Để ghi nhớ kỷ niệm mùa Giáng Sinh 1979 trong trại tù Cộng Sản miền Bắc.
Chúng tôi được chuyển từ trại Phú Sơn 4 (Bắc Thái) về Trại 6 Nghệ Tĩnh nầy vào những ngày sau khi Trung cộng tấn công các tỉnh miền Bắc để dạy cho bọn Cộng Sản Việt Nam một bài học vào năm 1979. Trại nầy đã được bọn Cộng Sản Bắc Việt lập ra từ lâu lắm rồi. Nghe đâu từ những ngày còn chống Pháp. Sự kiên cố của nó cũng thuộc vào hạng khá. Những dãy nhà lợp ngói, tường đá xanh được phân chia riêng rẽ bằng những bức tường cũng bằng đá xanh cao hơn ba thước. Mỗi một dãy nhà cách biệt như vậy là một quê hương riêng biệt của chúng tôi.
Vấn đề thiếu ăn, đói khát là một hiện tượng thường trực và triền miên ở các trại tù Cộng Sản. Hơn nữa, vùng đất Nghệ Tĩnh nầy thì sự kiện trên càng nổi bật hơn. Đây là một vùng của quê hương mà nhạc sĩ Phạm Duy đã diễn tả không sai tí nào: ”Quê hương tôi đất cày lên sỏi đá...”. Sắn (người miền Nam gọi là khoai mì) là một loại dễ trồng nhất, thế mà ở đây chúng tôi phải đào thành hốc vuông cạnh sáu tấc, sâu sáu tấc, tìm rác rưởi bỏ xuống làm phân, sau đó mới đặt hom sắn lên. Nếu không làm như thế, chúng tôi sẽ không đạt được một kết quả nào. Cây sắn trưởng thành một cách khẳng khiu, èo ọt, để rồi đến khi thu hoạch, sẽ được vài củ lèo tèo, to hơn ngón chân cái...
Chúng tôi phải chịu đựng hoàn cảnh khó khăn nầy từ ngày nầy sang ngày khác. Anh em nào mà gia đình còn chút đỉnh ra thăm nuôi được thì đỡ khổ hơn. Còn phần đông chúng tôi chỉ trông chờ ba tháng được một gói quà năm ký lô từ gia đình gởi đến qua đường bưu điện. Mỗi gói phần nhiều gồm có một ít thuốc lào, một ít đường, một ít sữa bột... Thế nhưng nó chính là sự sống, là niềm hi vọng của chúng tôi.
Chúng tôi cũng có thể đánh giá được tình trạng kinh tế của gia đình qua mỗi gói quà. Do đó, chúng tôi dần đà không còn dám xin xỏ, đòi hỏi ở gia đình một điều gì nữa.
Phần quà nầy, anh em chúng tôi sử dụng thật tiết kiệm với chủ đích làm cho giảm bớt cơn thèm mà thôi. Luôn luôn chúng tôi cố để dành một ít cho những ngày Tết, những ngày lễ Giáng sinh...
Với mục đích bài trừ mọi tín ngưỡng tôn giáo, nên vào những đêm Giáng sinh, bọn Việt cộng đã kiểm soát thiệt kỹ càng, bắt chúng tôi phải ngủ sớm, không được tụ tập trò chuyện quá khuya... Dù vậy, đến ngày Giáng sinh tự dưng tất cả mọi người kể cả lương lẫn giáo đều cảm thấy có một cái gì vui tươi, phấn khởi.
Tất cả chúng tôi đều chuẩn bị cho đêm đón mừng chúa Ki Tô ra đời nầy. Chúng tôi chuẩn bị một cách âm thầm và bí mật, vì trong anh em chúng tôi cũng có những người bán rẻ linh hồn cho quỷ Sa Tăng, sẵn sàng báo cáo chúng tôi với bọn cán bộ trại. Nếu chúng tôi bị phát giác thì điều chắc chắn sẽ được vào phòng kỷ luật, cùm một chân và hưởng chế độ lương thực tối thiểu.Chúng tôi từng nhóm năm ba người thân thiết tập họp với nhau, đem những phần quà để dành chung nhau làm nhũng chiếc bánh Noel, hoặc nấu một vài lon “guigoz” chè cho đêm Giáng sinh. Tất cả bánh và chè đều làm bằng củ sắn (khoai mì) mà chúng tôi đã đào lén ở ngoài rẫy và bằng mọi cách cất giấu qua mặt mấy tên vệ binh để mang vào trại từ những ngày hôm trước.
