Những Phi Vụ Trao Trả Tù Binh
Qua email chuyển tiếp, tôi đọc được bài viết "Nhớ Lại Cuộc Trao Trả Tù Binh 30 Năm Trước" của tác giả Cán bộ Việt Cộng (VC) Nguyễn Hoàng Long đề ngày 7/3/2003.
Bài viết chỉ vỏn vẹn một trang giấy, nên tôi tò mò muốn biết thực hư ra sao, mức độ chính xác như thế nào về câu chuyện trao trả tù binh ngày 10-3-1973, tại thôn Long Quang, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định của vị "Cán ngố" này.
Cũng vẫn giọng điệu tuyên truyền, những con số đưa ra không chấp nhận được vì không phản ảnh tính trung thực cộng thêm những lời lẽ thù hận, nhục mạ Dân Quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và Đồng Minh dầu rằng cuộc chiến đã chấm dứt hơn 27 năm rồi. Thật đáng buồn và ai oán cho kẻ cầm bút thiếu lương tâm, thiếu đạo đức.
Ngày nay con người Cộng Sản và Việt Cộng đã hiện nguyên hình, ai cũng thừa biết họ là thứ người thế nào. Họ vinh thân phì da, họ quỵ lụy Tàu Cộng, họ xiết chặt và áp bức dân nghèo. Nỗi buồn cho vận nước, nỗi xót xa cho Dân tộc Việt Nam cứ mãi âm ĩ trong tôi. Càng cố quên, không nghĩ tới những việc đã nằm trong quá khứ, nhưng chuyện xưa cứ chập chờn trong trí nhớ, kéo tôi trở về những Phi Vụ xa xưa. Muốn hay không muốn thì những chuyến bay trao trả tù binh vẫn còn đây và ăn sâu trong tiềm thức nên tôi muốn ghi lại để chia sẻ cùng các bạn.
Hiệp định Paris được ký kết, lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực và kế đến là việc trao trả tù binh giữa hai miền Nam Bắc mà tôi đã có mặt trong nhiều phi vụ này. Cảm nghĩ của tôi lúc đó thật vui vì cuộc chiến sắp chấm dứt, những ngày thanh bình sắp đến trên quê hương. Vui vì sẽ không còn thấy chết chóc, thương tật bởi bom đạn. Vui vì những anh em tù binh của mỗi bên sẽ được trở về sum họp với gia đình, vợ con.
Thời gian đó Phi Đoàn 237 mỗi ngày biệt phái hai máy bay Chinook để thi hành phi vụ trao trả tù binh. Những phi vụ này được đặt ưu tiên hàng đầu. Tù binh sẽ lần lượt được trao trả theo thứ tự. Thành phần quân Chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) trước. Sau đó đến những thành phần của mặt trận Giải phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC.
Mỗi ngày 2 chiếc Chinook cất cánh từ Biên Hoà lên đáp phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh. Tại đây Phi Hành Đoàn (PHĐ) đợi chỉ thị của Ủy Ban Quân Sự 4 bên (Gồm: Hoa Kỳ, VNCH, Mặt Trận Giải Phóng và CSBV). Mọi chuyến bay được điều động, thu xếp, và đặt dưới quyền kiểm soát của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Tôi được biết những phi cơ C-130 sẽ chở các tù binh từ Côn Sơn hay Phú Quốc về đây. Họ sẽ qua thủ tục trao trả và sau đó lên Chinook để chúng tôi chở tới địa điểm bàn giao.
Hình minh họa
Nhìn các phi cơ C-130 lần lượt đáp, những đoàn tù binh xuống máy bay. Họ được Quân Cảnh VNCH hướng dẫn và sắp xếp mỗi toán 45 người theo sức chở của Chinook.
Tôi thấy họ không có vẻ gì khác thường ngoại trừ vài người phải chống nạng vì bị thương ở chân, họ nối đuôi nhau, và không ai nói với ai lời nào. Khuôn mặt họ không biểu lộ vẻ vui hay buồn phiền.
