Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Longhai

Niềm đau loài chim sắt

Trần văn Điệu

---oo0oo---


Thân nhớ PĐ 231và các bạn K5/69CP.

Hợp đoàn bốn chiếc từ từ cất cánh từng chiếc một theo sau là hai chiếc guns. Đó là hình ảnh quen thuộc mà những năm đầu của thập niên 70 chúng ta thường thấy trên bầu trời Vùng lll chiến thuật / Sư Đoàn III KQ Biên Hòa.

Phi đoàn 231 Lôi Vân hằng ngày cất cánh bay khắp vùng Chiến thuật ...

Không Gian Kỷ Niệm

Huỳnh Quốc Phú

~~~oo0oo~~~

 

 

Tổ Quốc, anh đi vì nhiệm vụ.
Không Gian, hoài bão chí nam nhi.

“Vulture 51, Vulture 21, two miles final. LZ. Over”

“Roger 21, I have you in sight.”

Hợp đoàn năm chiếc trực thăng đổ quân báo cáo chỉ còn cách “Landing zone” hai dặm và nhờ yểm trợ để đáp. Sau khi ba chiếc trực thăng Cobra trút hàng loạt đạn và Rocket vào những chỗ nghi ngờ chung quanh bãi đáp, liền ngay sau đó ba chiếc trực thăng võ trang UH 1 mang đầy Rocket bay cặp vào hai bên của năm chiếc đổ quân.

Buổi chiều cuối cùng

Bảo Định

---oo0oo---




Bây giờ là 6 giờ chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975. Đó là buổi chiều cuối cùng tôi còn là lính. Tôi được gọi lên gặp Hằng Minh (danh hiệu truyền tin của Tướng Tư lệnh Sư đoàn).

Trước buổi trưa, chiến tuyến cuối cùng của VNCH là Trảng Bom (Biên Hòa). Lúc này Long Bình đã là địa đầu chiến tuyến. Trước ngày 16.4, quân ta còn đánh nhau với quân CSBV tại Phan Rang. Thời gian càng dài ra thì chiến tuyến càng thu ngắn lại. Sau đó là Bình Thuận, Bình Tuy, rồi Xuân Lộc. Quân và dân Xuân Lộc đã anh dũng chiến đấu suốt 12 ngày đêm, với quân số tương đương một sư đoàn, đã chống đở thắng lợi 4 sư đoàn quân CSBV, đã tạo nên chiến tích thần kỳ. Nhưng cuối cùng Xuân Lộc cũng bị bỏ ngỏ vào đêm 20 rạng ngày 21.4. Lực lượng trấn thủ được lệnh lui binh về Biên Hòa lập phòng tuyến mới để bảo vệ Biên Hòa và Thủ đô Sài Gòn.

Người Bảo Trợ Của Tôi

Tam Nguyễn

---oo0oo---




Với lý lịch 8 năm tù trong trại cải tạo CS, gia đình tôi sang Mỹ theo diện H.O. 15 đầu trọc : không thân nhân bảo trợ. Tôi đã trải qua. Ngày cùng vợ con lên phi trường ra đi, cũng là một ngày đầy nước mắt. Cha tôi đã chết đúng ngày tôi lên đường. Ngày đi không thể rời. Chỉ còn cách quỳ lạy xác cha. Tạ từ mẹ già và người thân, tôi lặng lẽ cúi đầu ra đi không 1 người đưa tiễn. Ngồi trên phi cơ mà tưởng chừng như tôi đang ngồi trên đống lửa.

Người Tù Chung Thân Vượt Ngục


Tràm Cà Mau

---oo0oo---




1.
Sau một hồi nói chuyện qua điện thoại, Dung báo cho tôi:

“Bác biết chuyện gì xẩy ra cho ba cháu chưa?”

“Chưa. Chuyện gì?“

“Ba cháu đã vào chùa, xuống tóc đi tu từ hơn nửa năm nay. Ba cháu hiện tu ở một chùa gần thành phố bác ở. Ba cháu không cho ai biết chuyện ông đi tu. Dấu, không cho biết tu ở chùa nào. Cháu mới tìm ra. Cháu định tháng tới qua thăm, và rủ bác cùng đi luôn. Gặp bác chắc Ba cháu mừng lắm.”

Kỷ vật cho người ở lại...

Diễm Vy

---oo0oo---




Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm Y tá của một Bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở Tiểu bang Arizona.

Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn xe hơi thảm khốc. Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng đi về với nhau sau sau bữa tiệc. Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề đường. Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn. Em trai bị chấn thương sọ não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?

Em Bé Trên Đại Lộ Kinh Hoàng Năm Xưa

Thanh Phong

---oo0oo---

 

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.