Năm ấy, chúng tôi làm một chiếc bánh sắn nướng ba tầng trông cũng hấp dẫn lắm. Chúng tôi mài củ sắn rồi trộn với chút đường, chút sữa bột, để vào trong cái nồi bằng tôle lợp nhà do chúng tôi gò từ những ngày còn ở các trại trong Nam. Chúng tôi đem nướng như người ta nướng bánh bông lang, lửa trên, lửa dưới đàng hoàng. Chúng tôi phải làm những chiếc bánh nầy trong ngày hôm trước và phải cất giấu ở một nơi mà ít người biết. Nghĩa là cũng phải làm lén lút và tránh những cặp mắt của các con chó săn.
Chiều ngày hai mươi bốn tháng Chạp thì bọn cán bộ trại thường vào trại khám xét. Chúng mở xem từng lon “guigoz”, từng chiếc nồi nấu thức ăn của chúng tôi. Nếu gặp bánh hoặc chè thì chúng tịch thu. Do đó chúng tôi phải làm trước và giấu kín là như vậy.
Đêm hai mươi bốn, theo lệnh của trại, chúng tôi không được phép thức khuya nên chúng tôi không làm sao đón Giáng sinh vào nửa đêm được. Thế là chúng tôi đón sớm hơn. Ăn chiếc bánh sắn nướng nầy chúng tôi tưởng tượng như mình ăn gà tây vào đêm “reveillon”. Và trong những giờ phút đó tâm hồn chúng tôi trở nên bình lặng khác thường. Ngồi bên nhau chúng tôi im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ. Kỷ niệm những đêm Giáng sinh cứ lần lượt trở về trong tâm trí chúng tôi. Nỗi thất vọng của một kiếp tù đày dường như tan biến. Chúng tôi thấy niềm tin và sự hi vọng vào tương lai ngày càng to lớn, vững chắc hơn. Chúng tôi cảm thấy mình đủ sức chịu đựng mọi gian khổ để vượt qua thử thách nầy. Chúng tôi nghỉ ngày xưa Chúa Giê-su đã chịu sự thử thách còn to lớn gắp trăm ngàn lần mình, thế mà cuối cùng Chúa cũng đã vượt qua và khiến cho kẻ thù phải bái phục trước mặt Ngài. Chúng ta sẽ cố gắng noi gương Ngài. Niềm tin của chúng tôi được củng cố từ những ý tưởng ấy.
Đêm hôm ấy, sau khi điểm danh vào phòng, bọn cán bộ khóa cửa và bỏ đi. Chúng tôi đến chỗ cất giấu chiếc bánh Noel mang nó ra chuẩn bị cho giờ phút mừng Chúa giáng sinh thiêng liêng của mình.
Chiếc bánh được mang ra bày trên sạp ngủ với chiếc điếu cày và vài lon “guigoz” nước trà tươi. Những lon nước trà tươi nầy chúng tôi phải nấu từ ban chiều và đem ủ kín trong đống quần áo của mình. Lá trà tươi chúng tôi phải đánh cắp từ những ngày hôm trước. Trại 6 Nghệ Tĩnh trồng rất nhiều trà trên những sườn đồi. Chúng tôi phải làm cỏ, săn sóc nó nhưng chúng tôi không được động đến nó, dù là một chiếc lá trà già. Bọn cán bộ trại đã cấm triệt để điều nầy cho nên ngay những lúc đang làm cỏ trà, chúng tôi cũng phải uống nước giải khát bằng cách nấu nước sôi với những lá cây rừng như lá giàn xay, lá bướm bạc... Những lá cây nầy có nhiệm vụ làm giảm mùi tanh của nước. Tuy vậy, chúng tôi cũng tìm hết mọi cách đánh cắp một ít lá trà tươi để dành cho cái đêm trọng đại nầy.