Kế phi đạo, là một khu dành riêng dùng làm địa điểm cho thủ tục trao trả. An ninh, trật tự ở đây là phần vụ của lực lượng Quân Cảnh. Những người tù binh khi đến đây họ có quyền quyết định xin ở lại hay tiếp tục trở về phía bên kia. Ranh giới "Đi hay Ở" chỉ là 1 lằn vẽ, hay những sợi dây. Quyền lựa chọn dành cho mọi tù binh, điều này chứng tỏ sự yêu chuộng Tự Do và lòng nhân đạo của Chính quyền miền Nam Việt Nam.
Mỗi toán đều được đưa đến lằn ranh "Đi hay Ở". Nếu bước qua lằn ranh thì sẽ được ở lại, còn đứng yên trong hàng thì sẽ lên Chinook để tới địa điểm bàn giao. Mỗi toán đều có vài người xin ở lại. Một số ít người vì đứng cách xa lằn ranh, muốn chạy qua để xin ở lại nhưng không kịp, họ đã bị kéo lại và ăn đòn. Nếu không bước qua được lằn ranh thì Quân Cảnh cũng không được quyền can thiệp. Đó thật là điều oái ăm, tội nghiệp cho ai không may mắn, bị kéo lại. Nhiều lúc ngồi đợi, tôi hỏi chuyện những người lính Quân Cảnh và được nghe họ kể những câu chuyện tù binh CSBV trừng trị nhau trong tù và có nhiều câu chuyện thật ghê rợn. Nghe để thấy con người Cộng Sản thật tàn ác.
Có lệnh cất cánh bay đến Căn cứ Thiện Ngôn, gần biên giới Campuchia (Lúc này đang ở dưới sự kiểm soát của Việt Cộng). Tôi đã từng đáp vào căn cứ này hằng ngày dưới thời của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Thiện Ngôn là bộ Chỉ huy của Lữ đoàn Dù trong trận săn đuổi và triệt hạ nguồn dự trữ, kho súng đạn và đồ tiếp tế của VC trên đất Miên.
Chúng tôi cất cánh bay sau chiếc trực thăng UH-1 có sơn màu cam của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Khi đáp xuống Thiện Ngôn, chúng tôi tắt máy và chờ lệnh, tôi bước ra khỏi phòng lái, nhìn về phía những tù binh theo nhau xuống phi cơ.
Dưới đất đã có các cán bộ VC đến nhận tù binh. Vài người đầu tiên vừa đụng chân tới đất thì bắt đầu cởi quần áo quăng xuống đất, thế là tất cả những người còn lại đều cởi quần áo quăng đầy trong máy bay. Tôi bắt đầu thấy họ không còn như khi từ C-130 xuống nữa. Họ giơ tay, la ó, hò hét những khẩu hiệu, nào hoan hô, nào đả đảo, số tù binh đông, nên tôi không nhìn thấy được ai ra lệnh và những khuôn mặt tôi mới nhìn thấy bình thường kia giờ đây trở nên đằng đằng sát khí. Tôi nghĩ là chúng ta đã lầm và đang thả cọp về rừng. Nhưng đây là điều quan trọng trong hiệp định Paris thì dầu muốn dầu không cũng phải thực hiện.
Bên trong chiếc Chinook giờ đây giống như phòng chứa rác. Không những quần áo mà còn những đồ mà Chính phủ VNCH cho. Anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải phải ra công dọn dẹp vì nếu để, khi quay máy những quần áo này sẽ bị hút lên dính vào cánh quạt, làm hư hại máy bay. Mỗi chuyến đáp đều phải dọn dẹp, đều phải nghe và đều phải thấy những điều chướng tai gai mắt. Trong lúc chờ đợi lệnh được cất cánh, tôi đi vòng chung quanh máy bay để kiểm soát, quan sát cánh quạt và toàn thân của máy bay.
