh mông.
Vĩnh Long có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình 27 độ C.
Nói về những ngôi chùa, đền, miếu, am… đã xây dựng ở miền Tây Nam Phần thì nhiều vô số, không thể nào kể cho xiết.
CHÙA:
Chùa Kỳ Sơn lúc đầu chỉ làm bằng tre lá thô sơ tại khu rừng hoang vu và nhiều đầm lầy ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, quận Tam Bình. Sau đó chùa được chánh thức xây lên vào năm 1812, có mái hình chóp năm tầng so le, ba mái xuôi một mái ngang, chung quanh là tượng nữ thần Kayno của người Khơ Me đứng nâng tháp, kèm với nhiều đầu rắn hình rễ quạt che Phật ngồi thiền, tất cả cột ngoài tạc chim Mahal Nốt, và những cánh dơi đỡ mái.
Nói chung kiến trúc của chùa theo phong cách Khơ Me.
Ngoài ra còn các chùa nổi tiếng khác như: chùa Phước Hậu tại ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình xây từ thế kỷ 18, sau đó được thiền sư Hoàng Chỉnh trùng tu khang trang hơn vào năm 1895 – 1910.
Chùa Tiên Châu (còn có các tên là: chùa Tô Châu, chùa Di Đà) ở bên kia sông Cổ Chiên trên cù lao An Bình, xã An Bình, lập vào khoảng thế kỷ 19.
Chùa Pháp Hải mới xây 1962. Chùa Saghamangala (Hạnh Phúc Tăng, còn gọi là chùa Vũng Liêm) xây năm 1339 của người Khơ Me miền Tây Nam Phần. Năm 1964 thì xây chính điện. Cửa tam quan xây 1974 đã đắp nổi hai tượng Krud đỡ mái tam quan tuyệt đẹp.
Tịnh xá Ngọc Viên xây 1948 tại Xóm Chài của hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ đầu tiên khai mở bởi tổ sư Minh Đăng Quang.
CÙ LAO AN BÌNH
Cù lao đối diện với thị xã Vĩnh Long thoáng mát, nhiều vườn cây trái như: sầu riêng, nhãn, xoài, sa bô chê, chôm chôm, măng cụt, v.v. Vĩnh Long trồng vô số hoa mai chiếu thủy, mai vàng tứ quý, cây cảnh đủ loại.
Á à… thì ra “qua” đã ngẩn ngơ si tình cô thôn nữ nhu mì hiền hòa và xinh lịch mất rồi. Ai kia quyết định “bưng trầu hầu rượu” để rước nàng dìa dinh. Dù mai kia mốt nọ “qua” có tách bến mà lang bạt giang hồ, chắc hẳn “qua” cũng nôn nao:
Anh ngồi phần thủ trống treo.
Miệng kêu ghè ghé, chân trèo xuống thang.
Bước xuống thang quạt che tay ngoắc.
Chia rẽ vợ chồng ruột thắt dường bao!
Người phụ nữ mặc quần lãnh đen tuyền, áo bà ba nõn trên dáng người thon thả với khăn rằn vắt vai. Phụ nữ ấy mặn mà duyên dáng, đảm đang, cần mẫn ở nhà với đìa, ao, kinh, rạch, cùng đồng áng, vườn cây trái ngon ngọt trĩu cành. Dù trải qua bão táp gian truân không kém với thời gian, em vẫn chung tình ngóng trông chờ đợi anh trên bến:
Tiền tài như phấn thổ.
Nhơn nghĩa tợ thiên kim.
Trầm hương khó kiếm,
anh tìm cũng ra.
Linh đinh vịt lội giang hà.
Nói ra tốt lớp, bạc đà trao tay.
Nhiều sương cỏ mới bạc đầu.
Thương anh, em chịu thảm sầu từ đây (*)
* * *
Tình Hoài Hương.
(*) ca dao.
Còn tiếp...