Tất cả mọi thứ đều được bày ra sẵn sàng để bắt đầu cho buổi tiệc mừng Giáng sinh. Chúng tôi đang sung sướng ngắm nghía chiếc bánh, thành quả của một cuộc đấu trí gay go của chúng tôi với bọn cán bộ và bọn chó săn. Chúng tôi chưa cắt vội chiếc bánh vì muốn kéo dài sự sung sướng và thích thú của mình. Chúng tôi còn đang hút thuốc lào, nhâm nhi một vài ngụm trà tươi và nhìn nhau mỉm cười khoái trá. Bất chợt bên ngoài cửa sổ tiếng một tên cán bộ vang lên:
- Các anh ngồi im và đưa chiếc bánh ra đây!
Chúng tôi sững sờ, thì ra bọn khốn nầy đã trở lại rình rập chúng tôi lúc nào không biết. Thế là chúng cuỗm chiếc bánh của chúng tôi và mang đi mất. Chúng tôi chỉ còn nhìn nhau mỉm cười đau khổ...
“Chúng mầy hãy hành hạ chúng tao đi. Sự hành hạ nầy có thắm thía gì đối với sự hành hạ của người Do Thái đối với Chúa Ki Tô hơn một ngàn năm về trước. Chúng tao đang trông chờ cái ngày mà chúng mầy phải quì xuống trước mặt chúng tao để cầu xin một sự ban ơn, một tha thứ”.
Chúng tôi thấy thương hại cho bọn người ngu xuẩn nầy đã bị một lý thuyết huyền hoặc, không tưởng, cùng bọn đầu sỏ gian ác hơn lường gạt. Chúng lặn ngụp trong những sai lầm mà tưởng mình đã tìm ra chân lý. Tội nghiệp thay! Đáng thương thay!
Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đã đón mừng ngày Chúa chào đời với dăm bi thuốc lào và vài ngụm trà tươi. Điều nầy không quan trọng lắm. Điều quan trọng là chúng tôi càng tạo được niềm tin vào chân lý của mình và chúng tôi tin tưởng rằng mình đã chọn đúng con đường mình đi. Chúng tôi cũng học được tình yêu bao la của Chúa đối với kẻ thù. Và giờ đây chúng tôi đang áp dụng bài học ấy đối với bọn người đang hành hạ chúng tôi.
Vấn đề thiếu ăn, đói khát là một hiện tượng thường trực và triền miên ở các trại tù Cộng Sản. Hơn nữa, vùng đất Nghệ Tĩnh nầy thì sự kiện trên càng nổi bật hơn. Đây là một vùng của quê hương mà nhạc sĩ Phạm Duy đã diễn tả không sai tí nào: ”Quê hương tôi đất cày lên sỏi đá...”. Sắn (người miền Nam gọi là khoai mì) là một loại dễ trồng nhất, thế mà ở đây chúng tôi phải đào thành hốc vuông cạnh sáu tấc, sâu sáu tấc, tìm rác rưởi bỏ xuống làm phân, sau đó mới đặt hom sắn lên. Nếu không làm như thế, chúng tôi sẽ không đạt được một kết quả nào. Cây sắn trưởng thành một cách khẳng khiu, èo ọt, để rồi đến khi thu hoạch, sẽ được vài củ lèo tèo, to hơn ngón chân cái...
Chúng tôi phải chịu đựng hoàn cảnh khó khăn nầy từ ngày nầy sang ngày khác. Anh em nào mà gia đình còn chút đỉnh ra thăm nuôi được thì đỡ khổ hơn. Còn phần đông chúng tôi chỉ trông chờ ba tháng được một gói quà năm ký lô từ gia đình gởi đến qua đường bưu điện. Mỗi gói phần nhiều gồm có một ít thuốc lào, một ít đường, một ít sữa bột... Thế nhưng nó chính là sự sống, là niềm hi vọng của chúng tôi.
