Thượng du, niềm thương nhớ
Lâm Chương
Lâm Chương
Ngược dòng Thác Bà, lên tận thượng nguồn dựng trại. Trại nằm trong thung lũng, sát chân núi. Núi không có tên. Núi chập chùng trùng điệp, đếm không hết. Cả một vùng bao la núi non hiểm trở trải dài lên tận biên giới, mang chung một tên Hoàng Liên Sơn.
Một thời kỳ nô lệ xa xôi, người da đen Phi Châu bị lùa xuống tàu đi biệt xứ. Tôi cũng bị lùa xuống tàu, nhưng chưa ra khỏi lằn ranh xứ sở. Thời gian không lâu mà tưởng chừng qua một kiếp. Bỏ đời cũ. Quên những buộc ràng quá khứ. Trong nghiệt ngã, suy tư nhiều sẽ không sống nổi. Dằn vặt với thương đau sẽ không còn mạng trở về. Tinh thần đi xuống, thân xác không thể đi lên. Hãy xem mọi hành xác là sự bình thường. Tôi nghĩ thế, và thản nhiên “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” dựng trại.
Lán trại lợp bằng nứa, chung quanh có rào. Hàng rào cũng làm bằng nứa bắt chéo vào nhau, đầu chông nhọn hoắt. Trưởng trại nói rào để cản thú dữ, nhưng ai cũng biết rào để ngăn người từ trong thoát ra ngoài. Cổng trại là lối ra vào độc nhất, có chòi canh kiểm soát. Bên hông trại, còn một chòi canh nữa, cao bằng ngọn cây để quan sát toàn trại. Trên đó, đặt một họng súng đại liên chĩa mũi vào trại. Nơi miền cao thôn bản, súng đạn là thứ duy nhất tượng trưng văn minh của người miền xuôi.
Ở đây, không đo thời gian bằng kim đồng hồ. Trưa nghe chim bắt-cô-trói-cột kêu trên đầu núi, biết đang mùa hạ. Đêm nằm nghe cú rúc ngồi đầu hồi, biết đang mùa đông. Thung lũng ít chịu mặt trời. Âm khí núi rừng pha trong sương đục, nhòa nhòa lán trại. Cái lạnh rờn rợn nhiễm vào người, lâu dần thành quen. Thiên nhiên tập cho con người biết chịu đựng. Về với thiên nhiên, thở cùng cỏ cây. Đi trên đất ẩm, nghe mùi rong rêu lá mục. Làm quen với muỗi đói vắt rừng. Coi thường độc trùng rắn rít. Ngồi lặng hàng giờ, ngắm những bông hoa dại âm thầm ngoi lên từ kẽ đá. Thưởng thức tinh hoa của đất trời, cũng là một cách dưỡng sinh. Dựa lưng gốc đại thụ, thấu lẽ câm nín ngàn đời. Quên chuyện ngày trước. Bỏ chuyện ngày sau. Sống đời hoang dã. Thú rừng vô tâm không biết buồn. Ai nặng thất tình lục dục dễ bỏ mình giữa chốn thâm sơn.
Gió lớn bốn phương về ngang thung lũng, bỗng trở mình cuộn thành cơn lốc. Lá khô bị hốt lên cao, rồi tung ra như bướm tan đàn bay tứ tán. Cái nóng mùa khô gió Lào không đủ ấm lòng thung lũng. Gió rừng không sát đất. Gió rì rào trên đọt cây. Dường xa xôi vọng lại. Dường gần gũi bên mình. Đời đang khốn khó mà nghe như có tiếng thì thầm của một quê nhà cách trở.
Ở đây, thường nghe gió hú. Các cụ già người Dao ngồi hơ tay bên bếp lửa chiều đông, kể bao nhiêu là chuyện âm hồn nương theo gió, về đậu trên ngọn rừng tru thảm khốc. Thầy Mo thương những hồn cô quạnh, không nỡ đuổi đi. Tôi, người mạt khách phương xa. Nghe chuyện thần linh ma quỷ. Nghe truyền thuyết bao đời cha ông của người Tày người Dao. Nghe bài ca gắn bó núi rừng. Thấm thía muốn trở thành người Tày người Dao để đêm đêm nằm dưới mái nhà sàn, thấy cây cỏ mọc đầy trong giấc chiêm bao. Tôi, kẻ trí cùn, không thuộc hết bài trường ca thôn bản, viết lại bằng mường tượng nhớ nhớ quên quên:
Bản ta có bếp lửa bằng tuổi ngôi nhà
Có người già bằng cây cổ thu.
Sống trăm năm bóng đè ngọn núi
Sinh con đẻ cái
Ở cùng cây rừng
Ở cùng đá núi
Đất cho cái ăn lấy từ nương rẫy
Nước cho cái uống lấy từ khe xanh
Thịt da thấm sương mù
Bàn tay rắn rỏi
Vỡ đất cho hạt lên mầm
Buổi sáng giắt con dao quắm
Vác cái xà gạc trên vai
Đội lá rẻ gai vào rừng
Bắt con mang con mển
Bắt con nhím con trăn
Chặt cây giang cây nứa cây vầu
Đốn cây trắc cây lim cây gụ
Đẽo gỗ làm nhà sàn
Nuôi bếp lửa trừ tà xâm nhập
Bản ta có thầy Mo
Quen với Thần Rừng Thần Núi
Biết vẽ bùa làm phép
Gọi âm binh che chở bản làng
Không sợ con cú mèo trù rủa
Không sợ con beo con báo
Về rình trong đêm tối
Thầy Mo gọi ông Trời
Cho cái mưa cái nắng
Nuôi cây lớn lên nuôi người lớn lên
Giống giòng đời đời nối tiếp...
Tôi không hiểu ngôn ngữ người sắc tộc. Nhưng khi cụ già người Dao cất giọng, nghe như tiếng kêu trầm thống và một nỗi gì như nỗi tàn phai đang đổ xuống núi rừng lồng lộng hồng hơn. Không như ngâm thơ. Không như hát tân cổ nhạc. Không như tụng kinh. Cái âm lên không bổng, xuống không trầm. Ê a lê lết kéo dài áo não. Từa tựa như pháp sư đọc thần chú. Một sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Lẩn khuất trong lời ca, có niềm bi tráng. Cụ già chuyển ngữ bằng lời Việt. Tôi rắp tâm ghi nhớ trong lòng, mà lòng tôi thì nhòa dần theo ngày tháng nắng mưa.
