Những kỳ tài của người tù cải tạo
Chu Tất Tiến
Chu Tất Tiến
Chu Tất Tiến
Trong các cuộc triển lãm tranh tại các phòng sinh hoạt vừa qua, người thưởng ngoạn đã được chiêm ngưỡng những bức tranh có cấu tạo độc đáo, mầu sắc pha trộn lạ lùng, và ý tưởng của tác giả được diễn tả rất sinh động. Điều đáng nói là bên cạnh các bức tranh của một số họa sĩ trẻ tuổi, có những tác phẩm được vẽ từ những mái đầu chớm bạc, hoặc đã bạc mầu từ những năm tháng ở trong ngục tù được gọi là trại cải tạo. Nội dung của những bức tranh này mang đậm giá trị của ba thời kỳ lịch sử: thời nghệ thuật được vinh danh huy hoàng trước 1975, thời nghệ thuật bị gông cùm Cộng Sản trói chặt suy tư của mọi người dân Việt, và thời hiện tại, nghệ thuật lại tung cánh bay giữa vòm trời Tự Do.
Vì thế mà có sự khác biệt hiển nhiên giữa các bức tranh của hai thế hệ: tác phẩm của những họa sĩ trẻ phóng khoáng hơn, tươi mát hơn, quyến rũ người thưởng ngoạn hơn, trong khi tác phẩm của những người từng bị giam nhốt trong tù Cộng Sản thì sâu lắng hơn, có chiều dầy cảm xúc nhiều hơn, nhưng dĩ nhiên, khó tạo nhịp thông cảm với giới thưởng ngoạn trẻ tuổi.
Do đó, đứng trước những bức tranh được sáng tác bởi cách họa sĩ có mái tóc pha mầu sương gió, thường chỉ có những cặp mắt suy tư với nhiều nét chân chim chiêm ngưỡng. Nhìn chung, theo khoa học tâm lý, trong các môi trường xã hội mà tư tưởng bị kềm hãm, thì sự bộc phát của những tác phẩm nghệ thuật có giá trị sâu sắc nhiều hơn trong các môi trường mà không khí Tự Do tràn ngập.
Trở lại với tiêu đề: “Những kỳ tài của người tù cải tạo,” người viết bài này muốn nói rằng, trong sự đè nén, dồn ép tư duy đến tận cùng, thì các sáng kiến cũng được phát triển đến tận cùng. Ngay từ những ngày tháng đầu tiên, khi một nhóm chừng 50 người tù bị vất trên một con đường nhựa trong trại Trảng Lớn, không có lều, không gỗ, không vật liệu, một anh kiến trúc sư đã có sáng kiến lấy những hộp vỏ đạn bằng giấy kết thành tường nhà, có cửa ra vào. Mái nhà làm bằng bao cát xé ra và đan lại cũng bằng sợi bao cát. Từ đó, nhóm tù này mới có chỗ ngủ mà không còn đêm đêm phải cuộn hết quần áo, ngủ lăn trên đường nhựa dài mênh mông, bị gió thổi tốc quần áo lên, nhức nhối.
Dần dần, căn nhà bằng vỏ đạn này được “gia cố” bằng các vật liệu đi nhặt được và có nóc đàng hoàng, không còn sợ mưa ban đêm, phải ngồi thu lu dưới mưa chờ tạnh như trước. Nhận thấy những người tù này có khả năng, nên một hôm, bọn cai tù buộc một anh kiến trúc sư phải làm cái cổng chào cao gần 10 mét đứng giữa các trại. Cũng với sáng kiến, bạn tù này đã kêu gọi anh em tiếp tay dựng lên một cái cổng chào lừng lững cao bằng nhà hai tầng kết bằng bao cát và giây bao cát. Trên nóc cổng chào là một quả cầu khổng lồ có hình nước Việt Nam và ngự trên cao ngất ngưởng là một con chim bồ câu cũng bằng bao cát!
Thời gian dần qua, các kỳ-nhân tù cải tạo xuất hiện. Trong những tháng đầu tiên, bọn cai tù buộc một nhóm 10 người đi tháo “nhíp” (bộ nhúng) xe díp để làm dao, rựa cho Cán bộ ! Không dụng cụ, không kềm búa, nhóm tù này vơ các cọng rơm lại thành một bó, thi nhau đốt dưới hệ thống “nhíp” của chiếc xe bị cai tù phá lấy hết vỏ xe để làm dép Bình Trị Thiên, cho đến khi nóng bỏng lên, thì một anh, lấy áo tù của mình quấn vào bàn tay và dùng sức… vặn những con ốc ra từng ly một!
