Kẻ bại trận nợ người tử trận!
Mai Bá Kiếm
Cứ đến “tháng ba gãy súng” là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.
Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ Đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các “vùng xôi đậu” thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh năm 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.
Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca hai người, một tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.
Viên trung úy chỉ huy Liên đội Chung sự (chỉ huy nghĩa trang) kể tôi nghe, Nghĩa trang tiếp nhận thi hài tử sĩ từ trận Đồng Xoài, năm 1966. Lúc đó, có quân y vá, đắp, khâu lại các phần thi thể đã mất để thân nhân tử sĩ nhìn bớt đau lòng. Nhưng, từ trận Tết Mậu thân 1968 đến Mùa hè đỏ lửa 1972, 150 tử sĩ nhập về trong một ngày nên quân y vá không xuể!
Trong giờ nghỉ gác, tôi đi coi hết các khâu: Nhận xác, rửa xác, trữ xác, tẩn liệm, an táng. Một chiếc trực thăng hạ cánh, giao bốn tử sĩ từ mặt trận Hậu Nghĩa (Long An bây giờ). Bốn xác được bọc Poncho và buộc vào băng ca bằng dây võng. Do các xác sình lên giống đòn bánh tét, chỗ nào có dây buộc thì khuyết xuống.
Khi đó, tôi bái phục Phạm Duy đặc tả: “Anh trở về trên chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng… Anh trở về chiều hoang trốn nắng. Poncho buồn liệm kín hồn anh“. Khi trực thăng tải thương bốc lên, tôi thấy nó sơn màu trắng, có bốn chữ thập đỏ dưới bụng, hai bên hông và trước mũi.
Các anh lính Chung sự (lo hậu sự) khiêng bốn băng ca vô phòng rửa xác, dùng lưỡi lê, cắt dây võng và Poncho, rồi dùng vòi nước rửa xe thổi bay Poncho, những con còng (xác nằm dưới ruộng) bay ra! Rồi các anh cắt giày, quần áo, rắc Compound xịt nước, ra bọt tuyết trắng xóa. Các thi thể không toàn vẹn được cho vào túi ngủ đưa vô kho lạnh. Đồng hồ, bóp, tư trang được cho vào túi riêng để bàn giao cho thân nhân.
Khi tử sĩ đưa về nghĩa trang, thì đơn vị báo về Chi khu, nơi cha mẹ, vợ của tử sĩ cư ngụ. Chi khu sẽ lấy xe nhà binh chở thân nhân đến nghĩa trang nhận xác và lãnh tiền tử tuất. Họ được ở trong nhà thân nhân, ngủ giường nệm và nhận đồ tang, ăn các món ngon như đám giỗ. Thân nhân, chứng kiến việc lấy xác từ phòng lạnh, liệm vào hòm thiếc bên trong hòm gỗ (để bớt mùi).
Hòm liệm xong được đưa ra khu nhà quàn hình chữ T, ở giữa có ba hòm sĩ quan, bên phải (từ ngoài nhìn vào) khoảng 70 hòm tử sĩ theo đao Phật, Lương. Bên trái có 50 hòm theo Công giáo. Tuy có hòm thiếc bên trong, khu nhà quàn vẫn bốc mùi kinh khủng!
Thượng tọa Thích Thanh Bối (trụ trì Chùa Hải Đức, Phú Nhuận) được xe Jeep chở lên Nghĩa trang hàng ngày để cầu siêu, tụng cúng cơm cho 70 tử sĩ/ ngày. Thầy mặc cà sa, nhưng trong quân bạ ghi lon “đại úy Tuyên úy Phật giáo”.
Khi thầy tụng cúng cơm cho mỗi cái hòm, có hai anh lính đứng hai bên hầu rượu, trà. Đến đoạn “tửu châm” thì rót rượu, “trà châm” thì rót trà. Khi thầy cúng xong, thân nhân tử sĩ đó về phòng nghỉ (vì rất hôi), thầy chuyển qua hòm kế bên thì thân nhân tử sĩ đó đến quỳ lạy. Hết một tua cúng 70 hòm mất hơn hai tiếng! Một ngày, mất năm tiếng cúng, chưa kể thời gian thầy tụng di quan, hạ huyệt cho 60 hòm/ngày!
Trong khi đó, vị linh mục cầm tô nước và cái bông rải trên hòm của 50 tử sĩ Công giáo để làm phép chỉ mất khoảng một tiếng. Sau ngày 30/4/1975, vì “cái lon” đại úy, thầy Thanh Bối bị đi học tập cải tạo hai đợt mất nhiều năm. Khi thầy mất, tro cốt của thầy được chứa trong cái tháp ở chùa Hải Đức. Tôi có một lần đến đây cúng, tạ ơn thầy đã cầu siêu cho 16.000 tử sĩ. Công đức vô lượng!
Nhiều bạn Thủ Đức ra trường nắm trung đội trưởng bộ binh kể lại, sau khi Mỹ cắt viện trợ, anh em bộ binh thiếu thốn trăm bề, ít được trực thăng vận, lội rừng, ruộng suốt ngày đêm, thiếu yểm trợ của Không quân và Pháo binh. Đau xót nhất là thiếu trực thăng tải thương. Khi lính bị thương, chết phải khiêng lui về sau, ra lộ chờ xe cứu thương của Chi khu đến rước!
Mười sáu tháng cuối cuộc chiến đó, tôi may mắn được yên bình học ở Mỹ. Vì vậy, tôi không bao giờ quên ơn các anh đã nằm xuống vì Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm!
Mai Bá Kiếm
29-4-2024
Source :http://hon-viet.co.uk/MaiBaKiem_KeBa...guoiTuTran.htm
Mai Bá Kiếm
Tác giả đốt nhang tưởng nhớ đồng đội. Nguồn: Mai Bá Kiếm
Cứ đến “tháng ba gãy súng” là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.
Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ Đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các “vùng xôi đậu” thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh năm 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.
Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca hai người, một tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.
Viên trung úy chỉ huy Liên đội Chung sự (chỉ huy nghĩa trang) kể tôi nghe, Nghĩa trang tiếp nhận thi hài tử sĩ từ trận Đồng Xoài, năm 1966. Lúc đó, có quân y vá, đắp, khâu lại các phần thi thể đã mất để thân nhân tử sĩ nhìn bớt đau lòng. Nhưng, từ trận Tết Mậu thân 1968 đến Mùa hè đỏ lửa 1972, 150 tử sĩ nhập về trong một ngày nên quân y vá không xuể!
Trong giờ nghỉ gác, tôi đi coi hết các khâu: Nhận xác, rửa xác, trữ xác, tẩn liệm, an táng. Một chiếc trực thăng hạ cánh, giao bốn tử sĩ từ mặt trận Hậu Nghĩa (Long An bây giờ). Bốn xác được bọc Poncho và buộc vào băng ca bằng dây võng. Do các xác sình lên giống đòn bánh tét, chỗ nào có dây buộc thì khuyết xuống.
Khi đó, tôi bái phục Phạm Duy đặc tả: “Anh trở về trên chiếc băng ca. Trên trực thăng sơn màu tang trắng… Anh trở về chiều hoang trốn nắng. Poncho buồn liệm kín hồn anh“. Khi trực thăng tải thương bốc lên, tôi thấy nó sơn màu trắng, có bốn chữ thập đỏ dưới bụng, hai bên hông và trước mũi.
Các anh lính Chung sự (lo hậu sự) khiêng bốn băng ca vô phòng rửa xác, dùng lưỡi lê, cắt dây võng và Poncho, rồi dùng vòi nước rửa xe thổi bay Poncho, những con còng (xác nằm dưới ruộng) bay ra! Rồi các anh cắt giày, quần áo, rắc Compound xịt nước, ra bọt tuyết trắng xóa. Các thi thể không toàn vẹn được cho vào túi ngủ đưa vô kho lạnh. Đồng hồ, bóp, tư trang được cho vào túi riêng để bàn giao cho thân nhân.
Khi tử sĩ đưa về nghĩa trang, thì đơn vị báo về Chi khu, nơi cha mẹ, vợ của tử sĩ cư ngụ. Chi khu sẽ lấy xe nhà binh chở thân nhân đến nghĩa trang nhận xác và lãnh tiền tử tuất. Họ được ở trong nhà thân nhân, ngủ giường nệm và nhận đồ tang, ăn các món ngon như đám giỗ. Thân nhân, chứng kiến việc lấy xác từ phòng lạnh, liệm vào hòm thiếc bên trong hòm gỗ (để bớt mùi).
Hòm liệm xong được đưa ra khu nhà quàn hình chữ T, ở giữa có ba hòm sĩ quan, bên phải (từ ngoài nhìn vào) khoảng 70 hòm tử sĩ theo đao Phật, Lương. Bên trái có 50 hòm theo Công giáo. Tuy có hòm thiếc bên trong, khu nhà quàn vẫn bốc mùi kinh khủng!
Thượng tọa Thích Thanh Bối (trụ trì Chùa Hải Đức, Phú Nhuận) được xe Jeep chở lên Nghĩa trang hàng ngày để cầu siêu, tụng cúng cơm cho 70 tử sĩ/ ngày. Thầy mặc cà sa, nhưng trong quân bạ ghi lon “đại úy Tuyên úy Phật giáo”.
Khi thầy tụng cúng cơm cho mỗi cái hòm, có hai anh lính đứng hai bên hầu rượu, trà. Đến đoạn “tửu châm” thì rót rượu, “trà châm” thì rót trà. Khi thầy cúng xong, thân nhân tử sĩ đó về phòng nghỉ (vì rất hôi), thầy chuyển qua hòm kế bên thì thân nhân tử sĩ đó đến quỳ lạy. Hết một tua cúng 70 hòm mất hơn hai tiếng! Một ngày, mất năm tiếng cúng, chưa kể thời gian thầy tụng di quan, hạ huyệt cho 60 hòm/ngày!
Trong khi đó, vị linh mục cầm tô nước và cái bông rải trên hòm của 50 tử sĩ Công giáo để làm phép chỉ mất khoảng một tiếng. Sau ngày 30/4/1975, vì “cái lon” đại úy, thầy Thanh Bối bị đi học tập cải tạo hai đợt mất nhiều năm. Khi thầy mất, tro cốt của thầy được chứa trong cái tháp ở chùa Hải Đức. Tôi có một lần đến đây cúng, tạ ơn thầy đã cầu siêu cho 16.000 tử sĩ. Công đức vô lượng!
Nhiều bạn Thủ Đức ra trường nắm trung đội trưởng bộ binh kể lại, sau khi Mỹ cắt viện trợ, anh em bộ binh thiếu thốn trăm bề, ít được trực thăng vận, lội rừng, ruộng suốt ngày đêm, thiếu yểm trợ của Không quân và Pháo binh. Đau xót nhất là thiếu trực thăng tải thương. Khi lính bị thương, chết phải khiêng lui về sau, ra lộ chờ xe cứu thương của Chi khu đến rước!
Mười sáu tháng cuối cuộc chiến đó, tôi may mắn được yên bình học ở Mỹ. Vì vậy, tôi không bao giờ quên ơn các anh đã nằm xuống vì Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm!
Mai Bá Kiếm
29-4-2024
Source :http://hon-viet.co.uk/MaiBaKiem_KeBa...guoiTuTran.htm