Những chiều thu yên ả, ngồi trên lưng chừng núi nhìn xuống rừng. Khói nghi ngút bốc lên từ những mái nhà sàn, núp sau vòm cây. Nhớ cái bếp người thượng du. Đốm lửa đầu tiên thỉnh từ thầy Mo đem về gầy nên bếp lửa. Và đốm lửa ấy, âm ỉ ngún hồi theo thời gian, tồn tại cùng với ngôi nhà. Người Dao tin rằng lửa xua đi bóng tối ma quỷ. Muốn cho nhà cửa bình yên, phải giữ lửa hoài trong bếp. Tôi cũng muốn tin như thế, tin bất cứ điều gì huyền bí để trong tuyệt vọng, tinh thần còn có thiêng liêng làm chỗ dựa.
Những người khách bất đắc dĩ từ phương Nam xa xơi đến đây, đều ghê mùa đông Việt Bắc. Mùa đông. Ngày chưa chiều, trời đã chạng vạng từ lúc mới ra đi.
Mùa đông đến mưa phùn gió bấc
Suốt mùa đông không thấy mặt trời
Ngày xám âm ụ Mưa phùn nhẹ như sương muối, thấm ẩm áo quần. Gió bấc hiu hiu, thổi cái buốt luồn vào tận xương. Vác bó nứa dài lê thê xuống núi. Đất nhão. Dốc trơn. Trượt té. Vấp ngã. Tay chân xây xước, chảy máu mà không đau. Da thịt lạnh tê, mất cảm giác.
Đường đi khó, Không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Có thật vậy không? Câu nói của Nguyễn Bá Học một thời lấy làm kim chỉ nam, dù hàm chỉ nghĩa bóng, giờ đây, bỗng thấy sáo rỗng. Những ai đang trên dốc đời khổ sở mới biết được cây thập tự giá trên vai Chúa Giê-Su nặng dường nào. Có vào địa ngục mới cảm thông kẻ chịu cảnh A Tỳ. Ngồi một chỗ lý thuyết suông, nói những câu triết lý để đời dễ hơn là đối mặt với thực tại gian truân. Những hình nhân tiều tụy rách rưới, vượt qua được một mùa đông là đi thêm một chặng đường vô vọng. Sự vô vọng giết người. Càng lấn sâu vào con đường vô vọng, càng gần sự chết. Chết đủ mọi cách. Đói làm suy dinh dưỡng, thân xác không còn sức đề kháng với bệnh tật. Thậm chí, cảm xoàng cũng chết. Chung quy, cũng vì không thấy được ánh sáng phía cuối con đường vô vọng. Tôi có người bạn cùng cảnh ngộ, khi đi tiêu thấy phân có lẩn chút đàm, ứa nước mắt. Tao tới số rồi. Nếu mày còn có ngày về, cho vợ con tao biết ngày cúng giỗ. Anh bị kiết lỵ. Bị kiết lỵ coi như Ngọc Hoàng giũ sổ. Tất cả thuốc men đã bị tịch thu từ lúc mới đặt chân ra đất Bắc. Ở đây, rau sam đâm dập, vắt lấy nước uống được coi là thuốc trị bệnh kiết lỵ. Ban đầu, anh còn đi ra nhà cầu. Ngày thứ hai, tôi đào cái hố nhỏ ngồi vách lán cho anh ngồi đó. Tôi phải đi rừng. Không ai săn sóc, anh bị ra hố giữa cái lạnh mùa đông dao cắt. Sau, anh nằm luôn trong lán sạp. Ỉa ra máu. Không cần mặc quần nữa. Một kẻ có quyền từ trên khung xuống, đứng nhìn anh. Mặt lạnh. Không biểu hiện căm thù hay thương xót. Không ai có thể đoán được trong cái đầu ấy đang nghĩ gì. Hỏi có cần gì không? Bạn tôi thều thào, xin một cục đường và gói mì ăn liền. Câu trả lời dứt khoát. Đường, có ngay. Mì, xứ này không đào đâu ra được. Yêu cầu đã thỏa mãn một nửa như ân huệ cuối cùng. Tôi đưa bạn về đất, an nghỉ dưới chân đồi. Nước mắt tôi chảy ngược, không có giọt nào nhỏ xuống cho anh.
Thời mạt vận quỷ thần quay mặt
Nghiến chặt răng kình với tai ương
Người bỏ cuộc đi về với đất
Chiếu bó thây nằm lại rẫy nương
Bốn mùa đều có người đi không trở lại. Nhưng mùa đông khắc nghiệt là thời điểm dễ nhất để vĩnh biệt thế gian. Tử Thần lãng vãng đâu đây, làm sao lánh mặt? Tôi nhớ loáng thoáng trong Thiền Luận: “Tất cả đều là phương tiện tu hành”. Trước nghịch cảnh, tôi áp dụng ngay câu này để hóa giải mọi thương đau, biến nhọc nhằn thành phương tiện. Bàng Uẩn xem bửa củi gánh nước là thần thông diệu dụng. Sao tôi không xem đốn cây cuốc đất là một cách tập dưỡng sinh? Và, tôi đã đi qua mùa đông, đi qua nhiều mùa đông rét mướt bằng sự thư thái riêng tôi. Một kẻ có quyền sau nhiều ngày nhận xét đã phê bình cách làm việc của tôi: “Giơ cuốc lên, cò ỉa. Hạ cuốc xuống, mối xông”. Câu nói làm tôi sửng sốt. Diễn tả động tác chậm, không có cái chậm nào bằng. Từ từ giơ cuốc lên, chậm như ngừng lại. Thời gian lâu đủ để con cò đậu trên cái cuốc và ỉa. Hạ xuống cũng chậm, đến nỗi trước khi nhấc cuốc lên thì mối đã xông thành tổ. Một lối diễn tả độc đáo. Rất bình dân mà cũng rất tuyệt vời. Tôi mãi lấy làm lý thú vì câu nói ngộ nghĩnh, quên cái hậu quả tai hại sau khi bị phê bình. Cứ thế, thân bị kềm chế mà ý thì phất phơ như chuyện đùa. Tưởng như hồn và xác chẳng dính dấp gì nhau.
Nhiều đêm. Tôi nghe tiếng chắc lưỡi của những người chung quanh. Những con Thạch Sùng không ngủ, nằm trằn trọc nuối tiếc hồi một thời quyền uy son vàng đã mất. Cánh cửa quá khứ đã khép lại. Nhưng cái dư âm vi vu còn đủ sức ném bao người qua cửa tử. Nuối tiếc và thống hận là chất cường toan bào mòn tâm phế. Người xưa uất khí mà trào máu họng. Đời nay, không thấy có ai. Lác đác có dăm anh hùng sĩ khí thì đã cầm súng tự bắn vào đầu, chết hết rồi. Kể chi những kẻ bợ đít mà nên danh phận. Ngồi trên đầu thiên hạ mà chăn dân. Nằm trên bụng đàn bà mà xua quân vào trận mạc. Gặp thế biến, phóng nước đại tháo thân nhanh hơn ngựa chạy trường đua. Bao giờ thấy những phường cẩu trệ bất nhân chiếm giữ những ngôi vị trọng yếu quốc gia, là điềm báo trước một chế độ suy tàn. Đó là quy luật của mỗi lần lịch sử sắp sang trang. Và cái hậu quả tất yếu của nó, một số người sẽ bị xô xuống hầm tai họa. Trách ai thì chuyện cũng đã rồi. Chắc lưỡi là buông thêm một dấu chấm than (!), tượng hình cho giọt nước mắt rớt xuống đời mình. Đời mình vốn đã ướt đẫm từ khi lầm lỡ đem thân giao cho kẻ ác. Thôi thì lo “bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần”, giữ cái bổn mạng được ngày nào hay ngày ấy. Sầu bi là tự nghiến đứt sợi dây đang treo mình trên vực thẳm.