Cứ thế, ngày này qua ngày kia, nhóm tù tay không này đã tháo được mấy bộ nhúng xe díp ra để rồi, một anh chuyên nghề lò rèn từ cha truyền con nối, đã lấy bùn đắp lên một cái lò rèn, và đi nhặt những khúc gỗ và sắt vụn biến thành một cái lò rèn y như thật. Mới đầu dùng đá để đập sắt, sau này thì bọn cai tù kiếm được một cái búa, một cái đe thứ thiệt, giao cho anh. Từ đó, những con dao đi rừng đã được thành hình, và đến một hôm, anh thợ Cựu Sĩ quan này đã làm được một con dao cạo râu, có cán gấp, với cái lưỡi dao mỏng dính, để anh em thử đặt một sợi tóc bên trên lưỡi dao, và khi thổi “phù” một cái, sợi tóc đã đứt làm hai thật ngọt !
Sang lãnh vực hội họa, điêu khắc và tạo hình, các họa sĩ tù đã phải theo lệnh mà vẽ những bức tranh tuyệt vời mới đầu bằng than bếp, sau thì bằng mầu nước do bọn cai tù cung cấp cho. Nhưng điều quan trọng là có rất nhiều tuyệt tác phẩm được các họa sĩ, kiến trúc sư làm riêng cho mình, mà dấu cán bộ.
Họa sĩ Nguyễn Vũ, đã đẽo gọt được 10 cái tẩu hút thuốc bằng rễ cây, mỗi một cái đầu tẩu là một đầu người, 10 cái đầu tẩu là đầu của 10 nhân vật: người da đỏ, da trắng, da vàng, phụ nữ… Ống tẩu là cái ruột bút Bic bằng đồng, cuối tẩu (chỗ để ngậm miệng) lại là một điêu khắc nhỏ nữa! Để giữ 10 cái tẩu thuốc này, anh đã nhặt gỗ vụn trong rừng mà chế thành một cái hộp xinh xắn, có nắp, có bản lề, và nắp với hộp khít khao như được chế tạo ở xưởng. Ngoài ra, anh còn chế được một cái điếu cầy bằng cái vỏ nhôm chứa hỏa châu! Vỏ ống nhôm này rất mỏng, mà anh đã mầy mò điêu khắc thành một cái thân tre, có nhiều cái lá nổi lên như thật! Đầu nõ điếu là một… chú cóc ngồi mà anh đã khắc từ một cái rễ tre!
Họa sĩ Trác Ngô thì dùng một miếng nhựa bình ắc quy, chế thành một chiếc nhẫn mà mặt nhẫn là một miếng kính tròn nhỏ, trong đó là hình người yêu của anh, miếng kính này được anh gọt rất khít với khe của nhẫn nên nước không vào, mỗi khi nhìn vào mặt nhẫn, thấy hình người yêu của anh lồ lộ hiện ra như nhìn qua kính hiển vi !
Về phương diện gò tôn thì cũng tuyệt vời không kém. Một anh Sĩ quan đã lấy tôn vất vương vãi trong trại mà biến thành một cái va ly khít khao, vững chắc có đủ bản lề, ổ khóa… Đặc biệt là bốn góc phía trên của cái va ly tôn ấy, anh đã đập đập như thế nào không rõ mà có bốn con cóc ngồi chồm hổm nhìn vào trọng tâm của cái vali. Điều không may cho anh, là việc làm của anh tới tai cai tù. Bọn chúng ra lệnh cho anh phải đi gỡ tôn mái nhà của tù, tôn làm vách nhà tù, để làm cho chúng những chiếc va li độc đáo cho chúng mang về Bắc ! Anh em tù từ đó lạnh căm vì tôn vách bị gỡ ra nham nhở, gió lạnh mùa đông thổi vào, trốc màn, chăn chiếu.