Khi tôi quay lại thì thấy cô Phóng viên VC đang chụp hình tôi. Rồi trong những lần đáp khác cũng thấy cô chụp hình. Có lúc cô đứng xa chụp, có lúc cô lại gần chụp. Máy hình hiệu Canon, coi cũng có vẻ “Pro” lắm. Nhưng sau đó tôi để ý và suy nghĩ thì hình như cô cốt ý chụp chiếc Chinook ở những góc cạnh khác nhau hơn là chụp hình tôi.
Tôi muốn chọc nên tôi đợi cô đến gần máy bay thì làm bộ đi ngang và nói “Nếu trong máy có phim thì tôi sẽ cho địa chỉ để gởi hình”. Cô không nói không rằng bỏ đi một nước. Thế là “Thúy đã đi rồi”, và từ đó tôi không còn được cô chiếu cố chụp hình nữa.
Chở trả tù binh CSBV thì nhiều nhưng nhận lại bạn mình không được bao nhiêu. Cứ vài ngày thì nhận được năm hay mười người. Lâu lâu nhận được một toán vài chục người. Trong một bữa trưa để chờ nhận khoảng 15 hay 16 anh em, nghe nói họ đang được dắt đi bộ từ sáng sớm bên kia Biên giới Campuchia và băng rừng về đây. Tôi ngồi đợi mà lòng bồn chồn, náo nức vì nghe nói trong danh sách có 2 Hoa Tiêu của Phi Đoàn 237 Chinook. Đó là Thiếu Tá Trọng và Trung Úy Thanh, đã bị bắn rớt và bị bắt làm tù binh, còn anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải đã không may phải hy sinh cho Tổ quốc. Bất chợt, 2 chiếc F-5 bay rất thấp qua căn cứ Thiện Ngôn.
Hình minh họa
Trong lúc chúng tôi còn đang ngơ ngác, nhìn theo, không biết lý do gì họ lại bay thấp như vậy. Lúc ngó lại sân bay và những căn lều tranh thì không còn thấy một bóng dáng nào trên mặt đất. Tôi định lên quay máy để liên lạc với UH-1 của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Nhưng súng ống từ đâu đã chỉa vào chúng tôi, những khẩu phòng không cũng đã được lộ ra, đang chỉa lên trời. Chúng tôi bị giữ lại Thiện Ngôn hơn cả giờ, trong suốt thời gian chờ đợi Ủy Ban Quân Sự 4 bên điều đình và thuyết phục đơn vị VC đang đóng tại đây cho chúng tôi cất cánh về Tây Ninh, và điều buồn hơn hết là trong ngày hôm đó các anh em đáng lẽ được trả về với gia đình thì đều bị giữ lại.
Sau khi đã trao trả hết tù binh chính quy CSBV, chúng tôi lại bắt đầu chở tù của những thành phần Mặt Trận Giải Phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC trong đó có cả thành phần Sinh viên hoạt động cho VC. Đây là đám người “Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”.
Những chiếc xe GMC bít bùng chở họ vào phi trường Biên Hoà, rồi được sắp xếp lên Chinook để chúng tôi chở lên Lộc Ninh, một tỉnh nằm sát biên giới Miên Việt, đã bị VC chiếm giữ. Nhắc đến Lộc Ninh không bao giờ tôi quên được Phi Hành Đoàn của Đại Úy Trần Tấn Thọ và Thiếu Úy Ngô Kim Hoàng cùng anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải. Khoảng đầu năm 1971 khi đến đây đáp, móc hàng và bay tiếp tế cho Căn cứ Snoul, Phi Hành Đoàn đã bị phòng không bắn cháy khi vừa tới Snoul. Phi Hành Đoàn bị phỏng nặng, nhưng may mắn không ai bị thiệt mạng. PĐ 237 mất đi 1 Chinook.
Khác với những lần trao trả trước ở Tây Ninh, địa điểm trao đổi lần này diễn ra tại Lộc Ninh, thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng cho nên sự quyết định “Đi hay Ở” của những tù binh VC gặp nhiều khó khăn hơn bởi vấn đề an ninh không được chặt chẽ như ở Tây Ninh. Khi bị kéo lại là bị đánh tơi bời. Tôi chở những người về Biên Hoà mà mặt mày bầm dập, còn dính máu, dầu đã được bên mình băng bó.