Nếu không mặc cảm lưu đày thì sống với núi rừng là một kỳ thú. Người Tày người Dao sinh ra, lớn lên ở đây. Một nơi mà ánh sáng văn minh chưa hề chiếu rọi. Trong nhà họ, ngồi những cái cuốc con dao cái rìu làm bằng kim khí, tất cả những vật dụng còn lại đều bằng gỗ hoặc đất nung: ống bương đựng nước, nồi đất nấu cơm…
Những ngôi nhà sàn thường được dựng gần nguồn nước. Trên thế núi cao, mây ngấm hơi nước vào đất, chảy ra từ trong khe đá. Người ta dùng cây bương, đục bỏ những cái mắc làm máng dẫn nước. Nhiều cây bương nối nhau thành cái máng dài, đưa nước về tận chân nhà sàn. Nguồn nước vô tận ấy, chảy hoài không dứt. Người thượng du lợi dụng nguồn nước thiên nhiên để làm cối nước giã gạo theo nguyên tắc đánh đu, đòn bẫy. Buổi sáng, trước khi “giắt con dao quắm, vác cái xà gạc” lên rừng, họ cho một lượng thóc vừa đủ ăn trong ngày, vào cối. Cứ vài phút, cái chày giã xuống một lần đều đặn. Chiều về, họ trút thóc ra nia, sàng sãy lấy gạo nấu cơm. Và, trên nóc nhà sàn, khói chiều nghi ngút bốc lên. Đời sống đơn giản, êm đềm biết bao. Tôi mơ ước một đời sống như thế, không xuống tóc đi tu mà lòng cũng tịnh yên thoát tục.
Những năm tháng làm người khách bất đắc dĩ của miền thượng du, có một dạo tôi được chỉ định chăn bò. Hai người chăn đàn bò bốn mươi con. Một trong hai người ấy, chết vì bệnh sốt rừng. Tôi là người được điền vào khoảng trống. Không phải ngẫu nhiên. Tôi vốn có bệnh bao tử, lại không được điều trị bằng thuốc men. Ở đây, bất cứ bệnh gì cũng được điều trị bằng một phương pháp rất ư là quái đản: lao động trị liệu, như chặt cây, đốn củi, vác nứa, cuốc đất, trồng khoai v.v… Trong tình huống ấy, tôi luôn luôn tạo cho mình bộ mặt nhăn nhó trường kỳ để mỗi lần, kẻ có quyền nhìn thấy tôi như thấy một hiện tượng khó chịu. Họ chỉ muốn đẩy tôi đi cho khuất mắt. Nhưng tôi cứ hiện diện, cứ èo uột sống hồi. Cuối cùng, họ cũng tìm được cách để ít phải nhìn mặt tôi. Đó là lý do tôi được chỉ định chăn bò. Sáng ra trại, mãi đến chiều mới vác mặt trở về. Yên thân.
Buổi sáng, mở cửa chuồng. Con bò bô đầu đàn sẽ ra đầu tiên, tự động đi theo người dẫn đường. Đàn bò còn lại, lần lượt kéo theo sau. Và, một người đi sau cùng, cầm roi đét vào đít những con đi chậm, hoặc đưa mỏ ngấm nghé cỏ lá dọc đường. Đến một khoảng đất trống nào đó, người dẫn đường dừng lại. Đàn bò sẽ phân tán đi ăn chung quanh, trên những núi đồi bát ngát màu xanh. Trưa trời đứng bóng, tôi che tay lên miệng làm loa, gọi: “Bò…ơi… Bò… ơi…”. Âm thanh vang vọng núi rừng. Đàn bò lục tục về điểm tập trung, nằm nhơi cỏ. Lúc trời xế bóng, tôi đá đít con bò đầu đàn đứng dậy, nói lớn: “Bò… đi… ăn... ” Đàn bò lại phân tán. Buổi chiều, tôi che tay làm loa lần nữa, gọi: “Bò… về… Bò… về…” Tại điểm tập trung, sau khi đếm đủ số bò, con bò đầu đàn lại theo người dẫn đường về chuồng trại.
Bò rất hiền và khôn, có thể hiểu được một số tiếng người thường dùng với nó. Những con bò chửa, nếu sinh con ngoài rừng, bò con đi chưa vững, khi nghe tiếng gọi: “Bò… về…”, bò mẹ sẽ giấu con trong lùm bụi để trở lại điểm tập trung. Nhưng nó sẽ lẩn quẩn không chịu về. Người chăn không biết nó mới sinh nên đánh đuổi, bắt phải về. Bò con ở lại, im lặng một mình suốt đêm trong rừng. Sáng ra, vừa mở cửa chuồng, bị mẹ chạy trước, qua mặt người dẫn đường, đến chỗ cũ đón con. Gần tới nơi, bị mẹ liên tiếp kêu ọ… ọ… ọ… Và, bị con đang trốn trong lùm, lảo đảo đi ra. Nó mừng rỡ, quyến luyến, làm nũng cọ dựa vào mẹ. Bò mẹ âu yếm bằng cách liếm khắp mình bò con. Nghĩ đến sự vô tình làm chia cách mẹ con suốt đêm qua, tôi vỗ nhẹ lên đầu bò mẹ, vuốt ve bò con như một cách tỏ lòng cảm thông, ân hận.