Qua phương diện thủ công thì chắc không ai bằng A Cửu ! Bọn cai tù bắt tù đi lấy mây rừng về cho anh bện thành giường cho tù nằm và nhân tiện làm ghế ngồi cho chúng. Một số tù nhân (trong đó có tác giả bài này), mỗi ngày phải lội vào rừng cách xa trại chừng vài cây số, (mỗi ngày mỗi đi xa hơn vì mây dần dần hết), kéo lê lết về trại, trao cho A Cửu. Bạn ta phân phối cho mấy người khác “lãi mây” (chẻ ra) thành hai, bốn, tám, và 16 sợi. Công việc “lãi mây” này thực khó, người thường chỉ cố gắng chẻ ra làm hai đã khó rồi, vì đường dao cứ đi xéo, chỉ chứng vài chục phân đã đứt rồi, nói gì đến chẻ ra làm bốn. Vậy mà sợi mây, chỉ có diện tích bằng một ngón tay út, đã được A Cửu chẻ ra làm tám, rồi thành 16 ngon lành, dài 5, 7 mét, chiều dầy bằng nhau, nghĩa là lớn hơn cọng tăm một chút xíu. Tài năng chẻ mây và bện giường, bàn, ghế của A Cửu không chỉ dừng ở đó. Anh đã tự làm cho mình một cái hộp đựng đồ dùng cá nhân khoảng 40 x 20 x 20 cm, có nắp khít khao, và khi mở nắp ra, thì lập tức một cái hộp nhỏ hơn nằm trong ruột cái hộp lớn này chìa ra, trong cái hộp nhỏ đó, lại có một hộp nhỏ nữa cũng chìa ra, mời mọc! Bên trong hộp là những cái ngăn nhỏ, tuyệt vời !
Nói đến âm nhạc, người tù cải tạo không thể không quên tài làm đàn của các cựu sĩ quan. Mới đầu thì cây đàn ghi-ta chỉ là một cái hộp hình vuông với cần đàn là một thanh gỗ ngang của xe GMC, dây đàn là sợi thép trong dây điện thoại xoắn lại. Dây 6 (E) là một sợi. Dây 5 thì hai sợi, dây 4 là 3 sợi, dây 3 thì 4 sợi … đến dây 1 thì 6 sợi. Dần dần, anh em cưa gỗ, ép gỗ, ngâm dưới giếng để chế thành hộp đàn có dạng cong chữ S, giống hệt như đàn thương mại !
Độc đáo nhất nhì có hai cây đàn. Một anh cưa nguyên một khúc cây rồi đẽo gọt bằng tay hình hộp đàn, sau đó thì.. móc ruột. Qua nhiều tháng, móc ruột cây, anh đã chế được một cây đàn ghi ta là cả một khối cây, không có chỗ ghép! Cây đàn thứ hai là do Nhạc sĩ Xuân Điềm chế tạo: đàn Mandoline! Anh đã dùng đĩa ăn cơm làm mặt đàn và với đôi tay khéo léo, Nhạc sĩ Xuân Điềm đã có cây đàn Mandoline có một không hai trên thế giới làm bằng những vật liệu nhặt được trong tù, có tiếng ngân vang không thua gì đàn bán ngoài thị trường.
Còn rất nhiều tác phẩm nữa trong các trại tù khác nhau, chứng tỏ người sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, dù trong tù ngục khổ sai, vẫn không ngừng cho người Cộng Sản biết rằng : tinh hoa và tinh thần của người lính Việt Nam chân chính hơn hẳn bọn quân đánh thuê cho Tầu và Nga.
Vì thế mà có sự khác biệt hiển nhiên giữa các bức tranh của hai thế hệ: tác phẩm của những họa sĩ trẻ phóng khoáng hơn, tươi mát hơn, quyến rũ người thưởng ngoạn hơn, trong khi tác phẩm của những người từng bị giam nhốt trong tù Cộng Sản thì sâu lắng hơn, có chiều dầy cảm xúc nhiều hơn, nhưng dĩ nhiên, khó tạo nhịp thông cảm với giới thưởng ngoạn trẻ tuổi.
Do đó, đứng trước những bức tranh được sáng tác bởi cách họa sĩ có mái tóc pha mầu sương gió, thường chỉ có những cặp mắt suy tư với nhiều nét chân chim chiêm ngưỡng. Nhìn chung, theo khoa học tâm lý, trong các môi trường xã hội mà tư tưởng bị kềm hãm, thì sự bộc phát của những tác phẩm nghệ thuật có giá trị sâu sắc nhiều hơn trong các môi trường mà không khí Tự Do tràn ngập.
Trở lại với tiêu đề: “Những kỳ tài của người tù cải tạo,” người viết bài này muốn nói rằng, trong sự đè nén, dồn ép tư duy đến tận cùng, thì các sáng kiến cũng được phát triển đến tận cùng. Ngay từ những ngày tháng đầu tiên, khi một nhóm chừng 50 người tù bị vất trên một con đường nhựa trong trại Trảng Lớn, không có lều, không gỗ, không vật liệu, một anh kiến trúc sư đã có sáng kiến lấy những hộp vỏ đạn bằng giấy kết thành tường nhà, có cửa ra vào. Mái nhà làm bằng bao cát xé ra và đan lại cũng bằng sợi bao cát. Từ đó, nhóm tù này mới có chỗ ngủ mà không còn đêm đêm phải cuộn hết quần áo, ngủ lăn trên đường nhựa dài mênh mông, bị gió thổi tốc quần áo lên, nhức nhối.
