Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

dnchau

Quân Y Chiến Trường Thế Kỷ thứ 21


BS Nguyễn Dương

---oo0oo--




MỞ ĐẦU

Lịch sử chiến tranh tiến triển không ngừng, từ thuở sơ khai loài người bắt đầu xung đột bằng đấm đá, sau đó dùng cây gắn đá hay kim khí, dùng cung tên bắn nhau. Lúc đầu thì một hai người đánh nhau sau lập phe đảng có thủ lãnh đi đầu. Phần đông thủ lãnh rất khỏe mạnh, lực sĩ giỏi võ đi đầu, đàn em theo sau. Rồi tiến tới tướng tá đi hộ vệ và thủ lãnh vua chúa có nhiều mưu lược hơn nên càng ngày càng lùi vào phía sau. Tới thế kỷ thứ 19 vẫn còn dàn quân đi đầu như thời chiến tranh Nã-phá-luân, tướng tá đứng đàng sau thúc giục quân tiến lui. Rồi dùng kỵ binh đi thám báo trước. Thế kỷ thứ 20 như trong Đại chiến thứ nhất vẫn còn xua quân qua rãnh tiền tuyến sau khi đã dùng pháo binh bắn phá địch trước. Dần dần kỹ thuật được khai thác để thay thế người, radar, máy bay, vệ tinh báo trước để oanh tạc hay thả thảm bom trước khi lục quân tiến tới. Thời Tổng thống Reagan thì bắt đầu nghiên cứu thực hiện Stars War dùng hệ thống vệ tinh canh chừng khi có hỏa tiễn liên lục địa bắn tới thì có báo động cho hỏa tiễn bạn bắn lên ngăn chận ngay trên không gian.

Đi Hốt Cốt Cha Từ Trại Tù


Lê Xuân Mỹ

---oo0oo---



Câu chuyện sau đây có thể không liên quan nhiều đến nước Mỹ nhưng là một trong những mãnh vỡ cuộc đời của một đứa con người tù cải tạo sau ngày thất trận bi thảm 1975. Là lý do của những cuộc ra đi và định cư tại miền đất cách xa quê nhà hơn nửa vòng trái đất.
. . .

Ngày đưa ba đi trình diện học tập dành cho “sĩ quan nguỵ quân” tại trường Chu Văn An năm 1975, là khoảnh khắc cuối cùng mẹ nhìn thấy mặt ba còn sống. Chuyến đi tưởng chỉ 10 ngày trở thành 2 năm 6 tháng chia lìa và xa nhau mãi mãi. Mỏi mòn chờ đợi để cuối cùng chỉ được ôm xác người chồng yêu thương lần cuối cùng ở một trại cải tạo ngút ngàn tận cùng biên giới Việt Trung.

Đạo Phật Nhật Bản: du nhập và phát triển

---oo0oo---

 



Khám phá Nhật Bản, Tôn giáo và Tinh thần

I- Lịch sử phát triển của phật giáo nhật bản.


1. Quá trình du nhập của phật giáo vào nhật bản.
Từ sau công nguyên đạo phật đã vượt qua khỏi biên giới của triết lý truyền thống Ấn Độ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang nhiều nước ở Trung Nam Á và Đông Bắc Á. Nhật Bản cũng là một nước không nằm ngoài sự ảnh hưởng của đạo phật.

Tháng Tư Nhớ Bạn

Phạm Tín An Ninh

---oo0oo---



(đặc biệt tặng các bạn Khóa 18 Thủ Đức)

Trước những ngày Tháng Tư buồn, tôi lại nhận thêm một tin buồn: Đồng môn Võ Văn Khoa vừa vĩnh viễn ra đi. Với tôi, anh Khoa không những là bạn cùng Khóa 18 Thủ Đức mà sau này, vì gốc giáo chức, nên theo nhu cầu của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, anh được biệt phái về dạy ở trường Võ Tánh Nha Trang, ngôi trường trung học nổi tiếng ở quê tôi mà trước kia tôi đã từng theo học. Do đó chúng tôi nặng thêm mối thâm tình. Ngay từ những ngày còn trẻ, anh đã nghiên cứu, tu tập và viết nhiều sách về Thiền Học, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Anh sống thanh đạm, chân thành, đạo hạnh, luôn hết lòng giúp đỡ tha nhân. Sau khi sang Mỹ một thời gian, anh trút bỏ mọi phiền não thế gian, xuất gia đi tu, trở thành Thiền Sư Di Như nổi tiếng của một Thiền Viện ở Las Vegas, do chính anh sáng lập và giảng dạy. Nhờ vào trình độ và đức độ, anh đã quy tụ đông đảo môn đệ. Vì vậy trên trang cáo phó được viết: “Sư Thầy Di Như Võ Văn Khoa viên tịch.”

Những Vị Bác Sĩ Thiên Thần Mũ Đỏ


Trần Đoàn/Diễn Đàn Cựu SVQY

---oo0oo---

 

50 năm, một nửa thế kỷ của cuộc đời đã trôi qua từ khi tôi về đảm nhận chức vụ Y sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù (TĐ2ND). Trí nhớ cũng phôi pha theo thời gian. Thế nhưng một chặng đường gần 6 năm đội chiếc Mũ đỏ vẫn là một dấu ấn khó quên, vì đó là một giai đoạn của tuổi thanh niên đầy nhựa sống, tích cực hăng hái đóng góp bàn tay bảo vệ Tự do cho Quê hương, vừa gian lao vừa hãnh diện.

Đạp Xe Đi Tìm Ba Tại Trại Tù Biên Giới
Lê Xuân Mỹ

---oo0oo---



Có những chuyện mình sẳn sàng tha thứ nhưng cũng có những chuyện cứ mãi ghim chặt trong lòng.Tôi viết bài này trong ngày giỗ của ba tôi tại San Jose California. Có thể không dính dáng gì nhiểu đến nước Mỹ nhưng không thể không viết để chia sẽ đến các bạn câu chuyện của một đứa con người tù cải tạo sau ngày mất quê hương.

Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.

(Bài viết đã đăng trong Đặc San Sóng Thần 2008 của Thủy Quân Lục Chiến.)

Lời nói đầu:

Tháng Tư, Tre và Măng


Khôi An

 

Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.