Tôi nhớ trước đây, cũng đã có lần chứng kiến một cảnh não lòng. Ngoài bốn mươi con bò, trại có nuôi ba con trâu: hai con trâu già và một con nghé. Một ngày gần Tết, người ta lùa trâu cha và con nghé đi ăn. Riêng trâu mẹ bị lùa vào trại, giao cho nhà bếp làm thịt. Chiều về không thấy mẹ, con nghé đứng rống thảm thiết. Sáng hơm sau, vừa được mở cửa chuồng, hai con trâu chạy xăm xăm vào trại, đến trước nhà bếp. Trâu cha đứng ngóc mỏ lên trời, hả họng như kêu một tiếng vô thanh dài xé ruột. Con nghé cúi gầm xuống, đi chung quanh nhà bếp, kêu é… ọ… é… ọ… gọi mẹ và ngửi đất. Cái hơi hướm của mẹ nó còn phảng phất đâu đây, sau khi bị phanh thây xẻ thịt. Cuối cùng, một điều hết sức đau lòng, trâu cha và con nghé đứng ngơ ngẩn nhìn nhau chảy nước mắt. Trời ơi, loài vật mà biết chảy nước mắt thì loài người cầm lòng sao đặng! Liên tiếp cả mười ngày sau đó, buổi sáng nào trước khi đi ăn, trâu cha cũng dẫn con nghé đến trước nhà bếp đứng khóc. Cảnh tượng ấy, không bao giờ tôi quên. Không bao giờ quên.
Có lẽ, những ngày đi chăn bò là thời gian nhàn du thoải mái nhất của đời tôi. Lang thang giữa núi rừng. Đứng trên cao, ngắm mây đùn lên từ những lũng sâu, lướt thướt kéo qua chân núi. Trong phút chốc, tôi bỗng thấy mình như kẻ tu tiên lánh đời, tìm thuốc trường sinh trong hoa ngàn cỏ nội. Tôi cũng thường ngang qua nương rẫy. Ghé lại ngồi chơi với cụ già người Dao. Cụ dạy tôi hút thuốc lào mà không cần cái điếu cày. Bằng cách miệng ngậm nước, quấn thuốc trong chiếc lá, châm lửa, rít một hơi dài, ém khói và nhổ nước ra. Tôi tập nhiều lần, nhưng không làm được. Cụ kể tôi nghe về phong tục tập quán người dân thôn bản. Kể tôi nghe về đời cụ. Một điều làm tôi ngạc nhiên, cụ chưa bao giờ đi đâu xa quá một ngày đường. Tơi ước lượng khoảng cách ấy, không hơn năm mươi cây số. Cụ hỏi tôi từ đâu đến đây, và tại sao tôi nói được tiếng Việt? Qua câu hỏi, tôi biết trong thâm tâm cụ, miền Nam là một nước khác. Cụ có vẻ buồn khi nhắc đến những người con trai của núi rừng, bỏ thôn bản đi làm giải phóng miền Nam. Phần đông đi biệt không về. Một số rất ít trở về, kể chuyện Sài Gòn có cái nhà lầu cao bảy tầng và thành vua rất tráng lệ. Cụ không tin con người có thể cất được cái nhà bảy tầng. Nhưng tin rằng, nếu vua Sài Gòn không chịu đầu hàng thì quân Cách Mạng sẽ bắn nát thành vua. Nhân chuyện cụ già, tôi nhớ trên chuyến xe lửa chở tù lên Yên Bái. Một người bộ đội hỏi tôi, thằng Pho có đi học tập chuyến này không? Tôi hỏi lại, thằng Pho nào? Thằng Pho (Ford), tổng thống Mỹ đấy. Tôi đáp gọn, nó đang ở bên Mỹ. Anh ta tiếc rẻ, thế à? Nó cũng chạy thoát? Uổng thật! Dân trí như thế, mà người ta tuyên truyền rằng ánh sáng văn minh đèn điện đã soi rọi khắp các vùng nông thôn, rừng núi.
Tâm hồn người thượng du mộc mạc như đời sống của họ. Sáng sớm, rời mái nhà sàn, họ lên rẫy hoặc đi săn bẫy thú rừng. Bước chân không có tiếng động. Âm thầm hoang dã. Thỉnh thoảng, nghe tiếng đốn cây vọng lại. Cái âm thanh khơ khốc lẻ loi như từ thinh không rớt xuống núi rừng u tịch. Buổi tối, những người trẻ đi ngủ rất sớm. Người già ngồi trầm ngâm trong ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu chai. Đời họ, không có gì vui cũng chẳng có gì buồn. Thời gian lặng lẽ trôi qua, họ tưởng như thiên nhiên muôn đời vẫn thế. Làm sao họ nhìn thấy được sự biến đổi chậm chạp của núi rừng, khi cuộc đời quá ngắn.
Mấy mươi năm về trước, có một số người miền xuôi, đi lính Tây, bị đày lên đây. Bây giờ, họ đã già lắm. Và con cháu họ cũng đã trở thành người của thượng du, nhưng họ không ở nhà sàn. Cái sân trước nhà không mọc cỏ. Chung quanh có trồng vài loại cây ăn trái. Ở mãi một nơi nào rồi cũng nhận nơi đó làm quê hương. Nếu đời cha không nhận, đời con cũng nhận. Thiên địa vô nhân. Núi rừng không vì một ai hết. Trời đất lặng thinh. Bốn mùa vẫn luân chuyển nắng mưa. Hoa lá trên ngàn vẫn xanh thắm. Không vì mặc cảm đọa đày mà con người ghét cả thiên nhiên.
Một ngày mưa dầm, tôi được lệnh chuyển trại. Thời thế đã đến hồi gay cấn. Quân của hai bên đã dàn ra, đối mặt trên biên giới. Rồi đây, núi rừng lại ầm vang tiếng súng. Người dân hiền hồ vô tội của thôn bản là nạn nhân trực tiếp hứng chịu những sấm sét do chính con người gây ra.
Con đường phía trước tôi, khơng biết sẽ về đâu. Trí tôi bỗng hiện ra những dốc đèo uốn khúc sơn khê. Những con suối mùa chảy xiết ngày mưa. Những thôn bản im vắng trưa hè. Tôi như nghe tiếng chim bắt-cô-trói-cột gọi buồn thê thiết. Nghe con áo đà, con nai đêm đêm “béc” ngồi đồi tranh cô quạnh. Nhìn lại, lán trại đìu hiu. Cái sạp, nơi tôi nằm trống hoang lạnh lẽo. Mới đây mà cơ hồ đóng bụi. Cái ống bương đựng nước rửa mặt mỗi sáng, nghiêng đổ dưới sàn. Cái giò phong lan, tôi đem về từ ngồi rừng treo trên vách nứa, như cũng có hồn biết rầu rĩ chia xạ Hàng rào trại không còn cần thiết nữa, bị phá một khoảng để lấy lối đi tắt, cũng làm tơi nao lòng. Chẳng phải tôi đã từng khó chịu vì cái hàng rào này, và mong được ở ngoài vòng kiềm tỏa của nó hay sao? Rời khỏi nơi đây, một chốn đã trở thành thân quen, tất cả những gì bỏ lại đều làm tôi thương nhớ. Ra đi, tôi ngó lại trong mưa, những dãy núi Hoàng Liên Sơn mù mù, đẹp như tranh và hùng vĩ biết bao. Xin chào từ biệt những người cùng chung cảnh ngộ, đã đến đây và vĩnh viễn nằm lại núi rừng thượng du.