Dần dần, căn nhà bằng vỏ đạn này được “gia cố” bằng các vật liệu đi nhặt được và có nóc đàng hoàng, không còn sợ mưa ban đêm, phải ngồi thu lu dưới mưa chờ tạnh như trước. Nhận thấy những người tù này có khả năng, nên một hôm, bọn cai tù buộc một anh kiến trúc sư phải làm cái cổng chào cao gần 10 mét đứng giữa các trại. Cũng với sáng kiến, bạn tù này đã kêu gọi anh em tiếp tay dựng lên một cái cổng chào lừng lững cao bằng nhà hai tầng kết bằng bao cát và giây bao cát. Trên nóc cổng chào là một quả cầu khổng lồ có hình nước Việt Nam và ngự trên cao ngất ngưởng là một con chim bồ câu cũng bằng bao cát!
Thời gian dần qua, các kỳ-nhân tù cải tạo xuất hiện. Trong những tháng đầu tiên, bọn cai tù buộc một nhóm 10 người đi tháo “nhíp” (bộ nhúng) xe díp để làm dao, rựa cho Cán bộ ! Không dụng cụ, không kềm búa, nhóm tù này vơ các cọng rơm lại thành một bó, thi nhau đốt dưới hệ thống “nhíp” của chiếc xe bị cai tù phá lấy hết vỏ xe để làm dép Bình Trị Thiên, cho đến khi nóng bỏng lên, thì một anh, lấy áo tù của mình quấn vào bàn tay và dùng sức… vặn những con ốc ra từng ly một!
Cứ thế, ngày này qua ngày kia, nhóm tù tay không này đã tháo được mấy bộ nhúng xe díp ra để rồi, một anh chuyên nghề lò rèn từ cha truyền con nối, đã lấy bùn đắp lên một cái lò rèn, và đi nhặt những khúc gỗ và sắt vụn biến thành một cái lò rèn y như thật. Mới đầu dùng đá để đập sắt, sau này thì bọn cai tù kiếm được một cái búa, một cái đe thứ thiệt, giao cho anh. Từ đó, những con dao đi rừng đã được thành hình, và đến một hôm, anh thợ Cựu Sĩ quan này đã làm được một con dao cạo râu, có cán gấp, với cái lưỡi dao mỏng dính, để anh em thử đặt một sợi tóc bên trên lưỡi dao, và khi thổi “phù” một cái, sợi tóc đã đứt làm hai thật ngọt !
Sang lãnh vực hội họa, điêu khắc và tạo hình, các họa sĩ tù đã phải theo lệnh mà vẽ những bức tranh tuyệt vời mới đầu bằng than bếp, sau thì bằng mầu nước do bọn cai tù cung cấp cho. Nhưng điều quan trọng là có rất nhiều tuyệt tác phẩm được các họa sĩ, kiến trúc sư làm riêng cho mình, mà dấu cán bộ.
Họa sĩ Nguyễn Vũ, đã đẽo gọt được 10 cái tẩu hút thuốc bằng rễ cây, mỗi một cái đầu tẩu là một đầu người, 10 cái đầu tẩu là đầu của 10 nhân vật: người da đỏ, da trắng, da vàng, phụ nữ… Ống tẩu là cái ruột bút Bic bằng đồng, cuối tẩu (chỗ để ngậm miệng) lại là một điêu khắc nhỏ nữa! Để giữ 10 cái tẩu thuốc này, anh đã nhặt gỗ vụn trong rừng mà chế thành một cái hộp xinh xắn, có nắp, có bản lề, và nắp với hộp khít khao như được chế tạo ở xưởng. Ngoài ra, anh còn chế được một cái điếu cầy bằng cái vỏ nhôm chứa hỏa châu! Vỏ ống nhôm này rất mỏng, mà anh đã mầy mò điêu khắc thành một cái thân tre, có nhiều cái lá nổi lên như thật! Đầu nõ điếu là một… chú cóc ngồi mà anh đã khắc từ một cái rễ tre!
Họa sĩ Trác Ngô thì dùng một miếng nhựa bình ắc quy, chế thành một chiếc nhẫn mà mặt nhẫn là một miếng kính tròn nhỏ, trong đó là hình người yêu của anh, miếng kính này được anh gọt rất khít với khe của nhẫn nên nước không vào, mỗi khi nhìn vào mặt nhẫn, thấy hình người yêu của anh lồ lộ hiện ra như nhìn qua kính hiển vi !