Trong kỳ trao trả này, chỉ có trả mà không có nhận, thêm điều buồn là một Nhân viên phi hành của PĐ237 đã hy sinh cho Tổ Quốc vì trúng đạn VC bắn lên khi Chinook đang giảm cao độ để vào đáp Lộc Ninh. Điều này làm cho cả PĐ237 rất đau buồn. Nhưng vì lệnh từ trên đưa xuống cho nên các phi vụ vẫn phải tiếp tục.
Qua những phi vụ trao trả tù binh, đối diện với những điều mắt thấy tai nghe, nhìn thấy rõ con người CSBV và VC, thấy đồng đội bị bắn chết, dầu hiệp định Paris đã ký kết, lệnh ngưng bắn đã ban hành, tôi thấy buồn và chơi vơi vì đàn cọp dữ nay được thả về rừng. Sớm muộn gì cũng sẽ tới phiên chúng tôi, cũng sẽ lãnh những viên đạn thù từ những kẻ mà chúng tôi đã chở trả về. Thật vậy, thời gian không bao lâu, vào cuối năm 1973 trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh thật đẹp, Phi Hành Đoàn chúng tôi đã nhận viên đạn phòng không đầy hận thù gởi tặng ở cao độ 4.500 bộ tại mật khu Đồng Xoài và chỉ trong gang tấc thân xác chúng tôi đã bị nổ thành tro bụi, nhưng Thượng Đế vẫn còn thương và cho tôi sống để tôi có cơ hội kể lại chuyện này.
Hồ Viết Yên
K7/68KQ
PĐ237 / PĐ241 Chinook[/B]
https://www.facebook.com/groups/1051...9383096433124/
Những Phi Vụ Trao Trả Tù Binh
Hồ Viết Yên
KQ - Hồ Viết Yên
Hồ Viết Yên
KQ - Hồ Viết Yên
Qua email chuyển tiếp, tôi đọc được bài viết "Nhớ Lại Cuộc Trao Trả Tù Binh 30 Năm Trước" của tác giả Cán bộ Việt Cộng (VC) Nguyễn Hoàng Long đề ngày 7/3/2003.
Bài viết chỉ vỏn vẹn một trang giấy, nên tôi tò mò muốn biết thực hư ra sao, mức độ chính xác như thế nào về câu chuyện trao trả tù binh ngày 10-3-1973, tại thôn Long Quang, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định của vị "Cán ngố" này.
Cũng vẫn giọng điệu tuyên truyền, những con số đưa ra không chấp nhận được vì không phản ảnh tính trung thực cộng thêm những lời lẽ thù hận, nhục mạ Dân Quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và Đồng Minh dầu rằng cuộc chiến đã chấm dứt hơn 27 năm rồi. Thật đáng buồn và ai oán cho kẻ cầm bút thiếu lương tâm, thiếu đạo đức.
Ngày nay con người Cộng Sản và Việt Cộng đã hiện nguyên hình, ai cũng thừa biết họ là thứ người thế nào. Họ vinh thân phì da, họ quỵ lụy Tàu Cộng, họ xiết chặt và áp bức dân nghèo. Nỗi buồn cho vận nước, nỗi xót xa cho Dân tộc Việt Nam cứ mãi âm ĩ trong tôi. Càng cố quên, không nghĩ tới những việc đã nằm trong quá khứ, nhưng chuyện xưa cứ chập chờn trong trí nhớ, kéo tôi trở về những Phi Vụ xa xưa. Muốn hay không muốn thì những chuyến bay trao trả tù binh vẫn còn đây và ăn sâu trong tiềm thức nên tôi muốn ghi lại để chia sẻ cùng các bạn.