Lâm Chương
Một thời kỳ nô lệ xa xôi, người da đen Phi Châu bị lùa xuống tàu đi biệt xứ. Tôi cũng bị lùa xuống tàu, nhưng chưa ra khỏi lằn ranh xứ sở. Thời gian không lâu mà tưởng chừng qua một kiếp. Bỏ đời cũ. Quên những buộc ràng quá khứ. Trong nghiệt ngã, suy tư nhiều sẽ không sống nổi. Dằn vặt với thương đau sẽ không còn mạng trở về. Tinh thần đi xuống, thân xác không thể đi lên. Hãy xem mọi hành xác là sự bình thường. Tôi nghĩ thế, và thản nhiên “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” dựng trại.
Lán trại lợp bằng nứa, chung quanh có rào. Hàng rào cũng làm bằng nứa bắt chéo vào nhau, đầu chông nhọn hoắt. Trưởng trại nói rào để cản thú dữ, nhưng ai cũng biết rào để ngăn người từ trong thoát ra ngoài. Cổng trại là lối ra vào độc nhất, có chòi canh kiểm soát. Bên hông trại, còn một chòi canh nữa, cao bằng ngọn cây để quan sát toàn trại. Trên đó, đặt một họng súng đại liên chĩa mũi vào trại. Nơi miền cao thôn bản, súng đạn là thứ duy nhất tượng trưng văn minh của người miền xuôi.
Ở đây, không đo thời gian bằng kim đồng hồ. Trưa nghe chim bắt-cô-trói-cột kêu trên đầu núi, biết đang mùa hạ. Đêm nằm nghe cú rúc ngồi đầu hồi, biết đang mùa đông. Thung lũng ít chịu mặt trời. Âm khí núi rừng pha trong sương đục, nhòa nhòa lán trại. Cái lạnh rờn rợn nhiễm vào người, lâu dần thành quen. Thiên nhiên tập cho con người biết chịu đựng. Về với thiên nhiên, thở cùng cỏ cây. Đi trên đất ẩm, nghe mùi rong rêu lá mục. Làm quen với muỗi đói vắt rừng. Coi thường độc trùng rắn rít. Ngồi lặng hàng giờ, ngắm những bông hoa dại âm thầm ngoi lên từ kẽ đá. Thưởng thức tinh hoa của đất trời, cũng là một cách dưỡng sinh. Dựa lưng gốc đại thụ, thấu lẽ câm nín ngàn đời. Quên chuyện ngày trước. Bỏ chuyện ngày sau. Sống đời hoang dã. Thú rừng vô tâm không biết buồn. Ai nặng thất tình lục dục dễ bỏ mình giữa chốn thâm sơn.
Gió lớn bốn phương về ngang thung lũng, bỗng trở mình cuộn thành cơn lốc. Lá khô bị hốt lên cao, rồi tung ra như bướm tan đàn bay tứ tán. Cái nóng mùa khô gió Lào không đủ ấm lòng thung lũng. Gió rừng không sát đất. Gió rì rào trên đọt cây. Dường xa xôi vọng lại. Dường gần gũi bên mình. Đời đang khốn khó mà nghe như có tiếng thì thầm của một quê nhà cách trở.
Ở đây, thường nghe gió hú. Các cụ già người Dao ngồi hơ tay bên bếp lửa chiều đông, kể bao nhiêu là chuyện âm hồn nương theo gió, về đậu trên ngọn rừng tru thảm khốc. Thầy Mo thương những hồn cô quạnh, không nỡ đuổi đi. Tôi, người mạt khách phương xa. Nghe chuyện thần linh ma quỷ. Nghe truyền thuyết bao đời cha ông của người Tày người Dao. Nghe bài ca gắn bó núi rừng. Thấm thía muốn trở thành người Tày người Dao để đêm đêm nằm dưới mái nhà sàn, thấy cây cỏ mọc đầy trong giấc chiêm bao. Tôi, kẻ trí cùn, không thuộc hết bài trường ca thôn bản, viết lại bằng mường tượng nhớ nhớ quên quên:
Bản ta có bếp lửa bằng tuổi ngôi nhà
Có người già bằng cây cổ thu.
Sống trăm năm bóng đè ngọn núi
Sinh con đẻ cái
Ở cùng cây rừng
Ở cùng đá núi
Đất cho cái ăn lấy từ nương rẫy
Nước cho cái uống lấy từ khe xanh
Thịt da thấm sương mù
Bàn tay rắn rỏi
Vỡ đất cho hạt lên mầm
Buổi sáng giắt con dao quắm
Vác cái xà gạc trên vai
Đội lá rẻ gai vào rừng
Bắt con mang con mển
Bắt con nhím con trăn
Chặt cây giang cây nứa cây vầu
Đốn cây trắc cây lim cây gụ
Đẽo gỗ làm nhà sàn
Nuôi bếp lửa trừ tà xâm nhập
Bản ta có thầy Mo
Quen với Thần Rừng Thần Núi
Biết vẽ bùa làm phép
Gọi âm binh che chở bản làng
Không sợ con cú mèo trù rủa
Không sợ con beo con báo
Về rình trong đêm tối
Thầy Mo gọi ông Trời
Cho cái mưa cái nắng
Nuôi cây lớn lên nuôi người lớn lên
Giống giòng đời đời nối tiếp...
Tôi không hiểu ngôn ngữ người sắc tộc. Nhưng khi cụ già người Dao cất giọng, nghe như tiếng kêu trầm thống và một nỗi gì như nỗi tàn phai đang đổ xuống núi rừng lồng lộng hồng hơn. Không như ngâm thơ. Không như hát tân cổ nhạc. Không như tụng kinh. Cái âm lên không bổng, xuống không trầm. Ê a lê lết kéo dài áo não. Từa tựa như pháp sư đọc thần chú. Một sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Lẩn khuất trong lời ca, có niềm bi tráng. Cụ già chuyển ngữ bằng lời Việt. Tôi rắp tâm ghi nhớ trong lòng, mà lòng tôi thì nhòa dần theo ngày tháng nắng mưa.
Những chiều thu yên ả, ngồi trên lưng chừng núi nhìn xuống rừng. Khói nghi ngút bốc lên từ những mái nhà sàn, núp sau vòm cây. Nhớ cái bếp người thượng du. Đốm lửa đầu tiên thỉnh từ thầy Mo đem về gầy nên bếp lửa. Và đốm lửa ấy, âm ỉ ngún hồi theo thời gian, tồn tại cùng với ngôi nhà. Người Dao tin rằng lửa xua đi bóng tối ma quỷ. Muốn cho nhà cửa bình yên, phải giữ lửa hoài trong bếp. Tôi cũng muốn tin như thế, tin bất cứ điều gì huyền bí để trong tuyệt vọng, tinh thần còn có thiêng liêng làm chỗ dựa.