Chúng tôi cũng có thể đánh giá được tình trạng kinh tế của gia đình qua mỗi gói quà. Do đó, chúng tôi dần đà không còn dám xin xỏ, đòi hỏi ở gia đình một điều gì nữa.
Phần quà nầy, anh em chúng tôi sử dụng thật tiết kiệm với chủ đích làm cho giảm bớt cơn thèm mà thôi. Luôn luôn chúng tôi cố để dành một ít cho những ngày Tết, những ngày lễ Giáng sinh...
Với mục đích bài trừ mọi tín ngưỡng tôn giáo, nên vào những đêm Giáng sinh, bọn Việt cộng đã kiểm soát thiệt kỹ càng, bắt chúng tôi phải ngủ sớm, không được tụ tập trò chuyện quá khuya... Dù vậy, đến ngày Giáng sinh tự dưng tất cả mọi người kể cả lương lẫn giáo đều cảm thấy có một cái gì vui tươi, phấn khởi.
Tất cả chúng tôi đều chuẩn bị cho đêm đón mừng chúa Ki Tô ra đời nầy. Chúng tôi chuẩn bị một cách âm thầm và bí mật, vì trong anh em chúng tôi cũng có những người bán rẻ linh hồn cho quỷ Sa Tăng, sẵn sàng báo cáo chúng tôi với bọn cán bộ trại. Nếu chúng tôi bị phát giác thì điều chắc chắn sẽ được vào phòng kỷ luật, cùm một chân và hưởng chế độ lương thực tối thiểu.Chúng tôi từng nhóm năm ba người thân thiết tập họp với nhau, đem những phần quà để dành chung nhau làm nhũng chiếc bánh Noel, hoặc nấu một vài lon “guigoz” chè cho đêm Giáng sinh. Tất cả bánh và chè đều làm bằng củ sắn (khoai mì) mà chúng tôi đã đào lén ở ngoài rẫy và bằng mọi cách cất giấu qua mặt mấy tên vệ binh để mang vào trại từ những ngày hôm trước.
Năm ấy, chúng tôi làm một chiếc bánh sắn nướng ba tầng trông cũng hấp dẫn lắm. Chúng tôi mài củ sắn rồi trộn với chút đường, chút sữa bột, để vào trong cái nồi bằng tôle lợp nhà do chúng tôi gò từ những ngày còn ở các trại trong Nam. Chúng tôi đem nướng như người ta nướng bánh bông lang, lửa trên, lửa dưới đàng hoàng. Chúng tôi phải làm những chiếc bánh nầy trong ngày hôm trước và phải cất giấu ở một nơi mà ít người biết. Nghĩa là cũng phải làm lén lút và tránh những cặp mắt của các con chó săn.
Chiều ngày hai mươi bốn tháng Chạp thì bọn cán bộ trại thường vào trại khám xét. Chúng mở xem từng lon “guigoz”, từng chiếc nồi nấu thức ăn của chúng tôi. Nếu gặp bánh hoặc chè thì chúng tịch thu. Do đó chúng tôi phải làm trước và giấu kín là như vậy.
Đêm hai mươi bốn, theo lệnh của trại, chúng tôi không được phép thức khuya nên chúng tôi không làm sao đón Giáng sinh vào nửa đêm được. Thế là chúng tôi đón sớm hơn. Ăn chiếc bánh sắn nướng nầy chúng tôi tưởng tượng như mình ăn gà tây vào đêm “reveillon”. Và trong những giờ phút đó tâm hồn chúng tôi trở nên bình lặng khác thường. Ngồi bên nhau chúng tôi im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ. Kỷ niệm những đêm Giáng sinh cứ lần lượt trở về trong tâm trí chúng tôi. Nỗi thất vọng của một kiếp tù đày dường như tan biến. Chúng tôi thấy niềm tin và sự hi vọng vào tương lai ngày càng to lớn, vững chắc hơn. Chúng tôi cảm thấy mình đủ sức chịu đựng mọi gian khổ để vượt qua thử thách nầy. Chúng tôi nghỉ ngày xưa Chúa Giê-su đã chịu sự thử thách còn to lớn gắp trăm ngàn lần mình, thế mà cuối cùng Chúa cũng đã vượt qua và khiến cho kẻ thù phải bái phục trước mặt Ngài. Chúng ta sẽ cố gắng noi gương Ngài. Niềm tin của chúng tôi được củng cố từ những ý tưởng ấy.