Hiệp định Paris được ký kết, lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực và kế đến là việc trao trả tù binh giữa hai miền Nam Bắc mà tôi đã có mặt trong nhiều phi vụ này. Cảm nghĩ của tôi lúc đó thật vui vì cuộc chiến sắp chấm dứt, những ngày thanh bình sắp đến trên quê hương. Vui vì sẽ không còn thấy chết chóc, thương tật bởi bom đạn. Vui vì những anh em tù binh của mỗi bên sẽ được trở về sum họp với gia đình, vợ con.
Thời gian đó Phi Đoàn 237 mỗi ngày biệt phái hai máy bay Chinook để thi hành phi vụ trao trả tù binh. Những phi vụ này được đặt ưu tiên hàng đầu. Tù binh sẽ lần lượt được trao trả theo thứ tự. Thành phần quân Chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) trước. Sau đó đến những thành phần của mặt trận Giải phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC.
Mỗi ngày 2 chiếc Chinook cất cánh từ Biên Hoà lên đáp phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh. Tại đây Phi Hành Đoàn (PHĐ) đợi chỉ thị của Ủy Ban Quân Sự 4 bên (Gồm: Hoa Kỳ, VNCH, Mặt Trận Giải Phóng và CSBV). Mọi chuyến bay được điều động, thu xếp, và đặt dưới quyền kiểm soát của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Tôi được biết những phi cơ C-130 sẽ chở các tù binh từ Côn Sơn hay Phú Quốc về đây. Họ sẽ qua thủ tục trao trả và sau đó lên Chinook để chúng tôi chở tới địa điểm bàn giao.
Hình minh họa
Nhìn các phi cơ C-130 lần lượt đáp, những đoàn tù binh xuống máy bay. Họ được Quân Cảnh VNCH hướng dẫn và sắp xếp mỗi toán 45 người theo sức chở của Chinook.
Tôi thấy họ không có vẻ gì khác thường ngoại trừ vài người phải chống nạng vì bị thương ở chân, họ nối đuôi nhau, và không ai nói với ai lời nào. Khuôn mặt họ không biểu lộ vẻ vui hay buồn phiền.
Kế phi đạo, là một khu dành riêng dùng làm địa điểm cho thủ tục trao trả. An ninh, trật tự ở đây là phần vụ của lực lượng Quân Cảnh. Những người tù binh khi đến đây họ có quyền quyết định xin ở lại hay tiếp tục trở về phía bên kia. Ranh giới "Đi hay Ở" chỉ là 1 lằn vẽ, hay những sợi dây. Quyền lựa chọn dành cho mọi tù binh, điều này chứng tỏ sự yêu chuộng Tự Do và lòng nhân đạo của Chính quyền miền Nam Việt Nam.
Mỗi toán đều được đưa đến lằn ranh "Đi hay Ở". Nếu bước qua lằn ranh thì sẽ được ở lại, còn đứng yên trong hàng thì sẽ lên Chinook để tới địa điểm bàn giao. Mỗi toán đều có vài người xin ở lại. Một số ít người vì đứng cách xa lằn ranh, muốn chạy qua để xin ở lại nhưng không kịp, họ đã bị kéo lại và ăn đòn. Nếu không bước qua được lằn ranh thì Quân Cảnh cũng không được quyền can thiệp. Đó thật là điều oái ăm, tội nghiệp cho ai không may mắn, bị kéo lại. Nhiều lúc ngồi đợi, tôi hỏi chuyện những người lính Quân Cảnh và được nghe họ kể những câu chuyện tù binh CSBV trừng trị nhau trong tù và có nhiều câu chuyện thật ghê rợn. Nghe để thấy con người Cộng Sản thật tàn ác.
Có lệnh cất cánh bay đến Căn cứ Thiện Ngôn, gần biên giới Campuchia (Lúc này đang ở dưới sự kiểm soát của Việt Cộng). Tôi đã từng đáp vào căn cứ này hằng ngày dưới thời của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Thiện Ngôn là bộ Chỉ huy của Lữ đoàn Dù trong trận săn đuổi và triệt hạ nguồn dự trữ, kho súng đạn và đồ tiếp tế của VC trên đất Miên.