Những người khách bất đắc dĩ từ phương Nam xa xơi đến đây, đều ghê mùa đông Việt Bắc. Mùa đông. Ngày chưa chiều, trời đã chạng vạng từ lúc mới ra đi.
Mùa đông đến mưa phùn gió bấc
Suốt mùa đông không thấy mặt trời
Ngày xám âm ụ Mưa phùn nhẹ như sương muối, thấm ẩm áo quần. Gió bấc hiu hiu, thổi cái buốt luồn vào tận xương. Vác bó nứa dài lê thê xuống núi. Đất nhão. Dốc trơn. Trượt té. Vấp ngã. Tay chân xây xước, chảy máu mà không đau. Da thịt lạnh tê, mất cảm giác.
Đường đi khó, Không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Có thật vậy không? Câu nói của Nguyễn Bá Học một thời lấy làm kim chỉ nam, dù hàm chỉ nghĩa bóng, giờ đây, bỗng thấy sáo rỗng. Những ai đang trên dốc đời khổ sở mới biết được cây thập tự giá trên vai Chúa Giê-Su nặng dường nào. Có vào địa ngục mới cảm thông kẻ chịu cảnh A Tỳ. Ngồi một chỗ lý thuyết suông, nói những câu triết lý để đời dễ hơn là đối mặt với thực tại gian truân. Những hình nhân tiều tụy rách rưới, vượt qua được một mùa đông là đi thêm một chặng đường vô vọng. Sự vô vọng giết người. Càng lấn sâu vào con đường vô vọng, càng gần sự chết. Chết đủ mọi cách. Đói làm suy dinh dưỡng, thân xác không còn sức đề kháng với bệnh tật. Thậm chí, cảm xoàng cũng chết. Chung quy, cũng vì không thấy được ánh sáng phía cuối con đường vô vọng. Tôi có người bạn cùng cảnh ngộ, khi đi tiêu thấy phân có lẩn chút đàm, ứa nước mắt. Tao tới số rồi. Nếu mày còn có ngày về, cho vợ con tao biết ngày cúng giỗ. Anh bị kiết lỵ. Bị kiết lỵ coi như Ngọc Hoàng giũ sổ. Tất cả thuốc men đã bị tịch thu từ lúc mới đặt chân ra đất Bắc. Ở đây, rau sam đâm dập, vắt lấy nước uống được coi là thuốc trị bệnh kiết lỵ. Ban đầu, anh còn đi ra nhà cầu. Ngày thứ hai, tôi đào cái hố nhỏ ngồi vách lán cho anh ngồi đó. Tôi phải đi rừng. Không ai săn sóc, anh bị ra hố giữa cái lạnh mùa đông dao cắt. Sau, anh nằm luôn trong lán sạp. Ỉa ra máu. Không cần mặc quần nữa. Một kẻ có quyền từ trên khung xuống, đứng nhìn anh. Mặt lạnh. Không biểu hiện căm thù hay thương xót. Không ai có thể đoán được trong cái đầu ấy đang nghĩ gì. Hỏi có cần gì không? Bạn tôi thều thào, xin một cục đường và gói mì ăn liền. Câu trả lời dứt khoát. Đường, có ngay. Mì, xứ này không đào đâu ra được. Yêu cầu đã thỏa mãn một nửa như ân huệ cuối cùng. Tôi đưa bạn về đất, an nghỉ dưới chân đồi. Nước mắt tôi chảy ngược, không có giọt nào nhỏ xuống cho anh.
Thời mạt vận quỷ thần quay mặt
Nghiến chặt răng kình với tai ương
Người bỏ cuộc đi về với đất
Chiếu bó thây nằm lại rẫy nương
Bốn mùa đều có người đi không trở lại. Nhưng mùa đông khắc nghiệt là thời điểm dễ nhất để vĩnh biệt thế gian. Tử Thần lãng vãng đâu đây, làm sao lánh mặt? Tôi nhớ loáng thoáng trong Thiền Luận: “Tất cả đều là phương tiện tu hành”. Trước nghịch cảnh, tôi áp dụng ngay câu này để hóa giải mọi thương đau, biến nhọc nhằn thành phương tiện. Bàng Uẩn xem bửa củi gánh nước là thần thông diệu dụng. Sao tôi không xem đốn cây cuốc đất là một cách tập dưỡng sinh? Và, tôi đã đi qua mùa đông, đi qua nhiều mùa đông rét mướt bằng sự thư thái riêng tôi. Một kẻ có quyền sau nhiều ngày nhận xét đã phê bình cách làm việc của tôi: “Giơ cuốc lên, cò ỉa. Hạ cuốc xuống, mối xông”. Câu nói làm tôi sửng sốt. Diễn tả động tác chậm, không có cái chậm nào bằng. Từ từ giơ cuốc lên, chậm như ngừng lại. Thời gian lâu đủ để con cò đậu trên cái cuốc và ỉa. Hạ xuống cũng chậm, đến nỗi trước khi nhấc cuốc lên thì mối đã xông thành tổ. Một lối diễn tả độc đáo. Rất bình dân mà cũng rất tuyệt vời. Tôi mãi lấy làm lý thú vì câu nói ngộ nghĩnh, quên cái hậu quả tai hại sau khi bị phê bình. Cứ thế, thân bị kềm chế mà ý thì phất phơ như chuyện đùa. Tưởng như hồn và xác chẳng dính dấp gì nhau.
Nhiều đêm. Tôi nghe tiếng chắc lưỡi của những người chung quanh. Những con Thạch Sùng không ngủ, nằm trằn trọc nuối tiếc hồi một thời quyền uy son vàng đã mất. Cánh cửa quá khứ đã khép lại. Nhưng cái dư âm vi vu còn đủ sức ném bao người qua cửa tử. Nuối tiếc và thống hận là chất cường toan bào mòn tâm phế. Người xưa uất khí mà trào máu họng. Đời nay, không thấy có ai. Lác đác có dăm anh hùng sĩ khí thì đã cầm súng tự bắn vào đầu, chết hết rồi. Kể chi những kẻ bợ đít mà nên danh phận. Ngồi trên đầu thiên hạ mà chăn dân. Nằm trên bụng đàn bà mà xua quân vào trận mạc. Gặp thế biến, phóng nước đại tháo thân nhanh hơn ngựa chạy trường đua. Bao giờ thấy những phường cẩu trệ bất nhân chiếm giữ những ngôi vị trọng yếu quốc gia, là điềm báo trước một chế độ suy tàn. Đó là quy luật của mỗi lần lịch sử sắp sang trang. Và cái hậu quả tất yếu của nó, một số người sẽ bị xô xuống hầm tai họa. Trách ai thì chuyện cũng đã rồi. Chắc lưỡi là buông thêm một dấu chấm than (!), tượng hình cho giọt nước mắt rớt xuống đời mình. Đời mình vốn đã ướt đẫm từ khi lầm lỡ đem thân giao cho kẻ ác. Thôi thì lo “bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần”, giữ cái bổn mạng được ngày nào hay ngày ấy. Sầu bi là tự nghiến đứt sợi dây đang treo mình trên vực thẳm.