Về phương diện gò tôn thì cũng tuyệt vời không kém. Một anh Sĩ quan đã lấy tôn vất vương vãi trong trại mà biến thành một cái va ly khít khao, vững chắc có đủ bản lề, ổ khóa… Đặc biệt là bốn góc phía trên của cái va ly tôn ấy, anh đã đập đập như thế nào không rõ mà có bốn con cóc ngồi chồm hổm nhìn vào trọng tâm của cái vali. Điều không may cho anh, là việc làm của anh tới tai cai tù. Bọn chúng ra lệnh cho anh phải đi gỡ tôn mái nhà của tù, tôn làm vách nhà tù, để làm cho chúng những chiếc va li độc đáo cho chúng mang về Bắc ! Anh em tù từ đó lạnh căm vì tôn vách bị gỡ ra nham nhở, gió lạnh mùa đông thổi vào, trốc màn, chăn chiếu.
Qua phương diện thủ công thì chắc không ai bằng A Cửu ! Bọn cai tù bắt tù đi lấy mây rừng về cho anh bện thành giường cho tù nằm và nhân tiện làm ghế ngồi cho chúng. Một số tù nhân (trong đó có tác giả bài này), mỗi ngày phải lội vào rừng cách xa trại chừng vài cây số, (mỗi ngày mỗi đi xa hơn vì mây dần dần hết), kéo lê lết về trại, trao cho A Cửu. Bạn ta phân phối cho mấy người khác “lãi mây” (chẻ ra) thành hai, bốn, tám, và 16 sợi. Công việc “lãi mây” này thực khó, người thường chỉ cố gắng chẻ ra làm hai đã khó rồi, vì đường dao cứ đi xéo, chỉ chứng vài chục phân đã đứt rồi, nói gì đến chẻ ra làm bốn. Vậy mà sợi mây, chỉ có diện tích bằng một ngón tay út, đã được A Cửu chẻ ra làm tám, rồi thành 16 ngon lành, dài 5, 7 mét, chiều dầy bằng nhau, nghĩa là lớn hơn cọng tăm một chút xíu. Tài năng chẻ mây và bện giường, bàn, ghế của A Cửu không chỉ dừng ở đó. Anh đã tự làm cho mình một cái hộp đựng đồ dùng cá nhân khoảng 40 x 20 x 20 cm, có nắp khít khao, và khi mở nắp ra, thì lập tức một cái hộp nhỏ hơn nằm trong ruột cái hộp lớn này chìa ra, trong cái hộp nhỏ đó, lại có một hộp nhỏ nữa cũng chìa ra, mời mọc! Bên trong hộp là những cái ngăn nhỏ, tuyệt vời !
Nói đến âm nhạc, người tù cải tạo không thể không quên tài làm đàn của các cựu sĩ quan. Mới đầu thì cây đàn ghi-ta chỉ là một cái hộp hình vuông với cần đàn là một thanh gỗ ngang của xe GMC, dây đàn là sợi thép trong dây điện thoại xoắn lại. Dây 6 (E) là một sợi. Dây 5 thì hai sợi, dây 4 là 3 sợi, dây 3 thì 4 sợi … đến dây 1 thì 6 sợi. Dần dần, anh em cưa gỗ, ép gỗ, ngâm dưới giếng để chế thành hộp đàn có dạng cong chữ S, giống hệt như đàn thương mại !
Độc đáo nhất nhì có hai cây đàn. Một anh cưa nguyên một khúc cây rồi đẽo gọt bằng tay hình hộp đàn, sau đó thì.. móc ruột. Qua nhiều tháng, móc ruột cây, anh đã chế được một cây đàn ghi ta là cả một khối cây, không có chỗ ghép! Cây đàn thứ hai là do Nhạc sĩ Xuân Điềm chế tạo: đàn Mandoline! Anh đã dùng đĩa ăn cơm làm mặt đàn và với đôi tay khéo léo, Nhạc sĩ Xuân Điềm đã có cây đàn Mandoline có một không hai trên thế giới làm bằng những vật liệu nhặt được trong tù, có tiếng ngân vang không thua gì đàn bán ngoài thị trường.
Còn rất nhiều tác phẩm nữa trong các trại tù khác nhau, chứng tỏ người sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, dù trong tù ngục khổ sai, vẫn không ngừng cho người Cộng Sản biết rằng : tinh hoa và tinh thần của người lính Việt Nam chân chính hơn hẳn bọn quân đánh thuê cho Tầu và Nga.
Chu Tất Tiến