Chúng tôi cất cánh bay sau chiếc trực thăng UH-1 có sơn màu cam của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Khi đáp xuống Thiện Ngôn, chúng tôi tắt máy và chờ lệnh, tôi bước ra khỏi phòng lái, nhìn về phía những tù binh theo nhau xuống phi cơ.
Dưới đất đã có các cán bộ VC đến nhận tù binh. Vài người đầu tiên vừa đụng chân tới đất thì bắt đầu cởi quần áo quăng xuống đất, thế là tất cả những người còn lại đều cởi quần áo quăng đầy trong máy bay. Tôi bắt đầu thấy họ không còn như khi từ C-130 xuống nữa. Họ giơ tay, la ó, hò hét những khẩu hiệu, nào hoan hô, nào đả đảo, số tù binh đông, nên tôi không nhìn thấy được ai ra lệnh và những khuôn mặt tôi mới nhìn thấy bình thường kia giờ đây trở nên đằng đằng sát khí. Tôi nghĩ là chúng ta đã lầm và đang thả cọp về rừng. Nhưng đây là điều quan trọng trong hiệp định Paris thì dầu muốn dầu không cũng phải thực hiện.
Bên trong chiếc Chinook giờ đây giống như phòng chứa rác. Không những quần áo mà còn những đồ mà Chính phủ VNCH cho. Anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải phải ra công dọn dẹp vì nếu để, khi quay máy những quần áo này sẽ bị hút lên dính vào cánh quạt, làm hư hại máy bay. Mỗi chuyến đáp đều phải dọn dẹp, đều phải nghe và đều phải thấy những điều chướng tai gai mắt. Trong lúc chờ đợi lệnh được cất cánh, tôi đi vòng chung quanh máy bay để kiểm soát, quan sát cánh quạt và toàn thân của máy bay.
Khi tôi quay lại thì thấy cô Phóng viên VC đang chụp hình tôi. Rồi trong những lần đáp khác cũng thấy cô chụp hình. Có lúc cô đứng xa chụp, có lúc cô lại gần chụp. Máy hình hiệu Canon, coi cũng có vẻ “Pro” lắm. Nhưng sau đó tôi để ý và suy nghĩ thì hình như cô cốt ý chụp chiếc Chinook ở những góc cạnh khác nhau hơn là chụp hình tôi.
Tôi muốn chọc nên tôi đợi cô đến gần máy bay thì làm bộ đi ngang và nói “Nếu trong máy có phim thì tôi sẽ cho địa chỉ để gởi hình”. Cô không nói không rằng bỏ đi một nước. Thế là “Thúy đã đi rồi”, và từ đó tôi không còn được cô chiếu cố chụp hình nữa.
Chở trả tù binh CSBV thì nhiều nhưng nhận lại bạn mình không được bao nhiêu. Cứ vài ngày thì nhận được năm hay mười người. Lâu lâu nhận được một toán vài chục người. Trong một bữa trưa để chờ nhận khoảng 15 hay 16 anh em, nghe nói họ đang được dắt đi bộ từ sáng sớm bên kia Biên giới Campuchia và băng rừng về đây. Tôi ngồi đợi mà lòng bồn chồn, náo nức vì nghe nói trong danh sách có 2 Hoa Tiêu của Phi Đoàn 237 Chinook. Đó là Thiếu Tá Trọng và Trung Úy Thanh, đã bị bắn rớt và bị bắt làm tù binh, còn anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải đã không may phải hy sinh cho Tổ quốc. Bất chợt, 2 chiếc F-5 bay rất thấp qua căn cứ Thiện Ngôn.