Nếu không mặc cảm lưu đày thì sống với núi rừng là một kỳ thú. Người Tày người Dao sinh ra, lớn lên ở đây. Một nơi mà ánh sáng văn minh chưa hề chiếu rọi. Trong nhà họ, ngồi những cái cuốc con dao cái rìu làm bằng kim khí, tất cả những vật dụng còn lại đều bằng gỗ hoặc đất nung: ống bương đựng nước, nồi đất nấu cơm…
Những ngôi nhà sàn thường được dựng gần nguồn nước. Trên thế núi cao, mây ngấm hơi nước vào đất, chảy ra từ trong khe đá. Người ta dùng cây bương, đục bỏ những cái mắc làm máng dẫn nước. Nhiều cây bương nối nhau thành cái máng dài, đưa nước về tận chân nhà sàn. Nguồn nước vô tận ấy, chảy hoài không dứt. Người thượng du lợi dụng nguồn nước thiên nhiên để làm cối nước giã gạo theo nguyên tắc đánh đu, đòn bẫy. Buổi sáng, trước khi “giắt con dao quắm, vác cái xà gạc” lên rừng, họ cho một lượng thóc vừa đủ ăn trong ngày, vào cối. Cứ vài phút, cái chày giã xuống một lần đều đặn. Chiều về, họ trút thóc ra nia, sàng sãy lấy gạo nấu cơm. Và, trên nóc nhà sàn, khói chiều nghi ngút bốc lên. Đời sống đơn giản, êm đềm biết bao. Tôi mơ ước một đời sống như thế, không xuống tóc đi tu mà lòng cũng tịnh yên thoát tục.
Những năm tháng làm người khách bất đắc dĩ của miền thượng du, có một dạo tôi được chỉ định chăn bò. Hai người chăn đàn bò bốn mươi con. Một trong hai người ấy, chết vì bệnh sốt rừng. Tôi là người được điền vào khoảng trống. Không phải ngẫu nhiên. Tôi vốn có bệnh bao tử, lại không được điều trị bằng thuốc men. Ở đây, bất cứ bệnh gì cũng được điều trị bằng một phương pháp rất ư là quái đản: lao động trị liệu, như chặt cây, đốn củi, vác nứa, cuốc đất, trồng khoai v.v… Trong tình huống ấy, tôi luôn luôn tạo cho mình bộ mặt nhăn nhó trường kỳ để mỗi lần, kẻ có quyền nhìn thấy tôi như thấy một hiện tượng khó chịu. Họ chỉ muốn đẩy tôi đi cho khuất mắt. Nhưng tôi cứ hiện diện, cứ èo uột sống hồi. Cuối cùng, họ cũng tìm được cách để ít phải nhìn mặt tôi. Đó là lý do tôi được chỉ định chăn bò. Sáng ra trại, mãi đến chiều mới vác mặt trở về. Yên thân.
Buổi sáng, mở cửa chuồng. Con bò bô đầu đàn sẽ ra đầu tiên, tự động đi theo người dẫn đường. Đàn bò còn lại, lần lượt kéo theo sau. Và, một người đi sau cùng, cầm roi đét vào đít những con đi chậm, hoặc đưa mỏ ngấm nghé cỏ lá dọc đường. Đến một khoảng đất trống nào đó, người dẫn đường dừng lại. Đàn bò sẽ phân tán đi ăn chung quanh, trên những núi đồi bát ngát màu xanh. Trưa trời đứng bóng, tôi che tay lên miệng làm loa, gọi: “Bò…ơi… Bò… ơi…”. Âm thanh vang vọng núi rừng. Đàn bò lục tục về điểm tập trung, nằm nhơi cỏ. Lúc trời xế bóng, tôi đá đít con bò đầu đàn đứng dậy, nói lớn: “Bò… đi… ăn... ” Đàn bò lại phân tán. Buổi chiều, tôi che tay làm loa lần nữa, gọi: “Bò… về… Bò… về…” Tại điểm tập trung, sau khi đếm đủ số bò, con bò đầu đàn lại theo người dẫn đường về chuồng trại.
Bò rất hiền và khôn, có thể hiểu được một số tiếng người thường dùng với nó. Những con bò chửa, nếu sinh con ngoài rừng, bò con đi chưa vững, khi nghe tiếng gọi: “Bò… về…”, bò mẹ sẽ giấu con trong lùm bụi để trở lại điểm tập trung. Nhưng nó sẽ lẩn quẩn không chịu về. Người chăn không biết nó mới sinh nên đánh đuổi, bắt phải về. Bò con ở lại, im lặng một mình suốt đêm trong rừng. Sáng ra, vừa mở cửa chuồng, bị mẹ chạy trước, qua mặt người dẫn đường, đến chỗ cũ đón con. Gần tới nơi, bị mẹ liên tiếp kêu ọ… ọ… ọ… Và, bị con đang trốn trong lùm, lảo đảo đi ra. Nó mừng rỡ, quyến luyến, làm nũng cọ dựa vào mẹ. Bò mẹ âu yếm bằng cách liếm khắp mình bò con. Nghĩ đến sự vô tình làm chia cách mẹ con suốt đêm qua, tôi vỗ nhẹ lên đầu bò mẹ, vuốt ve bò con như một cách tỏ lòng cảm thông, ân hận.
Tôi nhớ trước đây, cũng đã có lần chứng kiến một cảnh não lòng. Ngoài bốn mươi con bò, trại có nuôi ba con trâu: hai con trâu già và một con nghé. Một ngày gần Tết, người ta lùa trâu cha và con nghé đi ăn. Riêng trâu mẹ bị lùa vào trại, giao cho nhà bếp làm thịt. Chiều về không thấy mẹ, con nghé đứng rống thảm thiết. Sáng hơm sau, vừa được mở cửa chuồng, hai con trâu chạy xăm xăm vào trại, đến trước nhà bếp. Trâu cha đứng ngóc mỏ lên trời, hả họng như kêu một tiếng vô thanh dài xé ruột. Con nghé cúi gầm xuống, đi chung quanh nhà bếp, kêu é… ọ… é… ọ… gọi mẹ và ngửi đất. Cái hơi hướm của mẹ nó còn phảng phất đâu đây, sau khi bị phanh thây xẻ thịt. Cuối cùng, một điều hết sức đau lòng, trâu cha và con nghé đứng ngơ ngẩn nhìn nhau chảy nước mắt. Trời ơi, loài vật mà biết chảy nước mắt thì loài người cầm lòng sao đặng! Liên tiếp cả mười ngày sau đó, buổi sáng nào trước khi đi ăn, trâu cha cũng dẫn con nghé đến trước nhà bếp đứng khóc. Cảnh tượng ấy, không bao giờ tôi quên. Không bao giờ quên.