VĨNH LONG
Cảm ơn Admins, cảm ơn quý anh chị ghé đọc bài tôi viết.
Chúc Ban Quản Trị, thành viên và gia đình có sức khỏe dồi dào, bình yên, vui tươi, như ý nhé.
Quý mến.
*
MIỀN TÂY CHẬP CHÙNG SÔNG NƯỚC.
Phần 1
VĨNH LONG
Tình Hoài Hương.
*
Vĩnh Long an ngự từ phía nam tỉnh Định Tường (Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang), đông giáp tỉnh Kiến Hòa (nay là Bến Tre), tây bắc giáp tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh, nay là tỉnh Đồng Tháp), tây giáp tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ, Hậu Giang), nam giáp Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) và Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng).
Tỉnh Vĩnh Long có ba dân tộc chính: người Việt chiếm 97% dân số trong tỉnh. Người Hoa chiếm 1%. Tuy người Khmer chỉ chiếm 2% tổng dân số, nhưng họ có những lễ ngày lễ tết uy nghi đặc sắc, long trọng:
Tết Chol Chnam Thmay 15/4 Dương lịch.
Lễ Đôn Tạ (cúng ông bà từ 29/8 đến 1/9 Âm lịch).
Lễ dâng bông, dâng phước.
Lễ Ok Om Bok 15/10 Âm lịch (lễ cúng trăng và đua ghe).
Các lễ hội nầy của người Khơ Me thật ra được tổ chức đậm nét ở tỉnh Vĩnh Bình vốn là có đông cư dân Khơ Me hơn.
Thời kỳ từ năm 1954 đến 1975, có 7 quận, 18 tổng và 65 xã. 7 quận là: quận Châu Thành (bao gồm cả thị xã Vĩnh Long và quận Long Hồ có từ thời vua Minh Mạng triều Nguyễn), Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn và Vũng Liêm.
Vĩnh Long được khai phá và chính thức thành lập năm 1832 (sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu dựng dinh Long Hồ năm 1732).
Quận Chợ Lách đúng là quận lớn chỉ cách thị xã Vĩnh Long có một cây cầu Thiềng Đức. Nhưng sau năm 1975, có lẽ vì nó nằm bên kia sông Long Hồ nên bị chánh quyền mới tách ra cho nhập vào tỉnh Bến Tre.
Riêng Long Hồ ngày trước 1975 là thị trấn nằm trong quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Thị trấn Long Hồ nằm ngay trên Quốc lộ 4 thời Việt Nam Cộng Hòa (nay là Quốc lộ 53), chỉ cách Vĩnh Long hơn 13 cây số về phía nam, nằm giữa quận Minh Đức với thị xã Vĩnh Long.
Tên Long Hồ vốn đã có từ thế kỷ 18, khi Chúa Nguyễn mới khai phá miền Nam. Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu địa danh này gọi là dinh Long Hồ, thuộc châu Định Viễn, lãnh thổ trải rộng đến 90% miền Tây Nam phần ngày nay, từ Tiền Giang đến tận Phú Quốc.
Sau 1975, nhà nước mới chánh thức thành lập ra huyện Long Hồ, thành một trong 7 huyện của tỉnh Vĩnh Long, gồm: Long Hồ, Mang Thít (trước 1961 là quận Cái Nhum, từ 1961 đến 1975 là quận Minh Đức), Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh và Bình Tân.
Quốc lộ, hay Liên tỉnh lộ 4 ngày trước của Vĩnh Long, nay là quốc lộ 53 êm đềm duỗi mình trên đồng bằng cây trái phì nhiêu, trải dài đến tỉnh Trà Vinh. Nơi đây được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ, dồi dào, trù phú của hai dòng sông Tiền, sông Hậu và chằng chịt sông rạch. Nhất là những khu vườn cây trái sum sê, không khí trong lành mát mẻ, cảnh vật hài hòa nhịp nhàng với sông nước mênh mông.