Đêm hôm ấy, sau khi điểm danh vào phòng, bọn cán bộ khóa cửa và bỏ đi. Chúng tôi đến chỗ cất giấu chiếc bánh Noel mang nó ra chuẩn bị cho giờ phút mừng Chúa giáng sinh thiêng liêng của mình.
Chiếc bánh được mang ra bày trên sạp ngủ với chiếc điếu cày và vài lon “guigoz” nước trà tươi. Những lon nước trà tươi nầy chúng tôi phải nấu từ ban chiều và đem ủ kín trong đống quần áo của mình. Lá trà tươi chúng tôi phải đánh cắp từ những ngày hôm trước. Trại 6 Nghệ Tĩnh trồng rất nhiều trà trên những sườn đồi. Chúng tôi phải làm cỏ, săn sóc nó nhưng chúng tôi không được động đến nó, dù là một chiếc lá trà già. Bọn cán bộ trại đã cấm triệt để điều nầy cho nên ngay những lúc đang làm cỏ trà, chúng tôi cũng phải uống nước giải khát bằng cách nấu nước sôi với những lá cây rừng như lá giàn xay, lá bướm bạc... Những lá cây nầy có nhiệm vụ làm giảm mùi tanh của nước. Tuy vậy, chúng tôi cũng tìm hết mọi cách đánh cắp một ít lá trà tươi để dành cho cái đêm trọng đại nầy.
Tất cả mọi thứ đều được bày ra sẵn sàng để bắt đầu cho buổi tiệc mừng Giáng sinh. Chúng tôi đang sung sướng ngắm nghía chiếc bánh, thành quả của một cuộc đấu trí gay go của chúng tôi với bọn cán bộ và bọn chó săn. Chúng tôi chưa cắt vội chiếc bánh vì muốn kéo dài sự sung sướng và thích thú của mình. Chúng tôi còn đang hút thuốc lào, nhâm nhi một vài ngụm trà tươi và nhìn nhau mỉm cười khoái trá. Bất chợt bên ngoài cửa sổ tiếng một tên cán bộ vang lên:
- Các anh ngồi im và đưa chiếc bánh ra đây!
Chúng tôi sững sờ, thì ra bọn khốn nầy đã trở lại rình rập chúng tôi lúc nào không biết. Thế là chúng cuỗm chiếc bánh của chúng tôi và mang đi mất. Chúng tôi chỉ còn nhìn nhau mỉm cười đau khổ...
“Chúng mầy hãy hành hạ chúng tao đi. Sự hành hạ nầy có thắm thía gì đối với sự hành hạ của người Do Thái đối với Chúa Ki Tô hơn một ngàn năm về trước. Chúng tao đang trông chờ cái ngày mà chúng mầy phải quì xuống trước mặt chúng tao để cầu xin một sự ban ơn, một tha thứ”.
Chúng tôi thấy thương hại cho bọn người ngu xuẩn nầy đã bị một lý thuyết huyền hoặc, không tưởng, cùng bọn đầu sỏ gian ác hơn lường gạt. Chúng lặn ngụp trong những sai lầm mà tưởng mình đã tìm ra chân lý. Tội nghiệp thay! Đáng thương thay!
Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đã đón mừng ngày Chúa chào đời với dăm bi thuốc lào và vài ngụm trà tươi. Điều nầy không quan trọng lắm. Điều quan trọng là chúng tôi càng tạo được niềm tin vào chân lý của mình và chúng tôi tin tưởng rằng mình đã chọn đúng con đường mình đi. Chúng tôi cũng học được tình yêu bao la của Chúa đối với kẻ thù. Và giờ đây chúng tôi đang áp dụng bài học ấy đối với bọn người đang hành hạ chúng tôi.
Mặc Thái Thủy