Có lẽ, những ngày đi chăn bò là thời gian nhàn du thoải mái nhất của đời tôi. Lang thang giữa núi rừng. Đứng trên cao, ngắm mây đùn lên từ những lũng sâu, lướt thướt kéo qua chân núi. Trong phút chốc, tôi bỗng thấy mình như kẻ tu tiên lánh đời, tìm thuốc trường sinh trong hoa ngàn cỏ nội. Tôi cũng thường ngang qua nương rẫy. Ghé lại ngồi chơi với cụ già người Dao. Cụ dạy tôi hút thuốc lào mà không cần cái điếu cày. Bằng cách miệng ngậm nước, quấn thuốc trong chiếc lá, châm lửa, rít một hơi dài, ém khói và nhổ nước ra. Tôi tập nhiều lần, nhưng không làm được. Cụ kể tôi nghe về phong tục tập quán người dân thôn bản. Kể tôi nghe về đời cụ. Một điều làm tôi ngạc nhiên, cụ chưa bao giờ đi đâu xa quá một ngày đường. Tơi ước lượng khoảng cách ấy, không hơn năm mươi cây số. Cụ hỏi tôi từ đâu đến đây, và tại sao tôi nói được tiếng Việt? Qua câu hỏi, tôi biết trong thâm tâm cụ, miền Nam là một nước khác. Cụ có vẻ buồn khi nhắc đến những người con trai của núi rừng, bỏ thôn bản đi làm giải phóng miền Nam. Phần đông đi biệt không về. Một số rất ít trở về, kể chuyện Sài Gòn có cái nhà lầu cao bảy tầng và thành vua rất tráng lệ. Cụ không tin con người có thể cất được cái nhà bảy tầng. Nhưng tin rằng, nếu vua Sài Gòn không chịu đầu hàng thì quân Cách Mạng sẽ bắn nát thành vua. Nhân chuyện cụ già, tôi nhớ trên chuyến xe lửa chở tù lên Yên Bái. Một người bộ đội hỏi tôi, thằng Pho có đi học tập chuyến này không? Tôi hỏi lại, thằng Pho nào? Thằng Pho (Ford), tổng thống Mỹ đấy. Tôi đáp gọn, nó đang ở bên Mỹ. Anh ta tiếc rẻ, thế à? Nó cũng chạy thoát? Uổng thật! Dân trí như thế, mà người ta tuyên truyền rằng ánh sáng văn minh đèn điện đã soi rọi khắp các vùng nông thôn, rừng núi.
Tâm hồn người thượng du mộc mạc như đời sống của họ. Sáng sớm, rời mái nhà sàn, họ lên rẫy hoặc đi săn bẫy thú rừng. Bước chân không có tiếng động. Âm thầm hoang dã. Thỉnh thoảng, nghe tiếng đốn cây vọng lại. Cái âm thanh khơ khốc lẻ loi như từ thinh không rớt xuống núi rừng u tịch. Buổi tối, những người trẻ đi ngủ rất sớm. Người già ngồi trầm ngâm trong ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu chai. Đời họ, không có gì vui cũng chẳng có gì buồn. Thời gian lặng lẽ trôi qua, họ tưởng như thiên nhiên muôn đời vẫn thế. Làm sao họ nhìn thấy được sự biến đổi chậm chạp của núi rừng, khi cuộc đời quá ngắn.
Mấy mươi năm về trước, có một số người miền xuôi, đi lính Tây, bị đày lên đây. Bây giờ, họ đã già lắm. Và con cháu họ cũng đã trở thành người của thượng du, nhưng họ không ở nhà sàn. Cái sân trước nhà không mọc cỏ. Chung quanh có trồng vài loại cây ăn trái. Ở mãi một nơi nào rồi cũng nhận nơi đó làm quê hương. Nếu đời cha không nhận, đời con cũng nhận. Thiên địa vô nhân. Núi rừng không vì một ai hết. Trời đất lặng thinh. Bốn mùa vẫn luân chuyển nắng mưa. Hoa lá trên ngàn vẫn xanh thắm. Không vì mặc cảm đọa đày mà con người ghét cả thiên nhiên.
Một ngày mưa dầm, tôi được lệnh chuyển trại. Thời thế đã đến hồi gay cấn. Quân của hai bên đã dàn ra, đối mặt trên biên giới. Rồi đây, núi rừng lại ầm vang tiếng súng. Người dân hiền hồ vô tội của thôn bản là nạn nhân trực tiếp hứng chịu những sấm sét do chính con người gây ra.
Con đường phía trước tôi, khơng biết sẽ về đâu. Trí tôi bỗng hiện ra những dốc đèo uốn khúc sơn khê. Những con suối mùa chảy xiết ngày mưa. Những thôn bản im vắng trưa hè. Tôi như nghe tiếng chim bắt-cô-trói-cột gọi buồn thê thiết. Nghe con áo đà, con nai đêm đêm “béc” ngồi đồi tranh cô quạnh. Nhìn lại, lán trại đìu hiu. Cái sạp, nơi tôi nằm trống hoang lạnh lẽo. Mới đây mà cơ hồ đóng bụi. Cái ống bương đựng nước rửa mặt mỗi sáng, nghiêng đổ dưới sàn. Cái giò phong lan, tôi đem về từ ngồi rừng treo trên vách nứa, như cũng có hồn biết rầu rĩ chia xạ Hàng rào trại không còn cần thiết nữa, bị phá một khoảng để lấy lối đi tắt, cũng làm tơi nao lòng. Chẳng phải tôi đã từng khó chịu vì cái hàng rào này, và mong được ở ngoài vòng kiềm tỏa của nó hay sao? Rời khỏi nơi đây, một chốn đã trở thành thân quen, tất cả những gì bỏ lại đều làm tôi thương nhớ. Ra đi, tôi ngó lại trong mưa, những dãy núi Hoàng Liên Sơn mù mù, đẹp như tranh và hùng vĩ biết bao. Xin chào từ biệt những người cùng chung cảnh ngộ, đã đến đây và vĩnh viễn nằm lại núi rừng thượng du.
Lâm Chương
dactrung.net