Hình minh họa
Trong lúc chúng tôi còn đang ngơ ngác, nhìn theo, không biết lý do gì họ lại bay thấp như vậy. Lúc ngó lại sân bay và những căn lều tranh thì không còn thấy một bóng dáng nào trên mặt đất. Tôi định lên quay máy để liên lạc với UH-1 của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Nhưng súng ống từ đâu đã chỉa vào chúng tôi, những khẩu phòng không cũng đã được lộ ra, đang chỉa lên trời. Chúng tôi bị giữ lại Thiện Ngôn hơn cả giờ, trong suốt thời gian chờ đợi Ủy Ban Quân Sự 4 bên điều đình và thuyết phục đơn vị VC đang đóng tại đây cho chúng tôi cất cánh về Tây Ninh, và điều buồn hơn hết là trong ngày hôm đó các anh em đáng lẽ được trả về với gia đình thì đều bị giữ lại.
Sau khi đã trao trả hết tù binh chính quy CSBV, chúng tôi lại bắt đầu chở tù của những thành phần Mặt Trận Giải Phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC trong đó có cả thành phần Sinh viên hoạt động cho VC. Đây là đám người “Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”.
Những chiếc xe GMC bít bùng chở họ vào phi trường Biên Hoà, rồi được sắp xếp lên Chinook để chúng tôi chở lên Lộc Ninh, một tỉnh nằm sát biên giới Miên Việt, đã bị VC chiếm giữ. Nhắc đến Lộc Ninh không bao giờ tôi quên được Phi Hành Đoàn của Đại Úy Trần Tấn Thọ và Thiếu Úy Ngô Kim Hoàng cùng anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải. Khoảng đầu năm 1971 khi đến đây đáp, móc hàng và bay tiếp tế cho Căn cứ Snoul, Phi Hành Đoàn đã bị phòng không bắn cháy khi vừa tới Snoul. Phi Hành Đoàn bị phỏng nặng, nhưng may mắn không ai bị thiệt mạng. PĐ 237 mất đi 1 Chinook.
Khác với những lần trao trả trước ở Tây Ninh, địa điểm trao đổi lần này diễn ra tại Lộc Ninh, thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng cho nên sự quyết định “Đi hay Ở” của những tù binh VC gặp nhiều khó khăn hơn bởi vấn đề an ninh không được chặt chẽ như ở Tây Ninh. Khi bị kéo lại là bị đánh tơi bời. Tôi chở những người về Biên Hoà mà mặt mày bầm dập, còn dính máu, dầu đã được bên mình băng bó.
Trong kỳ trao trả này, chỉ có trả mà không có nhận, thêm điều buồn là một Nhân viên phi hành của PĐ237 đã hy sinh cho Tổ Quốc vì trúng đạn VC bắn lên khi Chinook đang giảm cao độ để vào đáp Lộc Ninh. Điều này làm cho cả PĐ237 rất đau buồn. Nhưng vì lệnh từ trên đưa xuống cho nên các phi vụ vẫn phải tiếp tục.
Qua những phi vụ trao trả tù binh, đối diện với những điều mắt thấy tai nghe, nhìn thấy rõ con người CSBV và VC, thấy đồng đội bị bắn chết, dầu hiệp định Paris đã ký kết, lệnh ngưng bắn đã ban hành, tôi thấy buồn và chơi vơi vì đàn cọp dữ nay được thả về rừng. Sớm muộn gì cũng sẽ tới phiên chúng tôi, cũng sẽ lãnh những viên đạn thù từ những kẻ mà chúng tôi đã chở trả về. Thật vậy, thời gian không bao lâu, vào cuối năm 1973 trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh thật đẹp, Phi Hành Đoàn chúng tôi đã nhận viên đạn phòng không đầy hận thù gởi tặng ở cao độ 4.500 bộ tại mật khu Đồng Xoài và chỉ trong gang tấc thân xác chúng tôi đã bị nổ thành tro bụi, nhưng Thượng Đế vẫn còn thương và cho tôi sống để tôi có cơ hội kể lại chuyện này.
Hồ Viết Yên
K7/68KQ
PĐ237 / PĐ241 Chinook[/B]
https://www.facebook.com/groups/1051...9383096433124/
Comment