Vĩnh Long có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình 27 độ C.
Nói về những ngôi chùa, đền, miếu, am… đã xây dựng ở miền Tây Nam Phần thì nhiều vô số, không thể nào kể cho xiết.
CHÙA:
Chùa Kỳ Sơn lúc đầu chỉ làm bằng tre lá thô sơ tại khu rừng hoang vu và nhiều đầm lầy ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, quận Tam Bình. Sau đó chùa được chánh thức xây lên vào năm 1812, có mái hình chóp năm tầng so le, ba mái xuôi một mái ngang, chung quanh là tượng nữ thần Kayno của người Khơ Me đứng nâng tháp, kèm với nhiều đầu rắn hình rễ quạt che Phật ngồi thiền, tất cả cột ngoài tạc chim Mahal Nốt, và những cánh dơi đỡ mái.
Nói chung kiến trúc của chùa theo phong cách Khơ Me.
Ngoài ra còn các chùa nổi tiếng khác như: chùa Phước Hậu tại ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình xây từ thế kỷ 18, sau đó được thiền sư Hoàng Chỉnh trùng tu khang trang hơn vào năm 1895 – 1910.
Chùa Tiên Châu (còn có các tên là: chùa Tô Châu, chùa Di Đà) ở bên kia sông Cổ Chiên trên cù lao An Bình, xã An Bình, lập vào khoảng thế kỷ 19.
Chùa Pháp Hải mới xây 1962. Chùa Saghamangala (Hạnh Phúc Tăng, còn gọi là chùa Vũng Liêm) xây năm 1339 của người Khơ Me miền Tây Nam Phần. Năm 1964 thì xây chính điện. Cửa tam quan xây 1974 đã đắp nổi hai tượng Krud đỡ mái tam quan tuyệt đẹp.
Tịnh xá Ngọc Viên xây 1948 tại Xóm Chài của hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ đầu tiên khai mở bởi tổ sư Minh Đăng Quang.
CÙ LAO AN BÌNH
Cù lao đối diện với thị xã Vĩnh Long thoáng mát, nhiều vườn cây trái như: sầu riêng, nhãn, xoài, sa bô chê, chôm chôm, măng cụt, v.v. Vĩnh Long trồng vô số hoa mai chiếu thủy, mai vàng tứ quý, cây cảnh đủ loại.
Á à… thì ra “qua” đã ngẩn ngơ si tình cô thôn nữ nhu mì hiền hòa và xinh lịch mất rồi. Ai kia quyết định “bưng trầu hầu rượu” để rước nàng dìa dinh. Dù mai kia mốt nọ “qua” có tách bến mà lang bạt giang hồ, chắc hẳn “qua” cũng nôn nao:
Anh ngồi phần thủ trống treo.
Miệng kêu ghè ghé, chân trèo xuống thang.
Bước xuống thang quạt che tay ngoắc.
Chia rẽ vợ chồng ruột thắt dường bao!
Người phụ nữ mặc quần lãnh đen tuyền, áo bà ba nõn trên dáng người thon thả với khăn rằn vắt vai. Phụ nữ ấy mặn mà duyên dáng, đảm đang, cần mẫn ở nhà với đìa, ao, kinh, rạch, cùng đồng áng, vườn cây trái ngon ngọt trĩu cành. Dù trải qua bão táp gian truân không kém với thời gian, em vẫn chung tình ngóng trông chờ đợi anh trên bến:
Tiền tài như phấn thổ.
Nhơn nghĩa tợ thiên kim.
Trầm hương khó kiếm,
anh tìm cũng ra.
Linh đinh vịt lội giang hà.
Nói ra tốt lớp, bạc đà trao tay.
Nhiều sương cỏ mới bạc đầu.
Thương anh, em chịu thảm sầu từ đây (*)
* * *
Tình Hoài Hương.
(*) ca dao.
Còn tiếp...